Thư ngỏ của cựu đảng viên Đảng bộ Ban Dân vận Trung ương, gửi Tổng Bí thư Tô Lâm
Trần Vương Việt
24-3-2025
Tiengdan
Tôi là “công dân bị Toà tuyên nhiều bản án nhất Việt Nam” (28 bản án) và tất cả đều không có công lý.
Ngày 12/12/2024 tôi đã gửi “Đơn đề nghị giải quyết” tới ông Tô Lâm, Uỷ viên Bộ Chính trị, Tổng Bí thư. Đơn dài 33 trang, có 58 tài liệu kèm theo nhưng cho đến nay tôi không nhận được hồi âm, vì thế hôm nay tôi gửi Thư ngỏ này tới ông và hy vọng ông có thể xem xét “Đơn đề nghị giải quyết” đề ngày 12/12/2024 và chỉ đạo lãnh đạo cơ quan chức năng giải quyết đúng quy định của pháp luật.
Tôi – Trần Vương Việt – là nhà sưu tập kỷ vật chiến tranh, với mong muốn lưu giữ lại cho thế hệ mai sau những tư liệu, hiện vật về chiến tranh như là một lời nhắc nhở tri ân về những hy sinh của thế hệ cha anh đi trước, về sự khốc liệt, bạo tàn của chiến tranh và giá trị của hòa bình. Tôi đã bỏ nhiều công sức, dành nhiều thời gian và tiền bạc trong nhiều năm để sưu tầm, lưu giữ được những bộ sưu tập kỷ vật chiến tranh là các loại phế liệu, phế phẩm vũ khí.
Tôi đã cho hai người bạn của tôi ở thành phố Hà Giang mượn nhiều tấn phế liệu vũ khí vô hại để trang trí, tạo phong cách ở hai quán cà phê kỷ vật chiến tranh nhưng đã bị Công an thành phố Hà Giang thu giữ trái pháp luật, nhằm lấy hiện vật phục vụ dự án “Phòng trưng bày chứng tích chiến tranh biên giới phía Bắc” của tỉnh Hà Giang.
Tôi đã kiện chín quan chức ở Hà Giang và Tòa án hai cấp ở Hà Giang đã xét xử được 26 bản án, tất cả đều không có công lý, tài sản hợp pháp của tôi đến nay vẫn chưa đòi lại được nên dẫn đến đơn từ kiện tụng, khiếu nại, tố cáo kéo dài.
I. Một số tài liệu chứng cứ chứng minh Công an thành phố Hà Giang thu giữ trái pháp luật phế liệu vũ khí vô hại là tài sản hợp pháp của tôi ở hai quán cà phê kỷ vật chiến tranh và việc tôi kiện chín quan chức ở Hà Giang với tổng cộng 26 bản án, tất cả đều không có công lý, tài sản hợp pháp của tôi đến nay vẫn chưa đòi lại được:
1. Pháp luật không cấm công dân sưu tập, sở hữu phế liệu vũ khí vô hại. Điều đó được chứng minh qua việc Công an tỉnh, Công an thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Giang ban hành hằng năm đều ban hành Kế hoạch tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ (Xem tài liệu). Công an xã, phường ở tỉnh Hà Giang nói riêng và cả nước nói chung đều có biển địa điểm “thu hồi vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ” chứ không thu hồi phế liệu vũ khí vô hại.
2. “Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy” số 336-KL/TU ngày 31/10/2019 của Thành ủy Hà Giang (Xem tài liệu): “Kết luận của Ban Thường vụ Thành ủy” số 336-KL/TU ngày 31/10/2019 của Thành ủy Hà Giang: “Sau khi nghe đồng chí Trưởng Công an Thành phố báo cáo, Ban Thường vụ Thành ủy đã thảo luận dân chủ và thống nhất kết luận như sau: Giao Ủy ban nhân dân thành phố trực tiếp chỉ đạo xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm tra, thu giữ số phế liệu, phế phẩm vũ khí đang trưng bày tại quán ‘AK-COFFE-KARAOKE-KỶ VẬT CHIẾN TRANH’...”.
Chỉ vì dự án Phòng trưng bày chứng tích chiến tranh biên giới phía Bắc của tỉnh Hà Giang cần hiện vật (Xem tài liệu) mà Đảng (Xem tài liệu), Chính quyền, Công an thành phố Hà Giang (Xem tài liệu) đã cố tình thu giữ phế liệu vũ khí vô hại của dân và điều đó đi ngược lại với các Kế hoạch tuyên truyền, vận động nhân dân giao nộp vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ cho chính Công an tỉnh, Công an thành phố, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Giang ban hành hằng năm.
3. “Kế hoạch kiểm tra, thu giữ phế liệu, phế phẩm vũ khí tại quán caffe “Kỷ vật chiến tranh” Tổ 01, thôn Cầu Mè, xã Phương Thiện, TP. Hà Giang” số 2509/KH-CATP ngày 04/11/2019 của Công an thành phố Hà Giang (Xem tài liệu): Kế hoạch ký ban hành ngày 4/11/2019 nhưng trong vòng 24 giờ đã kịp chuyển tới UBND thành phố cho lãnh đạo phê duyệt và quay lại Công an thành phố để thực hiện vào ngày 5/11/2019.
Không hiểu tại sao trong vòng 24 giờ mà Công an, Chính quyền thành phố Hà Giang làm được việc này? Tại sao phải thu giữ gấp trong vòng chưa đến 24 giờ để từ khi ban hành Kế hoạch số 2509? Trước đó, ngày 3/11/2018, Công an thành phố Hà Giang đã thu giữ phế liệu vũ khí vô hại của tôi ở quán cà phê kỷ vật chiến tranh “AK cà phê” ở số nhà 26A đường Phạm Văn Đồng, phường Trần Phú, thành phố Hà Giang.
4. Với hai văn bản: “Kết luận giám định” số 436/C09-P3, ngày 28/11/2019 của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an + Kết luận giám định “V/v kiểm tra, phân loại, xác định vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Công an tỉnh Hà Giang” số 677/CKT-QK ngày 04/6/2020 của Cục Kỹ thuật Bộ Tư lệnh Quân khu 2 (Xem tài liệu):
“Kết luận giám định” số 436/C09-P3, ngày 28/11/2019 của Viện Khoa học hình sự Bộ Công an: “Đối chiếu với mục d, Khoản 2, Điều 3 của Luật số 14/2017/QH14 của Quốc hội về quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ thì tất cả các mẫu vật trên không còn thuộc vũ khí quân dụng”.
Kết luận giám định “V/v kiểm tra, phân loại, xác định vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ của Công an tỉnh Hà Giang” số 677/CKT-QK ngày 04/6/2020 của Cục Kỹ thuật Bộ Tư lệnh Quân khu 2: “Qua kiểm tra, phân loại xác định: Toàn bộ số đồ vật trên là phế liệu, phế phẩm vũ khí, vật liệu nổ. Các đồ vật trên không còn tính chất nổ cháy, không có khả năng gây sát thương, mất tính năng chiến đấu”.
Những Kết luận giám định đó cho thấy rõ, tài sản của tôi không vi phạm pháp luật vì pháp luật không cấm người dân sưu tập, sở hữu mà Thượng tá Dương Minh Thanh, Trưởng Công an thành phố Hà Giang vẫn không giao trả cho tôi khiến tôi mất nhiều thời gian, kinh tế, danh dự,… để theo kiện và đơn từ các nơi, kéo dài nhiều năm. Khi xét xử các vụ kiện thì các Hội đồng xét xử đều hùa nhau bênh vực Công an thành phố Hà Giang để cường quyền bẻ cong công lý.
5. Tôi đã kiện chín quan chức ở Hà Giang và Toà án 2 cấp ở Hà Giang đã xét xử 13 vụ kiện với tổng số 26 bản án, cụ thể:
– Vụ kiện 1: Bị đơn Thượng tá Dương Minh Thanh, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Công an thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 01/2020/HC-ST ngày 15/5/2020 của TAND thành phố Hà Giang + Bản án phúc thẩm số 01/2020/HC-PT ngày 10/9/2020 của TAND tỉnh Hà Giang (Xem tài liệu).
– Vụ kiện 2: Bị đơn Thượng tá Dương Minh Thanh, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Công an thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 02/2020/HC-ST ngày 6/11/2020 của TAND thành phố Hà Giang + Bản án phúc thẩm số 01/2021/HC-PT ngày 01/02/2021 của TAND tỉnh Hà Giang (Xem tài liệu).
– Vụ kiện 3: Bị đơn Thượng tá Dương Minh Thanh, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Công an thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 01/2021/HC-ST ngày 30/3/2021 của TAND thành phố Hà Giang + Bản án phúc thẩm số 02/20210/HC-PT ngày 30/6/2021 của TAND tỉnh Hà Giang (Xem tài liệu).
– Vụ kiện 4: Bị đơn Thượng tá Dương Minh Thanh, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Công an thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 01/2022/HC-ST ngày 19/4/2022 của TAND thành phố Hà Giang + Bản án phúc thẩm số 01/2022/HC-PT ngày 30/6/2022của TAND tỉnh Hà Giang (Xem tài liệu).
– Vụ kiện 5: Bị đơn Vàng Seo Cón, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 16/2023/DS-ST ngày 25/7/2023 của TAND thành phố Hà Giang + Bản án phúc thẩm số 17/2023/DS-PT ngày 22/9/2023 của TAND tỉnh Hà Giang (Xem tài liệu).
– Vụ kiện 6: Bị đơn Đại tá Phan Huy Ngọc, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 18/2023/DS-ST ngày 22/8/2023 của TAND thành phố Hà Giang + Bản án phúc thẩm số 18/2023/DS-PT ngày 31/10/2023 của TAND tỉnh Hà Giang (Xem tài liệu).
– Vụ kiện 7: Bị đơn Hoàng Thị Hằng, Giám đốc – Tổng Biên tập Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 19/2023/DS-ST ngày 29/8/2023 của TAND thành phố Hà Giang + Bản án phúc thẩm số 19/2023/DS-PT ngày 31/10/2023 của TAND tỉnh Hà Giang (Xem tài liệu).
– Vụ kiện 8: Bị đơn Nguyễn Trung Thu, Tỉnh uỷ viên, Tổng Biên tập Báo Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 21/2023/DS-ST ngày 15/9/2023 của TAND thành phố Hà Giang + Bản án phúc thẩm số 21/2023/DS-PT ngày 21/11/2023 của TAND tỉnh Hà Giang (Xem tài liệu).
– Vụ kiện 9: Bị đơn Đỗ Thái Hoà, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 01/2024/DS-ST ngày 05/01/2024 của TAND thành phố Hà Giang + Bản án phúc thẩm số 07/2024/DS-PT ngày 03/4/2024 của TAND tỉnh Hà Giang (Xem tài liệu).
– Vụ kiện 10: Bị đơn Đại tá Lại Tiến Giang, Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 03/2024/DS-ST ngày 15/01/2024 của TAND thành phố Hà Giang + Bản án phúc thẩm số 08/2024/DS-PT ngày 03/4/2024 của TAND tỉnh Hà Giang (Xem tài liệu).
– Vụ kiện 11: Bị đơn Đại tá Sùng Mí Sá, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 04/2024/DS-ST ngày 15/01/2024 của TAND thành phố Hà Giang + Bản án phúc thẩm số 06/2024/DS-PT ngày 15/3/2024 của TAND tỉnh Hà Giang (Xem tài liệu).
– Vụ kiện 12: Bị đơn Thượng tá Võ Bá Châu, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Công an thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 17/2024/DS-ST ngày 29/7/2024 của TAND thành phố Hà Giang + Bản án phúc thẩm số 20/2024/DS-PT ngày 20/9/2024 của TAND tỉnh Hà Giang (Xem tài liệu).
– Vụ kiện 13: Bị đơn Thượng tá Dương Minh Thanh, Uỷ viên Ban Thường vụ Huyện uỷ, Trưởng Công an huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 05/2024/DS-ST ngày 10/9/2024 của TAND huyện Bắc Quang + Bản án phúc thẩm số 24/2024/DS-PT ngày 05/11/2024 của TAND tỉnh Hà Giang (Xem tài liệu).
II. Tài liệu chứng cứ chứng minh vụ án hình sự mà tôi là bị cáo, là vụ án oan sai, là sự trả thù chính trị do tôi kiện nhiều quan chức:
1. Trước khi bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội khởi tố bị can ngày 09/01/2023 (Xem tài liệu), bắt tạm giam ngày 12/01/2023, tại ngoại ngày 30/3/2023 thì tôi chưa có tiền án, tiền sự (Xem tài liệu), chưa hề bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về việc đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội, vi phạm Luật An ninh mạng. Việc tôi bị khởi tố hình sự, bắt tạm giam, kết án oan là sự trả thù chính trị do tôi kiện nhiều quan chức… và được chứng minh cụ thể sau khi tôi được tại ngoại.
2. Tại bốn Kết luận Giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (xem tài liệu) là chứng cứ pháp lý buộc tội tôi nhưng họ tên 12 quan chức, 11 cơ quan, tổ chức ở Hà Giang tố cáo, tố giác tôi vi phạm pháp luật trên mạng xã hội Facebook, YouTube được nêu trong các kết luận điều tra, cáo trạng, bản án hình sự sơ thẩm (xem tài liệu) hầu như không có trong các kết luận giám định đó, thì rõ ràng tôi không vi phạm pháp luật.
Công an, Viện kiểm sát, Toà án buộc tội tôi xâm phạm lợi ích của cá nhân, tập thể, tổ chức theo Điều 331 Bộ luật hình sự, nhưng trong các phiên tòa thì đại diện viện kiểm sát, hội đồng xét xử không chứng minh được hành vi của tôi đã gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, tổ chức nhà nước ở tỉnh Hà Giang cái gì, với liều lượng bao nhiêu?
Trong toàn bộ bốn Kết luận Giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (xem tài liệu) được Cơ quan cảnh sát điều tra, Viện Kiểm sát bóp méo, thêm thắt nhiều họ tên cá nhân, cơ quan, tổ chức để nhào nặn các kết luận điều tra, cáo trạng kết tội tôi nhưng không có bài viết nào kêu gọi lật đổ hoặc âm mưu lật đổ, thì thử hỏi, nhà nước bị xâm phạm lợi ích chỗ nào? Trong khi đó, hầu hết những quan chức tố cáo, tố giác tôi là bị đơn trong các vụ kiện của tôi mà toà án hai cấp ở Hà Giang đã xét xử, người nhiều nhất có 10 bản án, người ít thì 2 bản án (xem tài liệu).
3. Việc 12 cá nhân, 11 cơ quan, tổ chức ở Hà Giang gửi đơn tố cáo, tố giác tôi vi phạm pháp luật (xem tài liệu) hiển nhiên là có sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Giang. Tuy nhiên, không có bài đăng, video clip nào của tôi làm chủ tài khoản trên mạng xã hội facebook (https://www.facebook.com/profile.php?id=100013046236025), youtube (https://www.youtube.com/@vivavietnam8525/streams) bị cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án xoá bỏ, chặn tài khoản và như vậy rõ ràng những bài đăng, video clip do tôi đăng tải không vi phạm pháp luật và việc tôi bị khởi tố hình sự và bị kết án tù giam là vì lý do chính trị (kết quả khi tôi tại ngoại đã kiện được 9 quan chức và kết quả Toà án 2 cấp ở Hà Giang đã xử được 18 bản án không có công lý đã chứng minh điều này).
4. Bản án hình sự sơ thẩm số 353/2024/HS-ST ngày 25/6/2024 của Toà án nhân dân thành phố Hà Nội (xem tài liệu) và Bản án hình sự phúc thẩm số 852/2024/HSPT ngày 15/10/2024 của Toà án nhân dân cấp cao tại Hà Nội (Xem tài liệu) đã không đề cập đến vụ án hình sự mà tôi là bị cáo vì động cơ chính trị (kiện dân sự 9 quan chức ở Hà Giang – xem các tài liệu) chứ không phải tôi vi phạm pháp luật:
(1) Bốn kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (Xem tài liệu) không đủ căn cứ pháp lý để xử phạt vi phạm hành chính đối với tôi; càng hoàn toàn không đủ căn cứ khởi tố hình sự đối với tôi khi tôi chưa hề bị viết cam kết không đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội, tôi chưa hề bị xử phạt vi phạm hành chính về việc đăng tin sai sự thật trên mạng xã hội, không có bài đăng, video clip nào của tôi bị cơ quan công an, viện kiểm sát, toà án gỡ bỏ (Xem tài liệu) thì sao khởi tố hình sự, truy tố tôi phải chịu án tù giam với những chứng cứ áp đặt vi phạm Điều 331 Bộ luật hình sự?
(2) Tại sao ba luật sư của tôi (xem tài liệu) và tôi không được cung cấp 4 kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (Xem tài liệu)? Tại sao ba luật sư của tôi (xem tài liệu) không được nhắc tới trong tất cả các văn bản buộc tội tôi của Công an, Viện kiểm sát, Toà án?
(3) Tại sao khi ba quan chức ở Hà Giang, trong đó có hai Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ bị Toà án nhân dân thành phố Hà Giang ban hành “Thông báo về việc thụ lý vụ án” (Xem tài liệu) thì Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội vội vã ban hành “Quyết định khởi tố bị can” số 27/QĐ-PC02 (Đ3) ngày 9/1/2023 mà quên cả việc tôi vi phạm khoản nào của Điều 331 Bộ luật hình sự (Xem tài liệu)?
(4) Việc 12 cá nhân, 11 cơ quan, tổ chức ở Hà Giang gửi đơn tố cáo, tố giác tôi vi phạm pháp luật (xem tài liệu) nhưng hầu hết họ tên những cá nhân, tên cơ quan, tổ chức đó còn không xuất hiện trong bốn Kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (xem tài liệu) thì lấy đâu cơ sở pháp lý để buộc tội tôi vi phạm pháp luật?
Nói cách khác, nếu đưa những cá nhân, cơ quan, tổ chức đó ra Toà truy tố về tội vu khống thì họ đi tù tổng cộng không ít năm… Việc 12 cá nhân, 11 cơ quan, tổ chức ở Hà Giang gửi đơn tố cáo, tố giác tôi vi phạm pháp luật hiển nhiên là có sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Giang.
(5) Nếu cho rằng tôi vi phạm pháp luật, 12 cá nhân và 11 cơ quan, tổ chức ở Hà Giang có thể kiện tôi ra toà án nhưng thực tế là họ muốn tôi đi tù để không thể kiện tụng, đơn từ đòi tài sản,… Chứng cứ rõ nhất là trước khi tôi bị khởi tố và bị bắt tạm giam tôi đã hoàn thành bốn vụ kiện với tám bản án mà Toà án 2 cấp ở Hà Giang đã xét xử (xem tài liệu); ba quan chức cấp cao của tỉnh Hà Giang trong đó có Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang đã bị Toà án nhân dân thành phố Hà Giang ban hành “Thông báo về việc thụ lý vụ án” (xem tài liệu), có nghĩa là toà sẽ phải xét xử công khai nếu tôi còn ở ngoài xã hội.
(6) Sau khi tôi tại ngoại thì tiếp tục kiện tụng và Toà án 2 cấp ở Hà Giang đã phải xét xử thêm 18 bản án/9 vụ kiện/9 quan chức là bị đơn, trong đó có ba uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Giang (Xem tài liệu). Những vụ việc kiện tụng này đều không được đề cập đến trong hai bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm mà tôi là bị cáo rõ ràng là có vấn đề… Nếu đề cập 26 bản án/13 vụ kiện/9 quan chức ở Hà Giang này trong hai bản án hình sự sơ thẩm, phúc thẩm (xem tài liệu) thì việc minh oan cho tôi sẽ thuận lợi rất nhiều.
(7) Việc tôi bị khởi tố hình sự, bị bắt tạm giam, bị đưa ra xét xử hoàn toàn được giữ bí mật. Không một thông tin nào về vụ án hình sự mà tôi là bị cáo được phương tiện thông tin đại chúng đăng tải. Rõ ràng, nếu vụ án hình sự mà tôi là bị cáo được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, được dư luận xã hội quan tâm thì oan sai của tôi dễ dàng được minh oan và nhiều cá nhân, cơ quan, tổ chức bị kỷ luật.
(Có bốn văn bản quan trọng sau đây đã bị bóp méo về bản chất, không đúng với bốn Kết luận Giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (Xem tài liệu) để từ đó dẫn tới hai bản án hình sự oan sai đối với tôi (xem tài liệu):
– “Bản kết luận điều tra vụ án hình sự đề nghị truy tố” số 183/BKL-PC02-Đ3 ngày 10/5/2023 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội (Xem tài liệu);
– “Bản kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự” số 137/BKLBS-PC02-Đ3 ngày 2/8/2023 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội (Xem tài liệu);
– “Bản kết luận điều tra bổ sung vụ án hình sự” số 209/BKLBS-PC02-Đ5 ngày 30/11/2023 của Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội (Xem tài liệu);
– “Cáo trạng” số 05/CT-VKSHN-P2 ngày 20/12/2023 của Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Nội (Xem tài liệu).
9. Việc 12 cá nhân, 11 cơ quan, tổ chức ở Hà Giang gửi đơn tố cáo, tố giác tôi vi phạm pháp luật (xem tài liệu) hiển nhiên là có sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Giang. Sự thật họ là các quan chức và các cơ quan, tổ chức đại diện đủ các cơ quan của hệ thống chính trị ở tỉnh Hà Giang:
(1) Ông Dương Minh Thanh, Trưởng Công an thành phố Hà Giang, sau là Trưởng Công an huyện Bắc Quang: Là bị đơn của 5 vụ kiện, Toà án ở Hà Giang đã xét xử được 10 bản án (Xem tài liệu) hơn nữa, chứng cứ buộc tội tôi vi phạm pháp luật đối với ông Dương Minh Thanh tại 4 Kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (Xem tài liệu) cũng không đủ chứng minh, buộc tội tôi. Ông Dương Minh Thanh là đối tượng như thế đương nhiên cũng không thể là “bị hại” được. Ngoài ra, người thay thế ông Dương Minh Thanh làm Trưởng Công an thành phố Hà Giang cũng bị tôi kiện ra toà và nhận 2 bản án (xem tài liệu).
(2) Ông Bùi Đình Tiến, Trưởng Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an tỉnh Hà Giang: Tại 4 Kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (xem tài liệu) cũng không thấy có lần nào nhắc đến họ tên Bùi Đình Tiến thì hiển nhiên ông Bùi Đình Tiến không thể là “bị hại” được.
(3) Ông Hoàng Giang, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Hà Giang: Tại bốn Kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (xem tài liệu) cũng không thấy có lần nào nhắc đến họ tên Hoàng Giang thì hiển nhiên ông Hoàng Giang không thể là “bị hại” được.
(4) Ông Mạc Văn Cường, Phó Trưởng Phòng Cảnh sát môi trường, Công an tỉnh Hà Giang: Tại bốn Kết luận Giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (xem tài liệu) cũng không thấy có lần nào nhắc đến họ tên Mạc Văn Cường thì hiển nhiên ông Mạc Văn Cường không thể là “bị hại” được.
(5) Bà Sùng Thị Mai, Chánh án Toà án nhân dân thành phố Hà Giang: Tại bốn Kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (xem tài liệu) cũng không thấy có lần nào nhắc đến họ tên Sùng Thị Mai thì hiển nhiên bà Sùng Thị Mai không thể là “bị hại” được.
(6) Bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân thành phố Hà Giang: Tại bốn Kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (xem tài liệu) cũng không thấy có lần nào nhắc đến họ tên Nguyễn Thị Hồng Hạnh thì hiển nhiên bà Nguyễn Thị Hồng Hạnh không thể là “bị hại” được.
(7) Ông Phan Huy Ngọc, Giám đốc Công an tỉnh Hà Giang: Tại bốn Kết luận Giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (xem tài liệu) cũng không thấy có lần nào nhắc đến họ tên Phan Huy Ngọc thì hiển nhiên ông Phan Huy Ngọc không thể là “bị hại” được. Hơn nữa, ông Phan Huy Ngọc còn là bị đơn của 2 bản án (xem tài liệu).
(8) Ông Vàng Seo Cón, Chủ tịch Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh Hà Giang: Tại bốn Kết luận Giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (xem tài liệu) cũng không thấy có lần nào nhắc đến họ tên Vàng Seo Cón thì hiển nhiên ông Vàng Seo Cón không thể là “bị hại” được. Hơn nữa, ông Vàng Seo Cón còn là bị đơn của hai bản án (xem tài liệu).
(9) Ông Nguyễn Minh Phú, nguyên Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Giang: Tại bốn Kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (Xem tài liệu) thì có Kết luận giám định thứ hai (xem tài liệu)) có một lần nhắc đến họ tên Nguyễn Minh Phú nhưng tất cả 13 vụ kiện ở Hà Giang với 26 bản án đã được xét xử thì lỗi xuất phát từ việc ông Nguyễn Minh Phú phê duyệt Kế hoạch để Công an thành phố Hà Giang đi thu giữ phế liệu (xem tài liệu) hậu quả dẫn đến 9 quan chức hầu toà/ 13 vụ kiện/ 26 bản án,… thì hiển nhiên ông Nguyễn Minh Phú không thể là “bị hại” được.
(10) Ông Trần Mạnh Lợi, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ Hà Giang, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Giang: Tại bốn Kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (Xem tài liệu) cũng không thấy có lần nào nhắc đến họ tên Trần Mạnh Lợi thì hiển nhiên ông Trần Mạnh Lợi không thể là “bị hại” được. Ông Trần Mạnh Lợi chính là người ký “Kết luận của Ban Thường vụ Thành uỷ” (Xem tài liệu) chỉ đạo Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Giang, Công an thành phố Hà Giang đi thu phế liệu vũ khí dẫn đến 13 vụ kiện với 26 bản án, chín quan chức ở Hà Giang là bị đơn (xem tài liệu).
(11) Ông Nguyễn Trung Thu, Tổng Biên tập Báo Hà Giang: Tại bốn Kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (xem tài liệu) cũng không thấy có lần nào nhắc đến họ tên Nguyễn Trung Thu thì hiển nhiên ông Nguyễn Trung Thu không thể là “bị hại” được. Hơn nữa, ông Nguyễn Trung Thu còn là bị đơn của hai bản án (xem tài liệu).
(12) Bà Hoàng Thị Hằng, Giám đốc – Tổng Biên tập Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Giang: Tại bốn Kết luận giám định của Sở Thông tin và Truyền thông thành phố Hà Nội (xem tài liệu) cũng không thấy có lần nào nhắc đến họ tên Hoàng Thị Hằng thì hiển nhiên bà Hoàng Thị Hằng không thể là “bị hại” được. Hơn nữa, bà Hoàng Thị Hằng còn là bị đơn của hai bản án (xem tài liệu).
Với những chứng cứ trên, tôi đã chứng minh được 12 cá nhân gửi đơn tới cơ quan Công an ở Hà Nội tố cáo, tố giác tôi vi phạm pháp luật đối với các cá nhân đó là không có cơ sở pháp lý, vì thế 12 cá nhân đó không phải là “bị hại” mà chỉ là “người tố cáo, tố giác”. Đồng thời, 11 cơ quan, tổ chức gửi đơn tới cơ quan Công an ở Hà Nội tố cáo, tố giác tôi vi phạm pháp luật cũng không có chứng cứ cụ thể trong bốn Kết luận Giám định, nên đương nhiên tôi không vi phạm pháp luật. Nói cách khác, 12 cá nhân và 11 cơ quan, tổ chức đó còn phạm tội vu khống tôi vi phạm pháp luật.
10. Tôi bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Hà Nội ban hành “Quyết định khởi tố bị can” số 27/QĐ-PC02 (Đ3) ngày 9/1/2023 với tội danh vi phạm Điều 331 Bộ luật hình sự (xem tài liệu) nhưng sau hơn 24 tháng, đến ngày 15/01/2025 Uỷ ban Kiểm tra Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương mới ban hành “Quyết định thi hành kỷ luật đồng chí Trần Vương Việt, đảng viên Chi bộ Vụ Đoàn thể nhân dân, Đảng bộ cơ quan Ban Dân vận Trung ương” số 122-QĐ/UBKTĐUK bằng hình thức khai trừ khỏi Đảng (xem tài liệu) sau khi cơ quan Ban Dân vận Trung ương ban hành “Quyết định kỷ luật công chức” số 510-QĐ/BDVTW ngày 30/12/2024 của Ban Dân vận Trung ương trong đó quyết định buộc thôi việc đối với tôi (Xem tài liệu). Tôi đã gửi đơn khiếu nại tới lãnh đạo Ban Dân vận Trung ương và Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, hiện chưa có kết quả giải quyết.
11. Tôi hiện nay đang tại ngoại, chưa thi hành án tù giam nên nên tôi có điều kiện ở ngoài xã hội gửi đơn từ đến các cơ quan chức năng để tìm công lý, khôi phục lợi ích hợp pháp và danh dự của tôi. Việc Toà án Nhân dân Tối cao có quyết định cuối cùng đối với vụ án hình sự mà tôi là bị cáo nhưng gây oan sai cho tôi sẽ gây hậu quả nghiêm trọng không thể khắc phục được. “Đơn đề nghị xem xét theo thủ tục giám đốc thẩm” đề ngày 15/11/2024 của tôi có tới 70 tài liệu chứng cứ đi kèm, trong đó nổi bật 28 bản án của 13 vụ kiện dân sự mà tôi là nguyên đơn, hai bản án hình sự mà tôi là bị cáo; thể hiện được việc sau khi tôi được tại ngoại tôi kiện chín quan chức ở Hà Giang ra toà và toà án hai cấp ở Hà Giang đã xử được 18 bản án; việc tôi bị khởi tố hình sự, bắt tạm giam, kết án oan là sự trả thù chính trị do tôi kiện nhiều quan chức…
12. Việc 12 cá nhân, 11 cơ quan, tổ chức ở Hà Giang gửi đơn tố cáo, tố giác tôi vi phạm pháp luật (xem tài liệu) hiển nhiên là có sự chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Hà Giang. Tuy nhiên, không có bài đăng, video clip nào ở 2 tài khoản do tôi làm chủ trên mạng xã hội facebook (https://www.facebook.com/profile.php?id=100013046236025), youtube (https://www.youtube.com/@vivavietnam8525/streams) bị cơ quan Công an, Viện kiểm sát, Toà án xoá bỏ, chặn tài khoản và như vậy rõ ràng những bài đăng, video clip do tôi đăng tải không vi phạm pháp luật và việc tôi bị khởi tố hình sự và kết án tù giam là vì lý do chính trị (kết quả khi tôi tại ngoại đã kiện được chín quan chức và kết quả Toà án hai cấp ở Hà Giang đã xử được 18 bản án không có công lý đã chứng minh điều này).
Đối với những cá nhân vi phạm Luật An ninh mạng khi đăng tải sai sự thật trên mạng xã hội, khi bị cơ quan Công an mời đến làm việc và bị xử phạt vi phạm hành chính thì bài đăng, video clip đã phải xoá và cam kết không tái phạm… Uẩn khúc gì khi mà mục đích các cơ quan chức năng chỉ cần khởi tố, bắt giam, xử án tù giam đối với tôi mà các chứng cứ vi phạm pháp luật đến tôi bị đi tù không bị xoá bỏ, tài khoản mạng xã hội không bị khoá???
Trên đây là một số thông tin và chứng cứ cơ bản, tôi hy vọng ông Tổng Bí thư Tô Lâm xem xét “Đơn đề nghị giải quyết” đề ngày 12/12/2024 tôi gửi ông và chỉ đạo lãnh đạo cơ quan chức năng giải quyết theo đúng pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Kính thư
Trần Vương Việt
________
Tài liệu đính kèm:
Vụ kiện 2: Bị đơn Thượng tá Dương Minh Thanh, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Công an thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 02/2020/HC-ST ngày 6/11/2020 của TAND thành phố Hà Giang + Bản án phúc thẩm số 01/2021/HC-PT ngày 01/02/2021 của TAND tỉnh Hà Giang.
Vụ kiện 3: Bị đơn Thượng tá Dương Minh Thanh, Uỷ viên Ban Thường vụ Thành uỷ, Trưởng Công an thành phố Hà Giang, tỉnh Hà Giang: Bản án sơ thẩm số 01/2021/HC-ST ngày 30/3/2021 của TAND thành phố Hà Giang + Bản án phúc thẩm số 02/20210/HC-PT ngày 30/6/2021 của TAND tỉnh Hà Giang.
No comments:
Post a Comment