Đối Thoại Điểm Tin ngày 29 tháng 07 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Nhật
báo động về Trung Quốc, Nga, và căng thẳng Đài Loan
G20
không thống nhất được các mục tiêu giảm phát thải
Tuổi
tác giới lãnh đạo hàng đầu của Mỹ gây chú ý
Thủ
tướng Thụy Điển 'lo lắng cực độ' về hậu quả tiềm tàng nếu kinh Koran tiếp tục
bị đốt
Xuất khẩu sầu riêng Việt Nam tăng gần 20 lần, sắp cán
mốc tỷ đô
Chuyến bay giải
cứu: 4 án chung thân, không có án tử
Tuổi tác giới
lãnh đạo hàng đầu của Mỹ gây chú ý
Giới trẻ Trung
Quốc bỏ áp lực ở quê nhà, theo đuổi lối sống du mục toàn cầu
Úc 'tin tưởng' thỏa thuận bán tàu ngầm hạt nhân Mỹ cho
Úc vẫn ‘đúng lộ trình’
‘Tin vui’ về việc
hộ chiếu Việt Nam… lên hạng
VinFast
sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ vào tháng 8
VinFast
động thổ xây dựng nhà máy tại Mỹ
Thanh
Hoá: Kỷ luật đảng hàng loạt cựu lãnh đạo tỉnh liên quan vi phạm của FLC
Lai
Châu: Khai trừ đảng chánh Thanh tra tỉnh nhận hối lộ
Sản
lượng dầu thô và than của Việt Nam giảm từ 2021 - 2030
Việt
Nam có đại diện Giáo hoàng thường trú đầu tiên kể từ sau chiến tranh
Chuyến
bay giải cứu: Bốn án chung thân là chưa đủ; cần cải tổ lại toàn bộ nền tư
pháp Việt Nam
Cư
dân phản đối làm bệnh viện trong chung cư
Tù
chính trị Nguyễn Đoàn Quang Viên suy kiệt sức khoẻ ở Trại giam Gia Trung
Tập
Cận Bình có “ve vãn” được Philippines thông qua Duterte?
Việt
Nam xây dựng thêm nhiều cơ sở trên quần đảo Trường Sa
Việt
Nam cho tiến hành lễ tưởng niệm liệt sỹ Trường Sa
Hoa
Kỳ công bố hợp đồng thầu mới cho dự án xử lý dioxin khu vực Sân bay Biên Hòa
Tập
đoàn của Hàn Quốc ký bản ghi nhớ với Bộ Công thương về đào tạo và tuyển dụng
công nhân đóng tàu
Lotte
sắp khai trương khu thương mại lớn nhất Việt Nam tại Hà Nội
Công
an đề nghị tiếp tục truy tố bà Nguyễn Phương Hằng theo Điều 331
Vụ Việt Á: Cựu phó Chủ tịch tỉnh Quảng Ninh chịu án ba năm tù/
Cách chức giám đốc Sở Y tế Cà Mau
Chiến thuật mới của
Nga để chặn xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine
Tổng thống Biden:
‘Lãnh đạo Việt Nam muốn gặp tôi tại G20 để nâng cao quan hệ’
Toà VN tuyên án vụ
Chuyến bay giải cứu: 'Không loại ai khỏi xã hội'
Video,Thầy giáo Pháp ở
Việt Nam: ‘Tôi tiếc khi Đà Lạt bị thay đổi bản sắc’, Thời lượng 9,49
Vì sao vận động viên
người Nga và Belarus bị từ chối bắt tay?
Sếp Wagner được
phát hiện xuất hiện thượng đỉnh Nga-châu Phi
Điệp viên Phạm Ngọc Thảo:
Cộng sản hay Quốc gia?
Luật sư nói về các
vụ tranh chấp đất đai âm ỉ ở Tây Nguyên
Đài Loan tập trận với
phương án đẩy lùi 'Trung Quốc xâm lăng'
VN: Khi khủng hoảng
làm tăng quyền lực người dùng mạng xã hội
Đại án ‘Chuyến bay
giải cứu’ mới chỉ xử lý phần nổi của tảng băng chìm?
Vương Nghị đầy kinh
nghiệm nhưng chưa là 'nhà ngoại giao cao nhất'
Show diễn của Putin: Lãnh
đạo châu Phi nào sẽ đóng vai chính?
Ukraina dồn dập phản công tại miền nam và miền đông
Tình báo Mỹ nghi ngờ Trung Quốc hỗ trợ quân đội Nga về công nghệ
Việt Nam và Vatican đồng thuận mở văn phòng đại diện thường trực
của Tòa Thánh tại Hà Nội
Sau một thế kỷ cấm bơi vì ô nhiễm, Pháp khẩn trương làm sạch sông
Seine trước kỳ Thế Vận Hội 2024
Tầm ảnh hưởng của Pháp suy giảm tại châu Phi sau cuộc đảo chính ở
Niger
Nga « thắng » phương Tây trên mặt trận Sahel ở châu Phi
LHQ : Số ngũ cốc Nga hứa tặng châu Phi là quá ít
Lần đầu tiên một nguyên thủ Pháp đến thăm Sri Lanka
ASEAN buộc phải ngả sang ngoại giao “mềm dẻo” với tập đoàn quân sự
Miến Điện?
Quốc Phòng: Bắc Triều Tiên, mối quan tâm hàng đầu của Nhật Bản
Bắc Triều Tiên dàn dựng lễ kỷ niệm Ngày Chiến thắng để thể hiện
được Nga và Trung Quốc ủng hộ
Doanh nghiệp Pháp Ommic bị cáo buộc chuyển giao bí mật công nghiệp
cho Nga và Trung Quốc
Trung Quốc giúp Indonesia « dời đô »
Ukraina mở đợt phản công mới nhằm cắt đứt bán đảo Crimée với vùng
Donbass
Khủng hoảng ngũ cốc: Mỹ hối thúc các lãnh đạo châu Phi đòi Nga có
giải pháp
TT Pháp Macron tố cáo "chủ nghĩa đế quốc mới" ở châu Đại
Dương
Bắc Triều Tiên: Quân cờ mới giúp Nga chống phương Tây trong chiến
tranh Ukraina
Bắc Triều Tiên phô trương vũ khí hiện đại nhất nhân kỷ niệm 70 năm
đình chiến
(Reuters) - Vụ « chuyến bay giải
cứu » : Tòa Án Hà Nội tuyên án tù 54 người. Trong phiên xử hôm nay, cựu thứ trưởng
Ngoại Giao Tô Anh Dũng lãnh án 16 năm tù vì nhận hối lộ hơn 21 tỷ đồng. 25 quan
chức trong số này bị cáo buộc nhận hơn bảy tỷ đô la Mỹ tiền hối lộ. Đây
là hồi kết của phiên tòa đã mở ra từ hôm 11/7 và kéo dài tổng cộng 18 ngày,
thay vì 30 như dự kiến.
(Reuters)
- Biển Đông: Trung Quốc « đóng cửa » một vùng để tập trận, ngay tại
nơi có tranh chấp chủ quyền. Cơ quan an ninh hàng hải của Trung Quốc hôm 28/07/2023 thông
báo cấm tàu bè qua lại tại khu vực bao gồm cả quần đảo Hoàng Sa và bãi đá ngầm
Macclesfield Bank. Tập trận dự kiến từ ngày 29/7 đến 02/08/2023.
(CNN) -
Philippines ''nghiên cứu'' đề nghị tập trận chung của Trung Quốc. Theo tư lệnh Lực lượng Vũ trang
Philippines (AFP), tướng Romeo Brawner Jr., được trang CNN Philippines trích
dẫn ngày 27/07/2023, Trung Quốc đã đề nghị tiến hành các cuộc tập trận quân sự
chung với Philippines. Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn ngày 25/07 bên lề lễ kỷ
niệm 96 năm ngày thành lập Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc ở Mandaluyong,
do đại sứ quán Trung Quốc tổ chức, tướng Romeo Brawner Jr., Philippines cho
biết sẽ ''nghiên cứu'' về đề nghị này. Hợp tác quân sự song phương hiện vẫn chỉ
giới hạn ở việc gửi các sĩ quan Philippines đến các trường đào tạo ở Trung
Quốc.
(AFP) -
Miến Điện : Nhà lãnh đạo bị phế truất Aung San Suu Kyi đã được chuyển ra
khỏi nhà tù. Hôm
nay 28/07/2023, một lãnh đạo của đảng chính trị cầm quyền tại Miến Điện cho
biết bà Aung San Suu Kyi đã được chuyển đến quản thúc tại một tòa nhà của chính
phủ đêm thứ Hai 24 rạng sáng thứ Ba 25/07. Cũng theo quan chức xin ẩn danh này,
bà Aung San Suu Kyi đã được gặp chủ tịch Hạ Viện Ti Khun Myat và tới đây có thể
gặp đặc sứ Trung Quốc về các sự vụ châu Á, hiện đang có chyến thăm Miến Điện.
(Reuters)
- Mỹ dự tính sớm công bố chương trình hỗ trợ quân sự trị giá hơn 300 triệu đô
la cho Đài Loan. Thông
tin dư kiến sẽ được chính quyền Mỹ loan báo hôm nay, 28/07, không bao gồm danh
sách hệ thống vũ khí được cung cấp. Tướng Mark Milley, chủ tịch Hội đồng Tham
mưu trưởng Liên quân Mỹ, hồi đầu tháng đã nói rằng Đài Loan cần các hệ thống
phòng không và những loại vũ khí có thể từ đất liền tấn công tàu.
(AP) - Mỹ
có thể không cấp visa cho một quan chức Hồng Kông đến San Francisco dự diễn đàn
APEC. Một ngày
sau tiết lộ của báo Washington Post, Bắc Kinh hôm nay 28/07/2023 yêu cầu chính
quyền Washignton cho phép ông Lý Gia Siêu đến dự sự kiện tổ chức vào tháng
11/2023. Mỹ từ chối mời lãnh đạo Hồng Kông do vai trò của nhân vật này trong
các đợt đàn áp phong trào dân chủ Hồng Kông. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc xem việc
cấm ông Lý Gia Siêu nhập cảnh vào Mỹ là một « hành vi bất hợp pháp ».
(AFP) -
Chiến tranh Ukraina: Nhật mở rộng trừng phạt Nga. Theo bộ Kinh Tế, Thương Mại và Công
Nghiệp Nhật Bản, các biện pháp trừng phạt mới được chính phủ của thủ tướng
Kishida thông qua hôm nay 28/07/2023 và có hiệu lực từ ngày 09/08/2023. Biện
pháp được chú ý đến nhiều nhất là việc cấm xuất khẩu xe mắt 1.900 cm khối trở
lên, cấm xuất khẩu xe hơi điện và sử dụng vừa xăng vừa điện cho Nga. Trong danh
sách cấm vận của Tokyo, còn có thêm thép, các sản phẩm nhựa và các linh kiện
điện tử có thể được dùng vào các mục đích quân sự. .
(Reuters)
- Tổng thống Mỹ Biden và thủ tướng Ý Meloni hứa tăng cường quan hệ song phương
để đối phó với Trung Quốc. Hôm qua 27/07/2023 tổng thống Biden đã đón tiếp thủ tướng Ý
Giorgia Meloni tại Nhà Trắng trong bối cảnh đến năm 2024 Roma sẽ là chủ tịch
luân phiên nhóm G7. Trong thông cáo chung, hai nhà lãnh đạo nhấn mạnh đến các
lĩnh vực hợp tác và tình đoàn kết, hứa ủng hộ Ukraina chừng nào điều đó còn cần
thiết và tăng cường trao đổi về các thách thức mà Trung Quốc đặt ra.
(Reuters)
- Tổng thống Pháp « mạnh mẽ lên án » cuộc đảo chính tại Niger, nhắm
vào lãnh đạo được bầu lên một cách dân chủ. Tổng thống Macron tuyên bố như trên
trong buổi họp báo sáng nay từ Papua New Guinea trước khi lên đường công du Sri
Lanka.
(AFP) -
Ngoại trưởng và bộ trưởng Quốc Phòng Mỹ đến Úc. Kết thúc một vòng công du ở Nam Thái
Bình Dương, các ông Antony Blinken và Lloyd Austin hôm nay 28/07/2023 đã đến
Canberra hội kiến thủ tướng Úc, Anthony Albanese. Ngày mai hai bộ trưởng này sẽ
bắt đầu họp với hai đồng cấp Penny Wong và Richard Marles trong khuôn khổ
chương trình 2+2. Mục tiêu đề ra nhằm làm đối trọng với ảnh hưởng của Trung
Quốc trong khu vực.
TIN
TỨC: Thứ Bảy, ngày 29 tháng 07 năm 2023
CHÁNH THANH TRA TỈNH
LAI CHÂU NGUYỄN THANH TRÌ BỊ KHAI TRỪ RA KHỎI ĐẢNG VÌ NHẬN HỐI LỘ
Ông Nguyễn Thanh
Trì-Chánh Thanh tra tỉnh Lai Châu vừa bị khai trừ ra khỏi đảng csvn. Quyết định
này được đưa ra trong một phiên họp đặc biệt biệt của Ban bí thư đảng csvn do
Nguyễn Phú Trọng chủ tọa.
Tại cuộc họp, Ban Bí thư
cho rằng ông Nguyễn Thanh Trì, với cương vị tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh
đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, nhận hối lộ, bao che cho
cán bộ cấp dưới nhận hối lộ khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Tuy
nhiên, tin không cho biết ông Trì nhận hối lộ bao nhiêu và từ các đơn vị, doanh
nghiệp nào.
Trước đó, vào tháng
5/2023, Công an tỉnh Lai Châu đã thi hành các quyết định khởi tố bị can; lệnh
bắt bị can để tạm giam; lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với ông Nguyễn
Thanh Trì về hành vi nhận hối lộ theo khoản 2, điều 354, Bộ luật Hình sự.
KỶ LUẬT HÀNG LOẠT CỰU
LÃNH ĐẠO TỈNH LIÊN QUAN VI PHẠM CỦA FLC
Vào ngày 28/7 truyền
thông lề đảng đồng loạt đưa tin hàng loạt cựu lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa bị kỷ
luật. Cụ thể là các cựu bí thư tỉnh ủy Mai Văn Ninh Trịnh Văn Chiến.
Ngoài ra, Ban Bí thư cũng
quyết định kỷ luật cách chức tất cả các chức vụ trong Đảng đối với ông Nguyễn
Đình Xứng, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy, nguyên chủ tịch UBND tỉnh; bà Lê Thị Thìn
- nguyên Phó chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Đăng Quyền - nguyên Phó chủ tịch UBND
tỉnh; Trịnh Hữu Hùng - nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh; Hoàng Sỹ Bình - nguyên
tỉnh ủy viên, nguyên Bí thư Đảng ủy, nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh; Hoàng Văn
Hùng - nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thanh Hóa.
Bộ Chính trị, Ban Bí thư
xác định Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa các nhiệm kỳ trên đã vi phạm nguyên
tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy chế làm
việc trong việc cho chủ trương đầu tư, quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch một số
dự án sử dụng đất của Công ty cổ phần Tập đoàn FLC.
Tập đoàn FLC hiện đang bị
vướng vào những điều tra do lãnh đạo bị cáo buộc vi phạm pháp luật. Cựu Chủ
tịch FLC Trịnh Văn Quyết đang bị tạm giam để điều tra về cáo buộc thao túng thị
trường chứng khoán. Một loạt các dự án bất động sản của tập đoàn này ở các tỉnh
thành bị xác định có sai phạm bao gồm bảy dự án ở tỉnh Thanh Hoá.
TÒA ÁN NHÂN DÂN TP HÀ NỘI TUYÊN ÁN 54 BỊ CÁO
TRONG VỤ “CHUYẾN BAY GIẢI CỨU”
Sau 18 ngày xét xử vụ án chuyến bay giải cứu
trong một phiên tòa dự tính kéo dài 1 tháng, tòa án Hà Nội thông báo đưa ra
những quyết định như sau:
Cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế Phạm Trung Kiên,
người duy nhất bị đề nghị mức án kịch khung trong nhóm tội nhận hối lộ không bị
phán tử hình mà nhận mức tù chung thân.
Ông Kiên là người nhận số tiền hối lộ nhiều
nhất với số tiền hơn 42,6 tỷ đồng. Tuy nhiên, Hội đồng xét xử cho rằng bị cáo
đã thành khẩn, ăn năn hối cải, đã nộp 42,2 tỷ đồng khắc phục hậu quả nên
"không cần loại khỏi xã hội".
Cùng mức tù chung thân còn có nguyên Cục
trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao Nguyễn Thị Hương Lan (nhận hối lộ hơn 25 tỷ)
và nguyên Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an Vũ
Anh Tuấn (nhận hối lộ hơn 27 tỷ) và điều tra viên Hoàng Văn Hưng.
Trong khi đó, cựu thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh
Dũng nhận mức án 16 năm tù và, cựu trợ lý Phó thủ tướng Nguyễn Quang Linh, bị
phạt 7 năm.
21 bị cáo nhận hối lộ mỗi người phải nộp phạt
100 triệu đồng sung công quỹ nhà nước.
Trong số 54 người bị tuyên án bao gồm 28 cựu
quan chức và 26 bị cáo khác. Cụ thể, 21 người bị xét xử về tội Nhận hối lộ; 24
người về tội Đưa hối lộ; 4 người tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi
hành công vụ và 4 người Môi giới hối lộ.
VNTB
– Tự do ngôn luận bị kiểm duyệt
VNTB – Tuyển
sinh đại học cần thay đổi từ chính sách vĩ mô
Chuyển
động Quốc Phòng (21/7 – 27/7/2023)
Hun
Sen đang tìm kiếm công thức kỳ diệu cho chính trị Campuchia
27/07/1949:
Máy bay phản lực thương mại đầu tiên bay thử nghiệm
Những
dấu hỏi quanh việc Ngoại trưởng Trung Quốc bị cách chức
Bài
học từ Ukraine (P2): Tác chiến điện tử và cuộc chiến gây nhiễu
Putin
còn hữu ích với Tập Cận Bình bao lâu nữa?
25/07/1943:
Benito Mussolini bị phế truất
‘Tin
vui’ về việc hộ chiếu Việt Nam… lên hạng29/07/2023
Câu
chuyện “nhỏ” ở Quảng Nam28/07/2023
Gỡ khó cho luật
sư28/07/2023
Vẫn chưa hết
kinh ngạc28/07/2023
Chuyện
như đùa ở Tuyên Hóa – Quảng Bình28/07/2023
Cựu
Phó Chủ tịch Hà Nội được giáo viên xin giảm án, đừng tưởng chuyện tào lao!!!28/07/2023
Vụ
chuyến bay giải cứu: Công lý cũng… khuyến mãi28/07/2023
Từ
‘chuyến bay giải cứu’, nhìn lại ‘chống phá’ và ‘thủ đoạn’27/07/2023
Thư
của học trò Liên Thành gởi Hoàng Phủ Ngọc Tường27/07/2023
Ngô
Nhân Dụng - Thử thách nền dân chủ Israel
Phúc
Lai - Nga và Ukraina, ai đang thắng trên chiến trường ?
Phúc
Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 26/07/2023
Tư
liệu : Thư nguyên trưởng ty cảnh sát tỉnh Thừa thiên Liên Thành gởi thầy giáo
cũ
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Vạch áo, lột áo và xé áo 29/07/2023
Vẫn chưa hết kinh ngạc 29/07/2023
Đánh giá sơ bộ của các bên về đợt phản công mới của Ukraine 29/07/2023
Giải pháp thay thế Twitter của Facebook không có gì mới. Nó đánh
cắp giá trị tự thân của con người 29/07/2023
Cần xác định lại giá thành đường sắt tốc độ cao 28/07/2023
Cuộc khủng hoảng an ninh thực sự của Putin 28/07/2023
Một nhà 6 miệng ăn 28/07/2023
Đại án “chuyến bay giải cứu”: “thí tốt” Hoàng Văn Hưng để “cứu
tướng” Nguyễn Anh Tuấn 28/07/2023
Những dấu hỏi quanh việc Ngoại trưởng Trung Quốc bị cách chức 28/07/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Mức hình phạt cụ thể
dành cho 54 bị cáo vụ "chuyến bay giải cứu"
ANTD.VN - Chiều 28/7, Tòa án nhân dân TP
Hà Nội đưa ra phán quyết đối với 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu”. Dưới
đây là mức án cụ thể theo 5 tội danh các bị cáo bị quy kết.
A. Tội Nhận hối lộ:
1. Phạm Trung Kiên
(cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế) nhận hối lộ hơn 42,6 tỷ đồng: tù chung thân.
2. Vũ Anh Tuấn (cựu
Phó Trưởng phòng Tham mưu, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an) nhận hối lộ
hơn 27 tỷ đồng: tù chung thân.
3. Nguyễn Thị Hương
Lan (cựu Cục trưởng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao) nhận hối lộ hơn 25 tỷ đồng: tù
chung thân.
4. Tô Anh Dũng (cựu
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao) nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng: 16 năm tù.
5. Đỗ Hoàng Tùng (cựu
Phó Cục trưởng Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao) nhận hối lộ hơn 12 tỷ đồng: 12 năm
tù
6. Vũ Sỹ Cường (cựu
cán bộ Phòng Tham mưu Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an) nhận hối lộ hơn 9
tỷ đồng: 9 năm tù
7. Trần Văn Dự (cựu
Phó Cục trưởng Cục Quản lý xuất nhập cảnh, Bộ Công an) nhận hối lộ 7,6 tỷ đồng:
7 năm tù
8. Trần Văn Tân (cựu
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam) nhận hối lộ 5 tỷ đồng: 6 năm tù
9. Nguyễn Quang Linh
(cựu Trợ lý Phó Thủ tướng Chính phủ) nhận hối lộ hơn 4 tỷ đồng: 7 năm tù
10. Nguyễn Tiến Thân
(cựu Chuyên viên Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ) nhận hối lộ hơn 3,6 tỷ
đồng: 5 năm tù
11. Nguyễn Thanh Hải
(cựu Vụ trưởng Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ) nhận hối lộ hơn 3,6 tỷ
đồng: 6 năm tù.
12. Nguyễn Mai Anh
(cựu Chuyên viên, Vụ Quan hệ Quốc tế Văn phòng Chính phủ) nhận hối lộ 3 tỷ
đồng: 6 năm tù
13. Nguyễn Hồng Hà
(cựu Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka, Nhật Bản) nhận hối lộ hơn 2 tỷ đồng:
4 năm tù
14. Chử Xuân Dũng (cựu
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhận hối lộ hơn 2 tỷ đồng): 3 năm tù
15. Vũ Hồng Quang (cựu
Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận
tải) nhận hối lộ gần 2 tỷ đồng: 4 năm tù
16. Vũ Hồng Nam (cựu
Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản) nhận hối lộ hơn 1,8 tỷ đồng: 30 tháng tù
17. Lê Tuấn Anh (cựu
Chánh Văn phòng Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao) nhận hối lộ gần 1,8 tỷ đồng: 42
tháng tù
18. Ngô Quang Tuấn
(cựu Chuyên viên Vụ Hợp tác Quốc tế Bộ Giao thông Vận tải) nhận hối lộ hơn 1,8
tỷ đồng: 4 năm tù.
19. Vũ Ngọc Minh (cựu
Đại sứ Việt Nam tại Angola) nhận hối lộ 864 triệu đồng: 30 tháng tù.
20. Lưu Tuấn Dũng (cựu
Phó Trưởng phòng Bảo hộ công dân, Cục Lãnh sự Bộ Ngoại giao) nhận hối lộ hơn
500 triệu đồng: 18 tháng tù.
21. Lý Tiến Hùng (cựu
Bí thư thứ Nhất Đại sứ Việt Nam tại Liên bang Nga) nhận hối lộ hơn 400 triệu
đồng: 30 tháng tù.
B. Tội Đưa hối lộ:
1. Nguyễn Thị Thanh
Hằng (Phó Tổng Giám đốc Cty Blue Sky) cùng đưa hối lộ hơn 100 tỷ đồng: 11 năm
tù.
2. Lê Hồng Sơn (Tổng
Giám đốc Cty Blue Sky) cùng đưa hối lộ hơn 100 tỷ đồng: 10 năm tù.
3. Hoàng Diệu Mơ (Tổng
Giám đốc Cty An Bình) đưa hối lộ hơn 34 tỷ đồng: 7 năm tù.
4. Nguyễn Tiến Mạnh
(Phó Giám đốc Cty Lữ Hành Việt) đưa hối lộ gần 28 tỷ đồng: 7 năm tù.
5. Vũ Thùy Dương (Giám
đốc Cty Lữ Hành Việt) đưa hối lộ hơn 24 tỷ đồng: 3 năm tù nhưng cho hưởng án
treo.
6. Hoàng Anh Kiếm (lao
động tự do) đưa hối lộ hơn 22,8 tỷ đồng: 6 năm tù
7. Nguyễn Thị Tường Vy
(Giám đốc Cty ATA Việt Nam) đưa hối lộ gần 12 tỷ đồng: 4 năm tù.
8. Võ Thị Hồng (Giám
đốc Cty Minh Ngọc) đưa hối lộ gần 11 tỷ đồng: 4 năm tù. Tổng hợp với hình phạt
của bản án khác, bị cáo phải chấp hành hình phạt chung là 6 năm 6 tháng tù.
9. Lê Văn Nghĩa (Giám
đốc Cty Nhật Minh) đưa hối lộ hơn 9,5 tỷ đồng: 3 năm tù.
10. Trần Thị Mai Xa
(Giám đốc Cty MasterLife) đưa hối lộ hơn 8 tỷ đồng: 3 năm tù.
11. Lê Thị Ngọc Anh
(Cán bộ Ban Đối ngoại Trung ương Đảng) đưa hối lộ hơn 7,6 tỷ đồng: 3 năm tù.
12. Nguyễn Thị Hiền
(lao động tự do) đưa hối lộ 4,1 tỷ đồng: 30 tháng tù
13. Đào Minh Dương
(Giám đốc Cty cổ phần Vijasun) đưa hối lộ hơn 3,5 tỷ đồng: 3 năm tù nhưng cho
hưởng án treo.
14. Nguyễn Thị Dung
Hạnh (Giám đốc Cty TNHH G 19 Việt Nam) đưa hối lộ hơn 3 tỷ đồng: 30 tháng tù.
15. Phan Thị Mai (Giám
đốc Cty cổ phần Quốc tế Sao Hà Nội) đưa hối lộ hơn 2,3 tỷ đồng: 30 tháng tù
nhưng cho hưởng án treo.
16. Vũ Minh Thắng
(Giám đốc Cty Đầu tư và Thương mại Thuận An) đưa hối lộ hơn 2 tỷ đồng: 30 tháng
tù nhưng cho hưởng án treo.
17. Nguyễn Thế Dũng
(Giám đốc Cty Sang Trọng) đưa hối lộ hơn 1,6 tỷ đồng: 24 tháng tù nhưng cho
hưởng án treo.
18. Trần Hồng Hà (Giám
đốc Cty Quốc tế Sao Việt) đưa hối lộ hơn 1,6 tỷ đồng: 24 tháng tù nhưng cho
hưởng án treo.
19. Phạm Bích Hằng
(Phó Giám đốc Cty Du lịch Quốc tế) đưa hối lộ gần 1,2 tỷ đồng: 20 tháng tù.
20. Trần Tiến (Giám
đốc Cty Phi trường) đưa hối lộ hơn 600 triệu đồng: 18 tháng tù nhưng cho hưởng
án treo.
21. Phạm Bá Sơn (nhân
viên Cty cổ phần Xây dựng Thái Hòa) đưa hối lộ 520 triệu đồng: 18 tháng tù
nhưng cho hưởng án treo.
22. Tào Đức Hiệp (Giám
đốc Cty Công đoàn Đường sắt) đưa hối lộ hơn 485 triệu đồng: 18 tháng tù nhưng
cho hưởng án treo.
23. Đào Thị Chung Thúy
(lao động tự do) đưa hối lộ hơn 437 triệu đồng: 15 tháng tù nhưng cho hưởng án
treo.
C. Lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
1. Hoàng Văn Hưng (cựu
điều tra viên): tù chung thân
2. Trần Minh Tuấn
(Giám đốc Cty CP Xây dựng Thái Hòa) 16 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài
sản”, 2 năm tù về tội “Đưa hối lộ”. Tổng hợp hình phạt bị cáo Tuấn phải chấp
hành chung của 2 tội danh là 18 năm tù.
D. Lợi
dụng chức vụ, quyền hạn trong khỉ thi hành công vụ:
1. Trần Việt Thái (cựu
Đại sứ Việt Nam tại Malaysia): 4 năm tù.
2. Nguyễn Lê Ngọc Anh
(cựu Bí thư thứ Hai, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia): 30 tháng tù.
3. Nguyễn Hoàng Linh
(cựu Bí thư thứ Hai, Đại sứ Việt Nam tại Malaysia): 30 tháng tù.
4. Đặng Minh Phương
(cựu cán bộ Đại sứ Việt Nam tại Malaysia): 18 tháng tù.
E. Môi
giới hối lộ:
1. Nguyễn Anh Tuấn (cựu Phó Giám đốc Công an TP Hà Nội) môi giới
hối lộ hơn 61,6 tỷ đồng: 5 năm tù.
2. Trần Quốc Tuấn
(Giám đốc Cty Cổ phần xúc tiến Thương mại và Du lịch Việt Nam) môi giới hối lộ
hơn 7,4 tỷ đồng: 3 năm tù.
3. Bùi Huy Hoàng (cựu
Chuyên viên phòng kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế) môi
giới hối lộ hơn 3,3 tỷ đồng: 30 tháng tù.
4. Phạm Thị Kim Ngân
(cán bộ Phòng trị sự Tạp chí Thanh tra Chính phủ) môi giới hối lộ gần 2 tỷ
đồng: 15 tháng tù.
Bất thường hơn 9 tỷ giao dịch thương mại
điện tử trong quý I: Do sàn báo cáo sai!
ANTD.VN - Liên quan đến số liệu bất
thường hơn 9 tỷ giao dịch thương mại điện tử được báo cáo trong quý I, nhưng
trung bình mỗi giao dịch chỉ hơn 1.000 đồng, Tổng cục Thuế cho biết, là do có
sự nhầm lẫn trong báo cáo của sàn thương mại điện tử.
Sàn thương mại điện tử báo cáo sai
Trước đó, như An ninh
Thủ đô đã đưa tin về số liệu Tổng cục Thuế công bố, trong quý I/2023 có 64.327
cá nhân và 22.840 tổ chức kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử.
Theo đó, có 9 tỷ lượt giao dịch đã được cung cấp cho cơ quan thuế, tương đương
gấp gần 180 lần so với quý IV/2022 (chỉ 50,7 triệu lượt giao dịch).
Trong khi đó, tổng giá
trị giao dịch lại chỉ đạt 11.478 tỷ đồng, thấp hơn so với quý liền trước là
trên 15.000 tỷ đồng. Như vậy, mỗi giao dịch thương mại trong quý I/2023 chỉ có
giá trị trung bình chưa đầy 1.300 đồng.
Liên quan đến số liệu
bất thường trên, đại diện Tổng cục Thuế cho biết, là do có sự nhầm lẫn của sàn
thương mại điện tử khi báo cáo.
Cụ thể, bà Tạ Thị
Phương Lan , Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý thuế doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ kinh
doanh và cá nhân cho biết, qua rà soát, Tổng cục Thuế phát hiện sự bất thường
này xuất phát từ việc kê khai của một sàn thương mại điện tử.
Theo đó, Công Ty Cổ
Phần Cooky có số lượt giao dịch trong quý IV/2022 là 40.247 lượt, trong khi quý
I/2023 vọt lên 9.034.169.633 lượt.
"Chúng tôi đã rà
soát, thì thấy Công ty cổ phần Cooky, khi gửi thông tin đến cơ quan thuế do
nhầm lẫn gì đó mà họ đã gửi con số lên đến hơn 9 tỷ giao dịch trên sàn của họ.
Chúng tôi thấy rằng đây là một lỗi mà do phía sàn cung cấp thông tin không
chính xác, dẫn đến dữ liệu của cơ quan thuế là không đúng. Chúng tôi đã thông
báo cho các sàn để điều chỉnh lại thông tin, bắt đầu từ quý sau thì dữ liệu gửi
sẽ phải chính xác hơn", bà Tạ Thị Phương Lan cho biết.
Như vậy, sau khi trừ
đi số liệu kê khai không chính xác của Công ty Cooky, thì số lượt giao dịch qua
các sàn thương mại điện tử quý I/2023 chỉ ở khoảng 47 triệu lượt.
Có thể bị xử phạt nếu cung cấp thông tin không
chính xác
Theo Điều 19, Nghị
định số 125/2020/NĐ-CP, việc không cung cấp hoặc cung cấp không chính xác thông
tin liên quan đến tài sản, quyền, nghĩa vụ về tài sản của người nộp thuế do
mình nắm giữ; tài khoản của người nộp thuế tại tổ chức tín dụng, kho bạc nhà
nước sẽ bị xử phạt từ 6 đến 16 triệu đồng.
Bà Tạ Thị Phương Lan
cho biết, trường hợp các sàn cung cấp thông tin không đúng và thậm chí dẫn đến
tiếp tay cho tổ chức, cá nhân trên sàn trốn thuế thì họ sẽ liên đới chịu trách
nhiệm, trong trường hợp nếu như xác định là việc có vi phạm pháp luật về thuế.
Cũng theo bà Lan, các
sàn thương mại điện tử đều phải có trách nhiệm lưu giữ thông tin của các cá
nhân kinh doanh trên sàn. Ngoài việc họ phải phối hợp với cơ quan thuế trong
quản lý thu thuế, thì họ còn phải có trách nhiệm trong quản lý tiêu dùng, tránh
hàng giả, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Vì vậy trách nhiệm của sàn rất lớn
trong việc cung cấp thông tin lưu giữ thông tin cho cơ quan thuế và cơ quan
quản lý nhà nước khác.
Tuy nhiên trong thời
gian qua, thông tin các sàn thương mại điện tử cung cấp vẫn chưa được đầy đủ.
Nguyên nhân là do trong một thời gian dài họ chưa phải thực hiện nghĩa vụ cung
cấp thông tin cho cơ quan thuế và cơ quan quản lý nhà nước khác thường xuyên
liên tục dẫn đến việc lưu giữ thông tin chưa tốt và cung cấp thông tin chưa
được xác thực và chưa đầy đủ.
Đại diện Tổng cục Thuế
cho biết, trong thời gian tới, Bộ Tài chính sẽ phối hợp Bộ Công Thương, để có
những giải pháp yêu cầu các sàn thương mại điện tử chấn chỉnh ngay việc lưu giữ
thông tin đầy đủ để có thông tin xác thực cung cấp cho cơ quan quản lý Nhà
nước.
Người lao động mất
niềm tin vì nợ bảo hiểm xã hội
NGUYỄN
VIỆT
https://diendandoanhnghiep.vn/nguoi-lao-dong-mat-niem-tin-vi-no-bao-hiem-xa-hoi-248296.html
DIENDANDOANHNGHIEP.VN Tình trạng nợ bảo hiểm xã hội của nhiều doanh nghiệp khiến cho
hàng trăm nghìn người lao động lao đao, có gia đình lâm vào cảnh khốn cùng.
Chị Lê Thị Hà, Chủ
tịch Công đoàn Công ty may Minh Anh, tỉnh Nghệ An nêu ý kiến tại Diễn đàn người
lao động năm 2023: “Hoàn thiện chính sách, pháp luật liên quan đến người lao
động và tổ chức Công đoàn”, ngày 28/7.
Theo chị Lê Thị Hà,
qua chia sẻ của đồng nghiệp ở nhiều doanh nghiệp cả nước khi phải chứng kiến
cảnh rất nhiều nữ công nhân sinh nở không được hưởng tiền thai sản, có công
nhân con đã 8 tuổi nhưng mẹ vẫn không được hưởng chế độ gì.
Nghỉ hưu 8
năm vẫn chưa cầm được sổ hưu
Nhiều người lao động
thất nghiệp lâm vào cảnh ốm đau, qua đời mà không có được trợ cấp thất nghiệp,
có người nghỉ hưu 7-8 năm vẫn chưa cầm được sổ hưu, thậm chí còn bị nghi ngờ
“gửi lương hưu cho người khác”.
“Đó cũng là lý do mà
nhiều người mất niềm tin, muốn rút bảo hiểm xã hội một
lần để còn lo cho cuộc sống trước mắt. Như vậy, chúng ta đang nợ và có lỗi với
người lao động, vì họ chỉ biết đóng đủ, không biết gì đến lỗi của người khác,
còn hậu quả thì chính họ phải gánh chịu. Do đó, rất mong Quốc hội và các cơ
quan sớm giải quyết vấn đề này”, Chị Hà bày tỏ.
Còn theo chị Lương Thị
Tho, công nhân Xí nghiệp Quản lý và xử lý chất thải Đình Vũ (thành phố Hải
Phòng), hiện nay người công nhân lao động rất lo lắng, bức xúc trước tình trạng
doanh nghiệp trốn đóng, chậm đóng, chiếm dụng tiền đóng bảo hiểm xã hội của
người lao động.
Để giảm thiểu tình
trạng này, theo chị Lương Thị Tho bên cạnh việc tăng cường các biện pháp thanh
tra, kiểm tra, xử phạt người vi phạm, đề nghị Quốc hội khi sửa đổi Luật Bảo
hiểm xã hội cần có các quy định định rõ vai trò, quyền và trách nhiệm của cơ
quan quản lý nhà nước, cơ quan thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội để hạn chế
tình trạng trốn đóng, chậm đóng bảo hiểm xã hội gia tăng.
"Pháp luật cần có
cơ chế phòng ngừa và giải quyết quyền lợi của người lao động khi doanh nghiệp
bị phá sản, chủ doanh nghiệp bỏ trốn, có cơ chế tín dụng ưu đãi hỗ trợ người
lao động khi gặp khó khăn để người lao động không phải chọn rút bảo hiểm xã hội
một lần", chị Tho kiến nghị.
Đối với việc Công đoàn
khởi kiện bảo hiểm xã hội, chị Lương Thị Tho cho biết đến nay vẫn bế tắc, mặc
dù Công đoàn hết sức cố gắng, nhưng do mâu thuẫn, chồng chéo giữa các văn bản
pháp luật.
Từ đó, chị Lương Thị
Tho đề nghị Quốc hội sửa đổi đồng bộ các quy định của pháp luật có liên quan
như Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Công
đoàn. Đề nghị bỏ quy định trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội: “Công đoàn khởi
kiện phải được người lao động ủy quyền”.
Vì Công đoàn là tổ
chức đại diện đương nhiên cho người lao động theo Điều 10 Hiến pháp và Điều l
Luật Công đoàn. Nếu yêu cầu người lao động ủy quyền sẽ tăng thêm thủ tục hành
chính, đối với những doanh nghiệp đông công nhân, vài chục nghìn người thì sẽ
rất tốn kém thời gian, công sức và thiếu tính khả thi. “Thay vào đó, chỉ cần
người lao động đề nghị với Công đoàn thay mặt họ khởi kiện là đủ”, chị Tho nói.
Trình Quốc
hội Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trong tháng 8
Trả lời về nội dung
sửa đổi Luật Bảo hiểm xã hội, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Đào
Ngọc Dung cho biết, trong tháng 8 tới Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi sẽ
được trình Quốc hội xem xét với tinh thần chung là tiếp thu ý kiến chỉ đạo của
Chủ tịch Quốc hội tại phiên chất vấn mới đây là tập trung chỉnh sửa những bất
cập và mở hướng phát triển bảo hiểm linh hoạt đa tầng, đồng thời tăng quyền lợi
của người lao động.
Dự thảo Luật Bảo hiểm
xã hội sửa đổi tập trung 5 nhóm giải pháp chính và 12 nội dung theo Nghị quyết
28 của Trung ương gồm có: Xây dựng hệ thống bảo hiểm đa tầng, hạn chế tối đa
rút bảo hiểm xã hội một lần.
Đối với giải pháp hạn
chế việc rút bảo hiểm xã hội một lần, theo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh
và Xã hội Đào Ngọc Dung, Dự thảo trình với Thường vụ Quốc hội các phương án
khác nhau theo hướng vừa đảm bảo an sinh xã hội đồng thời đảm bảo cho người lao
động khi thật sự cần thì vẫn có thể rút nhưng phải hài hòa, đồng thời cũng có
chính sách đảm bảo cho người lao động không cần rút bảo hiểm xã hội một lần mà
vẫn có chính sách bù đắp hỗ trợ khi khó khăn.
Về chậm đóng, trốn
đóng, nợ đọng bảo hiểm xã hội, thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tập trung
đẩy nhanh triển khai các giải pháp khắc phục việc chậm đóng, trốn đóng, nợ đọng
bảo hiểm xã hội, trong đó có áp dụng tất cả các giải pháp mà các nước trên thế
giới đang áp dụng để ngăn chặn việc trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với bảo hiểm thất
nghiệp, đây chính là bà đỡ của thị trường lao động, chính sách bảo hiểm thất
nghiệp sẽ được sửa đổi đồng thời với sửa Luật Việc làm trong năm 2025. Kết dư
Quỹ bảo hiểm thất nghiệp của chúng ta hiện nay ở mức độ an toàn, kết dư Quỹ bảo
hiểm thất nghiệp của chúng ta là 100.000 tỷ đồng, nhưng đã sử dụng 41.000 tỷ
đồng hỗ trợ người lao động thất nghiệp trong đại dịch Covid-19, hiện nay tình
hình người lao động hưởng trợ cấp thất nghiệp cũng tăng lên nhiều nên kết dư
Quỹ ở mức độ an toàn, chứ cũng không còn nhiều.
Liên quan tới vấn đền
nợ, chậm đóng BHXH, ông Nguyễn Thế Mạnh, Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội (BHXH)
Việt Nam cho biết, nếu số nợ chậm đóng BHXH từ năm 2016 là 6% trên tổng thu
BHXH trong 1 năm, đến năm 2022 đã giảm xuống còn 2,91% trên tổng thu trong 1
năm. Điều đó thể hiện sự quyết liệt của các ngành, các cấp, đặc biệt là sự chỉ
đạo của Chính phủ, Quốc hội và sự phối hợp của BHXH Việt Nam và Tổng LĐLĐ Việt
Nam…
Về tình hình nợ, chậm
đóng BHXH, BHXH Việt Nam rất chia sẻ với người lao động và cũng rất trăn trở về
vấn đề này. Qua phân tích, BHXH Việt Nam đã đưa ra một số giải pháp nhằm giải
quyết vấn đề này. Trong đó, thường xuyên bám sát và nắm chắc tình hình doanh
nghiệp, trên cơ sở đó các dòng tiền ưu tiên đóng trước cho người lao động.
“Trên cơ sở dữ liệu
sẵn có của BHXH Việt Nam, chúng tôi đã phân tích rủi ro, và nhận diện những
doanh nghiệp có khả năng chậm và trốn đóng BHXH. Hiện chúng tôi đã xây dựng ứng
dụng BHXH số - VssID. Đặc biệt, từ 1/5/2023, trong ứng dụng này đã báo tình
hình chậm đóng BHXH từ 1 tháng trở lên của bất cứ doanh nghiệp nào. Bởi vậy,
người lao động khi cài ứng dụng này, doanh nghiệp nào đang nợ hoặc chậm đóng
BHXH sẽ phát hiện ra. Trên cơ sở đó, người lao động sẽ cùng với tổ chức Công
đoàn và BHXH Việt Nam đôn đốc doanh nghiệp đóng bảo hiểm cho người lao động”,
ông Mạnh nói.
BHXH Việt Nam đã thành
lập Ban chỉ đạo thu nợ BHXH. Đồng thời, BHXH Việt Nam đã tăng cường công tác
thanh tra, kiểm tra. Ngoài ra, BHXH Việt Nam cũng sử dụng tất cả các biện pháp
khác như công khai danh sách nợ, phối hợp với Công an để tiến hành đưa những hồ
sơ đủ điều kiện chuyển sang cơ quan Công an để khởi tố… theo quy định.
“Việc căn cơ là thời
tới đây khi sửa đổi Luật BHXH cần đưa vào những biện pháp đủ mạnh để doanh
nghiệp chấp hành nghiêm việc đống BHXH cho người lao động”, ông Mạnh nhấn mạnh.
Đừng
đổ hết lỗi cho doanh nghiệp
TS Nguyễn Văn Đáng
https://diendandoanhnghiep.vn/dung-do-het-loi-cho-doanh-nghiep-248224.html
DIENDANDOANHNGHIEP.VN Những cán bộ vi phạm lý giải rằng, họ nhận tiền như một sự vô
thức, doanh nghiệp đưa cho họ chứ họ không vòi vĩnh.
Liên quan đến đại án
“chuyến bay giải cứu”, một mẫu số chung trong nhiều lời khai của lãnh đạo các
doanh nghiệp đã thực hiện hành vi hối lộ, phải ra đứng trước vành móng ngựa hôm
nay, ấy là “không đưa tiền thì không được cấp phép”.
Trong những lời khai
bẽ bàng của họ, chúng ta có thể cảm nhận được sự ân hận muộn màng, và cả sự uất
ức. Ở chiều ngược lại, những cán bộ vi phạm lý giải rằng, họ nhận tiền như một
sự vô thức, doanh nghiệp đưa cho họ chứ họ không vòi vĩnh. Có người thản nhiên
khi bao biện rằng, họ nhận hàng chục tỷ đồng nhưng không ý thức được mình đã vi
phạm pháp luật. Lại cũng có những người đôi co trước tòa án rằng đó là vali
đựng rượu chứ không đựng tiền. Tất cả đều tỏ ra là họ bị động nhận lời cảm ơn
của doanh nghiệp, chứ không chủ ý trục lợi, không cố tình vòi vĩnh.
Doanh
nghiệp vị lợi
Vụ án “chuyến bay giải
cứu” sẽ có thể trở thành một trong những vụ bê bối công quyền tủi hổ nhất ở
nước ta bởi tình huống khó khăn, gian nan lại được một bộ phận cán bộ Nhà nước
tận dụng tối đa để mưu lợi vị kỷ. Đại án cũng có thể sẽ mãi trở thành “nỗi xấu
hổ” khó gột rửa bởi những cán bộ tha hóa đã lạnh lùng vụ lợi mà bất chấp những
giới hạn đạo đức làm người. Những người gây ra vụ án sẽ còn được lưu truyền
trong dân gian khi cho thấy, liêm sỷ đã ở mức cạn kiệt, thể hiện qua những lời
tự bào chữa ngây ngô, bất chấp sự hiểu biết của người khác.
Lợi nhuận chính là
động lực nền tảng cho hoạt động của mọi doanh nghiệp. Theo một lẽ thông thường,
sẽ không có doanh nghiệp nào lại muốn tốn chi phí “bôi trơn” cho cơ quan công
quyền để được hoạt động sản xuất, kinh doanh. Những doanh nghiệp bất chấp mọi
giới hạn, sử dụng những biện pháp tiêu cực để giành được lợi thế cạnh tranh và
hưởng lợi sẽ luôn bị xã hội lên án, thể hiện qua các phản ứng nghiêm khắc của
hệ thống pháp luật.
“Bị cán bộ các bộ,
ngành ép đến cùng cực… ngày mai bay nhưng tối nay mới được thông báo là chuyến
bay được cấp phép” là những lời khai đầy ám ảnh của ông Đào Minh Dương, chủ
tịch HĐQT Công ty Vijasun. Đây là minh chứng cho thấy, doanh nghiệp có thể
không muốn tiêu cực nhưng khi bị đẩy vào tình huống buộc phải chi tiền mà vẫn
có lãi thì lãnh đạo doanh nghiệp vẫn sẽ làm.
Logic tối thiểu của
hành vi kinh doanh là sẵn sàng đầu tư nếu nhìn thấy cơ hội có lãi. Quy luật
cạnh tranh khốc liệt có thể làm mờ đi các giới hạn đạo đức bởi nếu doanh nghiệp
này không làm thì doanh nghiệp khác vẫn có thể làm và họ là kẻ thất bại. Cho
nên, mặc dù hối lộ dưới hình thức cảm ơn là rất đáng phê phán nhưng chúng ta
cũng cần khách quan, không thể đổ hết lỗi cho doanh nghiệp khi họ buộc phải
thực hiện một dạng hành vi đầu tư nhằm tìm kiếm lợi nhuận.
Đáng
trách hơn cả là những cán bộ công quyền, những người đã hiện nguyên hình là
những cá nhân ích kỷ, núp danh cơ quan công quyền để trục lợi thiển cận. Những
cán bộ phải ra trước tòa án hôm nay đã hành động trước hết là vì lợi ích của
chính bản thân họ, hay của những ai khác thì cũng chỉ có họ biết, chứ không
phải vì lợi ích của nhân dân như nhân dân vẫn hằng kỳ vọng.
Trung
thực với nhân dân
Trước tình huống bất
thường gây ra bởi đại dịch, trách nhiệm của các cơ quan Nhà nước là cần phải xử
lý các thủ tục hành chính nhanh gọn nhất, lựa chọn đơn vị sự nghiệp hoặc doanh
nghiệp với năng lực tốt nhất để có thể đưa công dân về nước sớm nhất, an toàn
nhất, và với chi phí thấp nhất có thể. Làm được như vậy, cán bộ các cơ quan Nhà
nước đã thực hiện trách nhiệm chính trị ở mức độ cao nhất với công dân.
Vậy nhưng, sự bức bách
từ nhu cầu về nước của công dân bị mắc kẹt nơi xứ người cùng ham muốn lợi nhuận
từ các doanh nghiệp lại trở thành cơ hội vụ lợi của một bộ phận cán bộ. Họ biết
rằng khi người dân và doanh nghiệp càng vội, càng bức bách thì thẩm quyền cấp
phép càng có giá. Quyền lực gắn liền với vị trí của họ bỗng trở thành một thứ
tài sản có giá trị trao đổi tăng cao đột biến. Và họ đã thản nhiên hăng say
kiếm lợi để đến hôm nay phải ra tòa với sự bẽ bàng, tủi hổ.
Với tính chất khác biệt,
đại án “chuyến bay giải cứu” đã gióng lên tiếng chuông báo động về đạo đức công
vụ, cụ thể hơn là tính trung thực và ý thức chịu trách nhiệm. Chưa bàn đến các
quy định của Đảng, hay pháp luật của Nhà nước, mỗi bị cáo hãy nhận thức về
những sai phạm do mình gây ra và hành xử với tư cách một người bình thường,
chứng tỏ rằng họ có giáo dục. Để không bị coi là những kẻ vô giáo dục, mỗi bị
cáo phải trung thực và dám chịu trách nhiệm với hành động của mình.
Cho dù đã muộn nhưng
sự trung thực với chính mình, với cơ quan, tổ chức, và với nhân dân của các bị
cáo vẫn rất cần thiết đối với hệ thống công quyền ở nước ta, cả ở hiện tại và
tương lai. Hãy nói công khai trước nhân dân, dù chỉ một lần, rằng họ rất xấu hổ
bởi đã tham lam để rồi toan tính vụ lợi, bất chấp sự thiệt hại của nhân dân,
bất chấp cả những giới hạn đạo đức làm người.
Phó Trưởng
ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị đột quỵ tại phòng họp
Hoàng Yến
Khi
đang dự họp ở cơ quan, Phó Trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị bất ngờ đột
quỵ và qua đời sau đó.
Theo báo Thanh Niên,
ngày 28/7, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Trị phát tin buồn về sự ra đi của
ông Võ Thái Phong (46 tuổi, quê xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong; trú phường
1, TP. Đông Hà, Quảng Trị), Phó Trưởng ban thường trực Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy
Quảng Trị.
Ông Phong qua đời lúc
22 giờ 42 phút ngày 27/7; lễ viếng bắt đầu từ 11 giờ ngày 28/7 tại nhà riêng.
Cũng theo nguồn tin
trên, thông tin từ Tỉnh ủy Quảng Trị, vào chiều 27/7, ông Phong dự cuộc
họp chi bộ tại cơ quan thì bị đột quỵ. Đồng nghiệp của ông Phong tại Ban Tuyên
giáo Tỉnh ủy Quảng Trị đã nhanh chóng đưa ông vào bệnh viện cấp cứu nhưng ông
không qua khỏi.
Ông Võ Thái Phong, sinh
năm 1978, quê quán xã Triệu Phước, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng TrịTrước lúc
được bầu giữ chức Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáoTỉnh ủy Quảng Trị
vào năm 2020, ông Phong giữ chức Trưởng ban Tuyên giáo Đảng ủy khối cơ quan và
doanh nghiệp tỉnh Quảng Trị, báo Dân Trí đưa tin.
Cách
chức Giám đốc Sở Y tế Cà Mau
Quốc Bảo
https://www.phapluatplus.vn/nha-nuoc-va-phap-luat/cach-chuc-giam-doc-so-y-te-ca-mau-d196746.html
Ông Nguyễn Văn Dũng, Giám đốc Sở Y tế tỉnh Cà
Mau bị cách chức vì có vi phạm khi để xảy ra thiếu sót trong công tác phòng
chống dịch COVID-19.
Ngày 28/7, thông tin
từ UBND tỉnh Cà Mau đã thi hành kỷ luật bằng hình thức cách chức Giám đốc Sở Y
tế đối với ông Dũng do có vi phạm, khuyết điểm với vai trò là người đứng đầu
đơn vị, để xảy ra thiếu sót, vi phạm trong công tác phòng, chống dịch COVID-19.
Ngoài ra, người đứng
đầu ngành Y tế tỉnh này còn được cho là thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo,
quản lý, và bị Ban Thường vụ Đảng ủy Dân chính đảng đã có thi hành kỷ luật Đảng
tại Quyết định số 464-QĐ/ĐU ngày 22/3/2023.
"Theo khoản 6
Điều 2 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP quy định: Trường hợp cán bộ, công chức, viên
chức đã bị xử lý kỷ luật Đảng thì hình thức kỷ luật hành chính phải bảo đảm ở
mức độ tương xứng với kỷ luật Đảng", nguồn tin cho biết.
Trước đó, vào tháng
7/2022, Công an tỉnh đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam ba cán bộ
của ngành y tế do liên quan tiêu cực trong vấn đề mua kit test Việt Á.
Doanh nghiệp thấp thỏm lo sắp phải đóng
khoản phí nghìn tỷ
https://vietnamnet.vn/doanh-nghiep-thap-thom-lo-sap-phai-dong-khoan-phi-nghin-ty-2170769.html
Ước tính, các doanh
nghiệp sẽ phải đóng khoảng 6.000 tỷ đồng/năm chi phí tái chế giấy, nhựa và kim
loại, chưa tính các loại bao bì khác. Mức phí trên được cho là cao hơn cả các
nước phát triển.
Hiệp hội Bia Rượu Nước
Giải khát Việt Nam (VBA), Hiệp hội Nhựa Việt Nam (VPA) và Hội Lương thực Thực
phẩm TP.HCM (FFA) đang bày tỏ quan ngại về Dự thảo Quyết định ban hành định
mức chi phí tái chế đối với một đơn vị khối lượng sản phẩm,
bao bì (gọi tắt là Fs).
Định mức này sẽ là căn
cứ xác định mức đóng góp hỗ trợ tái chế, thực hiện trách nhiệm mở rộng của các
nhà sản xuất, nhập khẩu (gọi tắt là EPR).
Dự thảo trên đang được
Bộ TN&MT xây dựng. Nếu được thông qua, chế tài có hiệu lực từ 1/1/2024.
Ngày 28/7, Liên đoàn
Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cùng các bên liên quan lần thứ hai tổ
chức hội thảo lấy ý kiến về dự thảo.
Bà Chu Thị Vân Anh,
Phó chủ tịch VBA, thông tin, theo dự thảo, Fs của nhôm áp dụng trong nước đang
cao hơn gấp 1,26 lần Fs trung bình tại các nước Tây Âu; Fs thủy tinh cao hơn
2,12 lần. Như vậy, đề xuất Fs trong dự thảo nếu được ban hành, sẽ ảnh hưởng lớn
tới môi trường kinh doanh và “sức khoẻ” của doanh nghiệp.
Theo tính toán, chỉ riêng 3 loại bao bì
chính là giấy, nhựa và kim loại, các doanh nghiệp sẽ phải đóng phí tái chế ước tính là 6.127 tỷ đồng/năm,
chưa kể phí tái chế cho nhiều loại bao bì, sản phẩm thải bỏ khác. Đây là khoản
chi phí rất lớn, gây nhiều khó khăn cho doanh nghiệp và đẩy giá sản phẩm tăng
cao.
Bà Vân Anh nêu ví dụ,
với mức Fs đề xuất cho chai nhựa cứng PET, giá thành chai nước 500ml tăng lên
61 đồng/chai, tương đương mức tăng 1,62%. Đó là còn chưa kể đến bao bì các tông,
thùng đựng, phương tiện vận chuyển,... đều phải đóng phí tái chế.
Trong khi đó, bà Huỳnh
Thị Mỹ, Tổng thư ký VPA, thông tin, riêng ngành nhựa, năm 2022 Việt Nam tiêu
thụ 9,2 triệu tấn nguyên liệu nhựa, trong đó nhóm bao bì chiếm 38%, tương đương
gần 3,5 triệu tấn. Với mức phí Fs như đề xuất của Bộ TN&MT, chỉ riêng tiền
đóng góp tái chế đã chiếm gần 40% lợi nhuận của doanh nghiệp. Bà kiến nghị, cơ
quan Nhà nước cần xem xét lại mức Fs cho phù hợp với nền kinh tế trong nước.
Ông Nguyễn Hồng Uy,
đại diện Tiểu ban thực phẩm, dinh dưỡng của Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại
Việt Nam (EuroCham), chia sẻ, ngày 17/6, Thủ tướng Anh đã phải ngừng ban hành
thuế bao bì. Loại thuế này gây gánh nặng lên tới 1.035 bảng Anh/hộ gia đình/năm
(tương đương 30 triệu đồng).
"Để tái chế giấy,
nhựa và kim loại mà chi phí ước tính đã lên tới hơn 6.000 tỷ đồng/năm thì tổng
EPR sẽ lên tới hàng chục nghìn tỷ/năm, tạo gánh nặng lớn cho doanh nghiệp và
đánh vào giá bán sản phẩm cho người tiêu dùng. Bộ TN&MT cần xem xét mức phí
hợp lý để vừa bảo vệ môi trường, phát triển bền vững cho doanh nghiệp",
ông Uy kiến nghị.
Phó Tổng thư ký VCCI,
ông Đậu Anh Tuấn, cho biết, cơ quan này cùng các hiệp hội, doanh nghiệp,
ngành hàng mong muốn chia sẻ, đóng góp ý kiến xây dựng để có dự thảo định mức tái
chế Fs phù hợp, khả thi nhất cho cả mục tiêu bảo vệ môi trường và sản xuất,
tiêu thụ bền vững. Nếu không có Fs phù hợp thì sẽ không thể triển khai EPR hiệu
quả.
No comments:
Post a Comment