Thursday, July 27, 2023

Thượng đỉnh Nga-Phi: Putin tìm cách tăng cường tầm ảnh hưởng
Paul Melly
Nhà phân tích các vấn đề châu Phi
27.07.2023
BBC

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES

Khi Tổng thống Vladimir Putin khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Nga-Phi ở St Petersburg hôm thứ Năm, danh sách người tham dự sẽ được rà soát cẩn trọng - từ Paris, Washington, London, và trụ sở Liên Hiệp Quốc ở New York.

Nhưng người châu Phi sẽ nhìn nhận sự kiện này khá khác biệt.

Đối với các bộ ngoại giao phương Tây đang quan ngại về tham vọng mà Kremlin đã tuyên bố về bành trướng dấu ấn chính trị, quân sự và kinh tế về phía nam Sahara, hội nghị này là một chỉ dấu về tầm ảnh hưởng của Nga có thể mở rộng tới mức nào và sẽ được đón chào nồng ấm ở nơi đâu?





Không giống hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi năm 2019 với sự tham dự của 49 lãnh đạo châu Phi, lần này, chỉ có 17 vị được cho sẽ tới St Peterburg.

Nhưng ai trong số này sẽ đóng vai trò chính tại hội nghị? Những thỏa thuận nào sẽ đạt được với Putin?

Các nhà hoạch định chính sách của Mỹ và châu Âu tới gần đây vẫn nhìn nhận Trung Quốc như đối thủ chính của họ tại châu Phi - nhưng nay họ chỉ quan sát với sự bất an sâu sắc về sự trở lại đầy quyết liệt của Nga, điển hình là sự hiện diện của đội quân lính đánh thuê Wagner ở Mali, Cộng hòa Trung phi (CAR), Libya, và miền bắc Mozambique.

Và hẳn nhiên, cuộc xâm lược Ukraine khiến phương Tây càng thêm ngờ vực về tham vọng của Nga trên khắp thế giới.

Dù vậy, rất ít nhà lãnh đạo châu Phi có chung quan điểm này. Hầu hết các quốc gia trên lục địa này, kể cả các nước thường bỏ phiếu tại Liên Hiệp Quốc lên án cuộc chiến tranh vào Ukraine và tác động, đều không muốn rút về để chọn bên trong một cuộc 'Chiến tranh Lạnh' mới, hay trở thành các con tốt thí trong cuộc tranh giành ảnh hưởng toàn cầu và trò chơi quyền lực.

Trong bất cứ trường hợp nào, Nga chỉ là một số trong vài diễn viên chính hiện tăng cường các nỗ lực để tranh giành ảnh hưởng chính trị và kinh tế tại châu Phi - bên cạnh không chỉ Trung Quốc mà còn Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, các quốc gia vùng Vịnh, Hàn Quốc, và tất nhiên, các quốc gia phương Tây, và Nhật Bản.

Từng có những lúc phải vật lộn để vận động sự hỗ trợ của quốc tế trong việc giải quyết các thách thức về phát triển và an ninh, các chính phủ châu Phi sẽ không từ chối các đề nghị này.

Và Nga biết điều đó. Trong thời gian chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh, các quan chức Nga đã hứa về một chương trình hỗ trợ mới cho lục địa này.

Chương trình nghị sự bao gồm một 'diễn đàn kinh tế và nhân đạo' và các thương gia châu Phi được mời tham dự; Điện Kremlin hứa sẽ soạn thảo các thỏa thuận về thương mại, đầu tư, hợp tác khoa học và kỹ thuật. Theo đuổi lịch trình này, Nga có thể có khả năng xây dựng các liên kết về học thuật và nghiên cứu được phát triển trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, khi nhiều người châu Phi theo học tại các trường đại học Liên Xô.

Dù kết quả bầu cử tổng thống như thế nào, rất ít chính phủ sẽ thực sự không coi trọng hội nghị thượng đỉnh này.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Khủng hoảng giá cả sinh hoạt đã dẫn đến các cuộc bạo loạn ở nhiều nước, trong đó có Kenya

Nhưng điều đó không có nghĩa là hầu hết người tham dự sẽ tới hội nghị với một thái độ không chỉ trích - ngay cả khi tính chất lịch sự ngoại giao ngăn cản họ nói thẳng.

Tháng trước, phái đoàn hòa bình của các lãnh đạo châu Phi đối với Nga và Ukraine đã thẳng thừng khi nói với ông Putin và Volodymyr Zelensky rằng cuộc chiến tranh cần phải kết thúc, vì lợi ích của phần còn lại của thế giới.

Và Moscow sẽ khó củng cố thiện chí bằng quyết tâm từ bỏ thỏa thuận xuất khẩu an toàn ngũ cốc của cả Ukraine và Nga qua các cảng ở Biển Đen, ngay cả khi ông Putin cam kết sẽ bù đắp sự thiếu hụt này.

Những lời hứa này đã khiến giá thực phẩm tăng ở hàng loạt nước châu Phi, có khả năng làm nổ ra các cuộc biểu tình ở đô thị và gây áp lực chính trị lên các nhà lãnh đạo.

NGUỒN HÌNH ẢNH,GETTY IMAGES
Các thể chế quân sự ở Tây Phi đang tăng cường hợp tác với Nga

Mali - một đồng minh trung thành trong những ngày này, chính quyền quân sự cầm quyền của họ một phần dựa vào các lính đánh thuê Wagner để ngăn chặn các lực lượng thánh chiến - khẳng định sẽ nhận một tàu hàng ngũ cốc đặc biệt của Nga. Nhưng thật khó tưởng tượng rằng ông Putin có thể cung cấp một sự giúp đỡ song phương to lớn như vậy cho hơn một nhóm các đồng minh thân cận.

Hầu hết các nhà tiêu thụ ngũ cốc châu Phi sẽ phải tiếp tục dựa vào thị trường mở trên thế giới - nơi nguồn cung đang bị thắt chặt và giá đang leo thang.

Ông Putin hiểu rõ về hậu quả ngoại giao này. Ông có thể đợi tới hội nghị thượng đỉnh để có thể đưa ra một đề nghị đổi chắc cao cả với thỏa thuận ngũ cốc này, bằng các điều khoản được điều chỉnh một chút?

Đây không phải chỉ là một vấn đề tế nhị duy nhất trong chương trình nghị sự.

Rời khỏi Nga sau cuộc binh biến mới đây, ông chủ của Wagner, Yevgeny Prigozhin mới đây hứa với lính của ông về một sự tập trung mở rộng vào các chiến dịch ở châu Phi.

Bất chấp việc ông có vẻ bất đồng với ông Putin, điều này chắc chắn sẽ giúp điện Kremlin mở rộng khả năng ảnh hưởng lên các sự kiện ở châu Phi, đặc biệt là ở vùng Sahel rộng lớn mong manh - nơi Tổng thống Neger Mohamed Bazoum đang đối mặt với một cuộc nổi dậy quân sự và âm mưu đảo chính mới.

Khi Wagner chuyển đến CAR sau khi Tổng thống Faustin Archange Touadéra tìm kiếm sự giúp đỡ của Nga để vượt qua lệnh trừng phạt vũ khí của Liên Hiệp Quốc và tái xây dựng lực lượng quân sự năm 2017-18, việc này ban đầu giống như một nỗ lực gây chú ý, nhằm mục tiêu gửi thông điệp "Moscow trở lại' sau hơn hai thập kỷ chìm trong bóng tôi sau sự sụp đổ của Liên Xô.

Nhưng vào thời điểm Wagner đến Mali năm 2021, đáp lại lời mời của các quân nhân đã chiếm quyền vào năm trước, vai trò của nhà đấu thầu quân sự tư nhân này trong chương trình nghị sự về an ninh của Nga, được nhìn nhận với nhiều nghi ngờ.

Hầu hết các chính phủ Tây Phi khác nhìn nhận nó như một mối đe dọa trực tiếp cho anh ninh khu vực. Mối quan hệ của họ với Mali nhanh chóng trở nên cay đắng.

Và khi các cuộc đảo chính quân sự xảy ra sau đó ở Guinea và Burkina Faso, với các thanh niên ủng hộ Nga hô vang trên đường phố thủ đô Ouagadougou, chỉ làm sâu sắc thêm sự cảnh giác của các chính phủ châu Phi được bầu về chiến lược của Moscow.

Nhưng điều đó không có nghĩa là họ sẽ không coi trọng hội nghị thượng đỉnh diễn ra vào tuần này.

Thay vì thế, họ có thể sẽ cố gắng thúc đẩy Kremlin hướng tới một con đường theo thông lệ hơn để có sựhợp tác, và tránh việc hỗ trợ gây bất ổn cho chính phủ hợp hiến và hướng tới các hợp tác quân sự theo thông lệ, thông qua đào tạo và hỗ trợ về phương tiện và vũ khí.

Và Nga sẽ cố gắng đảm bảo thiện chí của họ thông qua việc duy trì một chính sách ngoại giao kinh tế.

Trong khi Nga thiếu thốn nguồn lực để cạnh tranh với Mỹ, Pháp, Đức, Nhật, Trung Quốc như một nhà tài trợ phát triển song phương, Moscow có thể chơi vài chiêu bài.

Năm ngoái, Nga có thể đã là nguồn cung cấp phân bón lớn nhất cho châu Phi, cung cấp 500.000 tấn. Nước này chắc chắn nắm nguồn lực đáng kể trong lĩnh vực dầu, gas và mỏ.

Nhưng lĩnh vực thương mại mang tính cấp bách, sống còn lúc này là ngũ cốc.

Và sẽ khó khăn cho Nga để thực sự giúp châu Phi đang rất cần thêm nguồn cung - và vì thế thể hiện sự tin cậy của mình - như một đối tác - trừ phi có một thỏa thuận Biển Đen được khôi phục cũng cho phép các tàu hàng của Ukraine di chuyển.

Đầu tuần này, ông Putin khẳng định Nga đã xuất khoảng 10 triệu tấn ngũ cốc cho châu Phi vào nửa đầu năm nay, và cương quyết rằng sẽ có khả năng tiếp tục cung cấp cho lục địa này theo cả hai cách thương mại và miễn phí.

Một sự tăng cường lớn trong hỗ trợ thực phẩm sẽ đánh dấu một thay đổi lớn về lập trường từ một quốc gia vốn chỉ là một nhà tài trợ nhân đạo nhỏ cho tới nay.

Tuy nhiên, ngay cả khi các thỏa thuận để các tàu hàng đi lại an toàn từ các cảng ở Biển Đen được khôi phục, rất ít khả năng Moscow thực sự quyết tâm và được tổ chức để trở thành một nhà tài trợ lương thực chính ở cùng tầm vóc với các tổ chức khác như Liên minh châu Âu hay Mỹ.

Bối cảnh chính trị này đã thay đổi đáng kể kể từ khi các lãnh đạo châu Phi bay tới Sochi để tham dự hội nghị thượng đỉnh Nga-Phi năm 2019.

Trong vòng ba năm qua, có vẻ như bị thúc đẩy từ tham vọng gây bất ổn Pháp và các đối thủ phương Tây khác, Kremlin ít ra dường như ít ra tỏ vẻ ngầm cảm thông với giới quân đội đã giành được quyền lực ở Mali, Burkia Fasso và Guinea và những người bị các lãnh đạo của các nước láng giềng coi như một mối đe dọa cho sự ổn định trong khu vực.

Việc chính quyền Mali kiên quyết yêu cầu Liên Hiệp Quốc rút lực lượng gìn giữ hòa bình, làm suy yếu khả năng bảo vệ trước bạo lực ngày càng gia tăng của các nhóm thánh chiến, chỉ làm trầm trọng thêm quan ngại của các nhà lãnh đạo khu vực - và kéo theo đó là sự cảnh giác của họ đối với chính sách của Nga.

Do đó ngay cả với thiện chí hào phóng nhằm đẩy nhanh các chuyến hàng ngũ cốc của Nga, ông Putin có thể gặp phải khó khăn khi muốn xoa dịu dự ngờ vực ngày càng tăng của các nước Tây Phi, dù các khách mời của ông sẽ rất kín đáo để không để lộ thái độ này.

* Paul Melly là thành viên tư vấn của Chương trình Châu Phi tại Chatham House ở London.

Tin liên quan




No comments:

Post a Comment