Wednesday, June 19, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 19 tháng 06 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

KCNA: Tổng thống Putin, lãnh tụ Kim Jong Un nhất trí phát triển quan hệ ‘pháo đài chiến lược’

Hàng trăm người chết vì nắng nóng trong cuộc hành hương của tín đồ Hồi giáo đến Mecca

Báo cáo: Thiếu yếu tố ‘công bằng’ trong chuyển động năng lượng tại Việt Nam

Nga mua gián điệp để bù lại số nhà ngoại giao bị trục xuất

Việt Nam ‘đang giảm dần’ lệ thuộc vào vũ khí Nga

Việt Nam: Chuyến thăm của ông Putin gửi thông điệp ‘tôn trọng lẫn nhau’ và đường lối đối ngoại độc lập

Đại sứ Ukraine ở HN: Putin làm giảm hợp tác kinh tế Ukraine-Việt Nam; ký thỏa thuận với Putin là vô ích

Thượng viện Mỹ thông qua dự luật hỗ trợ triển khai năng lượng hạt nhân tiên tiến

Mỹ đi sau Trung Quốc tới 15 năm về năng lượng hạt nhân

Mỹ hối thúc Hà Lan, Nhật Bản hạn chế thêm về thiết bị sản xuất chip đối với Trung Quốc

Thái Lan sắp là quốc gia Đông Nam Á đầu tiên công nhận hôn nhân đồng giới

Thủy thủ hải quân Philippines bị thương nặng trong vụ va chạm ở Biển Đông

‘Tàu khu trục lớn’ của Hải quân Trung Quốc tập trung ở Biển Đông

Lực lượng Israel tiến sâu hơn vào Rafah, giết chết 17 người tại các trại tị nạn ở miền trung

RFA

Kêu gọi chấm dứt phát ngôn gây thù hận

Đã bất minh còn vô tuệ

Phúc trình về mất “công bằng” trong Đối tác Chuyển đổi Năng lượng Công bằng (JETP) của Việt Nam

Nguyên bốn phó chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh nhận kỷ luật của Thủ tướng do dính líu AIC

Nguyên Giám đốc Bệnh viện Thủ Đức chịu thêm 11 năm tù liên quan Việt Á

Cách “xử lý” trường hợp ông Thích Minh Tuệ: Việt Nam có thể phải đối mặt với nguy cơ gì?

Lệnh bắt của Tòa Hình sự Quốc tế đối với TT Nga Putin và Luật Hình sự Việt Nam

Việt Nam - Nga cần gì ở nhau trong chuyến thăm sắp tới của Putin?

Bốn bị cáo gây thiệt hại 12 tỷ đồng trong vụ mua bộ xét nghiệm của Việt Á ở Cà Mau thoát án tù

Vụ án Đăng kiểm tại Đà Nẵng: án tù cho giám đốc và đồng phạm

Nguyên Giám đốc Văn phòng Đăng ký Đất đai thị xã ở Sóc Trăng bị bắt

Trưởng khoa Điều trị Bắt buộc- BV Tâm thần Trung ương I bị bắt do nhận hối lộ

Việt Nam bắt giữ và dẫn giải trùm ma túy từ Thái Lan về nước

Tổng giám đốc Công ty Dầu khí Thái Bình Dương bị bắt giam vì biển thủ 60 tỷ đồng

Truy nã cựu Giám đốc và kế toán trưởng Công ty TNHH Thành An

59% người dân ở Việt Nam tin vào Trời và thế giới siêu nhiên

Trung Quốc và Philippines cáo giác lẫn nhau về vụ va chạm mới gần Bãi Cỏ Mây

Ba tuyến cáp quang biển giữa Việt Nam với thế giới gặp sự cố cùng lúc

Bộ Công an bắt thêm người tại Viện Pháp y Tâm thần Trung ương Biên Hòa

BBC

Thượng tọa Thích Chân Quang bị cấm thuyết giảng hai năm: nhìn lại các vụ việc nổi cộm

Tổng thống Putin thăm Việt Nam, mục đích chính là gì?

Biển Đông: Trung Quốc có thể cân bằng sức mạnh quân sự với Mỹ?

Đức nói Nga mua chuộc gián điệp để thế chỗ cho các nhà ngoại giao bị trục xuất

Ông Putin tới Bắc Hàn: Chiến tranh và vũ khí trên bàn nghị sự

Đất hiếm Việt Nam: Thua Trung Quốc, mất lợi thế khi Brazil vào cuộc đua?

Ông Putin thăm Việt Nam: Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chứ không phải Chủ tịch nước Tô Lâm mời, tại sao?

Hàng loạt cán bộ Viện Pháp y tâm thần Biên Hòa bị bắt giữ: Có hay không việc tiếp tay chạy án?

Thượng đỉnh Hòa bình Ukraine: Vì sao Việt Nam được mời nhưng không tham dự?

Khỏa thân, cô độc, ăn đồ cho chó chỉ để phục vụ chương trình truyền hình

Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ thăm chính thức Việt Nam - Chương trình nghị sự có gì?

Thế độc tôn của VinFast bị đe dọa khi 'trùm' xe điện Trung Quốc chào sân Việt Nam?

Việt Nam

Việt Nam sắp tiếp đón Tổng thống Nga Vladimir Putin, Mỹ lên tiếng chỉ trích?

Bộ Chính trị ra quyết định mới về kỷ luật đảng viên cấp cao, cho thấy điều gì?

Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng bị đề nghị kỷ luật, tiếp theo là gì?

Sư Thích Minh Tuệ sẽ ra sao trước dòng người đổ về nơi ông 'ẩn tu'?

Quốc tế lo ngại Thái Lan dẫn độ ông Y Quynh Bđăp về Việt Nam

'Đừng giỡn mặt với Hun Sen': Lãnh đạo Campuchia đã gặp sếp CIA?

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tự tin về VinFast, chuyên gia đánh giá khác

Bầu cử ở châu Âu, Việt Nam chịu tác động như thế nào?

BRICS cạnh tranh với G7: Việt Nam hưởng lợi từ khối nào hơn?

Chỉ thị mật 24 của Việt Nam khiến nhóm tư vấn EU quan ngại

Chủ tịch nước Tô Lâm đã nói gì với Đại sứ Hùng Ba của Trung Quốc?

Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới

 

RFI

Nga và Bắc Triều Tiên ký kết thỏa thuận quan hệ đối tác chiến lược

Lần đầu tiên sau gần ¼ thế kỷ, một nguyên thủ Nga đến thăm Bắc Triều Tiên

Chiến tranh Ukraina : Tổng thư ký NATO kêu gọi bắt Trung Quốc trả giá vì hậu thuẫn Nga

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Israel : Thủ tướng Netanyahu giải tán nội các chiến tranh

Thăm Bình Nhưỡng và Hà Nội, tổng thống Nga không muốn chỉ đối thoại với Trung Quốc

Eurosatory 2024: Tủ kính công nghiệp vũ khí của Pháp có gì mới ?

Cánh hữu và cực hữu tại Pháp, một câu chuyện dài hơn 40 năm, "bắt tay" hay "quay lưng" nhau

Liên Âu chưa đạt thỏa thuận phân chia bổ nhiệm các lãnh đạo chủ chốt của khối

Đài Loan theo dõi tàu ngầm Trung Quốc nổi lên ở eo biển Đài Loan

Ấn Độ và Mỹ cam kết tăng cường hợp tác quốc phòng và công nghệ

Thái Lan : Tòa Bảo Hiến Thái Lan ra bốn quyết định quan trọng trong cùng một ngày

EURO 2024 : Tuyển Pháp thắng trận ra quân, đội trưởng Mbappé gẫy sống mũi

Ẩm thực Pháp : Ốc Bourgogne rất khó nuôi, người Nhật lại thành công

Hội nghị hòa bình cho Ukraina khẳng định cần đối thoại với Nga

Washington trách cứ Hà Nội về chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Nga Putin

Pháp: Chiến dịch tranh cử Quốc Hội bắt đầu trong không khí căng thẳng

Pháp triển khai dự án hỗ trợ ứng phó với biến đổi khí hậu tại 15 tỉnh Việt Nam

Việt Nam trong cuộc đại truy quét tội phạm môi trường của Pháp

(Reuters) – Mỹ lên án hành  động « vô trách nhiệm » của Trung Quốc ở Biển Đông. Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ hôm thứ Hai 17/06/2024 lên án điều mà họ gọi là hành động “leo thang và vô trách nhiệm” của Trung Quốc ở Biển Đông, sau vụ va chạm trong vùng biển Philippine hôm trước. Washington cũng tái khẳng định sự ủng hộ của đối với Manila. Theo Hải cảnh Trung Quốc, một tàu tiếp tế của Philippines đã áp sát một cách “cố ý và nguy hiểm” tàu Trung Quốc dẫn đến va chạm nhẹ, tại bãi Cỏ Mây, một đảo san hô nằm trong vùng đặc quyền kinh tế 200 hải lý của Philippines ở Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố khu vực này là của riêng mình.

(AFP) – Binh sĩ Bắc Triều Tiên vượt sang biên giới Hàn Quốc. Hàng chục binh sĩ Bắc Triều Tiên đã vượt qua biên giới sang đất Hàn Quốc sau đó phải rút về khi bị quân đội Hàn Quốc bắn cảnh cáo, Bộ tổng tham mưu liên quân ở Seoul ngày, 18/06/2024 cho biết. Trong một vụ việc khác, một số binh sĩ Bắc Triều Tiên bị thương do nổ mìn khi thực hiện công việc rà phá và đặt mìn dọc biên giới, vẫn nguồn tin trên cho biết.

(AFP) - Trung Quốc mở điều tra chống bán phá giá thịt heo và các chế phẩm từ heo nhập khẩu từ Liên Âu. Theo thông cáo hôm qua 17/06/2024 của bộ Thương Mại Trung Quốc, cuộc điều tra được tiến hành xuất phát từ yêu cầu chính thức của Hiệp Hội Chăn Nuôi trong nước. Sau thông báo của Bắc Kinh, Ủy Ban Châu Âu khẳng định sẽ theo dõi sát sao cuộc điều tra, phối hợp với ngành công nghiệp chăn nuôi của Liên Âu và các nước thành viên. Tây Ban Nha hiện là quốc gia thành viên Liên Âu xuất khẩu nhiều chế phẩm từ heo sang Trung Quốc nhất : 560.000 tấn trong năm 2023, với tổng trị giá 1,2 tỉ euro.

(AFP) - Hải quân Nga tập trận ở Thái Bình Dương. Theo thông báo của bộ Quốc Phòng Nga, cuộc tập trận hải quân mở ra từ hôm nay 18/06/2024 và kéo dài đến ngày 28/06 tại khu vực ngoài khơi biển Nhật Bản và biển Okhotsk, miền Cực Đông Nga. Tham gia cuộc tập trận có 40 tàu, hơn 20 máy bay trực thăng, với các bài tập chống tàu ngầm và oanh kích nhắm vào nhóm tàu của kẻ thù.

(AFP) – Vladimir Putin bổ nhiệm hàng loạt thứ trưởng Quốc Phòng. Hôm 17/06/2024, tổng thống Nga Putin thông báo đã bổ nhiệm 12 thứ trưởng Quốc Phòng, trong đó có em họ ông. Việc sắp xếp này diễn ra trong lúc Kremlin đang tiến hành cuộc thanh lọc lớn trong quân đội. Nhiều tướng lĩnh và quan chức Quốc Phòng bị bắt vì tham nhũng sau khi ông Serguei Choigu rời khỏi chức bộ trưởng Quốc Phòng để được thay thế bằng một nhà kinh tế, Andrei Bolooussov.

AFP – Liên Hiệp Châu Âu chuẩn bị xử lý Pháp thâm hụt ngân sách. Ủy Ban Châu Âu ngày mai 19/06/2024 có thể sẽ mở thủ tục kỷ luật đối với hàng chục nước Liên Âu về tình trạng thâm hụt công quá mức, trong đó có Pháp, đang trong tình trạng hỗn loạn chính trị trước cuộc bầu cử lập pháp trước thời hạn. Bruxelles ngày mai công bố báo cáo tình hình kinh tế và ngân sách của từng quốc gia thành viên. Ủy ban sẽ lưu ý rằng gần 10 nước trong số đó, bao gồm cả Pháp và Ý, đã vượt quá giới hạn 3% GDP do thâm hụt công. Trường hợp của Pháp đặc biệt đáng lo ngại.

(RFI) - Đức thu giữ lượng cocaine cao kỷ lục : 35,5 tấn. Chiến dịch thu giữ này được tiến hành tại cảng Hambourg của Đức (24,5 tấn), cảng Rotterdam của Hà Lan (8 tấn) và tại Guayaquil của Ecuador (3 tấn) và liên quan đến một mạng lưới tội phạm kết nối châu Mỹ La-tinh và châu Âu. Theo thông báo của cảnh sát và tư pháp Đức, số cocaine bị thu giữ được ước tính có tổng trị giá 2,6 tỉ euro. Các nhà điều tra bắt giữ 7 nghi phạm mang quốc tịch Đức, Azerbaijan, Bulgari và Thổ Nhĩ Kỳ. Từ nhiều năm nay, các cảng biển của Đức đã phải đối phó với các chuyến buôn lậu cocaine từ châu Mỹ sang châu Âu. 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ TƯ 19.06.2024

1/ VN DẪN ĐỘ MỘT ÔNG TRÙM MA TÚY TỪ THÁI LAN VỀ NƯỚC

Công an Việt Nam và lực lượng chống ma túy Thái Lan vào hôm 7/6 vừa qua đã dẫn độ một ông trùm sản xuất và buôn bán ma túy đang lẩn trốn ở Thái Lan về nước.

Trùm ma túy bị bắt giữ vào hôm 5/6 tại Thái Lan có tên Nguyễn Tuấn Thanh 33 tuổi. Người này đã bị công an Việt Nam ban hành lệnh truy nã cách đây một năm sau khi triệt phá một đường dây buôn bán ma túy lớn vào tháng 9 năm 2022 và bắt giữ bảy người, thu giữ 200 ký  thuốc lá tẩm cần sa tổng hợp. Những người này khai nhóm do ông Thanh cầm đầu.

Sau khi đường dây bị triệt phá, ông Thanh đã trốn sang Thái Lan theo diện lao động, theo tiết lộ từ bộ công an Việt Nam.

Trong một họp báo mới diễn ra để cung cấp thông tin về vụ này, bộ công an cho biết ông Nguyễn Tuấn Thanh ở Sài Gòn là người chủ mưu và đóng vai trò chính. Theo cáo buộc của công an, ông Thanh trực tiếp nắm quy trình chế tạo, nguồn nguyên vật liệu, máy móc, thuê nhà xưởng, mua bán ma túy sau đó đưa đi tiêu thụ trên toàn quốc.

RFA

2/ MỘT BINH SĨ PHILIPPINES BỊ THƯƠNG TRONG VỤ VA CHẠM Ở BIỂN ĐÔNG

Quân đội Philippines tố cáo vụ va chạm vào hôm 17/6 ở Biển Đông là hành động “tông húc với tốc độ cao có chủ ý” của tuần duyên Trung Cộng, nhắm vào một tàu tiếp tế Philippines khiến một thủy thủ hải quân “bị thương nặng”.  Ngược lại, phía tuần duyên Trung Cộng đổ lỗi cho con tàu tiếp tế của Philippinnes.

Trong một tuyên bố vào ngày 18/6, quân đội Philippines cho biết thủy thủ này đang được điều trị. Vụ việc xảy ra trong chuyến thực hiện nhiệm vụ luân chuyển và tiếp tế cho Sierra Madre, một con tàu mà Philippines neo đậu trên Bãi Cỏ Mây hơn hai thập niên trước để thúc đẩy chủ quyền của Manila đối với quần đảo Trường Sa.

Manila cho biết vụ việc xảy ra trong vùng đặc quyền kinh tế của nước này khi các tàu Trung Cộng thực hiện các thao tác nguy hiểm, nhưng lực lượng tuần duyên Trung Cộng đổ lỗi cho một tàu tiếp tế của Philippines.

Đây là vụ việc mới nhất trong chuỗi các cuộc đối đầu ở vùng biển tranh chấp giữa Philippines và Trung Cộng. Vào ngày 17/6, Hoa Kỳ bày tỏ quan ngại về vụ này và ủng hộ Philippines.

Theo lực lượng tuần duyên Trung Cộng, một tàu tiếp tế của Philippines đã “cố tình và nguy hiểm” tiếp cận một trong các tàu của Trung Cộng, với kết quả là một vụ va chạm nhỏ sau khi tàu tiếp tế “xâm phạm trái phép” bãi đá ngầm của Bãi Cỏ Mây.

Trong một tuyên bố trên mạng xã hội, phía tuần duyên Trung Cộng cho biết tàu tiếp tế “phớt lờ những cảnh báo nghiêm túc lặp đi lặp lại của Trung Cộng… và tiếp cận một cách nguy hiểm một tàu Trung Cộng đang di chuyển bình thường”.

Vụ va chạm vào hôm 17/6 xảy ra khi Trung Cộng đang thực hiện các bước để tăng cường thực thi luật pháp ở vùng biển mà Bắc Kinh tuyên bố là của mình. Bắc Kinh gần đây đã công bố các quy định mới, có hiệu lực từ ngày 15/ 6, cho phép lực lượng tuần duyên của họ xử dụng vũ lực  chống lại các tàu nước ngoài trong lãnh hải của mình và giam giữ những người bị nghi ngờ xâm phạm mà không cần xét xử trong 60 ngày.

Trong phản hồi vào hôm 17/6, tuần duyên Philippines cho biết họ cũng đã triển khai tàu để tuần tra bãi cạn Scarborough, nằm cách Bãi Cỏ Mây khoảng 600 cây số về phía bắc, vì sự an toàn của ngư dân Philippines.

VOA

3/ TÒA BẢO HIẾN THÁI LAN RA 4 QUYẾT ĐỊNH QUAN TRỌNG TRONG 1 NGÀY

Tòa bảo hiến Thái Lan vào hôm qua 18/6 đã đưa ra bốn phán quyết quan trọng, được cho là có thể có tác động đến đời sống chính trị Thái Lan, thậm chí có thể làm bùng phát một cuộc khủng hoảng chính trị và xã hội nghiêm trọng.

Tòa bảo hiến trước tiên phải tuyên bố về việc giải thể đảng đối lập Tiến Bước (Move Forward). Dự án chính trị về cải cách luật khi quân đã bị phán xét là vi hiến vào tháng Giêng năm nay. Tuy nhiên đảng này đã thu được đa số phiếu bầu trong kỳ bầu cử quốc hội vào tháng 5 năm ngoái dựa trên chương trình vận động tranh cử đó. Việc giải thể đảng rất có thể sẽ gây ra một làn sóng bất bình của người dân, thậm chí là các cuộc biểu tình trên đường phố của đất nước.

Tỏa bảo hiến còn quyết định về tính hợp pháp của cuộc bầu cử thượng viện đang diễn ra, cũng như là cuộc điều tra liên quan đến đương kim thủ tướng là ông Sretta Thavisin, bị cáo buộc là đã bổ nhiệm vào văn phòng thủ tướng một luật sư bị kết tội có mưu đồ hối lộ các thẩm phán của Tòa án Tối cao. Tòa bảo hiến cũng có thể quyết định cấm thủ tướng tham gia chính trị.

Trong khi đó, tòa án hình sự xem xét cáo buộc khi quân nhắm vào cựu thủ tướng Thaksin Shinawatra, lãnh đạo tinh thần của đảng cầm quyền. Chuỗi thủ tục tố tụng này cho thấy hiện tượng tư pháp hóa rất mạnh mẽ trong đời sống chính trị ở Thái Lan trong suốt hai thập kỷ gần đây. Các thẩm phán Thái Lan rất dễ được yêu cầu xem xét kiện tụng và có toàn quyền để nguyên hoặc giải thể chính phủ.

RFI

4/ QUÂN ĐỘI NAM HÀN NỔ SÚNG KHI BINH SĨ BẮC HÀN VƯỢT QUA BIÊN GIỚI

Theo tường thuật của Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân, quân đội Nam Hàn đã nổ súng bắn cảnh cáo sau khi binh sĩ Bắc Hàn vượt qua đường biên giới quân sự ở khu vực giữa hai miền Triều Tiên vào hôm 18/6.

Theo một quan chức của hội đồng nói trên, khoảng 20 đến 30 binh sĩ đã vượt 20 thước qua ranh giới ở giữa khu phi quân sự vào sáng ngày 18/6 và nhanh chóng di chuyển trở lại phía bắc sau khi miền Nam bắn cảnh cáo.

Theo hội đồng tham mưu trưởng liên quân, hành vi nói trên không phải là vô tình mà là cố ý. Các binh sĩ Bắc Hàn cũng chịu nhiều thương tích vì vụ nổ mìn ở khu vực phi quân sự. Một quan chức Nam Hàn cho biết là quân đội Bắc Hàn đã tiến hành nhiều hoạt động khác nhau dọc theo tiền tuyến, bao gồm cả việc đặt mình kể từ tháng 4.

Quan chức này cho biết những hoạt động như vậy dường như là một phần trong nỗ lực thắt chặt kiểm soát biên giới và ngăn chặn người Bắc Hàn đào tẩu sang Nam Hàn. Những bức ảnh chụp được cho thấy các nhóm binh sĩ Bắc Hàn đang dỡ bỏ đường ray dọc tuyến đường sắt nối hai miền Triều Tiên, cũng như gia cố các con đường chiến thuật và gài mìn.

Các biến chuyển nói trên xảy ra khi Tổng thống Nga Vladimir Putin chuẩn bị tới thăm Bắc Hàn vào ngày 18/6, lần đầu tiên sau 24 năm.

Vào tuần trước, các quan chức Nam Hàn cho biết là quân đội của họ đã bắn cảnh cáo sau khi khoảng 20 binh sĩ Bắc Hàn chớp nhoáng vượt qua biên giới.

VOA

 

VNThoibao

VNTB – HRW kêu gọi Thái Lan không trả nhà hoạt động người Thượng về Việt Nam

RFA – Lệnh bắt của Tòa Hình sự Quốc tế đối với TT Nga Putin và Luật Hình sự Việt Nam

VNTB – Tổ chức công đoàn tham gia tố tụng ra sao?

VNTB – Nhà báo tự do và quyền được tham gia hội đoàn

VNTB – Khóa tu mùa hè và những câu hỏi chưa có giải đáp

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Những thay đổi nhân khẩu học chưa từng thấy ở Trung Quốc

“Nhà nước ngầm” của Trump

18/06/1983: Sally Ride trở thành người phụ nữ Mỹ đầu tiên bay vào vũ trụ

Báo Tiếng Dân

Tình hình Ukraine ngày thứ 84317/06/2024

Thuy My

Thọ Nguyễn - Buồn cho việc bẻ cong ngòi bút

Đặng Đình Mạnh - Minh Tuệ và chính quyền lương hảo

Bùi Chí Vinh - Ẩn tu và ẩn sĩ

Hoàng Quốc Dũng - Biện pháp trừng phạt mới, càng ngày càng căng

Hoàng Linh - Thứ trưởng yêu một nàng ca sĩ với hai bàn tay trắng bị kỷ luật lần 2

Hoàng Linh - Thứ trưởng yêu một nàng ca sĩ với hai bàn tay trắng bị kỷ luật lần 2

Hoàng Linh - Thứ trưởng yêu một nàng ca sĩ với hai bàn tay trắng bị kỷ luật lần 2

Mai Quốc Ấn - “Ác nghiệp” ở Ba Vàng

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 18.06.2024

Tạ Duy Anh - Thâm như Tầu

Mạc Văn Trang - Hãy tĩnh tâm lại !

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Hãy tĩnh tâm lại! 19/06/2024

Tại sao có nạn chùa giả? 19/06/2024

Thâm như Tàu 19/06/2024

Sáng kiến Vành đai và Con đường để lại cho Malaysia một hòn đảo ma 19/06/2024

Loạt bài mới về sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành (Bài 1) 17/06/2024

Loạt bài mới về sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành (Bài 2) 17/06/2024

Loạt bài mới về sân bay Tân Sơn Nhất và sân bay Long Thành (Bài 3) 17/06/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

VỤ HỒ TIÊU, CÀ PHÊ NGHI MẤT TẠI CẢNG CÁT LÁI: PHỐI HỢP ĐỂ ĐIỀU TRA VỤ VIỆC ĐẾN CÙNG

Nguyễn Trí

https://tuoitre.vn/vu-ho-tieu-ca-phe-nghi-mat-tai-cang-cat-lai-phoi-hop-de-dieu-tra-vu-viec-den-cung-20240618203628556.htm

Các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu, cà phê và Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn sẽ cùng nhau phối hợp để điều tra vụ việc đến cùng nhằm bảo vệ uy tín, lợi ích hợp pháp cho cả hai bên.

Ngày 18-6, Văn phòng Hiệp hội Hồ tiêu và cây gia vị Việt Nam (VPSA) cho biết mới đây đã diễn ra buổi làm việc giữa VPSA, doanh nghiệp liên quan và đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn (Tân Cảng Sài Gòn) về vụ việc "thiếu hụt hồ tiêu, cà phê trong quá trình xuất khẩu".

Theo đó, tại cuộc họp, các doanh nghiệp đã chia sẻ thông tin về các tình huống thất thoát hồ tiêu, cà phê trong quá trình xuất khẩu tới Ai Cập, Nhật Bản, Hàn Quốc… để các bên cùng phối hợp kiểm chứng, rà soát quy trình.

Tân Cảng Sài Gòn cho biết sẵn sàng phối hợp cùng doanh nghiệp làm việc với các cơ quan thẩm quyền, đơn vị chức năng để tìm hiểu và xác minh các trường hợp thiếu hụt hàng hóa.

"Hiệp hội, doanh nghiệp và Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn thống nhất sẽ cùng nhau hỗ trợ, phối hợp để điều tra vụ việc đến cùng để một mặt bảo vệ uy tín cho Tân Cảng Sài Gòn nói riêng và ngành hàng hải Việt Nam nói chung; đồng thời bảo vệ lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp xuất khẩu khi tin tưởng sử dụng dịch vụ của cảng", VPSA thông tin.

Tân Cảng Sài Gòn cho biết sẽ tiếp tục tiếp nhận thêm các hồ sơ của doanh nghiệp gặp vấn đề nêu trên và tiến hành rà soát, điều tra theo quy định của nhà nước và hải quan, đảm bảo quyền lợi cho khách hàng là các doanh nghiệp xuất khẩu.

cTrao đổi với Tuổi Trẻ Online mới đây, đại diện VPSA cho biết đã đề nghị các bên liên quan nhanh chóng điều tra giải quyết sự việc, đảm bảo quyền lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu, giữ vững lòng tin của khách hàng. Ngoài ra, doanh nghiệp cần sự vào cuộc của cơ quan công an, cơ quan chức năng để sớm làm sáng tỏ vụ việc.

lTrước đó, sau khi nhận phản ánh từ doanh nghiệp về việc 5 lô hàng cà phê, hồ tiêu (xuất đi từ cảng Cát Lái) bị "rút ruột", VPSA đã có văn bản gửi Cục Hàng hải Việt Nam và Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn để đề nghị hỗ trợ kiểm tra, giải quyết.

Doanh nghiệp cho biết có khoảng 10,3 tấn cà phê và 8,2 tấn hồ tiêu (trị giá khoảng 2,7 tỉ đồng) bị "rút ruột". Với những cơ sở có được, một số doanh nghiệp cho rằng khả năng hàng bị mất trong lúc container hạ bãi chờ xuất tại cảng Cát Lái.

Có biện pháp gia tăng an ninh, an toàn cho các lô hàng xuất nhập khẩu

Mới đây, theo thông tin phát đi, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết hàng hóa xuất nhập khẩu đi qua nhiều công đoạn, nhiều đơn vị tham gia xử lý, nên hiện chưa có cơ sở để khẳng định vụ mất hồ tiêu, cà phê xuất khẩu trên diễn ra ở đâu, địa điểm nào.

"Cục đã liên hệ và đề nghị các bên liên quan chia sẻ, cung cấp thêm thông tin để làm rõ nguyên nhân sự việc, và có biện pháp gia tăng an ninh, an toàn cho các lô hàng xuất nhập khẩu", cơ quan này nhấn mạnh.

 

VIỆT NAM CÓ THỂ GIẢM GIỜ LÀM VIỆC XUỐNG CÒN 44 GIỜ/TUẦN?

Hà Quân

https://tuoitre.vn/viet-nam-co-the-giam-gio-lam-viec-xuong-con-44-gio-tuan-20240617224436491.htm

Việc giảm giờ làm việc cần được thử nghiệm tại các doanh nghiệp lớn, trước khi mở rộng, tạo thành phong trào, chứng minh cho người sử dụng lao động thấy lợi ích của giảm giờ làm như tăng năng suất lao động, thêm thời gian tái tạo sức lao động...

Đó là khuyến cáo của một số chuyên gia khi trao đổi về đề xuất giảm giờ làm việc từ 48 giờ/tuần xuống còn 44 giờ/tuần.

Dù đã có nhiều doanh nghiệp có vốn nước ngoài (FDI) tại Việt Nam đang áp dụng làm việc 44 giờ/tuần, nhưng theo các chuyên gia, việc mở rộng giảm giờ làm này cần có lộ trình, tránh gây sốc.

Lộ trình nào phù hợp?

Bà Đặng Ngọc Thu Thảo - giám đốc vận hành, dịch vụ khoán việc và cho thuê lại lao động miền Bắc ManpowerGroup Việt Nam - nhận định một số doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản, châu Âu không bị ảnh hưởng nhiều nếu giảm giờ làm.

Một phần do những doanh nghiệp này duy trì văn hóa theo công ty mẹ, không áp dụng thời gian làm việc tối đa.

Trong khi đó, nếu áp dụng giảm giờ làm ở một số công ty, nhà máy sản xuất liên doanh hoặc doanh nghiệp nội địa, sẽ mất nhiều thời gian chuyển đổi hoặc gây áp lực lên giá bán.

"Việc giảm giờ làm nên có tiến trình dần. Việt Nam nên học kinh nghiệm của các nước, bắt đầu thử nghiệm trên một khu vực, ngành hoặc địa phương nhất định", bà Thảo nói và khuyến nghị giảm giờ làm song song với duy trì năng suất lao động, hiệu quả sản xuất.

Ví dụ, khi doanh nghiệp kiểm tra tay nghề, năng suất của người lao động, nếu tổng năng suất lao động của toàn bộ doanh nghiệp đạt chỉ tiêu đề ra với thời gian làm ít hơn, linh hoạt hơn, công ty có thể thông qua kế hoạch giảm giờ làm.

Đại diện ManpowerGroup Việt Nam cho rằng doanh nghiệp nên xây dựng cơ chế đo lường hiệu quả làm việc thực sự thay vì áp dụng cơ chế giám sát thời gian cứng nhắc, rút gọn/tối giản quy trình làm việc, tối ưu thời gian làm việc như giảm thiểu họp định kỳ tuần/tháng.

Doanh nghiệp có thể nâng cao kỹ năng làm việc của người lao động, tập trung sức lực lao động vào việc cần thiết...

Vị này phân tích rằng giảm giờ làm về sâu xa là giải bài toán tăng năng suất lao động. Chẳng hạn, có công ty giảm thời gian sản xuất một chiếc tivi xuống gần một nửa thời gian song cho biết cần tối thiểu bốn năm cải tiến, điều chỉnh dây chuyền, đảm bảo giữ nguyên giờ làm việc.

"Như vậy, việc tăng năng suất lao động cần thời gian, sự quyết tâm, đầu tư của doanh nghiệp. Mấu chốt chính là năng suất lao động luôn phải được đo lường một cách lượng hóa qua nhiều chỉ số khác nhau và phù hợp với các bộ phận, vị trí khác nhau", vị này nhấn mạnh.

Kinh nghiệm triển khai

Phạm Thị Tuyết Nhung - chủ tịch công đoàn Công ty Yazaki Việt Nam (100% vốn Nhật Bản) - cho biết công ty đang áp dụng 44 giờ/tuần từ khoảng 10 năm qua. Bình quân người lao động được nghỉ 2 hoặc 3 ngày thứ bảy.

Việc giảm giờ làm tăng theo lộ trình, mỗi năm cho nghỉ thêm một ngày, tăng dần, đến năm 2024 công nhân được nghỉ thêm 31 ngày/năm, tức khoảng 2,5 ngày/tháng (thứ bảy). Mục tiêu giảm thời gian làm việc cho công nhân trong xưởng để người lao động có thêm thời gian tái tạo sức lao động.

"Mỗi năm, công ty có chủ trương, thông báo tạo thành thông lệ, đảm bảo nghỉ có lương. Nếu có kế hoạch đi làm, người lao động hưởng lương đi làm ngày nghỉ", bà Nhung nói và cho biết công đoàn và ban giám đốc công ty luôn xem xét, thống nhất tình hình sản xuất năm tới, có cho nghỉ thêm hay không.

Ngoài ra, hằng năm công ty bổ sung thêm chế độ khác cho người lao động.

Cũng theo bà Nhung, để có kế hoạch sản xuất của năm tới, công ty phải xây dựng lịch từ trước, cân đối thời gian làm việc lại, đảm bảo lượng sản xuất phù hợp với đơn hàng cũng như tăng ca phù hợp thực tế. Về lâu dài, đôi bên cùng có lợi. Nếu giảm giờ làm, về mặt sản lượng sẽ yêu cầu khắt khe hơn.

"Ví dụ bình thường, năng suất từng này đủ đáp ứng yêu cầu thì nay giảm giờ làm phải tăng năng suất lên nhưng cũng nằm trong quy trình tính toán nhân sự, máy móc từ trước chứ không làm liền", bà Nhung nói.

Trong khi đó, ông Phạm Vũ Bình - chủ tịch công đoàn cơ sở Công ty TNHH công nghệ Nissei Việt Nam (có 1.600 - 1.700 lao động) - ủng hộ việc giảm giờ làm của doanh nghiệp này, nghỉ làm việc 2 - 3 ngày thứ bảy mỗi tháng. Do đã có kế hoạch sản xuất từ sớm trước khi nhận đơn hàng, trừ các tháng cao điểm phải tăng ca, việc sắp xếp công việc được thực hiện trơn tru.

"Việc giảm giờ làm cần có thí điểm, xem xét cụ thể dựa vào tình hình các công ty trong một khu vực, khu công nghiệp nhất định và dựa vào pháp luật lao động. Mỗi năm, chúng tôi phấn đấu tăng thêm một ngày nghỉ, dần hướng tới mục tiêu làm việc 40 giờ/tuần, tránh giảm sốc, có tích lũy dần. Đến nay, nhiều tháng đạt được tới ba ngày nghỉ vào thứ bảy hằng tuần", ông Bình nói.

Làm việc 44 giờ/tuần, vẫn trả đủ lương

Ông Nguyễn Phước Đại - chủ tịch công đoàn Công ty TNHH Juki Việt Nam (công ty cơ khí 100% vốn Nhật Bản, Khu chế xuất Tân Thuận, quận 7, TP.HCM) - cho biết công ty đã áp dụng chế độ làm việc 44 giờ/tuần cho hơn 1.100 lao động trong hơn chục năm nay. Và đây là lợi thế giúp doanh nghiệp thu hút được lao động so với các công ty khác.

"Giờ làm việc trong tuần vẫn duy trì tám tiếng/ngày. Nhưng toàn bộ người lao động được nghỉ thêm hai ngày thứ bảy xen kẽ trong tháng thay vì chỉ được nghỉ chủ nhật hằng tuần như trước đây. Trong giai đoạn chuyển đổi, lương vẫn như làm 48 giờ/tuần. Nghĩa là công ty vẫn trả lương bình thường cho hai ngày thứ bảy công nhân được cho nghỉ", ông Đại cho biết.

Nhiều nước thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần

Theo thống kê của ManpowerGroup, nhiều nước đã thử nghiệm hình thức làm việc 4 ngày/tuần trên quy mô rộng, đánh giá hiệu quả dựa trên phản hồi của doanh nghiệp, người lao động trước khi chính thức đưa vào luật.

Ví dụ, Iceland được xem là quốc gia tiên phong thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần trong giai đoạn dài nhất (2015 - 2019) với quy mô 2.500 người. Những quốc gia đang thử nghiệm hình thức này còn có Úc (26 công ty), Brazil (thử nghiệm trên 400 lao động, kéo dài 9 tháng từ tháng 9-2023), Đức (45 công ty, từ tháng 2-2024 đến tháng 8-2024).

Trong khi đó, Bỉ là nước đầu tiên ở châu Âu thông qua luật cho phép người lao động được làm việc 4 ngày/tuần từ tháng 2-2022, thời gian làm trung bình là 10 tiếng/ngày (40 giờ/tuần). Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) cho lao động nhà nước (chiếm 90% tổng lực lượng lao động) được phép làm việc 4 ngày/tuần từ 1-5-2023.

Thành công nhất vẫn là Anh với trên 3.300 nhân viên tại 61 công ty thử nghiệm làm việc 4 ngày/tuần trong 6 tháng, từ tháng 6 đến tháng 12-2022. Tỉ trọng tham gia lớn thuộc về các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực truyền thông và quảng cáo (18%), dịch vụ chuyên nghiệp (16%), phi lợi nhuận (11%). Tỉ trọng thấp nhất thuộc lĩnh vực xây dựng (4%) và kỹ thuật (2%).

Ngoài ra, thử nghiệm ghi nhận cải thiện sức khỏe thể chất tinh thần rõ rệt. Một số quốc gia, chính phủ khuyến khích doanh nghiệp áp dụng làm việc 4 ngày/tuần song chưa đưa vào luật như Nhật Bản, Thái Lan.

Giảm giờ làm phù hợp với thực tế

Theo bà Phạm Thị Tuyết Nhung, ghi nhận cho thấy có người lao động bày tỏ mong muốn công ty hướng tới làm việc 40 giờ/tuần nhưng cần tổng hợp ý kiến, đưa ra trong hội nghị người lao động.

Để tránh bị động, bà Nhung cho hay khi có lịch làm việc hằng năm, công ty sẽ nhận đơn hàng, sau đó điều chỉnh giảm giờ làm cho phù hợp với thực tế. Trường hợp tháng nào yêu cầu quá năng lực như hàng bán chạy, đơn hàng tăng đột biến, phải lên kế hoạch sản xuất trước ở các tháng dư năng lực.

Ví dụ tháng nào nghỉ nhiều mà đơn hàng cao, sản xuất trước một phần để các tháng sau có thời gian nghỉ, công ty cũng chấp nhận lượng tồn kho nhất định. "Khi làm sẽ gặp khó khăn nhưng mình tính trước, mọi việc sẽ ổn", vị này nói.

Cũng theo bà Nhung, để người lao động đồng thuận, công ty còn chủ động thống nhất thỏa ước lao động tập thể có nhiều lợi ích hơn cho người lao động như đối với ca đêm từ 22h đêm hôm trước đến 6h sáng hôm sau, ngoài 30% lương theo luật định còn được cộng thêm 5.000 đồng/giờ.

Ngoài ra, mức thưởng cuối năm bao gồm lương căn bản cộng thêm các khoản phụ cấp theo quy định của công ty. Thưởng cho nhân viên ưu tú vào cuối năm, thưởng cho nhân viên giữ gìn sức khỏe tốt, thưởng sáng kiến cải tiến kỹ thuật, thưởng cho nhân viên có thâm niên...


TRUY NÃ NGUYÊN GIÁM ĐỐC VÀ NGUYÊN GIÁM SÁT KẾ TOÁN CÔNG TY THÀNH AN HÀ NỘI

Hồng Quang

https://tuoitre.vn/truy-na-nguyen-giam-doc-va-nguyen-giam-sat-ke-toan-cong-ty-thanh-an-ha-noi-20240618173100421.htm

Ông Nguyễn Đăng Thuyết và bà Nguyễn Thị Hòa bị truy nã trong vụ án xảy ra tại Công ty Thành An Hà Nội, Công ty thiết bị y tế Danh và Công ty thiết bị y tế Tràng Thi.

Thông tin từ Bộ Công an ngày 18-6, Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu đang điều tra vụ án vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.

Các vụ việc xảy ra tại Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH thiết bị y tế Danh, Công ty TNHH thiết bị y tế Tràng Thi và một số đơn vị liên quan.

Quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Đăng Thuyết (54 tuổi, nguyên giám đốc Công ty TNHH Thành An). Ông Thuyết bị khởi tố để điều tra về tội vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng.

lBà Nguyễn Thị Hòa (nguyên giám sát kế toán thuế Công ty TNHH Thành An Hà Nội, Công ty TNHH Thiết bị y tế Danh, Công ty TNHH thiết bị y tế Tràng Thi) bị khởi tố về tội vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng.

Hiện Bộ Công an đã ra quyết định truy nã đối với ông Thuyết và bà Hòa.

Để phục vụ điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an kêu gọi các bị can đầu thú để được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước và thực hiện quyền tự bào chữa.

Trường hợp các bị can trên không ra đầu thú trong giai đoạn điều tra, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an sẽ điều tra, kết luận vụ án theo quy định của pháp luật.

 

ĐƯA HỐI LỘ, GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP Ở QUẢNG NGÃI BỊ KHỞI TỐ

Trần Mai

https://tuoitre.vn/dua-hoi-lo-giam-doc-doanh-nghiep-o-quang-ngai-bi-khoi-to-20240618191031876.htm

Một giám đốc doanh nghiệp ở Quảng Ngãi bị khởi tố liên quan đến vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ xảy ra ở Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

Ngày 18-6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ngãi cho biết đã khởi tố giám đốc một doanh nghiệp vì hành vi đưa hối lộ. Ông này bị khởi tố trong quá trình mở rộng điều tra vụ án đưa hối lộ, nhận hối lộ, xảy ra tại Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi.

Thực hiện quy trình tố tụng, Công an tỉnh Quảng Ngãi đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với ông Lê Thế T. (54 tuổi, trú tổ 7, phường Trần Phú, TP Quảng Ngãi).

Cơ quan điều tra xác định ông T. là giám đốc một doanh nghiệp tư nhân đã có hành vi đưa hối lộ quy định tại khoản 3, điều 364 Bộ luật Hình sự.

hCác quyết định và lệnh liên quan đến việc khởi tố ông T. đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ngãi phê chuẩn.

Trước đó, ngày 11-4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Ngãi đã quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, ra lệnh bắt để tạm giam bị can Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa (50 tuổi) - phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi - về hành vi nhận hối lộ.

Sau khi tống đạt quyết định khởi tố, cảnh sát điều tra đã khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với bị can Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa.

Trong ngày 11-4, Phòng cảnh sát kinh tế khởi tố bị can Trần Thạch Nam (46 tuổi), phó trưởng phòng quản lý tài nguyên và môi trường, Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi, về hành vi đưa hối lộ.

Ông Nguyễn Phạm Trọng Nghĩa giữ chức vụ phó trưởng Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất và các khu công nghiệp Quảng Ngãi từ ngày 18-8-2021. Trước đó, ông Nghĩa công tác tại ban này gần 25 năm và giữ chức trưởng phòng quản lý đầu tư.

Hiện Công an Quảng Ngãi đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án. Công an tỉnh Quảng Ngãi kêu gọi những ai có liên quan trong vụ án khẩn trương đầu thú, tố giác tội phạm và khắc phục hậu quả để được hưởng chính sách khoan hồng của pháp luật.

 

ĐỀ XUẤT CHI TỐI ĐA 50 TRIỆU ĐỒNG MUA MỘT TIN PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

Phương Dung

https://vnexpress.net/de-xuat-chi-toi-da-50-trieu-dong-mua-mot-tin-phong-chong-tham-nhung-4759875.html

Bộ Tài chính đề xuất Ban chỉ đạo Trung ương quyết định mức chi cụ thể khi mua tin phòng chống tham nhũng, tối đa 50 triệu đồng một tin.

Nội dung trên nêu tại dự thảo Thông tư của Bộ Tài chính về quản lý, sử dụng kinh phí cho hoạt động của Ban chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực các cấp.

Theo dự thảo, Phó trưởng ban thường trực Ban chỉ đạo Trung ương quyết mức chi cụ thể dựa vào nội dung, tính chất của tin được cung cấp. Song, mức này không vượt 50 triệu đồng cho một tin. Việc quản lý, sử dụng chi phí mua tin theo chế độ mật.

Kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo Trung ương được lấy từ nguồn ngân sách nhà nước và nguồn khác theo quy định.

Thông tin phục vụ phòng, chống tham nhũng là những tin phản ánh, tố cáo các hành vi tham nhũng được quy định tại Luật Phòng, chống tham nhũng. Các thông tin này có thể bằng lời, văn bản, ghi âm hoặc các hình thức khác, nhưng phải đảm bảo độ chính xác, tin cậy và có đủ chứng cứ để kiểm tra, xác minh.

Trước đó, một số địa phương đều quy định về mua tin và xử lý thông tin phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực trên địa bàn. Chẳng hạn, năm ngoái, TP HCM quy định mức chi phí tối đa là 10 triệu đồng một tin báo. Tại họp báo hồi tháng 11/2023, ông Trần Quốc Trung, Phó trưởng ban Nội chính thành ủy TPHCM cho biết, mức chi trên thực hiện theo hướng dẫn của Văn phòng Trung ương Đảng về chế độ mật phí với Ban Nội chính các tỉnh, thành ủy và công văn của Ban Nội chính Trung ương về mua tin phục vụ phòng, chống tham nhũng.

Ông cũng cho rằng chưa có thước đo cụ thể xác định số tiền này nhiều hay ít hoặc đáp ứng mong muốn của người cấp tin hay không, song việc cung cấp tin này nhằm xây dựng, phòng chống tham nhũng. Vì thế, mức chi trả chỉ là hình thức khuyến khích.

Hồi năm 2014, tỉnh Yên Bái từng có quy định tương tự, với mức chi 500.000 - 10 triệu đồng cho một tin báo phòng, chống tham nhũng.

Ngoài chi cho việc mua tin, ngân sách hoạt động của Ban chỉ đạo còn dùng cho phụ cấp trách nhiệm thành viên Ban chỉ đạo, thanh toán dịch vụ công cộng, vật tư văn phòng, mua sách báo, tài liệu, hội nghị, tiếp khách, tập huấn.

Các khoản khen thưởng, biểu dương các tập thể, cá nhân có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực hàng năm hoặc đột xuất sẽ được chi theo Luật Thi đua khen thưởng.

Cơ quan thuế tiếp tục đề xuất không mua bán vàng bằng tiền mặt

Phương Dung

https://vnexpress.net/co-quan-thue-tiep-tuc-de-xuat-khong-mua-ban-vang-bang-tien-mat-4759740.html

Lãnh đạo cơ quan thuế vẫn đề nghị Ngân hàng Nhà nước cùng nghiên cứu quy định thanh toán qua tài khoản với giao dịch mua bán vàng.

Tại họp báo thường kỳ chiều 18/6, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế Đặng Ngọc Minh cho biết hiện mua bán vàng bằng tiền mặt rất dễ dàng.

Để chống thất thu ngân sách, theo ông Minh, Bộ Tài chính, ngành thuế đề xuất Ngân hàng Nhà nước phối hợp để đưa kinh doanh vàng vào quản lý thanh toán qua tài khoản, ngân hàng. Theo ông, giải pháp này giúp kiểm soát dòng tiền, chống rửa tiền và thực hiện chủ trương Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt.

Đề xuất hạn chế mua bán vàng miếng bằng tiền mặt từng được cơ quan thuế đưa ra hồi tháng trước khi trả lời báo chí về quản lý với thị trường này. Trước đó, góp ý sửa Nghị định 24, Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TP HCM cũng từng nhắc tới giải pháp này.

bTheo Luật Quản lý thuế, thanh toán trực tuyến được áp dụng với tổ chức khi giao dịch từ 20 triệu đồng trở lên, để họ được khấu trừ, tính vào chi phí. Do đó, nếu hạn chế tiền mặt khi mua bán vàng, giới chuyên môn cho rằng cần sự vào cuộc từ phía Ngân hàng Nhà nước.

iNhiều chuyên gia tài chính, kinh tế cho rằng đề xuất trên giúp tăng minh bạch thị trường vàng, nhưng họ cũng lo ngại tính khả thi nếu áp dụng thực tế, nhất là với người mua nhỏ lẻ, chưa có hiểu biết nhiều về công nghệ.

-Hiện, cả nước có trên 12.500 doanh nghiệp mua bán chế tác vàng bạc và hơn 5.000 hộ, cá nhân gia công mặt hàng này. Phần lớn người dân khi mua vàng trang sức, mỹ nghệ không lấy hóa đơn, dẫn tới khó khăn cho ngành thuế trong kiểm soát giao dịch.

kTại họp báo, Phó tổng cục trưởng Tổng cục Thuế cho hay kinh doanh vàng chịu quản lý của cơ quan nhà nước như các loại hình khác, gồm hóa đơn điện tử theo Luật Quản lý thuế.

"Sau hai năm, ngành thuế đã giám sát, đảm bảo 100% cửa hàng vàng phải xuất hóa đơn điện tử", ông Minh nói.

hNgoài ra, theo ông, tới đây cơ quan thuế sẽ mở rộng áp dụng hóa đơn điện tử từ máy tính tiền với giao dịch vàng. Theo số liệu từ Bộ Tài chính, 7.225 doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh vàng bạc áp dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, với 1,34 triệu hóa đơn.

Việt Nam là một trong những quốc gia dẫn đầu khu vực Đông Nam Á về nhu cầu tiêu thụ vàng, như năm 2023 khoảng 55,5 tấn, theo báo cáo của Hội đồng Vàng Thế giới.

oTừ đầu năm đến nay, vàng áp đảo các kênh đầu tư khác nếu xét về mức độ sinh lời. Với vàng miếng, tỷ suất này là khoảng 22% sau 5 tháng, vượt xa gửi tiết kiệm ngân hàng, chứng khoán hay trái phiếu.

iNgoài các giải pháp bình ổn, giới chuyên gia đề xuất đánh thuế với giao dịch vàng để quản lý, kiểm soát giá mặt hàng này và đảm bảo công bằng giữa các lĩnh vực. Hiện, đầu tư chứng khoán, bất động sản đang chịu thuế thu nhập cá nhân, nhưng giao dịch vàng thì chưa.

-tVề đề xuất này, Thứ trưởng Tài chính Nguyễn Đức Chi cho biết họ sẽ tiếp thu, đánh giá toàn diện trước khi báo cáo cơ quan thẩm quyền.

 

-NHIỀU CÁN BỘ VI PHẠM QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI TẠI NAM ĐỊNH BỊ KHỞI TỐ

Viết Tuân

https://vnexpress.net/nhieu-can-bo-vi-pham-quan-ly-dat-dai-tai-nam-dinh-bi-khoi-to-4759791.html

Bí thư thị trấn Quỹ Nhất Trần Văn Mạnh, Chủ tịch xã Nghĩa Hải Nguyễn Văn Quân bị khởi tố do vi phạm quản lý đất đai tại Cồn Xanh.

Ngày 18/6, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh phối hợp với VKSND tỉnh Nam Định khởi tố, tạm giam bốn cán bộ xã Nghĩa Hải (huyện Nghĩa Hưng) về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ, gồm ông: Nguyễn Văn Quân, Chủ tịch UBND xã; Hoàng Văn Thành, nguyên trưởng công an xã; Vũ Văn Đảng, nguyên cán bộ địa chính xã; Nguyễn Quang Chư, nguyên công an viên thường trực xã.

Cùng tội danh, ông Trần Văn Mạnh, Bí thư thị trấn Quỹ Nhất, nguyên Chủ tịch xã Nghĩa Hải bị khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú.

Theo kết quả điều tra, từ năm 2011 đến 2023, các bị can nêu trên đã làm trái công vụ thực hiện ủy quyền của UBND huyện Nghĩa Hưng khi tổ chức ký hợp đồng chỉ định thầu cho thuê đất; cho phép sang tên chuyển nhượng quyền thuê đất nuôi trồng thủy sai trái quy định tại khu vực Cồn Xanh thuộc địa bàn quản lý của xã Nghĩa Hải.

Cơ quan điều tra cáo buộc hành vi của 5 bị can gây thiệt hại tài sản và lợi ích Nhà nước. Vì vậy, khi Nhà nước có chủ trương thu hồi đất để thực hiện các dự án phát triển kinh tế - xã hội tại Cồn Xanh, một số người dân chưa đồng thuận đã gửi đơn khiếu kiện vượt cấp đến trung ương.

Khu vực Cồn Xanh, huyện Nghĩa Hưng là bãi bồi ven biển do Nhà nước quản lý (đất công), rộng 738 ha, thuộc địa bàn xã Nam Điền, Nghĩa Hải, Nghĩa Thành, Nghĩa Lâm. Cồn Xanh được quy hoạch là đất đô thị, công nghiệp và dịch vụ.

2https://vnexpress.net/nhieu-can-bo-vi-pham-quan-ly-dat-dai-tai-nam-dinh-bi-khoi-to-4759791.html0240618191031876.htm

 

No comments:

Post a Comment