Đối Thoại Điểm Tin ngày 26 tháng 07 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
RSF
lên án việc ông Đường Văn Thái bị buộc tội ‘tuyên truyền chống nhà nước’
Harvard
bị điều tra về vấn đề tuyển sinh
Cháy
rừng gây chết chóc và tàn phá Địa Trung Hải
Các
nghi can gốc Việt giết người được dẫn độ về Houston, bị từ chối bảo lãnh
Việt Nam và Israel ký hiệp định thương mại tự do
Ông Hoàng Phủ
Ngọc Tường qua đời ở tuổi 86, mang theo ‘bí mật’ về trận Mậu Thân ở Huế?
Harvard bị điều tra về vấn đề tuyển sinh
Các phái đoàn
Nga, Trung Quốc đến Bình Nhưỡng mừng ‘Ngày Chiến thắng’
Thái Lan: Biểu
tình ủng hộ ông Pita sau khi ông bị gạt ra khỏi cuộc tranh cử thủ tướng
Ông Putin dự định
thăm Trung Quốc vào tháng 10
Chỉ
số Hộ chiếu Henley: Việt Nam xếp vào nhóm cuối ở Đông Nam Á
Khảo
tả đặc điểm của nhóm... “người Bắc có lý luận”
Sơ
thẩm các đại án tham nhũng: Càng xử càng thấy tư pháp cần phải độc lập
Cơ
chế cảm ơn-cây đũa thần trong “Chuyến bay giải cứu”
Đại
sứ Mỹ nói sẵn sàng làm việc với Chính phủ Việt Nam để làm rõ vụ nổ súng ở Đắk
Lắk
Đảng
và Chính phủ Việt Nam phải xin lỗi người dân về vụ “Chuyến bay giải cứu”
Chạy
chức chạy quyền: không thể dẹp chỉ bằng quy định của Đảng!
Công
an TP HCM đề nghị truy tố hai người do xúc phạm bà Nguyễn Phương Hằng
Vụ
giáo viên đăng Facebook chế nhạo “Hội thao giáo dục quốc phòng - an ninh”: Công
an rút công văn
Việt
Nam đề nghị UEA điều tra doanh nghiệp nghi lừa năm container nông sản
Việt
Nam nhắm đến mục tiêu nâng sản lượng đất hiếm lên hai triệu tấn/năm vào năm
2030
Hoa
Kỳ tái cam kết với Việt Nam trong việc giúp nâng cao năng lực giám định hài cốt
Việt
Nam cấp phép sử dụng thương mại vắc-xin dịch tả lợn Châu Phi nội địa
Bộ
Xây dựng: “Bỏ quên” ngàn tỷ đồng khi cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Quảng Ngãi: Bắt Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới
Quảng
Ngãi: quy hoạch treo đưa dân vào thế lưỡng nan!
Công
an Lâm Đồng xác nhận tin bắt thầy giáo Dương Tuấn Ngọc
Campuchia: Hun Sen từ
chức, đưa con trai cả lên làm thủ tướng mới
Campuchia:
Đảng đối lập bị cấm tranh cử
Video,Campuchia:
Thủ tướng Hun Sen có thể chuyển quyền cho con trai trong vài tuần tới
Lính Mỹ vượt biên
sang Bắc Hàn: Mỹ sẽ đàm phán ra sao?
Tần Cương: Cú ngã ngựa của
ngôi sao đang lên ở Trung Quốc
Vụ án Hồ Duy Hải: Chứng cứ
vô tội đã có ở trong hồ sơ?
Từ khóa 'Việt Nam'
trong bàn cờ dịch chuyển của chính trị Campuchia
TQ bãi chức Tần Cương, cho
Vương Nghị quay lại nắm Bộ Ngoại giao
Paris By Night -
hành trình 40 năm
Đài Loan hủy một phần
cuộc tập trận Hán Quang vì bão Doksuri
World Cup nữ 2023: Tuyển
nữ Việt Nam có thể chơi tốt hơn
Rumani lên án Nga tấn công vào các cảng dọc sông Danube
Nga nâng trần tuổi quân dự bị động viên thêm 5 năm
Ngoại trưởng Trung Quốc Tần Cương bị cách chức
Kinh tế Trung Quốc suy yếu, một mối đe dọa về ngoại giao và địa
chính trị ?
Mỹ trở lại UNESCO, Trung Quốc hết tự do thao túng
Liên minh Mỹ-Hàn phân tích ý đồ của Bắc Triều Tiên sau hàng loạt
vụ bắn tên lửa
Belarus sẵn sàng đối phó với xung đột vũ trang
Nga : Các công ty quân sự tư nhân gia tăng và những hệ lụy đối với
Kremlin
Nouvelle-Calédonie : Tổng thống Pháp Macron hứa cải tổ hiến
pháp "dựa trên đồng thuận"
Nắng nóng ở Âu-Mỹ có thể « hầu như không thể xảy ra »
nếu không có biến đổi khí hậu
Gấu trúc, "sức mạnh mềm" của Trung Quốc trước căng thẳng
gia tăng với phương Tây
Trung tâm Movieland : Tham vọng trở thành Hollywood của Indonesia
?
Thiếu điện gây cản trở cho tham vọng về môi trường của Việt Nam
Bầu Quốc Hội Cam Bốt: Đảng cầm quyền tuyên bố chiến thắng, Mỹ chỉ
trích ‘‘không công bằng’’
Cam Bốt : Một nền dân chủ “cha truyền con nối”
TT Pháp đến Nouvelle-Calédonie, bắt đầu chuyến công du Nam Thái
Bình Dương
Nga cáo buộc Ukraina dùng drone ‘‘tấn công’’ thủ đô Matxcơva
Bom mìn của Nga làm chậm đà phản công của Ukraina
(Reuters) -
Philippines, Trung Quốc, Đài Loan đối phó với bão Doksuri. Theo cơ
quan khí tượng Philippines, với sức gió lên đến 285km/h, bão Doksuri đã đổ bộ
vào phía bắc Philippines hôm nay 25/07/2023, tiến gần đến đảo Luzo. Cư dân ở
một số tỉnh thành phía bắc Philippines đã được lệnh sơ tán. Theo dự kiến, bão
sẽ di chuyển đến Đài Loan và Trung Quốc vào thứ Sáu này, kéo theo mưa và gió
lớn. Đài Loan hôm nay đã thông báo hủy cuộc thao dượt quân sự hàng năm vì lý do
an toàn. Chính quyền Đài Bắc cho biết Doksuri sẽ là một trong những cơn bão gây
thiệt hại lớn nhất từ 4 năm qua.
(AFP) -
Hoa Kỳ trừng phạt 3 quan chức Mali vì đã hỗ trợ Wagner. Nhân vật bị trừng phạt là bộ trưởng Quốc
Phòng Mali Sadio Camara và hai quan chức của Không Quân Mali. Thông
cáo của bộ Tài Chính Hoa Kỳ hôm qua, 24/07/2023, cho biết các quan chức này đã
hỗ trợ Wagner tại Mali khiến người dân nước này phải đối mặt với các hoạt động
gây bất ổn cũng như vi phạm nhân quyền. Những quan chức này cũng cho phép
Wagner khai thác tài nguyên của Mali để phục vụ cuộc chiến ở Ukraina. Tài sản
của họ đã bị phong tỏa, cả ba cũng bị cấm giao dịch với những cá nhân, hoặc các
doanh nghiệp tại Hoa Kỳ.
(AFP) –
Algérie triệu đại diện ngoại giao của Đan Mạch và Thụy Điển vì hành động báng
bổ đạo Hồi. Sau
vụ người biểu tình đốt kinh Coran tại Copenhagen và Stockholm, bộ
Ngoại Giao Algérie trong một thông cáo hôm 24/07/2023 đã lên án hành động “vô
đạo đức”, “thiếu văn minh”, nhắm vào những “thứ linh thiêng
đối với người Hồi giáo ở khắp nơi trên thế giới”. Algérie kêu gọi Đan
Mạch và Thụy Điển “thực hiện mọi biện pháp cần thiết” để ngăn
chặn các hành vi này tái diễn.
(AFP) –
Paris Saint-Germain chấp nhận thỏa thuận chuyển nhượng ngôi sao bóng đá Mbappé
với giá 300 triệu euro.
Hợp đồng giữa Kylian Mbappé và câu lạc bộ Paris Saint-Germain
(PSG) sẽ hết hạn vào hè năm 2024, nhưng ngôi sao bóng đá Pháp không muốn
gia hạn hợp đồng. Do vậy, PSG chuyển nhượng cầu thủ này ngay vào mùa hè này để
tránh trường hợp Mbappé ra đi “miễn phí”. Hôm qua,
24/07/2023, PSG cho biết đã chấp thuận chuyển nhượng Mbappé cho câu lạc bộ Ả
Rập Xê Út Al-Hilal với giá 300 triệu euro. Nếu chấp nhận, Mbappé có
thể nhận được mức lương cao kỷ lục lên đến 700 triệu euro chỉ trong một mùa
giải.
(AFP) –
Pháp : Liên hoan sân khấu Avignon thu hút gần 115 000 khán giả. Liên hoan Avignon lần thứ 77 mở ra
vào ngày 05/07 và kết thúc hôm nay, 25/07/2023. Ban tổ chức cho biết đã tiếp
đón 114.600 khán giả, nhiều hơn năm ngoái. Tại liên hoan năm nay, hơn một nửa
dự án là do nữ giới thực hiện hoặc đồng thực hiện. Liên hoan Avignon năm
tới sẽ khai mạc sớm hơn mọi năm, bắt đầu từ ngày 29/06 đến 21/07/2024, để tránh
trùng với kỳ Thế vận hội mùa hè Paris.
(AFP) -
Singapore treo cổ một người phụ nữ lần đầu tiên từ gần 20 năm trở lại đây. Hôm nay 25/07/2023, một nhiều tổ
chức nhân quyền kêu gọi Singapore ngưng các vụ hành quyết. Theo tổ chức nhân
quyền TJC, người phụ nữ sẽ bị treo cổ vào thứ Sáu 28/07 vì tội buôn lậu ma túy,
tên là Saridewi Djamani, 45 tuổi. Một người đàn ông khác 56 tuổi bị treo cổ
ngày mai 26/07 vì bán 50g heroine. Trên thế giới, Singapore là một trong những
nơi xử nặng nhất tội buôn lậu ma túy : chỉ cần buôn bán 500g cannabis hoặc
15g heroine là đủ để bị xử tử.
Tin Tức: Thứ Tư 26.07.2023
1/ CÁC NGHI CAN GỐC VIỆT BỊ DẪN ĐỘ VỀ HOUSTON – HOA KỲ
Hai nghi can gốc Việt bị
truy nã về tội giết người ở Mỹ đã được dẫn độ về Houston, nơi xảy ra án mạng và
bị từ chối cho tại ngoại hầu tra vì “nguy cơ bỏ trốn”.
Hai nghi can Polie Phan và
Jaidan Nguyen bị cáo buộc tội giết người vào tháng 3 vừa qua sau khi bị công an
thành Hồ bắt giữ theo lệnh truy nã quốc tế về tội bắn chết người tại Mỹ. Giới
điều tra cho biết hai người đã giết hại 2 người trồng cần sa là Dana Ryssdal 35
tuổi và Gerald Martin 37 tuổi vì tranh chấp tiền bạc liên quan đến ma túy ở
quận Harris.
Tại phiên tòa xét xử trọng
tội vào hôm 24/7, Jaidan Nguyen bị từ chối quyền được tại ngoại hầu tra với
nguy cơ “trốn chạy”. Trước đó, Polie Phan 27 tuổi, cũng bị một thẩm phán từ
chối cho quyền này vào hôm 21/7.
Cảnh sát bắt đầu điều tra
về vụ giết người hôm 27/1 sau khi tìm thấy thi thể của ông Ryssdal với nhiều
vết đạn tại nhà ông Martin và sau đó tìm thấy thi thể ông Martin với nhiều vết
thương do đạn bắn tại một địa điểm khác ở Houston.
2/ LẠI ĐỐT KINH KORAN TRƯỚC TÒA ĐẠI SỨ AI CẬP Ở ĐAN MẠCH
Một nhóm nhỏ những người
bài Hồi giáo đã đốt kinh Koran trước các tòa đại sứ Ai Cập và Thổ Nhĩ Kỳ ở thủ
đô Copenhagen của Đan Mạch vào hôm qua 25/7 sau các hành động phản đối tương tự
ở Đan Mạch và Thụy Điển trong những tuần gần đây khiến các tín đồ Hồi giáo tức
giận.
Đan Mạch và Thụy Điển cho biết họ lên án hành động đốt kinh điển Hồi giáo nhưng
không thể ngăn chặn vì các điều luật bảo vệ tự do ngôn luận. Vào tuần trước,
những người biểu tình ở Iraq đã đốt phá tòa đại sứ Thụy Điển ở Baghdad.
Cuộc biểu tình hôm 25/7 tại Copenhagen của một nhóm người được gọi là “Người
yêu nước Đan Mạch” sau vụ đốt kinh Koran vào hôm 24/7 và tuần trước tại tòa đại
sứ Iraq. Những vụ việc như vậy đã xảy ra ở Thụy Điển trong tháng qua.
Bộ ngoại giao Iraq đã kêu
gọi chính quyền các nước Âu châu nhanh chóng xem xét lại cái gọi là “tự do ngôn
luận và quyền biểu tình” sau các hành động đốt kinh Koran.
Thổ Nhĩ Kỳ vào hôm 24/7 lên án mạnh mẽ điều mà họ gọi là “hành động tấn công đê
hèn” và kêu gọi Đan Mạch thực hiện các
biện pháp cần thiết để ngăn chặn “tội ác thù hận” nhắm vào Hồi giáo.
Bộ ngoại giao Ai Cập hôm 25/7 đã triệu tập đại diện lâm thời của Thụy Điển để
lên án việc báng bổ kinh Koran. Đan Mạch lên án các vụ đốt kinh là “hành động
khiêu khích và đáng xấu hổ” nhưng cho biết họ không có quyền ngăn chặn những
người biểu tình bất bạo động.
3/ ĐÀI LOAN HỦY BỎ CUỘC TẬP TRẬN VÌ CƠN BÃO DOKSURI
Trước
áp lực của cơn siêu bão Doksuri lớn nhất từ 4 năm qua, chính phủ Đài Loan đã ra
lệnh hủy bỏ một phần của cuộc tập trận thường niên Hán Quang.
Cơn
bão Doksuri đang hoành hành tại đảo Luzon của Philippines với sức gió lên đến
240 cây số giờ vào hôm qua 25/7.
Cuộc tập trận Hán Quang
đã mở màn vào hôm 24/7 để tăng cường khả năng phòng thủ của Đài Loan trong
trường hợp bị Trung Cộng tấn công, đặc biệt là tăng cường phòng thủ phi trường
Đài Bắc. Đây là cuộc tập trận lớn nhất do Đài Loan tổ chức từ năm 1984.
Vào cuối tuần này, Doksuri
sẽ độ bộ vào bờ biển phía nam Trung Cộng, không lâu sau khi vùng này bị bão
Talim tàn phá vào đầu tháng. Cho đến trưa thứ Tư những cơn mưa tại đảo Luzon đã
lên đến 200 ly.
Bão Doksuri cũng đang buộc
Trung Cộng và Hồng Kông ra các lệnh cấm tàu thuyền ra khơi và tăng cường bảo
vệ cộng đồng dân cư ven biển.
VNTB – Hoàng Phủ Ngọc Tường với ‘nghi án’ “đồ tể Mậu Thân
1968”
VNTB
– Hơn 1 triệu người Việt Nam vay nặng lãi từ người Trung Quốc qua app.
VNTB –
Biển thủ ‘tiền công đức’: chưa có vụ án nào ở Việt Nam
Bài
học từ Ukraine (P2): Tác chiến điện tử và cuộc chiến gây nhiễu
Putin
còn hữu ích với Tập Cận Bình bao lâu nữa?
Myanmar
là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới?
Quan
hệ của Trung Quốc với Đài Loan và Phương Tây nhìn từ quần đảo Mã Tổ
23/07/1914:
Áo-Hung ra tối hậu thư cho Serbia
Trung
Quốc công bố sai sự thật số người chết vì Covid-19
22/07/1942:
Người Do Thái bị đưa từ khu ổ chuột Warsaw đến Treblinka
Tình
hình Ukraine ngày thứ 51726/07/2023
Ngoại
trưởng của Trung Quốc mất chức sau một thời gian dài mất tích26/07/2023
Về
Hoàng Phủ Ngọc Tường… (1937 – 24 tháng 7 năm 2023)26/07/2023
Cần
xác định lại giá thành đường sắt tốc độ cao26/07/2023
A0926/07/2023
Ca
ngợi chuyến bay giải cứu: Cảnh báo chuyến đi bộ, xe máy về quê tự giải cứu25/07/2023
Từ
Việt Nam nhìn sang bầu cử Campuchia25/07/2023
Về
tội trạng của Phạm Trung Kiên25/07/2023
Hỏi
trời, hỏi đất dăm ba câu25/07/2023
Chứng
cứ yếu không có nghĩa là buộc tội oan25/07/2023
Phan
Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 517, 25-07-2023
Lâm
Bình Duy Nhiên - Hớt tóc ở Sapa, Praha
Dương
Quốc Chính - Kịch bản của vụ án
Hoàng
Quốc Dũng - Cầu Kertch lại bị đánh, kẹt, đi lối nào ?
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Điểm sách “Nhật Bản và Việt Nam là đồng minh tự nhiên” của Umeda
Kunio 26/07/2023
Trảm sớ cho bị cáo Chử Xuân Dũng 26/07/2023
Myanmar là tiền tuyến của một cuộc Chiến tranh Lạnh mới? 26/07/2023
Đảng và Chính phủ Việt Nam phải xin lỗi người dân về vụ “Chuyến
bay giải cứu” 26/07/2023
Nguồn gốc của từ “sinh viên” trong tiếng Việt 25/07/2023
Từ chuyện ông Chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh nhận hơn 1.000 cuộc gọi điện
thoại 25/07/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
Phú Thọ: Giao công an
xác minh làm rõ chuyện môi giới 'chạy' suất viên chức
TUẤN TRUNG
UBND tỉnh Phú Thọ vừa có văn bản về việc kiểm
tra, xác minh làm rõ thông tin nội dung “Dậy sóng chuyện môi giới “chạy” suất
viên chức ở Phú Thọ”.
Trước đó, có thông tin
báo chí phản ánh về việc, sau khi UBND tỉnh Phú Thọ có thông báo về tuyển dụng
800 viên chức giáo viên mầm non trên toàn tỉnh dự kiến được tổ chức vào cuối
tháng 8/2023, dư luận đã râm ran về nạn “cò” môi giới “chạy” suất đỗ viên chức
ở địa phương này.
“Giao Công an tỉnh chủ
trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan khẩn trương kiểm tra, xác minh,
làm rõ các thông tin phản ánh trên. Xử lý nghiêm các hành vi vi phạm (nếu có)
theo quy định của pháp luật”, văn bản của UBND tỉnh Phú Thọ nêu.
Tạm dừng giao dịch khu đất 132 Bến Vân
Đồn: Cư dân và chủ đầu tư hoang mang
Liên quan việc tạm
dừng giao dịch khu đất 132 Bến Vân Đồn (quận 4, TP.HCM), chiều 25-7, đại diện
chủ đầu tư dự án đã có phản hồi Tuổi Trẻ Online.
Liên quan phản hồi đề
nghị của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an về việc tạm dừng giao dịch
khu đất số 132 Bến Vân Đồn (quận
4) của UBND TP.HCM, Tuổi Trẻ Online đã trao đổi với ông Nguyễn
Hữu Lễ - tổng giám đốc Công ty cổ phần đầu tư Phú Mỹ Hưng, chủ đầu tư dự án.
Việc cấp
sổ hồng cho cư dân tại 132 Bến Vân Đồn sẽ "đứng hình"?
Theo ông Lễ, khi dự án
được xây dựng trên khu đất bảo đảm đúng quy định pháp luật, vào năm 2018, Công
ty cổ phần đầu tư Phú Mỹ Hưng (gọi tắt công ty) đã mua lại dự án từ Công ty cổ
phần đầu tư và phát triển Vĩnh Hội theo giá thị trường.
Việc bán các căn hộ
tại dự án đúng quy định, dự án cũng được Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM xác
nhận đủ điều kiện cấp giấy chứng nhận.
"Còn quá trình Tổng
công ty Lương thực miền Nam (Vinafood II) thoái vốn và sai
phạm ra sao hoàn toàn không liên quan đến công ty chúng tôi...", ông Lễ
nói.
Về việc cơ quan cảnh
sát điều tra đề nghị UBND TP chỉ đạo các cơ quan chức năng tạm dừng giải quyết
việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thế chấp quyền sử dụng đất… đối với
khu đất 132 Bến Vân Đồn, ông Lễ cho rằng sẽ ảnh hưởng đến tiến trình làm sổ
hồng cho cư dân dự án mà công ty đang xúc tiến.
"Công ty chúng
tôi và hàng trăm cư dân mua căn hộ là bên ngay tình, theo đúng giá thị trường,
có đầy đủ giấy tờ pháp lý về dự án. Việc dừng giao dịch không khéo sẽ khiến cư
dân phản ứng gay gắt thêm", ông Lễ nói.
Cư dân hoang mang
Trao
đổi với Tuổi Trẻ Online chiều cùng ngày, các cư dân tại dự án
132 Bến Vân Đồn (tên thương mại Millennium) cho biết rất hoang mang.
Ông T.T.D. cho biết
năm 2018 ông mua căn hộ tại tầng 20 từ Công ty cổ phần đầu tư phát triển Vĩnh
Hội. Sau đó dự án được chuyển sang cho Công ty cổ phần đầu tư Phú Mỹ Hưng. Cuối
2018, sau khi đã nộp 95% giá trị căn hộ, ông được Công ty Phú Mỹ Hưng giao căn
hộ.
"Tôi về sinh sống
tại đây đã 5 năm, nhưng đến nay vẫn chưa được cấp sổ hồng, dù theo thông báo
của chủ đầu tư, căn hộ của dự án đủ điều kiện cấp sổ hồng theo thẩm định của cơ
quan chức năng. Nay cơ quan công an lại ngăn chặn giao dịch như vầy không biết
đến bao giờ cư dân mới được cấp sổ...", ông T.T.D. bức xúc.
Theo tìm hiểu của Tuổi Trẻ Online,
tại văn bản số 3292 của Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM ban hành tháng
4-2023, dự án chung cư số
132 Bến Vân Đồn đã được sở này đưa vào danh sách "đã được thẩm định đủ điều
kiện cấp giấy chứng nhận cho người mua nhà ở" với tổng số 653 căn hộ.
Vi phạm
quản lý "đất vàng"
Khu đất 132 Bến Vân
Đồn nằm ở vị trí đắc địa, kế bên quận 1. Trước đây, khi được giao quản lý khu
đất này, Vinafood II đã xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất nhưng không tự
triển khai dự án mà đem góp vốn với các đối tác bên ngoài. Sau đó, thoái vốn
hoặc cam kết thoái vốn để chuyển giao đất cho đối tác không thông qua đấu giá.
Việc lựa chọn nhà đầu
tư hợp tác, góp vốn để thực hiện dự án này cũng được những người có trách nhiệm
của Vinafood II thời điểm đó cho triển khai theo hình thức chỉ định, không chào
giá công khai.
Kết luận của Kiểm toán
Nhà nước cho rằng hành vi này làm giảm sự cạnh tranh và tiềm ẩn rủi ro trong
lựa chọn nhà đầu tư không đủ năng lực, kinh nghiệm thực hiện dự án.
Sau quá trình liên
danh, liên kết, thoái vốn... dự án được chuyển nhượng qua nhiều năm, nhiều giai
đoạn. Gần nhất là Công ty Vĩnh Hội rồi Công ty Phú Mỹ Hưng. Dự án gồm hai block
nhà cao tầng.
Đối tượng đâm vợ cũ tử vong tại siêu
thị ở Quảng Ngãi lĩnh án tử hình
Trong
phiên xét xử sơ thẩm, Tòa án nhân dân tỉnh Quảng Ngãi tuyên phạt mức án tử hình
đối với bị cáo Võ Phi Hậu về tội "Giết người".
Lao động đưa tin, ngày 25/7, Tòa án nhân dân tỉnh
Quảng Ngãi mở phiên tòa xét xử sơ thẩm và tuyên phạt mức án tử hình đối với bị
cáo Võ Phi Hậu (SN 1993, trú tại thôn Thái Bình, xã Cát Tài, huyện Phù Cát,
tỉnh Bình Định) về tội “Giết người”.
Theo cáo trạng, bị cáo
Võ Phi Hậu và chị Tống Thị Hương S (SN 1994, trú tại xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư
Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi), là vợ chồng, kết hôn, sinh sống với nhau từ tháng
10/2014 đến ngày 17/3/2023 thì ly hôn.
Tuy nhiên, do những
mâu thuẫn trong quá trình chung sống trước đó và sau ly hôn về số tiền 60 triệu
đồng mà Hậu và chị S mượn người thân bên phía gia đình Hậu trước đó. Nên sau
khi ly hôn, Hậu nhiều lần điện thoại, nhắn tin yêu cầu chị S gặp với mục đích
để nói chuyện giải quyết số tiền mượn nợ này nhưng chị S không trả lời và không
muốn gặp Hậu.
Khoảng 13h ngày
4/4/2023, Võ Phi Hậu mang theo 1 con dao rồi đi bộ đến siêu thị trên đường
Nguyễn Thụy, TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi, nơi chị S làm việc để giải quyết
mâu thuẫn.
Khi thấy chị S, Hậu
nhiều lần vào gọi ra ngoài nói chuyện nhưng chị này không ra, sau đó Hậu vào
gặp chị S ngay quầy tính tiền, song giữa hai người tiếp tục xảy ra mâu thuẫn.
Hậu bực tức nên đã lấy
dao trong túi áo đâm nhiều nhát vào người chị S thì được chị P.T.A.K (đồng
nghiệp của chị S.) can ngăn, kéo Hậu ra. Tuy nhiên, Hậu vẫn cầm dao tấn công
chị S., khiến nạn nhân tử vong.
Hàng loạt vi phạm
trong quản lý, sử dụng đất và cấp phép khai thác cát tại An Giang
Nguyễn
Hương
Thanh tra Chính phủ vừa ban hành Thông báo số
1654/TB-TTCP thông báo kết luận thanh tra việc chấp hành pháp luật trong công
tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham
nhũng; công tác quản lý, sử dụng đất đai và đầu tư xây dựng cơ bản; công tác
cấp giấy phép khai thác cát trên địa bàn tỉnh An Giang giai đoạn 2015-2020.
Nội dung đáng chú ý trong kết luận thanh tra là những vi phạm,
hạn chế trong công tác quản lý, sử dụng đất đai và cấp giấy phép khai thác
cát.
Phải thu nộp ngân sách hàng trăm tỷ đồng
Thanh tra về việc chấp hành pháp luật trong công tác quản lý, sử
dụng đất trên địa bàn tỉnh An Giang, kết luận đã nêu rõ, bên cạnh kết quả đạt
được, công tác này vẫn còn một số hạn chế, vi phạm với số tiền phải thu nộp
ngân sách nhà nước đã xác định được là hơn 181 tỷ đồng (chưa nộp tiền bảo vệ,
phát triển đất trồng lúa của giai đoạn từ năm 2016-2020 số tiền là hơn 5 tỷ
đồng; khấu trừ tiền nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất vào tiền sử dụng đất,
tiền thuê đất phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất không đúng quy định hơn
175 tỷ đồng). Ngoài ra, tiền sử dụng đất, tiền thuê đất do các tổ chức còn nợ
ngân sách nhà nước ước tính đến ngày 31/12/2020 là hơn 119 tỷ đồng.
Cụ thể, việc lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch
sử dụng đất 5 năm kỳ đầu của tỉnh An Giang và các đơn vị hành chính cấp huyện
chưa kịp thời, chậm so với quy định của Luật Đất đai năm 2003. Việc lập kế
hoạch sử dụng đất năm 2015, 2016, 2017 của các đơn vị hành chính cấp huyện và
việc phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2015, 2016, 2017 của UBND tỉnh An Giang
còn chậm so với quy định. Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu sử dụng đất đạt tỷ
lệ thấp so với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được Chính phủ phê duyệt. Việc
triển khai các công trình, dự án đạt tỷ lệ thấp, đến cuối năm 2020 mới thực
hiện được 113/341 dự án với diện tích 1.437 ha/5.997 ha. Có 34 dự án với diện
tích 474 ha phải loại bỏ khỏi kỳ kế hoạch và 194 dự án với diện tích 4.086 ha
phải chuyển sang kỳ 2021-2025.
Nhiều chủ đầu tư chưa thực hiện ký quỹ bảo đảm đầu tư theo quy
định. Có 3 chủ đầu tư đã được giao đất, cho thuê đất nhưng chưa nộp tiền ký quỹ
đảm bảo đầu tư theo quy định với số tiền hơn 1,8 tỷ đồng.
UBND tỉnh An Giang cho phép nhà đầu tư thực hiện các thủ tục để
triển khai một số công trình, dự án không có trong danh mục công trình, dự án
theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được Chính phủ phê duyệt. Ban hành
Quyết định số 01/QĐ-UB ngày 4/1/2016 chấp thuận nhà đầu tư và Quyết định số
1058/QĐ-UBND ngày 14/4/2016 cho Công ty TNHH Giống- Chăn nuôi Việt Thắng An
Giang thuê khu đất 126.067,5m2 có công trình xây dựng trên đất để thực hiện Dự
án Trại heo giống công nghệ cao Việt Thắng An Giang không đúng quy định Luật
Đất đai năm 2013.
Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường thừa ủy quyền của Chủ tịch
UBND tỉnh cấp 1.654 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với diện tích 171.074,2m2
đất ở cho 6 tổ chức kinh tế để thực hiện 8 dự án có thời hạn sử dụng đất lâu
dài, không đúng quy định Luật Đất đai năm 2013….
Theo Thanh tra Chính phủ, trách nhiệm đối với các hạn chế, vi
phạm trên thuộc về Chủ tịch UBND tỉnh An Giang, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ
trách các lĩnh vực đầu tư, đất đai, tài chính; Giám đốc các Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài Chính, Cục Thuế tỉnh An Giang, Chủ tịch
UBND cấp huyện, trưởng phòng Tài nguyên và môi trường các huyện, thị xã, thành
phố thuộc tỉnh An Giang và các tổ chức, cá nhân có liên quan giai đoạn
2015-2020.
Nhiều vi phạm trong cấp phép khai thác cát
đã đạt được, theo kết
luận thanh tra, quản lý nhà nước đối với hoạt động khai thác cát và việc cấp
phép khai thác cát cũng còn một số hạn chế, vi phạm dẫn đến số tiền cần thu nộp
ngân sách nhà nước đã xác định được là hơn 2,6 tỷ đồng. Ngoài ra, số tiền thuế,
phí chưa nộp của 1 tổ chức cần thu nộp vào ngân sách là hơn 981 triệu đồng.
Một số vi phạm cụ thể
như giai đoạn từ 1/7/2011 đến 31/12/2020, UBND tỉnh An Giang cấp 4 giấy phép
thăm dò khoáng sản cát sông tại khu vực không đấu giá nhưng không thực hiện thủ
tục lựa chọn tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản là không đúng quy định. Từ sau
ngày 1/7/2011, UBND tỉnh An Giang thực hiện gia hạn đối với 15 giấy phép khai
thác cát cấp trước ngày 1/7/2011 là không đúng quy định; cấp 7 giấy phép khai
thác cát thuộc khu vực khoanh định không đấu giá nhưng không xác định phục vụ
riêng cho các công Về việc chấp hành pháp luật trong cấp phép khai thác
cát, bên cạnh kết quả trình xây dựng sử dụng ngân sách nhà nước, công
trình khắc phục thiên tai, địch họa, công trình hạ tầng giao thông và công
trình phúc lợi thuộc chương trình xây dựng nông thôn mới là không đúng quy
định.
UBND tỉnh không thu
tiền cấp quyền khai thác cát đối với 2 trường hợp gia hạn khai thác cát là
không đúng quy định, tổng số tiền cần thu nộp ngân sách nhà nước là hơn 2,6 tỷ
đồng…
Cơ quan quản lý nhà
nước tại địa phương không thực hiện việc kiểm kê trữ lượng cát tại các mỏ cát
lòng sông đã cấp phép, không có biện pháp đảm bảo giám sát chặt chẽ khối lượng
cát khai thác thực tế hàng năm tại các mỏ được cấp phép. Các đơn vị được cấp
phép khai thác cát thuộc dự án “Chỉnh trị dòng chảy nhằm hạn chế sạt lở bờ sông
Hậu, bảo vệ đô thị thành phố Long Xuyên thích ứng với biến đổi khí hậu” khai
thác chậm tiến độ, công suất đạt thấp so với giấy phép xác định.
Đến thời điểm thanh
tra (tháng 6/2022), Hợp tác xã khai thác cát Chợ Mới còn nợ thuế tài
nguyên và phí bảo vệ môi trường với số tiền hơn 981 triệu đồng nhưng Cục thuế
tỉnh An Giang chưa có biện pháp xử lý cương quyết để thu nộp ngân sách nhà nước
theo quy định.
Theo Thanh tra Chính
phủ, trách nhiệm để xảy ra những vi phạm, hạn chế nêu trên thuộc về Chủ tịch
UBND tỉnh An Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh phụ trách lĩnh vực tài nguyên,
khoáng sản; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2011-2020, các cá
nhân, tổ chức có liên quan.
Bộ Công
thương khuyến cáo doanh nghiệp về gian lận thương mại tại một số nước Trung
Đông
Bảo
An
Trước
thực trạng tái diễn hoạt động lừa đảo tại thị trường khu vực Trung Đông,
Bộ Công Thương kiến nghị các doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với các doanh
nghiệp nước ngoài cần phải thận trọng và đàm phán kỹ điều khoản thanh toán để
đảm bảo an toàn nhất.
Trước đó, đã có 4
container, trị giá 400.000 USD bị mất trắng tại cảng Jebel Ali, UAE. Hiện tại,
có 1 container hoa hồi có khả năng bị mất (hàng dự kiến cập cảng ngày
26/07/2023) cũng với thủ đoạn lừa đảo tương tự. Cụ thể là:
Theo các điều khoản
thanh toán được quy định trong hợp đồng, tất cả các lô hàng được thanh toán
theo điều khoản thanh toán nhờ thu (D/P). Có nghĩa là bộ chứng từ gốc sẽ được
ngân hàng của Bên bán chuyển đến ngân hàng của Bên mua, sau đó Bên mua sẽ thanh
toán cho ngân hàng của Bên mua. Sau khi ngân hàng Bên mua nhận đủ số tiền sẽ
đồng thời chuyển tiền sang ngân hàng Bên bán. Khi đó, ngân hàng của Bên mua mới
được phép giao bộ chứng từ gốc cho Bên mua để nhận hàng.
Tuy nhiên, nếu ngân
hàng của Người mua chưa chuyển tiền cho ngân hàng của Người bán thì Người mua
sẽ không thể lấy bộ chứng từ gốc để lấy hàng tại cảng. Như vậy, các giao dịch
nêu trên có dấu hiệu gian lận xảy ra tại ngân hàng nơi công ty Việt Nam gửi bộ
chứng từ D/P. Các quan chức ngân hàng này có thể tham gia vào vụ việc này.
Ngay sau khi nhận được
thông báo của các đơn vị trên, Bộ Công Thương (Vụ Thị trường châu Á – châu
Phi) đã có Công hàm gửi Đại sứ quán UAE tại Hà Nội và đề nghị Đại sứ quán thông
báo với các Cơ quan có thẩm quyền liên quan xem xét và xử lý vụ việc. Ngày
25/7/2023, Bộ Công Thương đã có một cuộc họp khẩn gồm có Đại sứ UAE tại Việt
Nam, đại diện của các đơn vị: Ngân hàng Trung ương Việt Nam, Hiệp hội Hồ tiêu
Việt Nam, Cục Xuất nhập khẩu và các doanh nghiệp là chủ các lô hàng xuất khẩu
sang Dubai.
Bộ Công Thương đã chỉ
đạo Thương vụ Việt Nam tại UAE sớm xử lý vụ việc nêu trên. Thương vụ đã có Công
hàm gửi Bộ Ngoại giao UAE, Cảnh sát Dubai, Ngân hàng Trung Ương UAE và một
số Ngân hàng và Hãng tàu có liên quan; Làm việc với Chi nhánh Ngân hàng
có liên quan tại Dubai; Làm việc với Cảnh sát Dubai và nộp hồ sơ trình báo về
vụ việc; Làm việc với Hãng tàu và Cơ quan chức năng của cảng Jebel Ali.
Để tránh những thiệt
hại đáng tiếc, Bộ Công Thương khuyến cáo các doanh nghiệp về các giao dịch
chứng từ hóa đơn thanh toán...tại các thị trường có rủi ro cao như sau:
Hiện nay, tình trạng
lừa đảo tại thị trường khu vực Trung Đông đã xuất hiện nhiều hơn
trước, chủ yếu tập trung ở các công ty thương mại có quy mô nhỏ. Hình thức
lừa đảo phổ biến nhất hiện nay là các doanh nghiệp nước ngoài khi ký hợp đồng
mua bán với các công ty Việt Nam thường yêu cầu điều khoản thanh toán TT hoặc
phát hành séc cho bên bán cầm cố. Đây là hai hình thức có nhiều rủi ro nhất.
Cụ thể:
- Thanh toán TT trả
sau: Nghĩa là bên mua sẽ nhận hàng rồi mới thanh toán tiền cho bên Bán.
- Phát hành séc có giá
trị trong một khoảng thời gian nhất định rồi giao cho bên Bán cầm cố. Phương
thức này có nhiều rủi ro như bên Mua phát hành séc mà không có tiền trong tài
khoản; bên Bán không thể đến ngân hàng bên mua để nhận tiền vì không có thẻ căn
cước. Bên Bán cũng không thể kiểm tra thông tin tài khoản của bên Mua vì Ngân
hàng tại một số nước Trung Đông không cung cấp thông tin khách hàng cho bên
thứ 3.
Do đó, Bộ Công Thương
kiến nghị các doanh nghiệp Việt Nam khi giao dịch với các doanh nghiệp nước
ngoài cần phải thận trọng và đàm phán kỹ điều khoản thanh toán để đảm bảo an
toàn nhất. Các phương thức thanh toán như mở LC, hoặc đại diện doanh nghiệp
sang tận nơi giao chứng từ và nhận tiền.
Phương thức thanh toán
D/P cũng có mức độ an toàn hơn so với thanh toán TT và séc, nhưng lưu ý các
ngân hàng bên bán khi chuyển giao chứng từ cho ngân hàng bên mua phải đảm bảo
an toàn, tránh trường hợp xảy ra như các vụ việc nêu trên do khâu giao chứng
từ và nhận chứng từ (Nhân viên an ninh ngân hàng) không có ký nhận, dẫn đến sự
việc nhân viên an ninh ngân hàng giao chứng từ cho bên mua để đi nhận hàng mà
bên mua không thanh toán tiền cho ngân hàng bên Mua để trả cho ngân hàng bên
Bán.
Chủ biệt thự 'dát
vàng' hầu tòa vì cho vay lãi nặng
Trường
Hà
https://vnexpress.net/chu-biet-thu-dat-vang-hau-toa-vi-cho-vay-lai-nang-4633866.html
BÀ RỊA - VŨNG TÀUÔng Lê Thái Thiện, 58 tuổi, hầu tòa với cáo buộc cho 9 người vay
hơn 324 tỷ đồng lãi suất 109%-146% một năm, thu lợi gần 100 tỷ và buộc họ gán
tài sản.
Ngày 26/7, ông Thiện -
chủ biệt thự "dát vàng" nổi tiếng ở Vũng Tàu, và con trai Lê Thái
Phong, 31 tuổi, bị TAND thị xã Phú Mỹ xét xử về tội Cho vay lãi nặng
trong giao dịch dân sự và Rửa tiền; theo Điều 201,
324 Bộ luật Hình sự.
Tòa triệu tập 44 người
có quyền, nghĩa vụ liên quan; gần 20 người cho vay tiền và liên quan đến đất
đai. Phiên tòa dự kiến kéo dài đến ngày 8/8.
Theo cáo trạng, do cần
vốn kinh doanh nên ông Lưu Ngọc Tư, 43 tuổi, ở thị xã Phú Mỹ, tìm Lê Thái Thiện
vay tiền với lãi suất 3.000-3.500 đồng một triệu mỗi ngày (tương đương
109%-127% một năm); thời hạn trả lãi và gốc 10 ngày một lần. Khi ông Tư không
thanh toán được gốc hoặc lãi thì số tiền đó sẽ cộng dồn thành tiền gốc, tiếp
tục tính lãi như trên. Đến năm 2020, ông Tư vay tổng cộng 68,5 tỷ đồng.
Do "lãi mẹ đẻ lãi
con", số nợ phải cộng dồn ngày một tăng, ông Tư đã phải trả cho Thiện hơn
126,8 tỷ đồng cả gốc lẫn lãi, trong đó hơn 101 tỷ đồng là tiền ông bán bốn thửa
đất để cấn nợ, số còn lại trả bằng tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản của Thiện
và con trai Lê Thái Phong. Không thể trả dứt điểm, ông Tư đến nay vẫn còn nợ
Thiện 18,5 tỷ đồng, là tiền lãi phát sinh trong quá trình vay.
Tương tự, vợ chồng bà
Nguyễn Thị Nhài Linh nhiều lần vay của ông Thiện 45,3 tỷ đồng. Sau khi trả 7,8
tỷ đồng gốc và lãi cho Thiện qua ngân hàng, vợ chồng ông này phải bán biệt thự
ở đường Nguyễn Hữu Cảnh, TP Vũng Tàu, cho Thiện để cấn trừ số nợ hơn 51,8 tỷ
đồng. Trong vụ này, ông Thiện bị cáo buộc thu lợi bất chính hơn 14,4 tỷ đồng.
Kết quả điều tra xác
định, từ năm 2018 đến 2020, Lê Thái Thiện cho tổng cộng 9 người vay số tiền hơn
324,5 tỷ đồng, lãi 109%-146%. Người vay đã trả hơn 279 tỷ đồng tiền gốc; 122,7
tỷ đồng tiền lãi cho các khoản vay. Số tiền mà ông ta bị cáo buộc thu lợi bất
chính hơn 98,2 tỷ đồng. Ngoài ông Lưu Ngọc Tư, có 5 người khác còn nợ Thiện
45,9 tỷ đồng và không có khả năng trả.
Riêng Lê Thái Phong
được xác định cho 23 người vay hơn 1,1 tỷ đồng, lãi suất 108%-120% một năm; thu
lợi bất chính gần 500 triệu đồng.
Về hành vi Rửa
tiền, cáo trạng xác định, ông Thiện bị cáo buộc là ép 3 người không còn khả
năng trả tiền phải chuyển nhượng đất đai, nhà cửa... bằng các giao dịch hợp
pháp. Lê Thái Phong đã giúp sức, thay cha nhận ủy quyền, chuyển nhượng các bất
động sản để đảm bảo các khoản vay, đồng thời cấn trừ cho các khoản nợ giữa
Thiện và người vay tiền. Tổng số tiền Thiện thực hiện hành vi này là hơn 59,3
tỷ đồng.
Quá trình điều tra,
Công an thị xã Phú Mỹ phát hiện nữ đại gia Vũng Tàu Lâm Thị Thu Trà cùng chị
dâu đã cho Lê Thái Thiện vay nhiều lần với tổng số tiền 9,5 tỷ đồng, lãi 3.000
đồng một triệu mỗi ngày (tức 109,5% một năm), cao hơn 5 lần lãi suất được quy
định tại Bộ luật Dân sự. Chị em bà Trà thu lợi bất chính 30 triệu đồng.
Tháng 4/2021, bà Trà
bị bắt về hành vi Cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự và Rửa
tiền. Tại bản cáo trạng ban hành tháng 4/2022, VKSND thị xã Phú Mỹ cáo buộc
nữ đại gia cho nhiều người vay lãi nặng hơn 921 tỷ đồng, thu lợi bất chính hơn
69 tỷ và cũng buộc người vay gán nhà, đất khi không có khả năng trả gốc và lãi.
Hành vi của chị em bà
Trà được tách riêng thành vụ án khác.
Thêm một đường dây mại
dâm chuyên phục vụ khách nước ngoài bị Công an TP.HCM triệt xóa
Thanh Tuyền
Công an
TP.HCM tiếp tục triệt xóa một đường dây mại dâm quy mô lớn chuyên phục vụ khách
Đài Loan.
Ngày 24.7, Phòng Cảnh sát hình sự
(PC02) Công an TP.HCM cho biết vừa triệt xóa đường dây mại dâm quy
mô lớn tại nhà hàng Song Song (P.8, Q.5). Theo đó, PC02 ra lệnh bắt giữ các
nghi phạm gồm: Nguyễn Thị Ngọc Ánh, Đoàn Thị Thảo và Nguyễn Đặng Thanh Tâm vì
có hành vi môi giới mại dâm.
Trước đó, khoảng 23
giờ 58 phút ngày 19.7, PC02 chủ trì, phối hợp cùng Công an Q.5 tiến hành kiểm
tra nhà hàng Song Song, phát hiện 10 phòng karaoke đang hoạt động, sử dụng tiếp
viên nữ ngồi phục vụ khách nam (đa số là người nước ngoài).
Cơ quan công an phát
hiện nhiều tài liệu liên quan đến hoạt động môi giới mại dâm, mua bán dâm. Kiểm
tra khách sạn trên địa bàn P.7, Q.5, công an phát hiện có 4 cặp nam, nữ đang
thực hiện hành vi mua bán dâm, đều là khách và nữ tiếp viên từ nhà hàng Song
Song.
Tại CQĐT, Nguyễn Thị
Ngọc Ánh, Đoàn Thị Thảo và Nguyễn Đặng Thanh Tâm khai làm "má mì" tại
nhà hàng Song Song từ tháng 6 đến nay, có nhiệm vụ điều tiếp viên nữ phục vụ khách.
Tối 19.7, Ánh, Thảo và
Tâm điều 4 tiếp viên của nhà hàng đi bán dâm cho khách thì bị bắt quả tang.
Theo PC02, nhà hàng
Song Song hoạt động từ tháng 6 đến nay, có 30 phòng karaoke không phép, 80 tiếp
viên nữ, 20 nhân viên phục vụ. Cơ sở này chỉ nhận phục vụ khách nước ngoài, chủ
yếu là người Đài Loan.
Khi khách có nhu cầu
mua dâm, Ngọc Ánh điều tiếp viên nữ đến các chung cư, khách sạn ở TP.HCM
"phục vụ" khách, tiền mua dâm phải thanh toán cho quản lý của nhà
hàng.
Cũng theo PC02, các nghi phạm của
đường dây mại dâm này hoạt động rất tinh vi, chỉ tiếp khách nước ngoài, có
người quen bảo lãnh, thường xuyên thay đổi địa điểm mua bán dâm.
Trước đó, PC02 cũng
triệt xóa đường
dây mại dâm tại nhà hàng Gallery, số 160 Bis Bùi Thị Xuân (P.Phạm
Ngũ Lão, Q.1), có hình thức hoạt động tương tự với nhà hàng Song Song.
PC02 đang mở rộng điều tra các đường
dây mại dâm nói trên.
Current
Time0:16
/
Duration25:14
HD
Auto
:00
No comments:
Post a Comment