Đối Thoại Điểm Tin ngày 12
tháng 06 năm 2024
Tin Ngoài Nước-Tín Châu
Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
Bloomberg:
Mỹ cân nhắc hạn chế hơn nữa việc Trung Quốc tiếp cận chip AI
Thường
vụ Quốc hội VN đồng ý cho cảnh sát giao thông hưởng 85% tiền phạt người vi phạm
Giới
hoạt động: 'Cảnh sát Thái Lan bắt giam ông Y Quynh Bdap'
Con trai Tổng thống
Biden bị kết tội che giấu việc sử dụng ma túy khi mua súng
Nhóm
tin tặc Mustang Panda có gốc Trung Quốc tấn công các tổ chức Việt Nam
Nguồn tin
Reuters: Mỹ sẽ mở rộng lệnh trừng phạt đối với việc bán chip bán dẫn cho Nga
Đại sứ Hoa Kỳ kêu
gọi Nhật giúp bổ sung kho phi đạn Mỹ
Tại G7, Mỹ thúc
đẩy kế hoạch đối phó với Nga, Trung
Tổng thống Romania, Ba Lan và
Latvia: Các hoạt động hỗn hợp của Nga rất đáng lo ngại
Một
năm sau vụ tấn công ở Đắk Lắk: Ông Y Quynh Bdap bị bắt ở Thái Lan và có thể bị
dẫn độ về nước
IFJ:
nhà báo nổi tiếng Huy Đức bị bắt do những bài bình luận trên mạng xã hội
Tân
chủ tịch nước Việt Nam mong muốn tranh chấp lãnh hải với Trung Quốc được kiểm
soát tốt
Việt
Nam sẽ cho các công ty tái tục nhập vàng sau nhiều năm gián đoạn
Công
an kêu gọi gần 10.000 nhà đầu tư trái phiếu Vạn Thịnh Phát hợp tác trình báo
75
năm sau Hiệp định Élysée: Campuchia đang bắn vào quá khứ?
Người
dân bớt lo sau video công an Gia Lai cấp căn cước cho sư Thích Minh Tuệ
Bốn
chủ doanh nghiệp tư nhân ra tòa ở Hà Nội vì đưa người Trung Quốc trái phép vào
Việt Nam
Mưa
lũ lịch sử tại Hà Giang khiến ba người tử vong, ước thiệt hại hơn 60 tỷ đồng
Foxconn
sản xuất thiết bị 5G cho Nokia tại Việt Nam
TikTok
điều chỉnh nhiều quy định để tăng kiểm duyệt nội dung chia sẻ tại Việt Nam
Hội
đồng Liên Tôn Việt Nam được trao Giải Tự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền 2024
Tổng
thống Nga Putin sẽ đến Việt Nam sau khi thăm Bắc Hàn
Việt
– Trung chuẩn bị ký thêm các nghị định thư về hàng nông, thủy sản xuất khẩu
Philippines
đang giám sát hoạt động bồi lấp đảo của Việt Nam tại Trường Sa
Việt Nam và Viện nghiên cứu Lúa gạo quốc tế thảo luận hợp tác đề
án một triệu ha lúa chất lượng cao
Bộ
Thương mại Hoa Kỳ công bố kết luận cuối cùng về điều tra chống bán phá giá với
túi giấy Việt Nam
BBC
Chủ tịch nước Tô
Lâm đã nói gì với Đại sứ Hùng Ba của Trung Quốc?
Người Việt Nam
trong nhóm 'ăn nhựa' nhiều nhất thế giới
Bồi đắp ở Trường
Sa: '2024 sẽ là năm kỷ lục của Việt Nam'
Vạn Thịnh Phát: lời
khai của bị can đã chết về kế hoạch lừa đảo trái phiếu
Thượng tướng Lương
Tam Quang làm Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương khi không thuộc Bộ Chính trị
Những đứa con bất
hạnh trong Chiến tranh Việt Nam
Sư Thích Minh Tuệ:
Nhu cầu bức thiết thanh lọc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Người Philippines
ủng hộ dùng biện pháp quân sự chống Trung Quốc trên Biển Đông
Tổng thống Putin
thăm Việt Nam tuần tới trong bối cảnh có đủ 'Tứ Trụ'?
Thượng đỉnh Hòa
bình Ukraine: Trung Quốc, Campuchia không tham gia ‘vì thiếu Nga’, Việt Nam thì
sao?
Sư Thích Minh Đạo
trở lại sau vụ ‘kiểm điểm’, nói rõ quan điểm về sư Thích Minh Tuệ
Kiểm duyệt ở Trung
Quốc: Chú mèo hoạt hình khiến chính quyền sôi sục
Bà Trương Mỹ Lan và
vụ lừa trái phiếu SCB: 'Cô gửi tiết kiệm sao thành ra trái phiếu thế này?'
Sư Thích Minh Tuệ:
Phóng sự của VTV làm dấy lên nghi ngờ
Nhức nhối nạn kết
hôn giả, 'mua vợ' Việt Nam
'Cao mới được làm
sếp': Tranh cãi quanh tiêu chí xét tuyển của Trường Quản trị và Kinh doanh
Nhà báo Huy Đức bị
bắt: Các tổ chức quốc tế kêu gọi trả tự do 'ngay lập tức'
Sư Thích Minh Tuệ
đến từ đâu, tại sao phải dừng?
Nhà báo Huy Đức bị
bắt về tội 'lợi dụng tự do, dân chủ'
Bộ trưởng Công an
Lương Tam Quang không thuộc Bộ Chính trị, quyền lực thế nào?
Phó thủ tướng và
phó chủ tịch Quốc hội mới có lý lịch như thế nào?
Bà Trương Mỹ Lan
đối mặt thêm ba tội danh, bị cáo buộc chuyển hơn 4,5 tỉ USD qua biên giới
Kênh đào Phù Nam
Techo: Campuchia khởi công ngày 5/8, Việt Nam lép vế trên mặt trận truyền thông
Trung Quốc hưởng
lợi từ bất ổn chính trị ở Việt Nam?
Bầu cử Quốc Hội Pháp: Liên minh với cực hữu, đảng cánh hữu truyền
thống có nguy cơ tan vỡ
Liên Hiệp Quốc : Israel phạm « tội ác chống nhân
loại » ở Gaza
Kim Jong Un ca tụng mối quan hệ « không gì lay chuyển » với Nga
Hội nghị tái thiết Ukraina ở Đức: Phục hồi khẩn cấp lĩnh vực năng
lượng bị Nga phá hủy
Gaza : Hội Đồng Bảo An thông qua Nghị quyết ngưng bắn do Mỹ
đề xuất
Bầu cử Quốc Hội Pháp : Bốn đảng cánh tả đạt thỏa thuận về cử
ứng viên
Vladimir Putin dọa mở rộng phạm vi chiến tranh chỉ là đòn gió ?
Hành Lang Kinh Tế Trung Quốc –Pakistan : Bắc Kinh trước thách
thức Hồi giáo cực đoan Nam Á
Chiến Tranh Lạnh Mới : Cách tiếp cận của châu Âu đối với Trung
Quốc đã lỗi thời
Mỹ-Hàn thảo luận về chiến lược chung đối phó với mối đe dọa hạt
nhân Bắc Triều Tiên
Ẩm thực : Du khách nước ngoài thích Ý và Tây Ban Nha hơn là Pháp
100 năm kỷ niệm giải "Nghệ nhân xuất sắc nhất nước Pháp"
Tổng thống Philippines yêu cầu quân đội sẵn sàng đối phó với các
đe dọa
Số các vụ xung đột trên thế giới trong năm 2023 cao nhất kể từ
1946
Tù nhân Venezuela tuyệt thực phản đối điều kiện sinh hoạt trong
nhà tù
Tổng thống Pháp giải tán Quốc Hội, tổ chức bầu cử trước thời hạn
Bầu cử Nghị Viện Châu Âu : Liên minh trung-hữu vẫn giữ được đa số,
bất chấp phe cực hữu trỗi dậy
« Chính sách ân huệ » khiến quan hệ Việt Nam – Cam Bốt
căng thẳng như thế nào
(AFP) – Bốn giảng viên đại học người Mỹ
làm việc tại Trung Quốc bị thương trong một vụ đâm tại công viên. Phát ngôn viên bộ Ngoại Giao Trung
Quốc Lâm Kiếm, hôm nay 11/06/2024, thông báo “tất cả những người bị
thương đã được đưa đến bệnh viện để điều trị, và không ai bị nguy hiểm đến tính
mạng”. Vụ việc đang được cơ quan chức năng tích cực điều tra.
(AFP) –
Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường công du Úc cuối tuần này. Đồng nhiệm Úc Anthony Albanese,
hôm nay 11/06/2024, thông báo như trên, trong bối cảnh quan hệ thương mại giữa
hai nước có phần cải thiện. Chuyến đi kéo dài bốn ngày của ông Lý bắt đầu ngày
15/06, diễn ra sau khi Bắc Kinh dỡ bỏ hàng loạt rào cản thương mại đã áp đặt
với hàng xuất khẩu của Úc, bao gồm than, gỗ, lúa mạch và rượu vang.
(AFP) –
Nga tuyên bố chiếm được hai ngôi làng mới ở miền đông Ukraina. Bộ Quốc Phòng Nga, hôm nay
11/06/2024, thông báo quân đội nước này đã giành được quyền kiểm soát
Miasojarivka ở vùng Lugansk (phía đông) và Timkivka ở vùng Kharkiv (đông bắc).
Từ nhiều tháng qua, quân Nga đã giành được nhiều vị trí ở miền đông và miền nam
Ukraina, nhưng vẫn chưa xuyên thủng được phòng tuyến nước láng giềng.
(Reuters)
– Việt Nam mong muốn giải quyết tốt tranh chấp lãnh hải. Tiếp đại sứ Trung Quốc Hùng Ba hôm
nay, 11/06/2024, chủ tịch nước Tô Lâm khẳng định điều quan trọng là các tranh
chấp lãnh hải phải được giải quyết tốt và lợi ích mỗi bên được tôn trọng. Hôm
qua, bộ Ngoại Giao Việt Nam bày tỏ quan ngại về sự hiện diện tàu khảo sát Trung
Quốc tại vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam.
(The
Times of India) – Trung Quốc, Pakistan : Trọng tâm chính sách đối ngoại
nhiệm kỳ ba thủ tướng Modi. Trả lời phỏng vấn truyền thông Ấn Độ hôm nay, 11/06/2024, S
Jaishankar, trước khi nhậm chức ngoại trưởng nhiệm kỳ mới, cho biết chính phủ
do thủ tướng Modi lãnh đạo trong nhiệm kỳ ba sẽ tập trung tìm giải pháp cho các
vấn đề tranh chấp biên giới với Trung Quốc và nạn khủng bố xuyên biên giới với
Pakistan.
TIN TỨC: THỨ TƯ, NGÀY 12/06/2024
1/ HỘI ĐỒNG LIÊN TÔN VN ĐƯỢC TRAO GIẢI NGUYỄN
KIM ĐIỀN 2024
Vào ngày 8/6, Phong trào
Giáo dân Việt Nam Hải ngoại đã trao giải Tự do Tôn giáo Nguyễn Kim Điền 2024
cho Hội đồng Liên tôn Việt Nam (HĐLTVN) vì sự đóng góp của tổ chức này cho
phong trào đấu tranh đòi tự do tôn giáo ở Việt Nam.
Giải thưởng trị giá 5 ngàn
Mỹ kim được đặt theo tên của giám mục tại Việt Nam, đức Philipphê Nguyễn Kim Điền, nguyên tổng giám mục
tổng giáo phận Huế, người đã thẳng thắn phê phán những sai lầm của đảng CSVN và
đột ngột qua đời vào tháng 6 năm 1988 ở bệnh viện Chợ Rẫy.
Kỹ sư Đỗ Như Điện, điều hợp
viên của Phong trào Giáo dân Việt Nam Hải ngoại kiêm trưởng ban tổ chức buổi
lễ, cho biết đây là giải thưởng thường niên có từ năm 2010 và Hội đồng Liên tôn
đã vượt qua bốn ứng viên khác.
Ông Điện cho biết vào hôm
qua 11/6 là Hội đồng Liên tôn đã có những can thiệp mạnh mẽ, không bỏ qua một
vụ đàn áp nào của bạo quyền Hà Nội. Cũng theo ông Điện, việc trao giải cũng là
một cách vinh danh tinh thần tranh đấu và hỗ trợ các thành viên của hội đồng
trong bối cảnh các cuộc đàn áp bất đồng chính kiến gia tăng ở Việt Nam.
Hòa thượng Thích Không
Tánh, đồng chủ tịch của Hội đồng Liên tôn, cho biết đây là sự kiện vui mừng,
góp phần to lớn vào công cuộc đấu tranh cho tự do tín ngưỡng ở VN.
Cần biết là Hội đồng Liên
tôn VN được chính thức thành lập từ năm 2014 sau một giai đoạn sơ khởi với các
cao trào đòi tự do tôn giáo từ cuối năm 2000. Hội đồng hiện gồm có 30 chức sắc
thuộc các giáo hội độc lập như Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, Hoà Hảo
Chơn truyền, Cao Đài Thuần tuý và Tin Lành.
2/ NHÀ BÁO HUY ĐỨC BỊ BẮT VÌ NHỮNG BÀI BÌNH LUẬN TRÊN MẠNG
Liên đoàn Nhà báo Quốc tế
(IFJ), có trụ sở chính tại Bỉ, vào hôm qua 11/6 ra thông cáo lên án bạo quyền
Việt Nam đã bắt giữ nhà báo Huy Đức và kêu gọi trả tự do ngay cho phóng viên
nổi tiếng này.
Thông cáo của Liên đoàn
nhắc lại công bố của bộ công an VN hôm 7/6 về biện pháp bắt giữ nhà báo Huy
Đức. Biện pháp này được tiến hành một tuần trước khi có công bố chính thức. Cáo
buộc đối với ông này là “lợi dụng các quyền tự do dân chủ” liên quan đến các
bình luận đăng trên mạng xã hội.
Liên đoàn Nhà báo Quốc tế
cho biết ông Trương Huy San, người được biết đến qua bút danh Huy Đức, đã
không thể đến dự một hội thảo vào hôm 1/6. Ông dự trù có một phát biểu trong
cuộc gặp gỡ này.
Đến ngày 7/6, bộ công an
thừa nhận đã bắt giữ nhà báo Huy Đức và luật sư Trần Đình Triển với cáo buộc
“lợi dụng các quyền tự do dân chủ”. Nếu bị kết tội, cả hai có thể phải đối diện
với mức án 7 năm tù.
Trước khi “biến mất tung
tích”, ông Trương Huy San có đăng bình luận về tân Chủ tịch nước Tô Lâm và Tổng
bí thư CSVN Nguyễn Phú Trọng với chất vấn về vai trò của công an và lực lượng
an ninh trong nền chính trị Việt Nam. Đến
ngày 3/6, trang mạng cá nhân của nhà báo Huy Đức không thể truy cập được nữa.
Các tổ chức theo dõi nhân
quyền gồm Ủy ban Bảo vệ Nhà báo, Phóng viên Không biên giới và Giám sát Nhân
quyền đã lên tiếng kêu gọi bạo quyền Việt Nam công khai việc bắt giữ ông Trương
Huy San, đồng thời hủy bỏ mọi cáo buộc đối với ông.
3/ TỔNG THỐNG PHILIPPINES YÊU CẦU
QUÂN ĐỘI SẴN SÀNG
Vào hôm 10/6, Tổng thống
Philippines Ferdinand Marcos Jr., trong chuyến thị sát tại một đơn vị đồn
trú tại khu vực phía bắc nước này, đã nhấn mạnh quân đội cần sẵn sàng đối phó với
các mối đe dọa bên ngoài.
Ông Marcos tuyên bố là mối
đe dọa bên ngoài đã trở nên rõ ràng hơn, đáng lo ngại hơn và đó là lý do tại
sao quân đội Philippines phải chuẩn bị cho tình thế đó.
Cuộc nói chuyện với các
binh sĩ của Tổng thống Marcos diễn ra tại một căn
cứ thuộc tỉnh Isabela, một trong 4 căn cứ quân
sự mới của Philippines mà quân đội Hoa Kỳ được
quyền tiếp cận, theo một thỏa thuận quốc phòng giữa hai nước vào năm
ngoái.
Philippines nằm sát hai điểm
nóng của khu vực, Đài Loan và Biển Đông. Trung Cộng coi Đài Loan là một phần
lãnh thổ và đe dọa sẽ thống nhất bằng võ lực nếu cần thiết. Hầu hết các quốc
gia trên thế giới, trong đó có Hoa Kỳ và Philippines, không công nhận Đài Loan
là một quốc gia độc lập, nhưng Hoa Kỳ và các đồng minh phản đối mọi nỗ lực nhằm
xâm chiếm hòn đảo tự trị.
Tại Biển Đông, căng thẳng
giữa Trung Cộng và Philippines cũng gia tăng trong thời gian ít tháng qua tại
các vùng biển nằm trong vùng đặc quyền kinh tế của Philippines nhưng Trung Cộng
vẫn đòi hỏi chủ quyền. Đặc biệt là khi Trung Cộng nỗ lực ngăn chặn việc
Philippines tiếp tế cho một đơn vị đồn trú tại Bãi Cỏ Mây.
Tại diễn đàn Đối thoại An
ninh Shangri-La tại Singapore vào đầu tháng 6 này, tổng thống Philippines cảnh
báo là nếu Trung Cộng cố tình sát hại dù chỉ một người Philippines, Manila sẽ
coi đây là “hành động tuyên chiến”.
4/ HỘI NGHỊ TÁI THIẾT UKRAINE Ở ĐỨC. ƯU TIÊN LÀ NGÀNH NĂNG LƯỢNG
Hội nghị tái thiết Ukraine
diễn ra trong hai ngày qua tại Berlin của nước Đức, với sự tham gia của Tổng
thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Vào hôm 10/6, tổng thống Ukraine nhấn mạnh ưu
tiên số một là các giải pháp khẩn cấp cho lãnh vực năng lượng.
Tham dự hội nghị tái thiết
Ukraine có gần 600 công ty thuộc nhiều lãnh vực như năng lượng, y tế hay cơ sở
hạ tầng, cùng đại diện nhiều quốc gia trong đó có 10 nguyên thủ quốc gia. Đây
là hội nghị tái thiết Ukraine lần thứ ba và là hội nghị đầu tiên được tổ chức
tại một quốc gia thuộc khối Liên hiệp Âu châu. Hai hội nghị trước được tổ chức
tại Thụy Sĩ năm 2022 và Anh vào năm 2023.
Hội nghị tại Berlin sẽ
chuyển hướng từ mục tiêu bàn việc tái thiết sau chiến tranh sang các
mục tiêu khẩn cấp, đặc biệt là ngăn chặn tình trạng mất điện dự trù kéo
dài trên quy mô lớn trong mùa đông.
Bà Mattia Nelles, giám đốc
điều hành của liên hiệp Đức và Ukraine, cho biết đây là lúc ngừng nói chuyện về
mục tiêu tái thiết không gắn liền với thực tế. Ngoài việc cung cấp đủ vũ khí và
đạn dược cho Ukraine, cũng cần tập trung vào việc xây dựng hệ thống năng lượng
vững chắc có khả năng phục hồi nhanh chóng.
VNTB
– Huy Đức, anh chết cùng được rồi
VNTB – Để đáp ứng
thách thức kỹ năng của Việt Nam
VNTB
– Bộ công an “ổn định vị trí”, bắt đầu kiểm soát thị trường vàng
VNTB – Cảnh sát giao thông tiếp tục chăm chăm vào nồng độ
cồn
VNTB –
Thích Chân Quang – Vương Tấn Việt từng bị tố cáo tà dâm
Trung
Quốc đang rút ra bài học từ D-Day cho cuộc xâm lược Đài Loan
Những
vấn đề chính trong quan hệ ba bên Trung-Mỹ-Nga hiện nay
Ông
Thích Chân Quang và kinh… thất kinh!12/06/2024
Sự
nhất quán của Phật sĩ Thích Minh Tuệ12/06/2024
Biếm:
Làm cách này với sư Minh Tuệ, chính quyền sẽ được lợi trăm bề…11/06/2024
Nhã
Nam11/06/2024
Sư Minh Tuệ11/06/2024
Nhìn
lại những xáo trộn trên thượng tầng Ba Đình: Việt Nam sẽ đi về đâu?11/06/2024
Huy Đức (Kỳ 3)11/06/2024
Gian mà chẳng
khôn10/06/2024
Bình
luận về việc sư Thích Minh Tuệ nhận Căn Cước Công Dân10/06/2024
Sư
Minh Tuệ, một biểu tượng thiện lương trong nghệ thuật10/06/2024
Phúc
Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 11/06/2024
Lâm
Bình Duy Nhiên - Chém gió an toàn!
Liễu
Hằng - Công an chỉ giỏi nắm người « có tóc »
Dương
Quốc Chính - Không tham sân si
Chu
Mộng Long - Cần thiết phải can thiệp
Nguyễn
Đình Bổn - Có đúng là không được phê phán một người xuất gia hay không?
Nguyễn
Thanh Huy - Một ứng xử thuận tình, kịp thời
Văn
Công Hùng - Ghi chép ngày 11.06.2024
Gia
đình "sư Thích Minh Tuệ" mệt mỏi vì nhiều người làm phiền
Nguyễn
Hoài Bắc - Chuyện bao đồng !
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Vì sao phí công đoàn luôn là 2% của quỹ tiền lương ở doanh nghiệp? 12/06/2024
Điều gì xảy ra sau Chủ nghĩa Tân Tự do? 12/06/2024
Tại sao nhiều gia đình trung lưu Trung Quốc tìm cách vượt biên
sang Mỹ? 12/06/2024
Vài gạch đầu dòng về cuộc chiến tranh của Putin ở Ukraine – Ngày
11/6/2024 12/06/2024
“Sư Thích Minh Tuệ” chia sẻ riêng với Báo Người Lao Động về dự
định của mình 11/06/2024
Truyền thông (*) 11/06/2024
Kiểm duyệt ở Trung Quốc: Chú mèo hoạt hình khiến chính quyền sôi
sục 11/06/2024
Gian mà chẳng khôn 11/06/2024
Tiếng cuốc 11/06/2024
Huy Đức, anh chết cũng được rồi 10/06/2024
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
BÀ TRƯƠNG MỸ LAN 'KÉO'
CHÁU GÁI TRƯƠNG HUỆ VÂN VÀO VÒNG LAO LÝ NHƯ THẾ NÀO?
Hoàng
An - Minh Đức
https://tienphong.vn/ba-truong-my-lan-keo-chau-gai-truong-hue-van-vao-vong-lao-ly-nhu-the-nao-post1645383.tpo
TPO - Trong cả hai giai đoạn điều tra vụ án,
C03 xác định, Trương Huệ Vân được bà Trương Mỹ Lan, tin tưởng tuyệt đối giao
tiền vốn, bổ nhiệm nhiều chức vụ lãnh đạo đạo trong các công ty thuộc hệ sinh
thái Vạn Thịnh Phát. Sai phạm của Vân là ký giấy tờ, lập công ty 'ma' để tạo
lập các khoản vay, giúp sức cho bà Lan chiếm đoạt tiền.
Được giao vốn, bổ
nhiệm đứng đầu doanh nghiệp
Trong kết luận điều
tra giai đoạn II vụ án xảy ra tại Tập đoàn Vạn Thịnh Phát,
Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an quy kết nhóm bà Trương Mỹ Lan cùng
đồng phạm phát hành trái phiếu sai quy định chiếm đoạt 30.081 tỷ đồng của Nhà
đầu tư; Rửa tiền 445.747 tỷ đồng; Vận chuyển trái phép tiền tệ qua biên giới,
tổng số hơn 4,5 tỷ USD (tương đương 106.730 tỷ đồng).
Với 3 nhóm hành vi
trên, bà Trương Mỹ Lan cùng 3 bị can bị đề nghị truy tố 3 tội; 28 đồng phạm
khác bị đề nghị truy tố từ 1 hoặc 2 tội; trong khi đó, Trương Huệ Vân (cháu gái
bà Lan) bị đề nghị truy tố tội “Lừa đảo chiếm
đoạt tài sản”, theo quy định tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.
Theo kết luận của giai
đoạn II, Trương Huệ Vân được bà Trương Mỹ Lan tin
tưởng giao làm Cổ đông; Thành viên HĐQT Công ty WMC, bổ nhiệm Tổng Giám đốc năm
2015.
Vốn góp vào doanh
nghiệp do bà Lan cho Huệ Vân nắm giữ nhưng thực chất là tiền của Lan và Thành
viên HĐQT Công ty An Đông; đồng thời, việc điều hành, quyết định các vấn đề về
tài chính cũng do bà Lan trực tiếp điều hành.
C03 xác định, dù biết
Công ty WMC không có nhu cầu và nguồn lực để đầu tư trái phiếu, nhưng theo chủ
trương của Trương Mỹ Lan, Trương Huệ Vân đã
ký các hợp đồng, chứng từ chuyển tiền cho Công ty An Đông tổng số 13.000 tỷ
đồng (gồm: Hợp đồng đặt mua 30 triệu trái phiếu mã ADC-2018.09 trị giá 3.003,6
tỷ đồng; 5 ủy nhiệm chi Công ty Windsor chuyển tiền đến Công ty An Đông tổng số
3.000 tỷ đồng để mua sơ cấp trái phiếu Công ty An Đông; 5 hợp đồng đặt mua 100
triệu trái phiếu doanh nghiệp mã ADC-2019.01 với tổng trị giá 10.000 tỷ đồng;
25 ủy nhiệm chi Công ty Windsor chuyển tiền cho Công ty An Đông 10.000 tỷ đồng
để mua sơ cấp trái phiếu.
Hành vi trên của
Trương Huệ Vân bị C03 kết luận phạm vào tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”, với
vai trò đồng phạm giúp sức cho Trương Mỹ Lan chiếm đoạt 13.000 tỷ đồng.
Lập nhiều công ty 'ma'
giúp bà Trương Mỹ Lan vay tiền
Tại giai đoạn I vụ án,
TAND TP HCM tuyên phạt Trương Huệ Vân (người giữ vai trò Tổng giám đốc Công ty
Tập đoàn quản lý bất động sản Windsor) 17 năm tù tội “Tham ô tài sản”.
Cơ quan tố tụng cho
rằng, Vân được bị cáo Trương Mỹ Lan tin tưởng, giao quản lý, điều hành nhiều
công ty khác nhau có hoạt động kinh doanh thuộc Tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Từ năm 2020, bị cáo
Trương Huệ Vân đã chỉ đạo nhân viên cấp dưới thành lập, sử dụng 52 công ty
"ma" và 4 công ty có hoạt động thật, tạo lập 155 khoản vay
"khống" để bị cáo Trương Mỹ Lan rút tiền từ Ngân hàng SCB. Tính đến ngày
17/10/2022, 155 khoản vay này còn dư nợ hơn 2.834 tỷ đồng (gồm dư nợ gốc hơn
2.809 tỷ đồng và dư nợ lãi suất hơn 25 tỷ đồng).
HĐXX sơ thẩm khi tuyên
án nhận định, Trương Huệ Vân phạm tội trong thời gian ngắn, chỉ tham gia khâu
thành lập công ty "ma" trong hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
nhằm tạo lập hồ sơ vay "khống" giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tiền
của SCB. Bị cáo không tham gia khâu giải quỹ, che giấu dòng tiền. Vì vậy, Vân
là đồng phạm có tổ chức nhưng mang tính đơn thuần.
HĐXX sơ thẩm khi tuyên
án nhận định, Trương Huệ Vân phạm tội trong thời gian ngắn, chỉ tham gia khâu
thành lập công ty "ma" trong hệ sinh thái của Tập đoàn Vạn Thịnh Phát
nhằm tạo lập hồ sơ vay "khống" giúp sức Trương Mỹ Lan chiếm đoạt tiền
của SCB. Bị cáo không tham gia khâu giải quỹ, che giấu dòng tiền. Vì vậy, Vân
là đồng phạm có tổ chức nhưng mang tính đơn thuần.
Nói lời sau cùng trước
khi tòa nghị án tại phiên sơ thẩm giai đoạn I, Trương Huệ Vân trần tình, có lẽ
bài học quý giá nhất sau vụ án bị cáo nhận được là trải qua sự khổ đau. Sau tất
cả, bị cáo tin tưởng mình sẽ là người tốt hơn, cống hiến nhiều hơn với tinh
thần thượng tôn pháp luật.
Theo dõi lời nói sau
cùng của bà Trương Mỹ Lan, Vân cho rằng người bà của mình có tinh thần thép,
nhưng dường như tan nát lòng khi đứng trước HĐXX. Bị cáo xin HĐXX cho bà Trương
Mỹ Lan có cơ hội thoát khỏi án tử chực chờ, để nghị lực của mình giải quyết hậu
quả vụ án.
TỔNG GIÁM ĐỐC VEAM
PHAN PHẠM HÀ BỊ BẮT
https://tuoitre.vn/tong-giam-doc-veam-phan-pham-ha-bi-bat-20240612074943304.htm
Tổng giám đốc Tổng công ty Máy động lực và Máy
nông nghiệp Việt Nam (VEAM) Phan Phạm Hà bị khởi tố, bắt tạm giam với cáo buộc
lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Ngày 12-6, thông tin từ Tổng công ty Máy động lực và máy Nông
nghiệp Việt Nam (VEAM) cho biết đã nhận được thông báo của Cơ quan
Cảnh sát điều tra Công an TP Hà Nội về việc khởi tố bị can, lệnh tạm giam với
ông Phan Phạm Hà (49 tuổi, trú Hà Nội, Tổng giám đốc VEAM) về tội lợi dụng chức
vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, theo khoản 3 Điều 356 Bộ luật Hình sự.
Hiện sai phạm cụ thể của ông Hà chưa được công bố.
Trước đó, tháng 10-2023, ông Nguyễn Thanh Giang, cựu tổng giám
đốc VEAM và Hồ Mạnh Tuấn, phó tổng giám, bị khởi tố về tội vi phạm quy định về
quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Hồi tháng 5-2022, hàng loạt cựu lãnh đạo VEAM lãnh án tù do có
những sai phạm gây thiệt hại, lãng phí tài sản Nhà nước hàng trăm tỉ đồng.
Tổng công ty VEAM hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước.
Năm 2010, VEAM chuyển sang hình thức công ty mẹ - con theo quyết định của Bộ
Công Thương, với 25 công ty con và đơn vị thành viên.
Năm 2017, VEAM hoạt động theo mô hình Công ty Cổ phần với vốn
điều lệ hơn 13 tỉ đồng, trong đó vốn Nhà nước chiếm hơn 88%.
VỤ 'CÁT TẶC' Ở BÌNH
THUẬN: BẮT THÊM PHÓ CHỦ TỊCH XÃ
https://tuoitre.vn/vu-cat-tac-o-binh-thuan-bat-them-pho-chu-tich-xa-20240611193223608.htm
Liên quan vụ 'cát tặc' thời gian qua ở xã Sơn
Mỹ, huyện Hàm Tân, Bình Thuận, cơ quan điều tra tiếp tục khởi tố và bắt giam
thêm một phó chủ tịch xã.
Chiều 11-6, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Hàm Tân,
tỉnh Bình Thuận tiếp tục tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam
và khám xét chỗ ở, nơi làm việc đối với ông Hoàng Tuy (53 tuổi, phó chủ tịch
UBND xã Sơn Mỹ) để điều tra về hành vi "thiếu trách nhiệm gây hậu quả
nghiêm trọng".
Quá trình khám xét đã thu giữ được nhiều tài liệu quan trọng để
phục vụ công tác điều tra.
Trong chiều cùng ngày, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện
Hàm Tân còn tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với Võ Hoàng Lâm và Dương Ba
Thiên Vương (cùng ngụ xã Sơn Mỹ, huyện Hàm Tân) để điều tra về hành vi
"khai thác khoáng sản trái phép".
Ngoài ra, các bị can Nguyễn Ngọc Châu (phó giám đốc Trung tâm
phát triển quỹ đất huyện Hàm Tân, nguyên chủ tịch UBND xã Sơn Mỹ) và Trần Viết
Quý (công chức địa chính xã Sơn Mỹ) còn bị khởi tố thêm tội danh "thiếu
trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".
Hai bị can này đã bị Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bình
Thuận khởi tố, bắt tạm giam ngày 24-5 về hành vi "lợi dụng chức vụ,
quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Liên quan đến đường dây "cát tặc" ở huyện Hàm Tân thời
gian qua, sau khi bị can Nguyễn Hữu Chính bị bắt, từ tháng 4-2024 đến nay đã có
tổng cộng 8 bị can bị khởi tố để điều tra về các hành vi: khai thác khoáng sản
trái phép; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; thiếu trách
nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng…
Hiện vụ việc đang được tiếp tục mở rộng điều tra.
VƯỜN QUỐC GIA TRÀM
CHIM CHÁY DO 'CÓ NGƯỜI XÂM NHẬP TRÁI PHÉP'
Ngọc
Tài
https://vnexpress.net/vuon-quoc-gia-tram-chim-chay-do-co-nguoi-xam-nhap-trai-phep-4757157.html
ĐỒNG THÁPVụ cháy rừng thuộc Vườn quốc gia Tràm Chim do
người dân dùng lửa bất cẩn khi xâm nhập trái phép, theo lãnh đạo Công an tỉnh.
Thông tin
được đại diện Công an tỉnh nói tại cuộc họp diễn ra chiều 11/6, sau khi xảy ra
cháy rừng. Hiện công an điều tra làm rõ mục đích người vào vườn trái phép để có
biện pháp xử lý.
Theo
báo cáo nhanh đơn vị quản lý rừng, hai đám cháy nhỏ tại phân khu A1 vườn quốc
gia nhanh chóng lan ra do thời tiết gió mạnh. Lửa đã vượt qua tuyến đê, xâm
nhập vào vườn cây ăn trái gần khu dân cư, sau đó gây cháy lớn trên diện tích
rộng, uy hiếp hơn 100 hộ dân.
Ngành
chức năng huy động gần 250 người, nhiều máy bơm, bình xịt máy, tắc ráng và
xuồng kéo để dập lửa. Đến hơn 17h ngọn lửa cơ bản được khống chế. Hoả hoạn
khiến 20 ha rừng tràm thiệt hại, một số vườn nhà dân hư hại (khoảng 85 cây ăn
trái), 6 xe máy của lực lượng cứu hỏa bị cháy.
Tràm Chim rộng gần
7.500 ha, là Ramsar thứ 4 của Việt Nam. Nơi đây có nhiều loài chim quý, đặc biệt là
sếu đầu đỏ. Vào những năm 1990, vườn ghi nhận hàng nghìn sếu bay từ Campuchia
sang, song số lượng ngày càng thưa vắng, có năm chim không về. Đồng Tháp đang
có đề án khôi phục loài chim quý hiếm
này.
Người dân vào vườn khi không được
phép để chăn thả gia súc, đánh bắt sản vật luôn là vấn đề nhức nhối tại vườn
quốc gia nhiều năm qua. Đơn vị quản lý đã triển khai nhiều biện pháp kể cả tạo
sinh kế để người dân không vào vườn đánh bắt trộm nhưng vẫn có trường hợp không
tuân th
KHỞI TỐ 41 NGƯỜI LIÊN QUAN ĐẾN CÔNG TY BẤT ĐỘNG SẢN
LẬP 'DỰ ÁN MA'
Hoàng Anh- ĐN
Công an Đồng Nai vừa ra quyết định khởi tố 41
đối tượng liên quan đến Công ty Lộc Phúc (trụ sở phường 2, quận Tân Bình,
TP.HCM) về tội "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Ngày 11/6, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai
đã ra quyết định khởi tố 41 đối tượng là đồng phạm liên quan đến Công ty Lộc
Phúc (34 đường Tiền Giang, phường 2, quận Tân Bình, TP.HCM).
Các đối tượng này bị cáo buộc tội "lừa
đảo chiếm đoạt tài sản" theo điều 174 Bộ luật hình sự.
Trước đó, cuối tháng 8/2023, lực lượng chức
năng đã bắt quả tang Công ty Lộc Phúc đang mở sàn giao dịch bất động sản ảo tại
một bãi đất trống thuộc xã An Viễn, huyện Trảng Bom (Đồng Nai) để lừa đảo chiếm
đoạt tài sản của khách hàng.
Tại hiện trường, công an đã khống chế 186 đối
tượng liên quan, bao gồm 143 đối tượng là tổng giám đốc, nhân viên công ty,
những người được thuê đóng giả khách hàng và 43 nạn nhân.
Đồng thời, lực lượng chức năng đã khám xét trụ
sở công ty, thu giữ nhiều hồ sơ, tài liệu có liên quan. Qua đấu tranh, công an
xác định Huỳnh Hữu Tường (32 tuổi, ngụ TP.HCM) là chủ mưu, cầm đầu tổ chức lừa
đảo khách hàng; do đó, bắt khẩn cấp đối tượng này.
Theo điều tra, một lô đất có giá chỉ vài trăm
triệu đồng nhưng Công ty Lộc Phúc đã vẽ ra dự án, rao bán với giá 2-3 tỷ đồng.
Khi "gom" nguồn khách từ TP.HCM, công ty sẽ chở họ đi xem "đất
dự án" tại tỉnh Đồng Nai. Các "dự án ma" này được vẽ ra rất hấp
dẫn như: gần đường cao tốc, gần khu công nghiệp, gần sân bay Long Thành... Công
ty Lộc Phúc sử dụng các chiêu trò, thủ đoạn để bắt ép khách hàng đặt cọc, sau
đó chiếm đoạt tài sản của họ.
Để né tránh trách nhiệm, Tường thuê Nguyễn Văn
An (27 tuổi, quê Tây Ninh) làm tổng giám đốc công ty. Mỗi tháng, Công ty Lộc
Phúc lừa đảo, thu lợi bất chính hàng chục tỷ đồng.
Đến nay, cơ quan CSĐT Công an tỉnh Đồng Nai đã
khởi tố 88 bị can liên quan đến hành vi lừa đảo của Công ty Lộc Phúc. Đồng
thời, khẩn trương điều tra, làm rõ hành vi phạm tội của từng đối tượng để xử lý
theo quy định của pháp luật.
No comments:
Post a Comment