Đối Thoại Điểm Tin ngày 31 tháng 07 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Đợt nắng nóng lịch sử ở Tây
Nam Hoa Kỳ đang dịu đi
Nhiều người thiệt mạng trong
vụ nổ pháo tại nhà kho ở Thái Lan
Pháp nói sẽ phản ứng mạnh
nếu công dân và lợi ích của mình bị tấn công ở Niger
Y tá người Mỹ và con bị bắt
cóc
Trung Quốc tiến hành huấn luyện quân sự ở khu vực
tranh chấp ở Biển Đông
Chuyến bay giải cứu và 'tham nhũng có tính Đảng'
TNLT
Trần Huỳnh Duy Thức bị trại giam tịch thu thiết bị y tế cá nhân sau khi đấu
tranh đòi công lý
Việt
- Mỹ sắp nâng cấp quan hệ?
Bộ
Ngoại giao VN lên tiếng vụ một người Việt bị bắn chết ở Campuchia do xô xát
Thừa
Thiên Huế: Cháy rừng thông hơn 40 năm tuổi
Sạt
lở ở đèo Bảo Lộc khiến ba CSGT và một người dân mất tích
Việt
Nam có đại diện Giáo hoàng thường trú đầu tiên kể từ sau chiến tranh
Chuyến
bay giải cứu: Bốn án chung thân là chưa đủ; cần cải tổ lại toàn bộ nền tư
pháp Việt Nam
Cư
dân phản đối làm bệnh viện trong chung cư
Tổng
thống Biden: lãnh đạo Việt Nam muốn gặp ông tại G20 để nâng cấp quan hệ
Hun
Manet liệu có giống cha mình? Quan hệ CPC – Việt Nam sau khi Phnom Penh có Thủ tướng mới
Chùa
Ba Vàng báo cáo tiền công đức: thu vừa đủ chi
Chính
phủ kỷ luật cảnh cáo Thứ trưởng Bộ Xây dựng
VinFast
sẽ được niêm yết trên thị trường chứng khoán Mỹ vào tháng 8
VinFast
động thổ xây dựng nhà máy tại Mỹ
Thanh
Hoá: Kỷ luật đảng hàng loạt cựu lãnh đạo tỉnh liên quan vi phạm của FLC
Lai
Châu: Khai trừ đảng chánh Thanh tra tỉnh nhận hối lộ
Sản lượng dầu thô và than của Việt Nam giảm từ 2021 - 2030
Trung Quốc dùng gia
đình nhằm gây áp lực lên giới bất đồng Uyghur ở nước ngoài
Moscow bị tấn công bằng
drone: Zelensky cảnh báo chiến tranh đang quay trở lại Nga
Phán quyết của
phiên xử 'Chuyến bay giải cứu' có thuyết phục?
Tổng thống Putin
nói Nga không bác bỏ hòa đàm với Ukraine
Drone tấn công Moscow
khiến sân bay Vnukovo phải đóng cửa trong thời gian ngắn
Lâm Đồng: Các bên
nói gì về câu chuyện 'phản đối dự án hồ Ta Hoét'
Vụ Chuyến bay giải
cứu: ‘Tôi mong không bao giờ có những bản án tương tự’
Việt Nam nên miễn
visa cho du khách từ EU?
Chiến thuật mới của
Nga để chặn xuất khẩu ngũ cốc từ Ukraine
Drone
Ukraina lại tấn công thủ đô Nga và bán đảo Crimée
Bộ trưởng Kinh Tế Pháp khẳng định ý muốn “tiếp cận” Trung Quốc tốt
hơn
Hoa Kỳ săn lùng các phần mềm độc hại Trung Quốc cài vào hạ tầng an
ninh Mỹ
Ba Lan, Litva lo ngại lính Wagner trà trộn vào di dân thâm nhập
lãnh thổ
TT Nga: “Không từ chối đàm phàn hòa bình với Ukraina”
Đức lo ngại nguy cơ sinh viên Trung Quốc cũng có thể làm gián điệp
Đảo chính ở Niger: Liên Âu ngừng viện trợ, các nước Tây Phi chuẩn
bị trừng phạt
World Cup bóng đá nữ 2023: Vòng bảng, những bất ngờ mang dấu ấn
tiến bộ
Mỹ sẽ giúp Úc xây dựng ngành công nghiệp chế tạo tên lửa
TT Mỹ: Lãnh đạo Việt Nam muốn sớm gặp ông để thảo luận việc nâng
cấp quan hệ
Ukraina dùng rocket Bắc Triều Tiên và xăng dầu Nga trên chiến
trường
Chỉ khi đại bại trước Ukraina, Nga mới tàn mộng đế quốc
Trung Quốc đổ lỗi "tàu chiến, máy bay nước ngoài" làm
gia tăng căng thẳng ở Biển Đông
Lãnh đạo châu Phi khẳng định "có quyền kêu gọi hoà bình cho
Ukraina"
Ukraina : Thành phố Odessa bị oanh kích, người dân Odessa
« tỉnh ngộ » về Nga
Didier Barbelivien : Tác giả của hơn 2000 bài hát Pháp
Nhiệt độ ở vùng biển Bắc Đại Tây Dương cao kỷ lục
Pháp cam kết hợp tác, tái cấu trúc nợ cho Sri Lanka
(Reuters)
– Các hiệu sách ven sông Seine bất bình vì bị yêu cầu di dời trong dịp Thế Vận
Hội 2024. Khoảng
570, sạp hàng, hiệu sách cũ nằm ở ven hai bờ sông Seine ở thủ đô Paris của
Pháp, gần đây, đã được yêu cầu di dời để bảo đảm an ninh cho lễ khai mạc Thế
Vận Hội mùa hè 2024. Một số chủ hiệu sách cho rằng sự hiện diện của các sạp
hàng sách cũ, ven các công trình như tháp Eiffel hay nhà thờ Đức Bà, là một
biểu tượng của thủ đô nhưng lại bị loại khỏi một sự kiện mang tính quốc tế. Vào
đầu tháng này, chính quyền thành phố Paris đã gặp các chủ hiệu sách, đề xuất
trả chi phí di dời đến một “làng bán sách”, cũng như bồi thường
chi phí sửa chữa nếu tiệm của họ bị hư hại. Hiện vẫn chưa rõ liệu các sạp hàng
này bị di dời trong toàn thời gian diễn ra Thế Vận Hội hay chỉ trong đợt diễn
ra lễ khai mạc.
(Yonhap) –
Hàn Quốc và Hoa Kỳ thao dượt hải quân. Cuộc thao dượt diễn ra trên đảo Jeju ngày
hôm qua, 29/07/2023, với sự tham gia của tàu ngầm hạt nhân Hoa Kỳ USS
Annapolis, tàu khu trục Hàn Quốc ROKS Yulgok Yi I được trang bị hệ
thống Aegis, và tàu ngầm ROKS Hàn Quốc Yi Sun-sin. Cuộc thao dượt tập trung vào
việc mô phỏng đáp trả cuộc tấn công của tàu ngầm Bắc Triều Tiên, tìm kiếm và
xác định mục tiêu.
(AFP) -
Phái bộ UNESCO đến Odessa. Tài khoản Telegram của thị trưởng thành phố Odessa cho biết hôm
qua, 29/07/2023, một phái bộ của UNESCO đã đến thành phố miền nam Ukraina, để
tiến hành đánh giá toàn diện về những thiệt hại đối với các di sản văn hóa và
tôn giáo tại thành phố này. Odessa đã liên tục bị Nga bắn phá từ ngày 19-23/07/2023.
Nhiều công trình được UNESCO xếp hạng là Di sản của nhân loại đã bị hư hại. Vào
tuần trước, UNESCO cũng đã mạnh mẽ lên án các cuộc tấn công vào trung tâm thành
phố Odessa. Hồi tháng Giêng, thành phố cảng Biển Đen Odessa cũng được ghi vào
danh sách « Di sản của Thế giới » đang gặp nguy hiểm bị
phá hủy, do các mối đe dọa từ cuộc chiến xâm lược của Nga.
(Reuters)
- Ả Rập Xê Út chuẩn bị tiếp đón các cuộc đàm phán về Ukraina. Nhật báo Wall Street ngày 29/07/2023
cho biết sự kiện sẽ diễn ra trong hai ngày 05-06/08 tại Djeddah. Chính quyền
Riyad mời khoảng 30 nước, trong đó có Ukraina, nhiều nước phương Tây, các nước
đang phát triển lớn như Ấn Độ, Brazil, Indonesia, Ai Cập... Một quan chức Ả Rập
Xê Út ẩn danh cho biết chính quyền Kiev và các nhà lãnh đạo phương Tây hy vọng
đợt đàm phán này, không có Nga, có thể mang lại sự ủng hộ của quốc tế cho hòa
bình theo hướng có lợi cho Ukraina.
(AFP) - Quốc vương Maroc kêu gọi « bình thường hóa » với Algérie. Trong một chương trình tối 29/07/2023 của
đài phát thanh truyền hình Nhà nước, vua Mohammed VI cũng hy vọng « hai
nước, hai dân tộc anh em mở cửa trở lại biên giới », dù quan hệ ngoại
giao song phương vẫn bị cắt đứt. Biên giới hai nước bị đóng từ năm 1994 và
Algérie cắt đứt quan hệ ngoại giao với Maroc vào tháng 08/2021 với cáo buộc
chính quyền Rabat có những « hành động thù nghịch » dù
Maroc đánh giá là « vô căn cứ ». Căng thẳng gia tăng
thêm về tranh chấp ở vùng lãnh thổ Tây Sahara.
(AFP) -
Thái Lan : Một nhà kho pháo hoa bị nổ, ít nhất 10 người chết, hơn 100
người bị thương. Vụ
nổ xảy ra chiều 29/07/2023 ở thành phố Sungai Kolok, miền nam Thái Lan, có thể
vì tòa nhà chứa pháo hoa phi pháp đang được sửa. Cảnh sát đã triệu tập chủ cơ
sở vì bị cáo buộc lơ là. Vụ nổ tương đương với một tấn thuốc pháo, mạnh đến nỗi
để lại hai hố sâu 2 mét và rộng 6 mét.
(AFP) –
Hàng ngàn người Israel biểu tình phản đối cải cách tư pháp. Hôm qua, 29/07/2023, hàng ngàn người
biểu tình đã có mặt tại Tel-Aviv phản đối cải cách tư pháp của chính quyền thủ
tướng Benyamin Netanyahu, "đe dọa đến nền dân chủ". Một
số người biểu tình bày tỏ quan ngại về tương lai của Israel, "do
chế độ độc tài cai trị". Cuộc biểu tình nổ ra sau khi Quốc Hội
Israel, hôm 24/07, thông qua một cải cách trong hệ thống tư pháp, hạn chế quyền
của Tòa Án Tối Cao đối với các quyết định của chính phủ.
(Le
Figaro) - Sau 37 năm mất tích, xác của một người leo núi Alpes lộ dưới lớp băng
tan. Một nhóm
leo núi đã phát hiện phần thi thể hôm 12/07/2023 ở sông băng Théodule, ở vùng
núi Valais, thuộc dãy Alpes bên phía Thụy Sĩ, bị tan chảy vì biến đổi khí hậu.
Theo xét nghiệm ADN, nạn nhân là nhà leo núi Đức, mất tích vào tháng 09/1986.
Những năm gần đây, nhiều thi thể của các nhà leo núi cũng được phát hiện, kể cả
ở vùng núi Mont-Blanc, do hiện tượng khí hậu nóng lên khiến các sông băng tan
chảy. Tháng 08/2022, xác của một máy bay bị rơi ở núi Alpes Thụy Sĩ năm 1968
cũng đã được phát hiện vào tháng 08/2022 dưới dòng sông băng.
(AFP) -
Anh : Những người yêu thiên nhiên được khuyến khích đếm bươm bướm. Theo ban tổ chức, sáng kiến « Big
Butterfly Count » là kế hoạch lớn nhất thế giới về thể loại này,
được tiến hành từ ngày 14/07 đến 06/08/2023 trên khắp nước Anh để giúp các nhà
khoa học thống kê loại côn trùng ngày càng bị đe dọa này. Người tình
nguyện có thể tải một bản thống kê giúp họ nhận dạng những loại bướm khác nhau,
sau đó thống kê trên mạng những loại mà họ thấy được trong vườn, trong công
viên hoặc khi đi dạo.
Tin Tức: Thứ Hai, ngày 31/07/2023
1/ MỘT NGƯỜI VIỆT BỊ BẮN CHẾT Ở CAMPUCHIA SAU VỤ XÔ XÁT
Một người Việt đã thiệt mạng trong vụ xô xát
trên đường phố Phnom Penh thuộc Campuchia vào ngày 29/7 vừa qua, theo xác nhận
của bộ ngoại giao VN vào hôm qua.
Vụ người Việt bị bắn chết xảy ra vào lúc 1 giờ rưởi chiều ngày 29/7. Theo các nhân
chứng, nạn nhân và nghi can đã xảy ra tranh cãi dữ dội, khi nạn nhân vừa rời đi
thì nghi can rút súng bắn chết ngay tại chỗ. Nghi can sau đó chạy thoát trên
một chiếc xe hơi nhưng bị cảnh sát bắt giữ sau đó.
Nạn nhân người Việt là một thanh niên 35 tuổi.
Và hiện chưa có thông tin về động cơ giết người. Thi thể của người này đã được
đưa về chùa Stung Meanchey để tạm quàn chờ người thân đến nhận.
Vào hôm qua, bộ ngoại giao VN đề nghị phía
Campuchia hãy mở cuộc điều tra về vụ án mạng nói trên, đồng thời thông báo tin
tức cho gia đình nạn nhân.
2/ SẠT LỞ TẠI ĐÈO BẢO LỘC, 3 CÔNG AN VÀ 1 NGƯỜI DÂN MẤT TÍCH
Trong cuộc tìm kiếm vào hôm qua 30/7, lực
lượng cấp cứu đã tìm thấy 3 thi thể sau vụ sạt lở đất đá ở đèo Bảo Lộc tỉnh Lâm
Đồng, khiến 3 công an giao thông và 1 người dân mất tích.
Giới báo chí lề đảng cho
biết biến cố này xảy ra vào lúc gần 3 giờ chiều ngày 30/7 khiến lượng đất đá
khổng lồ đã đổ xuống trạm công an giao thông đèo Bảo Lộc ở thành phố Bảo Lộc,
khiến ba công an đang làm nhiệm vụ giải tỏa giao thông trên đèo và một người
dân gặp nạn.
Ba công an mất tích là Thiếu
tá Nguyễn Khắc Thường 42 tuổi, Thượng úy Lê Quang Thành 46 tuổi, Thượng úy Lê
Ánh Sáng 33 tuổi và một người dân tên Ngọc Anh.
Ông Bùi Duy Anh, trưởng văn
phòng đường bộ 4.1, cho biết là các đơn vị liên quan đang huy động toàn bộ
thiết bị để khắc phục. Hiện tại thời tiết rất bất lợi khi mưa lớn dai dẳng nên
tiến độ chậm.
Trước đó vào ngày 29/7, mưa
lớn gây ngập cao tốc Phan Thiết - Dầu Giây ở huyện Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận,
làm hư hỏng một đoạn đường dân sinh cạnh tuyến cao tốc. Nguyên nhân có thể là
do kênh mương trong khu vực ở phía hạ lưu bị nước thoát không kịp nên tràn ra
đường cao tốc, gây ngập sâu cả thước nước.
Để khắc phục triệt để tình
trạng ngập lụt, ban quản trị dự án Thăng Long đã yêu cầu các đơn vị tư vấn
thiết kế và các bên liên quan có mặt tại hiện trường cùng kiểm tra, đánh giá và
đề nghị giải pháp khắc phục.
Trong khi đó theo các
chuyên gia giao thông, cao tốc ngập lụt là chuyện xưa nay hiếm có, bởi cao tốc
thường được thiết kế nền cao, chia cắt khu dân cư hai bên. Để tránh chuyện ngập
làm hư hỏng mặt đường, theo các chuyên gia, cần rà soát khâu thiết kế, khâu thi
công và xem xét khả năng thoát nước của hệ thống cống lưu vực xung quanh.
3/ GIÔNG LỐC KHIẾN 170 CĂN NHÀ BỊ SẬP Ở TỈNH CÀ MAU
Mưa lớn kèm theo
giông lốc xảy ra ở tỉnh Cà Mau vào hôm qua 30/7 làm sập và tốc mái 170 căn nhà,
với ước tính thiệt hại tài sản hơn 7 tỷ đồng.
Theo thống kê ban đầu, huyện
U Minh là địa phương bị thiệt hại lớn nhất, với 89 căn nhà bị sập và tốc mái,
tập trung ở các xã Khánh Thuận, Khánh Tiến và thị trấn U Minh.
Tại thành phố Cà Mau, giông lốc đã gây thiệt
hại cho 55 tư gia. Riêng ở huyện Năm Căn, giông lốc làm tốc mái 26 căn nhà, với
11 căn bị tốc mái hoàn toàn.
Theo thống kê chưa đầy đủ,
do ảnh hưởng của bão Talim đến nay, toàn tỉnh Cà Mau có 84 căn nhà bị sập, tốc
mái 448 căn.Sóng lớn làm một đoạn kè bị sụp lún phần mặt bê tông với chiều dài
khoảng 50 thước, 7 vụ sạt lở đất ven sông với tổng chiều dài 337 thước, và 3
tàu cá bị chìm trên biển.
4/ DRONE UKRAINE LẠI TẤN CÔNG MOSCOW VÀ BÁN ĐẢO CRIMEA
Vào hôm qua 30/7, nước Nga thông báo đã phá vỡ
hai vụ tấn công bằng máy bay không người lái tại thủ đô Moscow và bán đảo
Crimea bị Nga sát nhập vào năm 2014.
Nga cáo buộc các vụ tấn công này là đến từ
Ukraine, với phi trường quốc tế Moscow bị đóng cửa một thời gian ngắn. Không có
ai thương vong trong hai vụ tấn công này.
Theo
nhà cầm quyền Nga, ba chiếc drone đã bị vô hiệu hóa vào lúc 3 giờ sáng ở Moscow.
Chính quyền cho biết đây là vụ tấn công bằng drone lần thứ ba trong tuần. Trước
đó, vào ngày 24/7, nhiều chiếc drone đã tấn công hai tòa nhà ở Moscow. Bốn ngày
sau đó một vụ tấn công khác đã bị đẩy lùi.
Vẫn
theo đô trưởng Moscow, vụ tấn công mới nhất chỉ gây thiệt hại vật chất, không
có người bị thương. Vụ tấn công nhắm vào khu kinh doanh Moscou City của thành
phố, nhất là nhắm vào nhiều tòa nhà cao tầng bằng kính, nơi cũng là trụ sở của
bộ tài chánh, bộ kinh tế và bộ công thương.
Trong khi đó ở bán đảo Crimea,
thuộc miền nam Ukraine, cũng bị 25 drone Ukraine tấn công vào sáng hôm qua 30/7
nhưng không gây thương vong nào. Bộ quốc phòng Nga loan báo là 16 chiếc drone của Ukraine đã bị hệ thống
phòng không phá hủy, 9 chiếc drone khác đã bị các phương tiện tác chiến điện tử
bắn rơi xuống Hắc Hải.
Trên chiến trường Ukraine,
một cơ sở giáo dục ở thành phố Sumy nằm gần biên giới Nga bị trúng một phi đạn
Nga vào tối thứ Bảy 29/7, khiến ít nhất một người thiệt mạng và 5 người bị
thương.
Tổng thống Ukraine
Volodymyr Zelensky đã đến động viên quân nhân gần chiến tuyến trong vùng
Bakhmut ở miền đông. Đây là một trong những điểm quan trọng trong đợt phản công
hiện nay của Ukraine. Ông Zelensky không tiết lộ những chiến dịch hiện tại
nhưng ca ngợi lực lượng đặc biệt đang làm nhiệm vụ “thực sự anh hùng”.
VNTB – Sâm Ngọc Linh: những lùm xùm thời… hậu Nguyễn Xuân
Phúc
VNTB – “Siêu già” trong cảnh khốn
khó
VNTB – Buôn người ở
vùng biên giới Tây Bắc Việt Nam
VNTB
– Mỗi năm 200.000 người Việt đột quỵ: đừng đổ lỗi cho vaccine!
Quan
hệ rạn nứt với Mỹ khiến Tần Cương mất ghế Ngoại trưởng?
30/07/1866:
Thảm sát New Orleans
Đại
Việt dưới thời vua Lê Thánh Tông (P5)
29/07/1967:
Hoả hoạn trên tàu sân bay USS Forrestal
Chuyển
động Quốc Phòng (21/7 – 27/7/2023)
Hun
Sen đang tìm kiếm công thức kỳ diệu cho chính trị Campuchia
27/07/1949:
Máy bay phản lực thương mại đầu tiên bay thử nghiệm
Đôi
lời với một số Phật tử chùa Ba Vàng31/07/2023
Người
đứng bên trái bức hình tên gì?31/07/2023
Bản
án vụ chuyến bay giải cứu: Phạm Trung Kiên thoát chết nhưng công lý bị treo cổ30/07/2023
Chính
sách cho giáo viên mầm non: Các ông bà có con có cháu bớt vô cảm đi!30/07/2023
“Trời còn
để có hôm nay…”30/07/2023
Erdogan và Hun
Sen30/07/2023
Quyền…
“gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng”30/07/2023
Vì sao
giáo viên bỏ việc?29/07/2023
Hãy
tập dựng “tầm nhìn” ra phía… sau29/07/2023
‘Tin
vui’ về việc hộ chiếu Việt Nam… lên hạng29/07/2023
Nguyễn
Thông - Chuyện đồng hồ (3)
Huy
Đức - "Trời còn để có hôm nay..."
Ngô
Nhân Dụng - Tần Cương đang ở đâu?
Nguyễn
Ngọc Chu - Erdogan và Hun Sen
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Vì sao giáo viên bỏ việc? 31/07/2023
Erdogan và Hun Sen 31/07/2023
“Trời còn để có hôm nay…” 31/07/2023
A Review of the book “Japan and
Vietnam are natural allies” by Umeda Kunio 30/07/2023
Đã tuyên án 30/07/2023
Tây kém “lý luận” lắm! 30/07/2023
Lãnh đạo châu Phi ép ông Putin
khôi phục thỏa thuận ngũ cốc ở Biển Đen 30/07/2023
Bắc Triều Tiên: Quân cờ mới
giúp Nga chống phương Tây trong chiến tranh Ukraine 30/07/2023
Vạch áo, lột áo và xé áo 29/07/2023
Vẫn chưa hết kinh ngạc 29/07/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Đã
tìm thấy thi thể 4 nạn nhân trong vụ sạt lở trên đèo Bảo Lộc
THANH NGA
Daidoanket
Lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 4 nạn nhân bị
đất đá vùi lấp tại chốt CSGT đèo Bảo Lộc (Lâm Đồng).
Danh tính của các nạn
nhân được xác định gồm 3 chiến sĩ CSGT: Thiếu tá Nguyễn Khắc Thường (42
tuổi), Thượng úy Lê Quang Thành (46 tuổi), Thượng úy Lê Ánh Sáng (33 tuổi) và 1
người dân tên Ngọc Anh. Cả 4 người bị vùi lấp khi đang nỗ lực di chuyển
phương tiện, thiết bị ra khỏi khu vực sạt lở nguy hiểm.
Trước đó, như Báo Đại
Đoàn Kết đã đưa tin: Do ảnh hưởng của các cơn bão số 1, số 2, trên địa bàn tỉnh
Lâm Đồng xảy ra tình trạng mưa lớn, kéo dài; đặc biệt, trên toàn tuyến đèo Bảo
Lộc trong ngày 30/7, mưa lớn kéo dài từ sáng sớm khiến nhiều điểm bị sạt lở,
đất đá, cây cối ngã đổ tràn ra đường gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng cả 2
chiều, nhiều phương tiện bị hư hỏng.
Mưa lũ làm Quốc lộ 55
đoạn qua cống ngầm xã Lộc Nam, huyện Bảo Lâm bị ngập nặng, khiến giao thông tạm
thời bị chia cắt.
Tại thời điểm xảy ra sạt
lở, một chiếc xe khách loại 45 chỗ chở học sinh đang lưu thông trên đèo đã bị
đất đá đẩy trôi vào hộ lan về phía vực trên đèo Bảo Lộc, rất may không rơi
xuống vực.
Nhận được thông tin,
lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng đã huy động hàng trăm người cùng nhiều phương tiện để
tìm kiếm 4 người mất tích do sạt lở đất tại chốt CSGT trên đèo Bảo
Lộc.
Đại tá Trương Minh
Đương, Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng cũng đã chỉ đạo ứng trực 100% lực lượng,
phương tiện của Công an các địa phương, đơn vị liên quan phục vụ công tác cứu
nạn, cứu hộ, phân tuyến, phân luồng và cảnh báo, hỗ trợ người dân…
Giám đốc Công an tỉnh đã
giao các phòng nghiệp vụ phối hợp với Công an TP Bảo Lộc, Công an huyện Đạ
Huoai tiến hành các biện pháp điều tiết, hướng dẫn, cảnh báo phương tiện, người
dân không đi vào các khu vực sạt, lở, nguy hiểm, đồng thời phối hợp với lực
lượng chức năng tại các địa phương khẩn trương huy động lực lượng, phương tiện
dọn dẹp đất đá, cây cối ngã đổ để sớm thông tuyến đường.
Sau 6h nỗ lực tìm kiếm,
lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể của 4 nạn nhân bị đất đá vùi lấp tại
chốt CSGT đèo Bảo Lộc.
Sửa
Luật Quảng cáo – Ngăn chặn tình trạng nghệ sĩ quảng cáo bất chấp, sai sự thật
Gia Nguyễn
DIENDANDOANHNGHIEP.VN Trước hiện trạng quảng cáo sai
sự thật, “thổi phồng” công dụng sản phẩm, đặc biệt có sự tham gia của không ít
nghệ sĩ có tầm ảnh hưởng, nhiều ý kiến cho rằng, việc sửa Luật Quảng cáo là cần
thiết…
Theo số liệu thống kê, từ năm
2013 đến nay, trung bình 1 năm cả nước đã thực hiện tiếp nhận trên 25.000 hồ sơ
thông báo sản phẩm quảng cáo đối
với loại hình bảng, băng-rôn và đoàn người thực hiện quảng cáo. Luật Quảng cáo
cũng là cơ sở để các địa phương triển khai thực hiện quy hoạch quảng cáo ngoài trời, bảo đảm đồng bộ hệ
thống hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội, góp phần thúc đẩy phát triển đô thị
hiện đại, văn minh…
Các quy định của Luật
Quảng cáo và các văn bản hướng dẫn thi hành đã tạo cơ sở pháp lý hết sức quan
trọng để cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý, giải quyết dứt điểm nhiều tồn
tại, vướng mắc phát sinh mà trước đó chưa có quy định để xử lý, đặc biệt là
tình trạng quảng cáo rao vặt, quảng cáo tấm lớn tràn lan gây mất mỹ quan đô
thị; quảng cáo có nội dung thiếu thẩm mỹ, xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo,
định kiến giới, về người khuyết tật, quảng cáo sử dụng phương pháp so sánh trực
tiếp, quảng cáo có sử dụng các từ “ nhất”, “duy nhất”, “tốt nhất”.
Tuy nhiên, bên cạnh
các kết quả đã đạt được sau hơn 10 năm thực hiện, Luật quảng cáo, đã xuất hiện
những tồn tại, vướng mắc, gây khó khăn trong quá trình thực hiện cần có sự điều
chỉnh pháp luật như: Thiếu cơ chế để kiểm soát hiệu quả hoạt động quảng cáo
trên môi trường mạng và dịch vụ quảng cáo xuyên biên giới của các tổ chức, cá
nhân nước ngoài trên lãnh thổ Việt Nam; Việc quản lý nội dung, hình thức quảng
cáo các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ còn gặp nhiều khó khăn,... đe dọa đến quyền
lợi của người tiêu dùng.
Thực tế cho thấy, hiện
nay, nhiều doanh nghiệp sử dụng người có sức ảnh hưởng, thuyết phục người nổi
tiếng trong giới truyền thông, nghệ thuật, v.v... sử dụng sản phẩm của mình tại
các sự kiện truyền thông lớn để có thể tận dụng thương hiệu và sức lôi kéo của
các của các nhân vật đó nhằm quảng bá sản phẩm tới nhiều người hơn trong xã hội
và nâng cao niềm tin của người tiêu dùng với sản phẩm.
Trong một số trường
hợp, các sản phẩm được quảng cáo theo phương thức trên là hàng kém chất lượng,
nhưng người bán hàng đã lợi dụng sức lôi kéo của người nổi tiếng để quảng cáo
không trung thực. Trong trường hợp đó, người nổi tiếng đó đang tiếp tay cho
gian thương bán hàng giả, hàng kém chất lượng, cho dù có thể là không cố ý. Hơn
nữa, vì sự hấp dẫn của người nổi tiếng là rất lớn, tác động lên xã hội từ việc
quảng cáo không trung thực như vậy có thể gây hậu quả nghiêm trọng, dẫn đến bất
ổn trong xã hội. Tuy nhiên, hiện nay, các cơ quan quản lý vẫn còn gặp nhiều lúng
túng trong việc xử lý các vi phạm này…
Để giải quyết các thực
trạng đã nêu, mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có Tờ trình gửi Bộ Tư
pháp thẩm định về đề nghị xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
Quảng cáo, trong đó, bổ sung quyền và nghĩa vụ của người chuyển tải sản phẩm
quảng cáo. Đây là một chủ thể tách biệt với các chủ thể khác, và phải có những
quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định trong việc tuân thủ Luật Quảng cáo như mọi
chủ thể khác.
Theo đó, Dự thảo Tờ
trình nêu rõ: “Hoạt động của người chuyển tải sản phẩm quảng cáo có tầm ảnh
hưởng phải đảm bảo yêu cầu: phải có văn bản thỏa thuận với tổ chức, cá nhân có
sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo và phải được tổ chức, cá nhân đó
đồng ý, xác nhận vào nội dung quảng cáo trước khi thực hiện, khi đăng tải ý
kiến, cảm nhận về việc sử dụng hàng hóa, dịch vụ trên trang mạng xã hội khi có
bằng chứng cụ thể về việc trực tiếp sử dụng sản phẩm”.
Đánh giá về đề xuất đã
nêu, nhiều ý kiến cho rằng, trong bối cảnh quảng cáo tràn lan, bát nháo như
hiện nay, đề xuất này là cần thiết và kỳ vọng nếu được thông qua sẽ giúp ngăn
chặn, hạn chế được tình trạng quảng cáo sai sự thật, “thổi phồng” công dụng sản
phẩm từ những người có tầm ảnh hưởng.
Theo TS Xã hội học -
Đặng Vũ Cảnh Linh, đề xuất của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch rất là hay,
thiết thực và hoàn toàn phù hợp trong bối cảnh hiện nay, tuy nhiên, trong đề
xuất cũng cần làm rõ hơn, thế nào là người có tầm ảnh hưởng, ở mức độ nào? Thứ
hai là cần thêm có những cơ sở pháp lý đối với chứng nhận tiêu chuẩn của các
sản phẩm này. Những người tham gia quảng cáo buộc phải hiểu, phải đọc mới nhận
lời quảng cáo cho các sản phẩm đó.
Kiếm tiền từ hoạt động
quảng cáo dựa trên hình ảnh và thương hiệu cá nhân là hợp pháp, thế nhưng, nếu
bất chấp hoặc dễ dãi hay vì lợi ích trước mắt mà không kiểm chứng nguồn gốc,
xuất xứ của sản phẩm thì chính các nghệ sĩ đó đã vô tình tiếp tay cho những
hành vi vi phạm pháp luật, lừa dối người tiêu dùng. Chính vì thế, nếu đề xuất
này của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch được thông qua thì có thể ngăn chặn,
hạn chế được tình trạng nhiều nghệ sĩ đang bất chấp để quảng cáo sai sự thật.
“Nếu đề xuất này được
thông qua thì nó tốt được về tất cả các phía, thể hiện được trách nhiệm của tất
cả các bên khi tham gia: nhà nước có trách nhiệm hơn, doanh nghiệp cũng phải có
trách nhiệm hơn đối với sản phẩm của mình, các nghệ sĩ khi tham gia quảng cáo
thì phải tìm hiểu kỹ hơn về sản phẩm”, TS Đặng Vũ Cảnh Linh khẳng định.
Quảng
Nam: Dự án Ga Tam Thành đến bao giờ mới hoàn thành?
TẤN THÀNH - CHÍ ĐẠI
http://daidoanket.vn/quang-nam-du-an-ga-tam-thanh-den-bao-gio-moi-hoan-thanh-5724480.html
Dự án Ga Tam Thành, ở xã Tam Thành,
huyện Phú Ninh, tỉnh Quảng Nam theo kế hoạch hoàn thành vào tháng 3/2023. Tuy
nhiên hiện nay vẫn dang dở, nguyên nhân là do công tác giải phóng mặt bằng
(GPMB) và tái định cư (TĐC). Lãnh đạo tỉnh đã nhiều lần đi thi sát, đôn đốc,
phê bình và đã 2 lần ra văn bản chỉ đạo đẩy nhanh công tác này, thế nhưng hiện
nay dự án vẫn đang dang dở và chẳng biết đến khi nào mới hoàn thành.
Theo đó, Ga Tam Thành
tại Km 854+950 thuộc địa phận xã Tam Thành thuộc gói thầu số 8, do Ban Quản lý
dự án 85 - Bộ GTVT làm chủ đầu tư. Dự án nhằm gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới
các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh - Nha Trang, tuyến đường sắt Hà
Nội – TP Hồ Chí Minh. Ga Tam Thành sẽ thay thế ga An Mỹ ở xã Tam An, Phú Ninh
vì không còn phù hợp.
Ban Quản lý dự án 85 -
Bộ GTVT có trách nhiệm thực hiện đầy đủ hồ sơ, thủ tục đầu tư xây dựng công
trình theo quy định và bàn giao mốc giới GPMB của dự án cho huyện Phú Ninh;
đồng thời bố trí, chuyển nguồn kinh phí kịp thời cho địa phương để thực hiện
công tác bồi thường, GPMB.
Theo Quyết định số
02/QĐ-UBND ngày 02/01/2020 của UBND tỉnh Quảng Nam, ủy quyền, giao nhiệm vụ cho
UBND huyện Phú Ninh làm Chủ đầu tư dự án bồi thường, GPMB hạng mục công trình
xây dựng mới Ga Tam Thành.
Theo đó, huyện Phú Ninh
có trách nhiệm lập thủ tục đăng ký bổ sung danh mục chuyển mục đích sử dụng đất
và kế hoạch sử dụng đất của địa phương năm 2020; tổ chức lập, thẩm định, phê
duyệt và thực hiện công tác bồi thường, GPMB, TĐC theo đúng quy định của pháp
luật và khung chính sách bồi thường, hỗ trợ, GPMB, TĐC dự án, bàn giao mặt bằng
kịp thời cho Ban Quản lý dự án 85 xây dựng công trình đúng tiến độ.
Các Sở TN-MT, GTVT theo
dõi, hướng dẫn, tham mưu trình cấp có thẩm quyền phê duyệt bổ sung danh mục
chuyển mục đích sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất của hạng mục công trình xây
dựng mới ga Tam Thành; hướng dẫn huyện và các đơn vị liên quan thực hiện GPMB
theo đúng quy định.
Thế nhưng, cho dù lãnh
đạo tỉnh đã nhiều lần thị sát, đôn đốc công việc và thậm chí phê bình và ra văn
bản chỉ đạo huyện đẩy nhanh tiến độ GPMB và TĐC thì hiện nay dự án này vẫn chưa
thể xây dựng hoàn chỉnh.
Để tìm hiểu những vướng
mắc trong công tác này, chúng tôi đã về địa phương có dự án và làm việc với các
cơ quan liên quan.
Tại thôn Phú Văn, xã Tam
Thành - nơi dự án được triển khai, bà Hồ Thị Hoa ở thôn Phú Văn cho biết: “Gia
đình tôi có hơn 400m2 đất nhà ở và đất vườn bị thu hồi vì Dự án Ga Tam Thành.
Tuy nhiên đến nay chính quyền địa phương mới chỉ đền bù tiền nhà ở, còn đất
vườn, cây cối thì họ mới đo đạc, kiểm kê chưa đền bù tiền. Tôi rất hoan nghênh
và đồng tình chủ trương làm nhà ga này, nhưng tôi cũng mong muốn các cấp chính
quyền quan tâm, tạo điều kiện hỗ trợ cũng như bố trí TĐC nơi ở mới cho tôi để
thuận lợi việc buôn bán”.
Còn anh Phan Thanh Tín ở
thôn Phú Văn chia sẻ: “Tôi thấy ngành chức năng xuống đo đạc diện tích đất nhà
ở, còn đất vườn của tôi họ chưa áp giá đền bù. Vì chưa nhận được tiền đền bù
đến giờ tôi chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Việc triển khai dự án
tôi rất đồng tình ủng hộ, vì đây là chủ trương của Nhà nước, tuy nhiên tôi mong
sao ngành chức năng cần phải đền bù thỏa đáng cũng như bố trí TĐC nơi ở mới cho
gia đình tôi”.
Trong khi đó, ông Huỳnh
Tấn ở thôn Phú Văn cho hay: “Người dân địa phương rất phấn khởi vì triển khai
xây dựng Ga Tam Thành ở địa phương, việc xây dựng nhà ga giúp thay đổi bộ mặt
làng quê, đồng thời nâng cấp cơ sở hạ tầng ở đây. Hiện tại chủ đầu tư đang
triển khai làm đường dân sinh cho người dân nhưng con đường chỉ mới đổ sỏi, đá
nhưng chưa thảm nhựa khiến việc đi lại của người dân rất khó khăn. Do đó tôi
mong muốn đơn vị thi công sớm hoàn thành con đường để mọi người dân, phương
tiện đi lại thuận lợi”, ông Huỳnh Tấn chia sẻ.
Sáng 28/7, ghi nhận thực
tế của chúng tôi tại Ga Tam Thành, đơn vị thi công đã cơ bản hoàn thành xong
các hạng mục như: nhà ga, khu ra đừng chờ nhà ga và tường rào được xây dựng bao
bọc xung quanh. Còn bên trong nhà ga có nhiều đồ đạc bỏ nằm ngổn ngang, không
có phương tiện máy móc hoặc công nhân triển khai xây dựng dự án. Bên cạnh đó,
một đường gom kết nối vào nhà ga Tam Thành vẫn đang còn đang vướng 2 ngôi nhà
dân nên nhà thầu chưa thể triển khai thi công.
Ông Lê Văn Chương, Chủ
tịch UBND xã Tam Thành cho biết: “Chính quyền xã Tam Thành luôn phối hợp với
UBND huyện Phú Ninh trong việc tuyên truyền, vận động người dân trong việc GPMB
cũng như tổ chức các buổi họp thôn để giải thích, tháo gỡ vướng mắc của người
dân, qua đó giúp người dân đồng thuận sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi
công. Tuy nhiên, hiện nay còn vướng mấy hộ dân chưa đồng tình bàn giao mặt bằng
cho đơn vị thi công”.
Trước vấn đề này, ông
Huỳnh Xuân Chính, Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh cho biết: “Hiện Dự án Ga Tam
Thành đang vướng 2 hộ dân chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Do đó,
chúng tôi đang đẩy nhanh tiến độ bồi thường cũng như bố trí TĐC cho 2 hộ dân
này. Dự kiến trong tháng 8/2023, chúng tôi sẽ bàn giao mặt bằng cho đơn vị
triển khai các hạng mục còn lại của dự án trên”.
Liên quan vấn đề này,
ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam đã công văn số
4932/UBND-KTN gửi UBND huyện Phú Ninh về việc khẩn trương hoàn thành công tác
(GPMB hạng mục ga Tam Thành.
Cụ thể, UBND tỉnh đã kiểm
tra hiện trường, chỉ đạo tại Thông báo số 384/TB-UBND ngày 18/10/2022 và Công
văn số 768/UBND-KTN ngày 15/02/2023 yêu cầu UBND huyện Phú Ninh bàn giao mặt
bằng trước ngày 28/2/2023 nhưng đến nay vẫn không thực hiện.
Tại Công văn số
1189/UBND-KTN ngày 8/3/2023 của UBND tỉnh đã phê bình Chủ tịch UBND huyện Phú
Ninh thiếu tập trung chỉ đạo, không kịp thời báo cáo; tổ chức rút kinh nghiệm
nghiêm túc và khẩn trương chỉ đạo Ban Quản lý dự án - quỹ đất - đô thị, các
Phòng, đơn vị liên quan, UBND xã Tam Thành tập trung phối hợp, tổ chức tuyên
truyền, vận động nhân dân, giải quyết dứt điểm các tồn tại, vướng mắc trong
công tác bồi thường, hỗ trợ, TĐC để kịp thời bàn giao toàn bộ mặt bằng cho Ban
quản lý dự án 85, nhà thầu thi công tổ chức thi công hoàn thành hạng mục Ga Tam
Thành đảm bảo tiến độ.
Tuy nhiên, theo báo cáo
của Ban Quản lý dự án 85 thì đến nay vẫn còn vướng 2 hộ, diện tích còn lại chưa
bàn giao mặt bằng khoảng 0,08 ha.
“Một lần nữa, UBND tỉnh
phê bình và yêu cầu Chủ tịch UBND huyện Phú Ninh nghiêm túc tổ chức kiểm điểm,
rút kinh nghiệm; tập trung chỉ đạo đơn vị thực hiện công tác bồi thường khẩn
trương phối hợp với UBND xã Tam Thành, các phòng, đơn vị liên quan giải quyết
dứt điểm các tồn tại, vướng mắc và bàn giao mặt bằng sạch cho Ban Quản lý dự án
85, đơn vị thi công trước ngày 5/8/2023 để tiếp tục thi công hoàn thành hạng
mục xây dựng mới Ga Tam Thành đảm bảo tiến độ”, trích Công văn số
4932/UBND-KTN.
Mưa tới 200mm tại vị trí sạt lở làm 3 CBCS hi
sinh và 1 người dân tử vong
Ngày 31/7, Ban Chỉ huy
Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng cho biết, lượng mưa đo
được tại đèo Bảo Lộc vào ngày 30/7 lên tới 200mm đã gây sạt lở một số vị trí,
trong đó có khu vực Chốt CSGT làm 3 CBCS CSGT hi sinh và 1 người dân tử vong.
Mưa lớn kéo dài đã
khiến lượng nước trên bề mặt dư thừa, không kịp ngấm thoát đã làm mất liên kết
dẫn đến trượt, sạt lở, nhất là vụ lở đất xảy ra tại Chốt CSGT đèo Bảo Lộc. Vụ
lở đất này kéo dài khoảng 50m đã vùi lấp một phần tòa nhà của Chốt CSGT, làm 3
CBCS Cảnh sát hi sinh và 1 người dân tử vong.
Lượng đất lớn tràn
xuống đường đã hất ngang một xe ôtô loại 51 chỗ ngồi chắn ngang đèo Bảo Lộc và
vùi lấp 1 ô tô khác nhưng rất không gây thiệt hại thêm về người.
Giao thông đèo Bảo Lộc
từ ngày 30/7 bị chia cắt hoàn toàn và hiện chưa được khôi phục. Các phương tiện
giao thông được hướng dẫn để di chuyển theo hướng đèo Con Ó qua huyện Bảo Lâm,
Đạ Tẻh, Đạ Huoai.
Sáng sớm 31/7, UBND
tỉnh Lâm Đồng đã có công điện khẩn, yêu cầu thủ trưởng các cơ quan, đơn vị khẩn
trương triển khai các biện pháp quyết liệt trong công tác phòng, chống sạt lở,
đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân trong mùa mưa bão trên địa
bàn.
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm
Đồng yêu cầu các đơn vị kiên quyết tổ chức di dời, sơ tán ngay các hộ dân tại
khu vực chân núi, khu vực có độ dốc lớn nguy hiểm nhằm bảo đảm tuyệt đối an
toàn đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Đồng thời, chủ động phương án hỗ trợ,
ổn định nơi tránh trú, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời.
Theo Đài Khí tượng
thủy văn tỉnh Lâm Đồng, do ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam có cường độ mạnh,
trong những ngày tới tỉnh Lâm Đồng tiếp tục có mưa lớn. Hiện lũ trên sông La
Ngà đang lên nhanh, có nguy cơ ngập lụt, khả năng xảy ra các thiên tai khác.
Nhà máy thủy điện Đồng Nai 2 cũng đã có thông báo xả lũ từ 16h ngày 31/7.
Theo báo cáo của
lãnh đạo tỉnh Lâm Đồng, vụ sạt lở xảy ra vào khoảng 14h30 ngày 30/7 trên
đèo Bảo Lộc thuộc địa phận thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai giáp ranh với xã
Đại Lào, TP Bảo Lộc, khiến một khối lượng lớn đất, đá đổ sập vùi lấp hoàn toàn
Chốt CSGT trên đèo Bảo Lộc khiến 3 CBCS đang làm nhiệm vụ và 1 người dân bị
chôn vùi. Đến nay, đã tìm thấy thi thể của 3 CBCS hi sinh và đang nỗ lực tìm
kiếm nạn nhân mất tích còn lại. Vụ sạt lở cũng khiến giao thông đèo Bảo Lộc bị
chia cắt hoàn toàn và hiện chưa được khôi phục.
Trong đó, đặc biệt
nghiêm trọng là vào khoảng 14h45 ngày 30/7, do tình hình thời tiết tiếp tục mưa
lớn liên tục, gây sạt lở đất tại Km103+100, trên Quốc lộ 20 với khối lượng đất
đá sạt lở rất lớn (chiều dài sạt lở khoảng 50m, cao 3m) gây ách tắc giao thông,
hư hại một số tài sản của nhà nước và nhân dân.
Để chủ động phòng,
chống sạt lở, bảo đảm an toàn tính mạng, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về
tài sản cho người dân và công trình cơ sở hạ tầng, nhất là các khu vực đèo dốc,
khu vực các công trình dưới chân mái taluy khu vực đồi dốc, Chủ tịch UBND tỉnh
yêu cầu Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tại và tìm kiếm cứu nạn tỉnh và các đơn
vị liên quan, UBND các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc chủ động chỉ đạo, triển khai
công tác phòng, chống thiên tai nói chung và sạt lở nói riêng.
Công an tỉnh, Bộ Chỉ
huy Quân sự tỉnh, UBND TP Bảo Lộc và huyện Đạ Huoai phải chỉ đạo lực lượng Công
an, Quân đội và các lực lượng tại địa phương huy động, tăng cường đầy đủ, kịp thời
nhân lực, máy móc, phương tiện, thiết bị để tập trung tổ chức cứu hộ, cứu nạn
tại khu vực sạt lở đất tại đèo Bảo Lộc. Chuẩn bị các phương án, nhân lực,
phương tiện để sẵn sàng phối hợp với chính quyền các cấp và cơ quan, đơn vị
liên quan tổ chức cứu nạn, cứu hộ, tham gia khắc phục hậu quả ngay khi có sự cố
xảy ra và đưa người dân đến nơi an toàn.
Đối với UBND các huyện, TP Đà Lạt và Bảo Lộc,
phải Khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, rà soát các khu dân cư, trường học, cơ sở y
tế, trụ sở cơ quan, doanh trại ven sông, suối, khu vực sườn dốc để kịp thời
phát hiện, cảnh báo khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở khi có mưa lớn. Trong đó,
tập trung đối với các khu vực đồi núi dọc các tuyến Quốc lộ, Tỉnh lộ, đường
huyện (nhất là khu vực tập trung dân cư) để chủ động huy động phương tiện, nhân
lực của địa phương mình chủ động xử lý, ứng phó chống sạt lở đất, đá, và cảnh
báo khu vực nguy hiểm để người dân phòng tránh, hạn chế qua lại.
Chủ tịch UBND tỉnh Lâm
Đồng cũng yêu cầu các đơn vị kiên quyết tổ chức di dời, sơ tán ngay các hộ dân
tại khu vực chân núi, khu vực có độ dốc lớn nguy hiểm nhằm bảo đảm tuyệt đối an
toàn đến tính mạng, tài sản của nhân dân. Đồng thời, chủ động phương án hỗ trợ,
ổn định nơi tránh trú, ổn định đời sống cho các hộ dân phải di dời. Phân công
lãnh đạo, triển khai lực lượng trực tiếp xuống các địa bàn trọng điểm để trực
tiếp chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra công tác ứng phó tại cơ sở.
Tổ chức cắm biển cảnh
báo nguy hiểm, bố trí lực lượng canh gác, hướng dẫn người và phương tiện qua
lại tại các ngầm tràn, đoạn đường, bến đò, tại các khu vực nguy hiểm sạt lở đất
để đảm bảo an toàn về người và tài sản người dân; kiểm tra, xử lý nghiêm vi
phạm pháp luật về tập kết vật liệu, công trình, nhà xưởng xây dựng trái phép ở
lòng, bãi sông, suối gây cản trở thoát lũ.
Tiếp tục tổ chức theo
dõi chặt chẽ diễn biến tình hình thời tiết trong thời gian tới để kịp thời
thông tin, cảnh báo đến người dân. Bên cạnh đó phải chủ động bố trí cán bộ tổ
chức trực ban nghiêm túc 24h/24h trong thời gian xảy ra mưa lớn, liên tục…
Riêng Sở Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn phải khẩn trương kiểm tra, rà soát và có biện pháp đảm
bảo an toàn hệ thống công trình kênh, mương hồ chứa thủy lợi thủy điện, công
trình xây dựng đang thi công dở dang trên 1 trên 3 ứng phó, nhất là các hồ chứa
thủy lợi, thủy điện có nguy cơ mất an toàn… Phối hợp với Sở Công Thương chỉ đạo
các Công ty thủy điện vận hành các hồ thủy điện trên địa bàn tỉnh đảm bảo theo
đúng quy trình vận hành, có phương án xả lũ hợp lý đối với các hồ và đập thủy
lợi trên địa bàn, đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.
Sở GTVT cũng phải chủ
động phối hợp với các sở, cơ quan, địa phương tổ chức kiểm tra, rà soát để phát
hiện và kịp thời xử lý các đoạn đường có nguy cơ mất an toàn giao thông, các
đường dân sinh đấu nối vào đường Tỉnh lộ, Quốc lộ; bổ sung, sửa chữa hệ thống
an toàn giao thông, kịp thời khắc phục hư hỏng kết cấu hạ tầng giao thông do
mưa, bão gây ra đối với các tuyến đường được giao quản lý, nhất là các tuyến
đường huyết mạch, đường giao thông đối ngoại của địa phương.
Chuẩn bị vật tư dự
phòng, huy động máy móc, trang thiết bị để kịp thời khắc phục sự cố, xây dựng
phương án phân luồng và đảm bảo an toàn giao thông khi có tình huống xấu xảy
ra. Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của thời
tiết trên địa bàn tỉnh, phối hợp với Đài PTTH tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN
tỉnh thông tin kịp thời về tình hình mưa, lũ đến các vùng sâu, vùng xa, vùng
ven sông suối, hạ lưu các hồ đập, vùng trũng thấp để các cấp chính quyền địa
phương, cơ quan, đơn vị và người dân biết, chủ động ứng phó và triển khai
phương án phòng tránh, di dời người dân đến nơi an toàn.
Mưa
lũ ở miền Nam làm 5 người chết, giao thông bị chia cắt
Nhóm
phóng viên
https://vnexpress.net/mua-lu-o-mien-nam-lam-5-nguoi-chet-giao-thong-bi-chia-cat-4635815.html
Mưa lớn liên tiếp nhiều
ngày ở phía Nam gây ngập, sạt lở khiến giao thông bị chia cắt, 5 người tử vong,
hai mất tích, hàng trăm nhà hư hại, trong ngày 29 và 30/7.
Ảnh hưởng gió mùa Tây
Nam hoạt động mạnh, địa bàn các tỉnh Lâm Đồng, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu,
Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Hậu Giang, Kiên Giang... xuất hiện mưa lớn kèm
giông lốc suốt ba ngày qua. Lượng mưa ở nhiều địa phương đo được lên tới hơn 200
mm - lớn nhất từ trước đến nay.
Tại Lâm Đồng, hôm nay mưa tầm tã kèm gió mạnh suốt từ
sáng đến trưa được cho là nguyên nhân gây sạt lở nhiều điểm trên đèo Bảo Lộc,
thuộc tuyến quốc lộ 20. Khoảng 14h30, tại khu vực gần trạm Cảnh sát giao thông
Madagui (thuộc phòng CSGT Công an Lâm Đồng), hàng chục tấn đất đá trên đỉnh đồi
bất ngờ sụp xuống, lấp toàn bộ mặt đường đèo. Trụ sở cảnh sát giao thông tại
đây bị vùi lấp, khiến ba chiến sĩ tử vong và một người dân mất tích.
Trước đó, sau khoảng
một giờ sự cố xảy ra, giao thông trên đèo Bảo Lộc đoạn qua khu vực đã tê liệt
hoàn toàn vì đất đá chắn ngang đường. Đây là tuyến huyết mạch cho xe từ TP HCM,
Đồng Nai đi lên TP Đà Lạt nên hàng trăm phương tiện, đa phần là ôtô khách phải
quay đầu, chuyển hướng qua quốc lộ 28B, 28, 55 theo trục cao tốc TP HCM - Dầu
Giây - Phan Thiết - Vĩnh Hảo.
Ngoài khu vực trên, từ
buổi trưa đèo Bảo Lộc đoạn qua xã Đại Lào và tuyến đèo tại thị trấn Đạ M'ri,
huyện Đạ Huoai, cũng bị sạt lở ở nhiều điểm. Các sự cố này không gây ra thương
vong, song khiến giao thông ách tắc nghiêm trọng. Cảnh sát địa phương huy động
nhiều cán bộ, chiến sĩ, chia thành nhiều nhóm đến những vị trí trọng yếu trên
tuyến để phân luồng, cảnh báo xe qua chạy an toàn.
Tình trạng tương tự
cũng diễn ra trên quốc lộ 55, nối huyện Tánh Linh, tỉnh Bình Thuận qua
TP Bảo Lộc (Lâm Đồng). Chiều nay, mưa lớn kéo dài khiến nhiều khu vực cây xanh
gãy đổ, đất đá từ các triền đồi đổ xuống quốc lộ.
Ông Trần Đình Hòa, Phó
chủ tịch UBND xã Đa Mi, huyện Hàm Thuận Bắc, cho biết địa phương ghi nhận ít
nhất 5 điểm bị sạt lở trên quốc lộ này trong chiều nay. Xe hướng Bình Thuận lên
TP Bảo Lộc và ngược lại không thể di chuyển, đều phải quay đầu trở lại. Chính
quyền xã Đa Mi đã huy động 4 xe cơ giới đến giải tỏa hiện trường, nhưng khối lượng
đất đá và cây rừng ập xuống quá nhiều, tuyến đường vẫn bị chia cắt cho đến tối.
Tại khu vực
Đồng bằng sông Cửu Long, mưa kèm giông lốc liên tiếp ngày 29, 30/7 cũng gây
thiệt hại lớn về người và tài sản. Trong đó, lốc xoáy ở huyện Hồng Dân,
tỉnh Bạc Liêu làm căn nhà của vợ chồng ông Đặng Văn Dũng, 37
tuổi và bà Đăng Kim Mến, 36 tuổi đổ sập. Vách tường đè trúng hai vợ chồng khiến
bà Mến tử vong, ông Dũng và con trai 8 tuổi bị thương. Địa phương đã hỗ trợ gia
đình nạn nhân 18 triệu đồng, đồng thời huy động lực lượng dọn dẹp hiện trường
và túc trực ở khu vực đề phòng xảy ra sự cố.
Sở Nông Nghiệp và Phát
triển nông thôn tỉnh Bạc Liêu cho biết mưa liên tiếp trong hai ngày gây ngập ở
nhiều nơi trên địa bàn và làm 59 căn sập, 52 căn tốc mái. Riêng huyện Hồng Dân,
lượng mưa đo trong hai ngày lên tới 162 mm, kỷ lục từ trước đến nay.
Ở Cà Mau,
hôm nay mưa lớn và gió mạnh làm hàng trăm hàng quán, ki-ốt cùng nhà dân bị sập,
tốc mái. Thống kê tại huyện U Minh, Năm Căn và TP Cà Mau có 170 căn nhà đã bị
hư hại, ước tính thiệt hại hơn 7 tỷ đồng. Tại Bà Rịa - Vũng Tàu, hơn 40 căn nhà ở huyện Đất Đỏ cũng bị
gió làm tốc mái cùng hàng loạt cây xanh, cột điện bị ngã đổ do ảnh hưởng thời
tiết xấu hôm nay. Trong ngày, chính quyền các địa phương đã huy động lực lượng
đến hiện trường nơi bị thiệt hại hỗ trợ người dân, khắc phục hậu quả.
Thời tiết cực đoan gây
mưa lớn trong ngày 30/7 cũng khiến nhiều nơi ở vùng Bảy Núi (An Giang), TP Rạch
Giá (Kiên Giang) ngập sâu cả mét. Nước tràn vào nhà dân gây hư hỏng nhiều đồ
đạc, đường ngập 40-80 cm làm giao thông bị tê liệt. Hàng loạt nhà bị sập, trụ
điện ngã và hơn 400 ha lúa, cây trồng bị ngập úng.
Hôm qua, tại Bình
Thuận mưa tầm tã đổ xuống lúc sáng sớm cũng khiến cao tốc Phan Thiết - Dầu
Giây, đoạn qua xã Sông Phan, huyện Hàm Tân ngập sâu, giao thông ùn tắc suốt 5 giờ. Đây là
trường hợp hy hữu bởi cao tốc theo thiết kế thường có nền đường cao nên xác
suất bị ngập rất ít xảy ra. Bộ Giao thông Vận tải đã yêu cầu chủ đầu tư làm rõ
nguyên nhân, phương án khắc phục, báo lại lãnh đạo Bộ trước ngày 3/8.
Cùng ngày, một tàu
đang vào cửa cảng cá La Gi, bị sóng đánh chìm, 4 lao động rơi xuống biển. Trong
đó, 3 người được một tàu cá gần đó cứu sống, người còn lại, 41 tuổi bị sóng
cuốn trôi mất tích. Trong khi đó, người phụ nữ 47 tuổi đi làm rẫy bị trượt chân
xuống suối, nước lũ cuốn tử vong ở xã Đức Phú.
Theo Trung tâm Dự báo
khí tượng thủy văn quốc gia, lượng mưa đo được trong hai ngày 29 và 30/7 tại
các tỉnh An Giang, Hậu Giang, Đồng Nai từ 90-162 mm. Trong đó, Sóc Trăng, Kiên Giang
có lượng mưa rất lớn hơn 210 mm. Đây là lượng mưa tương đương cả tháng. Dự báo
trong tuần tới ở các tỉnh phía Nam tiếp tục có mưa rào, giông có nơi mưa to với
lượng cục bộ 50-100 mm, có nơi trên 170 mm. Mưa lớn kéo dài, cơ quan khí tượng
cảnh báo nguy cơ trượt lở đất cao ở khu vực Tây Nguyên.
Ông Lê Đình Quyết, Phó
phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thuỷ văn khu vực Nam Bộ, cho biết mưa lớn kéo dài
nhiều ngày tại Nam bộ và TP HCM do cơn bão Doksuri (bão số 2) hút gió Tây Nam
hoạt động mạnh. Loại gió này mang nhiều hơi nước từ biển Ấn Độ Dương thổi vào
các tỉnh Nam bộ đầu tiên, gây mưa lớn cho khu vực này.
Giữa tháng 7, bão
Talim (bão số 1 cũng khiến gió mùa Tây Nam mạnh lên gây giống lốc ở các tỉnh
phía Nam. Bà Lê Thị Xuân Lan (nguyên phó phòng Dự báo, Đài Khí tượng thủy văn
khu vực Nam Bộ), cho biết thường các cơn bão vào Việt Nam trong tháng 6-10 theo
hướng từ Bắc vào Trung. Thời gian này, miền Nam đang mùa mưa, gió Tây Nam hoạt
động mạnh nên khi có bão cùng với gió mùa sẽ gây mưa nhiều, dai dẳng kèm theo giông
lốc.
Việt
Nam cần khoảng 400 tỷ USD để ứng phó với biến đổi khí hậu
Hùng Võ
Việt Nam cần khoảng
400 tỷ USD để ứng phó với biến đổi khí hậu, trong khi vốn từ ngân sách nhà nước
dự kiến cho lĩnh vực này chỉ đáp ứng được khoảng 130 tỷ USD.
Cục Biến đổi khí hậu
(Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa có báo cáo đánh giá việc thực hiện Nghị quyết
số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về chủ động ứng phó với biến
đổi khí hậu, trong đó nhấn mạnh để thực hiện các mục tiêu ứng phó hiệu quả, ước
tính Việt Nam sẽ cần khoảng 400 tỷ USD đến năm 2040.
Nhu cầu tài chính rất
lớn
Về kết quả thực hiện
Nghị quyết số 24, đại diện Cục Biến đổi khí hậu cho biết mặc dù hầu hết các mục
tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu được nghị quyết đề ra đều đã đạt được và có
những chuyển biến tích cực, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế.
Đơn cử như công tác
tuyên truyền về ứng phó với biến đổi khí hậu. Mặc dù hoạt động này đã được các
bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu thực tiễn; chưa
thu hút được sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trong bối cảnh thực hiện
chuyển đổi xanh và giảm phát thải khí nhà kính.
Việc triển khai các
quy định ứng phó với biến đổi khí hậu cũng chưa được triển khai mạnh mẽ ở địa
phương; chưa có các cơ chế, chính sách ưu đãi, tạo thuận lợi để khuyến khích
các doanh nghiệp đầu tư cho giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng với biến
đổi khí hậu.
Trong khi đó, hạ tầng
thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai còn thiếu, cơ sở vật chất
và trang thiết bị quan trắc khí tượng thủy văn còn chưa đồng bộ, số lượng trạm
quan trắc chưa được tự động hóa vẫn còn nhiều (khoảng 60-70%)
.Đáng chú ý, năng lực
dự báo, cảnh báo thiên tai còn chưa đáp ứng yêu cầu đối với một số loại hình
thiên tai như lũ quét, lũ ống, sạt lở, dông, lốc, mưa đá và sương mù trên biển.
Bên cạnh đó, các giải
pháp nhằm nâng cao khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu, phòng chống và giảm
nhẹ thiên tai và các mô hình thích ứng với biến đổi khí hậu cũng chưa phù hợp
với đặc thù về kinh tế-xã hội tại một số cộng đồng dân cư.
Ngoài ra, công tác
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính mới chỉ tập trung ở cấp trung ương thông qua
việc xây dựng, ban hành chính sách của các bộ, ngành; chưa phát huy vai trò của
chính quyền địa phương trong việc quản lý, thúc đẩy các biện pháp, hoạt động
giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trên địa bàn.
Trong khi đó, nhu cầu
tài chính để thực hiện các mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu ở Việt Nam là
rất lớn.
“Ước tính, Việt Nam
cần khoảng 400 tỷ USD đến năm 2040 để ứng phó (xấp xỉ 6,8% GDP hằng năm), trong
khi vốn từ ngân sách nhà nước dự kiến cho ứng phó với biến đổi khí hậu chỉ đáp
ứng được khoảng 130 tỷ USD,” đại diện Cục Biến đổi khí hậu nhấn mạnh.
Cần sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp
Hiện nay, biến đổi khí hậu đã trở thành xu thế
không thể đảo ngược. Do vậy, thích ứng với biến đổi khí hậu và thực hiện mục
tiêu phát thải ròng bằng “0” là cơ hội để phát triển bền vững.
Tuy nhiên, để ứng với
biến đổi khí hậu đạt hiệu quả, theo Cục Biến đổi khí hậu, hoạt động này cần
được ưu tiên cao nhất trong các quyết sách phát triển, tiêu chuẩn đạo đức cao
nhất của các cấp, các ngành, doanh nghiệp và người dân; ứng phó với biến đổi
khí hậu là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị, mỗi người dân và toàn xã
hội.
Trên tinh thần đó, Cục
Biến đổi khí hậu đề xuất thời gian tới cần tiếp tục hoàn thiện thể chế, pháp
luật về biến đổi khí hậu; tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức và hướng
dẫn các địa phương, cơ sở triển khai thực hiện các quy định về giảm phát thải
khí nhà kính; nghiên cứu xây dựng dự án Luật Biến đổi khí hậu.
Đặc biệt, Việt Nam cần tăng cường đầu tư cho
hạ tầng thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai và nâng cao năng lực
dự báo, ứng phó với các thiên tai do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; nâng cao
khả năng phòng chống thiên tai của đất nước, đặc biệt là các khu vực dễ bị tổn
thương cao như vùng đồng bằng sông Cửu Long, khu vực ven biển miền Trung, miền
núi phía Bắc.
Ngoài ra, phía Cục
Biến đổi khí hậu cũng đề xuất thực hiện giảm phát thải khí nhà kính phục
vụ chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế cácbon
thấp, kiểm soát tốt nguồn phát thải khí nhà kính lớn trên phạm vi toàn quốc;
thiết lập, vận hành hiệu quả thị trường cácbon trong nước và kết nối thị trường
cácbon khu vực và thế giới.
Hoạt động ứng phó với
biến đổi khí hậu cần huy động sự tham gia đầu tư của doanh nghiệp vào các hoạt
động thích ứng, các dự án đầu tư chuyển đổi xanh, phát triển công nghệ cácbon
thấp, sử dụng tiết kiệm năng lượng và tài nguyên.
Cùng với các giải pháp
ở trong nước, thời gian tới, Việt Nam cần đẩy mạnh hợp tác quốc tế, huy động
nguồn lực từ các hợp tác song phương và đa phương cho các hoạt động thích ứng
với biến đổi khí hậu, giảm phát thải khí nhà kính./.
No comments:
Post a Comment