75% các nhà khoa học Mỹ trả lời thăm dò của Nature, cân nhắc việc rời khỏi nước Mỹ
Nature
Tác giả: Alexandra Witze
Trúc Lam chuyển ngữ
27-3-2025
Tiengdan
28/03/2025
Lời bình của Tiếng Dân: Có nhiều lý do giúp cho nước Mỹ hùng mạnh, luôn dẫn đầu thế giới cả trăm năm qua; trong đó nhờ có mô hình giáo dục khai phóng, với tự do học thuật, hỗ trợ nghiên cứu, giúp đào tạo các nhà khoa học… Thế nhưng, chỉ hơn hai tháng sau khi Trump nắm quyền, mọi thứ đều lung lay, đến nỗi các nhà nghiên cứu khoa học cũng phải bỏ chạy! Vì sao vậy?
Bộ Hiệu quả Chính phủ (DOGE) mà Trump thành lập, đứng đầu là Elon Musk, một nhân vật có mối quan hệ đáng ngờ với chính phủ TQ. Chỉ hơn hai tháng, Musk đã ra tay trảm nhiều cơ quan chính phủ, đóng cửa các tổ chức hỗ trợ nghiên cứu khoa học, sa thải hàng chục ngàn nhân viên chính phủ, cùng các nhà khoa học đều bị mất việc…
Những người bị Musk sa thải là những người tài giỏi; họ là tài sản vô giá của nước Mỹ. Chờ cho Musk sa thải họ xong, Trung Quốc bí mật thuê lại những nhân viên chính phủ Mỹ này, bởi vì Bắc Kinh nhận ra số tài sản vô giá này bị Mỹ vứt bỏ. Tiền tiết kiệm cho nước Mỹ từ việc sa thải nhân viên chính phủ đâu không thấy, chỉ thấy số tài sản quý giá nhất của Mỹ rơi vào tay Trung Nam Hải. Phải chăng Elon Musk là con ngựa thành Troy, những việc ông ta làm trong chính phủ Mỹ chỉ để phục vụ cho lợi ích của Bắc Kinh?
Sau đây là bài dịch từ tạp chí Nature:
***
Hơn 1.600 độc giả [tạp chí Nature] đã trả lời cuộc thăm dò của chúng tôi; nhiều người cho biết, họ đang tìm kiếm việc làm ở Châu Âu và Canada.
Xu hướng này đặc biệt rõ rệt ở những nhà nghiên cứu mới vào nghề. Trong số 690 nhà nghiên cứu sau đại học đã trả lời, có 548 người đang cân nhắc sẽ bỏ đi; 255 trong số 340 nghiên cứu sinh tiến sĩ cũng cho biết như vậy.
Chính quyền Trump đã cắt giảm tài trợ nghiên cứu và dừng nhiều hoạt động khoa học do liên bang tài trợ, theo sáng kiến cắt giảm chi phí trên toàn chính phủ do tỷ phú Elon Musk đứng đầu. Hàng chục ngàn nhân viên liên bang, bao gồm nhiều nhà khoa học, đã bị sa thải và tuyển dụng lại sau lệnh của tòa án, với những lời đe dọa sẽ có thêm nhiều đợt sa thải hàng loạt nữa. Các vụ đàn áp người nhập cư và các cuộc chiến giành quyền tự do học thuật đã khiến các nhà nghiên cứu khoa học choáng váng khi sự bất ổn và gián đoạn lan rộng khắp mọi khía cạnh trong lĩnh vực nghiên cứu ở Hoa Kỳ.
Quyết định bỏ đi
Nature đã hỏi những người đọc, liệu những thay đổi này có khiến họ cân nhắc việc rời khỏi nước Mỹ hay không. Các câu trả lời được yêu cầu đầu tháng này trên trang web của tạp chí, trên các phương tiện truyền thông xã hội và trong bản tin email của Nature Briefing. Khoảng 1.650 người đã hoàn thành cuộc thăm dò.
Nhiều người trả lời rằng, họ đang tìm cách chuyển đến các nước mà họ có các cộng tác viên, bạn bè, gia đình hoặc quen thuộc với ngôn ngữ. “Bất cứ nơi nào hỗ trợ khoa học“, một người trả lời viết. Một số người chuyển đến Mỹ để làm việc, đã lên kế hoạch trở về đất nước của họ.
Nhưng nhiều nhà khoa học khác đã không lên kế hoạch bỏ đi, cho đến khi Trump bắt đầu cắt giảm tài trợ và sa thải các nhà nghiên cứu. “Đây là nhà của tôi — tôi thật sự yêu đất nước của mình. Nhưng nhiều người cố vấn của tôi bảo tôi phải rời đi ngay bây giờ“, một sinh viên sau đại học tại một trường đại học hàng đầu của Mỹ, làm việc trong lĩnh vực di truyền thực vật và nông nghiệp, cho biết.
Sinh viên này đã mất hỗ trợ nghiên cứu và trợ cấp khi chính quyền Trump ngừng tài trợ cho Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ. Cố vấn của cô đã tìm được quỹ khẩn cấp để hỗ trợ cho cô trong thời gian ngắn, nhưng cô đang phải vật lộn để nộp đơn xin làm trợ lý giảng dạy — hiện đang hết sức cạnh tranh — để giúp cô hoàn thành phần còn lại của chương trình.
Cô đã cân nhắc đến việc tham gia học bổng sau tiến sĩ ở nước ngoài vì sở thích của mình trong lĩnh vực nông nghiệp quốc tế. Việc mất nguồn tài trợ và chứng kiến một số đồng nghiệp bị sa thải đã củng cố điều đó thành một kế hoạch hành động. Cô nói: “Thật đau lòng khi thấy mọi công việc đều dừng lại. Tôi đã cố gắng tìm kiếm các cơ hội ở Châu Âu, Úc và Mexico“.
Sinh viên này hy vọng sẽ trở lại Mỹ trong tương lai, nếu tình trạng biến động trong bối cảnh nghiên cứu lắng xuống. Nhưng hiện tại, chính quyền Trump “nói rất rõ ràng” rằng lĩnh vực cô quan tâm, hệ thống thực phẩm toàn cầu, “sẽ không thuộc diện ưu tiên hoặc trọng tâm“, cô nói. “Nếu tôi muốn làm việc trong lĩnh vực đó, tôi sẽ phải tìm một nơi khác, nơi mà ưu tiên điều đó“. Nguồn tài trợ tư nhân của Hoa Kỳ, chẳng hạn như thông qua tổ chức từ thiện, là một lựa chọn, nhưng cô dự đoán rằng, cô sẽ phải cạnh tranh với một số lượng lớn các dự án trước đây được tài trợ bởi liên bang.
Cơ hội ở nước ngoài
Một người phản hồi khác cho biết, sự gián đoạn này “đặc biệt khủng khiếp” đối với các nhà khoa học mới khởi đầu sự nghiệp như anh. Anh ấy nói: “Các các nhà nghiên cứu chính của các dự án khoa học (PI) mà tôi đã nói chuyện, cảm thấy họ có thể sẽ vượt qua cơn bão này. Là những nhà nghiên cứu khởi đầu sự nghiệp, chúng tôi không có sự lựa chọn xa xỉ đó — đây là thời điểm quan trọng trong sự nghiệp của chúng tôi và nó đã bị xáo trộn chỉ trong vài tuần“.
No comments:
Post a Comment