Friday, November 3, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 01 tháng 11 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Mỹ vẫn tập trung vào Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương bất chấp những thách thức khác trên toàn cầu

Lãnh đạo Hezbollah chuẩn bị ‘lên tiếng’ về cuộc chiến ở Trung Đông

Mỹ áp đặt loạt chế tài mới nhắm vào Nga vì chiến tranh ở Ukraine

Ông Diệm và nền Đệ nhất Cộng hòa bị lật đổ là ‘món quà cho cộng sản’

Vợ nhà tranh đấu Trịnh Bá Phương tố cáo nhà tù ‘đánh đập’, ‘cùm chân’ ông Phương

 Sau gần 2 tháng, nạn nhân vụ cháy ở Khương Đình chưa được nhận 130 tỷ đồng cứu trợ

 Thủ tướng Hà Lan: Việt Nam ‘có tiềm năng’ trong chuỗi cung ứng công nghệ cao

Bang Georgia: Phụ nữ gốc Việt đầu tiên tranh cử chức thị trưởng

Dân Trung Quốc đại lục thích di cư tới Hong Kong vì ‘tự do hơn’

 Hàn Quốc nói Triều Tiên có thể đã gửi phi đạn tới Nga

 

 

RFA

Các công ty Hà Lan dự kiến đầu tư vào nhà máy sản xuất chip bán dẫn tại Việt Nam

Hàn Quốc viện trợ cho Bộ Công an Việt Nam hai xuồng cao tốc

Việt Nam và Đan Mạch thiết lập Quan hệ Đối tác Chiến lược Xanh

Công ty May Thiên Thành FiveStar tạm ngừng sản xuất, hàng trăm công nhân mất việc

Khánh Hòa: Kỷ luật năm lãnh đạo văn phòng đăng ký đất đai

Vì sao Việt Nam bỏ phiếu thuận với Palestine nhưng lại bỏ phiếu trắng với Ukraine?

Đắk Lắk: Bốn tín đồ Tin Lành độc lập bị giam giữ sau khi mời Chủ tịch nước sinh hoạt tôn giáo

Cựu quản giáo đi tù “vì dùng nhục hình” nói “Tôi bị trả thù vì tố cáo cấp trên”

Bộ Công an khẳng định cần thiết phải định danh số nhà để minh bạch thị trường BĐS

Công an Thanh Hóa thả hàng chục người biểu tình, dân xã Hải Hà ngừng tập trung

Chống tham nhũng “không đúng cách” cản trở tăng trưởng kinh tế?

Nghi Sơn bác bỏ tin cưỡng chế dân phản đối dự án Cảng Long Sơn

Phương án hỗ trợ nạn nhân vụ cháy chung cư mini ở Hà Nội dự kiến được công bố ngày 6/11

Tập đoàn JA Solar của Trung Quốc đầu tư thêm hơn 8.600 tỷ đồng cho nhà máy ở Bắc Giang

Công an Đắk Lắk thông báo thu hồi hơn 4.000 vũ khí sau hơn hai tháng truy lùng

Tổng thống Mông Cổ thăm Việt Nam

Thủ tướng Hà Lan thăm Việt Nam dẫn theo đoàn gồm 23 doanh nghiệp công nghệ cao

Vietnam Airlines báo lỗ gần 2.000 tỷ đồng trong quý ba năm 2023

Tập đoàn SK của Hàn Quốc muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong năng lượng sạch

 

BBC

Ý kiến: Chiến dịch chống tham nhũng của TBT Nguyễn Phú trọng nhằm hạn chế khu vực tư nhân

Các tổ chức quốc tế kêu gọi bảo vệ nhà báo VN trước kỳ kiểm điểm nhân quyền

Lập trường của Việt Nam về xung đột Israel-Hamas và lợi ích công nghệ, quốc phòng từ quan hệ với Israel

Kinh tế: Nhà máy chật vật tìm người vì giới trẻ VN không muốn làm công nhân

Hội thảo Oregon: Các thế hệ người Việt hải ngoại nhìn VN có khác nhau

Nhận hàng tỷ USD từ G7, Việt Nam, Indonesia chuẩn bị chuyển sang năng lượng sạch như thế nào

Chiến tranh Ukraine: Kyiv nói Moscow tấn công 118 khu dân cư trong một ngày

Vụ đình công tự phát ở Viet Glory, Nghệ An có cần thiết?

Ngân hàng Thế giới cảnh báo 'giá dầu lên 150 đô' nếu Trung Đông không yên

Việt Nam bị chậm chỗ nào để đón luồng đầu tư ra khỏi Trung Quốc?

Trung Quốc muốn một nước Việt Nam như thế nào trong hoàn cảnh địa chính trị mới?

Trung Quốc muốn gì từ cuộc chiến Israel-Hamas

 

RFI

Chiến tranh Israel-Hamas : TT Mỹ kêu gọi "tạm ngừng" giao tranh vì lý do nhân đạo

Nga giảm cường độ tấn công Avdiivka, Ukraina lo Nga dồn quân mở đợt phản công mới

Mỹ, Trung Quốc và Liên Âu ký kết tuyên bố chung về phòng tránh rủi ro của trí thông minh nhân tạo

 CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

 Chính sách Trung Đông : Trung Quốc thể hiện sự khác biệt với Mỹ và châu Âu

Nga hy vọng gì từ xung đột Israel - Hamas ?

Xung đột ở Gaza : Ai Cập giúp sơ tán "khoảng 7.000 người nước ngoài" qua cửa khẩu Rafah

Số người Palestine ở Gaza thiệt mạng tăng vọt, áp lực quốc tế ngày càng đè nặng lên Israel

Nga oanh kích nhà máy lọc dầu ở miền trung Ukraina

Lần đầu tiên từ gần ba thập niên, một tổng thống Pháp công du Uzbekistan

Biển Đông : Philippines tố cáo tầu Trung Quốc thâm nhập lãnh hải, làm gia tăng căng thẳng

Trung Quốc bắt công khai danh tính các tài khoản những nhân vật gây ảnh hưởng trên mạng xã hội

Xung đột ở Miến Điện : Chính quyền mất kiểm soát một thành phố chiến lược ở gần biên giới Trung Quốc

Tổng thống Pháp Macron công du hai nước Trung Á Kazakhstan và Uzbekistan

Gaza: Israel oanh tạc một trại tị nạn làm hàng chục người Palestine thiệt mạng

Bắc Triều Tiên đóng cửa hàng loạt sứ quán tại nhiều nơi trên thế giới

ICI Vietnam Festival : Cầu nối các tài năng trẻ Việt ở hải ngoại tại Pháp

Tổng thống Pháp đến Trung Á để tìm thêm đồng minh và uranium

Miến Điện: Phe nổi dậy mở chiến dịch kiểm soát các vùng biên giới với Trung Quốc

 (AFP) - Pháp : Bão Ciaran làm 1 người chết và 16 người bị thương. Bộ trưởng Nội Vụ Pháp Gérald Darmanin, hôm nay 02/11/2023, cho biết cơn bão Ciaran, đổ bộ vào Pháp từ hôm qua 01/11, với sức gió giật lên tới hơn 170 km/h, đã khiến 1 người thiệt mạng và 16 người bị thương. 1,2 triệu hộ gia đình vẫn mất điện, với 780.000 hộ ở riêng vùng Bretagne, phía tây đất nước. Hệ thống giao thông ở nhiều nơi trên toàn quốc cũng bị gián đoạn.

(Reuters) - Thủ tướng Ý bị "cài bẫy" qua điện thoại. Hai nhân vật nổi tiếng ở Nga là Vovan và Lexus, chuyên chơi khăm những người nổi tiếng, hôm qua 01/11/2023, đã công bố đoạn ghi âm kéo dài 13 phút của cuộc nói chuyện với bà Giorgia Meloni. Văn phòng thủ tướng Ý cho biết rằng họ lấy làm tiếc vì bà Meloni đã bị "lừa" bởi một kẻ mạo danh người đứng đầu Ủy Ban Liên Hiệp châu Phi (AU). Khi đề cập đến chiến tranh Ukraina, bà Meloni đã cho biết thực sự cảm thấy mệt mỏi, và tất cả mọi người đều cảm thấy điều đó. Đề cập đến vai trò của Ý là bến cảng đầu tiên của nhiều di dân vượt Địa Trung Hải, bà Meloni đã than thở rằng các đối tác quốc tế chưa chịu tích cực hỗ trợ Roma trong vấn đề này.

(AFP) - Nền dân chủ bị thụt lùi tại một nửa số nước trên thế giới. Báo cáo được Viện Dân Chủ và Hỗ trợ bầu cử Quốc tế (Idea International) công bố ngày 02/11/2023 đánh giá "2023 là năm suy thoái dân chủ mạnh" và là năm thứ 6 liên tiếp, các nhà quan sát thấy số nước bị thụt lùi về dân chủ gia tăng, kể cả ở một số nền dân chủ truyền thống ở châu Âu, Bắc Mỹ và châu Á. Để thực hiện báo cáo này, cơ quan tư vấn, hoạt động ở hầu hết các nước trên thế giới, sử dụng nhiều dữ liệu dân chủ như các quyền tự do dân sự, độc lập về tư pháp và sự tham giam chính trị.

(Yonhap) - Chủ tịch Trung Quốc "sẵn sàng" góp sức với Bắc Triều Tiên để "bảo vệ hòa bình, ổn định, phát triển và thịnh vượng cho vùng". Đây là một phần thư hồi đáp ngày 29/10/2023 của ông Tập Cận Bình được cơ quan thông tấn Bắc Tiều Tiên đăng ngày 02/11. Chủ tịch Trung Quốc cũng ca ngợi "tình hữu nghị truyền thống giữa hai nước đã trở nên mạnh mẽ hơn với thời gian", trong bối cảnh Bình Nhưỡng cố gắng xích lại gần hơn với Bắc Kinh, đồng minh lâu đời và cũng là nguồn hỗ trợ kinh tế lớn.

(RFI) - Mỹ : Con của cựu tổng thống Donald Trump ra tòa trong vụ Trump Organization. Donald Trump Jr, phó chủ tịch điều hành Trump Organization, là người đầu tiên bị thẩm vấn tại một tòa án ở New York hôm 01/11/2023. Quỹ Trump Organization bị cáo buộc thổi phồng giá trị bất động sản để có được các khoản vay ưu đãi của ngân hàng và các hợp đồng bảo hiểm có lợi. Eric, Ivanka Trump và cả cựu tổng thống Mỹ sẽ lần lượt bị thẩm vấn trong phiên tòa dự kiến kéo dài đến tháng 12.

(AFP) - Nhờ trí thông minh nhân tạo, ban nhạc Beatles ra bài hát mới. Bài hát được ca sĩ quá cố John Lennon sáng tác và thu âm trước đó và được trí thông minh nhân tạo phối khí. Ngày 02/11/2023, sau 53 năm tan rã, người hâm mộ có thể thưởng thức bài hát Now and Then, quy tụ lần cuối cùng ban nhạc Liverpool huyền thoại. 

(Le Monde) - Tập đoàn Wagner tái khởi động chiến dịch tuyển quân cho Nga. Ngày 02/11/2023 truyền thông Nga cho biết, tập đoàn lính đánh thuê Wagner (hiện là một đơn vị trực thuộc Vệ binh Quốc gia Nga), dưới sự lãnh đạo của Pavel Prigozhin, còn trai cố lãnh đạo Wagner, Yevgeny Prigozhin, đang bắt đầu chiêu mộ quân lính, đặc biệt là ở 2 thành phố Perm và Novossibirsk. Việc chiêu mộ đã bị ngưng sau vụ nổi loạn của Evgeny Prigozhin. Mức lương hàng tháng được đưa ra vào khoảng 80.000 đến 240.000 rúp (tương đương 820-2460 euro) tuỳ theo địa điểm triển khai quân đội. 

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: Thứ Sáu, ngày 03 tháng 11 năm 2023

PHILIPPINES CÁO BUỘC TRUNG CỘNG XÂM PHẠM LÃNH HẢI

Bộ ngoại giao Philippines vào hôm qua 2/11 đã lên tiếng cáo buộc Trung Cộng xâm phạm vùng biển của nước này sau biến cố liên quan đến chiến hạm của hai nước tại bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông vào đầu tuần này.

Trong tuyên bố của mình, quân đội Trung Cộng cáo buộc một tàu quân sự Philippines đã “xâm nhập bất hợp pháp” vào vùng biển gần bãi cạn Scarborough là “không có cơ sở pháp lý và chỉ nhằm mục đích làm gia tăng căng thẳng” trên tuyến đường thủy đang tranh chấp.

Tuy nhiên bộ ngoại giao Philippines nói trong một tuyên bố là chính Trung Cộng đang xâm nhập vào vùng biển Phi.

Cần biết là cả Philippines và Trung Cộng đều tuyên bố chủ quyền đối với bãi cạn Scarborough nhưng bãi cạn này vẫn nằm dưới sự kiểm soát của Trung Cộng kể từ khi nước này tấn chiếm từ tay nước Phi vào năm 2012.

Trong cáo buộc của mình, bộ ngoại giao Philippines cho biết bãi cạn mà họ gọi là “Bajo de Masinloc” nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines và nước này có quyền chủ quyền cũng như quyền tài phán đối với bãi cạn đó. Bộ này cho biết là nước Phi đã liên tục yêu cầu các tàu bè Trung Cộng phải rời khỏi khu vực này.

Bãi cạn Masinloc, nằm cách Philippines 200 cây số, là một phần trong đơn kiện của Philippines lên tòa trọng tài quốc tế. Phán quyết năm 2016 của tòa án này nói rằng tuyên bố chủ quyền của Trung Cộng đối với 90% khu vực Biển Đông là không có cơ sở theo luật pháp quốc tế, nhưng Trung Cộng không công nhận phán quyết này.

CHIẾN HẠM MỸ - CANADA CÙNG BĂNG QUA EO BIỂN ĐÀI LOAN

Quân đội Trung Cộng vào hôm qua 2/11 đã giận dữ phản đối sau khi chiến hạm Mỹ và Canada cùng băng qua eo biển Đài Loan vào ngày hôm trước.

Cần biết là khu trục hạm Rafael Peralta của hải quân Mỹ và hộ vệ hạm Ottawa thuộc hải quân  Canada đã thực hiện chuyến đi thường lệ qua eo biển Đài Loan vào ngày 1/11, theo thông báo của Hạm đội 7 Hoa Kỳ.

Thông báo cho biết là chuyến quá cảnh này không có gì đáng chú ý, không mang tính khiêu khích và phù hợp với luật pháp quốc tế. Chuyến đi của chiến hạm Rafael Peralta và Ottawa qua eo biển Đài Loan thể hiện cam kết của Mỹ cũng như các đồng minh về một khu vực Ấn Độ Dương vàThái Bình Dương tự do và rộng mở.

Quân đội Đài Loan vào hôm qua xác nhận hai tàu chiến Mỹ và Canada đã đi qua eo biển Đài Loan theo hướng bắc vào tối 1/11. Đồng thời cho biết thêm họ đã theo dõi hoạt động của hai tàu chiến Mỹ và Canada.

Trong khi đó, quân khu miền đông Trung Cộng vào hôm qua 2/11 nói rằng họ đã theo dõi và giám sát quá trình di chuyển của các tàu chiến Mỹ và Canada qua eo biển Đài Loan trong ngày 1/11. Quân đội Trung Cộng còn nhấn mạnh là vẫn trong tình trạng cảnh giác cao độ nhằm "kiên quyết bảo vệ chủ quyền quốc gia cũng như hòa bình và ổn định trong khu vực".

Chuyến đi nói trên của hai tàu chiến Mỹ và Canada đánh dấu đây là lần thứ 3 chiến hạm hai nước có hoạt động chung ở eo biển Đài Loan kể từ tháng 6.

NGA GIẢM CƯỜNG ĐỘ TẤN CÔNG Ở THÀNH PHỐ AVDIIVKA

Cường độ tấn công của Nga vào thành phố Avdiivka ở miền đông Ukrainr đã giảm nhẹ trong những ngày qua.

Vào hôm qua 2/11, phát ngôn nhân quân đội Ukraine nhận định là “kẻ thù” vẫn tìm cách bao vây Avdiivka, nhưng hiện giảm cường độ hơn so với vài tuần qua. Quân Nga vẫn đang nỗ lực tái chiếm thành phố này nhưng không thành công với số tổn thất nặng nề về vũ khí và nhân mạng.

Tuy nhiên quân đội Ukraine đang lo ngại đây chỉ là tạm thời, với quân Nga đang tập hợp lực lượng và có thể tấn công mạnh hơn trong vài ngày tới. Phía Ukraine cũng lo ngại về khả năng sa lầy vào cuộc chiến tiêu hao.

Lần đầu tiên, Tổng tư lệnh Valeri Zaloujny đã lên tiếng về tiến độ của cuộc phản công do Kiev phát động từ đầu tháng 6. Ông cho biết là quân đội hai nước đang đi vào ngõ cụt, với không bên nào thực hiện được một bước đột phá quyết định. Và nếu không có sự thay đổi nào về chiến thuật, thông qua các phát minh công nghệ mới, Tướng Zaloujny lo ngại là quân Ukraine sẽ sa lầy vào một cuộc chiến tiêu hao.

Ở tiền tuyến, quân đội Ukraine vẫn tiếp tục tấn công gần Bakhmut và vùng Zaporijjia, và lần đầu tiên, phi đạn tầm xa của họ đã đánh trúng bán đảo Crimea bị Nga chiếm đóng bất hợp pháp.

Về phần mình, quân đội Nga tiếp tục gây áp lực ở trục Kupyansk, Kreminna và toàn bộ khu vực Donetsk ở phía đông Ukraine, đặc biệt là ở Avdiivka, nơi có một số tiến bộ nhưng Nga đã phải trả giá bằng những tổn thất nặng nề về vũ khí và nhân mạng.

NAM HÀN CUNG CẤP TÀU BÈ CHO BỘ CÔNG AN VIỆT NAM

Giới chức hải cảnh Nam Hàn vừa tặng bộ công an Việt Nam hai xuồng cao tốc và hai mô tô nước, đồng thời cho biết là sẽ tặng thêm hai chiến hạm tuần tra trong thời gian tới.

Lễ bàn giao hai xuồng cao tốc và hai mô tô nước diễn ra vào ngày 31/10 vừa qua tại Chùa Vẽ ở Hải Phòng.

Đại sứ Nam Hàn tại Việt Nam, ông Choi Yong Sam, cho biết đây là biểu tượng của sự hợp tác về an ninh trên biển giữa hai nước, nhằm tăng cường khả năng tuần tra bảo đảm về an ninh và cứu nạn cũng như cùng Việt Nam trao đổi những kinh nghiệm về an ninh trên biển.

Đại diện bộ công an Việt Nam, Thiếu tướng Nguyễn Văn Long, cho biết Nam Hàn đã cử chuyên gia sang khảo sát và đào tạo nghĩa vụ tuần tra bờ biển cho công an Việt Nam. Ông Long khẳng định, các phương tiện này sẽ được xử dụng hiệu quả trong thời gian tới trong việc huấn luyện nâng cao năng lực cho lực lượng cảnh sát đường thủy.

 

 

VNThoibao

 

 VNTB – Việt Nam cần thể chế chính trị mới?

VNTB – Những điều ‘chưa hợp lý’ của bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

VNTB – Người tiêu dùng Việt Nam lạc quan giống như… Tổng bí thư

VNTB – Khoảng trống lớn trong chính sách giáo dục của đảng cộng sản VN

VNTB – Thư của Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam gửi Báo cáo viên Đặc biệt của Liên Hiệp Quốc

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

Chuyển động Quốc Phòng (27/10 – 2/11/2023)

Thế giới hôm nay: 03/11/2023

Bài học thực sự từ Chiến tranh Yom Kippur

02/11/2000: Phi hành đoàn thường trú đầu tiên đến Trạm Vũ trụ Quốc tế

Thế giới hôm nay: 02/11/2023

Cái chết của Lý Khắc Cường đặt ra thách thức cho Bắc Kinh

Thế giới hôm nay: 01/11/2023

Chiến tranh văn hóa bên trong cuộc xung đột Gaza

31/10/1963: Nổ ở Hội chợ Bang Indiana khiến gần 100 người chết

Lý do nhiều thanh niên Trung Quốc muốn tìm việc ở Nhật Bản


Báo Tiếng Dân

Triết lý vặt02/11/2023

 

 

Thuy My

Phúc Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 02/11/2023

Ngô Nhân Dụng - Kinh tế Mỹ đứng vững

Huy Đức - Sách giáo khoa và trách nhiệm Nhà nước

Lưu Trọng Văn - Một thông điệp cần thiết cho Hà Nội

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Dân chủ đòi hỏi trình độ dân trí và lãnh đạo phải có tư cách (*) 03/11/2023

Triết lý vặt 03/11/2023

Vua Lê Chúa Trịnh 02/11/2023

Tổng thư ký NATO: Tấn công Ukraine là thất bại chiến lược của Nga 02/11/2023

Phù Nam Techo – con kênh lịch sử và những bước tiến hành dự án giữa triều đại Cha và Con 02/11/2023

Ai phải chịu trách nhiệm chính về sự suy thoái của giáo dục 02/11/2023

CSP giữa Việt Nam với Mỹ và Hoàng đế Trung Hoa 02/11/2023

Dịch vụ công, đâu thể cứ cung cấp rồi sai đâu sửa đó! 02/11/2023

Bàn về tứ thơ và dạy tứ thơ cho học sinh phổ thông 02/11/2023

Lý do nhiều thanh niên Trung Quốc muốn tìm việc ở Nhật Bản 02/11/2023

Bàn về Quyết định Chống chạy chức, chạy quyền 02/11/2023

Sách giáo khoa Ngữ văn Lớp 6 và Lớp 7: Từ góc nhìn của người mua 02/11/2023

Dùng con dấu UNESCO, Trung Quốc bóp méo lịch sử văn hóa nhân loại 02/11/2023

Nạn “chảy máu” tầng lớp tinh hoa ở Trung Quốc 02/11/2023

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Từ kết quả khảo sát của Bộ Công an, hàng trăm cây số đường cao tốc “rùa bò” sẽ sớm được khắc phục

Đặng Nhật

Top of Form

Bottom of Form

https://cand.com.vn/Giao-thong/tu-ket-qua-khao-sat-cua-bo-cong-an-hang-tram-cay-so-duong-cao-toc-rua-bo-se-som-duoc-khac-phuc-i712492/

1.822km là chiều dài đường cao tốc Việt Nam đã đưa vào khai thác, theo báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa XV. Tuy nhiên, hàng trăm kilômét trong số này lại là những đoạn tuyến cao tốc chưa đạt chuẩn.

Sau khi đoàn công tác của Bộ Công an chủ trì khảo sát, đề nghị Bộ Giao thông Vận tải (Bộ GTVT) khắc phục những tồn tại. Liền sau đó, Bộ GTVT đã có một số động thái nhằm cải thiện tình hình. Theo đánh giá từ phía các chuyên gia, vấn đề này không phải nói là có thể xử lý ngay một sớm một chiều.

Mặt đường xuống cấp, hàng chục kilômét chỉ có 2 làn xe chạy trong khi tình trạng vi phạm giao thông diễn ra phổ biến khiến giao thông tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai hỗn loạn. Trong khi những vướng mắc về mở rộng cao tốc Nội Bài - Lào Cai chưa thể tháo gỡ hết, cả nước vẫn còn một số tuyến cao tốc khác trong tình trạng tương tự như Cam Lộ - La Sơn và La Sơn - Túy Loan.

Từ kết quả rà soát, Bộ Công an đề nghị Bộ GTVT khắc phục các bất cập và có lộ trình nâng cấp 7 tuyến cao tốc chưa đạt chuẩn an toàn; có lộ trình xây dựng trung tâm quản lý, điều hành giao thông trên đường cao tốc. Bộ Công an cũng đề nghị kết nối hệ thống camera giám sát cao tốc vào trung tâm thông tin chỉ huy của Cục CSGT nhằm phối hợp giám sát, xử lý vi phạm qua hình ảnh.

Trước đề nghị của Bộ Công an, Bộ GTVT vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan rà soát, xử lý các bất cập về tổ chức giao thông trên một số tuyến đường bộ cao tốc. Cụ thể, Bộ GTVT giao Vụ Kế hoạch - Đầu tư phối hợp với các đơn vị liên quan rà soát, báo cáo về chủ trương và lộ trình dự kiến để nâng cấp, mở rộng đối với các dự án đường cao tốc: Nội Bài - Lào Cai, Cao Bồ - Mai Sơn - QL45, Trung Lương - Mỹ Thuận, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Nha Trang - Cam Lâm, Hà Nội - Thái Nguyên, Cam Lộ - La Sơn. Đối với các vấn đề cần khắc phục bất cập về tổ chức giao thông trên các tuyến đường đang khai thác, tuyến cao tốc được đưa vào khai thác tạm, Bộ GTVT yêu cầu các cơ quan, đơn vị theo phạm vi, trách nhiệm quản lý, có trách nhiệm rà soát, sớm xử lý các bất cập về tổ chức giao thông theo quy định.

Cụ thể có 17 tuyến cao tốc được Bộ GTVT yêu cầu khắc phục bất cập về tổ chức giao thông gồm: Cao tốc TP Hồ Chí Minh - Trung Lương, Hà Nội - Thái Nguyên, Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Lào Cai, Đà Nẵng - Quảng Ngãi, TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội - Hải Phòng, Hải Phòng - Móng Cái, Bắc Giang - Lạng Sơn, Trung Lương - Mỹ Thuận, Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - QL45, Phan Thiết - Dầu Giây, Cam Lộ - La Sơn, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Nha Trang - Cam Lâm.

Về bàn giao đưa công trình đường cao tốc đang khai thác tạm vào khai thác chính thức, Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị theo phạm vi, trách nhiệm quản lý, các cơ quan, đơn vị khẩn trương hoàn thiện thủ tục nghiệm thu, hoàn thành công trình và phối hợp với Cục Đường bộ Việt Nam triển khai thủ tục bàn giao, tiếp nhận đưa công trình vào vận hành khai thác chính thức. Các cơ quan, đơn vị nêu trên báo cáo kết quả thực hiện về Bộ GTVT trước ngày 5/11/2023, trong đó nêu rõ các nội dung đã được xử lý theo quy định, các nội dung chưa xử lý, các nội dung cần có thời gian xử lý.

Cần có biện pháp lâu dài

Theo lãnh đạo Ban Quản lý khai thác của Tổng Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC), cho biết đến nay một số tồn tại, bất cập trên các tuyến cao tốc do VEC đầu tư, quản lý khai thác như Cầu Giẽ - Ninh Bình, Nội Bài - Lào Cai, TP Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây đã được khắc phục; hiện đang tiếp tục triển khai xử lý, khắc phục những vấn đề còn lại. Cụ thể, tuyến Cầu Giẽ - Ninh Bình đã chặt cây trồng trong phạm vi ta luy, rào lại đoạn rào bị phá, sửa chữa hàng rào tại lối quay đầu khẩn cấp, phân định với đơn vị liên quan xác định ranh giới quản lý đường...

Với cao tốc Nội Bài - Lào Cai đã đấu thầu, ký hợp đồng với nhà thầu sửa chữa mặt đường để triển khai từ tháng 11-2023; tiếp tục sơn những vạch sơn bị mờ. Còn hệ thống cân xe trên tuyến được đầu tư khi thu phí thủ công hiện không phù hợp với tổ chức giao thông khi thu phí không dừng. Hiện VEC đang chờ Bộ GTVT hoàn thiện tiêu chuẩn hệ thống cân mới để thực hiện.

Ông Uông Việt Dũng, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ GTVT cho biết, lãnh đạo Bộ GTVT đã giao các đơn vị liên quan nghiên cứu, tiếp thu, xử lý những nội dung Bộ Công an nêu ra. Ông Dũng cho biết thêm thời gian qua Bộ GTVT đã nỗ lực sớm thông tuyến chính một số dự án đường cao tốc để đưa vào phục vụ nhu cầu đi lại của người dân. Trên một số tuyến còn đường gom, hạng mục phát sinh như cầu vượt, nút giao do địa phương đầu tư hoặc đề nghị bổ sung vào dự án hiện đang tập trung hoàn thiện để khai thác đồng bộ.

Theo phân tích từ các chuyên gia, ở nước ta, việc đầu tư các tuyến cao tốc còn phụ thuộc vào nguồn vốn bởi quy mô đầu tư xây dựng đường cao tốc lớn. Chính vì vậy, phần lớn khi nghiên cứu chuẩn bị dự án đều xét đến phương án phân kỳ đầu tư (kể cả phương án phân kỳ đầu tư tại các vị trí điểm ra, vào đường cao tốc). Trong trường hợp phân kỳ đầu tư nhất thiết phải chuẩn bị thiết kế tổng thể hoàn chỉnh cho tương lai. Từ đó có đủ các phần công trình đã được phân kỳ làm trước, đồng thời đảm bảo thiết kế phân kỳ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng ở giai đoạn sau đồng bộ hơn. Khi làm đường cao tốc thì làn dừng khẩn cấp phải có và phải liên tục chứ không nên để ngắt quãng.

Tới đây, Việt Nam sẽ có 5.000km đường cao tốc vào năm 2030 và việc quản lý điều hành bằng ITS là vấn đề bắt buộc. Nếu không có trao đổi kỹ lưỡng và chi tiết, trước khi đưa ra quyết định thực hiện, hậu quả sẽ không chỉ tai hại trong điều hành quản lý giao thông mà còn gây lãng phí lớn về ngân sách nhà nước.

 

Cưỡng chế công ty nợ thuế chây ỳ hơn 41 tỷ đồng

N.M

https://cand.com.vn/doanh-nghiep/cuong-che-cong-ty-no-thue-chay-y-hon-41-ty-dong-i712578/

Chiều 2/11, Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh, cho biết: Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 3 đã ra quyết định cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (trừ hàng hóa thuộc khoản 2, Điều 131, Luật Quản lý thuế) của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Hoàng Phước Minh (tọa lạc huyện Châu Thành, Tây Ninh).

Cụ thể, quyết định cưỡng chế nêu trên nhằm thi hành Thông báo số 517/TB-KV3 ngày 4/10/2022 về nộp thuế và các khoản thu khác đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của Chi cục Hải quan cửa khẩu càng Sài Gòn khu vực 3.

Số tiền nợ thuế của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Hoàng Phước Minh bị cưỡng chế hơn 41,1 tỷ đồng. Quyết định cưỡng chế có hiệu lực thi hành trong thời hạn 1 năm. Quyết định chấm dứt hiệu lực kể từ khi tiền thuế nợ được nộp đủ vào ngân sách nhà nước.

Cục Hải quan TP Hồ Chí Minh cho biết thêm, Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xuất nhập khẩu Hoàng Phước Minh thuộc diện nợ thuế chây ỳ, khó đòi nhiều năm nay. Để thu nợ thuế cho nhà nước, Hải quan đã áp dụng nhiều biện pháp đốc thu, cưỡng chế nhưng vẫn không hiệu quả.

 

"Cục máu đông" thủ tục và 2 tỷ USD "chảy máu" ra nước ngoài

Vân Thiêng

https://dantri.com.vn/tam-diem/cuc-mau-dong-thu-tuc-va-2-ty-usd-chay-mau-ra-nuoc-ngoai-20231103071143319.htm

Nhiều vấn đề dân sinh nóng bỏng vừa được các đại biểu Quốc hội đặt lên bàn nghị sự trong các phiên thảo luận về kinh tế - xã hội. Nổi bật trong số đó là những bất cập trong việc đấu thầu mua sắm thuốc, vật tư y tế thời gian qua, nhất là vật tư tiêu hao; vẫn còn tình trạng hàng trúng thầu giá rẻ, khó mua được hàng có chất lượng…

Bác sĩ Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, cho hay khó khăn lớn nhất của đơn vị hiện nay là không thể mua được hàng chất lượng tốt và phát triển được kỹ thuật mới. Lý do là việc cấp phép nhập khẩu cho phép sử dụng các dụng cụ mới tại Việt Nam bị bế tắc nhiều năm nay, khiến số hồ sơ đợi cấp phép xếp chồng ngày càng cao mà đầu ra vẫn nhỏ giọt.

"Hiện nay, tôi vẫn phải mang bệnh nhân Việt Nam sang nước ngoài can thiệp vì không thể nhập được dụng cụ phù hợp cho từng trường hợp về nước một cách dễ dàng", ông Hiếu nói.

Theo ông, những công ty lớn khi nhìn vào dãy thủ tục và thời gian trung bình để được cấp phép đều lắc đầu ngao ngán.

Bác sĩ Nguyễn Tri Thức, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, thì đề nghị Quốc hội, Chính phủ quan tâm trang bị cho 2 trung tâm xạ trị proton ở Hà Nội và TPHCM để người dân Việt Nam có thể hưởng thụ được các kỹ thuật tiên tiến nhất của thế giới". Theo ông, nếu được đầu tư, chỉ cần 6 tháng đào tạo ở nước ngoài về, các bác sĩ trong ngành xạ trị ở 2 thành phố lớn này hoàn toàn có thể tiếp cận kỹ thuật mới. 

Dẫn số liệu từ Hiệp hội Ung thư Thế giới, bác sĩ Nguyễn Tri Thức đơn cử vào năm 2020 Việt Nam có trên 182.000 ca mới mắc ung thư, 60% có chỉ định xạ trị. Nhưng khoảng 100 triệu dân số cả nước chỉ có 84 máy xạ trị bình thường, đáp ứng khoảng 60-70%, đặc biệt chưa có máy xạ trị proton là kỹ thuật xạ trị tiên tiến nhất hiện nay, giúp giảm tối thiểu tổn thương mô lành xung quanh. Nếu Hà Nội và TPHCM được đầu tư hai trung tâm xạ trị proton thì sẽ thu hút bệnh nhân ung thư điều trị trong nước, không phải đi nước ngoài, tiết kiệm chi phí ngoại tệ.

Ai cũng hiểu, Giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy không hẳn đề nghị trích ngân sách mua thiết bị cho bệnh viện, dẫu đó có là bệnh viện công đầu ngành của đất nước. Điều mà ông cần là cơ chế. Phải có cơ chế phù hợp, thì các bệnh viện mới có thể mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế đúng thứ mà mình cần. 

Câu chuyện hai vị đại biểu Quốc hội, hai bác sĩ nổi tiếng của ngành y mang lên nghị trường gợi cho chúng ta nhiều suy nghĩ. Trước hết cần khẳng định rằng, nhờ sự chỉ đạo của các cấp có thẩm quyền, sự vào cuộc của các cơ quan chức năng, hàng loạt văn bản đã được ban hành giúp khắc phục bước đầu tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế, đưa hoạt động khám chữa bệnh dần trở lại bình thường sau những cơn "địa chấn" của ngành y tế. Tuy nhiên như các phát biểu nêu trên thì rõ ràng đây đó vẫn còn "cục máu đông" về thủ tục khiến những người làm việc trong ngành y trăn trở.

Không trăn trở sao được khi theo ước tính của Bộ Y tế, năm 2018 có khoảng 60.000 lượt bệnh nhân ra nước ngoài điều trị, "chảy máu" nguồn ngoại tệ khoảng 2 tỷ USD. Trong đó, Singapore đã tiếp nhận hơn 30.000 lượt người Việt Nam đi du lịch kết hợp khám chữa bệnh trong tổng số 400.000 lượt khách quốc tế. Thái Lan cũng đang là "vùng đất hứa" của người Việt tìm đến với hơn 17.000 người/năm. 

Làm gì để dần hạn chế tình trạng trên? "Hãy giao trách nhiệm chính cho những người sử dụng sản phẩm đấu thầu, giao cho bệnh viện quyền và chịu trách nhiệm về các quyết định của mình trước bệnh nhân và pháp luật", đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề xuất.

Cần thấy rằng Luật Khám - Chữa bệnh (sửa đổi) được Quốc hội thông qua vào đầu năm nay đã quy định lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động; cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh trên cơ sở tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh chất lượng cao và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Trách nhiệm của các cơ quan quản lý là thiết kế cơ chế thích hợp, hành lang pháp lý rõ ràng để giúp nâng cao khả năng tiếp cận, quyền lựa chọn thuốc của bác sĩ điều trị và bệnh nhân, đặc biệt là đối với những bệnh nhân tự nguyện chi trả khi điều trị một số bệnh hiểm nghèo (hiện khoảng 30% biệt dược gốc được dùng cho những bệnh nhân này). 

Tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế (BHYT) ở Việt Nam hiện chiếm 92% dân số. Tuy nhiên, không phải cứ có bảo hiểm là muốn dùng thuốc nào cũng được. Nhiều cử tri và cả đại biểu Quốc hội (đơn cử ý kiến của đại biểu Phạm Khánh Phong Lan) đã phản ánh việc cập nhật danh mục thuốc được phép sử dụng cho bệnh nhân BHYT ở Việt Nam còn chậm so với các nước khác. Các nước chỉ từ 15 - 18 tháng, có nước chỉ 3 tháng, còn ở ta là 2 - 4 năm.

Việc chậm cập nhật thuốc mới vào danh mục thuốc được sử dụng ở các cơ sở y tế công lập, không chỉ khiến đội ngũ bác sĩ đánh mất cơ hội được tiếp cận những thành tựu khoa học, thông tin lâm sàng của các loại biệt dược gốc và các phương pháp điều trị tiên tiến nhất, mà người bệnh cũng khó có cơ hội được điều trị bằng thuốc tốt, kể cả người có điều kiện tự chi trả. Đó là lý do ngày càng nhiều người có điều kiện, ra nước ngoài điều trị.

Một giải pháp cũng cần được nghiên cứu và sớm triển khai nếu xét thấy có tính khả thi cao. Đó là đề xuất triển khai gói bảo hiểm y tế bổ sung (BHYT thương mại) để có khung pháp lý về tài chính và tiếp cận dịch vụ bảo vệ người dân. Theo đó, người có BHYT bổ sung sẽ có thêm quyền lợi thông qua việc chi trả những dịch vụ nằm ngoài khả năng chi trả của Quỹ BHYT hiện nay.

Ngoài ra, Việt Nam cần phát triển mạnh ngành dược phẩm trong nước, nhằm đạt mục tiêu đóng góp từ 26,8- 93,3 tỉ USD vào GDP của đất nước năm 2045. 

Thiết nghĩ trên đây là những giải pháp vừa cấp bách, vừa lâu dài không chỉ để hạn chế tình trạng người Việt phải ra nước ngoài chữa bệnh, mà còn hướng tới xây dựng Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn của loại hình du lịch chữa bệnh như một số nước phát triển đang làm. Nhất là khi chúng ta là quốc gia ven biển, tiềm năng du lịch nghỉ dưỡng, trải nghiệm văn hóa vô cùng phong phú.

Tác giả: Ông Nguyễn Vân Thiêng là nhà báo với hơn 30 năm trong nghề, hiện công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam.

 

Trụ sở chi cục thuế gần 60 tỷ đồng... bỏ không

Trần TrọngHome

https://soha.vn/tru-so-chi-cuc-thue-gan-60-ty-dong-bo-khong-20231103072214569.htm

Được xây dựng với tổng vốn gần 60 tỷ đồng, tuy nhiên trụ sở của Chi cục thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc hiện không có lối vào và đang phải dừng hoạt động.

Từng phải mượn đất để làm lối đi

Vừa qua, Chi cục thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc thông báo chuyển địa điểm làm việc về Cục Thuế tỉnh Hòa Bình (tại phường Quỳnh Lâm, thành phố Hòa Bình) kể từ ngày 25/9.

Để tìm hiểu về nguyên nhân dừng hoạt động của một trụ sở lớn, khang trang vừa xây dựng và được đưa vào sử dụng cách đây không lâu, PV Tiền Phong có cuộc trao đổi với ông Phạm Hồng Sơn - Chi Cục trưởng Chi Cục thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc.

Ông Sơn cho biết: “Do không còn đường vào cơ quan nên toàn bộ nhân viên của chi cục phải chuyển về làm việc tại Cục thuế tỉnh. Thời gian qua, đơn vị phải mượn phần đất của công an tỉnh để làm lối vào cơ quan. Vì lý do bảo đảm bí mật Nhà nước đối với đất an ninh, quốc phòng theo quy định nên vào cuối tháng 9, Công an tỉnh Hòa Bình đã có thông báo lấy lại diện tích đất cho mượn”.

Ngày 31/10, có mặt tại trụ sở Chi cục thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc, phóng viên ghi nhận ngay từ phía ngoài đường lớn có một tấm biển thông báo chi cục thuế chuyển địa chỉ làm việc. Bên trong, phòng bảo vệ cũng bị bỏ trống. Mặt trước của tòa nhà lớn 7 tầng này bị chắn bởi hàng rào bằng tôn, bên cạnh đó là một dãy nhà lụp xụp. Quan sát kỹ, phóng viên nhận thấy sảnh trước của trụ sở chi cục thuế đã xây dựng hoàn thành nhưng không có lối lên.

Qua tìm hiểu, trụ sở Chi Cục thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc được đầu tư xây dựng 7 tầng, với số vốn gần 60 tỷ đồng. Công trình đưa vào sử dụng năm 2020.

Trước khi trụ sở Chi Cục thuế TP Hòa Bình (nay là Chi Cục thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc) được đầu tư xây dựng, UBND tỉnh Hòa Bình đồng ý chủ trương thu hồi 5.700 m2 đất tại phường Phương Lâm, TP Hòa Bình để xây dựng công trình.

Năm 2016, UBND TP Hòa Bình có thông báo thu hồi đất, Cục Thuế tỉnh tiến hành đền bù giải phóng mặt bằng. Sau đó, UBND tỉnh Hòa Bình đã giao diện tích đất là 4.961,3 m2 để xây trụ sở Chi Cục thuế.

Theo quy hoạch, phía trước khu đất xây dựng trụ sở Chi Cục thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc là dự án đường Chi Lăng kéo dài (Sở GTVT Hòa Bình làm chủ đầu tư). Tuy nhiên, hiện nay còn hơn 700 m2 đất trước cổng trụ sở này vẫn chưa giải phóng được mặt bằng. Vì thế, dù đi vào hoạt động được vài năm nhưng trụ sở vẫn không có lối vào.

Nguy cơ lãng phí tài sản công

Trao đổi với Tiền Phong - Chánh văn phòng Cục Thuế tỉnh Hòa Bình Nguyền Đình Thi - cho biết, thời gian qua đơn vị đã nhiều lần có văn bản gửi UBND tỉnh Hòa Bình và UBND TP đề nghị thực hiện việc giải phóng mặt bằng, tiếp tục thực hiện dự án đường Chi Lăng kéo dài giai đoạn 2 để Chi Cục thuế có đường vào trụ sở làm việc.

Tuy nhiên, PV trao đổi với lãnh đạo Sở GTVT Hòa Bình được biết tuyến đường Chi Lăng kéo dài do sở làm chủ đầu tư hiện đã kết thúc và hoàn thành dự án.

Theo ông Phan Văn Khôi - Giám đốc Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng TP Hòa Bình, dự án đường Chi Lăng kéo dài đã được UBND tỉnh Hòa Bình ra quyết định quyết toán. Hiện không còn dự án đường nào tại khu vực trước Chi Cục thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc.

Theo lãnh đạo Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Hòa Bình, sau khi được giao, đơn vị đã giải phóng mặt bằng đầy đủ phần đất của Chi Cục thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc. Phần đất còn lại trung tâm sẽ thực hiện giải phóng mặt bằng khi nhận được thông báo từ các cấp có thẩm quyền.

Sau nhiều năm không có lối vào, Chi Cục thuế khu vực Hòa Bình - Đà Bắc đang phải tạm dừng hoạt động để chờ phương án từ các cấp chính quyền. Như vậy, trụ sở khang trang gần 60 tỷ đồng này có nguy cơ bị bỏ không, gây lãng phí ngân sách, cần có sự vào cuộc sớm của chính quyền.

 

350.000 người Việt sống chung với ung thư

Lê Nga

https://vnexpress.net/350-000-nguoi-viet-song-chung-voi-ung-thu-4672249.html

Khoảng 350.000 người Việt đang sống chung với ung thư, nhiều người phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn, tỷ lệ tử vong cao.

Thông tin được PGS.TS Phạm Văn Bình, Phó Giám đốc Bệnh viện K, cho biết tại Hội nghị Ung thư Việt - Pháp, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập bệnh viện, ngày 2/11.

Thống kê mới nhất của Globocan, Việt Nam ở vị trí thứ 90/185 quốc gia về tỷ lệ mắc mới ung thư, tăng 9 bậc so với năm 2018. Về tỷ lệ tử vong, Việt Nam xếp thứ 50/185, tăng 6 bậc. Ước tính mỗi năm Việt Nam ghi nhận hơn 182.000 ca mắc mới và hơn 122.000 ca tử vong do ung thư.

"Bệnh nhân ung thư ngày càng tăng và trẻ hóa, không chỉ tạo gánh nặng ở hiện tại mà còn tương lai, đòi hỏi các bác sĩ làm thế nào để chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh tốt hơn", ông Bình nói.

Khả năng khỏi bệnh và sống thêm của bệnh nhân ung thư phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như giai đoạn bệnh, sự đáp ứng điều trị, phối hợp của các phương pháp. Hiện, y học nhiều tiến bộ trong sàng lọc phát hiện sớm, chẩn đoán, điều trị, nhưng nhiều bệnh nhân khám ở giai đoạn muộn khiến tỷ lệ tử vong cao.

Theo ông Bình, phát hiện ung thư sớm là vấn đề mang tính chiến lược quốc gia để phòng bệnh tốt, khám và sàng lọc bệnh sớm. Như để phòng ung thư gan, cần tiêm vaccine viêm gan B, sống lành mạnh, hạn chế rượu bia và thuốc lá. Phòng ung thư cổ tử cung bằng cách tiêm vacicne HPV, hoặc điều trị triệt để vi khuẩn HP để phòng ung thư dạ dày...

Nên tầm soát bệnh sớm, đặc biệt những người trên 40 tuổi, có tiền sử gia đình mắc ung thư. Các nhà khoa học thế giới ghi nhận hơn 200 loại ung thư. Trong đó, 5 loại ung thư thường gặp và để lại gánh nặng hiện nay là phổi, vú, dạ dày, đại trực tràng, gan. Vì vậy, theo ông Bình, cần tập trung sàng lọc, phát hiện sớm và phòng 5 bệnh này trước, sau đó đến các loại ung thư khác.

Điều trị ung thư phải kết hợp nhiều phương pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa chất và miễn dịch. Trong đó, miễn dịch là liệu pháp mới có nhiều triển vọng, nhiều bệnh nhân khỏi ung thư nhờ "vũ khí" này.

Cũng tại lễ kỷ niệm 100 năm thành lập viện K, Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị bệnh viện tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân về ung thư, biết những yếu tố nguy cơ để phòng bệnh và khám tầm soát bệnh.

 

Dự án xử lý rác 650 tấn/ngày ở Đà Nẵng điều chỉnh đến 3 lần vẫn chưa xong?

Trường Trung

https://tuoitre.vn/du-an-xu-ly-rac-650-tan-ngay-o-da-nang-dieu-chinh-den-3-lan-van-chua-xong-20231102170710556.htm

Dự án nhà máy xử lý rác 650 tấn/ngày tại bãi rác Khánh Sơn (quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng) vẫn tiếp tục kéo dài trong sự mong ngóng của người dân. Đến nay dự án này 3 lần điều chỉnh chứng nhận đầu tư.

Khu xử lý chất thải Khánh Sơn là bãi rác duy nhất ở Đà Nẵng. Từ năm 2019 địa phương này có chủ đầu tư nhà máy xử lý rác thải 650 tấn/ngày và dự án nhà máy xử lý rác sinh hoạt quy mô 1.000 tấn/ngày tại đây với kế hoạch hoàn thành vào năm 2023.

Tuy nhiên đến nay hai dự án vẫn còn trên giấy.

Riêng dự án nhà máy xử lý rác thải 650 tấn/ngày đến nay đã 3 lần điều chỉnh chứng nhận đầu tư.

Cụ thể vừa qua Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Đà Nẵng đã điều chỉnh dự án với tổng vốn đầu tư 2.021 tỉ đồng.

Trong đó, Công ty CP Môi trường Việt Nam góp để thực hiện dự án với số tiền 404,2 tỉ đồng (tương đương 20%), còn lại được huy động từ tổ chức tín dụng.

Thời gian hoạt động của dự án kéo dài 50 năm tính từ tháng 6-2009.

Theo đó, mục tiêu của dự án là xử lý các loại rác bằng công nghệ đốt rác phát điện hiện đại, đáp ứng nhu cầu xử lý rác của thành phố. Đồng thời sử dụng vật liệu tái chế, xỉ của nhà máy để làm vật liệu xây dựng, sản xuất gạch không nung, cấu kiện bê tông, tái chế dầu nhớt phế thải, cao su phế thải thành dầu đốt PO, RO...

Thời gian thực hiện thủ tục cấp phép xây dựng là 12 tháng và thời gian xây dựng, lắp đặt thiết bị là 20 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép xây dựng.

Dự kiến thời gian hoàn thành năm 2026 với công nghệ xử lý phát điện của Đức.

Ông Võ Nguyên Chương - phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP Đà Nẵng - cho biết sau khi điều chỉnh đầu tư, hiện nhà đầu tư đang triển khai các thủ tục. 

Cụ thể như lập quy hoạch chi tiết 1/500, trình hồ sơ thẩm định công nghệ, lập hồ sơ môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường), cấp phép về cao độ tĩnh không (Cục Tác chiến - Bộ Quốc phòng), đấu nối điện, khai thác nước, thiết kế cơ sở, cấp phép xây dựng...

Theo ông Chương, dự án sử dụng công nghệ lò đốt ghi cơ học của Đức và tiến độ triển khai dự án đang được thành phố kiểm soát tốt.

Liên quan đến việc dự án liên tục điều chỉnh chứng nhận đầu tư, nhiều ý kiến cho rằng đây là "thủ thuật" kéo dài thời gian triển khai dự án.

Chậm triển khai cũng là... lợi thế?

Trả lời phóng viên tại cuộc họp báo mới đây, ông Lê Quang Nam - phó chủ tịch UBND TP Đà Nẵng - cho biết đối với dự án này, việc thành phố điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư là để chọn công nghệ tương đối phù hợp với thời điểm hiện nay. Đồng thời công nghệ của nhà máy sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định.

Ông Nam cho rằng việc dự án chậm triển khai cũng có lợi thế sau khi lựa chọn được công nghệ phù hợp, bảo đảm môi trường với các tiêu chuẩn khắt khe nhất.

 

‘Sao thiếu giáo viên nhưng cử nhân sư phạm vẫn không xin được việc?’

Thúy Nga

https://vietnamnet.vn/sao-thieu-giao-vien-nhung-cu-nhan-su-pham-van-khong-xin-duoc-viec-2210297.html

Trước thực tế cả nước đang thiếu hơn 127.000 giáo viên, nhiều ý kiến băn khoăn tại sao vẫn xảy ra tình trạng nhiều sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm nhưng không xin được việc.

Mới đây, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn nêu ra một trong những khó khăn của ngành là tình trạng thiếu giáo viên không ngừng gia tăng. Hiện cả nước vẫn thiếu hơn 127.000 giáo viên. Bên cạnh đó, tính đến tháng 9, toàn quốc có hơn 17.000 giáo viên nghỉ việc, chuyển việc.

Thực trạng này khiến không ít người băn khoăn, bởi thực tế, rất nhiều sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp vẫn không xin được việc.

Bình luận trên VietNamNet, độc giả Thanh An bày tỏ: “3 người cháu họ của tôi đều học Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, đã tốt nghiệp loại Khá, thế nhưng 7 năm nay vẫn không xin được vào nghề “gõ đầu trẻ”. Đến nay một cháu đã đi xuất khẩu lao động ở Đài Loan (Trung Quốc), một cháu phải theo nhà chồng chạy chợ, một cháu trai “bẻ lái” sang nghề xây gạch. Vậy tại sao vẫn nói đang thiếu hàng trăm nghìn giáo viên?”.

Một độc giả khác cho biết dù nhiều kênh thông tin nói về tình trạng thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc, nhưng thực tế số lượng sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm đang thất nghiệp, làm trái nghề rất đông. “Để được vào ngành công tác cũng rất khó khăn bởi vô vàn lý do, rào cản. Đó là một nghịch lý hiện nay”, độc giả này bày tỏ.

Độc giả Đạo Trần Hưng cho rằng nhiều cử nhân sư phạm không theo ngành vì để được tuyển còn dựa vào rất nhiều yếu tố. “Như vợ tôi là giáo viên cũng đang đi bán hàng cho siêu thị, không có cơ hội được làm đúng nghề”.

Nhiều độc giả cho rằng chuyện thiếu giáo viên nhưng sinh viên ra trường vẫn không có việc làm là thực tế đang diễn ra tại các địa phương.

Muốn giáo viên mặn mà với ngành, theo nhiều độc giả, trước hết cần khắc phục những bất cập như nâng lương để giáo viên có thể sống được bằng nghề, cắt giảm các hoạt động không đúng với chuyên môn mà giáo viên bắt buộc phải tham gia...

Độc giả Huỳnh Anh cho biết, việc thiếu giáo viên, giáo viên nghỉ việc rầm rộ do nhiều nguyên nhân, trong đó có chế độ tiền lương chưa tương xứng với công việc, nhất là giáo viên mầm non và giáo viên tiểu học dạy 2 buổi/ngày.

Bên cạnh đó, do đổi mới sách giáo khoa, chẳng hạn giáo viên được đào tạo môn Vật lý giờ đây phải đi tập huấn thời gian hè để dạy thêm môn Toán và Hóa, đã gây nhiều áp lực khi lên lớp vì không đúng chuyên môn. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giảng dạy.

Chưa kể tới chuyện khi sử dụng SGK, Sở GD-ĐT thường định hướng sử dụng bộ sách dùng chung cho cả tỉnh, nhưng khi có học sinh tỉnh khác chuyển tới trường lại không đồng bộ với bộ sách đã học trước đây. Điều này cũng khiến cho giáo viên thêm phần vất vả.

Độc giả Mai Thanh An cho rằng thực tế hiện nay vẫn có những học sinh thích theo đuổi ngành sư phạm. Nhưng bên cạnh đó, sự thờ ơ của học sinh đối với nghề này ngày càng lớn do số lượng sinh viên sư phạm ra trường không có việc làm ngày một tăng, chưa kể tình trạng tiêu cực diễn ra ở nhiều địa phương. Chính vì thế, nhiều địa phương vẫn xảy ra tình trạng thiếu giáo viên.

Chia sẻ trên một diễn đàn của giáo viên, người dùng Vũ Văn Anh cho rằng tình trạng nhiều cử nhân sư phạm không xin được việc trong khi vẫn thiếu giáo viên là do nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên thực tế sự thiếu hụt giáo viên hiện nay thường tập trung chủ yếu ở một số vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa… những nơi có điều kiện khó khăn. Trong khi đó, nhiều cử nhân sư phạm lại muốn làm việc ở các thành phố lớn nên không có nhiều cơ hội.

Ngoài ra, thu nhập của giáo viên không cao so với những công việc khác đòi hỏi cùng trình độ, công sức. Điều này khiến nhiều người lựa chọn ngành nghề khác để đem lại thu nhập cao hơn.

“Giáo viên giờ đây cũng yêu cầu nhiều kỹ năng khác nhau với rất nhiều đòi hỏi mà cử nhân sư phạm khó có thể đáp ứng. Chưa kể đến việc để được vào biên chế cũng không phải chuyện dễ dàng, trong khi lương hợp đồng bèo bọt, chế độ không đủ sống.

Bản thân tôi sau khi tốt nghiệp, nhiều lần vất vả nộp hồ sơ xin vào biên chế không được, đành phải xin vào một trường tư để cố theo nghề. Cho nên có thực lực, bằng cấp, chứng chỉ cũng chưa chắc đã đủ để sống với nghề".

 

Bắt đại tá công an ‘dỏm’, đi xe biển số xanh giả đi lừa đảo

Hồ Giáp

https://vietnamnet.vn/bat-dai-ta-cong-an-dom-di-xe-bien-so-xanh-gia-di-lua-dao-2210263.html

Đối tượng Lê Thừa Sơn giả danh đại tá công an, gắn biển số xanh 80A giả để tạo lòng tin, lừa đảo hai người phụ nữ ở Đà Nẵng 7 tỷ đồng.

Ngày 2/11, Phòng Cảnh sát Hình sự (Công an TP Đà Nẵng) đang tạm giữ hình sự đối tượng Lê Thừa Sơn (48 tuổi, quê xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa) để tiếp tục điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Theo điều tra ban đầu, tháng 4/2023, Sơn từ Thanh Hóa vào Đà Nẵng chơi và có quen biết với chị Nguyễn Thị Nh. (35 tuổi) và chị Phùng Thị H. (43 tuổi, cùng trú Đà Nẵng).

Để tạo niềm tin, Sơn “nổ” mình là cán bộ của Công an tỉnh Thanh Hóa, có nhiều mối quan hệ với cấp trên và có thể xử lý được mọi việc liên quan đến chạy án và làm giấy tờ đất.

Sơn đưa ra giấy Chứng minh Công an nhân dân giả mang tên của mình với cấp hàm đại tá, đồng thời dùng biển số xanh giả gắn vào ô tô cá nhân để di chuyển.

Do tin tưởng Sơn là “công an thật”, từ tháng 4/2023 đến nay, chị H. đưa cho Sơn 2 tỷ đồng để nhờ giúp em gái của mình hiện đang bị Công an TP.HCM bắt tạm giam về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản được tại ngoại.

Còn chị N. đưa cho Sơn 5 tỷ để nhờ lo chuyển mục đích sử dụng đất tại thành phố Tam Kỳ (tỉnh Quảng Nam).

Tất cả số tiền của hai người phụ nữ đưa, Lê Thừa Sơn sử dụng vào mục đích tiêu xài cá nhân.

Sau khi biết bị lừa, hai nạn nhân đã làm đơn tố cáo đến Công an TP Đà Nẵng.

Cùng với việc bắt giữ Sơn, công an cũng tiến hành thu giữ tang vật gồm 1 xe ô tô; 1 giấy Chứng minh Công an nhân dân giả mang tên Lê Thừa Sơn; 1 còng số 8; 2 biển xe ô tô màu xanh giả 80A-565.49…

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment