Friday, July 28, 2023

Vụ chuyến bay giải cứu: Cựu Thư ký thứ trưởng thoát án tử hình, không xem xét vụ án giải quyết quyền lợi người dân
2023.07.28
RFA

Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng ra toà ở Hà Nội vào ngày 28/7/2023
AFP

Toà án Nhân dân TP Hà Nội vào chiều ngày 28/7 tuyên án 54 bị cáo trong vụ án tham nhũng liên quan đến các chuyến bay giải cứu công dân thời đại dịch COVID-19. Các mức án bao gồm từ án ít nhất là 15 tháng tù treo cho đến tù chung thân, trong đó ông Phạm Trung Kiên - cựu Thư ký thứ trưởng Y tế - thoát án tử hình theo đề nghị của Viện Kiểm sát và chỉ phải chịu mức án chung thân.

Đây là vụ án tham nhũng lớn thuộc diện được Ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng của Đảng Cộng sản Việt Nam theo dõi và chỉ đạo.

Trong số 54 bị cáo, có 23 cựu quan chức bị cáo buộc nhận hối lộ, 21 người là lãnh đạo các doanh nghiệp bị cáo buộc đưa hối lộ để được cấp phép chuyến bay giải cứu. Những người còn lại bị cáo buộc môi giới hối lộ, lừa đảo chiếm đoạt tài sản và lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Số tiền nhận hối lộ của các quan chức Chính phủ trong vụ án này được xác định lên đến 175 tỷ đồng (tương đương hơn bảy triệu đô la).

Những mức án gây chú ý trong vụ án này bao gồm: cựu Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng - lãnh án 16 năm tù; cựu Thư ký thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên - mức án tù chung thân, cựu Cục trưởng Lãnh sự Nguyễn Thị Hương Lan và cựu điều tra viên Hoàng Văn Hưng cùng án chung thân;  cựu Phó giám đốc Công an Hà Nội Nguyễn Anh Tuấn lĩnh năm năm tù về tội “Môi giới hối lộ”.

Các bị cáo là chủ doanh nghiệp bị kết tội “Đưa hối lộ” bị phạt từ 15 tháng tù cho hưởng án treo đến 11 năm tù giam, đa số đều nhẹ hơn mức phạt VKS đề nghị.

Ngoài ra, 21 bị cáo nhận hối lộ mỗi người phải nộp phạt 100 triệu đồng sung công quỹ nhà nước.

Liên quan đến quyền lợi của những người dân đã phải bỏ nhiều tiền mua vé để được về nước trên các chuyến bay giải cứu, hội đồng xét xử cho rằng không có cơ sở để xem xét, giải quyết tại vụ án này. Nguyên nhân được nêu là hồ sơ vụ án không có tài liệu; cũng không có thông tin về chi phí của các khách hàng đã mua. Chẳng hạn, chi phí đưa công dân về nước bao gồm vé máy bay, chi phí cách ly y tế và các chi phí hợp lý khác của doanh nghiệp, chi phí cho các đại lý bán vé và các khâu trung gian khác.

Báo Nhà nước trích kết luận của toà là “dành cho các công dân đã mua vé quyền yêu cầu doanh nghiệp giải quyết quyền lợi cho mình theo quy định pháp luật.”

Tin, bài liên quan
TIN VIỆT NAM

No comments:

Post a Comment