Thursday, July 4, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 04 tháng 07 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

New York Times: Xuất hiện dân biểu thứ hai trong đảng Dân chủ Mỹ nói Biden cần dừng tranh cử

Thực hư chuyện đệ nhất phu nhân Ukraine mua siêu xe đắt nhất thế giới

Hình ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc mở rộng căn cứ gián điệp ở Cuba

16 nam công nhân Việt được giải cứu khỏi điều kiện sống tồi tệ ở Canada

Việt Nam tăng lương 30% để trị tham nhũng, liệu có khả thi?

Báo cáo HRMI 2024: Người dân Việt Nam ‘không an toàn’ trước nhà nước 

Thêm 37 nhà lập pháp Mỹ yêu cầu không cấp quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam

Các di dân Trung Quốc vượt biên trái phép vào Mỹ bị trục xuất về nước

Hai ông Putin và Tập sẽ gặp nhau bên lề Thượng đỉnh SCO

Các nước NATO cam kết viện trợ quân sự 40 tỷ euro cho Ukraine

Thượng nghị sỹ Philippines nói Trung Quốc nhắm tên lửa siêu thanh vào Philippines

RFA

Các hãng khổng lồ và kế hoạch chuyển đầu tư khỏi Việt Nam

Foxconn Đài Loan mở rộng đầu tư linh kiện điện tử tại Việt Nam

Philippines và Trung Quốc đồng ý “giảm nhiệt căng thẳng” tại Biển Đông

Bắt giam Chủ tịch HĐQT Công ty HDTC về hành vi tham ô

Vụ buôn lậu hàng triệu lít xăng: Tổng giám đốc Công ty Dương Đông Hòa Phú bị tạm cấm xuất cảnh

Dân biểu California: Cần phóng thích sư Thích Minh Tuệ nếu ông đang bị giam giữ bất công!

Nhiệm kỳ thẩm phán suốt đời với thể chế chính trị Việt Nam

HRW: EU cần trừng phạt lãnh đạo Việt Nam thay vì cứ Đối thoại Nhân quyền

Gia Lai: Tám người bị truy tố vì các sai phạm trong công tác bồi thường tái định cư

Bắt ba người trong đường dây đưa người đi Úc lao động trái phép dưới “vỏ bọc” nhà sư

EVN báo lỗ hơn 25.000 tỷ đồng trong năm 2023, đề nghị điều chỉnh giá bán lẻ điện

Hơn 550 tàu cá ở Quảng Ngãi mất kết nối trên 10 ngày

Kênh đào Phù Nam sẽ được Campuchia động thổ nhân dịp sinh nhật ông Hun Sen

Việt Nam nhập siêu từ Trung Quốc chạm mốc 40 tỷ USD

Đại diện Vatican kêu gọi giải quyết hòa bình tranh chấp tại Biển Đông

Việt Nam và Hàn Quốc cam kết tăng cường hợp tác trong xây dựng dây chuyền cung ứng

Tập đoàn Nhật Bản và Hàn Quốc ký ghi nhớ thực hiện dự án điện gió ngoài khơi ở Việt Nam

TikTok cung cấp tín dụng một triệu đô la giúp các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam quảng cáo

Dời ngày xét xử vụ giám đốc cầm cố “khống” gạo để vay tiền ngân hàng

BBC

Ông Biden khẳng định tiếp tục tranh cử bất chấp áp lực kêu gọi rút lui

Trung Quốc đang làm gì tại căn cứ quân sự Ream của Campuchia? (bài 2)

Căn cứ Ream của Campuchia thay đổi như thế nào từ năm 2019 đến nay? (bài 1)

Các dòng tiền trong vụ việc liên quan con trai ‘vua rác’ David Dương

Hơn 100 người chết do giẫm đạp tại sự kiện tôn giáo ở Ấn Độ

Bầu cử Anh: Đảng Bảo thủ và 12 chính sách 'trụ cột' nếu đắc cử

Bầu cử Anh: Đảng Lao động và 12 chính sách 'trụ cột' nếu đắc cử

Bầu cử Pháp: Bốn lý do cử tri ủng hộ đảng cực hữu của Jordan Bardella

Bầu cử Vương quốc Anh 2024: Điều gì đang bị đe dọa và điều gì sẽ xảy ra?

Tiệc ma túy ở Đài Loan, 64 người Việt bị bắt

Việt Nam nhận 15 tỷ USD để giảm điện than nhưng xây thêm nhà máy: Mỹ ‘sẽ giám sát chặt’

Philippines 'sẵn sàng đối thoại với Việt Nam' về Biển Đông

Việt Nam

Ông Hun Sen kêu gọi cả nước bắn pháo hoa ngày động thổ kênh đào Phù Nam Techo

Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Hàn Quốc, có gì đáng chú ý?

‘Khiêu dâm trẻ em từ Việt Nam tràn qua Campuchia’

Việt Nam bán ra hơn 5 tỷ USD, bình ổn tỷ giá được không?

Ông Nguyễn Văn Yên bị bắt: Ông Phan Đình Trạc có 'chịu trách nhiệm người đứng đầu'?

Đối phó Trung Quốc trên Biển Đông: Việt Nam cần 'rõ ràng, sòng phẳng' như Philippines?

Luận án tiến sĩ luật của nhà sư Thích Chân Quang bị mổ xẻ, giải mã vụ tốt nghiệp 'thần tốc'

Vietnam Airlines đối mặt với nguy cơ vỡ nợ như thế nào?

Bí thư Thành ủy Hà Nội: Ai thay ông Đinh Tiến Dũng?

Buôn người: Mỹ nâng hạng Việt Nam dù lo ngại 'sự đồng lõa của quan chức chính phủ'

Người Việt Nam bị 'lừa' bởi hàng loạt sản phẩm dán nhãn Hàn Quốc

Cựu Phó Trưởng ban Nội chính Trung ương Nguyễn Văn Yên bị bắt

RFI

Vòng 2 bầu cử Quốc Hội Pháp: Hơn 210 ứng viên rút để dồn phiếu ngăn chặn cực hữu

Tại Kiev, thủ tướng Hungary kêu gọi Ukraina chấp nhận ngừng bắn với Nga

Tranh cử tổng thống Mỹ: Sức ép đòi Biden rút lui ngày càng gia tăng trong nội bộ đảng Dân Chủ

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Trí tuệ nhân tạo, “đồng minh” hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu ?

Pháp: Kỳ thị - bài ngoại, động lực chủ yếu của phiếu bầu cho đảng cực hữu

Việt Nam hoàn thiện kế hoạch Quỹ thu hút đầu tư nước ngoài

Vừa lo chống Nga trên chiến trường, Ukraina vừa phải đôn đáo trả nợ

Mỹ viện trợ quân sự thêm 2,3 tỉ đô la cho Ukraina

Lãnh đạo Trung Quốc và Nga tới Kazakhstan dự thượng đỉnh Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

Washington nghi ngờ Trung Quốc lập trạm nghe lén Hoa Kỳ tại Cuba

EURO 2024 : Vòng 1/8 kết thúc với nhiều cảm xúc

Thủ tướng Hungary Viktor Orban lần đầu tiên đến Ukraina

Pháp : Các chính đảng tả hữu cố ngăn chận phe cực hữu lên nắm quyền

Philippines và Trung Quốc đồng ý hạ nhiệt căng thẳng ở Biển Đông

Ukraina hối thúc nhanh chóng “kết thúc chiến tranh”

Kinh tế Pháp bên bờ vực thẳm sau bầu cử Quốc Hội ?

Cực tả và cực hữu đối lập hoàn toàn trong vấn đề nhập cư

Đạt được số phiếu kỷ lục, đảng cực hữu Pháp « trúng số »

(Reuters) - Ấn Độ: 121 người thiệt mạng vì bị chen lấn xỗ đẩy tại một lễ hội tôn giáo ở bang Uttar Pradesh, miền bắc đất nước. Theo số liệu của cảnh sát, số người dự lễ cao hơn gấp 3 lần so với sức chứa cho phép. Hơn 250.000 người đã tập trung trong bầu không khí nắng nóng ngột ngạt tại nơi cách New Delhi khoảng 200km. Trong số nạn nhân thiệt mạng, có 112 phụ nữ và 7 em nhỏ. Ngoài ra còn có 31 người bị thương.

(Reuters) - Các nước thành viên Liên Mĩnh Bắc Đại Tây Dương đồng ý năm 2025 tài trợ thêm 40 tỉ euro cho Ukraina. Một nguồn tin ngoại giao của NATO hôm nay 03/07/2024 cho biết về khoản tài trợ nói trên khi chỉ còn vài ngày nữa là đến thượng đỉnh NATO ở Washington (09-11/07). Tổng thư ký sắp mãn nhiệm Jens Stoltenberg hồi cuối tháng 05 đã kêu gọi các đồng minh phương Tây của Kiev duy trì mức tài trợ thường niên tối thiểu là 40 tỉ euro như hiện nay cho Ukraina chừng nào Kiev còn cần để chiến đấu chống Nga.

(AFP) - Mỹ : Viện công tố Manhattan có thể lùi ngày tuyên án ông Trump trong vụ án Stormy Daniels đến ngày 18/09/2024. Thông báo của Viện công tố Manhattan được đưa ra hôm 02/07, sau khi Tòa tối cao ra phán quyết Donald Trump được hưởng quyền “miễn trừ truy tố hình sự của tổng thống”. Trước đó, các luật sư của ông Trump đã đề nghị thẩm phán hủy cáo buộc ông Trump phạm 34 tội danh về làm sai hồ sơ kinh doanh để thanh toán 130.000 đô la “bịt miệng” diễn viên phim khiêu dâm Stormy Daniels hồi cuối chiến dịch tranh cử tổng thống 2016.

(AFP) - Mỹ cho phép sử dụng một loại thuốc điều trị bệnh Alzheimer. Kisunla, thuốc điều trị của công ty dược Eli Lilly nhằm làm giảm quá trình phát triển bệnh Alzheimer, đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép ngày 02/07/2024. Thuốc Kisunla tấn công vào các mảng « amyloid » nằm trong não của bệnh nhân mắc bệnh Alzheimer. Những mảng này bám giữa các tế bào thần kinh ở vỏ não và phá vỡ các kết nối giữa các tế bào thần kinh. Tuy nhiên, chi phí điều trị hàng năm của loại thuốc này lên tới 56.000 đô la và đang gây tranh cãi vì cơ quan bảo hiểm Mỹ cho những người trên 65 tuổi từ chối hoàn trả do chi phí quá cao và hiệu quả về lâu dài vẫn chưa được chứng thực. 

(AFP) - Đài Bắc đòi Bắc Kinh trả tàu cá bị giữ. Chính quyền Đài Bắc Loan đã yêu cầu Bắc Kinh  thả con tàu đánh cá của Đài Loan bị hải cảnh Trung Quốc bắt giữ trong vùng biển gần đảo Kim Môn, do Đài Loan quản lý. Tuần duyên Đài Loan xác nhận tối qua, 02/07, một tàu đánh cá của Đài Loan đã bị 2 tàu Hải cảnh Trung Quốc chặn bắt cách bờ đảo Kim Môn khoảng 44 km. 

(AFP) - Tàu chiến Nga tới Venezuela. Bộ Quốc Phòng Nga ngày 02/07/2024 thông báo, nhiều tàu chiến thuộc hạm đội Phương Bắc đã tới Venezuela, dự kiến sẽ ở lại đó « trong nhiều ngày ».  Mục đích của việc các tàu chiến trên xuất hiện trong vùng này là để thể hiện và bảo đảm sự hiện diện của hải quân Nga trong những vùng hoạt động quan trọng, theo thông cáo của bộ Quốc Phòng Nga. Sau chuyến ghé thăm này, các tàu Nga sẽ tiếp tục làm nhiệm vụ trong các vùng biển Đại Tây Dương.

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: 4/07/2024

1/ THÊM 37 NGHỊ SĨ MỸ BÁC BỎ VIỆC CẤP QUY CHẾ KINH TẾ THỊ TRƯỜNG CHO VN.

Một nhóm nghị sĩ của Ủy ban Thép tại quốc hội Mỹ đã bày tỏ quan ngại của họ tới bộ trưởng Thương mại về việc bộ này xem xét đưa Việt Nam ra khỏi danh sách nền kinh tế phi thị trường theo yêu cầu của VN.

Cần biết là Việt Nam bị Mỹ xác định là nền kinh tế “phi thị trường” trong hơn 20 năm qua và bộ công thương Việt Nam vào tháng 9 năm ngoái đã yêu cầu bộ Thương mại Mỹ đánh giá lại tình trạng này. Chính phủ Joe Biden vào tháng 10 đã đồng ý xem xét lại tình trạng của Việt Nam và bộ thương mại Mỹ dự trù đưa ra quyết định trong vòng vài tuần nữa.

Trong bức thư gửi Bộ trưởng Gina Raimondo, 37 thành viên của Ủy ban lưỡng đảng, đại diện cho các khu vực có các nhà sản xuất thép, viết rằng Việt Nam “vẫn là một ví dụ điển hình về nền kinh tế do nhà nước kiểm soát từ trên xuống dưới và đã trở thành mối đe dọa đáng kể đối với các nhà sản xuất thép theo định hướng thị trường ở Hoa Kỳ”.

Theo các nghị sĩ này, ngành thép Việt Nam đã chuyển đổi “thành một nhà sản xuất thép lớn và là một trong những nước kinh doanh thép không công bằng tai hại nhất trên thế giới”. Trích dẫn dữ liệu từ tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế, các nghị sĩ Mỹ cho biết một nửa sản lượng thép của Việt Nam là dành cho xuất cảng.

Lá thư cho biết là trong năm 2010, lượng thép VN nhập cảng vào Mỹ chưa đến 40 ngàn tấn. Đến năm 2018, lượng nhập cảng từ Việt Nam vượt qua 1 triệu tấn.

Theo cáo buộc của Ủy ban Thép tại quốc hội Mỹ, Việt Nam là nơi các công ty thép từ các quốc gia khác như Trung Cộng tìm cách dịch chuyển sản xuất đến đây để tránh các lệnh phòng vệ thương mại của Hoa Kỳ. Do đó, theo lập luận của họ, trao quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam mà không xem xét đầy đủ các yếu tố được quy định trong đạo luật thuế quan Hoa Kỳ năm 1930 sẽ là “quá sớm và không chính đáng”.

Hàng chục nghị sĩ Mỹ trước đây cũng đã đưa ra quan điểm tương tự về việc bộ thương mại xem xét công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.

2/ BA NGƯỜI BỊ BẮT VÌ ĐƯA NGƯỜI ĐI ÚC DƯỚI VỎ BỌC NHÀ SƯ.

Vào hôm 2/7, công an tỉnh Hà Tĩnh đã bắt giữ 3 người trong đường dây đưa người sang Úc lao động trái phép dưới vỏ bọc “nhà sư”.

Công an Hà Tĩnh vào ngày 2/7 cho biết đã truy tố vụ án này, bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Ngọc Hằng, cư ngụ tại Sài Gòn, về tội "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” và "làm giả con dấu, tài liệu”, Hai người khác là bà Đậu Thị Khuyên ở tỉnh Hà Tĩnh bị bắt về tội "tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài” và ông Nguyễn Văn Khánh 28 tuổi cũng bị bắt về tội "làm giả con dấu và tài liệu".

Công an Hà Tĩnh cho biết, từ cuối năm 2023, họ đã nắm được thông tin có một số nghi phạm lợi dụng việc các cơ sở Phật giáo ở Úc thường xuyên tổ chức các khóa tu học dành cho Phật tử trên toàn thế giới nên đã tổ chức cho nhiều công dân trong nước sang Úc lao động với thủ đoạn làm giả hồ sơ nhà sư. Chi phí cho mỗi người đưa đi trót lọt là 300 triệu đồng.

Cụ thể vào đầu năm nay, công an phát giác Khuyên, Hằng và Khánh tổ chức cho Hồ Văn Thìn ở Nghệ An sang Úc lao động theo đường dây trên. Theo thỏa thuận, khi Thìn sang đến Úc, nhóm của Hằng sẽ cho người quen đón Thìn và sắp xếp công việc làm nghề nông tại Úc cho ông này.

Nhóm này yêu cầu ông Thìn cạo đầu, mặc đồ tu hành đến chùa Kim Quang ở Đà Nẵng để chụp ảnh. Sau đó nhóm này liên lạc các chùa ở Úc để xin thư mời cho Thìn với pháp danh Thích Giác Ngộ.

 

3/ KHỐI NATO CAM KẾT VIỆN TRỢ QUÂN SỰ 40 TỶ ÂU KIM CHO UKRAINA.

Các đồng minh trong khối NATO đã đồng ý viện trợ quân sự 40 tỷ Âu kim cho Ukraina vào năm tới, theo tiết lộ của hai nhà ngoại giao Tây Âu vào hôm qua 3/7, một tuần trước khi các nhà lãnh đạo của liên minh gặp nhau tại Washington - Hoa Thịnh Đốn. Trong khi đó, Hoa Kỳ cũng loan báo khoản viện trợ quân sự hơn 2 tỷ Mỹ kim cho Ukraina vào hôm qua.

Tổng thư ký NATO Jens Stoltenberg đã yêu cầu các đồng minh thực hiện cam kết cho nhiều năm, để duy trì viện trợ quân sự cho Ukraina ở mức tương tự như mức trước đây kể từ khi Nga phát động cuộc xâm lược toàn diện Ukraina vào năm 2022. Tính tổng cộng sẽ lên đến 40 tỷ Âu kim mỗi năm.

Mặc dù các nước thành viên NATO không ủng hộ yêu cầu ban đầu của ông Stoltenberg là cam kết viện trợ nhiều năm như vậy, nhưng thỏa thuận này bao gồm điều khoản để xem xét lại mức đóng góp của các đồng minh tại các hội nghị NATO trong tương lai.

Các nước thành viên cũng quyết định sẽ soạn thảo hai phúc trình trong năm tới để xác định nước nào cung cấp thứ gì cho Ukraina, nhằm đáp ứng yêu cầu minh bạch hơn về việc chia sẻ gánh nặng giữa các nước trong liên minh.

Cam kết tài chính này nằm trong khoản trợ giúp Ukraina lớn hơn mà các nhà lãnh đạo NATO sẽ đồng ý khi nhóm họp tại hội nghị thượng đỉnh Washington - Hoa Thịnh Đốn từ ngày 9 đến ngày 11/7.

Cần biết là vào tháng 6 vừa qua, các nước đã quyết định là khối NATO sẽ đảm nhận vai trò lớn hơn trong việc điều phối vũ khí cung cấp cho Ukraina, để thay cho Mỹ trong nỗ lực giữ cho việc này không bị ảnh hưởng khi ông Donald Trump, người hoài nghi về khối NATO, đang tranh cử nhiệm kỳ tổng thống Mỹ thứ nhì.

Trong khi đó Hoa Kỳ thông báo khoản viện trợ quân sự mới trị giá hơn 2 tỷ Mỹ kim cho Ukraina, trong đó có tài trợ mua thiết bị phòng không và vũ khí chống tăng. Bộ trưởng quốc phòng Mỹ Lloyd Austin vào hôm 2/7 thông báo như trên với đồng nhiệm Ukraina, Roustem Oumerov, khi đón tiếp ông tại Ngũ Giác Đài.

4/ TRUNG CỘNG BẮT GIỮ TÀU CÁ ĐÀI LOAN GẦN ĐẢO KIM MÔN.

Giới chức Trung Quốc vào cuối ngày 2/7 đã lên tàu và bắt giữ một tàu câu mực Đài Loan đánh bắt gần bờ biển Hoa Lục và cũng gần một hòn đảo do Đài Loan kiểm soát. Sau đó đã kéo chiếc tàu cá này đến một hải cảng của Trung Cộng, theo loan báo của lực lượng tuần duyên Đài Loan.

Tàu câu mực này hoạt động ở gần quần đảo Kim Môn do Đài Loan quản trị, vốn nằm gần các thành phố Hạ Môn và Tuyền Châu của Hoa Lục. Nhưng vào tối ngày 2/7 nó lại đang đánh bắt ở vùng biển Trung Cộng và bị hai tàu kiểm ngư Trung Cộng bắt giữ.

Tàu Đài Loan đã đánh bắt trong thời gian Trung Cộng cấm đánh cá. Tuần duyên Đài Loan cho biết là chính phủ Đài Loan sẽ liên lạc với Trung Cộng và kêu gọi họ thả những ngư dân bị bắt càng sớm càng tốt.

Giới chức tỉnh Phúc Kiến ở miền nam Trung Cộng đã bắt giữ con tàu Đài Loan, theo thông cáo của hải cảnh Trung Cộng vì chiếc tàu này đã vi phạm lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè và đánh bắt bất hợp pháp. Cần biết là loại lưới mà ngư dân Đài Loan xử dụng có mắt lưới nhỏ hơn nhiều mắt lưới tối thiểu mà Trung Cộng quy định, do đó gây thiệt hại cho tài nguyên thủy sản và môi trường biển.

Đài Loan đã khai triển tàu tuần duyên để trợ giúp và phát cảnh cáo yêu cầu Trung Cộng thả chiếc tàu cá bị bắt, nhưng các tàu của Trung Cộng đã phát lời là họ sẽ không đáp ứng. Các tàu của Đài Loan sau đó đã lùi lại để tránh xung đột và chiếc tàu cá Đài Loan đã được đưa đến một hải cảng Trung Cộng. Ba trong số năm ngư dân trên tàu là người Indonesia.

 

VNThoibao

VNTB – EU cần có giải pháp tốt hơn về chính sách đàn áp đang gia tăng của Việt Nam

VNTB – Mừng sinh nhật thứ 10 của Hội Nhà Báo Độc Lập Việt Nam

VNTB – Tại sao lại là chợ Bến Thành? 

VNTB – Ảnh hưởng sau cuộc tranh luận

VNTB – Hiện đại nhưng cũng cần chú ý đến người dùng

 Nghiên Cứu Quốc Tế

Học giả Trung Quốc nói về sự trỗi dậy của ‘thuyết sự suy tàn của Mỹ

Hamas đang giành chiến thắng

Báo Tiếng Dân

Nhà thơ Hoàng Cát, tác giả “Cây táo ông Lành”, qua đời02/07/2024

 

Thuy My

Phúc Lai - Viết dài trung bình về cuộc chiến tranh ở Ukraine ngày 03/07/2024

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 859, 02-07-2024

Nguyễn Văn Tuấn - Đọc luận án tiến sĩ của thượng tọa Thích Chân Quang

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 03.07.2024

Thái Hạo - Về nan đề Minh Tuệ

Mạc Văn Trang - Trò chuyện với cháu về sư Minh Tuệ

Đỗ Duy Ngọc - Lương hưu

Nguyễn Doãn Đôn - "Trong im lặng ta hiểu mình rõ nhất"

Tạ Duy Anh - Bi, hài chuyện văn chương

Nguyễn Thông - Bác Hoàng Cát

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Thư gửi luật sư Đặng Đình Bách 04/07/2024

Căn cứ Ream của Campuchia thay đổi như thế nào từ năm 2019 đến nay? (Bài 1) 04/07/2024

Mua máy bay chở khách của Trung Quốc: Vì sao Vietnam Airlines cố đâm đầu vào chỗ chết? 03/07/2024

Bộ máy phình to và chi phí ngân sách Nhà nước tăng mạnh 03/07/2024

Hối lộ, tham nhũng nơi cửa chùa 03/07/2024

Hiệp ước Putin-Kim là cơ hội cho phương Tây 03/07/2024

Thăm đồi thông Phương Bối 03/07/2024

Nhà thơ Hoàng Cát qua đời 03/07/2024

Đừng vội mừng khi Chính phủ lại tăng lương dồn dập 02/07/2024

Đài Loan cần phải điều chỉnh chiến lược phòng thủ để tận dụng hỗ trợ hiệu quả hơn 02/07/2024

Hơn 430 triệu người Trung Quốc thoái xuất khỏi Đảng, Đoàn, Đội 02/07/2024

Về đề thi Ngữ văn và mấy điều cân nhắc 01/07/2024

Học hè hay ‘nghỉ cho khỏe’? 01/07/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

MỘT PHÓ CHỦ TỊCH HUYỆN BỊ KHAI TRỪ ĐẢNG

Đức Ngọc

https://nld.com.vn/mot-pho-chu-tich-huyen-bi-khai-tru-dang-196240704071319123.htm

(NLĐO) - Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước, một Phó Chủ tịch UBND huyện đã bị khai trừ Đảng

Ngày 4-7, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Nghệ An cho biết Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An vừa thi hành kỷ luật ông Trần Đức Lợi, Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp, kiêm Trưởng Ban quản lý các cụm công nghiệp huyện Quỳ Hợp.

Qua nghe báo cáo của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An nhận thấy ông Trần Đức Lợi đã suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước.

Ông Lợi đã bị Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An khởi tố, bắt tạm giam do vi phạm nghiêm trọng quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước khi thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; vi phạm quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương; gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến uy tín của tổ chức đảng và chính quyền địa phương.

Xét nội dung, tính chất, mức độ, hậu quả và nguyên nhân vi phạm, căn cứ các quy định của Đảng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An đã quyết định thi hành kỷ luật ông Trần Đức Lợi bằng hình thức khai trừ Đảng.

Trước đó, như Báo Người Lao Động đã đưa tin, tháng 6-2024, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố bị can, bắt tạm giam ông Trần Đức Lợi (SN 1978, Phó Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp), ông Nguyễn Văn Khoa (SN 1983, Giám đốc Công ty CP môi trường Việt Anh) để điều tra về tội "Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Ngoài 2 bị can nêu trên, cơ quan công an đã khởi tố bà Nguyễn Thị Hồng Nhung (SN 1984), chuyên viên Phòng Tài chính – Kế hoạch UBND huyện Quỳ Hợp; Phạm Thị Giang (SN 1995), nhân viên Công ty CP môi trường Việt Anh.

Được biết, các bị can trên bị khởi tố do liên quan đến việc lập khống báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường để thanh toán tiền ngân sách, gây thiệt hại cho Nhà nước.

 

105 THÀNH PHỐ, THỊ XÃ KHÔNG ĐƯỢC PHÂN LÔ, BÁN NỀN TỪ 1/8

Hồng Khanh

https://vietnamnet.vn/105-thanh-pho-thi-xa-khong-duoc-phan-lo-ban-nen-tu-1-8-2297971.html

Luật Kinh doanh bất động sản 2023 có hiệu lực từ ngày 1/8, không cho phân lô, bán nền tại 105 thành phố, thị xã, tăng 81 địa phương so với quy định hiện hành.

Cụ thể, Luật Kinh doanh bất động sản 2023 quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho cá nhân tự xây dựng nhà ở, tự phân lô bán nền trong khu vực các phường, quận, thành phố của đô thị loại đặc biệt, loại I, II, III và thuộc trường hợp đấu giá quyền sử dụng đất để đầu tư dự án xây dựng nhà ở theo quy định của Luật Đất đai.

Với những khu vực còn lại, UBND cấp tỉnh sẽ quyết định khu vực chủ đầu tư có thể phân lô tách thửa và chuyển nhượng cho cá nhân tự xây nhà ở.

Trong khi đó, luật hiện hành chỉ ngăn chặn phân lô, bán nền tại các phường của các đô thị loại đặc biệt và đô thị loại I trực thuộc Trung ương; khu vực có yêu cầu cao về kiến trúc cảnh quan, khu vực trung tâm và xung quanh các công trình là điểm nhấn kiến trúc trong đô thị; mặt tiền các tuyến đường cấp khu vực trở lên và các tuyến đường cảnh quan chính trong đô thị.

Theo thống kê của Bộ Xây dựng, đến tháng 12/2023, toàn quốc có 902 đô thị; trong đó, có 2 đô thị loại đặc biệt, 22 đô thị loại I, 36 đô thị loại II, 45 đô thị loại III, 95 đô thị loại IV và 702 đô thị loại V.

Như vậy, quy định mới sẽ cấm phân lô bán nền tại 105 thành phố, thị xã, tăng thêm 81 địa phương so với quy định hiện hành. 

Ngoài 2 đô thị loại đặc biệt gồm Hà Nội và TP.HCM sẽ bị siết phân lô bán nền còn có 22 đô thị loại I.

Trong đó, có 3 thành phố trực thuộc Trung ương là Hải Phòng, Đà Nẵng, Cần Thơ và 19 thành phố thuộc tỉnh gồm Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Bắc Ninh, Hải Dương, Pleiku, Long Xuyên.

36 đô thị loại II bao gồm các thành phố thuộc tỉnh: Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hòa, Uông Bí, Thái Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Phú Quốc, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc Giang, Phan Rang - Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa Đéc, Móng Cái, Phủ Lý, Bến Tre, Hà Tĩnh, Lạng Sơn, Sơn La, Tân An, Vị Thanh, Cao Lãnh, Vĩnh Long, Tuyên Quang, Sóc Trăng, Kon Tum, Dĩ An, Yên Bái.

45 đô thị loại III với 29 thành phố và 16 thị xã.

Cụ thể, 29 thành phố là Điện Biên Phủ, Hòa Bình, Hội An, Hưng Yên, Đông Hà, Bảo Lộc, Hà Giang, Cam Ranh, Cao Bằng, Lai Châu, Tây Ninh, Bắc Kạn, Tam Điệp, Sông Công, Sầm Sơn, Phúc Yên, Hà Tiên, Đồng Xoài, Chí Linh, Long Khánh, Gia Nghĩa, Ngã Bảy, Thuận An, Hồng Ngự, Từ Sơn, Phổ Yên, Tân Uyên, Bến Cát, Gò Công.

16 thị xã gồm: Sơn Tây, Cửa Lò, Phú Thọ, Bỉm Sơn, La Gi, Sông Cầu, Long Mỹ, Tân Châu, Cai Lậy, Quảng Yên, Kỳ Anh, Bình Minh, Đông Triều, Phú Mỹ, An Nhơn, Kiến Tường.


CỰU CHỦ TỊCH FLC TRỊNH VĂN QUYẾT ĐÃ TỰ NGUYỆN NỘP KHẮC PHỤC BAO NHIÊU TIỀN?

Trọng Phú/VOV.VN

https://vov.vn/phap-luat/cuu-chu-tich-flc-trinh-van-quyet-da-tu-nguyen-nop-khac-phuc-bao-nhieu-tien-post1105528.vov

VOV.VN - Theo cáo trạng, cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết đã tự nguyện nộp khắc phục số tiền trên 189 tỷ đồng.

Ngày 22/7 tới, TAND TP Hà Nội sẽ đưa ra xét xử cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cùng 49 bị cáo khác bị truy tố trong vụ án "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; thao túng thị trường chứng khoán; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán” xảy ra tại FLC.

Cùng hầu tòa với bị cáo Trịnh Văn Quyết trong vụ án này còn có nhiều người thân trong gia đình của cựu Chủ tịch FLC như: Trịnh Thị Minh Huế (em gái Quyết); Trịnh Văn Đại (anh họ Quyết), Nguyễn Văn Mạnh (em rể Quyết), Hoàng Thị Thu Hà (em họ Quyết).

Nhóm cựu lãnh đạo sàn chứng khoán HOSE hầu tòa gồm: Trần Đắc Sinh, Lê Hải Trà, Trầm Tuấn Vũ, Lê Thị Tuyết Hằng... Ở vụ án này, phía truy tố cho rằng ông Trịnh Văn Quyết là chủ mưu: "Hành vi của Trịnh Văn Quyết đã phạm vào khoản 4 Điều 174, khoản 2 Điều 211 Bộ luật Hình sự năm 2015 với vai trò chủ mưu, tổ chức".

Ông Quyết bị truy tố bởi hai hành vi. Thứ nhất là Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, liên quan đến việc nâng khống vốn góp chủ sở hữu tại công ty Faros từ 1,5 tỷ đồng lên tận 4.300 tỷ đồng. Qua đó, Trịnh Văn Quyết sử dụng sàn giao dịch HOSE làm phương tiện để bán hơn 391 triệu cổ phiếu hình thành từ vốn góp nâng khống cho 30.403 nhà đầu tư trên sàn chứng khoán, chiếm đoạt trên 3.621 tỷ đồng.

Hành vi bị truy tố thứ hai của ông Quyết là Thao túng thị trường chứng khoán. Liên quan đến việc ông Quyết chỉ đạo người thân, cấp dưới lập 500 tài khoản chứng khoán đứng tên các cá nhân, pháp nhân tại 41 công ty chứng khoán. Từ đó, các bị cáo thực hiện hành vi thao túng thị trường chứng khoán, tạo cung cầu giả với các mã chứng khoán AMD, HAI, GAB, FLC, ART và thu lợi bất chính hơn 723 tỷ đồng. 

Phía truy tố xác định, trong quá trình điều tra, ông Trịnh Văn Quyết khai nhận hành vi như đã nêu và tự nguyện nộp khắc phục số tiền trên 189 tỷ đồng.

 

PHÊ CHUẨN MIỄN NHIỆM PHÓ CHỦ TỊCH UBND TỈNH HẬU GIANG HỒ THU ÁNH

Anh Văn

https://soha.vn/phe-chuan-mien-nhiem-pho-chu-tich-ubnd-tinh-hau-giang-ho-thu-anh-198240703155344771.htm

Thủ tướng có quyết định phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Hồ Thu Ánh.

Ngày 3/7, thay mặt Thủ tướng, Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 581 phê chuẩn kết quả miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Hồ Thu Ánh. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Hôm 14/6, tại Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Hậu Giang khóa X thông qua Nghị quyết miễn nhiệm chức vụ Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang nhiệm kỳ 2021 - 2026 đối với bà Hồ Thu Ánh.

Trước đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Hậu Giang quyết định luân chuyển, chỉ định bà Hồ Thu Ánh, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, tham gia Ban Chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy, giữ chức Bí thư Huyện ủy Vị Thủy.

Bà Hồ Thu Ánh sinh năm 1976; quê quán huyện Vĩnh Thuận, tỉnh Kiên Giang. Trước khi được bầu giữ chức Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, bà Hồ Thu Ánh là Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Hậu Giang.

 

HAI ANH EM RUỘT CÙNG BỊ BẮT KHI ĐANG NGỒI 'GHẾ NÓNG' CHỦ TỊCH HĐQT CỦA MỘT CÔNG TY ĐỊA ỐC

Minh Anh

https://soha.vn/hai-anh-em-ruot-cung-bi-bat-khi-dang-ngoi-ghe-nong-chu-tich-hdqt-cua- mot-cong-ty-dia-oc-198240703144001354.htm

Cơ quan điều tra bắt tạm giam ông Đinh Chí Minh - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà (HDTC) về tội “Tham ô tài sản”.

Ngày 3/7, Công an TPHCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Đinh Chí Minh - Chủ tịch HĐQT, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Phát triển và kinh doanh nhà ( HDTC ) về tội “ Tham ô tài sản ”.

Cơ quan điều tra khởi tố bổ sung đối với ông Đinh Trường Chinh (em trai của ông Minh, 50 tuổi, ngụ quận Phú Nhuận, cựu Chủ tịch HĐQT Công ty HDTC ) về cùng tội danh trên. Đây là diễn biến mới trong quá trình điều tra các sai phạm xảy ra tại Công ty HDTC.

Cuối năm 2023, ông Chinh bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM bắt để điều tra về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Sau khi ông Chinh bị bắt, Công ty HDTC đã thay đổi giấy phép đăng ký thay đổi doanh nghiệp và chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm đại diện pháp luật doanh nghiệp được chuyển từ ông Chinh sang ông Minh.

Trước đó, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC01) Công an TPHCM thụ lý vụ án “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí” xảy ra tại Công ty HDTC.

Ngày 16/10/2023, PC01 đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Phan Quang Tống (nguyên Tổng giám đốc Công ty HDTC) và bà Lý Kim Vân (nguyên Kế toán trưởng Công ty HDTC) về tội “Vi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phí”.

Quá trình điều tra mở rộng vụ án, một số cá nhân có liên quan đến vụ án đã tố cáo ông Đinh Trường Chinh về các sai phạm trong quá trình điều hành Công ty HDTC.

Đồng thời, nhiều khách hàng nhận chuyển nhượng dự án Khu đô thị An Phú - An Khánh (TP. Thủ Đức) do Công ty HDTC làm chủ đầu tư cùng tố cáo ông Đinh Trường Chinh và nhiều cá nhân có liên quan về việc dùng nhiều thủ đoạn gian dối, cố ý không thực hiện cam kết hợp đồng chuyển nhượng, không bàn giao các nền đất đã ký với người dân để chiếm đoạt.

Kết quả điều tra xác định, mặc dù khách hàng đã thanh toán hợp đồng nhận chuyển nhượng nền đất tại dự án Khu đô thị An Phú - An Khánh nhưng ông Đinh Trường Chinh lấy nhiều lý do để tự đơn phương chấm dứt hợp đồng và không thực hiện bàn giao các nền đất này cho người dân.

Với thủ đoạn trên, ông Đinh Trường Chinh đã chiếm đoạt các nền đất trên để chuyển nhượng lại cho các cá nhân khác với số tiền hàng trăm tỷ đồng.

Ngày 26/12/2023, PC01 đã ra quyết định khởi tố vụ án khởi tố bị can đối với ông Đinh Trường Chinh về tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", quy định tại khoản 4, Điều 175 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Đồng thời, cơ quan điều tra ra lệnh khám xét đối với Công ty HDTC và thu giữ nhiều tài liệu, chứng cứ phục vụ hoạt động điều tra. Qua xác minh lai lịch, ông Đinh Trường Chinh có 2 tiền án về tội “Cướp giật tài sản”, “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” và 2 tiền sự.

Vụ việc đang được công an điều tra, xử lý.

 

KÊU GỌI 'BỎ XE XĂNG, CHẠY XE ĐIỆN' Ở VIỆT NAM, NGUYÊN VIỆN TRƯỞNG VIỆN KINH TẾ: HÃY THỨC TỈNH!

Nhật Quỳnh 

https://soha.vn/keu-goi-bo-xe-xang-chay-xe-dien-o-viet-nam-nguyen-vien-truong-vien-kinh-te-hay-thuc-tinh-198240703113056284.htm

Phát biểu tại sự kiện, ông Trần Đình Thiên cho rằng đây là một sự kiện mang tính thức tỉnh.

Cách đây ít ngày, tập đoàn Vingroup đã tổ chức một buổi lễ nhằm phát động chiến dịch thúc đẩy sử dụng xe điện để bảo vệ môi trường.

Cụ thể hơn, Vingroup hôm 26/6 đã phát động chiến dịch có tên "Mãnh liệt Tinh thần Việt Nam - Vì Tương lai Xanh"; chiến dịch này được tổ chức nhằm kêu gọi toàn thể cộng đồng chung tay phát triển thương hiệu xe điện Việt, góp phần thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh để có một tương lai xanh hơn.

Với chiến dịch này, Vingroup công bố loạt ưu đãi mới dành cho người sử dụng xe điện của VinFast. Một trong những ưu đãi nổi bật có thể kể tới như miễn phí gửi (dưới 5 tiếng) và được ưu tiên đỗ tại mọi địa điểm thuộc hệ sinh thái Vingroup (từ 1/7/2024 đến hết 1/7/2026)

Một chính sách khác cũng đáng nêu tới là các trạm sạc của V-GREEN sẽ không thu phí sạc đến hết ngày 1/7/2025. Cùng với đó, khách hàng mua xe của VinFast cũng sẽ được tiếp cận các chương trình hỗ trợ tài chính dành riêng.

Tại sự kiện, nhiều chuyên gia về kinh tế, môi trường của Việt Nam đã tham dự và phát biểu; trong đó, bài phát biểu của PGS. TS Trần Đình Thiên - nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam - đã khiến nhiều người chú ý.

PGS. TS Trần Đình Thiên cho rằng sự kiện này là một cột mốc quan trọng không chỉ với Vingroup mà còn với cả nước, thể hiện tầm quan trọng quốc tế; sự thành công của chiến dịch đòi hỏi sự đồng lòng của mọi người trong việc phát triển xanh.

Sự kiên định của Vingroup trong việc chuyển đổi xanh, đặc biệt là việc sản xuất kinh doanh xe thuần điện, đã góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam trên thế giới. Cam kết chuyển đổi xanh của Việt Nam, như mục tiêu "zero carbon năm 2050", thể hiện quyết tâm hành động cao.

Bởi vậy, điều này cần chuyển đổi với tốc độ nhanh để không tụt hậu, và chương trình như "Mãnh liệt tinh thần Việt Nam – Vì tương lai xanh" là một bước tiến quan trọng. VinFast hay Vingroup, với vai trò tiên phong, cần được sự ủng hộ của cả cộng đồng để Việt Nam có thể sánh vai cùng các cường quốc và xây dựng một tương lai xanh cho thế hệ tương lai.

PGS. TS Trần Đình Thiên cũng bày tỏ rằng đây là một sự kiện mang tính thức tỉnh: "Sự kiện như hôm nay có lẽ không chỉ xúc động mà còn mang tính thức tỉnh. Tôi nghĩ sự kiện sẽ mang lại cảm hứng tốt cho sự phát triển không chỉ cho Vingroup mà cả đất nước".

Khi được hỏi về từ "thức tỉnh", ông Thiên giải thích: "Hiện nay Việt Nam cũng có cam kết mạnh về phát triển xanh [ý nói về mục tiêu net zero vào năm 2050 đã cam kết tại COP 26], cũng có nhiều hành động tích cực. Nhà nước cũng đã có cam kết chương trình hành động quốc gia. Tuy nhiên, phải nói, về cơ bản Việt Nam vẫn trong trạng thái Nâu.

[...] Đặc biệt, cách chuyển từ Nâu sang Xanh là chưa đầy đủ. Vậy cách làm của VinFast hay Vingroup hôm nay giống như lời hiệu triệu đánh thức tất cả: Phải chung tay hành động, phải có cùng nhận thức xã hội, đồng lòng, nhất trí thành cam kết, biến thành hành động. Đó là khái niệm thức tỉnh của ngày hôm nay."

Tuy nhiên, các doanh nghiệp tư nhân không có nguồn lực vô hạn. Để có thể phát triển nhanh, hỗ trợ từ phía nhà nước là một trong những điều rất quan trọng. Theo PGS. TS Trần Đình Thiên, chính sách hỗ trợ cho vay hay hỗ trợ về mặt thuế phí đều là những giải pháp khả thi.

Ông cho biết: "Chính sách hỗ trợ có thể về lãi suất cho vay, khối lượng vay hay thời hạn vay, vì đầu tư những cái này rất tốn kém. Ta chỉ có vài doanh nghiệp ô tô thôi, nếu không hỗ trợ thì sao cạnh tranh với thế giới được.

Đấy là hỗ trợ về mặt vật chất, ngoài ra còn có thể hỗ trợ về thuế hay các loại phí. Cụ thể như thế nào, hay định hướng chung ra sao, tôi nghĩ là phải hỗ trợ thực sự cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô điện hoặc các chương trình phát triển xanh có tính triển vọng cao.

[...] Chưa kể rằng nhà nước cũng nên hỗ trợ các trung tâm nghiên cứu, thúc đẩy sáng chế các giải pháp hay đào tạo nhân lực… Nếu làm được vậy, không phải tốt cho riêng VinFast mà các doanh nghiệp tiên phong cho phát triển xanh đều cảm thấy được cổ động, được yểm trợ, từ đó tạo động lực, tạo sức hấp dẫn. Khi làm được vậy thì tính đồng lòng ở Việt Nam mới tăng lên".

 

CHỦ TỊCH TẬP ĐOÀN ĐẤT XANH TỪ NHIỆM

Duy Quang

https://tienphong.vn/chu-tich-tap-doan-dat-xanh-tu-nhiem-post1651825.tpo

TPO - Từ hôm nay (3/7), ông Lương Trí Thìn - Chủ tịch Hội đồng quản trị (HĐQT) Tập đoàn Đất Xanh (mã chứng khoán: DXG) - từ nhiệm. Rời ghế chủ tịch HĐQT, ông Thìn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng chiến lược Đất Xanh.

Theo thông tin công bố, ông Lương Trí Thìn từ nhiệm chức chủ tịch nhưng vẫn làm thành viên HĐQT và là cổ đông lớn nhất của công ty.

Sau khi rời ghế chủ tịch HĐQT, ông Thìn đảm nhiệm chức vụ Chủ tịch Hội đồng chiến lược Đất Xanh. Hội đồng này giữ vai trò trong việc đảm nhiệm xây dựng, hoạch định và triển khai chiến lược cho HĐQT, ban điều hành các vấn đề đầu tư, kinh doanh và quyết sách quan trọng của DXG.

Người sẽ thay ông Lương Trí Thìn đảm nhận chức Chủ tịch HĐQT Đất Xanh là ông Lương Ngọc Huy - Phó tổng giám đốc công ty. Ông Huy năm nay 54 tuổi, từng công tác tại Trường Đại học Tài chính - Quản trị kinh doanh từ tháng 1/1996.

Tháng 9/2023, ông Huy giữ chức phó giám đốc pháp lý dự án kiêm phó giám đốc phòng đầu tư miền Bắc của Tập đoàn Đất Xanh. Vào tháng 4 năm nay, ông Huy được bổ nhiệm làm thành viên HĐQT Đất Xanh và đến tháng 6 thì kiêm nhiệm chức phó tổng giám đốc công ty.

Quý I năm nay, Đất Xanh ghi nhận doanh thu 1.065 tỷ đồng, tăng 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước. Chủ yếu là doanh thu từ bán căn hộ và đất nền với 821 tỷ đồng (tăng 3 lần so với cùng kỳ năm trước), tiếp theo là doanh thu dịch vụ môi giới bất động sản đạt hơn 189 tỷ đồng, doanh thu dịch vụ quản lý, cho thuê và bất động sản đầu tư đạt 53 tỷ đồng, doanh thu từ hợp đồng xây dựng và khác đạt 1,4 tỷ đồng.

Khấu trừ giá vốn và chi phí, DXG báo lãi sau thuế quý I đạt gần 78 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ 117,3 tỷ đồng. Tại 31/3, nợ vay tài chính của DXG ở mức 5.207 tỷ đồng, trong đó dư nợ trái phiếu là 1.152 tỷ đồng.

 

HƠN 90.600 DOANH NGHIỆP Ở HÀ NỘI NỢ BẢO HIỂM XÃ HỘI

Hoàng Phương

https://vnexpress.net/hon-90-600-doanh-nghiep-o-ha-noi-no-bao-hiem-xa-hoi-4765835.html

Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội cho biết hết tháng 1 thành phố có hơn 90.600 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế với tổng số tiền hơn 5.400 tỷ đồng.

Tại phiên chất vấn của HĐND TP Hà Nội ngày 3/7, đại biểu Nguyễn Quang Thắng đề nghị làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp xử lý tình trạng nợ, trốn đóng BHXH trên địa bàn gây hệ lụy lớn tới người lao động. Ông dẫn báo cáo của Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội hết tháng 1/2024 có hơn 90.600 đơn vị chậm đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT). Ngoài 5.400 tỷ đồng nợ, tiền chậm đóng phải tính lãi là hơn 1.500 tỷ đồng.

Ông Phan Văn Mến, Giám đốc Bảo hiểm xã hội TP Hà Nội, cho hay tỷ lệ nợ BHXH ở Thủ đô chiếm tới 6,8%, cao nhất cả nước. Trong số này có hơn 15.000 doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn, mất tích, nợ không có khả năng thu hồi. Ngành bảo hiểm đã gửi nhiều văn bản kiến nghị đến cấp thẩm quyền để xem xét xử lý. Những lao động bị nợ đóng thì ngành ưu tiên tách ra khi xử lý chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, trợ cấp một lần, chốt sổ chuyển sang nơi làm việc khác.

Ông Mến lý giải doanh nghiệp sau đại dịch không có đơn hàng, sản xuất khó khăn và một số có điều kiện nhưng lại chây ì không đóng. Với những doanh nghiệp này, liên ngành bảo hiểm xã hội, lao động, công an thành phố sẽ thanh kiểm tra xử phạt. Về chủ quan, do cán bộ BHXH nhiều việc, áp lực cao nên chưa đôn đốc dẫn đến số nợ tăng cao.

Bảo hiểm xã hội Hà Nội đặt mục tiêu từ nay đến cuối tháng 12 giảm tỷ lệ nợ đọng xuống còn 2,2%, đảm bảo thu chặt chẽ để ổn định nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội. Ngành sẽ công khai danh sách doanh nghiệp chây ì, nợ đóng. "Đề nghị thành phố không cho phép các doanh nghiệp nợ đóng tham gia đấu thầu dự án, chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để xử lý", ông nói.

Về lĩnh vực đào tạo nghề, đại biểu Nguyễn Thanh Bình dẫn thông tin Hà Nội còn 1,1 triệu lao động chưa được đào tạo nghề hoặc kỹ năng chính thức, khoảng 2 triệu lao động chưa có bằng cấp chứng chỉ. Thành phố có nhiều chính sách cho lĩnh vực đào tạo nghề dưới 3 tháng, nhưng nội dung này chủ yếu thuộc an sinh xã hội. Đào tạo nghề có bằng từ trung cấp trở lên chưa nhiều trong khi đây mới là khâu đột phá để xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao.

"Trước tình trạng này, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội thành phố có sốt ruột không?", ông Bình đặt câu hỏi, băn khoăn liệu sự quan tâm cho giáo dục nghề nghiệp đã tương xứng so với giáo dục phổ thông. Sở có giải pháp cụ thể gì để tạo chuyển biến trong nhận thức nhân dân về giáo dục nghề nghiệp.

Hồi đáp, Giám đốc Sở Lao động Thương binh và Xã hội Bạch Liên Hương dẫn số liệu từ 2020 đến nay thành phố coi trọng đầu tư cơ sở vật chất giáo dục nghề nghiệp. 9 trường được đưa vào danh mục đầu tư công với kinh phí trên 600 tỷ đồng; đầu tư cho khối giáo dục nghề nghiệp cao đẳng, trung cấp hơn 1.400 tỷ đồng; các chính sách cho lĩnh vực liên quan đào tạo nghề hơn 800 tỷ đồng.

"Những con số cho thấy sự quan tâm của thành phố cho khối giáo dục nghề nghiệp rất lớn", bà khẳng định, song cũng thừa nhận còn phải cố gắng so với tiềm năng, vị thế Thủ đô.

Bà Hương cho rằng nhận thức xã hội về học tập và đào tạo nghề chuyển biến tích cực nhưng so với yêu cầu vẫn còn thấp, thể hiện qua tỷ lệ học sinh phổ thông phân luồng sang học nghề chỉ 18,5% trong khi mục tiêu tối đa 45% năm 2030. Nhưng Hà Nội có nhiều trường cao đẳng, đại học đặt trên địa bàn nên học sinh sau tốt nghiệp nhiều cơ hội lựa chọn hơn so với địa phương khác ngoài học nghề.

Trong 5 năm tới, ba nhóm nghề mà thành phố đẩy mạnh đào tạo theo xu hướng là công nghiệp công nghệ cao; dịch vụ du lịch, thương mại và nông nghiệp công nghệ cao. Ngoài ra, đề án nâng cao chất lượng cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn có thêm các nhóm ngành về phát triển văn hóa; công nghiệp văn hóa, y tế và chăm sóc sức khỏe.

 

BIỂN LỬA BAO TRÙM CÔNG TY GỖ Ở BÌNH DƯƠNG

Xuân An/Vietnamnet

https://znews.vn/bien-lua-bao-trum-cong-ty-go-o-binh-duong-post1484032.html

Ngọn lửa bùng phát dữ dội, bao trùm nhiều nhà xưởng của một công ty gỗ nằm trong khu công nghiệp ở Bình Dương, đêm 3/7.

Đến 0h ngày 4/7, hàng chục cán bộ, chiến sĩ của Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH Công an tỉnh Bình Dương phối hợp với Công an TP Tân Uyên vẫn đang nỗ lực khống chế đám cháy lớn xảy ra tại một công ty nằm trong khu công nghiệp.

Theo thông tin ban đầu, khoảng 22h cùng ngày, ngọn lửa bất ngờ bùng phát từ nhà xưởng của một công ty sản xuất gỗ nằm trong KCN Nam Tân Uyên (phường Khánh Bình, TP Tân Uyên) kèm theo một số tiếng nổ lớn.

Chỉ sau ít phút, lửa đã bốc lên dữ dội bao trùm các nhà xưởng gần nhau bên trong công ty này. Các công nhân đang làm việc tri hô nhau bỏ chạy thoát thân.

Sức nóng từ vụ cháy khiến các công ty kế bên cũng bị ảnh hưởng, công nhân phải sơ tán ra ngoài để đảm bảo an toàn.

Lực lượng PCCC đến hiện trường, nhưng công tác chữa cháy gặp khó khăn do ngọn lửa bùng phát dữ dội. Mái tôn của nhà xưởng gần như bị đổ sập hoàn toàn, các vật dụng bên trong bị thiêu rụi.

Hiện lực lượng PCCC đang tiếp cận khu vực cháy từ các hướng để phun nước, ngăn không cho cháy lan ra xung quanh.

Nguyên nhân và thiệt hại của vụ cháy đang được cơ quan chức năng làm rõ.

 

 

No comments:

Post a Comment