Đối Thoại Điểm Tin ngày 08 tháng 11 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Thăm
dò: Ông Trump dẫn trước ông Biden ở 5 tiểu bang ‘chiến trường’
Thăm
dò: Tỷ lệ tán thành TT Biden xuống mức thấp nhất kể từ tháng 4
NATO
đóng băng hiệp ước an ninh thời Chiến tranh Lạnh sau khi Nga rút lui
Quân
kháng chiến Myanmar chiếm một thị trấn từ tay quân đội nắm quyền
Trung Quốc giúp Việt Nam chống tham nhũng, đảm bảo
‘Con đường Tơ lụa sạch’
Người nhà 10 tù nhân lương tâm gặp đại diện LHQ, đòi
VN trả tự do, cải thiện việc giam giữ
Giới tranh đấu
hoan nghênh chuyến công tác Việt Nam của Báo cáo viên LHQ
Quân kháng chiến
Myanmar chiếm một thị trấn từ tay quân đội nắm quyền
Israel loan báo
quân đội tiến sâu vào ‘trung tâm thành phố Gaza’
Cựu
TNLT Lê Anh Hùng đề nghị xem xét giám đốc thẩm bản án
Chuyện gì
đằng sau vụ án tham nhũng mới nhất ở Hà Nội?
Hãng
Intel bỏ kế hoạch mở rộng đầu tư ở Việt Nam
Biển
Đông: Đài Loan sẽ sớm triển khai tàu tuần tra lớn hơn đến Trường Sa
Tổ
chức Hiến chương 19: Đàn áp tự do ngôn luận đe dọa quyền phát triển ở Việt Nam
Việt
Nam tăng tốc việc nạo vét và lấp đất ở khu vực quần đảo Trường Sa
Có
thể có ‘cán bộ vi phạm’ mà ‘không vụ lợi’?
Lãnh
đạo Đảng Cộng sản Việt Nam và Trung Quốc cam kết hợp tác chống tham nhũng
Cộng
đồng mạng Việt Nam kêu gọi tẩy chay Snapchat vì bản đồ “đường lưỡi bò”
Chủ
đầu tư dự án đô thị mới ở khu vực Vịnh Hạ Long bị phạt tiền
Ông
Nguyễn Hòa Bình khẳng định trước Quốc hội không có án oan
Hoa
Kỳ điều tra chống bán phá giá nhôm đùn ép từ Việt Nam
Vịnh
Hạ Long có bị san lấp để xây dựng khu đô thị và khách sạn?
Công
an Đắk Lắk trả tự do cho bốn tín đồ Tin Lành độc lập sau năm ngày tạm giữ
Blogger
Đường Văn Thái được gửi thư thăm hỏi mẹ, vẫn chưa kết thúc điều tra
Intel gác kế hoạch
mở rộng hoạt động sản xuất chip tại Việt Nam
Ngoại trưởng
Blinken thăm Hàn Quốc khi Bắc Hàn, Nga thắt chặt quan hệ
Đức muốn học Anh
cách đưa người xin tỵ nạn sang Rwanda?
Anh gia hạn quyền
thuê bất động sản tới 990 năm, VN có học được gì?
Ba Lan với sức
trẻ của nền dân chủ đang có các lãnh đạo thế hệ 7X và 8X
Ukraine: Lựu đạn
quà sinh nhật giết chết trợ lý của tướng Ukraine Zaluzhny
Dự án đô thị lấn
biển Hạ Long gây bức xúc dư luận bị ngừng thi công
Ông Putin và khả
năng nắm quyền đến 2030
Khách du lịch Trung
Quốc đang quay trở lại - nhưng không đến Thái Lan
Thủ tướng Úc diện
kiến Chủ tịch Tập trong chuyến thăm quan trọng tới Trung Quốc
Việt Nam nên làm gì
để tránh khủng hoảng bất động sản như Trung Quốc?
Gia đình nhà hoạt
động Trịnh Bá Phương làm việc với Báo cáo viên đặc biệt của LHQ
Một
tháng xung đột Israel – Hamas : Thủ tướng Israel từ chối ngừng bắn
Chiến tranh Ukraina : Zelensky hoãn bầu cử tổng thống
2024
Liên Hiệp Quốc quan ngại về xung đột tại miền bắc Miến Điện
Mạng cáp quang dưới lòng Bắc Băng Dương : Nga mời Trung Quốc
nhập cuộc
Xung đột ở Gaza : Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi ngừng bắn
khẩn cấp
Phe nổi dậy Yemen tấn công Israel bằng tên lửa ‘‘ngoài khí quyển’’
Các ngoại trưởng G7 cố tìm tiếng nói chung về xung đột
Israel-Hamas
Đối thoại Mỹ Trung về vũ khí hạt nhân: Một bước tiến nhỏ nhưng
"quan trọng"
Mỹ: Donald Trump ra hầu tòa về cáo buộc gian lận
Cơ quan Không gian châu Âu tài trợ tên lửa Ariane 6 và Vega-C
Dự luật nhập cư ở Pháp: Cấp giấy tờ cho người lao động
hay trục xuất « những kẻ khủng bố » ?
Ẩm thực : Các nhà hàng Pháp không còn nấu món lươn
Việt Nam cố giữ cân bằng trong quan hệ với Mỹ và Trung Quốc
Quân đội Israel thông báo đã chia cắt dải Gaza thành hai miền
Gaza: Lãnh đạo 18 tổ chức Liên Hiệp Quốc và phi chính phủ kêu gọi
ngừng bắn
Xung đột Israel - Hamas: Ngoại trưởng Mỹ đến Thổ Nhĩ Kỳ nhằm làm
dịu căng thẳng
Xung đột Israel-Hamas có tác động đến bầu cử tổng thống Mỹ 2024 ?
Ba mươi năm sau Oslo, ai sẽ quản lý Gaza hậu Hamas ?
(NHK) –
Tàu sân bay Sơn Đông của Trung Quốc vào Biển Đông, Nhật Bản theo dõi sát. Theo bộ Quốc Phòng Nhật, hôm qua,
06/11/2023, Lực lượng phòng vệ Nhật Bản ghi nhận 6 tàu chiến Trung Quốc, trong
đó có tàu sân bay Sơn Đông, di chuyển từ Tây Thái Bình Dương, đi qua eo biển Ba
Sĩ (Bashi), giữa Đài Loan và Philippines, hướng về Biển Đông. Chính quyền Nhật
cho biết theo dõi sát lộ trình của các tàu Trung Quốc.
(AFP) –
Xung đột Gaza: Indonesia phủ nhận cáo buộc tài trợ cho một bệnh viện nằm trên
hệ thống đường hầm của Hamas. Hôm nay, 07/11/2023, Indonesia bác bỏ cáo buộc của phía Israel
về việc Jakarta "đồng lõa với khủng bố". Theo
chính quyền Jakarta, bệnh viện Indonesia tại Gaza là một cơ sở được xây dựng
nhờ đóng góp của người dân Indonesia hoàn toàn vì các mục tiêu nhân đạo. Hôm
qua, phát ngôn viên Quân đội Indonesia cũng cáo buộc Hamas xây dựng bệnh viện
này trên một hệ thống đường hầm và bố trí một trận địa pháo không xa bệnh viện.
(AFP) –
Tổng thống Iran đi Ả Rập Xê Út bàn về xung đột Israel-Hamas. Theo một giới chức Iran hôm qua,
06/11/2023, tổng thống Ebrahim Raïssi sẽ dự một thượng đỉnh về xung đột
Israel-Hamas vào Chủ Nhật tới tại Ryad, thủ đô Ả Rập Xê Út. Đây là lần đầu tiên
tổng thống Iran tới Ả Rập Xê Út kể từ khi hai nước nối lại bang giao tháng
3/2023, sau 7 năm cắt đứt quan hệ ngoại giao. Cả Iran và Ả Rập Xê Út đều không
công nhận Israel.
(AFP) –
Nổ lựu đạn khiến một sĩ quan quân đội Ukraina thiệt mạng. Bộ trưởng Nội Vụ Ukraina Igor
Klymenko cho biết trên mạng Telegram rằng cố vấn thân cận của tổng tư lệnh quân
đội Valery Zaluzhny, thiếu tá Gennady Chastykov, đã thiệt mạng vào hôm qua,
06/11/2023 ,sau khi nhận món quà sinh nhật từ các đồng nghiệp. Cụ thể, ông
Chastykov được tặng những quả lựu đạn, con trai ông cầm và bắt đầu vặn chốt.
Người lính đã vội giật lấy quả lựu đạn từ tay con trai, khiến cho lựu đạn bị
rút chốt và gây ra vụ nổ chết người.
Tin Tức: Thứ Tư 08.11.2023
1/ HÃNG INTEL HỦY BỎ KẾ HOẠCH MỞ RỘNG ĐẦU TƯ Ở VN
Công ty bán dẫn hàng đầu Intel
của Mỹ đã quyết định ngưng kế hoạch mở rộng đầu tư tại Việt Nam, một quyết định
quan trọng gây ảnh hưởng đến tham vọng trở thành trung tâm sản xuất chip ở khu
vực của Việt Nam.
Nguồn tin không tiết lộ
danh tính vào ngày 7/11 cho biết vì lý do thông tin bảo mật, quyết định này
được Intel đưa ra vào khoảng tháng 7 vừa qua. Tin này được đưa ra trong khi tập
đoàn lãnh đạo VN đang có tham vọng thay thế Trung Cộng và Đài Loan trong việc
sản xuất chip cho thế giới.
Tuy nhiên chỉ một thời gian
ngắn sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam vào tháng 9 vừa
qua, giới chức Mỹ đã thông báo cho một nhóm công ty Mỹ về quyết định của Intel.
Intel không nêu lý do hủy
bỏ quyết định nói trên nhưng một nguồn tin khác cho biết Intel đã bày tỏ quan
ngại về tình trạng thiếu điện lực và tệ nạn quan liêu nặng nề ở Việt Nam. Một
trong các cuộc gặp gỡ về việc này đã diễn ra vào tuấn trước, với sự có mặt của
Phó thủ tướng Trần Lưu Quang.
Cần biết là trong chuyến
thăm Hà Nội vừa qua của Tổng thống Mỹ Joe Biden, tòa Bạch Ốc cho biết những kế
hoạch đầu tư của các công ty sản xuất chip vào Việt Nam như Amkor, Synopsys và
Marvell. Tuy nhiên Intel không có tên trong danh sách này.
Hiện Intel có một nhà máy
thử nghiệm ở Sài Gòn, nơi hãng này đầu tư khoảng 1 tỷ rưởi Mỹ kim.
2/ HOA KỲ ĐIỀU TRA VỤ BÁN PHÁ GIÁ NHÔM CỦA VN
Bộ thương mại Hoa Kỳ vào
ngày 24/10 chính thức khởi xướng việc điều tra vụ bán phá giá với nhôm nhập cảng
từ Việt Nam.
Bộ công thương VN loan tin
này vào hôm 4/11, với nguyên cáo là liên minh nhôm, thép, giấy và cao su Hoa
Kỳ. Phía nguyên cáo nêu tên khoảng 14 công ty VN.
Theo nguyên cáo, căn cứ số
liệu của quan thuế Hoa Kỳ, trong năm 2022 Việt Nam chiếm gần 8% tổng xuất cảng của các quốc gia vào Hoa Kỳ,
đứng thứ tư trong số các quốc gia xuất cảng nhiều nhất vào Hoa Kỳ, sau Mexico,
Colombia và Trung Cộng.
Vì Hoa Kỳ xem Việt Nam là
quốc gia có nền kinh tế “phi thị trường”, nên bộ thương mại Hoa Kỳ sẽ xử dụng
các giá trị thay thế của quốc gia thứ ba để tính toán biên độ phá giá cho Việt
Nam.
Trong vụ điều tra này,
nguyên cáo đề nghị xử dụng Indonesia là quốc gia thay thế vì cho rằng Indonesia
có mức độ phát triển kinh tế tương đồng với Việt Nam và có số lượng đáng kể các
nhà sản xuất nhôm đùn ép và các sản phẩm từ nhôm.
Cần biết Việt Nam hiện cố
gắng thuyết phục Mỹ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường để tránh những
bất lợi bao gồm các vụ kiện về chống trợ cấp, chống bán phá giá.
3/ ĐÀI LOAN SẼ TRIỂN KHAI CÁC TÀU TUẦN TRA LỚN HƠN ĐẾN TRƯỜNG SA
Lực lượng hải cảnh Đài Loan sẽ sớm triển khai
các tàu tuần tra lớn hơn đến đảo Ba Bình thuộc quần đảo Trường Sa để nhấn mạnh
đến chủ quyền của nước này tại khu vực Biển Đông.
Ông Tsai Ming-yen, tổng giám
đốc an ninh quốc gia, đã đưa ra tuyên bố trên khi được yêu cầu xác nhận một báo
cáo của báo chí địa phương cho thấy các chiến hạm Mỹ và Trung Cộng đều bị phát giác
gần hòn đảo do Đài Loan kiểm soát ở quần đảo Trường Sa vào đầu tháng này.
Đảo Ba Bình, hay đảo Thái
Bình theo tên Đài Loan, là hòn đảo tự nhiên lớn nhất trong quần đảo Trường Sa,
nằm cách hải cảng Cao Hùng 1600 cây số về phía tây nam.
Theo thông cáo của hạm đội
7 Hoa Kỳ, khu trục hạm Dewey vừa hoàn thành sứ mạng tự do hàng hải gần quần đảo
Trường Sa vào thứ Sáu tuần trước. Trong khi đó, phía Trung Cộng loan tin là một
chiến hạm Trung Cộng cũng đã di chuyển gần đảo Ba Bình vào ngày 3/11.
Để đối phó với sự căng
thẳng gia tăng ở Biển Đông, xung quanh hòn đảo Ba Bình do Đài Loan kiểm soát,
ông Tsai cho biết Đài Loan đã sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống khi thường
xuyên cử các tàu tuần tra định kỳ quanh đảo này. Ông Tsai cho biết là hải cảnh
Đài Loan sẽ dần dần đưa các tàu tuần tra lớn hơn đến hoạt động tại khu vực này.
Cần biết là hiện có khoảng
200 hải cảnh Đài Loan đồn trú ở đảo Ba Bình do thủy quân lục chiến huấn luyện
và các cuộc tập trận cũng được tổ chức thường xuyên.
4/ CUỘC BẦU CỬ TỔNG THỐNG UKRAINE ĐƯỢC DỜI ĐẾN NĂM SAU
Tổng thống Ukraine
Volodymyr Zelensky vào hôm 6/11 tuyên bố sẽ hoãn cuộc bầu cử tổng thống dự trù
được tổ chức vào tháng 3/2024, với lý do các cuộc giao tranh vẫn diễn ra dữ dội
giữa Ukraine và Nga.
Ông Zelensky cho biết là
đất nước Ukraine đang phải gồng mình chiến đấu với quân Nga, dân chúng Ukraine
đang lệ thuộc vào điều này chứ không phải là lúc tổ chức bầu cử. Ông kêu gọi
người dân phải đoàn kết, không để bị chia rẽ và không bị phân tán bởi những
cuộc tranh luận “vô ích”.
Tuy nhiên chính phủ Ukraine
hiện đang khó xử vì các đồng minh phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ, kêu gọi
Ukraine tổ chức các cuộc bầu cử dân chủ, mặc dù gần 20% lãnh thổ nước này đang
bị Nga chiếm đóng và hàng triệu người Ukraine đang tị nạn ở nước ngoài. Ngoài
ra Ukraine cũng phải sửa đổi luật pháp nếu muốn tổ chức cuộc bỏ phiếu trong
tình trạng thiết quân luật.
Về tình hình chiến sự, Tổng
thống Zelensky cho biết quân đội Ukraine đã phá hủy hoàn toàn khinh
hạm Askold, một chiến hạm quan trọng của hải quân Nga, tại xưởng đóng tàu
Kerch, ở bán đảo Crimea.
Trong khi đó người dân
Ukraine đang chuẩn bị cho một mùa đông khắc nghiệt và phải chống trả những cuộc
oanh kích dồn dập của quân đội Nga. Họ đang nỗ lực mua máy phát điện để chống
bị cắt điện. Về phía chính phủ, vào năm ngoái họ đã thiết lập khoảng 4 ngàn địa
điểm an toàn trên toàn quốc. Tại những địa điểm này, người dân có thể sưởi ấm,
nạp điện vào các thiết bị và xử dụng mạng lưới internet.
VNTB
– Hoa hậu mại dâm và đạo đức xã hội
VNTB
– Bộ Chính trị ‘cầm tay chỉ việc’ cho lập pháp – tư pháp – hành pháp
VNTB – Thế trận
tàu sân bay, căng thẳng ở Ba Bình
VNTB – Tổng bí thư hay Thủ tướng chịu trách nhiệm về quản
trị quốc gia?
VNTB – Tham nhũng không vụ lợi?
Người
Do Thái mạnh đến mức nào ở các nước phương Tây?
07/11/1972:
Nixon tái đắc cử tổng thống
Lược
sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ
Những
bí ẩn xoay quanh cái chết của Lý Khắc Cường
05/11/1912:
Woodrow Wilson chiến thắng áp đảo trong bầu cử tổng thống
04/11/1842:
Abraham Lincoln kết hôn với Mary Todd
Triển
vọng giai đoạn tiếp theo của Sáng kiến Vành đai và Con đường
Khoa
học và nhà khoa học Việt Nam: Chính sách đầu tư nghiên cứu khoa học08/11/2023
Câu
chuyện lớn ở ao Hạ Long (Phần 2)08/11/2023
Một
cuộc kéo lùi lịch sử phát triển nhân loại07/11/2023
Về
bức ảnh cụ già đóng giả “chim mồi”07/11/2023
Tổng
tư lệnh Ukraine nói về bước đột phá cần thiết để có thể đánh bại Nga07/11/2023
Một
ông vua trường học xin thoái vị07/11/2023
100 năm Văn Cao
(Kỳ 1)07/11/2023
Từ
chuyện Thành Bưởi bị hành, nhớ khổ nạn đi lại năm xưa (Kỳ 6)07/11/2023
Vài
gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 6-11-202306/11/2023
Cứ
phá nát giáo dục rồi đổ lỗi cho chế độ!06/11/2023
Dương
Quốc Chính - Thấy gì qua vụ hòn non bộ ?
Phúc
Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 06/11/2023
Cù
Mai Công - 60 năm Đảo chính 1-11-1963 lật đổ nền Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Diệm
(5)
Lê
Thanh Phong - Chuyện vịnh Hạ Long
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Intel gác lại kế hoạch tăng gấp đôi sản xuất chip tại Việt Nam,
theo nguồn tin của Reuters 08/11/2023
Nhìn vào Luật Bảo vệ môi trường, thấy lỗ hổng làm luật ở Việt Nam 08/11/2023
Vấn đề nóng trước ‘giờ G’ của ba dự thảo luật liên quan đến bất
động sản 08/11/2023
Sai lầm khiến Phú Quốc trả giá 08/11/2023
Chuyện gì đằng sau vụ án tham nhũng mới nhất ở Hà Nội? 08/11/2023
Lược sử xung đột Ả Rập-Israel qua bản đồ 08/11/2023
Một số ngụy biện bao che 07/11/2023
Yêu cầu của việc luật hóa quyền biểu tình 07/11/2023
Thành Bưởi và đấu tố kiểu “cải cách ruộng đất” 07/11/2023
Việt Nam nên làm gì để tránh khủng hoảng bất động sản như Trung
Quốc? 07/11/2023
Việt Nam tăng tốc việc nạo vét và lấp đất ở khu vực quần đảo
Trường Sa 07/11/2023
Bóng ma chuyên chính 06/11/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Bộ trưởng Tô Lâm:
Không để đối tượng phạm tội tham nhũng trốn và cũng không dám trốn ra nước
ngoài
ANTD.VN - Việc điều tra, quyết định truy
tố, xét xử các đối tượng tham nhũng đã được thực hiện tốt, góp phần cảnh tỉnh,
răn đe, không để cho đối tượng phạm tội trốn ra nước ngoài và cũng không
dám trốn ra nước ngoài.
Chất
vấn Bộ trưởng Bộ Công an, đại biểu Đỗ Huy Khánh (đoàn Đồng Nai) nhấn mạnh, thời
gian qua, cử tri và nhân dân cả nước đánh giá rất cao vai trò của ngành Công an
trong việc điều tra phòng, chống tội phạm tham nhũng. Vậy giải pháp của Bộ
trưởng trong việc tiếp tục điều tra các vụ án tham nhũng thời gian tới thế nào
để đảm bảo các cái tiêu chí không bỏ lọt tội phạm, đồng thời là không làm oan
người vô tội và khẳng định quan điểm chỉ đạo nhất quán của Trung ương cũng như
của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, đó là không có vùng cấm, không có
ngoại lệ, xử lý một vụ cảnh tỉnh cả vùng, cả lĩnh vực?
Làm
rõ băn khoăn của đại biểu, Đại tướng Tô Lâm - Bộ trưởng Bộ Công an cho biết,
công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng là một công tác rất trọng tâm được
lực lượng công an triển khai trong thời gian vừa qua. Ngành công an là đơn vị
gương mẫu, đi đầu trong khâu tổ chức thực hiện trên cả 3 phương diện.
Phương
diện thứ nhất là công tác phát hiện, điều tra, xử lý các vụ án tham nhũng, tiêu
cực được ngành công an đẩy mạnh tích cực. Điều này đã được Ban Chỉ đạo Trung
ương và các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đặc biệt là đồng chí Tổng Bí thư,
Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương đánh giá, coi đây là một điểm sáng trong hoạt
động này.
Phương
diện thứ hai, ngành công an cũng tập trung chống tham nhũng, tiêu cực, làm
trong sạch ngay trong nội bộ. Muốn chống tham nhũng, tiêu cực được thì phải sắp
xếp tổ chức bộ máy tinh gọn, nâng cao ý thức và làm trong sạch nội bộ.
Phương
diện thứ ba, tập trung làm cải cách thủ tục hành chính (đặc biệt là với cải
cách thủ tục hành chính theo Đề án 06), quản lý, quản trị xã hội bằng pháp
luật, nhưng đồng thời phải tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân, cho doanh
nghiệp. Nếu thực hiện tốt cải cách thủ tục hành chính sẽ giảm hẳn được tham
nhũng vặt. Đây là vấn đề bức xúc được nhiều cử tri quan tâm.
Thực
tế cho thấy, thời gian qua, việc điều tra, truy tố, xét xử nghiêm các đối tượng
tham nhũng với phương châm không có vùng cấm, không có ngoại lệ, không có đặc
quyền, bất kể người đó là ai đã được thực hiện tốt. Điều này góp phần cảnh
tỉnh, răn đe phòng ngừa vi phạm, thu hồi được nhiều tài sản cho Nhà nước trong
việc đấu tranh phòng, chống tham nhũng, không để cho đối tượng phạm tội trốn ra
nước ngoài và cũng không dám trốn ra nước ngoài. Từ đó tiếp tục đẩy mạnh phong
trào phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, trở thành một xu thế không thể đảo
ngược được.
Về
một số giải pháp để nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu
cực trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công an kiến nghị 4 giải pháp.
Thứ
nhất, phải tập trung hoàn thiện thể chế, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước
trên các lĩnh vực, không để sơ hở, thiếu sót để các đối tượng lợi dụng hoạt
động phạm tội. Những vấn đề thấy rõ có sơ hở, thiếu sót trong công tác phải
khẩn trương khắc phục ngay.
“Vừa
rồi ngành công an đã kiến nghị rất nhiều việc từ lĩnh vực quản lý tài chính,
tín dụng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đăng kiểm phương tiện, phòng
chống buôn lậu. Qua những vụ án thực tế đã sửa đổi, chỉnh lý rất nhiều quy định
liên quan” – Bộ trưởng Tô Lâm nêu ví dụ.
Thứ
hai, chỉ đạo rà soát, bổ sung các quy định để kiểm soát quyền lực, nhất là
những người đứng đầu các bộ, ngành, địa phương. Quy định cụ thể và có chế tài
mạnh mẽ để cắt đứt các quan hệ doanh nghiệp sân sau, không để hình thành các
đối tượng có thể thao túng được nhiều cơ quan như một số vụ án xảy ra vừa qua
(vụ Việt Á, vụ chuyến bay giải cứu), đặc biệt là khâu xử lý đối tượng.
Hiện
nay, các đối tượng tham nhũng đang bị xử lý với các tội danh chính là Tội tham
ô tài sản, Tội đưa hối lộ và Tội nhận hối lộ.
Ba
là, trong một số vụ án vừa qua, số người bị hại rất đông nên việc thu hồi tài
sản có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Thứ
tư, sẽ tiếp tục thực hiện chuyển đổi số, đảm bảo công khai, minh bạch trên các
lĩnh vực góp phần hạn chế tham nhũng, đặc biệt là giải pháp về tham nhũng vặt.
Chính phủ hiện nay đang chỉ đạo khẩn trương đẩy mạnh Đề án 06 là một trong
những nhiệm vụ không chỉ phục vụ nhân dân mà còn để giải quyết vấn nạn này - Bộ
trưởng nhấn mạnh.Từ
Hàng không Việt cuối
năm vẫn loay hoay vượt khó
Đặng
Nhật
https://cand.com.vn/Giao-thong/hang-khong-viet-cuoi-nam-van-loay-hoay-vuot-kho-i713076/
Gần cuối năm 2023, các hãng hàng không đều ghi
nhận tăng trưởng doanh thu so với cùng kỳ, tuy nhiên, những khó khăn của ngành
hàng không vẫn hiện hữu như: Nhu cầu sụt giảm vì kinh tế khó khăn, giá đầu vào
nhiên liệu tăng cao, các yếu tố chiến tranh, rủi ro tài chính, tỷ giá, lãi suất…
khiến lợi nhuận của các hãng hàng không khó tăng trưởng như kỳ vọng. Hàng không
vẫn chưa qua được “vòng xoáy khó khăn”, thua lỗ và nợ nần.
Cắt giảm toàn bộ đường bay quốc tế, giảm tần
suất bay nội địa để “tránh lỗ”
Báo cáo tài chính quý III/2023 cho thấy, Tổng Công ty Hàng không
Việt Nam (Vietnam Airlines - HVN) ghi nhận doanh thu 23.600 tỷ đồng, tăng 11%
so với cùng kỳ năm 2022. Doanh thu quốc tế tăng mạnh nhờ thị trường khu vực
châu Âu, Úc và Mỹ phục hồi tốt.
Lũy kế 9 tháng, doanh nghiệp ghi nhận doanh thu thuần 67.627 tỷ
đồng, tăng trưởng tới 32,3%. Sau khi trừ đi các chi phí, Vietnam Airlines báo
lỗ sau thuế quý III/2023 là 2.203 tỷ đồng, giảm lỗ so với mức lỗ 2.546 tỷ đồng
cùng kỳ năm trước, đánh dấu quý lỗ ròng thứ 15 liên tiếp kể từ quý I/2020. Và
tiếp tục là “quán quân” thua lỗ trên sàn chứng khoán. Bên cạnh đó, trong báo
cáo gửi lên Bộ Kế hoạch và Đầu tư mới đây, Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại
doanh nghiệp (CMSC), ước tính Vietnam Airlines có thể lỗ trước thuế 4.515 tỷ
đồng trong năm 2023.
Khó khăn cũng diễn ra tương tự với hãng hàng không Bamboo
Airways. Liên tục thay đổi nhân sự cấp cao, trong chưa đầy 1 năm qua, hãng hàng
không này đã 5 lần thay người đứng đầu. Đồng thời, hãng cũng liên tục gửi đi
thông báo đến các đại lý về việc tạm dừng hàng loạt đường bay quốc tế mà hãng
đang khai thác và đã từng đặt kỳ vọng như dừng đường bay đi Úc, Đức, Anh, Hàn
Quốc, Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Bangkok (Thái Lan), Singapore… Với thị
trường trong nước, hãng cũng giảm tần suất với nhiều đường bay trục chính,
nhiều đường bay ngách cũng đã tạm dừng bay.
Lãnh đạo Cục Hàng không Việt Nam cho biết, để bù đắp cho sự sụt
giảm tại các thị trường truyền thống, một số hãng thì cắt giảm đường bay, một
số hãng lại tích cực mở thêm những đường bay quốc tế mới kết nối Hà Nội, TP Hồ
Chí Minh tới các điểm tại Australia, Ấn Độ, bước đầu ghi nhận những kết quả
tương đối khả quan. Tuy nhiên, hiện slot dành cho các hãng bay Việt Nam tới 2
thị trường này đã được khai thác hết, nên khả năng gia tăng doanh thu thông qua
việc tăng tần suất khai thác trong ít nhất 6 tháng tới là rất thấp. Tốc độ phục
hồi của thị trường quốc tế rất chậm, dẫn đến tình trạng các hãng tiếp tục đổ
tải cung ứng vào thị trường nội địa trong bối cảnh thị trường nội địa cũng gặp
khó khăn do sức mua giảm. Tình trạng dư thừa tải cung ứng thấy rõ trong 5 tháng
cuối năm khi tải cung ứng tổng thị trường tăng 15,2% so với năm 2019, nhưng
khách tổng thị trường chỉ dự báo tăng 7,5%. Điều này tác động tiêu cực đến giá
và doanh thu của các hãng hàng không.
Hàng không sụt giảm
Theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam, trong tháng 10/2023,
tổng thị trường hành khách hàng không đạt 5,4 triệu khách, tăng 11% so với cùng
kỳ 2022, giảm 1% so với tháng 9/2023. Trong đó, sản lượng vận tải hành khách
quốc tế đạt 2,6 triệu khách, tăng 69% so với tháng 10/2022, giảm 0,5% so với
tháng 9/2023 và bằng 84% so với tháng 9/2019. Do đang trong giai đoạn thấp điểm
nên vận chuyển khách nội địa đạt 2,7 triệu khách, giảm 15% so với tháng
10/2022, giảm 1,2% so với tháng 9/2023. Đây cũng đã là tháng thứ 3 liên tiếp,
sản lượng vận chuyển hành khách nội địa giảm so với tháng liền kề.
Tổng thị trường hàng hóa trong tháng 10/2023 ước đạt 97.000 tấn,
giảm 4,8% so với cùng kỳ 2022, tăng 1,5% so với tháng 9/2023.
Đáng nói, do dư thừa cung tải, một số hãng bay trong nước đang
tiến hành tạm thu hẹp đội máy bay. Trong đó, Vietravel Airlines giảm từ 6 chiếc
xuống còn 3 chiếc; Bamboo Airways từ chỗ vận hành 30 máy bay, đã giảm còn 17
chiếc và khả năng còn giảm nữa trong giai đoạn sắp tới. Qua 2 năm đại dịch,
hoạt động kinh doanh đóng băng, không có nguồn thu nhưng vẫn phải phát sinh chi
phí duy trì bộ máy, các hãng hàng không đã gần như kiệt quệ tài chính. Hiện
nay, tuy tình hình có phục hồi nhưng hãng vẫn gặp các áp lực trong việc hoàn
trả các khoản nợ phát sinh trước đó kèm mặt bằng lãi suất tăng cao trong thời
gian qua.
Theo đánh giá của Cục Hàng không Việt Nam, thách thức lớn nhất
đối với các hãng bay trong nước những tháng cuối năm 2023 là việc giá nhiên
liệu đang có xu hướng tăng mạnh. Ngoài giá nhiên liệu, yếu tố lãi suất, tỷ giá
(tỷ giá các đồng bản tệ và VND so với USD) và nhiều yếu tố đầu vào khác đều đã
ở mặt bằng cao hơn, gây bất lợi đáng kể cho các hãng bay Việt so với giai đoạn
trước COVID-19. Những yếu tố này chắc chắn sẽ chất thêm gánh nặng tài chính cho
các hãng bay trong năm 2023.
Vé máy bay Tết khó giảm
Khảo
sát giá vé máy bay Tết ngày 5/11/2023 cho hành trình khứ hồi chặng đi ngày
9/2/2024 (tức chiều 30 Tết) và chặng về ngày 16/2/2024 (mùng 7 tết Giáp Thìn)
chuyến TP Hồ Chí Minh - Hà Nội của Hãng VietJet Air có giá 5,5 triệu đồng/vé,
Vietnam Airlines 5,9 triệu đồng/vé, Bamboo Airways, Vietravel Airlines 5,3 - 6
triệu đồng/vé. Với chặng khác đang bán mức giá 4 - 6 triệu đồng/vé khứ hồi. Giá
vé máy bay đã nhích tăng dần khi có thông tin quyết định của Thủ tướng về ngày
nghỉ Tết 2024 trong 7 ngày, kể từ 8/2 đến hết ngày 14/2/2024 (tức từ 29 tháng
chạp đến mùng 5 Tết). Theo các hãng bay, tổng cộng gần 6 triệu vé được hãng bay
nội đã mở bán, trừ số chặng bay tỉnh có lượng khách mua vé nhiều, còn các đường
bay trục vẫn chậm…
Truy nã đặc biệt kẻ
dùng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất giả, chiếm đoạt số tiền đặc biệt
lớn
ANTD.VN -Đối tượng Long dùng các hợp đồng
chuyển nhượng quyền sử dụng đất...giả để đảm bảo những khoản vay lên đến hàng
chục tỷ đồng, rồi bỏ trốn.
Cơ quan An ninh điều
tra, công an tỉnh Hưng Yên đang thụ lý điều tra vụ án “Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản” và “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” liên quan đến đối
tượng Nguyễn Vĩnh Long (SN 1989, trú tại quận Nam Từ Liêm, Hà Nội).
Theo điều tra ban đầu, khoảng cuối năm 2021, Long vay chừng 9 tỷ
đồng của anh Nguyễn Ngọc T. (ở quận Cầu Giấy, Hà Nội). Để đảm bảo khoản vay,
Long đã ký 4 hợp đồng chuyển nhượng các hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng
đất tại dự án Khu nhà ở thương mại và dịch dụ Phúc Hưng, ở TP Hưng Yên cho anh
T.
Tuy nhiên, 3 trong 4
hợp đồng trên do Long làm giả; hợp đồng còn lại Long đã hủy bỏ, lấy lại tiền
cọc để chủ đầu tư bán lại cho người khác. Bằng thủ đoạn tương tự, Nguyễn Vĩnh
Long đã lừa đảo, chiếm đoạt hàng chục tỷ đồng của nhiều nạn nhân tại Hưng Yên và
Hà Nội.
Đối tượng Long đã bỏ
trốn và bị Công an tỉnh Hưng Yên khởi tố bị can, ra Quyết định truy nã đặc biệt
theo những tội danh đã dẫn.
Công an tỉnh Hưng Yên
thông báo ai đã tham gia góp vốn và cho Nguyễn Vĩnh Long vay tiền, đề nghị liên
hệ với Cơ quan An ninh điều tra, Công an tỉnh Hưng Yên tại địa chỉ số 45, Hải
Thượng Lãn Ông, phường Hiến Nam, thành phố Hưng Yên, số điên thoại: 069.2849297;
Hoặc liên hệ điều tra viên Trần Quốc Đạt theo số điện thoại: 0983.001.1252, để
được giải quyết.
Đối tượng Long hãy ra
đầu thú để được hưởng khoan hồng.
Có cán bộ thanh tra
"chân mình còn lấm bê bê tay cầm bó đuốc đi rê chân người"
Thu Thuỷ
Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong thừa
nhận tình trạng cán bộ thanh tra có những sai phạm, vi phạm trong thời gian vừa
qua.
Chiều 7/11, tiếp tục chương trình làm việc kỳ họp thứ 6, Quốc
hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn.
Còn tình trạng cán bộ thanh tra có những
sai phạm, vi phạm
Đặt câu hỏi chất vấn Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong,
đại biểu Phạm Nam Tiến (Đắk Nông) cho rằng, có sự gia tăng vi phạm trong đội
ngũ công chức làm công tác thanh tra, phòng, chống tham nhũng tiêu cực. Đại
biểu dẫn chứng, chỉ tính 6 tháng đầu năm 2023, đã có 30 cán bộ bị kỷ luật, 28
trường hợp bị xử lý hình sự. "Trong khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
đã nhiều lần nhấn mạnh phải tránh tình trạng "chân mình còn lấm bê
bê, tay cầm bó đuốc đi rê chân người". Xin Tổng Thanh tra Chính
phủ cho biết, trách nhiệm và giải pháp quản lý, bồi dưỡng đạo đức đối với cán
bộ làm công tác thanh tra?"- đại biểu nêu câu hỏi.
Trả lời nội dung này, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng Phong
thừa nhận tình trạng cán bộ thanh tra có những sai phạm, vi phạm trong thời
gian vừa qua như đại biểu Phạm Nam Tiến nói.
"Khi xảy ra tiêu cực, tham nhũng ở cơ quan tổ chức thanh
tra nào, của cá nhân nào thì quan điểm của Thanh tra Chính phủ cũng như ngành
thanh tra là xử lý nghiêm theo quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước"
– Tổng Thanh tra Chính phủ nói.
Nói về giải pháp, Tổng Thanh tra Chính phủ Đoàn Hồng
Phong cho biết, Thanh tra Chính phủ đã lãnh đạo, chỉ đạo toàn ngành thực
hiện nhiều giải pháp để nâng cao công tác phòng, chống tham nhũng, kiểm soát
quyền lực của hoạt động thanh tra theo đúng tinh thần của Tổng Bí thư là phòng,
chống tham nhũng tiêu cực ngay tại cơ quan có chức năng phòng, chống tham
nhũng, tiêu cực; đồng thời đề nghị, các cấp, các ngành phối hợp trong việc thực
hiện nghị quyết, quyết định của Thanh tra Chính phủ về việc nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác thanh tra; Chấn chỉnh, xử lý vi phạm trong hoạt động thanh
tra, nhất là các quy định nghiêm cấm trong hoạt động thanh tra.
"Như nghiêm cấm nhận tiền, quà, giao lưu ăn uống với đối
tượng thanh tra dưới mọi hình thức, nghiêm cấm bỏ lọt hành vi vi phạm của đối
tượng thanh tra" – Tổng Thanh tra Chính phủ cho hay; đồng thời bày tỏ
mong muốn đại biểu Quốc hội, cử tri cả nước giám sát phản ánh những hành vi vi
phạm, những điều cấm thành viên đoàn thanh tra, từ đó, Thanh tra Chính phủ xử
lý theo quy định.
Thanh tra thường xuyên các dự án đầu tư công
không hiệu quả
Cũng tại cuộc chất vấn, đại biểu Trần Văn Tiến (Vĩnh
Phúc) đặt câu hỏi về việc tổ chức thanh tra chuyên đề, thanh tra
thường xuyên liên quan đến các dự án có sử dụng vốn đầu tư công không hiệu quả,
lãng phí; dự án trọng điểm liên quan đến lĩnh vực điện, than, dầu khí chậm tiến
độ...
Về nội dung này, Tổng Thanh tra Chính phủ cho biết, thực hiện
Nghị quyết 74 của Quốc hội, Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 53 chỉ đạo các
bộ, ngành, địa phương, nhất là Bộ Tài chính thực hiện các kiến nghị của đoàn
giám sát Quốc hội. Thanh tra Chính phủ đã và đang tham mưu Chính phủ, Thủ tướng
về việc thanh tra nội dung này là thanh tra thường xuyên chứ không thực hiện
thanh tra chuyên đề. Lực lượng Thanh tra Chính phủ rất mỏng, hiện nay, chỉ có
khoảng 400 cán bộ công chức, viên chức, trong đó, cán bộ làm trực tiếp công tác
thanh tra chỉ có hơn 200 người. Trong khi đó, phải thực hiện nhiều nhiệm vụ
thanh tra cho Ban chỉ đạo Trung ương và Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao nên
không thể hoàn thành được trong năm 2023-2024 như Nghị quyết 75 đã nêu.
Vì vậy, Thanh tra Chính phủ đã tham mưu Chính phủ, Thủ tướng phê
duyệt định hướng chương trình thanh tra năm 2023 và năm 2024 có chỉ đạo các bộ,
ngành, địa phương thanh tra có trọng tâm, trọng điểm. Trong đó, tập trung thanh
tra đối với các dự án có sử dụng vốn đầu tư công không hiệu quả, các dự án
trọng điểm lĩnh vực điện, than, dầu khí; Các dự án công trình không đưa đất vào
sử dụng hoặc chậm đưa đất vào sử dụng…
Kiểm soát quyền lực
trong hoạt động tố tụng, thi hành án
http://daidoanket.vn/kiem-soat-quyen-luc-trong-hoat-dong-to-tung-thi-hanh-an-5743437.html
Ngày
27/10, thay mặt Bộ Chính trị, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư
Trương Thị Mai đã ký ban hành Quy định số 132-QĐ/TW về kiểm soát quyền lực,
phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Báo Đại Đoàn Kết trân trọng giới thiệu Điều
6 chương II quy định 28 hành vi lợi dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm
quyền, tham nhũng, tiêu cực trong họat động tố tụng, thi hành án.
1. Lãnh đạo, chỉ đạo,
tham mưu, ban hành các văn bản trái chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật
của Nhà nước trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên
quan.
2. Không thực hiện hoặc
thực hiện không đúng, không đầy đủ chủ trương, quy định của Đảng, pháp luật của
Nhà nước, quy chế làm việc, quy định, quy trình nghiệp vụ, chuẩn mực đạo đức,
quy tắc ứng xử, nhiệm vụ, công vụ trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các
hoạt động khác có liên quan.
3. Thiếu trách nhiệm,
buông lỏng lãnh đạo, quản lý để xảy ra hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng chức
vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi
hành án và các hoạt động khác có liên quan.
4. Bao che, dung túng,
tiếp tay, xử lý không đúng quy định đối với hành vi vi phạm, lợi dụng, lạm dụng
chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng,
thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
5. Can thiệp, cản trở,
tác động trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước vào hoạt động tố tụng,
thi hành án và các hoạt động khác có liên quan, hoạt động kiểm tra, giám sát,
thanh tra, kiểm toán của cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan tham mưu, giúp việc của
Đảng và các cơ quan chức năng, hoạt động giám sát của cơ quan và đại biểu dân
cử, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân đối với hoạt
động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
6. Chỉ đạo, ép buộc cấp
dưới che giấu, không báo cáo, báo cáo sai sự thật, không thực hiện hoặc thực
hiện không đúng quy định, quy trình nghiệp vụ dẫn đến sai lệch kết quả thụ lý,
giải quyết nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành
án và các hoạt động khác có liên quan.
7. Cố ý không tiếp nhận,
giải quyết hoặc tiếp nhận, giải quyết không đúng quy định của pháp luật đối với
nguồn tin về tội phạm, việc khởi kiện giải quyết vụ án hành chính, vụ án dân
sự, yêu cầu giải quyết việc dân sự, việc phá sản, thi hành án.
8. Che giấu, làm sai
lệch, sót, lọt nguồn tin về tội phạm hoặc làm sai lệch hồ sơ, tài liệu, tiêu
huỷ chứng cứ, vật chứng trái pháp luật.
9. Ban hành quyết định
khởi tố hoặc quyết định không khởi tố vụ án, quyết định khởi tố bị can hoặc
không ban hành quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn hoặc quyết định
huỷ bỏ quyết định khởi tố bị can trái pháp luật; không truy tố người có tội
hoặc truy tố người không có tội hoặc ban hành bản án, quyết định trái pháp
luật.
10. Quyết định áp dụng,
thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, biện pháp tư pháp,
thay đổi tội danh, hình phạt, miễn, giảm hình phạt, miễn, giảm trách nhiệm hình
sự, dân sự, tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án, vụ việc, chuyển vụ án,
nhập hoặc tách vụ án trái pháp luật.
11. Nhục hình, bức cung,
mớm cung hoặc chỉ đạo, tổ chức thông cung đối với người bị buộc tội; truy ép,
gợi ý cho đương sự, người tham gia tố tụng khác cung cấp tài liệu, khai báo,
trình bày không khách quan, trung thực.
12. Trì hoãn hoặc kéo
dài thời gian giám định, định giá tài sản không đúng quy định của pháp luật; cố
ý né tránh, kéo dài thời gian cung cấp tài liệu theo yêu cầu giám định, định
giá hoặc cung cấp tài liệu sai sự thật; kết luận giám định, định giá tài sản
không đúng sự thật hoặc từ chối kết luận giám định, định giá tài sản trái pháp
luật.
13. Lợi dụng quyền trưng
cầu giám định, yêu cầu định giá tài sản, quyền yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu
hoặc quyền trả hồ sơ vụ án để điều tra bổ sung, quyền huỷ án điều tra lại,
quyền kháng nghị phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm, quyền yêu cầu giải thích
bản án để kéo dài quá trình giải quyết vụ án, vụ việc, thi hành án vì vụ lợi.
14. Đề nghị, quyết định
hoãn, tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù, miễn, giảm thời hạn chấp hành hình
phạt tù, tha tù trước thời hạn có điều kiện, rút ngắn thời gian thử thách của
người được hưởng án treo, xét và đề nghị đặc xá trái pháp luật.
15. Cố ý thi hành án
trái nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật hoặc không ra quyết
định thi hành án, trì hoãn hoặc kéo dài thời gian giải quyết việc thi hành án
trái pháp luật; quyết định áp dụng biện pháp bảo đảm, biện pháp khẩn cấp tạm thời,
cưỡng chế thi hành án, câu kết, thông đồng với đơn vị thẩm định giá, bán đấu
giá tài sản để hạn chế người mua, dìm giá, hạ giá tài sản thi hành án trái pháp
luật.
16. Cố ý vi phạm các quy
định về niêm phong, mở niêm phong, kê biên tài sản, phong toả tài khoản, về thu
giữ, bảo quản, xử lý vật chứng, tài sản tạm giữ, tài sản thi hành án.
17. Cản trở trái pháp
luật hoạt động của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của
bị hại, đương sự; hoạt động tự bào chữa, nhờ người bào chữa, bảo vệ quyền và
lợi ích hợp pháp hoặc thực hiện quyền khiếu nại, tố cáo và các quyền khác của
bị hại, người được thi hành án, đương sự, người bị buộc tội, người chấp hành
án, người phải thi hành án theo quy định của pháp luật.
18. Tư vấn, liên hệ,
tiếp xúc, giải quyết không đúng quy định về chế độ thăm, gặp, liên lạc đối với
người bị buộc tội, phạm nhân; gây phiền hà, sách nhiễu đối với người bị buộc
tội, người chấp hành án, người phải thi hành án, bị hại, người được thi hành án,
đương sự hoặc người thân thích của họ vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.
19. Lợi dụng công việc
có liên quan đến bí mật nhà nước, bí mật công tác để trục lợi hoặc động cơ cá
nhân khác; chỉ đạo hoặc cung cấp, tiết lộ thông tin, hồ sơ, tài liệu liên quan
đến vụ án, vụ việc trái quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
20. Lợi dụng, lạm dụng
chức vụ, quyền hạn, lạm quyền để chiếm đoạt tài sản; lợi dụng ảnh hưởng đối với
người có chức vụ, quyền hạn hoặc giả mạo trong công tác để trục lợi trong hoạt
động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
21. Lợi dụng, lạm dụng
chức vụ, quyền hạn, lạm quyền để áp đặt, hợp thức hoá các hành vi, quyết định
trái pháp luật của mình hoặc để giải quyết việc cá nhân mình trong hoạt động tố
tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
22. Nhận quà (lợi ích
vật chất, phi vật chất) dưới mọi hình thức để làm trái quy định của Đảng, pháp
luật của Nhà nước; tặng quà (trực tiếp hoặc gián tiếp dưới mọi hình thức) để
tác động, gây ảnh hưởng đến người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng, thi
hành án và các hoạt động khác có liên quan làm sai lệch kết quả giải quyết
nguồn tin về tội phạm, khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án và các
hoạt động khác có liên quan.
23. Cố ý để người có
quan hệ gia đình và người thân thích khác lợi dụng vị trí công tác, chức vụ,
quyền hạn của mình để trục lợi hoặc tham gia bào chữa, tư vấn pháp lý trong vụ
án, vụ việc mà mình chỉ đạo giải quyết hoặc trực tiếp giải quyết.
24. Cố ý không giải
quyết, không thực hiện hoặc giải quyết, thực hiện không đúng quy định hoặc cản
trở việc giải quyết đối với các kiến nghị, phản ánh, khiếu nại, tố cáo, yêu cầu
trong hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan.
25. Tiết lộ thông tin,
đe dọa, trả thù, trù dập người kiến nghị, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin,
cung cấp thông tin về hành vi tham nhũng, tiêu cực trong hoạt động tố tụng, thi
hành án và các hoạt động khác có liên quan thuộc phạm vi được giao quản lý, phụ
trách.
26. Đe dọa, trả thù, trù
dập, mua chuộc người tố giác tội phạm, người tố cáo hành vi tham nhũng, tiêu
cực liên quan đến bản thân mình hoặc người có quan hệ gia đình trong quá trình
giải quyết vụ án, vụ việc, thi hành án.
27. Lợi dụng, lạm dụng
chức vụ, quyền hạn, lạm quyền trong việc áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để xâm
hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; sử dụng trái pháp luật
các thông tin, tài liệu thu thập được từ các biện pháp nghiệp vụ.
28. Các hành vi lợi
dụng, lạm dụng chức vụ, quyền hạn, lạm quyền, tham nhũng, tiêu cực khác trong
hoạt động tố tụng, thi hành án và các hoạt động khác có liên quan theo quy định
của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
Đi mổ sỏi thận phải tự
mua ga trải giường: "Có bảo hiểm y tế để làm gì?"
(Dân
trí) - Theo đại diện cơ quan bảo hiểm xã hội, trong trường hợp bệnh nhân phải
tự ra ngoài mua vật tư đã được cấu thành hưởng bảo hiểm y tế trong ca phẫu
thuật, có thể yêu cầu bệnh viện điều trị trả lại tiền.
Sau
khi vụ việc ông N.V.N. (59 tuổi) có bảo hiểm y tế (BHYT) 100% nhưng 3 lần đi
điều trị sỏi thận đều được bệnh viện tuyến tỉnh ở Bình Dương yêu cầu tự ra ngoài mua nhiều vật tư y tế và tự chi trả được báo Dân trí đăng
tải, nhiều độc giả ở khắp cả nước cho biết, đã từng rơi vào trường hợp tương
tự.
"Có bảo hiểm y tế để làm gì?"
Độc
giả Phúc Vũ cho biết: "Ở tỉnh Nam Định cũng vậy, chúng tôi cũng phải mua
từ bơm kim tiêm, băng gạc, chai nước muối truyền, trong khi gia đình có bảo
hiểm 100%". Trong khi đó, độc giả Nguyễn Văn Tuân chia sẻ, tại Hà Đông (Hà
Nội), bố anh phải tự mua dao mổ cho bác sĩ khi đi điều trị.
Độc
giả Nga Tran đề nghị cơ quan chức năng đến Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An để tìm
hiểu, khi nửa đêm sản phụ được yêu cầu tự lo việc mua kim luồn, dây nối, ống
thở dùng cho việc điều trị của con. Trong khi đó, trẻ nhỏ được hưởng BHYT 100%.
Còn
độc giả Võ Công Tâm lại cho biết, cha anh đi khám gout và tiểu đường thì được
bệnh viện ở tỉnh Vĩnh Long báo là hết dung môi xét nghiệm, buộc phải ra phòng
khám tư nhân bên ngoài thực hiện.
Anh
Trần Nam Văn lại cho rằng, hiện nay có tình trạng bác sĩ kê đơn vật tư y tế và
thuốc bên ngoài thường nhắc khéo người nhà bệnh nhân đến cửa hàng nào, nếu sang
nơi khác sẽ không mua được.
Độc
giả này đặt câu hỏi: Có hay không việc ngầm bắt tay giữa nhà thuốc và bác sĩ,
để được chia hoa hồng?
Bác
sĩ Nguyễn Tuấn Anh, công tác tại một bệnh viện tuyến tỉnh chia sẻ, nhân viên y
tế không ai muốn khi điều trị phải chờ bệnh nhân mua "cái nọ cái
kia", vì chưa chắc đúng loại. Nhìn bệnh nhân khó khăn rất thương cảm.
"Cái
cần thay đổi bây giờ là cơ chế chính sách ở trên. Người điều trị không thay đổi
được", bác sĩ này nhận định.
Trao
đổi với phóng viên Dân trí, chị M., con gái bệnh nhân N.V.N. khẳng
định, rất nhiều bệnh nhân đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương trị sỏi thận
không biết việc bệnh viện thiếu vật tư trước đó.
Bản
thân chị và gia đình cũng mong muốn cha được điều trị tại tuyến tỉnh để tránh
cảnh quá tải ở tuyến trên.
"Tôi
thắc mắc vì sao bệnh viện lại thiếu vật tư nhiều như vậy. Tôi cũng là người đi
tư vấn mua BHYT và rất nhiều loại bảo hiểm khác cho khách hàng ở TPHCM. Nhà
nước cũng tuyên truyền người dân nên đi mua BHYT để hưởng phúc lợi xã hội.
Nhưng
khi đi nằm viện, cầm bảo hiểm mà phải tự bỏ tiền túi đi mua, vậy có BHYT để làm
gì?", chị M. chia sẻ.
Chưa có hướng dẫn thanh toán vật tư y tế bệnh nhân tự mua?
Theo
ghi nhận, tình trạng thiếu vật tư y tế vì khó khăn trong mua sắm, đấu thầu
không chỉ diễn ra ở Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Dương mà còn tồn tại ở một số
bệnh viện tuyến tỉnh lân cận.
Thông
tin với phóng viên Dân trí, bác sĩ Nguyễn Thái Bình, Phó Giám đốc
Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, nơi này đang cố gắng vượt qua các khó
khăn để đảm bảo các vật tư y tế cơ bản cho việc khám chữa bệnh của người dân.
Dù
vậy, nơi này cũng thiếu một số vật tư y tế, như vật tư mổ phaco mắt, dụng cụ
kết hợp xương.
"Những
gói vật tư tiêu hao lớn chúng tôi đang cố gắng thực hiện. Trong khi chờ đợi đấu
thầu, bệnh viện phải mua sắm theo hình thức chỉ định thầu nhiều lần, để đáp ứng
nhu cầu khám bệnh, cấp cứu của người dân.
Không
thể nào để bệnh nhân đi mua găng tay, oxy, chỉ… được. Bằng mọi giá, bệnh viện
phải kiếm nguồn để mua", bác sĩ Bình nói.
Lãnh
đạo Bệnh viện đa khoa tỉnh Tây Ninh cho biết, địa phương đang bàn bạc để nâng
mức mua sắm chỉ định thầu lên 500 triệu đồng/lần. Bệnh viện rất mong muốn chính
sách này sớm được phê duyệt để phục vụ điều trị tốt hơn cho bệnh nhân.
Bác
sĩ Ngô Đức Tuấn, Giám đốc Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai chia sẻ, có một số
vật tư y tế quá chuyên biệt, BHYT không thanh toán hoặc trong trường hợp cấp
bách ở từng ca phẫu thuật, bệnh nhân điều trị ở đây phải mua thêm ở ngoài. Tuy
nhiên trường hợp này rất ít. Còn các vật tư y tế cơ bản vẫn có đủ.
"Nếu
thiếu thốn nhiều và phải ra ngoài mua, bệnh nhân đã phản ánh ngay với bệnh
viện", bác sĩ Tuấn khẳng định.
Phóng
viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Hằng,
Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội TPHCM để tìm hiểu chính sách hưởng BHYT cho bệnh
nhân thế nào, khi phải tự ra ngoài bệnh viện mua vật tư y tế.
Bà
Hằng nhìn nhận, việc chậm thầu dẫn đến thiếu thuốc, vật tư y tế ở một số nơi
khiến quyền lợi cho người có thẻ BHYT không được đảm bảo. Nhưng hiện nay, thông
tư của Bộ Y tế chưa có hướng dẫn thanh toán thuốc, vật tư y tế mà người bệnh tự
mua trong quá trình điều trị.
Tuy
nhiên, với bệnh nhân phải phẫu thuật, trừ sonde JJ phải thanh toán riêng, các
vật tư như ga trải giường, bông băng gòn gạc, bơm kim tiêm, găng phẫu thuật,
dao phẫu thuật, dây truyền dịch… đã được cấu thành trong giá tiền giường và giá
thực hiện phẫu thuật, thủ thuật có BHYT chi trả.
Theo
đại diện Bảo hiểm xã hội TPHCM, trong trường hợp bệnh nhân phải tự ra ngoài mua
các vật tư nói trên, có thể yêu cầu bệnh viện điều trị trả lại tiền.
Vấn
nạn quảng cáo "dởm" gây thiệt hại thật
Nguyễn Việt
https://diendandoanhnghiep.vn/van-nan-quang-cao-dom-gay-thiet-hai-that-253853.html
Quảng cáo thuốc chữa bệnh sử
dụng danh nghĩa của các cơ quan như y tế, người nổi tiếng gây nhầm lẫn và thiệt
hại cho người dân vùng nông thôn ít thông tin.
Ngày 8/11, Quốc hội tiếp tục phiên chất vấn các thành
viên Chính phủ, Trưởng ngành về việc thực hiện một số nghị quyết của Quốc
hội khóa XIV và từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội khóa XV đến hết Kỳ họp thứ 4 về giám
sát chuyên đề, chất vấn đối với các lĩnh vực: khoa học và công nghệ, giáo
dục và đào tạo, văn hóa, thể thao và du lịch, y tế, lao động, thương binh và xã
hội, thông tin và truyền thông.
Trước đó, chất vấn Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng chiều 7/11 về giải pháp xử
lý việc quảng cáo các thực phẩm bảo vệ sức khỏe chưa được thẩm định, đại biểu
Tao Văn Giót (Đoàn Lai Châu) cho biết, thời gian qua, có tình trạng các trang
mạng xã hội như Zalo, Facebook, Tiktok, Youtube hoặc các website có máy chủ ở
nước ngoài để quảng cáo các thực phẩm bảo vệ sức khỏe chưa được thẩm định, nội
dung quảng cáo không đúng nội dung.
Thực tế, quảng cáo
thực phẩm như thuốc chữa bệnh sử dụng danh nghĩa của các cơ quan như y tế, cắt
ghép hình ảnh của VTV, Bộ Y tế và các bệnh viện; đưa ý kiến phản hồi của người
bệnh, người nổi tiếng để quảng cáo thực phẩm có tác dụng điều trị bệnh vẫn diễn
ra khá phổ biến và phức tạp, gây nhầm lẫn và thiệt hại cho người tiêu dùng,
nhất là người dân ở vùng nông thôn, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng ít
thông tin.
Đại biểu đoàn Lai Châu
đề nghị Bộ trưởng cho biết giải pháp để xử lý vấn đề này một cách căn cơ, lâu
dài theo đúng tinh thần Nghị quyết số 75/2022/QH15 về hoạt động chất vấn tại kỳ
họp thứ 4, Quốc hội khóa XV. Nghị quyết yêu cầu tập trung thực hiện các giải
pháp, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh
vực được chất vấn?
Trả lời chất vấn, Bộ
trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng cho biết, liên quan đến
vấn đề quảng cáo thực phẩm chức năng và thuốc sai sự thật sự không gian mạng,
thì cơ bản những quảng cáo này thực hiện trên các mạng xã hội.
Do vậy, cơ quan chức
năng đã đạt được một cơ chế làm việc với các mạng xã hội này để tiến
hành tháo gỡ các thông tin sai sự thật, quảng cáo sai sự thật, thông tin
xấu độc. Vấn đề này đã được thể chế hóa trong các văn bản pháp luật, bao gồm
trách nhiệm của mạng xã hội và thời gian tháo gỡ.
Theo Bộ trưởng, hiện
nay, việc thực thi các yêu cầu quản lý Nhà nước về tháo gỡ thông tin sai
sự thật trên các mạng xã hội, trong đó có cả các mạng xã hội, được triển khai
rất nghiêm.
“Vấn đề là phải phát
hiện và báo cáo để tháo gỡ. Bộ ngành nào, địa phương nào quản lý cái gì thì
phải di chuyển lên không gian mạng và thực hiện việc quản lý lĩnh vực đó trên
không gian mạng. Nếu thực thi gặp khó khăn, sẽ có sự hỗ trợ của hai bộ nòng cốt
là Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công an. Nhưng nhiệm vụ chính vẫn phải là
các bộ chuyên ngành. Nói về thuốc, thực phẩm chức năng, cái nào đúng, cái nào
sai, quảng cáo đúng hay sai thì thuộc trách nhiệm của Bộ Y tế”, Bộ trưởng
Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Bộ trưởng cho rằng,
hiện nay các bộ, ngành, các địa phương “lên không gian mạng chưa nhiều” và coi
đây trách nhiệm riêng của Bộ Thông tin và Truyền thông hay Bộ Công an.
“Tôi cho rằng, cần
thay đổi nhận thức này và mong muốn, chúng ta xác định trách nhiệm của Bộ,
ngành, của địa phương mình trong thế giới thực như thế nào thì lên không gian
mạng như vậy. Trong quá trình tháo gỡ thông thông tin xấu độc, sai sự thật gặp
khó khăn gì thì gửi công văn đến Bộ Thông tin và Truyền thông, chúng tôi sẵn
sàng hỗ trợ”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nói.
Lùm
xùm vụ đấu giá xuyên đêm 3 mỏ cát ở Hà Nội
Nguyễn Giang
https://diendandoanhnghiep.vn/lum-xum-vu-dau-gia-xuyen-dem-3-mo-cat-o-ha-noi-253844.html
DIENDANDOANHNGHIEP.VN Phiên đấu giá 3 mỏ cát ở huyện Ba Vì và quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội)
kéo dài từ 9 giờ sáng ngày 5/11 đến 5 giờ 30 phút ngày 6/11 với giá trúng cao
gấp 200 lần giá khởi điểm đang là tâm điểm dư luận…
Giật mình… số tiền trúng gấp 200 lần giá khởi
điểm
Theo đó, ngày 5-6/11, Trung tâm Phát triển quỹ
đất (Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) tổ chức đấu giá quyền khai thác 3 mỏ cát là Châu Sơn (xã
Châu Sơn, huyện Ba Vì), Tây Đằng - Minh Châu (thị trấn Tây Đằng, xã Minh Châu,
huyện Ba Vì) và mỏ Liên Mạc (phường Thượng Cát, quận Bắc Từ Liêm).
Cụ thể, mỏ Châu Sơn với trữ lượng hơn
700.000m3, tiền đặt cọc hơn 400 triệu đồng, giá khởi điểm 2,881 tỷ đồng, được
29 tổ chức đủ điều kiện tham gia đấu giá. Qua 89 vòng, Ban tổ chức mới xác định
được nhà đầu tư giành quyền khai thác mỏ cát với giá hơn 396,865 tỷ đồng, gấp 137 lần
mức khởi điểm.
Mỏ Liên Mạc trữ lượng gần 500.000m3 cát, tiền
cọc trên 300 triệu đồng, giá khởi điểm 2,051 tỷ đồng được 28 tổ chức đủ điều
kiện tham gia. Qua 53 vòng, một doanh nghiệp giành quyền khai thác với giá
408,290 tỷ đồng, gấp 200 lần giá khởi điểm.
Mỏ Tây Đằng - Minh Châu trữ lượng 4,9 triệu m3
cát, tiền cọc 2,8 tỷ đồng, giá khởi điểm hơn 19,29 tỷ đồng được 16 tổ chức tham
gia đấu giá. Qua 21 vòng, Ban tổ chức xác định được nhà đầu tư giành quyền khai
thác với giá trúng hơn 883,930 tỷ đồng, gấp 46 lần giá khởi điểm. Như vậy, tổng
số tiền nhà đầu tư trúng đấu giá của ba mỏ cát gần 1.690 tỷ đồng.
Thông tin trao đổi với báo chí liên quan đến
sự việc này, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội cho biết, việc
thời gian kéo dài đấu giá xuyên đêm là quyền của khách hàng, bởi quy định của
Luật Đấu giá là "đấu tới cùng". Trước nhiều ý kiến cho rằng mức giá
gần 1.700 tỉ là quá cao so với giá thị trường, lo ngại việc các tổ chức, cá
nhân trúng đấu giá sẽ "bỏ cọc", vị này cho biết mọi tình huống đều có
thể xảy ra, tuy nhiên đến nay "chưa có gì bất thường".
Lo ngại việc “giấu trữ lượng”?
Đáng chú ý, với thông tin mức giá được chốt
cao như trên, phóng viên đặt câu hỏi liệu có tình trạng trữ lượng thực của
các mỏ cát vừa trúng đấu giá nhiều hơn trữ lượng được công bố, lãnh
đạo Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội khẳng định việc xác định trữ lượng đã
được thực hiện chính xác.
"Việc xác định trữ lượng, giá khởi điểm
và các bước giá đã được thực hiện theo đúng quy định, có công thức hẳn hoi. Tất
cả đều có công thức chứ không có ai dám tự đặt ra giá khởi điểm. Còn kết quả
trữ lượng thì có cả một hội đồng đánh giá và trữ lượng đã được UBND TP Hà Nội
phê duyệt" - vị này thông tin.
Đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường Hà
Nội cũng thông tin thêm, trong khoảng 10 ngày tới, các tổ chức, cá nhân được
xác định trúng đấu giá 3 mỏ cát sẽ phải hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Trường
hợp không hoàn thành đủ nghĩa vụ tài chính sẽ bị hủy kết quả trúng đấu giá, mất
số tiền đặt cọc (tổng số tiền đặt cọc đấu giá 3 mỏ là 3 tỉ đồng) và cấm 1 năm
không được tham gia các phiên đấu giá.
Trả lời báo chí giữa lùm xùm dư luận về phiên
đấu giá này, đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Việt Sơn (Công ty
Việt Sơn) - đơn vị trúng đấu giá mỏ cát xã Châu Sơn (Ba Vì) với giá 396,8 tỷ
đồng, cao gấp 141 lần giá khởi điểm cho rằng, giá trúng trên là hợp lý theo thị
trường. “Chúng tôi trải qua 89 vòng đấu, đến những vòng cuối cùng thì cũng có
nhiều đơn vị tham gia, nhưng chúng tôi là đơn vị trả cao nhất nên trúng đấu
giá. Theo chúng tôi, giá trúng này cũng theo thị trường, tuy con số trúng đấu giá
vượt dự kiến nhưng chúng tôi thấy giá trúng này cũng hợp lý”, đại diện
Công ty Việt Sơn chia sẻ.
Nói về việc đấu giá cao như vậy, doanh nghiệp
khả năng cao sẽ bị thua lỗ, đại diện công ty cho rằng, nếu thấy lỗ thì chắc
chắn đã không đấu. Bởi càng ngày nhu cầu sử dụng cát sẽ càng tăng, nên giá cát
cũng sẽ tăng theo. Ngoài ra, đại diện đơn vị này cũng khẳng định sẽ quyết tâm
làm dự án này.
Tương tự, đại diện Công ty TNHH Đầu tư TM Dịch
vụ KSP - đơn vị trúng đấu giá mỏ cát Liên Mạc với giá 408 tỷ đồng, cao gấp 200
lần giá khởi điểm cho biết, doanh nghiệp này đang thu xếp tài chính để nộp số
tiền trúng đấu giá. Theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty TNHH Đầu tư TM Dịch
vụ KSP có trụ sở tại số 94 Trần Đăng Ninh, phường Phú La, quận Hà Đông. Đáng
chú ý, doanh nghiệp này mới "khai sinh" vào ngày 26/9/2023, tức là
chưa đầy 2 tháng khi tham gia phiên đấu giá này. Theo ghi nhận, địa chỉ 94 Trần
Đăng Ninh là nhà dân, cao 5 tầng, trước cửa không treo biển của Công ty TNHH
Đầu tư TM Dịch vụ KSP.
Xuất khẩu thuỷ sản
sang Mỹ gặp khó, doanh nghiệp cần làm gì?
Nguyệt Minh
DNVN - Trong bối cảnh xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ còn rất nhiều
thách thức, doanh nghiệp Việt Nam cần hướng đến các sản phẩm chế biến sâu để
nâng cao khả năng cạnh tranh so với hàng của Ecuador, Ấn Độ khi các sản phẩm
chế biến của hai quốc gia này còn hạn chế.
Nhiều thách thức
Theo thống kê của cơ quan Thương vụ Mỹ, xuất khẩu thuỷ sản Việt
Nam sang thị trường Mỹ trong 9 tháng chỉ đạt 1,16 tỷ USD giảm 34%. Tuy nhiên,
so với 2 quý đầu năm 2023 thì mức suy giảm đã được cải thiện đáng kể.
Trong đó, xuất khẩu tôm đạt 520 triệu USD, giảm 23%, cá tra đạt
207 triệu USD, giảm 54%, cá ngừ đạt 238 triệu USD, giảm 41%…
Theo ông Đỗ Ngọc Hưng - Tham tán thương mại tại Mỹ, với số liệu
trên, nếu so với các đối tác cạnh tranh xuất khẩu của các nước trong khu vực,
chẳng hạn như Ấn Độ, Ecuador thì mức sụt giảm xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam vẫn
thấp hơn các quốc gia trên.
Đánh giá các yếu tố thuận lợi, ông Hưng cho biết, thuận lợi lớn
nhất của thuỷ sản Việt Nam là đa dạng các sản phẩm xuất khẩu, giá trị xuất khẩu
của Việt Nam luôn gia tăng và tăng trưởng trong suốt thời gian vừa qua cũng như
các mặt hàng có khả năng cạnh tranh lớn như tôm, cá tra.
Nhu cầu thị trường Mỹ mặc dù thời gian qua có sụt giảm so với
cùng kỳ năm 2022 nhưng đây vẫn là thị trường lớn trong tương lai của Việt Nam
và Việt Nam có lợi thế hơn các nước khác trong việc chế biến các sản phẩm có
giá trị gia tăng cao như tôm hấp, bóc vỏ, rút chỉ lưng.
Trong khi đó, thách thức lớn nhất với thuỷ sản Việt Nam là Mỹ
liên tục áp dụng các hàng rào kỹ thuật khắt khe theo tiêu chuẩn, chất lượng
cũng như thủ tục của FDA. Quy định về kiểm dịch của Bộ Nông nghiệp Mỹ, đặc biệt
về môi trường nuôi trồng, dư lượng kháng sinh, quy định về ghi nhãn, xuất xứ
hàng hoá, bản quyền..
Ngoài ra, Mỹ cũng áp dụng nhiều chính sách bảo hộ phi thuế quan
và biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp, phòng vệ thương mại.
Theo Tham tán thương mại tại Mỹ, sản phẩm cá tra Việt Nam hiện
nay vẫn bị áp thuế chống bán phá giá và luôn trong nguy cơ bị kiện chống bán
phá giá.
Bộ Công Thương đã gửi đơn đề nghị phía Bộ Thương mại Mỹ rà soát
về việc thay đổi hoàn cảnh đối với mặt hàng mật ong và đây là điều kiện tiên
quyết để Mỹ xem xét, từ đó mở rộng sang các ngành hàng khác và công nhận nền
kinh tế thị trường của Việt Nam.
Ngày 30/10 vừa qua, thông qua kênh công báo của Liên bang Mỹ,
phía Mỹ chính thức khởi xướng rà soát về thay đổi hoàn cảnh về vấn đề kinh tế
thị trường của Việt Nam.
“Đây là tín hiệu ban đầu rất tích cực bởi khi có thông tin Việt
Nam nộp đơn, các nhà nhập khẩu, nhà sản xuất Mỹ đã có đơn phản đối và cho rằng
các điều kiện của Việt Nam chưa đáp ứng tiêu chuẩn về kinh tế thị trường, đặc
biệt trong đó có CFA - Hiệp hội các chủ nông trại, chủ nuôi mặt hàng thuỷ sản
cá da trơn của Mỹ phản đối rất mạnh mẽ. Các hiệp hội ngành hàng liên quan đến
ngành thép, gỗ cũng có đơn phản đối”, ông Hưng chia sẻ.
Bất lợi tiếp theo là việc bảo vệ thương hiệu đối với mặt hàng
thuỷ sản của Việt Nam gặp nhiều khó khăn.
Trong khi đó, kênh phân phối chủ yếu hiện nay là qua kênh trung
gian cũng như qua hệ thống bán lẻ nhóm các nhà phân phối châu Á chứ chưa đưa
vào hệ thống kênh phân phối trực tiếp của Mỹ, trừ một số nhà phân phối thuỷ sản
lớn của Việt Nam.
Ngoài ra, khó khăn liên quan đến logistics, vận chuyển khiến cho
sự cạnh tranh của mặt hàng thuỷ sản thấp hơn so với các nhà xuất khẩu khác như
Ecuador hay Ấn Độ.
Giải pháp thúc đẩy xuất khẩu
Đề xuất giải pháp thúc đẩy xuất khẩu thuỷ sản sang Mỹ, ông Hưng
bày tỏ mong muốn các đơn vị hữu quan trong nước, đặc biệt là Bộ NN&PTNT, Bộ
Công Thương xem xét thông qua các khuôn khổ hợp tác với Mỹ để xem xét, đàm
phán, ký kết các điều ước và thoả thuận để hạn chế khả năng Mỹ áp dụng các biện
pháp phi thuế quan đối với mặt hàng thuỷ sản của Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ.
Thúc đẩy, mở rộng thị trường cho các sản phẩm tiềm năng như cá
ngừ, mực và bạch tuộc. Đẩy mạnh sử dụng kênh thương mại điện tử như một trong
những kênh phân phối lớn tại Mỹ.
Đặc biệt, tăng cường xuất khẩu các sản phẩm chế biến sâu, đa
dạng hoá sản phẩm để phục vụ nhu cầu thị trường bởi Mỹ là quốc gia đa sắc tộc
với nhu cầu tiêu dùng lớn, thị trường rộng lớn với yêu cầu khác nhau về chất
lượng sản phẩm.
Với doanh nghiệp, ông Quân khuyến nghị cần phải có sự tìm hiểu
thị trường kỹ lưỡng cũng như tăng cường định hướng việc gia tăng cạnh tranh
thông qua chất lượng và hạn chế cạnh tranh về mặt hàng giá rẻ.
Bảo đảm chế độ ghi chép kế toán, tài chính rõ ràng, tuân thủ quy
định tài chính quốc tế. Thắt chặt kiểm tra, giám sát chặt chẽ các lô hàng sản
xuất sang Mỹ. Hạn chế tối đa việc bị cơ quan quản lý Mỹ áp thuế cũng như đánh
giá các lô hàng chất lượng kém, không đủ tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực
phẩm xuất khẩu sang Mỹ.
“Doanh nghiệp cần hướng đến các sản phẩm chế biến sâu, phục vụ
phân khúc bán lẻ đang có nhiều tiềm năng để nâng cao khả năng cạnh tranh so với
hàng của Ecuador, Ấn Độ khi các sản phẩm chế biến của những quốc gia này so với
Việt Nam còn hạn chế”, Tham tán thương mại Việt Nam tại Mỹ nhấn mạnh.
Các doanh nghiệp cần thường xuyên cập nhật xu hướng cũng như
cảnh báo các mặt hàng có khả năng bị áp thuế chống bán phá giá, chống trợ cấp
của cơ quan quản lý Mỹ để có kế hoạch ứng phó hiệu quả, có chiến lược kinh
doanh, xuất khẩu phù hợp.
Khi xuất khẩu sang Mỹ cần lưu ý về quy định chất lượng, bao bì
đóng gói, lưu trữ hồ sơ, xuất xứ hàng hoá để tiến trình xuất khẩu được thuận
lợi.
Nhiều nơi vẫn thiếu
thuốc, vật tư y tế
Lệ Hà
https://laodong.vn/xa-hoi/nhieu-noi-van-thieu-thuoc-vat-tu-y-te-1264353.ldo
Liên tiếp những ngày gần đây, các bệnh viện
lên tiếng phản ánh việc thiếu thuốc, vật tư. Dù từ tháng 3.2023, hàng loạt quy
định mới được ban hành, nhưng đến nay vẫn còn nhiều khó khăn trong việc mua
sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y
tế.
Thiếu thuốc nhiều nơi
Tại Bình Phước, bệnh nhân có bảo hiểm y tế vẫn phải mua một loạt
danh mục vật tư tiêu hao như gạc phẫu thuật, bơm, kim tiêm, chỉ, dao mổ, băng
keo, mũ phẫu thuật, bộ nẹp, nẹp khóa mâm chày…
Còn theo Sở Y tế Bà Rịa - Vũng Tàu, hai bệnh viện lớn của tỉnh
này là Bệnh viện Bà Rịa và Bệnh viện Vũng Tàu đều đang đối mặt với tình trạng
thiếu thuốc chữa bệnh ở thời điểm hiện tại và trong thời gian tới. Nguyên nhân
thiếu thuốc là do các mặt hàng thuốc tăng giá cao hơn so với kết quả trúng thầu
được công khai trên cổng thông tin điện tử của Cục Quản lý Dược nên các nhà
thầu không dự thầu.
Ngoài ra, cũng do khó khăn về tài chính của bệnh viện nên chưa
thanh toán công nợ cho các công ty dược theo cam kết, gây ảnh hưởng đến tiến độ
cung ứng thuốc.
Giải pháp trước mắt của ngành Y tế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu là
điều tiết thuốc giữa các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài tỉnh, đồng thời
đẩy nhanh tiến độ đấu thầu, mua sắm, vận động, thuyết phục bệnh nhân dùng thuốc
thay thế tương tự.
Kiên trì và linh hoạt để có đủ thuốc
Một ngày tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức thực hiện 250-270 ca mổ
phiên và 30-40 ca cấp cứu, tuyệt đại đa số đều là trường hợp nặng cần rất nhiều
vật tư tiêu hao.
TS Dương Đức Hùng - Giám đốc Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - cho
biết: "Trong điều kiện không ít mặt hàng thuốc, vật tư y tế, trang thiết
bị từ các nhà cung ứng bị gián đoạn do bị đứt gãy nguồn cung, cùng đó nhiều vật
tư, dụng cụ phẫu thuật của chuyên ngành ngoại khóa chỉ có 1-2 nhà cung ứng đã
tạo ra không ít áp lực và ảnh hưởng đến công tác lập kế hoạch của bệnh viện”.
Thời gian qua nhiều quy định trong quy trình đấu thầu, mua sắm
của bệnh viện đã được rút ngắn tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức. Cùng đó, Ban
Giám đốc giao các nhóm chuyên môn cụ thể như nhóm dược, nhóm vật tư có khoảng
thời gian nhất định để thực hiện các công đoạn của việc đấu thầu, mua sắm.
Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, Phó Giám đốc Trịnh Ngọc Hải cho biết, với phương
châm kiên trì và linh hoạt nên bệnh viện đã thực hiện đấu thầu, mua sắm thành
công hơn 50 gói thầu trang thiết bị, vật tư y tế và thuốc, cơ bản đáp ứng nhu
cầu khám chữa bệnh, điều trị.
“Cùng với việc xây dựng và ban hành quy trình đấu thầu, mua sắm
riêng từng nhóm hàng hóa thuốc, trang thiết bị, vật tư, hóa chất, sinh phẩm,
bệnh viện đã thành lập Hội đồng khoa học chuyên sâu với sự tham gia của nhiều
chuyên gia các khoa, phòng, trung tâm.
Các Hội đồng nhỏ như Hội đồng mua sắm thuốc, Hội đồng mua sắm
trang thiết bị y tế; Hội đồng mua sắm vật tư - sinh phẩm xét nghiệm cũng được
thành lập song song để chịu trách nhiệm thẩm định về danh mục, hoạt chất của
thuốc, cấu hình, tính năng kỹ thuật của trang thiết bị, vật tư y tế… Sau đó,
bệnh viện triển khai đấu thầu, mua sắm trên cơ sở ý kiến của các hội đồng” -
Phó Giám đốc Trịnh Ngọc Hải cho hay.
Riêng về trang thiết bị, vật tư sẽ chia theo nhóm có tính năng,
kỹ thuật tương đồng để nâng cao tính cạnh tranh, nhiều nhà thầu có thể tham gia
và bệnh viện có thể lựa chọn được nhà thầu cung ứng sản phẩm có chất lượng tốt,
giá hợp lý.
Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cũng từng rơi vào tình trạng thiếu
thuốc, vật tư y tế. Từ 1.3.2023, Nghị quyết 30 của Chính phủ đã tháo gỡ được
những khó khăn cơ bản, kèm theo đó là Nghị định 07 về thông quan cho vật tư
thiết bị, thuốc men, hóa chất vào trong nước một cách thuận lợi hơn.
Tuy nhiên, PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai -
cũng thẳng thắn cho biết: "Tại Bệnh viện Bạch Mai không thể tránh khỏi đôi
lúc thiếu vật tư tiêu hao, thiếu thuốc mang tính chất cục bộ do nhiều nguyên
nhân khách quan như đứt chuỗi cung ứng. Một số thuốc trúng thầu rồi, nhưng nhà
thầu không cung ứng được do đứt chuỗi cung ứng tại nước sản xuất…".
Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan cho biết, Bộ Y
tế đang khắc phục tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế. Đồng thời trình Quốc
hội, Chính phủ, Thủ tướng nhiều giải pháp đồng bộ để tháo gỡ các khó khăn, tồn
tại, vướng mắc liên quan tới cơ chế mua sắm, đấu thầu thuốc, vật tư y tế.
Gần 1.500 học sinh
phải nghỉ học vì lũ bất ngờ
Nguyễn
Đông
https://vnexpress.net/gan-1-500-hoc-sinh-phai-nghi-hoc-vi-lu-bat-ngo-4674312.html
ĐÀ NẴNGTrận lũ bất ngờ trong đêm kéo theo bùn non,
phủ kín sân và phòng học tầng 1, buộc trường Tiểu học Hồng Quang phải cho gần
1.500 học sinh nghỉ học.
Cô Lê Anh
Đào, Hiệu trưởng, sáng 8/11 cho biết chiều tối qua, lũ đã tràn vào trường sau
cơn mưa lớn. Các phòng học, phòng thư viện, hội trường ở tầng 1 đều bị nước lũ
cuốn theo bùn non tràn vào, ngập khoảng 0,3cm.
"Đến
khoảng 23h, tôi đã xin ý kiến Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Liên Chiểu để cho
học sinh nghỉ học ngày 8/11 và thông báo cho phụ huynh ngay trong đêm", cô
Đào nói.
Sáng nay,
nhà trường huy động 60 giáo viên mang theo cây gạt nước, chổi đến dọn dẹp vệ
sinh. Nhiều phụ huynh và Tiểu đoàn đặc công 409 (Bộ Tham mưu, Quân khu 5) đóng
quân gần trường cũng đến phụ giúp.
Trường Tiểu
học Hồng Quang là trường duy nhất ở quận Liên Chiểu và TP Đà Nẵng cho học sinh
nghỉ học hôm nay, do ảnh hưởng từ trận lũ bất ngờ. Trước đó, cơ quan khí tượng
thủy văn chỉ dự báo Đà Nẵng có mưa rải rác và mưa vừa.
Theo quan
sát, cao trình của sân trường và lớp học ở tầng 1 thấp hơn mặt đường Hoàng Văn
Thái khoảng 0,5-0,7m. Mưa lớn, lũ từ các ngọn núi xung quanh chảy về kênh Phú
Lộc trước khi thoát ra biển, đã chảy tràn vào trường.
Đây là lần
thứ 2 trong vòng 3 tuần qua, các thầy cô trường Tiểu học Hồng Quang phải dọn
bùn non, do mưa lũ.
"Đêm
qua dọn lũ ở nhà, sáng nay dọn lũ ở trường", một giáo viên nói, cho hay
khá mệt mỏi.
Đêm qua, người dân vùng rốn lũ trên đường Mẹ Suốt và đường Hoàng
Văn Thái bị nước tràn vào nhà. Riêng kiệt 127 và 161 Mẹ Suốt, có nơi nước lũ
ngập đến 1 mét, hàng trăm người dân phải sơ tán trong đêm.
Sáng sớm hôm nay, trên mạng xã hội xuất hiện văn bản thông báo
"cho học sinh nghỉ học" do mưa lớn và áp thấp. Sở Giáo dục và Đào tạo
Đà Nẵng khẳng định đây là văn bản giả mạo, đồng thời khuyến cáo phụ huynh, học
sinh chỉ nhận thông báo từ giáo viên chủ nhiệm về việc nghỉ học.
No comments:
Post a Comment