Friday, July 21, 2023

VNTB – Làm đường metro: lâu như con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa
Trần Chân Dân
21.07.2023 7:45
VNThoibao



(VNTB) – Tuyến Bến Thành – Suối Tiên dài gần 20 km đã trễ hạn 5 năm do thiếu vốn.

 Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng thừa nhận trong hội nghị ngày 18/7: “TP HCM, Hà Nội muốn hoàn thành 8-9 tuyến metro phải mất 100 năm nữa nếu vẫn theo cách cũ”. Ông cho rằng cần phải có cơ chế mới để đẩy nhanh tiến độ. Nhưng cơ chế mới có thể ảnh hưởng tới vai trò lãnh đạo của đảng cộng sản hiện nay.

TP HCM được quy hoạch 8 tuyến metro và ba tuyến xe điện mặt đất (hoặc đường sắt một ray) tổng chiều dài khoảng 220 km, vốn đầu tư ước tính gần 25 tỷ USD. Nhưng hiện nay mới chỉ có, 2 tuyến với tổng chiều dài hơn 30 km là được triển khai từ vốn ODA. Các tuyến còn lại vẫn chưa được đầu tư.

Trong 2 tuyến đang được triển khai thì tuyến Bến Thành – Suối Tiên dài gần 20 km đã trễ hạn 5 năm. Theo cơ quan chức năng thì nguyên nhân chính chậm thanh toán cho nhà thầu, nhân viên… thậm chí, cuối năm 2018, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam đã gửi công văn đến lãnh đạo TP HCM cảnh báo nguy cơ dự án phải ngừng thi công.

Theo ông bộ trưởng thì tiến độ hiện nay là quá chậm khi mãi 16 năm mà TP HCM vẫn chưa làm xong 20 km tuyến Metro số 1, trong khi tuyến số 2 vẫn đang loay hoay giải phóng mặt bằng. Ông nói “Thành phố cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất cơ chế được vay khoản tiền khoảng 20 tỷ USD để sớm xây dựng, hoàn thành đồng bộ các tuyến metro còn lại”. Ông cho rằng nếu có thể huy động được nguồn lực, khai thác các nguồn lực mới, cơ hội mới, sẽ là đòn bẩy đẩy nhanh tiến trình đầu tư, thúc đẩy liên vùng cùng phát triển.

 Ngoài 20km chưa làm xong ở TPHCM, thì Việt Nam mới chỉ có 1 tuyến metro đã hoàn thiện và đang vận hành tại Hà Nội tuyến Cát Linh – Hà Đông dài 13 km. Tuyến đường này cũng mất hơn 10 năm để có thể vận hành; đội vốn hơn 205%, từ 8.769,97 tỷ đồng lên hơn 18.000 tỷ đồng, tăng 9.231,62 tỷ đồng.

Nhìn sang các nước có nền kinh tế tương đồng với Việt Nam ở khu vực Đông Nam Á như Philippines, Malaysia, Indonesia, Thái Lan; có thể nói hệ thống metro của chúng ta đã đi chậm hơn rất nhiều. Và bỏ lỡ nhiều cơ hội để bắt kịp sự phát triển chung cùng các nước trong khu vực.

Còn nhớ năm 2020, trong vai trò tổng bí thư kiêm tịch nước, ông Nguyễn Phú Trọng đặt mục tiêu Việt Nam trở thành nước xã hội chủ nghĩa phát triển, thu nhập cao, sánh vai cùng các cường quốc vào năm 2045. Nhưng bây giờ Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư lại cho rằng với cơ chế hiện nay thì cần 100 năm để hoàn thiện hệ thống metro. Thì phải chăng con đường làm metro còn khó và lâu hơn con đường tiến lên xã hội chủ nghĩa. Hay Việt Nam sẽ là một nước xã hội chủ nghĩa mà không cần hệ thống đường metro?

Philippines: Tuyến metro đầu tiên ở thủ đô Manila thuộc sở hữu của chính phủ, được đưa vào hoạt động từ năm 1999.

Malaysia: Trong 20 năm, Malaysia đã có được hệ thống giao thông tàu điện ngầm rất tốt ở Thủ đô Kuala Lupur.  Hệ thống Metro ở thủ đô được khai trương đầu tiên năm  1995 gồm 2 tuyến với 100,2km. Tuyến đường sắt 1 ray được đưa vào sử dụng cùng thời gian dài 8,6km do một công ty của Bỉ vận hành. Malaysia vẫn tiếp tục phát triển hệ thống tàu điện ngầm tại thủ đô và đây được xem là dự án đắt đỏ nhất của quốc qua này.

 Indonesia: Dự án xe điện 1 đường ray của Indonesia tại thủ đô Jakarta đã bị huỷ bỏ năm 2008. Năm 2013 quốc gia này bắt đầu cho xây dựng tuyến Metro đầu tiên và tuyến tiếp theo vào năm 2016 và cả hai được đưa vào hoạt động năm 2019.

Thái Lan: Thái Lan có hai hệ thống metro khác nhau: xe điện trên không và xe điện ngầm bên cạnh hệ thông xe búyt đường thuỷ. Xe điện trên không ở thủ đô Bangkok (BTS) do Siemens làm và đưa vào hoạt động năm 1999 có tổng chiều dài 23km gồm 2 tuyến.  

Hệ thống metro ngầm (MTR) dài 21km được bắt đầu xây dựng năm 1997 và khai trương năm 2004. 


 

No comments:

Post a Comment