Tuesday, December 5, 2023

Đối Thoại Điểm Tin ngày 05 tháng 12 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Khủng hoảng y tế ở Gaza: Ban điều hành của WHO sắp họp khẩn

Mỹ truy tố cựu đại sứ làm gián điệp cho Cuba hơn 40 năm

Việt-Nhật nâng cấp quan hệ ‘không phải là điều tốt' cho Trung Quốc

TT Thổ Nhĩ Kỳ: Thủ tướng Netanyahu của Israel ‘sẽ bị xét xử như tội phạm chiến tranh’

Việt-Nhật nâng cấp quan hệ ‘không phải là điều tốt' cho Trung Quốc

Việt Nam công bố kế hoạch chuyển đổi năng lượng trị giá 15,5 tỷ USD

Sở VH-TT Hà Nội bị chỉ trích vì cấm 30 tác phẩm của nghệ sĩ Phạm Xuân Trường

Mỹ truy tố cựu đại sứ làm gián điệp cho Cuba hơn 40 năm

Phiến quân Houthi tấn công tàu chiến Mỹ và các tàu thương mại ở Biển Đỏ

 

 

RFA

"Nhích" lại gần Phương Tây hơn vì mục đích tăng trưởng

Chiến hạm Mỹ thực thi quyền tự do hàng hải gần Bãi Cỏ Mây, Trung Quốc phản ứng

Philippines cáo buộc hơn 135 tàu dân quân biển Trung Quốc tập trung tại Đá Ba Đầu

Philippines và Pháp xem xét ký thỏa thuận an ninh để tập trận chiến đấu chung

Pháp thúc giục Bắc Kinh giúp tránh ‘khủng hoảng’ tại Biển Đông

 

166 người Việt kẹt giữa vùng chiến sự Myanmar kêu cứu vì hết lương thực

 

Việt Nam vẫn không công nhận “người bản địa” tại Liên Hiệp Quốc

 

Những điều cần minh bạch về ba dự án thủy điện trong Vườn Quốc gia Cát Tiên

Việt Nam và Malaysia ký ghi nhớ hợp tác quốc phòng

 

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam dự Hội nghị cấp cao CLV tại Vientiane

 

Chủ tịch Quốc hội Việt Nam thăm Thái, khai trương Phố Người Việt

 

Việt Nam đề nghị Campuchia tháo gỡ các vấn đề liên quan người Việt ở Xứ Chùa Tháp

 

Cựu Tổng thống Hàn Quốc Lee Myung Bak đến Long An cổ xúy xanh hóa công nghiệp

Nhật Bản tìm nhà sản xuất Việt Nam tham gia chế biến sò điệp để xuất sang Mỹ sau khi bị Trung Quốc cấm

Tập đoàn Tài chính Mỹ DFC xem xét khoản vay 500 triệu USD cho VinFast

Vĩnh Long cáo buộc Sư Khmer Krom Thạch Chanh Đa Ra và loại khỏi Phật giáo Việt Nam

Vụ chuyến bay giải cứu: Phó tổng giám đốc Blue Sky xin giảm nhẹ hình phạt

Quảng Ninh: Ba cựu lãnh đạo Sở GD&ĐT & cựu chủ tịch NSJ đều làm đơn kháng cáo

Tây Ninh: Cựu giám đốc Sở Y tế nhận “quà biếu” 1 tỷ đồng sắp hầu tòa

 

BBC

Trung Quốc: Cuộc tranh đấu vì căn hộ của cặp vợ chồng gây chấn động cộng đồng mạng

Hà Nội không cho treo 30 tranh gò đồng vì ‘người trong tranh’?

Thủ lĩnh biểu tình Agnes Chow sẽ không về Hong Kong trình diện theo lệnh

Biển Đông: Trung Quốc lại cáo buộc tàu chiến Mỹ 'xâm phạm chủ quyền' khi di chuyển 'phi pháp' vào Bãi Cỏ Mây

X có thể bị phá sản dưới thời Elon Musk hay không?

VNCH: Ông Kissinger đã nói và làm gì với hai tổng thống Nixon và Nguyễn Văn Thiệu?

Bốn người thiệt mạng trong vụ nổ tại Thánh lễ Công giáo ở Philippines

Rải bom và hỗn loạn: 'Di sản' Henry Kissinger để lại cho Campuchia

Tranh cãi cổ vật giữa các nước: Kiệt tác nào đã và chưa được trở về với 'chính chủ'?

Video,Tổng thống Biden đáp trả những câu nói đùa về tuổi tác của ôngThời lượng, 1,05

Nga-Ukraine: Putin ký lệnh tăng 15% quân số, Zelensky nói đẩy nhanh củng cố công sự

Video,Giao thông Thái Lan: Vì sao tài xế không bấm còi inh ỏi như ở Việt Nam?Thời lượng, 3,10

 

RFI

Cận Đông : Israel mở rộng chiến dịch quân sự trên toàn bộ dải Gaza

Chiến tranh Ukraina : Vùng Kherson bị Nga tấn công 117 lần trong vòng 24 giờ

COP 28 thông qua tuyên bố về sức khoẻ

 CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

 Mối quan hệ truyền thống khiến Việt Nam khó xử trong xung đột Israel-Hamas

Pháp tăng cường hiện diện ở Ấn Độ-Thái Bình Dương

Chiến tranh Nga-Ukraina : Vladimir Putin đang thuận buồm xuôi gió ?

Vì sao Trung Quốc hết lời ca ngợi Kissinger ?

Chiến tranh Israel-Hamas : Phiến quân Houthi tiếp tục tấn công các tàu thương mại ở Hồng Hải

Philippines : Đánh bom khủng bố tại một buổi lễ Công giáo khiến ít nhất 4 người chết

Viện SIPRI : Nhu cầu vũ khí gia tăng, nhưng doanh thu năm 2022 của các nhà sản xuất vũ khí giảm

Pháp: Paris lại bị một vụ tấn công bằng dao khiến một du khách Đức thiệt mạng

Pháp và Philippines đồng ý hướng tới một thỏa thuận cho phép triển khai quân đội trên lãnh thổ của nhau

Hoa Kỳ gia tăng sức ép yêu cầu Israel chú ý đến sinh mạng cư dân Palestine tại Gaza

Tổng thống Pháp hối thúc Israel xác định rõ các mục tiêu tấn công Hamas

Ukraina cáo buộc Nga hành quyết những binh sĩ đã đầu hàng

Bắc Triều Tiên : Cơ quan khai thác vệ tinh dọ thám quân sự bắt đầu đi vào hoạt động

Bộ trưởng Thương Mại Mỹ: Cần có phản ứng cứng rắn hơn trước 'mối đe dọa' Trung Quốc

 (Reuters) - Nga : Tướng Vladimir Zavadsky, phó tư lệnh quân đoàn 14 của quân đội Nga, thiệt mạng trên chiến trường Ukraina. Thống đốc vùng Voronej của Nga hôm nay 04/12/2023 loan báo như trên, nhưng không cung cấp thông tin chi tiết. Theo trang mạng điều tra iStories, Vladimir Zavadsky là viên tướng thứ 7 mà chính quyền Nga ghi nhận đã tử trận tại Ukraina và là sĩ quan cấp cao thứ 12 thiệt mạng kể từ khi chiến tranh Ukraina nổ ra hồi cuối tháng 02/2022. 

(Reuters) - Tập Cận Bình muốn tăng cường hợp tác chiến lược với Belarus. Khi tiếp tổng thống Belarus Alexandre Loukachenko tại Bắc Kinh, chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm nay 04/12/2023 phát biểu là hai nước cần phát triển các quan hệ kinh tế, thương mại và quan hệ đối tác công nghiệp. Ông Tập cũng muốn củng cố sự phối hợp giữa Bắc Kinh và Minsk tại các định chế đa phương như Liên Hiệp Quốc hay Tổ chức Hợp tác Thượng Hải. Tổng thống Belarus Alexandre Loukachenko đến Trung Quốc từ hôm qua 03/12. Đây là chuyến công du Trung Quốc lần thứ hai của ông trong năm 2023.

(AFP) - Iran và Cuba quyết tâm tăng cường quan hệ để đối phó với các biện pháp trừng phạt của Mỹ. Hôm nay 04/1/2023, nhân chuyến công du đầu tiên của một tổng thống Cuba đến Iran tính từ 22 năm trở lại đây, Teheran và La Habana tuyên bố phương cách để vô hiệu hóa các lệnh trừng phạt của Mỹ là đôi bên trao đổi năng lực với nhau. Tổng thống Iran Ebrahim Raissi nhấn mạnh điểm chung của Iran và Cuba sự phản đối một hệ thống cai trị do Mỹ dẫn đầu. Hai vị nguyên thủ đã thông qua 7 thỏa thuận hợp tác về y tế, nông nghiệp, công nghệ và khai khoáng.  

(AFP) - Trưng cầu dân ý tại Venezuela : 95% cử tri ủng hộ việc sáp nhập vùng Essequibo giàu dầu lửa đang có tranh chấp với Guyana. Hội đồng bầu cử quốc gia Venezuela hôm 03/12/2023 công bố kết quả trưng cầu dân ý nhưng không cho biết tỉ lệ người đi bỏ phiếu. Venezuela và Guyana, một trong những nước giàu trữ lượng dầu mỏ nhất thế giới, có tranh chấp lãnh thổ từ 10 năm nay, nhưng căng thẳng về Essequibo tăng mạnh từ tháng 10 sau khi Guyana phát hiện dầu lửa tại đây và tổ chức mời thầu khai khoáng. Essequibo rộng 160.000 km2, chiếm hơn 2/3 diện tích Guyana và có dân số 125.000 người (1/5 dân số Guyanna).

AFP) - Giới chức Pháp cho biết chân dung kẻ tấn công khủng bố hôm 2/12/2023 khiến du khách Đức thiệt mạng và hai người khác bị thương : Hung thủ xuất thân trong một gia đình không theo tôn giáo nào, Armand Rajapour-Miyandoab sau đó đã chuyển sang đạo Hồi ở tuổi 18 và rất nhanh chóng đã đi theo “tư tưởng thánh chiến”. An ninh Pháp liệt kẻ này vào danh sách Hồi giáo cực đoan (FSPR) và đã từng bị kết án 5 năm tù vì âm mưu thực hiện hành động khủng bố vào năm 2016. 

(AFP) -  Nhà hoạt động dân chủ Hồng Kông, Chu Đình (Agnes Chow), đến Canada.  Hôm qua 3/12/2023, cô cho biệt hiện đang sống ở Canada.Chu Đình là một trong những nhân vật trẻ tuổi nổi tiếng nhất trong các cuộc biểu tình năm 2012, 2014 và 2019 chống lại các biện pháp khắc nghiệt mà Bắc Kinh áp đặt với Hồng Kông. Cô đã phải ngồi tù khoảng bảy tháng vì đóng vai trò quan trọng trong phong trào phản kháng này, phong trào lớn nhất kể từ khi Vương quốc Anh giao lại lãnh thổ này cho chính quyền Đại lục vào năm 1997.

(AFP) - Bỉ mở phiên tòa ngày 18/12/2023, xét xử hơn 100 người thuộc mạng lưới buôn lậu quốc tế chất gây nghiện cocaine và cannabis. Phiên tòa lẽ ra đã bắt đầu từ đầu tháng 11. Đây là một trong những phiên tòa lớn chưa từng có ở Bỉ, liên quan đến việc nhập lậu vào châu Âu, nhất là qua các cảng biển Anvers của Bỉ, Rotterdam của Hà Lan, Hambourg của Đức và Le Havre của Pháp, một lượng rất lớn cocaine và cannabis có xuất xứ từ Nam Mỹ và Maroc. Cuộc điều tra của Bỉ, có sự phối hợp với Đức và Ý, liên quan đến các hoạt động buôn lậu chất gây nghiện giai đoạn 2017-2022.  

(AFP) - Thiên tai ở Đông Nam Á : Động đất tại Philippines, núi lửa phun trào ở Indonesia. Hôm nay 04/12/2023, động đất mạnh 6,9 độ Richter ngoài bờ biển miền nam Philippines, vào 04h địa phương (20h GMT) đã khiến 3 người chết. Trong khi đó, núi lửa Maraphi phun trào ở đảo Sumatra, miền tây Indonesia, vào lúc gần 15h địa phương (gần 8h GMT) hôm qua 03/12 đã khiến ít nhất 11 người chếtNúi lửa vẫn chưa ngừng phun và 120 nhân viên cứu hộ vẫn đang tiếp tục công việc. 

(Reuters) -  Phát ngôn bộ Ngoại Giao Trung Quốc khẳng định “Bắc Kinh và Liên Âu là những đối tác, không là những đối thủ”. Ba ngày trước thượng đỉnh giữa Liên Hiệp Châu Âu và Trung Quốc mở ra tại Bắc Kinh, phát ngôn viên bộ ngoại giao Trung Quốc trưa nay tuyên bố như trên và khẳng định thêm là đôi bên có nhiều “lợi ích chung” hơn là những khác biệt. Lời lẽ này được đưa ra vào lúc Liên Âu khẳng định chiến lược giảm thiểu mức độ lệ thuộc vào đối tác Trung Quốc. Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ tiếp chủ tịch Hội Đồng Châu ÂU Charles Michel và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Ursula von der Leyen nhân thượng đỉnh song phương mở ra trong hai ngày 07 và 08/12/2023. 

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Ba 05.12.2023

1/ VN CÔNG BỐ KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI NĂNG LƯỢNG HƠN 15 TỶ MỸ KIM

Việt Nam vừa công bố kế hoạch chi tiết trị giá 15 tỷ rưởi Mỹ kim để thay đổi việc xử dụng than đá, nhưng các nhà hoạt động bảo vệ môi trường cảnh báo là kế hoạch này chưa đạt được mức cần thiết.

VN đã cam kết xóa bỏ việc phát thải carbon vào năm 2050, với sự hỗ trợ của chương trình đối tác chuyển đổi năng lượng, theo đó các quốc gia giàu có Tây phương sẽ giúp các nước đang phát triển chuyển sang xử dụng năng lượng sạch nhanh hơn.

Thủ tướng VN Phạm Minh Chính vào hôm 1/12 công bố kế hoạch huy động nguồn lực trị giá hàng tỷ Mỹ kim bên lề cuộc đàm phán về khí hậu COP28 tại Dubai. Ông Chính tuyên bố là VN cam kết sẽ thực hiện chính sách thông thoáng, hạ tầng thông suốt và quản trị thông minh cho kế hoạch này.

Thủ tướng VN cũng không quên kêu gọi cộng đồng quốc tế hỗ trợ 15 tỷ rưởi Mỹ kim như đã cam kết  cách đây một năm. Nhưng các nhà hoạt động môi trường cho biết ý định xử dụng các nhà máy đốt than cho đến hết thời gian hoạt động của Việt Nam, cũng như việc thu hẹp không gian xã hội dân sự, đã gây ra những lo ngại.

Ông Leo Roberts, nhà chiến lược môi trường của EG3, cho biết là kế hoạch của Việt Nam có một số yếu tố "đáng lo ngại", chủ yếu là ý định xử dụng các nhà máy đốt than một cách "linh hoạt" thay vì đóng cửa sớm.

Theo kế hoạch, Việt Nam sẽ mở rộng lưới điện, tăng cường lưu trữ pin và đầu tư vào năng lượng gió và năng lượng mặt trời ngoài khơi. Nhưng các nhà máy than mới sẽ tiếp tục được xây dựng cho đến năm 2030 trong khi chính phủ soạn thảo kế hoạch chi tiết hơn để giải quyết các nhà máy hiện có.

Sau Trung Cộng và Ấn Độ, Việt Nam có hệ thống dự án điện than mới lớn thứ ba trên thế giới, vẫn phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch để cung cấp năng lượng cho nền kinh tế đang phát triển nhanh chóng.

VOA

2/ HÀ NỘI BỊ CHỈ TRÍCH VÌ CẤM 30 TÁC PHẨM CỦA ÔNG PHẠM XUÂN TRƯỜNG

Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội đang bị chỉ trích và chất vấn trên mạng xã hội trong mấy ngày nay sau khi không cho phép nghệ sĩ Phạm Xuân Trường trưng bày 30 tác phẩm trong Triển lãm “Gò đồng chân dung các văn nghệ sĩ” tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam ở Hà Nội.

Cuộc triển lãm của tác giả Phạm Xuân Trường, diễn ra từ ngày 2 đến ngày 8/12 với hơn 150 tác phẩm gò đồng được trưng bày, không tính 30 tác phẩm bị kiểm duyệt. Ông Trường được coi là một thi sĩ tài hoa kiêm một nghệ sĩ điêu khắc độc đáo ở Việt Nam.

Công bố trên trang cá nhân hôm 3/12, ông Trường cho hay sở văn hóa Hà Nội “không cấp phép” cho các tác phẩm thể hiện chân dung của triết gia Trần Đức Thảo, các nhà thơ Lê Đạt, Phùng Cung, Phùng Quán, Trần Dần, Hoàng Cầm, Nguyễn Duy, các nhà văn Phan Khôi, Tạ Duy Anh, Vũ Thư Hiên, Nguyên Ngọc, Nguyễn Quang Lập và nhiều nhân vật có tiếng tăm khác như tiến sĩ Nguyễn Xuân Diện, cựu sĩ quan an ninh văn hóa.

Theo lời ông Trường, phía sở không đưa ra một lý do gì khi họ gửi văn bản trả lời cho đơn xin thực hiện cuộc triển lãm của ông, kèm theo danh sách hơn 150 tác phẩm được duyệt và 30 tác phẩm không được cấp phép.

Quyết định cấm nói trên cũng khiến cho hai ông Trần Đăng Khoa và Hữu Thỉnh đều “giật mình” và “bàng hoàng không hiểu tại sao”. Nhiều người khác cũng bày tỏ sự phẫn nộ trên trang cá nhân về sự kiểm duyệt của sở văn hóa Hà Nội.

Họ bày tỏ nỗi buồn và sự thất vọng vì chân dung của nhiều nhà trí thức, nhà văn, nhà thơ danh giá có những đóng góp lớn cho Việt Nam đã không được treo lên trong cuộc triển lãm của nghệ sĩ Phạm Xuân Trường. Bên cạnh đó những người bày tỏ ý kiến còn viết rằng việc làm nói trên  là “cảm tính”, “nực cười”, “ngu dốt”, “cậy quyền”, “vô văn hóa”, “sỉ nhục văn nghệ sĩ”, “bất chấp pháp luật” và “giẫm đạp lên quyền công dân”…

VOA

3/ HƠN 135 TÀU NGƯ QUÂN TRUNG CỘNG TẬP TRUNG TẠI ĐÁ BA ĐẦU

Chính phủ Philippines vào ngày 3/12 cho biết có hơn 135 tàu ngư quân Trung Cộng đang tràn ngập ở khu vực Đá Ba Đầu.

Tuần duyên Philippines nêu rõ là từ ngày 13/11, lực lượng này đếm được 111 tàu ngư quân  Trung Cộng tại khu vực Đá Ba Đầu và đến ngày 2/12 khi hai tàu tuần duyên Philippines được điều đến thì số lượng tàu ngư quân Trung Cộng lên đến hơn 135 chiếc.

Hình ảnh do tuần duyên Philippines công bố vào hôm 3/12 cho biết là nhiều tàu ngư quân Trung Cộng tập trung theo đội hình, với nhiều chiếc tàu khác đang rải rác quanh khu vực.

Tuần duyên Philippines đã phát thông báo đến các tàu ngư quân này nhưng không có phản hồi nào. Tòa đại sứ Trung Cộng tại Manila cũng không trả lời yêu cầu bình luận báo chí.

Cần biết là vào năm 2021, một hoạt động tương tự của hơn 200 tàu ngư quân Trung Cộng diễn ra tại Đá Ba Đầu gây nên vụ căng thẳng ngoại giao giữa Manila và Bắc Kinh. Phía Philippines cho rằng tàu ngư quân Trung Cộng đột nhập vào vùng đặc quyền kinh tế của nước này là vi phạm. Trong khi đó Trung Cộng bào chữa là các tàu đánh cá của ngư dân Hoa Lục vào đậu để tránh bão.

Diễn biến mới nhất vào ngày 3/12 tại khu vực Đá Ba Đầu xảy ra sau khi vào ngày 1/12 Philippines công bố việc thiết lập trạm tuần duyên tại đảo Thị Tứ. Đây là đảo lớn nhất do Manila trấn giữ tại Biển Đông.

Cố vấn an ninh quốc gia Philippines, tướng Eduardo Ano, cho biết là trạm tuần duyên của Philippines trên đảo Thị Tứ sẽ được trang bị những hệ thống tiên tiến gồm radar, hệ thống thông tin vệ tinh, camera biển và hệ thống quản trị hoạt động lưu thông tàu biển.

Trạm tuần duyên này dự trù sẽ bắt đầu hoạt động vào đầu năm 2024.

RFA

4/ TRUNG CỘNG LẠI GIẬN DỮ VÌ CHIẾN HẠM MỸ TIẾN SÁT BÃI CỎ MÂY

Bạo quyền Trung Cộng đã bày tỏ sự giận dữ sau khi chiến hạm Gabrielle Giffords của hải quân Hoa Kỳ vào ngày 4/12 đã tiến hành thực thi quyền tự do hàng hải đầu tiên gần khu vực Bãi Cỏ Mây.

Hành động này của Hoa Kỳ bị Trung Cộng cho là “phi pháp” với lý do xâm phạm vùng biển của Hoa Lục mà không được sự đồng ý của Bắc Kinh.

Theo thông cáo của bộ tư lệnh quân khu miền nam Trung Cộng thì phía Hoa Kỳ đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền và an ninh của Trung Cộng, gây hại nghiêm trọng đến nền hòa bình, ổn định của khu vực và vi phạm nghiêm trọng luật pháp quốc tế.

Nhưng phía Hoa Kỳ đáp trả là chiến hạm Gabrielle Giffords chỉ tiến hành chiến dịch thường kỳ trong vùng biển quốc tế, phù hợp với luật pháp. Theo thông cáo của hải quân Hoa Kỳ, mỗi ngày hạm đội 7 hoạt động tại Biển Đông như từng diễn ra nhiều thập niên qua.

Cần biết Bãi Cỏ Mây thuộc quần đảo Trường Sa, nơi Philippines cho quân đồn trú trên một chiếc tàu mắc cạn để kiểm soát vùng biển này, nơi thường xuyên diễn ra các cuộc đối đầu giữa Trung Cộng và Philippines.

Gần nhất là vào ngày 22/10 vừa qua, tàu hải cảnh và tàu ngư quân Trung Cộng đã va chạm với tàu tiếp tế của Philippines. Manila ngày hôm sau ra tuyên bố cáo buộc hành vi của Trung Cộng mang tính “khiêu khích, vô trách nhiệm và phi pháp”. Philippines đã triệu đại sứ Trung Cộng tại Manila đến để trao công hàm phản đối.

RFA

 

 

 

VNThoibao

 

VNTB – Hà Nội không đáng sống

VNTB – Ông Chủ tịch nước đang ‘tự diễn biến’?

VNTB – Cần có luật về đảng chính trị

VNTB – Cục Y tế dự phòng ra khuyến cáo về dịch bệnh hô hấp

VNTB – “Znews” lẳng lặng… tái xuất làng báo

 

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 05/12/2023

Kịch tính vấn đề Đài Loan trong phút cuối Thượng đỉnh Biden – Tập

Thế giới hôm nay: 04/12/2023

Cuộc chiến xác định người kế vị Đức Đạt Lai Lạt Ma

03/12/1984: Nổ tại nhà máy thuốc trừ sâu, 2.000 người thiệt mạng

Đại Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P9)

02/12/1859: John Brown, một người ủng hộ bãi nô, bị treo cổ

Henry Kissinger: Kẻ đạo đức giả hay nhà hiện thực tàn nhẫn?

Chuyển động Quốc Phòng (24/11 – 30/11/2023)

Thế giới hôm nay: 01/12/2023


Báo Tiếng Dân

 

Những cái “khó” của Việt Nam trong hồ sơ chủ quyền biển đảo03/12/2023

 

Thuy My

 

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (3

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (2)

Nguyễn Thông - Nhân văn giai phẩm bis (1)

Bùi Chí Vinh - Vài lời với một bức chân dung bị cấm

Nguyễn Thành Phong - Vì sao Sở Văn hóa Hà Nội cấm ?

Tạ Duy Anh - Hồng vệ binh văn hóa

Phạm Xuân Nguyên - “Tranh treo”

Trương Nhân Tuấn - Những cái “khó” của Việt Nam trong hồ sơ chủ quyền biển đảo

Lê Xuân Nghĩa - Hành vi của Tập trước chuyến thăm hữu nghị đến Việt Nam

Lê Xuân Nghĩa - Hành vi của Tập trước chuyến thăm hữu nghị đến Việt Nam

Nguyễn Thông - Một nước hai chế độ

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Đáng xấu hổ 05/12/2023

Đòn chí mạng đánh quân xâm lược Nga ngay trên đất nước Nga (1) 05/12/2023

Xây cái nhà hay “xây không gian tự do” để có sáng tạo 05/12/2023

Thương tiếc Võ Văn Tạo 05/12/2023

Tại sao Đảng che giấu nguyên nhân cơ bản của tham nhũng 04/12/2023

“Tranh treo” 03/12/2023

Hồng vệ binh văn hóa 03/12/2023

Những điều cần minh bạch về ba dự án thủy điện trong Vườn Quốc gia Cát Tiên 03/12/2023

Henry Kissinger, người định hình các vấn đề thế giới dưới thời hai Tổng thống, qua đời ở tuổi 100 03/12/2023

 

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Khởi tố Phó Chánh Văn phòng HĐND - UBND, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng và 2 Giám đốc doanh nghiệp

Chinhphu.vn

https://soha.vn/khoi-to-pho-chanh-van-phong-hdnd-ubnd-pho-truong-phong-kinh-te-ha-tang-va-2-giam-doc-doanh-nghiep-20231205080443832.htm

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an An Giang quyết định khởi tố 2 Giám đốc doanh nghiệp cùng Phó Chánh Văn phòng HĐND - UBND huyện Chợ Mới; Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Chợ Mới.

Liên quan vụ án “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”, “Mua bán hóa đơn trái phép” và “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại huyện Chợ Mới (tỉnh An Giang), ngày 4/12, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an An Giang cho biết, đã ra quyết định khởi tố bị can và cấm đi khỏi nơi cư trú 4 bị can.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an An Giang ra quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh bắt tạm giam Đặng Trương Minh Thiền (sinh năm 1981, Giám đốc Công ty TNHH Tư vấn - Xây dựng Nam Thịnh Tiến) về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

Quyết định khởi tố bị can, thực hiện lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú Nguyễn Tuấn Minh (sinh năm 1987, Phó Chánh Văn phòng HĐND- UBND huyện Chợ Mới); Nguyễn Thanh Tâm (sinh năm 1988, Giám đốc Công ty TNHH Thịnh Phát Build), cùng về hành vi “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và Lăng Thanh Phong (sinh năm 1975, Phó Trưởng phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Chợ Mới) về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Qua khám xét nơi ở và nơi làm việc của các bị can, công an phát hiện, thu giữ nhiều tài liệu, thiết bị liên quan đến vụ án.

Trong quá trình điều tra, xác định, Nguyễn Thanh Tâm giúp sức cho Trần Hữu Đức, Chủ tịch UBND xã Tấn Mỹ lập hồ sơ quyết toán khống công trình, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước trên 485 triệu đồng.

Bị can Lăng Thanh Phong thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định hồ sơ đối với nhiều công trình gây thiệt hại ngân sách Nhà nước trên 1,8 tỷ đồng.

Bị can Đặng Trương Minh Thiền không thực hiện giám sát thi công xây dựng các công trình, để các đối tượng liên quan lập khống hồ sơ xây dựng chiếm đoạt trên 703 triệu đồng và giúp sức cho Trần Hữu Đức và Nguyễn Thanh Tâm trong việc thỏa thuận lập hồ sơ quyết toán khống công trình…

Nguyễn Tuấn Minh đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao tham gia chỉ đạo lập khống chứng từ gây thiệt hại ngân sách Nhà nước trên 337 triệu đồng.

Hiện, vụ án đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an An Giang tiếp tục điều tra, xác minh làm rõ vụ án./.

 

Sắp tăng phí 4 tuyến cao tốc do “ông lớn” VEC quản lý để lấy tiền trả nợ?

https://www.anninhthudo.vn/sap-tang-phi-4-tuyen-cao-toc-do-ong-lon-vec-quan-ly-de-lay-tien-tra-no-post560006.antd

ANTD.VN - Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) vừa có văn bản kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận chủ trương điều chỉnh mức giá dịch vụ sử dụng đường bộ các tuyến cao tốc do VEC quản lý khai thác.

Từ 2017 đến nay chưa tăng phí

Văn bản của VEC cho biết, hiện nay, VEC đang là chủ đầu tư 5 dự án đường cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TP. HCM- Long Thành - Dầu Giây và Bến Lức - Long Thành.

Trong đó, 4 dự án đường cao tốc đã đưa vào khai thác (riêng dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành đang trong quá trình triển khai xây dựng).

Thông tin về tình hình thực hiện giá dịch vụ sử dụng trên 4 tuyến đường cao tốc, đại diện VEC cho biết, đối với dự án cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đã khai thác được 12 năm, mức giá hiện tại là 1.500 đồng/km/xe tiêu chuẩn.

Dự án cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã khai thác được 9 năm, mức giá hiện tại là 1.500 đồng/km/xe tiêu chuẩn cho đoạn 4 làn xe (Km0 - Km123) và 1.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn đối với đoạn 2 làn xe (Km123 - Km245).

Dự án cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây, mức giá hiện tại là 2.000 đồng/km/xe tiêu chuẩn.

Dự án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, mức giá hiện tại là 1.500 đồng/km/xe tiêu chuẩn.

Đại diện VEC cho biết, năm 2016, Bộ GTVT ban hành Quyết định 3789 ngày 23/11/2016 phê duyệt phương án tài chính 5 dự án đường cao tốc do VEC là chủ đầu tư. Theo đó các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý khai thác sẽ tăng mức thu theo lộ trình 3 năm/lần, mỗi lần tăng 15%.

Năm 2017, tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình sẽ tăng mức thu lần thứ nhất, lần thứ 2 vào năm 2020 và lần 3 vào năm 2023. Tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai và tuyến cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây tăng mức thu lần đầu vào năm 2018, lần 2 vào năm 2021 và lần 3 vào năm 2024.

Tuy nhiên, thực hiện theo Nghị quyết 35 ngày 16/5/2016 của Chính phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 và ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ, Bộ GTVT về việc chưa tăng phí sử dụng đường bộ hoàn vốn dự án BOT nên từ năm 2017 đến năm 2023, VEC chưa tăng mức thu theo lộ trình theo quy định tại phương án tài chính.

Sau đó, Bộ GTVT ban hành Quyết định 2323 ngày 31/12/2021 phê duyệt phương án tài chính 5 dự án đường cao tốc do VEC là chủ đầu tư, phục vụ cho việc thẩm định sử dụng vốn của Hiệp định và ADB lần 2 (3391-VIE) cho dự án xây dựng đường cao tốc Bến Lức - Long Thành.

"Theo đó, các tuyến đường cao tốc do VEC quản lý khai thác sẽ tăng mức thu theo lộ trình 3 năm/lần, mỗi lần tăng 12%, thời điểm tăng lần 1 là năm 2024. Như vậy, tính đến hết năm 2023, VEC chưa thực hiện tăng mức giá dịch vụ sử dụng đường cao tốc do VEC làm chủ đầu tư", VEC nêu rõ.

Chi phí trả nợ tăng liên tục, cần thiết phải tăng phí

Đại diện VEC cho biết, theo kế hoạch trả nợ các dự án từ năm 2024, chi phí trả nợ của VEC sẽ tăng liên tục, ngoài ra các dự án sau thời gian đưa vào khai thác đã đến thời hạn phải sửa chữa trung tu, đại tu.

Do đó, việc tiếp tục giữ chính sách nêu trên không phù hợp với phương án tài chính được duyệt.

Ngoài ra, trong 2 năm 2020 - 2021, tình hình dịch bệnh Covid đã ảnh hưởng lớn đến kết quả khai thác các dự án do VEC làm chủ đầu tư. Lưu lượng sụt giảm đã ảnh hưởng đến doanh thu và dòng tiền hòa chung 5 dự án do VEC làm chủ đầu tư trong phương án tài chính.

Sau khi cập nhật các thông số, VEC đã tính toán lại phương án tài chính, xây dựng 3 kịch bản tăng phí.

Kịch bản 1: VEC tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc từ năm 2024 với lộ trình tăng phí 3 năm/lần, mỗi lần 12%. Tổng doanh thu thu phí 5 dự án giai đoạn 2024 - 2030 (bao gồm VAT) đạt 50.798 tỷ đồng. Lũy kế dòng tiền hòa chung 5 dự án luôn dương, VEC đảm bảo khả năng trả nợ, có đủ nguồn lực đầu tư đưa dự án đường cao tốc Bến Lức – Long Thành vào khai thác đúng tiến độ.

Kịch bản 2: VEC tăng giá dịch vụ sử dụng đường cao tốc từ năm 2025 với lộ trình tăng phí 3 năm/lần với tỷ lệ tăng là 12%. Khi đó, tổng doanh thu thu phí 5 dự án giai đoạn 2024 - 2030 đạt 48.428 tỷ đồng (bao gồm VAT), giảm 2.371 tỷ đồng so với kịch bản 1. Lũy kế dòng tiền hòa chung 5 dự án thiếu hụt giai đoạn 2026 – 2034, với mức thiếu hụt lớn nhất 1.261 tỷ đồng vào năm 2033, phương án tài chính bị phá vỡ.

Kịch bản 3: VEC tăng giá dịch vụ sử dụng đường bộ cao tốc từ năm 2027 với lộ trình tăng phí 3 năm/lần với tỷ lệ tăng là 12%. Khi đó, tổng doanh thu thu phí 5 dự án giai đoạn 2024 – 2030 đạt 46.750 tỷ đồng (bao gồm VAT), giảm 4.048 tỷ đồng so với kịch bản 1, với mức thiếu hụt lớn nhất 2.301 tỷ đồng vào năm 2034, phương án tài chính 5 dự án bị phá vỡ.

Trên cơ sở đó, VEC kiến nghị Bộ GTVT chấp thuận phương án tăng giá dịch vụ sử dụng đường cao tốc các dự án do VEC làm chủ đầu tư với thời gian tăng thực hiện điều chỉnh từ tháng 1/2024.

 

Phiên tòa phúc thẩm vụ “Chuyến bay giải cứu” dự kiến kéo dài trong 4 ngày

https://www.anninhthudo.vn/phien-toa-phuc-tham-vu-chuyen-bay-giai-cuu-du-kien-keo-dai-trong-4-ngay-post559989.antd

ANTD.VN - Ngày 20-12 tới đây, Tòa án nhân dân Cấp cao tại Hà Nội sẽ mở phiên tòa để xem xét kháng cáo của các bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu”. Trong số các bị cáo kháng cáo, hai bị cáo cho rằng bản thân không phạm tội!

Theo đó, Hội đồng xét xử tại phiên phúc thẩm gồm 5 thành viên, trong đó có 2 Thẩm phán dự khuyết và do Thẩm phán Mai Anh Tài (Chánh tòa Tòa Kinh tế, TAND Cấp cao tại Hà Nội) làm chủ tọa phiên tòa. Về phía đại diện Viện KSND Cấp cao tại Hà Nội tham gia phiên có 3 thành viên. Phiên tòa dự kiến diễn ra trong 4 ngày (từ 20 đến 23-12-2023).

Tính đến thời điểm hiện tại có gần 30 luật sư đăng ký tham gia bào chữa cho các bị cáo và những như những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án.

Trước đó, từ ngày 11 đến ngày 28-7, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ án “Chuyến bay giải cứu” về các tội “Đưa hối lộ”; “Nhận hối lộ”; “Môi giới hối lộ”; “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” và “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Sau phiên tòa sơ thẩm, có 23 bị cáo và cá nhân có quyền lợi nghĩa vụ liên quan kháng cáo, trong đó cả 4 bị cáo nhận án tù chung thân đều kháng cáo. Tuy nhiên, trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm 2 bị cáo đã rút kháng cáo, chấp hành hình phạt theo bản án sơ thẩm.

Trong đó, bị cáo Hoàng Văn Hưng (cựu cán bộ công an), bị tuyên phạt mức án tù chung thân tội “Lừa đảo chiếm đoạt” với số tiền bị quy kết chiếm đoạt là 800.000 USD, tương đương 18,8 tỉ đồng. Bị cáo Hưng kháng cáo toàn bộ bản án, tiếp tục kêu oan.

Ba bị cáo còn lại nhận án chung thân về tội “Nhận hối lộ” và kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt gồm: Phạm Trung Kiên (nguyên Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế), nhận hối lộ 42,6 tỉ đồng; Nguyễn Thị Hương Lan (nguyên Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao), nhận hối lộ 25 tỉ đồng; Vũ Anh Tuấn ( nguyên cán bộ Công an) nhận hối lộ 27,3 tỉ đồng.

Hai bị cáo “chạy án” là Nguyễn Thị Thanh Hằng, Lê Hồng Sơn (Công ty Blusky) cũng kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Bị cáo Hằng và Sơn còn đề nghị Tòa buộc bị cáo Hoàng Văn Hưng trả lại cho hai bị cáo này số tiền lừa đảo hơn 18,8 tỉ đồng.

Bị cáo Trần Minh Tuấn (Giám đốc Công ty CP Xây dựng Thái Hòa) cũng kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm. Bị cáo Trần Minh Tuấn đề nghị Tòa án cấp phúc thẩm tuyên bị cáo này không phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và không phạm tội “Đưa hối lộ”. Bản án sơ thẩm tuyên phạt Trần Minh Tuấn tổng mức án 18 năm tù về hai tội danh.

Liên quan, nhiều bị cáo khác xin giảm nhẹ hình phạt như: bị cáo Phạm Bích Hằng, Phạm Thị Kim Ngân, Hoàng Diệu Mơ, Trần Quốc Tuấn, Nguyễn Thị Thanh Hằng. Một số bị cáo xin được hưởng án treo như: Lê Văn Nghĩa, Đặng Minh Phương, Trần Thị Mai Xa, Nguyễn Hoàng Linh. Bị cáo Võ Thị Hồng kháng cáo xin miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài ra, ông Nguyễn Hoàng Quân (chồng của bị cáo Hoàng Diệu Mơ – Giám đốc doanh nghiệp về lữ hành) đề nghị được trả lại 2 chiếc điện thoại đã bị tịch thu, trong trường hợp không được trả lại xin được phép mua lại để bảo vệ quyền lợi thông tin cá nhân.

Bà Trần Phi Nga (vợ bị cáo Tô Anh Dũng – cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) kháng cáo một phần nội dung bản án, xin giải tỏa kê biên và cấm dịch chuyển nhà dự án Tây Hồ Tây và xin giải tỏa kê biên, cấm dịch chuyển và trả lại sổ đỏ nhà Bắc An Khánh.

Trước đó, từ ngày 11 đến ngày 28-7, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm 54 bị cáo trong vụ án chuyến bay giải về các tội đưa hối lộ; nhận hối lộ; môi giới hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Theo bản án sơ thẩm, khi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ đã chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng chống dịch. Chính phủ giao cho Văn phòng Chính phủ, Tổ công tác của một số Bộ, ngành và địa phương thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay và cho chủ trương cách ly.

Lợi dụng chủ trương trên, một số cá nhân thuộc các Bộ, ngành được giao nhiệm vụ cấp phép chuyến bay, cách ly ở địa phương và một số cá nhân đại diện doanh nghiệp, cùng một số đối tượng khác đã thực hiện hành vi phạm tội.

Từ tháng 9-2020 đến tháng 12-2022, 25 bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn, nhiệm vụ được giao, nhận hối lộ gần 165 tỉ đồng và lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại hơn 10,4 tỉ đồng.

23 bị cáo là đại diện doanh nghiệp đưa hối lộ hơn 226,7 tỉ đồng; 4 bị cáo môi giới hối lộ số tiền hơn 74,4 tỉ đồng và 2 bị cáo lừa đảo, chiếm đoạt số tiền 24,5 tỉ đồng.

Theo bản án sơ thẩm, số tiền hối lộ ở mức đặc biệt lớn, có lần lên đến hàng tỉ đồng, hàng trăm nghìn USD, việc nhận tiền diễn ra nhiều lần, thường xuyên liên tục. Đây là số tiền quá lớn, vượt nhiều lần mức thu nhập bình quân của cán bộ công chức.

21 bị cáo kháng cáo:

Ở tội “Nhận hối lộ”, các bị cáo kháng cáo gồm: Tô Anh Dũng, Đỗ Hoàng Tùng, Nguyễn Thị Hương Lan, Trần Văn Tân, Lê Tuấn Anh, Phạm Trung Kiên, Ngô Quang Tuấn, Vũ Anh Tuấn, Vũ Sỹ Cường

Tội “Đưa hối lộ”, các bị cáo kháng cáo gồm: Lê Văn Nghĩa, Lê Thị Ngọc Anh, Phạm Bích Hằng, Phạm Thị Kim Ngân, Hoàng Diệu Mơ, Võ Thị Hồng, Trần Thị Mai Xa, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Thị Thanh Hằng.

Hai bị cáo tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là Nguyễn Hoàng Linh, Đặng Minh Phương kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt. Tội “Môi giới hối lộ”, bị cáo Trần Quốc Tuấn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt và xin hưởng án treo.

Bị cáo Hoàng Văn Hưng tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” kháng cáo kêu oan. Bị cáo Trần Minh Tuấn tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và đưa hối lộ kháng cáo đề nghị Tòa phúc thẩm tuyên không phạm tội.

 

Chuyện của ông lớn dệt may từ 4.000 nhân viên còn 37 người

Khổng Chiêm

https://dantri.com.vn/kinh-doanh/chuyen-cua-ong-lon-det-may-tu-4000-nhan-vien-con-37-nguoi-20231204165748821.htm

Công ty cổ phần Garmex Sài Gòn (mã chứng khoán: GMC) có địa chỉ trụ sở chính tại quận Gò Vấp, TPHCM. Doanh nghiệp được thành lập vào năm 1976 - một năm sau ngày đất nước thống nhất với tên gọi Liên hiệp các Xí nghiệp May TPHCM. Đến năm 1993, Liên hiệp này được tổ chức lại thành Công ty Sản xuất - Xuất nhập khẩu May Sài Gòn (Garmex Sài Gòn).

Đến năm 2004, Garmex Sài Gòn được cổ phần hóa. 2 năm sau, cổ phiếu GMC được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HoSE).

Là doanh nghiệp có truyền thống lâu đời tại TPHCM, Garmex Sài Gòn từng nhận Huân chương lao động hạng 3 vào năm 2013, thường xuyên trong top những công ty có hoạt động tốt nhất được Tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn.

Hiện tại, công ty này có 5 nhà máy gồm An Nhơn, An Phú, Bình Tiên (TPHCM), Tân Mỹ (Bà Rịa - Vũng Tàu) và Garmex Quảng Nam (Quảng Nam) với tổng diện tích hơn 10ha, gồm 70 dây chuyền sản xuất.

Công ty sản xuất các loại hàng may mặc công nghiệp với sản phẩm chính là quần áo may sẵn; sản xuất giường, tủ bằng vật liệu vải.

Khách hàng của Garmex Sài Gòn là các thị trường xuất khẩu như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản với các đối tác như Decathlon (Pháp), New Wave (Thụy Điển), Nits (Nhật Bản), Columbia (Mỹ), Cutter&Buck (Mỹ) hay Sport Master (Nga). Hàng tủ công nghiệp bằng vải thì bán cho Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (Gilimex).

Tuy nhiên, Garmex Sài Gòn mới đây đã thừa nhận tiếp tục cắt giảm lao động, tạm ngừng sản xuất để giảm thiểu thiệt hại trong bối cảnh ngành may "càng làm càng lỗ".

Công ty đã mạnh tay cắt giảm nhân sự rất nhiều trong thời gian qua. Nếu như trước dịch, công ty có những thời điểm duy trì nhân viên khoảng 4.000 người thì từ đầu năm tới nay, con số này đã giảm đáng kể.

Tại ngày 31/3, công ty giảm từ 1.982 người xuống còn 185 người, tương đương giảm 91%. Tưởng chừng như không giảm thêm được nữa nhưng tới ngày 30/9, cả công ty chỉ còn 37 nhân viên.

Hồi tháng 9, tại cuộc họp đại hội cổ đông bất thường, lãnh đạo công ty cho biết chi phí nhân sự hàng tháng khoảng 651 triệu đồng. Ban điều hành đã thỏa thuận với người lao động để giảm tiền lương ngay từ những tháng đầu năm. Trong năm 2024, công ty sẽ tiếp tục rà soát vấn đề nhân sự, tùy theo tình hình để tiếp tục điều chỉnh lương cho sát thực tế.

Công ty cho biết sẽ tiếp tục thực hiện tiết kiệm tối đa chi phí, đồng thời chưa tuyển lại lao động cho ngành truyền thống. Khi có sự thuận lợi của thị trường vừa đủ, công ty có đầu tư khôi phục lại ngành may hay không thì tùy thuộc vào tình hình thị trường.

Kết quả kinh doanh giảm sút

Câu chuyện cắt giảm nhân viên của Garmex Sài Gòn phần nào đã thể hiện được tình hình kinh doanh doanh nghiệp trong thời gian qua. Công ty thường xuyên rơi vào trạng thái không có đơn hàng, không phát sinh doanh thu từ dệt may dẫn đến thua lỗ. Tính tới quý III năm nay, doanh nghiệp dệt may này đã lỗ liên tiếp 5 quý. Lỗ lũy kế gia tăng, ở mức gần 66 tỷ đồng.

Giai đoạn rực rỡ nhất của Garmex Sài Gòn là năm 2018 với doanh thu vượt 2.045 tỷ đồng và lợi nhuận 121 tỷ đồng, cao nhất trong lịch sử hoạt động. Năm 2019, công ty cũng có lợi nhuận tốt đạt 104 tỷ đồng.

Garmex Sài Gòn bắt đầu phát sinh lỗ từ quý II/2020 với số lỗ hơn 8 tỷ đồng, doanh thu giảm 31%. Lúc này, nguyên nhân giảm doanh thu là do tình hình dịch bệnh Covid-19 bùng phát mạnh mẽ, đơn hàng giảm. Việc thua lỗ kéo dài sang quý III/2020 nhưng cả năm, công ty vẫn lãi.

Tuy nhiên, Garmex Sài Gòn chỉ thực sự suy sụp vào năm 2022. Lần đầu tiên trong lịch sử công ty kể từ khi niêm yết, lợi nhuận cả năm lỗ khoảng 66 tỷ đồng. Doanh thu cũng giảm 73% xuống còn 292 tỷ đồng, mất mốc doanh thu nghìn tỷ mà doanh nghiệp duy trì được suốt 9 năm liên tiếp (từ 2012).

Giải trình về sự suy giảm này, Garmex Sài Gòn cho biết năm 2022, công ty chủ yếu sản xuất các đơn hàng gia công. Đồng thời từ giữa tháng 8, công ty phải tạm ngừng sản xuất ở một số nhà máy để khắc phục chất lượng nên hầu hết hàng sản xuất ra phải lưu kho. Bước sang quý IV, công ty nhận sản xuất các đơn hàng gia công số lượng nhỏ, giá cạnh tranh, năng suất thấp nên doanh thu giảm đáng kể.

Tại cuộc họp cổ đông bất thường hồi tháng 9, lãnh đạo công ty cho biết ngành dệt may chưa có biến động lớn, tồn kho nhiều ở nước ngoài. Nhu cầu thị trường Mỹ, châu Âu chưa có sự tăng trưởng lớn, đơn hàng mới còn ít, hàng hóa giá trị thấp, thị trường chưa thực sự khởi sắc. Tình hình thị trường ra sao phải đợi 3 quý nữa (tức quý II/2024) trong khi lãi suất đang tăng.

Doanh thu của Garmex Sài Gòn đến từ 2 nguồn chính: nội địa và xuất khẩu. Từ năm 2021 trở về trước, doanh thu phần lớn đến từ xuất khẩu. Từ năm 2022, doanh thu nội địa là chủ yếu, phần lớn đến từ việc bán hàng cho Công ty cổ phần Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh - Gilimex (mã chứng khoán: GIL).

Theo báo cáo quản trị 6 tháng đầu năm, công ty Gilimex sở hữu 7,09% vốn Garmex Sài Gòn.

Ngoài vai trò cổ đông lớn, Gilimex là đối tác thân thiết, đóng góp một phần không nhỏ doanh thu của Garmex Sài Gòn. Riêng trong 9 tháng đầu năm nay, Garmex Sài Gòn bị giảm doanh thu vì không còn ghi nhận bán hàng từ Gilimex. Trong khi cùng kỳ năm trước, đối tác này góp 224 tỷ đồng, chiếm 81% tổng doanh thu Garmex Sài Gòn. Còn năm 2022, doanh thu từ Gilimex chiếm 77% cơ cấu

Khó khăn bắt nguồn từ việc trong tháng 12/2022, Gilimex có đơn kiện Amazon Robotics LLC (Amazon), đòi bồi thường 280 triệu USD (khoảng 6.600 tỷ đồng).

Gilimex là đối tác chính của Amazon giai đoạn 2014-2022, đã đầu tư hàng chục triệu USD vào các cơ sở sản xuất để xây dựng kho bằng thép và vải dùng để chứa hàng hóa của Amazon. Tuy nhiên, Gilimex cáo buộc Amazon đã vi phạm cam kết khiến công ty gánh chịu tình trạng dư thừa năng lực sản xuất và nguyên liệu thô.

Amazon là khách hàng lớn nhất của Gilimex với tổng giá trị đơn đặt hàng lên đến 146,6 triệu USD vào năm 2021. Để đáp ứng nhu cầu của Amazon, Gilimex bỏ qua các khách hàng lớn khác như IKEA, Columbia Sportswear.

Vụ việc này ảnh hưởng tới kết quả kinh doanh của Gilimex và đồng thời làm Garmex Sài Gòn - đơn vị đối tác bị ảnh hưởng theo, khi một phần doanh thu phụ thuộc vào các đơn hàng từ Gilimex.

Trong bối cảnh hiện tại, Garmex Sài Gòn cho biết sẽ tối ưu hóa nguồn lực hiện có, tìm kiếm đối tác để chuyển nhượng bán tài sản không sử dụng, đồng thời đa dạng hóa ngành nghề để giảm thiểu rủi ro.

Trước đó, công ty có kế hoạch thanh lý nguyên phụ liệu tồn kho liên quan đến hàng gia công cho Gilimex trị giá 100 tỷ đồng. Gilimex đang tiếp tục làm việc với đối tác của họ trong quý IV để giải quyết các khúc mắc nên công ty cũng tiếp tục thúc đẩy Gilimex giải phóng hàng tồn kho cho công ty trong quý IV.

Đối với nguyên phụ liệu tồn kho 24 tỷ đồng, công ty dự kiến thanh lý bằng hình thức chào giá cạnh tranh. Thậm chí, công ty còn có ý định thanh lý nhà máy Tân Mỹ và Quảng Nam, đang tiếp tục định giá nhà xưởng.

 

Bình Định: Người dân khốn khổ vì bùn non bủa vây

Doãn Công

https://dantri.com.vn/ban-doc/binh-dinh-nguoi-dan-khon-kho-vi-bun-non-bua-vay-20231204114235890.htm

(Dân trí) - Thời gian qua, hàng chục hộ dân ở TP Quy Nhơn (Bình Định) khốn đốn vì cuộc sống bị đảo lộn, mất sinh kế bởi doanh nghiệp hút bùn nạo vét Cảng Quy Nhơn gây bồi lấp lòng sông, cản trở dòng thoát lũ.

Ngày 4/12, Chi cục Thủy lợi (Sở NN&PTNT) tỉnh Bình Định đã đề nghị Công ty Cổ phần Cảng Quy Nhơn phối hợp với Công ty TNHH Phú Hiệp (đơn vị sử dụng vật chất nạo vét để đắp nền khu đô thị mới khu vực Chợ Góc) khẩn trương nạo vét bãi bồi lòng sông để thông thoáng dòng chảy, hoàn trả lại theo hiện trạng ban đầu.

Theo Chi cục Thủy lợi tỉnh Bình Định, quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng nâng cấp bến số 1 - Cảng Quy Nhơn (dự án), vật chất nạo vét của dự án sẽ được bơm vào khu đô thị mới khu vực Chợ Góc.

Tuy nhiên hiện nay, vật chất nạo vét đang bồi lắng, hình thành bãi bồi làm cản trở dòng chảy, ảnh hưởng thoát lũ và sản xuất nông nghiệp vụ Đông Xuân năm 2023-2024, tại khu vực hạ lưu tràn Quy Nhơn 3 và cống Đông Định. 

Theo tìm hiểu của phóng viên Dân trí, từ tháng 2, bùn đất nạo vét từ dự án đổ vào đoạn sông trên. Sau đó, chất nạo vét được bơm vào 2 khu vực bãi đổ thuộc Khu đô thị mới Chợ Góc, do Công ty TNHH Phú Gia Riverside tiếp nhận làm vật liệu san lấp mặt bằng.

Nhà ở bị bùn bủa vây, ông Phan Quốc Dũng (63 tuổi, tổ 28, khu vực 4, phường Nhơn Bình) bức xúc: "Nhiều tháng qua, gia đình tôi phải sống trong cảnh ô nhiễm, cây cối chết sạch, nước bùn chảy vào nhà… Làm gì thì làm, phải bố trí tái định cư cho dân yên ổn rồi làm. Biết vậy, trước đây, tôi đã không ký nhận hỗ trợ đền bù hồ tôm, cá".

Theo ông Dũng, trước đây, gia đình ông sống nhờ vào gần 4ha hồ nuôi trồng thủy sản, sau khi "nhường" đất cho dự án, ông ở nhà, còn vợ làm công nhân vệ sinh môi trường cho một công ty ở gần nhà.

Bà Trần Thị Quế (80 tuổi, nhà ở bên bãi bùn thải) cho hay, trước đây, lòng sông thông thoáng. Tôm, cá, hàu, phễnh... nhiều vô kể. Từ ngày doanh nghiệp hút, đổ bùn non xuống sông, cá, tôm mất sạch, ảnh hưởng đến sinh kế và đời sống người dân cũng bị đảo lộn.

"Giờ không có con gì sống được hết, bùn lắng có chỗ sâu 2m, đi cũng không dám vì sợ sụp lún xuống bùn, không có người phát hiện chỉ có chết. Vừa rồi, một công nhân thi công dự án bị sụp bùn lún xuống bùn, may có người đưa cây sào cho nắm rồi kéo vào nên thoát nạn", bà Quế cho hay.

Bà Hà Thị Thanh Hương - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Định - cho biết, qua kiểm tra và làm việc với các đơn vị liên quan, nguyên nhân ban đầu xác định có liên quan việc thi công nạo vét bùn của dự án.

"Bình thường, bùn trên thượng lưu sẽ chảy thẳng ra biển, nhưng khi có âu chứa này, bùn bị chặn lại. Sự việc này cũng không lường trước được, hiện nay âu chứa bùn đã được tháo dỡ nhưng trước đó bùn đất đã tích tụ lại rồi. Sở đã họp với các đơn vị liên quan và chờ chỉ đạo của UBND tỉnh", bà Hương nói.

 

Đà Nẵng xét xử nữ phiên dịch lừa người qua Campuchia làm việc nhẹ lương cao

Mai Trang

https://laodong.vn/phap-luat/da-nang-xet-xu-nu-phien-dich-lua-nguoi-qua-campuchia-lam-viec-nhe-luong-cao-1275751.ldo

TAND TP Đà Nẵng mở phiên xử sơ thẩm đối tượng Lý Phương Thảo (SN 1986, trú quận 10, TPHCM) về tội "Mua bán người" hôm 4.12.

Trong cáo trạng, tháng 12.2020, đối tượng Lý Phương Thảo liên hệ với một công ty Trung Quốc để môi giới nhân lực. Mỗi trường hợp thành công, Lý Phương Thảo hưởng lợi từ 300-500 USD.

Ngày 3.12.2020, Lý Phương Thảo môi giới cho Trương Phương Khanh làm việc cho công ty Trung Quốc ở tỉnh Sihanouk (Campuchia).

Thảo hứa hẹn công việc là nhập dữ liệu và sẽ tìm, chăm sóc khách hàng. Lương tháng khoảng 850 USD đến 1.200 USD, được tăng lương sau 3 tháng. Tết được về thăm nhà.

Nghe lời hứa hẹn, Trương Phương Khanh rủ thêm 4 người khác cùng đi Campuchia. Lúc này, đối tượng Lý Phương Thảo yêu cầu nhóm của Trương Phương Khanh vào TPHCM, sau đó đi Tây Ninh rồi trốn sang Campuchia.

Đến được công ty tại Campuchia, nhóm của Trương Phương Khanh mới biết mình bị lừa. Còn Thảo đã nhanh chóng tách đoàn, tìm đường về nước để tiếp tục môi giới.

Khi ở Campuchia, nhóm của Trương Phương Khanh phải tư vấn, hướng dẫn người chơi nạp tiền chơi game online với mức lương 500 - 600 USD/tháng. Không làm đủ thời gian, người làm phải đền bù từ 1.000-2.000 USD cho công ty.

Các lao động không được về nhà, phải làm việc từ 11-12 giờ/ngày. Ngoài ra phải sinh hoạt trong khu vực khép kín của công ty, phía tầng dưới của công ty này có hàng rào và luôn có bảo vệ không cho phép ra ngoài.

Những người làm không hiệu quả, không nghe lời quản lý người Trung Quốc thì bị bán sang công ty khác.

Sau vụ việc trên, đối tượng Lý Phương Thảo tiếp tục tổ chức cho 4 người xuất cảnh trái phép sang Campuchia vào ngày 20.12.2020. Tổng cộng, từ 8.12 đến 20.12.2020, Thảo đã lừa chuyển giao 9 người Việt Nam cho công ty Trung Quốc, hưởng lợi 2.700 USD.

HĐXX TAND TP Đà Nẵng tuyên phạt Lý Phương Thảo 16 năm tù về tội "Mua bán người".

 

Hà Nội: Xử phạt 19 cơ sở hành nghề y 339 triệu đồng

Hoa Tiên

https://www.phapluatplus.vn/suc-khoe-doi-song/ha-noi-xu-phat-19-co-so-hanh-nghe-y-339-trieu-dong-d201664.html

Thanh tra Sở Y tế Hà Nội ban hành 19 quyết định xử phạt vi phạm hành chính 19 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân 339 triệu đồng.

Ngày 4/12, theo thông tin từ Sở Y tế Hà Nội, cơ quan này đã ban hành 19 quyết định xử phạt vi phạm hành chính 19 cơ sở hành nghề y, dược tư nhân với số tiền 339 triệu đồng, trong đó, có tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong 3 tháng của cơ sở nha khoa Mạnh Toàn.

Cụ thể, hộ kinh doanh Nha khoa Mạnh Toàn - số 102, phố Sài Đồng, phường Sài Đồng, quận Long Biên bị xử phạt 32,5 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động, chứng chỉ hành nghề trong 3 tháng.

Lý do, tại thời điểm kiểm tra, người hành nghề chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở không có mặt tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian cơ sở đăng ký hoạt động mà không ủy quyền cho người khác theo quy định của pháp luật; Sử dụng người hành nghề không có chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Quảng cáo dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định, Công ty cổ phần chăm sóc y tế và giáo dục Kazuo - địa chỉ lô LP05, ngõ 219 đường Trung Kính, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy; Chi nhánh Công ty TNHH Phòng khám Quốc tế Ánh Nga - địa chỉ tầng 1, 443 Giải Phóng, phường Phương Liệt, quận Thanh Xuân đều bị xử phạt mức 45 triệu đồng và buộc tháo gỡ, xóa bỏ nội dung quảng cáo về khám bệnh, chữa bệnh trên Internet.

Cùng lỗi này, hộ kinh doanh Phòng khám chuyên khoa nội ABCLINIC - tầng 1+2+3 số 159B phố Lê Thanh Nghị, phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng bị xử phạt 22,5 triệu đồng và cũng buộc tháo gỡ, xóa bỏ nội dung quảng cáo về khám bệnh, chữa bệnh trên Internet.

Công ty TNHH Wonder Union - cụm kho C2 - Công ty cổ phần xuất nhập khẩu máy và phụ tùng - ngõ 81 Đức Giang, phường Đức Giang, quận Long Biên; Công ty cổ phần dược phẩm mỹ phẩm Trường Thọ - cụm công nghiệp Liên Phương, xã Liên Phương, huyện Thường Tín đều bị xử phạt hành chính mức 30 triệu đồng. Lý do, thay đổi nội dung đã công bố và đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm nhưng chưa được sự chấp nhận bằng văn bản của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.

Hộ kinh doanh Nha khoa Quốc tế Phú Hòa - số 484 đường Trần Khát Chân, phường Phố Huế, quận Hai Bà Trưng bị xử phạt 26,5 triệu đồng và buộc tháo gỡ, xóa bỏ nội dung quảng cáo trên Internet do không báo cáo cơ quan nhà Nước có thẩm quyền trong trường hợp thay đổi người hành nghề theo quy định của pháp luật; Quảng cáo dịch vụ đặc biệt mà không được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo theo quy định.

Do không lưu giữ chứng từ tài liệu có liên quan đến lô thuốc, nguyên liệu làm thuốc trong thời gian phải lưu giữ theo quy định của pháp luật, 4 công ty dược có quầy thuốc tại Hapulico số 01 Nguyễn Huy Tưởng, quận Thanh Xuân bị xử phạt hành chính mức 15 triệu đồng. Cụ thể, 4 công ty: Công ty TNHH thương mại và dược phẩm Đức Minh - quầy 316, tầng 4, Hapulico; Công ty TNHH&Dược phẩm Phan Pharma - quầy 426, tầng 4, Hapulico; Công ty TNHH TM và Dược phẩm SKT - quầy 301, tầng 3, Hapulico; Công ty TNHH thương mại và dược phẩm Phước Bình - quầy 323, tầng 3, Hapulico.

Công ty TNHH Happy Life Pharmacy Việt Nam - tầng 1, chung cư ICID, quận Hà Đông bị xử phạt 15 triệu đồng, do không tuân thủ các quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc.

Không tuân thủ các quy định về thực hành tốt cơ sở bán lẻ thuốc, 3 cơ sở kinh doanh dược bị xử phạt vi phạm hành chính mức 7,5 triệu đồng là quầy thuốc Đức Tín - thôn 3 xã Tích Giang, huyện Phúc Thọ; Nhà thuốc Đức Hà - số 98B, ngõ 58 Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên; Nhà thuốc Việt Đức 8 - số 25 Nguyễn Thượng Hiền, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng.

Phòng khám răng số 1 trực thuộc Công ty TNHH Nga Hải - số 32 phố Phù Đổng Thiên Vương, phường Ngô Thì Nhậm, quận Hai Bà Trưng bị xử phạt 4 triệu đồng với lỗi ghi tên các khoa, phòng trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đúng với hồ sơ giấy phép hoạt động đã được cơ quan có thẩm quyền cấp. Cùng lỗi vi phạm trên, hộ kinh doanh Nha khoa Việt Anh - số 6 ngách 51 Xã Đàn 2, phường Nam Đồng, quận Đống Đa bị xử phạt 2 triệu đồng.

Quầy thuốc Huyền - số 63, QL2, xã Phú Cường, huyện Sóc Sơn; Nhà thuốc Bảo An - số 4 ngõ 254 Minh Khai, phường Mai Động, quận Hoàng Mai cùng bị xử phạt mức 2 triệu đồng do không báo cáo Sở Y tế trong trường  hợp tạm dừng hoạt động từ 6 tháng trở lên hoặc chấm dứt hoạt động.

Thống kê trong tháng 11/2023, Thanh tra Sở Y tế Hà Nôi đã xử phạt 42 cơ sở hành nghề y, dược ngoài công lập với số tiền trên 870 triệu, trong đó, 3 cơ sở bị đình chỉ hoạt động từ 18 - 24 tháng và 2 cơ sở bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh trong 3 tháng.

 

Tranh cãi sau hội thi gạo ngon nhất thế giới: Ông Hồ Quang Cua bức xúc, ban tổ chức lên tiếng

Hoàng Trí Dũng

https://tuoitre.vn/tranh-cai-sau-hoi-thi-gao-ngon-nhat-the-gioi-ong-ho-quang-cua-buc-xuc-ban-to-chuc-len-tieng-20231204225410452.htm

Tranh cãi "gạo Việt Nam" hay "gạo ST25" ngon nhất thế giới rộ lên sau khi công bố giải gạo ngon nhất thế giới 2023. Tuổi Trẻ đi tìm câu trả lời từ ông Hồ Quang Cua và ban tổ chức giải.

Vừa trở về từ Hội thi gạo ngon nhất thế giới năm 2023 tại Philippines, Anh hùng lao động Hồ Quang Cua - cha đẻ gạo ST25 - đã dành riêng cho Tuổi Trẻ cuộc trao đổi.

Những bên khẳng định chúng tôi công bố giống gạo chiến thắng ngay khi trao giải đều không chính xác. Việc này chỉ được thực hiện sau đó, thường là sau khoảng sáu tháng.

Ông Hồ Quang Cua: ST25 đoạt giải

Ông Cua cho biết: "Trước khi trao cúp, ông Jeremy Zwinger - giám đốc điều hành (CEO) The Rice Trader, đơn vị tổ chức hội nghị thượng đỉnh lúa gạo quốc tế và trao giải thưởng gạo ngon nhất thế giới - có phát biểu về quá trình và thành quả có được của tôi.

Nếu nghe và hiểu đoạn phát biểu này sẽ không có nhầm lẫn đáng tiếc. Sau đó, qua thông cáo báo chí, ông cũng có nói lại: gạo được trao giải là loại gạo đã từng đoạt giải. Vậy đương nhiên gạo đoạt giải nhất gạo ngon nhất thế giới năm 2023 là gạo ST25".

Trước câu hỏi có phải ông đang có thư gửi ban tổ chức giải, ông Hồ Quang Cua thẳng thắn cho hay không hài lòng với những diễn biến vừa qua và nói thêm: "Tôi có gì phải khiếu nại đâu. Chiếc cúp tôi đã giữ, danh hiệu tôi đã nhận và đã được chúc mừng".

Ông Hồ Quang Cua trả lời một số câu hỏi của Tuổi Trẻ.

* Theo ông, ban tổ chức có nên sớm công bố loại gạo nào đoạt giải nhất Hội thi gạo ngon nhất thế giới năm 2023 hay không?

- Đó là việc ông Jeremy Zwinger đã viết trong thư. Ông ấy nhấn mạnh sẽ công bố loại gạo đoạt giải nhất và sẽ công bố luôn doanh nghiệp mạo nhận đoạt giải.

* Theo thông cáo báo chí của ông Jeremy Zwinger, giải thưởng gạo quốc tế năm 2023 được trao cho nước Việt Nam. Vậy gia đình ông đã đầu tư nghiên cứu và dự thi để hai lần đem giải thưởng danh giá này về cho Việt Nam. Trải qua những lùm xùm, ông có tâm sự gì muốn nói không?

- Năm 2017, ở Macau khi họ xướng danh tên doanh nghiệp chúng tôi dự thi lên để vinh danh và phát giải ba, một cảm giác lâng lâng rất tuyệt vời. Đến lúc họ đọc "ST24 of Việt Nam", lúc vinh danh tôi muốn hát bài quốc ca. Cả những lần sau cũng đều như vậy. Rất tự hào Việt Nam ơi!

Nhưng sau khi ST25 đoạt giải nhất gạo ngon nhất thế giới năm 2019, năm sau họ đòi phí và gia đình tôi là người duy nhất đóng phí bản quyền "The World’s best rice" hằng năm cho họ. Phí năm sau luôn cao hơn năm trước.

Tôi cũng chưa từng bày tỏ gì với những ai sử dụng thương hiệu này. Lần này họ nhấn mạnh giải thưởng này là cho Việt Nam, tôi lại càng vinh hạnh hơn khi được đóng góp cho xã hội ở tuổi thất thập.

Tôi chỉ mong Việt Nam mình có những tiêu chuẩn để sử dụng thương hiệu này một cách hiệu quả, góp phần nâng cao vị thế gạo Việt Nam trên thương trường.

Ban tổ chức khẳng định trao giải cho gạo Việt Nam

Trả lời Tuổi Trẻ, ông Jeremy Zwinger khẳng định: "Từ trước đến nay, chúng tôi đã luôn trao thưởng cho các loại gạo của một quốc gia nói chung. Mục đích của chúng tôi là để nước thắng giải, bao gồm những doanh nghiệp kinh doanh lúa gạo, chính quyền các cấp, những bên mua bán giống… có thể cùng nhau tận hưởng giải thưởng này".

Ông Jeremy Zwinger cho hay khi gửi mẫu sản phẩm, các bên tham gia đều đã ký một cam kết mà trong đó điều này được giải thích rõ.

Với băn khoăn như làm sao phân biệt được loại gạo trúng giải khi một quốc gia gửi nhiều loại gạo khác nhau, ông Jeremy Zwinger cho biết: "Tại thời điểm trao giải, giải thưởng này không được trao cho bất kỳ nhãn hiệu hay loại giống cụ thể nào. Nhãn hiệu, hạt giống thật sự thắng cuộc sẽ chỉ được chúng tôi công bố vào khoảng 6 tháng sau".

Với thông tin có doanh nghiệp gửi mẫu gạo khẳng định giống gạo của mình là giống chiến thắng, ông Jeremy Zwinger cho hay nếu việc thông tin sai lệch vẫn tiếp tục, ban tổ chức sẽ buộc phải hành động. Tuy nhiên vào lúc này, hy vọng cả nước Việt Nam có thể cùng nhau ăn mừng chiến thắng này.

Ông Hồ Quang Cua:

Cả quá trình dài để có ST25

Từ năm 2001, tôi đã bám theo chỉ tiêu phẩm chất của gạo Khao Dawk Mali để cải tiến giống, bởi đó là một thành quả bình tuyển cấp quốc gia Thái Lan về lúa thơm năm 1957.

Chúng tôi liên tục nghiên cứu tìm hiểu những tính chất mới tốt hơn cũ để nâng cấp giống lúa ST24 và ST25. Trước mắt là để phục vụ sản xuất, để người tiêu dùng có cơm gạo thơm ngon hơn và sau nữa là để dự thi khi có cơ hội.

Từ buổi sơ khai của việc nghiên cứu lúa thơm, vừa thiếu thầy vừa thiếu sách, chúng tôi phân tích các đặc tính lý hóa của hạt gạo cũng như tất cả các đặc tính của cây lúa. Ở công trình đầu tay là ST3 và Khao Dawk Mali của Thái Lan để so sánh.

16 năm sau (2017) thấy đã khắc phục được các điểm thua kém, thậm chí tốt hơn nhiều mặt, chúng tôi mạnh dạn đưa ST24 dự thi và được ngồi cùng mâm chiếu với Khao Dawk Mali. Hai năm sau đưa gạo ST25 dự thi và đã vượt qua họ. Loại gạo ST25 đem dự thi năm nay cũng là từ một thanh lọc cải tiến.

Trong nghiên cứu, chúng tôi luôn quay nhìn lại thành quả có trước để tìm giải pháp nâng cao. Cây lúa ST25 đoạt giải hôm nay thơm ngon hơn lần đoạt giải trước. Chúng tôi sẽ trưng bày trong Festival gạo Việt Nam được tổ chức tại Hậu Giang sắp tới.

Giải nhất tôn vinh lúa gạo Việt Nam

Ngày 4-12, Tuổi Trẻ đã liên hệ với lãnh đạo Tập đoàn Lộc Trời để tìm hiểu về câu chuyện giải nhất "gạo ngon nhất thế giới" thuộc về giống nào?

Tuy nhiên, đại diện Lộc Trời cho biết không bình luận gì thêm và khẳng định đã ra thông cáo báo chí sau hội thi.

Theo đó, ngày 30-11 gạo Việt Nam được vinh danh "Gạo ngon nhất thế giới 2023" tại Hội thi gạo ngon nhất thế giới trong khuôn khổ chuỗi sự kiện Hội nghị lúa gạo quốc tế lần thứ 15 năm 2023 do The Rice Trader tổ chức.

Lộc Trời 28 và Nàng Hoa 9 là hai giống lúa đặc biệt của Lộc Trời đã cùng với bốn giống của hai doanh nghiệp khác (Thái Bình Seed và ông Hồ Quang Trí - PV) từ Việt Nam cùng nhau tham gia tranh tài và góp phần vào chiến thắng của lúa gạo Việt Nam.

Trong từng câu từ giới thiệu, từng mục phát biểu, từng cơ hội tiếp cận với các đối tác tham dự hội nghị, theo Tập đoàn Lộc Trời, từng thành viên của đoàn đã thể hiện quyết tâm và khát vọng chiến thắng, không chỉ cho hai giống lúa của Lộc Trời, mà quan trọng nhất là vinh quang cho lúa gạo Việt Nam, cho các nhà khoa học lai tạo giống lúa và cho bà con nông dân Việt Nam - những người đang trực tiếp gieo trồng sản xuất cho những giống lúa này.

Kết quả chung cuộc cho Việt Nam - Gạo ngon nhất thế giới 2023! Vượt qua Campuchia - quán quân 2022, vượt trên Ấn Độ - quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới!

Để thêm thông tin, Tuổi Trẻ đã liên hệ ông Trần Mạnh Báo - chủ tịch hội đồng quản trị, tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn ThaiBinh Seed - nhưng ông Báo chỉ nói: "Việc công bố giải nhất thi gạo thế giới 2023 do ban tổ chức công bố, tôi không bình luận về việc này".

Ông Lê Thanh Tùng - phó cục trưởng Cục Trồng trọt, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - khẳng định: "Giải nhất đó là ban tổ chức tôn vinh lúa gạo Việt Nam, trong thông cáo báo chí có nói rõ".


 

 

 

 

No comments:

Post a Comment