Đối Thoại Điểm Tin ngày 11
tháng 09 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Harris tấn công Trump mạnh
hơn Biden về vấn đề phá thai, kinh tế và dân chủ
Harris,
Trump tấn công nhau ngay từ khoảnh khắc đầu tiên của cuộc tranh luận
EU
thề ‘phản ứng mạnh’ về việc Iran chuyển giao phi đạn cho Nga
Mỹ:
Ngồi tù oan gần 10 năm, được bồi thường 50 triệu đô
Uỷ ban Đối ngoại
Thượng viện Mỹ kêu gọi phóng thích nhà báo Nguyễn Vũ Bình
Cập Nhật Trực Tiếp: Cuộc tranh luận giữa bà Harris và ông Trump
Nước lũ có nguy
cơ làm ngập các quận của Hà Nội
Việt Nam bỏ tù
nhà báo Nguyễn Vũ Bình 7 năm vì tội 'tuyên truyền'
Mỹ: Ngồi tù oan
gần 10 năm, được bồi thường 50 triệu đô
Trung Quốc cấm vĩnh viễn 43 cầu thủ
và quan chức bóng đá vì dàn xếp tỷ số
EU thề ‘phản ứng
mạnh’ về việc Iran chuyển giao phi đạn cho Nga
Nga và Trung Quốc khai mạc cuộc tập
trận hải quân lớn, Tổng thống Putin quan sát từ xa
Tại sao Quân Ủy
TW lại kêu gọi ‘chống diễn biến hòa bình’ lúc này?
Lào
Cai: lũ quét vùi lấp toàn bộ ngôi làng
Bão
Yagi: hơn 140 người chết và mất tích, hàng trăm người bị thương
Hà
Nội: nước sông Hồng lên cao, sơ tán dân, cấm các phương tiện qua cầu Long Biên,
Chương Dương
Bộ
trưởng Quốc phòng Mỹ cam kết thêm 65 triệu USD khắc phục hậu quả dioxin tại sân
bay Biên Hòa
Công
ty năng lượng tái tạo hàng đầu Enel của Ý sẽ rút khỏi Việt Nam
Bão
Yagi: Tràn ngập lời kêu cứu trên mạng từ người dân mắc kẹt trong lũ
Blogger
của RFA Nguyễn Vũ Bình bị kết án 7 năm tù
Chuyến
thăm Mỹ của Bộ trưởng Phan Văn Giang: Việt Nam có thể mua máy bay chiến đấu
mới?
Dưới
thời TBT Tô Lâm: chuyển đổi dân chủ - hy vọng mong manh
Đối
với TBT Tô Lâm, ưu tiên số một là duy trì chế độ
Tân
TBT Tô Lâm khẳng định tính chính danh và điều gì tiếp theo?
Đức
điều tàu chiến qua Eo biển Đài Loan, Trung Quốc phản đối
Bộ
trưởng Quốc phòng Việt Nam Phan Văn Giang thăm Mỹ
Thiệt
hại do bão Yagi: 59 người chết, hàng trăm người bị thương
Bão
Yagi tàn phá cơ sở hạ tầng, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy ở Việt
Nam
Bão
Yagi: Sập cầu Phong Châu khiến 13 người rơi xuống sông
Gia
Lai: bắt Phó chánh án Tòa án huyện về tội nhận hối lộ
Bắt nhóm mua bán người liên tỉnh, giải cứu 35 cô gái dưới 16 tuổi
Hơn
20 người thương vong, mất tích do mưa lũ, sạt lở đất ở Cao Bằng
BBC
TRỰC TIẾP,Bên
trong Làng Nủ, nơi xảy ra thảm họa lũ quét xóa sổ một ngôi làng
Tranh luận
Trump-Harris: Ai thắng?
Công ty năng
lượng tái tạo hàng đầu Enel sẽ rút khỏi Việt Nam
Miền Bắc lũ dữ: Lũ
quét cả một bản, 16 người chết, hơn 70 người mất tích
Vụ sập cầu Phong
Châu: 'Cứ nghĩ là mình chết rồi'
Bộ trưởng Quốc
phòng Mỹ Lloyd Austin và Đại tướng Phan Văn Giang: 'Hợp tác chặt chẽ hơn bao
giờ hết'
Vì sao hàng chục
ngàn cây xanh bật trơ gốc ở Hà Nội sau bão Yagi?
Sập cầu Phong Châu
(Phú Thọ): Có bao nhiêu nạn nhân?
Đừng đề cập đến
Trump - cách các đảng viên Cộng hòa cố gắng thu hút cử tri nữ
Tại sao Giáo
hoàng Francis công du dài ngày dù sức khỏe yếu
Vì sao Đảng cần
cân bằng quyền lực giữa Bộ Công an và Bộ Quốc phòng?
Ông Tô Ân Xô làm
trợ lý Tổng Bí thư Tô Lâm có đúng quy định?
Siêu bão Yagi: 14 người chết và 176 người bị thương,
3.279 ngôi nhà hư hỏng
Việt Nam hoan nghênh Space X: Sẽ dùng vệ tinh Starlink
cho mục đích quân sự?
Vì sao các tập đoàn nước ngoài rút khỏi dự án điện gió
ngoài khơi Việt Nam?
Vì sao việc Việt Nam tăng cường đầu tư điện khí LNG có
thể gây hậu quả lâu dài?
Vụ thí sinh Olympia bị 'đấu tố': yêu nước là phải yêu
Đảng?
Cựu Thứ trưởng Ngoại giao kêu gọi ông Tô Lâm thay đổi
'thể chế chính trị'
Thí sinh Olympia 'không nhìn Đảng một cách tích cực' liền
bị công kích là 'vô ơn' với đất nước
Đại học Fulbright Việt Nam và cáo buộc 'cách mạng màu'
Cải cách Ruộng đất và sự thay thế bộ tứ lãnh đạo Việt Nam
Sau Trung Quốc, ông Tô Lâm sẽ thăm Mỹ trong tháng 9?
Đại tướng Phan Văn Giang: thăm Philippines xong 'sẽ thăm
Mỹ'
Triệt phá đường dây phim lậu lớn nhất thế giới tại Việt
Nam
Tranh cử TT Mỹ 2024 : Harris áp đảo Trump trong cuộc tranh luận
đầu tiên trên truyền hình
Tranh cử TT Mỹ : Trung Quốc trong tâm điểm cuộc tranh luận
Trump - Harris
Chiến tranh thời công nghệ : drone, tia laser, tên lửa siêu
thanh và trí thông minh nhân tạo AI
Biển Đông: Manila “không cho phép” Bắc Kinh di dời con tàu-tiền
đồn của Philippines ở bãi cạn Sabin
Hà Lan cho phép Ukraina dùng vũ khí nước này tấn công các mục tiêu
quân sự Nga
Tòa Án châu Âu phạt hai tập đoàn Mỹ Apple và Google hàng tỉ euro
Châu Phi, sân chơi cho công nghệ mới và vũ khí Trung Quốc
Hậu
thuẫn Ukraina : Thủ tướng Đức dưới áp lực của chủ nghĩa dân túy
Nhiều thành phố miền bắc Việt Nam chìm trong ‘‘đợt lũ lịch sử’’
sau bão Yagi
LHQ kêu gọi các nước phản đối việc Israel chiếm đóng các vùng lãnh
thổ của người Palestine
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024: Harris đến Pennsylvannia một ngày trước
cuộc tranh luận tay đôi với Trump
Bắc Triều Tiên : Kim Jong Un muốn tăng liên tục kho vũ khí hạt
nhân để đối phó với Mỹ
Mì carbonara đóng hộp bị chê như ''đồ cho chó ăn'' ?
Chiến tranh Ukraina : Kiev kêu gọi các nước đồng minh hỗ trợ bắn
chặn drone và tên lửa Nga
Chủ tịch Trung Quốc gởi điện mừng ngày lập quốc Bắc Triều Tiên và
kêu gọi củng cố quan hệ
Bầu cử tổng thống Mỹ 2024 : Trump – Harris, hai phương pháp chuẩn
bị cho cuộc tranh luận tay đôi
Trung Quốc cần một Việt Nam ổn định lãnh đạo, cân bằng giữa các
cường quốc
(RFI) - Văn phòng chưởng lý Tòa án Hình
sự Quốc tế kêu gọi Venezuela tôn trọng Nhà nước pháp quyền. Lời kêu gọi của Văn phòng chưởng
lý Karim Khan được đưa ra hôm qua 09/09/2024, một hôm sau khi nhà đối
lập Edmundo Gonzalez Urrutia sang Tây Ban Nha tị nạn. Trong khi đó,
ngoại trưởng Achentina hôm 06/09 đã thúc giục Tòa án hình sự Quốc tế (CPI) phát
lệnh truy nã Nicolas Maduro và thông báo sẽ sớm đệ trình yêu cầu chính thức lên
tòa CPI. Thông báo của Achentina được đưa ra vài hôm sau khi Caracas không cho
Brazil tiếp tục thay mặt, bảo vệ quyền lợi của Achentina tại Venezuela.
(Reuters)
- Liên Âu sẽ giảm bớt mức thuế quan bổ sung nhắm vào xe điện Tesla và các loại
xe điện khác được chế tạo tại Trung Quốc. Một nguồn thạo tin hôm nay
10/09/2024 cho Reuters biết là thuế bổ sung nhắm vào xe Tesla nhập từ Trung
Quốc sẽ giảm từ 9% xuống còn 7,8%, đối với hãng Geely sẽ là 18,8% thay vì
19,3%. Liên Âu điều chỉnh mức thuế sau khi có các thông tin mà các hãng xe đã
cung cấp. Những hãng không hợp tác với các nhà điều tra của Liên Âu, mức thuế
bổ sung tối đa là 35%.
(Reuters)
- Đức tái lập kiểm soát toàn bộ biên giới trên bộ từ ngày 16/09/2024. Thông báo được bộ trưởng Nội Vụ Đức
Nancy Faeser đưa ra hôm 09/09. Đây là biện pháp tạm thời có hiệu lực 6 tháng,
đặc biệt cho phép lực lượng an ninh đẩy lui di dân quốc tế tìm cách nhập cảnh
trái phép vào lãnh thổ Đức. Bộ trưởng Nội Vụ Đức cho biết đã thông báo cho Liên
Âu về biện pháp mới. Đức có 3.700km đường biên giới với Đan Mạch, Pháp, Hà Lan,
Bỉ, Luxembourg, Thụy Sĩ, Áo, CH Sec và Ba Lan.
(La
Croix) - Tân thủ tướng Pháp Michel Barnier tiếp xúc với các nhóm dân biểu Nghị
Viện. Hôm nay
10/09/2024, thủ tướng Pháp Michel Barnier, xuất thân từ đảng cánh hữu truyền
thống Những Người Cộng Hòa (LR) bắt đầu các chuyến đi tiếp xúc với các nhóm dân
biểu cánh trung và hữu để chuẩn bị lập liên minh đa số cho chính phủ. Tối nay,
ông đến Rosny-sur-Seine, ngoại ô Paris, gặp gỡ các dân biểu nhóm Đồng hành vì
nền Cộng hòa do cựu thủ tướng Gabriel Attal lãnh đạo và nhóm các nghị sĩ Thượng
Viện của đảng này. Các cuộc tiếp xúc này được xem như bài trắc nghiệm đầu tiên
của tân thủ tướng Pháp trước khi đệ trình dự thảo ngân sách lên Quốc Hội, tránh
để bị các đảng đối lập khởi động thủ tục bỏ phiếu bất tín nhiệm.
(Reuters)
- Nga sẽ thảo luận sáng kiến về Ukraina với các đối tác BRICS. Hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời thư
ký Hội đồng An ninh Nga Sergei Shoigu cho biết đại diện các nước thành viên
nhóm BRICS sẽ thảo luận các sáng kiến về Ukraina tại một cuộc họp bàn về an
ninh, diễn ra từ ngày 10-12/09/2024.
(AFP) -
Tổng thống Pháp tiếp nhà đối lập Nga, ‘‘một trong các đối thủ chính của
tổng thống Putin’’. Tại điện Elysée hôm qua, 09/09/2024, nguyên thủ Macron đã ca
ngợi “sự can đảm” của Vladimir Kara-Mourza nhà đối lập Nga, và nhấn mạnh là
Paris “theo dõi sát tình hình của các tù nhân chính trị ở Nga’’. Ông Vladimir
Kara-Mourza từng hai lần bị đầu độc và bị kết án 25 năm tù vì lên án Nga xâm
lược Ukraina. Ông được thả trong một cuộc trao đổi tù nhân vào ngày 1/8.
(SCMP) -
Doanh nhân Đài Loan ít lo ngại xung đột Mỹ - Trung hơn so với hai năm trước. Theo điều tra của Trung tâm Nghiên
cứu Chiến lược và Quốc tế, có trụ sở tại Washington, SCMP loan tải hôm nay,
10/09/2024, hơn 28% doanh nhân tin tưởng chiến tranh sẽ nổ ra trong 5 năm tới,
giảm 10% so với hai năm trước. Tâm lý ít lo ngại này khiến nhiều công ty Đài
Loan lưỡng lự trong quyết định rời khỏi Hoa lục.
(AFP) –
Hoa Kỳ : James Earl Jones, người lồng tiếng cho Dark Vador và Mufasa trong
“Vua sư tử”, qua đời ở tuổi 93. Người đại diện của ông hôm qua, 09/09/2024, thông báo tin
buồn. Tên của ông có thể không quen thuộc nhưng hầu hết mọi người đều đã nghe
giọng nói của ông, lồng tiếng cho nhân vật Dark Vador, trong bộ phim lừng danh
Star War và Moufasa cho phim hoạt hình The Lion King, cũng như sự nghiệp thăng
hoa của ông trên cả sân khấu kịch nghệ.
TIN TỨC: THỨ TƯ
11.09.2024
1/
NHÀ BÁO NGUYỄN VŨ BÌNH BỊ BẠO QUYỀN VN KẾT ÁN 7 NĂM TÙ
Tòa án thành phố Hà Nội vào hôm qua 10/9 đã kết án 7
năm tù nhà báo Nguyễn Vũ Bình với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước”.
Phiên tòa sơ thẩm diễn ra vào buổi sáng tại trụ sở tòa
án Hà Nội. Phiên tòa có ba luật sư bào chữa cho ông Bình gồm hai ông Lê Đình
Việt, Lê Văn Luân và bà Nguyễn Thị Trang. Chị ruột và con gái của ông Bình được
vào phòng xử án để theo dõi phiên toà.
Một luật sư muốn ẩn danh vì lý do an ninh cho biết sau
khi phiên tòa kết thúc là ông Bình không thừa nhận có tội mà chỉ thể hiện quyền
tự do ngôn luận theo hiến pháp quy định. Vị luật sư này cho biết thêm là các
luật sư được tự do trình bày lập luận bào chữa trong khi ông Bình khá bình
thản.
Ông Nguyễn Vũ Bình sẽ không kháng án mặc dù không thừa
nhận phạm tội vì không tin vào sự công bằng của nền tư pháp VN.
Vào năm 2003, ông Nguyễn Vũ Bình bị kết tội “gián
điệp” với mức án 7 năm tù chỉ vì đã báo cáo về tình hình vi phạm nhân quyền ra
nước ngoài. Ông Bình 56 tuổi bị bắt vào ngày 29/2 vừa qua với cáo buộc tham gia
chương trình bình luận về chính trị và xã hội cùng với cựu tù nhân lương tâm
Nguyễn Văn Đài.
Đây là lần thứ hai ông Nguyễn Vũ Bình bị cầm tù. Vào năm
2000, sau khi nghỉ việc ở tạp chí Cộng sản, ông tham gia thảo luận về dân chủ,
nhân quyền và có đơn xin thành lập đảng đối lập.
2/ LŨ QUÉT
HỦY DIỆT TOÀN BỘ MỘT NGÔI LÀNG Ở TỈNH LÀO CAI
Một trận lũ quét vừa xảy ra vào sáng ngày 10/9 đã chôn
vùi toàn bộ một ngôi làng ở tỉnh Lào Cai khiến ít nhất 15 người chết và hàng
chục người mất tích.
Trận lũ quét xảy ra lúc 6 giờ sáng tại Làng Nủ, xã
Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, gần như san phẳng khu dân cư với 35 gia đình và 128
người cư trú.
Người dân địa phương cho biết khu vực này chưa bao giờ
xảy ra thiên tai nên khi lũ quét tràn qua sau cơn bão Yagi, tất cả người dân
đều bất ngờ. Nhà cầm quyền tại tỉnh Lào Cai cho biết đã tìm thấy 15 thi thể và
xác định được 30 người sống sót sau trận lũ quét.
Thôn Làng Nủ nằm cách xa trung tâm thành phố, với giao
thông bị chia cắt và hoàn toàn mất thông tin liên lạc nên việc cứu nạn gặp rất nhiều
khó khăn.
Trong khi đó, theo công bố của nhà nước VN, tức sau 4
ngày bị bão Yagi càn quét vào hôm 7/9, con số người chết trên toàn quốc là 141
người, gần 1 ngàn người khác bị thương và hàng chục ngàn căn nhà bị hư hỏng.
3/
NƯỚC SÔNG HỒNG TĂNG CAO, MẤP MÉ CẦU LONG BIÊN
Sau bão Yagi, nước sông Hồng ở Hà Nội đang dâng cao
khiến nhiều nơi ở thủ đô bị ngập lụt, nhà cầm quyền thành phố phải tiến hành di
tản gấp rút nhiều gia đình trong đêm.
Vào sáng hôm qua 10/9, giới chức Hà Nội và các quận,
huyện ven sông Hồng đã đi kiểm tra và
yêu cầu di tản nhiều gia đình đến nơi an toàn. Tại quận Hoàn Kiếm, nhà
cầm quyền Hà Nội đã yêu cầu di dời 130 gia
đình với hơn 400 người.
Theo báo chí lề đảng, nhiều tuyến đường ở Hà Nội bị
ngập lụt nặng nề khiến người dân đi làm vào sáng ngày 10/9 phải bất lực quay
về. Nhà cầm quyền Hà Nội cũng ra cảnh báo đối với những cây cầu lớn bắc qua
sông Hồng bao gồm cầu Chương Dương và cầu Long Biên, với quyết định cấm toàn bộ
xe cộ qua lại trên cây cầu Long Biên xưa cũ vào lúc 3 giờ chiều hôm qua.
Riêng cầu Chương Dương, sở giao thông Hà Nội cấm xe
khách trên chín chỗ hoặc xe tải có trọng tải hơn nửa tấn qua lại sáng sớm hôm
qua do lo ngại mất an toàn.
Quyết định nói trên được đưa ra sau khi cầu Phong Châu
ở Phú Thọ vào sáng ngày 9/9 đã bị sập khiến 13 người bị rơi xuống sông.
4/
TẬP ĐOÀN NĂNG LƯỢNG Ý RÚT KHỎI VN
Tập đoàn Enel của Ý đang chuẩn bị rời khỏi Việt Nam và
là quyết định mới nhất của một công ty phương Tây nhằm loại bỏ các dự án năng
lượng tái tạo ở một quốc gia đang gặp khó khăn trong việc thực hiện các kế
hoạch nhằm loại bỏ hoàn toàn khí thải.
Tập đoàn Ý cho biết vào năm 2022 họ muốn đầu tư vào
các nhà máy sản xuất tới 6 GW năng lượng sạch ở Việt Nam nhưng lưu ý tiềm năng
của nước này về năng lượng gió và mặt trời. Hai nguồn tin cho biết quyết định nói
trên là một phần trong kế hoạch tái tổ chức hoạt động kinh doanh toàn cầu của
Enel.
Không rõ việc rời khỏi VN này khi nào được công bố,
nhưng tập đoàn Enel dự trù sẽ trình bày kế hoạch chiến lược vào tháng 11 tới.
Cần biết tập đoàn quốc doanh Enel là một trong những
nhà đầu tư lớn nhất thế giới vào năng lượng tái tạo. Nhưng từ khi ông Flavio
Cattaneo lên nắm quyền vào năm ngoái, tập đoàn này đã chuyển trọng tâm sang cơ
sở hạ tầng lưới điện và cam kết dành một phần đáng kể đầu tư trong nước và giảm
mức tiếp xúc với quốc tế.
Việc Enel rời khỏi Việt Nam sẽ là đòn giáng trả mới
nhất vào chiến lược năng lượng của VN, vốn xoay quanh việc tăng cường đầu tư
vào năng lượng tái tạo và khí đốt để giảm sự phụ thuộc vào than đá.
Trong số 6 GW công suất mà Enel dự định lắp đặt tại
Việt Nam, có khoảng 1 GW đã ở giai đoạn hoàn thành vào giữa năm 2022, với nhà
máy điện đầu tiên chưa xác định dự trù sẽ đi vào hoạt động trong năm nay.
VNTB
– Đằng sau các hoạt động kiểm tra và giám sát là gì?
VNTB
– Hà Nội rụt rè gì về Internet vệ tinh ở Việt Nam?
VNTB
– Chuyện đông chuyện tây: Những kẻ hóa điên
VNTB
– 25.000 cây xanh ngã đổ nhờ công của cán bộ tham nhũng
Chi
tiêu Quốc phòng Trung Quốc: Con số 700 tỷ USD gây hiểu lầm
Putin
sẽ không bao giờ từ bỏ ở Ukraine
Việc
bảo vệ rừng và trồng mới rừng là điều quan trọng phải thực hiện11/09/2024
Sư
Minh Đạo, hay bi kịch của người cô thế11/09/2024
Vì
sao phải đi “tị nạn giáo dục” ở nước ngoài và không muốn quay về?11/09/2024
Trao
đổi với ChatGPT về sự thông cảm của Marx với nỗi khổ của giai cấp công nhân (Kỳ
2)11/09/2024
Trao
đổi với ChatGPT về sự thông cảm của Marx với nỗi khổ của giai cấp công nhân (Kỳ
1)11/09/2024
Đại
tá Reisner: “Ukraine đang cố đánh vào huyết mạch kẻ thù”10/09/2024
Cây
xanh đô thị: Lại một cuộc nghiệm thu lịch sử10/09/2024
Bài
báo oan nghiệt và sự ra đi của cha tôi09/09/2024
Dựng
lại cây, cũng cần gọi tên người trồng lẫn kẻ phá09/09/2024
Cơn bão đi
qua (Kỳ 2)09/09/2024
Tiểu
Vũ - Bài học sau bão từ miền Trung
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 10.09.2024
Nguyễn
Văn Tiến Hùng - Một tỉ có lớn không ?
Nguyễn
Thanh Huy - Ngàn năm đất nước nhọc nhằn
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Nước sông Hồng lên to 11/09/2024
Sư Minh Đạo, hay bi kịch của người cô thế 11/09/2024
Putin sẽ không bao giờ từ bỏ ở Ukraine 11/09/2024
Bão làm bật lên một đám “vô sản giẻ rách” [1] 10/09/2024
Trí tuệ nhân tạo đã vạch trần sự gian dối của tuyên truyền cộng
sản 10/09/2024
Tiếng bấc tiếng chì 10/09/2024
Làm ẩu làm dối đã quen?* 10/09/2024
Tự giác và bất lương 10/09/2024
Vì sao Bắc Kinh gây sức ép lên Manila nhiều hơn lên Hà Nội trên
Biển Đông? 10/09/2024
Nguyên nhân cầu sập 10/09/2024
Siêu bão YAGI: Tình người, may rủi và cơ hội nhận ra sự thật trong
“mắt bão” 09/09/2024
Chi một đồng cũng báo cáo 09/09/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
BẮT TỔNG GIÁM ĐỐC CÔNG TY CP XÂY DỰNG HẠ
TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP CẦN THƠ
Nhật Huy
Ông Trần Văn Phúc, Tổng Giám đốc Công ty CP
Xây dựng hạ tầng khu công nghiệp (KCN) Cần Thơ, bị khởi tố, bắt tạm giam về để
điều tra về hành vi "Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản".
Ngày 10/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
TP Cần Thơ đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trần Văn Phúc, Tổng Giám đốc
Công ty CP Xây dựng hạ tầng KCN Cần Thơ, để điều tra về hành vi “lạm dụng chức
vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản”.
Trước đó, Công an TP Cần Thơ nhận được đơn tố
giác của công dân về việc ông Phúc cùng kế toán trưởng, nhân viên phòng kế hoạch
kinh doanh của công ty có hành vi vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả
nghiêm trọng, và lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, trong việc hạch
toán và sử dụng tiền của Nhà nước không đúng quy định. Tổng số tiền bị tố cáo
vi phạm hơn một tỷ đồng.
Qua xác minh, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an TP Cần Thơ đã ra quyết định khởi tố bị can đối với ông Trần Văn Phúc và 2 cá
nhân liên quan khác về hành vi trên.
Vụ án đang được cơ quan công an tiếp tục điều
tra làm rõ.
ĐẾN 5 GIỜ NGÀY 11/9, ĐÃ CÓ 200 NGƯỜI CHẾT,
MẤT TÍCH DO BÃO SỐ 3 VÀ MƯA LŨ
Đến 5 giờ ngày 11/9, đã có 200 người chết, mất
tích (141 người chết, 59 người mất tích). Số người chết và mất tích do bão số 3
và mưa lũ đang tiếp tục gia tăng.
Cục quản lý Đê điều và Phòng chống thiên tai
(Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổng
hợp từ các địa phương cho biết, tính đến 5 giờ ngày 11/9, đã có 200 người chết,
mất tích (141 người chết, 59 người mất tích) do bão số 3 và
mưa lũ.
Cụ thể, tại Cao Bằng có 52 người tại huyện
Nguyên Bình (29 người chết, 23 người mất tích); tại Lào Cai có 66 người (45 người
chết, 21 người mất tích), gồm: Sa Pa 9 người, Bát Xát 13 người, Si Ma Cai 7 người,
Bắc Hà 15 người, Văn Bàn 2 người, Bảo Yên 20 người. Hiện còn nhiều người mất
tích do lũ quét, sạt lở đất tại xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.
Tại Yên Bái có
40 người do sạt lở đất (37 người chết, 03 người mất tích), gồm: Huyện Lục Yên
13 người, TP. Yên Bái 20 người, huyện Văn Chấn 1, huyện Văn Yên 4, huyện Trấn
Yên 2 người.
Tại Quảng Ninh có 13 người chết (do bão 12
người; lũ cuốn 1 người); tại Hải Phòng có 2 người chết do bão; tại Hải Dương có
1 người chết do bão; tại Hà Nội 1 người chết do bão; tại Hòa Bình có 5 người chết
do sạt lở đất; tại Lạng Sơn có 3 người chết do lũ cuốn, sạt lở đất; tại Bắc
Giang có 1 người chết do lũ cuốn; tại Tuyên Quang có 2 người mất tích do lũ cuốn.
Tại Hà Giang có 1 người chết, 1 người mất
tích; tại Lai Châu có 1 người chết do sạt lở đất; tại Phú Thọ có 8 người mất
tích tại sự cố sập cầu Phong Châu và 1 người chết do sạt lở đất; tại Vĩnh Phúc
có 1 chết và 1 người mất tích do lật thuyền.
Như vậy, số người chết và mất tích đã tăng 13
người so với báo cáo lúc 22h00 ngày 10/09, trong đó Lào Cai tăng
11 người (gồm Sa Pa: 1 người; Si Mai Cai: 3 người; Bắc Hà: 2 người ; Bảo Yên: 5
người (không thuộc khu vực xảy ra lũ quét, sạt lở đất tại xã Phúc Khánh) và
Vĩnh Phúc 2 người.
Đóng tiếp 1 cửa xả đáy hồ thủy điện Tuyên
Quang
Hồi 06h00’ ngày 11/9/2024, mực nước thượng
lưu hồ Tuyên Quang ở cao trình 117,95 m, lưu lượng đến hồ 3.280 m3/s,
lưu lượng xả 4.346 m3/s. Thực hiện quy trình vận hành liên hồ chứa
trên lưu vực sông Hồng tại Quyết định số 740/QĐ-TTg ngày 17/6/2019 của Thủ tướng
Chính phủ; Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 29/6/2024 của Chính phủ về việc bảo đảm
công tác chỉ đạo, điều hành phòng, chống thiên tai trong thời gian kiện toàn cơ
quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự các cấp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn lệnh Giám đốc Công ty Thủy điện Tuyên Quang đóng tiếp 1 cửa
xả đáy hồ thủy điện Tuyên Quang vào hồi 08h00’ ngày 11/9/2024. Tổ chức theo dõi
chặt chẽ diễn biến mưa lũ, an toàn công trình, lưu lượng đến hồ, mực nước thượng,
hạ lưu hồ chứa kịp thời báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (qua
Cục Quản lý đê điều và Phòng, chống thiên tai) và các cơ quan liên quan theo
quy định.
NỮ KẾ TOÁN TRƯỞNG KÊ KHỐNG NGƯỜI LAO ĐỘNG
ĐỂ CHIẾM ĐOẠT TIỀN LƯƠNG
Trần Kim Phước được xác định đã chiếm đoạt số
tiền gần một tỷ đồng của công ty bằng hình thức kê danh sách khống người lao động
để nhận tiền lương.
Ngày 10/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Bình Dương đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với
Trần Kim Phước (SN 1985, ngụ tỉnh Bình Dương) để điều tra, làm rõ hành vi “Lừa
đảo chiếm đoạt tài sản”.
Theo thông tin từ cơ quan điều tra, Phước từng
làm kế toán trưởng cho công ty W.J. từ tháng 4/2016 đến tháng 7/2021 thì nghỉ
việc.
Trong thời gian làm việc, để chiếm đoạt tiền
của công ty, Phước đã làm khống tờ khai đăng ký mở tài khoản ngân hàng trong
quá trình làm thủ tục chi trả lương cho người lao động của công ty.
Sau khi được giám đốc duyệt bảng lương người
lao động, Phước đã đưa thông tin cùng số tài khoản khống vào danh sách người
lao động nhận tiền lương để giám đốc duyệt chuyển khoản chi trả lương.
Với thủ đoạn trên, Phước đã chiếm đoạt được
hơn 945 triệu đồng của công ty.
ĐẢO DU LỊCH CÁT BÀ TAN HOANG, KIỆT QUỆ
Nguyễn Hoàn
https://tienphong.vn/dao-du-lich-cat-ba-tan-hoang-kiet-que-post1671864.tpo
TP - Cơn bão số 3 càn quét, phá hủy hàng trăm
nhà hàng, khách sạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ, các công trình công cộng, trụ sở
cơ quan… khiến thị trấn du lịch Cát Bà (huyện Cát Hải, TP Hải Phòng) trở nên
hoang tàn. Sau mấy ngày mất kết nối với đất liền, người dân trên đảo mong chờ sớm
có điện nước, có mạng, xăng dầu để ổn định cuộc sống và khắc phục hậu quả.
Chạy gần 20km hứng sóng điện thoại
Ngày 9/9, UBND TP Hải Phòng quyết định hoạt động
trở lại bến phà Đồng Bài - Cái Viềng, chở người dân và lực lượng chức năng ra đảo Cát Bà sau 4 ngày cấm biển, cấm phà
do ảnh hưởng bởi cơn bão số 3. Những chuyến phà đầu tiên có hàng trăm người dân
trong đất liền mang theo thực phẩm, rau xanh, nhu yếu phẩm cần thiết, đặc biệt
là những can xăng, dầu tiếp tế cho người thân trên đảo. Ở chiều ngược lại, hàng
nghìn người dân trên đảo Cát Bà cũng nườm nượp trở về đất liền để thông tin cho
người thân về những ảnh hưởng, thiệt hại nặng nề do bão. Đồng thời, họ về đất
liền tranh thủ chuẩn bị những vật dụng, chở xăng dầu hoặc những nhu yếu phẩm
thiết yếu mang ra đảo tiếp tế.
Sau 4 ngày bị mất điện, mất kết nối thông tin
với người thân trên đất liền, anh Thành (30 tuổi, quê Ninh Bình) hồ hởi khi biết
tin phà hoạt động trở lại. Anh Thành cùng bạn gái nhanh chóng di chuyển từ thị
trấn Cát Bà ra xã Hiền Hào (khoảng 15km) để hứng sóng điện thoại. Khi tới khu vực
có sóng, điện thoại nam hướng dẫn viên du lịch nổ tin liên tục những lời nhắn hỏi
thăm, động viên của người thân suốt những ngày mất kết nối. Anh vội gọi điện về
báo gia đình, người thân.
Anh Thành chia sẻ, trước khi bão đổ bộ, bến
phà dừng hoạt động từ ngày 6/9. Trong nhiều ngày liên tiếp sau đó, người dân
trên đảo mất điện, mất sóng điện thoại, mất kết nối hoàn toàn với đất liền do
đó không thể thông tin, liên lạc với ai. Mọi người chủ động bảo vệ tính mạng, sức
khỏe và tài sản cá nhân.
Trao đổi với Tiền Phong, đại diện UBND huyện
Cát Hải cho biết, khi bão đổ bộ, đảo Cát Bà mất kết nối với đất liền. Trong mấy
ngày qua, đảo Cát Bà mất điện nước, mất mạng viễn thông do đó các đơn vị cơ sở
phải đi xe máy trực tiếp vào trung tâm thị trấn Cát Bà để họp, báo cáo tình
hình thiệt hại mỗi ngày. Hiện nay, bến phà được hoạt động trở lại, người dân
mong chờ nhất là có mạng viễn thông, có điện và xăng dầu trở lại để bắt đầu khắc
phục hậu quả.
ơ sở du lịch tan hoang
Tại thị trấn Cát Bà, từ nhà dân, các cơ sở du
lịch, nhà hàng, khách sạn đến các cơ quan nhà nước đều
bị ảnh hưởng nặng nề bởi cơn bão số 3. Khu chợ trung tâm thị trấn trở thành đống
đổ nát.
Cùng chồng thu gom quần áo, tài sản còn sót lại
tại gian hàng, chị Ngô Thị Hương (ở thị trấn Cát Bà) thất thần khi có người hỏi
thăm. Chị cho biết, bão quật đổ, vò nát toàn bộ 45 ki-ốt của các hộ kinh doanh
trong chợ. Sau bão, hôm nay chị và chủ các gian hàng mới thu dọn phế liệu, hàng
hóa sót lại. Theo chị, các hộ thuê ki-ôt buôn bán kinh doanh và đầu tư khoảng
500-700 triệu đồng tiền hàng hóa bán cho khách du lịch. Nay bão tàn phá khiến
hàng chục hộ kinh doanh mất trắng.
Anh Toàn, quản lý một khách sạn kết hợp nhà
hàng chia sẻ, nhà hàng bị sập, nhiều đồ đạc bị phá hủy. Còn khách sạn hư hỏng
mái tôn, cửa kính, mái hiên, nội thất bị phá hủy, ước tính thiệt hại nhiều tỷ đồng.
Theo anh Toàn, việc khắc phục sửa chữa gặp rất nhiều khó khăn do không có thợ,
tài chính cạn kiệt và đâu đâu cũng ngổn ngang sắt vụn, đồ đạc hư hỏng.
“Chúng tôi chỉ có thể tạm dọn gọn đồ đạc, phế
liệu, vật dụng hư hỏng gọn lại thành đống chờ lực lượng vệ sinh môi trường, đội
thu gom phế liệu giải phóng. Dự kiến việc khắc phục này sẽ kéo dài khoảng 2-3
tháng”, anh Toàn nói.
Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, dọc phố 1-4,
phố Núi Ngọc, hàng trăm cơ sở kinh doanh dịch vụ, nhà hàng, nhà nghỉ đều bị bão
phá hủy nặng nề về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật. Các công trình công cộng
như: cột đèn, cột điện, biển quảng cáo... đều hư hỏng nghiêm trọng. Tại các bãi
tắm, các khách sạn 5 sao cũng bị thiệt hại nặng nề. Cửa kính, cây cảnh, trần
ban công khách sạn, hiên khách sạn và nhiều trang thiết bị, kiến trúc cảnh quan
khác bị hư hỏng.
Ông Lê Thanh Trung (55 tuổi, ở thị trấn Cát
Bà) chia sẻ, sống từ nhỏ ở Cát Bà đây là lần đầu tiên chứng kiến cơn bão khủng
khiếp như vậy. Người đàn ông ngũ tuần cho biết, chính quyền cảnh báo siêu bão từ
sớm và bà con cũng chủ động thu dọn đồ đạc, chằng buộc tài sản. Tuy nhiên, người
dân Cát Bà không thể tưởng tượng sức tàn phá khủng khiếp của cơn bão số 3. Ước
tính mỗi gia đình, hộ dân thiệt hại từ vài chục triệu đến nhiều tỷ đồng, đặc biệt
các khách sạn, nhà hàng, khu nghỉ dưỡng.
“Cơn bão này khiến người dân và doanh nghiệp ở
Cát Bà kiệt quệ về kinh tế, cơ sở vật chất. Để có thể khắc phục hậu quả do bão,
có thể Cát Bà phải mất nhiều tháng mới có thể ổn định, đón khách du lịch trở lại”,
ông Lê Thanh Trung nói.
ĐÀ NẴNG: TIÊU HỦY GẦN 10.000 BÁNH TRUNG
THU KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC
https://congthuong.vn/da-nang-tieu-huy-gan-10000-banh-trung-thu-khong-ro-nguon-goc-344905.html
Công an TP. Đà Nẵng tiến hành tiêu hủy
gần 10.000 bánh trung thu trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm bảo
an toàn thực phẩm.
Chiều 10/9, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an
TP. Đà Nẵng cho
biết đơn vị đã tiến hành tiêu hủy gần 10.000 bánh
trung thu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Chiều 10/9, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an
TP. Đà Nẵng cho
biết đơn vị đã tiến hành tiêu hủy gần 10.000 bánh
trung thu không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm.
Theo Phòng Cảnh sát kinh tế, triển khai kế hoạch
tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm trên địa bàn thành phố, đặc biệt là trong
dịp Tết Trung thu, đơn vị đã tiến hành kiểm tra nhiều cơ sở kinh doanh bánh kẹo,
bánh trung thu trên địa bàn thành phố. Qua kiểm tra, phát hiện nhiều cơ sở kinh
doanh hàng nghìn bánh trung thu trôi nổi, hạn sử dụng cận ngày, hàng hóa không
có nhãn mác, không có nguồn gốc xuất xứ, có dấu hiệu nhập lậu ở nước ngoài.
Công an TP. Đà Nẵng đã xử phạt vi phạm hành
chính đối với các cơ sở vi phạm, tịch thu gần 10.000 bánh trung thu không rõ
nguồn gốc xuất xứ và tiến hành tiêu hủy số bánh này tại bãi rác Khánh Sơn.
Công an TP. Đà Nẵng khuyến cáo người dân nên
lựa chọn thực phẩm, bánh kẹo, bánh trung thu an toàn, có nguồn gốc rõ ràng như:
Thông tin trên bao bì sản phẩm phải có tên, địa chỉ của nhà sản xuất, nhà nhập
khẩu; có ngày sản xuất, hạn sử dụng, thành phần, hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo
quản… Tuyệt đối không mua sản phẩm trôi nổi, không có nguồn gốc xuất xứ, hàng hết
hạn sử dụng, bao bì rách nát, sản phẩm bị biến dạng, hàng hóa không có nhãn
mác… để đảm bảo an toàn thực phẩm cho bản thân và gia đình.
Trước đó, hồi cuối tháng 8/2024, tăng cường
kiểm tra, kiểm soát thị trường trước Tết Trung thu, lực lượng Quản lý thị trường
TP. Đà Nẵng cũng phát hiện và tạm giữ gần 3.300 sản phẩm là bánh kẹo nhập lậu.
ĐÌNH CHỈ CHỨC VỤ GIÁM ĐỐC ĐIỆN LỰC
THÀNH PHỐ HẠ LONG
Phương Dung
https://vnexpress.net/dinh-chi-chuc-vu-giam-doc-dien-luc-thanh-pho-ha-long-4791357.html
Giám đốc Điện lực thành phố Hạ Long Nguyễn Đại
Cương bị đình chỉ chức vụ từ 18h ngày 9/9 cho đến khi có quyết định thay thế.
Quyết định được Giám đốc Điện lực Quảng Ninh
ký ngày 9/9. Theo yêu cầu, ông Cương vẫn tiếp tục công việc khắc phục lưới điện
sau bão số 3 (Yagi) và các công tác sản xuất kinh doanh khác của công ty.
Đại diện Điện lực Quảng Ninh cho biết việc
đình chỉ ông Cương là "chỉ đạo, điều chuyển bình thường trong sản xuất".
Ông cũng phủ nhận quyết định này đưa ra do ông Cương vắng mặt tại hiện trường
khắc phục sự cố điện những ngày qua. Hiện Điện lực Quảng Ninh bố trí người điều
hành thay ông Cương trong thời gian này.
Ông Nguyễn Đại Cương làm Giám đốc Điện lực
thành phố Hạ Long từ tháng 5/2020. Sau đó, tại kỳ thi sát hạch năm 2023, ông tiếp
tục được bổ nhiệm giữ vị trí này.
Trước đó, ngày 7/9, bão Yagi đổ bộ gây hỏng
nghiêm trọng lưới trung, hạ áp tại miền Bắc, khiến hơn 3 triệu hộ gia đình, cơ sở bị mất điện.
Riêng tại Quảng Ninh - nơi tâm bão Yagi đi qua - hệ thống lưới 110 kV tại đây gần
như tê liệt. Sự cố khiến toàn bộ tỉnh này mất điện.
Thành phố Hạ Long có hơn 110.000 khách hàng sử
dụng điện, theo thống kê của điện lực địa phương. Toàn bộ đường dây trung áp,
trạm biến áp gặp sự cố do bão. Hơn 250 cột điện bị gãy đổ.
Ba ngày sau bão, Điện lực Quảng Ninh cho biết,
họ đã khắc phục sự cố, cấp điện cho khoảng 30% khách hàng. Dự kiến, khu vực
thành phố Hạ Long có điện trở lại trong ngày 10/9. Những ngày qua, điện lực địa
phương đã huy động khoảng 170 cán bộ, nhân viên cùng lực lượng tăng cường khắc
phục sự cố lưới điện thành phố Hạ Long sau bão.
Tuy nhiên, hiện một số nơi như phường Hồng
Gai, Yết Kiêu, Cao Thắng, Hùng Thắng, Hà Tu... vẫn chưa có điện trở lại. Việc bị
mất điện trong khoảng thời gian kéo dài sau bão gây khó khăn cho sinh hoạt, đời
sống của người dân tại đây.
CÁN BỘ HẢI QUAN SÂN BAY “TIẾP TAY” NHÓM
VẬN CHUYỂN HÀNG TRÁI PHÉP QUA BIÊN GIỚI THẾ NÀO?
Các cựu cán bộ Hải quan sân bay Quốc tế
Tân Sơn Nhất đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, “tiếp tay” nhóm bị
cáo vận chuyển hàng hóa trái phép từ nước ngoài về Việt Nam.
Hàng trăm hộp thuốc, điện thoại
"bay" trái phép từ Hàn Quốc về Việt Nam
Chiều 10/9, TAND Tp.HCM mở phiên tòa sơ thẩm
hình sự và tuyên phạt các bị cáo: Phạm Thị Thu Dung (SN 1971, ngụ huyện Hóc
Môn, Tp.HCM) mức án 7 năm tù, Phan Thị Thanh Thảo (SN 1988) và Trần Thị Kiều
(SN 1985, cùng quê tỉnh Kiên Giang) bị phạt cùng mức án 5 năm tù; Bị cáo Nguyễn
Thị Thùy Trang (SN 1973, ngụ Tp.Thủ Đức) bị phạt 4 năm tù về cùng tội Vận chuyển
trái phép hàng hóa qua biên giới.
Cùng bị tuyên phạm tội Vận chuyển trái phép
hàng hóa qua biên giới, các bị cáo Trang Anh Vũ (SN 1983, ngụ quận 5); Lê Minh
Văn (SN 1980), Đặng Hồng Quang (SN 1968, đều là cựu công chức Hải quan) bị phạt
tiền mỗi người 1,5 tỷ đồng.
Liên quan đến vụ án, Phan Đằng Giao (SN 1966,
cựu công chức Hải quan) bị tuyên 2 năm tù treo về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu
quả nghiêm trọng.
Theo bản án vừa tuyên, chỉ trong ngày
27/3/2023, Công an quận Tân Bình (Tp.HCM) tiến hành kiểm tra hành lý tại ga đến
Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất của 4 cá nhân gồm: Trang Anh Vũ, Phạm Thị Thu
Dung, Trần Thị Kiều và Phan Thị Thanh Thảo.
Nhóm người này đi trên các chuyến bay từ Hàn
Quốc, nhập cảnh về Việt Nam. Quá kiểm tra hành lý, công an phát hiện nhiều hàng
hóa không được phép vận chuyện qua biên giới.
Cụ thể, bên trong các kiện hành lý của Trang
Anh Vũ có thực phẩm chức năng, giày dép, kem đánh răng, mắt kính, điện thoại di
động các loại.
Bên trong 4 kiện hành lý của Phạm Thị Thu
Dung có 224 hộp thuốc bổ gan và 30 cái điện thoại Samsung Galaxy Note 10 + 5G;
3 kiện hành lý của Trần Thị Kiều chứa 72 hộp thuốc bổ gan và 16 cái điện thoại
Samsung Galaxy Note 10 + 5G;
4 kiện hành lý của Phan Thị Thanh Thảo chứa
211 hộp thuốc bổ gan và 18 điện thoại Samsung Galaxy và 14 chiếc điện thoại di
động hiệu LG.
Các bị cáo Trang Anh Vũ, Phạm Thị Thu Dung,
Trần Thị Kiều và Phan Thị Thanh Thảo khai thường xuyên vận chuyển hàng hóa rau,
hoa quả, bánh kẹo... từ Việt Nam qua Hàn Quốc bán; đồng thời nhận làm dịch vụ vận
chuyển hàng hóa như sâm, quần áo, giày dép, mỹ phẩm, điện thoại… của một số cá
nhân người Hàn Quốc, người Việt Nam lao động tại Hàn Quốc về lại Việt Nam.
Chỉ tính riêng trong lần bị bắt quả tang vào
ngày 27/3/2023, các bị cáo Dung, Kiều, Thảo đã vận chuyển 607 hộp thuốc bổ gan
và 62 cái điện thoại Galaxy Note 10+5G (có tổng giá trị hàng hóa là hơn 935 triệu
đồng) từ Hàn Quốc về Việt Nam cho khách hàng để nhận tiền công vận chuyển. Do
đó Dung, Kiều, Thảo đều phải chịu trách nhiệm chung đối với số hàng hóa này.
Bị cáo Trang Anh Vũ phải chịu trách nhiệm
hình sự đối với 4 kiện hàng hóa là thực phẩm chức năng, giày dép, quần áo, điện
thoại các loại, có tổng giá trị hàng hóa là 288 triệu đồng.
Bị cáo Nguyễn Thị Thùy Trang là người thuê
Dung vận chuyển 607 hộp thuốc thực phẩm chức năng, với tổng giá trị hàng háo là
588 triệu đồng. Do đó, bị cáo Trang phải chịu trách nhiệm hình sự về số hàng
hóa này.
Tại phiên tòa, các bị cáo thừa nhận biết rõ
việc vận chuyển các mặt hàng nói trên buộc phải thực hiện thủ tục khai báo hải
quan khi nhập cảnh theo quy định, nhưng vì mục đích hưởng lợi từ phí vận chuyện,
các bị cáo vẫn thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Có sự giúp sức của cán bộ Hải quan sân
bay
Đối với các cựu công chức Hải quan sân bay quốc
tế Tân Sơn Nhất, các bị cáo đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ được
giao, cố tình "tiếp tay cho nhóm vận chuyển hàng hóa trái phép từ Hàn Quốc
về Việt Nam.
Trong đó, dù không được phân công trực máy
soi chiếu luồng đỏ số 5, nhưng bị cáo Lê Minh Văn đã cung cấp vị trí máy soi
chiếu cho Dung để giúp Dung, Thảo, Kiều vận chuyển trái phép 11 kiện hàng trị
giá 588 triệu đồng và giúp Vũ vận chuyển 4 kiện hàng trị giá 288 triệu đồng từ
Hàn Quốc về Việt Nam mà không bị kiểm tra.
Bị cáo Đặng Hồng Quang là cựu công chức Hải
quan, có trách nhiệm chính trong việc kiểm tra hàng hóa tại máy soi chiếu số 5.
Tuy nhiên, Quang đã không thực hiện đúng chức trách nhiệm vụ, không kiểm tra
các kiện hàng của nhóm Dung và mặc cho bị cáo Lê Văn Minh thực hiện việc kiểm
tra hàng hóa và lấy giúp số hàng của Dung, Thảo, Kiều, Vũ ra khỏi hệ thống soi
chiếu kiểm tra hàng hóa, mặc dù Minh không có trách nhiệm tại ca trực máy soi
chiếu số 5.
Đối với Phan Đằng Giao, là công chức Hải quan
được phân công trực kiểm tra hàng hóa tại máy soi chiếu số 5 cùng với Quang
nhưng đã thiếu trách nhiệm, không kiểm tra, phát hiện kịp thời để Dung vận chuyển
2 kiện hàng trị giá hơn 108 đồng từ Hàn Quốc về Việt Nam mà không bị kiểm tra.
No comments:
Post a Comment