Friday, January 3, 2025

VNTB – Lợi nhuận hay rủi ro
Thái Hóa Lộc
03.01.2025 4:38
VNThoibao


(VNTB) – Đến thời điểm này, lễ nhậm chức sắp tới của ông Donald Trump dự kiến sẽ phá vỡ kỷ lục mọi quỹ nhậm chức trong lịch sử Mỹ vì số tiền tài trợ được công bố hiện đã vượt 150 triệu USD

 Ngày 20 tháng 01 sắp tới là lễ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhưng là lễ nhậm chức tốn kém nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Những ngày gần đây đã có nhiều công ty đang “đổ” hàng triệu USD cho Quỹ nhậm chức của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump. Khác với quỹ tranh cử, với việc không giới hạn số tiền đóng góp cho quỹ nhậm chức, các công ty đang muốn “lấy lòng” nhà lãnh đạo Mỹ trong 4 năm tới, với nhiều kỳ vọng về chính sách như một tín hiệu được gửi gắm. Sự kiện này hoàn toàn khác hẳn sau thất bại trước Tổng thống Joe Biden vào năm 2020, sự nghiệp chính trị của Donald Trump dường như đã kết thúc. Nhiệm kỳ đầu tiên của ông Trump cũng đã kết thúc trong hỗn loạn và sự chỉ trích – ngay cả từ các thành viên Đảng Cộng hòa.

Sự chiến thắng trong cuộc bầu cử trở thành tổng thống 47 Hoa Kỳ lần này, ông Trump là người thứ hai trong lịch sử trở lại Tòa Bạch Ốc sau khi từng thất bại trong một cuộc tái tranh cử. “Ông ấy bị hạ gục nhưng đã gượng dậy với lòng quyết tâm lớn gấp đôi,” ông Bryan Lanza, cố vấn chính trị của cựu tổng thống từ đầu chiến dịch năm 2016, nói: “Tôi nghĩ mọi người không nên ngạc nhiên về sự trở lại của ông.”

Sự xoay chuyển vận mệnh đáng kinh ngạc như vậy có thể sẽ đưa cựu tổng thống 78 tuổi trở lại Tòa Bạch Ốc với hình ảnh của một chính trị gia dường như miễn nhiễm với mọi đòn công kích chính trị, với một kế hoạch hành động chi tiết và đội ngũ trung thành sát cánh. Nỗ lực biểu dương lực lượng cuối cùng, khi ông Trump kêu gọi người ủng hộ tiến về Điện Capitol trong khi các nhà lập pháp đang xác nhận kết quả, đã kết thúc bằng việc đám đông thực hiện một cuộc tấn công bạo lực khiến những người bên trong phải vật lộn tìm nơi an toàn. Hàng trăm nhân viên thực thi pháp luật đã bị thương.

Bộ trưởng Giáo dục Betsy DeVos và Bộ trưởng Giao thông Elaine Chao nằm trong số nhiều quan chức thuộc chính quyền ông Trump đã từ chức để phản đối việc này.

“Không thể phủ nhận tác động của những diễn ngôn của ông Trump tới sự kiện đó, và đây là giới hạn của tôi,” bà DeVos viết trong lá thư từ chức gửi tổng thống.

Ngay cả Thượng nghị sĩ Nam Carolina thuộc Đảng Cộng hòa Lindsey Graham, một trong những đồng minh thân cận nhất của ông Trump, cũng quay lưng lại với ông. “Tất cả những gì tôi có thể nói là tôi không còn muốn dính líu gì [tới ông Trump] nữa” ông phát biểu tại Thượng viện. “Quá đủ rồi.”

Phong trào quay lưng lại với ông Trump lan sang cả giới doanh nghiệp, khi hàng chục công ty lớn – bao gồm American Express, Microsoft, Nike và Walgreens – tuyên bố ngừng ủng hộ những đảng viên Cộng hòa từng phản đối kết quả bầu cử năm 2020… Vào ngày ông Biden nhậm chức, ông Trump đã phá vỡ truyền thống kéo dài 152 năm khi từ chối tham dự buổi lễ. Thay vào đó, vào sáng cùng ngày, ông Trump, cùng gia đình và một vài cố vấn thân tín, bay về khu nghỉ dưỡng Mar-a-Lago. Tinh thần ông ủ dột, theo mô tả của bà Meridith McGraw, tác giả cuốn Trump in Exile (tạm dịch: Trump sống lưu vong) – cuốn sách ghi chép lại cuộc đời của cựu tổng thống sau khi rời Tòa Bạch Ốc.

Kể từ sau cuộc bầu cử Mỹ, giới lãnh đạo doanh nghiệp tìm cách thắt chặt mối quan hệ với quá trình chuyển giao quyền lực và định hình chính sách của Tổng thống đắc cử Donald Trump. “Cơn lốc” CEO đổ về Mar-a-Lago gần đây cũng phản ánh nỗ lực của các lãnh đạo doanh nghiệp trong việc tìm cách xích lại gần tổng thống đắc cử, qua đó thúc đẩy những chính sách có thể ảnh hưởng đến việc kinh doanh của họ.

Chủ tịch công ty Daniel Ek của Spotify, nền tảng phát nhạc trực tuyến với hơn 551 triệu người dùng, đã chuẩn bị kỹ lưỡng chia sẻ với tổng thống đắc cử về thống kê ấn tượng từ lần xuất hiện của ông trên podcast do Joe Rogan dẫn chương trình và được phát trên Spotify. Sự chuẩn bị này của ông Ek được cho là một nước đi tinh tế trong nỗ lực giành cảm tình từ ông Trump, CNN nhận định.

Ông Ek chỉ là một trong số hàng chục CEO liên lạc hoặc đến tận Mar-a-Lago để gặp ông Trump kể từ khi ông giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống vào đầu tháng 11. Những tên tuổi trong giới doanh nghiệp này hầu như đều đóng góp ít.

Bên cạnh hai tỷ phú Musk và Vivek Ramaswamy, ông Trump cũng đã gặp mặt và trò chuyện với một loạt tên tuổi “cộm cán” trong giới lãnh đạo doanh nghiệp Mỹ, bao gồm CEO Mark Zuckerberg của Meta, CEO Sundar Pichai của Google, nhà đồng sáng lập Sergey Brin của Apple, CEO Tim Cook của Apple, nhà sáng lập Jeff Bezos của Amazon và nhà sáng lập Bill Gates của Microsoft.

Trong bài phát biểu dài gần một giờ tại cuộc họp báo ở Mar-a-Lago ngày 16 tháng 12 mới đây, ông Trump đã so sánh sự khác biệt về quá trình chuyển giao quyền lực hiện nay và năm 2016. “Trong nhiệm kỳ đầu tiên, ai cũng chống lại tôi”, chính trị gia 78 tuổi nói. “Nhiệm kỳ này, mọi người đều muốn làm bạn với tôi”.

Những CEO đã gặp mặt tổng thống đắc cử đều chuẩn bị chiến lược kỹ càng, CNN dẫn nguồn tin nội bộ cho biết. Chiến thuật phổ biến được sử dụng trong những cuộc trò chuyện với ông Trump xoay quanh các vấn đề ưa thích của tổng thống đắc cử như gia tăng sản xuất và tạo cơ hội việc làm ở Mỹ. Cùng lúc đó, các CEO không quên lồng ghép những vấn đề liên quan trực tiếp đến việc kinh doanh của họ.

Susie Wiles, người được đề cử làm Chánh văn phòng Tòa Bạch Ốc trong chính quyền mới, đang lên kế hoạch cho nhiều cuộc họp. Một vài CEO tìm cách tiếp cận đội ngũ của ông Trump thông qua bà Wiles trong khi số khác gọi điện thẳng cho tổng thống đắc cử, theo CNN.

Một số CEO chỉ mới gặp và giới thiệu bản thân với ông Trump kể từ sau cuộc bầu cử, trong khi một số khác tìm cách thắt chặt mối quan hệ với tổng thống đắc cử trong bốn năm tới, đồng thời thăm dò lập trường của ông Trump về kế hoạch kinh doanh. Một số đồng minh của ông Trump nhấn mạnh rằng bản thân tổng thống đắc cử và những người ủng hộ ông ấy kỳ vọng nhiều hơn từ các CEO chứ không chỉ đơn thuần là những khoản đóng góp, với điển hình là nhà đồng lãnh đạo Ted Sarandos của Netflix.

Đối với nhiều lãnh đạo ở Thung lũng Silicon, việc gặp mặt ông Trump là một cách để “phá băng” mối quan hệ với tổng thống đắc cử trong quá khứ. Ông Trump đã nhận nhiều khoản ủng hộ cho lễ nhậm chức với trị giá trên 1 triệu USD từ các “ông lớn” trong ngành công nghệ như Meta, Amazon, Open AI và Uber.

Trong quá khứ, các tỷ phú công nghệ như Bezos hay Zuckerberg đều từng có mối quan hệ không mấy tốt đẹp với ông Trump, song họ đều đã được mời đến dùng bữa tại tư gia Mar-a-Lago sau khi tổng thống Donald Trump đắc cử.

Đầu tư cho Quỹ nhậm chức Tổng thống Mỹ “không rủi ro nhiều” như việc đầu tư cho quỹ tranh cử trước đây. Tuy nhiên, ván cược ít rủi ro cũng sẽ không đem lại chiến thắng quá lớn. Dù là vậy, nhưng với nhiều công ty Mỹ “kín tiếng khi kết quả bầu cử Mỹ chưa ngã ngũ”, thì đầu tư lúc này, dù có muộn cũng vẫn hơn là không có. Đến thời điểm này, lễ nhậm chức sắp tới của ông Donald Trump dự kiến sẽ phá vỡ kỷ lục mọi quỹ nhậm chức trong lịch sử Mỹ vì số tiền tài trợ được công bố hiện đã vượt 150 triệu USD…, hơn quỹ nhậm chức lần đầu kỷ lục của ông Trump chỉ là 107 triệu đô Mỹ và hơn nhiều so quỹ nhậm chức của đương kim Tổng thống Joe Biden chỉ có 62 triệu đô la Mỹ.

Năm mới 2025 mọi sự đều thay đổi đặc biệt lễ đăng quang nhậm chức của Tổng thống thứ 47 Hoa Kỳ sẽ báo hiệu cho sự đổi mới, khi đất nước này kỷ niệm 250 lập quốc.

 

No comments:

Post a Comment