Đối Thoại Điểm Tin ngày 22 tháng 11 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Jordan
tăng cường sự hiện diện quân sự dọc biên giới với Israel
Chính
phủ Israel họp để quyết định về thỏa thuận với Hamas
Các
nước Hồi giáo lập nhóm vận động ngừng bắn tại Gaza
Myanmar
bàn giao cho Trung Quốc hàng ngàn nghi phạm lừa đảo viễn
Việt Nam tuyên án 12 năm tù đối với tay buôn lậu ngà
voi, sừng tê giác
Mạng lưới Nhân
quyền Việt Nam sẽ trao giải 2023 cho ba nhà hoạt động
Thanh tra Chính phủ: Tham nhũng tiếp tục xảy ra trong
cơ quan phòng chống tham nhũng
Triều Tiên phóng
vệ tinh do thám
Israel – Hamas
thoả thuận ngưng chiến 4 ngày để đổi con tin
Bị
can Việt mang lậu ngà voi, sừng tê từ Angola về nước bị án 12 năm tù
Việt
Nam, Lào, Campuchia hoàn tất chuẩn bị cho trao đổi quốc phòng giữa biên giới ba
nước
Philippines
và Hoa Kỳ diễn tập tuần tra chung
Mười
dự án nghiên cứu dịch tả lợn châu Phi hoàn tất tại Việt Nam
Đường
bay Cần Thơ-Phú Quốc tạm dừng do Bamboo Airways rút khỏi
Ông
Lưu Bình Nhưỡng bị bắt - Tiếng nói bảo vệ dân oan bị dập tắt
Trung
Quốc muốn kéo dài đàm phán COC vô thời hạn để gây sức ép lên các nước láng
giềng
Vụ
Vạn Thịnh Phát chỉ là lớp trên của tảng băng chìm trong hệ thống ngân hàng Việt
Nam
Hơn
sáu ngàn tấn bí đỏ tại Khánh Hòa cần “giải cứu” do ế
Tập
đoàn năng lượng tái tạo Orsted dừng toàn bộ kế hoạch điện gió ngoài khơi Việt
Nam
Các
nhà thầu phát triển mỏ Sư Tử Trắng cân nhắc khoản đầu tư 1,3 tỷ USD
Chính
quyền Đắk Lắk gia tăng đàn áp Hội thánh Tin lành Đấng Christ Tây Nguyên
Vụ
ông Lưu Bình Nhưỡng bị bắt và “sự khôn ngoan” của chế độ
Biển
Đông: Liệu Việt Nam, Philippines và Malaysia sẽ có Bộ quy tắc ứng xử riêng?
Tạp
chí Mỹ khuyên khách du lịch không nên đến Vịnh Hạ Long vì quá nhiều rác
TPHCM
kỷ luật Đảng nhiều lãnh đạo vì các sai phạm trong mua sắm thiết bị, nhận hối lộ
Mạng
lưới Nhân quyền VN: Chính phủ ngược đãi người thiểu số Tây Nguyên một cách có
hệ thống!
Ông
Phạm Minh Chính thắp hương tại Nhà bia liệt sĩ đồn biên phòng ở Lai Châu
Anh bị LHQ chỉ
trích vì án tù ‘nặng tay’ cho hai nhà hoạt động khí hậu
Israel gọi đại
sứ về nước vì CH Nam Phi đòi 'truy nã thủ tướng Netanyahu'
BBC đã tìm lại
được cả họ tên nghệ sĩ bí ẩn Banksy
Video,Những phát
biểu 'dậy sóng' của Tiến sĩ Lưu Bình NhưỡngThời lượng, 3,47
BBC
100 Phụ nữ 2023: Ai có tên trong danh sách năm nay?
Philippines thuyết
phục Việt Nam, Malaysia soạn thảo quy tắc riêng về Biển Đông
Yahya Sinwar: Thủ
lĩnh Hamas là ai?
Bầu cử Đài Loan:
Dân Tiến Đảng chọn bà Tiêu Mỹ Cầm làm ứng viên phó tổng thống
Hội nghị APEC và
những cuộc biểu tình phản đối ở San Francisco
AES đàm phán bán cổ
phần tại một trong những nhà máy điện than lớn nhất Việt Nam
Một nhân vật chỉ
trích Vladimir Putin tuyên bố sẽ tranh cử tổng thống Nga
Napoleon Bonaparte:
Có nên so sánh hoàng đế Pháp với Hitler và Stalin hay không?
Miến Điện: Biểu tình phản đối Trung Quốc tại Rangoon
Nhiều lãnh đạo châu Âu đến Kiev để bày tỏ ủng hộ Ukraina nhân kỷ
niệm 10 năm cuộc Cách mạng Maidan
Xung đột Israel - Hamas bao trùm thượng đỉnh BRICS
Biển Đông : Bắc Kinh không thực tâm đàm phán về COC, Manila
tìm kiếm sự hợp tác khu vực
Nguy cơ đối đầu Mỹ-Trung « Quyết liệt hơn »
Mục tiêu tối thượng của TT Nga Putin : Đẩy Mỹ và đồng minh
của Washington ra khỏi Trung Đông ?
Xung đột Cận Đông: Hamas khẳng định sắp đạt thỏa thuận trao đổi
con tin với Israel
Úc và Trung Quốc tranh cãi về sự cố tàu chiến
Bắc Triều Tiên thông báo Nhật Bản thời điểm phóng vệ tinh dọ thám
lên quỹ đạo
Bulgarie khẳng định cung cấp 40 % đạn dược mà quân đội Ukraina sử
dụng trên chiến trường
Bốn địa điểm bị trao giải ''Nước Pháp xấu xí'' năm 2023
LHQ: Toàn bộ cam kết giảm khí thải mới chỉ đủ giữ nhiệt độ không
tăng quá 2,9°C
Mỹ: Biden sinh nhật 81 tuổi, cử tri Dân Chủ ngày càng lo ngại về
sức khỏe của tổng thống
Biển Đông : Philippines muốn cùng Việt Nam và Malaysia
soạn thảo Bộ Quy tắc Ứng xử riêng
Trung Quốc và các nước Hồi giáo thảo luận tình hình Gaza
Achentina : Ứng cử viên cực hữu “chống chính quyền” Javier Milei
đắc cử tổng thống
Đàm phán về COC: Đối lập quan điểm Việt Nam - Trung Quốc
Chiến lược đối ngoại để trị quốc của Tập Cận Bình trong chuyến
công du Mỹ
(NHK) - Bầu cử tổng thống Đài
Loan : Thủ tục đăng ký ứng cử viên bắt đầu. Kể từ ngày hôm qua, 20/11/2023, cơ quan
bầu cử Đài Loan tiếp nhận đơn đăng ký của các ứng cử viên tranh cử tổng
thống. Đảng Dân Tiến cầm quyền đã chọn phó tổng thống Đài LoanLại Thanh
Đức (Lai Ching-te) làm ứng viên chính thức. Đàm phán giữa hai đảng đối lập về
việc chọn một ứng cử viên duy nhất cho cuộc bỏ phiếu tháng Giêng tới chưa đạt
kết quả.
(NHK) -
Tổng thống Mỹ và chủ tịch Trung Quốc có thể tổ chức một cuộc gặp nữa. Hôm qua, 20/11/2023, trả lời báo giới,
người phát ngôn Hội đồng An ninh Quốc gia Nhà Trắng, John Kirby, cho biết tổng
thống Joe Biden và lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình đã đồng ý gặp lại nhau sau
cuộc gặp bên lề Diễn đàn APEC ở San Francisco tuần trước.
(AFP) -
Michael Spavor cáo buộc chính phủ Canada lợi dụng thu thập thông tin tình
báo. Michael
Spavor, lãnh đạo doanh nghiệp du lịch, và Michael Kovrig từng là nhà ngoại
giao, cả hai đã bị Trung Quốc bắt giam trong 3 năm (2018-2021) vì cáo buộc làm
gián điệp. Thời điểm đó, Canada đã lên án Trung Quốc “bắt giữ tùy tiện” để trả
đũa Canada bắt giữ con gái của nhà sáng lập Hoa Vi theo yêu cầu từ Hoa Kỳ. Vụ
việc đã tiếp tục gây xáo động Canada khi hôm thứ Hai, 20/11/2023, Michael
Spavor, vốn đã quay trở lại Canada từ năm 2021, đòi chính phủ Canada bồi thường
hàng triệu đô la vì cho rằng mình bị lợi dụng để thu thập thông tin tình báo.
(La
Tribune) - Microft tuyển dụng nhà sáng lập của OpenAI. Thung lũng Silicon của Hoa Kỳ gần
đây đã bị xáo động khi nhà sáng lập Sam Altman của Open AI (doanh nghiệp
về trí tuệ nhân tạo phát triển ChatGPT), đã buộc phải rời khỏi hội đồng quản
trị vì bị cáo buộc « không minh bạch ». Vào hôm qua, 20/11/2023, Sam
Altman đã được Microsoft, vốn là một cổ đông lớn của Open Ai, mời đến làm việc.
Tại Open AI, khoảng 600 trong số 770 nhân viên đã đe dọa sẽ từ chức nếu Sam
Altman không trở lại vị trí lãnh đạo.
(AFP) -
Pháp : Hiệp hội Restos du cœur khởi động chương trình phân phát thực
phẩm lần thứ 39 cho người khó khăn. Hôm nay,21/11/2023, mạng lưới từ thiện
nổi tiếngRestos du Cœur bắt đầu chiến dịch. Trả lời AFP, chủ tịch hiệp hội,
Patrice Douret, báo động tình trạng đói kém đang gia tăng, ngày càng có nhiều
người không đủ ăn do lạm phát. Hồi tháng 9/2023, hiệp hội cho biết thiếu 35
triệu euro cho hoạt động cung cấp bữa ăn cho người nghèo. 60% người sử dụng bữa
ăn cho người nghèo có thu nhập dưới mức 550 euro/tháng/gia đình.
Tin Tức: Thứ Tư, ngày 21/11/2023
1/ BAMBOO AIRWAYS RÚT LUI KHỎI ĐƯỜNG BAY CẦN THƠ – PHÚ QUỐC
Đường bay Cần Thơ – Phú Quốc đã bị gián đoạn
sau khi Bamboo Airways quyết định rút lui khỏi đường bay này.
Là hãng hàng không duy nhất khai thác tuyến
đường này, quyết định nói trên khiến đường bay này bị ngưng hoạt động. Trong
thời gian qua, hãng Bamboo Airways đã khai thác đường bay này với một chuyến
mỗi ngày.
Cần biết là vào đầu tháng
11 vừa qua, hãng Bamboo đã quyết định rút lui khỏi nhiều đường bay nội địa và
quốc tế vì gặp khó khăn về tài chánh và sự thay đổi về hàng ngũ lãnh đạo.
Người sáng lập Bamboo
Airways, ông Trịnh Văn Quyết, bị bộ công an VN truy tố và bắt tạm giam vào ngày
29/3 năm ngoái để điều tra về tội “thao túng thị trường chứng khoán”.
Đến ngày 23/8 năm 2022, ông
Quyết bị truy tố thêm tội “lừa đảo và chiếm đoạt tài sản” xảy ra tại một loạt
công ty.
2/ TẬP ĐOÀN ORSTED NGƯNG TOÀN BỘ KẾ HOẠCH PHONG ĐIỆN Ở VN
Tập đoàn năng lượng Orsted của Đan Mạch quyết
định tạm ngưng toàn bộ kế hoạch đầu tư phong điện ở ngoài khơi VN vào hôm qua
21/11.
Trích dẫn nguồn tin từ
Orsted, với quyết định này, tập đoàn sẽ không nộp lại hồ sơ xin chấp thuận các
công tác khảo sát đánh giá tài nguyên biển cho bộ tài nguyên Việt Nam, cũng như
sẽ không tiến hành bất cứ hoạt động phát triển nào cho các dự án điện gió ở ngoài
khơi. Orsted đồng thời sẽ không gia hạn các biên bản ghi nhớ nào với phía Việt Nam.
Tuy nhiên quan chức nói
trên không cho biết lý do về quyết định nói trên.
Cần biết là vào giữa tháng
10 vừa qua, liên doanh Orsted và T&T Group tại Việt Nam cũng có thông báo
đến nhà cầm quyền Hải Phòng và Thái Bình về quyết định ngưng các dự án tại Việt
Nam, không tiếp tục đầu tư vào hai dự án siêu phong điện ở ngoài khơi mà liên doanh
thực hiện trong thời gian qua.
Tập đoàn Orsted đến Việt
Nam vào năm 2021 và vào ngày 1/11 năm ngoái đã liên doanh với T&T Group để
ký biên bản ghi nhớ thỏa thuận hợp tác với Trung tâm Đổi mới Sáng tạo Quốc gia
thuộc bộ kế hoạch đầu tư Việt Nam trong việc phát triển phong điện ở ngoài
khơi.
3/ HOA KỲ VÀ PHILIPPINES MỞ CUỘC TUẦN TRA CHUNG
Quân đội Philippines và Hoa
Kỳ vào hôm qua 21/11 đã mở cuộc hoạt động tuần tra chung tại vùng biển gần Đài
Loan.
Thông tấn xã Reuters trích
dẫn tin trên từ giới chức Philippines về cuộc tuần tra chung giữa Philippines
và Hoa Kỳ. Hành động này chắc chắn sẽ khiến căng thẳng với Trung Cộng trong khu
vực sẽ gia tăng.
Cuộc tuần tra chung xuất
phát từ đảo Mavulis ở cực bắc Philippines, cách Đài Loan chừng 100 cây số, sau
đó kết thúc tại Biển Đông, mà Manila gọi là biển Tây Phi.
Cuộc tuần tra chung lần này
giữa quân đội Philippines và Hoa Kỳ được cho biết gồm cả trên biển và trên
không. Đây được cho là một sáng kiến quan trọng nhằm tăng cường khả năng hành
quân giữa hai phía.
Cuộc tuần tra chung
Philippines và Hoa Kỳ trong tuần này kéo dài ba ngày. Tổng thống Phi Ferdinand
Marcos Jr. cho biết là cuộc tuần tra này sẽ góp phần bảo vệ an ninh và ổn định
thêm cho người dân Phi.
Cuộc tuần tra nói trên được
diễn ra chỉ một ngày sau khi ông Marcos Jr. phát biểu tại một diễn đàn ở Hawaii
là tình hình tại Biển Đông đã trở nên “khốc liệt hơn” sau khi quân đội Trung Cộng
tiếp tục di chuyển gần đến bờ biển của Philippines.
4/ ÚC VÀ TRUNG CỘNG TRANH CÃI VỀ VỤ VA CHẠM TRÊN BIỂN NHẬT
Sau vụ chiến hạm Trung Cộng
tiếp cận gần một chiến hạm Úc khiến các thợ lặn của Úc bị thương nhẹ, vào hôm
20/11 Úc đã tố cáo hành động nguy hiểm
của Trung Cộng làm tổn hại mối quan hệ giữa hai nước.
Tuy nhiên phía Bắc Kinh lại
cho rằng Canberra đưa ra cáo buộc là "liều
lĩnh, vô trách nhiệm".
Cần biết là vào cuối tuần
qua, Bộ trưởng quốc Phòng Úc Richard
Marles cho biết khu trục hạm Toowoomba của Úc đang hoạt động trong vùng đặc
quyền kinh tế của Nhật vào ngày 14/11 để gỡ lưới đánh cá khỏi chân vịt, thì một
chiến hạm Trung Cộng tiến đến gần.
Phía Úc cho biết, theo đánh
giá của giới chuyên gia y tế, các sóng siêu âm từ chiến hạm Trung Cộng có thể
đã khiến các thợ lặn bị thương nhẹ.
Trả lời phỏng vấn vào hôm 20/11,
Thủ tướng Úc Anthony Albanese cho rằng quân đội các nước cần phải có liên lạc
với nhau, đồng thời khẳng định hành động của chiến hạm Trung Cộng là “nguy hiểm, không an toàn và không chuyên
nghiệp”, gây tổn hại đến mối quan hệ giữa hai nước.
Trung Cộng ngay lập tức bác
bỏ cáo buộc của Úc và cho biết khu trục hạm Ninh Ba của Trung Cộng đã theo dõi
và giữ khoảng cách an toàn với chiếc tàu Toowoomba của Úc. Theo thông cáo của
bộ quốc phòng Trung Cộng, Bắc Kinh “kêu
gọi Úc tôn trọng sự thật và ngừng đưa ra những cáo buộc liều lĩnh, vô trách
nhiệm”.
Bộ ngoại giao Trung Cộng
cũng khẳng định hành vi của quân đội Trung Cộng phù hợp với luật pháp quốc tế,
đồng thời hy vọng hai bên “ngừng gây
rắc rối”, duy trì và phát triển quan hệ giữa hai nước.
Cần nhắc lại là chỉ 2 tuần
trước, Thủ tướng Anthony Albanese đã đến thăm Trung Cộng, với nội dung khởi
động lại đối thoại thường niên giữa lãnh đạo hai nước.
VNTB – Cạnh
tranh đảng phái chính trị và chống tham nhũng
VNTB – Hầu hết các loại tội
phạm đều tăng
Henry
Kissinger và Graham Allison nói về cách kiểm soát vũ khí AI
Vì
sao Hàn Quốc khó thực hiện được “Chế độ làm việc 69 giờ”?
Cuộc
gặp với Biden giúp Tập giữ thể diện nhưng kết quả hạn chế
Quá
trình chiếm hữu và thực thi chủ quyền của VN tại quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa
18/11/1987:
Quốc hội Mỹ ra báo cáo cuối cùng về bê bối Iran-Contra
Mỹ
nên đặt mục tiêu chung sống cạnh tranh với Trung Quốc
Chuyển
động Quốc Phòng (10/11 – 16/11/2023)
Tên đường (Kỳ 3)22/11/2023
Đảng
và Nhà nước phải chịu trách nhiệm về “quả bom” Vạn Thịnh Phát!22/11/2023
Thuế
tối thiểu toàn cầu: Nguy và cơ của Việt Nam22/11/2023
Mơ
gặp bà nội trong phòng sản phụ (Kỳ 1)22/11/2023
Nghĩ
vụn nhân vụ bình chọn 50 tác phẩm!22/11/2023
Thánh
Gióng “cái” Trương Mỹ Lan22/11/2023
Kỷ niệm nghe
đài địch22/11/2023
Vụ
Vạn Thịnh Phát sẽ phức tạp thế nào?21/11/2023
Vì
lẽ gì người Việt ở Việt Nam không có cơ hội như cô Minh ở Nam Hàn?21/11/2023
Nhớ
những năm dạy học ở Củ Chi20/11/2023
Lưu
Trọng Văn - Nhân quả đã tới
Thọ
Nguyễn – Kỷ niệm nghe đài địch
Lê
Xuân Nghĩa - Nga trắng tay tại triển lãm hàng không lớn nhất Trung Đông
Dương
Quốc Chính - Vụ Vạn Thịnh Phát sẽ phức tạp thế nào ?
Hoàng
Nguyên Vũ - Một triệu tỉ !
Nguyễn
Thông - Cũng phải khen "nó"
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Không để Trung Cộng câu giờ mãi! 22/11/2023
Quy hoạch Hà Nội (phiên bản mới)? 22/11/2023
Đô thị hóa tại chỗ: từ “làng thôn” đến “làng phố” 22/11/2023
Một phát biểu hàm hồ về vụ san lấp vùng đệm Vịnh Hạ Long để xây
biệt thự 22/11/2023
Biển Đông: Philippines muốn cùng Việt Nam và Malaysia soạn thảo Bộ
Quy tắc Ứng xử riêng 21/11/2023
Hãy chặn tay chúng lại 21/11/2023
Cuộc gặp với Biden giúp Tập giữ thể diện nhưng kết quả hạn chế 21/11/2023
Làm thế nào trở thành lừa đảo siêu cấp? Câu chuyện bên trong khối
nợ của Evergrande 21/11/2023
Chẳng lẽ các ngài định bán đứng họ? 20/11/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Số
vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện nhiều hơn 51,63%
Việt Thắng
Tình hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn
lậu còn diễn biến rất phức tạp; số vụ phạm tội về trật tự quản lý kinh tế được
phát hiện nhiều hơn 11,69%, số vụ phạm tội về tham nhũng và chức vụ được phát
hiện nhiều hơn 51,63%.
Ngày 21/11, Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của Toàn
án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham
nhũng năm 2023.
Tại phiên họp, báo cáo về công tác phòng, chống tội phạm và vi
phạm pháp luật năm 2023 (từ ngày 1/10/ 2022 đến ngày 30/9/2023), Bộ trưởng Bộ
Công an Tô Lâm cho biết, Chính phủ ban hành Nghị quyết về nhiệm vụ, giải pháp
chủ yếu thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà
nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
năm 2023; trong đó, chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương tiếp tục chủ động nắm,
phân tích, dự báo sát tình hình thế giới và khu vực, nhất là sự điều chỉnh
chính sách của các nước lớn; kịp thời tham mưu, ban hành và thực hiện các chủ
trương, đối sách phù hợp nhằm giữ vững chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia,
bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, phục vụ hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế -
xã hội và đối ngoại của đất nước.
Trong công tác phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật, tiếp
tục thực hiện các chính sách phát triển kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm an
sinh xã hội, giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao thu nhập của
người dân. Đẩy mạnh công tác xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ
quốc; triển khai nhiều kế hoạch, biện pháp phòng ngừa nghiệp vụ, tập trung làm
tốt công tác quản lý, giáo dục đối tượng tại địa bàn cơ sở để phòng ngừa tội
phạm, nhất là nhóm đối tượng có nguy cơ phạm tội cao, qua đó giải quyết các vụ
việc và phòng ngừa tội phạm ngay từ địa bàn cơ sở.
Bên cạnh đó, tăng cường nắm sát tình hình, chủ động tham mưu với
Đảng, Nhà nước các chủ trương, giải pháp, ứng xử phù hợp, bảo đảm lợi ích quốc
gia, dân tộc, bảo vệ vững chắc Tổ quốc từ sớm, từ xa; tích cực giải quyết các
vụ khiếu kiện phức tạp. Tuy nhiên, tình hình an ninh tại các địa bàn chiến lược
còn tiềm ẩn các yếu tố gây bất ổn; vi phạm pháp luật về xuất nhập cảnh trái
phép, bảo vệ bí mật Nhà nước còn diễn ra phức tạp.
Cùng với đó, triển khai nhiều kế hoạch, giải pháp nhằm kiềm chế
sự gia tăng của tội phạm về trật tự xã hội; tổ chức tấn công, trấn áp quyết
liệt các loại tội phạm; tỷ lệ điều tra, khám phá tội phạm đạt 81,61%; trong đó
án rất nghiêm trọng đạt 93,2%, án đặc biệt nghiêm trọng đạt 96,62%, vượt chỉ
tiêu Quốc hội giao. Tuy nhiên, số vụ phạm tội về trật tự xã hội tăng 18%, trong
đó nhiều loại tội phạm tăng cao và có xu hướng phức tạp trở lại.
Liên quan đến tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm
về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu, ông Lâm thông tin: Tiếp tục rà soát, khắc
phục sơ hở, thiếu sót để phòng ngừa tội phạm; chủ động nhận diện, phát hiện
phương thức, thủ đoạn phạm tội mới. Phát hiện, điều tra xử lý nghiêm các hành
vi tham nhũng, tiêu cực, thu hồi tối đa tài sản bị chiếm đoạt. Tuy nhiên, tình
hình tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu còn diễn biến rất phức tạp; số vụ
phạm tội về trật tự quản lý kinh tế được phát hiện nhiều hơn 11,69%, số vụ phạm
tội về tham nhũng và chức vụ được phát hiện nhiều hơn 51,63%.
Đáng chú ý, về tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm
về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm, theo ông Lâm đã tiếp tục nâng cao
hiệu quả quản lý nhà nước, hoàn thiện thể chế trong công tác trong công tác
quản lý môi trường, tài nguyên, vệ sinh, an toàn thực phẩm. Tập trung giải
quyết vi phạm pháp luật gây ô nhiễm môi trường tại các lưu vực sông, hệ thống
thủy lợi. Tuy nhiên, tội phạm về môi trường, tài nguyên, an toàn thực phẩm còn
xảy ra phổ biến trên nhiều lĩnh vực, địa bàn; số vụ được phát hiện nhiều hơn
18,87%.
Đề cập đến tình hình, kết quả công tác phòng, chống tội phạm
trong lĩnh vực công nghệ thông tin, mạng viễn thông, báo cáo của Chính phủ cho
thấy, tiếp tục tuyên truyền các thủ đoạn hoạt động phạm tội trên mạng để Nhân
dân nâng cao cảnh giác, phòng ngừa. Tăng cường kiểm tra, rà soát, khắc phục các
lỗ hổng bảo mật, các nguy cơ gây mất an ninh, an toàn các hệ thống thông tin,
cơ sở dữ liệu. Tuy nhiên, tội phạm và vi phạm pháp luật trên không gian mạng
tiếp tục tăng cao, nhất là hành vi đánh bạc qua mạng, mua bán, lấy cắp thông
tin, dữ liệu cá nhân; số vụ được phát hiện 203,61%.
Ông Phùng Quốc Hiển:
Chỉ sông Tô Lịch mà chưa xử lý được, vậy các sông khác thế nào?
B.H.Thanh
Ngày
21-11, Thành ủy-HĐND-UBND TP Hà Nội phối hợp với Tạp chí Cộng sản tổ chức hội
thảo khoa học "Một số vấn đề lý luận và thực tiễn trong xây dựng và thực
hiện Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050".
Phát biểu tại hội thảo, ông Hà Minh Hải, Phó Chủ
tịch UBND TP Hà Nội, cho biết trên cơ sở đề cương định hướng được Ban chấp hành
Đảng bộ thành phố thông qua, Dự thảo Quy hoạch Thủ đô Hà Nội được xây dựng với
tinh thần khẩn trương, phương pháp tích hợp, đồng bộ, cách làm linh hoạt, sáng
tạo, đổi mới; với mục tiêu xuyên suốt đó là văn hóa và con người là nền tảng,
nguồn lực, động lực phát triển Thủ đô.
Hiện nay, TP Hà Nội đang tiến hành các bước xin
ý kiến các bộ, ngành, các tỉnh, thành trong vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng Thủ
đô và các tổ chức, cá nhân có liên quan trước khi trình thẩm định theo quy định
của pháp luật về quy hoạch.
Dự thảo báo cáo tổng hợp Quy hoạch Thủ đô Hà Nội
được gửi xin ý kiến gồm 1.200 trang được tích hợp từ 39 nội dung đề xuất của
các ngành, lĩnh vực, 30 nội dung đề xuất của các quận, huyện, thị xã kèm theo
hệ thống sơ đồ, bản đồ được số hoá.
Sao không quy hoạch xa hơn?
Phát biểu góp ý tại hội thảo, ông Phùng Quốc
Hiển, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội, cho rằng xây dựng quy hoạch chính là xây
dựng một thực thể sống, một không gian sống, có quá khứ, hiện tại và tương lai;
có quá trình phát sinh và phát triển, và cần bảo đảm sự phát triển không gian 4
chiều: Rộng, dài, cao, sâu. Chúng ta xây dựng thủ đô Hà Nội với một tư duy
không chỉ là thủ đô của đất nước mà còn là một đô thị có sức cạnh tranh, bởi
hiện nay cạnh tranh của quốc gia xét cho cùng là cạnh tranh của các đô thị lớn.
"Tại sao chỉ nghĩ quy hoạch đến năm 2065,
vì sao không tính quy hoạch đến năm 2100, năm 2065 đến nơi rồi, chỉ còn vài
chục năm nữa, đối với chúng ta là dài nhưng với lịch sử là ngắn. Tại sao chỉ
đặt Hà Nội là trung tâm động lực phát triển của vùng, của quốc gia, mà không
đặt là trung tâm của ASEAN, châu lục; tại sao chỉ tính trong tầm quốc gia,
chúng ta có coi đây có phải động lực của khối ASEAN không?" - ông Hiển đặt
câu hỏi. Ông cho rằng còn nhiều vấn đề bức bối, chưa bung ra được.
Đề cập đến Luật Thủ đô, nguyên Phó Chủ tịch Quốc
hội cho rằng nếu Luật Thủ đô quyết tâm thực hiện thì có nhiều việc chúng ta làm
được. "Chính tôi trực tiếp đề nghị với thành phố làm ngay cơ chế đặc thù
cho Hà Nội theo đúng Luật Thủ đô nhưng lại không làm, trong khi TP HCM đã làm
được 6 năm rồi mà Hà Nội không làm, cứ đổ cho Luật Thủ đô hạn chế. Trong khi
ngay Luật Thủ đô bây giờ đã có những quy định cụ thể Quốc hội, HĐND, Chính phủ
phải làm gì… Có sửa Luật Thủ đô nhiều lần nữa mà không có hướng dẫn cụ thể thì
rất khó làm" - nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội nói.
Ông Hiển cũng cho rằng tư duy quy hoạch không
theo kịp sự phát triển. Hà Nội phải "làm sống lại" các con sông bởi
đó là mạch máu. Người ta nói bất cứ một vùng nào đó thì đất là thịt, núi là
xương và sông ngòi là máu. Tuy nhiên, ông Hiển đặt vấn đề trong khi chúng ta
loay hoay mãi, chỉ có sông Tô Lịch mà chưa xử lý
được vậy các sông khác thì thế nào?
Về phát triển không gian ngầm, nguyên Phó Chủ
tịch Quốc hội lấy ví dụ ở Pháp, trên có thủ đô Paris, dưới có không gian ngầm.
"Chi phí cho không gian ngầm rất lớn nhưng không làm không gian ngầm thì
đừng nói đến phát triển. Đề nghị cần quan tâm hơn nữa đến quy hoạch hệ thống
ngầm, không gian ngầm và thậm chí đô thị ngầm" - ông Hiển đề nghị.
Nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị nên thay
đổi rõ quan điểm, phải xây dựng Hà Nội thành thủ đô, đô thị có sức cạnh tranh
của Việt Nam bên cạnh TP HCM và là đô thị có tầm quốc tế, là động lực của vùng,
của cả nước và của ASEAN, nếu được cả châu Á thì càng tốt.
Về giao thông, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội đề
nghị phải hướng tới ưu tiên cho giao thông công cộng và xử lý hợp lý giao thông
cá nhân. Theo ông, dù có mở bao nhiêu tuyến đường mà vẫn ưu tiên giao thông cá
nhân, không ưu tiên công cộng thì không có hạ tầng nào có thể đáp ứng được.
Ông Hiển cũng đề nghị cần đầu tư thêm giao thông
đường thủy. Ông đặt vấn đề nên chăng chúng ta xây dựng hệ thống giao thông
đường thủy của sông Hồng, bắt nguồn từ Yên Bái ra đến biển, làm ngay một số nơi
có âu tàu để giữ mực nước và tạo cảnh đẹp cho thủ đô. Sông Hồng có rất nhiều
phù sa, chúng ta có thể nạo vét, cải tạo…
Ngoài ra, nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị
phải phát triển được màu xanh của Hà Nội, bởi hiện nay có quá ít công viên, cây
xanh và một khó khăn nhất là xử lý nước thải, vấn đề này cũng cần kinh phí lớn.
Từ những thực tế trên, nguyên Phó Chủ tịch Quốc
hội đề nghị phải khẩn trương xây dựng quy hoạch Hà Nội và phải sửa Luật thủ đô.
Lần này phải cụ thể hóa, quy định chi tiết để tạo điều kiện xây dựng được thủ
đô đáng sống, hạnh phúc, văn minh, hiện đại và là trung tâm phát triển của
vùng, đất nước, khu vực và châu lục.
5 "điểm nghẽn" phát triển thủ đô
Tham luận về một số nội dung chủ yếu của Quy
hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, GS-TS Hoàng Văn Cường,
đại diện Liên danh tư vấn Quy hoạch Thủ đô, nhận diện 5 "điểm nghẽn"
trong phát triển Thủ đô hiện nay. Đó là thiếu thể chế; hạ tầng chưa đồng bộ,
đặc biệt là hạ tầng giao thông công cộng, đường sắt đô thị chưa phát triển; quy
hoạch đô thị và các quy chuẩn kèm theo quy hoạch; ô nhiễm môi trường và các quy
định về phòng chống lũ; năng lực, ý thức và tinh thần trách nhiệm của đội ngũ
cán bộ thực thi trong bộ máy quản lý còn hạn chế, e dè, né tránh, không tạo
được những đột phá, dám nghĩ dám làm trong thực thi công vụ.
Định hướng quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ
2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050, GS-TS Hoàng Văn Cường nêu 5 quan điểm chung
phát triển Thủ đô. Trong đó, quan điểm hàng đầu là phát triển nhanh, bền vững,
sáng tạo, bao trùm, trở thành cực tăng trưởng có vai trò lan tỏa và dẫn dắt,
thúc đẩy phát triển vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng động lực phía Bắc và cả
nước; tạo dựng được hình ảnh, vị thế phồn vinh, thịnh vượng của quốc gia trên
trường quốc tế; làm hình mẫu lan tỏa cho phát triển của vùng, đi trước cả nước
những chỉ tiêu về nước công nghiệp và phát triển...
Còn PGS-TS Trần Đình
Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, cho rằng thời gian không còn
nhiều nên Hà Nội cần tăng tốc hoàn thiện các nội dung còn mờ nhạt trong báo cáo
quy hoạch, nhất là những vấn đề lớn, định hình diện mạo tương lai, ví dụ như
nội dung về không gian ngầm.
Nhấn mạnh cơ hội để xác định tầm nhìn thủ đô,
PGS-TS Trần Đình Thiên cho rằng cần quán triệt quan điểm Hà Nội phải sánh vai
với các thủ đô trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu này, phải có tổng kết, đánh
giá rất kỹ về thực trạng, để từ đó có những nhận diện đúng, xác định tầm nhìn,
mục tiêu cho 20, 30 năm tới. Ngoài ra, Luật Thủ đô (sửa đổi) phải thực sự tạo
ra động lực cho Thủ đô phát triển xứng tầm với thế giới.
Quảng
Nam đồng ý cho phó giám đốc Sở Y tế thôi chức
https://tuoitre.vn/quang-nam-dong-y-cho-pho-giam-doc-so-y-te-thoi-chuc-20231122090810002.htm
Ngày
22-11, Văn phòng UBND tỉnh Quảng Nam cho biết chủ tịch tỉnh này đã ký ban hành
quyết định cho phép ông Dương Ngọc Vinh thôi giữ chức vụ phó giám đốc Sở Y tế.
Cùng
với việc cho phép ông Vinh thôi giữ chức vụ phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam từ ngày 1-12-2023, ông Vinh có
trách nhiệm bàn giao công việc đang đảm nhiệm cho lãnh đạo sở. Đồng thời được
bố trí công tác khác phù hợp với năng lực, trình độ chuyên môn.
Trước đó, ông Vinh đã có đơn gửi tổ chức đề đạt nguyện vọng xin
thôi chức vụ phó giám đốc sở này.
Chia sẻ với Tuổi Trẻ Online, ông Vinh cho hay việc
xin thôi chức vụ phó giám đốc sở là nguyện vọng cá nhân. Trước khi làm phó giám
đốc Sở Y tế, ông Vinh từng làm giám đốc Bệnh viện Mắt tỉnh Quảng Nam, có thời
gian dài gắn bó với ngành mắt tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Quảng Nam.
Theo ông Vinh, ông muốn thôi nhiệm vụ tại Sở Y tế để về góp một
tay phát triển Bệnh viện Mắt.
Như vậy, cùng với việc cho phép ông Vinh thôi chức, Sở Y tế hiện
nay chỉ còn mỗi giám đốc sở lãnh đạo.
Trước
đó, Ủy ban Kiểm tra Trung
ương đã quyết định thi hành kỷ luật với hình thức khai trừ đảng đối với ông
Nguyễn Văn Văn, phó giám đốc Sở Y tế tỉnh này.
Nguyên
nhân ngân hàng dồn dập ‘đại hạ giá’ bất động sản nhưng vẫn ế
Một
lãnh đạo công ty chuyên về quản lý tài sản cho biết nếu nhìn mức hạ giá tài
sản, trong đó có bất động sản phát mại ở nhiều ngân hàng giống như "bán
tháo". Nhưng thực tế không hẳn như vậy, họ đã cộng vào một khoản lớn.
Nhiều tháng gần đây, các ngân hàng ráo riết bán bất động sản hoặc
tài sản khác xử lý nợ xấu. Nhiều tài sản giảm tới 50% nhưng vẫn ế.
Khi
ngân hàng "đại hạ giá"
Ngày 24-11 tới, Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản Agribank
(Agribank AMC) sẽ tổ chức đấu giá căn nhà hơn 100m2 ở số 110
Hàng Buồm (quận Hoàn Kiếm) với giá khởi điểm 30,6 tỉ đồng.
Căn nhà phố cổ này từng được Agribank đấu giá lần đầu vào tháng
8-2023 với giá 60,5 tỉ đồng. Sau 7 lần đấu giá bất thành, ngân hàng phải giảm
50% giá ban đầu.
Trước đó nhà băng này cũng tìm chủ mới cho căn nhà 160m2 ở
19 phố Hàng Chiếu (quận Hoàn Kiếm) giá khởi điểm 64,29 tỉ đồng, thấp hơn 43 tỉ
đồng so với lần đấu giá cách đây một năm.
Một số khoản nợ có tài sản đảm bảo là các dự án nghỉ dưỡng từ
loạt doanh nghiệp liên quan đến Tập đoàn Tân Hoàng Minh mới đây cũng được ngân hàng giảm
giá.
Câu chuyện không của riêng ai, nhiều ngân hàng khác cũng phải
chấp nhận đại hạ giá để xử lý nợ. Với tài sản như nhà xưởng, máy móc thiết bị…,
chuyện thanh khoản còn "đau đầu" hơn.
Hôm 23-11 tới, Vietinbank sẽ tổ chức đấu giá lần thứ 17 nhà máy
sản xuất xi măng ở Hải Dương. Với giá khởi điểm hơn 53 tỉ đồng, khoản nợ này
được rao chỉ bằng 1/3 giá trị đưa ra ban đầu.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Huỳnh Minh Tuấn -
nhà sáng lập Công ty tư vấn đầu tư và quản lý tài sản FIDT - cho biết có nhiều
lý do dẫn đến việc rao mãi vẫn ế.
Thứ nhất, kinh tế đang lúc suy giảm, việc phát mại vốn đã khó
càng khó.
Chưa kể việc tiếp cận vốn khá khó khăn, dòng tiền
"tắc" lại. Có nhà đầu tư muốn mua nhưng không xoay được thêm vốn từ
ngân hàng.
Thứ hai, rất nhiều trong khối nợ xấu là các
dự án du lịch nghỉ dưỡng, khách sạn… Nhưng với loại tài sản này, nhà đầu tư còn
cần một số tiền rất lớn để vận hành trong khi kinh doanh loại hình này đang rất
chật vật, ông Tuấn nói.
Cuối cùng, vấn đề quan trọng nhất về giá. Góc nhìn sau nhiều năm
trong nghề quản lý tài sản, ông Tuấn cho biết nếu nhìn mức hạ giá từ ngân hàng
giống như "bán tháo". Nhưng thực tế không hẳn như vậy.
"Ngân hàng rao giá gồm cả lãi lẫn gốc, dồn vào một cục. Như
vậy sao ra được giá trị thật để cung - cầu gặp nhau? Nên cũng dễ hiểu vì sao
nhiều tài sản ngân hàng phải rao vài chục lần", ông Tuấn nhận xét.
Mua
qua ngân hàng khó, nhà đầu tư tìm chủ sở hữu
Ông H.T. - lãnh đạo một công ty chuyên đầu tư bất động sản phát
mại - chia sẻ vừa mua lại một resort ở Hội An. "Tôi trực tiếp đàm phán với
chủ dự án, không mua qua ngân hàng", ông H.T. nói với Tuổi Trẻ
Online.
Theo nhà đầu tư này, ngân hàng thường tạo khoảng thời gian cho
khách vay có thể tự thanh lý. "Các ngân hàng bán gộp cả gốc lẫn lãi, nhưng
mỗi lần rao chỉ giảm 10%, rất mất thời gian", ông H.T nêu bất cập.
Vị này cho biết thêm, mua các khu resort, khách sạn, nhà đầu tư
rất chú ý đến hạn thuê đất. Nếu giá bán giảm sâu nhưng thời hạn thuê còn ngắn
cũng rất khó bán.
Theo Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS), tổng giá trị bất
động sản thế chấp tại các ngân hàng chiếm khoảng 70% tổng tài sản đảm bảo các khoản vay.
Trong khi việc giảm giá nhưng phát mại vẫn ế, một phần do việc định giá tài
sản không dựa theo giá trị thực tế. Trong khi đó, có những tài sản bị
giới hạn thời gian và tỉ lệ giảm giá.
Để tránh được những rủi ro tiềm ẩn, lãnh đạo VARS cho rằng người
mua cần lưu ý định giá lại bất động sản, do nhiều tài sản vốn được định giá cao
hơn giá trị thực tế khi phê duyệt khoản vay.
Thêm nữa, người mua cần nắm được lý do bị phát mại, tránh trường
hợp có tranh chấp với bên thứ ba. Đồng thời cần lên phương án tài chính, tính
toán chi phí lãi vay và vốn đầu tư bỏ ra để tránh "ham rẻ" vô tình
lại dính vào vòng xoáy "nợ nần".
Ông Nguyễn Quốc Hùng - tổng thư ký Hiệp hội Ngân hàng
Việt Nam - thừa nhận việc thanh lý tài sản vừa qua khó khăn. Rất nhiều
khoản đảm bảo giá trị lớn liên quan tới bất động sản nhưng thị
trường lại gần như đóng băng.
Thêm nữa, định giá phát mại tài sản không theo giá
trị thực tế, mà tính cả gốc và lãi thì sao bán được. Mỗi lần
giảm cũng chỉ được 5-10%, do đó có tài sản đấu giá trên 2 năm mới
bán được", ông Hùng nêu bất cập.
100%
thành viên đoàn thanh tra nhận tiền để dung túng cho SCB
Phạm
Dự
https://vnexpress.net/100-thanh-vien-doan-thanh-tra-nhan-tien-de-dung-tung-cho-scb-4679130.html
24 thành viên của đoàn thanh tra và Ngân hàng Nhà nước bị cáo
buộc nhận từ 100 triệu đồng đến 5,2 triệu USD để bao che cho các sai phạm rất
nghiêm trọng của Ngân hàng SCB.
Trong kết luận điều tra vừa được Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ
Công an (C03), hoàn tất, duy nhất bà Đỗ Thị Nhàn, cựu Cục trưởng Thanh tra,
giám sát ngân hàng II (cục II) thuộc Ngân hàng Nhà nước, bị đề nghị truy tố
tội Nhận hối lộ.
16 người khác liên quan công việc thanh tra bị đề nghị về
tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
7 người còn lại của đoàn thanh tra dù nhận tiền nhưng C03 cho
rằng chỉ tham gia một phần việc do tổ trưởng giao, đã chủ động khai báo về sai
phạm, nộp lại tiền đã nhận và tích cực hợp tác điều tra nên không bị truy cứu
trách nhiệm hình sự.
Theo kết luận, tháng 8/2017, ông Nguyễn Văn Hưng, Phó Chánh
thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước đã lập đoàn
thanh tra ngân hàng SCB do bà Nhàn làm người đứng đầu. Đoàn có 18 người, gồm: 9
thành viên Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước, 2 thành viên của Kiểm
toán Nhà nước, 4 Thanh tra Chính phủ, 3 người của Ủy ban Giám sát tài chính
quốc gia.
Đoàn liên ngành được giao thanh tra hoạt động cấp tín dụng từ
30/6/2014 và thực trạng nợ xấu, kế hoạch tái cơ cấu, các khoản lãi và phí phải
thu, đánh giá hoạt động quản trị. Đợt 1 thanh tra diễn ra 45 ngày ở SCB hội sở
chính và 12 chi nhánh.
Mục đích thanh tra còn làm rõ các vi phạm trong hoạt động cấp
tín dụng và cho vay, dịch chuyển dòng tiền, nếu phát hiện sai phạm thì kiến
nghị xử lý. Xác định thực trạng cấp tín dụng, việc sử dụng tiền vay, mối quan
hệ sở hữu của nhóm Vạn Thịnh Phát và bà Trương Mỹ Lan với 71 khách hàng có cùng
địa chỉ ở số 4 Nguyễn Thị Minh Khai.
Sau hơn một năm điều tra vụ án, C03 xác định từ khi thanh tra
đợt 1 hồi tháng 8/2017 bà Nhàn đã biết rõ thực trạng tài chính của SCB rất xấu
và có hầu hết sai phạm trong hoạt động cấp tín dụng... Tuy nhiên, nữ trưởng
đoàn thanh tra liên ngành vẫn làm báo cáo để SCB được giữ nguyên nợ nhóm 1
(không phải phân loại nợ xấu), giữ nguyên lãi dự thu tại các dự án cùng phương
án tái cơ cấu.
Cuối tháng 10/2017, trong lúc đang thanh tra, bà Nhàn gặp trực
tiếp bà Lan tại tòa nhà Sherwood số 127 Pasteur theo kết nối của Tổng giám đốc
SCB Võ Tấn Hoàng Văn. Cục trưởng Nhàn nói sai phạm của SCB rất nghiêm trọng, đề
nghị bà Lan phải bán bớt tài sản để khắc phục, thu hồi nợ tại các khoản vay có
sai phạm lớn. Bà Lan không nói rõ là đồng ý hay không mà chỉ nhờ Nhàn giúp đỡ
SCB, sớm ban hành kết luận thanh tra.
Theo C03, kết thúc thanh tra đợt 1, được sự đồng ý của cấp trên
là ông Hưng, bà Nhàn trực tiếp chỉ đạo cấp dưới bỏ ngoài số liệu phân loại nợ
xấu 38.000 tỷ đồng, thoái lãi dự thu 3.000 tỷ đồng ở ba siêu dự án Mũi Đèn Đỏ,
6A và Royal Garden. Việc này của bà Nhàn đã "làm thay đổi toàn bộ"
các chỉ tiêu tài chính quan trọng của SCB như nợ xấu, âm vốn chủ sở hữu, lỗ lũy
kế hệ số an toàn vốn.
Tỷ lệ nợ xấu của SCB cũng được bà Nhàn giúp "làm đẹp"
từ 35,8% xuống còn 6,8%. Hành vi của Nhàn bị C03 cáo buộc "cố ý làm sai
lệch tình hình tài chính rất yếu kém của SCB so với kết quả thanh tra".
Tất cả theo hướng có lợi cho nhà băng này.
Những số liệu bà Nhàn đưa ra bị đánh giá là không trung thực,
không đúng về sai phạm của SCB và thậm chí còn kiến nghị cho tiếp tục được tái
cơ cấu, gạch bỏ diện bị kiểm soát đặc biệt.
Trước khi thanh tra đợt 2, vào cuối tháng 3/2018, bà Nhàn lại
gặp bà Lan ở Hà Nội, nói về sai phạm của nhóm 71 khách hàng thuộc hệ sinh thái
của bà Lan có cùng địa chỉ số 4 Nguyễn Thị Minh Khai. Bà Nhàn một lần nữa đề
nghị bà Lan bán tài sản để tất toán ngay dư nợ của các dự án sai phạm để không
bị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra xử lý.
Vẫn như lần đầu, bà Lan chỉ nhờ giúp đỡ SCB để sớm ban hành kết
luận thanh tra. Bà Lan ngỏ ý đưa tiền nhưng Nhàn chưa nhận, kết luận điều tra
nêu.
Công an: Thanh tra xử lý 'nhẹ tay' khiến sai
phạm ở SCB ngày một lớn
Khi triển khai kế hoạch, bà Nhàn thấy phát sinh các khoản vay
sau ngày 30/6/2017 của các công ty trong nhóm 71 khách hàng đang dư nợ hơn
11.000 tỷ đồng. Nếu thanh tra khoản vay này sẽ rất phức tạp vì phải làm rõ mục
đích sử dụng tiền. Vì thế, SCB và khách hàng phải tất toán trong thời gian
thanh tra, nhưng việc này không khả quan.
Cơ quan điều tra cáo buộc, để giải quyết việc này, bà Nhàn báo
cáo ông Hưng đề nghị sửa kế hoạch thanh tra để thu hẹp phạm vi, thời kỳ thanh
tra với nhóm 71 khách hàng này. Mục đích để SCB xử lý các khoản vay hết dư nợ,
từ đó không phải thanh tra mục đích sử dụng tiền, nguồn gốc trả nợ. Các khoản
vay khi đã tất toán thì không có thiệt hại và không phải chuyển hồ sơ cho cơ
quan điều tra xử lý.
Khi thanh
tra, bà Nhàn yêu cầu thành viên đoàn "không kiểm tra dòng tiền sử dụng và
nguồn tiền trả nợ", chỉ kiểm tra chứng từ trả tiền. Trước loạt ý kiến
khẳng định SCB có rất nhiều sai phạm trong khoản vay của nhóm 71 người, kiến
nghị chuyển cơ quan điều tra xử lý, bà Nhàn vẫn đề xuất "trước mắt ưu tiên
áp dụng biện pháp kinh tế".
Làm việc với cơ quan điều tra sau khi bị bắt, bà Nhàn thừa nhận
toàn bộ kết quả thanh tra đợt 2 đã thu hẹp phạm vi, không phát hiện SCB cho vay
mới để trả nợ cũ, không kiến nghị chuyển điều tra. Bà cho rằng toàn bộ việc
chỉnh sửa, hoàn thiện nội dung báo cáo thanh tra không trung thực đều do cấp
trên là ông Hưng chỉ đạo. Vì đoàn thanh tra báo cáo sai nên lãnh đạo Ngân hàng
Nhà nước và Chính phủ không biết được thực trạng tài chính, sai phạm của SCB.
Ông Hưng khai biết rõ các sai phạm nghiêm trọng và thực trạng
tài chính yếu kém của SCB nhưng vẫn chỉ đạo bà Nhàn cùng một số thành viên đoàn
thanh tra để sửa kết luận theo hướng "không trung thực".
Các thành viên còn lại của đoàn thanh tra đều khai rằng biết rõ
về sai phạm và thực trạng tài chính yếu kém của SCB. Thế nhưng họ chỉ làm một
phần việc riêng trong công đoạn thanh tra, việc duyệt báo cáo do bà Nhàn và ông
Hưng quyết định. Tất cả đều nhận tiền của SCB, từ 100 triệu đồng đến 40.000 USD
mỗi người.
Riêng bà Nhàn, trong thời gian thanh tra tại SCB, đã nhiều lần
nhận hối lộ của ngân hàng này, tổng 5,2 triệu USD (khoảng 120 tỷ đồng).
Không chỉ đoàn thanh tra, cơ quan điều tra cáo buộc, từ tháng
6/2016 đến tháng 9/2022, Cục II và Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM đã không
quyết liệt triển khai biện pháp thanh tra với SCB theo chức năng nhiệm vụ của
mình. 5 cán bộ thanh tra của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM nhận tiền của
SCB từ 400 triệu đồng đến 1,8 tỷ đồng và hiện đều là bị can của vụ án.
C03 cho rằng việc làm ngơ của những cán bộ quản lý Nhà nước này
đã giúp cho nhóm bà Lan vay lũy tiến từng năm lấy tiền sử dụng cá nhân và trả
nợ các khoản vay trước nhằm che giấu thực trạng hoạt động tín dụng xấu của SCB.
C03 kết luận dù không giữ chức vụ ở SCB nhưng bà Lan là người
chi phối, lũng đoạn, chỉ đạo toàn bộ hoạt động ngân hàng. Bà Lan thực hiện
chuỗi hành vi phạm tội với vai trò là người tổ chức, chủ mưu, cầm đầu. Nữ chủ
tịch đã biến các lãnh đạo ngân hàng và một số người khác ở Vạn Thịnh Phát thành
người thực hành hành vi phạm tội.
Hành vi của bà Lan bị cáo buộc khiến SCB mất thanh khoản, dư nợ
tín dụng rất lớn không có khả năng thu hồi, vốn chủ sở hữu âm 443.000 tỷ đồng,
lỗ lũy kế 464.000 tỷ đồng. Bà Lan cùng 8 người khác tại Vạn Thịnh Phát, 45
người của SCB, 7 người tại các công ty thẩm định giá bị quy kết gây thiệt hại
cho SCB 500.000 tỷ đồng.
Tuyên
thu hồi 1.859 tỷ đồng trong 216 vụ án kinh tế, tham nhũng
Việt
Thắng
https://daidoanket.vn/tuyen-thu-hoi-1-859-ty-dong-trong-216-vu-an-kinh-te-tham-nhung-10267081.html
Các Tòa án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc
đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà
nước; đã tuyên thu hồi tiền và tài sản trị giá 1.859 tỷ đồng đối với 761 bị cáo
trong 216 vụ án kinh tế, tham nhũng.
Ngày 21/11, Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của Toà
án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham
nhũng năm 2023.
Tại phiên họp, báo cáo về công tác của các tòa án tại Kỳ họp thứ
6 Quốc hội khoá XV, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao Nguyễn Hòa Bình cho biết,
năm 2023, các Tòa án đã thụ lý 606.209 vụ việc, đã giải quyết được 540.490 vụ
việc, đạt tỷ lệ 89,16%; cao hơn năm trước 0,26%. So với năm 2022, số vụ việc đã
thụ lý tăng 38.688 vụ (tăng 6,8%); đã giải quyết tăng 35.809 vụ. Tỷ lệ các bản
án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan của Tòa án là 0,89%, thấp
hơn năm trước 0,01% và đáp ứng yêu cầu mà Nghị quyết Quốc hội đề ra (không quá
1,5%).
Về các vụ án hình sự, các Tòa án đã thụ lý 96.084 vụ với 182.717
bị cáo; đã giải quyết, xét xử được 94.161 vụ với 176.040 bị cáo, đạt tỷ lệ 98%
về số vụ và 96,35% về số bị cáo (cao hơn năm trước 0,29% về số vụ và 0,21% về
số bị cáo), vượt 10% so với chỉ tiêu Nghị quyết Quốc hội giao (trên 88%).
Việc xét xử các vụ án hình sự bảo đảm nghiêm minh, đúng pháp
luật, chưa phát hiện trường hợp nào kết án oan người không có tội. Chất lượng
tranh tụng được bảo đảm.
“Các vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống
tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo được các Tòa án tổ chức xét xử nghiêm
túc, đúng tiến độ, đúng pháp luật, theo tinh thần không có vùng cấm và không có
ngoại lệ”- ông Bình nhấn mạnh.
Chánh án Nguyễn Hòa Bình cũng cho hay, đã tổ chức xét xử nghiêm
nhiều vụ án kinh tế, tham nhũng gây ra thiệt hại đặc biệt lớn, được dư luận xã
hội rất quan tâm như: Vụ án vi phạm đấu thầu tại Bệnh viện Tim Hà Nội, Bệnh
viện đa khoa tỉnh Đồng Nai, vụ án xảy ra tại Cục lãnh sự Bộ Ngoại giao. Các Tòa
án đã áp dụng hình phạt nghiêm khắc đối với người chủ mưu, cầm đầu, lợi dụng
chức vụ chiếm đoạt tài sản lớn của Nhà nước; đã tuyên thu hồi tiền và tài sản
trị giá 1.859 tỷ đồng đối với 761 bị cáo trong 216 vụ án kinh tế, tham nhũng.
Về các vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương
mại và lao động, các Tòa án đã thụ lý 468.828 vụ việc; đã giải quyết, xét xử
được 408.070 vụ việc; đạt tỷ lệ 87,04 %, vượt 9,04% so với chỉ tiêu Nghị quyết
Quốc hội giao (trên 78%).
Về các vụ án hành chính, các Tòa án đã thụ lý 12.162 vụ; đã giải
quyết, xét xử được 9.130 vụ (đạt tỷ lệ 75,07%), vượt 15,07% so với chỉ tiêu
Nghị quyết Quốc hội giao (trên 60%).
Các Tòa án chú trọng tổ chức đối thoại giữa các bên; tăng cường
công tác phối hợp với các cơ quan liên quan trong quá trình giải quyết vụ án;
tổ chức 1.034 phiên tòa xét xử trực tuyến góp phần hạn chế việc phải hoãn phiên
tòa nhiều lần, giảm bức xúc cho người khởi kiện.
So với năm 2022, mặc dù thụ lý tăng 416 vụ nhưng các Tòa án đã
bảo đảm tiến độ, thời hạn giải quyết; tính đến ngày 30/9/2023, không có vụ án
để quá thời hạn giải quyết theo quy định của pháp luật do nguyên nhân chủ quan;
tỷ lệ giải quyết tăng 2,47% so với năm trước; các Tòa án đã ban hành 295 quyết
định buộc thi hành bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật (tăng 119 quyết
định so vưới năm trước).
Trong thời gian tới, Chánh án Nguyễn Hoà Bình cho biết, nhiệm vụ
công tác Toà án trong thời gian tới đó là thực hiện đồng bộ các giải pháp để
đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng giải quyết, xét xử các loại vụ việc,
phấn đấu đạt và vượt các chỉ tiêu, yêu cầu của Quốc hội, Tòa án nhân dân tối
cao đã đề ra.
Đồng thời, làm tốt công tác quy hoạch, bổ nhiệm, luân chuyển,
điều động, chuyển đổi vị trí công tác. Rà soát lại biên chế và khối lượng công
việc của Tòa án nhân dân các cấp từ đó phân bổ, cơ cấu lại theo vị trí việc làm
đảm bảo công bằng, công khai, minh bạch. Tập trung sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện
các quy định về công tác cán bộ phù hợp với đặc thù của Tòa án nhân dân.
Năm
2023 có 23 trường hợp nộp lại quà tặng
Việt
Thắng
https://daidoanket.vn/nam-2023-co-23-truong-hop-nop-lai-qua-tang-10267080.html
Có 54 người bị xử lý do không trung thực trong
việc kê khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm.
Ngày 21/11, Quốc hội thảo luận về các báo cáo công tác của Toà
án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; công tác phòng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật; công tác thi hành án; công tác phòng, chống tham
nhũng năm 2023.
Tại phiên họp, báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm
2023, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong cho biết: Việc xây dựng và thực
hiện định mức, tiêu chuẩn, chế độ: các bộ, ngành, địa phương đã ban hành 9.753
văn bản; huỷ bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung 2.520 văn bản về định mức, tiêu chuẩn,
chế độ. Tiến hành 7.072 cuộc kiểm tra việc thực hiện các định mức, tiêu chuẩn,
chế độ, phát hiện 331 vụ việc và 624 người vi phạm (tăng 16% số vụ vi phạm so
với năm 2022); đã xử lý hành chính 246 người; chuyển xử lý hình sự 2 người;
kiến nghị thu hồi 45,2 tỷ đồng, đã thu hồi được 37,4 tỷ đồng.
Việc thực hiện quy tắc ứng xử của người có chức vụ, quyền hạn:
đã tiến hành kiểm tra việc thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, công chức tại
8.211 cơ quan, tổ chức, đơn vị; kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các sai phạm và
xử lý 938 cán bộ, công chức, viên chức vi phạm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức
nghề nghiệp (số trường hợp vi phạm tăng 109% so với năm 2022). Có 23 trường hợp
nộp lại quà tặng cho đơn vị, với số tiền 93 triệu đồng.
Việc thanh toán không dùng tiền mặt: tổng số lượng giao dịch nội
tệ qua Hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đạt khoảng 131 triệu giao
dịch, với giá trị đạt trên 189 triệu tỷ đồng (tăng 3,09% về giá trị giao dịch
so với năm 2022). Giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đạt 8,21 tỷ giao
dịch với 175,8 triệu tỷ đồng.
Đáng chú ý, về thực hiện các quy định về kiểm soát tài sản, thu
nhập (TSTN) của người có chức vụ, quyền hạn, theo báo cáo của ông Phong, trong
kỳ đã có 60.458 người kê khai TSTN lần đầu; 545.535 người đã kê khai TSTN hằng
năm; 44.015 người đã kê khai TSTN bổ sung; 161.928 người kê khai TSTN phục vụ
công tác cán bộ; 655.299 người đã được công khai bản kê khai TSTN. Kết quả xác
minh tài sản, thu nhập năm 2022 là 13.093 người; có 2.664 người có sai sót về
kê khai sai mẫu, chưa bảo đảm theo hướng dẫn, không đầy đủ thông tin, chậm thời
hạn so với quy định; có 54 người bị xử lý do không trung thực trong việc kê
khai tài sản, thu nhập và giải trình nguồn gốc tài sản tăng thêm.
Về xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham
nhũng, có 55 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị kết luận là thiếu trách
nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng; 13 người đứng đầu, cấp phó người đứng đầu
bị xử lý hình sự do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng; 42 người
đứng đầu, cấp phó người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy
ra hành vi tham nhũng (trong đó khiển trách 16 người; cảnh cáo 13 người; cách
chức 13 người).
Toàn ngành Thanh tra đã triển khai 9.382 cuộc thanh tra hành
chính và 211.545 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành. Qua thanh tra chấn
chỉnh quản lý, kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật trên nhiều
lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế 232.197 tỷ đồng, 1.031 ha đất; kiến nghị
thu hồi 166.239 tỷ đồng, 483 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán do
chưa thực hiện đúng quy định và đề nghị cấp có thẩm quyền xem xét xử lý 65.959
tỷ đồng, 548 ha đất; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính 2.269 tập thể và 8.242
cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý hình sự 404 vụ, 459 đối tượng. Toàn
ngành tiến hành đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện 10.860 kết luận và quyết định
xử lý về thanh tra, đã xử lý, thu hồi 6.769 tỷ đồng, 30 ha đất; xử lý hành
chính 3.867 tổ chức, 9.638 cá nhân; khởi tố 16 vụ, 34 đối tượng.
Cơ quan hành chính nhà nước các cấp đã giải quyết 23.023/29.277
vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 78,6%. Qua giải quyết
khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho nhà nước 11,8 tỷ đồng, 16,4 ha đất;
trả lại cho tổ chức, cá nhân 463,8 tỷ đồng, 20,1 ha đất; khôi phục, đảm bảo
quyền lợi cho 516 cá nhân; kiến nghị xử lý 532 người; chuyển cơ quan điều tra
tiếp tục xử lý 42 vụ, 34 đối tượng.
Kiểm toán Nhà nước đã kiến nghị xử lý tài chính 65.259,9 tỷ
đồng, (trong đó: các khoản tăng thu: 4.515,3 tỷ đồng; các giảm chi NSNN:
25.185,5 tỷ đồng; kiến nghị xử lý khác: 35.559,1 tỷ đồng). Đã kiến nghị huỷ bỏ,
sửa đổi, bổ sung và ban hành mới 252 văn bản quy phạm pháp luật, văn bản quản
lý. Đã cung cấp 373 báo cáo kiểm toán và tài liệu có liên quan cho các cơ quan
của Quốc hội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Cơ quan Điều tra và các cơ quan nhà
nước khác có thẩm quyền để phục vụ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát.
Chuyển cơ quan điều
tra xem xét, xử lý 16 cán bộ qua giải quyết tố cáo
Hoài
Thu
(Dân
trí) - "Qua giải quyết tố cáo, các cơ quan đã kiến nghị xử lý 475 người,
trong đó có 432 cán bộ, công chức; chuyển cơ quan điều tra xem xét và xử lý 16
cán bộ, công chức", theo báo cáo của Chính phủ.
Sáng
22/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về kết quả tiếp công dân, xử lý đơn thư
và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 2023, theo chương trình nghị
sự.
Trước
khi thảo luận, Trưởng Ban Dân nguyện Dương Thanh Bình sẽ trình bày Báo cáo kết
quả tiếp công dân, xử lý đơn thư và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo
của công dân gửi đến Quốc hội năm 2023; Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng
Phong trình bày Báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố
cáo.
Báo
cáo thẩm tra Báo cáo của Chính phủ về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu
nại, tố cáo của công dân năm 2023 sẽ do Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh
Tùng trình bày.
Hàng trăm cán bộ, công chức bị kiến nghị xử lý
Liên
quan đến tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, báo cáo của Tổng Thanh
tra Đoàn Hồng Phong cho biết năm 2023, công dân đến cơ quan Nhà nước khiếu nại,
tố cáo, kiến nghị phản ánh tăng so với năm trước.
Một
điểm tích cực đáng ghi nhận là việc tiếp công dân của Thủ trưởng các cơ quan
hành chính Nhà nước các cấp có chuyển biến; hầu hết bộ trưởng, thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, chủ tịch UBND các cấp thực hiện nghiêm túc việc công khai lịch
tiếp và trực tiếp tiếp công dân định kỳ hàng tháng.
Theo
báo cáo, số ngày tiếp công dân của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ đạt
92% so với 37,6% của giai đoạn 2016-2021; chủ tịch UBND tỉnh đạt 113% so với
61,5% của giai đoạn 2016-2021…
Cơ
quan hành chính các cấp đã giải quyết 17.463 vụ việc khiếu nại, nhiều hơn 23,4%
so với năm trước (14.156 vụ việc); 6.547 vụ việc, nhiều hơn 12,5% so với năm
trước (tương ứng 5.819 vụ việc).
Qua
giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan đã bảo vệ quyền lợi cho 1.319 cá
nhân; 44 tập thể, tổ chức.
Đáng
chú ý, qua giải quyết tố cáo, các cơ quan hành chính Nhà nước đã kiến nghị xử
lý 475 người, trong đó có 432 cán bộ, công chức; chuyển cơ quan điều tra xem
xét và xử lý 37 vụ, 32 đối tượng, trong đó có 16 cán bộ, công chức.
Để
cung cấp đầy đủ hơn thông tin cho đại biểu Quốc hội xem xét vấn đề này, Ủy ban
Pháp luật khi thẩm tra đã đề nghị Chính phủ làm rõ số vụ việc xử lý kỷ luật
hành chính; kết quả các cơ quan tố tụng hình sự đã xử lý đối với các vụ việc và
đối tượng vi phạm được chuyển đến; đồng thời, làm rõ kết quả thực tế thu hồi
đối với số tiền, đất đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước.
Cũng
theo báo cáo của Chính phủ, giải quyết khiếu nại, có 1.110 người, trong đó có
44 cán bộ, công chức bị kiến nghị xử lý. Các cơ quan cũng chuyển cơ quan điều
tra tiếp tục xử lý 3 vụ, 2 đối tượng.
Với
thanh tra, kiểm tra trách nhiệm, ông Đoàn Hồng Phong cho biết Thanh tra Chính
phủ cùng các bộ, ngành, địa phương đã tiến hành 1.531 cuộc (tăng 20,7%), tập
trung vào địa bàn, lĩnh vực phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo phức tạp.
"Qua
1.283 kết luận thanh tra ban hành, các cơ quan đã kiến nghị xử lý hành chính
với 233 tổ chức, 520 cá nhân. Đến kỳ báo cáo, 190 tổ chức, 460 cá nhân đã bị xử
lý", theo thống kê của Thanh tra Chính phủ.
Tổng
Thanh tra Chính phủ dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo sẽ tiếp tục tiềm ẩn khả
năng diễn biến phức tạp, nhiều đoàn khiếu kiện đông người, phức tạp và cả công
dân đơn lẻ lưu trú dài ngày tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh để khiếu kiện.
Xử nghiêm cán bộ để người tố cáo bị trù dập
Đề
ra giải pháp, ông Phong cho biết các cơ quan sẽ tập trung giải quyết kịp thời,
dứt điểm, đúng pháp luật các vụ việc khiếu nại, tố cáo mới phát sinh ngay từ
cấp cơ sở, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 85%; thực hiện tốt các quyết định giải quyết
khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu tỷ lệ
trên 90%.
Quan
điểm được ông Phong nhấn mạnh là xử lý nghiêm tập thể, cá nhân có trách nhiệm
trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, không thực hiện đầy
đủ các biện pháp bảo vệ người tố cáo dẫn đến người tố cáo bị trả thù, trù dập.
Bên
cạnh đó, tập thể, cá nhân cố tình né tránh, đùn đẩy trách nhiệm, kéo dài thời
gian giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo để công dân khiếu kiện kéo dài,
vượt cấp cũng sẽ bị xử lý nghiêm.
Thẩm
tra kết quả giải quyết tố cáo, Ủy ban Pháp luật ghi nhận nỗ lực của cơ quan
hành chính nhà nước các cấp, song cơ quan thẩm tra cho rằng số vụ việc tố cáo
tăng nhiều cho thấy hoạt động của bộ máy hành chính công vụ còn không ít bất
cập, người dân thiếu tin tưởng vào sự khách quan, công tâm của một bộ phận công
chức, người có thẩm quyền trong giải quyết công việc.
Do
đó, cơ quan thẩm tra đề nghị Chính phủ cần đánh giá kỹ để có giải pháp khắc
phục hiệu quả hơn.
Vụ Vạn Thịnh Phát: cựu
Phó Chánh thanh tra Kiểm toán nộp lại hơn 14.000 USD nhận từ SCB
ANTD.VN - Liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát, bị
can Lê Thanh Hà (cựu Phó Chánh Thanh tra Kiểm toán Nhà nước, cựu Trưởng phòng
Kiểm toán ngân hàng 1, Kiểm toán Nhà nước chuyên ngành VII) bị đề nghị truy tố
tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.
Kiến nghị CQĐT nhưng sau đó "thỏa
hiệp"…
Theo Kết luận điều tra vụ án của Cơ quan CSĐT Bộ Công an, bị can
Lê Thanh Hà tham gia Đoàn thanh tra Ngân hàng SCB do Ngân hàng Nhà nước (NHNN)
chủ trì nhưng không thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ, báo cáo không đúng kết
quả thanh tra.
Cụ thể, từ năm 2017 đến năm 2018, NHNN chỉ đạo Cơ quan Thanh
tra, giám sát ngân hàng thanh tra toàn diện đối với Ngân hàng SCB. Đoàn thanh
tra có 5 tổ, do Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng chủ trì, phối hợp với
Thanh tra Chính phủ, Kiểm toán Nhà nước, Ủy ban giám sát tài chính quốc gia
tiến hành. Và cuộc thanh tra được tiến hành 2 đợt.
Một trong những nội dung thanh tra là làm rõ tình trạng sở hữu
cổ phần, kiểm soát, điều hành tại Ngân hàng SCB của Trương Mỹ Lan, Tập đoàn Vạn
Thịnh Phát để Chính phủ và NHNN có biện pháp xử lý phù hợp.
Nhưng quá trình thanh tra, bị can Hà và các cá nhân khác đã có
sai phạm nghiêm trọng, nhận tiền, quà, lợi ích vật chất từ Ngân hàng SCB. Từ
đó, bao che, bưng bít, báo cáo không trung thực, không đầy đủ kết quả thanh tra
dẫn đến NHNN không có đủ thông tin để tham mưu, chỉ đạo xử lý các sai phạm tại
Ngân hàng SCB, ngăn chặn hành vi phạm phạm tội của Trương Mỹ Lan.
Theo Kết luận điều tra vụ án, bị can Lê Thanh Hà đã đồng ý ký
thay đổi kế hoạch thanh tra, thu hẹp phạm vi, thời kỳ thanh tra đối với khoản
vay của nhóm 71 khách hàng có cùng địa chỉ ở số 4 Nguyễn Thị Minh Khai, TP HCM.
Đây là các khách hàng thuộc nhóm Vạn Thịnh Phát do Trương Mỹ Lan chỉ đạo, thao
túng.
Đồng thời, qua thanh tra, bị can Hà đã phát hiện các sai phạm và
2 lần kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan chức năng điều tra, xử lý và yêu cầu
làm rõ nguồn tiền tất toán, làm rõ có việc cho vay mới để trả nợ cũ hay không.
Cụ thể, trong đợt 1, cựu Phó Chánh thanh tra Kiểm toán Nhà nước
này là Tổ trưởng Tổ 5, thanh tra hoạt động tín dụng đối với các khách hàng mới
ở chi nhánh Phạm Ngọc Thạch của SCB. Qua thanh tra, tổ thanh tra phát hiện SCB
cho vay 20 khách hàng với dư nợ hơn 28.000 tỉ đồng có vi phạm về thẩm định, phê
duyệt, giải ngân cho vay và kiểm tra sử dụng vốn vay.
Nhiều lần nhận tổng cộng hơn 14.000 USD
Kết quả điều tra vụ án chỉ rõ, cựu Phó Chánh thanh tra Kiểm toán
Nhà nước đánh giá khoản vay có rủi ro cao và kiến nghị chuyển CQĐT xử lý. Sau
đó, bị can Hà đã có văn bản báo cáo Kiểm toán Nhà nước. Kết quả thanh tra đợt 2
cũng phát hiện nhiều sai phạm nhóm 71 khách hàng và bị can Hà tiếp tục kiến
nghị chuyển hồ sơ sang CQĐT xử lý, đề nghị làm rõ nguồn tiền SCB cho vay mới để
trả nợ cũ.
Tuy nhiên, quá trình tham gia dự thảo Kết luận thanh tra, Lê
Thanh Hà cũng không bảo lưu ý kiến và đồng ý nội dung không chuyển hồ sơ sai
phạm nhóm 71 khách hàng cho cơ quan chức năng điều tra, xử lý.
Đây là căn cứ để Trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục
trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng II, NHNN - người nhận hối lộ 5,2 triệu
USD) và bị can Nguyễn Văn Hưng (cựu Phó Chánh thanh tra phụ trách Cơ quan Thanh
tra giám sát ngân hàng) báo cáo không trung thực, không đầy đủ kết quả thanh
tra lên NHNN và Chính phủ.
Về yếu tố vụ lợi, cựu Phó Chánh thanh tra Kiểm toán Nhà nước Lê
Thanh Hà chủ động khai báo đã 5 lần nhận tiền từ Ngân hàng SCB thông qua Võ Tấn
Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB) và các giám đốc chi nhánh Gia Lai, chi nhánh
Hai Bà Trưng. Tổng số tiền bị can này đã nhận là 14.000 USD và 100 triệu đồng.
Quá trình điều tra, cựu Phó Chánh thanh tra Kiểm toán Nhà nước đã phối hợp với
gia đình giao nộp toàn bộ số tiền hưởng lợi bất chính để khắc phục hậu quả.
Cùng bị đề nghị truy tố tội “Lợi dụng chức, vụ quyền hạn trong
khi thi hành công vụ” còn có bị can Nguyễn Văn Thùy (cựu Phó Trưởng ban Giám
sát tổng hợp, Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, thành viên Đoàn thanh tra).
Bị can Thùy đã phân tích, đánh giá được nợ xấu của SCB không phản ánh đúng bản
chất, tỷ lệ nợ quá hạn, nợ xấu thấp là do ngân hàng xử lý bằng biện pháp kỹ
thuật, nhiều chỉ tiêu tài chính bất thường…
Tuy nhiên, bị can Nguyễn Văn Thùy không báo cáo, báo cáo không
đúng, không đầy đủ các nội dung này tạo điều kiện cho Đỗ Thị Nhàn, Nguyễn Văn
Hưng bưng bít, che giấu sai phạm ở Ngân hàng SCB.
Tại CQĐT, bị can Nguyễn Văn Thùy chủ động khai báo 6 lần nhận
tiền tổng cộng 21.000 USD (474 triệu đồng) và 60 triệu đồng cùng quà là áo sơ
mi, áo phông, một hộp yến… Bị can Thùy cũng đã cùng gia đình đã nộp lại toàn bộ
số tiền chiếm hưởng bất chính.
No comments:
Post a Comment