Friday, June 14, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 14 tháng 06 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Quân đội Mỹ nói họ diệt tàu tuần tra, máy bay không người lái của Houthi

Xây dựng ‘thành phố chánh niệm’ Gelephu theo thế giới quan Mạn Đà La (Phần 2)

Chính phủ Mỹ sẽ cấp tới 500 triệu USD cho các nghiên cứu về vaccine Covid dạng uống và xịt

Mỹ, Ukraine ký thỏa thuận quốc phòng 10 năm

Các nhóm nhân quyền kêu gọi Thái Lan không dẫn độ nhà hoạt động Y Quynh Bdap về Việt Nam

Vì sao Việt Nam liên tục lên tiếng kêu gọi Mỹ gỡ bỏ cấm vận đối với Cuba?

Nhóm tư vấn EU ‘quan ngại’ về chỉ thị 24 của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tiếng Việt trở thành một trong những ngôn ngữ chính thức ở San Francisco

Nguồn tin Reuters: Mỹ sẽ mở rộng lệnh trừng phạt đối với việc bán chip bán dẫn cho Nga

ASEAN nhắm chung quyết bộ quy tắc ứng xử Biển Đông trước 2026

Chính sách Ukraine của Trump và Biden trong nhiệm kỳ thứ nhì sẽ ra sao?

RFA

Nhóm Tư vấn Nội Địa EU quan ngại về Chỉ thị 24 của Đảng Cộng sản Việt Nam

UN hoan nghênh Thái Lan phê chuẩn Công ước Bảo vệ Mọi người Khỏi bị Cưỡng bức Mất tích

Tân chủ tịch Tô Lâm tiếp lãnh đạo các tôn giáo được Nhà nước công nhận

Huy Đức và Trần Đình Triển: Những tiếng thét  không thể câm lặng!

Lãnh án chung thân do nổ là Việt kiều Mỹ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Các tổ chức nhân quyền kêu gọi ngưng dẫn độ Y Quynh Bdap về Việt Nam

Chuyến thăm quê hương bị an ninh sân bay 'khủng bố' của ba mẹ con Việt kiều Mỹ

Việt Nam - Nga cần gì ở nhau trong chuyến thăm sắp tới của Putin?

Đồng Nai: đề nghị kỷ luật nữ Chủ tịch huyện mất hơn 170 tỷ đồng

Nhóm giám đốc doanh nghiệp làm giả giấy tờ buôn lậu thịt trâu lãnh án tù

Chủ kênh YouTube của Việt Nam kêu cứu vì bị thiệt hại hàng chục triệu đô la do kiện bản quyền

Mỹ gia hạn thời gian ban hành kết luận điều tra tủ gỗ Việt Nam

Việt Nam xuất khẩu hơn bốn triệu tấn gạo trong năm tháng qua

Ván bài tệ của Tô Lâm!

Nhóm tin tặc Trung Quốc “Mustang Panda” nhắm tấn công vào Việt Nam

Ban Tôn giáo Chính phủ tỉnh Gia Lai bị yêu cầu nộp lại hơn tám tỷ đồng vì chi sai mục đích

AmeriGroup bị phạt do đăng bản đồ Việt Nam không có Hoàng Sa, Trường Sa

Dân biểu Mỹ Michelle Steel lên án hành xử của chính quyền Việt Nam với sư Thích Minh Tuệ

Bắt Phó Chủ tịch xã Sơn Mỹ liên quan vụ “cát tặc” ở Bình Thuận

BBC

Sư Thích Minh Tuệ sẽ ra sao trước dòng người đổ về nơi ông 'ẩn tu'?

'Đừng giỡn mặt với Hun Sen': Lãnh đạo Campuchia đã gặp sếp CIA?

Quốc tế lo ngại Thái Lan dẫn độ ông Y Quynh Bđăp về Việt Nam

Bên bờ vực chiến tranh hạt nhân: BBC phỏng vấn Fidel Castro

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng tự tin về VinFast, chuyên gia đánh giá khác

Dan chân ái: Tại sao phụ nữ Trung Quốc lại chọn yêu đương với ChatGPT?

Bầu cử ở châu Âu, Việt Nam chịu tác động như thế nào?

BRICS cạnh tranh với G7: Việt Nam hưởng lợi từ khối nào hơn?

Chỉ thị mật 24 của Việt Nam khiến nhóm tư vấn EU quan ngại

Chủ tịch nước Tô Lâm đã nói gì với Đại sứ Hùng Ba của Trung Quốc?

Người Việt Nam trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới

Bồi đắp ở Trường Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'

Việt Nam

Vạn Thịnh Phát: lời khai của bị can đã chết về kế hoạch lừa đảo trái phiếu

Thượng tướng Lương Tam Quang làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương khi không thuộc Bộ Chính trị

Những đứa con bất hạnh trong Chiến tranh Việt Nam

Sư Thích Minh Tuệ: Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam

Tổng thống Putin thăm Việt Nam tuần tới trong bối cảnh có đủ 'Tứ Trụ'?

Thượng đỉnh Hòa bình Ukraine: Trung Quốc, Campuchia không tham gia ‘vì thiếu Nga’, Việt Nam thì sao?

Bà Trương Mỹ Lan và vụ lừa trái phiếu SCB: 'Cô gửi tiết kiệm sao thành ra trái phiếu thế này?'

Sư Thích Minh Tuệ: Phóng sự của VTV làm dấy lên nghi ngờ

Nhức nhối nạn kết hôn giả, 'mua vợ' Việt Nam

'Cao mới được làm sếp': Tranh cãi quanh tiêu chí xét tuyển của Trường Quản trị và Kinh doanh

Nhà báo Huy Đức bị bắt: Các tổ chức quốc tế kêu gọi trả tự do 'ngay lập tức'

Sư Thích Minh Tuệ đến từ đâu, tại sao phải dừng?

RFI

Thượng đỉnh G7 tập trung vào hồ sơ Trung Quốc trợ giá xuất khẩu

Bầu cử Quốc Hội Pháp : Cánh tả thành lập Mặt trận Bình dân mới chống cực hữu

Euro 2024 khai mạc lần đầu tiên ở Đức kể từ năm 1988

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Zelensky kỳ vọng thỏa thuận an ninh Mỹ-Ukraina mở đường gia nhập NATO

G7 muốn dùng tiền lãi từ tài sản của Nga bị phong tỏa để huy động tín dụng cho Ukraina

Bắc Kinh sẵn sàng đáp trả việc Liên Âu tăng thuế nhập khẩu xe ô tô điện Trung Quốc

Tàu của hải quân Nga ghé cảng La Habana Cuba

Đối thoại Shangri-La 2024: Diễn đàn xung đột chiến lược quốc phòng Mỹ - Trung

Thăm dò bầu cử Quốc Hội Pháp: Đảng cực hữu về đầu, vượt xa đảng của tổng thống tại vòng một

Pháp có nguy cơ bị tê liệt nếu tổng thống phải ''chung sống'' với thủ tướng thuộc phe đối lập?

Hoa Kỳ ký thỏa thuận an ninh với Ukraina

G7 muốn bảo đảm nguồn tài chính kháng chiến năm 2025 cho Ukraina phòng khi Trump đắc cử

Nhiều tàu Trung Quốc đến vùng biển của Philippines trước ngày quy định hải cảnh bắt người có hiệu lực

Bộ Chỉ huy Liên Hiệp Quốc điều tra vụ lính Bắc Triều Tiên vượt giới tuyến liên Triều

Thủ tướng Trung Quốc công du châu Đại Dương để mở rộng hợp tác thương mại

Bầu cử Quốc Hội Pháp: Liên minh với cực hữu, đảng cánh hữu truyền thống có nguy cơ tan vỡ

Liên Hiệp Quốc : Israel phạm « tội ác chống nhân loại » ở Gaza

Hồng Kông: Chính quyền hủy hộ chiếu của 6 nhà tranh đấu dân chủ đã sang Anh

(AFP) – Chiến tranh Gaza : Hamas kêu gọi Mỹ gây áp lực với Israel. Hôm nay, 13/06/2024, Israel tiếp tục các cuộc tấn công ở Rafah, trong lúc các cuộc đàm phán hưu chiến vẫn tiếp diễn. Hôm qua, tổ chức Hồi giáo Palestine Hamas cho biết đã kêu gọi Mỹ gây áp lực với Israel để đạt được thỏa thuận ngừng bắn tại Gaza. Mặc dù Hoa Kỳ cho biết Israel đã chấp nhận đề xuất hưu chiến của tổng thống Joe Biden, nhưng phía Israel chưa xác nhận. Kể từ khi xung đột nổ ra hồi tháng 10 năm ngoái, hơn 37.000 người đã bỏ mạng ở Gaza, theo số liệu từ bộ Y Tế Hamas.

(AFP) – Gaza : Hơn 8.000 trẻ em dưới 5 tuổi đã được chẩn đoán và điều trị vì suy dinh dưỡng cấp. Tổ chức Y Tế thế giới sáng qua 12/06/2024 thông báo là trong số đó có 16.000 em suy dinh dưỡng cấp tính nghiêm trọng và 28 em đã qua đời. Tổng giám đốc Tổ Chức Y Tế Thế Giới cho biết việc không thể cung cấp các dịch vụ chăm sóc y tế an toàn, cộng với tình trạng thiếu nước sạch càng làm tình trạng thêm nghiêm trọng. Hiện nay, chỉ còn 2 trung tâm phục hồi cho các bệnh nhân suy dinh dưỡng nặng còn có thể hoạt động.

(AFP) – 8 nước Liên Âu muốn hạn chế việc đi lại, dịch chuyển của các nhà ngoại giao Nga trong khối Schengen. Theo văn bản mà AFP tiếp cận được hôm nay 14/06/2024, ngoại trưởng của 8 nước (CH Séc, Đan Mạch, Hà Lan, Estonia, Litva, Latvia, Ba Lan và Rumani) đã gửi một bức thư đề ngày 11/06 cho lãnh đạo ngành ngoại giao Châu Âu và yêu cầu như trên. Theo 8 vị ngoại trưởng, việc tự do di chuyển trong khối Schengen của những người có hộ chiếu ngoại giao Nga tạo thuận lợi để họ có những « hành vi gây hại », trong khi Matxcơva đang tăng cường các nỗ lực gây xáo trộn Liên Âu.

 (AFP) – Hoa Kỳ tiếp tục lên án Nga phạm tội chiến tranh. Hôm qua, 12/06/2024, trong một thông cáo, cố vấn an ninh Nhà Trắng Jake Sullivan cho biết đã xác định được 4 trẻ em Ukraina, bị cưỡng bức đưa đến Nga và hiện được « rao » trên trang mạng nhận con nuôi của nước này. Thông cáo được trang Financial Times đăng tải, chỉ ra rằng những đứa trẻ từ 8 đến 15 tuổi, đã bị đổi tên để giống tên Nga. Kể từ đầu cuộc xâm lược của Nga ngày 24/02/2022, Kiev khẳng định gần 20 000 trẻ vị thành niên đã bị cưỡng bức đưa sang Nga.

(AFP) – Công ty năng lượng Uniper của Đức được quyền đòi tập đoàn khí đốt Nga Gazprom bồi thường hơn 13 tỷ euro. Thông báo của Uniper được đưa ra hôm 12/06, theo đó quyết định của tòa trọng tài quốc tế ở Stockholm, Thụy Điển, không được công khai nhưng đã được trao cho công ty này từ hôm 07/06. Uniper là khách hàng chính của Gazprom ở Đức. Việc đòi bồi thường này liên quan đến vụ Gazprom ngưng chuyển khí đốt hồi năm 2022 cho Uniper qua đường ống North Stream, đẩy công ty Đức đến bên bờ phá sản và phải được Nhà nước Đức giải cứu bằng cách quốc hữu hóa.

(AFP) – Hơn 120 triệu người buộc phải đi lánh nạn. Báo cáo hàng năm của Cao Ủy về người tị nạn của Liên Hiệp Quốc được công bố hôm nay, 13/06/2024, chỉ ra rằng các cuộc chiến ở Gaza, Ukraina, hay các cuộc xung đột ở Miến Điện, Sudan đã khiến số người phải bỏ nhà, bỏ cửa gia tăng, lên đến 120 triệu người, tính đến cuối tháng Tư vừa qua, tăng hơn 10 triệu người so với năm 2023. Báo cáo chỉ ra rằng Syria là nước mà số người mất nhà mất cửa, phải đi lánh nạn cao nhất, dù ở trong nước hay phải ra nước ngoài, lên đến 13,8 triệu người. 

(AFP) – 50 người, đa phần là người lao động Ấn Độ, chết trong vụ hỏa hoạn một tòa nhà ở Koweit. Ngoại trưởng Koweit hôm nay 14/06/2024 thông báo như trên. Vụ hỏa hoạn xảy ra vào hôm qua 12/06. Các nạn nhân chết do hít phải khói độc. Nguyên nhân đám cháy chưa được làm rõ. Chủ tòa nhà đã bị bắt để phục vụ điều tra. Bộ Nội Vụ Koweit cho biết hỏa hoạn xảy ra ở ngoại ô Mangaf, phía nam thủ đô còn khiến khoảng 40 người bị thương. Đa phần trong số 196 người sinh sống ở đó là người lao động đến từ các nước châu Á.  

(AFP) – Các nhà sản xuất phim James Bond nhận được giải Oscar danh dự. Trong một thông cáo ngày hôm qua, 12/06/2024, giám đốc Học viện Oscar Janet Yang khẳng định rằng, giải Oscars danh sự này để ghi nhận sự thành công của hai nhà sản xuất Wilson và Broccolra, đã làm ra bộ phim nổi tiếng James Bond, cũng như những đóng góp của họ trong nền nghệ thuật thứ bảy. Đạo diễn người Anh, Richard Curtis, với bộ phim nổi tiếng Notting hill cũng sẽ nhận được giải Oscar danh dự. Lễ trao giải sẽ diễn ra vào tháng 11/2024.

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: THỨ SÁU 14 THÁNG 6 NĂM 2024

1/ KHỐI ÂU CHÂU QUAN NGẠI VỀ CHỈ THỊ 24 CỦA ĐẢNG CSVN

Nhóm tư vấn nội địa của Liên minh Âu châu bày tỏ sự quan ngại về chỉ thị mật 24 của đảng CSVN, theo báo cáo được công bố gần đây.

Cần biết là chỉ thị 24 do bộ chính trị CSVN ban hành vào ngày 13/ 7 năm ngoái và bị tiết lộ vào tháng 3 vừa qua bởi tổ chức có tên là Dự án 88. Tổ chức Dự án 88 vào ngày 1/3 công bố báo cáo với tựa đề “Nhóm lãnh đạo Việt Nam tuyên chiến chính thức với nhân quyền” và phân tích về chỉ thị mang số 24 này.

Chỉ thị này ban hành về “bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế toàn diện và sâu rộng”, theo đó thì bộ chính trị nêu bật những thách thức trong việc bảo vệ chế độ khi mở rộng bang giao quốc tế và yêu cầu toàn thể bộ máy thực hiện nhiều nhiệm vụ nhằm giữ vững thể chế.

Vào ngày 21/12 năm ngoái, bà Trương Thị Mai, ủy viên thường vụ bộ chính trị, đề nghị thực hiện nghiêm túc quan điểm “bảo vệ an ninh kinh tế là bảo vệ an ninh quốc gia”, “giữ vững độc lập, tự chủ, an ninh, lợi ích quốc gia, để bảo vệ đất nước từ sớm, từ xa, không để bị động, bất ngờ”.

Nhóm tư vấn của khối Âu châu cho rằng chỉ thị 24 đi ngược lại các cam kết trong hiệp định Mậu dịch Tự Do Liên Âu vàViệt Nam. Theo chỉ thị 24, đảng CSVN đề cập biện pháp thí điểm thành lập một số nghiệp đoàn trong các doanh nghiệp để bào đảm quyền lợi của Tổng liên đoàn Lao động, một tổ chức nhà nước tại Việt Nam.

Nhóm tư vấn cũng lên án việc bạo quyền Việt Nam bắt giữ hai quan chức vào tháng 5 vừa qua là ông Nguyễn văn Bình và Vũ Minh Tiến, những người có lập trường ủng hộ việc thành lập các nghiệp đoàn độc lập. Cả hai đang bị truy tố về tội “làm lộ bí mật quốc gia”.

RFA

 

2/ CÁC TỔ CHỨC NHÂN QUYỀN KÊU GỌI NGƯNG DẪN ĐỘ ÔNG Y QUANH BDAP

Một số tổ chức nhân quyền quốc tế vào hôm qua lên tiếng kêu gọi chính phủ Thái Lan không trục xuất ông Y Quynh Bdap về Việt Nam, nơi ông sẽ đối diện với mức án tù dài hạn.

Ông Y Quynh Bdap bị cảnh sát Thái Lan bắt giữ vào ngày 11/6 với cáo buộc “lưu trú quá hạn” sau 6 năm lưu vong ở nước này và đã được Cao uỷ Tỵ nạn LHQ cấp quy chế để chờ được tái định cư ở nước thứ ba.

Một tòa án Việt Nam vào tháng Giêng kết tội vắng mặt ông với mức án 10 năm tù giam vì bị cho là dính líu tới vụ tấn công vào hai đồn công an ở huyện Cư Kuin, tỉnh Đắc Lắc, một năm trước đây.

Bà Mary Lawlor, báo cáo viên đặc biệt của LHQ về người hoạt động nhân quyền, hôm 12/6 bày tỏ trên mạng là bà bị sốc trước vụ bắt giữ ông Y Quynh Bdap ở Bangkok và nguy cơ ông này bị trục xuất về nước.

Bà đăng tải đoạn video của ông Y Quynh tự quay vào ngày 7/6, trong đó ông khẳng định cá nhân ông và tổ chức Người Thượng vì Công lý do ông đồng sáng lập đã hoạt động một cách ôn hòa bằng cách thu thập thông tin và viết báo cáo vi phạm về tình trạng nhân quyền tại khu vực Tây nguyên, sau đó gửi LHQ và các tổ chức nhân quyền quốc tế.

Ông khẳng định bạo quyền cộng sản ở Việt Nam xuyên tạc bằng việc cáo buộc ông có tham gia vào cuộc tấn công vào hai đồn công an nói trên, sau đó kết án và truy lùng ông suốt từ đó tới nay, với sự trợ giúp của cảnh sát Thái Lan. Ông kêu gọi chính phủ các nước dân chủ hãy giúp đỡ và bảo vệ ông. Ông không muốn bị đưa về VN như trường hợp của ông Trương Duy Nhất và Thái Văn Đường.

RFA

 

3/ CHIẾN HẠM TRUNG CỘNG Ồ ẠT KÉO ĐẾN VÙNG BIỂN PHILIPPINES

Vào hôm 12/6, Philippines cho biết Trung Cộng đã gia tăng số lượng tàu bè ở vùng Biển Đông thuộc vùng đặc quyền kinh tế của Manila.

Thông báo của hải quân Philippines được đưa ra ít ngày trước khi quy định của Trung Cộng cho phép lực lượng hải cảnh bắt giữ công dân nước ngoài bị cho là xâm phạm lãnh hải Trung Cộng, có hiệu lực từ ngày 15/6 tới đây.

Phát ngôn nhân hải quân Philippines, Trung tá Roy Vincent Trinidad, cho biết 146 tàu Trung Cộng, trong đó có 22 chiến hạm, đã bị phát giác trong tuần này ở vùng biển Philippines, so với 125 tàu vào tuần trước. Ông Trinidad cho biết hải quân Philippines đã tăng cường tuần tra trong khu vực và đang phối hợp với các đối tác an ninh trước khi chính sách bắt giữ của Trung Cộng được triển khai.

Cần biết là vào hôm 10/6, Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. tuyên bố là quân đội Philippines cần chuẩn bị đối phó với các mối đe dọa từ bên ngoài tại Biển Đông. Chuyên gia Edmund Tayao, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của tổ chức nghiên cứu kinh tế chính trị, nhìn nhận lời tuyên bố của Tổng thống Marcos là “lời kêu gọi sẵn sàng cho mọi tình huống”, bao gồm cả xung đột vũ trang.

Theo giới phân tích, Trung Cộng đang có những hành động hung hăng tại Biển Đông và áp dụng chiến thuận kích động để các quốc gia khác là bên “nổ súng đầu tiên”.

RFI

 

4/ HOA KỲ SẼ KÝ KẾT THỎA THUẬN AN NINH VỚI UKRAINE

Tổng thống Ukraine cho biết là sẽ ký một thỏa thuận an ninh “chưa từng có” với Hoa Kỳ, bên lề hội nghị thượng đỉnh của nhóm G7 tại Ý vào ngày 13/6.

Theo báo Washington Post, thỏa thuận có hiệu lực trong 10 năm, thể hiện cam kết của Hoa Kỳ hỗ trợ Ukraine, phát triển lực lượng vũ trang, củng cố khả năng răn đe quân sự về lâu về dài, trên nhiều lãnh vực khác nhau.

Thỏa thuận không nêu rõ số tiền viện trợ cho Ukraine, cũng không yêu cầu quân đội Hoa Kỳ can thiệp trong trường hợp Ukraine bị tấn công như trong hiệp ước phòng thủ chung với khối NATO. Tuy nhiên Washington có trách nhiệm tổ chức các cuộc tham vấn cấp cao với Kiev trong vòng 24 giờ nếu Ukraine bị tấn công lần nữa trong tương lai.

Trả lời báo chí trước khi lên máy bay đến dự hội nghị G7 ở Ý, cố vấn an ninh Mỹ Jake Sullivan khẳng định là thỏa thuận này sẽ gửi cho Nga một tín hiệu, thể hiện quyết tâm của Hoa Kỳ. Nếu Vladimir Putin cho rằng Nga có thể tồn tại lâu hơn liên minh hỗ trợ Kiev thì ông ta đã nhầm.

Bên lề hội nghị G7, Ukraine cũng sẽ ký một thỏa thuận an ninh song phương với Nhật Bản. Trên thực tế, nhóm siêu cường G7 đã đưa ra một tuyên bố chung vào tháng 7 năm ngoái, cho biết sẽ thực hiện các cuộc đàm phán song phương với Ukraine để thiết lập các cam kết và thỏa thuận an ninh dài hạn. Nhật Bản và Hoa Kỳ là hai nước cuối cùng trong nhóm này ký thỏa thuận an ninh song phương với Ukraine.

Các thỏa thuận về an ninh này nhằm tiếp tục cung cấp viện trợ quân sự và an ninh, hỗ trợ phát triển cơ sở công nghiệp quốc phòng của Ukraine, đào tạo binh sĩ Ukraine, cũng như chia xẻ các thông tin tình báo và hỗ trợ về an ninh mạng.

RFI

 

VNThoibao

VNTB – Phổ cập giáo dục, nhưng lại thiếu trường công lập

VNTB – Vì sao lại e ngại Chỉ thị số 24-CT/TW của Bộ Chính trị?

VNTB – Công ty sách Nhã Nam kiện tiến sĩ Đặng Hoàng Giang theo Điều 331 Bộ Luật Hình Sự

VNTB – Tiến sĩ luật thích “cãi lộn cãi lại”

VNTB – Đảng kỷ luật bà chủ tịch vì 170 tỷ “tiền gian”

 Nghiên Cứu Quốc Tế

Chiến lược quốc phòng ba mặt trận của Mỹ

Người ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc đang tập hợp ở Tokyo

13/06/1983: Pioneer 10 rời Hệ Mặt Trời

Báo Tiếng Dân

Một dạng u mê khác…13/06/2024

 

Thuy My

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 840, 13-06-2024

Lê Xuân Nghĩa - Nga đang mất chủ quyền kinh tế

Phạm Lưu Vũ - Cúng dường và hồi hướng dưới con mắt của tăng ni thời mạt thế

Phạm Công Luận - Bột ngọt trong bữa ăn miền Nam

Phó Đức An - Trăm con sông đổ về biển cả

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 13.06.2024

Võ Xuân Sơn - Ngài Minh Tuệ sẽ đi về đâu ?

Lê Thanh Phong - Vô minh, hãy để cho ông ấy yên

Mạc Văn Trang - Cơ hội cho Gia Lai

Mai Bá Kiếm - Tị nạn giáo dục

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Bầu cử ở châu Âu, Việt Nam chịu tác động như thế nào? 14/06/2024

Bồ Tát EUDAG 14/06/2024

Nhức nhối ngập úng đô thị: Cần giải quyết đồng bộ từ quy hoạch đến xây dựng 14/06/2024

Thử tìm giải pháp giảm thiểu bất lợi cho kênh đào Funan Techo đến an ninh nguồn nước về Việt Nam 13/06/2024

Kiếm tiền từ tín chỉ carbon 13/06/2024

Nhóm tin tặc Mustang Panda có gốc Trung Quốc tấn công các tổ chức Việt Nam 13/06/2024

Vì sao phí công đoàn luôn là 2% của quỹ tiền lương ở doanh nghiệp? 12/06/2024

Điều gì xảy ra sau Chủ nghĩa Tân Tự do? 12/06/2024

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

BẮT THÊM HAI CÁN BỘ LIÊN QUAN ĐẾN ‘LA ĐIÊN’ THÁI BÌNH

Khánh Linh

https://tuoitre.vn/bat-them-hai-can-bo-lien-quan-den-la-dien-thai-binh-20240613210218852.htm

Thêm hai cán bộ bị bắt vì liên quan đến Nguyễn Sơn La (biệt danh “La Điên”) trong việc làm trái quy định pháp luật về đất đai tại huyện Kiến Xương, Thái Bình.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 13-6, một lãnh đạo UBND huyện Kiến Xương xác nhận Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Văn Thành (41 tuổi, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường) và ông Phạm Thiên Tư (63 tuổi, nguyên cán bộ địa chính xã Minh Quang, huyện Kiến Xương).

Cơ quan điều tra cũng đã tiến hành khám xét nơi ở, nơi làm việc của hai bị can nói trên để phục vụ công tác điều tra về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại điều 356 Bộ luật Hình sự.

Liên quan vụ án này, như Tuổi Trẻ Online đã thông tin trước đó, ngày 12-6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình khởi tố, bắt tạm giam ông Nguyễn Sơn La ("La Điên", 67 tuổi, giám đốc doanh nghiệp vận tải Mạnh La) để điều tra về tội "lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ" quy định tại khoản 2, điều 356 Bộ luật Hình sự.lose

Cơ quan chức năng bước đầu xác định bị can La có hành vi móc nối, chi phối cán bộ, cơ quan chức năng để làm trái quy định của pháp luật về đất đai, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

Đây là kết quả bước đầu của chuyên án điều tra những sai phạm xảy ra tại xã Minh Quang, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình trong lĩnh vực đất đai do Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Thái Bình xác lập.

Theo Công an tỉnh Thái Bình, ông Nguyễn Sơn La thường được gọi với cái tên "La Điên", là người đã có một tiền án về tội trộm cắp tài sản.

Năm 2005, ông La đứng ra thành lập và làm giám đốc Công ty TNHH Mạnh La, đăng ký với 53 ngành nghề kinh doanh khác nhau, trong đó chủ yếu hoạt động lĩnh vực vận tải hành khách đường bộ, sau đó mở rộng hoạt động sang lĩnh vực bất động sản, cho thuê nhà xưởng, sản xuất giày dép…

Tại tỉnh Thái Bình, "La Điên" có tiếng trong kinh doanh vận tải hành khách đường bộ với thương hiệu nhà xe Mạnh La, chuyên chạy các tuyến từ Thái Bình đi một số tỉnh, thành trong nước như: Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, TP.HCM...

 

THƯỜNG TRỰC BAN BÍ THƯ YÊU CẦU XỬ LÝ DỨT ĐIỂM VI PHẠM AIC, VẠN THỊNH PHÁT, PHÚC SƠN, THUẬN AN

Thành Chung

https://tuoitre.vn/thuong-truc-ban-bi-thu-yeu-cau-xu-ly-dut-diem-vi-pham-aic-van-thinh-phat-phuc-son-thuan-an-20240613193536009.htm

 

Thường trực Ban Bí thư Lương Cường yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan đến vi phạm của Công ty AIC và hệ sinh thái AIC, Vạn Thịnh Phát, Phúc Sơn, Thuận An và các vụ việc mới phát sinh.

Ngày 13-6, Thường trực Ban Bí thư có buổi làm việc với Ủy ban Kiểm tra Trung ương về tình hình thực hiện nhiệm vụ từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay.

Đề nghị kỷ luật nhiều ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương Đảng

Theo báo cáo, về thực hiện các nhiệm vụ do Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực giao, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị Ban Chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật 16 đảng viên; đề nghị Bộ Chính trị thi hành kỷ luật 14 đảng viên và 23 tổ chức đảng, trong đó có 26 ủy viên Trung ương Đảng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng.

Ban Bí thư thi hành kỷ luật 132 đảng viên, 20 tổ chức đảng; tham mưu Ban Bí thư thành lập 2 đoàn giải quyết tố cáo đối với 2 đảng viên...

Về thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của điều lệ Đảng, ủy ban đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 78 tổ chức đảng và 23 đảng viên.

Qua kiểm tra đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 43 tổ chức đảng và 100 đảng viên, thi hành kỷ luật theo thẩm quyền 156 tổ chức đảng và 371 đảng viên.

Yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới xem xét trách nhiệm, xử lý kỷ luật 118 tổ chức đảng và 359 đảng viên. Kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật đảng, kiểm tra tài chính đảng đối với 82 tổ chức đảng; giám sát chuyên đề đối với 47 tổ chức đảng và 88 đảng viên.

Xem xét, giải quyết tố cáo theo quy trình đối với 9 đảng viên, 1 tổ chức đảng, giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng đối với 29 đảng viên.

Kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập đối với 115 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Qua kiểm tra, giám sát, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã thi hành kỷ luật 161 tổ chức đảng và 417 đảng viên bằng các hình thức.

Kiểm tra việc thực hiện các dự án/gói thầu mua sắm tài sản, trang thiết bị do Công ty cổ phần Tiến Bộ Quốc Tế (AIC) và các doanh nghiệp thuộc "hệ sinh thái" AIC thực hiện; các vi phạm liên quan đến các tập đoàn FLC, Vạn Thịnh Phát...

Tập trung kiểm tra vào những nơi có vấn đề phức tạp, điểm "nóng"

Phát biểu kết luận, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường nêu rõ những kết quả quan trọng trong công tác kiểm tra, giám sát đã có tác dụng rất lớn trong cảnh báo, cảnh tỉnh, răn đe, phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm, từ xa các vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên...

Thời gian tới, ông Lương Cường đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương tập trung thực hiện tốt một số nhiệm vụ trọng tâm. Trong đó tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng...

Ủy ban kiểm tra các cấp cần chủ động thực hiện toàn diện, nghiêm túc, hiệu quả các nhiệm vụ theo quy định của điều lệ Đảng. Trọng tâm, kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm với tinh thần chủ động hơn, nỗ lực quyết tâm cao hơn, hành động quyết liệt hơn.

Tập trung vào những nơi có vấn đề phức tạp, điểm "nóng", những địa bàn, lĩnh vực dễ nảy sinh vi phạm, những vấn đề nổi cộm, còn tồn đọng, gây bức xúc trong xã hội.

Cùng với đó, ông Cường yêu cầu thực hiện nghiêm túc các kết luận của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Trong đó tập trung kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm trong các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo.

Đặc biệt xử lý dứt điểm các vụ việc liên quan đến vi phạm của Công ty AIC và hệ sinh thái AIC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Tập đoàn Phúc Sơn, Tập đoàn Thuận An và các vụ việc mới phát sinh.

Việc xử lý kỷ luật, theo ông Lương Cường, phải đảm bảo nghiêm minh, kịp thời, không có "vùng cấm", không có "ngoại lệ", song trên tinh thần nhân văn, "trị bệnh cứu người".

Mục đích làm cho tổ chức đảng, đảng viên thấy được vi phạm, khuyết điểm để khắc phục, sửa chữa, tiến bộ hơn, làm tốt hơn. Phát huy các nhân tố mới, tích cực, bảo vệ cái đúng, bảo vệ cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung.

 

CEO BAMBOO AIRWAYS: HÀNG KHÔNG CÀNG BAY CÀNG LỖ

Diệu Thanh

https://znews.vn/ceo-bamboo-airways-hang-khong-cang-bay-cang-lo-post1480710.html

Theo ông Nam, hiện nay, thị trường thế giới vẫn còn tàu bay, chỉ cần các hãng chấp nhận trả giá cao hơn. Trong bối cảnh làm ăn không có lãi, các hàng đều không muốn thuê thêm.

Chia sẻ tại hội thảo Hàng không - Du lịch bắt tay liên kết phát triển bền vững do báo Nhân dân tổ chức, ông Lương Hoài Nam, Tổng giám đốc Bamboo Airway, cho biết trong bối cảnh thiếu máy bay, hãng không cố gắng đưa thêm máy bay về bởi không có động lực kinh tế.

"Bay càng nhiều, lỗ càng lớn. Nếu đưa thêm máy bay về mà có lãi, chúng tôi đưa về ầm ầm, không cần cơ quan quản lý phải nhắc", ông Nam nhấn mạnh.

Không thuê thêm máy bay vì sợ lỗ

Theo ông Nam, hiện nay, thị trường thế giới vẫn còn tàu bay cho thuê, chỉ cần các hãng chấp nhận trả giá cao hơn. Thời gian để thuê khô hay thuê ướt tàu bay cũng không phải là vấn đề lớn. Tuy nhiên, việc bay nội địa có lãi trở nên bất khả thi trong bối cảnh hãng bị giá trần "trói chân" cùng với mặt bằng chi phí tăng cao.

Trước dịch, các hãng còn có thể lấy lãi từ thị trường quốc tế để bù đắp hoạt động cho nội địa. Nhưng hiện tại, kiếm lãi trên đường bay quốc tế cũng khó khăn hơn vì sự cạnh tranh lớn.

Theo ông Lương Hoài Nam, từ trước đến nay, mọi người vẫn hiểu nhầm rằng tăng trần giá vé máy bay làm tăng giá vé máy bay. Tuy nhiên, thực tế lại ngược lại. Đơn cử từ tháng 3 năm nay, trần giá vé trên đường bay tăng lên 3,4 triệu đồng, bình quân giá vé của Bamboo Airways lại giảm còn khoảng 1,4 triệu đồng thay vì 1,66 triệu đồng như trước đó.

Vì thế, theo ông Nam, thay vì áp trần giá vé như hiện nay, cần phải dùng luật cạnh tranh để hạn chế các đơn vị lạm dụng vị thế độc quyền. Đồng thời, phải tạo động lực cho hãng hàng không đưa máy bay về, cung ứng cho thị trường nội địa. Khi có nhiều máy bay thì giá vé máy bay sẽ giảm nhiệt.

“Chúng ta phải tạo động lực cho ngành hàng không, mới hóa giải được nghịch lý giá vé máy bay tăng nhưng hãng hàng không và công ty du lịch vẫn khó khăn”, ông Nam nhấn mạnh.

Ông Lại Xuân Thanh, Chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV), cũng đồng tình với việc bỏ trần giá vé máy bay. Thay vào đó, ông cho rằng cần có giá sàn để chống lại việc các hãng bán phá giá. 

Bay đêm cũng "ế" khách

Nói về biện pháp tăng chuyến bay đêm để giảm giá vé, ông Lê Hồng Hà, Tổng giám đốc Vietnam Airlines cho biết trong tháng 5, Vietnam Airlines đã phải hủy 10% chuyến bay đêm do không có khách.

Nguyên nhân của việc bay đêm "ế" khách là giá vé rẻ hơn nhưng khách hàng sẽ mất thêm một đêm ở khách sạn. Bên cạnh đó, các điểm đến chưa đáp ứng về hạ tầng giao thông công cộng để di chuyển vào ban đêm.

“Tôi khẳng định không có khách nào bay đêm đâu. Du lịch là thị trường của người có tiền, bắt người ta bay đêm, khổ cực thế ai mà đi, khác gì tiêu diệt sinh lực lẫn nhau. Chúng ta phải thực tế và thực dụng", ông Nguyễn Quốc Kỳ, Chủ tịch Vietravel, chia sẻ.

Theo Chủ tịch Vietravel, bay đêm chỉ có thể bán được nếu bay charter, tận dụng nguồn lực của các hãng hàng không để các hãng du lịch thiết kế chuyến bay charter, bay xa và tận dụng đêm đầu tiên để đỡ chi phí. Bán charter mới giải quyết được khâu bay đêm cho khách du lịch.

Để khắc phục tình trạng này, ông Hoàng Nhân Chính, Trưởng ban thư ký Hội đồng Tư vấn du lịch (TAB) đưa giải pháp với các doanh nghiệp khách sạn nên áp dụng chính sách nhận, trả phòng linh hoạt, không nên cứng nhắc như hiện nay là nhận phòng sau 14h và trả phòng trước 11h.

Ông Chính dẫn chứng: “Hiện nay có một chuỗi khách sạn đã áp dụng phương thức nhận, trả phòng linh hoạt cho khách đặt chỗ trực tiếp theo nguyên tắc khách hàng được ở 24 giờ. Nghĩa là nếu khách nhận phòng lúc 19h hôm trước thì có thể trả phòng lúc 19 giờ hôm sau mà không phải trả thêm phí trả phòng muộn".

Về lâu dài, ông Chính cho rằng để kéo giảm giá vé máy bay, tạo động lực phát triển cho ngành du lịch, Chính phủ cần xem xét miễn thuế 7% nhập khẩu xăng dầu đối với các chuyến bay nội địa; áp dụng mức thuế bảo vệ môi trường đối với nhiên liệu bay bằng 70% quy định hiện hành.

Chính phủ cũng cần hỗ trợ Công ty Quản lý bay để giảm 50% giá dịch vụ cất hạ cánh máy bay trong 2 năm cho các hãng hàng không. Bên cạnh đó, cần hỗ trợ chung cho ngành hàng không và du lịch với gói kích cầu giảm giá vé máy bay khứ hồi, hỗ trợ giá vé máy bay không quá 30 USD/vé và trợ giá phòng lưu trú không quá 30 USD/đêm tại các điểm đến du lịch trọng điểm...

Đưa kiến nghị, Phó tổng giám đốc Vietjet Đỗ Xuân Quang cho rằng để hàng không và du lịch Việt Nam cùng phát triển thì cần xây dựng các chương trình quảng bá du lịch Việt Nam ở tầm quốc gia, hỗ trợ phát triển du lịch bền vững. Không chỉ dừng lại ở sự kết hợp mang tính thời điểm giữa các doanh nghiệp du lịch, hàng không mà là những cái “bắt tay” lâu dài, trên cơ sở đồng hành, cùng chia sẻ lợi ích chung.

Lãnh đạo Vietjet đề xuất Chính phủ có hỗ trợ về thuế môi trường đối với xăng dầu, giảm phí cho các đường bay quốc tế mới, giảm lãi suất cho các doanh nghiệp hàng không, du lịch…

"Trong bối cảnh còn nhiều thách thức đối với cả du lịch và hàng không, Chính phủ cần tiếp tục có các hỗ trợ về thuế môi trường đối với xăng dầu, giảm phí cho các đường bay quốc tế mới, ngành ngân hàng giảm lãi suất cho hàng không, khách sạn, du lịch", ông Quang nhấn mạnh.

Ngoài ra, ông Quang cho rằng cần có các chính sách hỗ trợ về phát triển đội tàu bay của các hãng hàng không Việt Nam, chính sách quản lý slot bay, quản lý hoạt động khai thác tại các cảng hàng không để tăng năng lực thông qua các cảng.

Trong khi đó, lãnh đạo ACV cho rằng cần công bố sớm kế hoạch nghỉ lễ quốc gia để khách du lịch, công ty du lịch, hãng hàng không chủ động trong việc lập kế hoạch vui chơi và tổ chức, xây dựng sản phẩm du lịch cạnh tranh với các thị trường du lịch trong khu vực.

Ông Nguyễn Hữu Y Yên, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Công ty TNHH MTV Dịch vụ lữ hành Saigontourist cũng đề nghị Chính phủ cần có gói hỗ trợ phù hợp cho các hãng hàng không nhằm giảm chi phí và gói trợ cấp cho các hãng hàng không khai thác các điểm đến chưa phổ biến.

Bên cạnh đó, ngành du lịch và hàng không cần phối hợp khai thác các chuyến bay thuê bao nguyên chuyến, có chính sách giá ưu đãi, khởi hành định kỳ và đảm bảo hiệu quả khai thác khách 2 chiều. Thời gian triển khai cần đủ dài từ 6 tháng đến 1 năm để các công ty du lịch quảng bá, giới thiệu sản phẩm.


26 ỦY VIÊN, NGUYÊN ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG BỊ KỶ LUẬT 3 NĂM QUA

Phạm Dự

https://vnexpress.net/26-uy-vien-nguyen-uy-vien-trung-uong-bi-ky-luat-3-nam-qua-4758062.html

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 13 (tháng 1/2021) đến nay, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã đề nghị cấp có thẩm quyền kỷ luật 26 ủy viên, nguyên ủy viên Trung ương.

Chiều 13/6, tại buổi làm việc với Thường trực Ban Bí thư Lương Cường, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Văn Rón cho biết từ đầu nhiệm kỳ Đại hội 13 của Đảng đến nay, cơ quan này đã đề nghị Ban Chấp hành Trung ương kỷ luật 16 đảng viên, đề nghị Bộ Chính trị kỷ luật 14 đảng viên và 23 tổ chức đảng. Trong đó có 26 ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương.

Đại hội 13 đã bầu 200 ủy viên Trung ương, đến giữa tháng 5/2024 có 21 người thôi nhiệm vụ, trong đó có 11 người bị khởi tố hoặc kỷ luật. Ủy ban Kiểm tra Trung ương còn đề nghị Ban Bí thư kỷ luật 132 đảng viên, 20 tổ chức đảng và tham mưu cho Ban Bí thư lập hai đoàn giải quyết tố cáo đối với 2 đảng viên.

Về thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của Điều lệ Đảng, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm với 78 tổ chức đảng, 23 đảng viên, sau đó đề nghị Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư kỷ luật 43 tổ chức đảng và 100 đảng viên.

Cơ quan kiểm tra trung ương còn giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập với 115 cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý. Các vụ việc nổi cộm cơ quan này đã vào cuộc như mua sắm vật tư phục vụ Covid-19, sai phạm liên quan AIC, tập đoàn FLC, Vạn Thịnh Phát.

Kết luận buổi làm việc, Thường trực Ban Bí thư Lương Cường đánh giá kết quả kiểm tra có tác dụng lớn trong "cảnh tỉnh, phòng ngừa, ngăn chặn từ sớm" vi phạm và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu.

Ông Lương Cường đề nghị Ủy ban Kiểm tra Trung ương tích cực tham gia xây dựng các văn kiện trình Đại hội 14 và các tiểu ban, tổ giúp việc chuẩn bị Đại hội. Cơ quan này còn phải nghiên cứu, tổng kết thi hành Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng để phục vụ việc sửa đổi, bổ sung.

Ông cũng yêu cầu cơ quan kiểm tra trung ương tập trung kiểm tra, xử lý nghiêm tổ chức đảng, đảng viên có vi phạm, đặc biệt trong các vụ án liên quan hệ sinh thái của AIC, vụ án xảy ra liên quan tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Phúc Sơn, Thuận An và các vụ mới phát sinh. Quan điểm xử lý là nghiêm minh, kịp thời, "không có vùng cấm, không có ngoại lệ", song cần nhân văn, "trị bệnh cứu người". Mục đích xử lý làm cho tổ chức đảng, đảng viên thấy được khuyết điểm để sửa chữa, tiến bộ hơn.

Cơ quan kiểm tra trung ương cần phát huy các nhân tố mới, bảo vệ cái đúng, cán bộ dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Ủy ban kiểm tra các cấp cần kiểm tra với tinh thần chủ động hơn, tập trung vào những nơi có vấn đề phức tạp, lĩnh vực dễ nảy sinh vi phạm.

 

CHỦ TỊCH HUYỆN BỊ LỪA 170 TỶ ĐỒNG ĐÃ 'KÊ KHAI TÀI SẢN KHÔNG TRUNG THỰC'

Phước Tuấn

https://vnexpress.net/chu-tich-huyen-bi-lua-170-ty-dong-da-ke-khai-tai-san-khong-trung-thuc-4757850.html

ĐỒNG NAIBà Nguyễn Thị Giang Hương, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch bị đề nghị kỷ luật vì không trung thực khi kê khai tài sản.

Ngày 13/6, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đồng Nai có văn bản đề nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy kỷ luật bà Hương do vi phạm luật phòng chống tham nhũng.

Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch có khuyết điểm, vi phạm "kê khai tài sản không trung thực", vi phạm quy định về những điều đảng viên không được làm; Luật Phòng, chống tham nhũng.

Động thái nói trên của cơ quan kiểm tra Tỉnh ủy thực hiện theo yêu cầu Ủy ban Kiểm tra Trung ương, sau khi bà Hương trình báo bị lừa hơn 170 tỷ đồng trong tài khoản hồi tháng 3/2024.

Bước đầu cơ quan cảnh sát điều tra xác định nữ chủ tịch huyện bị nhóm lừa đảo xưng danh cơ quan bảo vệ pháp luật gọi điện đến 'hù dọa dính dáng đến pháp luật'.

Do không có số tiền lớn, bà Hương huy động tài chính từ người thân, bạn bè. Chỉ trong vài ngày, nhóm tội phạm "bằng nhiều thủ đoạn đã xâm nhập vào tài khoản" rút mất hơn 170 tỷ đồng.

Vụ án đang được Công an Đồng Nai phối hợp các Cục nghiệp vụ Bộ Công an xác minh, điều tra.

 

ĐIỀU TRA HÌNH SỰ QUÂN CHỦNG PK - KQ TÌM NGƯỜI MUA ĐẤT SÂN BAY NHA TRANG

Anh Hùng

https://vietnamfinance.vn/co-quan-dieu-tra-hinh-su-quan-chung-pk--kq-tim-nguoi-mua-dat-san-bay-nha-trang-d112022.html

(VNF) - Cơ quan Điều tra Hình sự Quân chủng Phòng không - Không quân (Bộ Quốc phòng) đang tiến hành hoạt động điều tra, xác minh trong vụ án "Vi phạm quy định về quản lý đất đai" tại sân bay Nha Trang cũ.

Cơ quan này cho biết, việc đề nghị cung cấp thông tin nhằm phục vụ điều tra vụ án Vi phạm quy định về quản lý đất đai xảy ra tại Khánh Hòa. Hiện sai phạm cụ thể của cá nhân, tổ chức liên quan chưa được công bố do đang trong giai đoạn thu thập tài liệu.

Cũng theo cơ quan này, số lượng khách hàng đã mua đất dự án khu trung tâm đô thị thương mại - dịch vụ - tài chính - du lịch Nha Trang (Khu trung tâm thương mại, du lịch Nha Trang) tại sân bay Nha Trang cũ chưa được xác định cụ thể "nhưng lên đến cả nghìn người" tại các nơi như Hà Nội, Khánh Hòa, TP HCM...

"Quá trình rà soát thông tin khách hàng, cơ quan điều tra gặp khó khăn do địa chỉ hoặc số điện thoại của họ đã cũ, không liên hệ được; có người thiếu thông tin về ngày tháng năm sinh. Vì vậy, cơ quan này cần tìm các bị hại để có đầy đủ thông tin", cơ quan này cho hay.

Để phục vụ quá trình điều tra, Cơ quan điều tra đề nghị công dân là khách hàng (đăng ký thường trú Hà Nội) đã ký hợp đồng mua đất tại dự án khu trung tâm thương mại, du lịch Nha Trang với Tập đoàn Phúc Sơn thì liên hệ với cơ quan này để làm việc, phối hợp cung cấp thông tin phục vụ quá trình điều tra.

Theo đó, khách hàng có thể cung cấp thông tin cho Cơ quan điều tra hình sự Quân chủng Phòng không - không quân qua địa chỉ làm việc tại số 9 đường Lê Trọng Tấn, Khương Mai, Thanh Xuân, Hà Nội; Điện thoại liên hệ của các điều tra viên: 069.562.127; 0367.496.888 hoặc 0855.441.900.

Sân bay Nha Trang cũ có diện tích rộng hơn 186ha, nằm gần trung tâm thành phố. Sau năm 1975, nơi này ngoài mục đích quân sự còn phục vụ các chuyến bay chở khách tới thành phố biển. Tuy nhiên, sau khi sân bay quốc tế Cam Ranh được nâng cấp và mở rộng, chức năng dân dụng của sân bay Nha Trang đã bị hạn chế và trở thành căn cứ của Trung đoàn Không quân 920, Trường Sĩ quan Không quân.

Nhiều phần của sân bay đã được quy hoạch và chuyển đổi mục đích sử dụng khác. Cuối năm 2009, một phần sân bay Nha Trang được giao cho địa phương phát triển kinh tế - xã hội. Chính quyền tỉnh Khánh Hòa sau đó sử dụng quỹ đất này để thanh toán cho các dự án BT (xây dựng - chuyển giao) và trong việc thực hiện dự án khu trung tâm thương mại, du lịch Nha Trang.

Công trình tọa lạc tại mặt tiền đường biển Trần Phú, có tổng vốn đầu tư 10.000 tỷ đồng, được quy hoạch trên khu đất 185ha và do Công ty Cổ phần Tập đoàn Phúc Sơn làm chủ đầu tư.

Đến tháng 6/2021, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận về việc chấp hành các quy định của pháp luật trong quản lý đầu tư xây dựng đối với 6 dự án BT sử dụng quỹ đất thanh toán tại khu vực sân bay Nha Trang. Cơ quan này đã chỉ ra các vi phạm như các dự án BT đã không hoàn thành đưa vào khai thác, sử dụng vào khoảng cuối năm 2017.

Liên quan đến hồ sơ giao đất Sân bay Nha Trang cũ cho Tập đoàn Phúc Sơn theo đề nghị của Bộ Quốc phòng, vào tháng 5 vừa qua, UBND tỉnh Khánh Hòa đã đề nghị Văn phòng tỉnh cung cấp các tài liệu kèm với danh mục đối với các nghị quyết, văn bản của Tỉnh ủy liên quan đến việc sử dụng quỹ đất tại sân bay Nha Trang cũ, để thanh toán cho các dự án BT và trong thực hiện dự án khu trung tâm thương mại, du lịch Nha Trang.

Đồng thời, đề nghị Văn phòng ĐBQH và HĐND tỉnh cung cấp các Nghị quyết, văn bản của HĐND tỉnh kèm danh mục liên quan đến việc sử dụng quỹ đất trên, gửi về Văn phòng UBND tỉnh để tổng hợp.

UBND tỉnh Khánh Hòa cũng giao Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan đầu mối cung cấp trực tiếp cho phía Bộ Quốc phòng hồ sơ của các cơ quan tham mưu, đề xuất để tỉnh ban hành Quyết định số 3262, 3263 năm 2016 về thu hồi đất do Trường Sĩ quan Không quân quản lý tại khu vực Sân bay Nha Trang và bàn giao cho Tập đoàn Phúc Sơn và Kho bạc tỉnh Khánh Hòa; cung cấp hồ sơ liên quan đến thu hồi đất quốc phòng và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đối với khu đất làm Kho bạc tỉnh; khu đất để thực hiện dự án K98 Nha Trang.

Ngoài ra, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng chủ trì trong việc rà soát khu đất 13,3ha đất tại Sân bay Nha Trang giao cho Công ty Cổ phần Đầu tư Hacom Holdings để làm đường Nguyễn Thiện Thuật kéo dài; việc thu hồi, bàn giao đất cho Công ty CP Đầu tư Hacom Holdings (quỹ đất đối ứng cho dự án BT); việc giải phóng mặt bằng, thu hồi, bàn giao đất Quốc phòng thuộc lộ giới đường Nguyễn Thiện Thuật nối dài để thực hiện thi công dự án; hồ sơ liên quan đến dự án đầu tư xây dựng Trường THPT Dân lập Nguyễn Thiện Thuật.

 

 

No comments:

Post a Comment