Wednesday, February 19, 2025

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 19 tháng 02 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Chuyên gia: Thuế nói chung, thuế lãi tiền gửi tiết kiệm giúp tăng dân trí, thúc đẩy dân chủ

Chiến dịch tinh giản biên chế của ông Trump nhắm tới Sở Thuế, NASA

Không có Mỹ, châu Âu sẽ khó khăn trong việc đảm bảo hòa bình cho Ukraine

Mỹ-Nga mở đàm phán về việc chấm dứt chiến tranh Ukraine, Kyiv vắng mặt

Mỹ lên án các động thái ‘nguy hiểm’ của hải quân Trung Quốc ở Biển Đông

Chuyên gia LHQ yêu cầu Việt Nam giải trình việc bắt cóc, xét xử Đường Văn Thái

Việt Nam mở đường cho Starlink của tỷ phú Musk, thể hiện ‘thiện chí’ giữa nguy cơ bị Mỹ áp thuế

AmCham: Phần lớn doanh nghiệp Mỹ lo ngại Trump áp thuế lên hàng hóa Việt Nam

Báo cáo: Các quy định nghiêm ngặt mới của Việt Nam về mạng xã hội bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận

Đài Bắc nói Eo biển Đài Loan không phải của Trung Quốc

Zelenskyy hoãn chuyến thăm Ả rập Saudi, nói đàm phán chấm dứt chiến tranh không thể diễn ra sau lưng Ukraine 

Mỹ muốn một kết thúc ‘công bằng, bền vững’ cho cuộc chiến Ukraine

Israel sẽ bắt đầu đàm phán về giai đoạn tiếp theo của lệnh ngừng bắn ở Gaza trong tuần này  

Căng thẳng với Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines tăng cường hợp tác quốc phòng

 

RFA

Vụ blogger Đường Văn Thái: LHQ quan ngại về tính hợp lệ của quá trình tố tụng

Trang dư luận viên phản bác tuyên bố của ông Tô Lâm

Bất công bao vây đời sống chúng ta

Ông Trần Đình Triển kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, nói mình “không phạm tội”

Tinh giản ngành công an: bỏ chỗ này, tăng chỗ khác

Viết Nghị định 168 “ác tàn xác” trên mạng xã hội, người dân bị công an triệu tập

Tài xế công nghệ: Rủi ro chồng chất, không ai bảo vệ

Thực hư chuyện cảnh sát di trú Thái Lan bắt giữ tăng đoàn của sư Minh Tuệ

Nghị định 168 và trò chơi con mực

Nghị định 168 - “sứ mệnh khai hóa văn minh” của những người cộng sản Việt Nam

Cuộc trò chuyện của RFA với sư Minh Tuệ: sáng tỏ nhiều vấn đề

Bài toán bơm ba triệu tỷ đồng vào nền kinh tế của Việt Nam

Bộ Công an đưa BPSOS vào danh sách khủng bố sau Thượng đỉnh tự do tôn giáo quốc tế

Việt Nam và thách thức trở thành nước thu nhập cao trong 20 năm

Máy bay quân sự của Úc và Trung Quốc đối mặt gần Hoàng Sa

Mỹ trục xuất người Việt sang Panama

Tổng Bí thư Tô Lâm ca ngợi Việt Nam Cộng Hòa

Lại sửa Quy hoạch Điện 8: chọn bụi mịn và điện than hay chọn môi trường?

 

BBC

Kỳ họp bất thường lần 9 Quốc hội khóa 15: Những điểm đáng chú ý

Châu Âu có thể tự phòng vệ nếu không có Mỹ?

Việt Nam mở đường cho công ty tỷ phú Elon Musk: Xoa dịu Mỹ?

Chính phủ sau tinh gọn: Những tân phó thủ tướng, bộ trưởng là ai?

Đàm phán về Ukraine: Mỹ, Nga và các nước châu Âu muốn gì?

Trung Quốc giận dữ khi Mỹ thay đổi diễn đạt về 'Đài Loan độc lập'

Quốc hội Việt Nam bổ sung quy định tạm đình chỉ, mất quyền đại biểu

Vì sao ông Trump đề nghị gặp ông Putin ở Ả Rập Xê Út

Ukraine và châu Âu 'sẽ tham gia đàm phán hòa bình' khi Mỹ cân nhắc động cơ của Putin

Phe dân chủ đối lập ở Nga đã chết cùng Alexei Navalny?

Nữ sinh 19 tuổi trở thành kẻ thù của nhà nước Trung Quốc

Châu Âu sẽ tổ chức hội nghị thượng đỉnh khẩn cấp về Ukraine

Việt Nam

Việt Nam sẵn sàng tăng nhập nông sản Hoa Kỳ khi rủi ro thuế quan tăng

VinFast tăng tốc giao xe trong nước, chật vật bên ngoài Việt Nam

Việt Nam vay vốn Trung Quốc xây tuyến đường sắt trị giá 8,3 tỷ USD

Nhà báo Huy Đức bị truy tố về tội lợi dụng các quyền tự do dân chủ

Sư Minh Tuệ khất thực tại Thái Lan có gặp rủi ro pháp lý?

Áp lực tỉ giá gia tăng khi VND chạm mức thấp kỷ lục so với USD

Quốc hội họp bất thường lần 9: Bàn về vấn đề gì?

Shein hướng nhà cung cấp sang Việt Nam để né thuế quan Mỹ?

Sư Minh Tuệ chia sẻ về hành trình sau khi ông Đoàn Văn Báu rời đoàn

Mỹ dự định áp thêm thuế quan lên nhiều nước, Việt Nam lọt tầm ngắm?

Đoàn sư Minh Tuệ tạm dừng bộ hành, ông Đoàn Văn Báu tái xuất

New Zealand muốn dẫn độ quan chức Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục

 

RFI

Nga - Mỹ bắt đầu đối thoại cấp cao tại Riyad

Họp khẩn về Ukraina : Châu Âu chia rẽ và vẫn trông mong vào Hoa Kỳ

Việt Nam dự kiến chấp nhận dịch vụ internet Starlink của Elon Musk để đối phó với đe dọa thuế của Mỹ

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Thương mại Mỹ : Phương pháp mềm mỏng của Ấn Độ, kết quả không nhiều

 Trump bắt tay Putin thay đổi trật tự thế giới có lợi cho Mỹ

Mỹ : Bộ Hiệu quả Chính phủ và những hậu quả đối với chính phủ

Tổ chức đàm phán Nga – Mỹ : Một tiếng vang ngoại giao cho Ả Rập Xê Út

Hungary ủng hộ đàm phán Nga-Mỹ, chỉ trích châu Âu muốn « chiến tranh »

Tổng thống Ukraina đến Thổ Nhĩ Kỳ trước khi tới Ả Rập Xê Út

Mỹ : Số lượng người nhập cư bất hợp pháp giảm vì biện pháp mạnh ở biên giới

Indonesia sửa đổi luật khai khoáng để tăng cường tiếp cận, hỗ trợ chế biến trong nước

Israel chuẩn bị thành lập cơ quan đặc trách di dân Gaza « ra đi tình nguyện »

New York cấm Airbnb : Có cách nào đi Mỹ mà không tốn quá nhiều tiền ?

Châu Âu họp khẩn cấp để đối phó với nguy cơ bị gạt ra bên lề trong hồ sơ Ukraina

Israel thảo luận giai đoạn hai của thỏa thuận ngừng bắn với Hamas

Chính quyền Trump cố gắng gọi lại các nhân viên trong chương trình vũ khí hạt nhân bị DOGE sa thải

Tăng nhập hàng Mỹ, vận động hành lang : Việt Nam tháo gỡ nguy cơ đánh thuế của TT Trump

 Hội nghị An ninh Munich : Châu Âu lo ngại bị gạt ra bên ngoài các tính toán của Mỹ và Nga về Ukraina

 

(AP) – Biển Đông : Trực thăng của hải quân Trung Quốc bay cách máy bay tuần tra Philippines 3 mét. Ngày 18/02/2025, trực thăng của Trung Quốc đã cố gắng ép một máy bay của Cục Thủy sản và Tài nguyên biển Philippines ra khỏi nơi mà Trung Quốc tuyên bố là thuộc « không phận » bãi cạn Scarborough, nơi bị Bắc Kinh chiếm quyền kiểm soát năm 2012. Phi công Philippines phải cảnh báo qua radio hành vi « nguy hiểm » của máy bay Trung Quốc. Trong một thông cáo, lực lượng bảo vệ bờ biển Philippines và Cục Thủy sản « khẳng định chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán hàng hải ở biển Tây Philippines (Biển Đông), bất chấp các hành động hung hăng và leo thang của Trung Quốc ».

(NHK) – Việt Nam tham gia Diễn tập hải quân đa phương Komodo 2025 ở Indonesia. Sự kiện MNEK 2025 do Indonesia tổ chức tại Bali, kéo dài từ 15-22/02/2025. Có 30 tầu chiến, máy bay tuần tra hàng hải và máy bay trực thăng từ 38 nước tham gia, trong đó có Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, nhằm khẳng định sự hợp tác trong các lĩnh vực như giảm thiểu hậu quả thiên tai, hỗ trợ nhân đạo. Việt Nam cử tàu 09 thuộc Lữ đoàn 171, Vùng 2 Hải quân tham gia cuộc diễu binh trên biển vào sáng 16/2.

(Reuters) – Đài Loan xem xét mua vũ khí trị giá vài tỷ đô la từ Hoa Kỳ. Theo ba nguồn tin nắm rõ hồ sơ, được Reuters trích dẫn ngày 18/02/2025, Đài Bắc đang đàm phán với Washington với hy vọng giành được sự ủng hộ từ chính quyền Trump trong bối cảnh Bắc Kinh tiếp tục gây sức ép quân sự đối với hòn đảo. Dự án có thể lên tới 7 đến 10 tỷ đô la, bao gồm tên lửa hành trình phòng thủ bờ biển và tên lửa HIMARS.  

(Yonhap) – Bình Nhưỡng chỉ trích Mỹ và đồng minh châu Á theo đuổi kế hoạch phi hạt nhân bán đảo Triều Tiên. Theo cơ quan thông tấn Bắc Triều Tiên KCNA, kế hoạch của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc bị đánh giá là « lỗi thời và vô lý ». Trong một thông cáo, bộ Ngoại Giao Bắc Triều Tiên khẳng định Bình Nhưỡng « sẽ kiên quyết theo đuổi đường lối mới tăng cường sức mạnh hạt nhân » và « ngăn chặn triệt để Hoa Kỳ cùng các lực lượng chư hầu thực hiện đe dọa », bằng mọi công cụ chính trị và quân sự có trong tay.  

(AFP) – Pháp là nơi nhập khẩu khí hóa lỏng (GNL) của Nga lớn nhất châu Âu. Trong báo cáo ngày 18/02/2025, trung tâm tư vấn IEEFA cho biết khối lượng GNL nhập khẩu từ Nga đã tăng 81% từ 2023-2024 và Paris đã trả 2,68 tỉ euro cho Matxcơva. Pháp có 5 cơ sở tái khí hóa, sau đó có thể được xuất sang Đức, quốc gia hiện chỉ có khả năng nhập GNL thấp hơn hai lần so với Pháp. Theo giới chuyên gia, sự phụ thuộc lớn vào GNL Nga gây khó khăn cho mục tiêu của Ủy Ban Châu Âu thoát khỏi khí đốt Nga vào năm 2027.  

(AFP) – Mỹ : Thị trưởng New York bị kêu gọi từ chức. Ngày 17/02/2025, bốn trợ lý có ảnh hưởng, thuộc cánh tả, của thành phố lớn nhất Hoa Kỳ đã kêu gọi ông Eric Adams từ chức kể từ khi ông xích lại gần chính quyền Trump trong vấn đề nhập cư nhằm tránh bị truy tố vì tham nhũng. Ông Eric Adams bị cáo buộc nhận hối lộ trong một vụ liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ, nhưng tân chính phủ Mỹ đang tìm cách đóng hồ sơ.

(AFP) – Canada : Máy bay bị lật khi hạ cánh ở sân bay Toronto vì tuyết. Máy bay Bombardier CRJ900 của hãng hàng không Mỹ Delta Airlines chở 80 người từ Minneapolis (Mỹ) đã bị lật lúc 15 giờ 30 (giờ địa phương), khiến 15 người bị thương, cánh máy bay bị gãy. Trước đó, sân bay Toronto Pearson cho biết sân bay đang phải đối mặt với gió lớn và nhiệt độ đóng băng nhưng có lưu lượng giao thông lớn. 

(AFP) – Cam Bốt thông qua luật xử phạt tội phủ nhận tội diệt chủng của Khmer Đỏ. Quốc Hội Cam Bốt ngày 18/02/2025 nhất trí hoàn toàn thông qua bộ luật, theo đó xử phạt các hành vi phủ nhận tội diệt chủng và những tội ác khác của Khmer Đỏ. Luật sẽ được nhà vua Norodom Sihamoni ký ban hành ngay sau khi được Thượng Viện thông qua, một công đoạn mang tính thủ tục. Dự luật quy định mức phạt tù từ 1 đến 5 năm và 120 nghìn euro tiền phạt đối với những ai vi phạm. Dự luật được soạn thảo theo yêu cầu của cựu thủ tướng Cam Bốt, một người vẫn còn ảnh hưởng lớn đối vói đời sống chính trị nước này và hiện nắm chức chủ tịch Thượng Viện.

(AFP) – Nhật Bản cho phép ghi quốc tịch Đài Loan trong sổ hộ tịch. Đại diện bộ tư pháp Nhật hôm nay, 18/02/2025 , thông báo kể từ nay những người gốc Đài Loan, kết hôn với người Nhật được đăng ký trong sổ hộ tịch quê gốc là Đài Loan thay vì phải ghi là Trung Quốc trước đây. Theo luật pháp Nhật Bản, khi một công dân Nhật kết hôn với một người nước ngoài , thì quốc tịch gốc của người này phải được đăng ký trong hệ thống hộ khẩu quốc gia. Động thái mới này của Tokyo đã khiến Bắc Kinh khó chịu. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

 

TIN TỨC: THỨ TƯ 19.02.2025

 

1/ VN SẼ CHẤP NHẬN DỊCH VỤ STARLINK ĐỂ TRÁNH BỊ MỸ ÁP THUẾ

Việt Nam dự trù thông qua một số điều khoản cho phép dịch vụ Starlink, công ty của tỷ phú Mỹ Elon Musk, cung cấp internet qua vệ tinh trong nước, nhưng giữ toàn bộ quyền sở hữu đối với các chi nhánh địa phương.

Luật sửa đổi có thể được quốc hội Việt Nam thông qua vào hôm nay 19/2. Một  quan chức Việt Nam nhận định sự thay đổi này là bước tiếp theo của nhiều cuộc đàm phán kéo dài với công ty mẹ SpaceX. Việc Hà Nội đột ngột thay đổi lập trường được coi là “thiện chí” cho SpaceX trong bối cảnh chính quyền Mỹ đe dọa trừng phạt thuế hải quan.

Ý định của SpaceX thâm nhập thị trường hơn 100 triệu dân bị đình chỉ vào cuối năm 2023 khi Việt Nam từ chối dỡ bỏ lệnh cấm các đối tác nước ngoài kiểm soát các nhà cung cấp internet vệ tinh. Đây là một điều kiện tiên quyết đối với tỷ phú Musk, hiện là cố vấn quan trọng của tổng thống Mỹ.

Nếu nhiều doanh nghiệp và cá nhân ở Việt Nam được thuê bao Starlink, việc này sẽ giúp giảm thâm hụt thương mại lớn giữa Hà Nội và Washington, lên tới hơn 123 tỷ Mỹ kim vào năm ngoái.

Dự thảo luật, có thể được quốc hội thông qua, cho phép nước ngoài kiểm soát hoàn toàn hoạt động của các nhà cung cấp internet có mạng lưới vệ tinh quỹ đạo thấp, trong khuôn khổ một dự án thí điểm cho đến hết năm 2030.

RFI

2/ HƠN 80% CÔNG TY MỸ Ở VN LO NGẠI BỊ ÁP THUẾ

Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ cho biết có tới 81% doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam đang lo ngại về khả năng Hoa Kỳ sẽ áp thuế đối với hàng hóa nhập cảng từ Việt Nam.

Một cuộc khảo sát được thực hiện vào đầu tháng 2 với hơn 100 công ty thành viên của của hiệp hội cho thấy tâm lý lo ngại đặc biệt mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất, với hơn 92% các doanh nghiệp Mỹ đưa ra mối quan ngại về khả năng Mỹ áp thuế đối với hàng Việt Nam.

Báo cáo được thực hiện ngay trước trước khi Hoa Kỳ thông báo kế hoạch về thuế quan đối ứng đối với những nước áp thuế nhập cảng lên hàng hóa của Mỹ.

Theo kết quả khảo sát, nhiều doanh nghiệp Mỹ lo ngại là chi phí tăng cao do bị áp thuế có thể làm đứt gãy chuỗi cung ứng và buộc họ phải tính toán lại hoạt động.

Ngoài ra, hơn 75% số thành viên tham gia khảo sát của hiệp hội cho biết thuế quan sẽ tác động tiêu cực đến hoạt động của họ, dẫn đến sức ép về tài chính và khả năng tiếp cận thị trường hạn chế hơn.

Ở góc độ rộng hơn, hơn 85% các doanh nghiệp thành viên cho rằng thuế quan sẽ gây tổn hại đến nền kinh tế Việt Nam. Theo nhận định của các doanh nghiệp tham gia khảo sát, thuế quan sẽ khiến trao đổi thương mại hạ giảm, làm gián đoạn các quan hệ kinh doanh lâu dài cũng như khiến người tiêu dùng Mỹ chịu giá cả tăng.

Cần biết Việt Nam hiện là nước có thặng dư thương mại cao thứ 3 với Mỹ, sau Trung Quốc và Mễ Tây Cơ. Theo dữ liệu của sở thống kê Mỹ, thâm hụt thương mại của Mỹ với Việt Nam đạt mức kỷ lục vào năm ngoái, với hơn 123 tỷ Mỹ kim.

VOA

3/ HAI MÁY BAY PHI LUẬT TÂN VÀ TRUNG QUỐC XÉM ĐỤNG NHAU TRÊN KHÔNG

Lực lượng tuần duyên Phi Luật Tân cáo buộc hải quân Trung Quốc có hành động nguy hiểm vào hôm qua 18/2 khi bay gần một máy bay của Phi đang tuần tra một bãi cạn tranh chấp ở Biển Đông.

Tuần duyên Phi cho biết là máy bay của lực lượng chuyên trách về đánh bắt cá của chính phủ Phi đang thực hiện chuyến bay trên bãi cạn Scarborough, một rạn san hô và bãi đánh cá chính bên trong vùng đặc quyền kinh tế của Phi Luật Tân. Tuy nhiên một trực thăng của hải quân Trung Quốc đã bay gần máy bay tới 3 thước, và lực lượng tuần duyên Phi Luật Tân tuyên bố là "vi phạm rõ ràng và coi thường trắng trợn" các quy định về hàng không.

Bộ tư lệnh quân khu miền nam Trung Quốc nói rằng máy bay của Phi Luật Tân đã "xâm phạm trái phép" vào không phận của Trung Quốc và cáo buộc Phi Luật Tân "lan truyền những câu chuyện sai sự thật".

Quân đội Trung Quốc đã triển khai lực lượng hải quân và không quân để theo dõi, cảnh báo và xua đuổi chiếc máy bay nói trên. Trong tuyên bố của mình, Bắc Kinh cáo buộc hành động  của Manila đã "vi phạm nghiêm trọng" chủ quyền của Trung Quốc.

Được đặt theo tên một con tàu của Anh bị mắc cạn trên rạn san hô gần 3 thế kỷ trước đây, bãi cạn Scarborough là một trong những thực thể hàng hải gây tranh chấp nhiều nhất ở Biển Đông, nơi Bắc Kinh và Manila đã nhiều lần đụng độ.

Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với hầu hết Biển Đông, một tuyến hải lộ quan trọng đối với hơn 3 ngàn tỷ Mỹ kim thương mại hàng năm, khiến nước này bất đồng với Brunei, Nam Dương, Mã Lai, Phi Luật Tân và Việt Nam.

Phán quyết trọng tài năm 2016 đã bác bỏ yêu sách mở rộng của Trung Quốc nhưng Bắc Kinh không công nhận phán quyết này.

VOA

4/ NGA – MỸ BẮT ĐẦU CUỘC ĐỐI THOẠI VỀ UKRAINE TẠI SAUDI ARABIA

Phái đoàn cấp cao của Nga và Mỹ, cầm đầu bởi 2 ngoại trưởng, vào hôm qua 18/2 đã bắt đầu cuộc hội đàm tại thủ đô Ryad của Saudi Arabia, nhằm khởi động lại quan hệ đã bị gián đoạn sau cuộc xâm lược của Nga vào Ukraine.

Cuộc gặp gỡ diễn ra trong bối cảnh Kiev và các nước Âu châu lo ngại sẽ có nhũng thỏa thuận sau lưng họ về cuộc chiến tranh tại Ukraine. Cả Ukraine và Âu châu đều không được mời tham dự cuộc họp này.

Đây là cuộc đối thoại đầu tiên ở cấp bộ trưởng kể từ khi Nga xâm lược Ukraine vào ngày 24/2  năm 2022. Cuộc họp là kết quả của cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Tổng thống Vladimir Putin vào tuần trước.

Không có cái bắt tay nào trước ống kính máy quay, không có tuyên bố nào với báo chí, cuộc họp bắt đầu trước 10 giờ rưởi sáng trong bầu không khí rất căng thẳng. Ngồi quanh bàn họp, mọi người đều giữ nét mặt căng thẳng, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Marco Rubio và Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov ngồi đối diện nhau.

Tham gia cuộc hội đàm về phía Mỹ có Cố vấn An ninh Quốc gia Mike Waltz và đặc phái viên về Trung Đông Steve Witkoff. Phía Nga có Yuri Ushakov, cố vấn ngoại giao của ông Putin.

Đại diện nước tổ chức cuộc gặp gỡ có ngoại trưởng Saudi Arabia và cố vấn an ninh quốc gia cũng tham dự phần đầu cuộc họp.

Cả hai bên đều cố gắng giảm thiểu kỳ vọng, nhưng cuộc gặp gỡ này đánh dấu sự thay đổi ngoạn mục trong quan hệ Hoa Kỳ và Nga, điều mà các nước Âu châu đang lo sợ.

Tại Nga, từ hôm qua người ta bắt đầu nói đến việc giảm nhẹ trừng phạt. Giả thuyết này về mặt chính thức không đặt ra trên bàn thảo luận tại Ryad. Nhưng truyền thông Nga tin vào điều đó vì trong các cuộc hội đàm tại Saudi Arabia có sự hiện của ông Kirill Dmitriev, người cầm đầu quỹ đầu tư nhà nước Nga. Hơn nữa, nhân vật này là người nổi tiếng được ông Putin tin cậy. 

RFI

 

 

VNThoibao

VNTB – Nghề giáo viên: thân thì đói nhưng phải “làm từ thiện” và đóng thuế nuôi nhà nước

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Những nguy hiểm khi tổng thống tạm giữ ngân sách

Ảo tưởng hậu tân tự do và thảm kịch của Bidenomics

 

Báo Tiếng Dân

AfD và người Việt ở Berlin: Biểu tình tại Trung tâm Đồng Xuân ở Lichtenberg18/02/2025

 

 

Thuy My

Linh Lê - Cột mốc 3 năm (24/02/2022 - 24/02/2025)

Dương Quốc Chính - Tương lai nào cho cuộc chiến Ukraine ?

Trần Kiên Cường - Anh hùng

Lê Học Lãnh Vân - Bài viết sau ngày 17-2-2025

Nguyễn Duy - Năm bài thơ về Lạng Sơn và cuộc chiến tranh biên giới năm 1979

Ngọc Vinh – « Hòa hiếu »

Nguyễn Thông - Thời sự hơi nong nóng (1)

Nguyễn Dân – Đường bộ hành sang Ấn Độ của đoàn sư Minh Tuệ gần như bất khả thi

Liễu Hằng – Thị phi

Nguyễn Anh Huy - Đường tu chắc sẽ khó

Võ Xuân Sơn - Duyên lành hay duyên dữ

Cao Huy Thọ - Buổi sáng lao xao của người già, sau đề xuất đánh thuế tiền lãi gởi tiết kiệm

Cù Mai Công - “Đổi nhà gần metro”: Đã đủ quota “quá tam ba bận”?

Nguyễn Ngọc Chu – Những đề xuất lạ lùng

Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 18.02.2025

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Ông Trần Đình Triển kháng cáo toàn bộ bản án sơ thẩm, nói mình “không phạm tội” 18/02/2025

Đập Sanakham gây nỗi sợ hãi và lo lắng dọc theo biên giới Thái Lan – Lào 18/02/2025

Con đường đến hòa bình ở Ukraine phải đi từng bước nhỏ 18/02/2025

Nữ sinh 19 tuổi trở thành kẻ thù của nhà nước Trung Quốc 18/02/2025

Những đề xuất lạ lùng 18/02/2025

Hoà ước cho Ukraine: Diễn tiến và triển vọng 18/02/2025

Về cuộc chiến tranh của Pudog [Putin] ở Ukraine – ngày 17/2/2025 18/02/2025

Nhân sự kiện 17.2.1979 17/02/2025

 

 

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

 

BẮT QUẢ TANG HÀNG TRĂM GIÁO VIÊN BÁN ĐỀ THI, KIẾM HƠN 14 TRIỆU USD

Thái An

https://lifestyle.znews.vn/bat-qua-tang-hang-tram-giao-vien-ban-de-thi-kiem-hon-14-trieu-usd-post1532482.html 

249 giáo viên ở Hàn Quốc bị phát hiện bán đề thi thử cho các trung tâm dạy thêm tư nhân và kiếm được khoảng 21,3 tỷ won (tương đương 14,7 triệu USD) trong 6 năm. Hội đồng Kiểm toán và Thanh tra Hàn Quốc thông tin thêm 249 giáo viên này đã bán đề thi thử từ năm 2018 đến tháng 6/2023, kiếm được trung bình 85 triệu won/người, tương đương 58.900 USD.

Hội đồng này cũng cho biết 29 giáo viên, gồm 8 giáo viên trường công và 21 giáo viên trường tư, có hành vi vi phạm nghiêm trọng đã bị yêu cầu kỷ luật. Đồng thời, hội đồng cũng yêu cầu Bộ Giáo dục phối hợp với cơ quan giáo dục địa phương xử lý 220 giáo viên còn lại theo quy định.

Trong 6 năm qua, các trung tâm dạy thêm tư nhân đã lấy danh sách các tác giả biên soạn bộ sách giáo khoa EBS dành cho học sinh, hoặc sử dụng các mối quan hệ cá nhân để liên hệ với những giáo viên chuyên soạn đề thi thử, theo Yonhap.

Khi đã có liên hệ, hai bên bắt đầu thống nhất về mức giá bán đề thi, tùy thuộc vào loại đề và độ khó của các câu hỏi. Một số giáo viên bị phát hiện bán đề thi trong bộ sách EBS trước khi sách được xuất bản, hoặc bán luôn đề thi chính thức trong các kỳ thi ở trường học.

Nghiêm trọng hơn, nhiều giáo viên là thành viên của hội đồng ra đề trong kỳ thi tuyển sinh đại học CSAT cũng bị phát hiện có thỏa thuận bất hợp pháp với các trung tâm luyện thi tư nhân.

Đây không phải lần đầu tiên Hàn Quốc xảy ra bê bối bán đề thi. Trước đó, vào năm 2024, 56 người, bao gồm 27 giáo viên, một giáo sư đại học, 4 người là nhân viên của Viện Chương trình và Đánh giá Giáo dục Hàn Quốc, 23 người là nhân viên của các tổ chức giáo dục tư nhân bị điều tra vì có liên quan đường dây bán đề thi đại học cho các cơ sở giáo dục tư nhân.

Năm 2023, Bộ Giáo dục Hàn Quốc cũng từng khởi kiện 4 cán bộ bao che việc giáo viên bán đề thi và đề thi thử CSAT cho một tổ chức giáo dục tư nhân. 4 người này đối mặt với tội danh cản trở hoạt động kỳ thi CSAT.

Ngoài ra, 22 giáo viên bán đề CSAT cho trường luyện thi tư nhân cũng bị điều tra về tội vi phạm nghĩa vụ bảo vệ bí mật quốc gia. Trong đó, một giáo viên bị phát hiện kiếm được 500 triệu won (khoảng 377.000 USD) từ việc bán đề thi. Những người khác cũng kiếm được hơn 100 triệu won (khoảng 75.000 USD) nhờ hoạt động này.

 

CỰU TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CAO SU ĐẮK LẮK LẬP CÔNG TY 'MA' ĐỂ RỬA TIỀN

Văn Thành/Công an Nhân dân

https://lifestyle.znews.vn/cuu-tong-giam-doc-cong-ty-cao-su-dak-lak-lap-cong-ty-ma-de-rua-tien-post1532329.html

Ngày 18/2, thông tin từ Viện KSND tỉnh Đắk Lắk cho hay đơn vị ban hành cáo trạng để truy tố đối với các bị can trong vụ án sai phạm xảy ra tại Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk.

Theo cáo trạng, có 4 bị can bị truy tố về tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" gồm: Văn Đức Lư (cựu Tổng giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk, sau này là Công ty Cổ phần); Võ Tiến Hùng (Giám đốc Chi nhánh Công ty CP Cao su Đắk Lắk - Nhà máy chế biến chỉ thun, nguyên Trưởng Phòng Kỹ thuật kế hoạch đầu tư Công ty Cao su Đắk Lắk); Bùi Quang Ninh (Tổng giám đốc Công ty CP Cao su Đắk Lắk, nguyên Kế toán trưởng Công ty Cao su Đắk Lắk) và Huỳnh Văn Toàn (nguyên Phó Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk, là em ruột ông Huỳnh Văn Khiết).

Riêng đối với bị can Huỳnh Bảo Minh (cựu Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH Huỳnh Phước, con trai ông Huỳnh Văn Khiết, cựu Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk (đã mất) bị truy tố về tội "Tham ô tài sản" và "Rửa tiền".Theo kết quả điều tra, ngày 24/9/2007, Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk (nay là Công ty CP Cao su Đắk Lắk - Công ty Cao su Đắk Lắk) có tờ trình gửi UBND tỉnh Đắk Lắk xin chủ trương nhập một số giống mới của Viện nghiên cứu Malaysia và được UBND tỉnh đồng ý chủ trương nhập giống mới.

Ngày 17/10/2007, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk có công văn hướng dẫn Công ty Cao su Đắk Lắk thực hiện thủ tục nhập khẩu giống mới. Ngày 21/1/2008, Công ty Cao su Đắk Lắk và Công ty TNHH Cao Su Huỳnh Phước (có trụ sở tại TP.HCM) ký hợp đồng kinh tế mua bán giống cây trồng. Trong đó thể hiện, Công ty Cao su Đắk Lắk đồng ý mua 1,5 triệu cây giống với giá 1,2 USD/cây, thành tiền (tính cả VAT 5%) là 1.890.000 USD.

Quá trình thực hiện hợp đồng, Công ty TNHH Cao Su Huỳnh Phước đã giao tổng cộng 14 đợt cây giống cho Công ty Cao su Đắk Lắk. Tuy nhiên, trong quá trình giao, nhận hàng, có nhiều cây giống không đạt yêu cầu do bị hư hỏng thiệt hại.

Ngày 9/12/2010, đại diện Công ty Cao su Đắk Lắk có sự tham gia của ông Văn Đức Lư, Võ Tiến Hùng, Bùi Quang Ninh, Huỳnh Văn Toàn và Công ty TNHH Cao Su Huỳnh Phước đã tiến hành họp thỏa thuận, thống nhất các nội dung. Theo đó, Công ty Cao su Đắk Lắk đồng ý chia sẻ rủi ro với Công ty TNHH Cao Su Huỳnh Phước với tỷ lệ 50% tổng số cây giống bị thiệt hại với số lượng 118.672 cây, quy thành tiền đã chia sẻ rủi ro là 1,38 tỷ đồng.

Chuỗi khách sạn DAKRUCO do Công ty CP Cao su Đắk Lắk đầu tư, xây dựng nhưng làm ăn thua lỗ khiến âm vốn hàng trăm tỷ đồng. Ngày 29/12/2010, Công ty Cao su Đắk Lắk và Công ty TNHH Cao Su Huỳnh Phước ký phụ lục hợp đồng kinh tế với điều khoản điều chỉnh: Công ty TNHH Cao Su Huỳnh Phước cung cấp cho Công ty Cao su Đắk Lắk 500.000 giống cây cao su với đơn giá 1,5 USD, quy thành tiền (tính cả VAT 5%) là 787,500 USD. Cơ quan điều tra kết luận việc làm này đã gây thiệt hại với tổng số tiền gần 1,4 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, ông Huỳnh Văn Khiết đã chỉ đạo thành lập Công ty TNHH Huỳnh Phước (địa chỉ ở Quận Gò Vấp, TP.HCM). Trong đó, thành viên góp vốn gồm vợ và 3 người con của ông Phước. Trong đó, Huỳnh Bảo Minh là người đại diện pháp luật, Chủ tịch HĐTV.

Tháng 5/2009, ông Khiết chỉ đạo con trai Huỳnh Bảo Minh xin giấy phép từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư để đầu tư sang Mỹ nhằm có cơ sở thành lập Công ty TNHH Huỳnh Phước Hoa Kỳ. Tuy nhiên, theo các quy định hiện hành, thì Công ty TNHH Huỳnh Phước Hoa Kỳ không đủ điều kiện thành lập tại Mỹ.

Sau đó, Huỳnh Bảo Minh đã thuê một văn phòng luật sư tại Mỹ, rồi sử dụng hộ chiếu cá nhân của mình tự thành lập công ty, viết tên nước ngoài là Huynh Phuoc Limited Liability Company (viết tắt là Huynh Phuoc LLC, dịch tiếng Việt là Công ty TNHH Huỳnh Phước) có địa chỉ ở 7202 Arlington Blvd Suite 210 Falls Church, VA 22042.

Cơ quan điều tra xác định từ khi thành lập đến năm 2011, ông Huỳnh Văn Khiết đã chỉ đạo Huỳnh Bảo Minh sử dụng Huynh Phuoc LLC để ký hợp thức hóa các thủ tục, tài liệu liên quan đến các hợp đồng liên quan đến việc tìm kiếm và giới thiệu 3 khách hàng nước ngoài cho Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk.

Với cách làm này, các bị can đã hợp thức việc chi tiền hoa hồng môi giới bán hàng cho Công ty TNHH Huỳnh Phước, chiếm đoạt của Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk tổng cộng hơn 544.652 USD (quy đổi tỷ giá thành tiền Việt Nam là hơn 11 tỷ đồng).

Đối với ông Huỳnh Văn Khiết, do ông đã chết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đắk Lắk không xem xét, xử lý các hành vi sai phạm liên quan. Theo cáo trạng, Huỳnh Bảo Minh biết rõ số tiền hơn 75.200 USD (quy đổi sang tiền Việt Nam hơn 1,4 tỷ đồng) do Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk chi trả là do phạm tội mà có.

Tuy nhiên, Minh vẫn sử dụng hơn 907 triệu đồng để góp vốn vào hợp đồng hợp tác kinh doanh khác ký giữa Công ty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk với Công ty TNHH Huỳnh Phước. Số tiền còn lại hơn 544 triệu đồng, thì được sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Huỳnh Phước nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp của tiền do phạm tội mà có.

Đối với tổng số tiền hơn 469.376 USD (quy đổi tiền Việt Nam là hơn 9,7 tỷ đồng) phí môi giới hoa hồng của các hợp đồng kinh tế, Huỳnh Bảo Minh đã sử dụng khoản tiền này đầu tư vào Khu du lịch Bản Đôn (huyện Buôn Đôn, tỉnh Đắk Lắk) nhằm che giấu nguồn gốc bất hợp pháp số tiền do phạm tội mà có.

Công ty TNHH MTV cao su Đắk Lắk (trụ sở phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk) là doanh nghiệp Nhà nước, quản lý trên 20.000 ha chuyên trồng, chế biến mủ cao su. Doanh nghiệp này từng được xem là "con gà đẻ trứng vàng" cho tỉnh, bởi đã mang lại nguồn lợi nhuận khổng lồ cho địa phương. Tháng 10/2018, công ty chính thức hoạt động theo mô hình cổ phần hóa đổi tên thành Công ty CP Cao su Đắk Lắk, nhưng vốn Nhà nước vẫn chiếm gần 99%.

Khởi tố Giám đốc Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng

Xuân Ngọc/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/khoi-to-giam-doc-benh-vien-da-khoa-ii-lam-dong-post1532338.html

Ông Huỳnh Ngọc Thành, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng, bị khởi tố, điều tra về cáo buộc liên quan đến sai phạm đấu thầu, mua sắm vật tư và trang thiết bị y tế.

Ngày 18/2, Công an tỉnh Lâm Đồng cho biết vừa khởi tố ông Huỳnh Ngọc Thành để điều tra các sai phạm liên quan đến hoạt động đấu thầu, mua sắm vật tư và trang thiết bị y tế. Đêm hôm qua, nhiều cảnh sát cùng đại diện VKSND xuất hiện tại Bệnh viện Đa khoa II Lâm Đồng (đường Trần Quốc Toản, phường B'Lao, TP Bảo Lộc). Lực lượng chức năng có mặt tại phòng làm việc của ông Thành.

Liên quan sự việc trên, tháng 8/2022, ông Thành cùng nhiều tập thể và cá nhân bị Tỉnh ủy Lâm Đồng kỷ luật do vi phạm trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 và đấu thầu, mua sắm các trang thiết bị, vật tư y tế liên quan. Ông Thành bị cáo buộc là người đã ký quyết định lựa chọn Việt Á trúng gói thầu mua sắm vật tư, sinh phẩm phục vụ xét nghiệm Covid-19. Gói thầu này trị giá hơn 620 triệu đồng.

 

CHÂN TƯỚNG TỔNG GIÁM ĐỐC LÀ TỘI PHẠM TRỐN TRUY NÃ 24 NĂM

Trần Hoàn/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/chan-tuong-tong-giam-doc-la-toi-pham-tron-truy-na-24-nam-post1532341.html

Sau khi trộm cắp tài sản, giết người và trốn khỏi trại giam, Đặng Đình Bình (Gia Lai) thay tên đổi họ, nhờ người thành lập, làm tổng giám đốc công ty vệ sĩ. Sau 24 năm trốn truy nã, Bình bị bắt giữ.

Ngày 18/2, thông tin từ Công an tỉnh Gia Lai cho biết Trạm tạm giam Công an tỉnh Gia Lai đã phối hợp với Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công an tỉnh bắt giữ Đặng Đình Bình (SN 1979, quê xã Kỳ Tiến, huyện Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh; thường trú tại Đội 5 Nông trường Ia Grai, huyện Ia Grai, tỉnh Gia Lai).

Bình là đối tượng bị truy nã về tội "Giết người và Trộm cắp tài sản" rồi bẻ khóa buồng giam, trốn khỏi nơi giam giữ từ 24 năm trước. Theo cơ quan công an, tháng 4/2000, Đặng Đình Bình bị TAND thành phố Pleiku (tỉnh Gia Lai) xử phạt 6 tháng tù giam về tội trộm cắp tài sản (xe máy).

Trong thời gian bị giam tại Nhà tạm giữ Công an thành phố Pleiku, ngày 22/9/2000, Đặng Đình Bình cùng với các đối tượng Nguyễn Đức Toàn, Nguyễn Ngọc Ánh, Lý Thanh Tâm và Leo Văn Khang đã đánh đập Huỳnh Văn Hay (đối tượng cũng bị tạm giữ tại đây) dẫn đến tử vong.

Với hành vi giết người và trộm cắp tài sản, TAND tỉnh Gia Lai đã tuyên phạt Đặng Đình Bình 20 năm tù giam. Tuy nhiên, ngày 15/12/2001, Bình cùng các đối tượng Ngô Văn Dũng và Bùi Tiến Đức đã phá chốt cửa buồng giam trốn thoát. Sau đó 1 ngày, Công an tỉnh Gia Lai đã ra lệnh truy nã toàn quốc đối với Đặng Đình Bình về hai tội danh nói trên.

Sau khi trốn thoát, Bình đã di chuyển và lẩn trốn tại nhiều địa phương như Cà Mau, Bình Dương, TP.HCM. Bình thay tên đổi họ thành Trương Đình Trung (SN 1977, quê xã An Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình).

Sau khi sử dụng giấy tờ giả, Đặng Đình Bình nhờ người khác đứng tên thành lập nhiều công ty hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo vệ - vệ sĩ tại TP.HCM và Bình Dương, do Bình làm tổng giám đốc, nhằm che giấu danh tính.

Tuy nhiên, bằng các biện pháp nghiệp vụ, ngày 11/2/2025, Trại tạm giam Công an tỉnh Gia Lai đã phát hiện và bắt giữ Đặng Đình Bình khi đối tượng đang lẩn trốn tại phường Dĩ An, TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Đối tượng Đặng Đình Bình đã được di lý về Công an tỉnh Gia Lai để xử lý.

 

NHIỀU CÔNG AN CÓ MẶT TẠI BỆNH VIỆN II LÂM ĐỒNG

Thái Lâm/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/nhieu-cong-an-co-mat-tai-benh-vien-ii-lam-dong-post1532343.html

Tối 17/2, nhiều cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh Lâm Đồng đã có mặt làm việc tại Bệnh viện II Lâm Đồng, thành phố Bảo Lộc.

Thông tin ban đầu, lực lượng chức năng đã vào làm việc tại một số phòng của lãnh đạo Bệnh viện II Lâm Đồng (TP Bảo Lộc, Lâm Đồng).

Trước đó, vào tháng 8/2022, Ban Thường vụ Tỉnh ủy quyết định kỷ luật khiển trách đối với Đảng ủy Bệnh viện II Lâm Đồng. Tỉnh ủy Lâm Đồng quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức khiển trách đối với ông Huỳnh Ngọc Thành - Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Bệnh viện II Lâm Đồng.

 

TRUY TỐ CON TRAI CỰU CHỦ TỊCH CÔNG TY CAO SU ĐẮK LẮK VỀ TỘI THAM Ô TÀI SẢN VÀ RỬA TIỀN

Huỳnh Thủy

https://tienphong.vn/truy-to-con-trai-cuu-chu-tich-cong-ty-cao-su-dak-lak-ve-toi-tham-o-tai-san-va-rua-tien-post1718042.tpo

TPO - Huỳnh Bảo Minh, cựu Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Huỳnh Phước, trụ sở TPHCM bị truy tố về tội tham ô tài sản và rửa tiền. Công ty này do ông Huỳnh Văn Khiết, cựu Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk (nay đã chết) chỉ đạo thành lập và giao con trai Huỳnh Bảo Minh làm đại diện pháp luật.

Ngày 18/2, Viện KSND tỉnh Đắk Lắk đã ban hành cáo trạng truy tố 5 bị can về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí; tham ô tài sản và rửa tiền xảy ra tại Cty CP cao su Đắk Lắk.

Cụ thể, bị can Huỳnh Bảo Minh (cựu Chủ tịch HĐTV Cty TNHH Huỳnh Phước, trụ sở TPHCM), bị truy tố về tội tham ô tài sản và rửa tiền. Huỳnh Bảo Minh là con trai ông Huỳnh Văn Khiết, cựu Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk. Nay ông Khiết đã chết.

Cùng vụ án, cơ quan tố tụng cũng truy tố các bị can về tội danh "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát, lãng phí" gồm: Văn Đức Lư (cựu Tổng giám đốc Cty TNHH MTV cao su Đắk Lắk (sau này là công ty cổ phần); Võ Tiến Hùng - Giám đốc Chi nhánh Cty CP Cao su Đắk Lắk – Nhà máy chế biến chỉ thun (nguyên Trưởng Phòng Kỹ thuật kế hoạch đầu tư, Cty Cao su Đắk Lắk); Bùi Quang Ninh (Tổng giám đốc Cty CP Cao su Đắk Lắk, nguyên Kế toán trưởng Cty Cao su Đắk Lắk); Huỳnh Văn Toàn (nguyên Phó Tổng Giám đốc Cty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk; ông Toàn là em ruột ông Huỳnh Văn Khiết). Theo cáo trạng, năm 2007, ông Võ Tiến Hùng tham mưu ông Khiết ký tờ trình và được UBND tỉnh Đắk Lắk đồng ý chủ trương nhập một số cây cao su của Viện nghiên cứu Rrim (Malaysia).

Cty TNHH MTV cao su Đắk Lắk thông qua Cty TNHH cao su Huỳnh Phước nhập 1,5 triệu giống cây cao su với tổng số tiền thỏa thuận gần 1,9 triệu USD.

Trong hai năm 2008 và 2009, Cty TNHH cao su Huỳnh Phước giao 14 lần, tổng cộng 447.078 giống cây cao su. Tuy nhiên, có tới 118.672 cây bị hư hỏng.

Tháng 12/2010, Cty TNHH MTV cao su Đắk Lắk tổ chức họp gồm: Ông Văn Đức Lư, Võ Tiến Hùng, Bùi Quang Ninh, Huỳnh Văn Toàn và có sự tham gia của Cty TNHH cao su Huỳnh Phước. Cty TNHH MTV cao su Đắk Lắk đồng ý chia sẻ rủi ro với Cty TNHH cao su Huỳnh Phước, tỷ lệ 50% trong tổng số cây bị hư hỏng.

Cơ quan điều tra kết luận, việc làm này đã gây thiệt hại gần 1,4 tỷ đồng. Cũng theo cáo trạng, ông Khiết chỉ đạo thành lập Cty TNHH Huỳnh Phước (địa chỉ TPHCM). Thành viên góp vốn gồm vợ ông Khiết - bà Nguyễn Thị Đào và 3 người con (Huỳnh Nguyên Khải, Huỳnh Bảo Minh và Huỳnh Thị Minh Phương). Trong đó, Huỳnh Bảo Minh là người đại diện pháp luật, Chủ tịch Hội đồng thành viên Cty TNHH Huỳnh Phước.

Huỳnh Bảo Minh còn sử dụng hộ chiếu cá nhân, tự thành lập công ty viết tên nước ngoài là Huynh Phuoc Limited Liability Company (viết tắt là Huynh Phuoc LLC, dịch tiếng Việt là Cty TNHH Huỳnh Phước), địa chỉ ở 7202 Arlington Blvd Suite 210 Falls Church, VA 22042, Mỹ.

Cơ quan điều tra xác định, từ khi thành lập đến năm 2011, ông Huỳnh Văn Khiết đã chỉ đạo Huỳnh Bảo Minh sử dụng Huynh Phuoc LLC để ký hợp thức hóa các thủ tục, tài liệu liên quan đến các hợp đồng tìm kiếm và giới thiệu 3 khách hàng nước ngoài cho Cty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk.

Mục đích hợp thức chi tiền hoa hồng môi giới bán hàng cho Cty TNHH Huỳnh Phước, chiếm đoạt của Cty TNHH MTV Cao su Đắk Lắk tổng cộng hơn 544.652 USD (quy đổi tỷ giá thành tiền Việt Nam hơn 11 tỷ đồng).

 

CÁN BỘ ĐỊA CHÍNH PHƯỜNG 'BẢO KÊ' NHÀ XÂY DỰNG TRÁI PHÉP

Mạnh Thắng

https://tienphong.vn/can-bo-dia-chinh-phuong-bao-ke-nha-xay-dung-trai-phep-post1718000.tpo

 phố Biên Hòa làm ảnh hưởng đến tiến độ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu, cơ quan điều tra khởi tố, bắt tạm giam một cán bộ địa chính.

Ngày 18/2, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an thành phố Biên Hòa đã khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với Nguyễn Hiếu Cường (41 tuổi) cán bộ địa chính phường Phước Tân, thành phố Biên Hòa (Đồng Nai) để điều tra về hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Theo cơ quan điều tra, trong quá trình công tác, với vai trò là cán bộ địa chính phụ trách lĩnh vực trật tự xây dựng của phường Phước Tân từ năm 2011 đến nay, Nguyễn Hiếu Cường có dấu hiệu lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ để “bảo kê” cho các trường hợp xây dựng nhà không phép , trái phép trên địa bàn phường nhằm trục lợi.

Cụ thể, từ khi Nhà nước triển khai công tác giải phóng mặt bằng xây dựng đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu đoạn qua phường Phước Tân, các ngành liên quan đã phát hiện hàng trăm căn nhà xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp và xây dựng nhà không phù hợp với quy hoạch. Điều này khiến công tác đền bù, hỗ trợ, tái định cư gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình giải phóng mặt bằng thực hiện dự án trọng điểm quốc gia.

 

 

No comments:

Post a Comment