Wednesday, September 13, 2023

Những ai bị thiệt hại khi Việt-Mỹ nâng cấp quan hệ?
VOA Tiếng Việt
13/09/2023
VOA

Hãng sản xuất máy bay Boeing là một trong những bên được hưởng lợi khi Mỹ và Việt Nam nâng cấp quan hệ

Hoa Kỳ và Việt Nam hôm 10/9 đã đồng ý nâng cấp quan hệ thành đối tác chiến lược toàn diện trong một bước đi lịch sử giữa hai nước cựu thù, mở đường cho các thỏa thuận kinh doanh và đầu tư mới. Nhưng có kẻ được thì cũng phải có người mất.

Các quốc gia, công ty và tổ chức dưới đây dường như không được hưởng lợi từ mối quan hệ gần gũi hơn giữa Washington và Hà Nội:

Trung Quốc 

Việt Nam cẩn thận nhấn mạnh rằng mối quan hệ được nâng cấp với Washington sẽ không ảnh hưởng quan hệ của họ với Bắc Kinh, vì sợ hậu quả từ phía Trung Quốc. Nhưng việc đưa Washington lên thành đối tác ngang hàng với Bắc Kinh trong thang bậc ngoại giao của Việt Nam chắc chắn sẽ có tác động đến Trung Quốc.

Bắc Kinh có thể mất các thỏa thuận làm ăn, nhất là trong lĩnh vực bán dẫn, vì Washington đã cam kết thúc đẩy ngành bán dẫn của Việt Nam với mục tiêu rõ ràng là giảm các rủi ro dính đến Trung Quốc.

“Trung Quốc tin rằng sự phát triển quan hệ song phương giữa các nước không thể nhằm vào nước thứ ba,” bà Mao Ninh, phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Trung Quốc nói hôm 11/9 và kêu gọi Mỹ ‘từ bỏ bá quyền và tư duy Chiến tranh Lạnh’.

Airbus 

Trong chuyến thăm Hà Nội của Tổng thống Mỹ Joe Biden, hãng sản xuất máy bay Boeing của Mỹ đã thỏa thuận bán 50 máy bay 737 MAX cho hãng hàng không quốc gia Việt Nam là Vietnam Airlines.

Vietnam Airlines hiện đang vận hành máy bay chở khách thân hẹp của Airbus, đối thủ trực tiếp của Boeing.

Thỏa thuận này trong ngành hàng không dân dụng được xem là ‘lật kèo’ – nghĩa là khi Boeing hay Airbus giành được khách hàng từ phía đối phương, nhất là trong phân khúc máy bay thân hẹp cực kỳ cạnh tranh.

Những vụ lật kèo như vậy là tương đối hiếm vì chi phí cao trong việc đào tạo lại cho phi công và mua phụ tùng thay thế, cũng như sự phức tạp của việc chuyển sang đội bay mới.

“Chúng tôi không bình luận về quyết định không liên quan đến Airbus,” phát ngôn nhân của Airbus cho biết. “Tuy nhiên, Vietnam Airlines là khách hàng quan trọng và chúng tôi mong muốn xây dựng hơn nữa mối quan hệ đối tác lâu dài giữa chúng tôi với họ.”

Nhân quyền 

Thông tin được Nhà Trắng công bố trong chuyến thăm của ông Biden có hơn 2.600 từ. Nội dung về nhân quyền chỉ có 112 từ, bao gồm tiêu đề phụ.

“Chính quyền Biden rõ ràng đang gạt qua vấn đề nhân quyền để thúc đẩy quan hệ đối tác với các chính phủ mà họ coi là quan trọng về mặt chiến lược,” Carolyn Nash, giám đốc châu Á của Tổ chức Ân xá Quốc tế, nói.

Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết Việt Nam đang giam giữ ít nhất 159 tù nhân chính trị và ít nhất 22 người khác đang bị giam giữ chờ ngày xét xử ở tòa án do Đảng Cộng sản kiểm soát.

Hai nước đã nhất trí ‘đẩy mạnh cam kết đối thoại có ý nghĩa’.

Malaysia và Ấn Độ

Washington đã đồng ý hỗ trợ mạnh mẽ cho ngành công nghiệp chip và trí tuệ nhân tạo của Việt Nam, công bố các khoản đầu tư mới từ các công ty Mỹ, bao gồm một nhà máy sản xuất chất bán dẫn trị giá 1,6 tỷ đô la do Amkor xây, và quan hệ đối tác giữa hãng trí tuệ nhân tạo khổng lồ của Mỹ là Nvidia với Microsoft và các công ty Việt Nam.

Điều đó có thể ảnh hưởng đến Malaysia và Ấn Độ, hai đối thủ hàng đầu của Việt Nam trong số các quốc gia châu Á mới nổi về chất bán dẫn và trí tuệ nhân tạo.

AES và Siemens 

Trong số các thỏa thuận được Nhà Trắng công bố có sự hợp tác giữa công ty năng lượng mặt trời AMI và tập đoàn Honeywell của Mỹ để ra mắt ‘hệ thống lưu trữ năng lượng pin đầu tiên của Việt Nam’.

Điều đó có thể làm Fluence không vui. Đây là công ty niêm yết trên thị trường Nasdaq có công ty mẹ là tập đoàn năng lượng AES của Mỹ và Siemens của Đức vốn đang sản xuất hệ thống lưu trữ năng lượng pin tại Việt Nam thông qua một nhà cung cấp để xuất khẩu.

No comments:

Post a Comment