Friday, January 3, 2025

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 03 tháng 01 năm 2025 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Cú đúp của cầu thủ Xuân Son giúp Việt Nam chiếm ưu thế ở chung kết ASEAN

Ông Trump sẽ tổ chức mít tinh với ủng hộ viên trước lễ nhậm chức

Vụ nổ bên ngoài khách sạn Trump: Tài xế tự sát trước khi xe phát nổ

Cuộc bầu cử mà Trung Quốc hậu thuẫn khơi mào lo ngại về ‘hòa bình tiêu cực’ ở Myanmar

Tàu đặc nhiệm hải quân Trung Quốc kết thúc chuyến thăm ‘kỹ thuật’ ở Việt Nam

Việt Nam bắt Facebooker do ‘xúc phạm danh dự nhiều lãnh đạo’

Một người gốc Việt bị kết án trong vụ tấn công Điện Capitol xin tị nạn ở Canada, chờ Trump ân xá

Việt Nam kỷ luật gần 70 cán bộ diện Trung ương trong năm 2024

FBI: Nghi phạm vụ thảm sát ở New Orleans ủng hộ IS

Ngành sản xuất Việt Nam mất đà tăng trưởng, đơn đặt hàng thấp nhất trong 3 tháng

Mỹ: Ít nhất 10 người chết sau khi xe tải đâm vào đám đông ở New Orleans

Tổng thống bị luận tội của Hàn Quốc tuyên bố sẽ 'chiến đấu đến cùng'

Ông Zelenskyy nói Ukraine chuẩn bị nối lại quan hệ ngoại giao với Syria

 

RFA

Viết bài đe doạ tướng công an, Facebooker bị bắt vì “lợi dụng quyền tự do dân chủ”

Gây thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng, ông Trần Tuấn Anh thoát truy tố hình sự

Công an giao thông thu 28 tỷ đồng tiền phạt ngày đầu năm, phạt nhóm Facebook báo chốt giao thông

Hoạ sĩ Lê Quốc Anh tố cáo Công an đánh đập khi bị tạm giữ, cha mẹ liên tục bị sách nhiễu

Tinh gọn bộ máy: cán bộ cấp cao vô sự, cán bộ Đảng được trợ cấp bằng tiền ngân sách

Sư Minh Tuệ và đoàn bộ hành đã đến Thái Lan

Ông Tô Lâm quẳng cái đe sắt cho đối thủ đang sắp chết đuối

Võ sư Đoàn Bảo Châu: Bảo vệ người yếu thế là triết lý sống của ông

Chuyến đi “chữa lành” thất bại của Phạm Minh Chính

Tăng mức phạt đối với vi phạm giao thông: Người dân băn khoăn về tiêu cực trong lực lượng CSGT

Cần tuyên truyền đặc biệt cho kiều bào về "kỷ nguyên vươn mình của dân tộc"

Kỷ luật Nguyễn Xuân Phúc, Vương Đình Huệ là quyết tâm cao của ông Tô Lâm

Tỷ lệ sinh giảm thấp kỷ lục, Đảng viên có thể được sinh con thứ ba mà không bị phạt

Chính phủ dự kiến chi 130.000 tỷ đồng để sắp xếp, tinh gọn hệ thống

Võ sư Đoàn Bảo Châu tố công an Hà Nội sách nhiễu người thân sau khi ông đi lánh nạn

Toà án Việt Nam không có thẩm quyền xét xử luật sư Trần Đình Triển

Luật sư Trần Đình Triển sắp ra tòa vì ‘nói xấu’ ông Nguyễn Hòa Bình

“Liệu pháp sốc” tinh gọn bộ máy của Tô Lâm sẽ định hình tương lai Việt Nam thế nào?

Nam Định: Người dân khiếu kiện việc thu hồi đất cho Tập đoàn Xuân Thiện bị tuyên án tù theo Điều 331

 

BBC

Lại sửa Quy hoạch điện 8 - Gọt chân sao cho vừa giày?

Những người vợ Ukraine đi 50 tiếng chỉ để 'hẹn hò' với chồng 50 phút ở tiền tuyến

Xe bán tải Cybertruck đầy can xăng và pháo hoa phát nổ trước khách sạn Trump

Cục diện xung đột trên toàn cầu 2024 và dự báo diễn biến 2025

Chiến dịch tấn công mạng 'do Trung Quốc thực hiện' ở Mỹ: nhận diện thủ phạm và cách thức xâm nhập

Quân đội Việt Nam hiện đại hóa: Dần rời xa vòng tay Nga?

Ukraine 'khóa van' khí đốt Nga tới châu Âu

Lễ tang Tổng thống Mỹ Jimmy Carter diễn ra thế nào?

Năm 1995, người ta đã dự đoán gì về năm 2025?

'Đó là định mệnh': Jimmy Carter đón nhận Trung Quốc, thay đổi lịch sử

Những vụ tai nạn hàng không thảm khốc nhất năm 2024

Công nghiệp quốc phòng Việt Nam: mức độ tự chủ và tiềm năng xuất khẩu

Việt Nam

Việt Nam, đã chín muồi cho một cải cách?

Tòa Thái Lan tuyên 'trả tự do', Y Quynh Bđăp vẫn ngồi tù và đối mặt nguy cơ dẫn độ

Vì sao chính quyền Việt Nam bỏ tù chín nhà sư và phật tử Khmer?

Hương bay ngược gió: Vì sao sách về sư Minh Tuệ bị cấm phát hành?

Đăng bài mạng xã hội phải xác thực số điện thoại: không gian biểu đạt bị bóp nghẹt?

Vụ nổ khiến 12 quân nhân Quân khu 7 thiệt mạng: do sét hay bất cẩn?

Việt Nam: ứng viên sáng giá tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Nga bàn về Ukraine?

Người tố giác lỗi trong xe điện VinFast bị trả đũa

Nghi phạm khai gì về vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người chết?

Nhà đầu tư nước ngoài nghĩ gì về 'tinh gọn bộ máy' của ông Tô Lâm?

Mỹ - Trung cạnh tranh Nga tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam?

Cách mạng tinh gọn ở TP HCM: cuộc đại phẫu 'không có gì phải trăn trở'?

 

RFI

Hoa Kỳ: Cảnh sát nghi vụ tấn công bằng xe ở New Orleans là khủng bố

Syria: Chính phủ mới mở chuyến công du nước ngoài đầu tiên tới Ả Rập Xê Út

Khí hậu: 2024, năm nóng kỷ lục tại Trung Quốc và Ấn Độ

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Năm 2025 : Donald Trump và chính sách với Nga về hồ sơ Ukraina

 Vụ ‘‘xe điên’’ tại New Orleans: Khủng bố Hồi Giáo hay hành động đơn lẻ?

Phát hiện drone ngầm nghi của Trung Quốc trong vùng biển Philippines

Trung Quốc mở rộng tầm kiểm soát ở Biển Đông với máy bay cảnh báo sớm thế hệ mới

Hàn Quốc : Tổng thống bị đình chỉ Yoon Suk Yeol vẫn cưỡng lại lệnh bắt giữ

"Không tôn trọng" Nhà nước pháp quyền, Hungary mất 1 tỷ euro từ quỹ Liên Âu

Giáo hoàng Phanxicô kêu gọi xóa nợ cho các nước nghèo nhất

Những bài học từ một năm bầu cử tại hơn 70 quốc gia

Pháp : Tổng thống Macron thừa nhận việc giải tán Quốc Hội gây chia rẽ đất nước

Thế giới rộn ràng đón năm mới 2025 với hy vọng hòa bình cho Ukraina và Trung Đông

Panama kỷ niệm 25 năm Hoa Kỳ chuyển giao kênh đào giữa lúc Donald Trump dọa đòi lại quyền kiểm soát

Ba Lan : An ninh, ưu tiên hàng đầu cho nhiệm kỳ chủ tịch luân phiên Liên Hiệp Châu Âu

TT Putin ca ngợi thành tựu của Nga trong suốt một phần tư thế kỷ do ông lãnh đạo

TT Zelensky : Năm 2025 Ukraina phải chiến đấu trên cả chiến trường và bàn đàm phán

Hoa Kỳ : Xe lao vào đám đông tại New Orleans, ít nhất 10 người chết

(AP) – Bulgarie và Rumani chính thức trở thành thành viên Schengen sau 13 năm chờ đợi. Ngay trong đêm giao thừa 01/01/2025, Rumani và Bulgarie đã tổ chức lễ gia nhập khu vực tự do đi lại Schengen (29 nước) tại nhiều cửa khẩu. Tuy nhiên, một số biện pháp kiểm soát vẫn sẽ được duy trì trong sáu tháng ở biên giới hai nước. Việc tự do đi lại với Bulgari và Rumani cũng chính thức có hiệu lực với phần còn lại của Liên Hiệp Châu Âu. Để đánh dấu sự kiện này, thủ tướng tạm quyền Bulgarie Dimitar Glavchev đã dỡ rào chắn ở cửa khẩu Kulata tại biên giới với Hy Lạp và thị sát hoạt động của trạm kiểm soát.

(Anadolu) – Malaysia giữ chức chủ tịch luân phiên ASEAN từ ngày 01/01/2025. Đây là lần thứ 5 Malaysia giữ trọng trách này kể từ khi ASEAN thành lập năm 1967. Theo dự kiến, nước chủ tịch luân phiên sẽ tổ chức hơn 300 cuộc họp và chương trình quan trọng. Trong lễ chuyển giao bế mạc hội nghị cấp cao lần thứ 44 và 45 của ASEAN vào tháng 10/2024 tại Viêng Chăn, Lào, thủ tướng Malaysia Anwar Ibrahim thông báo chủ đề năm 2025 là « Bao trùm và Bền vững », giải quyết các vấn đề cấp bách trong khu vực như tranh chấp Biển Đông và nội chiến ở Miến Điện.

(Reuters) – Cảnh sát Hàn Quốc khám xét trụ sở Jeju Air ở Seoul và văn phòng của hãng tại sân bay Muan. Các vụ khám xét được tiến hành ngày 02/01/2025 để phục vụ cuộc điều tra về tai nạn máy bay của hàng hãng không giá rẻ khiến 179 người thiệt mạng ở sân bay Muan. Cảnh sát tìm các tài liệu và dữ liệu về quá trình hoạt động và bảo trì máy bay, cũng như về hoạt động của sân bay Muan. Song song đó, nhiều cuộc điều tra khác cũng được cơ quan hàng không dân dụng Hàn Quốc phối hợp tiến hành với nhà điều phối giao thông Mỹ NTSB, cơ quan hàng không dân dụng Mỹ FAA và Boeing, nhà sản xuất máy bay Boeing 737-800 bị nạn. Cảnh sát Hàn Quốc hôm nay vừa thông báo: «  Nhóm điều tra yêu cầu cấm ra nước ngoài đối với 2 người, trong đó có chủ tịch tổng giám đốc của Jeju Air, Kim E-bae ».  

(Reuters) – Trung Quốc tuần tra đầu năm quanh Đài Loan. Bộ Quốc Phòng Đài Loan, ngày 02/01/2025, cho biết, từ ngày đầu năm, các chiến đấu cơ và tàu chiến Trung Quốc đã tiến hành chuyến « tuần tra chiến đấu » xung quanh hòn đảo, sau khi tổng thống Đài Loan Lại Thanh Đức bày tỏ thiện chí muốn đối thoại với Bắc Kinh. Bộ Quốc Phòng Đài Loan cho biết đã phát hiện sáng hôm nay 22 phi cơ quân sự, trong đó có các chiến đấu cơ J-16 phối hợp với các tầu chiến, đã tiến hành cuộc tần tra đầu năm này. Các máy bay Trung Quốc đã bay vào không phận ở bốn phía đảo Đài Loan. 

(AFP) – Syria : Hơn 528.000 người chết trong gần 14 năm nội chiến. Trong số này, gần 182.000 người bị chết ngay từ đầu cuộc chiến vào năm 2011. Trong báo cáo được tổ chức Đài Quan sát Nhân quyền Syria - OSDH công bố ngày 01/01/2025, con số này bao gồm cả số người chết trong năm 2024. Tuy nhiên, còn vài nghìn trường hợp chưa được thống kê vì OSDH chưa kiểm chứng được. OSDH cũng xác nhận được 65.000 người bị chết trong ngục tù của chế độ Bashar al Assad do bị « tra tấn, không được chăm sóc y tế, hoặc do điều kiện giam cầm khắc nghiệt ».

(AFP) – Phần Lan tổng kiểm tra tàu chở dầu bị nghi dính líu với vụ phá hoại cáp ngầm. Cơ quan quản lý giao thông vận tải Phần Lan hôm nay, 02/01/2025, thông báo tiến hành kiểm tra con tàu chở dầu Eagle S, được cho là thuộc « hạm đội tàu ma » của Nga, hiện bị nghi có liên quan đến vụ phá hoại cáp điện ngầm dưới biển Baltic. Theo cơ quan này, việc kiểm tra được tiến hành độc lập để bổ sung cho cuộc điều tra của cảnh sát Phần Lan. Tàu Eagle S, mang cờ hiệu đảo Cook (New Zealand), bị nghi đã gây ra vụ phá hỏng đường cáp điện ngầm đưới biển Baltic nối Phần Lan với Estonia hôm 25/12 vừa qua. Con tàu đã được đưa về cảng, cách thủ đô Helsinki 40 km về phía đông. 

(RFI) – Các nhà sản xuất xe hơi lo ngại tiêu chuẩn mới về phát thải CO2 của EU. Từ ngày 01/01/2025, mức trần phát thải khí CO2 của các loại xe hơi tại Liên Hiệp Châu Âu sẽ bị cắt giảm. Như vậy, ít nhất 1/5 số xe bán ra của các nhà sản xuất ở Châu Âu sẽ phải là xe điện để đáp ứng các tiêu chuẩn mới nếu không muốn bị phạt nặng. Tổng số tiền phạt có thể lên tới 15 tỷ euro. Các tập đoàn xe hơi châu Âu bị thêm áp lực, trong khi thị trường xe điện bị sụt giảm từ nhiều tháng nay. Trong 11 tháng đầu năm ngoái, lượng xe điện bán ra chỉ chiếm hơn 13%  tổng số xe bán ra ở Châu Âu.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC THỨ SÁU 03.01.2025

1/ MỘT NGƯỜI BỊ BẮT VÌ VIẾT BÀI ĐE DỌA TƯỚNG CÔNG AN

Công an thành phố Cần Thơ vào ngày 31/12 đã bắt giữ ông Nguyễn Trần Khánh Huy với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ”. Ông Khánh Huy bị cho là đã viết nhiều bài trên mạng “đe doạ người đứng đầu lực lượng công an địa phương”.

Theo báo chí lề đảng, ông Huy 25 tuổi đã mở trang “Chu Nguyên Chương” để đăng tải nhiều thông tin bị cáo buộc “sai sự thật và làm tổn hại đến danh dự, uy tín và quyền lợi hợp pháp” của nhiều tổ chức và cá nhân ở Cần Thơ.

Báo chí lề đảng cũng loan tin là ông Huy, người tốt nghiệp cử nhân luật, bị công an truy tìm  nên lẩn trốn ở Quảng Trị và tiếp tục đăng tin “xuyên tạc”. Ông bị bắt tại tỉnh này và bị di dời về Cần Thơ. Một trong những cá nhân bị ông Huy nhắm tới là Thiếu tướng Nguyễn Văn Thuận, giám đốc công an Cần Thơ.

Trang Chu Nguyên Chương, với hơn 22 ngàn người theo dõi, đã có nhiều bài viết nhằm vào tướng công an Nguyễn Văn Thuận. Trong cuối năm 2024, có bốn bài viết nói đến Thiếu tướng Thuận. Một bài nói ông này chống lưng cho Huỳnh Nhất Tâm, người bị gọi là trùm lừa đảo. Hai bài khác đe doạ tính mạng ông Thuận, và một bài thách đấu súng với ông Thuận.

Cần biết ông Huy là người đầu tiên bị bắt trong năm nay với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ” theo điều luật 331, một điều khoản thường được xử dụng để bịt miệng giới bất đồng chính kiến và người dân trên mạng xã hội.

RFA

 

2/ HỌA SĨ LÊ QUỐC ANH TỐ CÁO BỊ ĐÁNH ĐẬP VÀ SÁCH NHIỄU LIÊN TỤC

Hoạ sĩ Lê Quốc Anh, người đang bị công an Tiền Giang truy nã với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước”, vừa lên tiếng tố cáo công an tỉnh này đã đánh đập, xúc phạm ông nhiều ngày trong thời gian tạm giữ, trước khi ông phải bỏ trốn. Ông cũng cho biết công an liên tục sách nhiễu cha mẹ của ông nhằm buộc ông phải trình diện.

Ông Anh 34 tuổi là họa sĩ vẽ họa của một công ty in ấn ở thành phố Mỹ Tho. Ông đã bị công an Tiền Giang tạm giữ trong hai tuần của tháng 3 năm 2023. Ông được cha bảo lãnh về nhà sau khi có sự can thiệp của luật sư, nhưng bị truy nã toàn quốc từ cuối tháng 8 sau khi ông rời nhà đi lánh nạn.

Vào ngày 2 tháng này, ông Anh cho biết về việc đàn áp, sách nhiễu của công an tỉnh Tiền Giang. Ông tỏ ra bất bình về việc công an đã giam giữ và đánh đập trong nhiều ngày, sau đó liên tục sách nhiễu gia đình ông, mặc dù ông không có hành động nào nhằm chống phá nhà nước.

Ông Anh cho biết kể từ khi ông rời nhà, công an Tiền Giang liên tục tra khảo cha mẹ ông về nơi ông ẩn náu. Gần đây nhất, trong hai ngày 18 và 19/12 năm 2024, công an ép buộc người cha lên đồn, thu giữ điện thoại, thẩm vấn về con trai, thậm chí còn cáo buộc ông cấu kết với nhiều người khác để phát tán tin độc.

Ông Anh cho biết là cá nhân ông không hoạt động chính trị, chỉ chia xẻ nhiều bài viết của các đài thông tin ngoại quốc. Ông cũng thường xuyên chia xẻ các bài hát yêu nước của ca sĩ hải ngoại như Đáp Lời Sông Núi, Anh Là Ai, Việt Nam Tôi Đâu và Triệu Con Tim.

RFA

 

3/ NGÀNH SẢN XUẤT CỦA VN ĐANG MẤT ĐÀ TĂNG TRƯỞNG

Mức tăng trưởng đơn đặt hàng mới của Việt Nam đã giảm xuống mức thấp nhất trong ba tháng  cuối cùng của năm 2024, cho thấy tình trạng mất đà tăng trưởng trong lĩnh vực sản xuất trong khi các công ty giảm việc làm và hàng tồn kho.

Theo một báo cáo mới được S&P Global công bố vào hôm qua 2/1, cho thấy chỉ số quản trị mua hàng của ngành sản xuất tại VN trong tháng 12 đã giảm xuống dưới 50 điểm trong 3 tháng qua.

Báo cáo cho biết là kết quả chỉ số này cho thấy các điều kiện kinh doanh tổng thể đã suy giảm nhẹ vào thời điểm cuối năm. Báo cáo cho biết thêm là niềm tin kinh doanh đã giảm xuống mức thấp nhất trong vòng 19 tháng, kể từ tháng 5 năm 2023, vì những lo ngại về sự bất ổn và không chắc chắn của thị trường thế giới.

Tuy nhiên, báo cáo cho là vẫn có hy vọng về khả năng tăng số lượng đơn đặt hàng mới, sự cải thiện của các điều kiện kinh tế và giải pháp cho các cuộc xung đột trên thế giới khiến các công ty vẫn lạc quan là sản lượng sẽ tăng lên.

Mặc dù vậy, áp lực lạm phát đang tăng lên, với cả chi phí đầu vào và giá cả đầu ra tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 7, vẫn theo báo cáo nói trên.

Theo ông Andrew Harker, giám đốc kinh tế tại S&P Global Market Intelligence, đây là thời điểm kết thúc năm ảm đạm đối với ngành sản xuất Việt Nam. Và những chỉ số trong báo cáo trên đã phản ánh tình trạng không chắc chắn liên quan đến những kế hoạch của chính quyền sắp tới của Mỹ về thuế quan.

VOA

 

VNThoibao

VNTB – Cam Bố Hạ

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Lợi ích và rủi ro thực sự đằng sau cuộc đua AI

Sự trì trệ của kinh tế Trung Quốc đã thay đổi cục diện chiến tranh thương mại

 

Báo Tiếng Dân

Động thái kỳ quặc!30/12/2024

 

 

Thuy My

 

Phúc Lai - Vài nét về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine : Bài viết đầu năm ngày 02/01/2025

Võ Xuân Sơn - Phố

Trần Trung Đạo - Chế độ nô lệ hiện đại

Cao Huy Thọ - Điều hạnh phúc nhất trong 30 năm làm ở Tuổi Trẻ

Nguyễn Văn Tuấn - Hiểu thế nào về câu nói của Socrates?

Hà Phan - Vụng đường tu…trên mạng

Thanh Hằng – Thế mạnh trên đường trường của sư Minh Tuệ từ đâu ?

Jimmy Nguyen Nguyen - Saigon Noel (7)

Lưu Trọng Văn - Đèn đỏ và kỷ nguyên mới

Võ Xuân Sơn - Tính người và bạo lực

Văn Công Hùng – Ghi chép ngày 02.01.2025

Võ Khánh Tuyên - Từ thành phố này tiền đã ra đi

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

 

 

Boxitvn

 

Cố Tổng thống Jimmy Carter: Một tấm lòng đầy nhân ái 02/01/2025

Nợ Huy Đức 02/01/2025

Một lập luận kỳ quái về vụ Lương Ngọc An 02/01/2025

Một thay đổi lớn ở Hội Nhà văn Việt Nam sau 1/4 thế kỷ 02/01/2025

Về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Nhìn lại năm 2024 02/01/2025

Một Đại Ân Nhân của ‘Thuyền Nhân’ Việt Nam 01/01/2025

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

KHỞI TỐ PHÓ GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM LƯU TRỮ LỊCH SỬ TỈNH CÀ MAU
Tân Lộc

https://tienphong.vn/khoi-to-pho-giam-doc-trung-tam-luu-tru-lich-su-tinh-ca-mau-post1706260.tpo

TPO - Ông Trần Quốc Việt - Phó Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau bị khởi tố nhưng cho tại ngoại để điều tra về hành vi lập quỹ trái phép.

Tối 2/1, nguồn tin của PV Tiền Phong, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Cà Mau tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can nhưng cho tại ngoại đối với Trần Quốc Việt - Phó Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh và Đinh Cẩm Nhung - kế toán đơn vị này để điều tra về hành vi lập quỹ trái phép.

Trước đó, vào tháng 3/2024, bị can Việt và bị can Nhung bị kỷ luật cảnh cáo vì liên quan đến kết luận thanh tra về công tác điều hành, quản lý và sử dụng tài sản công, các nguồn tài chính tại trung tâm.

Sau đó, đến tháng 7/2024, Sở Nội vụ Cà Mau có quyết định cho ông Trần Quốc Việt hạ chức, từ Giám đốc Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Cà Mau xuống làm Phó Giám đốc trung tâm.

Trước đó, như Tiền Phong thông tin, Thanh tra tỉnh Cà Mau có kết luận thanh tra về quản lý, sử dụng tài sản công, tài chính tại Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh này.

Thanh tra đã chỉ ra một số vi phạm và đề nghị chuyển hồ sơ vụ việc sai phạm có dấu hiệu tội phạm tại trung tâm sang cơ quan điều tra.

 

CÔNG AN 'ĐIỂM DANH' CÁC THỦ ĐOẠN LỪA ĐẢO XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG

Cảnh Kỳ

https://tienphong.vn/cong-an-diem-danh-cac-thu-doan-lua-dao-xuat-khau-lao-dong-post1706229.tpo

TPO - Các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo về các thủ đoạn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản liên quan đến xuất khẩu lao động, tuy nhiên nhiều người dân vẫn tiếp tục mắc bẫy.

Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, trong năm 2024 đã khởi tố 3 vụ án, bắt tạm giam 4 đối tượng về hành vi “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, “Tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài”. Các cơ quan chức năng đã nhiều lần cảnh báo về các thủ đoạn liên quan xuất khẩu lao động (XKLĐ), tuy nhiên nhiều người vẫn tiếp tục mắc bẫy của các đối tượng.

Thủ đoạn phổ biến là các đối tượng tự nhận bản thân có khả năng đưa lao động đi Hàn Quốc để thu hồ sơ, sau đó, tìm mọi cách đưa ra thông tin giả về đối tác Hàn Quốc, hứa hẹn môi trường làm việc, mức lương lý tưởng, làm giả hình ảnh visa để người lao động tin tưởng đóng tiền, từ đó chiếm đoạt tài sản.

Các đối tượng cò mồi, môi giới tuyển dụng tràn lan lao động có nhu cầu đi Hàn Quốc, yêu cầu lao động đóng tiền cọc từ 10-20 triệu đồng. Sau đó, đối với các lao động không xuất cảnh được chi trả lại một phần, số còn lại các đối tượng chiếm đoạt mà không bị người lao động phản ứng.

Về thủ đoạn tổ chức cho người lao động trốn đi nước ngoài, các đối tượng tìm cách đưa người lao động đi Hàn Quốc bằng visa du lịch, du học rồi trốn ở lại làm việc bất hợp pháp; làm giả các loại giấy tờ nằm trong thủ tục, hồ sơ xin visa để đánh lừa cơ quan thẩm định của Hàn Quốc.

Theo Công an tỉnh Hậu Giang, một số trung tâm đào tạo ngoại ngữ, tư vấn du học trên địa bàn tỉnh hoạt động không đúng nội dung giấy phép đăng ký, đặc biệt là tình trạng môi giới XKLĐ trá hình, liên kết với các doanh nghiệp XKLĐ ngoài tỉnh khi chưa có giấy phép hoạt động.

Ngoài ra, một số doanh nghiệp không có giấy phép hoạt động XKLĐ nhưng vẫn ngang nhiên đăng bảng hiệu quảng cáo, nhận hồ sơ, tổ chức tư vấn đào tạo và thu tiền của người lao động nhưng không tổ chức đưa đi XKLĐ như thỏa thuận; đơn phương chấm dứt hoạt động và người đại diện theo pháp luật trốn khỏi địa bàn, chiếm đoạt số tiền lớn của người lao động.

Cơ quan chức năng khuyến cáo, người lao động khi có nhu cầu đăng ký tham gia các chương trình XKLĐ sang Hàn Quốc thì liên hệ trực tiếp với UBND xã, phường, thị trấn nơi cư trú hoặc Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố, hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Hậu Giang để được tư vấn, hướng dẫn đúng quy định.

 

ĐOÀN LUẬT SƯ TP HÀ NỘI TẠM ĐÌNH CHỈ TƯ CÁCH THÀNH VIÊN VỚI ÔNG TRẦN ĐÌNH TRIỂN
Hoàng An

https://tienphong.vn/doan-luat-su-tp-ha-noi-tam-dinh-chi-tu-cach-thanh-vien-voi-ong-tran-dinh-trien-post1706220.tpo

TPO - Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội vừa quyết định áp dụng biện pháp “tạm đình chỉ tư cách thành viên” mà không phải là hình thức kỷ luật đối với luật sư Trần Đình Triển với lý do, ông này bị truy tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân”.

Ngày 2/1, được biết, Ban chủ nhiệm Đoàn Luật sư TP Hà Nội vừa quyết định áp dụng biện pháp “tạm đình chỉ tư cách thành viên” mà không phải là hình thức kỷ luật đối với luật sư Trần Đình Triển, SN 2/5/1959 (chứng chỉ hành nghề luật sư số 2615/TP/LS-CCHN do Bộ Tư pháp cấp ngày 10/3/2006, Thẻ luật sư số 4795/LS do Liên đoàn Luật sư Việt Nam cấp ngày 16/8/2010).

Lý do, luật sư Trần Đình Triển bị Viện KSND Tối cao truy tố về tội “Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân” quy định tại khoản 2 Điều 331 Bộ luật Hình sự.

Quyết định của Ban chủ nhiệm Đoàn TP Hà Nội nêu, luật sư Trần Đình Triển không được quyền hành nghề luật sư trong thời gian đang bị tạm đình chỉ tư cách thành viên. Đồng thời, có quyền khiếu nại đến Liên đoàn Luật sư Việt Nam trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được quyết định này.

Trước đó, TAND TP Hà Nội đã ra quyết định mở phiên tòa xét xử sơ thẩm ông Trần Đình Triển (hành nghề luật sư, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân). Phiên tòa dự kiến diễn ra trong hai ngày, bắt đầu từ 9/1/2025; có 12 luật sư đăng ký bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho ông Triển.

Hồ sơ vụ án xác định, ngày 3/2/2013, ông Trần Đình Triển đã tạo lập tài khoản trên trang mạng xã hội Facebook mang tên "Trần Đình Triển", đăng ký với thông tin là Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng Văn phòng Luật sư Vì Dân.

Tài khoản facebook này chỉ do cá nhân Trần Đình Triển quản lý, sử dụng, không chia sẻ quyền quản trị với người nào khác.

Viện kiểm sát xác định, trong quá trình hành nghề luật sư, ông Trần Đình Triển nảy sinh bức xúc cá nhân cho rằng ngành tòa án và việc điều hành của lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao có những vấn đề chưa hợp lý.

Trong thời gian từ ngày 23/4/2024 - 9/5/2024, ông này đã soạn thảo để đăng tải 3 bài viết trên trang Facebook "Trần Đình Triển".

Theo cơ quan tố tụng, thông tin đăng tải có nội dung không đúng, gây ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của hệ thống tòa án và cá nhân lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao.

Việc làm này cũng gây ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Tại cơ quan điều tra, ông Trần Đình Triển khai, các thông tin, nội dung nêu trong các bài viết trên do bị can tự thu thập, nhận xét, đánh giá theo ý kiến chủ quan về ngành tòa án và cá nhân lãnh đạo Tòa án nhân dân Tối cao mà không có thông tin, tài liệu, chứng cứ xác thực để kiểm chứng...

 

GẦN 600 NGƯỜI BỊ 'GIÁM ĐỐC TÂM THẦN' LỪA HƠN 830 TỶ ĐỒNG

Hải Duyên

https://vnexpress.net/gan-600-nguoi-bi-giam-doc-tam-than-lua-hon-830-ty-dong-4834649.html

592 khách hàng được xác định bị Trần Thị Mỹ Hiền - "bị tâm thần" khi là Giám đốc Công ty Đất Vàng Hoàng Gia, và đồng phạm lừa mua 18 dự án ma, chiếm đoạt 834 tỷ đồng.

Ngày 2/1, Phạm Thị Tuyết Nhung, 43 tuổi; Nguyễn Ngọc Hoàng (cùng là Giám đốc, đại diện Công ty Angel Lina và Công ty Đất Vàng Hoàng Gia); hai nhân viên Kiên Minh Tuấn, Lý Văn Sinh và 4 người khác bị TAND TP HCM xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Liên quan đến vụ án, bà Trần Thị Mỹ Hiền (60 tuổi, Giám đốc đại diện Công ty Đất Vàng Hoàng Gia) bị xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo xuyên suốt đối với toàn bộ hoạt động của Công ty Đất Vàng Hoàng Gia, Công ty Hoàng Kim Land, cùng đồng phạm chiếm đoạt tổng số tiền hơn 285 tỷ đồng.

Tuy nhiên, bà này đang bị áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc. Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa xác định bà Hiền bị rối loạn phân liệt cảm xúc loại hỗn hợp - bệnh tâm thần mãn tính có tiến triển liên tục theo từng giai đoạn. Vì vậy, bà Hiền phải tiếp tục điều trị bắt buộc, khi nào bệnh nhân ổn định sẽ có văn bản thông báo cho VKS và Công an TP HCM.

Vụ án này từng nhiều lần phải điều tra bổ sung. Đến nay, VKS xác định số tiền Nhung và đồng phạm chiếm đoạt là hơn 834 tỷ đồng (trước đây là 550 tỷ). Trong đó, Nhung chiếm đoạt gần 540 tỷ đồng.

592 bị hại, 230 cá nhân, pháp nhân có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan được tòa triệu tập đến phiên xử, song chỉ hơn 200 người có mặt.

Theo tòa, quá trình điều tra, bị hại, người liên quan đã có lời khai đầy đủ, việc vắng mặt không ảnh hưởng tới quá trình xét xử. Dự kiến phiên tòa kéo dài trong nhiều ngày và có thể làm việc cả ngày cuối tuần.

Cáo trạng xác định, Giám đốc Công ty Đất Vàng Hoàng Gia và Công ty Hoàng Kim Land hợp tác cùng với Nhung. Cả hai đã tìm mua những thửa đất lớn có mục đích sử dụng khác nhau như: đất ở, đất trồng cây, đất trồng lúa, đất ao hồ... rồi thỏa thuận thanh toán một phần, có lập vi bằng.

Bà Hiền sau đó thuê kiến trúc sư thiết kế các thửa đất thành dự án đất ở đô thị có tỷ lệ bản vẽ 1/500 hoàn chỉnh, đầy đủ cơ sở hạ tầng như điện, cấp nước và thoát nước. Những dự án không có thật này được đặt tên: Khu dân cư Nguyễn Thị Tú, Triều An, Liên khu 5-6, Tây Lân, Bùi Thanh Khiết, Hiệp Thành, Xuân Thới Thượng, Làng đại học, Đỗ Xuân Hợp, Hương lộ 11, Phạm Hùng...

Để có pháp nhân thực hiện ký kết hợp đồng, bà Nhung và Hiền chỉ đạo cấp dưới thành lập Công ty Angel Lina, Đất Vàng Hoàng Gia, thuê người quảng cáo các dự án, để bán đất nền dưới dạng hợp đồng khác nhau, như "Hợp đồng đặt cọc", "Hợp đồng góp vốn"... để chiếm đoạt tiền.

Nhằm tạo lòng tin và thu hút đầu tư từ khách hàng, các bị cáo đã đưa ra những chính sách, khuyến mãi, hạ giá bán đối với các nền đất thổ cư (không có thật) rẻ hơn giá thị trường tại thời điểm giao dịch, chiết khấu cao, cam kết bồi thường và hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư khi không thực hiện giao đất...

Hiền, Nhung và các đồng phạm đã ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán với tư cách đại diện các Công ty Angel Lina, Đất Vàng Hoàng Gia, Hoàng Kim Land để thu tiền và chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Cơ quan công tố xác định, Hiền, Nhung và đồng phạm đã lập 18 dự án không có thật tại nhiều quận, huyện trên địa bàn TP HCM, chiếm đoạt của 592 bị hại hơn 834 tỷ đồng.

Trong đó, bà Phạm Thị Tuyết Nhung được xác định là chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hoạt động của Công ty Angel Lina và Công ty Đất Vàng Hoàng Gia (hợp tác với bà Hiền) chiếm đoạt tổng cộng gần 540 tỷ đồng. Còn bà Hiền là chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt đối với toàn bộ hoạt động của Công ty Đất Vàng Hoàng Gia, Công ty Hoàng Kim Land, cùng đồng phạm chiếm đoạt hơn 285 tỷ đồng.

Quá trình điều tra, bà Hiền đưa ra tài liệu thể hiện bản thân mất năng lực hành vi dân sự. Tháng 11/2019, Công an TP HCM đề nghị Viện giám định pháp y tâm thần Trung ương phân viện phía Nam (Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa) giám định tâm thần đối với Hiền. Đến tháng 5/2020, cơ quan này kết luận: trước, trong và sau khi gây án (từ tháng 5/2017 đến tháng 6/2019) và hiện nay đương sự bị bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc loại hỗn hợp.

Về khả năng nhận thức và điều khiển hành vi: trước, trong và sau lúc gây án đương sự mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Cuối cùng, Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa kết luận đương sự mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Cho rằng kết luận pháp y chưa đảm bảo khách quan, một tháng sau, cơ quan điều tra (theo đề nghị của VKSND TP HCM) đã ra quyết định trưng cầu giám định đề nghị Viện pháp y tâm thần Trung ương (Hà Nội) giám định lại. Tháng 9/2020, cơ quan này có kết luận tương tự như Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa - tức bà Hiền mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.

Đầu năm 2021, Viện Pháp y tâm thần Trung ương tiếp tục có kết quả giám định lần hai - kết quả không thay đổi, buộc Công an TP HCM phải ra quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can đối với Hiền.

Ngày 23/3/2024, Công an TP HCM đã đưa bà Hiền đến chữa bệnh bắt buộc tại Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, song bà này bỏ trốn. Hiện bà Hiền đã bị bắt lại và tiếp tục đưa đi điều trị bắt buộc.

 

LUẬT SƯ GIÚP CÔNG TY ĐẤT VÀNG HOÀNG GIA LỪA BÁN DỰ ÁN 'MA'

Hải Duyên

https://vnexpress.net/luat-su-giup-cong-ty-dat-vang-hoang-gia-lua-ban-du-an-ma-4834906.html

Nguyễn Ngọc Hoàng và Lý Văn Sinh khi là luật sư đã giúp Trần Thị Mỹ Hiền, Giám đốc Công ty Đất Vàng Hoàng Gia, và đồng phạm lập nhiều dự án "ma" bán cho hàng trăm khách hàng.

Ngày 2/1, Hoàng (37 tuổi, Công ty Đất Vàng Hoàng Gia); ông Sinh (56 tuổi, Trưởng bộ phận pháp lý Công ty Angel Lina); Phạm Thị Tuyết Nhung (43 tuổi, Giám đốc, đại diện Công ty Angel Lina và Công ty Đất Vàng Hoàng Gia) cùng 5 người khác bị đưa ra xét xử về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Liên quan đến vụ án, bà Trần Thị Mỹ Hiền (60 tuổi, Giám đốc đại diện Công ty Đất Vàng Hoàng Gia) bị xác định có vai trò chủ mưu, cầm đầu, chỉ đạo xuyên suốt đối với toàn bộ hoạt động của Công ty Đất Vàng Hoàng Gia, Công ty Hoàng Kim Land, cùng đồng phạm chiếm đoạt tổng số tiền hơn 285 tỷ đồng. Tuy nhiên, bà này đang bị áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc do rối loạn phân liệt cảm xúc loại hỗn hợp - bệnh tâm thần mãn tính.

Có vai trò tương tự, Nhung được xác định là chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hoạt động của Công ty Angel Lina và Công ty Đất Vàng Hoàng Gia (hợp tác với bà Hiền) chiếm đoạt tổng cộng gần 540 tỷ đồng.

Theo cáo buộc, Hiền và Nhung cùng hợp tác nhận chuyển nhượng nhiều thửa đất lớn có mục đích sử dụng khác nhau như: đất ở, đất trồng cây, đất trồng lúa, đất ao hồ... rồi thỏa thuận thanh toán một phần. Dù chưa hoàn thành thủ tục chuyển nhượng đất và chuyển mục đích sử dụng, các bị cáo sau đó đã thuê kiến trúc sư thiết kế những khu đất này thành nhiều dự án đất ở đô thị có tỷ lệ bản vẽ 1/500 hoàn chỉnh, đầy đủ cơ sở hạ tầng như điện, cấp nước và thoát nước rồi quảng cáo, rao bán, nhận tiền của khách hàng.

Với vai trò đồng phạm, Hoàng và Sinh bị cáo buộc đã trực tiếp ký các hợp đồng với khách hàng chiếm đoạt số tiền 18,4 tỷ đồng.

Hồ sơ thể hiện, năm 2017, khi Hoàng đang làm luật sư thuộc Đoàn luật sư TP HCM và tham gia tư vấn Luật Dân sự qua tổng đài có tư vấn cho bà Hiền và con trai của bà này về vấn đề pháp lý liên quan đến việc kinh doanh đất đai. Hoàng khai được bà Hiền nhờ đứng tên làm thủ tục mua lại Công ty Đất Vàng Hoàng Gia do Nhung làm giám đốc nên đã đồng ý.

Ngày 1/3/2018, Hoàng làm thủ tục nhận chuyển nhượng vốn góp 200 tỷ đồng nhưng thực tế không nhận chuyển nhượng từ Nhung. Sau đó, Hoàng đứng tên giám đốc, người đại diện pháp luật của công ty này rồi chuyển nhượng lại vốn góp cho Hiền.

Hai tuần sau, Công ty Đất Vàng Hoàng Gia được cơ quan chức năng cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh do Hiền làm giám đốc, người đại diện pháp luật. Bà này sau đó ký ủy quyền cho Hoàng đại diện công ty ký hợp đồng ủy quyền. Hiền tiếp tục thành lập thêm Công ty Hoàng Kim Land và thuê Trần Thị Hồng Hạnh làm giám đốc.

Từ tháng 6/2018 đến tháng 5/2019, Hoàng làm việc tại Công ty Hoàng Kim Land với mức lương 10 triệu đồng/tháng. Công việc chính của Hoàng là soạn thảo, hoàn tất các hợp đồng để Trần Thị Hồng Hạnh ký bán đất nền cho khách hàng.

Theo Hoàng, quá trình làm việc tại công ty không tham gia điều hành hoạt động kinh doanh, không được bổ nhiệm chức danh phó giám đốc nhưng được Hạnh ủy quyền ký kết các hợp đồng khi giám đốc này đi vắng. Ngoài ra, trong thời gian đứng tên giám đốc, người đại diện pháp luật Công ty Đất Vàng Hoàng Gia, Hoàng đã ký các hợp đồng thỏa thuận với khách hàng về việc chuyển nhượng các nền đất dự án không có thật.

Cơ quan công tố xác định, theo sự chỉ đạo của Hiền và ủy quyền của Hạnh, Hoàng đã ký nhiều hợp đồng chuyển nhượng với khách hàng chiếm đoạt tổng cộng hơn 17 tỷ đồng.

Còn Lý Văn Sinh khi là Trưởng phòng pháp chế của Công ty Angel Lina đã ký hợp đồng với một bị hại, chiếm đoạt 1,4 tỷ đồng. Quá trình điều tra, ông Sinh khai nhận hành vi phạm tội nhưng cho rằng không hưởng lợi. Khi làm việc tại công ty, bị cáo chỉ nhận tiền công 155 triệu đồng từ việc kiểm duyệt hợp đồng theo thỏa thuận với Nhung. Bị cáo đã khắc phục hậu quả 303 triệu đồng.

Cáo trạng xác định, nhằm tạo lòng tin và thu hút đầu tư từ khách hàng, Nhung và đồng phạm đã đưa ra những chính sách, khuyến mãi, hạ giá bán đối với các nền đất thổ cư (không có thật) rẻ hơn giá thị trường tại thời điểm giao dịch, chiết khấu cao, cam kết bồi thường và hoàn lại toàn bộ vốn đầu tư khi không thực hiện giao đất...

Hiền, Nhung và các đồng phạm đã ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán với tư cách đại diện các Công ty Angel Lina, Đất Vàng Hoàng Gia, Hoàng Kim Land để thu tiền và chiếm đoạt tiền của khách hàng.

Cơ quan công tố xác định, Hiền, Nhung và đồng phạm đã lập 18 dự án không có thật tại nhiều quận, huyện trên địa bàn TP HCM, chiếm đoạt của 592 bị hại hơn 834 tỷ đồng.

Kết thúc ngày làm việc đầu tiên, đại diện VKS đã công bố xong cáo trạng của vụ án. Ngày 3/1, HĐXX sẽ tiếp tục với phần thẩm vấn các bị cáo. Phiên tòa dự kiến kéo dài trong nhiều ngày.

 

ĐÓNG TIỀN TỶ CON VẪN 'BƠ VƠ', KHI PHỤ HUYNH TRƯỜNG GIÀU CŨNG KHÓC

Hoàng Linh / VietNamNet

https://lifestyle.znews.vn/dong-tien-ty-con-van-bo-vo-khi-phu-huynh-truong-giau-cung-khoc-post1522197.html

Các vụ việc gần đây tại nhiều trường quốc tế đã phơi bày những lỗ hổng trong công tác quản lý, khiến phụ huynh dù đầu tư số tiền lớn vẫn đối mặt với rủi ro tài chính và gián đoạn học tập của con em.

Việt Nam hiện có hơn 4.000 cơ sở giáo dục ngoài công lập, bao gồm nhiều trường quốc tế. Đây là sự bổ sung quan trọng cho hệ thống giáo dục công lập, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của phụ huynh.

Tuy nhiên, một số trường quốc tế - hoặc tự gắn mác quốc tế, dù học phí đắt đỏ, vẫn tồn tại nhiều bất cập trong quản lý và vận hành, gây hoang mang và tổn hại cho phụ huynh, học sinh.

"Trường quốc tế" tự phong nợ lương giáo viên

Tại Hà Nội, hồi đầu tháng 12, hàng loạt phụ huynh "trường mầm non quốc tế Mỹ Rosemont" cơ sở Long Biên nhận tin nhắn từ giáo viên thông báo tạm nghỉ việc vì nhà trường nợ lương.

Nhà trường xác nhận, chủ sở hữu cũ “ôm” 5-7 tỷ đồng học phí phụ huynh đã đóng, khiến đơn vị quản lý mới không đủ nguồn lực để vận hành.

Theo UBND phường Phúc Đồng (Long Biên, Hà Nội), cơ sở mầm non này được cấp phép tháng 3/2023 với tên gọi nhóm lớp mầm non tư thục Núi Hoa hồng, không phải "trường Mầm non quốc tế Mỹ Rosemont".

Sau khi bị đình chỉ vài ngày, trường đã đón trẻ đi học lại và xin lỗi phụ huynh vì làm gián đoạn việc học tập của học sinh, đồng thời cho biết đã hoàn thành nghĩa vụ tài chính cho giáo viên, nhân viên và các nhà cung cấp.

Trường quốc tế vướng tranh chấp đất đai, phụ huynh nháo nhác tìm trường khác cho con

Tại TP.HCM, cũng trong tháng 12/2024, phụ huynh có con học tại trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star International School) bàng hoàng khi biết trường bị cưỡng chế đất, phải dừng hoạt động tại cơ sở chính ở phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức.

Trường này gồm hệ mầm non và tiểu học, với học phí khoảng 163-530 triệu đồng/năm, tùy độ tuổi. Nhiều gia đình đã đóng từ 0,5 đến 1,6 tỷ đồng học phí cho trường theo gói 3-5 năm nhưng không được hoàn trả.

Vụ việc bắt nguồn từ tranh chấp pháp lý về đất đai của chủ trường khiến trường không được Sở GD&ĐT tiếp tục cấp phép hoạt động.

Tháng 10/2023, để đảm bảo quyền lợi cho học sinh đang theo học tại đây, sở cho phép trường duy trì hoạt động tại cơ sở chính đến 31/7/2025, nhưng không được tuyển mới. Thanh tra sở cũng nhiều lần kiểm tra nhưng không thể lập biên bản vi phạm do đại diện trường không hợp tác.

Tháng 11/2024, phụ huynh chỉ biết về việc cưỡng chế khi thông báo được dán trước cổng trường. Trường thông báo chuyển sang cơ sở mới ở phường Hiệp Bình Phước, nhưng địa điểm này bị đánh giá sơ sài, không đủ điều kiện hoạt động.

Hiện, Sở GD&ĐT TP.HCM hướng dẫn các quận, huyện, trường học tiếp nhận học sinh từ Saigon Star chuyển sang, tạo điều kiện để các em hòa nhập, ổn định học tập.

Trường quốc tế vướng tranh chấp đất đai, phụ huynh nháo nhác tìm trường khác cho con

Tại TP.HCM, cũng trong tháng 12/2024, phụ huynh có con học tại trường Quốc tế Ngôi sao Sài Gòn (Saigon Star International School) bàng hoàng khi biết trường bị cưỡng chế đất, phải dừng hoạt động tại cơ sở chính ở phường Thạnh Mỹ Lợi, TP Thủ Đức.

Trường này gồm hệ mầm non và tiểu học, với học phí khoảng 163-530 triệu đồng/năm, tùy độ tuổi. Nhiều gia đình đã đóng từ 0,5 đến 1,6 tỷ đồng học phí cho trường theo gói 3-5 năm nhưng không được hoàn trả.

Vụ việc bắt nguồn từ tranh chấp pháp lý về đất đai của chủ trường khiến trường không được Sở GD&ĐT tiếp tục cấp phép hoạt động.

Tháng 10/2023, để đảm bảo quyền lợi cho học sinh đang theo học tại đây, sở cho phép trường duy trì hoạt động tại cơ sở chính đến 31/7/2025, nhưng không được tuyển mới. Thanh tra sở cũng nhiều lần kiểm tra nhưng không thể lập biên bản vi phạm do đại diện trường không hợp tác.

Tháng 11/2024, phụ huynh chỉ biết về việc cưỡng chế khi thông báo được dán trước cổng trường. Trường thông báo chuyển sang cơ sở mới ở phường Hiệp Bình Phước, nhưng địa điểm này bị đánh giá sơ sài, không đủ điều kiện hoạt động.

Hiện, Sở GD&ĐT TP.HCM hướng dẫn các quận, huyện, trường học tiếp nhận học sinh từ Saigon Star chuyển sang, tạo điều kiện để các em hòa nhập, ổn định học tập.

Trường khủng hoảng tài chính, phụ huynh và học sinh chịu trận

Vụ lùm xùm tốn nhiều giấy mực nhất liên quan tới cơ sở giáo dục ngoài công lập năm 2024 có lẽ là vụ việc tại trường Quốc tế Mỹ Việt Nam (AISVN).

Thành lập năm 2006 tại TP.HCM, trường này từng có hơn 1.300 học sinh theo học chương trình tú tài quốc tế (IB) với học phí 280-725 triệu đồng/năm.

Tuy nhiên, từ năm 2023, trường đối mặt với khủng hoảng tài chính nghiêm trọng, tới nỗi tháng 7/2023, nhiều phụ huynh đã tụ tập đòi nợ trường, và đỉnh điểm là tháng 3/2024 học sinh phải nghỉ học do giáo viên đình công vì không được trả lương.

Dù phụ huynh đã đóng gói tài chính trị giá 3.600 tỷ đồng, AISVN vẫn không đủ nguồn lực để duy trì hoạt động, buộc phải kết thúc năm học sớm vào tháng 4/2024.

Tháng 7/2024, trường bị Sở GD&ĐT TP.HCM đình chỉ hoạt động trong 12 tháng do không đáp ứng điều kiện tài chính và nhân sự. Đến cuối tháng 8/2024, hơn 300 học sinh chuyển trường, trong khi 700 em khác vẫn chưa ổn định nơi học mới.

Tới đầu tháng 11/2024, một số phụ huynh cho biết nhận được thư của Hội đồng trường thông báo nhà trường dự kiến khai giảng trở lại vào 1/2025. Tuy nhiên, tại thời điểm đó, sở cho biết chưa nhận được bất cứ hồ sơ nào liên quan đến việc tổ chức hoạt động lại của trường này.

Trường "ẵm" 14 tỷ biến mất, hơn một năm sau phụ huynh vẫn ngóng tiền trả lại

Tới đầu năm 2024, nhiều phụ huynh có con từng học tại trường TH, THCS, THPT Quốc tế Chồi Xanh - Green Shoots International School (phường Cẩm Châu, TP Hội An, Đà Nẵng) vẫn thấp thỏm đợi được trường trả lại tiền đã nộp.

Trước đó, từ tháng 5 đến tháng 8/2023, trường Quốc tế Chồi Xanh đã tổ chức tuyển học sinh từ mẫu giáo đến THPT năm học 2023-2024, với học phí dao động 350-400 triệu đồng/năm. Tổng số tiền phụ huynh đã đóng trước khi vào năm học mới khoảng 14 tỷ đồng.

Tuy nhiên, ngày 8/8, các phụ huynh tá hỏa nhận được thông báo rằng đã chuyển tất cả học sinh đang theo học tại trường qua trường APU ở TP Đà Nẵng. Khi phụ huynh liên hệ để nhập học cho con theo địa chỉ được cung cấp, phía cơ sở giáo dục tại Đà Nẵng từ chối với lý do họ không nhận được học phí từ trường Chồi Xanh.

Để kịp cho con vào năm học mới, phụ huynh vội vã đi tìm trường khác, đồng thời nộp đơn lên cơ quan công an tố cáo hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Tới tháng 4/2024, Công an tỉnh Quảng Nam cho biết vẫn đang điều tra vụ việc, nhưng chưa thể liên lạc với người điều hành và đại diện pháp lý của trường (cả hai đều mang quốc tịch nước ngoài) và phải đợi sự hỗ trợ tư pháp từ Anh và Australia.

Cơ quan điều tra đã tạm giữ một phần tiền trong tài khoản của người liên quan để đợi trả lại cho phụ huynh, nhưng chỉ được khoảng 1/3 số tiền phụ huynh đã nộp cho trường.

 

VỤ TAI NẠN THỦY ĐIỆN Ở KON TUM: TÌM THẤY THI THỂ NẠN NHÂN CUỐI CÙNG

Tiền Lê - Nguyên Lê/Tiền Phong

https://znews.vn/vu-tai-nan-thuy-dien-o-kon-tum-tim-thay-thi-the-nan-nhan-cuoi-cung-post1521520.html

Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể còn lại trong vụ tai nạn lao động khiến 5 người tử vong tại Thủy điện Đăk Mi 1 (huyện Đăk Glei, Kon Tum).

Chiều 2/1, Chủ tịch UBND huyện Đăk Glei (Kon Tum) cho biết lực lượng chức năng đã tìm thấy thi thể còn lại trong vụ tai nạn lao động tại Thủy điện Đăk Mi 1.

Theo đó, lực lượng chức năng đang tìm cách đưa thi thể thứ 2 vào bờ. Thi thể này được tìm thấy ở suối Đăk Mi, cách vị trí đập khoảng 50 m. Tuy nhiên, vì nước suối mạnh, lực lượng chức năng phải dùng xe máy đào qua suối để hỗ trợ đưa thi thể vào bờ.

Trước đó vào ngày 1/1, sau khi nước trong hồ được hút cạn, lực lượng cứu nạn cứu hộ của tỉnh Kon Tum và quân đội đã lặn, mò khắp lòng hồ để tìm kiếm dưới lớp bùn dày và phát hiện một số bộ phận cơ thể. Các phần cơ thể được tìm thấy gồm 1 cánh tay, 1 cẳng chân, phần ngực.

Tuy nhiên, những bộ phận cơ thể khi tìm thấy đã vỡ nát không còn nguyên vẹn do bị rơi từ trên cao và đá đè trúng. Hiện, lực lượng chức năng chưa thể xác định được phần cơ thể này của ai.

Liên quan đến vụ việc, Công an tỉnh Kon Tum cũng đã phối hợp Viện Khoa học hình sự, Bộ Công an triển khai công tác khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn. Các kỹ thuật viên Viện Khoa học hình sự đã tiếp cận thân đập nơi sạt trượt và những khối bê tông bị rơi xuống để ghi hình, đo đạc lõi thép, kết cấu bê tông.

Đồng thời, lực lượng của 2 Bộ đã khảo sát thực tế, tiếp cận hồ sơ tài liệu công trình và làm việc với các bên liên quan như tư vấn giám sát, chủ đầu tư, nhà thầu; Thu thập tài liệu, hồ sơ năng lực nhà thầu; lấy mẫu vật liệu đầu vào bê tông, sắt thép, xác định nguyên nhân sự cố.

Theo ông Đỗ Xuân Yến - Giám đốc Ban Quản lý dự án thủy điện Đăk Mi 1, 3 nạn nhân đã được bàn giao cho gia đình để lo hậu sự và bước đầu đơn vị hỗ trợ gia đình mỗi nạn nhân 100 triệu đồng. Hiện, 2 nạn nhân còn lại sau khi làm các thủ tục pháp lý sẽ được bàn giao về cho gia đình để lo thủ tục mai táng theo quy định.

Như Tiền Phong đưa tin khoảng 3h sáng 31/12, trong quá trình đổ bê tông hạng mục đập tràn của Thủy điện Đăk Mi 1 có 4 công nhân bị rớt xuống hố sâu 4-5 m; 1 công nhân ở phía dưới bị đá văng vào người.

Ngay sau khi xảy ra vụ việc, ban quản lý đã đưa thợ lặn xuống tìm người, nhưng công tác cứu hộ gặp nhiều khó khăn. Vụ tai nạn khiến 3 người tử vong; 2 người bị đất đá vùi, mất tích.

Danh tính các nạn nhân gồm Hà Văn Sơn (30 tuổi), Kha Văn Kháy (26 tuổi), Ngân Văn Long (32 tuổi) và Lương Văn Hùng (20 tuổi, đều quê Nghệ An), là công nhân thuộc Công ty Dũng Phúc Lộc có địa chỉ xã Cát Vang, huyện Thanh Chương (Nghệ An). Nạn nhân còn lại là A Tuất (24 tuổi) trú thôn Đăk Lây, xã Đăk Choong huyện Đăk Glei, là công nhân thuộc Công ty Nguyên Dược.

 

SAI PHẠM TẠI DỰ ÁN ĐIỆN MẶT TRỜI TRUNG NAM - THUẬN NAM DO SỰ THA HÓA, BIẾN CHẤT

https://www.anninhthudo.vn/sai-pham-tai-du-an-dien-mat-troi-trung-nam-thuan-nam-do-su-tha-hoa-bien-chat-post600122.antd

ANTD.VN - Liên quan vụ án sai phạm cơ chế giá ưu đãi cho các nhà máy điện mặt trời xảy ra tại Bộ Công Thương, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã ban hành kết luận điều tra bổ sung, đề nghị truy tố 12 bị can. Sai phạm của của các bị can gây thiệt hại cho Nhà nước số tiền lớn…

Tạo lợi ích không chính đáng cho doanh nghiệp

Trong đó, cựu thứ trưởng Bộ Công thường Hoàng Quốc Vượng cùng 8 bị can khác bị đề nghị truy tố tội “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. 3 bị can là cán bộ Cục Thuế Bình Phước bị đề nghị truy tố tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Theo kết luận điều tra, tháng 8-2018, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 115 về việc thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù hỗ trợ tỉnh Ninh Thuận phát triển kinh tế-xã hội, trong đó có nội dung cho hưởng chính sách giá điện ưu đãi đến hết năm 2020 đối với các dự án điện năng lượng mặt trời và hạ tầng đấu nối công suất thiết kế 2.000MW đã được Thủ tướng chấp thuận triển khai.

Khi Bộ Công Thương soạn thảo các quyết định của Thủ tướng quy định về cơ chế này, bị can Hoàng Quốc Vượng, bị can Phương Hoàng Kim (cựu Cục trưởng Cục Điện lực và năng lượng tái tạo) cùng các bị can khác đã có sai phạm, mở rộng diện dự án được hưởng cơ chế giá ưu đãi so với Nghị quyết 115. Việc này gây thiệt hại cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam EVN số tiền hơn 1.000 tỷ đồng.

Cơ quan điều tra (CQĐT) xác định, nguyên nhân dẫn đến tội phạm là do một số cá nhân bị tha hóa, biến chất; một số trường hợp vì động cơ vụ lợi, động cơ cá nhân làm trái quy định để tạo lợi ích không chính đáng cho các doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, quy định của pháp luật theo các lĩnh vực còn chưa chặt chẽ, chưa phân biệt rõ vai trò, trách nhiệm của từng đơn vị theo từng khâu, dẫn đến các đối tượng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao làm trái công vụ gây thiệt hại cho Nhà nước và tổ chức.

Theo kết quả điều tra, vì động cơ vụ lợi, để tạo cơ chế cho Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam được hưởng giá điện ưu đãi, bị can Hoàng Quốc Vượng lợi dụng vị trí Thứ trưởng Bộ Công Thương thống nhất chủ trương đề xuất cho nhà máy này được phê duyệt bổ sung quy hoạch đồng thời cố ý xin cơ chế giá ưu đãi cho dự án này.

Cựu Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng khai nhận trong thời gian quen biết và trong quá trình xây dựng dự thảo Quyết định số 13, bị can có nhận tiền từ ông Nguyễn Tâm Thịnh (Tổng giám đốc kiêm người đại diện pháp luật của Công ty TNHH Điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam) và nhân viên của ông Thịnh. Tổng số tiền là 1,5 tỷ đồng. Quá trình điều tra, bị can Vượng đã nộp lại số tiền này.

Không có động cơ vụ lợi nên không xử lý

Quá trình điều tra, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an cũng đã đánh giá và kết luận về hành vi cũng như trách nhiệm của nhiều người liên quan vụ án.

Theo đó, ông Trịnh Đình Dũng (nguyên Phó Thủ tướng) được phân công xây dựng và ký ban hành Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg. Kết quả điều tra xác định, do tin tưởng vào kết quả xây dựng, thẩm định, thẩm tra, Dự thảo Quyết định số 13 của Bộ Công Thương, Bộ Tư pháp và Văn phòng Chính phủ nên khi ký ban hành, ông Trịnh Đình Dũng không biết nội dung khoản 3, Điều 5 của quyết định trái với Nghị quyết số 115/NQ-CP.

Kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện ông Trịnh Đình Dũng nhận tiền, lợi ích vật chất khác để tạo lợi ích không chính đáng cho các doanh nghiệp. Do đó, CQĐT không xem xét xử lý hình sự đối với ông Trịnh Đình Dũng.

Đối với ông Trần Tuấn Anh (nguyên Bộ trưởng Bộ Công Thương, giai đoạn 2016-2020), CQĐT đánh giá, với vai trò là Bộ trưởng Bộ Công Thương, ông này đã ký 6 tờ trình, báo cáo của của Bộ Công Thương gửi Thủ tướng đề xuất ban hành Quyết định số 13.

Khi ký các tờ trình, báo cáo này, ông Trần Tuấn Anh không biết việc bị can Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo điều chỉnh để mở rộng diện đối tượng trái Nghị quyết 115. Kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện ông Trần Tuấn Anh có động cơ vụ lợi. Do đó, CQĐT không xem xét xử lý hình sự đối với ông Trần Tuấn Anh.

Ông Mai Tiến Dũng, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, không trực tiếp chỉ đạo việc thẩm tra Dự thảo Quyết định số 13, không biết Dự thảo được xây dựng trái với Nghị quyết 115.

Tương tự, một nguyên Phó chủ nhiệm VPCP là người được phân công phụ trách Vụ Công nghiệp, chịu trách nhiệm thẩm tra Dự thảo Quyết định số 13. Tuy nhiên, do ông này đi vắng nên ông Mai Tiến Dũng đã ký 2 tờ trình đề xuất tổ chức họp và tham dự 1 cuộc họp do nguyên Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chủ trì bàn về việc xây dựng dự thảo Quyết định số 13.

Kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện ông Mai Tiến Dũng nhận tiền, lợi ích vật chất khác để làm trái quy định, tạo lợi ích cho doanh nghiệp. Do đó, CQĐT không có căn cứ xem xét trách nhiệm của ông Mai Tiến Dũng.

 

 

 

No comments:

Post a Comment