Đối Thoại Điểm Tin ngày 03 tháng 12 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Israel
oanh tạc nam Gaza sau khi thỏa thuận ngừng bắn sụp đổ
Động
đất 7.5 độ làm rung chuyển Philippines, khơi ra cảnh báo sóng thần
Triều
Tiên nói can thiệp vào hoạt động của vệ tinh là tuyên chiến
Nhà
chức trách Trung Quốc nói số ca bệnh hô hấp tăng là do mầm bệnh đã biết
Phó TT Mỹ Harris kêu gọi Israel bảo vệ
thường dân Gaza, phác họa viễn kiến hậu chiến
Mỹ cùng 3 nước đồng minh trừng phạt
Triều Tiên sau vụ phóng vệ tinh
Việt
Nam bỏ hai quân đoàn chủ lực trong chiến tranh Việt Nam, lập quân đoàn mới
Việt
Nam - Trung Quốc cam kết tăng cường hợp tác chiến lược toàn diện, quản lý bất
đồng ở Biển Đông
Chính
phủ Việt Nam chấp thuận đầu tư vào hai đường dây 500kV để “cứu điện” cho miền
Bắc
Việt
Nam công bố kế hoạch thực hiện huy động nguồn hỗ trợ hơn 15 tỷ đô la để giảm sử
dụng than
166
người Việt kẹt giữa vùng chiến sự Myanmar kêu cứu vì hết lương thực
Việt
Nam vẫn không công nhận “người bản địa” tại Liên Hiệp Quốc
Những
điều cần minh bạch về ba dự án thủy điện trong Vườn Quốc gia Cát Tiên
Facebooker
Trần Minh Lợi bị bắt giam với cáo buộc “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ”
Công
an Thái Bình rà soát các kiến nghị và phiếu chuyển của ông Lưu Bình Nhưỡng
Việt
Nam - Trung Quốc xem xét liên kết tuyến đường sắt xuyên qua trung tâm đất hiếm
Tỉnh
Bắc Ninh lập đoàn kiểm tra vụ lãnh đạo đi chơi golf trong giờ làm
Mỹ
khởi xướng điều tra chống trợ cấp tôm nước ấm đông lạnh nhập khẩu từ Việt Nam
Bộ
trưởng Ngoại giao Vương Nghị đến Việt Nam chuẩn bị cho chuyến thăm của Chủ tịch
Tập Cận Bình
Cựu
giám đốc BV Thủ Đức lãnh 21 năm tù về tội “Tham ô” và “Rửa tiền”
Giải
đua mở rộng các đảo ở Biển Đông
Việt Nam sẽ giúp Palestine nửa triệu USD thông qua Liên Hiệp Quốc
BBC
Rải bom và hỗn
loạn: 'Di sản' Henry Kissinger để lại cho Campuchia
Tranh cãi cổ vật
giữa các nước: Kiệt tác nào đã và chưa được trở về với 'chính chủ'?
Video,Tổng thống
Biden đáp trả những câu nói đùa về tuổi tác của ôngThời lượng, 1,05
Henry Kissinger:
Trung Quốc tiếc thương 'người bạn cũ quý giá nhất'
Nga-Ukraine: Putin ký lệnh tăng 15% quân số,
Zelensky nói đẩy nhanh củng cố công sựVideo,Giao thông
Thái Lan: Vì sao tài xế không bấm còi inh ỏi như ở Việt Nam?Thời lượng, 3,10
Hành trình 'lòng
vòng' của thẻ căn cước Việt Nam cho thấy điều gì?
Nguyễn Quí Đức:
'Nhà' là nơi mình sinh ra
Henry Kissinger:
Người định hình thế giới đầy tranh cãi
Cảnh sát Anh bắt
16 người biểu tình 'làm ồn' ngoài tư dinh Thủ tướng Sunak
Bắc
Triều Tiên : Cơ quan khai thác vệ tinh dọ thám quân sự bắt đầu đi vào hoạt
động
Cảnh sát Nga bố ráp các nơi có người đồng tính tụ tập tại Matxcơva
Thế Vận Hội Paris 2024 : Breaking, điệu nhảy đường phố trở thành
môn thể thao thi đấu chính thức
Nga ra lệnh tăng 15% quân số, viện lẽ các mối đe dọa từ NATO
Miến Điện: Phiến quân sắc tộc thiểu số mở thêm mặt trận ở vùng
giáp giới Thái Lan
COP28 : Hơn 110 quốc gia ủng hộ mục tiêu tăng gấp ba lần năng
lượng tái tạo
Không ngại thí quân, Putin nuôi hy vọng thắng trên chiến trường
Ukraina
Biển Đông: Philippines lập trạm gác mới trên đảo Thị Tứ để đề
phòng Trung Quốc
AUKUS siết chặt hợp tác về radar giám sát tầm xa 36.000 km, công
nghệ theo dõi tầu ngầm
Mỹ đe dọa trừng phạt dân định cư Do Thái
Ấn Độ : Mỗi năm 200.000 người chết vì chó cắn
Venezuela tổ chức trưng cầu dân ý để sáp nhập một khu vực có dầu
mỏ của Guyana
Cơ quan thẩm định tài chính S&P không hạ điểm xếp hạng của
Pháp
NIGHTMARE ALLEY - Đôi cánh bằng sáp nghiệt ngã
Giọng ca Pháp Zoé Clauzure : Tài không đợi tuổi
Israel mở lại chiến dịch tấn công Hamas ở Gaza nhưng các thương
lượng về hưu chiến tiếp tục
Bắc Kinh và Hà Nội xem xét nâng cấp tuyến đường sắt xuyên qua vùng
giàu đất hiếm của Việt Nam
COP28: Mục tiêu giảm năng lượng hóa thạch được đưa vào dự thảo
thỏa thuận
(Reuters) - Việt Nam điều tra cách xử lý
tăng trưởng tín dụng của ngân hàng trung ương. Theo bộ Công Thương Việt Nam ngày
02/12/2023, chính phủ Việt Nam sẽ điều tra cách xử lý tăng trưởng tín dụng của
ngân hàng trung ương, sau khi chính phủ phàn nàn rằng tín dụng tăng quá chậm.
Phó thủ tướng Lê Minh Khái đã yêu cầu cơ quan Thanh Tra chính phủ tiến hành
điều tra.
(AFP) -
Nhà báo Hồng Kông chuyên về quốc phòng mất tích tại Trung Quốc. Hiệp hội các phóng viên Hồng Kông hôm
qua, 01/12/2023, cho biết ‘‘rất lo ngại’’ về số phận của một
nữ phóng viên nổi tiếng, mất tích sau khi tham dự một diễn đàn ở Bắc Kinh. Theo
Kyodo, bạn bè đã không liên hệ được với nhà báo Minnie Chan, sau khi bà đến dự
diễn đàn Hương Sơn cuối tháng 10 vừa qua.
(SCMP) -
Tập Cận Bình kêu gọi Tuần duyên kiên quyết bảo vệ chủ quyền của Trung Quốc. Hôm qua, 01/12/2023, lãnh đạo Trung
Quốc Tập Cận Bình đến Sở chỉ huy Tuần duyên Trung Quốc, tại Thượng Hải, phụ
trách vùng Biển Hoa Đông. Ông Tập Cận Bình ra lệnh cho các lực lượng tuần duyên
‘‘kiên quyết bảo vệ’’ chủ quyền trên biển. Tuần duyên là Lực
lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân Trung Quốc, nằm dưới quyền chỉ huy trực tiếp
của Quân ủy Trung ương, đứng đầu là Tập Cận Bình. Đây là lần đầu tiên từ ba năm
nay ông Tập Cận Bình đến Thượng Hải.
(AFP) -
Sau Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc phóng vệ tinh do thám đầu tiên. Hàn Quốc ngày 02/12/2023 xác nhận rằng
vệ tinh quan sát quân sự đầu tiên của nước này đã được đưa vào quỹ đạo sau khi
được tên lửa Falcon 9 của tập đoàn Mỹ SpaceX phóng lên từ California (Hoa Kỳ)
vào hôm qua. Thành công của Hàn Quốc đã đến chưa đầy hai tuần sau khi Bắc Triều
Tiên phóng vệ tinh trinh sát quân sự của riêng nước này.
(AFP) -
Thổ Nhĩ Kỳ bác bỏ đòi hỏi cắt đứt với Hamas của Mỹ. Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip
Erdogan hôm nay, 02/12/2023, cực lực phản đối các kêu gọi của chính quyền Mỹ.
Lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ khẳng định Hamas là một đảng phái chính trị, không phải
là ‘‘tổ chức khủng bố’’, như quan điểm của Mỹ, và Ankara nỗ lực
thực thi chính sách của cân bằng trong quan hệ đối ngoại. Một quan chức cao cấp
phụ trách tình báo tài chính và chống khủng bố trong chuyến công du mới đây tại
Thổ Nhĩ Kỳ đã bày tỏ ‘‘lo ngại sâu sắc’’ trước khả năng
Ankara tiếp tục hỗ trợ tài chính cho Hamas.
(Reuters)
– Hoa Kỳ: Một thẩm phán liên bang bác bỏ quyền miễn trừ truy tố đối với cựu
tổng thống Donald Trump. Ông Donald Trump không được miễn trừ khỏi
các cáo buộc hình sự đối với các hành động mà ông đã thực hiện với tư cách là
tổng thống. Trong một phán quyết công bố ngày 01/12/2023, một thẩm phán Liên
Bang tại Washington đã bác bỏ nỗ lực của Trump đòi được quyền miễn trừ truy tố
vì ông là tổng thống. Theo bà Tanya Chutkan: “Không có cơ sở pháp lý
nào để kết luận rằng các cựu tổng thống không phải đối mặt với các cáo buộc
hình sự một khi họ không còn đương chức… Một tổng thống đương nhiệm có thể được
hưởng quyền miễn trừ, nhưng tại một thời điểm, nước Mỹ chỉ có một tổng thống và
vị trí đó không mang lại quyền miễn trừ truy tố suốt đời”.
Tin Tức: Chủ Nhật 03.12.2023
1.VỢ
CỦA TNLT NGUYỄN NGỌC ÁNH BỊ THẨM VẤN VÌ THỰC THI QUYỀN TỰ DO NGÔN LUẬN
Bà Nguyễn Thị Châu, vợ kỹ sư Nguyễn Ngọc Ánh hôm 1/12
lại bị công an huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre mời đi làm việc vì các phát biểu
trên mạng xã hội. Giấy mời của công an huyện Bình Đại nêu rõ lý do mời bà Châu
để “Trao đổi công việc liên quan đến phát ngôn trên không gian mạng”.
Bà Nguyễn Thị Châu, 45 tuổi, vợ của nhà hoạt động môi
trường, kỹ sư thủy sản Nguyễn Ngọc Ánh, người đang thụ án 6 năm tù giam, 5 năm
quản chế trong nhà tù Xuân Lộc, với cáo buộc “Tuyên truyền chống nhà nước”.
Kể từ khi chồng bị bắt, bà Châu thường xuyên bị công
an tỉnh Bến Tre sách nhiễu, khủng bố, gây cản trở việc làm ăn buôn bán và nhiều
lần bị mời lên trụ sở thấm vấn. Giống như vợ của một số TNLT khác, bà Châu
thường cập nhật tình trạng của chồng sau mỗi lần đi thăm nuôi. Điều này khiến
bà bị mời đi làm việc nhiều lần với lý do được công an diễn giải là “các phát
ngôn trên không gian mạng”.
Bà Châu cho biết, buổi làm việc hôm 1/12 kéo dài một
tiếng cho dù bà đã thông báo trước rằng chỉ cho phép công an trao đổi trong 30
phút. Công an huyện Bình Đại in ra bốn bài viết về ông Ánh và yêu cầu bà Châu
ký xác nhận bài viết cũng như trang facebook “An Duong Nguyen Phu” là của bà.
Đồng thời đe dọa sẽ bắt giam bà Châu nếu tiếp tục sử dụng quyền tự do phát biểu
và tường thuật các chuyến thăm chồng trên mạng xã hội.
Kết thúc buổi làm việc, bà Châu từ chối ký văn bản và
nói “khi nào người dân có quyền tự do được nghe, được nói và quyền con người
được tôn trọng thì khi đó tôi sẽ ký”.
2.VỤ
ĐẮC LẮC: THÊM 6 NGƯỜI BỊ TRUY NÃ ĐẶC BIỆT
Cơ quan an ninh điều tra, công an tỉnh Đắc Lắc vừa ra
quyết định truy nã thêm 6 người liên quan đến vụ tấn công vào hai trụ sở huyện
Cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc, truyền thông nhà nước loan tin hôm 30/11.
Những người này bị cáo buộc “thường xuyên đưa ra những
thông tin bịa đặt, xuyên tạc để lôi kéo, kích động đồng bào dân tộc tại Đắk Lắk
thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật”. Có ba người cư ngụ tại tỉnh Đắc Lắc,
ba người còn lại cư ngụ tại tỉnh Đắc Nông. Cả 6 người này đều bị khởi tố theo
tội danh “Khủng bố”, quy định tại Điều 299 Bộ luật Hình sự.
Vụ tấn công trụ sở UBND xã Ea Tiêu, Ea Ktur (huyện Cư
Kuin, tỉnh Đắk Lắk) vào rạng sáng 11/6/2023 gây rúng động dư luận. Truyền thông
lề đảng loan tin có 9 người chết trong đó gồm 7 cán bộ, công an và 2 thường
dân, 2 công an khác bị thương.
Những nhà hoạt động nhân quyền và các nhà quan sát
tình hình thời sự Việt Nam nhận định rằng, vụ tấn công bằng bạo lực này là hệ
lụy của chính sách đàn áp tàn bạo mà nhà cầm quyền cộng sản đã thực hiện đối
với người dân tộc thiểu số kể từ sau năm 1975.
Tính đến thời điểm này, công an tỉnh Đắk Lắk đã khởi
tố 90 người với nhiều tội danh, chủ yếu là tội “khủng bố”.
3.AUKUS
GIA TĂNG HỢP TÁC VỀ RADAR TẦM XA NHẰM GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG CỦA TÀU NGẦM TRUNG
CỘNG
Ngày 1/12/2023, Bộ trưởng Quốc phòng ba thành viên đối
tác quân sự Aukus là Mỹ, Anh, Úc đã họp tại California để thỏa thuận gia tăng
hợp tác trong nhiều lĩnh vực công nghệ cao. Trong đó, hợp tác về hệ thống radar
giám sát tầm xa DARC (Deep Space Advanced Radar Capability) hay sử dụng ‘‘trí
thông minh nhân tạo’’ (AI) được coi là trọng tâm nhằm giám sát hiệu quả hơn
hoạt động của tàu ngầm Trung cộng.
Được biết, hệ thống radar giám sát DARC, có khả năng
theo dõi các vật thể trong không gian ở tầm xa đến 36.000 km. Việc gia tăng hợp
tác công nghệ quốc phòng giữa các nước dân chủ ngày càng trở nên quan trọng
nhất là khi phải đối mặt với các đe dọa từ Nga, Trung Quốc hay tổ chức Hamas ở
Cận Đông.
Theo hãng ABC News, hệ thống radar giám sát không gian
DARC bắt đầu được Quân đội Mỹ phát triển từ năm 2017. Úc dự kiến là một trong
ba quốc gia tiếp nhận một trạm radar thuộc hệ thống này, cùng với Anh và Mỹ. Ba
trạm radar sẽ đi vào hoạt động từ nay đến năm 2030.
VNTB – Đạo đức lãnh đạo chính trị qua các cuộc thăm dò
VNTB
– Xoá sổ 38 trường cao đẳng đào tạo giáo viên không chất lượng
VNTB – Hồ sơ: Chủ tịch Chính phủ Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa
là người ký lệnh về “Thẻ công dân”
VNTB – Xúc phạm cá nhân:
‘331’ hay ‘156’?
Đại
Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P9)
02/12/1859:
John Brown, một người ủng hộ bãi nô, bị treo cổ
Henry
Kissinger: Kẻ đạo đức giả hay nhà hiện thực tàn nhẫn?
Chuyển
động Quốc Phòng (24/11 – 30/11/2023)
30/11/1950:
Tổng thống Truman từ chối loại trừ vũ khí nguyên tử
Phụ
nữ trẻ Trung Quốc đang thách thức Đảng Cộng sản
Nakba:
Hướng tới khung pháp lý để xóa bỏ ‘thảm họa’ của người Palestine
Những
cái “khó” của Việt Nam trong hồ sơ chủ quyền biển đảo03/12/2023
“Tranh treo”03/12/2023
Hồng vệ binh
văn hoá03/12/2023
Giáo
dục XHCN và những “tấm gương điển hình”!03/12/2023
Vì sao
Sở Văn hóa Hà Nội cấm?02/12/2023
Bằng giả
báo động bằng thật02/12/2023
Tên đường (Kỳ 5)02/12/2023
Vì
sao Việt Nam cần lo ngại nhiều hơn đối với dự án đào kinh Phù Nam – Techo của
Campuchia?02/12/2023
Người
Việt, người Do Thái, người Arab, và lọ Hummus02/12/2023
Di
sản của Kissinger vẫn còn hiện hữu khắp Việt Nam và Campuchia02/12/2023
Ngô
Nhân Dụng - Kissinger, cái quan định luận
Huy
Đức - 1972: Hà Nội 12 ngày đêm B-52
Dương
Công Quan - Nợ một điều không nói
Phúc
Lai - Lại bàn tiếp về vụ đánh hầm đường sắt Severomuysky, ngày 02/12/2023
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Trung Quốc và Việt Nam cân nhắc liên kết tuyến đường sắt xuyên qua
vùng mỏ đất hiếm lớn của Việt Nam 03/12/2023
Vì sao Sở Văn hoá Hà Nội cấm? 03/12/2023
Cuộc chiến văn hoá Bắc – Nam: Mặt trận không yên tĩnh 03/12/2023
Cựu bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ Robert Gates nói về quan hệ quân
sự với Trung Quốc 03/12/2023
Henry Kisssinger đã chết nhưng bóng ma của ông vẫn còn 03/12/2023
Bàn về dạy thêm học thêm 02/12/2023
Henry Kissinger 02/12/2023
166 người Việt kẹt giữa vùng chiến sự Myanmar kêu cứu vì hết lương
thực 02/12/2023
Mỹ có khả năng kềm hãm tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông? 02/12/2023
Vô đề 01/12/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
22
năm mở rộng không xong 600m đường
https://tuoitre.vn/22-nam-mo-rong-khong-xong-600m-duong-20231202225600844.htm
Được
giao đất từ năm 2001, 22 năm qua, khoảng 600m đường Lương Định Của từ ngã ba
Nguyễn Hoàng đến nút giao An Phú (TP Thủ Đức, TP.HCM) vẫn chưa thể mở rộng.
"Nút cổ chai" ngay vị trí cửa ngõ này là nỗi ám ảnh của người dân.
Tháng 7-2001, Thủ tướng có quyết định thu hồi
hơn 87,3ha đất giao cho Công ty dịch vụ Phát triển đô thị TP.HCM để thực hiện
dự án khu đô thị phát triển An Phú (nay là Công ty cổ phần địa ốc Thủ Thiêm).
Theo
đó, Công ty Thủ Thiêm sử dụng hơn 85ha trong tổng diện tích đất thu hồi trên để
đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật chính khu đô thị. Phần đất còn lại (22.012m2)
để mở rộng lộ giới đường Lương Định Của.
Điểm
nghẽn giao thông "cửa ngõ" TP
Đường Lương Định Của thuộc ranh dự án khu đô
thị An Phú dài khoảng 600m điểm đầu là đường Nguyễn Hoàng kéo dài ra nút giao
An Phú, Mai Chí Thọ.
Theo quy hoạch được phê duyệt, lộ giới đường
Lương Định Của được mở rộng lên 30m với sáu làn xe. Triển khai dự án đến nay
hơn 22 năm nhưng theo kết luận thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường
TP.HCM, đến nay Công ty Thủ Thiêm chưa có kế hoạch thực hiện đầu tư mở rộng lộ
giới đoạn Lương Định Của.
Với vị trí quan trọng và lưu lượng giao thông
đông nên đoạn này, nhiều năm nay đã trở thành điểm nghẽn giao thông của cả khu
vực. Đường Lương Định Của kết nối trực tiếp với hai tuyến đường trọng điểm của
TP Thủ Đức: một đầu giao với đại lộ Mai Chí Thọ, ra cửa ngõ cao tốc TP.HCM -
Long Thành - Dầu Giây), đầu kia cắt đường Trần Não và đường nối ra đại lộ vòng
cung hướng về cầu Thủ Thiêm, cầu Ba Son.
Dự án mở rộng đường Lương Định Của có tổng
chiều dài 2,3km hiện đã mở rộng 2/3 (đoạn từ Trần Não đến Nguyễn Hoàng). Đoạn
600m chưa được mở rộng thành điểm nghẽn giao thông nhiều năm nay. Hằng ngày,
vào giờ cao điểm, xe cộ ùn ứ thành hàng dài tại đoạn này và nút giao An Phú.
"Đèn
giao thông tại đầu đường Lương Định Của kéo dài hơn 100 giây. Do vướng đoạn nút
thắt cổ chai nên ô tô nối đuôi chờ hàng dài, xe máy phải len lỏi cùng với ô tô,
rất nguy hiểm và mệt mỏi khi qua đây...", chị Nguyễn Thị Diệu (phường Bình
Trưng Đông, TP Thủ Đức), hằng ngày đi về qua đoạn "nút cổ chai" này, than thở.
Kiến
nghị giao UBND TP Thủ Đức giải phóng mặt bằng
Nguyên nhân dẫn đến việc này do hơn 22 năm qua
diện tích hơn 22.000m2 để mở rộng lộ giới đường chưa được bồi
thường, giải phóng mặt bằng. Trách nhiệm phải thực hiện việc này được kết luận
thanh tra của Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ ra thuộc về Công ty Thủ Thiêm.
Có 64 hộ dân trong diện cần bồi thường để giải
phóng mặt bằng. Trong đó, đã hoàn tất xác nhận pháp lý 60 hồ sơ, đã tiếp xúc
hiệp thương theo đơn giá 55 hồ sơ (3 hồ sơ đồng ý, 45 hồ sơ không đồng ý, đề
nghị tái định cư tại chỗ hoặc chỉ đồng ý giải tỏa từ tim đường vào 15m theo quy
hoạch), 7 hồ sơ chưa có ý kiến, 5 trường hợp đã mời tiếp xúc hiệp thương nhưng
không đến.
Để bảo đảm tính khả thi của dự án mở rộng lộ
giới đường Lương Định Của, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nguyễn Toàn
Thắng kiến nghị lãnh đạo UBND TP.HCM giao UBND TP Thủ Đức tiến hành bồi thường
giải phóng mặt bằng rồi quyết toán lại kinh phí với Công ty Thủ Thiêm và các
công ty chủ đầu tư dự án thành phần.
Kiến nghị giao Công ty Thủ Thiêm phối hợp với
UBND TP Thủ Đức để hoàn thành công tác bồi thường và hoàn trả kinh phí cho UBND
TP Thủ Đức, kinh phí do các chủ đầu tư dự án thành phần đóng góp. Làm việc với
các chủ đầu tư dự án thành phần để thống nhất kinh phí đóng góp.
Bên cạnh đó, giao 13 chủ đầu tư dự án thành
phần cam kết đóng góp kinh phí đầu tư xây dựng hạ tầng hoàn thành dự án.
Rà
soát việc bồi thường diện tích 22.000m2
Chỉ đạo về kết luận thanh tra của Sở Tài
nguyên và Môi trường liên quan phần đất diện tích 22.012m2 thuộc
lộ giới đường Lương Định Của, Phó chủ tịch UBND TP Bùi Xuân Cường đề nghị Công
ty Thủ Thiêm khẩn trương rà soát nguồn vốn bồi thường để chủ trì làm việc thống
nhất với các chủ đầu tư dự án thành phần.
Trường hợp chủ đầu tư các dự án thành phần không
hợp tác, không thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ dẫn đến việc thực hiện dự án kéo
dài, gây lãng phí đất đai, Công ty Thủ Thiêm kịp thời báo cáo cơ quan có thẩm
quyền xem xét, xử lý nghiêm theo quy định.
Đồng thời, giao UBND TP Thủ Đức xác định rõ
đơn vị có trách nhiệm bồi thường, hỗ trợ đối với phần diện tích 22.012m2 nêu
trên.
Kiến
nghị UBND TP Thủ Đức giao mặt bằng trước quý 3-2024
Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Ban Quản lý dự
án đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP.HCM (Ban giao thông) cho biết khu
vực đường Lương Định Của đoạn giao với đại lộ Mai Chí Thọ nằm trong dự án mở
rộng nút giao An Phú (TP Thủ Đức).
Cụ thể vị trí này thuộc khu vực mặt bằng thi
công nhánh cầu vượt N1.2 kết nối từ đường Lương Đinh Của vào cao tốc TP.HCM -
Long Thành - Dầu Giây. Hiện tại mặt bằng thi công của dự án chưa được bàn giao.
Ban giao thông cũng kiến nghị UBND TP xem xét,
có ý kiến chỉ đạo theo văn bản của Sở Tài nguyên và Môi trường để có cơ sở thực
hiện công việc tiếp theo. Đồng thời đơn vị cũng kiến nghị TP Thủ Đức bàn giao
mặt trước quý 3-2024 để kịp thi công, hoàn thành công trình chào mừng 30-4-2025
theo kế hoạch.
Bắt
khẩn cấp nhóm đối tượng cho vay lãi nặng, cướp tài sản của con nợ
ANTD.VN - Đánh đập, đe doạ, uy hiếp, cướp tiền
của một phụ nữ đã vay lãi nặng, 4 đối tượng đã bị Cơ quan Cảnh sát điều
tra Công an tỉnh Đồng Nai bắt giữ.
Cơ quan điều tra Công an tỉnh Đồng Nai vừa ra
quyết định khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam 4 đối tượng
gồm: Nguyễn Đức Thắng, Tạ Văn Thiệp, thường trú tại TP. Hải Phòng; Nguyễn Thanh
Hồng, trú thành phố Biên Hòa và Phạm Mạnh Tuấn, trú tại tỉnh Nam Định để điều
tra về hành vi cướp tài sản.
Trước đó, vào đêm 15-11, qua công tác nghiệp
vụ, Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Đồng Nai phát hiện, bắt quả tang nhóm
đối tượng trên đang đánh đập, đe doạ, uy hiếp, cướp tiền của một phụ nữ đã vay
lãi nặng của chúng tại một quán bán nước giải khát trên địa bàn khu phố 3,
phường Trảng Dài, thành phố Biên Hoà.
Khám xét nhanh nơi ở của 4 đối tượng, trong đó
có tiệm cầm đồ "Thắng 15" tại tổ 7, khu phố 4C, phường Trảng Dài (nơi
đối tượng Thắng và Thiệp đang ở), lực lượng chức năng phát hiện, thu giữ một số
hung khí và nhiều tài liệu có liên quan.
Cơ quan điều tra đã làm rõ nhóm đối tượng này
sử dụng thủ đoạn rất tinh vi, khiến người vay mắc phải khó thoát ra được.
Khi nạn nhân hết khả năng chi trả, chúng gọi
điện, nhắn tin, sử dụng các đối tượng có tiền án, tiền sự tìm đến nơi ở, nơi
làm việc của bị hại và người thân chửi bới, đe doạ, uy hiếp tinh thần, đánh
đập, ép buộc phải trả nợ, thậm chí đi đâu cũng phải thông báo và gửi định vị
cho chúng biết.
Trường hợp nữ nạn nhân được lực lượng Công an
giải cứu đêm 15-11, từng vay của nhiều đối tượng trong nhóm, trong đó có khoản
vay khoảng hơn 100 triệu đồng từ đầu tháng 8 năm 2023, nhưng đến giữa tháng
11-2023 bị chốt lãi và gốc phải trả với số tiền cao gấp nhiều lần ngân hàng.
Do không có tiền trả nợ nên bị các đối tượng
ép đến quán bán nước giải khát đánh đập, đe doạ, uy hiếp, buộc nạn nhân phải
gọi điện cầu cứu người thân vay nóng tiền mang đến đưa cho chúng.
Việc ngăn chặn, triệt xoá kịp thời được nhóm
tín dụng “đen” hoạt động manh động trên đã góp phần răn đe, phòng ngừa loại tội
phạm này hoạt động biến tướng phức tạp.
Cơ quan Công an khuyến cáo mọi người dân có
nhu cầu vay vốn nên đến các tổ chức tín dụng có uy tín để làm thủ tục vay,
tuyệt đối không vay của những đối tượng bên ngoài xã hội để tránh những hậu quả
đáng tiếc xảy ra.
Cơ
quan Công an cảnh báo 10 phương thức phổ biến của tội phạm lừa đảo chiếm đoạt
tài sản qua mạng
ANTD.VN - Hiện nay, tình trạng sử dụng
không gian mạng đế lừa đảo chiếm đoạt tài sản diễn ra hết sức phức tạp. Các đối
tượng phạm tội sử dụng rất nhiều các phương thức, thủ đoạn tinh vi để lừa đảo,
gây ra hậu quả nghiêm trọng.
Từ thực tiễn công tác đấu tranh, lực lượng An
ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao CATP Hải Phòng thông
báo một số phương thức, thủ đoạn phổ biến như sau:
1. Tuyển cộng tác viên Online: Các đối tượng mạo danh nhân viên các sàn thương
mại điện tử như: Shoppee, Lazada, Tiki, TikTok shop,... tuyển cộng tác viên làm
các nhiệm vụ chuyển tiền thanh toán các đơn hàng để tăng tương tác..., hứa hẹn
trả lợi nhuận cao. Với một số đơn hàng đầu có giá trị nhỏ, đối tượng chuyển lại
tiền gốc và hoa hồng đầy đủ để tạo niềm tin cho người bị hại, sau đó yêu cầu
người bị hại thanh toán những đơn hàng có giá trị lớn hơn. Khi người bị hại
chuyển tiền, chúng đưa ra các lý do: cộng tác viên thực hiện sai thao tác,
chuyển sai số tiền thanh toán, quá thời gian... dẫn đến tài khoản bị khóa và
yêu cầu người bị hại chuyển tiền thêm để bảo lãnh, xác minh tài khoản... thì
mới cho rút lại tiền gốc và lãi. Chúng tiếp tục nêu ra các lý do khác nhau đế
giải thích cho việc không rút được tiền; đưa người bị hại vào tình trạng muốn
lấy lại tiền nên phải thực hiện theo cho đến khi hết khả năng vay mượn, huy
động tiền thì mới biết đã bị mắc lừa.
2. Giả danh cơ quan thực thi pháp luật để lừa
đảo chiếm đoạt tài sản: Các đối tượng sử dụng sim không chính chủ, thiết bị chuyển đổi
số điện thoại, phần mềm giả mạo các cơ quan chức năng để giả danh là cán bộ
Công an, Viện kiểm sát, Tòa án, gọi điện đến người bị hại, thông báo có liên
quan đên vụ án hình sự, ma túy, rửa tiền. Giả danh nhân viên viễn thông gọi
điện thông báo nợ cước viễn thông, nhân viên điện lực gọi điện thông báo nợ
cước. Giả danh Cảnh sát giao thông gọi điện thông báo phạt nguội nhằm gây sức
ép, dọa nạt, làm người dân hoang mang, làm giả các lệnh bắt giam, quyết định
khởi tố của cơ quan Công an, Viện kiểm sát để đe dọa người bị hại, yêu cầu
người bị hại chuyến tiền vào tài khoản do chúng cung cấp để phục vụ công tác
điều tra, chứng minh số tiền của người bị hại có liên quan đến tội phạm hay
không. Các đối tượng liên tục cho người bị hại nói chuyện với các cán bộ giả
danh của các đơn vị khác nhau. Người bị hại nghĩ mình không phạm tội và đồng
thời rơi vào tình trạng bị thúc ép, khủng bố tinh thần nên chuyển tiền vào tài
khoản do đối tượng cung cấp hoặc tài khoản do mình tạo ra rồi cung cấp mã OTP
cho đối tượng, sau đó bị chúng chiếm đoạt tiền đã chuyển.
3. Kêu gọi đầu tư, tài chính, tiền ảo: Đối tượng lập ra các trang web, ứng dụng giao
dịch tiền ảo, chứng khoán, ngoại hối... kêu gọi người dân tham gia đầu tư đê
thu lợi nhuận. Các trang web và ứng dụng này có giao diện hình thức và nội dung
rất giống với các trang web chính thống. Các đối tượng còn mời người bị hại
tham gia các hội, nhóm trên các nền tảng mạng xã hội như Zalo, Telegram, Viber,
Wechat... Chúng dùng nhiều tài khoản khác nhau tham gia nhóm để làm “chim mồi”,
khuyến khích người bị hại tham gia. Ban đầu, đối tượng thanh toán khoản tiền từ
tiền ảo sang tiền thật rất dễ dàng để người bị hại tin tưởng. Sau đó, các đối
tượng sẽ lấy lý do người bị hại thao tác không đúng, hệ thống bị lỗi ... khiến
người bị hại không rút được tiền và sẽ bị mất hết số tiền đầu tư.
4. Đánh cắp hoặc tạo tài khoản mạo
danh trên mạng xã hội, chủ yếu là Facebook, Zalo sau đó nhắn tin cho
bạn bè, người thân để vay mượn tiền và yêu câu chuyển tiền vào tài khoản ngân
hàng cho các đối tượng để chiếm đoạt. Các đối tượng có thể thu thập hình ảnh,
thông tin cá nhân của người dùng, lợi dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo để làm
giả cuộc gọi video, giọng nói của người dùng để phục vụ cho hoạt động lừa đảo.
5. Mua hàng trực tuyến với giá rẻ: Các đối tượng đăng tin bán ô tô, xe máy, thiết
bị điện tử, đồ tiêu dùng... trên các trang mạng xã hội Facebook, Zalo,... Để
mua được hàng, đối tượng yêu cầu phải đặt cọc trước và chuyển tiền vào số tài
khoản do chúng chỉ định. Sau khi nhận được tiền đặt cọc, đối tượng không giao
hàng, khóa trang mạng và cắt đứt mọi liên lạc với người bị hại.
6. Mạo danh là giáo viên, nhân viên y tế nhà
trường hoặc nhân viên y tế bệnh viện liên hệ trực tiếp với phụ huynh học sinh báo
tin về việc học sinh bị tai nạn, đang nhập viện cấp cứu, yêu cầu phải nhanh
chóng chuyển tiền để đóng viện phí, cấp cứu bệnh nhân, từ đó chiếm đoạt tài
sản...
7. Giả yêu đương, gửi nhận quà từ nưóc ngoài:
... Đối tượng kết bạn qua
mạng xã hội Facebook, Zalo, Viber, Telegram.... giới thiệu là người nước ngoài,
doanh nhân thành đạt, đang công tác ở nước ngoài làm quen với người bị hại (chủ
yếu là phụ nữ), “giả” yêu đương, hứa hẹn tặng quà có giá trị cao. Bố trí các
đổi tượng khác giả danh nhân viên sân bay, hải quan, bưu điện, thuế... liên lạc
với người bị hại để thông báo, yêu cầu phải nộp các loại phí dịch vụ, phí hải
quan, thuế để được nhận quà, tiền, hàng hóa từ nước ngoài gửi về. Đối tượng yêu
cầu người bị hại chuyển các khoản phí đó vào số tài khoản ngân hàng do đối
tượng cung cấp, sau đó ngắt liên lạc, chiếm đoạt tiền của người bị hại.
8. Vay tiền trực tuyến: ... Đối tượng sử dụng mạng xã hội giả danh nhân
viên ngân hàng, công ty tài chính, đăng quảng cáo cho vay tiền với lãi suất
thấp, thủ tục nhanh chóng. Sau đó, chúng tạo hình ảnh giả về việc vay tiền rồi
yêu cầu người vay nộp trước nhiều khoản tiền như phí mở hồ sơ, phí bảo hiểm,
vào số tài khoản chỉ định để được giải ngân. Sau khi chuyển tiền xong, người
vay không nhận được tiền giải ngân và không liên lạc được với đối tượng.
9. Cài đặt ứng dụng giả mạo: ... Đối tượng mạo danh là nhân viên cơ quan thuế,
gọi điện, nhắn tin cho người bị hại để hướng dẫn cài đặt, sử dụng ứng dụng giả
mạo ứng dụng của Tổng cục thuế. Sau khi người bị hại cài đặt ứng dụng này sẽ bị
chiếm đoạt các thông tin trong điện thoại; đối tượng xâm nhập vào ứng dụng
Internet Banking trên điện thoại và chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng, sổ tiết
kiệm online của người bị hại đến các tài khoản khác đế chiếm đoạt.
10. Thông báo trúng thưởng, quà tặng: Đối tượng sử dụng mạng xã hội hoặc gọi điện
thoại, mạo danh các công ty có thương hiệu như Công ty FPT, Siêu thị Điện máy
xanh, liên hệ với người bị hại để thông báo các chương trinh khuyến mãi hay
khách hàng đã trúng thưởng các phần quà có giá trị cao như xe máy SH, điện
thoại Iphone; sổ tiết kiệm có giá trị vài trăm triệu đồng... Sau đó, đối tượng
yêu cầu bị hại chuyển tiền vào tài khoản do đối tượng chỉ định để làm thủ tục
nhận thưởng. Nhưng sau khi nhận được tiền, các đối tượng cắt đứt mọi liên lạc
với người bị hại và chiếm đoạt tiền.
Để phòng ngừa tội phạm lừa đảo chiếm đoạt tài
sản trên không gian mạng, mỗi người dân:
1. Đề cao cảnh giác khi nhận các cuộc gọi từ
người gọi tự xưng là cán bộ các cơ quan Nhà nước, đặc biệt là lực lượng Công an
để thông báo, yêu cầu điều tra vụ án không liên quan đến mình. Không cung cấp
thông tin cá nhân, số điện thoại, địa chỉ nhà ở, mã OTP, số tài khoản ngân
hàng. Không nên nghe và làm theo những lời hướng dẫn, giới thiệu, dụ dỗ làm
theo các cách thức làm việc nhẹ nhàng, kiếm tiền dễ dàng... đặc biệt không nghe
lời của các đối tượng chuyên tiền vào các tài khoản được chỉ định. Khi nhận được
các cuộc gọi có nội dung như trên, cần liên lạc ngay với các đồng chí cảnh sát
khu vực, công an xã, phường, thị trấn nơi cư trú.
2. Bảo vệ thông tin cá nhân, không công khai
các thông tin như: ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân, căn cước công
dân, số điện thoại, số tài khoản ngân hàng ... lên mạng xã hội để tránh bị các
đối tượng lợi dụng khai thác, sử dụng vào mục đích lừa đảo; cần chọn lọc thông
tin trước khi chia sẻ công khai lên mạng xã hội.
3. Thường xuyên kiểm tra và cập nhật các tính
năng bảo mật, quyền riêng tư trên các tài khoản ngân hàng, tài khoản mạng xã
hội và cần bảo mật tuyệt đối thông tin của các tài khoản trên, bao gồm: tên
đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực (OTP) hoặc số thẻ tín dụng,... không cung cấp
cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khi chưa xác định được danh tính.
4. Không truy cập các đường link trong tin
nhắn hay email lạ không rõ nguồn gốc; không thực hiện giao dịch theo yêu cầu
của các đối tượng lạ khi nhận được điện thoại, tin nhắn có nội dung liên quan
đến giao dịch ngân hàng.
5. Cảnh giác khi tiếp cận các website, ứng
dụng trong các tin nhắn nhận được, bao gồm các tin nhan thương hiệu, tin nhắn
từ các đầu số ngắn; tuyệt đối không truy cập vào các website, úng dụng có nguồn
gốc, nội dung không rõ ràng.
6. Cảnh giác, không tin vào những thông báo
nhận thưởng qua mạng mà yêu cầu cung cấp thông tin hoặc chuyển tiền qua tài
khoản ngân hàng để làm thủ tục nhận thưởng. Tìm hiểu kỹ thông tin khi kết bạn
với những người lạ trên mạng xã hội, đặc biệt là những người hứa hẹn cho, tặng
số tiền, tài sản lớn, không rõ lý do.
7. Cảnh giác với những trang web giả mạo dịch
vụ chuyển tiền quốc tế, trang web ngân hàng... lưu ý,chỉ nên nhập thông tin tài
khoản ngân hàng trên trang web, ứng dụng chính thức của ngân hàng có uy tín.
8. Đối với các tin nhắn qua mạng xã hội hay
qua điện thoại của người quen, bạn bè nhờ mua thẻ điện thoại, nhờ chuyển tiền
hộ, cần trực tiếp gọi điện thoại để xác nhận kỹ thông tin trước khi chuyến tiền
theo yêu cầu của người đó.
9. Không cài đặt lên điện thoại, máy tính các
ứng dụng chưa được xác thực trên kho ứng dụng trước yêu cầu của đối tượng lạ.
Khi phát hiện sim điện thoại bị vô hiệu hóa, cần gọi ngay cho bộ phận chăm sóc
khách hàng của nhà mạng để yêu cầu hỗ trợ, xác minh. Nếu bị mất điện thoại, cần
khẩn trương báo cho nhà mạng để khóa sim kịp thời.
10. Không mở hộ, cho thuê, bán tài khoản ngân
hàng cho người khác, đặc biệt là những đối tượng không quen biết. Khi phát hiện
đối tượng có hành vi mua hoặc thuê người khác mở tài khoản ngân hàng, cần báo
ngay cho cơ quan Công an để có biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật.
Số phận hơn 700 dự án “trùm mềm” tại Hà
Nội sẽ ra sao?
Vi
Anh
https://diendandoanhnghiep.vn/so-phan-hon-700-du-an-trum-mem-tai-ha-noi-se-ra-sao-255346.html
Qua rà soát, 680/712 dự án chậm
tiến độ đã được thành phố lên phương án giải quyết vướng mắc, 32 dự án còn lại
dự kiến hoàn thiện trong tháng 12/2023.
UBND TP Hà Nội vừa có báo cáo gửi HĐND thành phố về kết quả thực
hiện Nghị quyết số 04 năm 2022 của HĐND thành phố về biện pháp đẩy nhanh tiến
độ đầu tư, tập trung xử lý các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất chậm
triển khai.
Theo báo cáo của UBND TP Hà Nội, đã tiến hành rà soát đối với
712 dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất nhưng chậm triển khai trên
địa bàn.
Tính đến 31/10/2023, có 330 dự án (chiếm 46,3%) được đưa ra khỏi
danh sách các dự án chậm triển khai (đã
đưa đất vào sử dụng; đã, đang tham mưu trình thu hồi, chấm dứt dự án;...).
Bên cạnh đó, 350 dự án (chiếm 49,2% tổng số 712 dự án) đã có chỉ
đạo xử lý, kết luận thanh tra, kiểm tra, hậu kiểm; giao các đơn vị tiếp tục giám
sát, đôn đốc nhà đầu tư đưa đất vào sử dụng. Ngoài ra, 32 dự án (chiếm
4,5%) còn phải tiếp tục thực hiện xử lý theo quy định của pháp luật. Dự kiến
hoàn thiện trong tháng 12/2023.
Trong đó, trong 135 dự án chưa có quyết định giao đất, cho thuê
đất đã chấm dứt hoạt động đầu tư dự án, dừng triển khai hoặc chấm dứt việc giao
chủ đầu tư nghiên cứu lập quy hoạch theo quy định 64 dự án.
Có thể kể đến một số dự án đã chấm dứt hoạt động như Văn phòng
làm việc và cho thuê tại số 6 Đào Duy Anh, phường Phương Liên, quận Đống Đa của
Công ty TNHH Việt Anh; Dự án Bệnh viện đa khoa Quang Trung tại Khu đồng Đế Mơ,
đường Tam Trinh, Yên Sở, Hoàng Mai của Công ty CP bệnh viện đa khoa Quang
Trung; Nhà ở liền kề tại ô đất TT- 05-VI, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu
Giấy của Công ty CP Xây dựng và Phát triển cơ sở hạ tầng INDECO; Trung tâm
thương mại và nhà ở Vai Réo tại xã Phú Cát, huyện Quốc Oai của Công ty CP
thương mại và Dịch vụ Lã Vọng; Khu hỗn hợp văn phòng - thương mại, dịch vụ -
nhà hàng và giải trí tại số 153 phố Yên Phụ, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ của
Tổng công ty Du lịch Hà Nội...
Đối với dự án Khu đô thị mới Nam đường 32 (Hoài Đức) của Công ty
CP Đầu tư và Phát triển Lũng Lô 5, UBND TP cho biết, vào tháng 8/2022 đã có văn
bản giao Thanh tra thành phố thanh tra toàn diện dự án. Đối với 404 dự án
đã được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dựng đất, UBND
thành phố xem xét quyết định thu hồi đất, bãi bỏ quyết định giao đất, cho thuê
đất, chấm dứt hoạt động 50 dự án.
Cùng với đó, 32 dự án đã có quyết định thu hồi, bãi bỏ quyết
định giao đất như: Khu đô thị mới Việt Á xã Thanh Lâm, huyện Mê Linh của Công
ty CP Tập đoàn đầu tư thương mại công nghiệp Việt Á; Khu đô thị mới Prime Group
(Khu đô thị sinh thái Đại Thịnh) xã Đại Thịnh, xã Tráng Việt, huyện Mê Linh của
Công ty CP Prime Group; Tổ hợp công trình công cộng, chung cư cao tầng 162
Nguyễn Văn Cừ, Long Biên; Khu đô thị Thanh Lâm - Đại Thịnh 1, Khu đô thị Mê
Linh - Đại Thịnh của Tổng Công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD); Khu
nhà ở cho cán bộ giáo viên Thạch Thất, xây dựng trường đại học Thạch Thất của
Trường Đại học Hòa Bình; Dự án Xây dựng trụ sở, văn phòng kết hợp bãi đỗ xe tại
khu đất đấu giá Xuân Đỉnh (Bắc Từ Liêm) của Công ty CP Bất động sản AIC…
Có thể thấy, thực trạng các dự án "treo", chậm triển
khai là một vấn đề gây lo ngại lớn tại nhiều địa phương trong cả nước trong
suốt thời gian qua, đặc biệt là ở các đô thị lớn như Hà Nội và TP.HCM.
Liên quan đến vấn đề trên, KTS. Phạm Thanh Tùng - Chánh Văn
phòng Hội KTS Việt Nam cho rằng, những dự án chậm tiến độ không chỉ tạo ra
khung cảnh đô thị mất mỹ quan mà còn mang lại những thiệt hại kinh tế lớn, gây
ra hàng loạt vấn đề bất cập khác.
Ở một đô thị đất đai khan hiếm như Hà Nội, việc sử dụng nguồn
lực đất đai cho mục đích xây dựng nhà ở, trường học và dịch vụ xã hội là vô
cùng quan trọng. Những dự án "đắp chiếu" đồng nghĩa với việc đất đai
không được sử dụng hiệu quả, không mang lại lợi ích cho cộng đồng.
Do đó, theo ông Tùng, cần phải siết chặt hơn nữa việc thực thi
quy định pháp luật về quản lý đất đai, để ngăn
chặn việc lạm dụng quỹ đất và giải quyết hiệu quả vấn đề dự án bất động sản
treo.
Chánh
Thanh tra Bộ GD&ĐT: Trường nào có TS "rởm" dạy sẽ phải báo cáo,
giải trình
Phạm Thi
GDVN- Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo
cho biết sẽ yêu cầu các trường liên quan đến vụ tiến sĩ "rởm" báo
cáo, giải trình và xử lý theo quy định.
Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam ngày 22/11 đã đăng tải bài
viết "Nguyên Trưởng khoa CĐ Công thương VN
dùng bằng TS không có dữ liệu cấp bằng" phản ánh về trường hợp bổ nhiệm Trưởng
khoa Công nghệ thông tin, Trường Cao đẳng Công thương Việt Nam đối với ông
Nguyễn Trường Hải vào ngày 18/9.
Đáng chú ý, ngay sau khi nội dung này được đăng tải, thông tin
ông Nguyễn Trường Hải sử dụng bằng thạc sĩ, tiến sĩ "rởm" để đi dạy ở
nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh cũng được đưa
ra dư luận.
Theo tìm hiểu, ông Nguyễn Trường Hải có 6 năm tham gia thỉnh
giảng tại Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh (Hutech), thỉnh giảng
một thời gian tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh.
Đại diện khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Văn Hiến cũng
cho phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục Việt Nam biết, ông Nguyễn Trường Hải
cũng từng nộp hồ sơ ứng tuyển vị trí Phó Trưởng khoa. Vào tháng 11/2022, trường
gửi thư mời nhận việc, nhưng phải thử việc, và chỉ làm được có vài ngày thì ông
Hải cũng tự nộp đơn xin nghỉ việc, với lý do là không hội nhập được với nhân sự
trong khoa. Khi đó, ông Nguyễn Trường Hải cũng chưa dạy ngày nào tại khoa.
Trường Đại học Sài Gòn cho phóng viên Tạp chí điện tử Giáo dục
Việt Nam cho biết, trong học kỳ 1 của năm học 2021 – 2022, ông Nguyễn Trường
Hải có tham gia giảng dạy tại nhà trường, với vai trò thỉnh giảng.
Do lúc đó còn học và thi trực tuyến, lại là
thời kỳ giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, nên nhà trường cũng không thẩm tra
văn bằng, hồ sơ của ông Hải.
Ông Hải lúc đó chỉ mới có bằng thạc sĩ có tham
gia giảng dạy 4 môn, có tham gia chấm thi kết thúc học phần một môn với một
giảng viên cơ hữu trong trường.
Do lúc đó còn học và thi trực tuyến, lại là
thời kỳ giãn cách xã hội vì dịch Covid-19, nên nhà trường cũng không thẩm tra
văn bằng, hồ sơ của ông Hải.
Ông Hải lúc đó chỉ mới có bằng thạc sĩ có tham
gia giảng dạy 4 môn, có tham gia chấm thi kết thúc học phần một môn với một
giảng viên cơ hữu trong trường. [1]
Các trường phải chịu trách nhiệm về hồ sơ giảng viên
Liên quan đến trường hợp giảng viên sử dụng bằng thạc sĩ, tiến
sĩ "rởm" để giảng dạy ở loạt cơ sở giáo dục đại học, chiều ngày 1/12,
trao đổi với phóng viên Tạp chí Giáo dục Việt Nam, Tiến sĩ Nguyễn Đức Cường -
Chánh Thanh tra Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin: “Cơ sở giáo dục đại học được
quyền tự chủ theo quy định của Luật giáo dục đại học 2012; Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14), trong đó có
nội dung tự chủ về tổ chức, bộ máy và nhân sự.
Việc giảng viên sử dụng bằng thạc sĩ, tiến sĩ có dấu hiệu như
báo nêu, chúng tôi sẽ yêu cầu các trường liên quan báo cáo, giải trình và xử lý
trước theo quy định. Trên cơ sở xác minh, báo cáo và kết quả xử lý của các
trường, theo chức năng, nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ, Thanh tra sẽ tham mưu
làm rõ và xử lý theo thẩm quyền. Việc mua bán, sử dụng “bằng giả” theo nghĩa
đen thuộc chức năng xác minh, kết luận của cơ quan công an".
Đồng thời, theo Tiến sĩ Nguyễn Đức Cường, các trường phải chịu
trách nhiệm về hồ sơ ứng viên (trong đó có văn bằng, chứng chỉ) khi tuyển dụng
giảng viên, có trách nhiệm kiểm tra, xác minh thông tin liên quan đến lý lịch,
văn bằng chứng chỉ khi có nghi ngờ hoặc dấu hiệu không đúng.
Hiện nay có nhiều công cụ để thực hiện việc này, các cơ sở đào
tạo khi cấp bằng tốt nghiệp cho người học cũng đã công khai thông tin trên
trang thông tin điện tử của họ. Nếu văn bằng do nước ngoài cấp thì gửi cơ quan
công nhận văn bằng, chứng chỉ của Bộ Giáo dục và Đào tạo để công nhận.
“Việc để lọt các trường hợp dùng bằng giả là lỗi của những bộ phận
chức năng có trách nhiệm kiểm tra, thẩm định hồ sơ khi tiếp nhận vào trường.
Khi chúng tôi đi thanh tra, kiểm tra, các trường cung cấp thông tin về danh
sách giảng viên đã đóng dấu, khẳng định có hợp đồng lao động, có bảo hiểm để
xác định là giảng viên cơ hữu của trường… các trường phải chịu trách nhiệm về
hồ sơ giảng viên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng phần mềm quản lý dữ liệu
ngành giáo dục trong đó có việc cập nhật dữ liệu danh sách giảng viên cơ hữu
của các trường, khi các trường nhập liệu vào phần mềm phải chịu trách nhiệm về
tính chính xác của dữ liệu do mình nhập. Phần mềm là một trong những cơ sở để
xác định trùng lặp giảng viên cơ hữu trong các trường, ví dụ: một người đang là
giảng viên cơ hữu của một trường không thể là giảng viên cơ hữu trường khác.
Tuy nhiên có một thực tế, hiện nay việc quản lý ở hai hệ thống
khác nhau, có những tiến sĩ ở trường cao đẳng (Bộ Lao động - Thương binh và Xã
hội quản lý) nhưng đồng thời có tên ở trường đại học. Bên cạnh đó, số giảng
viên về hưu có thể cũng có tên ở một số trường.
Chúng tôi đang hoàn thiện hệ thống phần mềm để xác định rõ tình
trạng này, từ đó mới có cơ sở xử lý”, ông Cường cho biết thêm.
Gửi bằng cấp của người được tuyển dụng về nơi cấp bằng để xác
nhận là cần thiết
Mặc dù cả cơ sở giáo dục công lập và tư thục đều có quy trình
tuyển dụng nhân sự, đặc biệt với các vị trí quản lý là rất khắt khe nhưng vẫn
để "lọt lưới" trường hợp dùng bằng giả thăng tiến sự nghiệp, Đại biểu
Quốc hội Dương Minh Ánh - Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hà Nội đặt ra thắc
mắc: "Thỉnh thoảng điện thoại tôi nhận được tin nhắn quảng cáo qua điện
thoại là nhận làm các loại văn bằng chứng chỉ giả. Họ công khai mua
bán văn bằng, chứng chỉ giả trên các trang mạng xã hội mà chưa bị cơ quan quản
lý nhà nước xử lý.
Thiết nghĩ có cung ắt có cầu. Vậy câu hỏi đặt ra ở đây đối với
cơ quan nhà nước về việc kiểm soát về vấn đề này ra sao?".
Đối với công tác xác minh văn bằng chứng chỉ, theo bà Ánh:
"Mẫu văn bằng chứng chỉ hiện nay đã thay đổi so với trước kia. Trước kia
mẫu bằng có dán ảnh của người học, còn bây giờ thì không còn. Chính vì vậy, tôi
thấy nhiều đơn vị tuyển dụng họ gửi bằng cấp của người
được tuyển dụng về nơi cấp bằng để xác nhận thông tin. Tôi cho rằng đây cũng là
việc làm cần thiết".
Cũng theo bà Ánh, có rất nhiều cách để kiểm tra chất lượng giảng
viên tại các cơ sở đào tạo. Bà đưa ra ví dụ, xây dựng bộ công cụ đánh giá, trong
đó có sinh viên đánh giá giảng viên sau mỗi giờ học, các giảng viên trong cùng
bộ môn đánh giá nhau khi dự giờ giảng của đồng nghiệp, lãnh đạo các nhà trường
đánh giá tháng, đánh giá năm đối với cán bộ, giảng viên...
Mở rộng vấn đề "cột chặt" trách nhiệm của cơ sở giáo
dục trong việc tuyển chọn và sử dụng giảng viên, bà Ánh bày tỏ quan điểm:
"Trong quy định đã nêu rõ thẩm quyền, trách nhiệm của người đứng đầu trong
việc tuyển dụng. Tuy nhiên, theo tôi quy định đặt ra dù có chặt chẽ đến đâu thì
cũng chỉ để "phòng người ngay chứ không phòng kẻ gian". Bởi thế, dù
có biện pháp nào đi nữa thì cũng không thể bằng ý thức tự giác và trách nhiệm
của mỗi giảng viên tự nâng cao chất lượng giảng dạy và tạo thương hiệu cho
chính mình và cho nhà trường".
No comments:
Post a Comment