Friday, September 27, 2024

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 27.09.2024
vendredi 27 septembre 2024
Thuymy


1. Cô giáo "phân công phụ huynh" làm trực nhật thay con lớp 1. Khổ lắm ạ, thế ai làm khi mà tiền thì không có, các cháu thì toàn con nhà. Ngày xưa, lớp 1, tới ngày trực nhật là nhà cháu vác trên vai theo cây chổi, tới quét lớp, lau bảng (phải bắc ghế), lấy nước vào chậu thau để cô rửa tay...

2. "Bà Trương Mỹ Lan yêu cầu trả lại 2 túi Hermes, máy tính bàn và bộ trang sức kim cương"- Có chữ yêu cầu là ghê phết, phỏng ạ?

Trong khi đó, "Hai giám đốc sở ở Lâm Đồng được cho nghỉ hưu trước tuổi"- Thế là may rồi phỏng ạ? Bị trung ương cảnh cáo rồi mà.

3. "Xâm hại con gái của người tình để trả thù vì nghi bị phản bội"- Cuộc trả thù "ngọt ngào". Cháu mới 5 tuổi.

4. "Điều tra vụ tai nạn xe tải do người vợ cầm lái cán chồng tử vong ở Bình Phước"- Đã cãi nhau mà vợ lấy xe lái đi thì đừng... bám vào cửa chứ?

Cũng liên quan: "Phát hiện thi thể không còn nguyên vẹn: Truy tìm người con trai"- Ở Gia Lai ạ.

5. Nhiều người đề nghị, nhà cháu đăng lại đây thể lệ cuộc thi Chuyện của những dòng sông do báo Vietnamnet tổ chức, danh sách ban giám khảo và chủ nhân các giải thưởng:

Nội dung:

- Những kỷ niệm, hồi tưởng, ký ức, câu chuyện có thật của người dự thi về dòng sông quê hương hay bất kỳ một dòng sông nào đó trên đất Việt mà họ đã từng gắn bó trong đời.

- Những mong muốn, dự định, ý tưởng của người dự thi để thay đổi cuộc sống bên dòng sông, bằng việc khai thác tiềm năng về cảnh quan, thuỷ hải sản… của dòng sông quê hương.

 Bài dự thi được viết bằng tiếng Việt có dấu, thể hiện dưới hình thức bút ký, nhật ký, tản văn, phản ánh, phóng sự… Bài dự thi không được viết tắt, không được dùng tiếng lóng hay chen tiếng nước ngoài, có độ dài không quá 2.000 từ và phải kèm hình ảnh về dòng sông trong bài viết.

- Ban tổ chức khuyến khích các tác giả dự thi thể hiện tác phẩm dưới hình thức đa phương tiện, trong đó, video clip có độ dài từ 1 đến 3 phút, ngôn ngữ lời bình bằng tiếng Việt, ảnh có số lượng dưới 12 bức kèm chú thích; khuyến khích các tác phẩm dự thi có hơi thở báo chí đời sống, có câu chuyện nhân vật, phản ánh những vấn đề của người dân đang sinh sống tại các dòng sông, có tác động và có ảnh hưởng tới sự phát triển của những dòng sông…

- Bài dự thi chưa được đăng tải trên sách, báo, tạp chí, các phương tiện phát thanh truyền hình, mạng xã hội hoặc tham gia bất cứ cuộc thi nào, kể cả những cuộc thi trên các hội nhóm mạng xã hội.

- Bài dự thi sẽ không được coi là hợp lệ nếu sao chép dưới mọi hình thức.

- Mỗi tác giả có thể gửi một hoặc nhiều bài dự thi. Không giới hạn số lượng bài dự thi đối với mỗi tác giả.

Phát động cuộc thi: Từ 5/3 - 30/6/2024

- Thời gian nhận bài thi: Sau khi phát động cuộc thi tới 24h ngày 30/6/2024 (tính theo thời gian nhận bài thi qua email của Ban Tổ chức).

- Vòng sơ khảo diễn ra từ khi phát động cuộc thi tới 24h ngày 30/6/2024. Các bài dự thi được lựa chọn đăng tải trên Báo VietNamNet sẽ được tính số lượt xem. Để tiến vào vòng chung khảo, các bài dự thi cần đáp ứng hai điều kiện: đạt số lượt xem cao và được Hội đồng Ban giám khảo xác nhận sau đánh giá chuyên môn. 

- Vòng chung khảo diễn ra từ 2/7/2024 tới 22/7/2024. 20 bài dự thi vào vòng chung khảo sẽ được Hội đồng Ban giám khảo xem xét chấm điểm theo các tiêu chí: tính chân thực, tính đại diện và tính sáng tạo (trong ý tưởng và cách kể chuyện). 

Hội đồng Giám khảo cuộc thi:

• Ông Trần Trọng Dũng – Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam (Trưởng Ban Giám Khảo)

• Ông Nguyễn Trùng Khánh – Cục trưởng Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam

• Bà Trịnh Bích Ngân – Chủ tịch Hội Nhà văn TP.HCM

• Đạo diễn Bùi Thạc Chuyên – người từng đoạt nhiều giải thưởng điện ảnh trong nước và quốc tế.

• Tiến sĩ Trương Minh Huy Vũ – Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TP.HCM.

Các giải thưởng:

- Giải nhất: Tác giả Tống Phước Bảo. Tác phẩm Lòng Tàu: Nơi con sông ở lại

- Giải nhì: + Tác giả Ngô Tú Ngân. Tác phẩm Sông Sài Gòn, sâu dòng lịch sử, rộng lòng nghĩa nhân

+ Tác giả Trần Hồng Hiếu. Tác phẩm Ngược dòng Nhật Lệ

- Giải Ba: + Tác giả Hà Thanh Vân. Tác phẩm Đi tìm nơi con sông Đà chảy vào đất Việt

+ Tác giả Nguyễn Như Phong. Tác phẩm Sông Đáy quê tôi

+ Tác giả Nguyễn Thị Hậu. Tác phẩm Một đời người qua được mấy dòng sông

- Giải Ấn tượng của Ban Tổ chức:

+ Tác giả Trương Chí Hùng. Tác phẩm "Chìm nổi những phận sông".

+ Tác giả Nguyễn Xuân Thủy. Tác phẩm "Sông Mã đổi dòng gọi tên lịch sử?".

+ Tác giả Nguyễn Hồng Lam. Tác phẩm "Ngược sông Rào Nậy".

+ Tác giả Nguyễn Hùng Vĩ. Tác phẩm "Sông mười ba tuổi".

+ Tác giả Nguyễn Quang Lập. Tác phẩm "Biên niên ký dòng sông quê tôi".

+ Tác giả Mai Nam Thắng. Tác phẩm "Những dòng sông giới tuyến".

+ Tác giả Nguyễn Ngọc Huy. Tác phẩm "Ngự Hà - một dòng xanh".

+ Tác giả Trần Vũ Nguyễn. Tác phẩm "Anh chị em mình lớn lên trên cùng một con sông Chín Rồng".

+ Tác giả Nguyễn Thành Phong. Tác phẩm "Sóng đỏ trời xanh cửa bể".

+ Tác giả Lương Duy Cường. Tác phẩm "Sông Gianh đi qua đời tôi".

+ Tác giả Hoài Hương, tác phẩm: "Long Khốt- dòng sông linh khí miền Biên Thùy".

+Tác giả Ngô Phước Tuấn, tác phẩm: "Đồng Nai- từ con sông văn hóa tới điểm tựa kinh tế".

Ảnh liên quan: Quang cảnh tọa đàm trêm du thuyền, người đang phát biểu là giám đốc sở Văn hóa thể thao và du lịch Vĩnh Long. Ông nói vo rất hay và đầy thông tin.

VĂN CÔNG HÙNG 27.09.2024

No comments:

Post a Comment