Đối Thoại Điểm Tin ngày 14 tháng 07 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Bộ
trưởng Tài chính Mỹ sắp thăm Việt Nam
Phụ huynh ‘chạy đôn chạy
đáo’ kiếm trường cho con
TT Biden nói ‘Tôi đảm bảo
hoàn toàn’ cam kết của Hoa Kỳ với NATO
Vụ
chuyến bay giải cứu: các quan chức vòi tiền, ra giá tính trên đầu người
Việt Nam đình chỉ 3 tháng tạp chí
trực tuyến Zing News sau khi điều tra
Mỹ kêu gọi Trung
Quốc ngừng quấy rối tàu thuyền ở Biển Đông
Tướng Nga nói các quan chức quân sự hàng đầu phản bội binh sĩ chiến đấu
ở Ukraine
Bà Yellen đến Bắc
Kinh và hiện tượng cầu vồng bảy sắc
Cộng
sản Việt Nam bị giằng co trong nước trước lựa chọn giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc
Cần
chấm dứt đàn áp các tổ chức dân sự để triệt “đường lưỡi bò” Trung Quốc
Âm
mưu của Trung Quốc từ câu chuyện của nàng Barbie
Biển
Đông: Trung Quốc phá hoại tiến trình COC
Xét
xử vụ ‘chuyến bay giải cứu’: Nhiều điều nực cười đến khó tin!
Dân
biểu Lê Trang Đài với nỗ lực giúp trả tự do cho ông Châu Văn Khảm và thúc đẩy
quan hệ Việt Úc
Hà
Nội “bắt vét” theo tội danh vi phạm Điều 117 và Điều 331?
Trại
giam Nam Hà từ chối đưa TNLT Vũ Quang Thuận đi chữa bệnh
Thầy
giáo dẫn đoàn học sinh dự cuộc thi Genius Olympiad xin lỗi sau vụ lùm xùm “đánh
cắp” bài thi
Nghệ
An: Công an nghi ngờ tàn thuốc lá của công nhân điện gió gây cháy 10 ha rừng
Đề
nghị Bộ Chính trị kỷ luật hai nguyên Bí thư tỉnh Thanh Hoá liên quan FLC, AIC
Nhà hoạt
động Trương Văn Dũng hô “đả đảo Cộng sản” trong phiên phúc thẩm
ASEAN
và Trung Quốc đồng ý hoàn tất Bộ quy tắc về ứng xử ở Biển Đông vào năm 2026
Biển
Đông: Philippines và Mỹ kêu gọi việc tuân thủ phán quyết của toà quốc tế, Bắc
Kinh phản đối
Tạp
chí điện tử Zing đình
bản ba tháng
Phái
đoàn của Bộ Ngoại giao Pháp lần đầu gặp Hội đồng Liên Tôn Việt Nam
Vài
suy nghĩ trước phiên tòa kỷ lục hôm nay
Hai tổ chức nhân quyền quốc tế kêu gọi trả tự do cho ông Trương
Văn Dũng
Việt Nam: Những
lý do gì khiến Zing News bị ngưng hoạt động ba tháng?
Báo chí Việt Nam có đang chịu cảnh một cổ 'ba bốn tròng'?
VN: Báo chí cách mạng có bị kiểm duyệt khi đưa tin bất
ổn ở Đắk Lắk?
Diễn viên
Hollywood tham gia cuộc đình công lịch sử cùng các biên kịch
Lầu Năm Góc nói
Wagner không còn quan trọng ở Ukraine
Nato: Kiểm tra
thực tế cho Ukraine dù có lời lẽ nồng ấm
Tướng Nga ở
Ukraine bị sa thải sau khi chỉ trích lãnh đạo
Prayuth
Chan-ocha: Thủ lĩnh đảo chính ở Thái Lan rời chính trường
Người dẫn chương
trình Huw Edwards của BBC là ai?
Thái Lan: Ứng
viên cải cách Pita không trở thành thủ tướng
Philippines
không cấm Barbie vì 'không phải đường chín đoạn': Dư luận Việt Nam đọc nhầm bản
đồ?
Ấn Độ cần Pháp để đa dạng hóa đối tác đầu tư và công nghệ
Tướng Mỹ : Washington và đồng minh cần tăng tốc giao vũ khí cho
Đài Loan
Hoa Kỳ : Diễn viên, biên kịch đình công, Hollywood bị tê liệt
Lenôtre, tượng đài của làng bánh ngọt Pháp
Vệ tinh nhân tạo: Nguy cơ va chạm gia tăng một cách nguy hiểm
Tổng thống Ukraina hài lòng về bảo đảm an ninh của G7 và NATO
Thái Lan: Ứng viên đảng Tiến Bước không được Quốc Hội bầu làm thủ
tướng
Pháp triển khai lực lượng an ninh “đặc biệt” cho ngày Quốc Khánh
14/07
Quan hệ Nga – NATO : Đã đến điểm « bất khả khứ
hồi » ?
Đà phản công của Ukraina gặp trở ngại do các bãi mìn Nga
Wagner giao cho quân đội Nga hàng chục nghìn vũ khí hạng nhẹ và
thiết bị quân sự
Lính Ukraina trên chiến trường đánh giá về vũ khí nước ngoài viện
trợ
NATO “chĩa mũi dùi” vào Trung Quốc
Biển Đông : Trung Quốc - ASEAN nhất trí đúc kết COC trong 3 năm
tới
Các nước ASEAN cố đạt được lập trường thống nhất về hồ sơ Miến
Điện
Tin tặc Trung Quốc xâm phạm email của 20 cơ quan chính phủ Mỹ
Vì sao nước Pháp trải thảm đỏ đón thủ tướng Ấn Độ ?
NATO còn xa vời, người dân Ukraina vẫn tin vào chiến thắng
(AFP) -
Nghị viện Châu Âu thông qua dự luật “Khôi phục thiên nhiên” với số phiếu sít
sao. “Hiệp
định Xanh châu Âu” đã nhận được 336 phiếu thuận, 300 phiếu chống và
13 vắng mặt trong phiên họp toàn thể ngày 12/07/2023 tại Strasbourg, Pháp. Dự
luật đặt mục tiêu khôi phục các hệ sinh thái tại 20% diện tích đất liền và biển
của Liên Hiệp Châu Âu từ nay đến năm 2030. Tổng cộng hơn 80% các hệ sinh thái
và 70% đất đai châu Âu hiện trong trạng thái tồi tệ. Cánh hữu và cực hữu
châu Âu không thành công trong kiến nghị bác bỏ dự luật (312 phiếu ủng hộ, 326
phiếu chống, 12 vắng mặt).
(CNA) -
Máy bay tuần tra Mỹ bay qua eo biển Đài Loan. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết máy bay
chống tầu ngầm P-8A Poseidon của hạm đội 7 Hoa Kỳ đã bay từ phía bắc xuống phía
nam dọc đường trung tuyến ở eo biển Đài Loan sáng 13/07/2023. Trong một thông
cáo, Hạm đội 7 Hoa Kỳ khẳng định “khi hoạt động trong khu vực eo biển
Đài Loan phù hợp với luật pháp quốc tế, Hoa Kỳ tôn trọng các quyền và tự do lưu
thông của tất cả các nước”. Việc “máy bay bay qua eo biển Đài
Loan chứng minh cho cam kết của Hoa Kỳ ủng hộ một vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương tự
do và rộng mở”.
(Reuters)
- Nga - Mỹ thảo luận về Ukraina. Trả lời hãng thông tấn TASS ngày 12/07/2023, giám đốc Cơ quan
tình báo Đối ngoại Nga Sergei Naryshkin khẳng định đã điện đàm với đồng nhiệm
Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ - CIA “vào cuối tháng trước”.
Trong khoảng một tiếng trao đổi, hai quan chức “đã suy nghĩ và thảo
luận về việc nên làm gì với Ukraina”. Tuyên bố này xác nhận thông tin của
hai nhật báo Mỹ New York Times và The Wall Street Journal là ông Burns đã gọi
cho ông Naryshkin hôm 30/06 để khẳng định với điện Kremlin là Washington không
có vai trò gì trong vụ binh biến của Wagner.
(Reuters)
– Liên Hiệp Quốc thuyết phục Vladimir Putin gia hạn thỏa thuận ngũ cốc. Theo nguồn tin của Reuters ngày
12/07/2023, tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres đã đề xuất với tổng
thống Nga Vladimir Putin triển hạn thỏa thuận cho phép xuất khẩu ngũ cốc từ
Ukraina tới Biển Đen để đổi lấy việc một chi nhánh của ngân hàng nông nghiệp
Nga được gia nhập trở lại hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT. Nga đã đe dọa hủy
bỏ thỏa thuận ngũ cốc, hết hạn vào ngày 17/07 tới, vì một số yêu cầu gửi ngũ
cốc và phân bón của chính họ ra nước ngoài đã không được đáp ứng.
(AFP) -
Cuba phản đối một nghị quyết của Nghị Viện Châu Âu về nhân quyền. Trong thông cáo ngày 12/07/2023, Ủy ban
Đối ngoại Quốc Hội Cuba lên án mạnh mẽ văn bản được thông qua hôm 12/07 “cho
thấy mức độ can thiệp của Nghị Viện Châu Âu”, đồng thời khẳng định “Nghị
Viện Châu Âu không có thẩm quyền đạo đức, chính trị và pháp lý để phán xét
Cuba”. Nghị quyết được Nghị Viện Châu Âu thông qua cũng yêu cầu ban hành
các biện pháp trừng phạt đối với chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel.
(AFP) –
Blinken – Vương Nghị gặp lại nhau tại cuộc họp ngoại trưởng ASEAN. Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken
và chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương đảng Cộng Sản Trung
Quốc Vương Nghị đã gặp nhau vào hôm nay 13/07/2023 bên lề cuộc họp ngoại trưởng
ASEAN đang diễn ra tại Jakarta, Indonesia. Hai bên không đưa ra bình luận nào
với các phóng viên có mặt tại chỗ. Cuộc họp ở Jakarta diễn ra gần một tháng sau
khi ông Blinken đến Bắc Kinh trong chuyến thăm đầu tiên tới Trung Quốc của một
ngoại trưởng Hoa Kỳ sau gần 5 năm. Trong chuyến công du đó, ông đã gặp chủ tịch
Tập Cận Bình cùng với ông Vương Nghị và ngoại trưởng Tần Cương.
(RFI) -
Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp cải thiện quan hệ. Hai nhà lãnh đạo vừa đắc cử của Thổ Nhĩ Kỳ và Hy Lạp
đã gặp nhau bên lề thượng đỉnh NATO hôm 12/07/2023. Trong cuộc trao đổi khoảng
30 phút, tổng thống Recep Tayyip Erdogan và thủ tướng Kyriakos
Mitsotakis nhất trí bắt đầu lại trên cơ sở bớt căng thẳng hơn so với nhiệm
kỳ trước. Từ 16 tháng qua, hai vị lãnh đạo đã không gặp nhau do căng thẳng về
di dân, do tầu khảo sát khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ hoạt động ở Địa Trung Hải suýt
gây xung đột giữa hai nước.
(Reuters)
- “Nga -
Trung phải tăng cường liên lạc chiến lược”. Phát biểu này được ông Vương Nghị, chủ nhiệm Văn
phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc, đưa ra
trong cuộc gặp ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngày 13/07/2023 tại Jakarta,
Indonesia, bên lề hội nghị ASEAN. Ông Vương Nghị khẳng định “Trung
Quốc sẵn sàng hợp tác với Nga để ủng hộ vai trò trọng tâm của ASEAN và cảnh
giác đối với mọi sự can thiệp của các thế lực bên ngoài”.
(Reuters)
– Joe Biden thăm Helsinki để chào mừng Phần Lan gia nhập NATO. Tổng thống Mỹ hôm nay 13/07/2023 đã
tới Phần Lan sau khi hội nghị thượng đỉnh NATO diễn ra tại Vilnius, Litva khép
lại vào hôm qua. Chủ nhân Nhà Trắng sẽ tham gia hội nghị thượng đỉnh giữa Hoa
Kỳ và lãnh đạo các nước Bắc Âu : Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Iceland và
Na Uy trước khi trở về Washington.
TIN TỨC: Thứ Sáu, ngày 14 tháng 07 năm 2023
1/ TNLT VŨ QUANG THUẬN BỊ TRẠI TÙ TỪ CHỐI ĐƯA ĐI CHỮA BỆNH
Tù nhân lương tâm Vũ Quang Thuận đang bị nhiều
chứng bệnh ngặt nghèo nhưng đám cai tù trại giam Nam Hà, tỉnh Hà Nam, đã từ
chối thẳng thừng yêu cầu đưa ông chữa bệnh ở bên ngoài.
Ông Vũ Quang Thuận, thành
viên phong trào Chấn hưng Nước Việt, bị bắt vào đầu tháng 3 năm 2017 với cáo
buộc “tuyên truyền chống nhà nước CSVN”. Sau đó ông bị kết án 8 năm tù giam và 5
năm quản chế vì các hoạt động cổ súy dân chủ đa nguyên và nhân quyền.
Ông Thuận đang nhiễm nhiều
bệnh do điều kiện sống hà khắc trong tù và bị đối xử vô nhân đạo của trại giam,
theo lời người mẹ là bà Nguyễn Thị Nhiên, người vừa có chuyến đi thăm tù vào
đầu tuần này. Theo lời bà Nhiên, ông Thuận đang bị sốt ho và đi lại khó khăn,
cộng với bệnh xuất huyết dạ dày.
Tuy nhiên ước muốn được đưa
ông Thuận ra ngoài chữa bệnh của gia đình đã bị đám cai tù từ chối thẳng thừng.
Bà Nhiên, người từng bị tai biến và không có lương hưu, cho biết gia đình bà
không có điều kiện để tự chi trả tiền chữa trị cho ông Thuận.
Gia đình ông Thuận cho biết
trước khi bị bắt, sức khoẻ của ông Thuận hoàn toàn bình thường. Kể từ khi bị
chuyển đến thi hành án ở trại tù Nam Hà vào năm 2018, ông nhiều lần
bị kỷ luật biệt giam do đấu tranh cho quyền lợi cho tù nhân. Cũng
theo gia đình thì ông Thuận từng bị biệt giam 14 tháng, từ tháng 3/2021
đến tháng 5/2022.
Hiện gia đình rất lo lắng
cho tính mạng của ông Thuận nhất là khi đã có nhiều tù nhân
lương tâm chết trong trại tù trong vài năm qua, như thầy giáo Đào Quang Thực,
mục sư Đinh Diêm, ông Phan Thu, nhà báo công dân Đỗ Công Đương... chỉ vì không
được chữa trị y tế kịp thời.
2/ NHÀ ĐẤU TRANH TRƯƠNG VĂN DŨNG ĐẢ ĐẢO CỘNG SẢN TRƯỚC TÒA
Vào hôm qua 13/7, trong
phiên phúc thẩm tại Hà Nội, ông Trương Văn Dũng đã mạnh mẽ đả đảo chế độ cộng
sản VN.
Đây là phiên tòa xét xử đơn
kháng cáo bản án sơ thẩm 6 năm tù giam đối với ông , với cáo buộc “tuyên truyền
chống nhà nước CSVN”. Phiên tòa khai mạc vào lúc 9 giờ sáng và kết thúc lúc 1
giờ chiều vào hôm qua. Gia đình ông Dũng chỉ có một người thân duy nhất là bà
Nghiêm Thị Hợp, vợ ông Dũng. Phía luật sư bào chữa có hai ông Lê Đình Việt và
Nguyễn Tiến Nghĩa.
Bà Hợp cho biết thêm rằng
phía thẩm phán đã thẳng thừng yêu cầu luật sư “nói ít thôi”, và liên tục cho
thấy thái độ không muốn tranh luận, không muốn lắng nghe ý kiến từ phía luật sư
bào chữa.
Về phần ông Trương Văn
Dũng, bà Hợp cho biết chồng mình phản đối phiên tòa từ đầu tới cuối, ông không
nhận mình là bị cáo và không nhận mình có tội. Thậm chí ông Dũng 3 lần hô hào khẩu
hiệu phản đối đảng cộng sản VN
Trước phản ứng của ông
Trương Văn Dũng, phía tòa đã hai lần yêu cầu công an cưỡng chế và đưa nhà hoạt
động này ra khỏi phòng xét xử. Và chỉ cho phép ông quay trở lại sau khi đã hoàn
tất thủ tục tranh tụng.
Bị bắt vào ngày 21/5 năm ngoái,
theo cáo trạng ông Trương Văn Dũng bị cáo buộc về “hành vi phạm tội” liên quan
đến các bài đăng trên mạng xã hội và các phát biểu của ông trên báo chí.
Trước phiên xử phúc thẩm,
hai tổ chức Giám sát Nhân quyền và Ân xá Quốc tế kêu gọi bạo quyền Việt Nam phải
trả tự do cho ông này vì những việc làm ôn hòa của ông chỉ thực hiện quyền căn
bản của công dân.
3/ GIỚI QUAN CHỨC ĐÒI TIỀN HỐI LỘ NHÂN CHUYẾN BAY GIẢI CỨU
Các bị cáo trong vụ chuyến
bay giải cứu khai trước tòa về hành vi vòi tiền và chung tiền cho mỗi chuyến
bay được phê duyệt với mức giá được tính trên mỗi đầu hành khách, nếu không
việc giải cứu công dân sẽ bị làm khó dễ.
Phiên tòa sơ thẩm xét xử vụ
án chuyến bay giải cứu đã bắt đầu từ ngày 11/7 và dự trù sẽ kéo dài trong một
tháng. Tổng cộng có 54 bị cáo phải ra tòa trong lần này, chủ yếu là các quan
chức nhà nước từ các bộ ngoại giao, y tế và công an… Quan chức cao nhất là cựu thứ
trưởng ngoại giao Tô Anh Dũng.
Để được đáp máy bay giải
cứu trong đại dịch Vũ Hán, các công ty phải xin phép một loạt các cơ quan từ bộ
y tế sang đến bộ ngoại giao và bộ công an. Ông Đào Minh Dương, chủ tịch
Vijasun, một trong những công ty được cấp phép thực hiện 17 chuyến bay giải
cứu, khẳng định trước tòa là ông bị các quan chức làm khó dễ để vòi tiền.
Ông Dương tố cáo trước tòa
rằng trong giai đoạn người dân bị điêu đứng vì dịch bệnh, cục lãnh sự “không
phải bảo vệ công dân mà là hành dân”. Ông Dương khai là các công ty bị yêu cầu
phải nộp số tiền 150 triệu đồng ở phòng họp bộ y tế.
Theo lời khai của các chủ nhân
công ty trước tòa thì họ bị đòi tiền từ các cơ quan có trách nhiệm trong vụ
chuyến bay giải cứu, từ cơ quan lãnh sự VN ở nước ngoài phê duyệt danh sách
hành khách cho đến các quan chức trung ương cấp phép chuyến bay và quan chức
địa phương cấp phép cách ly. Các quan chức còn ra giá cụ thể cho mỗi đầu hành
khách được bay.
Ông Đào Minh Dương cho biết
phải chi cho ông Vũ Ngọc Minh, đại sứ Việt Nam tại Angola, 3 triệu đồng cho mỗi
hành khách.
Trước tòa, bà Nguyễn Thị Hương Lan, cục trưởng cục lãnh sự, thừa nhận đã nhận
hối lộ 32 lần với tổng số tiền hơn 25 tỉ đồng.
Để được đi trên các chuyến bay giải cứu về nước, các công dân Việt Nam bị kẹt ở
nước ngoài đã bị nhóm tổ chức chuyến bay đòi số tiền cắt cổ từ hàng chục đến cả
trăm triệu đồng mỗi người.
4/ TƯỚNG NGA Ở UKRAINE BỊ SA THẢI SAU KHI CHỈ TRÍCH LÃNH ĐẠO
Một vị tướng hàng đầu của Nga cho biết ông đã
bị cách chức ở Ukraine sau khi nói với các chỉ huy về tình hình khốc liệt nơi
tiền tuyến.
Thiếu tướng Ivan Popov là
chỉ huy quân đoàn 58, chiến đấu ở khu vực phía nam thành phố Zaporizhzhia. Trong
một tin nhắn, Thiếu tướng Popov cho biết ông đã nêu những câu hỏi về tỷ lệ
thương vong cao và tình trạng thiếu yểm trợ của pháo binh.
Ông cho biết là phải lựa
chọn giữa việc giữ im lặng một cách hèn nhát, hai phải nói ra theo đúng sự
thật. Vì vậy ông không thể nói dối trước cái chết của những đồng đội.
Tin nhắn đã được đăng lên mạng
bởi thượng nghị sĩ Nga Andrei Gurulyov, cựu chỉ huy quân sự và là nhà bình luận
thường xuyên trên truyền hình nhà nước. Không rõ tin nhắn được ghi lại khi nào.
Trong số các vấn đề mà
Thiếu tướng Popov nói rằng ông đã nhấn mạnh với cấp trên của mình, gồm có việc
thiếu các hệ thống phản công phù hợp để giúp đẩy lùi các cuộc tấn công bằng
pháo binh của Ukraine, cũng như việc thiếu thông tin tình báo quân sự.
Ông Popov cho biết việc sa
thải ông là do các chỉ huy cấp cao yêu cầu, tức những người mà ông cáo buộc tội
phản quốc. Một nguồn tin cho biết là tướng Popov bị sa thải bởi người cầm đầu
lực lượng Nga, tướng Valery Gerasimov.
Zaporizhzhia và khu vực
Donetsk ở miền đông đã trở thành tâm điểm của cuộc phản công của Ukraine, được
phát động hơn một tháng trước. Tuy nhiên Ukraine đã vấp phải khó khăn trong
việc xuyên thủng các tuyến phòng thủ vững chắc của Nga.
Trong khi đó, một tướng cấp
cao khác của Nga, Trung tướng Oleg Tsokov, bị xem là đã thiệt mạng trong một
cuộc không kích ở bờ biển phía nam của Ukraine trong tuần này, mặc dù cái chết
của ông chưa được bộ quốc phòng Nga chính thức xác nhận.
VNTB – Nguy cơ mất nước: thứ trưởng bộ Ngoại giao nhận
hối lộ nhưng ‘không nhận thức được hành vi”
VNTB – “Nắn gân” phe Thanh Hóa
VNTB – Tham nhũng dưới chế độ CS
VNTB
– Chuyện đau lòng ở Kiên Giang: bé gái tử vong vì “nhà thiếu gạo”
Chuyển
động Quốc Phòng (7/7 – 13/7/2023)
‘Tự
chủ chiến lược’ chỉ là giấc mơ viển vông của Pháp
Yêu
sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc như thế nào?
Mối
quan hệ đặc biệt của Tập Cận Bình với Đài Loan
Cuộc
chiến đất hiếm giữa Mỹ và Trung Quốc
Cuộc
đối đầu giữa chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa dân tộc (P2)
Nợ14/07/2023
Cà
phê triết đạo và sứ mệnh siêu việt hoá dân tộc14/07/2023
Cười ra nước
mắt!14/07/2023
Tiềm
năng kinh tế mới là yếu tố làm nên tính chiến lược của Tây Nguyên?14/07/2023
Biden
cảnh báo, NATO cần sẵn sàng cho một xung đột kéo dài với Nga, giống Chiến tranh
Lạnh13/07/2023
Vụ
án các chuyến bay giải cứu13/07/2023
Lời
xin lỗi của ông Nguyễn Minh Trung!13/07/2023
Tham
nhũng dưới chế độ Cộng sản13/07/2023
Chống
dịch cực đoan và chống tham nhũng13/07/2023
Tình
hình Ukraine ngày thứ 50413/07/2023
Phan
Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 504, 12-07-2023
Phúc
Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 12/07/2023
Lê
Xuân Nghĩa - Zelensky, nguyên thủ quốc gia không thuộc NATO đầu tiên khiến NATO
phải thay đổi
Hoàng
Quốc Dũng - NATO vẫn tiếp tục phình to
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Liên kết vô luân và liên kết nhân đạo 14/07/2023
Biden cảnh báo NATO cần sẵn sàng cho một xung đột kéo dài với Nga,
giống Chiến tranh Lạnh 14/07/2023
TNLT Lê Hữu Minh Tuấn khẳng định: “xâm hại an ninh quốc gia hoàn
toàn xa lạ với tôi.” 14/07/2023
Cựu TNLT Lê Anh Hùng: “ở viện tâm thần kinh hoàng hơn ở tù” 14/07/2023
HRW kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà hoạt động Trương Văn Dũng 14/07/2023
Bài thơ “Tuyệt thực” của nhà thơ Nguyễn Đức Tùng viết tặng Tiến sĩ
Luật Cù Huy Hà Vũ 14/07/2023
Trần Mộng Tú – Phụ nữ và Chiến tranh 13/07/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Những trò “ma quỷ” của Nguyễn Thị Thanh
Nhàn nhằm trúng thầu tại Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh
Hoàng Phong
Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra vụ án
"Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng", xảy ra tại
Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh, Công ty CP Tiến bộ Quốc tế AIC (Công ty AIC), liên
quan đến bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn.
Trong
vụ án này, 16 bị can bị đề nghị truy tố. Trong đó, bị can Nguyễn Thị Thanh
Nhàn, cựu Chủ tịch Công ty AIC bị đề nghị truy tố về tội vi phạm đấu thầu gây
hậu quả nghiêm trọng.
Cùng
tội danh còn có anh trai bị can Nhàn là Nguyễn Anh Dũng - Giám đốc Công ty
cổ phần bất động sản Phúc Hưng; Nguyễn Hồng Sơn, cựu Phó Tổng giám đốc
Công ty AIC; Đỗ Văn Sơn, cựu Kế toán trưởng AIC.
Ngoài
ra, còn có Hoàng Đình Sơn, cựu Phó Giám đốc Ban quản lý dự án các công trình y
tế Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh; Phạm Ngọc Dũng, cựu chuyên viên Văn phòng UBND tỉnh
Quảng Ninh, cựu chuyên viên Phòng Kế hoạch - tài chính Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh;
Nguyễn Quý Thịnh, cựu chuyên viên Phòng Kế hoạch - Tài chính Sở Y tế tỉnh Quảng
Ninh…
Đây
là vụ án thứ 3 bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị truy cứu trách nhiệm hình
sự. Trước đó, Nguyễn Thị Thanh Nhàn bị TAND TP Hà Nội tuyên phạt 30 năm tù
về 2 tội "Đưa hối lộ" và "Vi phạm quy định đấu thầu gây hậu quả
nghiêm trọng", xảy ra tại dự án Bệnh viện đa khoa tỉnh Đồng Nai; mới đây
thì bị khởi tố trong vụ án cũng về vi phạm đấu thầu xảy ra tại Trung tâm Công
nghệ sinh học TP.HCM.
Bị
can Nguyễn Thị Thanh Nhàn là Chủ tịch Hội đồng quản trị, kiêm Tổng Giám đốc
Công ty AIC. Nhàn là người thành lập, xây dựng và điều hành mọi hoạt động của
AIC, các công ty thành viên và công ty do Nhàn thành lập để phục vụ cho việc
đấu thầu của AIC. Trong tổ chức nội bộ của AIC, Nhàn chỉ đạo tạo lập các quy
định, quy chế phân cấp, phân quyền cho các Phó Tổng Giám đốc và Trưởng các ban
phụ trách các khu vực khác nhau và theo một quy trình thống nhất. Bị can
Nhàn chỉ đạo tất cả từ những khâu chuẩn bị phê duyệt dự án, tổ chức đấu
thầu, thực hiện hợp đồng, nghiệm thu, đồng thời sử dụng những công ty do bị
can thành lập, các công ty có quan hệ phụ thuộc, các công ty có quan
hệ đối tác để phục vụ cho quá trình dự thầu, trúng thầu của AIC.
Tại
dự án mua sắm thiết bị Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh, Nhàn giao Nguyễn Hồng Sơn,
Phó Tổng Giám đốc và Trương Thị Xuân Loan, Trưởng Ban quản lý dự án 3 trực tiếp
thực hiện dự án (Giai đoạn 2 Nguyễn Hồng Sơn là Phó Tổng Giám đốc kiêm Trưởng
Ban quản lý dự án 3 thay Trương Thị Xuân Loan). Trước khi chủ đầu tư có hồ sơ
mời thầu, để thực hiện theo quy trình thống nhất trên, nhằm mục đích xây dựng
hồ sơ dự thầu đáp ứng hồ sơ mời thầu, Trương Thị Xuân Loan đã móc ngoặc với
Nguyễn Đức Quang và Phạm Ngọc Dũng để thông đồng về thông số kỹ thuật, cấu hình
và giá trang thiết bị với mục đích xây dựng hồ sơ dự thầu, đáp ứng yêu cầu của
hồ sơ mời thầu.
Về
tiêu chuẩn kỹ thuật, đây là tiêu chuẩn quyết định rất quan trọng để trúng thầu.
Về năng lực kinh nghiệm, sau khi có hồ sơ mời thầu, Nguyễn Thị Thanh Nhàn biết
rõ việc AIC không đủ năng lực tài chính để tham dự thầu theo yêu cầu của hồ sơ
mời thầu, nên đã chỉ đạo Đỗ Văn Sơn, Kế toán trưởng điều chỉnh số liệu nhằm ký
báo cáo tài chính năm 2010-2011-2012 đưa vào hồ sơ dự thầu, cung cấp những
thông tin không trung thực về kết quả tài chính, dẫn đến làm sai lệch kết quả lựa
chọn nhà thầu, gian lận trong đấu thầu.
Nhàn
sau đó chỉ đạo đàn em hợp thức hóa số liệu qua Công ty kiểm toán KTV để AIC đáp
ứng hồ sơ mời thầu. Không những vậy, Nhàn còn chỉ đạo Nguyễn Hồng Sơn, Trương
Thị Xuân Loan, Nguyễn Thị Thu Phương sử dụng những công ty trong hệ sinh thái
AIC (Công ty Mopha, Phúc Hưng, Công ty Công nghệ Cao, Công ty Uy tín Toàn cầu)
và những công ty có quan hệ phụ thuộc, có quyền lợi để tham dự thầu (Công
ty BVA) làm “quân xanh” cho AIC trúng thầu.
Đối
với hồ sơ dự thầu, Nhàn là người quyết định giá dự thầu, chỉ định công ty trúng
thầu và quyết định lợi nhuận của Công ty AIC và công ty trúng thầu hộ AIC. Kết
quả, AIC trúng 4 gói thầu. Công ty Mopha trúng 2 gói thầu mua sắm trang thiết
bị Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh với tổng số tiền 232,19 tỷ đồng và thông qua
việc trúng 6 gói thầu, Nhàn và các đồng phạm gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 50
tỷ đồng.
Trước
khi bị Cơ quan CSĐT khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn
đã chỉ đạo Nguyễn Hồng Sơn, Đỗ Văn Sơn, Trương Thị Xuân Loan, Nguyễn Thị Tích
là những người trực tiếp thực hiện, chỉ đạo tại dự án bỏ trốn nhằm trốn tránh
trách nhiệm, đối phó, gây khó khăn cho hoạt động điều tra. Tuy nhiên, căn cứ
vào kết quả thu thập tài liệu, điều tra, những lời khai của các đối tượng có
liên quan, trong đó có Đỗ Văn Sơn, đã xác định Nguyễn Thị Thanh Nhàn là đối
tượng cầm đầu, chủ mưu, chịu trách nhiệm chính trong những sai phạm của AIC tại
dự án mua sắm trang thiết bị Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Quảng Ninh.
Hành
vi của Nguyễn Thị Thanh Nhàn đã vi phạm quy định Điều 12, Luật Đấu thầu 2005, Điều
89 Luật Đấu thầu 2013 và những văn bản hướng dẫn, thi hành, đã phạm tội “Vi
phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại Khoản 3, Điều
222, Bộ luật Hình sự 2015.
Theo
Cơ quan CSĐT Bộ Công an, hiện, bị can Nguyễn Thị Thanh Nhàn đang bỏ trốn nhằm
trốn tránh trách nhiệm cá nhân và cản trở hoạt động điều tra, vì vậy khi
bị bắt giữ phải xử lý nghiêm để răn đe.
UBKTTƯ
kỷ luật Cảnh cáo Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh Thanh Hóa
PV
http://daidoanket.vn/ubkttu-ky-luat-canh-cao-ban-can-su-dang-ubnd-tinh-thanh-hoa-5723051.html
Tại Kỳ họp thứ 30, Ủy ban Kiểm tra Trung ương
quyết định thi hành kỷ luật Cảnh cáo Ban Cán sự Đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh
Hóa các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021.
Theo Trang thông tin
điện tử UBKTTƯ, trong hai ngày 12 và 13/7/2023, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra
Trung ương đã họp Kỳ thứ 30. Đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư
Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp.
Tại Kỳ họp này, Ủy ban
Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung sau:
Thực hiện kết luận của
UBKT Trung ương tại Kỳ họp thứ 29 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh
Hóa và một số tổ chức đảng, đảng viên có liên quan; căn cứ quy định
của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ luật:
Cảnh cáo Ban cán sự đảng
UBND tỉnh Thanh Hóa các nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021 và các đồng chí: Nguyễn
Đức Quyền, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự
đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Ngọc Hồi, nguyên Tỉnh ủy viên,
nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Đào Vũ Việt,
Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Bỉm Sơn; Vũ Đình Xinh, Đào Trọng Quy, nguyên Tỉnh
ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Khiển trách Đảng đoàn
HĐND tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016-2021 và các đồng chí: Lê Anh Tuấn, Phó Bí thư
Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải, nguyên Tỉnh uỷ viên, nguyên
Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Xuân Liêm, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên
Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lương Tất Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư
Thành ủy Sầm Sơn; Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.
UBKT Trung ương đề nghị
Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh
Hóa các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020 và các đồng chí: Mai Văn Ninh, nguyên Ủy
viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung
ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch HĐND
tỉnh; Trịnh Văn Chiến, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy,
nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh, nguyên Bí thư Ban cán sự
đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Đình Xứng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy,
nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Thị Thìn, nguyên
Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ
tịch UBND tỉnh; Phạm Đăng Quyền, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự
đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn Hùng, nguyên Tỉnh ủy viên,
nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trịnh Hữu Hùng, Hoàng Sỹ Bình, nguyên
Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa.
UBKT Trung ương yêu cầu
Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa quyết định thi hành kỷ luật một số tổ chức đảng
và đảng viên có liên quan theo thẩm quyền.
Xem xét đề nghị của Ban
Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm, Ủy ban Kiểm tra Trung
ương nhận thấy:
Đồng chí Nguyễn Thanh
Trì, Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh Lai Châu đã suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, nhận hối lộ, bao che cho cán bộ cấp dưới nhận hối lộ,
vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng,
tiêu cực, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm
nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy
tín của tổ chức đảng và ngành Thanh tra.
Căn cứ quy định của
Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật
đồng chí Nguyễn Thanh Trì.
Xem xét kết quả kiểm tra
việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh
ủy và UBKT Tỉnh ủy; kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập đối với các đồng
chí cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý tại các tỉnh: Sơn La, Ninh Bình, Kon
Tum, UBKT Trung ương nhận thấy: Bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, các tổ chức
đảng, đảng viên được kiểm tra còn có một số vi phạm, khuyết điểm trong lãnh
đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật
đảng; trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Đảng và kê khai tài sản,
thu nhập. UBKT Trung ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra
phát huy ưu điểm, kiểm điểm nghiêm túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời
những vi phạm, khuyết điểm đã được chỉ ra; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp
ủy, tổ chức đảng, UBKT các cấp thực hiện kiểm tra, giám sát, trọng tâm là kiểm
tra các biểu hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện
quy định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương và những
vấn đề nổi cộm, bức xúc trong xã hội.
Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, quyết định một số
nội dung quan trọng khác.
Đề
nghị Bộ Chính trị kỷ luật 2 cựu bí thư Thanh Hóa Mai Văn Ninh và Trịnh Văn
Chiến
Thế Dũng
(NLĐO) - Ủy ban Kiểm
tra Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật các cựu
bí thư tỉnh ủy, chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa gồm các ông: Mai Văn Ninh, Trịnh
Văn Chiến, Nguyễn Đình Xứng
Từ ngày 12 đến 13-7, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm
tra Trung ương (UBKT) Trần Cẩm Tú đã chủ trì kỳ họp thứ 30 của ủy ban này.
Tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội
dung.
Theo đó, thực hiện kết luận của UBKT Trung ương tại Kỳ họp thứ
29 đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa và một số tổ chức đảng, đảng viên có
liên quan; căn cứ quy định của Đảng, UBKT Trung ương quyết định thi hành kỷ
luật cảnh cáo Ban cán sự đảng UBND tỉnh Thanh Hóa các nhiệm kỳ 2011-2016,
2016-2021 và các ông: Nguyễn Đức Quyền, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy,
nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Ngọc Hồi,
nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND
tỉnh; Đào Vũ Việt, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thị ủy Bỉm Sơn; Vũ Đình Xinh, Đào Trọng
Quy, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường.
Khiển trách Đảng đoàn HĐND tỉnh Thanh Hóa nhiệm kỳ 2016-2021 và
các ông: Lê Anh Tuấn, Phó Bí thư Ban cán sự đảng, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận
tải, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Mai Xuân Liêm, Ủy viên
Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy viên Ban cán sự đảng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lương
Tất Thắng, Tỉnh ủy viên, Bí thư Thành ủy Sầm Sơn; Đỗ Hữu Quyết, Giám đốc Sở
Thông tin và Truyền thông.
UBKT Trung ương đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư xem xét, thi
hành kỷ luật Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa các nhiệm kỳ 2010-2015, 2015-2020
và các ông, bà: Mai Văn Ninh, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Trưởng
Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư
Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch HĐND tỉnh; Trịnh Văn Chiến, nguyên Ủy viên Trung
ương Đảng, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Đảng đoàn, nguyên Chủ tịch HĐND
tỉnh, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Đình
Xứng, nguyên Phó Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Bí thư Ban cán sự đảng, nguyên Chủ tịch
UBND tỉnh; Lê Thị Thìn, nguyên Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, nguyên Ủy viên
Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phạm Đăng Quyền, nguyên Tỉnh ủy
viên, nguyên Ủy viên Ban cán sự đảng, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Hoàng Văn
Hùng, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư; Trịnh Hữu
Hùng, Hoàng Sỹ Bình, nguyên Tỉnh ủy viên, nguyên Giám đốc Sở Y tế tỉnh Thanh
Hóa.
UBKT Trung ương yêu cầu Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa quyết
định thi hành kỷ luật một số tổ chức đảng và đảng viên có liên quan theo thẩm
quyền.
Xem xét đề nghị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Lai Châu về thi
hành kỷ luật đảng viên vi phạm, UBKT Trung ương nhận thấy: Ông Nguyễn Thanh
Trì, Tỉnh ủy viên, Chánh Thanh tra tỉnh Lai Châu đã suy thoái về tư tưởng chính
trị, đạo đức, lối sống, nhận hối lộ, bao che cho cán bộ cấp dưới nhận hối lộ,
vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham nhũng,
tiêu cực, vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm
nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức xúc, ảnh hưởng xấu đến uy
tín của tổ chức đảng và ngành Thanh tra.
Căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban
Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Thanh Trì.
Xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám
sát, thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBKT Tỉnh ủy;
kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập đối với các cán bộ thuộc diện Trung
ương quản lý tại các tỉnh: Sơn La, Ninh Bình, Kon Tum, UBKT Trung ương nhận
thấy: Bên cạnh những ưu điểm là cơ bản, các tổ chức đảng, đảng viên được kiểm
tra còn có một số vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực
hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật đảng; trong quản lý, sử dụng
tài chính, tài sản của Đảng và kê khai tài sản, thu nhập. UBKT Trung ương yêu
cầu các tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra phát huy ưu điểm, kiểm điểm
nghiêm túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm đã
được chỉ ra; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, UBKT các
cấp thực hiện kiểm tra, giám sát, trọng tâm là kiểm tra các biểu hiện suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện quy định những điều đảng
viên không được làm, trách nhiệm nêu gương và những vấn đề nổi cộm, bức xúc
trong xã hội.
Cũng tại kỳ họp này, UBKT Trung ương đã xem xét, quyết định một
số nội dung quan trọng khác.
Hầm chui Tân Phong
ngập sâu, ô tô chới với giữa dòng nước
https://tuoitre.vn/ham-chui-tan-phong-ngap-sau-o-to-choi-voi-giua-dong-nuoc-20230713235606741.htm
Mưa lớn khiến hầm chui
Tân Phong (TP Biên Hòa, Đồng Nai) ngập sâu hơn nửa mét nước. Nhiều ô tô không
may bị chết máy phải nhờ xe cẩu tới 'giải cứu'.
Tối
13-7, cơn mưa nặng hạt khiến nhiều tuyến đường chìm trong nước, hầm chui Tân Phong ngập sâu khiến
nhiều xe cộ chết máy.
Thông
tin ban đầu, khoảng 20h hôm 13-7, cơn mưa lớn trút xuống một số khu vực ở TP
Biên Hòa. Một lúc sau, quốc lộ 1 đoạn qua khu vực Bệnh viện Đa khoa khu vực
Thống Nhất (phường Tân Biên, TP Biên Hòa) chìm trong nước.
Một
số vị trí ngập sâu từ 30 - 40cm khiến giao thông qua khu vực gặp nhiều khó
khăn.
Ngoài
ra, mưa lớn cũng khiến "rốn ngập" trên đường Đồng Khởi, đoạn ngã ba
Trảng Dài ngập nặng, giao thông qua khu vực này bị
rối loạn.
Nước
ngập khiến nhiều xe ô tô, xe hai bánh chết máy giữa hầm chui. Nhiều tài xế bất
lực nhìn ô tô chìm trong nước, phải chờ xe cứu hộ đến kéo đi.
Khi
phát hiện hầm chui bị ngập, nhiều người phải quay đầu xe tìm đường đi khác. Tuy
nhiên một số người không chú ý nên vẫn chạy xe vào "hồ nước" giữa
đường nên bị té ngã, hoặc xe chết máy phải dắt bộ qua đoạn ngập.
Đến
khoảng 22h, nước rút dần nhưng hầm chui vẫn còn ngập sâu, giao thông qua lại
khó khăn.
Theo
lãnh đạo Đài khí tượng thủy văn Đồng Nai, những ngày gần đây trên địa bàn
thường xuyên xuất hiện mưa lớn, một số nơi mưa to đến rất to.
Riêng
trong đêm 13-7, lượng nước ghi nhận tại TP Biên Hòa đạt 26mm. Ngoài ra, các
huyện Trảng Bom, Cẩm Mỹ cũng ghi nhận lượng mưa đạt 13mm.
Đề nghị Ban Bí thư kỷ
luật Chánh Thanh tra tỉnh Lai Châu Nguyễn Thanh Trì
Ái Nhi
(VNF) - Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị
Ban Bí thư xem xét, thi hành kỷ luật ông Nguyễn Thanh Trì, Tỉnh ủy viên, Chánh
Thanh tra tỉnh Lai Châu.
Tại kỳ họp thứ 30 vừa
diễn ra, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét đề nghị của Ban Chấp hành Đảng
bộ tỉnh Lai Châu về thi hành kỷ luật đảng viên vi phạm.
Sau khi xem xét, Ủy
ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy ông Nguyễn Thanh Trì đã suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống, nhận hối lộ, bao che cho cán bộ cấp dưới nhận
hối lộ, vi phạm quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng chống tham
nhũng, tiêu cực, vi phạm quy định những điều đảng viên không
được làm và trách nhiệm nêu gương, gây hậu quả rất nghiêm trọng, dư luận bức
xúc, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và ngành Thanh tra.
Căn cứ quy định của
Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đề nghị Ban Bí thư xem xét, thi
hành kỷ luật ông Nguyễn Thanh Trì.
Được biết, ông Nguyễn
Thanh Trì 54 tuổi, có trình độ thạc sỹ kinh tế và bị bắt hồi tháng 5 với cáo
buộc nhận hối lộ. Ông Trì được bổ nhiệm Chánh thanh tra tỉnh Lai Châu từ cuối
năm 2020, khi đang là Phó chánh thanh tra phụ trách.
Theo Công an tỉnh Lai
Châu, việc bắt ông Trì nằm trong diễn biến mở rộng điều tra vụ án đưa nhận hối
lộ trong lúc thanh tra các dự án trồng rừng trên địa bàn. Chánh thanh tra bị
tình nghi đã trực tiếp nhận hối lộ hàng trăm triệu đồng từ các trưởng ban quản
lý rừng phòng hộ. Cảnh sát đang làm rõ số tiền nhận hối lộ.
Theo điều tra ban đầu,
ngày 17/1, Thanh tra tỉnh Lai Châu ra quyết định thanh tra các dự án trồng rừng
trên địa bàn, giai đoạn 2015-2021. Trưởng ban quản lý rừng phòng hộ các huyện
đã bàn bạc góp tiền đưa cho đoàn thanh tra. Tiền hối lộ được các cán bộ trong
đoàn chia nhau hưởng lợi.
Cũng tại kỳ họp này,
Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ luật trong Đảng đối với Ban Thường vụ Tỉnh ủy
và Ủy ban kiểm tra Tỉnh ủy; kiểm tra việc kê khai tài sản, thu nhập đối với các
đồng chí cán bộ thuộc diện Trung ương quản lý tại các tỉnh: Sơn La,
Ninh Bình, Kon Tum.
Sau khi xem xét, Ủy
ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy các tổ chức đảng, đảng viên được kiểm
tra còn có một số vi phạm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tổ
chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, thi hành kỷ
luật đảng; trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của
Đảng và kê khai tài sản, thu nhập.
Ủy ban Kiểm tra Trung
ương yêu cầu các tổ chức đảng và đảng viên được kiểm tra kiểm điểm nghiêm
túc, rút kinh nghiệm, khắc phục kịp thời những vi phạm, khuyết điểm đã
được chỉ ra; tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban
Kiểm tra các cấp thực hiện kiểm tra, giám sát, trọng tâm là kiểm tra các biểu
hiện suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, thực hiện quy
định những điều đảng viên không được làm, trách nhiệm nêu gương và những vấn đề
nổi cộm, bức xúc trong xã hội.
No comments:
Post a Comment