Thursday, June 13, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 13 tháng 06 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Nhóm tư vấn EU ‘quan ngại’ về chỉ thị 24 của Đảng Cộng sản Việt Nam

NATO nói đang biến kho vũ khí hạt nhân của mình thích ứng với các đe dọa an ninh

Cựu tù nhân lương tâm Đặng Thị Huệ đang tạm lánh, tố chính quyền nhiều lần ‘bắt cóc’

TT Biden sẽ ký thỏa thuận an ninh mới với Ukraine trong hội nghị thượng đỉnh G7

Hà Nội ra chỉ thị, hướng tới loại bỏ tiêu thụ thịt chó, mèo

Thường vụ Quốc hội VN đồng ý cho cảnh sát giao thông hưởng 85% tiền phạt người vi phạm

Giới hoạt động: 'Cảnh sát Thái Lan bắt giam ông Y Quynh Bdap'

Mỹ mở rộng lệnh trừng phạt Nga, cũng nhắm vào chip trung chuyển qua Trung Quốc

Nguồn tin Reuters: Mỹ sẽ mở rộng lệnh trừng phạt đối với việc bán chip bán dẫn cho Nga

Bloomberg: Mỹ cân nhắc hạn chế hơn nữa việc Trung Quốc tiếp cận chip AI 

Hamas nói họ chấp nhận kế hoạch ngừng bắn ở Gaza do LHQ hậu thuẫn

Cảnh báo nguy cơ chiến tranh gia tăng vì chính sách mới của Trung Quốc ở Biển Đông

Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt ‘khảo sát trái phép’ ở Vịnh Bắc Bộ

Phúc trình của Liên Hiệp Quốc cho thấy cả Israel và Hamas đều phạm tội ác chiến tranh

 

RFA

Ván bài tệ của Tô Lâm!

Nhóm tin tặc Trung Quốc “Mustang Panda” nhắm tấn công vào Việt Nam

Ban Tôn giáo Chính phủ tỉnh Gia Lai bị yêu cầu nộp lại hơn tám tỷ đồng vì chi sai mục đích

AmeriGroup bị phạt do đăng bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa

Bắt Phó Chủ tịch xã Sơn Mỹ liên quan vụ “cát tặc” ở Bình Thuận

Một năm sau vụ tấn công ở Đắk Lắk: Ông Y Quynh Bdap bị bắt ở Thái Lan và có thể bị dẫn độ về nước

Dân biểu Mỹ Michelle Steel lên án hành xử của chính quyền Việt Nam với sư Thích Minh Tuệ

Vai trò của Bãi Thuyền Chài trong tranh chấp tại Biển Đông

Bắc Kạn: bắt Bí thư và Chủ tịch xã lập khống hồ sơ, chi tiêu sai 700 triệu đồng

Bắt phó Giám đốc Sở Khoa học & Công nghệ Thái Bình liên quan sai phạm đất đai

Bắt tạm giam Tổng giám đốc VEAM Phan Phạm Hà

Đồng Nai: 15 người bị công an đề nghị truy tố trong vụ án sai phạm ở trung tâm đăng kiểm

Cựu phó phòng Bộ Công an bị án tù bốn năm vì bảo kê sòng bạc

IFJ: nhà báo nổi tiếng Huy Đức bị bắt do những bài bình luận trên mạng xã hội

Tân chủ tịch nước Việt Nam mong muốn tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc được kiểm soát tốt

Việt Nam sẽ cho các công ty tái tục nhập vàng sau nhiều năm gián đoạn

Công an kêu gọi gần 10.000 nhà đầu tư trái phiếu Vạn Thịnh Phát hợp tác trình báo

Nhà máy ô tô VEAM tồn kho hơn hai ngàn xe tải nhiều năm, bán giảm giá nhiều lần vẫn không có người mua

Bốn chủ doanh nghiệp tư nhân ra tòa ở Hà Nội vì đưa người Trung Quốc trái phép vào Việt Nam

BBC

Dan chân ái: Tại sao phụ nữ Trung Quốc lại chọn yêu đương với ChatGPT?

Bầu cử ở châu Âu, Việt Nam chịu tác động như thế nào?

BRICS cạnh tranh với G7: Việt Nam hưởng lợi từ khối nào hơn?

Chỉ thị mật 24 của Việt Nam khiến nhóm tư vấn EU quan ngại

Chủ tịch nước Tô Lâm đã nói gì với Đại sứ Hùng Ba của Trung Quốc?

Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới

Bồi đắp ở Trường Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'

Vạn Thịnh Phát: lời khai của bị can đã chết về kế hoạch lừa đảo trái phiếu

Thượng tướng Lương Tam Quang làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương khi không thuộc Bộ Chính trị

Những đứa con bất hạnh trong Chiến tranh Việt Nam

Sư Thích Minh Tuệ: Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Người Philippines ủng hộ dùng biện pháp quân sự chống Trung Quốc trên Biển Đông

Việt Nam

Tổng thống Putin thăm Việt Nam tuần tới trong bối cảnh có đủ 'Tứ Trụ'?

Thượng đỉnh Hòa bình Ukraine: Trung Quốc, Campuchia không tham gia ‘vì thiếu Nga’, Việt Nam thì sao?

Bà Trương Mỹ Lan và vụ lừa trái phiếu SCB: 'Cô gửi tiết kiệm sao thành ra trái phiếu thế này?'

Sư Thích Minh Tuệ: Phóng sự của VTV làm dấy lên nghi ngờ

Nhức nhối nạn kết hôn giả, 'mua vợ' Việt Nam

'Cao mới được làm sếp': Tranh cãi quanh tiêu chí xét tuyển của Trường Quản trị và Kinh doanh

Nhà báo Huy Đức bị bắt: Các tổ chức quốc tế kêu gọi trả tự do 'ngay lập tức'

Sư Thích Minh Tuệ đến từ đâu, tại sao phải dừng?

Nhà báo Huy Đức bị bắt về tội 'lợi dụng tự do, dân chủ'

Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang không thuộc Bộ Chính trị, quyền lực thế nào?

Phó thủ tướng và phó chủ tịch Quốc hội mới có lý lịch như thế nào?

Bà Trương Mỹ Lan đối mặt thêm ba tội danh, bị cáo buộc chuyển hơn 4,5 tỉ USD qua biên giới

RFI

Bầu cử Quốc Hội Pháp: Liên minh với cực hữu, đảng cánh hữu truyền thống có nguy cơ tan vỡ

Liên Hiệp Quốc : Israel phạm « tội ác chống nhân loại » ở Gaza

Hồng Kông: Chính quyền hủy hộ chiếu của 6 nhà tranh đấu dân chủ đã sang Anh

 CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

 Khi các tỷ phú có quyền lực hơn cả Nhà nước

Bầu cử Quốc Hội: Tổng thống Pháp Macron kêu gọi tập hợp lực lượng chống lại phe cực hữu và cực tả

Những kịch bản của cuộc bầu cử Quốc Hội tại Pháp

Tại Quốc Hội Đức, tổng thống Zelensky bị phe cực hữu tẩy chay

Hungary cam kết không cản trở các nước đồng minh NATO hỗ trợ Ukraina

Kim Jong Un ca tụng mối quan hệ « không gì lay chuyển » với Nga

Nước Pháp thương khóc ca sĩ Françoise Hardy, một trong những hình tượng cuối cùng của thập niên 60

Hội nghị tái thiết Ukraina ở Đức: Phục hồi khẩn cấp lĩnh vực năng lượng bị Nga phá hủy

Gaza : Hội Đồng Bảo An thông qua Nghị quyết ngưng bắn do Mỹ đề xuất

Bầu cử Quốc Hội Pháp : Bốn đảng cánh tả đạt thỏa thuận về cử ứng viên

Vladimir Putin dọa mở rộng phạm vi chiến tranh chỉ là đòn gió ?

Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc –Pakistan : Bắc Kinh trước thách thức Hồi giáo cực đoan Nam Á

Chiến Tranh Lạnh Mới : Cách tiếp cận của châu Âu đối với Trung Quốc đã lỗi thời

Nga và Trung Quốc : Tình hữu nghị « có giới hạn »

Mỹ-Hàn thảo luận về chiến lược chung đối phó với mối đe dọa hạt nhân Bắc Triều Tiên

(AFP) - Ủy Ban Châu Âu thông báo tạm thời tăng thuế nhập khẩu nhắm vào xe ô tô điện Trung Quốc. Tùy theo nhà sản xuất và mức độ hợp tác trong cuộc điều tra của Bruxelles, mức thuế mới đánh vào xe ô tô điện Trung Quốc có thể là 21% hoặc 38%, so với tỉ lệ 10% hiện đang được áp dụng ở Liên Âu. Chính quyền Trung Quốc hôm nay 12/06/2024 đã có phản ứng, xem đây là biện pháp “bảo hộ”, “có hại” cho nền kinh tế Liên Âu và sẽ có những biện pháp bảo vệ chắc chắn lợi ích quốc gia. 

(AFP) - Ukraina bắn chặn được 5 tên lửa của Nga. Trên Telegram, chính quyền quân sự Kiev cho biết 24 drone và 6 tên lửa của Nga đã được phóng từ phía nam và chia thành nhiều đợt đến vùng trời Kiev trong đêm 11 rạng sáng 12/06/2024. Ukraina đã hạ được toàn bộ drone và 5 tên lửa. Tại Dnipropetrovsk (miền trung), một vụ tấn công bằng drone của Nga đã khiến 3 người bị thương, trong đó có 1 thiếu niên 13 tuổi. Cũng trong đêm qua, một vụ tấn công khác đã làm hư hại một cơ sở năng lượng tại vùng Soumy, miền đông bắc, gần biên giới với Nga, theo thông báo của công ty điện Nhà nước Ukrenergo. 

(AFP) - Miền bắc Israel hứng ít nhất 160 rốc-kết phóng đi từ Liban, theo thông báo sáng nay của quân đội Israel hôm nay 12/06/2024. Các vụ phóng rốc-kết được chia làm hai đợt liên tiếp, nhưng không gây tổn hại nhân mạng. Lực lượng Hezbollah khẳng định tấn công Israel để trả thù cho một chỉ huy quân sự cấp cao thiệt mạng trong một trận oanh kích mà họ cho là do Israel tiến hành. Theo một nguồn tin quân sự của Hezbollah Liban, Taleb Sami Abdallah là chỉ huy cấp cao nhất của Hezbollah thiệt mạng kể từ đầu cuộc chiến tới nay. 

(RFI) - Thái Lan : Cháy chợ Chatuchak nổi tiếng, hàng ngàn động vật bị thiêu chết. Vụ hỏa hoạn xảy ra ngày hôm qua, 11/06/2024, thiêu rụi toàn bộ khu chợ Chatuchak ở phía bắc Bangkok. Khu chợ nổi tiếng này mở cửa thứ Sáu hàng tuần, thu hút gần 200 ngàn lượt khách tham quan phiên chợ mỗi tuần. Chợ Chatuchak còn nổi tiếng là nơi bán các loài động vật nuôi trong nhà (chó, mèo, thỏ, rắn…) cũng như là các loài động vật quý hiếm đôi khi được mua bán với giá đắt.

(Reuters) - Ngân hàng Thế giới : Nghèo đói lan rộng ở Miến Điện. Trong một báo cáo được công bố hôm nay, 12/06/2024, Ngân hàng Thế giới – World Bank (WB) cho biết, tình trạng nghèo đói ở Miến Điện trong sáu năm qua lan rộng hơn bao giờ hết và tốc độ tăng trưởng của nước này chỉ có thể duy trì ở mức 1% trong năm tài chính hiện tại. Bạo lực gia tăng, tình trạng thiếu lao động và mất giá tiền tệ đã gây khó khăn cho các hoạt động kinh doanh. Tình trạng bất ổn kinh tế kể từ cuộc đảo chính quân sự năm 2021 đã kết thúc một thập kỷ nỗ lực cải cách dân chủ và kinh tế đất nước.

(AFP) - Mỹ gởi thêm tên lửa Patriot cho Ukraina. Truyền thông Mỹ dẫn nguồn tin từ nhiều quan chức cao cấp dân sự và quân sự ẩn danh cho biết Hoa Kỳ sẽ gởi thêm một hệ thống phòng không Patriot đến Kiev trong những ngày sắp tới. Hôm qua, 11/06/2024, tổng thống Ukraina Volodymyr Zelensky, một lần nữa bày tỏ mong muốn có thêm hệ thống phòng không để đối phó với tên lửa và bom bay của Nga.

(AFP) - Nouvelle-Calédonie : TT. Macron đình chỉ dự án cải cách bầu cử gây tranh cãi. Trong buổi họp báo hôm nay, 12/06/2024, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, đã khẳng định « đình chỉ » dự thảo sửa đổi Hiến Pháp về luật bầu cử ở Nouvelle-Calédonie, nguồn cội của cuộc bạo động tại quần đảo, nhằm thúc đẩy đối thoại và tái lập trật tự. Trên thực tế, tổng thống Pháp không thể triệu tập Quốc Hội Lưỡng Viện sau thông báo giải tán Quốc hội hôm Chủ Nhật 09/06.

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ NĂM 13-06-2024.

1/ NHÀ ĐẤU TRANH Y QUYNH BDAP BỊ BẮT Ở THÁI LAN.

Một nhà đấu tranh cho nhân quyền người Thượng đang tị nạn tại Thái Lan đã bị cảnh sát nước này bắt giữ và có nguy cơ bị trục xuất về Việt Nam, nơi ông phải đối diện với bản án 10 năm tù vì bị cáo buộc liên quan đến vụ tấn công khủng bố ở Đắc Lắc.

Cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ ông Y Quynh Bdap, hay còn gọi là Mathew, vào hôm 11/6, đúng một năm sau vụ hàng chục người Thượng tấn công vào hai trụ sở công quyền ở huyện Cư Kuin,  làm chín người thiệt mạng trong đó có 6 cán bộ và công an, với ít nhất 3 người tham gia vụ này bị bắn chết hoặc tự sát.

Ông Y Phic Hdok, thành viên sáng lập của tổ chức Người Thượng vì Công lý, cho biết ông nhận được tin nhắn từ ông Y Quynh Bdap thông báo về việc bị cảnh sát bắt giữ ở Bangkok vào với dòng tin ngắn là ông đã bị bắt. Ông Y Phic kêu gọi chính quyền Thái Lan hãy tôn trọng quyền tỵ nạn của ông Y Quynh.

Cảnh sát Thái Lan đã bắt giữ ông Y Quynh vào lúc 9 giờ tối ngày 11/6 và ông bị đưa ra toà xét xử vào ngày hôm sau với cáo buộc “lưu trú quá hạn”. Một quan chức xuất nhập cảnh ở Bangkok xác nhận là đang xem xét đến yêu cầu dẫn độ ông Y Quynh của bạo quyền VN.

Ngay sau khi ông Y Quynh Bdap bị bắt giữ, ông Christopher MacLeod, một luật sư người Canada chuyên về kiện tụng xuyên biên giới, gửi thư tới tòa đại sứ Canada tại Thái Lan và Văn phòng Cao ủy LHQ để dò hỏi về vụ bắt giữ này. Ông MacLeod cho biết là ông Y Quynh đã được tòa đại sứ Canada phỏng vấn vào ngày 10/6.

RFA

 

2/ VN ĐỒNG Ý CHO CẢNH SÁT GIAO THÔNG HƯỞNG 85% TIỀN PHẠT GIAO THÔNG.

Trong cuộc họp vào hôm 11/6, Ủy ban Thường vụ Quốc hội Việt Nam đồng ý cho cảnh sát giao thông được giữ lại hầu hết số tiền xử phạt các lỗi vi phạm để ngành công an hiện đại hóa lực lượng và tăng cường cơ sở vật chất, theo bản tin của giới báo chí lề đảng.

Theo bản tin này, Chủ tịch quốc hội Trần Thanh Mẫn tuyên bố việc trích tiền xử phạt vi phạm và giao cho cảnh sát giao thông không phải là vấn đề gì mới. Lý do là theo quy định hiện hành của VN, bộ công an được phân bổ ngân sách theo mức thu từ nguồn xử phạt.

Cần biết là trong giai đoạn từ năm 2018 đến năm 2021, tỷ lệ hoa hồng cho bộ công an là 70%, đến năm 2024, mức này là 85%.

Phát biểu trước quốc hội, Thứ trưởng công an Nguyễn Văn Long khẳng định ngành của ông “không lấy một đồng nào” từ việc giữ lại một tỷ lệ lớn tiền phạt “để bồi dưỡng cho lực lượng cảnh sát giao thông”. Viên thứ trưởng này cho biết là bộ công an xử dụng toàn bộ số tiền này vào việc trang bị các kỹ thuật nhằm kiểm soát giao thông.

VOA

 

3/ HỒNG KÔNG HỦY PASSPORT CỦA 6  NHÀ ĐẤU TRANH CHẠY SANG ANH.

Bạo quyền Hồng Kông vào hôm qua 12/6 tuyên bố sẽ vận dụng luật an ninh quốc gia để hủy passport của 6 nhà đấu tranh dân chủ đã “bỏ chạy” sang Anh.

Phát ngôn nhân của bạo quyền Hồng Kông  khẳng định là 6 nhà hoạt động này đang tiếp tục công khai tham gia vào các hoạt động đe dọa an ninh quốc gia, do đó phải trừng phạt họ, kể cả việc hủy bỏ passport của họ.

Sáu người bị hủy passport là ông La Quán Thông, tên tiếng Anh là Nathan Law, một gương mặt tiêu biểu của phong trào dân chủ và cũng là cựu dân biểu Hồng Kông. Năm người còn lại là ông Mông Triệu Đạt, Trịnh Văn Kiệt, Lưu Tổ, Hoắc Gia Chí và Thái Minh Đạt.

Các nhà đấu tranh này bị buộc tội thông đồng với nước ngoài, kích động ly khai và lật đổ bạo quyền. Vào năm ngoái, 6 người này đã bị bạo quyền Hồng Kông bổ sung vào danh sách bị truy nã. Chiếu theo đạo luật an ninh mới nhất được thắt chặt vào đầu năm nay, mức phạt có thể lên đến án tù chung thân về tội phản quốc, 20 năm tù cho tội làm gián điệp và 10 năm tù về tội nổi loạn.

Phát ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Cộng lên án các nhà đấu tranh dân chủ này là từ lâu nay đã tham gia vào các hoạt động chống Trung Cộng và chống Hồng Kông, gây nguy hiểm nghiêm trọng cho an ninh quốc gia, gây tổn hại đến lợi ích căn bản của Hồng Kông và làm ảnh hưởng đến nguyên tắc “Một quốc gia, hai chế độ”.

RFI

 

4/ LHQ TỐ CÁO DO THÁI VI PHẠM “TỘI ÁC CHỐNG NHÂN LOẠI” Ở GAZA.

Một ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc vừa lên tiếng tố cáo thẳng thừng chính quyền Do Thái đã phạm những tội ác, không chỉ là “tội ác chiến tranh” mà cả “tội ác chống nhân loại” trong cuộc chiến ở dải Gaza.

Cần biết Liên Hiệp Quốc từng nhiều lần tố cáo chính quyền của Thủ tướng Do Thái Benjamin Netanyahu về cách thức tiến hành chiến dịch tấn công ở dải Gaza, nhưng đây là lần đầu tiên Liên Hiệp Quốc nói đến “tội ác chống nhân loại”.

Cho đến nay, tất cả các định chế đều thận trọng không xử dụng cụm từ “tội ác chống nhân loại” hoặc chỉ nói hàm ý này. Nhưng ủy ban điều tra các vi phạm nhân quyền trên lãnh thổ của người Palestine bị chiếm đóng và tại Do Thái thì không như vậy. Ủy ban nói tới sự hủy diệt, giết người, cưỡng bức di dời, tra tấn và những hành xử vô nhân đạo đối với người Palestine.

Khi oanh kích ồ ạt các khu vực đông dân, Do Thái đã không tôn trọng các nguyên tắc thận trọng đáp trả tương xứng, cũng như phân biệt giữa thường dân và chiến binh. Nạn đói được dùng như một thứ vũ khí chiến tranh, hay nạn bạo lực tình dục đối với các phụ nữ bị giam giữ. Đây thực sự là một văn bản luận tội mà ủy ban điều tra của Liên Hiệp Quốc công bố.

Riêng đối với phe Hamas, ủy ban chỉ dùng cụm từ “tội ác chiến tranh”, cho dù những hành vi hôm 7/10 năm ngoái cũng nghiêm trọng không kém. Ủy ban quy trách nhiệm cho Hamas và 6 nhóm vũ trang khác về các vụ giết người, tra tấn và bạo lực. Ủy ban nhận định đây không phải là những hành vi đơn lẻ và cá biệt.

Các khuyến nghị của ủy ban cũng giống như những khuyến nghị đã được ra từ nhiều tháng qua tại Liên Hiêp Quốc. Đó là ngừng bắn, viện trợ nhân đạo không bị cản trở, thả con tin và tất cả các bên tham chiến phải hợp tác với các tòa án quốc tế.

Về phía Mỹ, Ngoại trưởng Antony Blinken thông báo Washington sẽ tài trợ thêm 404 triệu Mỹ kim cho Palestine và khích lệ các nước khác làm điều tương tự. 

RFI

VNThoibao

VNTB – Tô Lâm là ai? ( bài 4)

VNTB – Văn bút Hoa Kỳ: Chính phủ Việt Nam phải trả tự do cho nhà báo Trương Huy San

VNTB – Dự thảo Luật công đoàn sửa đổi vẫn còn tránh né?

 

VNTB – Quyền lợi hay tác động tâm lý?

 

VNTB – “Nội các mới” của Đảng có cuộc họp đầu tiên với Tổng bí thư 

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

13/06/1983: Pioneer 10 rời Hệ Mặt Trời

Lawrence Wong nói về các vấn đề đối nội và đối ngoại của Singapore

Trung Quốc đang rút ra bài học từ D-Day cho cuộc xâm lược Đài Loan

 

Báo Tiếng Dân

Biếm: Làm cách này với sư Minh Tuệ, chính quyền sẽ được lợi trăm bề…11/06/2024

 

 

Thuy My

 

Dương Quốc Chính - Tôn giáo và phát triển kinh tế

Phạm Hiền Mây - Từ Bùi Giáng đến Minh Tuệ : Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn !

Mai Bá Kiếm - MC VTV hỏi nông dân miền Tây qua thông dịch

Ngô Nhân Dụng - Người Việt vẫn nên học Nhật

Trần Trung Đạo - Tang lễ nhà văn Trần Hoài Thư

Dương Công Quan - Ra biển gọi thầm

Dương Quốc Chính - Tôn giáo và sự phát triển

Đoàn Ứng Viên - Đạo Phật và Minh Tuệ

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 12.06.2024

Nguyễn Hồng Lam - Lòng từ của cọng lông

Nguyễn Thông - Kể lại chuyện cũ "tự nguyện"

Kỳ Mai - Đường Minh Tuệ

 Mạc Văn Trang - Sự nhất quán của Phật sĩ Thích Minh Tuệ

Lê Xuân Nghĩa - Chúc mừng đồng chí Tập Cận Bình và Trung Quốc

Mai Quốc Ấn - Pháp môn thấy pháp ma

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Thử tìm giải pháp giảm thiểu bất lợi cho kênh đào Funan Techo đến an ninh nguồn nước về Việt Nam 13/06/2024

Kiếm tiền từ tín chỉ carbon 13/06/2024

Nhóm tin tặc Mustang Panda có gốc Trung Quốc tấn công các tổ chức Việt Nam 13/06/2024

Vì sao phí công đoàn luôn là 2% của quỹ tiền lương ở doanh nghiệp? 12/06/2024

Điều gì xảy ra sau Chủ nghĩa Tân Tự do? 12/06/2024

Tại sao nhiều gia đình trung lưu Trung Quốc tìm cách vượt biên sang Mỹ? 12/06/2024

Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày 11/6/2024 12/06/2024

“Sư Thích Minh Tuệ” chia sẻ riêng với Báo Người Lao Động về dự định của mình 11/06/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

CẢI CÁCH TIỀN LƯƠNG TỪ 1/7: CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC HƯỞNG LỢI GÌ?

Ngọc Linh
https://tienphong.vn/cai-cach-tien-luong-tu-17-cong-chuc-vien-chuc-huong-loi-gi-post1645751.tpo

TP - Từ ngày 1/7, chính sách cải cách tiền lương lần này có hiệu lực. Cùng với việc bỏ mức lương cơ sở công chức, viên chức sẽ được hưởng nhiều chính sách như: tăng lương 30%, nhận lương theo vị trí việc làm. Chuyên gia nhận định, lần cải cách này sẽ mang lại nhiều đổi mới trong cách tính lương công chức, viên chức.

Công chức, viên chức “ngóng chờ”

Chỉ còn gần 3 tuần, chính sách cải cách tiền lương có hiệu lực. Công chức, viên chức ngóng chờ thông tin với kỳ vọng được tăng lương, đáp ứng nhu cầu cuộc sống.

Chị Nguyễn Nhung - giáo viên trường trung học phổ thông tại Thanh Hóa có 6 năm giảng dạy theo chế độ hợp đồng lao động. Năm 2022, ngành giáo dục có chỉ tiêu tuyển viên chức, chị Nhung trúng tuyển, hưởng lương viên chức với mức lương cơ sở nhân hệ số 2,34.

“Hàng tháng, tiền lương hệ số trừ bảo hiểm, tôi còn khoảng 4 triệu đồng. Tôi ngóng chờ cải cách tiền lương vì nghe nói tiền lương tăng khoảng 30%. Lương tăng giúp giáo viên lo cuộc sống, yên tâm giảng dạy”, chị Nhung chia sẻ.

Cùng cảnh ngóng tăng lương, chị Lê Lan-công chức một cơ quan nhà nước tại Đống Đa (Hà Nội) cho biết, đã có thâm niên gần 10 năm làm việc. Hàng tháng, ngoài lương theo hệ số, chị Lan nhận thêm phụ cấp như ăn trưa, số tiền lương chị nhận được khoảng 9 triệu đồng/tháng.

“Chi phí sinh hoạt ở thành phố ngày càng tăng. Lương thực, thực phẩm ngoài chợ đến học phí, học thêm cho con đều tăng qua các năm. Trong khi đó, công việc hành chính của tôi chỉ trông chờ mức lương hệ số.

Sắp tới, cải cách tiền lương, tôi mong khoản lương nhận được tăng lên để bù vào mức trượt giá hàng hóa, đảm bảo cuộc sống”, chị Lan chia sẻ.

Công chức, viên chức dự kiến sẽ được tăng lương 30% khi áp dụng cải cách tiền lương từ ngày 1/7. Ảnh: minh họa

 

Theo số liệu của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, đến cuối năm 2023, cả nước có khoảng 2,78 triệu cán bộ, công chức, viên chức (không bao gồm khối lực lượng vũ trang). Trong đó, khoảng 80% người hưởng lương từ ngân sách Nhà nước.

Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 về cải cách chính sách tiền lương chỉ ra bất cập của chính sách tiền lương. Tiêu biểu như chính sách tiền lương khu vực công phức tạp, thiết kế hệ thống bảng lương chưa phù hợp với vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo.

Chính sách tiền lương mang nặng tính bình quân, không bảo đảm được cuộc sống, chưa phát huy được nhân tài, chưa tạo được động lực để nâng cao chất lượng và hiệu quả làm việc của người lao động.

Quy định mức lương cơ sở nhân với hệ số không thể hiện rõ giá trị thực của tiền lương. Có quá nhiều loại phụ cấp, nhiều khoản thu nhập ngoài lương do nhiều cơ quan, nhiều cấp quyết định bằng các văn bản quy định khác nhau làm phát sinh những bất hợp lý, không thể hiện rõ thứ bậc hành chính trong hoạt động công vụ.

Từ thực tế này, cơ quan chức năng đề ra mục tiêu của chính sách cải cách tiền lương đến năm 2025, tiền lương thấp nhất của cán bộ, công chức, viên chức cao hơn mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

Dự kiến tổng kinh phí cải cách tiền lương giai đoạn 2024 - 2026 là hơn 499.000 tỷ đồng. Trong đó, chi cho cải cách tiền lương 470.000 tỷ đồng, điều chỉnh lương hưu 11.100 tỷ đồng và trợ cấp ưu đãi người có công 18.000 tỷ đồng.

Nhiều cải cách trong bảng lương mới

Từ trước tới nay, Việt Nam trải qua 4 lần cải cách tiền lương và lần gần nhất là năm 2003. Lần cải cách tiền lương thứ 5 (năm 2024) có một số điểm khác biệt.

Đối với khu vực công (gồm công chức, viên chức, lực lượng vũ trang), cơ cấu tiền lương gồm: lương cơ bản (khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương); Bổ sung quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm.

Hệ thống bảng lương mới theo vị trí việc làm, chức danh và chức vụ lãnh đạo thay thế hệ thống bảng lương hiện hành. Trong đó, cơ quan chức năng xây dựng 3 bảng lương gồm: bảng lương cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo; bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp và bảng lương lực lượng vũ trang. Chuyển lương cũ sang lương mới, bảo đảm không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

Theo tìm hiểu của Tiền Phong, hệ thống thang bảng lương mới đã được Bộ Nội vụ phối hợp với bộ, ngành liên quan xây dựng. Dự kiến, nửa cuối tháng 6/2024, bộ này sẽ công bố.

Một trong những điểm mới của bảng lương mới là bãi bỏ mức lương cơ sở và hệ số lương. Cơ quan chức năng xây dựng mức lương cơ bản bằng số tiền cụ thể. Trong đó, mức tiền lương thấp nhất của công chức, viên không thấp hơn mức tiền lương thấp nhất của lao động qua đào tạo trong khu vực doanh nghiệp.

Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, TS Nguyễn Thị Lan Hương - nguyên Viện trưởng Khoa học lao động và xã hội cho biết, hiện nay, lương khu vực công chức quá thấp.

Cải cách tiền lương từ ngày 1/7 có 3 điểm mới gồm: tăng khoảng 30% so với mức lương hiện nay và bỏ mức lương cơ sở để trả lương theo vị trí việc làm. Đây là bước cải cách lớn trong quản lý.

Theo bà Hương, trước tới nay, người làm việc khu vực công sử dụng lương cơ sở nhân hệ số lạc hậu. Mức lương chi trả không đánh giá được mức lương gắn với công việc, chế độ đãi ngộ. Mức lương cơ sở của công chức, viên chức tốt nghiệp đại học bằng mức lương cơ sở 1,8 triệu đồng nhân hệ số 2,34, tương đương 4,2 triệu đồng/tháng.

Trong khi đó, mức lương này với người lao động khu vực tư nhân khoảng 7 triệu đồng/tháng. Khi có mức lương theo vị trí việc làm, sẽ có sự so sánh, tránh việc chênh lệch quá lớn giữa công chức, viên chức và khu vực tư nhân có cùng trình độ.

“Một yếu tố quan trọng của cải cách tiền lương là ban hành vị trí việc làm. Khi chuyển sang nhận lương theo vị trí việc làm sẽ thể hiện rõ, để làm công việc, có tiêu chuẩn công chức ra sao, đánh giá mức độ hoàn thành. Chính sách cải cách tiền lương hướng tới xử lý bất cập đang tồn tại”, bà Hương cho biết.

 

CÔNG AN TỈNH THÁI BÌNH KHÁM NHÀ, BẮT GIAM DOANH NHÂN CÓ BIỆT DANH LA "ĐIÊN"

Trung Du

https://laodong.vn/phap-luat/cong-an-tinh-thai-binh-kham-nha-bat-giam-doanh-nhan-co-biet-danh-la-dien-1352211.ldo

Thái Bình - Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an tỉnh Thái Bình vừa thi hành lệnh khám xét nơi ở, thực hiện bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Sơn La (67 tuổi, thường gọi La "điên") - chủ doanh nghiệp Mạnh La nổi tiếng tại tỉnh Thái Bình vào tối muộn 12.6.

Theo ghi nhận của PV Lao Động, từ khoảng 21h30 tối nay (12.6), tại phía cửa sau căn hộ liền kề 5 tầng PG 3-01 thuộc dự án Vincom Shophouse Thái Bình nằm trên đường Lê Lợi (phường Đề Thám, TP.Thái Bình, tỉnh Thái Bình) xuất hiện nhiều cán bộ công an mặc cảnh phục và thường phục tổ chức khám xét, làm việc với những người phía bên trong căn hộ.

Sự việc ngay lập tức thu hút sự quan tâm, theo dõi đặc biệt của nhiều người dân xung quanh bởi chủ sở hữu căn hộ nói trên là ông Nguyễn Sơn La (sinh năm 1957, thường gọi La "điên", quê quán ở xã Minh Quang, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình).

Theo tìm hiểu của PV Lao Động, La "điên" từ lâu nổi tiếng ở tỉnh Thái Bình là chủ doanh nghiệp kinh doanh xe khách với thương hiệu nhà xe Mạnh La chạy các tuyến từ Thái Bình đi một số tỉnh, thành (nổi bật là Thái Bình đi TP.Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang và TP.Hồ Chí Minh).

Năm 2005, La "điên" thành lập Công ty TNHH Mạnh La, ngành nghề đăng ký kinh doanh chính là vận tải hành khách đường bộ. Từ lĩnh vực này, do có tiền và xây dựng được nhiều mối quan hệ trong xã hội, La "điên" bắt đầu nổi tiếng và lấn sân sang đầu tư, kinh doanh ở nhiều lĩnh vực khác nhau, trở thành thương hiệu có tiếng ở quê lúa Thái Bình, trong đó có lĩnh vực bất động sản, đất đai, cho thuê nhà xưởng.

Theo nguồn tin của PV Lao Động, vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã tiến hành xác lập chuyên án để điều tra, đấu tranh làm rõ vụ việc có dấu hiệu lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại xã Minh Quang (huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình) và một số phòng, đơn vị chuyên môn thuộc huyện Kiến Xương.

Vẫn theo nguồn tin, căn cứ kết quả điều tra ban đầu và tài liệu, chứng cứ thu thập được, đến chiều ngày 12.6, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Thái Bình đã ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự, ra Quyết định khởi tố bị can, Lệnh khám xét nơi ở và nơi làm việc, Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Sơn La (tức La "điên") để tiếp tục điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại Điều 356 Bộ luật Hình sự.

Sau khi được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Bình phê chuẩn, cơ quan điều tra đã thực hiện tống đạt, thi hành các quyết định, lệnh nói trên.

Được biết, bị can La "điên" bị cáo buộc giữ vai trò là đồng phạm trong vụ án này.

Hiện vụ án đang được khẩn trương mở rộng điều tra, làm rõ, xử lý nghiêm minh theo quy định pháp luật.

 

HAI 'NGOẠI BINH' CỦA BÀ TRƯƠNG MỸ LAN ĐANG BỊ TRUY NÃ LÀ AI?

Đan Thuần

https://tuoitre.vn/hai-ngoai-binh-cua-ba-truong-my-lan-dang-bi-truy-na-la-ai-20240612180509505.htm

Thêm hai người nước ngoài bị cơ quan điều tra ra quyết định truy nã vì đã giúp sức cho bà Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi phạm tội, nâng số bị can bị truy nã trong cả 2 giai đoạn vụ án lên 7 người.

Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã đề nghị truy tố bà Trương Mỹ Lan về các tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, rửa tiền và vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới trong vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB) giai đoạn 2.

Hai người nước ngoài giúp sức tích cực cho bà Trương Mỹ Lan

Đối với hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới, kết luận điều tra xác định từ ngày 27-10-2012 đến 7-10-2022, có 21 công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thực hiện 78 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài trái phép với tổng số tiền hơn 1,5 tỉ USD (từ 2,8 tỉ USD trừ đi 1,3 tỉ USD có nguồn gốc từ tiền tham ô tài sản, đã bị xử lý về tội rửa tiền).

Bên cạnh đó, 21 công ty thuộc Vạn Thịnh Phát cũng nhận tiền từ nước ngoài chuyển về trái quy định pháp luật với tổng số tiền hơn 3 tỉ USD.

Việc chuyển tiền như trên đều thông qua các hợp đồng "khống" là mua bán cổ phần, vốn góp; hợp đồng tư vấn; hợp đồng vay nợ giữa các công ty tại Việt Nam và các công ty, tổ chức ở nước ngoài.

Bà Trương Mỹ Lan được xác định là người chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo các đối tượng liên quan ở Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Ngân hàng SCB vận chuyển trái phép tổng cộng 4,5 tỉ USD qua biên giới.

Để có thể vận chuyển trót lọt một khoản tiền "khủng" như vậy trong gần 10 năm, phía sau bà Trương Mỹ Lan là một lực lượng "trợ thủ" hùng hậu, trong đó không thể không kể đến hai cái tên Chiu Bing Keung Kenneth và Chen Yi Chung.

Đủ căn cứ xác định hai "ngoại binh" của bà Trương Mỹ Lan phạm tội

Ông Chen Yi Chung (quốc tịch Hong Kong - Trung Quốc) là quyền tổng giám đốc Ngân hàng SCB từ ngày 10-10-2020 đến ngày 15-5-2021.

Trong khoảng thời gian trên, Chen Yi Chung đã thực hiện 13 giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài, nhận tiền chuyển về Việt Nam cho các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát. Trong đó, có 12 giao dịch chuyển tiền đi với tổng số tiền 673,9 triệu USD và 1 giao dịch chuyển tiền về là 35 triệu USD.

Quá trình điều tra, bà Trương Mỹ Lan khai chỉ đạo Chen Yi Chung phối hợp với các cá nhân tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và lãnh đạo SCB lập các hợp đồng "khống", phê duyệt chuyển tiền không đủ điều kiện.

Còn ông Chiu Bing Keung Kenneth (quốc tịch Vương quốc Anh và Bắc Ireland) là người được bà Trương Mỹ Lan giao quản lý 11 công ty trong và ngoài nước. Trong đó Chiu đứng tên đại diện 6 công ty ở nước ngoài thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.

Cơ quan điều tra xác định từ ngày 7-4-2014 đến 7-10-2022, tổng số tiền mà 11 công ty nước ngoài đã chuyển đi và nhận tổng cộng gần 1,5 tỉ USD.

Kết quả giám định chữ ký đứng tên Chiu Bing Keung Kenneth và Chen Yi Chung trên các tài liệu, hồ sơ, lệnh chuyển tiền thanh toán quốc tế… xác định đều do Chen Yi Chung và Chiu Bing Keung Kenneth ký.

Từ các tài liệu thu thập được, cơ quan điều tra có đủ căn cứ xác định Chen Yi Chung và Chiu Bing Keung Kenneth đã giúp sức tích cực cho bà Trương Mỹ Lan thực hiện hành vi phạm tội vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới.

Hiện Chen Yi Chung và Chiu Bing Keung Kenneth đều đã xuất cảnh ra nước ngoài, không xác định được ở đâu, đến nay vẫn chưa có kết quả yêu cầu tương trợ tư pháp từ các nước nên ngày 21-5 vừa qua, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã ra quyết định truy nã đối với hai người này.

Như vậy, xuyên suốt vụ án Vạn Thịnh Phát từ giai đoạn 1 đến giai đoạn 2, đã có tổng cộng 7 người bị truy nã gồm: ông Đinh Văn Thành (cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB), ông Trầm Thích Tồn (thành viên HĐQT Ngân hàng SCB), bà Nguyễn Thị Thu Sương (cựu chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB), ông Nguyễn Lâm Anh Vũ (cựu phó giám đốc Ngân hàng SCB chi nhánh Bến Thành), ông Chiêm Minh Dũng (cựu phó tổng giám đốc Ngân hàng SCB) và hai người nước ngoài trên.


LÚA TRỒNG CẠNH DỰ ÁN CAO TỐC MIỀN TÂY CHẾT BẤT THƯỜNG

An Bình

Nhiều diện tích lúa giáp cao tốc Hậu Giang – Cà Mau chết hai vụ liên tiếp, người dân nghi ngờ đất nhiễm mặn do nguồn cát đắp nền dự án, song phía nhà thầu bác bỏ.

Giữa tháng 6, đồng lúa hè vụ thu hơn 3 ha của 9 hộ dân ở ấp 9, xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, tỉnh Hậu Giang, được khoảng 60 ngày tuổi chậm phát triển, nhiều chỗ ngả màu vàng, suy yếu, có dấu hiệu chết dần.

Ông Nguyễn Trường Sơn cho biết ruộng lúa hơn 2.800 m2 cặp sát cao tốc của gia đình sau khi gieo sạ thì cây chết dần do nhiễm mặn. Đến nay còn một tháng đến thu hoạch, song lúa mọc lưa thưa, chưa thể trổ đòng, nhiều chỗ cây thối rễ. Hai tuần trước ngành chức năng huyện Vị Thủy xuống kiểm tra, ghi nhận thiệt hại mảnh ruộng của ông khoảng 50%.

Theo ông Sơn, vùng đất này từ trước tới nay nước ngọt quanh năm, nông dân trồng lúa đạt năng suất cao, mỗi vụ đạt 7-8 tấn/ha. Tuy nhiên, từ đầu năm 2024 đến nay, liên tiếp vụ đông xuân và hè thu xảy ra tình trạng lúa chết khi tuyến cao tốc chạy ngang qua bơm cát đắp nền, nước tràn xuống ruộng. Trên nền đường sau bơm cát, người dân phát hiện "nhiều mảnh sò, ốc... vốn có ở vùng nước mặn".

Cách đất của ông Sơn khoảng 100 m, ruộng lúa rộng hơn 4.000 m2 của ông Phạm Văn Em, 57 tuổi, rơi vào tình trạng mất mùa tương tự. Hai mùa liên tiếp, phần lớn cây lúa không sinh trưởng nổi. Điều khiến chủ ruộng lo lắng nhất là tình trạng nhiễm mặn vào đất sẽ ảnh hưởng lớn đến việc trồng lúa sau này.

Sau khi kiểm tra, mới đây cơ quan chuyên môn thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hậu Giang xác định lúa chết ở khu vực trên do nguồn nước nhiễm mặn ở cả vụ đông xuân và vụ hè thu (đang giai đoạn gieo mạ).

Trong đó, ở vụ đông xuân, độ mặn đo giữa tháng 3 tại vị trí lúa chết từ 2-3 phần nghìn, vụ hè thu độ mặn là 6,6 phần nghìn... Nước mặn làm nhiều diện tích lúa thiệt hại 20-70%. Ảnh hưởng nặng nhất là ruộng lúa của 9 hộ dân với tổng diện tích gieo sạ là 33.300 m2.

Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Thủy lợi tỉnh Hậu Giang, cho biết khu vực lúa chết nằm sát dự án cao tốc vốn là vùng sinh thái nước ngọt. Khu vực này chưa bao giờ ghi nhận có nước mặn do thiên tai gây ra. Hơn nữa thời gian qua ngành nông nghiệp chủ động phòng chống mặn xâm nhập. Các công trình thủy lợi vận hành rất tốt nên các vùng đất ở đây được bảo vệ, không thể nhiễm mặn.

"Từ các yếu tố kết hợp lại, nước mặn không bao giờ đến được xã Vị Thắng, tức lúa chết do "nhân tai" chứ không phải "thiên tai", ông Toàn khẳng định.

Đến nay địa phương xác định tổng thiệt hại lúa vụ đông xuân 2023-2024 chết do nguồn nước nhiễm mặn là 44 triệu đồng, nhà thầu đã hỗ trợ cho nông dân. Với vụ hè thu đang trong giai đoạn sinh trưởng, cơ quan chức năng tiếp tục theo dõi. Từ đây các đơn vị chuyên môn và người dân nghi ngờ "lúa chết do nhà thầu dùng cát biển đắp nền cao tốc gây ra nhiễm mặn nguồn nước tại khu vực".

Trong khi đó ông Trần Hải Bắc, Giám đốc Ban điều hành Trường Sơn - nhà thầu thực hiện dự án, khẳng định không dùng cát biển làm đường tại địa điểm lúa chết.

"Chúng tôi khẳng định, nguồn gốc, xuất xứ cát được lấy từ An Giang và Đồng Tháp. Việc quản lý nguồn cát được chúng tôi thực hiện rất tốt", ông Bắc nói và đề xuất đào mương nhỏ chạy dọc công trình cao tốc đang làm tại khu vực này để thoát nước mặn ra sông, không ảnh hưởng các vụ lúa sau.

Ông Trần Văn Thi, Giám đốc Ban quản lý dự án Mỹ Thuận (chủ đầu tư dự án), cho hay sau khi Bộ Giao thông Vận tải cho phép, đến nay đơn vị mới thí điểm dùng 5.800 m3 cát biển đắp nền đường ĐT 978 (thuộc dự án cao tốc Hậu Giang - Cà Mau) dài gần một km tại huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu. Nơi đây cách huyện vị Thuỷ, Hậu Giang, hơn 60 km.

Việc thí điểm được đơn vị tiến hành từ cuối tháng 3/2023, hoàn thành, đưa vào sử dụng sau 5 tháng. Kết quả quan trắc môi trường cũng cho thấy dùng cát biển đắp nền đường chưa phát hiện tăng độ mặn trong nước mặt, nước ngầm và đất quanh khu vực thi công.

Ban quản lý dự án Mỹ Thuận và nhà thầu đã làm việc với tỉnh Sóc Trăng, đến nay hoàn tất việc khảo sát, hồ sơ thủ tục cấp quyền khai thác mỏ cát biển theo cơ chế đặc thù. Khi được cấp phép, nhà thầu sẽ dùng 6 triệu m3 cát biển đắp nền đường cao tốc qua tỉnh Bạc Liêu, Kiên Giang, Cà Mau.

Trước tình trạng lúa ở xã Vị Thắng, huyện Vị Thủy, Hậu Giang, chết bất thường, Văn phòng Chính phủ hôm 5/6 có công văn thông báo ý kiến Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ đạo Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp hai bộ Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải... làm rõ nguyên nhân và có giải pháp xử lý. Các cơ quan phải báo cáo Chính phủ trước 20/6.

Cao tốc Hậu Giang – Cà Mau đi qua địa phận tỉnh Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang và Cà Mau. Dự án có chiều dài trên 73 km, vốn hơn 17.000 tỷ đồng, khởi công đầu năm 2023, dự kiến khai thác năm 2026. Giai đoạn đầu, cao tốc rộng 17 m, 4 làn xe. Giai đoạn hoàn chỉnh, tuyến đường rộng gần 25 m, vận tốc thiết kế 100 km/h.

Tuyến đường khi hoàn thành nối với đoạn cao tốc Cần Thơ - Hậu Giang (dài 36,7 km) giúp giao thông miền Tây thuận lợi, phát triển kinh tế - xã hội ở khu vực. Hiện, các dự án cao tốc ở đây chậm tiến độ do thiếu nguồn vật liệu đắp nền. Ngoài việc đẩy mạnh tìm kiếm nguồn cát sông, Bộ Giao thông Vận tải cho phép chủ đầu tư thí điểm cát biển đắp nền dự án nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công.

 

CEO BAMBOO AIRWAYS: CÁC HÃNG KHÔNG DÁM TĂNG TÀU BAY VÌ SỢ LỖ LỚN

Anh Tú

https://vnexpress.net/ceo-bamboo-airways-cac-hang-khong-dam-tang-tau-bay-vi-so-lo-lon-4757656.html

Theo ông Lương Hoài Nam, dù thiếu nguồn lực, các hãng bay Việt vẫn không cố gắng thuê thêm tàu vì sợ "bay nhiều, thì lỗ lớn".

Quan điểm này được CEO Bamboo Airways Lương Hoài Nam chia sẻ tại hội thảo bàn về liên kết phát triển bền vững hàng không - du lịch do Báo Nhân dân tổ chức.

Hiện nay, các hãng bay trong nước vận hành khoảng 160 tàu, giảm khoảng 60-70 chiếc so với trước dịch. Việc thiếu tàu bay trầm trọng là một trong những nguyên nhân chính đẩy mặt bằng giá vé nội địa lên cao thời gian qua.

CEO Bamboo Airways nói rằng giá vé máy bay nội địa chỉ có thể hạ nhiệt khi số lượng tàu bay của các hãng tăng lên. Theo ông Nam, hiện nay, thị trường thế giới vẫn còn tàu bay, chỉ cần các hãng chấp nhận trả giá cao hơn, "60 tàu hay thậm chí 100 tàu cũng có". Nếu chấp nhận mặt bằng giá hiện nay, số lượng tàu bay có thể tăng lên rất nhanh bởi thủ tục thuê ướt mất khoảng 2 tuần đến 1 tháng, còn thuê khô lâu nhất mất 3 tháng.

Tuy nhiên, ông Nam cho biết các hãng không cố gắng đưa thêm tàu bay về bởi không có động lực kinh tế khi bay càng nhiều, lỗ càng lớn. "Nếu đưa thêm máy bay về mà có lãi, chúng tôi đưa về ầm ầm, không cần cơ quan quản lý phải nhắc", ông nói.

Từ sau Tết đến nay, các hãng trong nước cũng chưa thể thêm tàu bay, thậm chí Pacific Airlines còn phải trả hết để xóa nợ. Đại diện Vietnam Airlines thông tin giá thuê hiện nay đã tăng 20-30%.

CEO Bamboo Airways giải thích với mặt bằng chi phí hiện tại cùng với cơ chế giá trần đã duy trì hàng chục năm nay khiến cho việc bay nội địa có lãi trở nên bất khả thi. Trước dịch, các hãng còn có thể lấy lãi từ thị trường quốc tế để bù đắp hoạt động cho nội địa. Nhưng hiện tại kiếm lãi trên đường bay quốc tế cũng khó khăn hơn vì sự cạnh tranh lớn.

Vì vậy, ông Nam đề nghị cơ quan quản lý xem xét lại công cụ quản lý giá vé không tuân theo cơ chế thị trường này để tạo động lực cho các hãng đưa thêm máy bay về để mở thêm nhiều đường bay, tăng tần suất khai thác.

Theo ông Lương Hoài Nam, từ trước đến nay, mọi người vẫn hiểu nhầm rằng tăng trần giá vé máy bay làm tăng giá vé máy bay. Tuy nhiên, năm ngoái khi trần giá vé trên đường bay Hà Nội - TP HCM là 3,2 triệu đồng một chiều, bình quân giá vé của Bamboo Airways khoảng 1,66 triệu. Từ tháng 3 năm nay, trần giá vé trên đường bay tăng lên 3,4 triệu, bình quân giá vé của Bamboo Airways khoảng 1,4 triệu đồng.

Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), cũng đồng tình với việc bỏ trần giá vé máy bay. Cơ chế quản lý giá vé này có từ thời ông Thanh còn làm lãnh đạo tại Cục Hàng không Việt Nam.

Thay vào đó, ông cho rằng cần có giá sàn để chống lại việc các hãng bán phá giá. "Tại nước ngoài có hai cơ chế rất hữu hiệu để chống cạnh tranh không lành mạnh là không dùng giá dưới giá thành để cạnh tranh và không lợi dụng vị thế độc quyền để tăng giá một cách quá đáng", Chủ tịch ACV chia sẻ.

Ông cũng đánh giá trước đây các hãng trong nước cạnh tranh nhau bằng giá vé, tạo cho người dân thói quen đi máy bay với mức giá thấp hơn mức các hãng có lợi nhuận. Giai đoạn trước, dải vé giá rẻ có thể chiếm đến 30% tổng số lượng vé, nhưng hiện nay chỉ còn khoảng 5%.

ACV đang quản lý, vận hành 21 sân bay trong nước, nhưng ông Thanh cũng than rằng chỉ 6 cảng có lãi gồm Nội Bài, Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Phú Quốc, Liên Khương, Cam Ranh. 4 cảng phải bù lỗ gồm Thanh Hóa, Cát Bi, Côn Đảo, Buôn Mê Thuột. 11 cảng còn lại cũng đều lỗ.

Chủ tịch ACV thông tin dù đầu tư lớn cho nhiều cảng, đa phần mức giá phục vụ hãng bay vẫn giữ từ năm 2012 hay 2015. Ông Thanh nói rằng ACV đang phải thi hành chính sách nuôi dưỡng nguồn thu từ hãng bay vì sợ khó khăn quá, hãng hàng không phá sản thì ACV cũng "chết" vì là chủ nợ lớn.

Về đề xuất Nhà nước cần cởi mở để có thêm hãng hàng không mới, ông Thanh khẳng định Chính phủ chưa bao giờ ngừng khuyến khích đầu tư vào vận tải hàng không. Tuy nhiên, ông cho rằng hiện nay các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đều "bỏ của chạy lấy người" vì không nhìn thấy lợi nhuận khi đầu tư vào ngành hàng không.

Ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel Airlines cũng chia sẻ trước đây làm du lịch, đứng ngoài nhìn thì thấy dễ. Nhưng khi nhảy vào thị trường, ông mới thấy rất khó vì các chi phí quá lớn.

Ông Kỳ cũng nhìn nhận các hãng hàng không đang bay gia công bởi Việt Nam chỉ có nhân lực, thị trường, khách hàng. Còn lại mọi thiết bị tàu bay, phụ tùng từ phanh, lốp đến công nghệ checkin, bán vé đều phải nhập khẩu từ nước ngoài. Vì phụ thuộc như vậy, nên theo ông Kỳ, chỉ cần một biến động rất nhỏ trên thị trường cũng ảnh hưởng lớn đến các hãng bay Việt Nam.

Chủ tịch Vietravel Airlines cho rằng đã đến lúc Chính phủ cần ngồi lại cùng các hãng để bàn về các giải pháp cụ thể giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn và phát triển bền vững.

 

TẠM GIỮ HÌNH SỰ MỘT CÁN BỘ CỤC THUẾ TỈNH GIA LAI

Tiền Lê/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/tam-giu-hinh-su-mot-can-bo-cuc-thue-tinh-gia-lai-post1479701.html

Ông Ngô Thanh Thí (chuyên viên Phòng Thanh kiểm tra số 3, Cục Thuế tỉnh Gia Lai) bị tạm giữ hình sự để điều tra về hành vi “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 12/6, nguồn tin của Tiền Phong cho biết Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Gia Lai đã tạm giữ hình sự ông Ngô Thanh Thí (chuyên viên Phòng Thanh kiểm tra số 3, Cục Thuế tỉnh Gia Lai) để điều tra về hành vi “Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.

Cụ thể, ông Thí bị tạm giữ do liên quan đến quá trình hoạt động thanh tra, kiểm tra của ông này đối với một doanh nghiệp (chuyên về vật liệu xây dựng, trụ sở tại đường Lý Tự Trọng, TP Pleiku, Gia Lai). Vụ việc đang được Cơ quan Cảnh sát điều tra mở rộng điều tra.

Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đình Triều - Trưởng phòng Kiểm tra nội bộ (Cục Thuế tỉnh Gia Lai), đến thời điểm hiện nay, Cục Thuế tỉnh chưa nhận được văn bản, tài liệu nào từ phía cơ quan chức năng. Hiện Cục Thuế tỉnh tiếp tục theo dõi vụ việc.

 

HÀ NỘI: XẾP HÀNG TỪ ĐÊM HÔM TRƯỚC, NGỦ VỈA HÈ CHỜ MUA VÀNG

https://znews.vn/ha-noi-xep-hang-tu-dem-hom-truoc-ngu-via-he-cho-mua-vang-post1480649.html

Giá vàng miếng giảm mạnh trong bối cảnh nhiều cửa hàng vàng không bán ra khiến người dân phải chọn cách xếp hàng từ đêm hôm trước để mong mua được vàng miếng từ các ngân hàng.

Trong bối cảnh các doanh nghiệp vàng trong nước đồng loạt thông báo hết vàng miếng để bán, ngày càng nhiều người dân tìm đến các điểm bán vàng "bình ổn" của 4 ngân hàng thương mại Nhà nước (VietinBank, Vietcombank, BIDV, Agribank) và Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) để mua vàng.

Theo ghi nhận, tại chi nhánh Agribank Mỗ Lao - Hà Đông, từ 23h đêm ngày 12/6, đã có gần 200 người dân có mặt để xếp hàng mua vàng.

Trải chiếu nằm chờ mua vàng

Anh Minh Hoàng (quận Hà Đông) sau khi ổn định được chỗ ngồi chờ mua vàng chia sẻ sáng nay có đăng ký mua vàng online tại Vietcombank đến bước "đã tiếp nhận" thế nhưng đến chiều lại nhận được thông báo bị hủy giao dịch, mãi không thể mua được vàng online từ ngân hàng nên anh tức tốc ra ngay địa điểm Agribank gần nhà để xếp hàng.

Anh Hoàng cho biết tới xếp hàng từ 22h, mang theo cả chăn gối để ngủ qua đêm, mong sao sáng mai sẽ tới lượt để mua vàng.

Ngồi chờ mua vàng từ 21h tối 12/6, chị Hoàng Cẩm Lan (Hà Đông) lo lắng vì Agribank thông báo chỉ có 100 suất mua vàng cho ngày 13/6 tại điểm bán này, mỗi suất được mua 1 lượng. Nhưng hiện tại người dân xếp hàng chờ mua vàng rất đông, danh sách kiểm kê đã lên tới 180 người.

“Chúng tôi lập danh sách theo thứ tự, lần lượt từ người tới trước rồi đến người tới sau để đảm bảo công bằng. Cứ 3 tiếng chúng tôi điểm danh 1 lần. Ai vắng mặt sẽ bị gạch tên”, chị Lan cho biết.

Trong khi đó, anh Nhâm (45 tuổi) cũng đang nằm nghỉ ngay vỉa hè trước cổng ngân hàng Agribank với chai nước lọc và chiếc bánh mì khô, cho biết không dám ngủ vì từ giờ tới sáng sẽ còn 3 lần điểm danh lần lượt vào 0h, 3h và 6h.

"Nếu ngủ quên tôi sợ không điểm danh kịp sẽ bị gạch mất lượt, không mua được vàng", anh thủ thỉ.

Là người chậm chân tới sau 23h, chị Hồng Hà (30 tuổi) được đám đông khuyên nhủ nên đi về, không cần xếp hàng để tránh mất công. Người phụ nữ bộc bạch đang cần mua 1 lượng vàng miếng và mong có thể mua lại lượt xếp hàng của những người đến trước, giá cả có thể thương lượng. Tuy nhiên, chờ khoảng 20 phút vẫn không được đáp lại nên người này đành quay xe đi về.

"Số lượng người xếp hàng tại đây hiện đã vượt quá số lượng bán theo kế hoạch của Agribank vào sáng mai. Ai cũng chực chờ được mua vàng nên việc nhường chỗ là khó có thể xảy ra. Giờ ai tới thì khuyên họ về để nghỉ ngơi cho đỡ mất công, mất sức, vì xếp hàng cũng không tới lượt được mua", một người dân xếp hàng cho biết.

 

Trắng đêm chờ mua vàng

Tương tự, tại điểm bán vàng của VietinBank trên Phố Huế (quận Hai Bà Trưng), từ hơn 23h đêm 12/6, đã có nhiều người dân ngồi chờ giữ chỗ để mua vàng. Càng gần sang ngày mới 13/6, số người dân kéo đến ngồi chờ mua ngày càng đông.

Để đảm bảo đúng số thứ tự người đến trước, tại điểm bán này cũng có người chịu trách nhiệm ghi thông tin những người đến mua vàng bao gồm họ tên, số điện thoại. Người này cho biết chỉ là khách hàng đến chờ mua vàng nhưng danh sách đã được bảo vệ tại điểm bán xác nhận, khi ngân hàng mở cửa giao dịch sẽ gọi theo thứ tự ghi trong sổ. Để đảm bảo không có người tới ghi thông tin rồi đi về nghỉ, người này cho biết cứ 2 tiếng sẽ điểm danh lại theo danh sách một lần, những ai không có mặt sẽ bị gạch tên.

Tại thời điểm 23h30 ngày 12/6, bà Bình cùng chồng tới chờ mua vàng thì đã phải đăng ký số thứ tự lên tới 151.

"Vietcombank thì bán vàng online nên nhà tôi không đăng ký được, Agribank thì quá đông người xếp hàng từ sớm, tôi ở quận Cầu Giấy cùng chồng lên đây xếp hàng chờ mua, còn con trai và con dâu đang chờ ở một điểm khác", bà Bình chia sẻ.

Không tiết lộ số lượng vàng dự kiến mua đợt này, bà Bình cho biết chỉ muốn mua "một ít làm của để dành khi về già".

Chị Mai Nguyễn (quận Hai Bà Trưng) đến chờ mua vàng và được xếp số thứ tự 129 lạc quan cho biết trong ngày 12/6, điểm bán này gọi tới số thứ tự 191 vẫn được mua vàng. Bởi không phải cứ có tên trong danh sách là mua được vàng. Nhiều người vì lý do nào đó khi đến lượt ngân hàng gọi tên 2 lần mà không có mặt sẽ bị bỏ qua.

Tuy vậy, khách hàng này cho biết thực tế người được ngân hàng gọi vào giao dịch cũng chưa chắc đã được cầm vàng về. Bởi điểm bán này ngày 12/6 nhiều khách hàng khi được gọi tên vào giao dịch chỉ nhận được giấy hẹn thanh toán trước rồi 1 tuần sau đến lấy vàng.

Cũng tại điểm bán vàng miếng của chi nhánh BIDV số 191 Bà Triệu (quận Hai Bà Trưng), chưa đến 0h ngày 13/6 nhưng đã chật kín khách ngồi chờ. Người dân xếp hàng tại đây cho biết đến từ hơn 22h ngày 12/6 đã có hàng chục người tới xếp hàng trước. Điểm bán này vẫn có nhân viên an ninh của ngân hàng túc trực nên người dân xếp hàng khá ngay ngắn.

Trong khi đó, điểm bán vàng miếng của Công ty SJC tại "phố vàng" Trần Nhân Tông lại chỉ có lác đác vài người dân tới xếp hàng sớm.

 

 

No comments:

Post a Comment