Tiền chôn vô đất đếch đào được đâu!Mai Bá Kiếm
8-2-2023
Tiengdan
Báo chí đưa tin có ngân hàng lớn ôm hàng tỷ USD trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), như MB nắm giữ TPDN trị giá 46.870 tỷ đồng, Techcombank: 41.000 tỷ đồng, VPBank: 32.800 tỷ đồng, TPBank: 21.600 tỷ đồng, SHB: 13.185 tỷ đồng…
Ngân hàng Nhà nước nhiều lần yêu cầu các ngân hàng thương mại kiểm soát chặt chẽ rủi ro tín dụng đối với hoạt động đầu tư TPDN. Đến nay, NHNN mới coi TPDN là lĩnh vực rủi ro để đầu tư, như bất động sản và cổ phiếu!
Vậy mà, mấy thằng tiến sĩ – chuyên gia kinh tế bưng bô, đã ca tụng “TPDN là kênh dẫn vốn trung và dài hạn lớn nhất, vượt qua nguồn vốn tín dụng ngân hàng”, sau khi anh Bãi ký NĐ 153/2020/NĐ-CP (31/12/2020) cho phép các DN phát hành TPDN một cách dễ dãi, không tài sản bảo đảm!
Theo Luật Chứng khoán, các DN phát hành TP riêng lẽ chỉ được bán cho nhà đầu tư chuyên nghiệp, không bán cho dân thường, nên DN phát hành với lãi suất cao 12% (như Trịnh Văn Quyết, Trương Mỹ Lan…) để ngân hàng ôm vào, giao nhân viên tín dụng dụ người đi gửi tiết kiệm, mua TPDN với lãi suất 9%/năm (cao hơn lãi suất tiết kiệm: 6%), ngân hàng hưởng 3% chênh lệch.
Đây là lý do dân biểu tình với biểu ngữ “Ngân hàng SCB -Tân Việt phải trả lại tiền đã lừa đảo bán trái phiếu cho dân”, nhưng nhiều ngân hàng đổ trách nhiệm dụ dỗ cho nhân viên làm sổ tiết kiệm.
Ngày 16/9/2022, phó Thủ tướng Lê Minh Khái ký ban hành NĐ 65/2022/NĐ-CP sửa đổi nhiều điều trong NĐ 153/2020/NĐ-CP của anh Bãi, nhằm siết chặt các điều kiện về nhà đầu tư chuyên nghiệp, xếp hạng tín nhiệm, minh bạch thông tin… NĐ 65 giống “đường gươm Nguyên Bá” bêu đầu các TPDN lừa đảo: Từ đầu năm 2023 đến nay, không có một DN nào đủ điều kiện phát hành TPDN.
Trước đây, tiền của dân gửi tiết kiệm bị ngân hàng vung tay cho các DN bất động sàn vay để chôn vào đất và hạ tầng. Đến khi đáo hạn, DN BĐS không có tiền trả đảo nợ, để vay tiếp thì anh Bãi cứu bồ bằng NĐ 153! DN BĐS tha hồ phát hành TPDN, các ngân hàng hí hửng phát hành dùm để vừa hưởng lãi suất chênh lệch, vừa trực tiếp cấn trừ nợ của DN BĐS.
Nhưng lưỡi gươm NĐ 65 quá nghiệt ngã! Theo Hiệp hội Thị trường trái phiếu Việt Nam (VBMA), năm 2023, TPDN BĐS đáo hạn là hơn 119.000 tỷ đồng. Hàng loạt DN BĐS năn nỉ “trái chủ oan gia” cho gia hạn trả nợ. Hiệp hội BĐS TP.HCM và các tiến sĩ, chuyên gia kinh tế bưng bô xúi Bộ Tài chính trình Chính phủ Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 65/2022/NĐ-CP nhằm “ân hạn” một loạt quy định khắt khe, giúp DN có thêm thời gian giãn nợ trái phiếu.
Cho dù Nghị định mới cho thời gian “ân hạn”, nhưng các DN BĐS và các ngân hàng có vốn sở hữu chéo nhau chỉ kéo dài được thời gian từ “chết lâm sàng” sang “chết thực thể”. “Thành kính phân lô” các chính trị gia và “ranh gia” lúc nào cũng nghĩ “tiền trong dân còn nhiều”, nên không hề biết sợ cái ngày “tiền trong dân hết rồi”!
No comments:
Post a Comment