Đối Thoại Điểm Tin ngày 19 tháng 10 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
LHQ
kêu gọi Việt Nam phóng thích nhà báo Phạm Chí Dũng
Sơ
lược kế hoạch của Ukraine nhằm thúc đẩy Nga đàm phán chấm dứt chiến tranh
Tổng
thống Biden giục phương Tây duy trì sự ủng hộ đối với Ukraine
Nga
kiểm tra khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị phi đạn hạt nhân
Vì sao Tổng Bí thư, Chủ tịch nước VN Tô Lâm phát đi
thông điệp ‘chống lãng phí’?
Tỷ phú Cuban vận động cho bà Harris
trong khi tỷ phú Musk theo sát ông Trump
Hàn Quốc: Lính
Triều Tiên tới Nga là ‘đe dọa an ninh nghiêm trọng’
Hàn Quốc tăng
cường cam kết đối với Biển Đông
Trung
Quốc xây dựng đảo Tri Tôn ở Hoàng Sa thành căn cứ gián điệp
Việt
Nam xuất hai lô dừa tươi đầu tiên bằng được bộ qua Trung Quốc
Cao
su Việt Nam chiếm gần 17% tổng lượng nhập của Trung Quốc
Thương
mại Việt Nam-Mỹ vượt 100 tỷ USD sau chín tháng
Xuất,
nhập khẩu của Việt Nam tăng tốc, vượt 600 tỷ USD
Báo
cáo Tự do Internet 2024: Hà Nội mở rộng sự kiểm soát, tăng cường trừng phạt
người dùng
Nghị
định 126/2024/NĐ-CP là nghị định ngăn cấm lập hội?
Người
Việt ở Mỹ cũng đang bị đàn áp trực tuyến từ chính quyền Việt Nam!
Kiều
hối về TP HCM đạt kỷ lục, gần 7,4 tỷ USD trong chín tháng
33
tổ chức kêu gọi Thủ tướng Thái Lan từ chối dẫn độ Y Quynh BDap về Việt Nam
Hải
quân Hoa Kỳ và Philippines tập trận chung Sama Sama ở Biển Đông
Bộ
Ngoại giao Việt Nam lần đầu lên tiếng chính thức về việc Campuchia rút khỏi Tam
giác phát triển
Việt
Nam đón nhóm tình nguyện viên Hoà bình (Peace Corps) lớn nhất từ trước tới nay
Hà
Nội nói nhà hoạt động Y Quynh Bdap phải bị dẫn độ về Việt Nam
Bà
Trương Mỹ Lan, Chủ tịch Vạn Thịnh Phát, lãnh thêm án chung thân
Ông
Tô Lâm: Ưu tiên phát huy khối đại đoàn kết dưới sự lãnh đạo của Đảng!
Chuyên
gia Liên Hiệp Quốc thúc giục Thái Lan xem xét lại việc dẫn độ ông Y Quynh Bdap
về Việt Nam
Việt
Nam đối mặt với một loạt các vụ kiện chống bán phá giá và chống trợ cấp mới
BBC
Sửa chữa cáp dưới
đáy biển: truyền thuyết cá mập cắn và những vụ đứt cáp lịch sử
Quốc tế kêu gọi Thủ
tướng Thái Lan bảo vệ Y Quynh Bđăp sau tuyên bố mới của Việt Nam
Tứ Trụ Việt Nam sắp
tới sẽ biến động ra sao?
‘Chọn hòa bình’ -
Nga phủ bóng lên bầu cử tại Georgia và Moldova như thế nào?
Cái chết của thủ
lĩnh Sinwar: Đòn giáng mạnh vào Hamas, nhưng không phải là hồi kết của cuộc
chiến
Nhà báo Vũ Bình
Nghi qua đời tại San Jose, về yên nghỉ nơi quê nhà Nam Định
‘Con trai tôi quen
với tiếng bom nổ hơn tiếng đồ chơi'
Vạn Thịnh Phát: bà
Trương Mỹ Lan lãnh thêm án chung thân sau hình phạt tử hình
Hiến pháp Triều
Tiên gọi Hàn Quốc là ‘quốc gia thù địch’
Lính Triều Tiên
tham chiến cùng quân Nga tại Ukraine?
Bộ quy tắc ứng xử
Biển Đông: Trung Quốc dây dưa đàm phán không hồi kết?
Bài toán cáp biển
Việt Nam: Lệ thuộc Mỹ hay Trung Quốc đều gặp trái đắng
'GDP của Việt Nam
có thể giảm 1% nếu ông Trump tái đắc cử'
Quốc hội họp: Sau
ông Tô Lâm, ai sẽ làm chủ tịch nước?
Dự thảo Luật Phòng
không nhân dân nên được tách ra làm hai
Việt Nam có quyền
lực như thế nào tại châu Á-Thái Bình Dương?
Thủ tướng Trung
Quốc Lý Cường tới Việt Nam: Ký kết về đường sắt và gì nữa?
Thủ tướng Trung
Quốc Lý Cường thăm Việt Nam: Đâu là điểm đáng chú ý?
Ông Lương Cường
và ông Tập Cận Bình bàn gì ở Bắc Kinh?
Vụ Y Quynh Bđăp:
Thái Lan còn an toàn cho người tị nạn?
Vụ Y Quynh Bđăp:
Phép thử cho ông Tô Lâm và Tân thủ tướng Thái Lan?
Thủ tướng Lý Cường
đến Việt Nam sau vụ Trung Quốc tấn công tàu cá: Biển Đông ở đâu trên bàn nghị
sự?
G7 họp cấp bộ trưởng Quốc Phòng, bàn về tình hình Cận Đông
Moldova bầu tổng thống và trưng cầu dân ý về gia nhập Liên Hiệp
Châu Âu
Quan hệ giữa Trump và Putin được hé lộ trong cuốn sách điều tra
của nhà báo Mỹ
Sáng tạo nghệ thuật về sơn mài để gắn kết với di sản truyền thống
Israel thông báo triệt hạ lãnh đạo Hamas, phương Tây hy vọng kết
thúc xung đột ở Gaza
Mỹ trừng phạt doanh nghiệp Trung Quốc sản xuất drone được Nga sử
dụng ở Ukraina
Liên Âu muốn sớm có luật cho phép nhanh chóng trục xuất di dân bất
hợp pháp
Bất chấp khủng hoảng, lạm phát, dân Pháp vẫn hảo tâm đóng góp
"10.000
lính Bắc Triều Tiên ở Ukraina" : Ai sẽ được lợi ?
Iran đã sắp tiến gần đến mục tiêu trang bị vũ khí nguyên tử hay
chưa ?
Lãnh đạo Hamas bị hạ sát : Thêm một đòn đau cho Iran ?
Thủ lĩnh Hamas, Yahya Sinwar, vừa bị Israel hạ sát là ai ?
Tiêu diệt thủ lĩnh Hamas : Chiến thắng quân sự của Israel
nhưng không giải quyết hết vấn đề Gaza
TT Mỹ kêu gọi NATO kiên trì hỗ trợ Kiev đạt được « nền hòa bình
công bằng và bền vững »
Nga tập trận tên lửa hạt nhân liên lục địa
Bầu cử Mỹ : Trump và Harris cùng đến vận động tại Michigan
Trung Quốc : Bất động sản kéo tăng trưởng xuống mức thấp nhất
từ hơn một năm nay
TT Zelensky trình bày “Kế hoạch giành chiến thắng” tại Liên Âu
(AFP) – Nam Phi yêu cầu dời văn phòng
liên lạc của Đài Loan ra ngoài thủ đô. Theo lời một viên chức bộ Ngoại Giao Đài Loan xin ẩn
danh hôm nay, 18/10/2024, chính quyền Nam Phi đã đề nghị văn phòng liên lạc của
Đài Loan di dời ra ngoài thủ đô Pretoria. Cũng theo viên chức này, quyết định
được đưa ra dưới áp lực từ Trung Quốc. Chính phủ Nam Phi trong thông cáo xác
nhận sự việc, và cho rằng phía Đài Loan đã diễn giải « không đúng »
vì quyết định này chỉ là phản ảnh một mối quan hệ « phi chính trị và
phi ngoại giao » giữa Pretoria và Đài Bắc.
(AFP) –
Nga bỏ phiếu về điều luật cấm khuyến khích lối sống « không con ». Các nghị sĩ Nga ngày 17/10/2024 đã
biểu quyết cuộc tranh luận đầu tiên về một dự luật cấm « khuyến khích lối
sống không con ». Cuộc bỏ phiếu này diễn ra trong bối cảnh Nga đang gặp
khủng hoảng dân số ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn do cuộc xung đột tại
Ukraina. Theo các nghị sĩ, dự luật này còn nhằm bảo vệ « các giá trị
truyền thống » do điện Kremlin đưa ra từ năm 2022.
(AFP) –
Nhà vua Anh, Charles III thăm chính thức Úc. Hôm nay, 18/10/2024, vua Charles III
và hoàng hậu Camilla đã đến Úc, bắt đầu chuyến thăm chính thức sáu ngày. Đây là
chuyến công du nước ngoài dài nhất của ông kể từ khi có thông báo ông mắc bệnh
ung thư cách nay 8 tháng.
(AFP) –
Israel thông báo điều động thêm quân đến biên giới phía bắc. Trong thông cáo ngày hôm nay,
18/10/2024, quân đội Israel cho biết đã điều thêm một lữ đoàn dự bị để chi viện
cho các chiến dịch quân sự ở phía bắc nhằm « tiếp tục cuộc
chiến » chống Hezbollah và « đạt các mục tiêu chiến tranh, nhất
là cho phép thường dân trở về vùng phía bắc Israel. »
(NHK) –
Bình đẳng giới : Liên Hiệp Quốc thẩm định các điều chỉnh của Nhật về điều
luật buộc vợ chồng phải « có cùng họ ». Hôm qua, 17/10/2024, ủy ban chống kỳ thị
giới họp tại Genève, Thụy Sĩ, để xem xét các điều chỉnh của chính phủ Nhật về
điều luật trong bộ luật Hình sự, bị khiếu nại là « kỳ thị » hồi 2016.
Vào thời điểm đó, Ủy ban này đã yêu cầu Nhật điều chỉnh luật để cho phép phụ nữ
được giữ họ của mình sau khi kết hôn. Phái đoàn Nhật có mặt tại cuộc họp nói
trên cho biết đã đưa vào một quy định mới cho phép các cặp vợ chồng được phép
mang họ khác nhau.
TIN TỨC : THỨ
BẢY, NGÀY 19 THÁNG 10 NĂM 2024
1.
HÀNG CHỤC TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN KÊU GỌI THỦ TƯỚNG
THÁI LAN TỪ CHỐI DẪN ĐỘ ÔNG Y QUYNH BDAP VỀ VIỆT NAM
Ba mươi ba tổ chức
nhân quyền hôm 18/10 kêu gọi thủ tướng Thái Lan trả tự do cho nhà hoạt động
người Việt Nam Y Quynh Bdap, người đã bị tòa án phán quyết dẫn độ về nước, nơi
ông phải đối mặt với án tù 10 năm và có nguy cơ bị tra tấn nếu bị trả về.
Thư ngỏ được công bố
chỉ một ngày sau khi Bộ Ngoại giao Việt Nam chính thức lên tiếng về vụ việc dẫn
độ nhà hoạt động người Thượng, cho rằng việc này là "phù hợp, nhằm bảo đảm
mọi đối tượng phạm tội bị xử lý theo pháp luật."
Ông Y Quynh, người có
quy chế tị nạn của Liên hợp quốc tại Thái Lan, đã bị chính quyền Thái Lan bắt
giữ theo lệnh của Việt Nam vào tháng 6 khi ông đang tìm cách xin tị nạn tại
Canada. Ông đang bị giam giữ tại Bangkok trong khi chờ dẫn độ.
Trong bức thư gửi cho
Thủ tướng Paetongtarn Shinawatra, cũng như các quan chức Thái Lan khác và Cao
ủy Liên hợp quốc về người tị nạn, các cơ quan nhân quyền cho rằng ông Y Quynh
"phải đối mặt với nguy cơ thực sự bị tra tấn, giam giữ tùy tiện kéo dài
hoặc các vi phạm nhân quyền nghiêm trọng khác" nếu ông bị trả về Việt Nam.
Các tổ chức có tên
trong bức thư gồm: Ân xá Quốc tế, Ủy ban Luật gia Quốc tế (ICJ), Liên đoàn Quốc
tế Nhân quyền (FIDH), BPSOS, Việt Tân…
Ông Y Quynh, người có
quy chế tị nạn của Liên hợp quốc tại Thái Lan, đã bị chính quyền Thái Lan bắt
giữ theo lệnh của Việt Nam vào tháng 6 khi ông đang tìm cách xin tị nạn tại
Canada.
Trước đó, vào tháng 1
năm 2024, ông Y Quynh bị tòa án ở Đắk- Lắk kết án 10 năm tù với cáo buộc
"khủng bố" vì bị cho là đóng vai trò quan trọng trong vụ tấn công trụ
sở huyện ở tỉnh Đắk Lắk.
Người phát ngôn của
Thủ tướng Paetongtarn, Jirayu Houngsub cho AP biết văn phòng thủ tướng vẫn chưa
nhận được bức thư và ông không có bình luận gì ngay lập tức.
2.
TRUNG CỘNG XÂY DỰNG CĂN CỨ GIÁN ĐIỆP TẠI QUẦN
ĐẢO HOÀNG SA CỦA VIỆT NAM
Trung cộng đang biến
đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam thành một căn cứ tình báo
chính yếu ở Biển Đông. Đảo này cách bờ biển Việt Nam chưa đến 250 km.
Hãng Maxar
Technologies của Mỹ đưa ra một số hình ảnh vệ tinh thu thập được và qua phân
tích của Chatham House, cho thấy Bắc Kinh đang xây dựng trên đảo Tri Tôn một hệ
thống radar rộng lớn. Hệ thống tiên tiến này được gọi tắt theo tiếng Anh SIAR,
theo Chatham House, sẽ tạo nên một thách thức mới cho những nước trong khu vực
và cả thế giới, bởi có thể phát hiện một cách có chủ đích các máy bay tàng
hình.
Cùng với hệ thống
radar trên đảo Hải Nam, hệ thống radar trên đảo Tri Tôn sẽ tạo thành một mạng
lưới chống máy bay tàng hình và mở rộng khả năng trinh sát khu vực Biển Đông
của Bắc Kinh.
Tháng 9 năm 1958, thủ
tướng Bắc Việt là Phạm Văn Đồng đã ký Công hàm công nhận Hoàng Sa và một phần
Trường Sa cho Trung cộng, dù thời điểm đó hai quần đảo này thuộc quyền quản lý
của VNCH. Tháng 1/1974, Trung cộng cưỡng chiếm Hoàng Sa từ tay VNCH.
Từ năm 2007 đến nay,
Hà Nội liên tục đối mặt với làn sóng biểu tình yêu nước cũng như thái độ chống
đối của dân chúng về chính sách thần phục Trung cộng.
RFA
– 33 tổ chức kêu gọi Thủ tướng Thái Lan từ chối dẫn độ Y Quynh BDap về Việt Nam
VOA
– Kim Jong Un tuyên bố Hàn Quốc là ‘nước ngoài, thù địch’
VNTB
– Thanh tra giao thông: hết tiền bánh mì rồi tới tiền cà phê
Về
văn hóa Tràng An – Hoa Lư, đô thị di sản thiên niên kỷ
Tại
sao Trung Quốc chưa thể vực dậy niềm tin của người tiêu dùng?
Hỏi
ChatGPT về sự ra đời “chưa đúng lúc” và tương lai mờ mịt của Tuyên Ngôn Cộng
Sản19/10/2024
Liệu
những điều “Bạo chúa đỏ” từng gây ra ở Trung Quốc có thể được Tập thực hành
trên toàn cầu?19/10/2024
Vài
suy nghĩ về giải Nobel19/10/2024
Lê Hữu Minh
Tuấn19/10/2024
Sự
nghèo khó và phát triển: Vai trò của thể chế và con người19/10/2024
Donald
Trump: Mối nguy hiểm thật sự18/10/2024
Chia buồn
sâu sắc nhất18/10/2024
Buổi
thăm gặp Trịnh Bá Tư sau 19 ngày tuyệt thực ở Trại 6, Nghệ An17/10/2024
ChatGPT
trình bày về nguồn gốc Chủ nghĩa Marx-Lenin ở Việt Nam từ 1930 đến nay17/10/2024
Phó
Đức An - Bình luận “chặt đầu rắn” của Israel
Phúc
Lai - Viết bi quan về cuộc chiến tranh của Putox ở Ukraine ngày 18/10/2024
Đặng
Đình Mạnh - Giải mã hiện tượng Nguyễn Phương Hằng
Nguyễn
Đình Bổn - Thế cùng thì nên chơi !
Hoàng
Linh - Cây ai trồng, « củi » ai đốt?
Cù
Mai Công - “Thành phố nào vừa đi đã mỏi…
Hà
Phan - Ngân hàng mất cả chục ký vàng vẫn không hay biết
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 18.10.2024
Nguyễn
Hồng Lam - Không thể lập trình cảm xúc
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Trung Quốc xây hệ thống radar trên đảo Tri Tôn: Việt Nam đối mặt
nguy cơ nào? 19/10/2024
Liệu những điều „Bạo chúa đỏ“ từng gây ra ở TQ có thể được Tập
thực hành trên toàn cầu? 19/10/2024
Xây dựng cáp ngầm qua Biển Đông: cần đa phương hóa để tránh lệ
thuộc Trung Quốc 18/10/2024
Từ giải thưởng Nobel kinh tế, lại nghĩ đến Việt Nam 17/10/2024
Hàng từ bên kia biên giới 17/10/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
THI
HÀNH KỶ LUẬT HAI NGUYÊN CHỦ TỊCH UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
https://znews.vn/thi-hanh-ky-luat-hai-nguyen-chu-tich-ubnd-tinh-lam-dong-post1504736.html
Thủ tướng quyết định kỷ luật ông Huỳnh Đức
Hòa, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2004-2011; ông Đoàn Văn Việt,
nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2011-2016, 2016-2021.
Ngày 18/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh
Chính ký các quyết định thi hành kỷ luật 2 nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh
Lâm Đồng.
Cụ thể, tại Quyết định 1217/QĐ-TTg, Thủ tướng
Chính phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Huỳnh
Đức Hòa, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2004-2011 do đã
có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật Đảng;
thời gian thi hành kỷ luật kể từ ngày công bố Quyết định số 1662-QĐ/UBKTTW ngày
14/8/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Tại Quyết định 1218/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính
phủ quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với ông Đoàn Văn
Việt, nguyên Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ 2011-2016,
2016-2021 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành
kỷ luật Đảng; thời gian thi hành kỷ luật kể từ ngày công bố Quyết định số
1663-QĐ/UBKTTW ngày 14/8/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Các quyết định trên có hiệu lực thi hành từ
ngày 18/10/2024.
Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ
thứ 45. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra
khi có dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với
Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng.
Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhận thấy Ban
Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng Ủy ban Nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã vi phạm
nguyên tắc tập trung dân chủ, quy chế làm việc; thiếu trách nhiệm, buông lỏng
lãnh đạo, chỉ đạo để Ủy ban Nhân dân tỉnh và nhiều tổ chức, cá nhân vi phạm
nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong quản lý, sử
dụng đất một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh; để nhiều tổ chức đảng, đảng
viên bị xử lý kỷ luật, nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự do có vi phạm,
khuyết điểm trong vụ án “đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn
trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Dự án Khu đô thị Đại Ninh tỉnh Lâm Đồng
và các địa phương, đơn vị có liên quan.
Những vi phạm nêu trên đã gây hậu quả nghiêm
trọng, khó khắc phục, nguy cơ thất thoát rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước,
gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương,
đến mức phải xem xét, xử lý kỷ luật.
Trách nhiệm cá nhân đối với các vi phạm,
khuyết điểm nêu trên có ông: Huỳnh Đức Hòa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Đảng
đoàn, Chủ tịch Hội đồng Nhân dân tỉnh, Bí thư Ban cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban
Nhân dân tỉnh; ông Đoàn Văn Việt, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
tỉnh.
Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả,
nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết
định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Huỳnh Đức Hòa và ông Đoàn Văn Việt.
NHÂN
VIÊN NGÂN HÀNG THAM Ô 246 LƯỢNG VÀNG SJC
https://lifestyle.znews.vn/nhan-vien-ngan-hang-tham-o-246-luong-vang-sjc-post1504731.html
Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội hoàn tất kết
luận điều tra vụ án Tham ô tài sản xảy ra tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân
hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank).
CQĐT đề nghị truy tố bị can Nguyễn Văn Linh
(SN 1986, cán bộ kho quỹ ngân hàng) về tội Tham ô tài sản. Theo kết kuận điều
tra, kho quỹ tập trung Hội sở (HUB HO) TPBank lưu giữ các tài sản gồm vàng,
tiền mặt, giấy tờ có giá, ấn chỉ quan trọng tài sản đảm bảo… Đối với vàng,
trong kho được chia thành 3 trạng thái để quản lý.
Theo đó, TPBank nhận giữ hộ vàng SJC, DOJI có
thu phí, bao gồm giữ nguyên series (khi hoàn trả sẽ nhận nguyên trạng số vàng
đã gửi) và không series (khi hoàn trả sẽ nhận lại đủ số lượng đã giữ).
Về vàng giao dịch, vàng SJC được TPBank lưu
trữ, sử dụng để giao dịch mua bán với khách hàng. Vàng cầm cố (là tài sản đảm
bảo): TPBank cho khách hàng vay tiền và sử dụng tài sản đảm bảo là vàng miếng
SJC. Sau khi nhận cầm cố, vàng được niêm phong theo quy định của TPBank và bảo
quản trong kho tiền. Riêng vàng giao dịch và vàng giữ hộ được Ban quản lý kho
kiểm kê hàng ngày và định kỳ vào ngày 30/6 và 31/12 hàng năm.
Khoảng năm 2017, Nguyễn Văn Linh là thủ quỹ,
thành viên Ban quản lý kho quỹ tại Trung tâm giao dịch Hội sở Ngân hàng TPBank.
Linh nhận thấy vàng cầm cố trong kho tiền ít biến động, khách hàng thế chấp
vàng có lịch tất toán, đáo hạn ghi trên sổ quản lý rõ ràng, việc kiểm tra đếm
loại tài sản này chỉ diễn ra 2 lần/năm và được thông báo trước.
Do vậy, Linh nảy sinh ý định chiếm đoạt vàng ở
trong kho tiền (cất giữ trong két vàng mua bán, giữ hộ) rồi lấy vàng ở két vàng
cầm cố thay thế vào phần thiếu hụt để qua mặt việc kiểm kê hàng ngày.
Tinh vi chiếm đoạt vàng
Từ thông tin sổ sách, Linh xác định có khách
hàng tên C. thế chấp 246 lượng vàng SJC nhưng chỉ tất toán trên giấy tờ và gửi
lưu vàng cố định trong kho. Linh đã lên kế hoạch chiếm đoạt số vàng trên trong
két vàng mua bán và thay thế bằng lượng vàng ông C. đang thế chấp.
Ngày 5/7/2017, sau khi hoàn tất việc kiểm kê
vàng cuối ngày, lợi dụng sơ hở của các thành viên khác của Ban quản lý kho,
Linh đã lấy 246 lượng vàng SJC trong két chứa “vàng mua bán, giữ hộ” cho vào
túi nylon, để vào thùng tôn.
Sáng ngày 6/7/2017, quá trình mở kho tiếp quỹ
đầu ngày cho các chi nhánh, Linh mang thùng tôn chứa 246 lượng vàng SJC ra để ở
kho đệm (là không gian phía ngoài kho tiền, việc ra vào kho đệm không được quản
lý và giám sát).
Vào thời gian cuối giờ sáng, lợi dụng thời
điểm các nhân viên kho quỹ đi tiếp quỹ ở cây ATM, Linh vào kho đệm lấy 246
lượng vàng SJC, đem 246 lượng vàng đi bán được hơn 8,8 tỷ đồng. Số tiền
trên, bị can nộp hết vào tài khoản chứng khoán.
Đến cuối ngày làm việc 6/7/2017, quán trình
kiểm kê cùng Ban quản lý kho, quỹ, Linh đặt túi vàng chứa 246 lượng của ông C.
vào két vàng “mua bán, giữ hộ” để thay thế vào sổ vàng mà Linh đã lấy. Vì vậy,
trong quãng thời gian dài, các thành viên khác trong Ban quản lý kho không phát
hiện tài sản bị thiếu hụt.
Đến ngày 22/3/2019, ông C. đã tất toán khoản
vay và nhận đủ 246 lượng vàng từ TPBank. Để tiếp tục tránh sự phát hiện việc
thiếu hụt số vàng đã chiếm đoạt, Linh cắt niêm phong bao đựng vàng của Công ty
DOJI để trong kho tiền, lấy ra 246 lượng vàng SJC, sau đó để vào két sắt chứa
vàng mua bán của ngân hàng.
Đến 15/1/2021, tại kho tiền do Linh có trách
nhiệm quản lý phát sinh thêm 561 lượng vàng SJC, là tài sản thế chấp vay vốn
ngân hàng của bà H.
Nhận thấy việc dùng vàng cầm cố của bà H. bù
vào 246 lượng vàng SJC đã chiếm đoạt an toàn hơn, Linh mang hòm tôn chứa vàng
thế chấp của bà H. ra khỏi kho tiền để phá khóa, rút 246 lượng vàng SJC, đóng
gói, niêm phong và để vào két vàng “mua bán, giữ hộ”. Số vàng còn lại Linh cất
vào hòm tôn để trong “kho giữ hộ”.
Đến 9/8/2023, Linh hoàn trả 561 lượng vàng cầm
cố cho bà H. vào kho tiền. Sau khi bà H. tất toán, trong kho không có số lượng
vàng khác phù hợp để bù vào 246 lượng vàng đã chiếm đoạt, Linh không có khả
năng trả lại nên đã ra đầu thú.
BẮT TRƯỞNG PHÒNG GIAO
DỊCH NGÂN HÀNG ABBANK CHIẾM ĐOẠT 80 TỈ ĐỒNG
Trần Văn Tài - trưởng phòng giao dịch Ngân hàng thương mại cổ
phần An Bình (ABBank) chi nhánh Mạo Khê (tỉnh Quảng Ninh) - bị khởi tố, bắt tạm
giam vì tham ô tài sản và làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Tối 18-10, Công an tỉnh Quảng Ninh cho biết Cơ quan cảnh sát
điều tra Công an tỉnh vừa ra quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với
Trần Văn Tài (32 tuổi, trưởng phòng giao dịch Ngân hàng ABBank chi nhánh Mạo Khê) về tội tham ô
tài sản và tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức.
Trước đó, thông qua các biện pháp nghiệp vụ, Phòng cảnh sát kinh
tế Công an tỉnh Quảng Ninh phát hiện, đấu tranh làm rõ Trần Văn Tài đã lợi dụng
chức vụ được giao thực hiện hàng loạt sai phạm.
Bước đầu cơ quan điều tra xác định Tài đã sử dụng 21 giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất giả, 4 sổ tiết kiệm giả để lập khống các hồ sơ vay vốn, tự
phê duyệt giải ngân theo thẩm quyền để chiếm đoạt số tiền ước tính khoảng 80 tỉ
đồng của Ngân hàng ABBank.
Bản thân Tài nhận thức rất rõ hành vi của mình gây ra sẽ để lại
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, nhưng Tài thực hiện hành vi một cách táo bạo và
được tính toán kỹ lưỡng để che giấu.
Mở rộng điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng
Ninh tiếp tục phát hiện Phạm Ngọc Hưng (phó phòng khách hàng Ngân hàng Nông
nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Mạo Khê - Tây Quảng Ninh) từ năm 2020
đã nhiều lần cho Trần Văn Tài vay tiền với lãi suất lên đến 123,42%/năm, gấp
6,17 lần so với lãi suất quy định, để thu lợi bất chính 1 tỉ đồng.
Cơ quan điều tra đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi
khỏi nơi cư trú đối với Phạm Ngọc Hưng về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch
dân sự.
Hiện Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ninh đang tiếp
tục điều tra mở rộng vụ án, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
ỦY BAN KIỂM TRA QUÂN
ỦY TRUNG ƯƠNG ĐỀ NGHỊ XỬ LÝ KỶ LUẬT 12 QUÂN NHÂN VI PHẠM
Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương nhiệm kỳ
2020-2025 tổ chức kỳ họp thứ 20 và đã xem xét, cho ý kiến đề nghị xử lý kỷ luật
với 12 quân nhân vi phạm.
Theo báo Quân Đội Nhân Dân, tại kỳ họp ngày 18-10,
Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương đã xem xét, cho ý kiến đề nghị xử lý kỷ luật
đối với 12 quân nhân vi phạm.
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết - bí thư Trung ương Đảng, chủ nhiệm
Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam, chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quân
ủy Trung ương - chủ trì kỳ họp.
Các ý kiến tại kỳ họp thống nhất đánh giá những vi phạm là
nghiêm trọng, làm ảnh hưởng đến uy tín của quân đội.
Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương xem xét, tiến hành bỏ phiếu
và thống nhất đề nghị Thường vụ Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng thi hành kỷ
luật đối với các quân nhân vi phạm.
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết đánh giá các ý kiến đóng góp tại kỳ
họp là chặt chẽ, khách quan, công tâm, phân tích rõ tính chất, mức độ từng lỗi
vi phạm và bám sát các quy định của Đảng, của quân đội.
Các hình thức đề nghị kỷ luật vừa nghiêm minh, vừa mang tính
nhân văn và giáo dục đối với quân nhân vi phạm, đồng thời yêu cầu Thường trực
Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương tiếp thu các ý kiến đóng góp tại kỳ họp,
khẩn trương hoàn chỉnh các văn bản để báo cáo Thường vụ Quân ủy Trung ương.
Thượng tướng Trịnh Văn Quyết cũng lưu ý trong bối cảnh chuẩn bị
cho Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030, Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung
ương thường xuyên nắm chắc tình hình, chỉ đạo, hướng dẫn cấp ủy, ủy ban kiểm
tra các cấp thực hiện tốt công tác kiểm tra, giám sát.
Đây là một trong những nhiệm vụ chính trị trọng tâm, có ý nghĩa
quan trọng, góp phần lãnh đạo, chỉ đạo chuẩn bị tốt mọi mặt bước vào đại hội
Đảng các cấp.
Thời gian tới, Thường trực Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương
tiếp tục chủ động tham mưu cho Thường vụ Quân ủy Trung ương và Ủy ban Kiểm tra
Quân ủy Trung ương lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ công tác kiểm tra, giám sát và
thi hành kỷ luật.
Tăng cường nắm tình hình, phát hiện, kiểm tra tổ chức đảng và
đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm, giải quyết kịp thời, dứt điểm đơn thư tố
cáo, khiếu nại, góp phần giữ vững và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức đảng.
Cùng với xử lý nghiêm minh các vụ việc vi phạm, làm tốt việc
thông báo, tuyên truyền có tính giáo dục, cảnh tỉnh răn đe đến cán bộ, đảng
viên các cơ quan, đơn vị trong toàn quân để kịp thời rút kinh nghiệm, góp phần
ngăn chặn, phòng ngừa các vi phạm.
ĐỀ NGHỊ TRUY TỐ 4 CÁN BỘ TRONG VỤ
SẠT LỞ KHIẾN 2 NGƯỜI CHẾT Ở ĐÀ LẠT
Thái Lâm
TPO - Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đề nghị
Viện Kiểm sát nhân dân cùng cấp truy tố 4 cán bộ về hành vi “Thiếu trách nhiệm
gây hậu quả nghiêm trọng” trong vụ sạt lở bờ taluy nghiêm trọng khiến 2 người
chết trên địa bàn.
Ngày 18/10, theo nguồn tin của Tiền Phong, Cơ quan
Cảnh sát điều tra, Công an TP Đà Lạt (Lâm Đồng) đã có kết luận điều tra vụ án hình sự liên quan đến vụ sạt lở bờ taluy nghiêm trọng khiến 2 người chết trên đường Yên
Thế, phường 10. Theo Công an TP Đà Lạt, công trình xây dựng kè chắn đất tại các thửa đất 656, 657, 658, 659 được
UBND TP Đà Lạt cấp phép xây dựng. Chủ thửa đất 657 là ông Nguyễn Minh Thông đã
thay mặt 3 chủ thửa đất còn lại ký hợp đồng xây dựng kè với ông Dương Viết
Phong (42 tuổi, trú TP HCM) - Giám đốc Công ty Lê Nguyễn Lâm Đồng với số tiền
gần 7 tỷ đồng.
Qua điều tra, Công an TP Đà Lạt xác định 3 người gồm Mạc Phương
Hải, Trần Quốc Hà, Đặng Nguyễn Nhật Vũ (trong Đội Quản lý trật tự đô thị TP Đà
Lạt) đã kiểm tra công trình trên các thửa đất trên vào ngày 17/4/2023. Tuy
nhiên, 3 người này không đối chiếu với bản vẽ thiết kế được phê duyệt, giấy
phép xây dựng, không phát hiện sai phạm nên công trình tiếp tục thi công.
Ông Phạm Hoàng Duy (công chức Địa chính - Xây dựng - Đô thị và
Môi trường UBND phường 10) đã không giám sát kỹ thuật, kiểm tra đo đạc công
trình xây dựng kè chắn đất tại các thửa đất trên. Trong khi đó, ông Duy đã một
lần giải quyết đơn khiếu nại của người dân, nhiều lần xuống tại vị
trí thi công công trình trên nhưng không kiểm tra thực tế, ghi nhận biên bản
kiểm tra. Ông Duy cũng không có ý kiến với chủ đầu tư hay đơn vị thi công công
trình.
Ông Võ Khánh Toàn (công chức Địa chính - Xây dựng - Đô thị và
Môi trường UBND phường 10) khi phối hợp với Đội Quản lý trật tự đô thị TP Đà
Lạt nhưng không kiểm tra, đối chiếu thực tế công trình đang thi công với bản vẽ
thiết kế được phê duyệt. Từ đó không phát hiện xây dựng sai phạm của công
trình. Công an TP. Đà Lạt kết luận, 4 người gồm Võ Khánh Toàn, Mạc Phương Hải,
Trần Quốc Hà và Phạm Hoàng Duy có chức vụ, quyền hạn nhưng không đối chiếu bản
vẽ thiết kế, không phát hiện sai phạm, dẫn đến việc thi công tiếp tục và gây ra
vụ sạt lở nói trên.
Nguyên nhân được xác định do thi công không theo hồ sơ cấp phép
được cấp, thiết kế kè chắn đất không đảm bảo khả năng chịu lực, biện pháp thi
công không phù hợp (không đầm chặt khi đắp đất sau lưng kè; không bố trí vật
liệu lọc nước phù hợp tại vị trí lỗ thoát nước trên thân kè; không có phương án
che chắn, thoát nước mặt khi trời mưa).
Vì vậy, Công an TP Đà Lạt đã đề nghị Viện kiểm sát nhân dân TP
Đà Lạt truy tố đối với các bị can Trần Quốc Hà, Mạc Phương Hải, Võ Khánh
Toàn, Phạm Hoàng Duy vì “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”. Hiện các
bị can trên đã bị Công an TP. Đà Lạt cấm đi khỏi nơi cư trú theo quy định.
Như Tiền Phong đưa tin, ngày 29/6/2023 đã xảy
ra một vụ sạt lở bờ taluy nghiêm trọng tại các công trình xây dựng thuộc các
thửa đất 656, 657, 658, 659 tờ bản đồ số 4, phường 10, TP Đà Lạt.
Vụ sạt lở đã làm 2 người chết, 2 ngôi nhà bị hư hỏng hoàn toàn
và 2 ngôi nhà bị hư hỏng nghiêm trọng. Sau đó, Công an TP Đà Lạt khởi tố vụ án “Vi phạm quy định về xây dựng gây hậu
quả nghiêm trọng”.
HÀNG LOẠT TÀI SẢN, DỰ ÁN 'KHỦNG'
LIÊN QUAN BÀ TRƯƠNG MỸ LAN SẼ ĐƯỢC XỬ LÝ RA SAO?
Tân
Châu
TPO - Một số tài sản của bà Trương Mỹ Lan được
giải tỏa kê biên, số khác tiếp tục bị tạm giữ để đảm bảo thi hành án, số còn
lại giao C03 tiếp tục điều tra. Bên cạnh đó, chồng và em rể bà Lan được gỡ bỏ
phong tỏa một số tài khoản.
Tại bản án sơ thẩm của TAND tuyên chiều 17/10, HĐXX xác định số
tiền gần 31.000 tỷ đồng bị chiếm đoạt do bà Trương Mỹ Lan (Chủ tịch Vạn Thịnh Phát) sử dụng vào mục đích cá nhân nên HĐXX tuyên
buộc bà Lan phải có trách nhiệm bồi thường toàn bộ thiệt hại.
HĐXX đã tuyên tiếp tục kê biên các tài sản của bà Lan và gia
đình, có liên quan đến hành vi sai phạm, để đảm bảo cho việc thi hành án. Về xử
lý các tài sản đang bị kê biên, phong tỏa của vụ án, tại hồ sơ vụ án, Cơ quan
điều tra thu giữ 224 tỷ đồng của bà Trương Mỹ Lan; phong tỏa 79 tài khoản của
các bị cáo trị giá hơn 92 tỷ đồng và 1,6 triệu USD; ngăn chặn giao dịch 205 tài
khoản thanh toán, sổ tiết kiệm, tài khoản chứng khoán TVSI của các bị cáo,
người liên quan, các pháp nhân liên quan với tổng số tiền 824 tỷ đồng và gần
262.000 USD.
Ngoài ra, hồ sơ vụ án còn thể hiện, Cơ quan điều tra cũng kê
biên, ngăn chặn giao dịch đối với số cổ phần, phần vốn góp liên quan đến bà
Lan, các bị cáo khác và các cá nhân được bà Lan nhờ đứng tên khoảng 12.313 tỷ
đồng, 9 bất động sản.
Bản án được HĐXX tuyên chiều 17/10 cho rằng: Đối với tòa nhà 29
Liễu Giai, TP Hà Nội, hiện do Công ty CP Twin Peaks sở hữu, tòa nhà đang thế
chấp cho 3 ngân hàng nước ngoài. Tại phiên tòa, bà Trương Mỹ
Lan đề nghị giải tỏa kê biên để trả tiền cho ngân hàng nước ngoài, phần còn lại
dùng khắc phục hậu quả. Ngoài ra, luật sư Nguyễn Thị Huyền Trang (đại diện Công
ty CP Twin Peaks) cũng trình bày là Công ty Twin Peaks có nộp đơn yêu cầu HĐXX
tuyên giải tỏa kê biên.
HĐXX nhận định rằng, quan hệ tín dụng này là hợp pháp, được đăng
ký giao dịch bảo đảm đúng theo quy định của pháp luật. HĐXX tuyên hủy bỏ lệnh
kê biên giao cho 3 ngân hàng xử lý thu hồi nợ theo quy định. Phần giá trị tài
sản còn lại sau khi trả nợ cho ngân hàng thì dùng khắc phục hậu quả của vụ án.
Đối với giao dịch chuyển nhượng dự án Tân Thành Long An, HĐXX
xác định bà Trương Mỹ Lan đã thỏa thuận chuyển nhượng cho bà Võ Thị Kiêm Khoa
(thuộc Novaland) với giá 30 nghìn tỷ đồng. Giá trị chuyển nhượng được đảm bảo
bởi phía bà Khoa có nghĩa vụ trả nợ các gói trái phiếu trị giá hơn 19.000 tỷ
đồng mà Vạn Thịnh Phát đã phát hành trước đó.
Sau khi xảy ra vụ án này, các bên điều chỉnh giá dự án xuống
20.000 tỷ đồng, gây ảnh hưởng đến việc đảm bảo nghĩa vụ đối với các gói trái
phiếu phát hành trước đó. HĐXX quyết định chuyển cho Cục cảnh sát điều tra tội
phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (C03, Bộ Công an) tiếp tục kê biên, điều
tra hoặc xử lý theo trình tự tố tụng khác, theo yêu cầu của các bên.
Đối với Dự án Bến Thành, tại phiên tòa này Tập đoàn Bitexco xác
nhận có nhận của bà Lan và đối tác bà Lan trên 15.000 tỷ đồng. Tập đoàn Bitexco
và Tập đoàn Vạn Thịnh Phát thỏa thuận chuyển nhượng dự án này với giá 22.000 tỷ
đồng. HĐXX tuyên chuyển cho C03- Bộ Công an làm rõ để giải quyết theo quy định
của pháp luật.
Liên quan ông Chu Lập Cơ (chồng bà Lan), HĐXX tuyên hủy bỏ biện
pháp ngăn chặn các tài khoản của ông Cơ vì ông Cơ đã nộp lại toàn bộ số tiền 33
tỷ đồng trong tội danh “Rửa tiền” do tiền bà Lan phạm tội mà có. Về khoản tiền
100 tỷ đồng trong tài khoản tiết kiệm tại ngân hàng đứng tên 2 người con ông Cơ
và bà Lan là Chu Duyệt Hằng, Chu Duyệt Phấn, do chưa làm rõ nguồn gốc nên HĐXX
tuyên đề nghị Bộ Công an tiếp tục điều tra, xử lý.
HĐXX tuyên gỡ bỏ lệnh kê biên đối với 3 tài khoản ngân hàng
(khoảng 10 tỷ đồng) của ông Trương Mễ (em trai bà Lan) vì không có cơ sở chứng
minh số tiền này liên quan đến vụ án, và bị cáo Ngô Thanh Nhã (vợ ông Mễ) không
có nghĩa vụ bồi thường. HĐXX cũng tuyên tiếp tục kê biên đối với 82% phần vốn
góp tại Công ty TNHH bảo hiểm FWD Việt Nam, 77,89% cổ phần Công ty CP dược phẩm
Đông Dược 5 là 84,82% phần vốn góp tại Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Đô thị
Ngọc Viễn Đông, 13,23% cổ phần tại Công ty CP Đầu tư Sao Thủy…
Đối với 18% phần vốn góp của Công ty Setra, Công ty liên doanh
TNHH Vietcombank - Bonday - Bến Thành (Tòa nhà Vietcombank, TP.HCM).
Vietcombank đề nghị HĐXX hủy bỏ lệnh kê biên để Vietcombank và Công ty Setra
tiếp tục thực hiện chuyển nhượng với giá 920 tỷ đồng. Bà Lan đồng ý chuyển
nhượng 18% cổ phần này để khắc phục hậu quả. HĐXX tuyên tiếp tục kê biên số cổ
phần này, Vietcombank nộp cho Thi hành án tài liệu, chứng cứ liên quan chứng
minh chuyển nhượng đúng giá thị trường.
Ngoài ra, HĐXX cũng tuyên tiếp tục giao C03- Bộ Công an xác
minh, làm rõ tài sản của các bị cáo đang bị truy nã và các bị cáo đã chết, nhằm
xử lý theo quy định của pháp luật.
4 kiến nghị của Tòa án
Cũng theo bản án, HĐXX kiến nghị Bộ Tài chính, Ủy Ban chứng khoán Nhà nước tham
mưu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật liên quan đến phát hành trái
phiếu doanh nghiệp riêng lẻ, đảm bảo chặt chẽ về các điều kiện phát hành trái
phiếu, có biện pháp kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn huy động và nguồn
lực đảm bảo nghĩa vụ thanh toán cho các trái chủ.
HĐXX cũng kiến nghị Công ty Chứng khoán TVSI; Ngân hàng SCB và
các Công ty phát hành trái phiếu có phương án thanh toán nợ gốc và lãi cho các
nhà đầu tư mua các mã trái phiếu Vạn Trường Phát, Bông Sen, Tân Thành Long An,
Quang Thuận (mã QT.H2025), Thiên Phúc (THP.H2025)... Đồng thời, kiến nghị Bộ
Tài chính, Ủy Ban chứng khoán Nhà nước và Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX)
có biện pháp giám sát, đôn đốc việc thực hiện thanh toán nghĩa vụ các gói trái
phiếu trên theo quy định của pháp luật.
HĐXX cũng kiến nghị NHNN, Cơ quan Thanh tra giám sát ngân hàng
và các cơ quan có thẩm quyền tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp
luật trong lĩnh vực chuyển tiền quốc tế, đảm bảo chặt chẽ về các điều kiện
chuyển tiền, có biện pháp kiểm tra, giám sát các tổ chức tín dụng thực hiện
nghiệp vụ thanh toán quốc tế.
Ngoài ra, HĐXX kiến nghị Bộ KH&ĐT và các cơ quan có thẩm
quyền tham mưu sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật về thành lập doanh
nghiệp, đảm bảo chặt chẽ về các điều kiện thành lập doanh nghiệp và biện pháp
kiểm soát việc thành lập, quản lý doanh nghiệp, không để thành lập doanh nghiệp
tràn lan nhưng không hoạt động thực tế để thực hiện hành vi phạm tội.
THỦ TƯỚNG KỶ LUẬT 2 NGUYÊN CHỦ TỊCH
UBND TỈNH LÂM ĐỒNG
Văn
Kiên
https://tienphong.vn/thu-tuong-ky-luat-2-nguyen-chu-tich-ubnd-tinh-lam-dong-post1683637.tpo
TPO - Hai nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng
là ông Huỳnh Đức Hòa và ông Đoàn Văn Việt bị Thủ tướng kỷ luật cảnh cáo do có
những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành kỷ luật Đảng.
Ngày 18/10, Thủ tướng
Phạm Minh Chính ký các quyết định thi hành kỷ luật đối với 2 nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng.
Theo đó, tại Quyết
định 1217/QĐ-TTg, Thủ tướng thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với
ông Huỳnh Đức Hòa, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ
2004-2011 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã bị thi hành
kỷ luật Đảng.
Tại Quyết định
1218/QĐ-TTg, Thủ tướng thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với
ông Đoàn Văn Việt, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng nhiệm kỳ
2011-2016, 2016-2021 do đã có những vi phạm, khuyết điểm trong công tác và đã
bị thi hành kỷ luật Đảng. Thời gian thi hành kỷ luật đối với ông Huỳnh Đức Hòa
và ông Đoàn Văn Việt tính từ ngày công bố Quyết định số 1663-QĐ/UBKTTW ngày
14/8/2024 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương.
Vào tháng 8/2024, tại
Kỳ họp thứ 45, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã xem xét kết quả kiểm tra khi có
dấu hiệu vi phạm và kết quả kiểm điểm, đề nghị thi hành kỷ luật đối với Ban cán
sự đảng Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lâm Đồng.
Theo Ủy ban Kiểm tra
Trung ương, Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ban cán sự đảng UBND tỉnh Lâm Đồng đã thiếu
trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo để UBND tỉnh và nhiều tổ chức, cá
nhân vi phạm nghiêm trọng các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong
quản lý, sử dụng đất một số dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Nhiều tổ chức đảng,
đảng viên bị xử lý kỷ luật; nhiều cán bộ, đảng viên bị xử lý hình sự do có vi
phạm, khuyết điểm trong vụ án “Đưa hối lộ, nhận hối lộ; lợi dụng chức vụ, quyền
hạn trong khi thi hành công vụ” xảy ra tại Dự án Khu đô thị Đại Ninh tỉnh Lâm Đồng và các địa phương, đơn vị
có liên quan.
Trách nhiệm cá nhân
đối với các vi phạm, khuyết điểm nêu trên thuộc về nhiều cán bộ, trong đó có
ông Huỳnh Đức Hòa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh và ông Đoàn
Văn Việt, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Phó Bí thư Tỉnh ủy,
Chủ tịch UBND tỉnh…
Xét nội dung, tính
chất, mức độ, hậu quả, nguyên nhân vi phạm; căn cứ quy định của Đảng, Ủy ban
Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo đối với
ông Huỳnh Đức Hòa và ông Đoàn Văn Việt.
CỰU BÍ THƯ, CỰU CHỦ
TỊCH TỈNH BẮC NINH BỊ TRUY TỐ ĐẾN KHUNG TỬ HÌNH
Ông Nguyễn Nhân Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy và
ông Nguyễn Tử Quỳnh, cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh, cùng bị truy tố tội nhận hối lộ, với khung
hình phạt cao nhất đến tử hình.
Theo dự kiến, ngày 29.10 tới, TAND tỉnh Bắc Ninh sẽ mở phiên tòa sơ thẩm xét xử 13 bị cáo
trong vụ án "thâu tóm" 6 gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, gây
thiệt hại hàng chục tỉ đồng cho ngân sách nhà nước.
4 bị cáo là các cựu quan chức tỉnh Bắc Ninh cùng bị xét xử về tội nhận hối lộ. Trong số này có ông Nguyễn Nhân Chiến, cựu Bí thư Tỉnh ủy và ông Nguyễn Tử Quỳnh,
cựu Chủ tịch UBND tỉnh.
Ưu ái doanh nghiệp "thâu tóm" đấu
thầu
Theo cáo trạng, từ năm 2006 - 2008, UBND tỉnh Bắc Ninh phê duyệt
dự án cải tạo, xây dựng mới 6 bệnh viện đa khoa tuyến huyện trên địa bàn, gồm
Gia Bình, Yên Phong, Thuận Thành, Lương Tài, Quế Võ và Tiên Du.
Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế (thuộc Sở Y tế tỉnh
Bắc Ninh) được giao làm chủ đầu tư. Tổng mức đầu tư hơn 497 tỉ đồng.
Đầu năm 2013, 6 bệnh viện cơ bản thực hiện xong các hạng mục xây
dựng và tiếp tục triển khai mua sắm trang thiết bị y tế.
Tuy nhiên, phần lớn vốn dự toán đã sử dụng để đầu tư xây dựng
nên phần mua sắm, lắp đặt trang thiết bị y tế bị thiếu vốn.
Trong khoảng thời gian này, bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn (Chủ tịch
Công ty AIC) và ông Đặng Tiên Phong (Chủ tịch Công ty Sông Hồng, đã chết năm
2021) cùng liên hệ với lãnh đạo Ban Quản lý dự án công trình xây dựng y tế, nói
có thể hỗ trợ tỉnh Bắc Ninh xin bổ sung vốn từ T.Ư. Đổi lại, 2 công ty muốn
được ưu ái trúng các gói thầu mua sắm trang thiết bị.
"Để tránh va chạm", sau khi trao đổi, lãnh đạo tỉnh
Bắc Ninh thống nhất sẽ phân chia 6 gói thầu cho mỗi công ty một nửa.
Kết quả không nằm ngoài toan tính, Công ty AIC và Công ty Sông
Hồng "ẵm trọn" 6 gói thầu tại 6 bệnh viện đa khoa huyện tại Bắc Ninh.
Quá trình thực hiện, các bị cáo tại 2 doanh nghiệp và phía tỉnh Bắc Ninh đã có
nhiều hành vi vi phạm về đấu thầu, dẫn tới thiệt hại hơn 48,6 tỉ đồng cho ngân
sách.
Biếu tiền tỉ đều đặn hàng năm
Viện KSND tối cao xác định, sau khi đã quyết toán các gói thầu
mua sắm thiết bị y tế, vào dịp lễ, tết các năm 2015 - 2017, bà Nguyễn Thị Thanh
Nhàn nhiều lần đưa tổng số 3 tỉ đồng cho ông Nguyễn Nhân Chiến. Ông Chiến còn
nhận 1 tỉ đồng từ phía Công ty Sông Hồng.
Đặc biệt, cựu Bí thư Tỉnh ủy Bắc Ninh khai trong thời gian từ
năm 2014 - 2020, vào các dịp lễ, tết hàng năm, bà Nhàn nhiều lần gặp và đưa cho
bị cáo quà là tiền mặt với tổng số 10 tỉ đồng. Số tiền này không liên quan đến
việc thực hiện các gói thầu, ông Chiến nhận và đã sử dụng vào mục đích cá nhân.
Cựu Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh Nguyễn Tử Quỳnh vào các dịp lễ,
tết từ năm 2015 - 2017 cũng nhiều lần nhận tiền của phía Công ty Sông Hồng, với
tổng số 1 tỉ đồng. Ông Quỳnh cũng được bà Nhàn trực tiếp đến phòng làm việc,
đưa cho 1 tỉ đồng.
Ngoài ra, ông Quỳnh khai nhận từ năm 2013 - 2019, vào các dịp
tễ, tết, ngày kỷ niệm, bà Nhàn nhiều lần đến phòng làm việc, biếu tiền từ 300
triệu đồng đến 2 tỉ đồng, tổng số là 8,1 tỉ đồng. Số tiền này được xác định
không liên quan đến việc thực hiện các gói thầu.
Ông Chiến và ông Quỳnh cùng bị truy tố về tội nhận hối lộ theo
quy định tại điểm a (tài sản hối lộ trị giá từ 1 tỉ đồng trở lên) và điểm b
(gây thiệt hại về tài sản từ 5 tỉ đồng trở lên) khoản 4 điều 354 bộ luật Hình
sự, với khung hình phạt tù 20 năm, chung thân hoặc tử hình.
Đến nay, ông Chiến đã nộp lại 14 tỉ đồng, gồm 4 tỉ đồng hưởng
lợi từ 6 gói thầu và 10 tỉ đồng tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả thiệt hại
của vụ án. Ông Quỳnh cũng nộp lại 10,1 tỉ đồng, gồm 2 tỉ đồng hưởng lợi từ 6
gói thầu và 8,1 tỉ đồng tự nguyện nộp để khắc phục hậu quả thiệt hại của vụ án.
No comments:
Post a Comment