Đối Thoại Điểm Tin ngày 21 tháng 10 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Israel
tăng cường tấn công ở Gaza, Lebanon sau khi thủ lĩnh Hamas bị diệt
Ukraine
tấn công hãng sản xuất thuốc nổ chủ chốt của Nga
Indonesia:
Prabowo nhậm chức tổng thống, cam kết xử lý tham nhũng và nhiều vấn đề
Quân
Nga tấn công ồ ạt vào thị trấn ở miền đông Ukraine, theo các blogger
Hàng triệu người dân Cuba vẫn không có điện cùng lúc
khủng hoảng ngày càng trầm trọng
Indonesia: Prabowo nhậm chức tổng thống, cam kết xử lý
tham nhũng và nhiều vấn đề
Tập Cận Bình kêu gọi binh sĩ lực lượng hỏa tiễn tăng
cường khả năng răn đe, tác chiến
Hàn Quốc tăng cường cam kết đối với Biển Đông
Hội chứng kinh niên quan hệ Việt – Trung: Đồng sàng dị
mộng
Quốc
hội Việt Nam sẽ 'bầu' tân chủ tịch nước vào ngày 21/10
Bộ
trưởng Công an cùng quê TBT/Chủ tịch nước Tô Lâm lên cấp đại tướng
Hơn
1/3 Việt Nam có nguy cơ bùng phát dịch tả lợn Châu Phi
Quảng
Nam: dừng công nhận kết quả trúng thầu mỏ cát 370 tỷ, nghi có dấu hiệu trục lợi
VCCorp
muốn vực dậy MXH Lotus bằng Lotus Chat?
Trung
Quốc xây dựng đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa thành căn cứ gián điệp
Thấy
gì từ những diễn biến trái chiều trong quan hệ Việt Trung?
Ý
kiến thêm về Nghị định 126 “tổ chức, hoạt động, quản lý hội”
Thủ
tướng Việt Nam yêu cầu nghiên cứu phát triển điện hạt nhân
Việt
Nam xuất hai lô dừa tươi đầu tiên bằng được bộ qua Trung Quốc
Cao
su Việt Nam chiếm gần 17% tổng lượng nhập của Trung Quốc
Thương
mại Việt Nam-Mỹ vượt 100 tỷ USD sau chín tháng
Xuất,
nhập khẩu của Việt Nam tăng tốc, vượt 600 tỷ USD
Kiều
hối về TP HCM đạt kỷ lục, gần 7,4 tỷ USD trong chín tháng
33
tổ chức kêu gọi Thủ tướng Thái Lan từ chối dẫn độ Y Quynh BDap về Việt Nam
Người
Việt ở Mỹ cũng đang bị đàn áp trực tuyến từ chính quyền Việt Nam!
Hải
quân Hoa Kỳ và Philippines tập trận chung Sama Sama ở Biển Đông
Bộ Ngoại giao Việt Nam lần đầu lên tiếng chính thức về việc
Campuchia rút khỏi Tam giác phát triển
Việt
Nam đón nhóm tình nguyện viên Hoà bình (Peace Corps) lớn nhất từ trước tới nay
BBC
Đại tướng Lương
Cường được bầu làm chủ tịch nước
Quốc hội bầu chủ
tịch nước ngày 21/10, ứng cử viên có xuất thân từ quân đội?
Tỷ phú Musk chi 1
triệu USD mỗi ngày gây 'quan ngại sâu sắc'
Taylor Swift tác
động ra sao tới bầu cử Mỹ?
Xem phim Việt ở Nam
California: từ chấn thương hậu chiến tới mối đồng cảm của người trẻ
Cách WhatsApp kiếm
tiền: Miễn phí – nhưng có vài mẹo
Nhà tròn giúp chống
chịu siêu bão ra sao?
Cuba mất điện toàn
quốc: Vì sao? Tiếp theo là gì?
Đường sắt cao tốc
Bắc-Nam: Phương án trình cho Quốc hội có phải khả thi nhất?
Thuật toán mạng xã
hội thay đổi cách chúng ta tương tác như thế nào?
‘Con bà sắp chết
rồi’: Lừa đảo làm phép tràn lan khắp phố
Sửa chữa cáp dưới
đáy biển: truyền thuyết cá mập cắn và những vụ đứt cáp lịch sử
Quốc tế kêu gọi Thủ
tướng Thái Lan bảo vệ Y Quynh Bđăp sau tuyên bố mới của Việt Nam
Trung Quốc xây hệ
thống radar trên đảo Tri Tôn: Việt Nam đối mặt nguy cơ nào?
Tứ Trụ Việt Nam sắp
tới sẽ biến động ra sao?
Nhà báo Vũ Bình
Nghi qua đời tại San Jose, về yên nghỉ nơi quê nhà Nam Định
Vạn Thịnh Phát: bà
Trương Mỹ Lan lãnh thêm án chung thân sau hình phạt tử hình
Bộ quy tắc ứng xử
Biển Đông: Trung Quốc dây dưa đàm phán không hồi kết?
Bài toán cáp biển
Việt Nam: Lệ thuộc Mỹ hay Trung Quốc đều gặp trái đắng
'GDP của Việt Nam
có thể giảm 1% nếu ông Trump tái đắc cử'
Quốc hội họp: Sau
ông Tô Lâm, ai sẽ làm chủ tịch nước?
Dự thảo Luật
Phòng không nhân dân nên được tách ra làm hai
Việt Nam có quyền
lực như thế nào tại châu Á-Thái Bình Dương?
Thủ tướng Trung
Quốc Lý Cường tới Việt Nam: Ký kết về đường sắt và gì nữa?
G7 khẳng định các cam kết đối với Ấn Độ - Thái Bình Dương, Ukraina
và vùng Cận Đông
Bị tố mưu sát các nhà hoạt động ly khai, Ấn Độ chọn mềm mỏng với
Mỹ nhưng gay gắt với Canada
Cuba : Điện vẫn mất trong khi bão Oscar đang tới
Bầu cử và trưng cầu dân ý tại Moldova : Nga gây ảnh
hưởng như thế nào ?
Bầu cử tổng thống Mỹ : Elon Musk không tiếc tiền giúp Donald Trump
tái đắc cử
Chiến tranh Ukraina : Xuất hiện những hình ảnh đầu tiên về
binh sĩ Bắc Triều Tiên ở Nga
Paris dùng lợi nhuận tài sản Nga bị phong tỏa để chi viện quân sự
cho Kiev
Thủ tướng Israel đe dọa khiến Iran và đồng minh phải trả giá đắt
sau khi bị Hezbollah âm mưu ám sát
Điền Kinh Việt Nam: tuyển chọn đào tạo lực lượng thiếu bài bản
chuyên nghiệp
Ngoại
trưởng Philippines hối thúc ASEAN sớm có giải pháp kiên quyết về Biển Đông
Hamas tiếp tục từ chối thả con tin ở Gaza nếu Israel không ngừng
bắn
Moldova bầu tổng thống và trưng cầu dân ý về gia nhập Liên Hiệp
Châu Âu
Thủ lãnh Hamas bị Israel tiêu diệt, bàn cờ Trung Đông thay đổi
Quan hệ giữa Trump và Putin được hé lộ trong cuốn sách điều tra
của nhà báo Mỹ
G7
họp cấp bộ trưởng Quốc Phòng, bàn về tình hình Cận Đông
Lãnh đạo quân đội Mỹ và Hàn Quốc lên án hợp tác quân sự Nga –
Triều
Indonesia : Trước thềm lễ nhậm chức, tân tổng thống Prabowo
Subianto đặt nhiều tham vọng lớn
Cộng đồng bản địa Mỹ Latinh có nguy cơ “tuyệt chủng” do bị gạt ra
khỏi các hoạt động ứng phó với HIV
(AFP) –
Việt Nam chuẩn bị bầu chọn chủ tịch nước mới. Hôm nay, 20/10/2024, Nguyễn Thanh
Hải, trưởng ban Công tác đảng, trong buổi họp báo cho biết Quốc hội Việt Nam sẽ
bắt đầu quá trình chọn chủ tịch nước vào thứ Hai, 21/10. Thông báo này được đưa
ra sau một loạt thay đổi lớn trong chính trường Việt Nam thời gian qua. Chủ
tịch nước hiện nay ông Tô Lâm, đã được bổ nhiệm làm tổng bí thư đảng Cộng sản
vào tháng 8/2024, sau khi người tiền nhiệm Nguyễn Phú Trọng qua đời. Ông Trọng
cũng từng nắm giữ hai chức vụ cao nhất này cùng lúc từ tháng 10/2018 đến
04/2021.
(AFP) –
Miến Điện : Lãnh sự quán Trung Quốc bị tấn công. Một vụ nổ đã xảy ra tối thứ Sáu
18/10/2024 tại lãnh sự quán Trung Quốc ở Mandalay, thành phố lớn thứ hai của
Miến Điện. Tòa nhà bị hỏng nhẹ, và không có nạn nhân. Theo tờ Irrawaddy, một
quả lựu đạn đã được ném về phía tòa nhà, trên nguyên tắc, được các thành viên
lực lượng an ninh Miến Điện bảo vệ.
(Reuters)
– Trung Quốc tăng cường kiểm soát xuất khẩu các thiết bị lưỡng dụng. Tân Hoa Xã hôm nay, 20/10/2024,
cho biết thủ tướng Lý Cường ký sắc lệnh Hội Đồng Nhà Nước công bố các quy định
về kiểm soát xuất khẩu các mặt hàng lưỡng dụng, có hiệu lực ngay từ ngày
01/12/2024. Những quy định này nhằm cải thiện tính minh bạch và tiêu chuẩn hóa
các chính sách kiểm soát xuất khẩu và tăng cường khả năng kiểm soát xuất khẩu
đối với những sản phẩm có thể sử dụng cả cho mục đích dân sự lẫn quân sự. Quy
định này được đưa ra vào lúc Mỹ chỉ trích Trung Quốc hỗ trợ các nỗ lực chiến
tranh của Nga. Trong tuần này, Washington đã thông báo trừng phạt hai công ty
Trung Quốc và một công ty Nga liên quan đến việc chế tạo và vận chuyển drone.
(SCMP) –
Trung Quốc và ASEAN chuẩn bị ký hiệp định tự do thương mại nhằm thúc đẩy kinh
tế xanh và kỹ thuật số. Hiệp định dự kiến được ký chính thức vào năm 2025 nhằm đẩy
mạnh tích hợp cơ sở hạ tầng kỹ thuật số và hệ thống thanh toán điện tử, cũng
như hợp tác thương mại và đầu tư trong lĩnh vực năng lượng xanh, kết nối chuỗi
cung ứng và tạo thuận lợi hải quan. Theo giáo sư Christopher Tang tại trường
UCLA Anderson, Bắc Kinh đang muốn “hạ bệ đô la Mỹ với tư cách là đồng tiền
dự trữ quốc tế và thay thế bằng nhân dân tệ (…) và việc tăng cường thương mại
với ASEAN sẽ giúp đẩy mạnh các giao dịch bằng nhân dân tệ”.
(AFP) –
Bình Nhưỡng tố cáo nhóm giám sát các biện pháp trừng phạt mới nhắm vào Bắc
Triều Tiên là “bất hợp pháp”. Ngày 20/10/2024, ngoại trưởng Bắc Triều Tiên cũng cảnh cáo
quốc gia tham gia vào nhóm này sẽ phải “trả giá đắt”. Nhóm này gồm các
chuyên gia của 11 quốc gia, được thành lập vào giữa tháng 10 sau khi hồi tháng
03, Nga phủ quyết việc gia hạn một nhóm chuyên gia của Liên Hiệp Quốc giám sát
các hành động quốc tế nhắm vào Bình Nhưỡng.
(AP) –
Mỹ để lộ tài liệu mật về kế hoạch tấn công Iran của Israel. Thông tin được tiết lộ hôm nay,
20/10/2024. Theo những tài liệu được cho là của Cục Tình báo Không gian
Địa lý Quốc gia Mỹ (NGA) bị đăng tải trên ứng dụng nhắn tin Telegram,
Israel đang di chuyển khí tài đến một địa điểm để tiến hành đáp trả cuộc tấn
công bằng tên lửa đạn đạo của Iran hôm 01/10. Tài liệu được đóng dấu “tuyệt
mật” và dường như chỉ được chia sẻ trong liên minh Five Eyes (Ngũ
Nhãn gồm Mỹ, Anh, Úc, New Zealand và Canada). Hoa Kỳ đang tiến hành điều tra để
xác minh xem tài liệu đã bị lộ như thế nào, là do một thành viên trong cộng
đồng tình báo Mỹ cố tình làm rò rỉ hay bị hacker đánh cắp. Theo giới quan sát,
vụ việc có thể ảnh hưởng lớn đến hợp tác trong tương lai giữa Mỹ và Israel.
(AFP) –
Pháp: Tỉ lệ tín nhiệm tổng thống Emmanuel Macron trong tháng 10 rơi xuống mức
thấp nhất. Theo
khảo sát Ifop được công bố hôm nay 20/10/2024, 78% người được hỏi cho biết
không hài lòng với đương kim tổng thống. Sau cuộc bầu cử châu Âu và thông báo
giải tán Quốc Hội, ông Macron đã mất 9 điểm. Không chỉ tổng thống, mức độ tín
nhiệm dành cho tân thủ tướng cũng sút giảm rõ rệt khi có tới 60% người được hỏi
cảm thấy không hài lòng về ông Michel Barnier.
(AFP) –
Mỹ : Hãng máy bay Boeing đạt được thỏa thuận để chấm dứt đình công. Theo thông báo từ liên đoàn những
người đình công, hôm qua, 19/10/2024, Boeing đã đề xuất tăng lương 35% trong 4
năm và thưởng 7.000 đô la cho các nhân viên, để giải quyết cuộc đình công quy
mô lớn, thu hút hơn 33.000 công nhân tham gia. Cuộc đình công đã làm tê liệt
hoạt động sản xuất máy bay của hãng và gây thiệt hại hơn 7 tỷ đô la.
1/ QUỐC HỘI VN SẼ BẦU TÂN CHỦ TỊCH NƯỚC VÀO HÔM NAY
Quốc hội Việt Nam sẽ khai
mạc vào hôm nay 21/10 và tiến hành quy trình gọi là “bầu chủ tịch nước”.
Quy trình “bầu chủ tịch
nước” nói trên được một quan chức cấp cao tiết lộ và hoạt động này diễn ra sau một loạt những biến động trong
hàng ngũ lãnh đạo tối cao khiến Việt Nam rơi vào một giai đoạn bất ổn chính
trị.
Suốt nhiều thập niên qua,
tất cả mọi thay đổi trong thượng tầng kiến trúc của đảng cộng sản và bạo quyền
Hà Nội đều được cẩn trọng phối hợp tiến hành. Tuy nhiên cuộc thanh trừng “chống
tham nhũng lớn” kể từ năm 2021 đã hạ bệ một số nhân vật lãnh đạo cao cấp; trong
số này có hai chủ tịch nước và ba phó thủ tướng.
Hai vị chủ tịch nước đều là
một trong bốn người thuộc cơ chế “tứ trụ” gồm tổng bí thư, chủ tịch nước, thủ
tướng và chủ tịch quốc hội. Ông Tô Lâm hiện đảm nhiệm cả hai chức tổng bí thư
đảng CSVN và chủ tịch nước tại quốc gia Đông Nam Á này, thay thế cho ông Nguyễn
Phú Trọng đã qua đời vào tháng 7 vừa qua.
Cá nhân ông Nguyễn Phú
Trọng cũng từng đảm nhiệm cả hai chức tổng bí thư và chủ tịch nước Việt Nam từ năm
2018 đến tháng 4 năm 2021.
2/ VN CÓ NGUY CƠ BÙNG PHÁT DỊCH TẢ HEO PHI CHÂU
Bộ nông nghiệp Việt Nam lên
tiếng cảnh báo dịch tả heo Phi châu có nguy cơ bùng phát mạnh tại 26 trên 63
tỉnh thành.
Báo chí lề đảng đồng loạt
loan tin trên vào ngày 20/10. Cụ thể theo cục trưởng cục thú y, ông Nguyễn Văn
Long, kể từ đầu năm đến nay dịch tả heo Phi châu đã xuất hiện tại 47 địa phương
trên cả nước. Hiện nay sau bão Yagi và đợt mưa lũ vừa qua đã tác động đến 26
địa phương khác khiến dịch này đang bùng phát mạnh.
Thống kê cho thấy tại 26
địa phương chịu tác động của bão Yagi có hơn 731 ổ dịch tả heo Phi châu, trong
số này có 21 tỉnh/thành phố báo cáo số heo chết phải tiêu hủy là hơn 53 ngàn
con.
Cần biết là vào tháng 7 vừa
qua, nhà cầm quyền Hà Nội cũng ra cảnh báo về nguy cơ lan rộng dịch tả heo Phi châu
với hệ quả làm giá tiêu dùng gia tăng và gây ô nhiễm môi trường, với hơn 42
ngàn con heo bị tiêu hủy, cao gấp 5 lần so với năm ngoái.
Việt Nam đã phê duyệt việc
dùng vắc-xin dịch tả heo Phi châu sản xuất trong nước. Đây là vắc-xin phòng
ngừa bệnh này đầu tiên trên thế giới. Tuy nhiên đến tháng 12/2023, Tổ chức Y tế
Thế giới đã lên tiếng cảnh báo và đề nghị có thêm xét nghiệm đối với loại
vắc-xin này.
3/ DÂN CUBA VẪN MẤT ĐIỆN TRONG KHI BÃO TỐ ĐANG TỚI
Người dân Cuba trải qua hai
đêm ngột ngạt liên tiếp bị mất điện vì mạng lưới điện quốc gia bị sập hai lần
trong 24 tiếng.
Vào tối thứ Bảy 19/10, nhà
nước cộng sản này thông báo mới tái lập được mạng lưới điện cho gần một phần
năm dân cư. Ngoài khó khăn do mất điện, người dân Cuba còn phải đối mặt với cơn
bão nhiệt đới Oscar đang hình thành ngoài khơi Bahamas.
Chưa bao giờ người dân Cuba
bị mất điện trên quy mô toàn quốc như lần này. Lazaro Guerra, người phụ trách
điện lực ở Cuba, cho biết quá trình khôi phục mạng lưới điện sẽ diễn ra rất
chậm. Việc gấp rút khôi phục có thể dẫn đến những hỏng hóc mới và suy giảm dịch
vụ. Khoảng bốn phần tư người dân trên tổng số 10 triệu người ở Cuba vẫn sống
trong tình trạng mất điện.
Điện
bị cắt khiến tình hình phức tạp và phức tạp vì đã gần 24 tiếng không có ánh đèn,
trong khi thới tiết rất nóng và các cây quạt không hoạt động.
Tình trạng mất điện vẫn xảy
ra ở Cuba, nhưng thường xuyên hơn từ ba tháng nay, do thiếu đến 30% nhu cầu
năng lượng. Con số này tăng lên thành 50% vào hôm 17/10. Cuba có 8 nhà máy
nhiệt điện đã lạc hậu, thường xuyên bị hỏng hóc hoặc trong quá trình bảo trì.
Cuba cũng bị thiếu chất đốt cho những nhà máy này do lệnh cấm vận của Mỹ từ năm
1962.
Cùng lúc với cảnh mất điện, người dân Cuba
chuẩn bị đón bão Oscar dự trù đổ vào bờ đông vào ngày 20/10. Chủ tịch nhà nước
Cuba khẳng định là nhà cầm quyền ở phía đông hòn đảo đang nỗ lực bảo vệ người dân và các nguồn lực
kinh tế trước cơn bão Oscar sắp xảy ra. Theo dự báo, sức gió của bão
Oscar có thể lên tới 139 cây số giờ, kèm theo các cơn mưa lớn.
4/ UKRAINE TẤN CÔNG CÔNG TY SẢN XUẤT THUỐC NỔ LỚN NHẤT CỦA NGA
Ukraine tấn công một công
ty sản xuất thuốc nổ quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga trong đêm thứ Bảy vừa
qua, cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ việc cất trữ tại một phi trường quân sự ở
khu vực Lipetsk,
Bộ tổng tham mưu Ukraine
cho biết tin trên trong một tuyên bố vào hôm qua 20/10. Bộ quốc phòng Nga nói
rằng các đơn vị phòng không nước này đã bắn hạ 110 máy bay không người lái của
Ukraine trên đất Nga, bao gồm một máy bay trên khu vực Moscow, 43 máy bay trên
khu vực Kursk giáp biên giới và 27 máy bay trên khu vực Lipetsk thuộc miền tây
nam.
Các máy bay không người lái
đó đã cố gắng tấn công công ty quốc doanh Ya Sverdlov tại thành phố Dzerzhinsk,
cách Moscow khoảng 400 cây số về phía đông. Nhà máy thuốc nổ này là một trong
những hãng sản xuất lớn nhất thuộc loại này. Sản phẩm của họ được lực lượng Nga
xử dụng trong cuộc chiến xâm lược Ukraine kể từ tháng 2 năm 2022. Nhà máy này
đang phải chịu lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ và Liên minh Âu châu.
Bộ tổng tham mưu Ukraine
cho hay họ vẫn đang đánh giá về thiệt hại do cuộc tấn công của họ gây ra.
Bộ quốc phòng Nga cho biết
8 máy bay không người lái của Ukraine đã bị diệt trên bầu trời Nizhny Novgorod.
Người dân cho biết nghe thấy những tiếng nổ lớn và nhìn thấy khói trắng trong
khu vực nhà máy.
Thị trưởng Moscow cho biết
các mảnh vỡ đã rơi xuống quận Ramensky của khu vực Moscow nhưng không có thiệt
hại hoặc thương vong.
VNTB
– Sửa luật để bổ sung quyền lực cho thủ tướng
VNTB
– Việt Nam phá hoại tôn giáo như thế nào? (bài 2)
VOA
– LHQ kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà báo Phạm Chí Dũng
VOA
– Ông Trump nói sẽ áp thuế quan lên Trung Quốc nếu Trung Quốc tiến vào Đài Loan
Vì
sao thể chế vững mạnh là chìa khóa cho sự thịnh vượng của một quốc gia?
Iran
trong lịch sử và sự giằng xé tâm lý của giới tinh hoa trí thức hiện nay
Thời sự 20.1021/10/2024
Hội
chứng kinh niên quan hệ Việt – Trung: Đồng sàng dị mộng21/10/2024
Tại sao
phải tuyệt thực?21/10/2024
Thư
ngỏ gửi Quân đội Nhân dân Việt Nam, đồng minh tự nhiên của sự cải cách chính
trị20/10/2024
Hỏi
ChatGPT về sự ra đời “chưa đúng lúc” và tương lai mờ mịt của Tuyên Ngôn Cộng
Sản19/10/2024
Liệu
những điều “Bạo chúa đỏ” từng gây ra ở Trung Quốc có thể được Tập thực hành
trên toàn cầu?19/10/2024
Vài
suy nghĩ về giải Nobel19/10/2024
Lê Hữu Minh
Tuấn19/10/2024
Sự
nghèo khó và phát triển: Vai trò của thể chế và con người19/10/2024
Phó
Đức An - Triều Tiên tham chiến?
Huỳnh
Ngọc Chênh - Hàn Triều đánh nhau và hành động của chúng ta
Nguyễn
Đình Bổn - Nga : Thêm những cái chết bí ẩn
Lê
Nguyễn - Kể lại chuyện xưa : Một vài hồi ức về khu dinh điền Cái Sắn (6)
Trần
Thanh Cảnh - "Ba truyện dài thành một tiểu thuyết"
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 20.10.2024
Huỳnh
Chí Viễn - Bốn "món quà" quý nhất mà người đàn ông có thể tặng cho
người phụ nữ của mình
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Ý kiến thêm về Nghị định 126 “tổ chức, hoạt động, quản lý hội” 21/10/2024
Giảm lãng phí bằng luật 21/10/2024
Sự nghèo khó và phát triển: Vai trò của thể chế và con người 21/10/2024
Việt Nam kiểm soát tôn giáo ra sao? – Bài 3: Đàn áp Đạo Cao Đài 21/10/2024
Đường sắt cao tốc Bắc-Nam: Phương án trình cho Quốc hội có phải
khả thi nhất? 20/10/2024
Cái còng 20/10/2024
Sửa chữa cáp dưới đáy biển: truyền thuyết cá mập cắn và những vụ
đứt cáp lịch sử 20/10/2024
Nobel Kinh tế 2024 với Việt Nam hiện nay? 20/10/2024
Ý vụn – Tại sao lại chống diễn biến hoà bình? 20/10/2024
Trung Quốc xây hệ thống radar trên đảo Tri Tôn: Việt Nam đối mặt
nguy cơ nào? 19/10/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
CỰU
GIÁM ĐỐC TRUNG TÂM ỨNG CỨU KHẨN CẤP MÁY TÍNH VIỆT NAM NHẬN TIỀN TỶ
Hoàng An - Minh Đức/Tiền
Phong
Bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch Công ty
AIC) bị đề nghị truy tố với cáo buộc "Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu
quả nghiêm trọng" xảy ra tại Trung tâm ứng cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam.
Ngày 20/10, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công
an đề nghị truy tố bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (cựu Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần
Tiến bộ quốc tế - AIC) đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây
hậu quả nghiêm trọng”.
Tiếp tục truy tố Nguyễn
Thị Thanh Nhàn
Cùng tội, Cơ quan điều tra đề nghị truy tố 12
người khác, trong đó có 6 người của Bộ Thông tin và Truyền thông, gồm: Ông
Nguyễn Trọng Đường (cựu Vụ phó Kế hoạch tài chính, cựu giám đốc Trung tâm ứng
cứu khẩn cấp máy tính Việt Nam - VNCERT); Ngô Quang Huy (cựu phó giám đốc
VNCERT); Trần Duy Hiếu (cựu Vụ phó Kế hoạch tài chính); Nguyễn Huy Hùng (cựu
chuyên viên Vụ Kế hoạch tài chính); Trần Nguyên Chung (cựu Trưởng phòng thuộc
Cục an toàn thông tin); Nguyễn Thị Ánh Hồng (cựu chuyên viên VNCERT).
6 bị can còn lại, gồm: Mai Phương Nam, Phó
giám đốc Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Khang Phát; Nguyễn Vũ Cường, Giám
đốc Công ty Khang Phát; Đặng Xuân Minh, Giám đốc Công ty cổ phần thẩm định giá
BTC VALUE; Nguyễn Quốc Việt, thẩm định viên Công ty VALUE; Đỗ Văn Sơn, Trưởng
ban quản lý dự án 2 Công ty AIC; Nguyễn Văn Thế, Trưởng ban KT7 Công ty AIC. Theo
kết luận điều tra, năm 2016, ông Trương Minh Tuấn (cựu Bộ trưởng Bộ Thông tin
Truyền thông - hiện thụ án trong vụ Mobifone - AVG) duyệt "dự án mua sắm trang
thiết bị và thuê dịch vụ kỹ thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an
toàn thông tin trên mạng", đồng thời giao VNCERT làm chủ đầu tư.
Biết việc này, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn cử
nhân viên phối hợp với VNCERT xây dựng danh mục trang thiết bị, phần mềm dự
kiến sẽ mua sắm và ấn định giá đầu ra.
Ban đầu, Công ty AIC giới thiệu là hệ thống sử
dụng công nghệ của Isarel nhưng có giá cao, không tương thích với thiết bị sẵn
có của VNCERT. Bị can Nguyễn Trọng Đường sau đó yêu cầu cấp dưới khảo sát hiện
trạng, tập hợp nhu cầu mua sắm thiết bị để rà soát danh mục cần đầu tư với quy
mô dưới 100 tỷ đồng, báo cáo lãnh đạo Bộ.
Quá trình này, phía Công ty AIC đưa nhiều hãng
thiết bị đến giới thiệu để VNCERT đưa vào danh mục mua sắm.
Gây thiệt hại 17,2
tỷ đồng ngân sách
Cơ quan điều tra cáo buộc bị can Nguyễn Thị
Thanh Nhàn chỉ đạo liên hệ với các hãng bán hàng để hỏi giá đầu vào tất cả các
thiết bị theo nhu cầu mua sắm của VNCERT, rồi cộng thêm 40-60% để tạo giá Dự
toán đầu ra thống nhất với VNCERT, đưa vào báo cáo nghiên cứu khả thi.
VNCERT đã sử dụng danh mục, dự toán này hợp
thức các gói thầu tư vấn để lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông phê duyệt.
Khi đấu thầu, Nguyễn Thị Thanh Nhàn dùng
"quân xanh", "quân đỏ" để Công ty AIC được trúng thầu Dự án
với giá hơn 70 tỷ đồng.
Cơ quan điều tra cho rằng, mức giá này cao hơn
thực tế và gây thiệt hại 17,2 tỷ đồng cho ngân sách Nhà nước. Đáng
chú ý, sau khi đấu thầu, vào dịp Tết nguyên đán năm 2019, nhân viên của AIC gọi
điện cho bị can Nguyễn Trọng Đường, hẹn tới chúc Tết nhưng ông này không gặp.
Phía Công ty AIC sau đó gửi quà và ông Đường nhận, mở ra thấy có 1 tỷ
đồng.
Số tiền ông Đường sử dụng cá nhân 200 triệu
đồng, còn lại chia cho những người thực hiện Dự án và một phần để sử dụng phục
vụ các hoạt động chung của VNCERT.
CQĐT xác định ông Đường có vai trò là người
đại diện chủ đầu tư trong quá trình xây dựng danh mục trang thiết bị phần mềm
và triển khai đấu thầu. Ông đã chỉ đạo cán bộ dưới quyền tạo điều kiện cho AIC
tham gia vào tất cả giai đoạn để thống nhất trước danh mục, giá thiết bị phần
mềm...
Đây là vụ án thứ 5, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn
(cựu Chủ tịch Công ty AIC) bị xử lý hình sự.
Năm 2022, bà bị TAND Hà Nội phạt 30 năm tù về
hai tội là Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng và Đưa hối lộ,
với vai trò là chủ mưu vụ án xảy ra ở Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai.
Tháng 10/2023, bà bị TAND Quảng Ninh tuyên
phạm tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng, án 10 năm tù,
trong sai phạm cung cấp thiết bị tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh.
Giữa tháng 7/2024, bà Nhàn bị phạt thêm 24 năm
tù về các tội Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng; Đưa hối lộ
trong vụ án xảy ra tại Trung tâm Công nghệ sinh học TP HCM.
Mới đây nhất, trong tháng 9/2024, Viện KSND
Tối cao truy tố bà Nhàn về tội Đưa hối lộ cho cựu Bí thư, cựu Chủ tịch UBND
tỉnh Bắc Ninh trong sai phạm về mua sắm thiết bị y tế tại 6 Bệnh viện đa khoa ở
tỉnh này.
Giám
đốc công ty bất động sản bán đất 'ma' chiếm đoạt gần 8 tỷ đồng
Không có liên quan gì đến dự án khu dân cư ở
tỉnh Bình Phước, nhưng Vi Văn Dũng (SN 1981, quê Thanh Ba, Phú Thọ) nhận tiền
đặt cọc để bán các lô đất rồi bỏ trốn.
Theo kết quả điều tra của Văn phòng Cơ quan
CSĐT Công an tỉnh Bình Dương, Vi Văn Dũng là giám đốc Công ty TNHH đầu tư và
phát triển Miền Nam Real, trụ sở đặt tại đường D2, phường Phú Lợi, TP Thủ Dầu
Một, Bình Dương.
Ngày 17/3/2021, Vi Văn Dũng và chị Ngọc Thủy
(ngụ TP Dĩ An, Bình Dương) lập một giấy biên nhận đặt cọc với nội dung chị Thủy
đặt cọc số tiền 1 tỷ đồng để mua 5 lô đất tại một dự án nằm trên đia
bàn ấp 4, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành (Bình Phước), tổng giá trị chuyển
nhượng là 3,4 tỷ đồng. Để làm tin, Dũng giao cho chị Thủy bản photocopy
biên bản bàn giao vị trí các lô đất theo bản đồ quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500
do UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt. Đến hạn giao kết ký hợp đồng chuyển nhượng,
thì Dũng lánh mặt chị Thủy, sau đó bỏ trốn khỏi nơi cư trú. Cũng bằng thủ đoạn
tương tự, Dũng còn lừa của 5 bị hại khác với tổng số tiền chiếm đoạt gần 8
tỷ đồng.
Qua xác minh của cơ quan Công an, khu đất tọa
lạc tại ấp 4, xã Minh Thành, huyện Chơn Thành (Bình Phước) nằm trong dự án của
một công ty bất động sản khác, hoàn toàn không có liên quan gì đến Vi Văn Dũng
hay công ty của Dũng.
Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương đã phát
lệnh truy nã đối với Dũng và thông báo, ai bắt hoặc tiếp nhận đối tượng Vi Văn
Dũng vui lòng báo ngay cho Văn phòng Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Bình Dương (số
681, Cách Mạng Tháng 8, phường Chánh Nghĩa, TP Thủ Đầu Một, điện thoại
0274.3822.444) hoặc liên hệ Điều tra viên Nguyễn Văn Sơn.
BẮT
MỘT TRƯỞNG PHÒNG GIAO DỊCH NGÂN HÀNG Ở QUẢNG NINH CHIẾM ĐOẠT 80 TỶ
Tài bị Công an Quảng Ninh bắt tạm giam vì hành
vi làm giả xác nhận của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất trên GCNQSĐ giả,
làm giả bản chứng thực hợp đồng vay vốn, hợp đồng thế chấp để chiếm đoạt tiền.
Ngày 19/10, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết
đã khởi tố, bắt tạm giam Trần Văn Tài (SN 1992, Trưởng phòng giao dịch Mạo Khê,
Ngân hàng thương mại cổ phần ABBank) về tội “Tham ô tài sản” và “Làm giả con
dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức”.
Thông qua các biện pháp nghiệp vụ, Công an
tỉnh Quảng Ninh phát hiện Trần Văn Tài đã lợi dụng chức vụ được giao thực hiện
hàng loạt vi phạm. Bước đầu xác định, Tài đã sử dụng 21 giấy chứng nhận quyền
sử dụng đất giả, 4 sổ tiết kiệm giả để lập khống các hồ sơ vay vốn, tự phê
duyệt giải ngân theo thẩm quyền để chiếm đoạt số tiền khoảng 80 tỷ
đồng của Ngân hàng ABBank.
Mở rộng điều tra, Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp
tục phát hiện Phạm Ngọc Hưng (Phó phòng Khách hàng Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Agribank, Chi nhánh Mạo Khê - Tây Quảng Ninh) từ năm 2020
đã nhiều lần cho Tài vay tiền với lãi suất lên đến 123,42%/năm. Lãi suất này
gấp 6,17 lần so với lãi suất quy định, để thu lợi bất chính 1 tỷ đồng. Công
an tỉnh Quảng Ninh đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú
đối với Phạm Ngọc Hưng về tội “Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự”.
Hiện Công an tỉnh Quảng Ninh tiếp tục điều tra
mở rộng vụ án, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
CỰU VỤ PHÓ BỘ THÔNG
TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TẠO ĐIỀU KIỆN CHO CÔNG TY AIC TRÚNG THẦU RA SAO?
Cơ quan cảnh sát điều tra xác định sau khi tạo
điều kiện cho Công ty AIC trúng gói thầu đầu tư mua sắm thiết bị, phần mềm, cựu
phó vụ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Trọng Đường nhận túi
"quà Tết" 1 tỉ đồng.
Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa ban hành kết luận điều
tra, đề nghị truy tố bị can Nguyễn
Thị Thanh Nhàn (chủ
tịch Công ty AIC) về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị đề nghị truy tố cùng tội danh trên còn có các ông Nguyễn
Trọng Đường (cựu phó vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Thông tin và Truyền thông, cựu giám đốc VNCERT), Ngô Quang Huy (cựu phó
chánh Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền thông, cựu phó giám đốc VNCERT)..
Ngoài ra 10 bị can khác cũng bị truy tố về tội danh trên.
Tạo điều kiện cho AIC dùng "quân
xanh", "quân đỏ" tham gia, trúng thầu
Theo kết luận điều tra, năm 2016 VNCERT được Bộ Thông tin và
Truyền thông giao triển khai dự án mua sắm trang thiết bị và thuê dịch vụ kỹ
thuật nhằm theo dõi, phân tích sự cố, tấn công an toàn thông tin trên mạng (gọi
tắt là Dự án).
Ông Nguyễn Trọng Đường khai khoảng giữa năm 2016, ông Trương
Minh Tuấn (thời điểm đó đang là bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông) chỉ đạo
mình gặp ông Nguyễn Ngọc Duyên (thời điểm đó đang là vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài
chính) hướng dẫn thủ tục để lập, triển khai dự án.
Ông Đường biết Công ty AIC sẽ là đơn vị cung cấp thiết bị cho dự
án. Vì vậy ông đã chỉ đạo Ngô Quang Huy và lãnh đạo, cán bộ tại VNCERT phối hợp
cùng Nguyễn Văn Thế (trưởng ban KT 7 Công ty AIC) xây dựng danh mục trên cơ sở
trang thiết bị hiện có, phù hợp thực tế của VNCERT với tổng mức dưới 100 tỉ
đồng.
Nguyễn Văn Thế và các nhân viên VNCERT đã thống nhất về danh mục
thiết bị. Ông Thế sau đó chuyển phương án giá đầu ra, thiết bị hoàn chỉnh đến
ông Đường và ông Huy quyết định để đảm bảo lợi nhuận cho Công ty AIC.
Về việc phân chia các gói thầu, ông Đường khai rằng ngay tại
giai đoạn đề nghị phê duyệt dự án, ông đã chủ động chỉ đạo nhân viên VNCERT
tách phần thuế mua dịch vụ, đường truyền thành các gói thầu riêng.
Đồng thời ông còn chỉ đạo cấp dưới tách rời với gói thầu mua sắm
trang thiết bị và phần mềm để hạn chế việc Công ty AIC là tổng thầu sẽ làm giảm
hiệu quả, phải mất thêm chi phí cho AIC.
Sau khi thống nhất về danh mục, ông Đường chỉ đạo các bộ phận
của VNCERT phối hợp với các đơn vị tư vấn hợp thức hóa báo giá, chứng thư thẩm
định giá, hồ sơ mời thầu.
Để triển khai đấu thầu, ngày 16-10-2017, ông Đường bổ nhiệm Trần
Nguyên Chung là trưởng ban quán lý dự án.
Trong quá trình giao việc cho ông Chung, ông Đường nói rõ phải
phối hợp với Công ty AIC để triển khai lập hồ sơ mời thầu và đấu thầu, "vì
đây là đơn vị có quan hệ từ trên bộ".
Việc này nhằm tạo điều kiện cho Công ty AIC sử dụng "quân
xanh", "quân đỏ" tham gia đấu thầu và trúng gói thầu đầu tư mua
sắm thiết bị, phần mềm.
Cơ quan điều tra xác định hành vi của ông Đường cũng gây thiệt
hại cho nhà nước hơn 17,2 tỉ đồng.
Túi "quà Tết" 1 tỉ đồng từ AIC
Cơ quan cảnh sát điều tra xác định sau khi đấu thầu xong, vào
dịp Tết Nguyên đán năm 2019 Nguyễn Hồng Sơn (phó tổng giám đốc Công ty AIC) gọi
điện hẹn đến chúc Tết ông Đường.
Song ông Đường không có mặt tại trụ sở làm việc nên không gặp.
Ông Đường sau đó nhận lại túi quà Tết từ bộ phận lễ tân VNCERT. Khi nhận, ông
Đường mở ra thấy bên trong có số tiền 1 tỉ đồng.
Ông sử dụng cá nhân 200 triệu đồng. Số tiền còn lại chuyển nhân
viên kế toán để thưởng Tết 2019 cho các nhân viên tham gia dự án và phục vụ các
hoạt động chung của đơn vị.
Trong quá trình điều tra, ông Đường thành khẩn khai báo, ăn năn
hối cải, tích cực hợp tác với cơ quan điều tra làm rõ bản chất vụ án.
Theo cơ quan điều tra, ông Đường đã nộp 600 triệu đồng khắc phục
hậu quả. Ông còn có thành tích xuất sắc trong công tác, đóng góp cho sự nghiệp
phát triển của Bộ Thông tin và Truyền thông, được tặng huân chương Lao động
hạng 2 và 3...
Trong khi đó, cựu phó chánh Văn phòng Bộ Thông tin và Truyền
thông Ngô Quang Huy khai nhận chỉ đạo của ông Đường, ông làm tổ trưởng tổ
chuyên gia chuẩn bị thực hiện dự án.
Đồng thời trực tiếp chỉ đạo bộ phận kỹ thuật của VNCERT phối hợi
với Nguyễn Văn Thế (trưởng ban KT 7 Công ty AIC) để xây dựng danh mục trang
thiết bị và triển khai các bước chuẩn bị đầu tư...
Trong quá trình thực hiện, ông Thế chuyển phương án thiết bị,
giá đầu ra của dự án cho Huy. Ông Huy sau đó báo cáo ông Đường quyết định và sử
dụng danh mục này xin phê duyệt giá gói thầu, dự toán dự án...
Tại giai đoạn đấu thầu, ông Đường thành lập ban quản lý dự án để
triển khai thực hiện, song ông Huy không tham gia chỉ đạo.
Tết Nguyên đán năm 2019, ông Huy nhận được số tiền 50 triệu đồng
từ kế toán trưởng VNCERT.
Ông Huy khai không biết nguồn gốc số tiền này. Hiện ông đã nộp
lại 50 triệu đồng khắc phục hậu quả.
DÂN THẤP THỎM LO SẠT
LỞ, THỪA THIÊN HUẾ LẬP DANH SÁCH ĐỂ DI DỜI
Hàng chục hộ dân sống dưới chân hai ngọn núi
Phước Tượng, Phú Gia (huyện Phú Lộc, Thừa Thiên Huế) thấp thỏm sống trong nỗi
lo sạt lở, khi mùa mưa bão cận kề.
Chính quyền tỉnh Thừa Thiên Huế cũng cho biết đã lập danh sách
các nơi dễ xảy ra sạt lở núi, và yêu cầu các địa phương có phương án di dời người
dân đến nơi an toàn mỗi khi mưa bão đến.
Cứ mưa to là lo núi sạt lở, sợ bị vùi lấp
Căn nhà của ông Phan Văn Tuấn và bà Phan Thị Duyên (52 tuổi, trú
xã Lộc Trì, huyện Phú Lộc) nằm ngay dưới chân núi Phước Tượng hơn 30 năm nay.
Năm 1999, sau trận mưa lũ lịch sử xứ Huế, một phần quả núi đổ ập xuống, bùn đất
đè lên căn nhà nhỏ bé của ông bà.
Để đảm bảo an toàn, ông Tuấn đã thuê xe múc san bớt một phần núi
tạo ta luy và dời căn nhà đi cách xa vị trí cũ để tránh sạt lở.
Nào ngờ trong trận mưa lớn năm 2023, ngọn núi ngay sau nhà lại
sạt xuống một lần nữa khiến cả gia đình một phen khiếp vía.
"Vừa rồi xem trên tivi thấy ở Lào Cai, Hà Giang sạt lở núi
vùi lấp nhiều người mà bỗng rùng mình.
Nhiều đêm mưa lớn tui không ngủ được, cứ thấp thỏm chạy ra chạy
vô sau nhà xem có nghe tiếng nổ nào lớn không, để lỡ có chuyện là hô cả
nhà…chạy", bà Duyên nói.
Tương tự, mấy năm nay cứ vào mùa mưa bão là gia đình bà Trần Thị Dung (53 tuổi,
trú thôn Phú Gia, xã Lộc Tiến, huyện Phú Lộc) chẳng thể nào yên giấc vì nỗi lo
sạt lở.
Nhà bà Dung nằm ngay dưới chân núi Phú Gia và là một trong những
hộ dân thuộc diện nguy hiểm, cần được di dời đi nơi khác mỗi bận Huế đổ mưa to.
00:01
01:46
"Đời sống của người dân nơi đây khổ lắm, cứ mưa to là phải
thu dọn đồ đạc để sẵn sàng chạy đi đến nơi an toàn vì sợ núi sạt lở, vùi
lấp", bà Dung kể.
Theo UBND huyện Phú Lộc, hiện trên địa bàn có hơn 70 hộ dân với
hơn 220 khẩu đang bị ảnh hưởng bởi nỗi lo sạt lở núi.
Cụ thể, ở thôn Trung Phước Tượng và thôn Trung An (xã Lộc Trì)
có 8 hộ chịu ảnh hưởng; dọc tuyến quốc lộ 49B đoạn qua xã Lộc Bình có 10 hộ;
thôn Bạch Thạch thuộc xã Lộc Điền với 13 hộ.
Đặc biệt, ở khu vực dưới chân núi Phú Gia có đến 32 hộ dân có
nguy cơ bị vùi lấp nếu xảy ra sạt lở núi, cần được di dời đến nơi khác.
Chờ dự án để di dời dân khỏi vùng sạt lở
Ông Trần Văn Minh Quân, phó chủ tịch UBND huyện Phú Lộc, cho
biết trước mắt để đảm bảo an toàn, các hộ dân nằm trong khu vực dễ xảy ra sạt
lở núi được huyện chỉ đạo địa phương đưa vào danh sách sơ tán khẩn cấp mỗi khi
có mưa lớn xảy ra.
"Riêng 32 hộ dân ở dưới chân núi Phú Gia, huyện đã có đề
xuất và Ban Quản lý khu kinh tế, công nghiệp tỉnh cũng đã lập dự án trồng cây
tạo mảng xanh tại chân núi, trong đó có hạng mục di dời, tái định cư 32 hộ dân tại khu vực này", ông
Quân nói.
Theo ông Quân, dự án dự kiến có tổng mức đầu hơn hơn 65 tỉ đồng,
bao gồm việc đền bù, di dời và tái định cư cho 32 hộ dân đang sống thấp thỏm vì
sạt lở.
"Hiện dự án đang được UBND tỉnh Thừa Thiên Huế xem xét,
trình HĐND tỉnh thông qua. Dự kiến được triển khai vào năm 2025", đại diện
Ban Quản lý tỉnh Thừa Thiên Huế nói.
CẮT ĐIỆN TOÀN XÃ ĐỂ GIẢI CỨU VẬN
ĐỘNG VIÊN NHẢY DÙ MẮC KẸT TRÊN DÂY DIỆN
Trần Trọng
TPO - Chiều 20/10, thông tin đến phóng viên,
lãnh đạo UBND xã Quang Tiến, TP Hòa Bình xác nhận, trên địa bàn vừa xảy ra vụ
việc vận động viên nhảy dù bị mắc vào đường dây điện 35kV, khiến cả xã phải cắt
điện để giải cứu.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Đinh Công Liệp - Trưởng xóm Quyết
Tiến, xã Quang Tiến cho hay: “Vào khoảng 12h15 cùng ngày, trên địa bàn xóm xảy
ra vụ việc một vận động viên
nhảy dù trong quá trình
tiếp đất xuống địa điểm chỉ định đã bị mắc vào đường dây điện 35kV”. Sau đó,
vận động viên này bị treo lơ lửng trên không trong nhiều giờ. Vị trí xảy ra sự
cố mắc kẹt nằm cách đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình khoảng 30m.
Nhận được tin báo, lực lượng chức năng đã có mặt tại hiện trường
để tiến hành giải cứu vận
động viên này. Để đảm bảo
an toàn cho công tác giải cứu, lực lượng chức năng đã phải tiến hành cắt điện
trên địa bàn toàn xã Quang Tiến.
"Khoảng hơn 14h chiều cùng ngày, vận động viên bị mắc kẹt
đã được giải cứu thành công. Khi được giải cứu sức khỏe của vận động viên này
ổn định. Đến khoảng 15h, điện trên điện bàn xã đã được cấp lại", Trưởng
xóm Quyết Tiến thông tin thêm.
BÌNH DƯƠNG: NHIỀU CÁN
BỘ Y TẾ XIN NGHỈ VIỆC
Đỗ Trường- dotruongbtn@gmail.com
https://thanhnien.vn/binh-duong-nhieu-can-bo-y-te-xin-nghi-viec-185241020171155972.htm
Có 5 cán bộ y tế làm việc tại Trung tâm y tế
(TTYT) TP.Thuận An (Bình Dương) đã làm đơn xin nghỉ việc, trong đó có người
đã được chấp thuận cho nghỉ việc từ ngày 1.11.
Chiều 20.10, ông Huỳnh Minh Chín, Phó giám đốc Sở Y tế Bình Dương kiêm Giám đốc TTYT TP.Thuận An xác nhận
có 5 cán bộ y tế ở các phòng ban chuyên môn (trực thuộc
TTYT TP.Thuận An) đã có đơn xin nghỉ việc; tuy nhiên có 4 người đã rút đơn và có người được chấp thuận
cho nghỉ việc từ ngày 1.11.
Theo đó, các cán bộ y tế xin nghỉ việc gồm: Trưởng khoa Dược -
trang thiết bị vật tư y tế; Trưởng khoa Hồi sức tích cực - chống độc;
Phó trưởng phòng Tổ chức hành chính; viên chức Phòng Tổ chức hành chính và viên
chức Phòng Kế hoạch - nghiệp vụ.
Về lý do xin nghỉ việc, ông Huỳnh Minh Chín cho biết TTYT
TP.Thuận An đã có cuộc họp xem xét, giải quyết đơn xin nghỉ việc và phân tích,
vận động từng trường hợp xin nghỉ việc.
Cụ thể, đối với ông L.V.H nhiều lần có đơn xin nghỉ việc và Ban
giám đốc TTYT TP.Thuận An đã thống nhất cho nghỉ việc từ ngày 1.11.
Đối với các cán bộ còn lại, ông Huỳnh Minh Chín cho biết sau khi
Ban giám đốc có cuộc họp làm công tác tư tưởng, vận động thì 4 cán bộ kể trên
đã rút đơn xin nghỉ việc.
Theo ông Huỳnh Minh Chín, lý do các cán bộ này xin nghỉ việc mỗi
người đều lý do riêng. "Tuy nhiên, sau khi chúng tôi họp phân tích từng
góc độ và vận động, các cán bộ này đã có đơn rút đơn xin nghỉ việc và tiếp tục
công tác tại TTYT TP.Thuận An", ông Huỳnh Minh Chín nói.
Trước đó, tháng 5.2024, ông Huỳnh Minh Chín, Phó giám đốc Sở Y
tế Bình Dương đã được phân công kiêm nhiệm, phụ trách điều hành TTYT TP.Thuận
An thay cho bà Huỳnh Thị Nguyệt Phương nghỉ hưu theo chế độ.
No comments:
Post a Comment