Mai Quốc Ấn - « Phố Vải », một sự cưỡng bức ngôn ngữlundi 6 janvier 2025
Thuymy
Tương tự các phố chuyên doanh hiện hữu, từ "phố" trong "phố vải Soái Kình Lâm" không có nghĩa là một con đường mà là ô phố, bao gồm nhiều con đường trong một khu vực. Các tuyến đường gần nhau và kinh doanh cùng một mặt hàng.
Bà Kiều nhấn mạnh không thể gọi "phố vải Soái Kình Lâm" là chợ, vì chợ phải có ban quản lý, bán trong nhà lồng.
Còn phố vải chỉ là các tuyến đường tập trung buôn bán, có người bán trong nhà, có hộ kinh doanh, có doanh nghiệp... nên dùng từ "phố".”
…Ngày xưa ông bà ta đến chợ bán hay mua không có khái niệm “có ban quản lý”, “bán trong nhà lồng”. Và Nam Bộ, cụ thể là TPHCM hôm nay và Sài Gòn trước đây không có khái niệm Phố Lớn (mà là Chợ Lớn, Phố Vải (mà là chợ vải), Phố Sách (may quá, vẫn còn gọi là đường sách) …
Sự cưỡng ép ngôn ngữ sẽ làm phai nhạt văn hóa bản địa. Điều này tối kỵ trong cạnh tranh ở “thế giới phẳng”. Về lâu dài, việc cưỡng ép văn hóa sẽ ảnh hưởng đến văn hóa bản địa lẫn kinh tế!
MAI QUỐC ẤN 06.01.2025 (Tựa bài do Thụy My đặt)
No comments:
Post a Comment