Đối Thoại Điểm Tin ngày 09 tháng 02 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Được Trump truyền cảm hứng,
những người bất đồng chính kiến đòi lật đổ chế độ ở Iran
Các quốc gia Baltic cắt khỏi
lưới điện của Nga
Triều Tiên tuyên bố vũ khí
hạt nhân của họ không phải là 'con bài mặc cả' khi Trump, Ishiba gặp nhau
Thẩm phán liên bang Mỹ chặn
DOGE của Elon Musk truy cập hệ thống thanh toán
Nhà Trắng ra lệnh dừng thỏa thuận tái định cư người tị nạn Myanmar với
Thái Lan
Việt Nam chuẩn bị đối phó tác động thuế quan của Mỹ
đối với hàng hóa TQ
Các câu hỏi pháp lý xoay quanh kế hoạch giam giữ di
dân tại Guantanamo
Trung Quốc mở rộng kiểm soát xuất khẩu khoáng sản quan trọng sau khi Mỹ
áp thuế
Ông Zelenskyy đề nghị hợp tác khoáng sản với ông Trump
Ông Trump sắp công bố thuế quan hỗ tương với nhiều
nước
Đoàn Văn Báu xin trở lại đoàn bộ hành của sư Minh Tuệ nhưng không
thành công
Việt Nam xây đảo ở Biển Đông trong tình hình căng thẳng, đâu là
thách thức?
USAID bị dừng hoạt động: chuyên gia lo ngại về ảnh hưởng xấu đến
Việt Nam
Việt Nam sẽ chuẩn bị gì cho thương chiến?
Đoàn Văn Báu rút quân hay thay quân?
Người Việt tị nạn tại Thái Lan ra sao trước lệnh đình chỉ nhận
người tị nạn của Mỹ?
.Việt Nam tính toán gì khi mua tên lửa chống hạm BrahMos của Ấn Độ?
Cuộc đảo chính âm thầm của ngành Công an
Nghị định 168 và trò chơi con mực
“Giấy phép” làm trưởng đoàn sư Minh Tuệ của ông Đoàn Văn Báu có
giá trị không?
Sư Minh Tuệ sẽ đi tiếp thế nào?
Nhà làm phim Trung Quốc tố công an cửa khẩu sân bay Nội Bài nhiều
lần vòi tiền
Đoàn Văn Báu: Ngộ Không hay yêu quái biến hình?
Một Tổng bí thư lần đầu viếng nghĩa trang liệt sĩ trong cuộc chiến
Việt-Trung
Việt Nam phải làm gì trong trường hợp thương chiến của Mỹ lan tới?
Hội nghị Thượng đỉnh về Tự do tôn giáo quốc tế: Đưa Việt Nam trở
thành vấn đề trọng tâm
Bốn tổ chức nhân quyền quốc tế khiếu nại Việt Nam lên Ủy ban châu
Âu
Ba nhân chứng được mời dự hội nghị tự do tôn giáo ở Mỹ bị cấm xuất
cảnh
BBC
Sư Minh Tuệ chia sẻ
về hành trình sau khi ông Đoàn Văn Báu rời đoàn
Mỹ dự định áp thêm
thuế quan lên nhiều nước, Việt Nam lọt tầm ngắm?
Đoàn sư Minh Tuệ
tạm dừng bộ hành, ông Đoàn Văn Báu tái xuất
16 quyết định nổi
bật ông Trump đã thực hiện trong tuần này
New Zealand muốn
dẫn độ quan chức Việt Nam bị cáo buộc tấn công tình dục
Ông Trump trừng
phạt Tòa án Hình sự Quốc tế
Bản năng địa ốc của
Trump xung đột với thế giới quan 'Nước Mỹ trên hết'
Bên trong cuộc đua
Elon Musk khuynh đảo chính quyền Mỹ
Mỹ đóng băng viện
trợ nước ngoài, Việt Nam chịu thiệt gì?
Kế hoạch Gaza của
ông Trump không thể diễn ra, nhưng sẽ để lại hệ quả
Thuế quan mới của
ông Trump ảnh hưởng tới giá bán ô tô như thế nào?
Thặng dư thương mại
Việt Nam - Hoa Kỳ cao kỷ lục năm 2024
Việt Nam chọn EVN
và Petrovietnam đầu tư điện hạt nhân, điện than vẫn giữ vai trò chính
Trump và Musk tấn
công USAID, một nguồn viện trợ lớn ở Việt Nam
Ông Lê Hoài Trung
giữ chức chánh Văn phòng Trung ương Đảng
Đảng Cộng sản Việt
Nam: Thông điệp Tô Lâm khác gì thông điệp Nguyễn Phú Trọng?
Đoàn sư Minh Tuệ
'tạm dừng bộ hành', ông Báu suýt bị thay thế, nội bộ bất đồng
Vụ ảnh Em bé
Napalm: Luật sư ông Nick Út sẽ kiện đoàn làm phim 'tội phỉ báng'
Nhiếp ảnh gia Nick
Út: 'Đã có bất đồng khi chọn ảnh Em bé Napalm'
Tranh cãi về tác
giả bức ảnh lịch sử Em bé Napalm
Tinh gọn bộ máy:
Chính phủ giảm 4 bộ, Quốc hội giảm 2 ủy ban
Thấy gì từ việc
ông Nguyễn Thanh Nghị làm phó bí thư thường trực TP HCM?
Khởi tố, xử phạt
người phản đối Nghị định 168: chính quyền gửi thông điệp gì?
Việt Nam chốt mua
20 pháo tự hành K9 trị giá 300 triệu USD của Hàn Quốc?
Trump từng đề cập với Putin về chấm dứt chiến tranh Ukraina
Cho phép khai thác dầu hỏa ở Amazon : Tổng thống Brazil bị đả
kích kịch liệt
Hoàng tử Anh Harry chưa bị trục xuất khỏi Mỹ nhờ “người vợ kinh
khủng”
Donald Trump và những đòn gây chấn động nước Mỹ và thế giới
Nhạc
Pháp lời Việt : "Xa anh rồi" nguyên bản và phóng tác
Mỹ
- Nhật lên án những "hành vi khiêu khích" của Trung Quốc ở Biển Đông
Ba nước Baltic bỏ điện Nga, chính thức kết nối mạng lưới châu Âu
79 nước ủng hộ Tòa Hình sự Quốc tế chống lại sắc lệnh trừng phạt
của Trump
‘‘Trí tuệ Nhân tạo’’ không thể cứu được hành tinh :
AI bị đưa ra xét xử biểu tượng ở Pháp
Chiến tranh Nga - Ukraina : Trump và Zelensky có thể gặp nhau
tuần tới
Thương mại : Nhật Bản tạm xua tan viễn cảnh bị Mỹ trừng phạt
Israel rất hài lòng về kế hoạch của Washington di dời người
Palestine khỏi Gaza
Đại hội các đảng cực hữu châu Âu tại Madrid và tham vọng “Make
Europe Great Again”
Donald Trump « tấn công » Tòa án Hình sự Quốc tế vì các cuộc điều
tra nhắm vào Israel
Mỹ trừng phạt mạng lưới vận chuyển dầu Iran sang Trung Quốc
500 triệu trẻ em Đông Á và Thái Bình Dương phải hít thở không khí
ô nhiễm hàng ngày
TGV - tàu cao tốc Pháp : Hơn 40 năm giữ kỷ lục thế giới
«
Kiểm soát » Gaza: Mỹ khởi động lại kế hoạch đã chết yểu cùng với hiệp định Oslo
?
(NHK) -
Biển Đông: Mỹ, Nhật, Úc, Philippines lần đầu tiên diễn tập hải quân từ khi
Trump trở lại. Theo
trang NHK ngày 08/02/2025, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Philippines, Úc giữa
tuần qua đã tổ chức cuộc diễn tập hải quân tại một khu vực thuộc vùng đặc quyền
kinh tế của Philippines. Cuộc tập trận diễn ra hôm 05/02 có tham
gia của các tàu khu trục thuộc Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản, Hải quân
Hoa Kỳ và Úc, và một khinh hạm thuộc Hải quân Philippines. Mục tiêu là « tăng
cường khả năng tương tác ». Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ cho biết cùng ngày
bộ trưởng Quốc phòng Pete Hegseth và người đồng cấp Philippines, Gilberto
Teodoro, đã có cuộc điện đàm đầu tiên.
(AP) -
Đàm phán Canada và Philippines về một hiệp ước quân sự bước vào giai đoạn
cuối. Đại sứ
Canada tại Manila, David Hartman hôm 07/02/2025 cho biết trong bối cảnh Ottawa
quan ngại trước những « hành vi khiêu khích và bất hợp
pháp » của Trung Quốc ở Biển Đông, Philippines và Canada sắp kết
thúc đàm phán về một hiệp ước quân sự. Văn bản này mở đường cho hai nước tiến
hành các cuộc tập trận chung. Tin trên được loan báo trong bối cảnh, vào tuần
tới Canada và Philippines chuẩn khởi động chương trình giao lưu giữa hải quân
hai nước.
(Reuters)
- Đài Loan gửi một phái đoàn quan chức đến Washington. Phái đoàn do bộ trưởng Kinh tế Đài
Loan dẫn đầu nhằm đàm phán với chính phủ Mỹ, tránh khả năng Nhà Trắng đánh thuế
hải quan vào hàng của Đài Loan bán sang Hoa Kỳ. Trao đổi với báo chí hôm
08/02/2025, quan chức này từ chối cung cấp thêm thông tin về nội dung các cuộc
trao đổi với phía Mỹ. Thâm hụt mậu dịch bất lợi cho Mỹ tăng thêm 83 % trong năm
2024, và đã lên tới 111 tỷ đô la. Đài Loan chủ yếu xuất khẩu hàng « công
nghệ cao cấp » sang Hoa Kỳ.
(Reuters)
- Thẩm phán Mỹ đình chỉ kế hoạch buộc nghỉ việc 2.700 nhân viên USAID của Trump. Ngày 07/02/2025, thẩm phán Carl
Nichols, do Donald Trump bổ nhiệm trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, đã ra quyết
định cấm hành pháp Hoa Kỳ thực hiện kế hoạch buộc ngừng việc của tổng
thống Trump với 2.200 nhân viên bắt đầu từ hôm 08/02, và buộc chính quyền phải
nhận trở lại 500 nhân viên đã bị buộc ngừng việc trước đó. Quyết định của thẩm
phán trước mắt có hiệu lực đến 14/02. Thẩm phán cho biết sẽ xem xét triển hạn
lệnh này.
(AFP) -
Pháp đặt mua 530 xe thiết giáp hạng nhẹ Serval. Hợp đồng trị giá hơn 1 tỉ euro
được bộ Quân Lực Pháp nêu trong thông cáo ngày 08/02/2025. Số xe này sẽ
giúp « hiện đại hóa trang thiết bị của bộ binh Pháp » và «
lần lượt được giao từ cuối năm 2025 đến 2031 ».
(AFP) -
Nicolas Sarkozy là cựu tổng thống Pháp đầu tiên phải đeo vòng giám sát điện
tử. Kể từ hôm
07/02/2025, cựu tổng thống Pháp phải đeo vòng giám sát điện tử 24/24 giờ. Đây
là một quyết định của tòa án Paris từ cuối tháng 01/2025 trong vụ án mang
tên « Paul Bismuth » để lấy « một số thông tin
trong nghi án nhận tiền của cố lãnh đạo Libya Kadhafi qua trung gian gia đình
nhà tỉ phú Bettencourt để tài trợ cho chương trình vận động tranh cử tổng thống
của ông hồi 2007 ».
(AFP) -
Mỹ tạm đình chỉ việc ban hành quy định mới về bưu kiện cỡ nhỏ từ Trung
Quốc. Cơ chế
miễn thuế với các bưu kiện có giá trị dưới 800 đô la từ Trung Quốc tiếp tục
được duy trì, sau quyết định ngày 07/02/2025 của Nhà Trắng. Trước đó, việc tổng
thống Donald Trump quyết định tăng thêm 10% thuế với tất cả hàng nhập Trung
Quốc khiến Bưu điện Hoa Kỳ đầu tuần qua tạm thời không nhận bưu kiện từ Trung
Quốc và Hồng Kông « cho đến khi có thông báo mới »,
trước khi đảo ngược quyết định vài giờ sau đó.
(AFP) -
Trung Quốc : Sạt lở đất tại tỉnh Tứ Xuyên, hơn 30 người mất tích. Truyền thông tại Bắc Kinh đưa tin,
sáng 08/02/2025, một ngôi làng thuộc quận Nghi Tân, tỉnh Tứ Xuyên bị sạt lở
đất, hàng chục ngôi nhà bị cuốn trôi. Hiện có hơn 30 người mất tích và hàng
trăm người phải sơ tán. Công tác cứu hộ nạn nhân vẫn đang tiếp diễn.
TIN TỨC: CHỦ NHẬT
09.02.2025
1) EM TRAI BLOGGER HUỲNH THỤC VY BỊ BẮT TẠI
CAMPUCHIA
Thông tin được truyền
đi bởi bà Huỳnh Thục Vy, cho hay em trai bà là ông Huỳnh Trọng Hiếu đã bị hải
quan Campuchia bắt giữ hôm 3/2/2025 khi đang làm thủ tục để lên máy bay sang
Hoa Kỳ.
Cũng tin từ bà Vy,
ngày 2/2/2025, ông Huỳnh Trọng Hiếu làm thủ tục qua cửa khẩu Mộc Bài, được phía
Campuchia đóng mộc để nhập cảnh vào nước này một cách hợp pháp. Tuy nhiên, ngày
3/2/2025, ông Hiếu đến sân bay Phnom Penh để lên máy bay sang Hoa Kỳ nhưng đã bị hải quan nước này chặn lại. Nhân viên hải quan
Campuchia đã tịch thu hộ chiếu, điện thoại, căn cước và đưa ông Hiếu vào trại
tù của Cục Quản Lý xuất nhập cảnh Campuchia, với lý do được nói là sử dụng “hộ chiếu giả”.
Cho đến khi bản tin này được đăng tải, gia đình bà Vy vẫn
không nhận được tin tức nào từ ông Hiếu, kể từ khi ông bị bắt gần 1 tuần trước
đó.
Facebook cũng đã xóa bài viết của bà Vy trên trang cá
nhân, chỉ một tiếng sau khi bà thông báo về tình trạng em trai mình.
Ông Huỳnh Ngọc Tuấn,
cha ruột của Huỳnh Thục Vy và cũng là một cựu tù nhân chính trị, viết trên
trang cá nhân rằng “Đại sứ quán- Lãnh sự quán Việt Nam tại Campuchia cần phải
bảo vệ công dân của mình đang bị giam giữ trái phép tại Campuchia”.
Huỳnh Trọng Hiếu từng
là một người hoạt động nhân quyền. Năm 2017, ông Hiếu sang Thái Lan tị nạn và
đã được chính phủ Canada đồng ý cho tái định cư. Năm 2022, ông Hiếu từ Thái Lan
về Việt Nam để lo cho bà Vy khi đó mới đi thi hành án tù. Tháng 7/2024, ông
Hiếu được cấp lại hộ chiếu sau 12 năm bị công an tịch thu. Tháng 11/2024, Hiếu được Tổng Lãnh sự Hoa Kỳ tại Sài Gòn cấp visa B1/B2 để đến Hoa Kỳ.
Cũng liên quan đến
việc khủng bố các nhà hoạt động, bà Vy cho hay bà liên tục bị công an “mời miệng” đi làm việc. Lần gây đây nhất, hôm
6/2/2025, bà phải tới trụ sở công an tỉnh Đắk Lắk làm việc và bị thẩm vấn hơn 3
giờ đồng hồ. Nhà cầm quyền địa phương yêu cầu bà Vy “chấm dứt việc viết bài
chống phá Nhà nước trên Facebook và khuyên nhủ người nhà nên hạn chế facebook”.
Bà cũng được yêu cầu phải từ bỏ việc giúp đỡ các bạn tù thông qua gia đình họ.
2.ĐẮK LẮK: MỘT NGƯỜI ĐÀN
ÔNG BỊ XỬ PHẠT VÌ ĐĂNG TIN CÓ BẠO LOẠN Ở HUYỆN CƯ KUIN
Hôm 6/2, Công an tỉnh Đắk Lắk hôm 6/2 đã xử phạt 7,5
triệu đồng đối với một người đàn ông vì cái gọi là có hành vi “tung tin thất thiệt” về an
ninh, trật tự- truyền thông quốc doanh loan tin cùng ngày.
Người đàn ông bị phạt có tên viết tắt là N.H.V, 32 tuổi,
cư trú tại xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin. Báo chí quốc doanh cho hay, ông N.H.V đã
đăng một bài hôm 2/2, tức mùng 5 Tết, trong một nhóm Facebook có tên Hội bố mẹ
đơn thân Đắk Lắk Tây Nguyên với nội dung bắt đầu với cụm từ “Tin báo khẩn” và
tiếp đến nói rằng một nhóm khoảng 12 người dân tộc thiểu số “có vũ khí đang bạo
loạn” ở khu vực Việt Đức 4, Cư Kuin.
Cũng theo truyền thông lề đảng, ông N.H.V đã gỡ bài sau
10 phút đăng tải, nhưng ông vẫn bị phạt vì đã để thông tin lọt ra ngoài nhóm,
lan truyền trên không gian mạng và “gây hoang mang dư luận”.
Huyện Cư Kuin là nơi đã xảy ra vụ bạo động gây rúng động
dư luận vào tháng 6/2023. Hàng chục người sắc tộc thiểu số được cho là đã tấn
công các trụ sở chính quyền của 2 xã Ea Tiêu và Ea Ktur, giết chết 9 người bao
gồm cả 2 cán bộ lãnh đạo xã và 4 viên công an.
Hàng trăm người dân sau đó đã bị lùng bắt, một số người
bị tra tấn và bị kết án trong những phiên tòa bất công.
3.MỸ-NHẬT LÊN ÁN TRUNG
CỘNG “KHIÊU KHÍCH” Ở BIỂN ĐÔNG
Theo thông cáo của phủ tổng thống Mỹ, Tổng thống Mỹ và Thủ
tướng Nhật đã nêu đích danh Trung cộng bởi hành động mà họ cho rằng đang “khiêu
khích” ở Biển Đông. Hai nhà lãnh đạo đã “khẳng định lại” là
Washington và Tokyo « mạnh mẽ chống đối mọi đòi hỏi bất hợp pháp
về chủ quyền biển đảo từ phía Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa”, phản đối
các “chương trình quân sự” và những hoạt động mang tính “hù
dọa và khiêu khích” trong vùng Biển Đông.
Ông Donald Trump và
ông Shigeru Ishiba đồng thời ủng hộ việc để cho Đài Loan tham gia vào các
tổ chức quốc tế.
Việc thông cáo của Tòa
Bạch Ốc nêu đích danh Trung cộng có những hành vì “hù dọa” là
một điểm đáng chú ý. Cụm từ này bao hàm cả những hành vi “hù dọ”về
mặt kinh tế, về các biện pháp cấm vận, các vụ tấn công tin học cũng như
những “hành động đe dọa về phương diện quân sự”.
Thủ tướng Ishiba mời
tổng thống Trump chính thức công du Nhật Bản trong thời gian sắp tới. Cuộc tiếp
xúc đầu tiên giữa thủ tướng Nhật Bản và tổng thống Mỹ trong nhiệm kỳ thứ hai
của ông Trump được đánh giá là đã diễn ra tốt đẹp, một phần do đôi bên đã tìm
được nhiều đồng thuận trên các hồ sơ kinh tế và thương mại.
VNTB –
Chuyện anh Đoàn Văn Báu
RFA
– Nhà làm phim Trung Quốc tố công an cửa khẩu sân bay Nội Bài nhiều lần vòi
tiền
VOA
– Chính quyền Trump chỉ giữ lại 611 nhân viên thiết yếu của USAID
VNTB – Tỷ
phú Elon Musk và USAID
09/02/1773:
Ngày sinh Tổng thống William Henry Harrison
Cuộc
đua AI toàn cầu: Trung Quốc có đang bắt kịp Mỹ?
USAID và
an ninh Hoa Kỳ09/02/2025
Trump
2.0: Làm cách nào để thua trong cuộc thương chiến chỉ sau 18 ngày09/02/2025
16 năm, một
mối tình08/02/2025
Lãnh tụ
anh minh thần vũ08/02/2025
Thông
tư 29, cấm dạy thêm và nguy cơ thất thủ08/02/2025
Hãy mặc kệ ông
đi08/02/2025
Tháng
Hai, khởi động mới từ biên ải…08/02/2025
Chuyện anh Báu08/02/2025
Đoàn
Văn Báu rút quân hay thay quân?08/02/2025
Hiểu thêm
về đạo và đời07/02/2025
Phúc
Lai - Viết ngắn về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 08.02.2025
Thái
Hạo - Thông tư 29, cấm dạy thêm và nguy cơ thất thủ
Phúc
Lai - Câu chuyện buổi sáng cuối tuần
Thích
Thanh Thắng - « Tấn công » Minh Tuệ ?
Thái
Đức Phương - Sự trở lại thất bại của Đoàn Văn Báu và cú chốt hạ thần sầu
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 08.02.2025
Lê
Đức Dục - Tháng Hai, khởi động mới từ biên ải
Lưu
Trọng Văn - Đó chỉ là những thử thách bước đầu đối với người tu tập
Hoàng
Linh - Có khi A Báu thành Phật trước ông Minh Tuệ
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Rắn trong văn hóa Việt Nam:
Suối nguồn kỳ diệu của sự sống 06/02/2025
Các sắc lệnh của Trump có mang
lại giải pháp hữu hiệu không? 27/01/2025
Mừng Xuân Mới Ất Tỵ 2025 26/01/2025
CÂU ĐỐI TẾT ẤT TỴ 2025 26/01/2025
Mối đe dọa từ Trump đối với
ngành tình báo Mỹ 26/01/2025
Cái ác hôm nay… chỉ cần tiếng
vo ve của một con muỗi 25/01/2025
Quantum Computer – Máy tính
Lượng tử: cần một góc nhìn bản chất để quyết định chính sách và đầu tư 25/01/2025
Trở lại quê nhà (tiếp theo) 25/01/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
KHỞI
TỐ 2 PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ TN&MT TỈNH BÌNH THUẬN
https://lifestyle.znews.vn/khoi-to-2-pho-giam-doc-so-tn-mt-tinh-binh-thuan-post1529635.html
Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố
bị can, lệnh cấm ra khỏi nơi cư trú đối với ông Ngô Minh Thành và bà Phan Thị
Xuân Thu, đều là Phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận.
Ngày 8/2, nguồn tin PV Tiền Phong cho biết ông Cao Sơn Dũng, Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) tỉnh Bình Thuận, ký quyết định đình chỉ
công tác 2 phó giám đốc sở này và 1 phó trưởng phòng Tài nguyên nước và khoáng
sản.
Cụ thể, tại quyết định số 19, 20/QĐ-STNMT,
Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Bình Thuận tạm đình chỉ công tác đối với bà Phan Thị
Xuân Thu và ông Ngô Minh Thành, đều là Phó giám đốc Sở.
Còn tại quyết định số 21/QĐ-STNMT, Giám đốc Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bình Thuận tạm đình chỉ công tác đối với ông Lê
Trung Khánh, Phó trưởng phòng Tài nguyên nước và khoáng sản thuộc Sở Tài nguyên
và Môi trường tỉnh Bình Thuận. Cả 3 cán bộ nêu trên bị tạm đình chỉ công tác do
Cơ quan CSĐT Bộ Công an ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm ra khỏi nơi cư
trú kể từ ngày 14/1/2025.
Trong thời gian bị tạm đình chỉ công tác, ông
Ngô Minh Thành, bà Phan Thị Xuân Thu và ông Lê Trung Khánh được hưởng các chế
độ, chính sách theo quy định hiện hành.
Theo nguồn tin của PV Tiền Phong, 3 cán bộ trên có liên quan trong vụ án vi
phạm các quy định về khai thác tài nguyên và một số tội danh khác, xảy ra tại
Công ty Hưng Thịnh và các đơn vị liên quan mà Cơ quan CSĐT Bộ Công an đang thụ
lý điều tra.
Hồi tháng 11/2024, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã
khởi tố vụ án hình sự Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Vi
phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên, xảy ra tại Công ty
Hưng Thịnh và các đơn vị liên quan, đồng thời khởi tố bị can, áp dụng biện pháp
ngăn chặn đối với 9 bị can.
Cụ thể, Cơ quan CSĐT Bộ Công an khởi tố bị can
Phan Thành Muôn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Hưng Thịnh về 2 tội vi phạm
quy định về khai thác tài nguyên và vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả
nghiêm trọng. 6 bị can bị khởi tố về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu
quả nghiêm trọng, gồm Vũ Đức Phương Linh, Phó tổng giám đốc Công ty CP Titanium
Hưng Thịnh; Ngô Quang Anh, Giám đốc Công ty Thân Gia; Hoàng Thượng Hạ (quốc
tịch Trung Quốc); Nguyễn Anh Tuấn, Kế toán trưởng Công ty CP Sản xuất Zirconium
và Titanium Hưng Thịnh; Nguyễn Thị Hằng, thủ quỹ Công ty Hưng Thịnh; Hậu Tú
Doanh, nhân viên kinh doanh Công ty CP Titanium Hưng Thịnh.
2 bị can về tội Vi phạm quy định về khai thác
tài nguyên, gồm Phạm Văn Dương, Giám đốc điều hành mỏ Công ty CP Sản xuất
Zirconium và Titanium Hưng Thịnh; Nguyễn Văn Chiến, Tổng giám đốc Công ty CP
Titanium Hưng Thịnh.
Trước đó, ngày 30/10-7/11/2024, Cơ quan CSĐT
Bộ Công an đã phối hợp với Công an Bình Thuận đã khám xét khẩn cấp Công ty CP
Sản xuất Zirconium và Titanium Hưng Thịnh, qua đó xác định Công ty Hưng Thịnh
đã khai thác titan vượt nhiều lần trữ lượng, công suất theo giấy phép khai thác
khoáng sản do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp; khai thác, xuất bán quặng titan
nguyên khai không qua chế biến, gây thất thoát, lãng phí đặc biệt lớn nguồn tài
nguyên khoáng sản và tiền thuế cho ngân sách Nhà nước.
Hiện Cơ quan CSĐT Bộ Công an tập trung lực
lượng, mở rộng điều tra vụ án.
KÊ
BIÊN TÀI SẢN HÀNG TRĂM TỶ ĐỒNG CỦA CỰU CHỦ TỊCH CÔNG TY THÁI DƯƠNG
Cơ quan chức năng đã phong tỏa tài sản gồm 5
bất động sản và 3,5 triệu cổ phần trị giá 350 tỷ đồng đều đứng tên bị can Đoàn
Văn Huấn, cựu Chủ tịch Công ty Thái Dương.
Các bị can Đoàn Văn Huấn (trái, Chủ tịch công ty Thái Dương);
Nguyễn Văn Chính (Phó Tổng Giám đốc Công ty Thái Dương) và mỏ đất hiếm tại tỉnh
Yên Bái. Cơ quan Cảnh sát điều
tra, Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra và đề nghị truy tố Đoàn Văn
Huấn, Chủ tịch Công ty Thái Dương, cùng cựu Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi
trường Nguyễn Linh Ngọc và 25 bị can trong vụ khai thác trái phép, buôn lậu đất
hiếm tại tỉnh Yên Bái.
Vụ án này được xác định đã gây thiệt hại lớn
cho khoáng sản của Nhà nước, tổng thiệt hại lên tới hơn 864 tỷ đồng.
Ông Đoàn Văn Huấn bị đề nghị truy tố về các
tội danh "Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên",
"Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng" và "Gây ô
nhiễm môi trường".
Ngoài ra, cơ quan điều tra còn kê biên 1,4
triệu cổ phần trị giá 14,625 tỷ đồng đứng tên Lưu Anh Tuấn, Chủ tịch
HĐQT Công ty CP Đất hiếm Việt Nam, và phong tỏa 40 tỷ đồng trong 20
sổ tiết kiệm của Đỗ Hạnh Hương, Phó Giám đốc Công ty CP Đất hiếm Việt Nam.
Kết luận điều tra xác định ông Đoàn Văn Huấn
đã bán trái phép hơn 10.292 tấn quặng đất hiếm (hàm lượng TREO 18-20%) trị
giá 403 tỷ đồng và 280.846 tấn quặng sắt trị giá 333 tỷ đồng,
thu lợi bất chính 736 tỷ đồng.
Một khách hàng khác là Lưu Đức Hoa, quốc tịch
Trung Quốc, hiện bị truy nã. Lưu Đức Hoa đã mua 2.160 tấn quặng đất hiếm từ
Huấn và chỉ đạo nhân viên pha trộn chất phụ gia để tạo quặng thành màu trắng
đục. Các bị can sau đó đóng gói quặng đất hiếm trong bao bì giả gạo mang nhãn
hiệu "BẢO KHANG RICE, Chuẩn cơm mẹ nấu", nhằm che giấu bản chất thật
của sản phẩm.
Đất hiếm có nhiều tính chất đặc biệt như từ
tính, quang học, điện hóa và siêu dẫn, và có ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh
vực như chế tạo nam châm vĩnh cửu, đèn cathode trong máy truyền hình, xúc tác
trong lọc hóa dầu, xử lý môi trường và vật liệu siêu dẫn.
ĐÂM
CHẾT NGƯỜI VÌ MÂU THUẪN TRONG QUÁN CÀ PHÊ Ở TP.HCM
https://lifestyle.znews.vn/dam-chet-nguoi-vi-mau-thuan-trong-quan-ca-phe-o-tphcm-post1522333.html
Sau khi đâm chết nam thanh niên 19 tuổi trong
quán cà phê ở huyện Bình Chánh (TP.HCM), Sơn bắt xe khách lên Đà Lạt trốn thì
bị trinh sát lần theo dấu vết bắt giữ. Ngày 8/2, Công an huyện Bình Chánh (TP.HCM) bắt khẩn cấp Nguyễn
Hoài Sơn (23 tuổi, ngụ quận 8) để điều tra về hành vi “Giết người”.
Theo điều tra, vào khoảng 10h30 ngày 4/2, Sơn
ngồi một mình trong quán cà phê trên đường Cao Lỗ, xã Bình Hưng, huyện Bình
Chánh.
Đến khoảng 14h cùng ngày, anh Đ.G.P. (19 tuổi,
ngụ quận 8) đi đến bàn của Sơn hỏi mượn điếu cày của quán đang để gần đó. Lúc
này, Sơn nói “lấy đi”.
Thấy anh P. lấy điếu cày nhưng không rời đi
nên Sơn hỏi thăm. Sau đó, anh P. trả lời “Tôi đứng đây mắc mớ gì phiền đến anh”
rồi đi lên lầu.
Bực tức vì bị vô cớ làm phiền, Sơn lấy con dao
trong túi xách giấu sau lưng quần và đi lên lầu tìm P. để “nói chuyện”. Khi lên
lầu, Sơn thấy anh P. đang ngồi uống nước cùng một số người nên đi tới dùng tay
đánh.
Bị đánh trả, Sơn dùng dao đâm anh P. rồi rời
khỏi quán cà phê. Trên đường chạy về nhà trọ, Sơn vứt con dao xuống sông ở cầu
Cần Giuộc (phường 7, quận 8) để phi tang rồi đón xe khách đi Đà Lạt, tỉnh Lâm
Đồng.
Khi xe đến địa phận huyện Đức Trọng thì Sơn bị
lực lượng công an truy bắt đưa về trụ sở làm việc. Riêng anh P. được đưa đi cấp
cứu nhưng đã tử vong do vết thương thủng tim.
Vụ việc đang được công an điều tra, xử lý.
Vụ Thi hành án TP.HCM
thu giữ 78 tỉ đồng: Bản án là pháp lý cao nhất, không được làm trái
Từ vụ Thi hành án dân sự TP.HCM thu giữ 78 tỉ
đồng bị viện kiểm sát kháng nghị, các chuyên gia cho rằng bản án là pháp lý cao
nhất mà cơ quan thi hành án phải thi hành theo.
Vụ Cục Thi hành án dân
sự TP.HCM ra quyết định thu giữ hơn 78 tỉ đồng bị viện kiểm sát kháng nghị đã
thu hút sự quan tâm của dư luận cùng các chuyên gia pháp lý.
Tuổi Trẻ Online trao đổi với các chuyên gia để làm rõ
hơn vụ việc này.
Thi hành án phải tuân theo bản án
Theo luật sư Lê Văn Hoan - Đoàn luật sư TP.HCM, Luật Thi hành án
dân sự quy định cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan phải chấp hành nghiêm
chỉnh bản án, quyết định và phải chịu trách nhiệm về việc thi hành án.
Như vậy về nguyên tắc, chấp hành viên của Cục Thi hành án dân sự
chỉ được thi hành theo nội dung của bản án.
Và trong quá trình thi hành án thì viện kiểm sát nhân dân kiểm
sát việc tuân theo pháp luật của tòa án, cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành
viên, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Nếu phát hiện vi phạm trong việc thi hành án thì viện kiểm sát
kháng nghị hành vi, quyết định của thủ trưởng, chấp hành viên cơ quan thi hành
án dân sự cùng cấp, cấp dưới xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp
pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân; yêu cầu đình chỉ việc thi hành, thu hồi,
sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ quyết định có vi phạm...
Đồng tình, luật sư Bùi Quốc Tuấn - Đoàn luật sư TP.HCM - cũng
cho rằng theo quy định, bản án đã có hiệu lực pháp luật là cơ sở pháp lý cao
nhất để Cục Thi hành án dân sự thi hành theo. Trong bản án hình sự phúc thẩm
tuyên rõ về trách nhiệm dân sự của Công ty ALC II, của ông Vũ Quốc Hảo và các đương sự khác
liên quan khoản tiền bồi hoàn hơn 78 tỉ đồng.
"Trong tình huống Cục Thi hành án dân sự cho rằng án tuyên
chưa rõ, chưa chính xác thì có quyền đề nghị giải thích, kiến nghị người có
thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc tái thẩm đối với bản án,
quyết định.
Nếu không, cơ quan thi hành án phải chấp hành bản án. Theo quy
định Luật Thi hành án dân sự, trong 10 ngày kể từ khi thu được tiền, tài sản
thi hành thì chấp hành viên phải thực hiện việc thanh toán...", luật sư
Tuấn nói.
Phải trả lời kháng nghị của viện kiểm sát
Liên quan đến kháng nghị của viện kiểm sát, luật sư Lê Văn Hoan
cho rằng Luật Thi hành án dân sự quy định trong thời hạn 15 ngày kể từ khi nhận
được kháng nghị thì cục trưởng Cục Thi hành án dân sự phải trả lời kháng nghị.
Nếu chấp nhận kháng nghị của viện kiểm sát, trong thời hạn 5
ngày làm việc kể từ ngày có văn bản trả lời kháng nghị, cục trưởng Cục Thi hành
án dân sự phải thực hiện theo kháng nghị.
Nếu không nhất trí với kháng nghị của viện kiểm sát thì Cục Thi
hành án dân sự phải báo cáo với Tổng cục Thi hành án dân sự - Bộ Tư pháp và
Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.
Tổng cục Thi hành án dân sự xem xét và trả lời trong thời hạn 30
ngày, kể từ ngày nhận được báo cáo.
Văn bản trả lời của thủ trưởng Tổng cục Thi hành án dân sự có
hiệu lực thi hành. Nếu xét thấy văn bản trả lời kháng nghị đã có hiệu lực thi
hành của Cục Thi hành án dân sự, Tổng cục Thi hành án dân sự không có căn cứ
thì viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu bộ trưởng Bộ Tư pháp xem
xét lại.
XỬ PHẠT HỌC SINH Ở
ĐỒNG NAI CHO BẠN HỌC VAY LÃI NẶNG
https://tuoitre.vn/xu-phat-hoc-sinh-o-dong-nai-cho-ban-hoc-vay-lai-nang-20250208104801255.htm
Lực lượng chức năng đã xử phạt một học sinh
cấp 3 ở Đồng Nai cho bạn học vay lãi nặng, thu lợi cả chục triệu đồng.
Ngày 8-2, Công an xã Phú Lập (huyện Tân Phú, Đồng Nai) đã
lập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính đối với một học sinh trên địa bàn,
về hành vi cho vay lãi nặng.
Trước đó, ban giám hiệu Trường THPT Tôn Đức Thắng trình báo cơ
quan chức năng do nghi ngờ một số học sinh có biểu hiện cho vay lãi
nặng.
Sau đó Công an xã Phú Lập đã vào cuộc xác minh.
Qua điều tra, lực lượng công an xác định em P.T.H. (18 tuổi) cho
hai học sinh H.Đ.H. (19 tuổi) và P.V.H.P. (19 tuổi, cùng ngụ xã Tà Lài, huyện
Tân Phú) vay tổng cộng 17 triệu đồng.
Đáng nói, P.T.H. cho vay với lãi suất cao hơn quy định hiện hành 12-28
lần, từ đó thu lợi bất chính số tiền hơn 10 triệu đồng.
Mở rộng điều tra, công an phát hiện em P.T.H. vay tiền từ em
Đ.T.A.K. (17 tuổi, ngụ xã Phú Lập) 7 triệu đồng, lãi suất 400.000 đồng (chưa
vượt quá 5 lần so với mức lãi suất cao nhất theo quy định).
Sau khi vay được tiền, P.T.H. cho bạn học cùng trường vay lại
với mức lãi suất cao hơn để kiếm lời.
Do số tiền P.T.H. thu lợi bất chính chưa đủ 30 triệu đồng nên
không bị xử lý hình sự, mà chỉ xử phạt hành chính đối
với nam sinh này.
Lực lượng công an khuyến cáo đến phụ huynh học sinh cần chú
trọng, quan tâm hơn nữa và thường xuyên phối hợp với giáo viên trong việc quản
lý, giáo dục các em.
Đồng thời chủ động phối hợp với lực lượng công an trong việc
phòng ngừa, phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật.
CHỦ TỊCH CÔNG TY THÁI DƯƠNG CHỈ ĐẠO
THUỘC CẤP XẢ HÀNG NGHÌN TẤN BÙN TRỰC TIẾP RA MÔI TRƯỜNG
Minh
Đức
TPO - Chủ tịch Công ty Thái Dương - Đoàn Văn Huấn khai nhận,
trong quá trình khai thác quặng đất hiếm, đã chỉ đạo cấp dưới đổ hàng nghìn tấn
bùn thải quặng đuôi và thải thạch cao ra khu vực xung quanh mỏ Yên Phú (tỉnh
Yên Bái), gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Cơ quan Cảnh sát điều
tra, Bộ Công an, vừa ra kết luận điều tra, đề nghị Viện Kiểm sát truy tố 27 bị can trong vụ án khai
thác trái phép, buôn lậu đất hiếm ra nước ngoài, gây thiệt hại hơn 864 tỷ đồng
cho tài nguyên khoáng sản quốc gia. Cựu Thứ trưởng Bộ TN&MT Nguyễn Linh Ngọc, bị đề nghị truy tố về tội "Vi phạm quy
định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí", cùng
với các bị can khác như Nguyễn Văn Thuấn, cựu Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất
và Khoáng sản; Hoàng Văn Khoa, cựu Vụ trưởng Vụ Khoáng sản;
và Hồ Đức Hợp, cựu Giám đốc Sở TN&MT tỉnh
Yên Bái.
Đoàn Văn Huấn bị đề nghị truy tố về các tội danh
"Vi phạm quy định về thăm dò, khai thác tài nguyên", "Vi phạm
quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng", "Gây ô nhiễm môi
trường".
Làm việc với cơ quan
điều tra, bị can Đoàn Văn Huấn khai nhận rằng vào năm 2011, Công ty Thái Dương
đã thực hiện thủ tục xin cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, tuy nhiên do có sự
thay đổi trong Luật Khoáng sản năm 2010 và Chỉ thị 02 năm 2012 của Thủ tướng
Chính phủ, công ty chưa được cấp phép.
Đến năm 2013, Công ty
Thái Dương tiếp tục nộp hồ sơ xin cấp phép khai thác quặng "đất hiếm"
tại tỉnh Yên Bái. Tuy nhiên, thời điểm này, công ty chỉ nhận được Giấy chứng
nhận đầu tư cho Dự án khai thác và tuyển quặng, nhưng lại chưa hoàn tất thủ tục
xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư cho Dự án nhà máy thủy luyện và Dự án nhà máy
chiết tách (thiếu 2/3 Giấy chứng nhận cần có). Dự án có tổng mức đầu tư lên đến
1.953 tỷ đồng, trong khi vốn chủ sở hữu của công ty chỉ đạt 200 tỷ đồng, không
đáp ứng được tỷ lệ tối thiểu 30% trên tổng mức đầu tư như quy định. Mặc dù
thiếu nhiều điều kiện cần thiết, Công ty Thái Dương vẫn được cấp phép khai
thác, dẫn đến việc khai thác trái phép một số lượng lớn đất hiếm và buôn lậu
sang Trung Quốc.
Về hành vi “Gây ô
nhiễm môi trường”, Đoàn Văn Huấn khai
nhận đã xây dựng hai hệ thống nhà xưởng tại
mỏ đất hiếm Yên Phú. Trong quá trình hoạt động, các nhà xưởng này đã thải ra
bùn thải quặng đuôi (bao gồm chất thải rắn và nước thải) cùng với bùn thải lẫn
thải thạch cao (thạch cao bẩn). Những loại bùn thải này được công ty đổ trực
tiếp ra môi trường tại các khu vực xung quanh mỏ Yên Phú mà không có mái che
hoặc biện pháp che chắn nào để ngăn ngừa sự phát tán ra môi trường xung quanh.
Từ năm 2018 đến tháng
10/2023, Huấn đã chỉ đạo đổ trực tiếp hơn 348.000 tấn bùn thải quặng đuôi và
hơn 2.400 tấn thải thạch cao ra các khu vực không được phép, mặc dù Sở
TN&MT tỉnh Yên Bái đã nhắc nhở và yêu cầu khắc phục nhưng công ty của ông
Huấn không thực hiện.
ĐÂM CHẾT NGƯỜI TẠI
QUÁN CÀ PHÊ CHỈ VÌ CỰ CÃI MƯỢN 'ỐNG ĐIẾU CÀY'
Đến quán cà phê uống nước, Sơn và P. xảy ra cự
cãi chỉ vì mượn ống điếu cày. Sơn lấy dao tấn công P. ngay tại quán.
Ngày 8.2, Công an H.Bình Chánh (TP.HCM) bắt khẩn cấp Nguyễn Hoài
Sơn (23 tuổi, ở TP.HCM) để điều tra về hành vi giết người. Theo điều tra, trưa
4.2, Sơn đến quán cà phê ở
đường Cao Lỗ (xã Bình Hưng, H.Bình Chánh) uống nước.
Đến khoảng 14 giờ cùng ngày, anh Đ.G.P (19 tuổi, ở Q.8) đi lại
bàn Sơn đang ngồi hỏi mượn "ống điếu cày" của quán đang để gần chỗ
Sơn. P. lấy ống điếu cày cầm trên tay nhưng chưa rời đi nên Sơn hỏi "đứng
đây làm gì, sao không đi" và hai bên xảy ra cự cãi. P. sau đó bỏ đi
lên lầu.
Sơn tức giận do bị làm phiền vô cớ nên nảy sinh ý định đi tìm
P. đánh dằn mặt. Sơn
lấy trong túi xách của mình một con dao, giấu vào người đi lên lầu 1 quán cà
phê tìm P.
Tại đây, khi thấy P., Sơn đi đến đánh rồi dùng dao tấn công nạn
nhân. Sau khi tấn công P. xong, Sơn đi xuống quầy nước tính tiền rồi lấy xe máy
chạy về nhà trọ ở Q.8. Trên đường đi, Sơn ném con dao xuống sông.
Khi về đến nhà trọ, Sơn tiếp tục đón xe đến Bến xe miền Tây mua
vé đi TP.Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Trên đường đi đến địa phận H.Đức Trọng, tỉnh
Lâm Đồng thì Sơn bị công an bắt giữ.
Bước đầu, tại cơ quan điều tra Nguyễn Hoài Sơn thừa nhận cầm dao
đâm P. tại quán cà phê. Kết quả khám nghiệm tử thi cho
thấy, P. bị sốc mất máu không hồi phục do vết thương đâm thủng tim.
No comments:
Post a Comment