Chánh án Nguyễn Hoà Bình bị chê “kém nhạy bén” vì tự khen, bất chấp hàng loạt ‘án oan’
Trường Sơn
2023.11.04
RFA
Chánh án Tòa án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hòa BìnhQuochoi.vn
Chánh án Toà án Nhân dân Tối cao Nguyễn Hoà Bình vừa phát động ‘cuộc thi sáng tác ca khúc về Tòa án’ hôm 1 tháng 11. Cuộc thi được nói là chiến dịch tuyên truyền, nhằm “ca ngợi, tôn vinh những cống hiến, thành tựu của ngành toà án”.
Sự kiện này diễn ra trong bối cảnh dư luận Việt Nam gần đây liên tiếp lên án các quyết định của Chính phủ Việt Nam liên quan đến ‘án oan’, mà tâm điểm là những vụ việc của các tử tù như Hồ Duy Hải, Nguyễn Văn Chưởng, và Lê Văn Mạnh (vừa bị thi hành án tử hình trong tháng 9/2023).
Kém nhận thức thời cuộc
Trao đổi với đài Á châu Tự do, luật sư Lê Văn Hoà, người từng nắm vị trí tổ trưởng tổ kiểm tra án oan - Ban Nội chính Trung ương, cho biết phản ứng của ông trước thông tin ngành toà án mở chiến dịch tuyên truyền về họ:
“Cái việc mà ông Chánh án Nguyễn Hoà Bình, là chánh án tối cao, mà lại đi đặt phát động một cái chiến dịch kêu gọi các nhạc sĩ sáng tác những ca khúc để tôn vinh ngành toà án, thì tôi cho rằng đây là chuyện rất khôi hài.
Cá nhân tôi thì thấy ông Nguyễn Hoà Bình rất là kém về nhận thức thời cuộc, ông ta không nhận thức được liệu cái ngành của ông ấy, có xứng đáng với lòng tin yêu của người dân Việt Nam hay không, mà lại đưa ra vào thời điểm này, thì tôi cho rằng đấy là điều rất nực cười.”
Vị luật sư thuộc đoàn luật sư thành phố Hà Nội cũng khẳng định đang tồn tại tình trạng xử oán oan sai trong hệ thống toà án ở Việt Nam. Ông cũng cho biết bản thân đang theo đuổi bốn vụ án có dấu hiệu oan sai rất rõ ràng, và có tính chất nghiêm trọng. Trong đó bao gồm cả nỗ lực kêu oan của gia đình tử tù Nguyễn Văn Chưởng.
Do đó, luật sư Lê Văn Hoà cho rằng việc ngành toà án nói chung và ông chánh án Nguyễn Hoà Bình nói riêng, bất chấp thực tế án oan vẫn đang là đề tài nhức nhối, mà lại đi tự ca ngợi mình, là điều “thiếu tự trọng”, ông nói thêm:
“Nếu là người có tự trọng và có hiểu biết thì không ai lại tự đi ca ngợi mình, đó là điều không nhạy bén. Cái đó phải để cho xã hội tôn vinh, thực tế cuộc sống người ta tôn vinh. Chứ còn bây giờ trong ngành mình tự ca ngợi thì tôi cho rằng đó là điều không nhạy bén.
Ông ta phải biết rằng hiện nay ngành toà án, hệ thống thẩm phán, hiện nay là một trong những ngành, theo cá nhân tôi, chiếm rất ít lòng tin yêu của người dân Việt Nam.”
Không tin vào ngành tư pháp VN
Một vị luật sư khác đang hành nghề ở trong nước cũng bày tỏ sự thất vọng với đài RFA, dưới điều kiện ẩn danh vì lý do an toàn, khi nghe tin vị thẩm phán của Toà Tối cao nhờ cậy giới văn-nghệ-sĩ để ca ngợi ngành toà án, ông này cho hay:
“Tôi thấy họ giống như là con chim công đang tỉa tót bộ lông, bộ cánh của mình để làm sao cho nó sặc sỡ, trong khi bản chất của vấn đề là làm sao đấu tranh cho thẩm phán người ta độc lập, xét xử công bằng, hoặc là thư ký được tăng lương, thì họ không đi vào bản chất của vấn đề, không đi vào chiều sâu, bản chất lập pháp. Tôi thấy rất thất vọng!”
Vị Luật sư này nói thêm, có vẻ như lại một lần nữa bệnh hình thức tái phát trong bộ máy nhà nước ở Việt Nam. Do đó ông cho rằng bản thân ông đã không còn tin vào khả năng bảo vệ công lý của hệ thống toà án ở Việt Nam, bất chấp tuyên bố của chánh án Nguyễn Hoà Bình rằng, các thẩm phán luôn “bất chấp hiểm nguy và cám dỗ” để bảo vệ công lý:
“Cá nhân tôi cho rằng ngành tư pháp ở Việt Nam không thể nào đáp ứng được kỳ vọng của người dân, và những người hành nghề luật. Bởi vì từ trước đến nay có bao giờ họ đạt được công lý đâu.
Nếu bên này đưa ra quyền lợi cho họ cao hơn, hoặc mua chuộc được thẩm phán, thì họ sẽ xử cho bên đó thắng. Còn bên kia không có tiền, không có quan hệ thì tất nhiên bị xử thua.
Tôi không bao giờ tin rằng hệ thống này có thể tự sửa chữa hoặc cái ngành tư pháp này có đạt được cái gì đấy gọi là công bằng, công lý ở Việt Nam.”
Câu hỏi đặt ra là liệu nỗ lực tuyên truyền này có mạng lại bất cứ tác động nào thực chất, để vực lại hình ảnh của hệ thống toà án Việt Nam trong con mắt công chúng không, hay đây sẽ lại là một dự án chỉ dừng ở việc tiêu tiền ngân sách?
Bình luận về khía cạnh này, luật sư Lê Văn Hoà khẳng định không những nỗ lực tuyên truyền này không thành công, mà còn phản tác dụng, ông nói thêm:
No comments:
Post a Comment