Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 29/07/2023
samedi 29 juillet 2023
Thuymy
“Cuộc chiến này phải kết thúc. Và điều này chỉ có thể kết thúc trên cơ sở công lý và lý trí,” Moussa Faki Mahamat, Ngoại trưởng Chad và hiện là Chủ tịch Ủy ban Liên minh Châu Phi, nói với Putox vào ngày thứ hai của hội nghị thượng đỉnh Nga-Châu Phi ở St. Petersburg.
Tổng thống Congo, Denis Sassou Nguesso nói rằng kế hoạch hòa bình của châu Phi “đáng được chú ý, nhất là không nên đánh giá thấp nó ... Chúng tôi một lần nữa kêu gọi khôi phục hòa bình ở châu Âu.” Tổng thống Senegal Maki Sall cũng kêu gọi “giảm leo thang để thúc đẩy hòa bình”, trong khi Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa bày tỏ hy vọng “sự tham gia vào đàm phán mang tính xây dựng” có thể chấm dứt xung đột.
Đáp lại yêu cầu kiên quyết của người châu Phi, Putox nói: “Chúng tôi tôn trọng sáng kiến của các bạn và đang nghiên cứu kỹ lưỡng”.
Faki Mahamat cũng yêu cầu Putox khởi động lại thỏa thuận ngũ cốc mà ông đã hủy bỏ vào giữa tháng Bảy, do các nhà lãnh đạo châu Phi lo lắng về giá lương thực tăng cao. “Việc gián đoạn cung cấp năng lượng và ngũ cốc phải được chấm dứt ngay lập tức’’. Ông nói: Thỏa thuận ngũ cốc phải được mở rộng vì lợi ích của tất cả các dân tộc trên thế giới, đặc biệt là người châu Phi.
Bình loạn :
Châu Phi không hài lòng với trò “ban phát” ngũ cốc của Putox. Vấn đề cung cấp ngũ cốc với các chính trị gia châu Phi đến dự hội nghị thượng đỉnh ở St. Petersburg là một trong những vấn đề quan trọng nhất. Việc Putox tuyên bố cung cấp ngũ cốc miễn phí cho 6 quốc gia (có thể coi là “bạn của Nga”) là rất nhỏ so với tổng kim ngạch xuất khẩu của Nga và nhu cầu của người dân châu Phi. Họ (các nước châu Phi) nhất quyết nối lại thỏa thuận với Ukraine.
Azali Assoumani, Chủ tịch Liên minh châu Phi, một tổ chức tập hợp tất cả các quốc gia trên lục địa, cho biết việc giải quyết vấn đề này nên được “ưu tiên”. Những người tham gia hội nghị thượng đỉnh dự định thảo luận với Putox về việc nối lại thỏa thuận ngũ cốc, vì “những hậu quả ảnh hưởng đến toàn thế giới, và đặc biệt là châu Phi trong các vấn đề kinh tế xã hội.”
Tổng thống Zimbabwe từ chối lời đề nghị cung cấp lương thực của ông Putox. Tổng thống Emmerson Mnangagwa nói với Reuters rằng Zimbabwe không cần thêm nguồn cung cấp ngũ cốc. Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa trong cuộc gặp với Vladimir Putox nói rằng các nước châu Phi biết ơn Liên bang Nga đã cung cấp ngũ cốc miễn phí, nhưng họ không đến để nhận “quà”. Ông lưu ý rằng châu Phi đề xuất nối lại thỏa thuận ngũ cốc.
Tưởng “phát chẩn” như thế nào, hóa ra vừa đ*o vừa run, bố tiên sư anh Putox. Phải như hồi dầu khí được bán bình thường, túi tiền căng phồng thì chắc là cũng dám chơi miễn phí cho cả châu Phi đấy. Tự nhiên tui muốn đặt câu hỏi rằng: Nếu ở vào địa vị của Putox hiện nay, mà là Tập Cận Bình thì ông ấy ra sao nhỉ? Người Trung Quốc rất rõ lái lẽ “đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn,” đã bị cô lập thì thí quân lấy thế chứ ai lại vẫn còn tiếc mấy cân hạt kê.
Trong khi đó ngoài chuyện dùng hành lang trên biển trong vòng 12 hải lý men theo bờ Hắc Hải của các nước Ukraine – Rumani – Bulgari thì người ta cũng đang tính phương án kéo hàng theo đường bộ.
Hồi đầu chiến tranh, xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu của Ukraine qua các tuyến đường biển hoàn toàn bị cắt đứt, nhưng sau đó đã có thể lưu thông nhờ Liên hợp quốc hỗ trợ thông qua Sáng kiến ngũ cốc Biển Đen. Trong khi đó, Liên minh châu Âu đã trở thành điểm nhập khẩu và trung chuyển chính đối với các loại ngũ cốc của Ukraine theo sáng kiến “Các tuyến đường đoàn kết”, bao gồm cả cảng Constanta ở Biển Đen của Romania.
Tuy nhiên, nhà xuất khẩu nổi bật nhất ở khu vực Biển Đen là Nga, từ đó xuất khẩu mạnh mẽ tiếp tục được “bơm” vào năm 2022/23 và được dự báo sẽ đạt kỷ lục về xuất khẩu lúa mì hàng năm. Bất chấp tuyên bố của chính phủ Nga về những thách thức xuất khẩu, xuất khẩu ngũ cốc và hạt có dầu của Nga đã phát triển mạnh trong năm tiếp thị hiện tại với nguồn cung dồi dào và giá cả cạnh tranh. Khối lượng xuất khẩu có thể còn lớn hơn, nhưng chính phủ Nga vẫn tiếp tục áp dụng thuế xuất khẩu và hạn ngạch, các biện pháp hạn chế thương mại tự áp đặt.
Trong thập kỷ qua, sản lượng ngũ cốc và hạt có dầu của Nga đã tăng lên đáng kể do cả việc mở rộng diện tích một số loại cây trồng và cải thiện năng suất đối với những loại cây trồng khác. Vào năm 2022/23, sản lượng của tất cả các loại ngũ cốc và hạt có dầu chính đều tăng. Trên thực tế, Nga đã đạt kỷ lục về sản lượng lúa mì, hạt hướng dương và hạt cải dầu. Cả lúa mạch và lúa mì chủ yếu là cây trồng vụ đông đã bị ảnh hưởng tiêu cực bởi sự kiện đóng băng vào năm 2021/22 nhưng đã phục hồi nhờ điều kiện thời tiết lý tưởng vào năm 2022/23. Sản lượng lúa mì đã tăng gần gấp đôi so với một thập kỷ trước.
Việc mở rộng sản xuất ngũ cốc và hạt có dầu của Nga trong năm 2022/23 là do diện tích gieo trồng của tất cả các loại cây trồng (trừ ngô và hạt hướng dương) cũng như năng suất của tất cả các mặt hàng này đều tăng (với kỷ lục đối với tất cả các mặt hàng trừ hạt hướng dương, lớn thứ hai được ghi nhận).
Dữ liệu lịch sử xuất nhập khẩu trong vài năm qua cho thấy một số thị trường xuất khẩu ngũ cốc lớn liên tục bao gồm Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi, Iran, Kazakhstan và Nigeria. Các thị trường dầu hạt hướng dương hàng đầu bao gồm Trung Quốc, Thổ Nhĩ Kỳ và Ai Cập và các thị trường hàng đầu cho thị trường bột hạt hướng dương bao gồm Thổ Nhĩ Kỳ, EU và Belarus. Nhiều quốc gia trong số này có dữ liệu thương mại đáng tin cậy, dễ tiếp cận. Ví dụ, Thổ Nhĩ Kỳ là đối tác thương mại chính đối với lúa mì và bột hạt hướng dương. Dữ liệu đến tháng 2 năm 2023 nêu bật hoạt động xuất khẩu mạnh mẽ và mở rộng thị phần của Nga.
Xuất khẩu lúa mì của Nga được dự báo sẽ đạt kỷ lục 45 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, tăng 36 % so với năm trước và cao hơn 3,5 triệu tấn so với kỷ lục trước đó trong niên vụ 2017/18. Con số này cao hơn nhiều so với nhà xuất khẩu lớn tiếp theo với xuất khẩu lúa mì của EU là 35 triệu tấn.
Sau đây là tin của Reuter hồi cuối tháng Năm (ngày 21) năm nay: Nga có kế hoạch thu hoạch trung bình khoảng 130 triệu tấn ngũ cốc mỗi năm và xuất khẩu tới 55 triệu tấn, Thứ trưởng thứ nhất Bộ Nông nghiệp Liên bang Nga Oksana Lut cho biết.
Bà này nói thêm rằng Mátxcơva đã cố gắng tăng xuất khẩu ngũ cốc mặc dù một số quốc gia từ chối ngũ cốc của Nga vì cuộc chiến tranh ở Ukraine, cái mà mà Nga vẫn gọi là “hoạt động quân sự đặc biệt.”
“Mặc dù số lượng quốc gia mua hàng giảm, nhưng chúng tôi đã tăng khối lượng bán hàng... Chúng tôi không theo đuổi số lượng quốc gia mua hàng mà chúng tôi đang theo đuổi các mối quan hệ đối tác tốt”, Lut cho biết bên lề một diễn đàn công nghiệp hôm 19/5 năm nay.
Theo ông Eduard Zernin, người đứng đầu hiệp hội các nhà xuất khẩu ngũ cốc của Nga, Nga hiện đang vận chuyển khoảng 80 % lượng ngũ cốc của mình đến Trung Đông và Bắc Phi, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Iran, Ả Rập Saudi và Algeria là 5 khách hàng mua hàng đầu.
Khoảng ngày 15 – 16 tháng Năm, bộ trưởng Nông nghiệp Nga Dmitry Patrushev cho biết rằng vụ thu hoạch ngũ cốc sẽ đạt ít nhất 123 triệu tấn vào năm 2023 trong khi xuất khẩu ngũ cốc sẽ đạt khoảng 50 – 55 triệu tấn trong niên vụ 2023 – 2024.
Thỏa thuận ngũ cốc Biển Đen cho phép vận chuyển nông sản Ukraine an toàn đã được gia hạn thêm hai tháng trong tuần thứ ba của tháng Năm. Tuy nhiên, Mátxcơva cho biết họ muốn thấy nhiều tiến bộ hơn trong việc thực hiện các phần của gói quy định ảnh hưởng đến Nga, bao gồm cả việc tái kết nạp ngân hàng nông nghiệp của mình vào hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và khởi động lại đường ống dẫn khí a-mô-ni-ắc giữa Nga và Ukraine.
Như vậy, thực chất thỏa thuận ngũ cốc là thứ ban đầu Nga, vốn dựa trên cơ sở hạm đội Biển Đen của họ vẫn còn đủ năng lực phong tỏa các con đường hàng hải ra vào các cảng của Ukraine để nhập hàng… nhưng… Nhưng với một điều kiện quan hệ với Thổ Nhĩ Kỳ phải cơm lành canh ngọt kia. Chỉ cần một câu nói làm mếch lòng Erdogan thì ngay lập tức Thổ Nhĩ Kỳ biến hạm đội Biển Đen Nga thành lũ mèo ướt.
Quên làm sao được cú bắn hạ Su-24 của F-16 Thổ Nhĩ Kỳ mà Putox tức tối gọi là cú “đâm sau lưng.” Và một cái nhưng nữa, câu chuyện rất giống như “mang tiếng là” gia ơn cho Ukraine được bán ngũ cốc ra thế giới, nhưng hóa ra Nga cũng cần hơn bao giờ hết khi mà nguồn tiền thu được từ dầu khí ngày càng ít đi.
Kỳ này mời các “bạn” châu Phi sang, Putox tưởng là toàn các anh chết đói, nghe thấy thiếu lương thực là sợ, ai dè câu chuyện lại sang hướng khác. Sau cú quại lần hai vào cầu Kerch, Nga Putox lập tức giở trò nào là rút khỏi thỏa thuận, nào là tuyên bố sẽ bắn chìm tất cả các tàu kể cả dân sự ra vào các cảng của Ukraine.
Tầm này thì… “nhất là bét,” năng lực của hạm đội Hắc Hải Nga như thế nào người Ukraine biết thừa, cũng tuyên bố chẳng khác nào tuyên chiến một cuộc chiến tranh trên biển. Có bao nhiêu là Harpoon được viện trợ về, không dùng thì để làm gì chứ.
Tuyên bố của Nga không nói rõ là bắn các tàu chạy ở đâu, ở hải phận quốc tế hay trong hành lang 12 hải lý, tức là vùng nước nội thủy của các nước thành viên NATO như… Romania. Nếu vào trường hợp thứ nhất, sẽ là chiến tranh trên biển giữa Nga – Ukraine và nếu Erdogan “máu” thì có thể sẽ có cả Thổ Nhĩ Mừ tham gia. Nếu vào trường hợp thứ hai, thì sẽ có chiến tranh giữa Nga và NATO, trước mắt có thể là một cuộc chiến tranh hạn chế trên biển và hạm đội Hắc Hải sẽ sớm chẳng còn cái tàu nào cả.
Vậy người Ukraine sẽ cần gì tiếp theo?
2. Ban ngày là thợ làm tóc, ban đêm là thợ săn máy baykhông người lái
3. Tình hình quân đội Nga theo báo cáo của tình báo quân đội Ukraine
- Tâm trạng hoảng loạn tiếp tục lan rộng trong các nhân viên của lực lượng chiếm đóng Nga.
Phần lớn quân nhân Nga đã trải qua khóa huấn luyện trên lãnh thổ Cộng hòa Bêlarut và được tái triển khai đến các cơ sở huấn luyện của Tỉnh Nizhny Novgorod và Lãnh thổ Krasnodar của Liên bang Nga để bổ sung, phục hồi tổn thất của các đơn vị lực lượng chiếm đóng hồi đầu tháng này, những người này đang cố gắng tránh phải bị tái bố trí vào các khu vực chiến sự.
Có những sự thật đã được xác nhận về việc gia tăng đào ngũ, tự ý bỏ ngũ trong đơn vị quân đội Nga. Việc trốn tránh mệnh lệnh và tự gây thương tích cho bản thân để tránh bị gửi đến lãnh thổ Ukraine cũng càng ngày càng phổ biến. Để đối phó, lãnh đạo quân đội Nga tăng cường “công tác thông tin và giải thích” (thực chất là đe dọa) được thực hiện bởi chỉ huy các đơn vị của lực lượng chiếm đóng của Nga hướng tới đối tượng quân nhân Nga.
Tuy nhiên, các mối đe dọa bỏ tù và hành quyết trở nên không hiệu quả và thậm chí còn làm mất tinh thần của các nhân viên của các đơn vị chiếm đóng.
- Các blogger đang hợp tác tích cực với Điện Kremlin được yêu cầu giảm tỉ lệ đưa tin của Chiến dịch quân sự đặc biệt trong các bài đăng của họ và chuyển đối tượng sang các độc giả tích cực. Tỉ lệ các bài đăng dành cho Chiến dịch quân sự đặc biệt nên giảm xuống dưới 30 %, phần còn lại của tập được đề xuất dành cho các chủ đề về niềm tự hào về đất nước, cơ hội, chủ quyền, hy vọng, sự tự tin, truyền thống và tính hợp pháp. “Nhiệm vụ là xây dựng các chủ đề tích cực trong thời gian chuẩn bị cho chiến dịch” – một nguồn tin Nga cho biết.
4. Một số tin tức quốc tế liên quan
- Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ: Chúng tôi kêu gọi Nga kiểm soát những hành vi vô trách nhiệm của các lực lượng nước này trong không phận Syria.
- Trung Quốc dự định tổ chức Diễn đàn Vành đai và Con đường đầu tiên kể từ sau đại dịch Covid-19 trong năm nay. Được khởi xướng bởi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đây là một dự án khổng lồ mà theo một số ước tính, có thể thu hút 1 nghìn tỉ đô la đầu tư, được cho là kết nối châu Á với châu Âu, châu Phi và châu Mỹ Latinh bằng một mạng lưới đường sắt và đường bộ, cảng, đường ống dẫn mới và cơ sở vật chất hạ tầng khác.
Năm năm trước, một số nước châu Âu đã tích cực tham gia Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Nhưng năm nay, không ai trong số các nhà lãnh đạo EU sẽ đến diễn đàn mới của ông Tập, theo tờ “The Wall Street Journal”. Một trong những lý do từ chối là sự có mặt của Putin theo kế hoạch tổ chức diễn đàn. Thứ hai là mối quan tâm của người châu Âu về ảnh hưởng ngày càng tăng của một Trung Quốc ngày càng hung hăng trong chính sách đối ngoại và việc không muốn trở nên phụ thuộc kinh tế vào nước này. Hoa Kỳ cũng kêu gọi không hợp tác với Trung Quốc.
5. Tin chiến sự. Theo bản tin mới nhất của Bộ Tổng tham mưu Ukraine thì có một điểm đáng chú ý nhất tui nhặt luôn ra đây:
- Trục Lyman: kẻ thù đã tiến hành các cuộc tấn công không thành công ở các vùng lân cận của rừng Serebryanskyy và Bilohorivka (vùng Luhansk).
Bình loạn :
Xin các bác quá bộ xem bản đồ của Chuck Pfarrer ngày 26/7, báo cáo rằng lực lượng Nga đã tấn công tiến được đến 6 ki-lô-mét từ đông sang tây, với điểm xuất phát là Shypylivka. Ngoài ra một mũi tấn công nữa xuất phát từ Zolotarivka vòng qua phía nam Bilohorivka để tiếp cận Serebryanka.
Nhưng đến hôm nay tức là sau 3 ngày, vẫn là tin quân Nga tấn công ở đó trong khi cũng vài hôm trước ISW tổng hợp các nguồn tin nước ngoài cho biết chính quân Ukraine cũng tấn công ở đây. Theo những thông tin tui tìm hiểu được, hiện nay trong khu vực rừng Serebryanskyy với chiều dài khoảng 10 ki-lô-mét, rộng từ 3 đến 5 ki-lô-mét vẫn do quân Ukraine chiếm giữ và thường xuyên sử dụng làm bàn đạp xuất phát tấn công vào các đơn vị quân Nga theo các hướng phòng thủ Dibrova, Kuzmyne và nhìn chung là họ đã ở cách vị trí đầu tiên của quân Nga là Shypylivka rất gần.
Khu vực này vốn có sông Siversky Donets vòng vèo, giảm nhẹ gánh nặng xây dựng hệ thống phòng thủ cho quân Nga cũng kha khá. Dù gần nhưng nếu quân Ukraine muốn tấn công Kreminna, Rubizhne hay Serevodonetsk đều phải qua sông. Tuy nhiên Lysychansk thì đã ở sát ngay bên cạnh.
- Ở hướng Berdyansk, sau khi làng Staromaiorske được giải phóng, các đơn vị của lữ đoàn cơ giới 60 của địch, vốn tiếp tục chiến đấu ở làng Urozhaine, trên thực tế đã bị bao vây từ 3 phía. (theo blogger Zvizdec Manhustu).
• Đánh giá của Mỹ về diễn biến chiến dịch quân sự của Nga ở Ukraine.
Các lực lượng Ukraine đã phát động một chiến dịch phản công cơ giới hóa đáng kể ở phía tây tỉnh Zaporizhia vào ngày 26 tháng 7 và dường như đã chọc thủng một số vị trí phòng thủ đã được chuẩn bị sẵn của Nga ở phía nam Orikhiv. Cảnh quay được định vị địa lý cho thấy các lực lượng Ukraine có khả năng đã tiến đến trong vòng 2,5 km trực tiếp về phía đông Robotyne trong cuộc tấn công.
6. Nhận xét và đoán mò
Có thể đây là lần thứ ba hoặc thứ năm gì đó, tui viết về cách đánh của người Ukraine đã thay đổi rất nhiều và bây giờ liệu đã phải là lúc nói về lần thay đổi mới nhất nữa hay không… Xin nhìn lại đôi chút, khi chúng ta nói chuyện về chiến lược của người Ukraine là kéo giãn phòng tuyến quân Nga ra đến cả nghìn ki-lô-mét, và đánh vào hệ thống hậu cần của họ.
Điều này gần đây đã được tướng Ben Hodges xác định là đúng. Ông nói: “Người Ukraine đã rất cẩn thận chiếu cố tất cả những gì ở sau chiến tuyến của quân Nga: các kho hậu cần, điểm tập trung quân và sở chỉ huy. Các di chuyển trên các tuyến đường cũng được theo dõi chặt và bị tấn công bất cứ lúc nào.” Đồng ý với cấp dưới cũ của mình, tướng David H. Petraeus bổ sung thêm: họ (người Ukraine) còn “xử lý” cả bộ binh Nga trên tuyến đầu, ngay trong công sự phòng ngự.
Như cách đây khoảng 2 tuần tui đã báo cáo các bác: Trên chiến trường miền nam Zaporizhia quân Ukraine sử dụng các nhóm quân nhỏ thay phiên nhau tấn công liên tục cả ngày lẫn đêm với những mũi ở cách xa nhau. Trước khi tấn công, họ dùng pháo binh bắn chính xác vào tận công sự của quân Nga, khi chiến trường đủ mềm mới tiến lên và điều đó làm cho bộ chỉ huy Nga khi nhận thấy tình thế có thể mất vị trí, phải điều các lực lượng dự bị từ tuyến sau lên và lại làm mồi cho pháo binh của Ukraine. Cách đánh này của người Ukraine đặt mục đích chiếm đất lên hàng đầu, mà nó đã là “chiến lược – chiến thuật” tiêu hao lực lượng quân Nga và việc chiếm được đất chỉ thể hiện ra là quân Nga ở khu vực đó đã kiệt quệ.
Điều này thể hiện rất rõ qua trận đánh giải phóng làng Staromaiorske hôm kia: quân Nga ở đó đã kiệt quệ và cuối cùng, đầu hàng.
Trước cái mốc 05/06 tức là mốc mà tất cả đều ghi nhận là “cuộc phản công của người Ukraine bắt đầu”, quân Nga có 10 tháng chuẩn bị nhất là xây dựng ở chiến trường miền nam “phòng tuyến Surovikin” – với hi vọng là sẽ biến trận đánh này thành “trận Kursk của thế kỷ 21” – lặp lại lịch sử sau 80 năm. Bọn chúng cũng tuyên truyền nhiều về “người Nga lại tiếp tục đốt xe tăng Đức”.
Về lý thuyết, như tui đã trình bày từ hồi đó, là bọn chúng sẽ lại tìm cách để xe tăng của Ukraine sa vào bãi mìn, đứt xích không di chuyển được và làm mồi cho pháo binh Nga bắn từ phía sau. Các nghiên cứu của quân sự phương Tây về bố phòng của Nga thông qua các không ảnh vệ tinh ghi lại cho thấy đúng như vậy: tuyến phòng ngự thứ nhất gồm bãi mìn, răng rồng rồi hào chống tăng, sau đó là hệ thống công sự thường ở các vị trí cao hơn; sở chỉ huy lùi xa thêm vài trăm mét nữa và tuyến sau là pháo binh cấp tiểu đoàn (thời điểm này người ta ghi nhận chủ yếu là súng cối). Để hỗ trợ có pháo binh cấp trung đoàn và sư đoàn nữa. Sau khi quân Ukraine cường tập có thể vượt qua được tuyến phòng thủ thứ hai, thì lực lượng dự bị của Nga sẽ tổ chức phản kích vào hai bên sườn bằng những nắm đấm mạnh của xe tăng và bộ binh cơ giới.
Vấn đề là mọi chuyện đã không diễn ra như vậy. Ngay cả các chuyên gia quân sự Đức cũng phàn nàn là người Ukraine không đánh nhau như được huấn luyện, trên chiến trường không cho thấy hành động phối hợp lớn binh chủng hợp thành. Thực tế người Ukraine dùng cách tấn công các nhóm quân nhỏ, cơ động tiến lùi, di chuyển liên tục. Cũng vì vậy, bộ chỉ huy Nga không có cơ hội áp dụng lý thuyết chống chiến dịch tấn công binh chủng hợp thành lớn. Họ buộc phải xé lẻ các đơn vị để tổ chức phản kích vì quân Ukraine cũng không sử dụng đơn vị lớn, và cứ hễ phản kích thì lại bị pháo của người Ukraine bắn sát thương. Đó chính là kịch bản “bào mòn” trong thời gian qua người Ukraine tiến hành khá hữu hiệu.
Không chỉ thế, hôm 13/05 tui có viết: có thể bọn Nga còn chẳng tổ chức được những cú phản kích vào hai bên sườn mũi tấn công – là vì tui cũng đã hình dung ra phần nào “chiến lược – chiến thuật” của người Ukraine là sẽ không tấn công lớn, ào ạt vì như thế sẽ đúng ý đồ của bộ chỉ huy Nga. Và cho rằng, người Ukraine sẽ tiếp tục đánh phá hậu cần để xe tăng Nga không có nhiên liệu chạy. Hồi đó (tháng Tư) đã có thông tin ở chiến trường miền Nam, Bộ chỉ huy Nga để dành 1 tập đoàn quân xe tăng để làm nhiệm vụ này. Đúng lý thuyết thì các trận phản kích sẽ tiến hành khi quân Ukraine gần hết sức sau những đợt tấn công dài ngày (từ 1 đến 2 tuần) rồi sau khi thu được thắng lợi, sẽ phát triển thành chiến dịch tấn công với mục tiêu là thành phố Zaporizhzhia và vùng phụ cận.
Nhưng mà đến gần đây khi đọc các post của bọn milblogger Nga, tui đã bắt gặp một số phàn nàn rằng các đợt phản kích của quân chúng sử dụng quá ít xe tăng – phần lớn là chỉ một chiếc và chiếc xe tăng đơn độc này nhanh chóng bị tiêu diệt. Ngoài lý do dễ suy luận nhất là do quân Ukraine không sử dụng quá nhiều lực lượng tấn công, thì có thể còn các lý do khác, chẳng hạn như quá trình bào mòn thực sự cũng diễn ra rất lâu, Nga chuẩn bị phòng ngự lâu như thế nào thì bào mòn cũng lâu như thế và gần đây thì rộ lên rất mạnh. Tình trạng kiệt quệ không chỉ diễn ra cho riêng bất cứ binh chủng nào.
Chúng ta cũng cần ghi nhận một đặc điểm. Cách đây vài tuần tui viết: số phận của Bakhmut chỉ tính bằng tuần. Đó là ngày 12/06, tui viết trước tình hình Bakhmut sẽ bị giam lỏng và đến hết tháng Bảy này sẽ là tròn 7 tuần, vẫn không thấy sụp đổ đâu, đúng là đoán mò láo rồi. Ấy không, “tính bằng tuần” về nguyên tắc là dưới một tháng, nhưng vẫn có thể du di lên… dưới 10 tuần chứ, hi hi. Nhưng rõ ràng là người Ukraine không hề vội.
Cả câu chuyện “chiến lược – chiến thuật” bào mòn trên chiến trường trên đây, lẫn chuyện Bakhmut đang nói, đều cho thấy cái “chiến lược – chiến thuật” này của người Ukraine rất công khai mà quân Nga không thể làm gì được: không cho quân ra cứu thì mất vị trí, mà cho quân ra cứu thì bị đánh tiêu hao; tấn công như ở Kupyansk thì người ta không mắc bẫy mà đánh kiểu hết hơi như thế thì không khác gì đấm nhau bằng bàn tay xòe, trước sau cũng nướng hết lực lượng vào đó; và càng kéo dài thì càng bị tàn phá hậu cần, kết cục chết đói càng chắc chắn.
Vậy nên, mong các bác, kể cả các KOL đừng thấy chiến trận chậm một chút thì bảo là bế tắc, tấn công mạnh một chút thì bảo là thiệt hại nặng. Người ta ở trong phải rõ hơn chúng ta, năm ngoái người Ukraine đánh chiếm Kharkiv và Kherson khéo như thế, chẳng nhẽ tự dưng năm nay ngốc đột xuất? Người ta đã KHÔNG VỘI thì chúng ta cứ hối thúc để làm gì chứ. Các bác KOL thích tỏ ra khách quan rồi lao vào tin giả của Nga trên mạng xã hội, sẽ thấy chúng nó viết các đơn vị anh hùng của chúng nó chiến đấu kiên cường cho đến lúc bỏ chạy như vịt hoặc đầu hàng.
Mấy hôm nữa chắc lại có tin về các đơn vị: Trung đoàn 177 thuộc Lữ đoàn 810 Thủy quân lục chiến Nga, Trung đoàn bộ binh cơ giới 71 của Sư đoàn 42 Nga đang trấn giữ ở Robotyne thôi.
Có bác hỏi tui: Vậy sao Nga mạnh như thế, quân đội lớn như thế mà không tổ chức tấn công nữa à? Đó, việc Shoigu mò sang tận Bắc Triều Tiên tìm đạn pháo thì có thể nói gần như chắc chắn là công nghiệp quốc phòng của họ không thể sản xuất được. Để tổ chức một trận tấn công mới, ít nhất cho 20 ngày tấn công đầu tiên mỗi ngày bắn bét ra 50.000 đạn (đợt cao điểm tấn công Serevodonetsk họ bắn 70.000 đến 75.000 đạn 1 ngày) – thì Nga cần 1 triệu đạn pháo, mà với tương quan hai bên hiện nay thì Nga cần chuẩn bị gấp đôi số đó là tối thiểu – nghĩa là ước tính 1 triệu đạn Grad BM-21 (nặng 67kg một quả) và 1 triệu đạn 152mm (nặng 52 kg một quả).
Với hai triệu đạn này, khối lượng của chúng là khoảng 130.000 tấn, nghĩa là cần 3.250 toa tầu hỏa loại 40 tấn và tương đương 46 đoàn tàu hỏa với tiêu chuẩn Nga là kéo 70 toa 1 đoàn. Không có gì đảm bảo rằng cháu Ủn sẽ bán cho chú Pu và Shoigu đạn pháo, vì Triều Tiên đang nợ tiền của Nga (có nguồn nói là 1 tỉ đô) và bán trừ nợ thì chẳng được cái gì cả. Trong một diễn biến khác không rõ bằng cách nào mà người Ukraine có đạn BM-21 của Triều Tiên sản xuất trong thời gian từ 1980 đến 1990 đem bắn vào quân Nga ở Bakhmut.
• Tin bổ sung:
- Vào tối ngày 28 tháng 7, tại Vịnh Cossack ở Sevastopol, hai kho đạn cũng… kha khá lớn của Nga bị tên lửa gì hỏi thăm, trong khi các hệ thống phòng không của Nga bận đi nghỉ mát.
- Hôm nay 29/07, Lực lượng Vũ trang Ukraine một lần nữa cố gắng phá hủy Cầu Chongar bằng tên lửa Storm Shadow, nhưng họ đã không thành công vì tên lửa bị hỏa lực phòng không bắn hạ. Theo Thống đốc vùng Kherson, các mảnh vỡ của một trong những quả tên lửa đã làm hỏng gian hàng cho những người xếp hàng qua cầu và đường dây liên lạc. Các hư hỏng đã được sửa chữa.
Cần lưu ý rằng hàng xe ô tô ùn tắc đã thực sự được nhìn thấy ở đó ngày hôm nay. Do đó, có thể khẳng định rằng cuộc tấn công tên lửa gần đây vào sân bay Starokostyantyniv (tỉnh Khmelnytskyi – PL), nơi Su-24M của Ukraine được nâng cấp để phóng Storm Shadow, đã không đạt được mục tiêu – máy bay và tên lửa của họ vẫn tồn tại và tiếp tục được sử dụng cho các cuộc tấn công. (Tin nguồn mạng xã hội Nga).
Đến đây tui xin quay lại với vấn đề đang bỏ dở ở mục về ngũ cốc trên đây. Vậy người Ukraine cần gì? Bây giờ là lúc họ đã rõ, hạm đội Hắc Hải của Nga không có khả năng phong tỏa cái gì hết ngoài bờ biển của chính họ, và nếu loạng quạng ra ngoài để gây sự, chắc chắn lại ôm đầu máu mà chạy. Đó là mới chỉ tính đến việc họ đối đầu với lực lượng hải quân “gần 0” của Ukraine, chứ không nói đến việc Thổ Nhĩ Kỳ dây dưa vào. Vì vậy nếu nói cần gì, thì người Ukraine cần chóp bu quân sự Nga manh động, gì chứ “phơ” một cái tàu bất kỳ nào đó, kể cả tàu dân sự chở ngũ cốc, thì đảm bảo là Nga cũng khỏi chở ngũ cốc đi đâu hết. Vì vậy, tình hình hiện nay thì Nga chỉ mới dọa rồ, chứ bố bảo cũng không dám bắn tàu dân sự trên Biển Đen, và căn cứ vào việc chưa có tin tức gì về vụ phong tỏa hay bắn tàu hàng, ta có thể đoán được rằng… tàu hai bên vẫn chạy, việc Putox rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc là vô nghĩa.
Có lẽ phải quại cầu Kerch thêm phát nữa. Quại cái này một mũi tên được hai đích: đánh què bên đường sắt, hậu cần Nga ở miền nam lại nhanh chết đói; và ép Putox thêm tí nữa xem có dám bắn tàu không. Cầu Chongar thì mai kia lại độp tiếp cho phát để bọn ô tô khỏi đi về đại lục luôn. Về ngày, cứ từ 01/08 trở đi, các mốc ngày 01/08, 05/08, 07/08 12/08, 22/08 hoặc 23/08 đều là những ngày thích hợp. Dãy các mốc thời gian này có thể không chỉ cho cầu Kerch hay Chongar, mà còn cho các sự kiện lớn hơn.
Tui thì rất tin Budanov các đồng chí ạ.
PHÚC LAI 29.07.2023
No comments:
Post a Comment