Đối Thoại Điểm Tin ngày 20
tháng 09 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Sứ
mệnh của liên quân do Mỹ đứng đầu ở Iraq sẽ kết thúc vào tháng 9/2025
Quan
chức Israel: Không kích của Israel nhắm mục tiêu vào các chỉ huy cấp cao của
Hezbollah
Báo
cáo viên đặc biệt LHQ quan ngại việc công an ‘mời’ TS Nguyễn Quang A làm việc
Cựu
cố vấn của Trump: Hệ tư tưởng của Trung Quốc là mối nguy cho tất cả
USCIRF kêu gọi phóng thích tín hữu tin lành độc lập
Y Thinh Niê
Cảnh sát Malaysia bắn chết 2 người Việt bị tình nghi
trộm cắp tại nhà máy ở bang Penang
Hong Kong kết án
tù 3 di dân Việt bán thịt chó, mèo
Sau khi gặp ông
Biden, ông Lâm tới Havana và kêu gọi chấm dứt lệnh cấm vận của Mỹ đối với Cuba
AP: Campuchia
mong con kênh mới thúc đẩy thương mại, Việt Nam lo về các hệ quả
Siêu bão Helene càn quét bang
Florida và Georgia của Mỹ
Thị trưởng New
York Adams bị khởi tố vì nhận hối lộ, gian dối liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ
Giải mã vụ Trung
Quốc phóng phi đạn đạn đạo xuyên lục địa
Tình báo Hàn
Quốc: Triều Tiên có đủ uranium để chế tạo một số lượng bom ‘hai con số’
Ông Putin vạch ra
ranh giới đỏ hạt nhân cho phương Tây
Việt
Nam sử dụng các tổ chức tôn giáo được Nhà nước hậu thuẫn để đàn áp các nhóm tôn
giáo độc lập
Miễn
học phí 100% cho học sinh từ mầm non đến lớp 12 tại sáu tỉnh, thành
Việt
Nam điều tra chống bán phá giá ván sợi gỗ có xuất xứ từ Thái Lan, Trung Quốc
Cho
thôi nhiệm vụ ĐBQH với Phó bí thư thường trực tỉnh Lâm Đồng
Báo
Việt Nam cắt bỏ đoạn phát biểu của TBT Tô Lâm ca ngợi những người bạn Mỹ
Hợp
tác quốc phòng Việt Mỹ: mua thêm vũ khí hay bài toán ngoại giao?
Công
an tra hỏi cả trẻ em để truy tìm tung tích nhà hoạt động chính trị
Ngành
giáo dục cải tiến hay cải lùi trong việc đổi tên chứng chỉ hành nghề nhà giáo?
Việt
Nam tặng Cuba 10.000 tấn gạo, 500 máy vi tính nhân chuyến thăm của ông Tô Lâm
ADB
duyệt khoản hai triệu đô la giúp Việt Nam khắc phục hậu quả bão Yagi
Chín
người Việt bị bắt giữ ở Bangkok vì bắt cóc và tống tiền
Ba
người Việt Nam bị toà Hong Kong tuyên án tù vì bán thịt chó, mèo trái phép
Tô
Lâm qua Mỹ: Thành tựu và kỳ vọng từ các phía
Ngân
hàng Phát triển châu Á dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6%
Nhà
máy điện sử dụng khí hóa lỏng đầu tiên của Việt Nam sẽ bắt đầu đi vào hoạt động
vào năm 2025
Kỷ
luật cảnh cáo nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang
Việt
Nam trúng hai lô đấu thầu gạo Indonesia gần 60.000 tấn, có khả năng tăng nhập
khẩu gạo
BBC
Thũ lĩnh Hassan
Nasrallah của Hezbollah ‘đã bị giết’
VTV xóa phóng sự
'Bữa cơm trắng với gừng' sau xác minh của chính quyền địa phương
Nhận hối lộ nước
ngoài, vé máy bay ưu đãi: Eric Adams bị cáo buộc những gì?
'Hiếp tôi, đừng
hiếp con gái tôi' - Cuộc chiến kinh hoàng ở Sudan
Ukraine phản đối
‘đại diện Crimea’ dự thi hoa hậu tại Việt Nam
Thấy gì từ cuộc gặp
giữa ông Tô Lâm và ông Joe Biden ở New York?
Trung Quốc thử tên
lửa tầm xa, quốc gia lân cận lo lắng
Đầu tư Việt Nam:
Công ty của Elon Musk muốn chi 1,5 tỷ USD
Tuvalu: viễn cảnh
một quốc gia chìm hoàn toàn dưới biển
Yếu tố Việt Nam
trong quyết định rút khỏi Tam giác Phát triển của Campuchia
Ông Tô Lâm tại Đại
học Columbia: Ông đã nói gì? Đâu là điểm đáng chú ý?
Việt Nam có nên
theo mô hình phát triển của Nhật Bản?
Quốc tế lên tiếng
về việc 'đặc xá' ông Trần Huỳnh Duy Thức và bà Hoàng Thị Minh Hồng
Việt Nam khuyến cáo
công dân rời Lebanon, chuyện gì đang xảy ra?
Ông Tô Lâm gặp ông
Joe Biden: Đâu là những điểm nhấn đáng chú ý?
Vì sao ông Tô Lâm
trả tự do hai tù nhân nổi tiếng trước khi sang Mỹ?
VinFast lỗ sâu
trong quý 2/2024, vì sao?
Ông Tô Lâm đi Mỹ:
Gần 100 trí thức kêu gọi trả tự do cho nhà báo Huy Đức
Ông Trần Huỳnh Duy
Thức, bà Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm
Campuchia rút khỏi
Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào, tại sao?
Hội nghị lần thứ
10: Đâu là những điểm nổi bật đáng lưu ý?
Việt Nam vô địch về
số tu nghiệp sinh 'biến mất' tại Nhật Bản
Tổng Bí thư, Chủ
tịch nước Tô Lâm đi Mỹ, chuyến công du 'củng cố quyền lực mềm'
Mỹ tìm cách loại
Trung Quốc ra khỏi kế hoạch lắp cáp dưới biển của Việt Nam
Israel tuyên bố đã tiêu diệt Nasrallah, chỉ huy của Hezbollah
Hàn Quốc bác bỏ khả năng công nhận Bắc Triều Tiên có vũ khí hạt
nhân
NATO lập căn cứ mới tại Phần Lan, sát biên giới với Nga
Miến Điện: Đề xuất đình chiến của tập đoàn quân sự bị phe nổi dậy
bác bỏ
Lãnh đạo Ukraina nhận được sự ủng hộ của tổng thống và phó tổng
thống Mỹ trước khi gặp ông Trump
Liban : Bất chấp áp lực quốc tế, Israel bác bỏ đề nghị ngừng
bắn với Hezbollah
Pháp : Nợ công tiếp tục tăng, dấu hiệu xấu trước ngày thông
qua ngân sách
''Bá tước Monte Cristo'' : Thành công của phiên bản điện ảnh
mới
Học thuyết hạt nhân mới của Putin : Thùng rỗng kêu to
Chiến tranh Ukraina : Bài học nào cho chính sách quốc phòng của
Mỹ ?
Chiến tranh Liban : Israel từ chối thỏa thuận hưu chiến, tiếp tục
thách thức các lằn ranh đỏ
Nhật Bản: Cựu bộ trưởng Quốc Phòng Shigeru Ishiba đắc cử chủ tịch
đảng cầm quyền
Trung Quốc sẵn sàng ồ ạt bơm tiền cho các ngân hàng để tái
thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Miến Điện : Tập đoàn quân sự kêu gọi các nhóm vũ trang ngừng
chiến để đối thoại
IAEA: Iran dường như sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân
Tổng thống Ukraina đến Nhà Trắng trình bày « kế hoạch chiến
thắng » với chính quyền Biden
Hoa Kỳ và đồng minh kêu gọi ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah
Truyền thông Nhật Bản: Lần đầu tiên Tokyo điều tàu chiến đi qua eo
biển Đài Loan
(AFP) - Biển Đông : Bắc Kinh
tuyên bố cho phép Philippines tiếp viện cho con tàu mắc cạn ở bãi Cỏ Mây.
Ngày 27/09/2024, Trung Quốc thông báo đã cho phép và « giám sát »
việc tiếp viện cho con tàu chiến Sierra Madre nằm mắc cạn trong bãi Cỏ
Mây được dùng làm chốt tiền tiêu trên biển của Philippines, theo một thỏa thỏa
thuận song phương sau hàng loạt vụ va chạm tàu của hai nước gần đây. Phát ngôn
viên Hải cảnh Trung Quốc Lưu Đức Quân (Liu Dejun) hôm nay cho biết « Theo thỏa
thuận tạm thời ký giữa hai bên Trung Quốc-Philippines, phía Philippine đã đưa
tàu dân sự để tiếp tế lương thực cho con tàu chiến mắc cạn bất hợp pháp tại
rặng san hô Nhân Ái (tên Trung Quốc đặt cho bãi Cỏ Mây) ».
(AFP) -
Trung Quốc giấu một vụ đắm tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân. Nhật báo Mỹ Wall Street Journal hôm
26/09/2024 chia sẻ lại những hình ảnh vệ tinh cho thấy nhiều cần cẩu lớn đang
trục vớt con tàu ngầm tại một công trường hải quân hồi đầu năm nay. Vụ tai nạn
là một đòn nặng nề cho nỗ lực hiện đại hóa hải quân của Trung Quốc. Được hỏi về
vấn vụ tai nạn trên, bộ Ngoại Giao Trung Quốc cho biết không được biết về vụ
việc này.
(Le
Monde) - Tổng thống Mỹ Joe Biden chủ trì một cuộc họp thượng đỉnh gồm khoảng 50
nước đồng minh của Ukraina. Theo thông báo của Nhà Trắng hôm 26/09/2024, đây là sáng
kiến của tổng thống Mỹ Joe Biden. Thượng đỉnh dự kiến diễn ra tại Đức vào đầu
tháng 10/2024 nhằm điều phối các đối tác quốc tế trợ giúp bổ sung giúp Ukraina
chống Nga xâm lược.
(Le
Monde) - Trên kênh Telegram ở Nga, xuất hiện nhiều mời chào tuyển dụng người
ngầm phá hoại châu Âu. Theo
báo Le Monde ngày 26/09/2024, cuộc điều tra của nhiều phương tiện truyền thông
cho thấy có những kẻ chuyên đưa ra lời chào mời tuyển dụng với giá vài ngàn
euro/vụ để tấn công các kho nhiên liệu hoặc xe quân sự ở châu Âu. Ví dụ, 10.000
euro cho một vụ đốt một xe bọc thép, hoặc sát hại một người bị xem là « kẻ
phát-xít » (kẻ thù của nước Nga).
(AFP) - Hồng Kông : 1 nhà báo
bị kết án vì tội « ly khai ». Cựu tổng biên tập của
Stand News, một cơ quan truyền thông ủng hộ phong trào dân chủ ở Hồng Kông, hôm
qua 26/09/2024 đã bị tuyên án 21 tháng tù. Chung Pui-kuen, 55 tuổi, như vậy là
nhà báo đầu tiên bị kết án tù giam về tội « ly khai » tính từ khi
Hồng Kông được trao trả lại cho Trung Quốc vào năm 1997. Cao ủy Nhân quyền Liên
Hiệp Quốc kêu gọi « bãi bỏ các điều luật liên quan đến hành vi ly khai »
có từ thời Hồng Kông là thuộc địa của Anh. Hoa Kỳ và Liên Âu tố cáo « một
cuộc tấn công trực tiếp » nhắm vào quyền tự do báo chí.
(AFP) -
Sạt lở bùn đất tại một mỏ vàng ở Indonesia : ít nhất 15 người chết, 25
người mất tích và 3 người bị thương. Nhà chức trách hôm nay 27/09/2024 cho biết vụ việc
xảy ra tối hôm qua do mưa lớn tại một nơi xa xôi hẻo lánh trên đảo Sumatra,
miền tây Indonesia. Hiện chưa rõ mỏ vàng này có hoạt động hợp pháp không. Tại
Indonesia, có nhiều mỏ khai thác không giấy phép, không có trang thiết bị bảo
đảm an toàn phù hợp.
(Reuters/AFP)
- Helene : một trong những cơn bão mạnh nhất đổ bộ vào Mỹ. Hôm nay 27/09/2024, bão Helene thổi đến
bang Georgia sau khi quét qua bang Florida vào tối qua, với sức gió lên đến
225km/giờ, gây ra ngập lụt, ba người chết và thiệt hại nghiêm trọng. Helene là
cơn bão mạnh thứ 14 từ trước đến nay từng đổ bộ vào nước Mỹ và là cơn bão mạnh
thứ 7 quét qua bang Florida, theo dữ liệu từ Trung tâm Quốc gia về bão (NHC).
55 triệu người bị ảnh hưởng, hàng triệu người bị cúp điện.
(AFP) –
Thay vòng tròn Olympic Paris 2024 gắn trên tháp Eiffel, Paris. Hai tháng từ khi Thế Vận Hội Paris
khai mạc, 5 vòng tròn biểu tượng của phong trào Olympic, nặng 30 tấn, treo trên
tháp Eiffel từ đầu tháng 6 đã được gỡ xuống. Dự kiến, một phiên bản khác, nhẹ
hơn, sẽ được gắn trên tháp cho đến năm 2028, như mong muốn của thị trưởng Paris
Anne Hidalgo.
TIN TỨC: THỨ BẢY 28.09.2024
1. NHIỀU TNLT TRẠI
6-NGHỆ AN TUYỆT THỰC ĐẤU TRANH CHO NHÂN QUYỀN
Sáng ngày 27/9/2024, TNLT Trịnh Bá Tư gọi điện về cho gia đình,
thông báo sẽ bắt đầu cuộc tuyệt thực tập thể từ ngày 28/9/2024 và kêu gọi mọi
người bên ngoài cùng đồng hành, hưởng ứng. Cuộc tuyệt thực được khởi xướng và
thực hiện bởi ba TNLT nổi tiếng là Trịnh Bá Tư, Bùi Văn Thuận và Đặng Đình
Bách.
Trong file ghi âm cuộc gọi mà gia đình công bố, ông Trịnh Bá Tư
dặn gia đình cần liên lạc với ông Trần Huỳnh Duy Thức- người mới được trả tự do
hôm 21/9, để biết chi tiết về cuộc tuyệt thực. Điều này chứng tỏ, các TNLT đã
có kế hoạch tranh đấu từ trước đó.
Ông Tư dặn gia đình không gửi bưu phẩm (đồ ăn) cho ông vào cuối
tháng. Đồng thời dặn cha ông (cũng là một cựu tù nhân lương tâm) đi thăm vào
ngày 16/10. Ông Tư nhấn mạnh không đi thăm sớm hơn mà cần đúng ngày hoặc sau đó
chỉ một, hai hôm.
Cuộc tuyệt thực nhằm hai mục đích, được gia đình ghi chép lại:
Thứ nhất, Yêu cầu nhà nước phóng thích tù chính trị và các nhà
hoạt động xã hội, nhằm mở đường cho đất nước dân chủ hoá để thiết lập một nhà
nước pháp quyền, từ đó mới có thể bảo vệ thực chất quyền con người cho từng
người dân. Chỉ có như vậy đất nước mới bước vào một cuộc chuyển mình vĩ đại.
ĐCSVN cần từ bỏ quyền độc tôn với nhà nước và xã hội.
Thứ nhì, Phản đối chế độ giam giữ hà khắc vô nhân đạo của Thái
Văn Thuỷ, Nguyễn Văn Du là những người đứng đầu phân trại 1, trại giam số 6
Nghệ An. Yêu cầu chấm dứt ngay chuồng cọp và sự hủy hoại sức khỏe, tinh thần
của tù nhân chính trị.
Ông Trịnh Bá Tư bị bắt cùng với mẹ là bà Cấn Thị Thêu và anh
trai là Trịnh Bá Phương. Ông Trịnh Bá Tư bị kết án 8 năm tù giam, 03 năm quản
chế. Ông Bùi Văn Thuận bị kết án 08 năm tù giam, 05 năm quản chế. Cả hai đều bị
cáo buộc tội danh “Tuyên truyền chống nhà nước”. Trong khi đó, luật sư Đặng
Đình Bách, một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng, bị kết án 5 năm tù giam với
cáo buộc “trốn thuế”.
Nhà tù Trại 6- Nghệ An nổi tiếng với chế độ giam giữ hà khắc, ác
ôn. Hai TNLT là thầy giáo Đào Quang Thực và nhà báo tự do Đỗ Công Đương đã bỏ
mạng trong nhà tù này chỉ sau một thời gian ngắn vì sức khỏe suy kiệt, bị đối
xử tàn tệ và không được chữa trị.
2. THÊM HAI NGƯỜI BỊ
BẮT VÌ LIÊN QUAN ĐÀO MINH QUÂN
Công an tỉnh Kiên Giang hôm 27/9 đã thực hiện lệnh khởi tố và
bắt giam hai người phụ nữ là hai mẹ con, với cáo buộc tham gia tổ chức Chính
Phủ Quốc gia Việt Nam Lâm thời (QGVNLT) của ông Đào Minh Quân. Cả hai bị
cáo buộc hành vi “Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”, một tội danh có
khung hình phạt từ 05 năm đến chung thân hoặc tử hình.
Bà Trần Thị Hồng Duyên (40 tuổi) bị cáo buộc đã lôi kéo mẹ ruột
là bà Bùi Thị Ánh Ngọc tham gia tổ chức kể trên.
Báo quốc doanh đưa tin rằng cả hai mẹ con bà Duyên đều “tích cực
đăng bài, chia sẻ trên mạng xã hội xuyên tạc lịch sử, bịa đặt, xúc phạm lãnh
tụ…”
Vụ bắt bớ xảy ra chỉ hai ngày sau khi ông Tô Lâm- Tổng Bí thư,
Chủ tịch nước kết thúc chuyến làm việc tại Mỹ.
Trước khi ông Lâm đi Mỹ, Hà Nội bất ngờ trả tự do cho hai nhà
hoạt động nổi tiếng là Hoàng Thị Minh Hồng và Trần Huỳnh Duy Thức như một sự
“đổi chác” để được hưởng các lợi nhuận về thương mại.
Khoảng gần 10 người đã bị bắt giam từ dịp 2/9 đến nay, với cùng
cáo buộc liên quan đến tổ chức của ông Đào Minh Quân và bị khởi tố với tội danh
“Hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân”. Ngoài một lần duy nhất lên tiếng
phủ nhận trên đài RFA, ông Quân và tổ chức của ông luôn im lặng trước hàng loạt
vụ bắt giữ và kết án nặng nề từ năm 2018 đến nay.
3.TRUYỀN THÔNG QUỐC
DOANH CẮT BỎ ĐOẠN ÔNG TÔ LÂM CA NGỢI MỸ
Một đoạn trong bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô
Lâm ca ngợi người bạn Mỹ được báo Tuổi trẻ đăng tải nhưng đã bị cắt bỏ sau đó
mà không đưa ra lời giải thích.
Tại Viện nghiên cứu Asia Society, (New York) hôm 23/9 vừa qua,
ông Tô Lâm có bài phát biểu nhân một năm Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai
nước và nhắc đến “người bạn Mỹ” trong sự kiện mà nhà nước CSVN gọi là “Cách
mạng Tháng Tám”. Nguyên văn “Trong Cách mạng Tháng 8, những người bạn Mỹ là lực
lượng nước ngoài duy nhất bên cạnh Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã được mời tham dự Lễ
Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 và chứng kiến Hồ Chủ tịch trích dẫn Tuyên ngôn
độc lập Mỹ. Hôm đó, tại quảng trường Ba Đình lịch sử, trên khán đài nổi bật
khẩu hiệu "Hoan nghênh phái đoàn Mỹ”.
Ngày 27/9, đoạn phát biểu trên được phát hiện đã bị loại bỏ khỏi
bài viết trên các trang báo đã đưa tin trước đó.
Theo đài RFA, Kênh YouTube Phố Bolsa TV đã quay lại toàn bộ bài
phát biểu của ông Tô Lâm hôm 23/9 và đăng tải trên kênh, cho thấy lãnh đạo của
Việt Nam có nói những lời nêu trên.
Việc truyền thông quốc doanh đưa tin, bài, sau đó sửa, cắt bỏ
nội dung hoặc gỡ link mà không đính chính, xin lỗi hay giải thích công khai là
điều thường thấy.
Chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm đặt ra một số kỳ vọng về sự cải
cách. Ngược lại, nhiều ý kiến lên tiếng cảnh báo về sự nguy hiểm của nhân vật
này đối với vận mệnh đất nước.
VNTB
– 3 Người Việt bán thịt chó ở Hồng Kông bị tù 17 tháng
VNTB
– Đảng tặng không gạo cho Cuba khi dân đang cần cứu trợ
VNTB
– Tô Lâm, Phạm Minh Chính đi xin đầu tư
28/09/1918:
Cuộc diễu hành khiến hàng nghìn người nhiễm cúm Tây Ban Nha
Vai
trò của các sứ bộ Việt Nam trong thương mại Việt – Trung thế kỷ XVII-XIX
Hezbollah
sẽ tiếp tục đe dọa Israel hay tìm cách bảo toàn lực lượng?
Vụn về Hưng
Yên (Kỳ 7)28/09/2024
Việt
Nam trước viễn ảnh Donald Trump 2.0 hay Kamala Harris sẽ thế nào?28/09/2024
Phải
tự “kiểm điểm” lại tư duy của mình27/09/2024
Lời
hăm dọa mỗi đầu năm học mới27/09/2024
Đăng
tải ảnh xấu của người khác, có khác gì “giết” họ?27/09/2024
Cuba27/09/2024
Món quà
không được giá26/09/2024
“Đây
là nỗi sợ hãi nguyên thủy của Putin”26/09/2024
Góp
ý với lãnh đạo xã Phú Xuân, huyện Nhà Bè, TP HCM26/09/2024
Địa danh (Kỳ 1)26/09/2024
Phúc
Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 27/09/2024
Lê
Xuân Nghĩa - Sơ lược về cuộc trao đổi giữa Trump và Zelensky
Nguyễn
Đình Ấm - Việt Nam cần có đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, nhưng...
Đặng
Đình Mạnh - Đăng tải ảnh xấu của người khác có khác gì “giết” họ?
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 27.09.2024
Đặng
Chương Ngạn - Hình như có cái gì sai sai Ban tổ chức ạ
Nguyễn
Quang Lập - Bọ Lập trượt chổng vó
Nguyễn
Đình Bổn - Hốt sạch bộ sậu tạp chí Môi trường và Đô thị!
Hoàng
Linh - Vì sao bà Trương Mỹ Lan xin lại 2 túi xách Hermès cá sấu?
Võ
Khánh Tuyên - Chẳng đáng là bao
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Báo cáo viên đặc biệt LHQ quan
ngại việc công an ‘mời’ TS Nguyễn Quang A làm việc 28/09/2024
Quá sớm để hy vọng Tô Lâm là
nhà cải cách 28/09/2024
EU hồi âm về kinh tế phi thị
trường của Việt Nam 28/09/2024
Cuba 28/09/2024
THIỆN và ÁC 28/09/2024
Vì sao, đã đến lúc, Tổng Bí thư
Tô Lâm cần xem xét hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp? 27/09/2024
Sao thứ kỷ cương này tồn tại
lâu thế? 27/09/2024
“Đây là nỗi sợ hãi nguyên thủy
của Putin” 27/09/2024
Xe điện Trung Quốc ở thị trường
Mỹ (*) 27/09/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
CÁCH CHỨC GIÁM
ĐỐC SỞ GD&ĐT THÁI BÌNH SAU LÙM XÙM ĐIỂM THI LỚP 10
Liên quan đến sai phạm trong công tác tổ chức thi tuyển sinh
vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025, ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD&ĐT
Thái Bình, bị cách chức. Ngày 27/9,
UBND tỉnh Thái Bình thông báo kết luận thanh tra việc thực hiện chính sách,
pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn liên quan đến sai phạm trong công tác tổ chức
thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024-2025.
Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng kỷ luật công chức lãnh đạo
quản lý, ngày 20/9, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành các quyết định kỷ
luật đối với công chức lãnh đạo, quản lý của Sở GD&ĐT.
Cụ thể, ông Nguyễn Viết Hiển, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở
GD&ĐT, bị kỷ luật bằng hình thức cách chức. Bà Trần Thị Bích Vân, Phó giám
đốc Sở GD&ĐT, bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách.
Ông Đặng Xuân Phong, Phó giám đốc Sở GD&ĐT, nghiêm túc
kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc. Ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó giám đốc Sở
GD&ĐT, thực hiện kiểm điểm rút kinh nghiệm tại Hội nghị kiểm điểm đối với
công chức lãnh đạo quản lý của Sở GD&ĐT.
Đối với những tổ chức, cá nhân thuộc, trực thuộc Sở
GD&ĐT có hành vi vi phạm được nêu tại các kết luận thanh tra, UBND tỉnh chỉ
đạo Sở GD&ĐT xem xét, xử lý theo trình tự, thủ tục, theo phân cấp và theo
thẩm quyền, bảo đảm khách quan, công bằng, minh bạch, nghiêm minh và đúng pháp
luật. Sau khi có kết quả, sở báo cáo cơ quan chức năng theo quy định.
Tỉnh Thái Bình khẳng định việc xử lý đối với các cá nhân để
xảy ra vi phạm thể hiện tinh thần giáo dục, cảnh tỉnh, cảnh báo, răn đe nhưng
cũng rất cương quyết và nghiêm minh. Cán bộ, công chức để xảy ra vi phạm đã tự
nhận thức đầy đủ nhận trách nhiệm của mình và tự nhận hình thức kỷ luật.
Cũng tại thông báo, UBND tỉnh Thái Bình thông tin sau 2 đợt
xét tuyển, trường THPT chuyên Thái Bình đã tuyển được 525 chỉ tiêu, các trường
THPT công lập đại trà tuyển được 15.770 chỉ tiêu.
Sau khi có kết luận thanh tra và thực hiện công bố điểm vào
ngày 20/8, 252 thí sinh với tổng số 490 bài thi đề nghị phúc khảo. Kết quả, 489
bài thi không thay đổi điểm; một bài thi tăng 0,5 điểm nhưng không làm thay đổi
kết quả tuyển sinh.
Ngày 4/9, trên cơ sở chỉ tiêu được giao, số lượng học sinh
không nhập học và đề nghị của hội đồng tuyển sinh các trường THPT công lập, sở
đã thông báo chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung của các trường.
Kết quả có 87 thí sinh trúng tuyển bổ sung. Do đó, tổng số
thí sinh được phê duyệt trúng tuyển là 16.287 thí sinh.
Đến nay, các trường THPT đã ổn định, bắt đầu năm học mới,
phụ huynh và học sinh đồng tình với cách làm và phương pháp giải quyết vụ việc.
UBND tỉnh đã và đang chỉ đạo Sở GD&ĐT cùng các cơ quan chức năng triển khai
đồng bộ các giải pháp nhằm thực hiện nhiệm vụ năm học.
Tỉnh Thái Bình nhận định việc để xảy ra các sai sót, vi phạm
và phải xử lý cán bộ lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh Thái Bình là điều đáng tiếc.
Tuy nhiên, đây cũng là bài học sâu sắc, cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm
trong việc tổ chức các kỳ thi của ngành giáo dục, đồng thời cũng là kinh nghiệm
trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh.
Hồi tháng 7, dư luận tại tỉnh Thái Bình xôn xao về
"điểm thi bất thường" trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT tỉnh
Thái Bình năm học 2024-2025.
Kết quả thanh tra xác định ông Nguyễn Viết Hiển (trưởng Ban
chỉ đạo kỳ thi) và Ban thư ký đã không thực hiện đúng quy định trong quá trình
thực hiện việc hồi phách bài thi tự luận, dẫn đến sai lệch điểm thi của thí
sinh.
Tại buổi họp báo ngày 21/8, ông Đặng Xuân Phong, Phó giám
đốc sở, thay mặt ngành giáo dục Thái Bình nhận sai sót, công khai xin lỗi người
dân, các em học sinh đã bị ảnh hưởng do những sai sót trong việc tổ chức kỳ thi
vào lớp 10 năm học 2024-2025.
NỮ DOANH NHÂN
VỤ NXB GIÁO DỤC VÀ KHỐI TÀI SẢN BỊ KÊ BIÊN, PHONG TỎA
Trong vụ án xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Cơ
quan Cảnh sát điều tra Bộ Công đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu hồi
tài sản.
Trong vụ án này, cựu Chủ tịch HĐTV Nhà xuất bản (NXB) Giáo
dục Việt Nam Nguyễn Đức Thái bị đề nghị truy tố tội “Nhận hối lộ”; bị can Tô Mỹ
Ngọc - Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Nguyễn Trí Minh - Giám đốc Công ty
Giấy Minh Cường Phát cùng bị đề nghị truy tố tội “Đưa hối lộ”. 5 bị can còn lại
bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm
trọng”.
Theo Kết luận điều tra, để Công ty Phùng Vĩnh Hưng được tham
giá chào giá, đấu thầu và cung cấp giấy in cho NXB Giáo dục, bị can Tô Mỹ Ngọc
đến gặp và đề nghị bị can Nguyễn Đức Thái (cựu Chủ tịch NXB Giáo dục) tạo điều
kiện cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng. Bị can Ngọc hứa hẹn sẽ cám ơn. Sau khi trúng
thầu, thực hiện hứa hẹn, nữ doanh nhân mang tiền đến cám ơn cựu Chủ tịch NXB
Giáo dục. Tổng cộng, bị can Tô Mỹ Ngọc đã 5 lần đưa hối lộ và 5 lần tặng quà
tết cho bị can Nguyễn Đức Thái với tổng số tiền là 20 tỷ đồng.
Quá trình điều tra, Cơ quản Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã
kê biên 3 bất động sản đứng tên Nguyễn Đức Thái; một bất động sản đứng tên
Nguyễn Thị Thanh Thủy - cựu Trưởng ban Ban Kế hoạch Marketing NXB Giáo dục; 17
bất động sản đứng tên Nguyễn Trí Minh - Giám đốc Công ty Giấy Minh Cường Phát.
Cơ quan điều tra cũng phong tỏa 105 tỷ đồng trên
các tài khoản của bị can Tô Mỹ Ngọc; phong tỏa 6,6 tỷ đồng trong tài
khoản của bị can Nguyễn Thị Thanh Thủy. Cùng với đó là ngăn chặn giao dịch đối
với 4 bất động sản và 2 tài khoản chứng khoán đứng tên Tô Mỹ Ngọc.
Ngăn chặn giao dịch loạt tài khoản chứng khoán đứng tên
Nguyễn Đức Thái, Nguyễn Trí Minh, Nguyễn Thị Thanh Thủy, Đinh Quốc Khánh - cựu
Phó trưởng phòng in, phát hành NXB Giáo dục.
Quá trình điều tra, các bị can đã nộp khắc phục hậu quả tổng
số tiền 25,2 tỷ đồng. Trong đó, bị can Nguyễn Đức Thái đã nộp 3 tỷ
đồng, Tô Mỹ Ngọc nộp 19 tỷ đồng. Bị can Nguyễn Trí Minh nộp 2,7 tỷ
đồng, bị can Nguyễn Thị Thanh Thủy nộp 370 triệu đồng, bị can Đinh Quốc Khánh
nộp 100 triệu đồng và bị can Hoàng Lê Bách nộp 30 triệu đồng.
Cơ quan điều tra thu giữ túi xách Valentio màu xanh đen mà
bị can Nguyễn Trí Minh thường sử dụng đựng tiền mang ra Hà Nội đưa hối lộ cho
Nguyễn Đức Thái. Còn bị can Tô Mỹ Ngọc thường sử dụng một túi xách nữ màu xám,
bề mặt túi trước sau có hoa văn hình quả trám đựng phong bì tiền mang ra cho
Nguyễn Đức Thái. Chiếc túi này cũng đã bị thu giữ.
Ngoài ra, cơ quan điều tra đã tổ chức thực nghiệm điều tra
các nội dung liên quan đến việc đưa nhận tiền hối lộ giữa nhóm bị can Tô Mỹ
Ngọc, Nguyễn Trí Minh, Nguyễn Đức Thái.
Cụ thể, tổ chức cho Nguyễn Đức Thái xác định đặc điểm nhận
dạng túi tiền, mô tả vị trí của Tô Mỹ Ngọc và Nguyễn Trí Minh, vị trí để túi
tiền khi Nguyễn Đức Thái nhận tiền từ Tô Mỹ Ngọc và Nguyễn Trí Minh.
Đồng thời tổ chức cho Tô Mỹ Ngọc xác định đặc điểm nhận dạng
túi tiền, sắp xếp tiền vào túi xách và phong bì, tư thế xách, mang túi tiền
theo các lần Ngọc đưa cho cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Nguyễn Đức Thái.
Tổ chức cho Nguyễn Trí Minh xác định đặc điểm nhận dạng túi
tiền, sắp xếp tiền, bánh rượu vào túi xách, tư thế xách, mang túi tiền theo các
lần bị can này đưa cho bị can Thái… Kết quả thực nghiệm điều tra phù hợp với
lời khai của các bị can, người liên quan và kết quả điều tra nêu trên.
CHỦ THẦU TRẢ
LƯƠNG CHO CÔNG NHÂN BẰNG MA TÚY
https://lifestyle.znews.vn/chu-thau-tra-luong-cho-cong-nhan-bang-ma-tuy-post1498712.html
Thay vì trả tiền lương cho công nhân, đối tượng là chủ thầu
cốp - pha công trình trong 1 Khu Công nghiệp trên địa bàn huyện Lý Nhân, tỉnh
Hà Nam lại trả bằng ma túy.
Ngày 26/9, Cơ quan CSĐT Công an huyện Lý Nhân (Hà Nam) cho
biết đã ra quyết định tạm giữ hình sự đối với 6 đối tượng gồm: Chu Đình Luân,
Lường Văn Tính, Nguyễn Thị Hương, Trần Minh Đức, Lường Xuân Đông, Hà Đức Mạnh
về hành vi mua bán, tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy.
Trước đó, qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Lý Nhân
phát hiện đối tượng Chu Đình Luân là chủ thầu cốp - pha đã thuê công nhân là
các đối tượng nghiện ma túy tổ chức ăn, ở tập trung tại lán trại trong 1 Khu
Công nghiệp trên địa bàn huyện Lý Nhân và có biểu hiện trả lương công nhân bằng
ma túy. Xác định vụ việc có tính chất nghiêm trọng, gây mất an ninh, trật tự
trên địa bàn, Công an huyện Lý Nhân đã xác lập chuyên án, triển khai đồng bộ
các biện pháp đấu tranh, triệt phá. Kết quả, ngày 17/9, với tinh thần quyết tâm
tấn công, trấn áp tội phạm, Công an huyện Lý Nhân đã điều tra, làm rõ, bắt giữ
Chu Đình Luân (SN 1990, trú ở xã Khánh Nhạc, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình)
và 20 đối tượng khác về hành vi mua bán, tàng trữ, tổ chức sử dụng trái phép
chất ma túy. Tang vật thu giữ: 11 cục chất bột màu trắng, (nghi là ma túy); 50
xi lanh đã qua sử dụng; 1 ôtô, 5 điện thoại di động và nhiều vật chứng có liên
quan đến việc sử dụng trái phép chất ma túy.
Tại cơ quan Công an, trước tài liệu chứng cứ thu thập được,
Chu Đình Luân và các đối tượng khai nhận do muốn thuê công nhân giá rẻ và đẩy
nhanh tiến độ công trình, Luân đã tìm thuê các đối tượng nghiện ma túy ở nhiều
tỉnh, thành khác nhau với mức lương 250.000-430.000 đồng/ngày công. Thay vì trả
tiền lương cho công nhân, Luân chỉ đạo Tính, Hương, Đức liên hệ mua ma túy,
chia nhỏ và phát cho số công nhân nghiện vào buổi sáng và chiều mỗi ngày với
quy định mỗi một lần nhận ma túy là 100.000 đồng và trừ vào tiền công.
CHUYỆN NHẬN
HỐI LỘ Ở NHÀ XUẤT BẢN GIÁO DỤC VÀ KIẾN NGHỊ CỦA BỘ CÔNG AN
Trong vụ án xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ngoài
việc chỉ ra những sai phạm của các bị can, cơ quan điều tra còn có một số kiến
nghị với các cơ quan quản lý Nhà nước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) hoàn tất kết luận
điều tra, đề nghị truy tố 8 bị can trong vụ án xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB)
Giáo dục Việt Nam theo 3 tội danh.
Trong đó, cựu Chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục Nguyễn Đức Thái bị
đề nghị truy tố về tội ''Nhận hối lộ''; bị can Tô Mỹ Ngọc, Chủ tịch HĐQT Công
ty Phùng Vĩnh Hưng và Nguyễn Trí Minh, Giám đốc Công ty TNHH Giấy Minh Cường
Phát, bị đề nghị truy tố về tội ''Đưa hối lộ''. 5 bị can còn lại bị đề nghị
truy tố về tội ''Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng''.
Theo kết luận điều tra, năm 2018-2021, ông Thái đã thông
đồng, thống nhất từ trước với ông Minh và bà Ngọc để sắp xếp, tạo điều kiện cho
các công ty của ông Minh, bà Ngọc được tham gia vào danh sách ngắn các công ty
chào giá và cung cấp giấy in cho NXB Giáo dục.
Qua đó, ông Thái nhận 16,8 tỷ đồng từ bà Ngọc
và 2 tỷ đồng từ ông Minh. Cơ quan điều tra (CQĐT) xác định hành vi
của ông Nguyễn Đức Thái đã phạm vào tội ''Nhận hối lộ'', quy định tại khoản 4
Điều 354, BLHS. Số tiền nhận hối lộ được xác định là 24,9 tỷ đồng.
Kết luận điều tra vụ án, CQĐT cho rằng việc mua sắm giấy in
để phục vụ in sách giáo dục là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục, được
thực hiện hàng năm. Giá giấy in chiếm 30-40% cơ cấu giá bán sách giáo khoa, nên
việc mua giấy in với giá cao sẽ làm tăng giá sách.
Việc mua sắm giấy in theo hình thức chào hàng cạnh tranh cho
phép chủ đầu tư tự quyết định danh sách rút gọn, làm hạn chế sự tham gia của
các đơn vị cung cấp có năng lực, có chất lượng tốt và giá bán thấp, không đảm
bảo sự cạnh tranh, tính công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
CQĐT cho rằng việc không quy định hoặc không quy định rõ về
hạn mức áp dụng đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu đã dẫn đến chuyện các
doanh nghiệp lợi dụng để ban hành hạn mức cao hơn nhiều so với quy định của
Luật Đấu thầu đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu như chào hàng cạnh tranh,
chào hàng cạnh tranh rút gọn.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc thông đồng đưa các nhà
thầu vào danh sách được lựa chọn, tạo điều kiện trúng thầu, nguy cơ gây thiệt
hại cho Nhà nước.
Theo CQĐT, Bộ GD&ĐT đã cử kiểm soát viên tại NXB Giáo
dục, nhưng không quy định rõ việc kiểm soát trực tiếp, tham gia vào hoạt động
đấu thầu đối với việc mua sắm thường xuyên, dẫn đến các bị can lợi dụng để thực
hiện hành vi sai phạm trong thời gian dài.
Từ các nguyên nhân trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công
an) kiến nghị các cơ quan quản lý Nhà nước cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về
khoản 7, Điều 3 Luật Đấu thầu năm 2023, trong đó quy định rõ về hạn mức được áp
dụng đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu theo các quy định về hình thức lựa
chọn nhà thầu mà doanh nghiệp được ban hành.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT cần quy định cụ thể về việc giám
sát, kiểm soát hoạt động mua sắm thường xuyên của NXB Giáo dục, trong đó quy
định rõ việc kiểm soát viên được tham gia giám sát trực tiếp trong suốt quá
trình đấu thầu và các trường hợp bắt buộc phải báo cáo Bộ GD&ĐT về kết quả
lựa chọn nhà thầu.
BẮT CỰU CÁN BỘ
CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI THEO LỆNH TRUY NÃ
Quá trình làm việc tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai
huyện, Trinh lợi dụng lòng tin để lừa đảo nhiều người dân với số tiền hơn 2 tỷ
đồng, rồi trốn khỏi địa phương.
Công an tỉnh Hậu Giang cho biết đơn vị vừa phối hợp với Công
an tỉnh Bình Dương đã bắt được Phạm Đình Trinh (SN 1985, trú xã Xà Phiên, huyện
Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) là đối tượng truy nã đang lẩn trốn tại thành phố Dĩ
An, tỉnh Bình Dương.
Theo hồ sơ vụ án, Phạm Đình Trinh từng công tác tại Chi
nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Long Mỹ (Hậu Giang). Quá trình làm việc,
Trinh lợi dụng lòng tin để lừa đảo nhiều người dân với số tiền hơn 2 tỷ
đồng, rồi trốn khỏi địa phương. Ngày 6/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an
tỉnh Hậu Giang ra quyết định khởi tố bị can đối với Trinh về hành vi lừa đảo
chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, Trinh bỏ trốn khỏi địa phương nên cơ quan công
an ra quyết định truy nã toàn quốc.
ĐỂ CẤP DƯỚI THAM Ô TIỀN TỶ, CỰU
TRƯỞNG PHÒNG CSGT HÀ TĨNH LĨNH ÁN
Hoàng Dương
TPO - Ông Lưu Văn Tiến
(nguyên Trưởng phòng CSGT Hà Tĩnh) bị tuyên án 30 tháng cải tạo không giam giữ
vì để cấp dưới tham ô, chiếm đoạt 3,5 tỷ đồng.
Chiều qua (26/9), TAND tỉnh Hà Tĩnh mở phiên sơ thẩm xét xử bị cáo Lưu Văn Tiến (60 tuổi, trú
huyện Cẩm Xuyên) về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Theo cáo trạng, từ tháng 12/2015 đến
tháng 11/2019, ông Tiến là Trưởng phòng CSGT - Công an tỉnh Hà Tĩnh. Quá trình
làm việc, ông Tiến bị cáo buộc không kiểm
tra, đôn đốc ông Lê Hữu Nghĩa (đã mất) - Phó đội trưởng phụ trách kế toán, thực
hiện việc nộp tiền lệ phí cấp giấy đăng ký và biển số phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ về Phòng Hậu cần để nộp tiền vào kho bạc và
thực hiện kê khai thuế theo đúng quy định của pháp luật.
Điều này dẫn đến việc ông Nghĩa giữ lại
280 cuốn biên lai thu lệ phí đăng ký đã sử dụng và chiếm đoạt số tiền hơn 3,5
tỷ đồng tiền thu lệ phí để sử dụng vào mục đích cá nhân.
Trước đó, ngày 27/7/2023, ông Nghĩa đã bị
Công an tỉnh Hà Tĩnh khởi tố, bắt tạm giam về tội ''Tham ô tài sản''. Đến ngày
17/9/2023, ông Nghĩa tử vong tại nhà tạm giữ Công an huyện Thạch Hà. Tháng
11/2023, ông Lưu Văn Tiến bị khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Tại tòa, ông Tiến thừa nhận hành vi phạm
tội như cáo buộc. HĐXX xét thấy bị cáo đã thành khẩn khai báo, tự nguyện nộp
hơn 1 tỷ đồng để khắc phục hậu quả nên được hưởng các tình tiết giảm nhẹ. TAND Hà Tĩnh đã tuyên phạt 30
tháng cải tạo không giam giữ với bị cáo Lưu Văn Tiến về tội "Thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Tạm giữ Phó Tổng biên tập Tạp chí
Môi trường và Đô thị cùng 2 phóng viên
Minh Đức
TPO
- Ngày 27/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã tạm giữ một nữ Phó Tổng
biên tập và hai phóng viên của Tạp chí Môi trường và Đô thị trong quá trình mở
rộng điều tra vụ án cưỡng đoạt tài sản liên quan đến ông Đồng Xuân Thụ, Tổng
biên tập tạp chí này.
Cụ thể, tối 26/9, Cơ quan CSĐT Công an
tỉnh Thái Bình đã khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” xảy ra tại tạp chí Môi trường và Đô thị. Cụ thể, Phó Tổng Biên
tập Nguyễn Thị Ánh Hồng (trú tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cùng
hai phóng viên Đặng
Văn Phục (38
tuổi, huyện Thanh Oai) và Vũ
Đức Lân (43
tuổi, quận Nam Từ Liêm) đã bị tạm giữ và khám xét khẩn cấp.
Trước đó, ông Đồng
Xuân Thụ (52
tuổi) và một số thuộc cấp đã bị bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi tương tự. Ông
Thụ và các thuộc cấp bị cho là đã chỉ
đạo phóng viên Môi trường và Đô thị tìm hiểu sai phạm
của tổ chức, cá nhân, rồi đe dọa, đăng bài nhằm hạ uy tín. Nếu không muốn bị
công khai, cá nhân và doanh nghiệp buộc phải tham gia chương trình gây quỹ do
tạp chí này thành lập. Tuy nhiên, số tiền ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân không
được chi cho hoạt động của chương trình mà được chia chác giữa các đối tượng.
CÁCH
CHỨC GIÁM ĐỐC SỞ GD-ĐT THÁI BÌNH VỤ BÊ BỐI ĐIỂM THI
Trần Cường- Trancuong.news@gmail.com
https://thanhnien.vn/cach-chuc-giam-doc-so-gd-dt-thai-binh-vu-be-boi-diem-thi-185240927205420779.htm
Ông Nguyễn Viết Hiển, Giám đốc Sở GD-ĐT
tỉnh Thái
Bình,
cùng 3 cấp phó vừa bị kỷ luật vì liên quan đến sai phạm trong kỳ thi tuyển
sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025.
UBND tỉnh Thái Bình vừa có thông cáo báo
chí về việc thực hiện chính sách, pháp
luật,
nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với Sở
GD-ĐT,
Giám đốc Sở GD-ĐT và các tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc tổ chức kỳ
thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025 tại tỉnh Thái Bình.
Theo thông cáo, sau khi UBND tỉnh Thái
Bình nhận
được đơn thư của công dân và dư luận xã
hội về
những bất thường trong kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2024 - 2025
trên địa bàn, chính quyền địa phương đã chỉ đạo thanh tra tỉnh vào cuộc xác
minh và có kết luận.
Trên cơ sở đề nghị của Hội đồng kỷ luật
công chức lãnh đạo quản lý, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành các quyết
định kỷ luật đối với công chức lãnh đạo, quản lý của Sở GD-ĐT. Trong đó, ông
Nguyễn Viết Hiển, Tỉnh ủy viên, Giám đốc Sở GT-ĐT Thái Bình, bị kỷ luật bằng
hình thức cách chức; bà Trần Thị Bích Vân, Phó giám đốc Sở GD-ĐT tỉnh Thái
Bình, bị kỷ luật bằng hình thức khiển trách; ông Đặng Xuân Phong, Phó giám đốc
Sở GD-ĐT tỉnh Thái Bình, phải nghiêm túc kiểm điểm, rút kinh nghiệm sâu sắc;
ông Nguyễn Ngọc Hà, Phó giám đốc Sở này phải kiểm điểm rút kinh nghiệm tại hội
nghị kiểm điểm đối với công chức lãnh đạo quản lý của Sở GD-ĐT Thái Bình.
Đối với những tổ chức, cá nhân thuộc,
trực thuộc Sở GD-ĐT Thái Bình có hành vi vi phạm được nêu tại các kết luận
thanh tra, UBND tỉnh chỉ đạo sở này xem xét, xử lý và báo cáo cơ quan chức năng
theo quy định.
Sở GD-ĐT
tỉnh Thái Bình: ‘Xin lỗi các em học sinh, phụ huynh và nhân dân trong tỉnh’
UBND tỉnh Thái Bình khẳng định việc xử lý
đối với các cá nhân để xảy ra vi phạm thể hiện tinh thần giáo dục, răn đe hết
sức cương quyết và nghiêm minh. Đồng thời cán bộ, công chức vi phạm đã nhận
trách nhiệm và tự nhận hình thức kỷ luật.
"Việc để xảy ra các sai sót, vi phạm
và phải xử lý cán bộ lãnh đạo ngành giáo dục tỉnh Thái Bình là điều đáng tiếc.
Đây cũng là bài học sâu sắc, cần phải nghiêm túc rút kinh nghiệm trong việc tổ
chức các kỳ thi của ngành giáo dục, đồng thời là kinh nghiệm trong công tác
lãnh đạo, chỉ đạo của UBND tỉnh", thông cáo nêu.
Vẫn theo thông cáo, kết quả xác minh xác
định sau hai đợt xét tuyển đã tuyển được 525 chỉ tiêu vào Trường THPT chuyên Thái Bình
và 15.770 chỉ tiêu vào các trường THPT công lập đại trà.
Sau khi có kết luận thanh tra và thực
hiện công bố điểm vào ngày 20.8, có 252 thí sinh với tổng số 490 bài thi đề
nghị phúc khảo. Kết quả có 489 bài thi không thay đổi điểm và 1 bài thi tăng
0,5 điểm nhưng không làm thay đổi kết quả tuyển sinh.
Ngày 4.9, trên cơ sở chỉ tiêu được giao,
số học sinh không nhập học và đề nghị của hội đồng tuyển sinh các trường THPT
công lập, sở đã thông báo chỉ tiêu tuyển sinh bổ sung của các trường. Kết quả
có 87 thí sinh trúng tuyển bổ sung. Do đó tổng số thí sinh được phê duyệt trúng
tuyển là 16.287 thí sinh.
"Đến nay, các trường đã ổn định, học
sinh, phụ huynh và nhân dân đồng tình ủng hộ với cách làm và phương pháp giải
quyết vụ việc. UBND tỉnh đang chỉ đạo các cơ quan chức năng triển khai đồng bộ
các giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học", thông cáo nêu.
BẮT
GIAM 2 MẸ CON HOẠT ĐỘNG NHẰM LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN
Trần Ngọc- phuthuanbtn@gmail.com
https://thanhnien.vn/bat-giam-2-me-con-hoat-dong-nham-lat-do-chinh-quyen-185240927162030009.htm
Bùi Thị Ánh Ngọc và con là Trần Thị Hồng
Duyên bị Cơ quan An ninh điều tra Công an tỉnh Kiên
Giang khởi
tố, bắt tạm giam về hành vi hoạt động nhằm lật đổ chính quyền nhân dân.
Ngày 27.9, tin từ Cơ quan An ninh điều
tra Công an tỉnh Kiên Giang cho biết, đơn vị
vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Trần Thị Hồng Duyên (40
tuổi) và Bùi Thị Ánh Ngọc (66 tuổi, mẹ của Duyên, cùng ngụ P.Vĩnh Thanh,
TP.Rạch Giá, Kiên Giang), để điều tra về hành vi hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân.
Theo kết quả điều tra ban đầu, từ cuối
năm 2018, Trần Thị Hồng Duyên sử dụng mạng xã hội Facebook tìm hiểu
và liên lạc với một số đối tượng là thành viên của tổ
chức khủng bố "Chính phủ quốc gia Việt Nam lâm
thời" để được hướng dẫn tham gia.
Sau đó, Duyên xin tham gia và được tổ
chức này chấp nhận. Duyên được cấp bí danh, bí số để liên lạc, hoạt động. Nhiệm
vụ của Duyên là vận động, lôi kéo nhiều người dân tham gia vào tổ chức và tham
gia chiến dịch "trưng cầu dân ý", bầu Đào Minh Quân là tổng thống
"Đệ tam Việt Nam Cộng hòa".
Trong đó, Duyên lôi kéo mẹ của mình là
Bùi Thị Ánh Ngọc tham gia vào tổ chức. Cả 2 thường xuyên đăng bài, chia sẻ
trên mạng
xã hội xuyên
tạc lịch
sử, bịa đặt, xúc phạm lãnh tụ, phỉ báng chính quyền nhân dân.
Trước khi khởi tố, bắt tạm giam, lực
lượng công an mời Duyên làm việc, nhắc nhở, cảm hóa, giáo dục và tạo cơ hội để
từ bỏ hoạt động theo tổ chức này. Tuy nhiên, Duyên vẫn ngoan cố và tiếp tục
hoạt động.
Quá trình bắt, khám xét nơi ở của Duyên,
Ngọc, lực lượng Công an tỉnh Kiên
Giang thu
giữ nhiều tài liệu, thiết bị liên quan đến hành vi hoạt động nhằm lật
đổ chính quyền nhân dân.
No comments:
Post a Comment