Tiên Văn
09/02/2025
DLSN
Thưa quí vị đảng viên lão thành cùng các bạn công an, bộ đội
thân mến,
Năm 2012 sau khi giành được ghế tổng bí thư, Nguyễn Phú Trọng ầm
ĩ rêu rao cái gọi là ‘đốt lò’ – chống tham nhũng không có vùng cấm, lần đầu
tiên cho bắt cả ủy viên bộ chính trị đưa vào tù với những bản án hàng chục năm
tù. Nhưng thực chất đây chỉ là việc Trọng bê nguyên xi thủ đoạn chính trị từ
Bắc Kinh của Tập Cận Bình nhằm cùng lúc đánh lạc hướng dư luận, mị dân và loại
bỏ các đối thủ, các nhân vật chính trị có thể gây nguy hại cho quyền lực, cho
uy tín chính trị của Trọng và đồng đảng cùng phe.
Bởi tất cả những nhân vật đã bị hạ bệ, bị loại khỏi cuộc chơi
quyền lực, thậm chí bị điều tra, truy tố và lãnh án tù đều không được hưởng
những quyền lợi tối thiểu về sự minh bạch và độc lập của quá trình tố tụng bình
thường phải có.
Ngoài ra, có một sự thực hiển nhiên ai cũng biết, đó là tất cả
những hành vi, hành động mà họ bị cáo buộc phạm tội bởi Trọng và đồng bọn cũng
đều là các hành vi, hành động chính Trọng và đồng bọn đã và đang tiếp tục thực
hiện. Điều khác biệt duy nhất giữa hai lực lượng, cáo buộc và bị cáo buộc, chỉ
là những kẻ cáo buộc có quyền lực trấn áp lớn hơn mà thôi.
Trong cuộc “đốt lò” đó, Trọng đã trao cho Tô Lâm những quyền hạn
vừa chính thức vừa ngầm định rất lớn để những kế hoạch ‘đốt lò’ của Trọng được
thực hiện đúng như y mong muốn.
Trong những hành vi ‘đốt lò’ có tính trấn áp đối thủ đó, Trọng
còn không do dự cả những hành vi, hành động gây phương hại tới bang giao quốc
tế quan trọng giữa Việt Nam và các nước lớn trên thế giới.
Điều đáng nói hơn nữa là Trọng không chỉ nhằm vào mục đích loại
bỏ các đối thủ chính trị, Trọng còn dùng quyền lực lớn nhất của kẻ thống trị
quốc gia chỉ để làm hả dạ cho những mối tư thù cá nhân. Như trường hợp Trọng đã
cho Tô Lâm, bộ trưởng công an, sang tận Đức chỉ đạo thực hiện vụ bắt cóc Trịnh
Xuân Thanh đưa về nước. Trịnh Xuân Thanh thực ra chỉ là một tên tham nhũng loại
nhỏ so với nhiều tên khác, nhưng vấn đề chính nằm ở chỗ khi Trịnh Xuân Thanh
trốn thoát khỏi Việt Nam, Trịnh Xuân Thanh đã tuyên bố ra khỏi đảng Hồ-Tàu và
buông ra nhiều lời sỉ vả, khinh miệt Nguyễn Phú Trọng cùng ban chấp hành trung
ương. Đây là một sự vụ hi hữu phản thầy, phản đảng có tính chợ búa trong lịch
sử của đảng cộng sản Việt Nam.
Vụ bắt cóc người ở Đức đã gây ra một khủng hoảng ngoại giao lớn
giữa hai nước và gây tổn hại nghiêm trọng cho bộ mặt chính trị của Trọng và
toàn giới lãnh đạo của đảng Hồ-Tàu – đảng duy nhất đang cầm quyền tại Việt Nam.
Thưa anh chị em và quí vị, nhưng xét về bản chất của đảng Hồ-Tàu
từ khi cầm quyền tới nay, vụ bắt cóc người tại Đức bất chấp luật pháp quốc tế
và thể diện cá nhân chỉ nhằm thỏa mãn cho mối tư thù của Trọng cũng hoàn toàn
tương hợp với truyền thống của lãnh đạo đảng Hồ-Tàu từ trước tới nay, kể cả từ
thời Hồ.
Chúng ta chắc không quên, vào năm 1958 Hồ đã chỉ đạo Phạm Văn
Đồng phải kí một công hàm công khai thừa nhận hai quần đảo Hoàng Sa và Trường
Sa là thuộc chủ quyền Trung Cộng của Mao Trạch Đông, chỉ vì khi đó Hồ đang rất
cần viện trợ của Mao cho âm mưu thôn tính Việt Nam Cộng Hòa.
Tuy nhiên những hành động phi pháp, phi đạo lí ngay trong nội bộ
của những kẻ chóp bu cũng phải trả những cái giá không nhỏ ngay chính trong nội
bộ của chúng.
Nguyễn Phú Trọng đã trở thành con tin của Tô Lâm ở một nghĩa nào
đó, vì Trọng sẽ trở nên bất lực nếu thiếu bàn tay sắt của bộ công an do Tô Lâm
điều khiển. Do đó, Trọng không chỉ bị chính Tô Lâm và nhiều kẻ khác lợi dụng,
khinh thường; Trọng còn phải chấp nhận những sự lấn lướt, quá đà của Tô Lâm,
điển hình là vụ tham nhũng ngàn tỉ Mobiphone và vụ Tô Lâm há miệng ăn bò dát
vàng ở Anh quốc.
Số phận của Hồ cũng không khác nhiều so với Trọng, Hồ đã bị Lê
Duẩn và Lê Đức Thọ khuynh loát, sử dụng cho những mục đích chính trị của cả hai
vào những năm sau 1958.
Có một điểm chung nữa giữa Hồ và Trọng là cả hai đều cố sức giữ
ghế quyền lực cho tới lúc chết. Sự ham quyền, dù chỉ là tượng trưng, không chỉ
là bản chất bất biến của mọi kẻ độc tài-phi dân chủ mà còn là một nhu cầu an
ninh sống còn của chúng: sẽ bị trả thù, mất mạng nếu rời ghế.
Ngày hôm nay, nếu nhìn kĩ những gì Tô Lâm đang làm từ khi cướp
được ghế tổng bí thư, chúng ta sẽ thấy kịch bản giữ ghế để giữ mạng cho tới lúc
chết của Tô Lâm cũng sẽ lại tái diễn.
Nhưng liệu kịch bản này có thực hiện được hay không, lại là một
câu hỏi còn bỏ ngỏ.
Hoàng Ân cùng Tiến Văn tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong
chương trình tuần sau.
09/02/2025
No comments:
Post a Comment