Đối Thoại Điểm Tin ngày 05 tháng 01 năm 2025
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Chính quyền quân sự Myanmar
ân xá cho 5.864 tù nhân
Ukraine: Nga tấn công thành
phố chiến lược Pokrovsk nhằm cắt đứt các tuyến tiếp tế
Điều tra viên Hàn Quốc yêu
cầu quyền Tổng thống Choi mở đường cho việc bắt giữ ông Yoon
Israel không kích Gaza, giết
chết hàng chục người, trong khi có nỗ lực mới nhằm đạt lệnh ngừng bắn
Hoa Kỳ có kế hoạch bán vũ khí trị giá 8 tỷ đôla cho Israel
Dân biểu Mỹ Steel nhận bảo trợ cho
tù nhân lương tâm Lê Hữu Minh Tuấn
Khói bụi bao
trùm, Hà Nội trở thành ‘ô nhiễm nhất thế giới’
Tàu đặc nhiệm hải
quân Trung Quốc kết thúc chuyến thăm ‘kỹ thuật’ ở Việt Nam
Cuộc bầu cử mà
Trung Quốc hậu thuẫn khơi mào lo ngại về ‘hòa bình tiêu cực’ ở Myanmar
Việt Nam bắt
Facebooker do ‘xúc phạm danh dự nhiều lãnh đạo’
Một người gốc
Việt bị kết án trong vụ tấn công Điện Capitol xin tị nạn ở Canada, chờ Trump ân
xá
Derek Tran nhậm
chức dân biểu Hạ viện Mỹ, nói sẽ ‘dốc sức’ vì cộng đồng người Việt
Ông Mike Johnson
tiếp tục được bầu làm Chủ tịch Hạ viện Mỹ
Hoa Kỳ cân nhắc các quy định để hạn
chế hoặc cấm máy bay không người lái của Trung Quốc
Apple sẽ trả 95 triệu USD để dàn xếp
vụ kiện cáo buộc Siri nghe lén
Lương
Ngọc An bị Hội Nhà văn thu hồi quyết định bổ nhiệm
.Tháo
gỡ vòng kim cô kiểm soát tôn giáo trong hành trình của sư Minh Tuệ
Người
dân bức xúc vì tín hiệu đèn giao thông trục trặc khi áp dụng mức phạt mới
Công
an Bình Phước lập hồ xử lý hai Facebooker vì đăng thông tin xúc phạm công an và
cơ quan quản lý
Viết
bài đe doạ tướng công an, Facebooker bị bắt vì “lợi dụng quyền tự do dân chủ”
Nghị
định 168 làm giàu cho cảnh sát giao thông?
VinFast:
văn hoá doanh nghiệp và vấn đề thể chế
Gây
thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng, ông Trần Tuấn Anh thoát truy tố hình sự
Công
an giao thông thu 28 tỷ đồng tiền phạt ngày đầu năm, phạt nhóm Facebook báo
chốt giao thông
Hoạ
sĩ Lê Quốc Anh tố cáo Công an đánh đập khi bị tạm giữ, cha mẹ liên tục bị sách
nhiễu
Tinh
gọn bộ máy: cán bộ cấp cao vô sự, cán bộ Đảng được trợ cấp bằng tiền ngân sách
Chuyến
đi “chữa lành” thất bại của Phạm Minh Chính
Tăng
mức phạt đối với vi phạm giao thông: Người dân băn khoăn về tiêu cực trong lực
lượng CSGT
Cần
tuyên truyền đặc biệt cho kiều bào về "kỷ nguyên vươn mình của dân
tộc"
Kỷ
luật Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ là quyết tâm cao của ông Tô Lâm
Sư
Minh Tuệ và đoàn bộ hành đã đến Thái Lan
Ông Tô Lâm quẳng cái đe sắt cho đối thủ đang sắp chết
Tỷ
lệ sinh giảm thấp kỷ lục, Đảng viên có thể được sinh con thứ ba mà không bị
phạt
BBC
Sư Minh Tuệ trên
đất Thái Lan: 'Đủ duyên thì đi, con không sợ chết'
Ông Trump chi phối
thế nào tại Quốc hội Mỹ
Giới trẻ Trung Quốc
học thức cao làm lái xe, lao động phổ thông, diễn viên phụ
Vì sao cảnh sát Hàn
Quốc khó bắt tổng thống bị luận tội?
Ông Trump sẽ bị
tuyên án trước ngày nhậm chức, nhưng không phải ngồi tù
Vì sao Apple bất
ngờ giảm giá iPhone ở Trung Quốc?
Lại sửa Quy hoạch
điện 8 - Gọt chân sao cho vừa giày?
Những người vợ
Ukraine đi 50 tiếng chỉ để 'hẹn hò' với chồng 50 phút ở tiền tuyến
Xe bán tải
Cybertruck đầy can xăng và pháo hoa phát nổ trước khách sạn Trump
Cục diện xung đột
trên toàn cầu 2024 và dự báo diễn biến 2025
Chiến dịch tấn công
mạng 'do Trung Quốc thực hiện' ở Mỹ: nhận diện thủ phạm và cách thức xâm nhập
Quân đội Việt Nam
hiện đại hóa: Dần rời xa vòng tay Nga?
Công nghiệp quốc phòng Việt Nam: mức độ tự chủ và tiềm
năng xuất khẩu
Việt Nam, đã chín muồi cho một cải cách?
Tòa Thái Lan tuyên 'trả tự do', Y Quynh Bđăp vẫn ngồi tù
và đối mặt nguy cơ dẫn độ
Vì sao chính quyền Việt Nam bỏ tù chín nhà sư và phật tử
Khmer?
Hương bay ngược gió: Vì sao sách về sư Minh Tuệ bị cấm
phát hành?
Đăng bài mạng xã hội phải xác thực số điện thoại: không
gian biểu đạt bị bóp nghẹt?
Vụ nổ khiến 12 quân nhân Quân khu 7 thiệt mạng: do sét
hay bất cẩn?
Việt Nam: ứng viên sáng giá tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Nga
bàn về Ukraine?
Người tố giác lỗi trong xe điện VinFast bị trả đũa
Nghi phạm khai gì về vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội khiến
11 người chết?
Nhà đầu tư nước ngoài nghĩ gì về 'tinh gọn bộ máy' của
ông Tô Lâm?
Mỹ - Trung cạnh tranh Nga tại Triển lãm Quốc phòng Quốc
tế Việt Nam?
Bộ trưởng Quốc Phòng Nhật Bản công du Indonesia, tái khởi động dự
án sản xuất tàu khu trục
Hàn Quốc : Quyền tổng thống Choi Sang Mok trước sức ép bắt giữ
Yoon Suk Yeol
Tổng thống Biden trao huân chương Tự do cho 19 cá nhân, gởi một
thông điệp đến Donald Trump
Nhà đối lập Venezuela Gonzalez Urrutia đến Mỹ gặp tổng thống Joe
Biden
Hàn Quốc : Khủng hoảng chính trị thêm trầm trọng sau nỗ lực
bắt tổng thống Yoon không thành
Hoa Kỳ : Mike Johnson của đảng Cộng Hòa tái đắc cử chủ
tịch Hạ Viện
Chia rẽ, vu khống, tin giả: Năm 2025 và những thách thức lớn với
các nền dân chủ
Cách
mạng Cuba đã « mồ yên mả đẹp », kinh tế Trung Quốc và Nga đang lao đao
Vụ Stormy Daniels : Donald Trump bị tòa tuyên án hình sự 10 ngày
trước khi nhậm chức TT Mỹ
Tổng thống Mỹ Joe Biden chặn thỏa thuận Nippon Steel mua U.S.
Steel
Ba Lan không mời đại diện Hungary dự lễ tiếp quản chức tịch luân
phiên Hội Đồng Châu Âu
Thụy Điển điều tàu đến hỗ trợ Phần Lan điều tra vụ phá cáp ngầm
biển Baltic
Kỷ niệm Ngày độc lập, tập đoàn quân sự Miến Điện ân xá cho khoảng
6.000 tù nhân
Nhạc Pháp lời Việt : « Tiếc nhớ cuộc tình » do ai sáng
tác ?
FBI :
Thủ phạm "hành động một mình" trong vụ tấn công ở New Orleans, Hoa Kỳ
Hàn Quốc : Ủy ban điều tra tạm ngừng thi hành lệnh bắt giữ
tổng thống bị truất phế Yoon Suk Yeol
Ngoại trưởng Pháp và Đức đến Damas gặp tân lãnh đạo Syria
(AFP) – Montenegro : Chính
quyền thắt chặt quy định hạn chế vũ khí bất hợp pháp sau vụ xả súng hôm 01/01
khiến 12 người chết tại Cetinje. Theo tổ chức phi chính phủ Small Arms Survey (SAS) của
Thụy Sĩ, Montenegro chỉ có 620.000 dân, nhưng có đến 245.000 vũ khí đang được
lưu hành. Thủ tướng Milojko Spajic hôm 03/01/2025 tuyên bố có quá nhiều vũ khí
đang được lưu hành. Sau cuộc họp của hội đồng an ninh, thủ tướng thông báo
những ai sở hữu vũ khí trái phép có thời hạn 2 tháng để giao nộp cho nhà chức
trách, nếu không sẽ bị khởi tố. Việc cấp phép sở hữu súng cũng sẽ được xem xét
lại, kèm theo đó là các biện pháp kiểm tra giấy phép và sức khỏe của người sử
dụng.
(AFP) –
Nước Mỹ bắt đầu lễ tiễn biệt cựu tổng thống Jimmy Carter. Toàn nước Mỹ từ hôm nay bắt đầu
tuần lễ viếng và tiễn biệt cựu tổng thống Hoa Kỳ Jimmy Carter, qua đời hôm
29/12/2024, hưởng thọ 100 tuổi. Buổi lễ viếng mở đầu 15 giờ 15 hôm nay (giờ
GMT) tại Plains, thành phố nhỏ quê hương ông tại bang Georgia. Thi hài của
ông những ngày tới sẽ được các nhân viên mật vụ thuộc đội bảo vệ chính khách hộ
tống chuyển đi qua nhiều thành phố khác của nước Mỹ, trước khi đến Washington
ngày 09/01, để cử hành quốc tang. Dự kiến tang lễ sẽ có sự góp mặt của
tổng thống mãn nhiệm Joe Biden, tổng thống đắc cử Donald Trump cùng các cựu
tổng thống và quan chức chính trị của Hoa Kỳ, cũng như quốc tế.
(Reuters)
– Tổng thống Joe Biden dự kiến cấm triển khai các giànkhoan dầu và khí đốt
mới trên diện tích hơn 250 triệu ha ngoài khơi nước Mỹ. Reuters trích dẫn Bloomberg News
hôm nay 04/01/2025 cho biết luật cấm sẽ được thông báo vào thứ Hai 06/01, liên
quan đến Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và vịnh Mêhicô, trong khuôn khổ cuộc
chiến chống biến đổi khí hậu. Theo New York Times, các điều khoản của đạo luật
mà tổng thống Biden viện dẫn sẽ không cho người kế nhiệm Donald Trump khả năng
hủy bỏ lệnh cấm. Tuy nhiên, tổng thống vẫn để ngỏ cửa cho các giàn khoan mới ở
các khu vực trung và tây vịnh Mêhicô. Nhà Trắng hiện chưa hồi đáp yêu cầu bình
luận.
(AFP) –
Ấn Độ lo ngại dự án xây đập khổng lồ tại Tây Tạng của Trung Quốc. Ngày 03/01/2025, Ấn Độ đã bày tỏ
lo ngại với Trung Quốc về dự án xây dựng đập thủy điện khổng lồ trên sông
Brahmapoutre tại Tây Tạng. Theo New Delhi, công trình ngăn sông này có thể gây
hậu quả nghiêm trọng cho nhiều vùng của Ấn Độ và Bangladesh dưới hạ lưu con
sông. Dự án này được Bắc Kinh cho là một giải pháp giảm phát thải carbone, đồng
thời cải thiện phát triển kinh tế cho Tây Tạng. Dự án này còn lớn hơn
nhiều so với con đập thủy điện Tam Hiệp, vốn đã được coi là khổng lồ. Phát ngôn
viên bộ Ngoại Giao Ấn Độ hôm qua đề nghị Bắc Kinh tôn trọng lợi ích của các
quốc gia tại hạ nguồn con sông nói trên. Đồng thời, New Delhi sẽ chú ý tới hồ
sơ này và « sẽ có biện pháp cần thiết để bảo vệ lợi ích của
mình ».
(AFP)
– Tổng y sĩ Hoa Kỳ : Rượu là nguyên nhân gây ung thư đã được chứng
minh, nhưng có thể phòng tránh được. Hôm 03/01/2025, tổng y sĩ Mỹ, bác sĩ Vivek Murthy
ra thông cáo, cùng với báo cáo về đề tài này, khẳng định rượu gây ra 100.000 ca
ung thư và 20.000 ca tử vong vì ung thư mỗi năm tại Mỹ, ngoài ra là 13.500 ca
tử vong vì giao thông đường bộ do uống rượu. Báo cáo nhấn mạnh các đồ uống có
cồn, dù là bia hay rượu vang, rượu mạnh, có thể gây ra 7 loại ung thư :
ung thư vú, ung thư đại tràng-trực tràng, thực quản, gan, miệng, hầu họng và
thanh quản. Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức được về mối nguy này, nên bác
sĩ Vivek Murthy khuyến cáo chính quyền Mỹ có những biện pháp mới để cảnh báo và
nâng cao ý thức cho người dân. Bác sĩ Vivek Murthy đề nghị nguy cơ ung thư phải
được ghi trên nhãn đồ uống có cồn, như tại Hàn Quốc hoặc Ireland. Biện pháp này
có thể sẽ được thông qua tại Nghị Viện.
(AFP) –
Mỹ chi hơn 300 triệu đô la để phòng chống cúm gia cầm. Chính quyền tổng thống Biden, hôm
qua 03/01/2025, thông báo sẽ chi 306 triệu đô la để củng cố công tác đối phó
với cúm gia cầm. Khoản tài trợ này nhằm hỗ trợ các chương trình giám sát và
nghiên cứu về virus H5N1. Mặc dù nguy cơ cúm lây sang người tương đối thấp,
nhưng nhà chức trách vẫn chuẩn bị cho mọi kịch bản có thể xảy ra để bảo vệ sức
khỏe cộng đồng. 66 ca cúm gia cầm ở người đã được ghi nhận trong năm 2024,
nhưng chưa có trường hợp nào lây từ người sang người.
(RFI) –
Thụy Điển : Chính phủ muốn giảm số lượng sói thông qua săn bắn. Hiện tại Thụy Điển có 375 con sói.
Chính phủ muốn giảm xuống còn 170, theo xu hướng chung tạo thuận lợi để diệt
bớt sói ở châu Âu để bảo vệ gia súc. Mùa săn sói đã được phát động. Tuy nhiên,
thông tín viên RFI Ottilia Ferey, hôm nay 04/01/2025 trích
dẫn Magnus Orrebrant, chủ tịch Hiệp hội về các loài động vật ăn thịt của Thụy
Điển, cho biết cuộc săn thường niên này vi phạm luật pháp châu Âu, nhưng đã kéo
dài từ năm 2010. Ông lưu ý sói dẫu sao cũng là loài đang bị đe dọa, tức là phải
được bảo vệ.
TIN TỨC: CHỦ NHẬT 05.01.2025
1.ÔNG DEREK TRAN NÓI
SẼ “DỐC SỨC” VÌ CỘNG ĐỒNG NGƯỜI VIỆT TẠI BUỔI NHẬM CHỨC DÂN BIỂU HẠ VIỆN MỸ.
Ông Derek Tran, 44
tuổi, tuyên thệ nhậm chức hôm 3 tháng 1 trong một buổi lễ long trọng trong nghị
trường Hạ viện Hoa Kỳ tại Điện Capitol ở thủ đô Washington.
Trong một cuộc tiếp
xúc với báo chí sau khi nhậm chức, ông nói chính nhờ sự ủng hộ của cộng đồng
người Việt mà ông có mặt ở đây ngày hôm nay và rằng ông sẽ nỗ lực để “trả ơn.”
Ông Derek Trần thuộc
đảng Dân chủ, đã dành chiến thắng trong đợt tổng tuyển cử hồi tháng
11/2024 và đánh bại Dân biểu đương nhiệm người Mỹ gốc Hàn Michelle Steel thuộc
đảng Cộng hòa với cách biệt sít sao.
Ông Derek Trần là một
luật sư, có cha mẹ là thuyền nhân tị nạn cộng sản. Trong quá trình vận động
tranh cử, ông Derek nhận được sự ủng hộ của nhiều nhân vật chính trị cao cấp
như cựu Tổng thống Bill Clinton, lãnh đạo khối thiểu số Hạ viện Hakim Jeffrey.
Chiến thắng của ông
Derek Trần được coi là “làm nên lịch sử” khi trở thành Dân biểu Hoa Kỳ người
Việt đầu tiên đại diện một khu vực nơi người Việt tập trung đông đúc nhất ở Mỹ
và bên ngoài Việt Nam ở miền nam bang California.
Trong diễn biến khác,
bà Michelle Steel, trước khi mãn nhiệm, đã vận động quốc hội Hoa Kỳ yêu cầu
Việt Nam trả tự do cho nhà báo Lê Hữu Minh Tuấn thông qua Dự án Bảo vệ Quyền Tự
do của Ủy ban Nhân quyền Tom Lantos vào giữa tháng 12/2024. Bà Steel cũng nhận
bảo trợ cho ông Tuấn, một nghĩa cử cao đẹp dù đã mãn nhiệm.
2.BÌNH PHƯỚC: HAI CÔNG
DÂN BỊ CÔNG AN TRIỆU TẬP, LẬP HỒ SƠ VÌ THỰC THI QUYỀN TỰ DO BIỂU ĐẠT
Hai người dân ở Bình
Phước vừa bị công an tỉnh này mời làm việc và lập hồ sơ vi phạm vì “đăng tải
thông tin xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức trên mạng xã hội”. Truyền thông
quốc doanh không cho biết tên của cơ quan, tổ chức mà hai công dân này “xúc phạm”
cũng như điều luật nào được áp dụng để xử phạt.
Hai công dân được báo
chí viết tắt tên khi bình luận, cũng bị ký cam kết “không tái phạm”.
Một trong hai người bị
cáo buộc đã dùng điện thoại cá nhân để đăng tải lời lẽ xúc phạm lực lượng công
an sau khi bị xử phạt lỗi không đội mũ bảo hiểm trong khi điều khiển xe gắn
máy.
Vài năm trở lại đây,
công an gia tăng việc triệu tập, đàn áp những người đăng tải các nội dung mang
tính chỉ trích giới lãnh đạo, quan chức trên mạng xã hội với lý do “vi phạm
pháp luật”. Luật An ninh mạng và một số nghị định được ban hành sau này đã cho
phép công an xử phạt bất cứ ai mà họ cho là “vi phạm” với số tiền lên đến 7,5
triệu đồng. Rất nhiều công dân, trong đó có các nhà hoạt động nhân quyền đã
phải ngồi tù vì Luật An ninh mạng, vốn được đảng cộng sản viết ra để triệt tiêu
quyền tự do ngôn luận của người dân Việt Nam.
3.CẢNH SÁT THÁI LAN
KHẲNG ĐỊNH KHÔNG CÓ SỰ GIAO THIỆP NÀO VỚI PHÍA VIỆT NAM TRONG CHUYẾN BỘ HÀNH
CỦA SƯ MINH TUỆ
Sư Thích Minh Tuệ cùng
năm nhà sư Việt Nam khác vào ngày 31/12/2024 đã đi bộ qua biên giới giữa Lào và
Thái Lan, bắt đầu cuộc bộ hành trên đất Thái Lan.
Ngày 3/1/2025, Đại
diện quan hệ công chúng thuộc Văn phòng Phật giáo của tỉnh Ubon Ratchanthani,
Thái Lan, cho BenarNews biết văn phòng này không nhận
được thông tin gì về chuyến đi của đoàn nhà sư Thích Minh Tuệ sang Thái Lan
đồng thời không có sự phối hợp trước đó với phía Việt Nam. Trong khi đó, cảnh
sát ở cửa khẩu Chong Mek thuộc tỉnh này xác nhận điều tương tự và cho biết
thêm, họ không được thông báo về việc đoàn sẽ sang Myanmar khất thực.
Sau khi đoàn vào Thái
Lan, một số đài truyền hình đã đưa tin về chuyến đi của sư Thích Minh Tuệ, và
nhắc đến việc ông bị chính quyền Việt Nam gây khó khăn khi đi bộ khất thực
trong nước. Ông Đoàn Văn Báu, một cựu an ninh cấp cao của Việt Nam, người tự nhận
đi theo sư Minh Tuệ để “hộ pháp”, nói rằng thông tin trên là sai sự thật và cho
biết "Bộ Ngoại giao Việt Nam sẽ gửi công hàm cho Bộ Ngoại giao Thái Lan để
điều chỉnh về vấn đề này”.
Sư Thích Minh Tuệ đã
từng bộ hành khất thực ít nhất bốn lần suốt dọc hai miền Nam Bắc trong 6 năm
cho đến khi trở thành một “hiện tượng đặc biệt” vào năm 2024, sau khi hình ảnh
của ông xuất hiện trên truyền thông xã hội.
Để ngăn chặn làn sóng
ủng hộ sư Minh Tuệ, nhà cầm quyền đã tìm mọi cách để thao túng ông nhưng bất
thành. Kết quả là vị sư này phải rời Việt Nam. Tuy nhiên, công luận đang đặt
nghi vấn về vai trò cựu sĩ quan công an Đoàn Văn Báu và ông Lê Khả Giáp trong chuyến
bộ hành xuyên biên giới của sư Thích Minh Tuệ.
4.NGOẠI TRƯỞNG PHÁP VÀ
ĐỨC ĐẾN DAMAS GẶP TÂN LÃNH ĐẠO SYRIA.
(Theo RFI) Ngoại
trưởng Pháp và Đức hôm 3/1/2025 đã đến Damas để hội đàm với tân lãnh đạo Syria,
ông Ahmad Al-Sharaa. Đây là chuyến thăm chính thức cấp cao đầu tiên
của các cường quốc phương Tây kể từ khi chế độ Bashar Al-Assad bị lật đổ.
Trên mạng xã hội X,
ngoại trưởng Pháp tuyên bố, « Pháp và Đức, sát cánh cùng người dân
Syria trong tất cả sự đa dạng », đồng thời khẳng định, Pháp và Đức
« ủng hộ chuyển tiếp hòa bình và đòi hỏi phục vụ người dân cũng như vì
sự ổn định khu vực ».
Trong khi đó, ngoại
trưởng Đức khẳng định chuyến đi của bà cùng với đồng nhiệm Pháp, dưới sự ủy
nhiệm của Liên Hiệp Châu Âu, là « một tín hiệu rõ ràng gởi đến người
dân Syria : đây có thể là một sự khởi đầu chính trị mới giữa châu Âu và
Syria, giữa Đức và Syria. ».
Trước khi hội đàm với
lãnh đạo mới của Syria, hai ngoại trưởng Pháp - Đức đến tham quan nhà tù
Saydnaya, gần thủ đô Damas, biểu tượng của chính sách trấn áp đại trà của chính
quyền Bashar Al-Assad.
Nhân chuyến đi, ngoại
trưởng Pháp cũng đến thăm tòa đại sứ Pháp, bị đóng cửa từ năm 2012 vì lý
do « trấn áp đẫm máu bởi chế độ tội phạm Bashar Al-Assad »,
theo như phát biểu của ông Jean-Noel Barrot.
Ông thông báo « trong
những tuần sắp tới, tùy theo tình hình biến đổi các điều kiện an ninh, Pháp sẽ
chuẩn bị dần dần các phương thức phục hồi sự hiện diện của Pháp tại Damas. »
VNTB
– Tổng Bí Thư Tô Lâm chỉ đạo sáng tác nghệ thuật
VNTB
– Sài Gòn đổi thành Hồ Chí Minh, sửa “đường” thành “phố”: xoá sạch ký ức huy
hoàng
VNTB
– Làm đúng pháp luật vẫn bị phạt vì bị người thi hành pháp luật gài bẫy
05/01/1916:
Dự luật nghĩa vụ quân sự đầu tiên được trình lên Quốc hội Anh
Năm
dự đoán về Trung Quốc năm 2025
Viễn
cảnh sân bay Long Thành không có hành khách khi đi vào hoạt động05/01/2025
Bi hài
kịch “pháp quyền”…05/01/2025
Đến
khi nào có tiền và hoàn tất xây dựng giai đoạn 2 và 3 sân bay Long Thành?05/01/2025
Gửi
các nhà văn quốc doanh trong hội chú Thiều05/01/2025
Nước đổ lá khoai05/01/2025
Ai
chìa tay cho ai? Bàn tay nào đáng tin cậy?05/01/2025
Nhận
diện kẻ trong bóng tối thao túng “tăng đoàn” sư Minh Tuệ05/01/2025
Lời
cảm ơn04/01/2025
Chiến
tranh Nga: Chỉ có lòng dũng cảm mới cứu được châu Âu04/01/2025
Hội
Nhà văn Việt Nam tiếp tục thiếu minh bạch04/01/2025
Nguyễn
Chương - Sao lại tự tiện đổi chữ « Đường » thuần Việt thành « Phố » ?
Hoàng
Tuấn Công - Nước đổ lá khoai
Phạm
Thành Nhân – Vài nhận xét về vụ Cần Thơ
Thái
Vũ - Đánh ghen ? Xin có vài lời
Mai
Quốc Ấn - Chúc mừng một vị tướng của dân
Bông
Lau - Bàn chân cô gái gọi
Nguyễn
Đình Bổn - Những vấn đề trên đất Thái
Châu
Âu giám sát tàu ma của Nga, NATO chống phá hoại cáp biển
Võ
Xuân Sơn - Dự đoán trận chung kết lượt về
Thái
Hạo - Ban chấp hành Hội Nhà văn nên từ chức !
Dương
Tú - Hội Nhà văn Việt Nam tiếp tục thiếu minh bạch
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 04.01.2025
Lâm
Bình Duy Nhiên - Ý thức hay phạt, phạt nữa, phạt mãi?
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Xuân này khác hẳn mấy xuân qua 05/01/2025
Người dân vẫn khổ sở vì ô nhiễm
tại làng tái chế chì lớn nhất nhì miền Bắc 05/01/2025
Tính người và bạo lực 05/01/2025
Danh mục bệnh hiểm nghèo 05/01/2025
Hội Nhà văn Việt Nam tiếp tục
thiếu minh bạch 05/01/2025
AI nghĩ thế nào về thông báo
mới của HNV? (1) 05/01/2025
Có gì mà phải sợ đến thế? 05/01/2025
Sự trì trệ của kinh tế Trung
Quốc đã thay đổi cục diện chiến tranh thương mại 04/01/2025
John Mearsheimer: ‘Người Trung
Quốc nên vui mừng vì Mỹ đã theo đuổi bá quyền tự do’ 04/01/2025
Tiếng nói của người vợ (1) 04/01/2025
Khúc dạo đầu của cuộc đàm phán
Mỹ – Nga về vấn đề Ukraine 04/01/2025
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
BẮT
11 GIÁM ĐỐC, KẾ TOÁN TRONG ĐƯỜNG DÂY MUA BÁN HÓA ĐƠN 4.400 TỶ ĐỒNG
Công an xác định, nhóm đối tượng lập 41 công
ty ma để mua bán hóa đơn GTGT cho 6.474 doanh nghiệp trong cả nước, với tổng
giá trị hơn 4.400 tỷ đồng.
Hôm nay (4/1), Công an TP.HCM cho hay vừa ra
quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt để tạm giam 11 người là giám đốc, quản lý,
kế toán các doanh nghiệp ở nhiều tỉnh, thành về tội "Mua bán trái phép hóa
đơn" và "Trốn thuế". Các quyết định và lệnh trên đã được Viện
KSND TP.HCM phê chuẩn. Các đối tượng bị bắt giữ này là diễn biến mới trong tiến
trình điều tra mở rộng chuyên án của Công an TP.HCM liên quan đến đường dây mua
bán trái phép hóa đơn xảy ra tại TP.HCM và các tỉnh, thành trên cả nước do đối
tượng Hoàng Đặng Ngọc Mỹ Trang (52 tuổi) cầm đầu. Giữa năm 2024 vụ án đã được
đưa ra xét xử. Với vai trò cầm đầu, Hoàng Đặng Ngọc Mỹ Trang bị TAND TP.HCM
tuyên phạt 5 năm tù về tội “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn”.
Hàng chục bị can còn lại cũng bị các mức án
khác nhau về tội danh nói trên và tội “Trốn thuế”.
Về đường dây mua bán hóa đơn và trốn thuế nói
trên, đến nay, cơ quan tố tụng TP.HCM đã khởi tố, bắt và đưa ra xét xử, tổng
cộng 66 người. Chuyên án của Công an TP.HCM đã thu hồi khoảng 50 tỷ đồng,
là số tiền các đối tượng thu lợi bất chính từ hoạt động phạm tội và nộp khắc
phục về hành vi trốn thuế.
Ban chuyên án xác định từ tháng 4/2017-3/2023,
Mỹ Trang và đồng phạm đã thành lập, sử dụng 41 công ty “ma” để bán trái phép
35.273 hóa đơn GTGT cho 6.476 doanh nghiệp, đơn vị khác nhau tại 52 tỉnh, thành
trên cả nước. Công an làm rõ, số hoá đơn các đối tượng mua bán hàng hóa chưa
thuế là 4.000 tỷ đồng, thuế GTGT là gần 400 tỷ đồng, tổng giá trị
là 4.400 tỷ đồng; số tiền thu lợi bất chính là trên 60 tỷ đồng.
Hiện, ban chuyên án của Công an TP.HCM tiếp
tục mở rộng điều tra, xử lý nghiêm các cá nhân, doanh nghiệp có hành vi sử dụng
hóa đơn bất hợp pháp của các công ty do Hoàng Đặng Ngọc Mỹ Trang thành lập.
HAI PHÓNG VIÊN ĐÃ ‘RA
GIÁ’ NHƯ THẾ NÀO ĐỂ ÉP CHỦ MỎ CÁT CHI TIỀN QUẢNG CÁO?
Hai người nhận là phóng viên dọa viết bài báo
phản ánh vi phạm rồi ép doanh nghiệp phải ký hợp đồng tuyên truyền quảng cáo từ
55-95 triệu đồng.
Ngày 4-1, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Tuyên Hóa
(Quảng Bình) đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Bùi Thanh Tùng (39 tuổi,
trú phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội) và Phan Văn Tiến (27 tuổi, trú xã
Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình) để điều tra về việc hai người
này tự nhận là phóng viên cưỡng đoạt tài sản của chủ mỏ cát.
Cả hai đã bị bắt tạm giam để phục vụ điều tra.
Theo đó, ngày 3-12-2024, Tùng và Tiến dùng danh nghĩa phóng viên đến ghi một số hình ảnh hoạt động của bãi tập kết cát.
Khi thu thập được thông tin và tài liệu liên quan đến sai phạm
của đơn vị này, cả hai đã gây sức ép với chủ doanh nghiệp vi phạm, dọa viết bài
phản ánh rồi ép doanh nghiệp phải ký hợp đồng tuyên truyền quảng cáo
Do số tiền hai người này yêu cầu quá lớn nên chủ doanh nghiệp vi
phạm đã nhiều lần xin giảm nhưng Tùng và Tiến không đồng ý.
Sau đó, ngày 26-12-2024, trong khi Tùng và Tiến tiếp tục đe dọa,
ép buộc doanh nghiệp phải ký hợp đồng thì bị lực lượng công an bắt quả tang
cùng số tiền 15 triệu đồng được xác định là tang vật liên quan đến hành vi
cưỡng đoạt tài sản.
Qua khám xét, cơ quan công an thu giữ thẻ nhà báo cùng nhiều tang vật liên quan. Cả hai
được xác định là người của báo Tài Nguyên và Môi Trường.
Trong đó, Tùng được đăng ký chính thức là phóng viên thường trú,
còn Tiến là cộng tác viên của báo này.
Cơ quan điều tra Công an huyện Tuyên Hóa đang tiếp tục điều tra,
mở rộng.
KHỞI TỐ LOẠT GIÁM ĐỐC LIÊN QUAN
ĐƯỜNG DÂY MUA BÁN HÓA ĐƠN HƠN 4.400 TỶ ĐỒNG
Hoàng Thuận
TPO - Mở rộng điều tra đường dây mua bán trái
phép hóa đơn xảy ra tại TPHCM và các tỉnh thành trên cả nước do Hoàng Đặng Ngọc
Mỹ Trang cầm đầu, cơ quan công an khởi tố thêm 11 bị can về tội "Mua bán
trái phép hoá đơn", "Trốn thuế".
Ngày 4/1, Phòng Cảnh
sát kinh tế (PC03) Công an TPHCM cho biết đã ra quyết định khởi tố bị can đối với Phạm Tiến Cường (38 tuổi) và 10
người khác về tội "Mua bán trái phép hoá đơn", "Trốn thuế". Các quyết định đã được Viện KSND TPHCM
phê chuẩn. Các bị can này là giám đốc, quản lý, kế toán của các công ty liên quan
đến đường dây mua bán trái phép hóa đơn xảy ra tại TPHCM và các tỉnh, thành
trên cả nước do Hoàng Đặng Ngọc
Mỹ Trang (52 tuổi) cầm
đầu.
PC03 xác định, từ
tháng 4/2017 đến tháng 3/2023, Trang và đồng phạm đã thành lập, sử dụng 41 công
ty “ma” để bán trái phép 35.273 hóa đơn GTGT cho 6.476 doanh nghiệp, đơn vị khác
nhau tại 52 tỉnh, thành trên cả nước.
Tổng giá trị hơn 4.400
tỷ đồng và số tiền thu lợi bất chính là trên 60 tỷ đồng. Kết quả đấu tranh
chuyên án đến nay, PC03 đã khởi tố 66 bị can, thu hồi khoảng 50 tỷ đồng tiền
các đối tượng thu lợi bất
chính từ hoạt động
phạm tội và nộp khắc phục về hành vi trốn thuế. Tháng 3 và tháng 6/2023, PC03
đã khởi tố đối tượng Trang và 11 bị can khác về tội “In, phát hành, mua bán
trái phép hóa đơn”; khởi tố 9 bị can về tội “Mua bán trái phép hóa đơn”.
Vụ việc đang được công
an điều tra, xử lý.
CỰU CHỦ TỊCH UBND TỈNH BÌNH THUẬN
SẮP HẦU TÒA VÌ GÂY THIỆT HẠI 308 TỶ ĐỒNG
Hoàng An
TPO - Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận Lê
Tiến Phương cùng 16 đồng phạm bị cáo buộc vi phạm trong việc giao đất Khu đô
thị biển Phan Thiết cho Công ty Rạng Đông thực hiện dự án, gây thiệt hại hơn
308 tỷ đồng.
Triệu tập UBND
tỉnh Bình Thuận, Công ty Rạng Đông
Dự kiến ngày 17/1,
TAND TP Hà Nội mở phiên xét xử nhóm bị cáo trong vụ án xảy ra tại Dự án
Khu đô thị biển Phan Thiết, thuộc TP Phan Thiết, tỉnh Bình Thuận.
Phiên xử sẽ diễn ra
liên tục, cả thứ Bảy, Chủ nhật dưới sự điều hành của Thẩm phán Vũ Quang Huy.
Tòa triệu tập nhiều người, đơn vị có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, trong đó
gồm UBND tỉnh Bình Thuận và Công ty Rạng Đông.
Trong 17 bị cáo có
ông Lê Tiến Phương, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; Nguyễn
Văn Phong, cựu Phó Chủ tịch UBND tỉnh…là hai cựu quan chức cấp cao của tỉnh, bị
truy tố tội "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây
thất thoát, lãng phí".
Cáo trạng xác định,
năm 1993, Công ty Regent International OverSeas Corp (Hồng Kông) được Chính phủ
đồng ý cho đầu tư dự án sân golf Phan Thiết với quy mô 62 ha bằng hình thức
thuê đất 50 năm.
Đến tháng 9/2013, Công
ty Regent International OverSeas Corp ký hợp đồng chuyển nhượng 100 % vốn sở
hữu, quyền lợi, nghĩa vụ tại Công ty TNHH MTV Golf và Câu lạc bộ golf Phan
Thiết cho Công ty cổ phần Rạng Đông. Tổng giá trị hợp đồng là 2,5 triệu USD.
Từ đây, Công ty Rạng
Đông được tiếp tục thực hiện dự án, sau đó nộp hồ sơ đề nghị điều chỉnh giấy
chứng nhận đầu tư. Tháng 11/2013, cựu Chủ tịch tỉnh Lê Tiến Phương cấp giấy
chứng nhận cho Công ty Rạng Đông kế thừa toàn bộ nghĩa vụ, quyền lợi của chủ
đầu tư cũ.
Có giấy phép, Công ty Rạng
Đông lại đề nghị
chính quyền tỉnh xin chuyển đổi đất sân golf sang đất ở đô thị tại dự án sân
golf Phan Thiết. Cựu Chủ tịch tỉnh gây thiệt hại vì làm trái luật
Theo cáo buộc, do
chuyển đổi đất sân golf sang đất ở đô thị "có tính chất nhạy cảm, ảnh
hưởng đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên, lợi ích của số đông nhân dân"
nên ông Lê Tiến Phương tổ chức cuộc họp UBND tỉnh.
Sau cuộc họp, tháng
3/2014, ông Phương ký công văn báo cáo Ban thường vụ Tỉnh ủy, đề nghị xem xét
chủ trương về chuyển đổi mục đích sử dụng đất theo đề nghị của doanh nghiệp.
Ban Thường vụ Tỉnh ủy
đã tổ chức họp và thống nhất kết luận đồng ý để UBND tỉnh báo cáo và đề nghị
Thủ tướng Chính phủ cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng toàn bộ diện tích 62ha
đất sân golf sang xây dựng khu đô thị tại dự án Ocean Dunes Golf Club của Công ty Rạng Đông.
Tháng 10/2014, Thủ
tướng Chính phủ có công văn gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư cùng UBND tỉnh Bình
Thuận về việc điều
chỉnh sân golf Phan Thiết, nội dung đồng ý đưa sân golf Phan Thiết ra khỏi Quy
hoạch sân golf Việt Nam đến năm 2020. UBND tỉnh Bình Thuận cần giải quyết các
vấn đề liên quan theo đúng quy định của pháp luật, đảm bảo phát huy hiệu quả sử
dụng đất và bảo vệ môi trường, phát triển bền vững. Cơ quan tố tụng cáo buộc
quá trình thực hiện dự án, ông Lê Tiến Phương cùng các bị cáo là lãnh đạo, cán
bộ Bình Thuận đã để xảy ra hai sai phạm.
Đầu tiên là hành vi
phê duyệt giá với hơn 10ha đất ở quy hoạch nhà cao tầng tại dự án trái quy
định, gây thiệt hại hơn 154 tỷ đồng. Việc định giá với hơn 25ha nhà thấp tầng
cũng trái pháp luật, gây thêm thiệt hại 154 tỷ đồng.
Cơ quan truy tố đánh
giá, ông Phương với cương vị là Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng thẩm định
giá đất tỉnh Bình Thuận từ 2010 - 2015, nên có trình độ, kinh nghiệm trong quản
lý nhà nước về lĩnh vực kinh tế, đất đai, quy hoạch, phê duyệt giá đất. Trong quá
trình triển khai dự án Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết, ông Phương trực tiếp
phê duyệt điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung thành phố Phan Thiết.
Ông cũng trực tiếp cấp
giấy phép quy hoạch cho chủ đầu tư, phê duyệt đồ án quy hoạch chi tiết xây dựng
Khu đô thị du lịch biển Phan Thiết tỷ lệ 1/500. Sau đó phê duyệt cho chuyển mục
đích sử dụng đất sân golf Phan Thiết sang đất ở đô thị để đầu tư xây dựng Khu
đô thị du lịch biển Phan Thiết.
Theo quyết định do ông
Phương ký, Công ty TNHH MTV golf và Câu lạc bộ golf Phan Thiết được chuyển mục
đích sử dụng 620.656m2 đất xây dựng cơ sở thể dục, thể thao sang hơn 363.000m2
đất ở đô thị và hơn 257.000m2 đất công trình công cộng.
Hơn nữa, dù biết rõ đồ
án quy hoạch chi tiết và cơ cấu sử dụng đất tại Khu đô thị du lịch biển Phan
Thiết nhưng ông Phương vẫn ký công văn xin ý kiến Ban thường vụ Tỉnh ủy về
phương án giá đất là 2,577 triệu đồng/m2.
Cựu Chủ tịch Bình
Thuận cũng là người ký ban hành quyết định phê duyệt giá đất tại dự án với giá
2,577 triệu đồng/m2. Do đó, ông bị cáo buộc làm trái với Luật Đất đai và các
quy định định khác, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước 308 tỷ đồng.
17 bị cáo trong vụ án,
gồm: ông Lê Tiến Phương, cựu chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận; Nguyễn Văn Phong,
cựu phó chủ tịch UBND tỉnh; Hồ Lâm, cựu Giám đốc Sở TN&MT; Xà Dương Thắng,
nguyên Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh, nguyên Bí thư huyện ủy Bắc Bình; Nguyễn Xuân
Phong, nguyên Phó Cục trưởng Cục Thuế tỉnh; Đỗ Ngọc Điệp, cựu chủ tịch UBND TP
Phan Thiết; Lê Nguyễn Thanh Danh Thuận, nguyên phó giám đốc Sở TN&MT tỉnh
Bình Thuận; Nguyễn Thanh Cho, nguyên Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai
tỉnh; Lê Nam Hưng, nguyên Phó Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đất đai; Phạm Duy
Cường, nguyên Phó Trưởng phòng kinh tế đất, Chi cục Quản lý đất đai tỉnh Bình
Thuận; Lê Anh Huy, nguyên Trưởng phòng Hành chính Tổng hợp, Chi cục Quản lý đất
đai tỉnh; Nguyễn Ngọc, cựu phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Thuận; Lê
Quang Vinh, nguyên Phó Chánh Văn phòng UBND tỉnh, nguyên Bí thư Huyện ủy kiêm
Chủ tịch UBND huyện Phù Quý; Huỳnh Lương Thiện, chuyên viên Phòng Đầu tư và Quy
hoạch xây dựng, Văn phòng UBND tỉnh; Nguyễn Văn Thi, Chủ tịch Hội đồng quản trị
Công ty cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam; Trương Văn Ri, nguyên Phó
Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam (BIVC) kiêm
Giám đốc Chi nhánh Công ty SIVC tại Bình Thuận; Hồ Như Hải, nguyên Phó Giám đốc
Công ty Cổ phần Thông tin và Thẩm định giá Miền Nam - Chi nhánh Bình Thuận.
HÀ NỘI TIẾP TỤC CHÌM TRONG Ô NHIỄM
KHÔNG KHÍ NGHIÊM TRỌNG
Nguyễn Hoài
https://tienphong.vn/ha-noi-tiep-tuc-chim-trong-o-nhiem-khong-khi-nghiem-trong-post1706859.tpo
TPO - Những nhận định mới nhất cho thấy, trong
vài ngày tới, Hà Nội tiếp tục chìm trong ô nhiễm không khí nghiêm trọng. Riêng
3 ngày đầu tuần (6-8/1), tình trạng ô nhiễm ở ngưỡng rất xấu với khuyến cáo mọi
người nên hạn chế hoạt động ngoài trời.
Sáng nay (5/1), ô nhiễm không khí tiếp tục bao trùm Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh miền Bắc
như Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Hà Nam, Nam Định, Hưng Yên, Hải Dương,
Thái Bình.
Hệ thống theo dõi chất
lượng không khí của Bộ Tài nguyên và Môi trường cho thấy, ô nhiễm sáng nay tại
miền Bắc phổ biến ở ngưỡng xấu (có hại cho sức khoẻ mọi người).
Tại một số điểm đo lên
ngưỡng rất xấu như tại Thái Nguyên, thành phố Hưng Yên (tỉnh Hưng Yên) và thành
phố Thái Bình (tỉnh Thái Bình). Đây là mức rất có hại cho sức khoẻ mọi người.
Kết quả ghi nhận tương đương tại các hệ thống theo dõi chất lượng không khí của
Đại sứ quán Mỹ, PAM Air.
Ứng dụng theo dõi chất
lượng không khí toàn cầu Air Visual ghi nhận Hà Nội ô nhiễm thứ ba thế giới lúc
9h00 sáng nay, chỉ sau thành phố Dhaka của Bangladesh và Thủ đô Bagdad của
Iraq.
Mức độ ô nhiễm của Hà
Nội sáng nay còn vượt xa hai thành phố thường xuyên đứng đầu thế giới về ô
nhiễm không khí là Delhi của Ấn Độ và Karachi của Pakistan.
Trên ứng dụng theo dõi
chất lượng không khí của Đại sứ quán Mỹ ghi nhận, đợt ô nhiễm có thể kéo dài
thêm khoảng 3-4 ngày tới. Trong đó hai ngày 6-7/1, mức độ ô nhiễm phổ biến ở
ngưỡng rất xấu, rất có hại cho sức khoẻ mọi người. Thời gian ô nhiễm có thể bao
trùm cả ngày.
Khoảng 9-10/1, một đợt
gió mùa đông bắc mạnh có thể tràn xuống nước ta, chấm dứt tình trạng ô nhiễm
kéo dài suốt nhiều ngày qua ở miền Bắc. Ngày 9/1, ô nhiễm có thể chỉ xuất hiện
trong buổi sáng. Chiều 9/1 và ngày 10/1, ô nhiễm không khí có thể được cải thiện.
Tuy nhiên, những ngày sau đó, nguy cơ ô nhiễm không khí tái diễn.
Theo TS. Angela Pratt,
Trưởng Đại diện WHO tại Việt Nam, trên toàn thế giới, ô nhiễm không khí gây ra
7 triệu ca tử vong mỗi năm. Ở Việt Nam, ít nhất 70.000 người tử vong mỗi năm vì
ô nhiễm không khí từ các bệnh đường hô hấp cấp, sự trầm trọng thêm các bệnh nền
như hen suyễn và các tình trạng khác như đột quỵ, bệnh tim và ung thư phổi.
Trung bình cứ mỗi 7,5 phút lại có một người Việt Nam tử vong vì một căn bệnh do
tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm.
Theo TS. Angela Pratt,
cần đối xử với ô nhiễm không khí như cách chúng ta đã đối xử với COVID-19 - coi
đó như một tình trạng khẩn cấp về sức khỏe cộng đồng.
Các chuyên gia khuyến
cáo, Việt Nam cần kiểm soát chặt chẽ bốn nhóm nguồn thải lớn là nguyên nhân gây
ô nhiễm không khí gồm nguồn thải từ giao thông, hoạt động xây dựng, sản xuất công nghiệp và các hoạt động dân
sinh như đốt rác, đốt rơm rạ, vàng mã.
Bên cạnh đó, cần đẩy
mạnh các giải pháp dự báo chất lượng không khí để hạn chế tác động của ô
nhiễm không khí đến sức khoẻ mọi người.
No comments:
Post a Comment