Cõi dưới gặp cõi trên!Mai Bá Kiếm
19-2-2025
Tiengdan
Đọc bài “Gặp Đặng Lê Nguyên Vũ ở Sài Gòn” của Nguyên Hằng trên báo Thanh Niên, tôi không biết đây là một “hợp đồng truyền thông” hay bài báo”? Nếu là bài báo thì nó thuộc thể loại gì, muốn gửi thông điệp gì? Đọc kỹ, tôi thấy tác giả viết giống viết lưu bút, ghi kỷ niệm của tác giả với Đặng Lê Nguyên Vũ. Tác giả vô cùng vinh hạnh, khi được Vũ tiếp vài lần trong các “thư phòng” trên tầng 2 – nơi Vũ dành riêng cho các cuộc gặp gỡ với “bạn bè trí thức thân thiết”, dù tác giả không nằm trong danh sách “bạn bè trí thức” của anh!
Tác giả cho biết phần lớn cuộc gặp là được Vũ gọi đến, tác giả không chuẩn bị đề tài, nội dung phỏng vấn, trích: “Còn nhớ lần đầu tiên anh rủ tôi lên trang trại ở M’Đrắk khoảng gần 20 năm trước, tôi đồng ý ngay mà chẳng hỏi lên làm gì, ở đó như thế nào, có những ai. Với tôi lúc đó mọi cái đều đơn giản, cứ gặp là ra vấn đề. Nên đúng nghĩa là “huýt sáo lên đường”. Và cũng vì thế, tôi không lường được kịch bản…”. Trích: “Thời ấy – gần hai thập kỷ trước internet chưa phát triển như bây giờ, và nguyên tắc cố hữu của tôi khi làm việc là phải gặp trực tiếp (giữ đến tận bây giờ). Có khi chỉ hỏi một ý kiến, có khi chỉ thỉnh giáo một vấn đề chưa rõ… cũng phải tới tận nơi, thậm chí sẵn sàng bay cả chặng dài. Tính ra chi phí đi lại, còn cao gấp nhiều lần nhuận bút”.
Trích: “Đặng Lê Nguyên Vũ nhiều lần nhắc nhở tôi anh đã khác, những vấn đề anh quan tâm, cảnh giới của anh, sứ mệnh của anh… Vũ cũng hơn một lần nhắc nhở tôi chừng mực trong cử chỉ, lời nói, cách xưng hô… vì “bữa nay qua không còn giống như người chị em thấy. Thân thiết gì đó nhưng luôn giữ sự trầm tĩnh…”. Trích: “Ở đây qua đối xử với người chị em là trên HÌNH CHẤP của người chị em thôi chứ qua đã khác rồi. Người chị em biết không, ông trời từ xưa đến nay chưa khảo, chưa dạy ai giống như qua hết. Mười mấy năm, không có một cái gì mà qua chưa trải qua. Những gì đưa vào khảo nghiệm là ghê gớm lắm, đưa vào cõi chết luôn, lấy luôn linh hồn. Còn những chuyện mất mát ở thế gian, chỉ là chuyện vặt”, Vũ vẫn thế, lần nào gặp anh cũng nói như vậy. Kiên nhẫn và độ lượng trước sự u tối của tôi”.
Tác giả đã thiếu trầm tĩnh và tự nhận mình u tối, nên bài báo viết bằng cảm tính trở thành mê tính, coi Vũ là Idol, là thần tượng, thì nên đăng trong “Lưu bút ngày xanh” của mình, để dưới gối ngủ và tha hồ mộng mị, chứ đừng đưa lên báo, để khoe mối quan hệ thân mật của mình, rồi bị Idol nhắc nhỡ “Thân thiết gì đó nhưng phải chừng mực trong cử chỉ, lời nói, cách xưng hô”. Vì vậy, Vũ khẳng định “Ở đây QUA đối xử với người chị em là trên HÌNH CHẤP của người chị em thôi chứ QUA đã khác rồi”. HÌNH là “đường nét giới hạn của một vật trong không gian, giúp phân biệt được rõ vật đó với xung quanh”. CHẤP: “Bạn tốt, bạn cùng chí hướng. Như: “chấp hữu” 執友 bạn bè”. Vũ coi tác giả chỉ là “bóng của người bạn tốt” thôi CHỨ QUA ĐÃ KHÁC RỒI! Khác thế nào? Tác giả hình tượng hóa “Bao lâu ở trên núi chỉ làm bạn với cái này”, anh giơ điếu xì gà trên tay và chỉ vào ly cà phê trước mặt…”. Bạn Vũ là xì gà và cà phê, nhưng tác giả cứ tưởng bạn là mình nên không trầm tĩnh!
Bỗng nhớ bài LÁ ĐỎ:
“Gặp QUA trên cao lộng gió
Rừng cà phê ào ào chín đỏ
Em đứng, đứng ở “thư phòng”
Như Trung Nguyên vai áo bạc, quàng khăn rằn
Thiền sư vẫn đi vội vã
Bụi cà phê nhòa trong trời lửa
Chào em, em gái truyền thông
Ơi, em gái truyền thông
Hẹn gặp nhé giữa Sài Gòn”.
No comments:
Post a Comment