Đối Thoại Điểm Tin ngày 11
tháng 06 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Washington
Post: TT Biden sẽ dỡ bỏ lệnh cấm Lữ đoàn Azov của Ukraine sử dụng vũ khí Mỹ
Đại
sứ Hoa Kỳ kêu gọi Nhật giúp bổ sung kho phi đạn Mỹ
Báo
Nga loan tin ông Putin chuẩn bị thăm Triều Tiên, Việt Nam
Máy
bay chở phó tổng thống Malawi bị mất tích, công tác tìm kiếm đang diễn ra
Bắt giam luật sư
Trần Đình Triển, Việt Nam tỏ rõ 'không chấp nhận tiếng nói chỉ trích, phản
biện'
Mưa lũ ở miền bắc
Việt Nam làm ít nhất 3 người chết
Ông Thích Minh
Tuệ xuất hiện trên VTV, nói ‘sẽ an trú một chỗ’
Có tin 4 nhà giáo Mỹ bị đâm trong công viên ở đông bắc
Trung Quốc
Máy bay chở phó
tổng thống Malawi bị mất tích, công tác tìm kiếm đang diễn ra
Hội đồng Bảo an
LHQ ủng hộ kế hoạch về ngừng bắn Israel-Hamas
Mỹ, Ba Lan hợp
lực chống thông tin xuyên tạc của Nga về Ukraine
Hội
đồng Liên Tôn Việt Nam được trao Giải Tự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền 2024
Tổng
thống Nga Putin sẽ đến Việt Nam sau khi thăm Bắc Hàn
Việt
– Trung chuẩn bị ký thêm các nghị định thư về hàng nông, thủy sản xuất khẩu
Philippines
đang giám sát hoạt động bồi lấp đảo của Việt Nam tại Trường Sa
VTV
công bố phỏng vấn sư Thích Minh Tuệ, dân mạng phát hiện nhiều nghi vấn
75
năm sau Hiệp định Élysée: Campuchia đang bắn vào quá khứ?
Người
dân bớt lo sau video công an Gia Lai cấp căn cước cho sư Thích Minh Tuệ
Việt
Nam và Viện nghiên cứu Lúa gạo quốc tế thảo luận hợp tác đề án một triệu ha lúa
chất lượng cao
Bộ
Thương mại Hoa Kỳ công bố kết luận cuối cùng về điều tra chống bán phá giá với
túi giấy Việt Nam
Lũ
lụt và lở đất tại phía Bắc Việt Nam khiến ít nhất ba người chết
Cựu
Chủ tịch huyện Xuyên Mộc và bốn thuộc cấp nhận án tù do cấp sổ đỏ sai luật
Công
an TP HCM bắt thêm ba người trong đường dây sản xuất thuốc giả cực lớn
Việt
Nam gia tăng bồi lấp ở Trường Sa: AMTI
Công
an xử phạt YouTuber bị cho thông tin sai về Liên đoàn Bóng đá Việt Nam
Công
an Thừa Thiên- Huế bắt một Việt kiều Mỹ theo cáo buộc lừa đảo
"Tự
nguyện" theo tinh thần của Ban Tôn giáo Chính phủ
Bộ Công thương thu hồi giấy phép của 16 doanh nghiệp phân phối
xăng dầu
Chánh
án Nguyễn Hoà Bình: cần tích hợp vào một đạo luật riêng để xử lý trẻ chưa thành
niên
BBC
Thượng tướng Lương
Tam Quang làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương khi không thuộc Bộ Chính trị
Những đứa con bất
hạnh trong Chiến tranh Việt Nam
Sư Thích Minh Tuệ:
Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Người Philippines
ủng hộ dùng biện pháp quân sự chống Trung Quốc trên Biển Đông
Tổng thống Putin
thăm Việt Nam tuần tới trong bối cảnh có đủ 'Tứ Trụ'?
Thượng đỉnh Hòa
bình Ukraine: Trung Quốc, Campuchia không tham gia ‘vì thiếu Nga’, Việt Nam thì
sao?
Sư Thích Minh Đạo
trở lại sau vụ ‘kiểm điểm’, nói rõ quan điểm về sư Thích Minh Tuệ
Kiểm duyệt ở Trung
Quốc: Chú mèo hoạt hình khiến chính quyền sôi sục
Bà Trương Mỹ Lan và
vụ lừa trái phiếu SCB: 'Cô gửi tiết kiệm sao thành ra trái phiếu thế này?'
Sư Thích Minh Tuệ:
Phóng sự của VTV làm dấy lên nghi ngờ
Nhức nhối nạn kết
hôn giả, 'mua vợ' Việt Nam
'Cao mới được làm sếp': Tranh cãi quanh tiêu chí xét
tuyển của Trường Quản trị và Kinh doanh
Nhà báo Huy Đức bị bắt: Các tổ chức quốc tế kêu gọi trả
tự do 'ngay lập tức'
Sư Thích Minh Tuệ đến từ đâu, tại sao phải dừng?
Nhà báo Huy Đức bị bắt về tội 'lợi dụng tự do, dân chủ'
Bộ trưởng Công an Lương Tam Quang không thuộc Bộ Chính
trị, quyền lực thế nào?
Phó thủ tướng và phó chủ tịch Quốc hội mới có lý lịch như
thế nào?
Bà Trương Mỹ Lan đối mặt thêm ba tội danh, bị cáo buộc
chuyển hơn 4,5 tỉ USD qua biên giới
Kênh đào Phù Nam Techo: Campuchia khởi công ngày 5/8,
Việt Nam lép vế trên mặt trận truyền thông
Trung Quốc hưởng lợi từ bất ổn chính trị ở Việt Nam?
Biên giới Mỹ-Mexico 'quá tải', số người Việt di cư tăng,
luật sư nói gì?
Quốc hội bổ sung công tác nhân sự, phê chuẩn bộ trưởng
Công an?
Nhà báo Huy Đức đã đi đâu, có thể bị 'tạm giữ' trong bao
lâu?
Tổng thống Pháp giải tán Quốc Hội, tổ chức bầu cử trước thời hạn
Bầu cử Nghị Viện Châu Âu : Liên minh trung-hữu vẫn giữ được đa số,
bất chấp phe cực hữu trỗi dậy
« Chính sách ân huệ » khiến quan hệ Việt Nam – Cam Bốt
căng thẳng như thế nào
Việt Nam : Ai sẽ thay tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng ?
Giải tán Quốc Hội Pháp : Canh bạc đầy rủi ro của tổng thống Macron
Bầu cử lập pháp trước thời hạn : Một tính toán « mạo
hiểm » của tổng thống Pháp ?
Pháp : Một số điều cần biết về việc giải tán Hạ Viện
Chiến tranh Gaza : Bộ trưởng Nội các Chiến tranh Israel Benny
Gantz từ chức
Iran công bố danh sách ứng cử viên tổng thống, hầu hết theo tư
tưởng bảo thủ
Pháp kỷ niệm 100 năm ngày giỗ của Gabriel Fauré
Nguyên thủ Pháp – Mỹ ca tụng tình hữu nghị nhưng khó che giấu các
bất đồng
Ukraina lần đầu tiên tấn công chiến đấu cơ Su-57 tàng hình trên
lãnh thổ Nga
Bầu cử Nghị Viện Châu Âu : Phe dân túy bảo thủ cánh hữu tiếp
tục về đầu ?
Hamas tố cáo Israel sát hại 210 người Palestine ở Gaza để cứu 4
con tin
Tổng giám đốc tổ chức Phóng viên Không biên giới qua đời
Seoul nối lại cuộc chiến tuyên truyền bằng loa phóng thanh
Thái Lan bắt đầu vòng một bầu chọn 200 thượng nghị sĩ
Nghị Viện Châu Âu có vai trò như thế nào ?
(Reuters)
- Tổng thống Nga Vladimir Putin chuẩn bị thăm Bắc Triều Tiên và Việt Nam. Báo Nga Vedomosti ngày 10/06/2024
trích dẫn lời đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng cho biết Matxcơva đang « ráo
riết » chuẩn bị cho chuyến đi "trong vài tuần tới hoặc nội trong
tháng Sáu và không loại trừ khả năng nguyên thủ Nga « kết hợp chuyến
đi này với chuyến công du Việt Nam » ngay sau đó.
(AFP) -
Carlos Alcaraz, vô địch giải quần vợt Rolland Garros. Trong trận chung kết hôm Chủ Nhật
09/06/2024 tay vợt Tây Ban Nha, Carlos Alcaraz hạ đối thủ người Đức Alexander
Zverev với tỷ số 6-3, 2-6, 5-7, 6-1, 6-2. Sau trận đấu kéo dài 4 giờ 19 phút.
Alcaraz, 21 tuổi, là vận động viên trẻ nhất đoạt một lúc ba giải Grand Chelem
trên ba mặt sân khác nhau ở USA Open 2022, Wimbledon 2023 và giờ đây là Rolland
Garros 2024.
(NHK)
- Nhật Bản : Luật sửa đổi về kiểm soát nhập cư và công
nhận tư cách tị nạn bắt đầu có hiệu lực. Điều luật này được thực thi từ hôm
nay, 10/06/2024, theo đó người nước ngoài đã xin tị nạn ba lần trở lên có thể
bị trục xuất nếu không có lý do hợp lý để ở lại Nhật Bản. Luật sửa đổi cũng cho
phép những người sắp bị trục xuất được sống dưới sự giám sát của người có thẩm
quyền, thay vì ở trong các trung tâm giam giữ. Trong khi đó, các tổ chức hỗ trợ
người tị nạn lại cho rằng luật sửa đổi không đảm bảo được tính minh bạch và
công bằng trong việc xem xét các đơn xin tị nạn.
(Reuters)
– Pháp, Mỹ đồng thuận về việc sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga để hỗ trợ
Ukraina. Hôm
qua, 09/06/2024, tổng thống Mỹ Joe Biden, khi trả lời phỏng vấn, cho biết ông
đã đạt được thỏa thuận trên với người đồng cấp Emmanuel Macron trong chuyến
công du năm ngày tại Pháp. Việc sử dụng tài sản bị phong tỏa của Nga cũng sẽ là
tâm điểm trong các cuộc thảo luận tại hội nghị thượng đỉnh G7 tới đây tại Ý.
Khoảng 260 tỷ euro quỹ ngân hàng trung ương Nga đang bị đóng băng trên toàn thế
giới, hầu hết nằm ở Liên Hiệp Châu Âu. Các quỹ này tạo ra lợi nhuận từ 2,5 tỷ
đến 3,5 tỷ euro mỗi năm.
(AFP) -
Pháp : Giá gas trung bình tăng 11,7%. Hôm nay, 10/06/2024, Ủy ban quản lý năng lượng
(CRE) của Pháp đã công bố chỉ số tham chiếu giá gas hàng tháng, theo đó mức
tham chiếu trung bình trong tháng 7 là 129,2 euro/MWh, trong khi vào tháng 6,
con số này chỉ là 115,7 euro/MWh. Đây được cho là một nghịch lý khi mà giá xăng
đang dao động ở mức thấp hơn 10 lần so với đỉnh điểm cuộc khủng hoảng năng
lượng vào mùa hè năm 2022. Giải thích về sự gia tăng này, chủ tịch CRE cho biết
“giá gas chỉ tăng một chút vì chúng tôi đang phải cân đối lại các chi phí
ngày càng tăng do mức tiêu thụ giảm”. Trên thực tế, lượng tiêu thụ khí đốt
của Pháp đã giảm 20% trong giai đoạn 2021-2023, nhưng hệ thống cơ sở vật chất
vẫn phải được bảo trì và cải tiến để tích hợp dần khí sinh học.
(AFP) -
Nga khẳng định chiếm thêm được 1 làng ở miền đông nam Ukraina. Bộ Quốc Phòng Nga thông báo hôm
nay đã “giải phóng” làng Staromaiorské 10/06/2024, miền nam của vùng Donestk.
Chính quyền Ukraina hiện giờ đang lo ngại về khả năng Nga tổ chức chiến dịch
tấn công mới nhắm vào vùng Soumy, gần Kharkiv.
(AFP) -
Số vụ xung đột vũ trang trên thế giới năm 2023 tăng ở mức cao chưa từng có tính
từ năm 1946. Báo
cáo của Viện Nghiên cứu Hòa bình ở Oslo được công bố vào hôm nay 10/06/2024.
Trong năm ngoái, thế giới ghi nhận 59 vụ xung đột vũ trang, gần một nửa (28 vụ)
xảy ra ở châu Phi. Tuy nhiên, số quốc gia liên quan đến xung đột vũ trang giảm
nhẹ, từ 39 nước trong năm 2022 còn 34 nước vào năm 2023. Số người chết trong
chiến trận năm 2023, dù giảm 50% so với một năm trước đó, còn 122.000 người,
nhưng vẫn là số cao thứ ba tính từ năm 1989.
(AFP) -
Olympic 2024 : 338 trang web bán vé giả bị phát hiện. Hiến binh Pháp hôm nay 10/06/2024 thông
báo như trên, khi chỉ còn 1 tháng rưỡi nữa là đến ngày khai mạc Thế Vận Hội mùa
hè Paris 2024. Lực lượng hiến binh mạng, gồm 200 thành viên, được thành lập hồi
tháng 03/2023 chủ yếu để chống việc gian lận vé dự Thế Vận Hội. Các trang web
gian lận chủ yếu là ở nước ngoài. Theo số liệu chính thức, cho đến cuối tháng
05/2024, 8,3 triệu trong tổng số 10 triệu vé được bán chính thức đã có người
mua.
TIN TỨC: THỨ BA 11.06.2024
1/ LŨ LỤT VÀ LỞ ĐẤT Ở MIỀN BẮC KHIẾN ÍT NHẤT 3 NGƯỜI CHẾT
Lũ lụt và lở đất mới nhất
tại một số khu vực ở miền bắc Việt Nam khiến ít nhất ba người thiệt mạng, theo
loan báo của báo chí lề đảng vào hôm qua 10/6.
Hình ảnh trên truyền thông
cho thấy dòng nước chảy xiết trên các tuyến đường ở tỉnh Hà Giang khiến nhiều
người dân phải leo lên mái nhà chờ lực lượng cấp cứu đến trợ giúp. Khoảng 400
du khách ngoại quốc đã được cứu ra khỏi những nơi ngập lụt.
Tại Lào Cai, có ba làng
giáp biên giới Trung Quốc bị cô lập hoàn toàn do lở đất. Theo đài Tiếng nói
Việt Nam, tính đến lúc này có ít nhất 3 người bị thiệt mạng tại Hà Giang và Lào
Cai do nước lũ và lở đất gây nên.
Tại Hải Phòng và Quảng Ninh
vào cuối tuần rồi hai nơi này cũng chịu ngập lụt nặng. Mùa mưa tại khu vực miền
bắc Việt Nam diễn ra từ tháng 6 đến tháng 11 hằng năm và thời tiết trở nên khắc
nghiệt hơn.
Vào năm ngoái, thiên tai
gồm lũ lụt và lở đất khiến 169 người chết và mất tích tại Việt Nam.
2/ HOA KỲ CÔNG BỐ KẾT LUẬN CUỐI CÙNG VỀ TÚI GIẤY VN
Bộ thương mại Hoa Kỳ vào hôm
21/5 đã ban hành kết luận cuối cùng về điều tra chống bán phá giá đối với túi
giấy xuất cảng của Việt Nam. Theo đó, biên độ phá giá áp dụng cho các doanh
nghiệp Việt Nam bị điều tra là từ 36% đến mức cao nhất là 92%.
Cần biết biên độ phá giá là
mức độ chênh lệch giữa giá thông thường và giá xuất cảng, với giá thông thường
càng cao hơn giá xuất cảng thì biên độ phá giá càng lớn.
Đây là vụ việc được khởi
xướng điều tra theo yêu cầu của nguyên đơn là Liên minh vì Thương mại Công bằng
đối với Túi mua hàng Hoa Kỳ vào ngày 21/6 năm 2023.
Các hàng hóa bị điều tra là
túi giấy nhập cảng từ Campuchia, Trung Cộng, Colombia, Ấn Độ, Mã Lai, Bồ Đào
Nha, Đài Loan, Thổ Nhĩ Kỳ và Việt Nam. Biên độ phá giá mà nguyên đơn cáo buộc
cho Việt Nam là từ 27% đến 92%.
Vào ngày 3 tháng Giêng năm
nay, bộ thương mại Hoa Kỳ đã công bố kết luận sơ bộ của vụ việc, xác định biên
độ phá giá là 51%, với ba công ty riêng rẽ cũng chịu mức này. Các công ty khác phải
nhận biên độ cao nhất là 92%.
Ủy ban Thương mại Quốc tế
Hoa Kỳ sẽ ban hành kết luận cuối cùng về thiệt hại vào ngày 1/7 tới đây. Nếu ủy
ban này kết luận không có thiệt hại thì vụ việc sẽ chấm dứt. Ngược lại thì bộ
thương mại sẽ ban hành lệnh áp thuế.
Trong năm 2022, Việt Nam
xuất cảng khoảng 144 triệu Mỹ kim sản
phẩm giấy túi sang Hoa Kỳ, tăng hơn 37% so với năm 2021. Hiện Việt Nam đứng thứ
hai trong số các nước xuất cảng nhiều nhất vào Hoa Kỳ, chỉ đứng sau Trung Cộng.
3/ PHILIPPINES THEO DÕI SÁT VỤ VN BỒI ĐẮP Ở BIỂN ĐÔNG
Một đại diện hải quân
Philippines tuyên bố vào hôm qua 10/6 là lực lượng này đang theo dõi hoạt động
nạo vét và bồi đắp của Việt Nam ở Biển Đông, diễn ra trong khu vực mà
Philippines tuyên bố là một phần của cụm đảo Kalayaan.
Ông Roy Vincent Trinidad, tư
lệnh vùng Biển Tây Philippines, cho biết bộ ngoại giao Philippines cũng đang giải
quyết vấn đề này. Ông Trinidad nhấn mạnh là nước Phi đang theo dõi sát hoạt
động này, nhưng bộ ngoại giao là cơ quan phù hợp hơn để cung cấp chi tiết về
các vụ bồi đắp này.
Cần biết là trong khi
Philippines và Trung Cộng tiếp tục tranh chấp về lãnh thổ, Việt Nam vẫn tiến
hành các hoạt động nạo vét các bãi cạn mà họ chiếm giữ ở Biển Đông.
Kể từ tháng 11 năm ngoái,
Việt Nam đã bồi đắp thêm một diện tích là gần 280 mẫu ở vùng biển này. Trong
đó, Bãi Thuyền Chài được cho là đã tăng gấp đôi diện tích thành 200 mẫu. Việc
lấn biển và xây đắp cũng đang diễn ra tại đảo Đá Lớn, đảo Nam Yết và đảo Phan
Vinh.
Mặc dù những nơi đó nằm
ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, song Manila có tuyên bố chủ quyền
về chúng, đồng thời khẳng định chúng là một phần của cụm đảo Kalayaan.
Ông Trinidad nói rằng về
mặt lịch sử, Việt Nam tuyên bố chủ quyền về nhiều đảo và bãi cạn nhất ở Biển
Đông trong số 7 quốc gia đưa ra các yêu sách chủ quyền, bao gồm cả Philippines.
Tuy nhiên theo ông thì VN vẫn là quốc gia ôn hòa nhất, không hung hăn khiêu
khích như Trung Cộng.
VNTB
– Việt Nam đang trở lại thời bao cấp
VNTB
– Vì sao phí công đoàn luôn là 2% của quỹ tiền lương ở doanh nghiệp?
VNTB – VTV đối
diện cáo buộc nghi vấn đưa tin dàn dựng
VNTB – Cộng đồng mạng nghi vấn ảnh về tung tích thầy
Thích Minh Tuệ là giả mạo
Tại
sao nhiều gia đình trung lưu Trung Quốc tìm cách vượt biên sang Mỹ?
10/06/1935:
Alcoholics Anonymous được thành lập
Sư Minh Tuệ11/06/2024
Nhìn
lại những xáo trộn trên thượng tầng Ba Đình: Việt Nam sẽ đi về đâu?11/06/2024
Huy Đức (Kỳ 3)11/06/2024
Gian mà chẳng
khôn10/06/2024
Bình
luận về việc sư Thích Minh Tuệ nhận Căn Cước Công Dân10/06/2024
Sư
Minh Tuệ, một biểu tượng thiện lương trong nghệ thuật10/06/2024
Nước
Pháp ngả về phía cực hữu?10/06/2024
Huy Đức (Kỳ 2)09/06/2024
Huy
Đức, anh chết cũng được rồi!09/06/2024
Tại
sao ông Minh Tuệ phải “ẩn tu”?09/06/2024
Dương
Quốc Chính - Ông Minh Tuệ sẽ sang Ấn Độ ?
Nguyễn
Quang Thạch - Thầy Minh Tuệ có thể sang Ấn Độ bằng cách nào?
Hoàng
Quốc Dũng - Trầm trọng, rất trầm trọng
Mai
Bá Kiếm - Còn cây hay cầy con?
"Sư
Thích Minh Tuệ" chia sẻ riêng với Báo Người Lao Động về dự định của mình
Mai
Quốc Việt - VTV dàn dựng video về sư Minh Tuệ bằng cách nào ?
Lê
Bảo Liên - Từ phỏng vấn giả đến chuẩn bị dư luận về sư Minh Tuệ
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 10.06.2024
Mạc
Hồng Kỳ - Thôi đừng ảo nữa, VTV!
Hoàng
Mạnh Hà - VTV lao động vất vả quá!
Lê
Quý Hiền - Hữu xạ tự nhiên hương
Lê
Đức Dục - Lại Đoan Ngọ trên đường
Cù
Mai Công - Tết Mùng 5 ở Ông Tạ
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Gian mà chẳng khôn 11/06/2024
Tiếng cuốc 11/06/2024
Huy Đức, anh chết cũng được rồi 10/06/2024
Ai cũng như Thầy Minh Tuệ 10/06/2024
Yêu cầu VTV lên tiếng 10/06/2024
Tại sao ông Tập không vực dậy nổi nền kinh tế Trung Quốc? 09/06/2024
Báo chí nước ngoài nhanh chóng đưa tin về Thích Minh Tuệ và Osin
Huy Đức 09/06/2024
Các chuyên gia phân tích khả năng ông Donald Trump ngồi tù 08/06/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Công
ty dệt may TP.HCM sa thải hàng nghìn người vẫn chưa có đơn hàng
Trong năm ngoái, Garmex Sài Gòn đã cắt giảm hơn
2.000 lao động và dừng hoạt động sản xuất từ tháng 5/2023. Đến nay, doanh nghiệp
dệt may này vẫn chưa có đơn hàng trở lại.
Trong tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông vừa được
công bố, HĐQT CTCP Garmex Sài Gòn (HoSE: GMC) cho biết đến nay, công ty vẫn chưa
nhận được đơn hàng nào cho ngành may (gồm may trang phục và tủ vải) và chưa giải
quyết được hàng tồn kho tủ vải.
Thực tế, kể từ năm ngoái, ngành dệt may đã phải
đối diện với nhiều thách thức do tác động của tình hình kinh tế thế giới và
trong nước. Trong đó, vấn đề lạm phát ở các thị trường chủ lực như Mỹ và châu
Âu đã khiến sức mua và đơn hàng sụt giảm.
Những yếu tố này đã tác động làm cho giá trị
xuất khẩu ngành dệt may Việt Nam đạt khoảng 40,3 tỷ USD, giảm hơn 9% so với
năm 2022, theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas).
Trong bối cảnh đó, Garmex Sài Gòn cũng chỉ nhận
được một số đơn hàng gia công nhỏ, giá cạnh tranh để duy trì hoạt động. Tuy
nhiên, do năng suất thấp nên doanh thu không đủ bù đắp chi phí. Do đó, công ty đã
phải cắt giảm hầu hết lao động và tạm ngưng sản xuất từ tháng 5/2023 để giảm
thiểu thiệt hại.
Tại ngày 31/12/2023, tổng số lao động của
doanh nghiệp chỉ còn 35 người, giảm 2.066 lao động so với năm 2022. Tính chung
2 năm gần nhất, doanh nghiệp này đã cắt giảm tổng cộng khoảng 3.775 lao động.
Tỷ đồngGARMEX SÀI GÒN LÊN KẾ HOẠCH LÃI TRỞ
LẠITình hình kinh doanh của CTCP Garmex Sài Gòn. Nguồn: BCTC DN.Doanh thuLãi
ròng20162017201820192020202120222023KH 2024-50005001000150020002500
Dù chưa có đơn hàng trở lại, Garmex Sài Gòn vẫn
lên kế hoạch kinh doanh rất tích cực với doanh thu hơn 50 tỷ đồng và
lãi ròng đạt tới 40 tỷ đồng trong năm nay. Để đạt được mục tiêu này,
công ty cần cải thiện mạnh mẽ lãi sau thuế, đặc biệt sau khi đã lỗ gần 85
tỷ đồng và 52 tỷ đồng trong hai năm trước.
Kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp dệt may
này phụ thuộc nhiều vào hoạt động bán tài sản. Ngoài máy móc và thiết bị, công
ty cũng có kế hoạch chuyển nhượng thửa đất 2,6 ha tại cụm Công nghiệp Hà Lam -
Chợ Được, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng
Nam, thuộc quyền sử dụng,
sở hữu của Công ty TNHH Garmex Quảng Nam (công ty con do Garmex sở hữu 100% vốn).
Bên cạnh đó, công ty cũng sẽ theo dõi, thúc đẩy
CTCP Phú Mỹ hoàn thành Dự án nhà ở thương mại Phú Mỹ để bán sản phẩm nhằm thu hồi
vốn đầu tư.
Garmex Sài Gòn từng là doanh nghiệp lớn trong
ngành dệt may ở TP.HCM với doanh thu mỗi năm lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Công
ty này có 5 nhà máy gồm An Nhơn, An Phú, Bình Tiên (TP.HCM), Tân Mỹ (Bà Rịa - Vũng
Tàu) và Quảng Nam với tổng diện tích hơn 10 ha, gồm 70 dây chuyền sản xuất.
Câu
kết lập khống hồ sơ, phó giám đốc doanh nghiệp bị khởi tố
Trần Văn Phi - Phó giám đốc Công ty TNHH Trần
Gia - câu kết giám đốc HTX Mỹ Tân An lập khống hồ sơ quyết toán, gây thiệt hại
ngân sách Nhà nước 200 triệu đồng.
Ngày 10/6, Công an huyện Núi Thành (tỉnh Quảng
Nam) cho biết đơn vị vừa tiến hành tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với
Trần Văn Phi (39 tuổi, trú khối Xuân Nam, phường Trường Xuân, TP Tam Kỳ, Quảng
Nam; Phó giám đốc Công ty TNHH Trần Gia) về hành vi "Lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ".
Trước đó, ngày 22/12/2023, Cơ quan CSĐT Công
an huyện Núi Thành khởi tố vụ án "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi
thi hành công vụ" xảy ra tại Hợp tác xã Mỹ Tân An, xã Tam Xuân 1, huyện
Núi Thành.
Cơ quan chức năng đã ra quyết định khởi tố bị
can đối với Ung Thượng Hiền (70 tuổi, trú thôn Bích Tân, xã Tam Xuân 1, huyện
Núi Thành; Giám đốc Hợp tác xã Mỹ Tân An) và Triệu Thanh Tiền (36 tuổi, trú
thôn Tất Viên, xã Bình Phục, huyện Thăng Bình, Quảng Nam; Giám đốc Công ty TNHH
Trần Gia) về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Theo kết quả điều tra mở rộng vụ án, bị can Trần
Văn Phi đã có hành vi trao đổi, bàn bạc, giúp Ung Thượng Hiền lập khống hồ sơ
quyết toán công trình xây dựng mới trụ sở Hợp tác xã Mỹ Tân An, gây thiệt hại
cho ngân sách Nhà nước số tiền 200 triệu đồng.
Vụ việc đang được Cơ quan CSĐT Công an huyện
Núi Thành điều tra, xử lý theo quy định.
Bắt
khẩn cấp nữ hiệu trưởng ở Bắc Giang
Ngân Hà - Nguyễn Thắng/Tiền Phong
https://lifestyle.znews.vn/bat-khan-cap-nu-hieu-truong-o-bac-giang-post1479130.html
Sau bài điều tra của PV Tiền Phong về dấu hiệu
tham ô tài sản ở Trường Mầm non Quý Sơn số 2, Cơ quan điều tra Công an Lục Ngạn
vào cuộc xác minh, sau đó bắt khẩn cấp hiệu trưởng.
Trao đổi với phóng viên Tiền Phong vào tối 9/6, lãnh đạo Công an huyện Lục
Ngạn cho biết ngay sau khi báo Tiền Phong đăng
bài phản ánh về dấu hiệu tham ô tài sản ở Trường Mầm non Quý Sơn số 2, lãnh đạo
Công an tỉnh Bắc Giang đã chỉ đạo Công an huyện Lục Ngạn phối hợp Công an tỉnh
Bắc Giang vào cuộc xác minh sự việc.
Vị lãnh đạo Công an huyện Lục Ngạn cho biết
thêm, Cơ quan điều tra Công an huyện Lục Ngạn đã ra quyết định giữ người trong
trường hợp khẩn cấp, sau đó ra lệnh bắt khẩn cấp đối với bà Vũ Thị Hải Truyền -
Hiệu trưởng Trường Mầm non Quý Sơn số 2 - để điều tra về hành vi “Lợi dụng chức
vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Bước đầu, cơ quan công xác định số tiền
bà Truyền chiếm đoạt khoảng 300 triệu đồng. Trước đó, sáng 6/6, báo Tiền Phong đăng bài “Dấu hiệu tham ô tài sản tại một
cơ sở giáo dục ở Bắc Giang”. Theo đó, 3 người không tham gia nấu ăn cho trẻ, nhưng
nhà trường vẫn chi trả tiền lương đều đặn theo danh sách chi lương. Vụ việc có
dấu hiệu lập hồ sơ khống để chiếm đoạt tiền trái phép này kéo dài nhiều năm nay
tại Trường Mầm non Quý Sơn số 2 (xã Quý Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang),
gây dư luận xấu tại địa phương này thời gian qua.
Theo điều tra của phóng viên Tiền Phong, từ nhiều năm nay, số lượng các cô nấu ăn
theo danh sách được Trường Mầm non Quý Sơn số 2 thuê và chi trả lương đều đặn mỗi
tháng là 9 người.
Danh sách số lượng các cô nấu ăn lĩnh lương là
9 nhưng theo xác minh của phóng viên, chỉ có 6 cô đang làm việc tại đây, 3 cô
còn lại dù có tên trong danh sách nhận lương, họ chưa từng đến trường lao động
như hồ sơ hợp đồng với nhà trường. Bản chất ở đây có dấu hiệu của một thủ đoạn
tinh vi nhằm chiếm đoạt tiền do phụ huynh đóng góp để nhà trường thuê nhân công
nấu ăn cho trẻ theo quy định. Theo tìm hiểu của phóng viên Tiền Phong, mức lương của những người nấu ăn cho trẻ hiện
nay của nhà trường 4-5 triệu đồng/tháng. Chỉ riêng với 3 nhân sự nấu ăn diện hợp
thức hóa hồ sơ nói trên, thì số tiền mà Trường Mầm non Quý Sơn số 2 bị thất
thoát có thể đã lên đến hàng trăm triệu đồng do phải chi tiền lương cho 3 định
suất trên giấy trong nhiều năm qua.
Ngay sau khi báo Tiền Phong đăng bài “Dấu hiệu tham ô tài sản tại một
cơ sở giáo dục ở Bắc Giang” vào sáng 6/6, Phó chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc
Giang đã giao UBND huyện Lục Ngạn chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị
liên quan kiểm tra, xem xét, làm rõ nội dung phản ánh báo nêu về dấu hiệu tham
ô tài sản ở Trường Mầm non Quý Sơn số 2; chỉ đạo giải quyết, xử lý sai phạm (nếu
có) theo quy định; kết quả thông tin đến báo Tiền Phong và
báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh.
Cách
bà Trương Mỹ Lan và đồng phạm chuyển trái phép 4,5 tỷ USD
Ở giai đoạn 2 vụ án Vạn Thịnh Phát, CQĐT đã
làm rõ hành vi chuyển tiền trái phép ra nước ngoài với hơn 106.000 tỷ đồng (tương
đương 4,5 tỷ USD) của bà Trương Mỹ Lan và các bị can.
Theo Cơ quan điều tra (CQĐT), hoạt động chuyển
tiền ra nước ngoài của bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Vạn Thịnh Phát) và các bị can
khác kéo dài trong 10 năm, năm 2012-2022. Có 21 công ty thuộc hệ sinh thái Vạn
Thịnh Phát thực hiện các giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước
ngoài chuyển về Việt Nam.
Đối với hành vi vận chuyển trái phép tiền tệ
qua biên giới, CQĐT làm rõ dưới sự chỉ đạo của bà Trương Mỹ Lan, các đối tượng
thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát đã câu kết với các nhân viên Ngân hàng SCB chuyển
tiền quốc tế, thông qua việc lập khống các hóa đơn mua hàng, chuyển nhượng cổ
phần, vốn góp, hợp đồng vay tiền, hợp đồng tư vấn giữa các công ty tại Việt Nam
và các công ty ở nước ngoài.
Các hợp đồng này đều là hợp đồng khống để hợp
thức việc chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt
Nam; các pháp nhân chuyển tiền, nhận tiền từ các "công ty ma" thuộc Tập
đoàn Vạn Thịnh Phát.
0Việc chuyển tiền ra nước
ngoài, nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam được thực hiện tại 3 chi nhánh của
Ngân hàng SCB gồm Sài Gòn, Cống Quỳnh và Bến Thành.
Theo CQĐT, dù các thủ tục chuyển tiền ra nước
ngoài không đủ điều kiện, thiếu các loại giấy chứng nhận, chứng từ, văn bản…,
các đối tượng có thẩm quyền vẫn duyệt mở khóa trên hệ thống để hoàn tất việc
chuyển tiền quốc tế.
Nhóm đối tượng đã thực hiện 107 giao dịch chuyển
tiền ra nước ngoài và 152 giao dịch nhận tiền từ nước ngoài về Việt Nam. Tổng số
tiền bị quy kết vận chuyển tiền trái phép qua biên giới là 4,5 tỷ USD.
151 báo cáo giao dịch đáng
ngờ, không có danh sách các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát?
Mặc dù vậy, nhưng từ năm 2012 đến ngày 7/10/2022,
không có cơ quan quản lý Nhà nước nào thanh tra, kiểm tra đối với các khách
hàng đã có 107 giao dịch chuyển tiền đi nước ngoài, 152 giao dịch nhận tiền từ
nước ngoài chuyển về.
Theo quy định, Cục Phòng chống rửa tiền thuộc
Cơ quan Thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước có vai trò tiếp nhận thông tin,
báo cáo từ các tổ chức theo quy định pháp luật về phòng, chống rửa tiền, tài trợ
khủng bố và các thông tin khác nghi ngờ liên quan đến rửa tiền...
Sau khi tiếp nhận, Cục Phòng chống rửa tiền có
trách nhiệm phân tích, xử lý báo cáo, thông tin nghi ngờ liên quan đến rửa tiền.
Có 21 công ty thuộc hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát thực hiện các giao
dịch chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền từ nước ngoài chuyển về Việt Nam.0Kết luận điều tra chỉ ra năm 2012-2022, Ngân hàng SCB đã báo cáo
Cục Phòng chống rửa tiền: 3.160 file báo cáo giao dịch chuyển tiền điện tử
(giao dịch từ 1.000 USD trở lên hoặc bằng tiền ngoại tệ khác có giá
trị tương đương) bằng hình thức điện tử với 313.705 giao dịch chuyển đi, nhận về.
Ngoài ra, còn có 151 báo cáo giao dịch đáng ngờ.
Trước thời điểm khởi tố vụ án ngày 7/10/2022,
các công ty thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát chuyển tiền ra nước ngoài và nhận tiền
về Việt Nam đều không nằm trong “danh sách đen”, là đối tượng bị điều tra truy
tố xét xử, không nằm trong danh sách cảnh báo của Ngân hàng Nhà nước và của các
quốc gia khác…
Do đó, Cục Phòng chống rửa tiền không có cơ sở
để phân tích, xác định hơn 313.000 giao dịch chuyển tiền điện tử có giao dịch
liên quan đến hoạt động rửa tiền, vận chuyển tiền của hệ sinh thái Vạn Thịnh
Phát.
Đối với 151 báo cáo giao dịch đáng ngờ mà Ngân
hàng SCB gửi lên, không có danh sách các công ty thuộc Vạn Thịnh Phát chuyển tiền
đi, nhận tiền về nên Cục Phòng chống rửa tiền cũng không có cơ sở để phân tích,
nghi ngờ.
Một cơ quan chức năng khác là Vụ Quản lý ngoại
hối (Ngân hàng Nhà nước), thì lại không có chức năng kiểm tra, thanh tra hoạt động
ngoại hối của các cá nhân, tổ chức nói chung cũng như hoạt động chuyển tiền ra
nước ngoài và nhận tiền về Việt Nam nói riêng.
Vụ Quản lý ngoại hội chỉ thống kê, theo dõi số
liệu trên cơ sở số liệu báo cáo tổng hợp của các ngân hàng mà không có số liệu
giao dịch cụ thể từng tổ chức hay cá nhân cụ thể. Quá trình theo dõi số liệu tổng
hợp do Ngân hàng SCB cung cấp, Vụ Quản lý ngoại hối không có cơ sở phát hiệu sự
bất thường trong việc chuyển tiền, nhận tiền nước ngoài.
Vì vậy, CQĐT cho rằng không có căn cứ xem xét
trách nhiệm của Cục Phòng chống rửa tiền, Vụ Quản lý ngoại hối trong việc các đối
tượng, công ty thuộc Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng SCB làm trái quy định về chuyển
tiền quốc tế.
CQĐT kiến nghị Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan
Thanh tra giám sát ngân hàng và các cơ quan có thẩm quyền tham mưu sửa đổi, bổ
sung các quy định của pháp luật trong lĩnh vực chuyển tiền quốc tế, đảm bảo chặt
chẽ về các điều kiện chuyển tiền, có biện pháp kiểm tra, giám sát các tổ chức
tín dụng thực hiện chức năng chuyển tiền quốc tế.
Khởi
tố thầy dạy lái xe lừa tiền nhiều người
https://lifestyle.znews.vn/khoi-to-thay-day-lai-xe-lua-tien-nhieu-nguoi-post1479972.html
Trần Văn Trí thông báo tuyển sinh và thu hơn
200 triệu đồng của nhiều học viên, nhưng sau đó dùng tiêu xài cá nhân.
Ngày 10/6, Công an huyện Tân Kỳ (Nghệ An)
thông báo những ai là nạn nhân của Trần Văn Trí (SN 1991, trú tại thị trấn Nam Đàn,
huyện Nam Đàn) nhanh chóng liên hệ công an để được phối hợp, giải quyết.
Theo hồ sơ, để có tiền tiêu xài, lấy danh nghĩa
đang là giáo viên của một trung tâm đào tạo lái xe, Trần Văn Trí đã đăng thông
tin tuyển sinh với cam kết sẽ “bao đậu” phần thi lý thuyết nếu đăng ký hồ sơ học
lái xe, với giá 12-20 triệu đồng/người. Tuy nhiên, các khoản tiền được học viên
đóng, Trí không đăng ký và không nộp tiền về trung tâm mà sử dụng để tiêu xài
cá nhân. Biết hành vi của mình sẽ sớm bị “lật tẩy”, sau khi nhận tiền của nhiều
học viên, Trần Văn Trí đã lẩn trốn vào các tỉnh phía Nam.
Nhận thấy hành vi của Trần Văn Trí có dấu hiệu
phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, Công an huyện Tân Kỳ đã xác lập chuyên án đấu
tranh.
Sau thời gian theo dõi, Công an huyện Tân Kỳ đã
bắt giữ Trần Văn Trí về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản khi đối tượng đang lẩn
trốn tại thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai.
Tại cơ quan công an, Trần Văn Trí đã thừa nhận
toàn bộ hành vi phạm tội. Bước đầu, cơ quan công an xác định với thủ đoạn như
trên, từ năm 2021 đến khi bị bắt giữ, Trần Văn Trí đã lừa đảo chiếm đoạt tài sản
của nhiều học viên có nhu cầu học bằng lái xe ôtô trên địa bàn các huyện Tân Kỳ,
Thanh Chương, Nam Đàn... với số tiền hơn 200 triệu đồng.
Công an huyện Tân Kỳ đang tiếp tục điều tra mở
rộng chuyên án.
Kế toán 'rút ruột'
công ty gần 3 tỉ đồng, lãnh án 20 năm tù
https://tuoitre.vn/ke-toan-rut-ruot-cong-ty-gan-3-ti-dong-lanh-an-20-nam-tu-20240610165721948.htm
Khi đang là kế toán kiêm thủ quỹ của Công ty
TNHH Wonchang Logistics, người đàn ông đã tự ý chuyển 2,9 tỉ đồng của công ty
vào tài khoản của người thân và chiếm đoạt số tiền này.
Chiều 10-6, Tòa án nhân dân TP.HCM mở phiên xét xử đối với ông
Bùi Vân Trường (33 tuổi, ngụ quận Tân Bình) về tội tham ô tài sản. Hội đồng xét
xử đã tuyên phạt bị cáo 20 năm tù.
Cụ thể, từ 9-3-2022 đến 12-4-2022, Trường được giao đảm nhận
chức vụ kế toán thanh toán kiêm thủ quỹ của Công ty WonChang. Tại đây, bị
cáo quản lý thực hiện thanh toán chuyển khoản cho các đối tác bằng dịch vụ
Internet banking.
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao, Trường tự ý chuyển tiền
vào tài khoản của vợ cùng anh vợ 2,9 tỉ đồng. Sau đó, bị cáo yêu cầu hai người
chuyển lại vào tài khoản cá nhân để rút ra chiếm đoạt và tiêu xài.
Số tiền trên, Trường đã hoàn trả cho công ty 726 triệu đồng bằng
cách sử dụng tài khoản cá nhân chuyển thanh toán cho đối tác. Còn lại gần 2,2
tỉ đồng, Trường tiêu xài hết và không có khả năng chi trả.
Đối với vợ và anh vợ Trường, cơ quan điều tra xác định cả hai
tiếp nhận tiền chuyển đến và chuyển đi nhưng không biết nguồn tiền, không được
hưởng lợi. Trong quá trình điều tra, không có tài liệu, thông tin thể hiện dấu
hiệu đồng phạm.
Nguyên chủ tịch huyện
Xuyên Mộc lãnh 15 tháng tù treo
https://tuoitre.vn/nguyen-chu-tich-huyen-xuyen-moc-lanh-15-thang-tu-treo-20240610155315044.htm
Nguyên chủ tịch huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa -
Vũng Tàu bị tuyên phạt 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo. Những bị cáo đồng
phạm trong vụ án lãnh từ 21 tháng đến 7 năm tù.
Chiều 10-6, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên phạt nguyên chủ
tịch UBND huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Đặng Thanh Minh (sinh năm
1960) 15 tháng tù treo.
Ba bị cáo còn lại là thuộc cấp của nguyên chủ tịch huyện Xuyên
Mộc trong vụ án lãnh từ 21 đến 24 tháng tù, cùng về tội "thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng".
Riêng bị cáo Phạm Văn Thảo (sinh năm 1983) - công chức địa chính
xã Bình Châu - bị xét xử về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi
hành công vụ" lãnh mức án cao nhất với 7 năm tù.
Theo hồ sơ vụ án, từ tháng 11-2014 đến tháng 1-2016, năm bị cáo
trong vụ án đã thiếu trách nhiệm và lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấp 6 "sổ
đỏ" sai quy định cho ba hộ dân tại ấp Láng Hàng. Trong ba hộ dân được cấp
"sổ đỏ" có mẹ vợ của bị cáo Phạm Văn Thảo.
6 sổ đỏ mà các bị cáo trên cấp cho các hộ dân là đất do Nhà nước
quản lý và có diện tích hơn 1.700m2. Hành vi của các bị cáo đã gây
thiệt hại cho ngân sách nhà nước hơn 1 tỉ đồng.
Cựu phó giám đốc chi nhánh ngân hàng
lừa 2.700 tỷ đồng: Tài sản không còn gì để kê biên
Hoàng An
TPO - Xác minh nguồn gốc tài sản của Vũ Thị
Thu Nhung (cựu Phó giám đốc Ngân hàng Eximbank chi nhánh Ba Đình, cơ quan tố
tụng nhận thấy người này chỉ còn tài khoản hơn 1 tỷ đồng, các tài sản khác như
ô tô, nhà đất đều đã thế chấp ngân hàng, còn dư nợ chưa thanh toán.
Như Tiền Phong đưa tin, TAND TP Hà Nội vừa tiếp nhận hồ sơ vụ
án lừa đảo chiếm đoạt tài sản với tổng số tiền hơn hơn 2.700 tỷ đồng
xảy ra tại Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank), chi nhánh Ba
Đình, Hà Nội. Hôm 4/6, phiên tòa được mở song vắng mặt nhiều bị hại, người liên
quan, HĐXX phải tạm hoãn chưa ấn định ngày mở lại.
Hồ sơ vụ án xác định, năm 2013, bị cáo Vũ Thị Thu Nhung (49
tuổi) sau khi được bổ nhiệm làm Phó giám đốc Ngân hàng Eximbank chi nhánh Ba Đình, đã đưa thông tin gian dối
người quen về việc Eximbank có nhiều chương trình gửi tiền ưu đãi dành cho khách hàng
cá nhân có quan hệ nội bộ trong ngân hàng với lãi suất cao và quà tặng chăm sóc
giá trị. Mục đích Nhung gian dối là để nhận tiền của nhiều người có nhu cầu gửi
tiền tiết kiệm.
Ngoài ra, Nhung còn bịa với khách hàng Eximbank chi nhánh Ba Đình tổ chức bán đấu giá tài sản nợ xấu tại
ngân hàng. Qua đó, bị can chiếm lừa đảo của hàng trăm người, với tổng số tiền
hơn 2.705 tỷ đồng.
Đến nay, Cơ quan điều tra mới xác định có 46 bị hại trong trong
vụ án với đầy đủ thông tin họ tên, địa chỉ cụ thể, đã chuyển tiền cho Nhung với
tổng số hơn 788 tỷ đồng. Nhung đã sử dụng phần lớn số tiền để trả tiền lãi hoặc
tiền lợi nhuận cho các bị hại với tổng số tiền hơn 477 tỷ đồng. Hiện, Nhung còn
chiếm đoạt của các bị hại hơn 311 tỷ đồng, không có khả năng thanh toán.
Đáng chú ý, quá trình xác minh tài sản liên quan đến Nhung để kê
biên phong tỏa, Cơ quan truy tố nhận thấy, hầu như cựu Phó giám đốc ngân hàng
Eximbank chi nhánh Ba Đình, không còn gì ngoài tài khoản số dư 1 tỷ đồng.
Theo cơ quan truy tố, trong 3 ô tô đứng tên Vũ Thị Thu Nhung, hiện đều thế chấp ngân hàng với khoản dư nợ
gần 600 triệu đồng. Cơ quan chức năng đã trao trả 2 trong 3 xe cho ngân hàng để
xử lý khoản vay.
Căn chung cư 120m2 tại quận Bắc Từ Liêm của Nhung cũng đang thế
chấp vay ngân hàng, khoản vay đã quá hạn thanh toán, tổng nợ hơn 1,8 tỷ đồng.
Thửa đất khác rộng 120 m2 quận Tây Hồ, được ngân hàng định giá
16 tỷ đồng. Tuy nhiên, thửa đất cũng được bị can thế chấp để vay 12 tỷ đồng,
còn nợ 11,5 tỷ đồng.
Tại quận Ba Đình, tuy sổ đỏ đứng tên Nhung thửa đất 39m2 nhưng
đã ký hợp đồng chuyển nhượng giá 4 tỷ đồng cho cá nhân khác từ tháng 3/2020.
Còn lại tại huyện Ba Vì, cơ quan tố tụng cho hay năm 2015, Nhung
có mảnh đất rộng hơn 5.600m2, đã chuyển nhượng.
Đến nay, Cơ quan truy tố xác định, Vũ Thị Thu Nhung "không
có khả năng khắc phục hậu quả" vụ án.
Bắt nóng hai thiếu niên dùng dao
cướp tài sản người đi đường
Ngọc Tú
https://tienphong.vn/bat-nong-hai-thieu-nien-dung-dao-cuop-tai-san-nguoi-di-duong-post1645086.tpo
TPO - Sau 1 ngày dùng dao đe dọa cướp tài sản
của người đi đường, 2 thiếu niên 15 tuổi trú tại huyện Nghi Lộc (Nghệ An) đã bị
công an địa phương bắt giữ.
Ngày 10/6, Công an huyện Nghi Lộc (Nghệ An) cho biết, đơn vị này vừa bắt giữ 2 đối tượng để điều tra về
hành vi cướp tài sản. Danh tính 2 đối tượng bị bắt giữ là: N.T. K.
và N.V.H.A., đều SN 2009, trú tại huyện Nghi Lộc.
Trước đó vào rạng sáng 3/6, 2 người dân đang đi trên quốc lộ
48E, đoạn qua địa bàn xã Nghi Hoa (huyện Nghi Lộc, Nghệ An) thì bất ngờ bị 2
nam thanh niên điều khiển xe máy áp sát rồi dùng dao đe dọa và cướp tài sản. Sau khi cướp, 2 đối tượng đã nhanh chân bỏ trốn
khỏi hiện trường.
Nhận được tin trình báo của 2 bị hại, Công an huyện Nghi Lộc đã vào cuộc điều tra làm rõ. Khoảng 19 giờ
ngày 5/6, sau hơn 1 ngày điều tra, Công an huyện Nghi Lộc đã bắt giữ 2 đối
tượng K. và A. Quá trình bắt giữ các đối tượng, công an thu giữ tang vật gồm: 5
xe máy, 1 con dao, 5 triệu đồng và nhiều tang vật liên quan. Tại cơ quan điều
tra, các đối tượng khai nhận do thiếu tiền tiêu xài cá nhân nên đã lên kế hoạch
cướp tài sản của người đi đường. Bước đầu, Cơ quan Công an xác định ngoài 2 vụ
cướp nói trên, từ đầu năm 2024 đến nay, 2 đối tượng đã thực hiện 5 vụ cướp tài
sản của người đi đường ở các địa bàn giáp ranh với huyện Nghi Lộc và 5 vụ trộm
xe máy trên địa bàn huyện Nghi Lộc, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò.
Công an huyện Nghi Lộc đang tạm giữ hình sự N.T.K. và N.V.H.A.
để tiếp tục điều tra, xử lý theo quy định pháp luật.
Ký
cấp sổ đỏ sai quy định, cựu chủ tịch huyện và thuộc cấp bị phạt tù
Ông Đặng Thanh Minh, cựu Chủ tịch UBND huyện
Xuyên Mộc (tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), bị phạt 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo
vì ký cấp sổ đỏ trái quy định.
Chiều 10/6, sau nhiều ngày nghị án, TAND tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên phạt bị cáo Đặng Thanh Minh (64 tuổi, cựu Chủ tịch
UBND huyện Xuyên Mộc) 15 tháng tù nhưng cho hưởng án treo về tội “Thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.
Cùng tội danh này, các thuộc cấp của cựu Chủ
tịch UBND huyện Xuyên Mộc gồm: Huỳnh Bách Thắng (64 tuổi, nguyên trưởng phòng
TN-MT huyện) bị tuyên phạt 21 tháng tù giam; Nguyễn Minh Tứ (45 tuổi, nguyên
phó giám đốc chi nhánh VPĐKĐĐ huyện) và Đỗ Đình Tâm (38 tuổi, chuyên viên chi
nhánh VPĐKĐĐ huyện) cùng bị tuyên phạt 24 tháng tù giam.
Bị cáo Phạm Văn Thảo (41 tuổi, nguyên công
chức địa chính xã Bình Châu) bị tuyên phạt 7 năm tù về tội “Lợi dụng chức vụ
quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Hội đồng xét xử nhận định hành vi của
các bị cáo là nguy hiểm cho xã hội, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của tổ
chức, cơ quan Nhà nước về lĩnh vực đất đai, do đó cần có bản án nghiêm khắc,
phù hợp với tính chất, mức độ hành vi vi phạm đối với từng bị cáo để đủ sức răn
đe, phòng ngừa chung.
Trong đó, với hành vi lợi dụng chức vụ quyền
hạn trong khi thi hành công vụ, bị cáo Thảo phải chịu trách nhiệm hình sự cao
nhất trong vụ án này.
Theo cáo trạng, từ 19/11/2014 đến 14/1/2016,
nhiều cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức thuộc UBND xã Bình Châu, Phòng
TN&MT, Văn phòng ĐKĐĐ và UBND huyện Xuyên Mộc trong quá trình giải quyết hồ
sơ cấp sổ đỏ cho 3 hộ dân ở khu vực quy hoạch khu du lịch và dân cư Láng Hàng
(xã Bình Châu, huyện Xuyên Mộc) đã có nhiều sai phạm trong các hoạt động quản
lý Nhà nước về đất đai. Trong đó, Phạm Văn Thảo là công chức địa chính xã Bình
Châu, được phân công thụ lý giải quyết hồ sơ cấp sổ đỏ cho 3 hộ dân đã vì vụ
lợi và động cơ cá nhân, làm trái công vụ trong các hoạt động kiểm tra, xác minh
nguồn gốc và thời gian sử dụng đất sai sự thật, không đúng với các sổ mục kê
năm 1997 và 2005 đang lưu giữ tại đơn vị.
Sau đó, Thảo trình lãnh đạo UBND xã Bình Châu
ký phát hành các hồ sơ, tờ trình gửi đến Phòng TN&MT và UBND huyện Xuyên
Mộc đề nghị giải quyết hồ sơ địa chính và cấp 6 sổ đỏ cho 3 hộ dân trên sai quy
định. Trong 3 hộ dân được cấp sổ đỏ, có mẹ vợ của Thảo.
Đối với Đỗ Đình Tâm và Nguyễn Minh Tứ, cả hai
đã không kiểm tra thực địa, không lồng ghép đối chiếu thông tin về nguồn gốc và
thời gian sử dụng đất của 3 hộ dân với các sổ mục kê năm 1997 và 2005 có sẵn
tại đơn vị để làm rõ điều kiện, căn cứ pháp lý giải quyết cho chính xác.
Huỳnh Bách Thắng, Đặng Thanh Minh với chức
trách, nhiệm vụ là người đứng đầu cơ quan đơn vị đã tin tưởng vào tham mưu của
cấp dưới, ký cho phép chỉnh lý bản đồ, hồ sơ địa chính.
Hành vi của các bị cáo dẫn đến gây thiệt tài
sản cho Nhà nước gần 1,1 tỷ đồng.
No comments:
Post a Comment