Tuesday, September 19, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 19 tháng 09 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Trung Quốc gia tăng khiêu khích khiến Nhật bổ nhiệm nhân sự quốc phòng mới

Việt Nam cho hai nhà hoạt động đi Mỹ tị nạn, theo thỏa thuận trước chuyến thăm của TT Biden

Đài Loan kêu gọi Trung Quốc ngưng hoạt động quân sự ‘phá hoại’

Nguyên bí thư Hà Nội nói có thế lực ‘chống lưng’ các chung cư mini

Việt Nam cho hai nhà hoạt động đi Mỹ tị nạn, theo thỏa thuận trước chuyến thăm của TT Biden

Nguyên bí thư Hà Nội nói có thế lực ‘chống lưng’ các chung cư mini

 Công nhân các hãng xe hơi Mỹ đình công rầm rộ, đòi tăng lương

 Trung Quốc gia tăng khiêu khích khiến Nhật bổ nhiệm nhân sự quốc phòng mới

 Đại hội đồng LHQ thúc đẩy các mục tiêu quan trọng toàn cầu, nhưng tiến độ đang tụt hậu

 

 

RFA

Mẹ tử tù Lê Văn Mạnh nói "sẽ tiếp tục kêu oan" sau thông báo thi hành án

Gia đình tử tù Lê Văn Mạnh được thông báo về việc thi hành án

Biển Đông: nhiều nước sẵn sàng tham gia tuần tra với Philippines và Mỹ

Môi trường biển bị xâm hại tại những nơi tàu dân quân Trung Quốc hoạt động

Tổng GĐ WHO thúc giục Trung Quốc hợp tác điều tra nguồn gốc dịch COVID-19

Nâng "vượt cấp" quan hệ với Mỹ thúc đẩy cải cách thể chế ở Việt Nam thế nào?

Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch đề nghị xử lý người dùng mạng xã hội!

Quan ngại về qui định cho CSGT được hóa trang khi xử lý vi phạm

Cảnh sát giao thông sẽ được phép hóa trang để tuần tra, xử lý vi phạm.

Việt Nam-Campuchia hợp tác phòng chống tội phạm ma túy, lừa đảo trên không gian mạng

Hà Nội: Một phụ nữ lĩnh án tử do mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy xuyên châu lục

Vụ Nguyễn Phương Hằng: Tòa xét xử công khai, lưu ý người dân không được tụ tập trước tòa

Giảng viên âm nhạc Đặng Đăng Phước ra toà phúc thẩm ngày 26/9

TBT Nguyễn Phú Trọng có thể đi vào lịch sử?

Việt Nam quyết xóa bỏ Hội thánh Đức Chúa Trời Mẹ

Phó Chi cục Thi hành án TP Thủ Dầu Một, Bình Dương bị bắt vì sai phạm

Nhà máy Lego tại Việt Nam sẽ xuất xưởng sản phẩm vào quý hai sang năm

Muốn nhổ là nhổ

EVN kiểm điểm các cá nhân và tập thể vì để thiếu điện trong dịp hè

Các doanh nghiệp Trung Quốc muốn tham gia các dự án đường sắt và điện gió tại Việt Nam

 

BBC

Reuters: Bốn nhà hoạt động VN tị nạn tại Mỹ, Đức sau thỏa thuận với chính quyền Biden

Trung Quốc: Số người 'gật đầu' kết hôn giảm, gây thiệt hại ngành tiệc cưới trị giá 500 tỷ USD

Hai đại tá dù của Nga tử trận, đưa con số cấp tá bị giết lên hàng trăm

Sau Kim Jong Un, Ngoại trưởng Trung Quốc tới Nga bàn chuyện an ninh

Kinh tế Anh: Hàng trăm quán pub đã bị phá hoặc đóng cửa

Thủ tướng Phạm Minh Chính đến Mỹ để 'cụ thể hóa' quan hệ hai nước

EU có thể phụ thuộc vào pin TQ như đối với năng lượng của Nga

Tại sao giới trẻ ngày càng kết hôn trễ?

Một Việt Nam có thể kiềm chế Trung Quốc nằm trong lợi ích của Mỹ?

 

RFI

Ukraina tuyên bố “giải phóng” thêm được 7 km2 lãnh thổ bị Nga tạm chiếm trong tuần qua

Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị công du Nga, thảo luận về an ninh

Hàng ngàn người biểu tình vì Khí hậu trước ngày khai mạc Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Thêm Việt Nam, Mỹ mở rộng mạng lưới đối trọng với Trung Quốc ở Biển Đông

Vụ bộ trưởng Quốc Phòng “mất tích” gây lo ngại về chính sách ngoại giao quân sự của Trung Quốc

Cố Vấn An Ninh Mỹ “bí mật” hội đàm với ngoại trưởng Trung Quốc tại Malta

Hơn 100 máy bay chiến đấu Trung Quốc quấy rối quanh đảo Đài Loan

Bộ trưởng Quốc Phòng biến mất : Nội bộ Trung Quốc đang rối rắm ?

Thủ tướng Malaysia : Kuala Lumpur và Bắc Kinh đối thoại cởi mở về vấn đề Biển Đông

Tướng Mỹ khẳng định cuộc phản công của Ukraina không thất bại

Tòa án Công lý Quốc tế tiếp tục xử vụ Kiev kiện Nga viện dẫn tội ác diệt chủng để xâm lược Ukraina

Thế vận hội Paris 2024 : Thiếu nhân lực, vấn đề đau đầu của nhà tổ chức

Pháp : Quán cà phê Les Deux Magots muốn chinh phục thế giới

Tầu hàng đến cảng Ukraina lần đầu tiên từ khi ‘‘thỏa thuận ngũ cốc’’ hết hạn

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên rời Nga với món quà biểu tượng: 5 drone quân sự

Khủng hoảng di dân: Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu đến Ý, công bố kế hoạch khẩn cấp 10 điểm

Ukraina tiếp tục dùng drone tấn công Matxcơva và Crimée, gia tăng đánh phá hạm đội Nga

Thượng đỉnh G77+Trung Quốc kêu gọi "đoàn kết" gây áp lực với các nước giầu

 (AFP) - Mỹ : Quân đội kêu gọi công dân hỗ trợ tìm kiếm chiến đấu cơ mất tích. Chiều hôm qua 17/09/2023, phi công lái máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ đã phải nhảy dù ra khỏi phi cơ khi đang bay trên bầu trời bang Nam Carolina ở miền nam đất nước. Quân đội Mỹ do không thể định vị được chiếc F-35 đó nên đã ra lời kêu gọi công dân hỗ trợ tìm kiếm thông tin về máy bay. Lời kêu gọi được đăng tải trên mạng X (trước đây là mạng Twitter). Chiến đấu cơ F-35 do tập đoàn Lockheed Martin chế tạo, với giá 80 triệu đô la/chiếc.

(AFP) - Hội đồng Nhân quyền LHQ : Tại Nga, nhân quyền xuống cấp nghiêm trọng kể từ khi nổ ra chiến tranh Ukraina. Báo cáo viên đặc trách về Nga của Hội đồng Nhân quyền LHQ hôm nay 18/09/2023 nhấn mạnh là nhà chức trách Nga đã hạn chế nghiêm ngặt các quyền tự do tập hợp, hội họp ôn hòa và quyền tự do ngôn luận, trên mạng cũng như trong cuộc sống thực tế. Báo cáo viên Mariana Katzarova cũng lên án các công cụ lập pháp tàn bạo mới đây đã được triển khai để "bịt miệng xã hội dân sự và trừng phạt các nhà bảo vệ nhân quyền", dẫn đến sự trấn áp tàn bạo và mang tính hệ thống nhắm vào các tổ chức xã hội dân sự và sự đóng cửa của các cơ quan truyền thông độc lập. Các hành vi vi phạm nhân quyền không bị trừng phạt, các nạn nhân cũng ít có khả năng kháng cáo.

(AFP) - Nhiều nhà lãnh đạo dự Thượng đỉnh Phát triển, tại trụ sở Liên Hiệp Quốc, tái cam kết cải thiện điều kiện sống của 8 tỉ người trên Trái đất. Cuộc gặp gỡ diễn ra vào hôm nay 18/09/2023, trước thềm Đại Hội Đồng LHQ, ở New York, Mỹ, trong bối cảnh các căng thẳng địa chính trị chưa từng có từ nhiều thập niên nay. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi một "kế hoạch cứu nguy" để thực hiện 17 Mục tiêu Phát triển Bền vững mà các nước thành viên Liên Hiệp Quốc đã thông qua hồi năm 2015. Theo dự kiến, một dự thảo tuyên bố chung được thông qua vào hôm nay 18/09, với cam kết "hành động khẩn cấp" để hiện thực hóa kế hoạch hành động vì người dân, vì hành tinh, sự thịnh vượng, hòa bình …

(AFP) - Chính phủ Pháp công bố kế hoạch mới chống đói nghèo sau 8 tháng trì hoãn. Kế hoạch "Thỏa ước tương trợ" dự kiến được chính phủ thông báo vào hôm nay 18/09/2023, đặc biệt được trông chờ, trong bối cảnh lạm phát tăng mạnh. Theo dự kiến ban đầu, kế hoạch lẽ ra phải được công bố hồi tháng 01/2023 nhưng đã bị trì hoãn nhiều lần. Nhiều hiệp hội chống tình trạng đói nghèo, bấp bênh lo ngại là các biện pháp được đưa ra sẽ là "không đủ" dù "đúng hướng". Theo Viện Thống Kê Pháp, trong cả nước có 9,2 triệu người nghèo (15% dân số Pháp).

(AFP) -  Thủ tướng Pháp Elisabeth Borne thảo luận với lãnh đạo các chính đảng về lịch trình quy hoạch sinh thái, năng lượng. Cuộc gặp diễn ra sáng nay 18/09/2023, tại văn phòng thủ tướng ở Paris. Chính phủ hứa hẹn một kế hoạch "rất cụ thể" và "rất khả thi" để thực hiện được mục tiêu chung của châu Âu là giảm 55% lượng phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính vào năm 2030 so với năm 1990, và hướng tới trung hòa carbon vào năm 2050. 

(AFP) - Nhật Bản có đến 10% dân số trên 80 tuổi. Hôm nay 18/09/2023 là ngày lễ "Tôn Trọng Người Cao Tuổi" tại Nhật Bản. Theo thống kê chính thức được công bố hôm qua, hiện có hơn 10% người Nhật ở độ tuổi từ 80 trở lên, nêu bật tình trạng dân số nước Nhật già đi nhanh chóng. Dữ liệu của chính phủ cũng cho thấy tỷ lệ dân số Nhật Bản từ 65 tuổi trở lên đã tăng lên mức kỷ lục 29,1% so với 29,0% một năm trước đây. Theo bộ Nội Vụ Nhật Bản, như vây là xứ Hoa Anh Đào là nước có tỷ lệ người cao tuổi cao nhất thế giới, hơn xa quốc gia xếp thứ hai là Ý (24,5%) và thứ ba là Phần Lan (23,6%). 

(AFP) - Tbilissi tố cáo một quan chức Ukraina muốn lật đổ chính quyền Gruzia. Cơ quan An ninh quốc gia Gruzia tố cáo Gueorgui Lortkipanidzé, phó lãnh đạo cơ quan phản gián quân sự Ukraina, cựu thứ trưởng Nội Vụ Gruzia, "âm mưu" lật đổ chính phủ Tbilisi. Thông báo trên được đưa ra hôm nay 18/09/2023, theo đó các cuộc biểu tình chống chính phủ ở Tbilissi sẽ được tổ chức vào tháng 10 và tháng 12/2023, vào những ngày Bruxelles công bố đánh giá mới về tiến trình gia nhập Liên Âu của Gruzia. Quan hệ giữa Tbilisi và Kiev đang căng thẳng. Tbilisi bị tố cáo hợp tác với điện Kremlin cho dù các lực lượng Nga vẫn đang hiện diện ở các vùng tự trị Abkhazia và Nam Ossetia của Gruzia từ năm 2008.

(Reuters) - Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu (EU) nên duy trì "thái độ cởi mở" và "từ chối chủ nghĩa bảo hộ. Đó là tuyên bố của ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị, được truyền thông Nhà nước Trung Quốc đăng tải hôm qua, 17/09/2023. Các tuyên bố này được đưa ra trong bối cảnh Ủy Ban Châu Âu, tuần trước, thông báo mở cuộc điều tra về khả năng áp dụng thuế trừng phạt để bảo vệ các nhà sản xuất ô tô Liên Âu do xe ô tô điện Trung Quốc được Nhà nước trợ. 

(AFP) -  Đình công của công nhân ô tô Mỹ có thể gia tăng. Phong trào đình công bắt đầu vào thứ Sáu 15/09/2023 tại các nhà máy của 3 tập đoàn sản xuất ô tô lớn nhất nước Mỹ. Các cuộc đàm phán với giới chủ hôm thứ Bẩy đã thất bại. Chủ nhật 17/09/2029, chủ tịch Nghiệp đoàn Công nhân Xe hơi Hoa Kỳ cảnh báo : cuộc đình công sẽ diễn ra trên quy mô lớn nếu các đề xuất tốt hơn không được đáp ứng. Ba địa điểm đã ngừng hoạt động kể từ thứ Sáu, một nhà máy của General Motors ở Wentzville (Missouri), một nhà máy khác của Stellantis ở Toledo (Ohio), cũng như một chi nhánh của Ford ở Wayne (Michigan). 

 

 

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin Tức: Thứ Ba, ngày 19/09/2023

 

1/ BẠO QUYỀN VN CHO PHÉP HAI NHÀ ĐẤU TRANH SANG MỸ TỴ NẠN.

Hai nhà đấu tranh Việt Nam sẽ được sang định cư tại Hoa Kỳ theo một thỏa thuận được đàm phán trước chuyến thăm Hà Nội gần đây của Tổng thống Biden, theo tiết lộ của giới chức Mỹ.

Theo đó thì một luật sư nhân quyền lên tiếng chỉ trích tệ nạn bạo hành của công an và một giáo dân Công giáo bị đuổi khỏi nhà sẽ được sang Mỹ định cư. Gia đình của hai người này đang rời Việt Nam để đến Mỹ tị nạn. Tại Hoa Kỳ, hai gia đình này dự kiến sẽ được định cư theo chương trình tị nạn “Ưu tiên 1”. Hai nhà hoạt động vừa kể dù chưa bị cầm tù nhưng bị cấm rời khỏi Việt Nam.

Một giới chức Mỹ cho biết, bạo quyền VN cũng đã đồng ý trả tự do cho hai nhà hoạt động bị giam cầm, theo yêu cầu của phía Hoa Kỳ trước chuyến thăm của ông Biden vào tuần trước.

Các thỏa thuận này xuất hiện trong bối cảnh chính quyền Biden đối mặt với những chỉ trích về ngoại giao với Việt Nam, Ấn Độ và Saudi Arabia, những nước từ chối cho công dân hưởng các quyền tự do chính trị như ở phương Tây.

Trong số hai tù nhân được phóng thích nhân chuyến thăm của ông Biden có một nhà hoạt động về tôn giáo đã được sang Đức tị nạn và một nhà báo độc lập bị kết án tội trốn thuế liên quan đến tổ chức phi chính phủ của người này.

Các quan chức Mỹ không nêu tên bất kỳ ai trong số 4 người vừa kể vì lý do nhạy cảm ngoại giao và an ninh, nhưng tên của 2 cựu tù nhân đã được biết. Nhà hoạt động cho quyền tự do tôn giáo Nguyễn Bắc Truyển xác nhận việc ông được trả tự do và cùng vợ sang Đức vào đầu tháng này. Việc trả tự do cho nhà báo độc lập Mai Phan Lợi cũng đã được xác nhận.

Trong khi đó, các tổ chức đấu tranh cho nhân quyền Việt Nam nói tình hình ở Việt Nam hết sức tồi tệ. Tổ chức Giám sát Nhân quyền cho biết bạo quyền Hà Nội đang giam cầm ít nhất 159 tù nhân chính trị và bắt giữ 22 người khác. Cần biết là Việt Nam trong năm nay đã kết án 15 người với mức án tù dài hạn trong các phiên tòa không được công bằng.

VOA

2/ GIA ĐÌNH TỬ TÙ LÊ VĂN MẠNH NHẬN ĐƯỢC THÔNG BÁO VỀ VIỆC TỬ HÌNH

Tòa án tỉnh Thanh Hóa vào ngày 18/9 đã gửi thông báo về việc thi hành án tử hình đối với tử tù Lê Văn Mạnh. 

Thông báo do chánh án Nguyễn Thị Nga ký gửi cho ông Lê Văn Chính và bà Nguyễn Thị Việt, là cha mẹ của tử tù Lê Văn Mạnh. Thông báo được gửi đi để gia đình biết mà nộp đơn xin nhận tử thi đưa về mai táng. Thời gian gửi đơn đến chánh án tỉnh Thanh Hóa phải trước ngày 21/9. 

Cần biết là tử tù Lê Văn Mạnh có địa chỉ tại thôn 4, xã Yên Thịnh, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa. Vào năm 2005, ông này bị tòa tuyên án tử hình với cáo buộc hiếp dâm và sát hại một bé gái tuổi vị thành niên. 

Từ năm 2005 đến năm 2008, ông Lê Văn Mạnh phải qua ba lần xét xử sơ thẩm, ba lần xét xử phúc thẩm. Nhưng tại các phiên xử ông Mạnh đều phản cung, tố cáo bị điều tra viên và bạn tù đánh bắt nhận tội, bất chấp chứng cứ ngoại phạm.

Ông Mạnh cũng có nhiều lá thư kêu oan. Đến cuối tháng 10 năm 2015, tử tù Lê Văn Mạnh được tòa án tỉnh Thanh Hóa đình hoãn thi hành án vì có đơn kêu oan. 

Đối với trường hợp tử tù Lê Văn Mạnh kêu oan, một số tổ chức nhân quyền trên thế giới như Ân xá Quốc tế, Hội đồng Luật gia Quốc tế từng gửi thư cho các cấp lãnh đạo cao nhất Việt Nam yêu cầu hoãn thi hành án tử hình và điều tra lại vụ việc một cách khách quan.

RFA

3/ NGƯ QUÂN TRUNG CỘNG TÀN PHÁ MÔI TRƯỜNG BIỂN

Hoạt động đánh bắt phi pháp và mang tính hủy diệt của tàu ngư quân Trung Cộng tại Đá Khúc Giác (Iroquois Reef) và Bãi Chóp Mao (Sabina Shoal) đã trực tiếp hủy hoại môi trường biển ở các vùng này. 

Phát ngôn nhân Lực lượng Tuần duyên Khu vực Biển Tây Philippines, ông Jay Tarriela, vào ngày 17/9 đã công bố tệ nạn vừa nêu trên. Theo đó lực lượng này đã phát giác những tổn hại cho môi trường tại khu vực mà các tàu ngư quân Trung Cộng thường xuyên có mặt. 

Những video được lực lượng nói trên trưng ra cho thấy dấu hiệu rõ ràng tình trạng san hô bị biến màu và ít có “dấu hiệu tối thiểu” của các dạng sinh vật còn lại trong khu vực. 

Báo cáo nêu ra nghi vấn về tàu Trung Cộng khai thác trái phép san hô trong khu vực. Theo báo cáo, trong thời gian từ ngày 9/8  đến ngày 11/9 họ giám sát được gần 50 tàu ngư quân Trung Cộng trong khu vực lân cận hai nơi thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Philippines như vừa nêu. 

Khu vực này nằm ở phía nam Bãi Cỏ Rong, nơi mà một hợp đồng thăm dò dầu khí bị ngưng lại vào năm ngoái, sau khi chính phủ Philippines cho ngừng mọi hoạt động trong khu vực này vì các tàu hải cảnh và tàu thăm dò Trung Cộng xuất hiện ở khu vực này.

RFA

4/ NHIỀU NƯỚC SẴN SÀNG THAM GIA TUẦN TRA VỚI PHILIPPINES

Nhiều nước khác, ngoài Nhật Bản và Úc, đã sẵn sàng tham gia các cuộc tuần tra chung với Philippines và Hoa Kỳ tại Biển Đông, theo tuyên bố của Trung tướng Romeo Brawner, tư lệnh lục quân Philippines vào ngày 17/9 vừa qua.

Theo đó thì các cuộc tuần tra chung đang nằm trong kế hoạch của Manila và trong quá trình hợp tác cùng các nước khác. Cụ thể Trung tướng Romeo Brawner cho biết Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc đã thảo luận về vấn đề tuần tra chung với quân đội Philippines. 

Riêng Washington và Manila cũng đang xem xét mở rộng hơn nữa các điều khoản thuộc Thỏa thuận Phòng thủ Chung để Hoa Kỳ có thể nhận thêm căn cứ hải quân tại Philippines. 

Tổng số căn cứ của Philippines mà Hoa Kỳ được nhận đến nay là 9 căn cứ theo Thỏa thuận Hợp tác Quốc phòng Tăng cường năm 2014 giữa hai phía. 

Thái độ ngày càng hung hăng của Trung Cộng tại Biển Đông, nơi mà Bắc Kinh tự vạch ra đường đứt khúc để tuyên bố chủ quyền, được nêu rõ là lý đo để nhiều nước gia tăng hợp tác hàng hải và tham gia tuần tra chung tại khu vực có tuyến đường biển quan trọng và giàu tài nguyên dầu khí này.

RFA

 

VNThoibao

VNTB – Lại một tử tù oan sắp bị hành hình 

VNTB – Cách mạng văn hoá: Văn hoá là tao, tao là văn hoá

VNTB – Trung cộng phải sụp đổ

VNTB – Cần khởi tố vụ án Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã vi phạm Hiến pháp

VNTB – Ka Pét và cái thiếu khoa học của Ủy ban “Khoa học” trong Quốc hội

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

Chính quyền Biden nhìn thấy vấn đề trong chính sách kinh tế của Tập

Thế giới hôm nay: 18/09/2023

Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc?

17/09/1862: Trận Antietam trong Nội chiến Mỹ

Tình hình Bắc Ninh đến Lạng Sơn gần 200 năm trước qua hồi ký của một văn nhân TQ

16/09/1810: Chiến tranh giành độc lập ở Mexico bắt đầu

Chuyển động Quốc Phòng (8/9 – 14/9/2023)

Thế giới hôm nay: 15/09/2023

Đôi nét về “Ngoại giao gấu trúc” của Trung Quốc

14/09/2015: Thiếu niên Hồi giáo bị bắt vì mang đồng hồ tự ráp đến trường


Báo Tiếng Dân

Hãy dùng quyền lực đúng cách và có văn hoá18/09/2023

 

Thuy My

Chương trình phát thanh RFI ngày 18.09.2023

Chương trình phát thanh RFI ngày 17.09.2023

Chương trình phát thanh RFI ngày 16.09.2023

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 571, 17-09-2023

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Người Nhật – Người Việt 19/09/2023

Nguyên Bí thư Hà Nội: ‘Sau chung cư mini vượt tầng có cả thế lực chống lưng’ 19/09/2023

Đã đến lúc “trong chăn mới biết chăn có rận”? 19/09/2023

Vì sao nhiều người Ukraine phản bội tổ quốc? 19/09/2023

Tiềm năng mạnh hơn mọi văn bản 18/09/2023

Không một lý lẽ nào có thể biện minh cho việc dạy thêm trong nhà trường 18/09/2023

Đôi điều về chương mới trong quan hệ Việt – Mỹ 18/09/2023

Tận dụng quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Hoa Kỳ 18/09/2023

 

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Yêu cầu xử lý kiến nghị của người dân về Khu dân cư đô thị thị trấn Dầu Giây

Thiên Phúc

https://www.phapluatplus.vn/thuong-truong/yeu-cau-xu-ly-kien-nghi-cua-nguoi-dan-ve-khu-dan-cu-do-thi-thi-tran-dau-giay-d198680.html

Dự án đến nay đã qua 11 năm nhưng mới cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng giai đoạn 1, 2 và 3 với tổng diện tích khoảng 53ha, phần còn lại công ty chưa triển khai thực hiện, do chưa được UBND tỉnh Đồng Nai gia hạn, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Ông Mai Văn Hiền, Chủ tịch UBND huyện Thống Nhất (Đồng Nai) mới ký văn bản đề nghị Công ty TNHH Đầu tư Phú Việt Tín xem xét, giải quyết khiếu nại, kiến nghị của người dân, trả lời người dân theo quy định pháp luật và thông tin kết quả giải quyết đến UBND huyện Thống Nhất.

UBND huyện Thống Nhất cũng giao Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Thống Nhất chủ trì, phối hợp Phòng Kinh tế - Hạ tầng, cơ quan có liên quan rà soát kết quả thực hiện các chỉ đạo liên quan đến Khu dân cư đô thị thị trấn Dầu Giây, tham mưu UBND huyện báo cáo Tỉnh ủy, Đoàn ĐBQH tỉnh, UBND tỉnh.

Trước đó, UBND huyện Thống Nhất tiếp nhận đơn của nhiều người dân liên quan đến Khu dân cư đô thị thị trấn Dầu Giây, huyện Thống Nhất khiếu nại, kiến nghị Công ty TNHH Đầu tư Phú Việt Tín thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hợp đồng đặt cọc để Nhà nước cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân theo quy định.

Theo UBND huyện Thống Nhất, dự án Khu dân cư đô thị thị trấn Dầu Giây được UBND tỉnh cho phép Công ty TNHH đầu tư Phú Việt Tín đầu tư với tổng diện tích hơn 93 ha. Dự án đến nay đã qua 11 năm nhưng mới cơ bản hoàn thành cơ sở hạ tầng giai đoạn 1, 2 và 3 với tổng diện tích khoảng 53ha, phần còn lại công ty chưa triển khai thực hiện, do chưa được UBND tỉnh Đồng Nai gia hạn, điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.

Điều này dẫn đến vướng mắc các thủ tục như đầu tư hạ tầng các giai đoạn 4, 5, 6 không thực hiện được nên không thể bàn giao quỹ đất đầu tư nhà ở xã hội lại cho địa phương, để thực hiện đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định.

Ngoài ra, không đầu tư được khu xử lý nước thải của khu dân cư theo quy hoạch, các công trình hạ tầng xã hội như trung tâm thương mại. Mặt khác, tiến độ dự án chậm làm ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế xã hội của huyện Thống Nhất, làm mất mỹ quan, bộ mặt đô thị, người dân không thể xây dựng nhà cửa, kinh doanh, buôn bán (mặc dù đã đóng 95% giá đất cho nhà đầu tư).

 

Đằng sau mỗi chung cư mini xây vượt tầng là một thế lực lớn "chống lưng"

KHÁNH AN

https://laodong.vn/xa-hoi/dang-sau-moi-chung-cu-mini-xay-vuot-tang-la-mot-the-luc-lon-chong-lung-1243113.ldo

Nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, đằng sau mỗi công trình, chung cư mini xây vượt tầng so với giấy phép là cả một thế lực lớn "chống lưng".

Đề xuất Hà Nội được quyết định mức xử vi phạm trật tự xây dựng gấp 50 lần

Ngày 18.9, nguyên lãnh đạo thành phố Hà Nội qua các thời kỳ đã tham gia hội nghị đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) do Thành ủy, HĐND, UBND thành phố tổ chức.

Tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, thực hiện nhiệm vụ đề xuất xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVII Đảng bộ thành phố, từ năm 2021, Hà Nội đã tiến hành việc tổng kết thi hành Luật Thủ đô năm 2012 và đề xuất chính sách xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi).

Thành ủy đã thành lập Ban Chỉ đạo; UBND thành phố đã thành lập Tổ công tác xây dựng Luật Thủ đô (sửa đổi) để lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai nhiệm vụ tổng kết thi hành Luật và xây dựng hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Hồ sơ dự án Luật Thủ đô (sửa đổi) sẽ được Chính phủ trình Quốc hội để cho ý kiến tại kỳ họp thứ 6 (tháng 10.2023) và dự kiến trình Quốc hội xem xét, thông q ua tại kỳ họp thứ 7 (đầu năm 2024).

Đóng góp vào hồ sơ dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho biết Luật Thủ đô 2012 có quy định một số nội dung đặc thù cho Hà Nội về xử phạt hành chính. Thế nhưng, nội dung này "chỉ vượt, chứ chưa trội".

Theo ông Nghị, đối với Hà Nội, những vi phạm như về trật tự xây dựng gây ra những hậu quả rất phức tạp, nặng nề. Nếu chỉ quy định cho phạt gấp 2 lần so với các địa phương khác, người dân thấy vẫn rất có lợi nên sẵn sàng vi phạm.

"Do đó, có thể cho phép Hà Nội quy định mức phạt, thông qua tại HĐND thành phố; mức phạt có thể gấp nhiều lần mức của các địa phương khác, thậm chí là 50 lần. Chúng ta phạt nặng là để ít phải phạt, để người sau không dám vi phạm. Mong là các cơ quan lập pháp như Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội, Bộ Tư pháp ủng hộ Hà Nội theo hướng đó” - ông Phạm Quang Nghị góp ý.

Trao đổi bên lề hội nghị, nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng, ở Thủ đô Hà Nội, không chỉ có tòa chung cư mini bị cháy ở số 37, ngõ 29/70 phố Khương Hạ (phường Khương Đình, Thanh Xuân) xây sai phép mà còn rất nhiều công trình xây dựng khác xây vượt tầng.

Ông Nghị cho rằng, nếu chỉ phạt cho tồn tại thì chủ đầu tư sẽ “mong cho được phạt” để hợp thức hóa vi phạm. Những đối tượng này kiếm được lợi nhuận rất lớn từ phần công trình vi phạm. Vậy nên, họ sử dụng khoản lợi nhuận để chạy chọt, hối lộ, sau đó tiếp tục vi phạm.

Nguyên Bí thư Thành ủy Hà Nội cho biết nhiều công trình vi phạm sau khi bị phạt sẽ được cho tồn tại. Nếu bị kiểm tra, cán bộ sẽ báo cáo rằng họ đã đi kiểm tra và xử phạt rồi nhưng chỉ xử phạt nửa chừng, không tiến hành cưỡng chế. Ông Nghị cho rằng, trong trường hợp này, cần phải xem xét, làm rõ trách nhiệm cán bộ quản lý, cán bộ địa phương.

Đáng chú ý, ông Nghị cho rằng, đằng sau mỗi công trình, chung cư mini xây vượt tầng so với giấy phép là cả một thế lực lớn "chống lưng".

Tránh chồng chéo, không vi phạm các luật chuyên ngành

Góp ý về nội dung quy định di dời các bệnh viện, trường học, cơ sở sản xuất ô nhiễm ra khỏi nội đô, ông Nguyễn Quốc Triệu - nguyên Uỷ viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Bí thư Thành uỷ, nguyên Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế cho rằng, bản chất quy hoạch Thủ đô là quy hoạch vùng, nên theo Luật Quy hoạch là phải tuân thủ quy hoạch ngành và quy hoạch cấp quốc gia.

Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) cần làm rõ mối quan hệ này để bảo đảm việc di dời các cơ sở trên có tính khả thi, phù hợp, không bị chồng chéo, không vi phạm các luật chuyên ngành.

Phát biểu kết luận và tiếp thu ý kiến góp ý tại hội nghị, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Trần Sỹ Thanh trân trọng cảm ơn các nguyên lãnh đạo thành phố qua các thời kỳ đã tham gia hội nghị đóng góp ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản.

"Chúng tôi xin tiếp thu nghiêm túc và giao cho bộ phận chuyên môn nghiên cứu tiếp thu cụ thể để hoàn thiện các điều, khoản và nội dung, hình thức dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) bảo đảm chất lượng cao nhất trước khi trình Quốc hội" - ông Thanh cho biết.

 

Bắt tạm giam nguyên giám đốc và nữ kế toán cơ sở cai nghiện ở Thanh Hóa

Quách Du 

https://laodong.vn/phap-luat/bat-tam-giam-nguyen-giam-doc-va-nu-ke-toan-co-so-cai-nghien-o-thanh-hoa-1243339.ldo

Thanh Hóa - Nguyên giám đốc và nữ kế toán trưởng Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 (ở Thanh Hóa) vừa bị bắt tạm giam về tội "Tham ô tài sản".

Ngày 18.9, thông tin từ Công an tỉnh Thanh Hóa cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với 2 đối tượng gồm: Lê Chí Cường (54 tuổi, trú tại xã Dân Lý, huyện Triệu Sơn) - nguyên Giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, hiện là Trưởng phòng Phòng chống tệ nạn xã hội thuộc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Thanh Hóa; Đỗ Thị Dung (38 tuổi, trú xã Minh Khôi, huyện Nông Cống) - nguyên kế toán trưởng Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa, hiện là Phó Trưởng phòng Tổ chức hành chính tổng hợp, Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hóa - về tội "Tham ô tài sản".

Theo kết quả điều tra, từ năm 2017 đến năm 2020, trong quá trình thực hiện Đề tài khoa học "Dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật xây dựng mô hình sản xuất thực phẩm theo hướng Vietgap gắn với giáo dục dạy nghề tại Cơ sở cai nghiện số 1 Thanh Hóa" và "Dự án xây dựng dây chuyền sản xuất gạch không nung từ đá mạt, cát và nguyên liệu sẵn có trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá" của Cơ sở cai nghiện ma túy số 1 Thanh Hoá, Lê Chí Cường với vai trò là giám đốc đã chỉ đạo Đỗ Thị Dung là kế toán trưởng (kế toán dự án) lập khống hồ sơ, chứng từ chi công lao động thuê ngoài, với số tiền hơn 907 triệu đồng để đưa cho Lê Chí Cường sử dụng cá nhân.

Vụ việc đang được Công an tỉnh Thanh Hóa tiếp tục điều tra mở rộng.

 

Tỉnh Cà Mau thanh tra và kết luận gì sau nghi vấn phó chủ tịch huyện mặc cả 'lại quả' với nhà thầu?

Thanh Huyền

https://tuoitre.vn/tinh-ca-mau-thanh-tra-va-ket-luan-gi-sau-nghi-van-pho-chu-tich-huyen-mac-ca-lai-qua-voi-nha-thau-20230918184824635.htm

Kết luận thanh tra của UBND tỉnh Cà Mau xác định việc huyện Phú Tân ký hợp đồng với nhà thầu tư vấn trị giá 70-80% dự toán, 20-30% còn lại chi cho hoạt động của Hội đồng bồi thường huyện là không có sai phạm.

Tối 18-9, nguồn tin của Tuổi Trẻ Online xác nhận UBND tỉnh Cà Mau đã có kết luận thanh tra về việc thu hồi đất và công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư trên địa bàn huyện Phú Tân.

Đây là cuộc thanh tra theo quyết định thanh tra ngày 13-6-2023 của chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, sau khi trên mạng xã hội xuất hiện đoạn ghi âm ông Nguyễn Văn Sơn - phó chủ tịch UBND huyện Phú Tân - mặc cả với nhà thầu về khoản tiền chi lại cho huyện trong dự án Trung tâm văn hóa thể thao xã Phú Tân, hồi tháng 5.

Trong đoạn ghi âm, ông Sơn không đồng ý nhà thầu chi 20% và đề nghị nhà thầu chi 30% theo "luật chơi".

Kết luận thanh tra cho thấy từ tháng 1-2017 đến tháng 5-2023, huyện Phú Tân có 23 dự án, công trình sử dụng đất. Trong đó có 16 dự án đã có phương án bồi thường, tái định cư đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. 

Dự án Trung tâm văn hóa thể thao xã Phú Tân là một trong số bảy dự án chưa được phê duyệt phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư. 

Kết luận thanh tra xác định giai đoạn 2017 - 2020, ông Trần Minh Huyện làm phó chủ tịch UBND huyện, chủ tịch Hội đồng bồi thường huyện Phú Tân. Giai đoạn 2021 - 2023 chức vụ này do ông Nguyễn Văn Sơn đảm trách. 

Hội đồng bồi thường đều có biên bản họp xét chỉ định đơn vị tư vấn lập phương án bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư các dự án. Các hợp đồng ký với đơn vị tư vấn trị giá 70 - 80% tổng dự toán của dự án, 20 - 30% còn lại chi cho hoạt động của Hội đồng bồi thường.

"Hội đồng bồi thường ký hợp đồng tư vấn lập phương án, không có văn bản quy định cụ thể về tỉ lệ phần trăm trong chi phí tổ chức thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được phê duyệt", kết luận nêu. 

Theo kết luận thanh tra các khoản chi xăng xe và khoán cho các thành viên đi công tác và chi cho các cuộc họp chưa chi tiết, cụ thể.

Kết quả thanh tra đã xác định có những sai phạm nhất định như: chi thừa tiền tuyên truyền 1,9 triệu đồng, chi khoán tiền xăng cho hội đồng đi công tác thừa 21 triệu đồng, chi giải phóng mặt bằng ngoài phạm vi dự án ảnh hưởng 846 triệu đồng...

Kết luận thanh tra yêu cầu bảy cá nhân có liên quan rút kinh nghiệm, trong đó có nguyên chủ tịch UBND huyện Phú Tân Võ Trường Giang (chịu trách nhiệm chung), nguyên phó chủ tịch huyện Trần Minh Huyện (do vi phạm bồi thường ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng cho một hộ dân), phó chủ tịch UBND huyện Nguyễn Văn Sơn (vi phạm ký chứng từ thanh toán chi phí tổ chức thực hiện bồi thường, hỗ trợ tái định cư chưa theo dõi từng nhiệm vụ chi và lưu trữ hồ sơ).

Ngoài ra UBND huyện Phú Tân và Hội đồng bồi thường hỗ trợ huyện Phú Tân bị đề nghị kiểm điểm.

 

Vụ tách thửa tràn lan ở Khánh Hòa: 107 khu đất chưa cho phép xây dựng

Phan Sông Ngân

https://tuoitre.vn/vu-tach-thua-tran-lan-o-khanh-hoa-107-khu-dat-chua-cho-phep-xay-dung-20230918210001253.htm


Theo hướng thống nhất của tỉnh Khánh Hòa về khắc phục sai phạm vụ hiến đất mở đường, tách thửa, phân lô 114 khu đất tại huyện Cam Lâm, có 7 khu coi như “thoát nạn”, còn 107 khu chưa hết vướng.

Ngày 18-9, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa Nguyễn Tấn Tuân cho biết UBND tỉnh đã thống nhất chủ trương hướng giải quyết khắc phục sai phạm về đất đai tại huyện Cam Lâm.

7 khu đất được tồn tại nhờ phù hợp quy hoạch

Tổng diện tích 114 khu đất trên là hơn 55,19ha, thuộc thị trấn Cam Đức và 6 xã (Cam Thành Bắc, Cam Hải Đông, Cam Hải Tây, Suối Cát, Suối Tân và Cam Hiệp Nam) của huyện Cam Lâm. Sau khi tách thửa thành 2.385 lô đất ở và được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ), hầu hết đều đã được bán cho nhiều người và bán mua nhiều lần.

Trong các khu đất trên có 7 khu đã được UBND huyện Cam Lâm trước đây có văn bản đồng ý hiến đất làm đường và chấp thuận cho tự đầu tư mở đường. Các đường này đều phù hợp với quy hoạch giao thông đã được phê duyệt nên được tồn tại.

Người dân đã được cấp sổ đỏ theo phân lô, tách thửa tại 7 khu đất trên thì được giữ nguyên mục đích sử dụng đất theo sổ đỏ đã cấp. Theo đó, người có sổ đỏ được thực hiện đầy đủ các quyền, nghĩa vụ đối với đất đó theo quy định pháp luật, được xây dựng nhà ở.

107 khu đất chưa cho phép xây dựng

Đối với 107 khu đất còn lại, theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường, thuộc trường hợp không có đường, không phù hợp quy hoạch giao thông, sau khi hiến đất mở đường đã tách thửa, phân lô trái quy định pháp luật.

UBND tỉnh Khánh Hòa thống nhất giao UBND huyện Cam Lâm hủy tất cả các văn bản chấp thuận cho tự đầu tư mở đường không phù hợp quy hoạch giao thông đã được phê duyệt, nhưng đất đã hiến để mở đường thì vẫn giữ và giao cho UBND các xã, thị trấn quản lý.

Còn sổ đỏ đã cấp cho người đang sử dụng các lô đất tách thửa từ 107 khu đất trên thì cho phép tồn tại theo mục đích sử dụng đất đã cấp theo sổ đó. Tuy nhiên "không cho phép xây dựng cho đến khi phù hợp với quy hoạch chi tiết xây dựng và đáp ứng các điều kiện về hạ tầng hoặc cho đến khi có văn bản cho phép của cấp có thẩm quyền".

Đồng thời, tỉnh Khánh Hòa chỉ đạo giao Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Cam Lâm khi làm các thủ tục về chuyển quyền sử dụng đất có trách nhiệm thông báo cho tất cả các bên liên quan biết về việc bị hạn chế của các thửa đất được phân lô, tách thửa tại 107 khu đất trên.

 

7 cán bộ rút kinh nghiệm sau vụ ghi âm 'đòi lại quả'

An Minh

https://vnexpress.net/7-can-bo-can-rut-kinh-nghiem-sau-vu-ghi-am-doi-lai-qua-4654544.html

Chính quyền Cà Mau xác định việc để lại 20-30% tổng chi phí dự án nhằm hỗ trợ họp, xăng xe, in ấn, tuyên truyền... nên các cán bộ liên quan chỉ phải rút kinh nghiệm.

Thông tin được nêu trong kết luận thanh tra về thực hiện các dự án, công trình ở huyện Phú Tân vừa được UBND tỉnh Cà Mau ban hành.

Trước đó, hồi cuối tháng 5, một tài khoản Facebook đăng ghi âm của Phó chủ tịch huyện Phú Tân Nguyễn Văn Sơn nói với nhà thầu nội dung chi 20% ở công trình Trung tâm văn hóa thể thao xã Phú Tân là "yếu hơn mấy đơn vị khác". Sau đó nhà thầu được đề nghị "chi 30% theo luật chơi".

Công trình nói trên tổng đầu tư khoảng 6,5 tỷ đồng, hiện đã hoàn thành phần lớn hạng mục chính. Sau khi ghi âm liên quan dự án được đăng tải, UBND tỉnh yêu cầu thanh tra tất cả dự án thực hiện ở địa bàn Phú Tân.

Theo kết luận Thanh tra tỉnh Cà Mau, hơn 6 năm qua (năm 2017 đến tháng 5/2023), Phú Tân thực hiện 23 dự án, trong đó 16 công trình có phương án bồi thường, tái định cư. Huyện thỏa thuận để lại cho hội đồng bồi thường 20-30% trên tổng chi phí được phê duyệt để phục vụ họp, tiền xăng cho các thành viên, in ấn, chi tuyên truyền...

Thương thảo tỷ lệ phần trăm để lại cho hội đồng chưa được quy định cụ thể, song theo cơ quan thanh tra là "việc làm công khai, minh bạch, thể hiện bằng văn bản và nằm trong chi phí giải phóng mặt bằng được cấp thẩm quyền phê duyệt".

Tuy vậy, kết quả thanh tra toàn bộ dự án có những sai phạm như chi khoán tiền xăng cho hội đồng đi công tác thừa 21 triệu đồng, chi thừa tiền tuyên truyền 1,9 triệu đồng, chi giải phóng mặt bằng ngoài phạm vi dự án ảnh hưởng 846 triệu đồng.

Từ đó cơ quan thanh tra tỉnh đề nghị rút kinh nghiệm 7 cá nhân, trong đó có các ông Võ Trường Giang, nguyên Chủ tịch UBND huyện Phú Tân, người chịu trách nhiệm chung; Trần Minh Huyện, nguyên phó chủ tịch huyện vì bồi thường ngoài phạm vi giải phóng mặt bằng cho một hộ dân; Nguyễn Văn Sơn, Phó chủ tịch UBND huyện do lỗi liên quan ký chứng từ thanh toán, lưu trữ hồ sơ.

 

391 công viên không có bãi giữ xe, UBND TP.HCM chỉ đạo khẩn gỡ khó

Tuấn Kiệt

https://vietnamnet.vn/391-cong-vien-khong-co-bai-giu-xe-ubnd-tphcm-chi-dao-khan-go-kho-2191273.html

TP.HCM có 391/424 công viên không có bãi giữ xe gây bất tiện cho người dân có nhu cầu gửi phương tiện khi đến đây vui chơi, tập thể dục.

Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Bùi Xuân Cường vừa ký văn bản khẩn gửi các sở ngành, UBND TP. Thủ Đức, các quận huyện về tổ chức trông giữ xe tại các công viên công cộng trên địa bàn thành phố.

Theo Sở Xây dựng TP.HCM, toàn thành phố hiện có 424 công viên nhưng chỉ có 33 công viên có bãi trông giữ xe (chiếm tỉ lệ 7,8%), 391 công viên còn lại không có bãi giữ xe.

Hầu hết các công viên không có bãi giữ xe ở trong các khu dân cư, có diện tích nhỏ (do UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức quản lý), không có vị trí phù hợp bố trí bãi giữ xe.

Sở này lý giải việc tổ chức bãi giữ xe tại các công viên đang gặp khó khăn do vướng cơ chế thực hiện. Hiện nay chưa có hướng dẫn về việc sử dụng tài sản công tại các công viên, dẫn tới việc một số đơn vị quản lý công viên không tổ chức lực lượng giữ xe.

Cùng với đó, điều kiện bố trí bãi giữ xe cũng gặp khó khăn khi các công viên chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng hoặc phương án sử dụng tổng mặt bằng. Từ đó các đơn vị quản lý công viên không có cơ sở bố trí vị trí bãi giữ xe trong công viên.

Một số công viên có tính chất đặc thù (như công viên tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh, công viên bến Bạch Đằng...) không có vị trí phù hợp để bố trí bãi giữ xe.

Trước thực trạng này, lãnh đạo UBND TP giao Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng và các cơ quan, đơn vị có liên quan tạo điều kiện thuận lợi để các đơn vị quản lý công viên công cộng có đủ cơ sở tổ chức bãi giữ xe và các dịch vụ thiết yếu khác trong công viên theo đúng quy định.

Sở Quy hoạch – Kiến trúc được giao khẩn trương triển khai việc hướng dẫn lập và phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng (hoặc phương án sử dụng tổng mặt bằng công viên công cộng) theo chỉ đạo của UBND TP tại kế hoạch thực hiện Chương trình phát triển công viên và cây xanh công cộng năm 2021, năm 2022 và năm 2023.

UBND các quận, huyện, TP. Thủ Đức và Trung tâm Quản lý Hạ tầng kỹ thuật (thuộc Sở Xây dựng) được yêu cầu rà soát nhu cầu gửi xe của người dân khi đến các công viên công cộng vui chơi, giải trí, luyện tập thể dục thể thao để có phương án tổ chức bãi giữ xe phù hợp với tổng mặt bằng của công viên.

Trước mắt, trong trường hợp chưa bố trí được bãi giữ xe trong công viên, cơ quan quản lý công viên phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, tổng hợp các điểm trông giữ xe tại khu vực lân cận công viên và lắp đặt các bảng thông tin, hướng dẫn để người dân tiếp cận thuận lợi.

UBND TP cũng giao các quận, huyện, TP. Thủ Đức thường xuyên, chủ động tổ chức kiểm tra, chấn chỉnh và xử lý theo quy định đối với hành vi dừng, đậu ô tô trái phép dưới lòng đường, nhất là tại các khu vực công viên công cộng nhằm đảm bảo tình hình an ninh trật tự và an toàn giao thông.

 

Bộ Tài chính 'lắc đầu' đề xuất thu phí sử dụng đường bộ qua xăng dầu

Lương Bằng

https://vietnamnet.vn/bo-tai-chinh-lac-dau-de-xuat-thu-phi-su-dung-duong-bo-qua-xang-dau-2191185.html

Bộ Tài chính cho hay, phí sử dụng đường bộ thu theo đầu phương tiện hàng năm, phí nộp cho đơn vị đăng kiểm khi đăng kiểm xe, tạo được sự công bằng trong thu phí sử dụng đường bộ.

Bộ Tài chính vừa có văn bản trả lời đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Ninh liên quan đến việc thu phí bảo trì đường bộ qua xăng, dầu.

Cụ thể, cử tri tỉnh Quảng Ninh kiến nghị Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để thay đổi cách thu phí bảo trì đường bộ.

Theo đó, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp vận tải trên cả nước có xe vận tải chậm đăng kiểm từ 2-3 tháng nhưng phí bảo trì đường bộ không được giảm. Điều này làm tăng chi phí của doanh nghiệp. Do vậy, cần có giải pháp cho phép một số trường hợp được thu phí bảo trì đường bộ thông qua xăng, dầu, đảm bảo tính công bằng cho người dân và doanh nghiệp.

Trả lời đề xuất này, Bộ Tài chính cho hay, hiện phí sử dụng đường bộ thu theo đầu phương tiện hàng năm, phí nộp cho đơn vị đăng kiểm khi đăng kiểm xe.

"Cách tính phí sử dụng đường bộ theo đầu phương tiện đảm bảo bao quát được tất cả các phương tiện cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông, tạo được sự công bằng trong thu phí sử dụng đường bộ", Bộ Tài chính đánh giá.

Khoản thu này đã được thực hiện từ năm 2013 đến nay, thống nhất trong cả nước, bao gồm cả đường bộ thuộc Trung ương quản lý và đường bộ thuộc địa phương quản lý. Theo Bộ Tài chính, thời gian qua, việc thực hiện Thông tư số 70 về thu phí không phát sinh vướng mắc.

Vì vậy, Bộ này đề nghị cử tri tỉnh Quảng Ninh thực hiện theo quy định hiện hành về phí sử dụng đường bộ.

 

Lợi dụng chính sách khuyến mại, chiếm đoạt hơn 1,5 tỷ đồng

Hoàng Anh- ĐN

https://vietnamnet.vn/loi-dung-chinh-sach-khuyen-mai-chiem-doat-hon-1-5-ty-dong-2191317.html

Đối tượng Nguyễn Thanh Chân đã lợi dụng tính chất công việc bán hàng khuyến mại để chiếm đoạt tài sản là mặt hàng sữa các loại của công ty với tổng giá trị hơn 1,5 tỷ đồng.

Ngày 18/9, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Thanh Chân (SN 1982, ngụ phường Trảng Dài, TP. Biên Hòa, Đồng Nai) để tiếp tục điều tra về hành vi “Tham ô tài sản”. Đồng thời, công an cũng khám xét chỗ ở của bị can.

Qua điều tra, công an xác định Chân là nhân viên giám sát ngành hàng Bơ sữa - Đông lạnh của Công ty TNHH MM Mega Market Việt Nam - chi nhánh TP. Biên Hoà. 

Trong quá trình làm việc, Chân đã lợi dụng công việc được giao, bằng việc áp dụng chính sách bán hàng khuyến mại để chiếm đoạt tài sản là mặt hàng sữa các loại của công ty. Tổng hàng hóa bị Chân chiếm đoạt có trị giá hơn 1,5 tỷ đồng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai tiếp tục mở rộng điều tra, làm rõ vụ án để xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.

 

Rước họa từ món khoái khẩu

Theo Nhân dân online

https://vietnamnet.vn/ruoc-hoa-tu-mon-khoai-khau-2189204.html

Các thực phẩm sau khi vận chuyển trót lọt tới các hàng quán sẽ được tẩy trắng, tẩm ướp gia vị, trông bắt mắt và tỏa mùi thơm hấp dẫn đánh lừa khẩu vị các thực khách.

Từ 17 giờ tới đêm muộn, các quán đồ nướng trên các phố Yên Phụ nhỏ (quận Tây Hồ), Lý Văn Phức (quận Đống Đa), Gầm Cầu, Mã Mây (quận Hoàn Kiếm)... luôn tấp nập thực khách. Với giá cả phải chăng, thực đơn hấp dẫn, nhiều bạn trẻ lựa chọn các hàng quán này làm nơi tụ tập, hẹn hò, bỏ qua những nguy hiểm về an toàn vệ sinh thực phẩm.

"Thời tiết mát mẻ, đi ăn đồ nướng thì không gì ngon bằng...", nói là làm, Vũ Trà My (Khâm Thiên, Đống Đa) nhấc máy gọi ngay cho hội bạn thân, đặt bàn vào buổi tối. My cho biết, đã thành thông lệ, thi thoảng hội bạn thân của cô hẹn nhau đi cà-phê và hạ màn cho buổi hẹn bao giờ cũng là tại quán lẩu hoặc quán nướng. "Nhóm em với ba, bốn người, cả nhóm đi ăn đồ nướng chỉ hết khoảng 300 nghìn đồng là no căng"- My chia sẻ.

Từ khoảng 17 giờ tới tối muộn, từng nhóm bạn trẻ tụ tập kín các quán nướng trên phố Yên Phụ nhỏ. Với thực đơn hàng chục món gồm nem chua, nem ngọt, chân gà, cánh gà nướng, bánh mì mật ong, thịt nướng, khoai tây phô-mai,... được tẩm ướp thơm phức, giá cả phải chăng, nên dù đã ăn nhiều lần, những khách hàng như Trà My vẫn muốn quay lại các quán này.

Các quán bán đồ nướng các phố Gầm Cầu, Mã Mây thì có thực đơn đa dạng hơn với lòng bò, thịt bò tảng, các loại hải sản... Đồ nướng được thực khách tự nướng trong chảo gang, có bơ, phô-mai thêm phần hấp dẫn. Nhiều quán còn có giá buffet (tự chọn) chỉ 139 nghìn đồng/người, tặng kèm kem Singapore. Quán trong phố cổ đông đúc, bàn ghế kê san sát, khói từ các bếp, khay nướng nghi ngút, tỏa mùi thơm lừng, thi thoảng có tiếng tàu hỏa chạy qua ở đường tàu trên cao... là những yếu tố hấp dẫn thực khách.

Lựa chọn một quán nướng trên phố Gầm Cầu để tổ chức sinh nhật, Lê Quỳnh Chi (trú tại Hai Bà Trưng, Hà Nội) cho biết, cô ăn đồ nướng ở đây từ khi còn là sinh viên. Trong một lần quay lại đây, Chi khá bất ngờ vì thực đơn được cập nhật hấp dẫn hơn, giá cả phải chăng, phong cách phục vụ cũng ổn, cho nên cô đã lựa chọn làm nơi tổ chức sinh nhật lần này. Dù ý thức được rằng thực phẩm ở đây có thể không tươi ngon, thậm chí nhiều khâu không bảo đảm vệ sinh, nhưng Quỳnh Chi vẫn khen là "rất hợp khẩu vị" và cho rằng "lâu lâu ăn một lần chắc không sao"

An toàn vệ sinh thực phẩm từ các món nướng đã được nhắc tới từ rất nhiều năm nay. Năm nào cũng vậy, Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đều phát hiện và xử lý nhiều vụ vận chuyển số lượng lớn thực phẩm trôi nổi, không rõ nguồn gốc, kém chất lượng, thậm chí đã bốc mùi hôi thối được đưa vào Hà Nội tiêu thụ.

Mới đây, tháng 6/2023, Đội Quản lý thị trường số 9 (Cục Quản lý thị trường TP Hà Nội) phối hợp với Đội Cảnh sát kinh tế - Công an quận Tây Hồ đã phát hiện cơ sở kinh doanh thực phẩm tại địa chỉ số 4 đường nước Phần Lan, quận Tây Hồ đang kinh doanh 975 kg cánh gà đóng trong 65 bao tải dứa (loại 15 kg/túi).

Toàn bộ số hàng hóa trên đựng trong bao bì không có thông tin về nơi sản xuất, không có giấy tờ xác định nguồn gốc, xuất xứ, mầu sắc đã biến đổi. Trong nhiều vụ việc khác, lực lượng chức năng cũng thu giữ nhiều mặt hàng như nội tạng, nầm lợn... đã bị mốc, thối. Các thực phẩm sau khi vận chuyển trót lọt tới các hàng quán sẽ được tẩy trắng, tẩm ướp gia vị, trông bắt mắt và tỏa mùi thơm hấp dẫn đánh lừa khẩu vị các thực khách.

Theo các chuyên gia y tế, việc thường xuyên ăn đồ nướng có thể gây tổn hại đến sức khỏe. Một số chất sinh ra khi nướng kết hợp với khói và chất đạm có thể là nguyên nhân tác động xấu dẫn tới một số bệnh (tim mạch, xương khớp), ăn nhiều có thể gây ra ung thư.

Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Duy Thịnh, nguyên giảng viên Viện Công nghệ sinh học và Thực phẩm - Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết, những món nướng thường có nhiều dầu mỡ, giàu đạm, lại được nấu chín trên nền nhiệt độ cao (thông thường khoảng 200-3000C) cho nên dễ xảy ra hiện tượng bẻ gãy các phân tử protein. Các phân tử protein này khi vào cơ thể người, thông qua quá trình tiêu hóa sẽ "chui" qua thành ruột, xâm nhập vào các tế bào, tạo thành những tế bào lạ. Đây là nguyên nhân chính gây ra rất nhiều bệnh cho con người, nhất là ung thư.

Nhiều người cho rằng, việc nướng thực phẩm bằng bếp cồn khô hay nướng với bơ sẽ an toàn hơn vì cồn ethanol là nhiên liệu sạch, an toàn cho người sử dụng. Tuy nhiên, theo Phó Giáo sư, bác sĩ Nguyễn Thị Lâm, nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, hiện trên thị trường, các loại cồn methanol (có thể gây ngộ độc) có giá rẻ hơn nhiều so với cồn ethanol. Nếu sử dụng cồn methanol thì khi đốt cháy, khói của nó có thể chứa một lượng hơi methanol chưa kịp cháy, nếu thực khách hít phải một lượng lớn dễ có nguy cơ bị ngộ độc.

Các chuyên gia khuyến cáo, dù món nướng được coi là khoái khẩu, nhưng tuyệt đối không được ăn nhiều. Nếu ăn, cần chú ý không nên nướng, rán quá kỹ để tránh gây hại tới sức khỏe. Khi chế biến, nếu thấy thực phẩm có phần bị cháy đen hay khét thì mọi người không nên tiếc mà cần loại bỏ ngay, vì thực phẩm đó có chứa những chất không an toàn, có thể gây bệnh.

 

Hà Tĩnh: Tạm giam cựu cán bộ xã dâm ô bé gái dưới 16 tuổi

Thục Hiền

https://www.doisongphapluat.com/ha-tinh-tam-giam-cuu-can-bo-xa-dam-o-be-gai-duoi-16-tuoi-a591616.html

Một cựu cán bộ xã vừa bị khởi tố, bắt tạm giam vì có hành vi dâm ô người dưới 16 tuổi.

Theo báo VTC, ngày 18/9, lãnh đạo xã Sơn Kim 1 (huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh) cho biết Công an huyện Hương Sơn,  khởi tố, tạm giam bị can M.P.V. (SN 1993, trú tại thôn Kim Cương 1, xã Sơn Kim 1) về hành vi dâm ô với người dưới 16 tuổi. Đồng thời, địa phương đã tiến hành đình chỉ sinh hoạt Đảng đối với M.P.V..

Trước khi bị tạm giữ, V. là Bí thư Đoàn thanh niên xã Sơn Kim 1.

Bị hại trong vụ án là một bé gái 15 tuổi, trú cùng địa chỉ với bị can, báo Dân Trí đưa tin. Vụ việc được phát hiện từ ngày 27/8. Sau khi nhận phản ánh từ gia đình nạn nhân, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hương Sơn vào cuộc và triệu tập nghi phạm.

Đến ngày 2/9, cơ quan chức năng thông báo tạm giữ V. để làm rõ hành vi. 

Một lãnh đạo UBND xã Sơn Kim 1 cho biết, sau quá trình điều tra, đến ngày 11/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Hương Sơn thông báo về quyết định khởi tố và lệnh tạm giam nêu trên.

Hội đồng nhân dân xã Sơn Kim 1 cũng ra quyết định tạm đình chỉ việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn Đại biểu Hội đồng nhân dân xã đối với V. để cơ quan tư pháp thực hiện quy trình tố tụng hình sự theo quy định.

"Ai vi phạm đều phải xử lý, nhưng về góc độ cán bộ vi phạm thì cần phải xử lý nghiêm khắc hơn nhằm mang tính giáo dục, răn đe chứ không bao che", vị lãnh đạo thông tin.

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment