Friday, September 27, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 27 tháng 09 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

AP: Campuchia mong con kênh mới thúc đẩy thương mại, Việt Nam lo về các hệ quả

Mỹ áp lệnh trừng phạt mới liên quan đến Nga và sàn tiền điện tử

Thị trưởng New York Adams bị khởi tố vì nhận hối lộ, gian dối liên quan đến Thổ Nhĩ Kỳ

Giá tour nội địa đắt đỏ, nhiều người chuyển hướng du lịch

Quan chức Mỹ: Tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân của Trung Quốc bị chìm trong năm nay

Cảnh sát Thái Lan bắt giữ 9 người Việt Nam vì bắt cóc 1 người Thái Lan, 1 người Đài Loan

Việt Nam tuyên án 8 năm tù đối với người kêu gọi từ bỏ học thuyết Marx-Lenin

Việt Nam khuyến cáo người Việt ở Israel sau các vụ Hezbollah phóng rocket

Tình báo Hàn Quốc: Triều Tiên có đủ uranium để chế tạo một số lượng bom ‘hai con số’

Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ yêu cầu Tổng thống Ukraine cách chức đại sứ Ukraine

 

RFA

Tô Lâm qua Mỹ: Thành tựu và kỳ vọng từ các phía

Ngân hàng Phát triển châu Á dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 6%

Nhà máy điện sử dụng khí hóa lỏng đầu tiên của Việt Nam sẽ bắt đầu đi vào hoạt động vào năm 2025

Công an Phú Thọ khởi tố bổ sung vụ án tại dự án nhà máy điện gió Đắk Hoà do người Trung Quốc điều hành

Kỷ luật cảnh cáo nguyên Chủ tịch tỉnh An Giang

Hợp tác quốc phòng Việt Mỹ: mua thêm vũ khí hay bài toán ngoại giao?

Hối lộ trong ngành xuất bản: thông đồng móc túi dân?.

Cơ chế chính trị là rào cản lớn nhất ngăn trí thức đóng góp cho Việt Nam?

Việt Nam trúng hai lô đấu thầu gạo Indonesia gần 60.000 tấn, có khả năng tăng nhập khẩu gạo

TBT Tô Lâm gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden

Chính phủ Việt Nam cho biết SpaceX của tỷ phú Elon Musk sẽ đầu tư 1,5 tỷ đô la vào dịch vụ Starlink

Lâm Đồng: một người bị tuyên án tù tám năm vì đăng tải hơn 100 bài viết nói xấu Đảng và lãnh đạo

Cái đèn cù của dân miền núi

TBT Tô Lâm cảm ơn sự ủng hộ của Ukraine trong sự nghiệp thống nhất đất nước

Ông Tô Lâm kêu gọi Mỹ bỏ cấm vận Cuba

Ông Tô Lâm gặp các đại diện doanh nghiệp Mỹ, Meta cam kết mở rộng đầu tư vào Việt Nam

Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nói Lào, Campuchia cùng Việt Nam cần tuyên truyền cho người dân về quan hệ ba nước

Bộ LĐTBXH đề nghị Công an vào cuộc, xử nghiêm vụ liên quan Công ty Educa Việt Nam

Chủ tịch Tân Hoàng Minh Đỗ Anh Dũng được giảm một năm tù giam

 

BBC

'Hiếp tôi, đừng hiếp con gái tôi' - Cuộc chiến kinh hoàng ở Sudan

Ukraine phản đối ‘đại diện Crimea’ dự thi hoa hậu tại Việt Nam

27 tháng 9 năm 2024

Thấy gì từ cuộc gặp giữa ông Tô Lâm và ông Joe Biden ở New York?

Trung Quốc thử tên lửa tầm xa, quốc gia lân cận lo lắng

Đầu tư Việt Nam: Công ty của Elon Musk muốn chi 1,5 tỷ USD

Tuvalu: viễn cảnh một quốc gia chìm hoàn toàn dưới biển

Yếu tố Việt Nam trong quyết định rút khỏi Tam giác Phát triển của Campuchia

Ông Tô Lâm tại Đại học Columbia: Ông đã nói gì? Đâu là điểm đáng chú ý?

Việt Nam có nên theo mô hình phát triển của Nhật Bản?

Philippines nhận hai tàu tuần tra của Israel, Trung Quốc cử tư lệnh Biển Đông tới Mỹ

Việt Nam khuyến cáo công dân rời Lebanon, chuyện gì đang xảy ra?

Quốc tế lên tiếng về việc 'đặc xá' ông Trần Huỳnh Duy Thức và bà Hoàng Thị Minh Hồng

Việt Nam

Ông Tô Lâm gặp ông Joe Biden: Đâu là những điểm nhấn đáng chú ý?

Vì sao ông Tô Lâm trả tự do hai tù nhân nổi tiếng trước khi sang Mỹ?

VinFast lỗ sâu trong quý 2/2024, vì sao?

Ông Tô Lâm đi Mỹ: Gần 100 trí thức kêu gọi trả tự do cho nhà báo Huy Đức

Ông Trần Huỳnh Duy Thức, bà Hoàng Thị Minh Hồng được trả tự do trước chuyến đi Mỹ của ông Tô Lâm

Campuchia rút khỏi Tam giác Phát triển với Việt Nam và Lào, tại sao?

Hội nghị lần thứ 10: Đâu là những điểm nổi bật đáng lưu ý?

Việt Nam vô địch về số tu nghiệp sinh 'biến mất' tại Nhật Bản

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đi Mỹ, chuyến công du 'củng cố quyền lực mềm'

Mỹ tìm cách loại Trung Quốc ra khỏi kế hoạch lắp cáp dưới biển của Việt Nam

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đi Mỹ: ‘Sẽ gặp Google và Meta vào tuần sau’

Vì sao ngành điện gió ngoài khơi Việt Nam 'thoi thóp'?

RFI

Lãnh đạo Ukraina nhận được sự ủng hộ của tổng thống và phó tổng thống Mỹ trước khi gặp ông Trump

Chiến tranh Liban : Israel từ chối thỏa thuận hưu chiến, tiếp tục thách thức các lằn ranh đỏ

Nhật Bản: Cựu bộ trưởng Quốc Phòng Shigeru Ishiba đắc cử chủ tịch đảng cầm quyền

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Trung Quốc sẵn sàng ồ ạt bơm tiền cho các ngân hàng để tái thúc đẩy tăng trưởng kinh tế

Miến Điện : Tập đoàn quân sự kêu gọi các nhóm vũ trang ngừng chiến để đối thoại

IAEA: Iran dường như sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán hạt nhân

Tổng thống Ukraina đến Nhà Trắng trình bày « kế hoạch chiến thắng » với chính quyền Biden

Hoa Kỳ và đồng minh kêu gọi ngừng bắn giữa Israel và Hezbollah

Truyền thông Nhật Bản: Lần đầu tiên Tokyo điều tàu chiến đi qua eo biển Đài Loan

Không gian: Từ « thành trì răn đe » đến « mặt trận tác chiến » chiến lược

 Tổng bí thư Tô Lâm gặp tổng thống Mỹ Biden để thúc đẩy quan hệ Mỹ-Việt

Chiến tranh Ukraina: Tổng thống Nga Putin lại đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân

Thuyết phục Mỹ về « kế hoạch giành thắng lợi », nhiệm vụ khó hoàn thành của tổng thống Ukraina

Trước nguy cơ Israel tấn công trên bộ vào Liban, nhiều nước kêu gọi sơ tán công dân

Trung Đông : Israel sẽ mở cuộc tấn công trên bộ vào Liban ?

Pháp: Trục trặc đầu tiên của tân chính phủ và ảnh hưởng lớn của phe cựu hữu

Giới lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận kinh tế gặp khó khăn

Nhu cầu về tủ lạnh, máy điều hòa không khí làm trầm trọng thêm biến đổi khí hậu

(RFI) – Vụ một nữ sinh Pháp 19 tuổi bị người nhập cư bất hợp pháp sát hại làm dấy lên tranh luận về việc đẩy mạnh trục xuất người nước ngoài tái phạm tội. Bộ trưởng Nội Vụ Pháp Bruno Retailleau xem vụ thanh niên Maroc 22 tuổi sống bất hợp pháp tại Pháp giết hại cô Philippine nữ sinh viên đại học Paris-Dauphine là « tội ác ghê tởm ». Thanh niên này từng bị kết án hồi năm 2021 về tội hiếp dâm và đã được thả sau khi thụ án. Pháp sau đó đã có lệnh trục xuất người này, nhưng chưa kịp thực hiện thì vụ án xảy ra, khiến nhiều chính trị gia, từ cánh hữu đến cánh tả, đặt lại câu hỏi về hệ thống xử lý hình sự và hành chính của Pháp cũng như việc thực hiện lệnh trục xuất di dân bất hợp pháp.

(Reuters) – Công đoàn Tây Ban Nha kêu gọi biểu tình để đòi giảm giờ lao động. Các công đoàn lớn của Tây Ban Nha kêu gọi biểu tình trên toàn quốc hôm nay, 26/09/2024, để thúc đẩy đạt được thỏa thuận về giảm giờ làm việc mỗi tuần từ 40 giờ đến 37,5 giờ. Chính phủ của thủ tướng Pedro Sanchez hiện đang đàm phán với các doanh nghiệp về vấn đề này, đề xuất cấp một mức thưởng dành cho tuyển dụng đối với các doanh nghiệp dưới 10 lao động. Tuy nhiên, giới chủ Tây Ban Nha lo ngại là việc giảm thời gian làm việc có thể tác động đến năng suất lao động. Số giờ làm việc mỗi tuần tại Tây Ban Nha cao hơn phần lớn các nước láng giềng châu Âu. Theo Eurostat, người Tây Ban Nha làm việc khoảng 36,4 giờ/tuần, trong khi mức trung bình ở châu Âu là 36,1 giờ.

(AFP) – Hạ Viện Nga xem xét dự luật cấm công dân các nước cho phép chuyển giới được nhận con nuôi người Nga. Dự luật mới được các dân biểu Nga thảo luận từ hôm qua 25/09/2024 và đã thu được 379 phiếu thuận và chỉ 1 phiếu chống trong phiên bỏ phiếu đầu tiên. Chủ tịch Hạ Viện xem đây là một đạo luật bảo vệ trẻ em Nga, bảo đảm các em được nuôi nấng trong « các gia đình truyền thống ». Để có hiệu lực, dự luật cần phải được thông qua tại Thượng Viện và được tổng thống Putin phê chuẩn, nhưng đây sẽ chỉ là vấn đề thủ tục. Trước đó một hôm, các dân biểu đã thảo luận về dự luật cấm tuyên truyền, quảng bá lối sống không sinh con, trong bối cảnh Nga đang khủng hoảng dân số. Hồi năm 2023, Nga đã thông qua luật cấm chuyển đổi giới tính và cấm người chuyển giới được nhận con nuôi

(AFP) – Trung Quốc: Vụ bắn thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa là hoàn toàn « hợp pháp » và « bình thường ». Phát ngôn viên của bộ Quốc Phòng Trung Quốc hôm nay, 26/09/2024, đã phát biểu như trên, đồng thời khẳng định vụ thử nghiệm ở Thái Bình Dương, không có nghĩa là « Trung Quốc chạy đua vũ trang », và Bắc Kinh « sẽ tiếp tục duy trì khả năng hạt nhân của mình ở mức tối thiểu cần thiết cho an ninh quốc gia ». Vụ thử tên lửa đã khiến nhiều nước như Nhật Bản, Úc và New Zealand bày tỏ quan ngại về việc tăng cường tiềm lực quân sự của Trung Quốc. Lãnh đạo vùng hải ngoại Pháp Polynésie, Moetai Brotherson, trước đó cho biết tên lửa đã rơi « không xa vùng đặc quyền kinh tế của Pháp, ở phía Marquesas », một trong năm quần đảo thuộc lãnh thổ Pháp tại Thái Bình Dương.

(AFP) – Hàn Quốc là 1 trong 6 « nền kinh tế có sức phát minh mạnh nhất thế giới ». Theo bảng xếp hạng Global Innovation Index, GII của Liên Hiệp Quốc được công bố ngày 26/09/2024, Hàn Quốc đã có một bước nhảy vọt từ hạng 10 lên hạng 6. Thành công này có được nhờ « những tiến bộ về công nghệ, y tế, tin học». Năm nay, ba quốc gia đứng đầu bảng xếp hạng GII theo thứ tự làThụy Sĩ, Thụy Điển và Hoa Kỳ.

(Reuters) – Hàn Quốc sẽ hỗ trợ tìm chỗ mới để nuôi 500.000 chó được các trang trại nuôi lấy thịt. Bộ Nông Nghiệp Hàn Quốc hôm nay 26/09/2024 thông báo sẽ hỗ trợ các trang trại nuôi chó lấy thịt và thúc đẩy họ chuẩn bị cho việc thực thi vì lệnh cấm ăn thịt chó sẽ có hiệu lực vào đầu năm 2027. Hồi tháng Giêng 2024, Quốc Hội Hàn Quốc đã thông qua dự luật cấm tiêu thụ và buôn bán thịt chó, một truyền thống gây tranh cãi và đã tồn tại suốt nhiều thế kỷ tại quốc gia này.

(AFP) – Úc : Các tổ chức bảo vệ môi trường lên án chính phủ về việc triển hạn khai thác mỏ than. Thứ Ba tuần này, chính phủ Úc đã thông qua lệnh triển hạn khai thác mỏ than thêm 22 năm nữa tại vùng Hunter và vùng Narrabi của nước này. Trước thông tin nói trên, hôm qua, 25/09/2024, đại diện của Green Peace và Australian Conservation Foundation đã lên án quyết định của Canberra, đứng về phía các doanh nghiệp khai khoáng, nhất là trong bối cảnh thế giới đang từ bỏ năng lượng hóa thạch. Úc là một trong những nước xuất khẩu than và khí đốt nhiều nhất thế giới, và sử dụng nhiều nhiêu liệu hóa thạch để sản xuất điện. Chính phủ của thủ tướng Anthony Albanese cam kết giảm 43% phát thải CO2 so với năm 2005, từ nay đến năm 2023. Đây sẽ là một thách thức đối với Canberra, vì phải tìm ra giải pháp thay thế khi phải đóng cửa 16 nhà máy điện than trong những năm sắp tới.

(AFP) – Tại Ấn Độ, 46 người chết đuối vì tắm sông theo một truyền thống tôn giáo. Các giới chức tại bang Bihar, miền đông Ấn Độ hôm 26/09/2024 cho biết đại đa số các nạn nhân là trẻ em. Theo truyền thống Ấn Độ Giáo, vào mùa lễ hội Jitiya Parv, các tín đồ có thói quen tắm sông. Năm nay do thiên tai, mực nước dâng cao, 46 người, trong đó có 37 trẻ em tại 15 quận khác nhau ở bang Bihar bị nước cuốn trôi trong hai ngày 24 và 25/09.

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ SÁU   27.09.2024

1/  NGƯỜI KÊU GỌI TỪ BỎ HỌC THUYẾT MÁC-LÊ BỊ KẾT ÁN 8 NĂM TÙ

Một tòa án ở tỉnh Lâm Đồng vừa kết án 8 năm tù đối với một người đàn ông bị cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ”, chỉ vì người này có các bài viết trên mạng kêu gọi bạo quyền Việt Nam từ bỏ học thuyết Marx – Lenin.

Tại phiên tòa sơ thẩm hôm 24/9, ông Hoàng Việt Khánh 41 tuổi bị cáo buộc đăng 126 bài viết và một video trên mạng, có nội dung chỉ trích các chính sách của đảng CSVN. Theo cáo trạng, với trang mạng có tên là Hoàng Dũng, từ năm 2018 đến năm 2023, ông Khánh bị cho là đã “tham gia các hội nhóm kín, kêu gọi từ bỏ học thuyết Marx – Lenin và xóa bỏ vai trò lãnh đạo của đảng CSVN”.

Cần biết chủ nghĩa Marx - Lenin được Liên Xô áp dụng để diễn dịch và xây dựng chủ nghĩa xã hội từ đầu những năm 1920, tiếp đến được thực thi ở các nước Đông Âu và sau đó lan sang các nước như Cuba, Venezuela, Trung Cộng, Bắc Hàn và Việt Nam.

Bạo quyền Việt Nam do đảng cộng sản cai trị thường bác bỏ các cáo buộc vi phạm nhân quyền và không dung thứ những tiếng nói chỉ trích đảng cầm quyền hay các nhà lãnh đạo của đảng.

Vào đầu tháng 9, một tòa án ở Hà Nội đã kết án ông Hoàng Tùng Thiện 6 năm tù sau khi ông lập các trang mạng bị xem là nhằm “tuyên truyền đa nguyên, đa đảng” và có ý định sáng lập đảng Lạc Hồng để cạnh tranh với đảng CSVN. Cũng như ông Khánh, ông Thiện bị án tù với cáo buộc “tuyên truyền chống phá chế độ”.

VOA

2/ ĐẠI SỨ VN CÓ MẶT TRONG ĐOÀN XE NGOẠI GIAO BỊ ĐÁNH BOM Ở PAKISTAN

Bộ ngoại giao Việt Nam vào hôm qua 26/9 đã lên án vụ tấn công nhắm vào đoàn xe chở các đại sứ ở Pakistan vài ngày trước đó và xác nhận đại sứ của mình có mặt trong đoàn xe này.

Phát ngôn nhân Phạm Thu Hằng cho biết là vào ngày 22/9, đoàn xe gồm 12 đại sứ, có xe cảnh sát hộ tống, đã đi tham dự diễn đàn phát triển du lịch vùng Swat. Đoàn xe đã trúng mìn tự chế tại một khu vực, khiến 1 cảnh sát thiệt mạng và 4 cảnh sát khác bị thương. Tuy nhiên các xe chở đại sứ đều an toàn.

Hầu hết các đại sứ và nhân viên cấp cao đều đang đi cùng với gia đình đến thung lũng Swat, một thành trì cũ của phe Taliban ở Pakistan, khi vụ tấn công xảy ra ở Malam Jabba, một trong hai khu nghỉ dưỡng trượt tuyết của Pakistan.

Không ai nhận trách nhiệm về vụ tấn công, nhưng Mohammad Khurasani, phát ngôn nhân của phe Taliban ở Pakistan, đã phủ nhận liên quan đến vụ đánh bom vào đoàn xe cảnh sát hộ tống các đại sứ.

Các nhà ngoại giao trong đoàn xe đến từ Indonesia, Bồ Đào Nha, Kazakhstan, Bosnia,  Zimbabwe, Rwanda, Turkmenistan, Việt Nam, Iran, Nga và Tajikistan. Chính phủ Pakistan đã lên án vụ tấn công này.

VOA

3/ GIỚI LÃNH ĐẠO TRUNG CỘNG THỪA NHẬN KINH TẾ GẶP KHÓ KHĂN

Vào hôm qua 26/9, giới lãnh đạo Trung Cộng đưa ra kết luận tại phiên họp bộ chính trị là “Trung Cộng cần đánh giá tình hình kinh tế hiện tại một cách toàn diện, và cần đối diện với những khó khăn để củng cố niềm tin”.

Thông tấn xã Tân Hoa Xã cho biết là trong phiên họp của bộ chính trị, các lãnh đạo Trung Quốc, trong đó có chủ tịch Tập Cận Bình, khẳng định là những nền tảng kinh tế của đất nước không thay đổi, với Trung Cộng vẫn là một thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng. Nhưng họ nhìn nhận đã nảy sinh những tình huống mới và những vấn đề mới đối với nền kinh tế Trung Cộng.

Tuy nhiên Tân Hoa Xã không nói rõ về những “vấn đề mới” đang thách thức cường quốc kinh tế số 2 thế giới. Dù vậy kết thúc phiên họp, các nhà lãnh đạo chế độ Bắc Kinh vẫn kêu gọi nâng cao hiệu quả của các chính sách kinh tế, tiếp tục hạ lãi suất để đáp ứng những mối lo ngại của người dân về tình hình kinh tế và về thị trường bất động sản.

Những kết luận nói trên được đưa ra chỉ một ngày sau khi Trung Cộng công bố một loạt biện pháp để thúc đẩy tăng trưởng. Giới quan sát và đầu tư đánh giá nếu không được nhà nước hỗ trợ, tăng trưởng của Trung Cộng năm nay khó đạt được mục tiêu là 5%.

Khủng hoảng địa ốc tại Trung Cộng đang kéo dài, chỉ số tin tưởng của các gia đình và doanh nghiệp sụt giảm và tiêu thụ nội địa bị đóng băng. Cùng lúc đó, căng thẳng về địa chính trị giữa Trung Cộng với Hoa Kỳ và khối Liên hiệp Âu châu đang đe dọa mức xuất cảng của Trung Cộng.

RFI

4/ NHẬT BẢN LẦN ĐẦU TIÊN ĐƯA CHIẾN HẠM ĐI QUA EO BIỂN ĐÀI LOAN

Truyền thông Nhật Bản loan báo là lần đầu tiên một khu trục hạm của nước này đã đi qua eo biển Đài Loan vào hôm qua 26/9, một tuần sau khi mẫu hạm Liêu Ninh và hai khu trục hạm của Trung Cộng đến gần hai đảo của Nhật Bản.

Khu trục hạm Sazanami đã đi qua eo biển Đài Loan theo hướng từ bắc xuống nam để tham gia một cuộc tập trận đa phương ở Biển Đông. Tuy nhiên chuyến đi đầu tiên của một tàu khu trục Nhật Bản đến eo biển Đài Loan dường như cũng nhằm nhấn mạnh đến tự do hàng hải.

Phát ngôn nhân chính phủ Nhật, ông Yoshimasa Hayashi, đã từ chối bình luận về thông tin này trong buổi họp báo thường lệ, với lý do đây là thông tin liên quan đến các hoạt động quân sự của Nhật.

Trong khi đó, một tờ nhật báo của Nhật khẳng định là chính Thủ tướng Fumio Kishida đã ra lệnh cho chiến hạm này đi qua eo biển Đài Loan, vì ông lo ngại nếu nước Nhật không có hành động đáp trả vụ các chiến hạm Trung Cộng đi vào vùng biển nước Nhật vào hôm 18/9 thì sẽ càng thúc đẩy Trung Cộng bành trướng mạnh hơn.

Về phía Trung Cộng, phát ngôn nhân của bộ ngoại giao vào hôm qua khẳng định Trung Cộng rất cảnh giác trước các ý đồ chính trị của Nhật Bản và đã bày tỏ sự phản đối cứng rắn với Tokyo.

Trong khi đó vào hôm qua, hai chiến hạm của New Zeland và Úc cũng đi qua eo biển Đài Loan để khẳng định quyền tự do hàng hải. Đối với New Zeland, đây là lần đầu tiên từ 7 năm qua chính quyền nước này cho phép chiến hạm đến vùng eo biển Đài Loan.

RFI

 

VNThoibao

 

VNTB – Thay vì chỉ trích, hãy chỉ ra giải pháp

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Hezbollah sẽ tiếp tục đe dọa Israel hay tìm cách bảo toàn lực lượng?

Hezbollah sẽ tiếp tục đe dọa Israel hay tìm cách bảo toàn lực lượng?

Thế khó của Mỹ trong việc tìm ra chính sách phù hợp để đối phó Trung Quốc

Báo Tiếng Dân

 

Kiến nghị trả tự do cho nhà báo Huy Đức25/09/2024

Thuy My

 

Nguyễn Thông - Ngồi xó bếp nói chuyện thế giới : Nỡm

Phó Đức An - Cao tốc Bắc Nam

Ngọc Vinh - Canh gác hòa bình thế giới

Nguyễn Đình Bổn - Mùa nước nổi miền Tây, đừng quên bảo vệ trẻ em

Võ Xuân Sơn - Bi kịch

Võ Khánh Tuyên - Nữ giáo viên thanh lịch

Nguyễn Thị Bích Hậu - Một triệu đô cho một người lao công ở trường tiểu học

Lưu Trọng Văn - Vé số đây!

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 26.09.2024

 Nguyễn Thông - Địa danh (1)

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Vì sao, đã đến lúc, Tổng Bí thư Tô Lâm cần xem xét hủy bỏ Điều 4 Hiến pháp? 27/09/2024

Sao thứ kỷ cương này tồn tại lâu thế? 27/09/2024

“Đây là nỗi sợ hãi nguyên thủy của Putin” 27/09/2024

Xe điện Trung Quốc ở thị trường Mỹ (*) 27/09/2024

Yếu tố Việt Nam trong quyết định rút khỏi Tam giác Phát triển của Campuchia 26/09/2024

Đáng lo 26/09/2024

Làm giàu ở Trung Quốc không còn là vinh quang, mà đã trở thành nguy hiểm 26/09/2024

Lan man từ “Lời chào đầu tiên” sang phát biểu tại Trường Đại học Columbia Hoa Kỳ 25/09/2024

Chủ nghĩa tư bản đang vận hành ở đâu – Thế giới có thể học được gì từ Thụy Sĩ, Đài Loan và Việt Nam 25/09/2024

Bàn về xung đột lợi ích: Nguyễn Hòa Bình và Hồ Duy Hải 25/09/2024

Trí tuệ nhân tạo: Mỹ đi đầu về cách tân, Trung Quốc ưu tiên ứng dụng kiểm soát xã hội 25/09/2024

Góp ý vào việc chuẩn bị cho đại hội Đảng 24/09/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

HƠN 80 NGƯỜI Ở CÙNG CHUNG CƯ NGHI BỊ NGỘ ĐỘC NƯỚC

Đức Hùng

https://vnexpress.net/hon-80-nguoi-o-cung-chung-cu-nghi-bi-ngo-doc-nuoc-4797418.html

Nghệ AnHơn 80 người sống tại tòa chung cư ở TP Vinh đau bụng, nôn, tụt huyết áp hai ngày qua, 4 trường hợp nhập viện, các chuyên gia nghi ngờ ngộ độc nước.

Chiều 26/9, ông Nguyễn Thế Tùng, Giám đốc Trung tâm Y tế TP Vinh, cho biết đơn vị đã lấy mẫu nước sinh hoạt, mẫu thực phẩm mà các cư dân sử dụng để kiểm nghiệm tìm nguyên nhân. Trước mắt, nhà chức trách khuyến cáo người dân tạm thời không sử dụng nguồn nước tại chung cư để ăn uống.

"Quá trình kiểm tra nước cơ quan chuyên môn ghi nhận có bất thường khi phát hiện một số côn trùng, song để khẳng định do nước thì cần phân tích thêm nhiều yếu tố", ông Tùng nói.

Nhiều người dân ở chung cư Golden City 3, ở xã Nghi Phú, TP Vinh, xuất hiện triệu chứng đau bụng, nôn, tụt huyết áp, từ trưa 25/9. Những trường hợp nhẹ ở nhà theo dõi. 4 trường hợp nặng được chuyển tới cơ sở y tế điều trị, hiện đã xuất viện, sức khỏe ổn định.

Ông Trần Đức Kỳ, Trưởng ban quản trị chung cư Golden City 3, cho biết ban đầu mọi người bị đầy hơi, đến tối thì đau bụng, nôn. Hơn 80 cư dân trong tòa nhà xuất hiện triệu chứng tương tự.

Vài ngày qua nguồn nước máy sinh hoạt của chung cư đổi màu vàng nhẹ, theo ông Kỳ. Gần đây chung cư không tổ chức một bữa tiệc chung nào, vì thế mọi người nghi ngờ nguyên nhân có thể do nguồn nước sinh hoạt gây ra.

Chung cư Golden City 3 có 105 căn hộ với gần 400 nhân khẩu. Ngoài sử dụng nước máy sinh hoạt chung, một số gia đình còn dùng nước đóng bình. Nước máy sinh hoạt tại đây được bơm qua 3 bể lắng xây ngầm dưới đất rồi đưa lên các bồn trên tầng thượng trước khi cấp xuống cho từng hộ. Hôm 23/9, TP Vinh mưa lớn, song bể chứa nước tại tòa nhà không bị ngập.

TẠM GIỮ PHÓ TỔNG BIÊN TẬP TẠP CHÍ MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ CÙNG 2 PHÓNG VIÊN
Minh Đức

https://tienphong.vn/tam-giu-pho-tong-bien-tap-tap-chi-moi-truong-va-do-thi-cung-2-phong-vien-post1676917.tpo

TPO - Ngày 27/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã tạm giữ một nữ Phó Tổng biên tập và hai phóng viên của Tạp chí Môi trường và Đô thị trong quá trình mở rộng điều tra vụ án cưỡng đoạt tài sản liên quan đến ông Đồng Xuân Thụ, Tổng biên tập tạp chí này.

Cụ thể, tối 26/9, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thái Bình đã khởi tố vụ án “Cưỡng đoạt tài sản” xảy ra tại tạp chí Môi trường và Đô thị. Cụ thể, Phó Tổng Biên tập Nguyễn Thị Ánh Hồng (trú tại phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai, Hà Nội) cùng hai phóng viên Đặng Văn Phục (38 tuổi, huyện Thanh Oai) và Vũ Đức Lân (43 tuổi, quận Nam Từ Liêm) đã bị tạm giữ và khám xét khẩn cấp.

Trước đó, ông Đồng Xuân Thụ (52 tuổi) và một số thuộc cấp đã bị bắt khẩn cấp để điều tra về hành vi tương tự.

Ông Thụ và các thuộc cấp bị cho là đã chỉ đạo phóng viên Môi trường và Đô thị tìm hiểu sai phạm của tổ chức, cá nhân, rồi đe dọa, đăng bài nhằm hạ uy tín. Nếu không muốn bị công khai, cá nhân và doanh nghiệp buộc phải tham gia chương trình gây quỹ do tạp chí này thành lập. Tuy nhiên, số tiền ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân không được chi cho hoạt động của chương trình mà được chia chác giữa các đối tượng.

 

QUYẾT ĐỊNH CHO THÔI NHIỆM VỤ ĐẠI BIỂU QUỐC HỘI VỚI ÔNG TRẦN ĐÌNH VĂN

Luân Dũng

https://tienphong.vn/quyet-dinh-cho-thoi-nhiem-vu-dai-bieu-quoc-hoi-voi-ong-tran-dinh-van-post1676803.tpo

TPO - Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để xem xét, quyết định về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn - Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng. Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật ông Văn bằng hình thức cảnh cáo.

Ngày 26/9, Tổng Thư ký Quốc hội Bùi Văn Cường cho biết, chiều 25/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp để xem xét, quyết định về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn - đại biểu Quốc hội thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.

Theo đó, căn cứ Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và các quy định pháp luật có liên quan; căn cứ ý kiến của các cơ quan có thẩm quyền; căn cứ Tờ trình của Ban Công tác đại biểu; xét Đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội ngày 16/9 của ông Trần Đình Văn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thảo luận, bỏ phiếu kín thông qua và ban hành Nghị quyết cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Quốc hội khóa XV đối với ông Trần Đình Văn, thuộc Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng.

Ông Trần Đình Văn sinh ngày 17/6/1966, quê quán: Xã Hương Vinh, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế; có trình độ chuyên môn: Thạc sĩ luật, cử nhân ngữ văn.

Ông Trần Đình Văn là Ủy viên Ủy ban Tư pháp của Quốc hội và Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Lâm Đồng.

Tháng 8 vừa qua, Ủy ban Kiểm tra Trung ương quyết định thi hành kỷ luật ông Văn bằng hình thức cảnh cáo.

 

CỰU CÁN BỘ CHI NHÁNH VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI BỊ BẮT THEO LỆNH TRUY NÃ
Cảnh Kỳ

https://tienphong.vn/cuu-can-bo-chi-nhanh-van-phong-dang-ky-dat-dai-bi-bat-theo-lenh-truy-na-post1676786.tpo

TPO - Quá trình làm việc tại chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai huyện, Trinh lợi dụng lòng tin để lừa đảo nhiều người dân với số tiền hơn 2 tỷ đồng, rồi trốn khỏi địa phương.

Công an tỉnh Hậu Giang cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Công an tỉnh Bình Dương đã bắt được Phạm Đình Trinh (SN 1985, trú xã Xà Phiên, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), là đối tượng truy nã đang lẩn trốn tại thành phố Dĩ An, tỉnh Bình Dương.

Theo hồ sơ vụ án, Phạm Đình Trinh từng công tác tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Long Mỹ (Hậu Giang). Quá trình làm việc, Trinh lợi dụng lòng tin để lừa đảo nhiều người dân với số tiền hơn 2 tỷ đồng, rồi trốn khỏi địa phương.

Ngày 6/8, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hậu Giang ra quyết định khởi tố bị can đối với Trinh về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên, Trinh bỏ trốn khỏi địa phương nên cơ quan công an ra quyết định truy nã toàn quốc.

 

TRƯƠNG MỸ LAN: BẠN Ở NƯỚC NGOÀI GỬI GẦN 1 TỶ USD ĐỂ MUA CỔ PHẦN SCB

Hoàng Thọ/VTC News

https://lifestyle.znews.vn/truong-my-lan-ban-o-nuoc-ngoai-gui-gan-1-ty-usd-de-mua-co-phan-scb-post1498713.html

Bà Trương Mỹ Lan cho rằng gần 1 tỷ USD trên tổng số hơn 3 tỷ USD từ nước ngoài chuyển về là của bạn bè bị cáo nhằm mua cổ phần và tham gia tái cơ cấu tại SCB.

Ngày 26/9, phiên tòa xét xử Trương Mỹ Lan cùng 33 bị cáo khác liên quan vụ án Vạn Thịnh Phát giai đoạn 2 được tiếp tục với phần xét hỏi.

Tại phiên tòa, luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM) tham gia xét hỏi bị cáo Trương Mỹ Lan về dòng tiền chuyển từ nước ngoài về Việt Nam có tiền của các công ty nước ngoài để mua cổ phần SCB không?

Trả lời, bị cáo Trương Mỹ Lan cho biết số tiền chuyển tiền ra nước ngoài hơn 1,5 tỷ USD trong khi đó bị cáo nhận về hơn 3 tỷ USD.

Trong đó, có tiền bạn bè nước ngoài chuyển về gần 1 tỷ USD để mua cổ phần và tham gia tái cơ cấu tại SCB. Số tiền này bị cơ quan tố tụng sử dụng để quy kết cho bị cáo tội danh Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới. Vì thế, bị cáo đề nghị HĐXX xem xét lại tội danh này.

Khi được hỏi về lý do thực hiện các giao dịch chuyển tiền qua SCB, bà Lan cho biết SCB rất cần ngoại tệ, nhưng không có nguồn cung cấp từ trong nước. Các khoản tiền chuyển từ nước ngoài về giúp SCB đáng kể, nhờ đó mỗi tháng ngân hàng thu được hàng trăm tỷ đồng từ phí dịch vụ.

Tiếp đến, luật sư Nguyễn Huy Thiệp (Đoàn Luật sư TP Hà Nội) tham gia xét hỏi bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn (cựu Tổng giám đốc SCB) và Trương Mỹ Lan về quy trình chuyển tiền đi nước ngoài tại Ngân hàng SCB.

Trả lời, bị cáo Võ Tấn Hoàng Văn cho rằng, quy trình nội bộ làm việc tại SCB liên quan đến việc thanh toán quốc tế được áp dụng cho tất cả nhân viên của SCB, không áp dụng cho người ngoài.

Theo bị cáo Văn, để thực hiện các giao dịch nhận và chuyển tiền qua biên giới, SCB sử dụng tài khoản tại một ngân hàng ở Singapore. Khi tiền được chuyển vào tài khoản này, SCB sẽ thông báo cho khách hàng rằng tiền đã vào tài khoản của họ và ngược lại đối với các giao dịch chuyển tiền ra nước ngoài.

Ông Văn khẳng định không nhận được bất kỳ chỉ đạo nào từ Trương Mỹ Lan, bị cáo Lan không thể biết được quy trình đó và cho rằng đây chỉ là nghiệp vụ ngân hàng thông thường. SCB có hệ thống phòng chống rửa tiền, vẫn hoạt động bình thường và thường xuyên báo cáo cho Ngân hàng Nhà nước.

Còn bị cáo Trương Mỹ Lan cũng khẳng định thủ tục trình tự để chuyển tiền ra nước ngoài bị cáo hoàn toàn không biết được, việc này do các nhân viên của SCB thực hiện. Khi cơ quan tố tụng chỉ ra có sai phạm trong thủ tục, thì bị cáo xin chịu trách nhiệm về hậu quả đã xảy ra và không có ý kiến.

 

THANH TRA CHÍNH PHỦ 'VẠCH' SAI PHẠM KHI CỔ PHẦN HÓA TẠI TỔNG CÔNG TY TÍN NGHĨA
Hoàng An

https://tienphong.vn/thanh-tra-chinh-phu-vach-sai-pham-khi-co-phan-hoa-tai-tong-cong-ty-tin-nghia-post1676825.tpo

TPO - Thanh tra Chính phủ (TTCP) vừa ban hành thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước tại Tổng công ty Tín Nghĩa. Bên cạnh những kết quả đạt được, TTCP chỉ ra nhiều vi phạm liên quan xác định giá trị tài sản, phương pháp định giá khi cổ phần hóa, vi phạm trong việc bán cổ phần... tại doanh nghiệp trên.

Loạt vi phạm

Cụ thể, theo TTCP, giai đoạn 2005 - 2013, Tổng Công ty Tín Nghĩa tự thỏa thuận nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nhằm mục đích mở rộng các dự án đầu tư, không đúng quy định pháp luật. Đến thời điểm thanh tra tháng 5/2023, diện tích 491.000m2 đất của doanh nghiệp chưa có chủ trương đầu tư và quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất của UBND tỉnh Đồng Nai, chưa thực hiện được thủ tục chuyển sang tên của Tổng công ty Tín Nghĩa và Công ty CP Tổng công ty Tín Nghĩa.

Kết luận cũng chỉ ra, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai quyết định sử dụng giá trị sổ sách để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa đối với 4 tài sản trên đất thuê trả tiền hàng năm (là Trạm dừng chân Tân Phú, Trạm dừng chân Xuân Lộc, Xí nghiệp xây dựng Nhà máy đá, Nhà máy gạch) là không đúng quy định về xác định giá trị tài sản.

Tổng công ty Tín Nghĩa cũng thực hiện chuyển nhượng cổ phần tại 4 đơn vị, gồm: Công ty cổ phần Tín Khải; Công ty cổ phần Xây dựng và Kinh doanh nhà Phú Tín; Công ty liên doanh Proconco và Công ty cổ phần cấu kiện bê tông Đông Sài Gòn, với hình thức bán thỏa thuận không đúng quy định.

Riêng tại Công ty cổ phần cấu kiện bê tông Đông Sài Gòn, Tổng công ty Tín Nghĩa đã chuyển nhượng 568.800 cổ phần với giá 1.600 đồng/cổ phần, giá trị này bị TTCP cho rằng, thấp hơn giá trị theo dõi trên sổ sách của Tổng công ty tại thời điểm 31/12/2014 nhưng không báo cáo chủ sở hữu xem xét, quyết định.

Ngoài ra, Tổng công ty Tín Nghĩa và Văn phòng Tỉnh ủy Đồng Nai có văn bản đề xuất, được Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai chấp thuận để tổng công ty thỏa thuận bán 35% cổ phần cho 3 nhà đầu tư chiến lược, trong khi tỷ lệ cổ phần mà 3 nhà đầu tư chiến lược đăng ký mua chiếm 90% vốn điều lệ là không đúng quy định của Bộ Tài chính.

Một sai phạm khác được TTCP nêu trong kết luận là Tổng công ty Tín Nghĩa thực hiện bán thêm 7,79 triệu cổ phần cho người lao động không đúng quy định của Chính phủ. Việc này dẫn đến giá trị chênh lệch phải thu hồi về ngân sách của Tỉnh ủy Đồng Nai trên 8,7 tỷ đồng.

Chuyển vi phạm sang cơ quan điều tra

Theo TTCP, trách nhiệm trong việc không đề nghị để UBND tỉnh Đồng Nai có ý kiến về việc xác định giá trị quyền sử dụng đất đưa vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa thuộc về Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Tổng công ty Tín Nghĩa.

Trách nhiệm về việc quyết định giá trị doanh nghiệp theo phương pháp giá trị tài sản ròng khi chưa xem xét, đánh giá, so sánh với kết quả định giá doanh nghiệp theo phương pháp chiết khấu dòng tiền tự do, việc sử dụng giá trị sổ sách 4 tài sản để tính vào giá trị doanh nghiệp cổ phần hóa (Trạm dừng chân Tân Phú, Trạm dừng chân Xuân Lộc, Xí nghiệp xây dựng - Nhà máy đá và Nhà máy gạch) thuộc Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2015 - 2020, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Tổng công ty Tín Nghĩa và các tổ chức, cá nhân liên quan.

Trách nhiệm về vi phạm trong việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính dài hạn tại 4 công ty cổ phần (Công ty cổ phần Tín Khải; Công ty cổ phần xây dựng và kinh doanh nhà Phú Tín; Công ty liên doanh Proconco và Công ty cổ phần cấu kiện bê tông Đông Sài Gòn) thuộc về Hội đồng thành viên Tổng công ty Tín Nghĩa và các tổ chức, cá nhân liên quan.

Trách nhiệm về vi phạm trong việc bán thêm cổ phần cho người lao động và bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược thuộc về Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai nhiệm kỳ 2015 - 2020, Thường trực Tỉnh ủy Đồng Nai giai đoạn 2015 - 2016, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa Tổng công ty Tín Nghĩa và tổ chức, cá nhân có liên quan.

Trách nhiệm về vi phạm trong việc không báo cáo Thường trực Tỉnh ủy trước khi biểu quyết, quyết định tăng vốn điều lệ theo hình thức bán cổ phần trực tiếp cho cán bộ công nhân viên thuộc về người đại diện vốn là ông Quách Văn Đức, nguyên Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Tổng công ty Tín Nghĩa….

Với những vi phạm nêu trên, TTCP đã kiến nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đồng Nai chỉ đạo, tổ chức kiểm điểm làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân liên quan.

Kết luận TTCP cũng cho biết, ngày 12/9/2023, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai có quyết định khởi tố vụ án hình sự "Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí" xảy ra tại Tổng công ty Tín Nghĩa trong quá trình cổ phần hóa từ năm 2014 - 2016.

TTCP đã có văn bản trao đổi một số thông tin vi phạm phát hiện trong quá trình thanh tra với Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai. Vì vậy, các nội dung hạn chế, vi phạm sẽ do Công an Đồng Nai làm rõ theo quy định.

 

HÀNG NGHÌN SINH VIÊN BỊ 'GIAM' BẰNG TỐT NGHIỆP DO VƯỚNG CHUẨN ĐẦU RA TIẾNG ANH

Lê Huyền-Thanh Hùng

https://vietnamnet.vn/hang-nghin-sinh-vien-bi-giam-bang-tot-nghiep-do-vuong-chuan-dau-ra-tieng-anh-2325870.html

Chuẩn đầu ra ngoại ngữ (chủ yếu tiếng Anh) khiến hàng nghìn sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp mỗi năm. Có sinh viên chậm 1-2 tháng nhưng cũng có sinh viên sau khi xét tốt nghiệp nhiều năm mới được nhận bằng.

30-50% sinh viên một số trường bị chậm bằng do môn ngoại ngữ

TS Thái Doãn Thanh, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Công Thương TPHCM cho hay, sinh viên đã được xét tốt nghiệp nhưng để nhận bằng tốt nghiệp phải đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ và Tin học. Đối với Tin học, đa số sinh viên đều sớm hoàn thành chuẩn đầu ra. Với ngoại ngữ, chỉ khoảng 50% hoàn thành đúng hạn; 50% sinh viên còn lại chưa đạt chuẩn ở thời điểm tốt nghiệp. Điều này khiến các em bị "giam" bằng do sinh viên phải hoàn thành chuẩn ngoại ngữ mới được nhận bằng tốt nghiệp. 

TS Thái Doãn Thanh cho rằng, như vậy ở đây không phải là tốt nghiệp chậm, mà đã tốt nghiệp nhưng chậm nhận bằng do chưa hoàn thành chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Sinh viên đạt chuẩn đầu ra khi nào sẽ được cấp bằng tốt nghiệp lúc đó. 

“Tuỳ vào sự nỗ lực của sinh viên, có em chỉ thời gian rất ngắn từ 1-2 tháng là hoàn thành chuẩn đầu ra ngoại ngữ nhưng cũng có những sinh viên dù đã xét tốt nghiệp nhưng lại mất thêm từ 1-2 năm mới hoàn thành chuẩn này”, TS Thái Doãn Thanh nói.

Ông cho hay, nhiều sinh viên hiện nay khá lơ là trong việc hoàn thành các điều kiện để nhận bằng tốt nghiệp. Mặc dù nhà trường đã triển khai rất sớm, thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc nhưng không ít sinh viên không quan tâm tới các điều kiện để lấy bằng tốt nghiệp cũng như xét tốt nghiệp. Các em thường để tới học kỳ cuối cùng - "nước đến chân mới nhảy" trong khi đây là thời điểm bận rộn để thực tập, làm khoá luận tốt nghiệp.

Ông Thanh khuyên, sinh viên khi mới vào trường cần có kế hoạch, lộ trình rõ ràng để đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ. Tốt nhất, các em phấn đấu đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ vào năm thứ 2 bởi đây là thời điểm sinh viên vừa hoàn thành việc học ngoại ngữ trong chương trình chính khoá. Dự thi vào thời điểm này, các sinh viên đang có sẵn kiến thức. Nếu bỏ bẵng sau một thời gian, việc thi ngoại ngữ sẽ khó khăn hơn. Mặt khác, sinh viên phải quyết tâm, nỗ lực hết mình để đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ.

Đại diện Trường ĐH Kinh tế quốc dân cho biết, tỷ lệ sinh viên tốt nghiệp muộn hơn so với kế hoạch chuẩn của trường do chưa đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ ở các chương trình đào tạo tiêu chuẩn học bằng tiếng Việt khoảng 20%. Con số này ở các chương trình đào tạo tiên tiến (học 100% bằng tiếng Anh) là khoảng 5%. Còn với các chương trình đào tạo đặc thù (chương trình chất lượng cao, chương trình định hướng ứng dụng POHE học 30-50% các môn học bằng tiếng Anh), số sinh viên tốt nghiệp muộn so với kế hoạch chuẩn là khoảng 8%.

Theo đại diện Trường ĐH Thương mại, ở khóa sinh viên tốt nghiệp gần nhất, có khoảng 30% chậm tốt nghiệp, trong đó có những sinh viên do chưa đạt chuẩn đầu ra tiếng Anh (số còn lại vì những lý do khác chưa học đủ học phần). 

Theo vị này, số gặp vướng mắc về ngoại ngữ chủ yếu rơi vào nhóm sinh viên ở nông thôn, hoàn cảnh khó khăn. Đây cũng là trở ngại trong công tác giảng dạy của trường. “Bởi các em vốn đã yếu ngoại ngữ, chương trình tiếng Anh ở bậc đại học lại nặng hơn nữa. Các em không chỉ áp lực khi không đủ thời gian mà còn cả vấn đề kinh phí. Bởi muốn học thêm, bổ sung về ngoại ngữ phải có tiền. Trong khi đóng học phí chương trình chính khóa đã là gánh nặng. Một số em còn gặp bất lợi khi vừa phải đi làm thêm để trang trải tiền học và sinh hoạt. Do đó việc đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ sẽ khó khăn hơn”, vị này nói.

Chính vì vậy, thông thường, để đảm bảo tốt nghiệp, các em thường hoàn thành hết chương trình học các môn, sau đó mới tập trung hoàn toàn cho việc hoàn thành các học phần/tín chỉ ngoại ngữ. “Như vậy, về cơ bản, các em vẫn tốt nghiệp ra trường được nhưng chấp nhận việc tốt nghiệp muộn”, vị này nói.

Tuy nhiên, theo vị này, trong tương lai, để hướng tới nâng cao chất lượng đào tạo, xu hướng của nhà trường vẫn sẽ nâng chuẩn đầu ra về tiếng Anh để xét tốt nghiệp là từ mức IELTS 5.5 trở lên (thay vì IELTS 5.0 như hiện nay).

Trường kỹ thuật "thoát mác" sinh viên kém ngoại ngữ

Theo PGS Bùi Hoài Thắng - Trưởng phòng Đào tạo, Trường Đại học Bách khoa TPHCM yêu cầu về ngoại ngữ khi tốt nghiệp bậc đại học đã được quy định trong khung trình độ quốc gia (bậc 3/6 khung trình độ ngoại ngữ Việt Nam).

Nhà trường luôn chú trọng đến việc đào tạo ngoại ngữ cho sinh viên và giúp sinh viên sẵn sàng tham gia vào thị trường lao động trình độ cao, hội nhập quốc tế. Hiện nay, chương trình đào tạo tiêu chuẩn (bằng tiếng Việt) có chuẩn đầu ra ngoại ngữ tương đương TOEIC 600, chương trình giảng dạy bằng tiếng Anh/tiên tiến là IELTS 6.0 (cũng là chuẩn đầu vào).

Mặt khác để thúc đẩy việc học tiếng Anh, nhà trường đặt ra các ngưỡng tiếng Anh từng cấp độ/từng năm học theo lộ trình giảng dạy các môn tiếng Anh của nhà trường. Sinh viên được yêu cầu phải đạt chuẩn đầu ra ngoại ngữ trước khi nhận đồ án tốt nghiệp, để khi hoàn thành xong đồ án tốt nghiệp là có thể nhận bằng tốt nghiệp ngay. Vì vậy tại Trường Đại học Bách khoa TPHCM gần như rất ít sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra ngoại ngữ. 

Trong khi đó ở Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, TS Nguyễn Trung Nhân - Trưởng phòng Đào tạo, cho biết, nhà trường chưa có thống kê cụ thể số sinh viên chậm nhận bằng tốt nghiệp do vướng chuẩn đầu ra ngoại ngữ, tuy nhiên sơ bộ khoảng 5-10% sinh viên mỗi khoá. Đa phần những sinh viên này rơi vào các khối ngành kỹ thuật nhiều hơn, còn ở khối ngành kinh tế dịch vụ rất ít. 

TS Nguyễn Thanh Hùng- Trưởng Ban đào tạo ĐH Bách khoa Hà Nội thông tin, nhận thức vai trò, tầm quan trọng của ngoại ngữ trong xã hội hiện đại, nhà trường cũng đưa ra chuẩn đầu ra ngoại ngữ để sinh viên dù tập trung vào kiến thức chuyên môn cũng không lơ là việc học ngoại ngữ. Theo đó, nhà trường đưa ra yêu cầu sinh viên phải đạt được chuẩn Tiếng Anh mới có thể tốt nghiệp. 

“ĐH Bách khoa Hà Nội quan điểm rằng kể cả sinh viên theo học khối ngành kỹ thuật, nền tảng tiếng Anh cũng vẫn phải tốt, để sau khi tốt nghiệp ra trường có thể đáp ứng và phát triển trong bối cảnh quốc tế hóa. Việc biết tiếng Anh rất quan trọng và lợi thế, bởi có thể giúp các em sau này có thể đọc hiểu tài liệu, tiếp cận những công nghệ mới…

Do đó, tùy vào từng hệ/chương trình đào tạo, ĐH Bách khoa Hà Nội có những yêu cầu về đầu ra ngoại ngữ khác nhau. Đối với những hệ đào tạo học bằng tiếng Anh, yêu cầu sẽ cao hơn hệ thường”, ông Hùng nói. 

Theo ông Hùng, trong số các sinh viên chậm tốt nghiệp mỗi năm của trường, vì nhiều nguyên nhân, có cả số vì vướng đầu ra về ngoại ngữ. Thực tế, số sinh viên bị chậm tốt nghiệp vì vướng đầu ra về ngoại ngữ chủ yếu là sinh viên theo học chương trình chuẩn (học thuần bằng Tiếng Việt). Với sinh viên theo học những chương trình tiên tiến, hầu như không gặp vấn đề về việc này, bởi đều có nền tảng và học bằng tiếng Anh.

 

 

No comments:

Post a Comment