Đối Thoại Điểm Tin ngày 18 tháng 10 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Kim
Jong Un tuyên bố Hàn Quốc là ‘nước ngoài, thù địch’
Đánh
giá cho thấy Cơ quan Mật vụ Mỹ ‘tự mãn’, cần cải cách
Mỹ chế tài các thực thể
Trung Quốc liên quan tới máy bay không người lái Nga dùng tại Ukraine
Các
chuyên gia LHQ lại lên tiếng bênh vực cho ông Y Quynh Bdap
TBT-CTN Tô Lâm giục chống lãng phí, 2 nhà trí thức
nói sẽ vô ích nếu không thay đổi thể chế
Trương Mỹ Lan bị
án chung thân và phải bồi thường trong vụ trái phiếu
Trung Quốc, Ả Rập Xê Út là các nước
mua dầu nhiên liệu của Nga nhiều nhất trong tháng 9
Israel hạ sát thủ
lĩnh Hamas ở Gaza, tuyên bố chiến tranh sẽ tiếp diễn
Ấn Độ: Canada không hành động gì với
băng đảng bị cáo buộc liên hệ với New Delhi
Việt Nam, Trung Quốc đàm phán về
việc xoa dịu căng thẳng ở Biển Đông
33
tổ chức kêu gọi Thủ tướng Thái Lan từ chối dẫn độ Y Quynh BDap về Việt Nam
Người
Việt ở Mỹ cũng đang bị đàn áp trực tuyến từ chính quyền Việt Nam!
Hải
quân Hoa Kỳ và Philippines tập trận chung Sama Sama ở Biển Đông
Bộ
Ngoại giao Việt Nam lần đầu lên tiếng chính thức về việc Campuchia rút khỏi Tam
giác phát triển
Việt
Nam đón nhóm tình nguyện viên Hoà bình (Peace Corps) lớn nhất từ trước tới nay
Xây
dựng cáp ngầm qua Biển Đông: cần đa phương hóa để tránh lệ thuộc Trung Quốc
Ý
kiến đối với cáo buộc “xuyên tạc, chống phá” Quốc hội Việt Nam?
Hà
Nội không có người ăn xin, người vô gia cư?
Hà
Nội nói nhà hoạt động Y Quynh Bdap phải bị dẫn độ về Việt Nam
Bà
Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, lãnh thêm án chung thân
Ông
Tô Lâm: Ưu tiên phát huy khối đại đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng!
Chuyên
gia Liên Hiệp Quốc thúc giục Thái Lan xem xét lại việc dẫn độ ông Y Quynh Bdap
về Việt Nam
Việt
Nam đối mặt với một loạt các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp mới
Giới
xuất khẩu Việt Nam đối mặt biện pháp VSATTP, Kiểm dịch động/thực vật mới từ WTO
CTN
Tô Lâm: Việt Nam sẵn sàng đóng góp duy trì hòa bình ở Bán đảo Triều Tiên!
Trại giam số 6: Hai trong số ba TNLT tiếp tục tuyệt thực sang ngày
thứ 19
Nhóm
tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc tập trận ở Biển Đông
Campuchia
biến Mỹ thành ông ba bị đứng sau những quan ngại của Việt Nam về dự án kênh đào
Phù Nam
BBC
Tứ Trụ Việt Nam sắp
tới sẽ biến động ra sao?
‘Chọn hòa bình’ -
Nga phủ bóng lên bầu cử tại Georgia và Moldova như thế nào?
Cái chết của thủ
lĩnh Sinwar: Đòn giáng mạnh vào Hamas, nhưng không phải là hồi kết của cuộc
chiến
Nhà báo Vũ Bình
Nghi qua đời tại San Jose, về yên nghỉ nơi quê nhà Nam Định
‘Con trai tôi quen
với tiếng bom nổ hơn tiếng đồ chơi'
Vạn Thịnh Phát: bà
Trương Mỹ Lan lãnh thêm án chung thân sau hình phạt tử hình
Hiến pháp Triều
Tiên gọi Hàn Quốc là ‘quốc gia thù địch’
Lính Triều Tiên
tham chiến cùng quân Nga tại Ukraine?
Bộ quy tắc ứng xử
Biển Đông: Trung Quốc dây dưa đàm phán không hồi kết?
Bài toán cáp biển
Việt Nam: Lệ thuộc Mỹ hay Trung Quốc đều gặp trái đắng
Quốc hội họp: Sau
ông Tô Lâm, ai sẽ làm chủ tịch nước?
Bầu cử Mỹ: Những
tranh cãi về người nhập cư
'GDP của Việt Nam
có thể giảm 1% nếu ông Trump tái đắc cử'
Dự thảo Luật Phòng
không nhân dân nên được tách ra làm hai
Việt Nam có quyền
lực như thế nào tại châu Á-Thái Bình Dương?
Thủ tướng Trung
Quốc Lý Cường tới Việt Nam: Ký kết về đường sắt và gì nữa?
Thủ tướng Trung
Quốc Lý Cường thăm Việt Nam: Đâu là điểm đáng chú ý?
Ông Lương Cường và
ông Tập Cận Bình bàn gì ở Bắc Kinh?
Vụ Y Quynh Bđăp:
Thái Lan còn an toàn cho người tị nạn?
Vụ Y Quynh Bđăp:
Phép thử cho ông Tô Lâm và Tân thủ tướng Thái Lan?
Thủ tướng Lý
Cường đến Việt Nam sau vụ Trung Quốc tấn công tàu cá: Biển Đông ở đâu trên bàn
nghị sự?
Thượng đỉnh ASEAN
khai mạc: Biển Đông, Myanmar đứng đầu nghị trình
Đôi vợ chồng già
chi 4 tỷ đồng để xây mộ cho chính mình, vì sao?
Nhận diện công ty
Trung Quốc non trẻ mà Việt Nam muốn trao hợp đồng lắp cáp biển
Mỹ trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất drone được Nga sử
dụng ở Ukraina
Israel thông báo triệt hạ lãnh đạo Hamas, phương Tây hy vọng kết
thúc xung đột
Thủ lĩnh Hamas, Yahya Sinwar, vừa bị Israel hạ sát là ai ?
TT Zelensky trình bày “Kế hoạch giành chiến thắng” tại Liên Âu
Hiến Pháp Bắc Triều Tiên xác định Hàn Quốc là "quốc gia thù
địch"
Trung Đông : Israel duy trì áp lực quân sự với Hezbollah
BRICS : Công cụ đàm phán hay khối thống nhất chống bá quyền
phương Tây ?
Vì
sao hỗ trợ của các đồng minh cho Ukraina ngày càng trở nên ít chắc chắn
hơn ?
Khủng hoảng địa chính trị tái thúc đẩy thị trường tàu ngầm thế
giới
Israel đang sử dụng chiến lược « bỏ đói » để « giảm dân số » ở
Gaza ?
Thượng đỉnh Liên Hiệp Châu Âu : Hungary thúc đẩy Bruxelles
siết chặt chính sách nhập cư
TT Mỹ Joe Biden công du Đức: Ukraina là hồ sơ trọng tâm
Trung Quốc và Malaysia nhất trí thúc đẩy “hợp tác hiệu quả thực
tế” ở Biển Đông
Trung Quốc nâng cấp khả năng quân sự để chuẩn bị đánh chiếm Đài
Loan
Bầu cử tổng thống Mỹ : Kamala Harris tìm kiếm lá phiếu của cử tri
Cộng Hòa
Hạ Viện Nga xem xét để thông qua Hiệp ước phòng thủ chung với Bắc
Triều Tiên
Ủy Ban Châu Âu nhiệm kỳ mới hứa thắt chặt chính sách nhập cư
LHQ muốn mở điều tra “độc lập” về cuộc tấn công đẫm máu của Israel
ở Liban
TIN TỨC: THỨ SÁU 18.10.2024
1/ VN CHÍNH THỨC LÊN TIẾNG VỀ VỤ CAMPUCHIA RÚT KHỎI TAM GIÁC PHÁT TRIỂN
Phát ngôn nhân bộ ngoại
giao Việt Nam vào hôm qua 17/10 đã lên tiếng khẳng định quan hệ hợp tác tốt đẹp
giữa ba nước Campuchia - Lào - Việt Nam, khi được hỏi về phản ứng của Việt Nam
trước việc Campuchia rút khỏi thoả thuận hợp tác kinh tế ba nước.
Vào hôm 20/9 vừa qua, chủ
tịch thượng viện Campuchia là ông Hun Sen cho biết Campuchia sẽ rút khỏi thỏa
thuận hợp tác kinh tế 25 năm với hai nước láng giềng, với lý do là mối quan tâm
của người dân về lãnh thổ và nhu cầu rút vũ khí khỏi tay những kẻ cực đoan.
Cần biết thỏa thuận hợp tác
kinh tế ba nước được ký kết vào năm 1999 nhằm mục đích khuyến khích phát triển
kinh tế và thương mại giữa bốn tỉnh đông bắc Campuchia và các tỉnh lân cận ở
Lào và Việt Nam.
Nhưng gần đây, một số nhà
hoạt động Campuchia bắt đầu bày tỏ lo ngại là hiệp ước này có thể khiến
Campuchia mất lãnh thổ hoặc quyền kiểm soát tài nguyên thiên nhiên vào tay Việt
Nam.
Trả lời báo chí tại họp báo
hàng tuần tại Hà Nội, phát ngôn nhân Phạm Thu Hằng khẳng định là mối quan hệ
đoàn kết, gắn bó hữu nghị và tin cậy giữa ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia là
tài sản quý báu đối với cả ba dân tộc.
Trong 25 năm qua, hợp tác
khu vực tam giác phát triển đã góp phần thúc đẩy quan hệ truyền thống cũng như
hợp tác kinh tế, thương mại và góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng
cao đời sống người dân tại khu vực biên giới cũng như tại ba nước.
2/ VN PHẢI CHI HƠN 7 TỶ MỸ KIM ĐỂ XÂY ĐƯỜNG SẮT NỐI LIỀN TRUNG CỘNG
Việt Nam ước tính chi phí
xây dựng tuyến đường sắt nối với tỉnh Vân Nam của Trung Cộng là hơn 7 tỷ Mỹ kim,
theo quyết định của bạo quyền Hà Nội vào hôm 16/10.
Tuyến đường sắt dài 427 cây
số sẽ chạy từ tỉnh Lào Cai qua thủ đô Hà Nội và hải cảng Hải Phòng đến thành
phố Hạ Long.
Theo thông tấn xã VN, Tổng
cục Đường sắt Việt Nam đã trình kế hoạch xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hạ
Long lên bộ giao thông để xem xét và phê duyệt. Dự trù tuyến đường sắt này sẽ
được khởi công xây dựng vào năm 2030, với ước tính sẽ có hơn 8 triệu lượt hành
khách và hơn 17 triệu tấn hàng hóa mỗi năm vào năm 2050.
Việt Nam đã tiếp cận Trung Cộng
để có được kỹ thuật và nguồn tài chính cho kế hoạch phát triển đường sắt nối
liền hai nước, vốn đã được kết nối bằng hệ thống đường cao tốc và hai tuyến
đường sắt cũ kỹ và cần nâng cấp ở bên phía Việt Nam.
Hai nước Việt - Hoa đã
nhiều lần bày tỏ quan tâm đến việc thúc đẩy các tuyến đường sắt, và các chuyến
thăm lẫn nhau gần đây của giới lãnh đạo hai nước thường bao gồm việc ký kết các
thỏa thuận về hợp tác đường sắt.
Trong khi đó, quốc hội Việt
Nam tại kỳ họp sẽ khai mạc vào hôm thứ Hai 21/10 dự trù sẽ phê duyệt kế hoạch
trị giá 67 tỷ Mỹ kim để xây dựng tuyến đường sắt bắc nam cao tốc dài hơn 1500 cây
số từ thủ đô Hà Nội đến Sài Gòn.
3/ HOA KỲ VÀ PHILIPPINES TẬP TRẬN SAMA SAMA Ở BIỂN ĐÔNG
Hải quân Hoa Kỳ và Philippines đang mở cuộc tập
trận hiện đại ở Biển Đông, trong khi Trung Cộng diễn tập bao vây Đài Loan.
Cuộc tập trận chung giữa Hoa Kỳ và
Philippines có tên là Sama Sama đang bước vào giai đoạn quan trọng là tình huống
giả định ở Biển Đông.
Vào ngày 17/10, quân khu
miền đông Hoa Lục đã tổ chức một cuộc tập trận lớn có tên Joint Sword tại eo
biển Đài Loan, bao vây chung quanh đảo quốc này, nhằm gửi một cảnh báo nghiêm
khắc đến các hành động đòi ly khai của các lực lượng đòi độc lập ở Đài Loan.
Chỉ vài giờ sau đó, lực
lượng hải quân Hoa Kỳ và Philippines đã tiến hành thành công một loạt các diễn
tập trên biển, theo thông báo của quân đội Philippines. Thông cáo cho biết các
cuộc tập trận nhắm vào các hoạt động tuần tra chung và chống tàu ngầm.
Sama Sama, còn được dịch là
Cùng Nhau, đã bắt đầu vào tuần trước và sẽ được thực hiện trong hai tuần ở vùng
biển phía bắc của Philippines đối diện với Đài Loan. Cuộc tập trận năm nay có sự
tham gia của các nước Úc, Canada, Pháp, Nhật Bản và quan sát viên của Anh.
Cuộc tập trận bao gồm một
diễn tập chống tàu ngầm phối hợp khi các lực lượng tham gia vào diễn tập thuỷ
lôi, được xử dụng chống tàu ngầm di động. Ngoài ra, lực lượng tập trận cũng
tiến hành một cuộc tuần tra đêm phối hợp và giả định “các tình huống thật sự của
việc tuần tra trong các vùng biển có tranh chấp”.
VNTB
– Việt Nam Kiểm Soát Tôn Giáo ra sao? (bài cuối)
Tại
sao Trung Quốc chưa thể vực dậy niềm tin của người tiêu dùng?
Tại
sao Trung Quốc chưa thể vực dậy niềm tin của người tiêu dùng?
Vì
sao Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam?
Donald
Trump: Mối nguy hiểm thật sự18/10/2024
Chia buồn
sâu sắc nhất18/10/2024
Buổi
thăm gặp Trịnh Bá Tư sau 19 ngày tuyệt thực ở Trại 6, Nghệ An17/10/2024
Người
mẹ trẻ và đứa con nhỏ trong lồng lưới sắt17/10/2024
ChatGPT
trình bày về nguồn gốc Chủ nghĩa Marx-Lenin ở Việt Nam từ 1930 đến nay17/10/2024
“Tác
nhân gây ảnh hưởng” cho Bắc Kinh: Đây là cách Trung Quốc tạo ra mạng lưới bí
mật ở Đức16/10/2024
Hưởng
ứng phát biểu của ngài Tô Lâm và góp vài đề nghị16/10/2024
Vingroup
đã hết tiền chi cho lực lượng truyền thông cỏ?16/10/2024
Nền
kinh tế nhân văn: Đáp án cho sự phát triển toàn diện của con người15/10/2024
Tô
Lâm và Phạm Minh Chính giảm nhẹ vụ ngư dân Quảng Ngãi bị hành hung?14/10/2024
Nguyễn
Đình Bổn - Chỉ có chiến thắng của Ukraine mới phá tan trục ma quỷ của Trung
Quốc
Phó
Đức An - Bảo tồn di sản văn hóa
Lê
Thanh Phong - Chuyện tranh chấp thùng công đức hai đền ở Ninh Bình
Lê
Xuân Nghĩa - Xấu hổ chết đi được!
Võ
Xuân Sơn - Người mẹ trẻ và đứa con nhỏ trong lồng lưới sắt
Lê
Xuân Nghĩa - Hàn, Triều và Việt Nam
Kim
Văn Chính - Về chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh
Nguyễn
Thông - Chia buồn sâu sắc nhất
Mai
Quang Hiền - Chào mừng 20/10
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 17.10.2024
Hoàng
Nguyên Vũ - Cô giáo cảm thấy áy náy khi nhận quà 20/10 từ phụ huynh
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Xây dựng cáp ngầm qua Biển
Đông: cần đa phương hóa để tránh lệ thuộc Trung Quốc 18/10/2024
Từ giải thưởng Nobel kinh tế,
lại nghĩ đến Việt Nam 17/10/2024
Hàng từ bên kia biên giới 17/10/2024
Bài toán cáp biển Việt Nam: Lệ
thuộc Mỹ hay Trung Quốc đều gặp trái đắng 17/10/2024
Tầm nhìn về chất đất của chính
khách 17/10/2024
Hưởng ứng phát biểu của ngài Tô
Lâm và góp vài đề nghị 16/10/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
SỐ PHẬN 2 CHIẾC TÚI HERMÈS BẠCH TẠNG MÀ
BÀ TRƯƠNG MỸ LAN XIN LẠI NHƯNG TÒA KHÔNG ĐỒNG Ý
Tú Oanh
TPO - Theo luật sư, sau khi bị kê biên,
2 chiếc túi Hermès bạch tạng của bà Trương Mỹ Lan sẽ được mang đi đấu giá công
khai. Về nguyên tắc, người trả giá cao nhất và phù hợp với yêu cầu từ cơ quan
thi hành án sẽ là chủ sở hữu mới của hai món hàng hiệu đắt giá.
Sau gần một tháng gây xôn xao dư luận, ngày
17/10, số phận hai chiếc túi Hermès bạch tạng mà
bà Trương Mỹ Lan xin lại “làm kỷ niệm cho con cháu” trong phiên tòa ngày 27/9
đã được định đoạt.
Tại trụ sở Tòa án Nhân dân TPHCM, Hội đồng xét xử (HĐXX) bác bỏ nguyện vọng của
bà Mỹ Lan, tuyên thu giữ cả hai chiếc túi hàng hiệu đắt giá. Theo HĐXX, một chiếc
túi có nguồn gốc từ tiền phạm tội mà có và chiếc còn lại có nguồn gốc từ tài sản
riêng.
Câu hỏi đặt ra là hai chiếc túi Hermès bạch tạng
sẽ đi về đâu sau khi bà Trương Mỹ Lan bị kết án?
Trả lời về vấn đề này, luật sư Trần Ngọc Thạch
- Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội cho biết theo quy trình, sau khi có bản án
chính thức, tài sản bị kê biên được chuyển cho cơ quan thi hành án và thực hiện
các thủ tục thu hồi tiền về ngân sách nhà nước để khắc phục hậu quả, cụ thể là
đấu giá tài sản.
"Cơ quan thi hành án không tự làm hoạt động
đấu giá, thay vào đó ký hợp đồng thuê một tổ chức đấu giá có chứng chỉ hành nghề
hợp pháp. Tổ chức đấu giá chuyên nghiệp có nhiệm vụ công khai thông tin đấu giá
tài sản, sau đó tổ chức phiên đấu giá. Về nguyên tắc, bên nào trả giá cao và
đáp ứng được các điều kiện từ thi hành án, bên đó sẽ được sở hữu tài sản
đó", chuyên gia chia sẻ.
Theo luật sư Trần Ngọc Thạch, bất kỳ ai đủ điều
kiện luật định đều có thể tham gia đấu giá. Thân nhân bà Trương Mỹ Lan nếu có
nhu cầu muốn lấy lại 2 chiếc túi hàng hiệu cũng có thể nộp hồ sơ và tham gia
phiên đấu giá công khai. Nếu ra giá cao nhất, tài sản chắc chắn thuộc về họ. Thậm
chí bà Trương Mỹ Lan cũng được phép mua lại tài sản của mình. Tuy nhiên, khả
năng này khó xảy ra trên thực tế bởi bị cáo đang là người không có đủ năng lực
tài chính để khắc phục hậu quả bản án.
Luật sư nói thêm tổ chức đấu giá chỉ tổ chức
phiên đấu giá về mặt kỹ thuật, không có trách nhiệm định giá tài sản. Họ sẽ thống
nhất với cơ quan thi hành án mức giá khung của 2 chiếc túi trước khi đưa ra đấu
giá công khai.
Về mặt thủ tục, cơ quan nhà nước có thẩm quyền
thông qua hội đồng định giá để xác định giá trị tài sản tại thời điểm thu giữ
và tính toán. Thông thường, căn cứ định giá dựa vào giá bán niêm yết tại cửa
hàng đối với sản phẩm mới, kết hợp với khấu hao giá trị qua mỗi năm sử dụng.
Hiện chưa rõ con số cụ thể mà cơ quan nhà nước
đưa ra cho 2 chiếc túi hàng hiệu. Tuy nhiên, trong phiên tòa ngày 27/9, bà
Trương Mỹ Lan cho biết 2 chiếc túi Hermès bạch tạng trị giá hơn chục tỷ đồng.
Trong thế giới thời trang, túi Hermès bạch tạng
(tên đầy đủ là Niloticus Crocodile Himalaya Birkin) là mặt hàng siêu hiếm, có
tiền chưa chắc mua được.
Daniel Englander, một chuyên gia trong nhóm
Quan hệ VIP của trang web bán lại hàng xa xỉ Fashionphile, chia sẻ với Page
Six Style những chiếc túi Birkin này có giá từ 50.000 đến 80.000 USD tại
các cửa hàng Hermès tùy theo kích cỡ, nhưng không phải ai cũng có cơ hội tiếp cận
mức giá "hữu nghị" này.
Nếu muốn sở hữu một chiếc túi Hermès bạch tạng
đại diện cho đẳng cấp trong giới thượng lưu, các tay chơi hàng hiệu có thể tìm
đến thị trường thứ cấp. Lúc này, con số bị đội lên gấp nhiều lần. Theo
Englander, giá bán lại có thể dao động từ 100.000 đến 500.000 USD.
Một điểm cần lưu tâm là tại cửa hàng, túi
càng lớn giá càng cao, nhưng điều này ngược lại trên thị trường thứ cấp. Trong
khi size 30 phổ biến nhất, chiếc túi Himalaya Birkin 25 nhỏ nhắn lại được yêu
thích và săn đón hơn.
Một điều hiển nhiên, hội đồng định giá của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền không thể chạy theo sự thất thường của thị trường
thứ cấp để xác định giá trị thực sự của 2 chiếc túi xách.
Bên cạnh đó, tài sản bị kê biên không giống
như món phụ kiện hào nhoáng, dùng để phô trương giá trị người sử dụng. Hai chiếc
túi của bà Trương Mỹ Lan phải đối mặt với nguy cơ không tìm được người mua
trong phiên đấu giá đầu tiên.
Trong trường hợp này, luật sư Trần Ngọc Thạch
cho biết có thể có nhiều phiên đấu giá. Nếu để mức giá ban đầu không ai mua, tổ
chức đấu giá và cơ quan thi hành án tiến hành trao đổi lại để hạ giá xuống và
tiếp tục đấu giá. Tuy nhiên, nếu giảm giá xuống mức mà thi hành án không thể chấp
nhận, tài sản rơi vào tình trạng "tồn kho".
Theo luật sư, việc đấu giá nhưng không có người
mua thường xuyên xảy ra. 2 chiếc Hermès bạch tạng của bà Trương Mỹ Lan có thể
giống như hai siêu xe Rolls-Royce và du thuyền triệu USD của ông Trịnh Văn Quyết,
Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, liên tục hạ giá nhưng không bán được.
CHỦ TỊCH QUẢNG NAM KHÔNG MUỐN DOANH
NGHIỆP ĐẾN BẰNG QUÀ CÁP, ĐI ĐÊM ĐI NGÀY
TPO - "Tôi mong muốn các doanh
nghiệp đến với sở ngành, đến với lãnh đạo tỉnh, chính quyền các cấp bằng tình cảm,
trách nhiệm, quyết tâm cao để phấn đấu làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình chứ
không đến bằng quà cáp , đi trước đi sau, đi đêm đi ngày, để kinh tế Quảng Nam
phát triển tốt hơn” - Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Văn Dũng nói.
Chiều 17/10 diễn ra buổi gặp gỡ, đối thoại giữa
lãnh đạo tỉnh Quảng Nam với các doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài
(FDI) đang đầu tư trên địa bàn, nhằm chia sẻ, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc của
các DN.
Chủ tịch Quảng Nam Lê Văn Dũng cho
hay, tình hình kinh tế - xã hội của tỉnh đang có nhiều dấu hiệu khởi sắc. Ông
thông tin đến các DN về một số định hướng lớn của tỉnh, trong đó có chủ trương
của Chính phủ và địa phương về việc đầu tư nâng cấp sân bay Chu Lai;
kế hoạch nâng cấp cảng biển Chu Lai đáp ứng cho tàu có trọng tải 50.000 tấn lưu
thông…
Ông Dũng khẳng định, chính quyền địa phương
đang quyết liệt triển khai các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư,
tháo gỡ khó khăn cho DN.
Tại buổi đối thoại, đại diện DN cho biết, thời
gian qua các cấp ngành của tỉnh đã tích cực hỗ trợ nhưng trên thực tế DN vẫn
còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Đó là khó khăn trong thủ tục cấp phép cho
lao động nước ngoài; vướng mắc về thuế phí; thiếu nhà ở xã hội, nguồn nhân lực;
giá xử lý nước thải tại khu công nghiệp (KCN) Tam Thăng tăng cao đến 30%...
Công ty TNHH MTV Kärcher cho biết DN này nằm
gần cảng biển Chu
Lai, nhưng hiện nay mức phí vận chuyển hàng từ cảng Chu Lai đi Đức cao hơn so với
cảng Đà Nẵng. Vì vậy, DN mong sớm đầu tư nâng cấp cảng để sử dụng hiệu quả hơn,
chi phí hợp lý hơn so với hiện nay.
Đại diện Công ty TNHH Phát triển Nam Hội An
(Hoiana) đề nghị tỉnh Quảng Nam đẩy mạnh hơn nữa cải cách thủ tục hành chính,
điều chỉnh thời gian thực hiện dự án nhằm đảm bảo tiến độ phù hợp với tình hình
thực tế…
Trước các kiến nghị của DN, Chủ tịch UBND tỉnh
Quảng Nam yêu cầu các sở, ngành liên quan nghiên cứu tháo gỡ cho DN. Vấn đề
liên quan tới sở nào thì giao trách nhiệm cho từng sở ngành để liên hệ giải quyết,
những vấn đề khác vượt thẩm quyền thì tham mưu cho UBND tỉnh phương án cụ thể.
Ông Dũng kêu gọi các DN, nhà đầu tư tiếp tục
đồng hành với Quảng Nam để thực hiện mục tiêu đưa Quảng Nam trở thành tỉnh phát
triển khá của cả nước vào năm 2030. Các DN chú ý đảm bảo các quy định của pháp
luật trong quá trình kinh doanh; tuân thủ các điều kiện về đảm bảo môi trường,
sinh thái; phát triển gắn với chăm lo đời sống của người lao động; đảm bảo an
ninh, trật tự trong quá trình sản xuất kinh doanh…
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam khẳng định,
chính quyền cam kết đồng hành với DN, quán triệt không gây khó khăn cho nhà đầu
tư, khuyến khích DN phản ánh nếu phát hiện xảy ra tình trạng cơ
quan, sở, ngành gây khó dễ để xử lý, tạo môi trường thuận lợi và hạn chế mức thấp
nhất và không có chi phí đầu tư không chính thức cho DN.
“Quảng Nam hứa sẽ quyết tâm thực hiện việc
này. Tôi mong muốn các doanh nghiệp đến với sở ngành, đến với lãnh đạo tỉnh,
chính quyền các cấp bằng tình cảm, trách nhiệm, quyết tâm cao để phấn đấu làm tốt
chức năng, nhiệm vụ của mình chứ không đến bằng quà cáp, đi trước
đi sau, đi đêm đi ngày, để kinh tế Quảng Nam phát triển tốt hơn”, ông Dũng nói.
LÝ DO CHỒNG BÀ TRƯƠNG MỸ LAN NHẬN MỨC
ÁN THẤP NHẤT TRONG 34 BỊ CÁO
TPO - Với án phạt 2 năm tù, ông Chu Lập
Cơ là bị cáo có mức án thấp nhất trong ‘đại án’ Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2.
Tại bản án sơ thẩm mà HĐXX phiên tòa vụ Vạn Thịnh Phát giai
đoạn 2 tuyên hôm nay 17/10, ông Chu Lập Cơ (Chủ tịch HĐQT Công ty CP
Đầu tư Quảng trường thời đại - Times Square, chồng bà Trương Mỹ Lan)
bị phạt 2 năm tù về tội “Rửa tiền”. Đây là mức án thấp nhất trong 34 bị cáo của
vụ án giai đoạn 2.
Theo HĐXX, mức phạt ông Chu Lập Cơ đã có sự
cân nhắc các tình tiết giảm nhẹ hình phạt. Ông Cơ là bị cáo mà quá trình điều
tra, truy tố luôn ăn năn hối cải, thành khẩn khai nhận hành vi phạm tội, đã tự
nguyện khắc phục hậu quả 19 tỷ đồng; đã phối hợp, tích cực hợp tác, giúp cơ
quan tố tụng điều tra, làm rõ bản chất của vụ án.
HĐXX cũng nêu sai phạm của ông Chu Lập Cơ là
đã mở và sử dụng 3 thẻ thanh toán (Visa, Master) tại Ngân hàng SCB. Từ ngày
1/1/2018 đến ngày 7/10/2022, ông Chu Lập Cơ đã chi tiêu 225 tỷ đồng bằng các thẻ
tín dụng nêu trên, trong đó có 113 tỷ đồng có nguồn gốc từ các khoản vay khống
tại Ngân hàng SCB và 1,3 tỷ đồng có nguồn gốc từ phạm tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” thông qua
phát hành và bán trái phiếu Công ty An Đông.
Từ năm 2018 đến ngày 7/10/2022, Chu Lập Cơ sử
dụng 33 tỷ đồng do vợ ông Cơ là bà Trương Mỹ Lan chỉ đạo nhân viên nộp vào thẻ
Visa, Master của ông Chu Lập Cơ. HĐXX cho rằng đây là số tiền mà bà Trương Mỹ
Lan phạm tội mà có.
Giai đoạn 1 của vụ án, ông Chu Lập Cơ bị HĐXX
TAND TPHCM tuyên phạt 9 năm tù về tội “Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động
của các tổ chức tín dụng”.
Ông Chu Lập Cơ đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn
là Chủ tịch HĐQT của Công ty Times Square, giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt
và gây hậu quả đặc biệt lớn cho Ngân hàng SCB.
Ông Chu Lập Cơ cũng đã ký biên bản họp Đại hội
đồng cổ đông ngày 10/12/2012; ký Biên bản họp Hội đồng quản trị ngày
12/12/2012; ký Biên bản họp Hội đồng quản trị ngày 15/8/2017 của Công ty Times
Square để thế chấp tài sản của Công ty Times Square bảo lãnh nợ vay cho 73 khoản
vay, gây thiệt hại cho Ngân hàng SCB số tiền hơn 9,116 tỷ đồng.
KIÊN GIANG ĐÃ XỬ LÝ 2 TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ KỶ
LUẬT 177 ĐẢNG VIÊN
https://tuoitre.vn/kien-giang-da-xu-ly-2-to-chuc-dang-va-ky-luat-177-dang-vien-20241017162045513.htm
Chiều 17-10, Ủy ban Kiểm tra Trung ương
tổ chức hội nghị giao ban công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của Đảng
quý 3 và 9 tháng đầu năm 2024 khu vực địa bàn VIII tại Kiên Giang.
Phát biểu tại hội nghị, ông Mai Văn Huỳnh -
phó bí thư thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang - cho biết Kiên Giang luôn xác định
công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng
là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, góp phần phòng
ngừa, ngăn chặn vi phạm, nâng cao ý thức của cán bộ, đảng viên.
Đảng bộ thường xuyên đổi mới nội dung, phương
thức kiểm tra, giám sát và thực hiện tốt theo phương châm "kiểm tra có trọng
tâm, trọng điểm", "giám sát phải mở rộng"…
9 tháng qua, các tổ chức Đảng đã tiến hành kiểm
tra, giám sát 1.256 tổ chức đảng, tăng 89 tổ chức, với gần 1.500 đảng viên so với
cùng kỳ năm 2023. Qua đó đã phát hiện, xử lý 2 tổ chức Đảng và 177 đảng viên bị
kỷ luật, giảm 4 tổ chức và 49 đảng viên so với cùng kỳ năm trước.
Từ đó đã góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các
sai phạm, nâng cao tinh thần, trách nhiệm trong thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ
cán bộ, đảng viên. Số tổ chức Đảng, đảng viên bị xử lý kỷ luật giảm nhiều so với
cùng kỳ.
Lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho rằng Ủy ban Kiểm
tra Trung ương chọn tỉnh Kiên Giang làm nơi tổ chức hội nghị giao ban lần này
là cơ hội để tỉnh Kiên Giang và các tỉnh, thành, Đảng bộ
Quân khu 9 trao đổi, giao lưu, học hỏi kinh
nghiệm. Qua đó góp phần thực hiện tốt hơn nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát,
kỷ luật của Đảng.
Tỉnh ủy Kiên Giang mong muốn thời gian tới tiếp
tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo, hỗ trợ, giúp đỡ của Ủy ban Kiểm tra Trung
ương, các vụ cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nhất là Vụ Địa bàn VIII để Đảng
bộ tỉnh Kiên Giang thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị, nhất là đối với công
tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng.
VIỆT NAM LÊN TIẾNG VỀ VIỆC CAMPUCHIA
RÚT KHỎI KHU VỰC TAM GIÁC PHÁT TRIỂN CLV
Phạm Giang - Thanh Danh
Việt Nam sẽ tiếp tục tham vấn với Lào và
Campuchia về thúc đẩy hợp tác giữa ba nước, sau khi Campuchia rút khỏi cơ chế
Tam giác phát triển.
"Trong 25 năm qua, cơ chế hợp tác Khu vực
Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) đã góp phần thúc đẩy quan
hệ truyền thống, cũng như hợp tác kinh tế, thương mại, giao lưu nhân dân và góp
phần thu hẹp khoảng cách phát triển, nâng cao đời sống người dân tại khu vực
biên giới cũng như cả ba nước", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng
ngày 17/10 bình luận về việc Campuchia rút khỏi cơ chế hợp tác Khu vực Tam giác
phát triển CLV.
Người phát ngôn khẳng định mối quan hệ đoàn kết,
gắn bó, hữu nghị và tin cậy giữa ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia là
"tài sản quý báu của cả ba quốc gia, ba dân tộc". Khu vực Tam giác
phát triển CLV là một trong nhiều cơ chế hợp tác đang tồn tại giữa ba nước,
trong đó mỗi cơ chế đều có giá trị và đóng góp riêng cho quan hệ hợp tác hữu
nghị và sự phát triển giữa các bên.
"Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục tham vấn
với Lào và Campuchia để tiếp tục thúc đẩy hợp tác giữa ba nước sâu rộng, thực
chất, hiệu quả, phù hợp với nhu cầu phát triển trong giai đoạn mới, vì lợi ích
của người dân ba nước và vì Cộng đồng ASEAN hòa bình, ổn định, hợp tác, phát
triển", bà Hằng nhấn mạnh.
Tam giác Phát triển CLV là sáng kiến hợp tác
tại khu vực biên giới ba nước Campuchia, Lào và Việt Nam gồm 13 tỉnh có đường
biên giới hoặc có liên quan đến khu vực biên giới chung giữa ba nước là:
Mondulkiri, Rattanakiri, Stung Treng và Kratié của Campuchia; Attapu, Salavan,
Sekong và Champasak của Lào; Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Bình Phước của
Việt Nam. Sáng kiến thành lập do ông Hun Sen, khi đó là thủ tướng Campuchia, đề
xuất và được chính thức công bố năm 1999.
Các lãnh đạo Campuchia ngày 20/9 tuyên bố nước
này rút khỏi cơ chế. Theo Khmer Times, Chủ tịch Quốc hội Campuchia
Khuon Sudary đã gửi thư thông báo cho Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Chủ tịch
Quốc hội Lào Xaysomphone Phomvihane, bày tỏ đánh giá cao sự hợp tác và nỗ lực
mà cả ba quốc gia đã đầu tư trong 25 năm qua, cho biết cơ chế đã mang lại nhiều
lợi ích thiết thực, đặc biệt là đối với các cộng đồng ở những tỉnh biên giới.
"Quyết định này phù hợp với sự thay đổi
lớn hơn của chính phủ Campuchia trong các chiến lược ngoại giao và phát triển
khu vực", bà Khuon Sudary viết, đồng thời nhấn mạnh
Campuchia cam kết duy trì quan hệ song phương
chặt chẽ và hợp tác giữa ba nước thông qua những cơ chế đa phương khác.
Trong cuộc gặp tại New York ngày 24/9 cùng
Phó thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn và Ngoại trưởng Lào Saleumxay
Kommasith, Phó thủ tướng, Ngoại trưởng Campuchia Sok Chenda Sophea khẳng định
việc Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển CLV không ảnh hưởng đến những cơ chế
hợp tác khác giữa ba nước, cả về song phương và đa phương.
VỤ NGƯỜI ĐÀN ÔNG BỊ ĐÁNH DO LÊN
FACEBOOK LÀM THƠ: HOÀN CẢNH GIA ĐÌNH NẠN NHÂN KHÓ KHĂN, KINH TẾ CHỈ ĐỦ ĂN
Lam Giang
Mấy ngày nay, căn nhà cấp 4 của gia
đình ông Lư thường xuyên đóng cửa. Người thân đã vào bệnh viện để tập trung
chăm sóc ông Lư.
Liên quan đến vụ việc ông Ngô Văn Lư (55 tuổi,
ở thôn Phong Bắc, xã Ngư Thủy, huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình) bị nhóm người
hành hung phải nhập viện do làm thơ trên Facebook, những ngày qua, bà con hàng
xóm ở cạnh nhà người đàn ông này cũng vô cùng bức xúc vì hành vi côn đồ của
nhóm đánh người.
Được biết, hoàn cảnh của gia đình ông Lư còn
nhiều khó khăn. Gia đình ông Lư hiện đang sống trong một căn nhà cấp 4 đơn sơ.
Chia sẻ với báo Dân Việt, ông Ngô Văn Tân (hàng xóm nhà ông Lư) kể
hai vợ chồng ông Lư trồng rau, nuôi lợn, nuôi gà bán kiếm tiền mưu sinh, kinh tế
chỉ đủ ăn.
Về sự việc ông Lư bị đánh do làm thơ về giải
bóng chuyền hội nông dân xã Ngư Thủy, ông Trần Tiến Sỹ - Chủ tịch Hội Nông dân
tỉnh Quảng Bình yêu cầu cơ quan chức năng xác định rõ nguyên nhân và xử lý
nghiêm nhóm người hành hung ông Lư, xử đúng người, đúng tội, nghiêm khắc để răn
đe.
Hiện tại, ông Lư vẫn đang điều trị tại Bệnh
viện Trung ương Huế. Người nhà của nhóm người đánh ông Lư đã đến xin lỗi, đưa
tiền để xin giảng hòa, giảm nhẹ sự việc song gia đình ông từ chối.
Quan điểm của gia đình ông Lư là nhất quyết
không thỏa hiệp, không dung dưỡng cho những đối tượng có hành vi phạm tội, coi
thường tính mạng của người khác.
CÔNG AN TPHCM ĐƯA 8 TRƯỜNG HỢP NGHI
CHĂN DẮT ĂN XIN VÀO 'TẦM NGẮM'
Hoài Văn
Cơ quan chức năng đã lập danh sách quản
lý 8 người thuộc diện nghi vấn chăn dắt ăn xin và đang tiếp tục xác minh, làm
rõ để xử lý theo quy định.
Chiều 17/10, tại cuộc họp báo định kỳ về tình
hình kinh tế - xã hội, Công an TPHCM đã gửi văn bản trả lời báo Tiền Phong liên
quan đến việc xử lý tình trạng trẻ em ăn xin tại nhiều tuyến đường ở TPHCM.
Theo đại diện Công an TPHCM, ngày 16/5, đơn vị
đã mở cao điểm phối hợp tăng cường công tác tập trung trẻ em, người lang thang
xin ăn , người sinh sống ngoài xã hội không nơi cư trú ổn định và đối tượng cần
bảo vệ khẩn cấp khác trên địa bàn.
Trong đó, Công an TPHCM chỉ đạo công an các
đơn vị tập trung rà soát, xác minh xử lý các trường hợp nghi vấn hoạt động chăn
dắt người ăn xin . Kết quả, cơ quan chức năng đã lập danh sách quản lý 8 người
thuộc diện nghi vấn chăn dắt và đang tiếp tục xác minh, làm rõ để xử lý theo
quy định.
Theo Công an TPHCM, việc xử lý đối tượng chăn
dắt người ăn xin gặp nhiều khó khăn.
"Người chăn dắt ăn xin là người thân, thậm
chí là cha mẹ ruột của trẻ. Những người chăn dắt hướng dẫn trẻ, người ăn xin giả
dạng bán vé số, tăm bông, bút bi, kẹo cao su… để qua mặt lực lượng chức năng.
Việc này khiến công tác củng cố hồ sơ, chứng cứ để cơ quan chức năng xử lý gặp
khó", Công an TPHCM nhìn nhận.
Để giải quyết triệt để tình trạng trên, Công
an TPHCM phối hợp Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TPHCM thường xuyên rà
soát các địa bàn có đông người nước ngoài sinh sống. Đó là nhà trọ ở khu vực Quốc
lộ 1A (phường Tân Tạo, quận Tân Bình), đường Nguyễn Văn Luông (phường 10, quận
6), Cư xá đường sắt (phường 1, quận 3).
Khi phát hiện số người nước ngoài sống lang
thang, ăn xin ở những khu vực trên, cơ quan chức năng sẽ đưa họ vào Trung tâm hỗ
trợ xã hội để quản lý trong thời gian chờ bàn giao cho Cơ quan ngoại giao hoặc
quyết định trục xuất .
Với các trường hợp ăn xin là người nước
ngoài, Công an TPHCM đã phối hợp Trung tâm hỗ trợ xã hội (Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội TPHCM) quản lý 143 người. Trong đó xử phạt 83 người, trục xuất
37 người trên 16 tuổi và bàn giao 46 trẻ em dưới 16 tuổi cho phía bạn.
Công an TPHCM nhận thấy hầu hết người ăn xin,
lang thang có quốc tịch nước ngoài là phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật, người
già có hoàn cảnh khó khăn, sống tại các địa phương giáp ranh biên giới.
Họ đã lợi dụng Hiệp định chung về quy chế
biên giới để dễ dàng nhập cảnh trở lại qua các cửa khẩu hoặc qua các đường tiểu
ngạch vào Việt Nam, dù trước đó đã bị cơ quan chức năng Việt Nam trục xuất.
Công tác thu dung các trường hợp người lang
thang, xin ăn được UBND TPHCM giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì,
phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện. Tính từ khi mở cao điểm đến nay,
Công an các địa phương đã phối hợp, tiến hành thu gom gần 1.000 trường hợp.
Trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ tăng cường kiểm tra lưu trú, xử lý
nghiêm các vi phạm, nhất là các trường hợp tái phạm theo đúng quy định pháp luật.
CHI TIẾT MỨC ÁN CỦA BÀ TRƯƠNG MỸ LAN VÀ
33 BỊ CÁO
https://congthuong.vn/chi-tiet-muc-an-cua-ba-truong-my-lan-va-33-bi-cao-353078.html
Hội đồng xét xử - Tòa án nhân dân TP. Hồ
Chí Minh vừa tuyên án đối với bà Trương Mỹ Lan và 33 bị cáo trong vụ án xảy ra
tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Chiều nay, ngày 17/10, sau hơn một tháng đưa
ra xét xử, Hội đồng xét xử - Tòa án nhân dân TP. Hồ Chí Minh đã tuyên án đối với
bà Trương Mỹ
Lan và 33 bị cáo trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh
Phát; Ngân hàng SCB và các đơn vị có liên quan.
Các bị cáo bị xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt
tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Cụ thể mức án
như sau:
Nhóm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa
tiền, vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới:
1. Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Hội đồng quản trị
Tập đoàn Vạn Thịnh Phát): Chung thân về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 12 năm
tù về tội rửa tiền, 8 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới,
tổng hợp là chung thân.
2. Trương Khánh Hoàng (nguyên Quyền Tổng giám
đốc Ngân hàng SCB): 9 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 8 năm tù về tội
rửa tiền, 6 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, tổng hợp
là 23 năm tù.
3. Nguyễn Phương Anh (Phó Tổng giám đốc Công
ty Sài Gòn Peninsula): 11 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 3 năm tù về
tội rửa tiền, 2 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, tổng
hợp 16 năm tù.
4. Trịnh Quang Công (Tổng giám đốc Công
ty CP Tập đoàn quản lý Acumen): 7 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản,
5 năm tù về tội rửa tiền, 3 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên
giới, tổng hợp là 15 năm tù.
Nhóm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, vận
chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới:
5. Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng giám đốc
Ngân hàng SCB): 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 5 năm tù về tội vận
chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, tổng hợp là 17 năm tù.
6. Nguyễn Hữu Hiệu (Phó Tổng giám đốc Công ty
CP Đầu tư Square Việt Nam): 9 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 3 năm
tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, tổng hợp là 12 năm tù.
7. Nguyễn Vũ Anh Thi (Tổng Giám đốc Công ty
CP Tập đoàn Phát triển hạ tầng và Bất động sản Việt Nam): 7 năm tù về tội lừa đảo
chiếm đoạt tài sản, 2 năm tù về tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới,
tổng hợp là 9 năm tù.
8. Bùi Anh Dũng (nguyên Chủ tịch Hội đồng quản
trị Ngân hàng SCB): 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 2 năm tù về tội
vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, tổng hợp là 10 năm tù.
9. Trần Thị Mỹ Dung (nguyên Phó Tổng giám đốc
Ngân hàng SCB): 7 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 7 năm tù về tội rửa
tiền, tổng hợp là 14 năm tù.
Nhóm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản:
10. Trương Huệ Vân (Tổng giám đốc Công ty
WMC): 5 năm tù.
11. Hồ Bửu Phương (nguyên Chủ tịch Hội đồng
quản trị Công ty Chứng khoán Tân Việt, nguyên Phó Tổng giám đốc phụ trách tài
chính Tập đoàn Vạn Thịnh Phát): 10 năm tù.
12. Bùi Đức Khoa (phó Tổng giám đốc Công ty
CP Natural Land): 7 năm tù.
13. Thái Thị Thanh Thảo (nguyên Giám đốc dịch
vụ khách hàng Wholesale, thuộc Ngân hàng SCB, Chi nhánh Sài Gòn): 5 năm tù.
14. Ngô Thanh Nhã (Tổng giám đốc Công ty Tập
đoàn đầu tư Vạn Thịnh Phát; Chủ tịch Công ty CP Tập đoàn đầu tư An Đông (giai
đoạn 2015-4/2019): 5 năm tù.
15. Trương Thị Kim Lài (Kế toán trưởng Công
ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông): 4 năm tù.
16. Kwok Hakman Oliver (Tổng giám đốc, người
đại diện pháp luật của Công ty cổ phần Tập đoàn đầu tư An Đông): 5 năm 6 tháng
tù.
17. Trương Vincent Kinh (Chủ tịch Hội đồng quản
trị Công ty Sài Gòn Peninsula, nguyên Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Sunny
World): 5 năm tù.
18. Trần Thị Thúy Ái (Kiểm soát viên ngân quỹ
kiêm thủ kho Ngân hàng SCB, Chi nhánh Sài Gòn): 4 năm tù.
19. Phạm Thị Thúy Hằng (Kế toán trưởng Công
ty Sài Gòn Peninsula): 5 năm tù.
20. Đặng Phương Hoài Tâm (Phó trưởng phòng
văn phòng Hội đồng quản trị Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát): 4 năm tù.
21. Phan Chí Luân (nhân viên văn phòng Hội đồng
quản trị Tập đoàn Vạn Thịnh Phát): 5 năm tù.
22. Trần Văn Tuấn (Tổng giám đốc Công ty cổ
phần Dịch vụ - Thương mại TP.HCM (SETRA)): 5 năm tù.
23. Trần Thị Lan Chi (Kế toán trưởng Công ty
cổ phần Dịch vụ - Thương mại TP.HCM (SETRA)): 3 năm tù.
24. Trần Đình Hưng (nguyên Phó giám đốc tài
chính Công ty Sunny World và Công ty Quang Thuận): 5 năm tù.
25. Huỳnh Phong Phú (nguyên kế toán Công ty
Quang Thuận): 3 năm tù.
26. Vũ Quốc Tuấn (nguyên Giám đốc tài chính
Công ty Sunny World): 6 năm tù.
27. Đinh Thị Ngọc Thanh (nguyên kế toán trưởng
Công ty Sunny World): 3 năm tù.
28. Lý Quốc Trung (Phó tổng giám đốc, kiểm
toán viên Công ty kiểm toán A&C): 3 năm tù.
29. Phạm Hoa Đăng (kiểm toán viên Công ty kiểm
toán A&C): 2 năm tù.
Nhóm tội rửa tiền:
30. Chu Lập Cơ (Chu Nap Kee Eric, Chủ tịch Hội
đồng quản trị Công ty CP Đầu tư Quảng trường thời đại (Việt Nam) - Times
Square): 2 năm tù.
31. Bùi Văn Dũng (lái xe riêng của Trương Mỹ
Lan): 2 năm 6 tháng tù.
32. Trần Thị Hoàng Uyên (thư ký của Trương Mỹ
Lan): 2 năm 6 tháng tù.
33. Trần Xuân Phượng (thư ký của Ngô Thanh
Nhã): 2 năm 6 tháng tù.
34. Tô Thị Anh Đào (Phó Tổng giám đốc Công ty
cổ phần Tập đoàn Đầu tư Vạn Thịnh Phát): 2 năm 6 tháng tù về tội vận chuyển
trái phép tiền tệ qua biên giới.
No comments:
Post a Comment