Đối Thoại Điểm Tin ngày 20 tháng 07 năm 2023
· Tin Ngoài Nước-Tín Châu
· Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh
· Chuyện Việt Nam-Thanh Ly
Tin Ngoài Nước
Tín Châu tổng hợp
MI6
mời gọi người Nga làm gián điệp cho Anh
Nga:
Tàu nào đến các cảng của Ukraine ở Biển Đen sẽ bị coi là có thể chở hàng quân
sự
Quân
đội Mỹ nỗ lực xác định số phận của người lính trốn sang Triều Tiên
Bóng đá: Mọi con mắt đổ dồn
về Australia, New Zealand khi đồng chủ nhà khai mạc World Cup nữ
Đại án ‘chuyến
bay giải cứu’: Các bị cáo nhận hối lộ nộp lại bao nhiêu tiền?
Vinfast: ‘Sẽ khởi công xây nhà máy ở Mỹ vào cuối tháng
7
Việt Nam sẽ cắt
Internet những ai chống đối trên mạng?
Lai lịch người lính Mỹ vượt biên sang Triều Tiên
Quân đội Mỹ nỗ
lực xác định số phận của người lính trốn sang Triều Tiên
Giáo Hội PGVN
Thống Nhất tiếp tục hoằng pháp
Bộ trưởng Quốc
phòng Trung Quốc tiếp Henry Kissinger ở Bắc Kinh
Dự
thảo về live stream vi phạm quyền tự do ngôn luận, thông tin!
Việt
Nam cần thận trọng trước các sáng kiến toàn cầu của Trung Quốc
VinFast
khởi công xây dựng nhà máy ở Mỹ vào tuần tới
VinFast
chỉ có 128 xe đăng ký tại Mỹ trong 5 tháng qua
Vingroup
được Thủ tướng chuẩn thuận sáu đề nghị thay đổi cho dự án ở đảo Vũ Yên, Hải
Phòng
Quan
hệ Vatican - Hà Nội đạt bước tiến mới tác động thế nào đến Công giáo Việt Nam?
Vụ
“Chuyến bay giải cứu”: Tòa xử như ‘mua bán’, thua kém ‘nghiêm minh’ so với thời
Phong kiến
Sơ
thẩm vụ 'chuyến bay giải cứu': Hàng trăm ngàn nạn nhân thực sự bị 'bỏ qua'
HP
sẽ sản xuất máy tính tại Việt Nam từ năm 2024
VCS
cảnh báo chiêu lừa đảo mới nhắm vào người dùng thẻ tín dụng tại Việt Nam
EVN:
60/85 dự án điện tái tạo đã đề xuất giá tạm
Đạm
Hà Bắc lỗ khủng trong quý 2/2023, âm vốn chủ sở hữu
Đà
Nẵng miễn nhiệm chức vụ Phó chủ tịch UBND TP đối với bà Ngô Thị Kim Yến
Khai
trừ đảng 11 lãnh đạo hai tổng công ty Nhà nước tại TPHCM
Ninh
Thuận: Hoãn phiên tòa xử cựu quân nhân lái xe gây tai nạn khiến một nữ sinh tử
vong
TNLT
Trần Huỳnh Duy Thức tiếp tục đòi tự do sau khi Toà án Tối cao trả lời khiếu nại
Việt Nam sẽ buộc người dùng có phép mới được live stream
Cờ
Việt Nam trên đảo Trường Sa Lớn hiển thị trở lại trên Google Maps và Google
Earth
Chuyên
gia Nhật Bản khảo sát thực địa nơi sạt lở ở Đà Lạt
Ô tô Trung Quốc thúc đẩy
sự hồi sinh của các nhà máy xe hơi ở Nga
Hàn
Quốc- Ba Lan: Ngoại giao kimchi gặt hái ở xứ sở pierogi
Nga chiếm đoạt cổ phiếu các chi nhánh của Carlsberg và Danone
Uống bia Saigon, ăn
nem rán, nhìn cờ đỏ
Lính Mỹ chạy sang
Bắc Hàn: Biên giới hai miền Triều Tiên được canh phòng nghiêm ngặt
World Cup nữ 2023: Thử tài
giải đố cùng BBC
Lính trinh sát Mỹ
Travis King từ Nam Hàn chạy sang Bắc Hàn
Review phim Barbie:
các nhà phê bình nói gì?
Trung Quốc: Đồn
đoán gia tăng về sự 'mất tích' của Ngoại trưởng Tần Cương
TQ: Kiệt sức hay
thất nghiệp – những ‘đứa con ở nhà toàn thời gian’
Ảnh vệ tinh cho
thấy lính Wagner đã đến căn cứ ở Belarus
Nga
xem các tàu thuyền qua lại ở Biển Đen là "những mục tiêu quân sự"
Quốc Hội Thái Lan bác tư cách ứng viên thủ tướng của Pita
Nhiều nơi trên thế giới ghi nhận nhiệt độ cao kỷ lục và lo ngại
đợt nắng nóng mới
Tổng thống Nga Putin không tham gia thượng đỉnh BRICS tại Nam Phi
Nga cảnh báo về những rủi ro ở Biển
Đen sau khi rút khỏi thỏa thuận ngũ cốc Ukraina
Liên Âu không thuyết phục được các nước Nam Mỹ-Caribê lên án Nga
gây chiến ở Ukraina
Liên Âu tìm đến Nam Mỹ và Caribê để giảm phụ thuộc vào Trung Quốc
và Nga về kim loại hiếm
KGB của Khrouchtchev, gốc rễ ảnh hưởng Nga tại châu Phi
Bắc Triều Tiên phóng hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra biển
Mỹ : Donald Trump có thể bị truy tố trong vụ tấn công
điện Capitol
Taxi bay, phương tiện vận chuyển của tương lai
Đánh cầu Crimée lần 2, đòn dằn mặt của Ukraina
TT Ukraina kêu gọi LHQ và Thổ Nhĩ Kỳ bảo vệ thỏa thuận xuất khẩu
ngũ cốc
Mỹ điều máy bay và tàu chiến đến vùng Vịnh để răn đe Iran và bảo
vệ tàu hàng
Pháp cải tổ nội các nhưng không thay thủ tướng
Thỏa thuận ngũ cốc Ukraina : Vũ khí để Putin chống trừng phạt
phương Tây
Cộng đồng quốc tế lên án Nga đình chỉ thỏa thuận ngũ cốc Ukraina
Nga tấn công hàng loạt các thành phố miền nam Ukraina
(AFP) -Trung Quốc không thể bị « kìm hãm hoặc kiềm chế ». Đó là điều mà chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối
ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Vương Nghị, nói với cựu ngoại trưởng
Mỹ Henry Kissinger, tròn 100 tuổi, vào hôm nay 19/07/2023, nhân chuyến thăm Bắc
Kinh của ông Kissinger. Ông Vương cho biết rằng kinh tế Trung Quốc đang phát
triển mạnh và « biến đổi » Trung Quốc là điều
không thể. Trước khi gặp Vương Nghị, cựu ngoại trưởng Kissinger đã được bộ
trưởng Quốc phòng Trung Quốc Lý Thượng Phúc tiếp vào hôm qua 18/07.
(AFP) -
Người đứng đầu ngành ngoại giao Trung Quốc công du châu Phi. Ngày 19/07/2023, bộ Ngoại Giao Trung
Quốc thông báo ông Vương Nghị, chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại
Trung ương đảng Cộng Sản Trung Quốc, sẽ tham gia cuộc họp về an ninh của
BRICS tại Johannesburg từ ngày 24-25/07. Trước và sau cuộc họp, ông
sẽ thăm Nam Phi, Nigeria, Kenya và Thổ Nhĩ Kỳ. Nhóm BRICS, gồm các nước Nam
Phi, Brazil, Trung Quốc, Ấn Độ và Nga, được coi là giải pháp thay thế cho các
cơ chế thế giới do các nước phương Tây lãnh đạo.
(AFP) -
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ công du Các Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất. Ông Erdogan cùng phu nhân đến Abou Dhabi
trong đêm qua, rạng sáng nay 19/07/2023. Đây là chặng dừng chân cuối cùng của
tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recept Tayip Erdogan trong vòng công du Vùng Vịnh nhằm
thu hút đầu tư nước ngoài và củng cố quan hệ thương mại. Chuyến công du của
tổng thống Erdogan diễn ra trong bối cảnh đồng tiền của Thổ Nhĩ Kỳ mất giá và
lạm phát phi mã khiến kinh tế bị ảnh hưởng nặng nề.
(AFP) -
Tây Ban Nha phạt Apple và Amazon 194 triệu euro. Cơ quan chuyên trách về thị trường và cạnh
tranh của Tây Ban Nha, CNMC, hôm 18/07/2023 thông báo hai tập đoàn Apple và
Amazon của Mỹ bị phạt vì cạnh tranh không lành mạnh liên quan tới việc phân
phối các sản phẩm của hãng Apple trên trang Amazon Tây Ban Nha. Số tiền phạt
nhắm vào Apple và Amazon lần lượt là 143,6 triệu eurro và 50,5 triệu euro.
Trong những năm gần đây, cả hai tập đoàn này đều chịu nhiều khoản tiền phạt tại
châu Âu vì vi phạm luật cạnh tranh. Chẳng hạn, tháng 12/2022 hãng Apple đã bị
Pháp phạt hơn 371 triệu euro.
(AFP) -
Kiev : 60.000 tấn ngũ cốc Ukraina dành để xuất khẩu từ cảng Tchornomorsk,
gần Odessa, đã bị phá hủy trong đêm qua rạng sáng nay 19/07/2023. Bộ trưởng Nông Nghiệp Ukraina,
Mykola Solsky, hôm nay thông báo phải mất 1 năm thì mới sửa chữa được hoàn toàn
cơ sở hạ tầng đã bị tàn phá trong đợt không kích đêm qua của quân Nga. Cũng
trong ngày hôm nay, tổng thống UKraina Zelensky lên án Nga cố ý tấn công các cơ
sở dân sự mà Ukraina sử dụng để xuất khẩu nông sản.
(Reuters)
- VinFast khởi công xây dựng nhà máy tại Mỹ vào tuần tới. Hãng xe điện Việt Nam VinFast hôm
nay 19/07/2023 thông báo nhà máy trị giá 4 tỉ đô la sẽ được khởi công xây dựng
vào tuần tới tại Bắc Carolina. Đây được xem là nỗ lực của VinFast để mở rộng
thị trường tại Hoa Kỳ. Mục tiêu là nhà máy tại Mỹ bắt đầu sản xuất vào năm
2025, nhưng như vậy là muộn hơn 1 năm so với sự kiến ban đầu mà VinFast thông
báo hồi năm 2022. Trong giai đoạn đầu tiên, nhà máy dự kiến có khả năng sản
xuất 150.000 xe/năm. VinFast hiện nay kỳ vọng sẽ bán được 50.000 xe trong năm
2023, tăng gần 7 lần so với năm 2022 và sẽ hòa vốn ngay từ cuối năm 2024.
(AFP) - Joe
Biden tiếp tổng thống Israel ở Washington, ca ngợi mối quan hệ « không thể phá vỡ ». Trong cuộc gặp giữa hai lãnh đạo tại Washington vào
hôm qua 18/07/2023, tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden và đồng nhiệm Israel, Isaac
Herzog, đã nhấn mạnh đến mối quan hệ chặt chẽ giữa hai nước. Mối quan hệ giữa
hai đồng minh lịch sử này trở nên căng thẳng kể từ khi chính phủ cực hữu lên
nắm quyền ở Israel.
(AFP) - Cuba
và Belarus muốn tăng cường quan hệ kinh tế. Hai đồng minh của Nga, đang cố gắng
tăng cường quan hệ song phương, đặc biệt về kinh tế và thương mại, truyền thông
hai nước đưa tin như trên, trong chuyến thăm La Habana của ngoại trưởng Belarus
Sergei Aleïnik. Theo truyền hình Cuba, trong cuộc gặp với phó chủ tịch Cuba
Salvador Valdés, ngoại trưởng Belarus nhấn mạnh đến « động lực tích
cực của quan hệ kinh tế và thương mại » giữa hai nước và bày tỏ
mong muốn của tổng thống Alexander Lukashenko « làm sâu sắc thêm » mối
quan hệ này.
(AFP) - Một
người bị kết án ở Hà Lan do bán « bộ dụng cụ tự sát ». Một tòa án Hà Lan hôm qua 18/07/2023 đã kết án tù một
người đàn ông vì bán « bộ dụng cụ tự sát » mà các
công tố viên cho rằng đã dẫn đến cái chết của ít nhất 10 người. Theo một cuộc
điều tra của cảnh sát, nhân vật này đã bán 1.600 gói hỗn
hợp các chất độc hại chết người kể từ năm 2018. Người này bị kết án 3 năm rưỡi
tù, trong đó có 1 năm rưỡi tù treo.
(NHK) - Không
quân Nhật-Pháp tập trận chung. Lực lượng Phòng Không của Nhật Bản hôm qua 18/07/2023 thông
báo sẽ tổ chức cuộc tập trận máy bay chiến đấu đầu tiên với không quân Pháp từ
ngày 26-29/07 nhằm tăng cường hợp tác quốc phòng song phương và đạt được một
khu vực Ấn Độ-Thái Bình Dương tự do và cởi mở.
(AFP) - Phụ
nữ Afghanistan biểu tình phản đối việc đóng cửa thẩm mỹ viện. Lực lượng an ninh đã bắn chỉ thiên
và sử dụng vòi rồng để giải tán hàng chục phụ nữ Afghanistan biểu tình ở Kabul
hôm nay 19/07/2023 để phản đối quyết định của chính quyền Taliban đóng cửa các
thẩm mỹ viện. Kể từ khi trở lại nắm quyền vào tháng 08/2021, Taliban đã
cấm phụ nữ tới trường học, cơ quan hành chính công, cấm họ vào công viên, vườn
hoa, nhà thi đấu thể thao và nhà tắm công cộng, đồng thời buộc họ phải che kín
người khi ra khỏi nhà.
TIN TỨC: Thứ Năm,
ngày 20 tháng 07 năm 2023
1/ EUROCHAM ĐỀ NGHỊ VN BỎ THỊ THỰC
CHO DU KHÁCH ÂU CHÂU
Phòng
thương mại Âu châu (EuroCham) đã gửi thư đến Thủ tướng Phạm Minh Chính, nội
dung thúc giục Hà Nội mở rộng việc miễn thị thực cho tất cả 27 nước thành viên
khối Liên hiệp Âu châu. Cần biết là hiện tại, chỉ có công dân của 7 nước
Âu châu gồm Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Đan Mạch, Thụy Điển và Phần Lan, được miễn
thị thực khi nhập cảnh vào Việt Nam trong thời gian 15 ngày.
Trong một
thông cáo đưa ra vào hôm 16/7, EuroCham VN nói họ đã đề nghị mở rộng miễn visa
cho toàn bộ các nước thành viên Âu châu đến ông Chính vì cho rằng việc này đóng
vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy các cơ hội thương mại và đầu tư giữa hai
bên. Chủ tịch Gabor Fluit cho biết là việc mở rộng sẽ thu hút một lượng lớn du
khách Âu châu, vốn có dân số hơn 500 triệu người.
EuroCham
Vietnam cho biết với số lượng du khách lớn, ngày lưu trú dài hơn và sức mua
đáng kể, du khách từ châu Âu thực sự là một nhóm khách hàng tiềm năng. Lời kêu
gọi của EuroCham cũng được gửi tới các bộ ngoại giao, văn hóa thể thao và bộ
công an. Đề nghị này có 18 đại sứ Âu châu tại Việt Nam và chủ tịch các hiệp hội
doanh nghiệp Âu châu đồng ký tên và ủng hộ.
Hiện khách
du lịch Á châu vẫn đứng đầu về số lượng du khách tới Việt Nam. Trong 6 tháng
đầu năm nay, Việt Nam đón hơn 4 triệu du khách từ Á châu trong khi chỉ có gần
700 ngàn du khách đến từ Âu châu, chỉ bằng một nửa so với con số trước đại
dịch, theo số liệu của Tổng cục Thống kê. Việt Nam đang có mục tiêu đón khoảng
8 triệu du khách trong năm nay.
2/ NGOẠI TRƯỞNG TRUNG CỘNG BỊ MẤT TÍCH HƠN 3 TUẦN QUA
Ngoại trưởng
Tần Cương, cựu đại sứ Trung Cộng tại Washington, đã không xuất hiện trước công
chúng trong hơn ba tuần qua, làm dấy lên đồn đoán dữ dội ở quốc gia nổi tiếng
về sự mờ ám chính trị.
Ông Tần
Cương 57 tuổi là một nhà ngoại giao và là một phụ tá đáng tin cậy của Chủ tịch
Trung Cộng Tập Cận Bình. Ông được thăng chức bộ trưởng ngoại giao vào tháng 12,
sau một thời gian ngắn làm đại sứ tại Hoa Kỳ.
Với tư cách
là bộ trưởng ngoại giao, họ Tần đã đưa ra những lời chỉ trích gay gắt đối với
Hoa Kỳ trong thời gian qua. Họ Tần cũng đóng một vai trò quan trọng trong những
nỗ lực tiếp theo của cả hai bên nhằm ổn định mối quan hệ rạn nứt và khôi phục
liên lạc, bao gồm cả cuộc gặp với Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken trong
chuyến thăm Bắc Kinh vào giữa tháng Sáu.
Nhưng nhà
ngoại giao này đã không xuất hiện trước công chúng kể từ ngày 25/6, sau cuộc
gặp gỡ các quan chức Sri Lanka, Việt Nam và Nga tại Bắc Kinh. Trong lần xuất
hiện trước công chúng cuối cùng, họ Tần được nhìn thấy đang tươi cười đi bên
cạnh Thứ trưởng Ngoại giao Nga Andrey Rudenko.
Khi được hỏi
về sự vắng mặt kéo dài của ông Tần trong cuộc họp báo vào hôm thứ Hai, một phát
ngôn nhân bộ ngoại giao Trung Cộng cho biết là “không có thông tin để cung
cấp”, đồng thời nói thêm là các hoạt động ngoại giao của Trung Cộng vẫn được
tiến hành như bình thường.
3/ QUỐC HỘI THÁI LAN BÁC BỎ TƯ CÁCH ỨNG VIÊN THỦ TƯỚNG CỦA
ÔNG PITA
Vào hôm qua
19/7, chỉ vài giờ sau khi tòa Bảo hiến đình chỉ chức dân biểu của ứng viên Pita
Limjaroenrat, đến lượt quốc hội Thái Lan từ chối cho phép vị thủ lãnh đảng Move
Forward ứng cử lần thứ 2 chức thủ tướng.
Chủ tịch hạ
viện Thái Lan nhấn mạnh là ông Pita không thể được “chỉ định lần thứ nhì”
trong ký họp quốc hội, chiểu theo điều 41 quy định của hạ viện. Trước đó,
ông Pita đã bị tòa Bảo hiến đình chỉ nhiệm kỳ dân biểu trong thời gian điều tra
vụ xung đột lợi ích.
Cần biết ông Pita Limjaroenrat bị cáo buộc có cổ phần trong một công ty
viễn thông khi ra tranh cử quốc hội, điều mà luật pháp cấm đoán, mặc dù ông đã
thông báo điều này cho ủy ban tuyển cử và cho biết công ty này đã không hoạt
động từ năm 2014.
Ông Pita đã không huy động được đủ số phiếu của các thượng nghị sĩ vào
thứ Năm tuần trước, phần lớn do những lập trường cải cách của ông về vấn đề
quân chủ.
Tuy nhiên cần theo dõi chặt chẽ phản ứng của giới trẻ Thái Lan, những
người đã ào ạt bỏ phiếu ồ ạt cho đảng Move Forward. Lực lượng này sẽ quyết định
xuống đường hay không sau khi ông Pita bị loại khỏi chính trường.
4/ TỔNG
THỐNG NGA KHÔNG THAM GIA HỘI NGHỊ Ở NAM PHI
Theo thông báo vào hôm qua
19/7 của phủ tổng thống Nam Phi, Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ không tham
gia thượng đỉnh BRICS của khối 5 nước có nền kinh tế mới trỗi dậy là Nga, Trung
Cộng, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi, dự trù diễn ra vào cuối tháng 8 tại
Johannesbourg.
Quyết định
nói trên là đến từ một thỏa thuận chung giữa ông Putin với chính quyền Nam Phi,
với việc tổng thống Nga không đến tham dự hội nghị sẽ tránh cho Nam Phi tránh
khỏi vấn đề khó xử.
Cần biết là
vào tháng 3 vừa qua, tòa án Hình sự Quốc tế có trụ sở tại La Haye, đã phát lệnh
truy nã Tổng thống Putin về trách nhiệm
trong việc để xảy các tội ác chiến tranh kể từ khi Nga xâm lược Ukraine, đặc
biệt là các vụ đày đọa trẻ em Ukraine sang Nga và các vùng bị Nga chiếm đóng.
Theo chính phủ Kiev, hơn 16 ngàn trẻ em Ukraine đã bị đưa sang Nga kể từ khi
chiến tranh nổ ra vào ngày 24/2 năm ngoái.
Là thành
viên tòa án Hình sự Quốc tế, trên nguyên tắc Nam Phi phải tuân thủ lệnh của tòa
và phải bắt giữ ông Putin nếu đặt chân đến lãnh thổ nước này. Nhưng theo Tổng
thống Cyril Ramaphosa, việc bắt giữ ông Putin tại hội nghị này sẽ là một lời
tuyên chiến với Nga, sẽ đẩy Nam Phi vào một cuộc chiến tranh với Nga.
Nhận định
nói trên được công bố hôm qua 18/7, tại cuộc thảo luận quốc gia về việc đón
tiếp Tổng thống Putin tại thượng đỉnh BRICS.
5/ SỐ CA HỎA TÁNG TĂNG VỌT TẠI TỈNH
CHIẾT GIANG Ở HOA LỤC
Số ca hỏa táng ở tỉnh Chiết Giang của Trung Cộng trong 3 tháng đầu năm
nay đã tăng hơn 70% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của nhà nước, một bước
nhảy vọt chưa có lời giải thích trong lúc một đợt bùng phát dịch Vũ Hán đang
quét qua Hoa Lục.
Khoảng 171
ngàn ca hỏa táng được ghi tên tại Chiết Giang, nơi chiếm khoảng 5% dân số Trung
Cộng trong ba tháng đầu năm 2023, tăng so với 99 ngàn ca cùng kỳ năm ngoái,
theo dữ liệu trên trang mạng của cục dân sự tỉnh Chiết Giang.
Tổ chức Y tế
Thế giới cho hay Trung Cộng không báo cáo đầy đủ số ca tử vong Vũ Hán là bao
nhiêu sau khi nước này đột ngột từ bỏ các biện pháp kiềm chế nghiêm ngặt vào
tháng 12 năm ngoái.
Trung Cộng
cho biết khoảng 80 ngàn người đã chết vì dịch Vũ Hán tại các bệnh viện trong
hai tháng đầu tiên sau khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ. Đây là khoảng thời
gian mà các nhà tang lễ cho biết họ bị quá tải với hàng dài xe tang chờ đợi bên
ngoài lò hỏa táng.
Một số nhà
dịch tễ học vào thời điểm đó ước tính có tới 2 triệu người có thể đã chết vì
dịch Vũ Hán ở Hoa Lục. Dữ liệu của tỉnh Chiết Giang, không nêu rõ nguyên nhân
tử vong vì đã bị gỡ bỏ.
Trong ba năm
đầu tiên kể từ cuối 2019 khi đại dịch bùng phát, Trung Cộng đã kiểm soát dịch
phần lớn bằng cách áp dụng chính sách nghiêm ngặt “zero COVID” bao gồm các biện
pháp phong tỏa khắc nghiệt và xét nghiệm hàng loạt. Nhưng đến cuối năm 2022,
chính sách này bắt đầu thất bại khi biến thể Omicron có khả năng lây truyền cao
lan rộng.
Trung Cộng
đột ngột thay đổi chiến thuật vào tháng 12 năm ngoái sau các cuộc biểu tình
phản đối lệnh phong tỏa ở Bắc Kinh, Thượng Hải và các thành phố khác. Vào tháng
1 năm nay, một nhà khoa học Trung Cộng ước tính rằng 80% trong dân số 1 tỷ 400
triệu dân của Hoa Lục đã bị nhiễm dịch Vũ Hán.
VNTB
– Muôn kiểu ngây thơ, trơ tráo trước toà
VNTB – Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đến Việt
Nam
VNTB
– “Xâm phạm hoạt động tư pháp” là gì mà mang ra để dọa nhau?
VNTB
– Luật sư của Phạm Trung Kiên gián tiếp tố giác thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên
VNTB
– Nguyên tắc suy đoán vô tội ở vụ đại án “chuyến bay giải cứu”
Bảy
vấn đề bạn cần biết về NATO hiện nay
Bài
học từ Ukraine (P1): Công nghệ thay đổi chiến trường
Vai
trò và ảnh hưởng ngày càng lớn của Ấn Độ ở Đông Nam Á
Đức
công bố chiến lược Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam
Vì
sao Trung Quốc trải thảm đỏ đón Thống đốc Okinawa?
16/07/1990:
Động đất tàn phá Philippines
Đối
với những người lính Ukraine này, cuộc chiến là chuyện cá nhân20/07/2023
Bộ
trưởng Giáo dục có muốn thật không?20/07/2023
Đánh
án tham nhũng thế nào để bị cáo Hoàng Văn Hưng phải tâm phục khẩu phục?20/07/2023
Giải cứu
những phiên tòa20/07/2023
Giấu
đầu lòi đuôi trong vụ khởi tố ông Đường Văn Thái20/07/2023
Nộp
tiền khắc phục hậu quả là gì?20/07/2023
Ảo ảnh điện hạt
nhân19/07/2023
Luật
sư, luật xiếc gì thế này…19/07/2023
Ai tước liêm sỉ
ở họ?19/07/2023
Có quyền
lực là có tất cả19/07/2023
Phúc
Lai - Vài gạch đầu dòng về cuộc xâm lược Ukraine của Nga Putox ngày 19/07/2023
Đàm
Ngọc Tuyên - Chuyến bay cấp cứu
Trần
Hiển - Hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
Tạ
Duy Anh - Ai tước liêm sỉ ở họ ?
Tin Trong Nước
Lê Hồng Lĩnh tổng hợp
Ai tước liêm sỉ ở họ? 20/07/2023
Xung quanh số tiền các bị cáo vụ án “chuyến bay giải cứu” nộp lại
tại toà 20/07/2023
Giải mã biệt danh “Trương tráng sỹ” của ông Trương Văn Dũng nơi
trại tạm giam 20/07/2023
Tiềm năng kinh tế mới là yếu tố làm nên tính chiến lược của Tây
Nguyên? 20/07/2023
Đức công bố chiến lược Trung Quốc và hàm ý đối với Việt Nam 20/07/2023
Yêu sách đường chín đoạn đang gây thiệt hại kinh tế cho Trung Quốc
như thế nào? 19/07/2023
Tiên đoán trong tù của Tiến sĩ Luật Cù Huy Hà Vũ về “Viễn Đông
hóa” NATO đang thành hiện thực 19/07/2023
Chuyện Việt Nam
Thanh Ly tổng hợp
13 năm không xong thủ tục đầu tư nhà máy
xử lý rác
Nguyễn Đăng
https://vnexpress.net/13-nam-khong-xong-thu-tuc-dau-tu-nha-may-xu-ly-rac-4631434.html
ĐÀ NẴNG Dự án nhà máy xử lý rác 650 tấn/ngày xây dựng
từ năm 2010 nhưng đến nay chưa xong thủ tục pháp lý, trong khi bãi rác sắp quá
tải.
Ngày 19/7, tại phiên họp thứ 12 HĐND TP Đà Nẵng, nhiều đại biểu
chất vấn Giám đốc Sở Tài nguyên và môi trường Phạm Nam Sơn về hai dự án nhà máy
xử lý rác quy mô 650 tấn/ngày và 1.000 tấn/ngày chậm tiến độ. Hiện nay, mỗi
ngày thành phố Đà Nẵng thu gom rác thải sinh hoạt từ 1.800 đến 2.500 tấn, nhưng
chỉ có một bãi rác Khánh Sơn xử lý bằng phương pháp chôn lấp, thường xuyên bốc
mùi hôi khó chịu.
Ông Phạm Nam Sơn thừa nhận hai dự án kéo dài qua nhiều thời kỳ,
vướng nhiều thủ tục và đến nay chưa được thành phố phê duyệt. Trong đó, dự án
nhà máy xử lý rác 650 tấn/ngày xây dựng từ năm 2010, đến năm 2014 thành phố phê
duyệt chủ trương lần 2 và năm 2016 điều chỉnh giãn tiến độ dự án. Năm 2019, dự
án đề xuất đổi mới một số công nghệ.
Từ năm 2010 đến nay, các cơ quan, ban, ngành phải tập trung hoàn
thiện hồ sơ, thủ tục pháp lý về đất đai. Riêng thủ tục đầu tư phải lấy ý kiến
nhiều bộ ngành, trong đó có Bộ Quốc phòng. Tháng 6/2023, Sở Tài nguyên Môi
trường xem xét và tham mưu thành phố điều chỉnh dự án. Hiện nay, chủ đầu tư đã
cam kết sau khi thành phố phê duyệt sẽ hoàn thành dự án sau 20 tháng.
Dự án nhà máy rác 1.000 tấn/ngày xây dựng từ năm 2017, sử dụng
nguồn vốn ADB, quy mô 5,3 hecta. Tuy nhiên năm 2019, Thủ tướng điều chỉnh danh
mục công trình dự án PPP, trong đó có dự này. Quá trình triển khai dự án có 3
công đoạn chính, phê duyệt dự án báo cáo nghiên cứu khả thi, phê duyệt dự án và
tổ chức lựa chọn nhà đầu tư, đấu thầu triển khai. Hiện hồ sơ dự án đã trình Bộ
Xây dựng thẩm định thiết kế cơ sở.
"Trong tháng 7, Hội đồng Thẩm định thành phố sẽ thẩm định
và cam kết nhà đầu tư sau khi hoàn thành thủ tục, có quyết định đầu tư sẽ hoàn
thành dự án trong 20 tháng", ông Sơn nói.
Phần trả lời của ông Sơn không nhận được sự đồng tình của
đại biểu. Bà Nguyễn Thị Phượng băn khoăn hai dự án đang phải rà soát thủ tục
pháp lý, chưa biết khi nào mới triển khai. Trong khi đó, tại kỳ họp HĐND thành
phố cuối năm 2021, Sở đã hứa thành phố hoàn thành hai nhà máy rác trên vào năm
2024. "Người dân rất quan tâm đến lời hứa này, vì hứa thì phải có giải
pháp thực hiện", bà Phượng nói. Đại biểu Nguyễn Mạnh Toàn thì "không
thể hình dung đến khi nào hai dự án này mới bắt đầu được xây dựng sau khi nghe
Giám đốc Sở trả lời".
Ông Lương Nguyễn Minh Triết, Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng cho biết
hai nhà máy rác này đã được nhiều thế hệ lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường
cam kết với HĐND và cử tri. Tuy nhiên, pháp lý không đầy đủ, thủ tục đầu tư
vướng mắc, liên quan đến đất quốc phòng, phải xin ý kiến các Bộ, nên Sở không
giữ được lời hứa.
Chủ tịch HĐND TP Đà Nẵng lo ngại đến hết năm 2024 vấn đề xử lý
rác sẽ gặp khó khăn khi hộc rác số 6 tại bãi rác Khánh Sơn đầy, hộc rác số 7
chưa đề xuất chủ trương đầu tư. Hai nhà máy rác nói trên nếu được phê duyệt
cũng phải cuối 2025 mới hoàn thành.
Ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng, cho biết nhà máy
xử lý rác 650 tấn hiện nay đã báo cáo với Thường trực Thành ủy và có chủ trương
về tiến độ, giữ nguyên công suất, xem xét nâng công suất nếu đáp ứng yêu cầu.
Thành phố cũng đã có phương án về cảnh quan, không gian, giải tỏa đền bù ở khu
vực dự án. Hiện nhà đầu tư nhà máy 650 tấn rất tích cực và thành phố tạo điều
kiện hỗ trợ tối đa để sớm khởi công.
Riêng dự án nhà máy xử lý 1.000 tấn/ngày đã được thông qua chủ
trương đầu tư, vị trí ở khu liên hiệp xử lý rác. "Nếu không đẩy nhanh tiến
độ xây dựng nhà máy 650 tấn chúng ta sẽ gặp khó khăn. Thành phố đã làm hồ sơ để
xây dựng phương án đầu tư hộc rác số 7 tại bãi rác Khánh Sơn và sẽ tham mưu
trình HĐND TP thông qua chủ trương sớm nhất", ông Chinh nói.
7
dự án vi phạm ở Bạc Liêu khiến nhiều cơ quan phải kiểm điểm trách nhiệm tập
thể, cá nhân
Quang Vũ
Đây là nội dung được Kiểm toán Nhà nước nêu rõ
tại báo cáo Kiểm toán 2022 được đơn vị này phát hành mới đây.
Mới đây, Kiểm toán Nhà
nước (KTNN) vừa công bố Báo cáo Tổng hợp kết quả kiểm toán năm 2022. Tại Phục
lục 09 - Kiến nghị của KTNN về xử lý kiểm điểm, xác định trách nhiệm tập thể,
cá nhân liên quan đến các sai phạm được phát hiện từ kết quả kiểm toán năm 2022
nêu rõ. Tại kết luận Kiểm toán ngân sách địa phương năm 2021 của tỉnh Bạc Liêu,
KTNN đề nghị UBND tỉnh Bạc Liêu:
"Chỉ đạo
UBND huyện Đông Hải, xem xét xử lý trách nhiệm của Ban Quản lý dự án
đầu tư xây dựng huyện Đông Hải trong việc ký kết hợp đồng với nhà thầu
thi công gói thầu xây lắp số 05 Dự án đầu tư Xây dựng Trụ sở làm
việc HĐND - UBND và các cơ quan huyện Đông Hải với hình thức hợp
đồng trọn gói chưa thống nhất trong Kế hoạch lựa chọn nhà thầu,
Quyết định phê duyệt hồ sơ mời thầu và Quyết định trúng thầu (Hợp
đồng theo đơn giá cố định); xác định giá gói thầu chưa cập nhật
lại giá hạng mục: cây xanh, thảm cỏ, bồn hoa theo quy định tại Thông
tư số 09/2019/TT-BXD ngày 26/12/2019 của Bộ Xây dựng".
Qua tìm hiểu của Pháp
luật Plus, tháng 8/2021, Ban
Quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Đông Hải (tỉnh Bạc Liêu) vừa công bố kết
quả lựa chọn nhà thầu Gói thầu số 05 Xây lắp thuộc Dự án Trụ sở làm việc HĐND -
UBND và các cơ quan huyện Đông Hải.
Gói thầu có giá dự
toán 69,979 tỷ đồng, trên tổng mức đầu tư của Dự án là 93,902 tỷ đồng, sử dụng
vốn ngân sách Tỉnh, được đấu thầu rộng rãi trong nước từ ngày 11/6 - 1/7. Kết
quả, nhà thầu duy nhất tham dự và trúng thầu là Liên danh Hợp tác xã Xây dựng
Minh Phú - Công ty TNHH MTV Thiên Nguyên Khánh - Công ty TNHH Đầu tư xây dựng Thanh
Hảo, với giá trúng thầu 69,876 tỷ đồng, giảm 0,1% so với dự toán gói thầu. Gói
thầu có thời gian thực hiện hợp đồng là 16 tháng, loại hợp đồng theo đơn giá cố
định.
Không chỉ vậy, KTNN
cũng đề nghị UBND tỉnh Bạc Liêu: "Tổ chức xem xét xử lý trách nhiệm
đối với tập thể, cá nhân tại các chủ đầu tư, Ban QLDA về việc lập
dự toán sai quy định, sai thiết kế (tính trùng, tính thừa, không
phù hợp so thiết kế, tính sai khối lượng, áp sai định mức)... dẫn đến
xử lý tài chính đối với các Dự án: (i) Dự án xây dựng, nâng cấp đê biển
Đông và hệ thống cống qua đê cấp bách chống biến đổi khí hậu tỉnh Bạc
Liêu;
(ii) Dự án sửa chữa
mái đê, khắc phục sạt lở, nâng cấp 7 km đê cấp bách trên địa bàn thành
phố Bạc Liêu; (iii) Dự án Đầu tư xây dựng vùng sản xuất lúa - tôm ổn
định thị xã Giá Rai; (iv) Dự án đầu tư Trụ sở làm việc HĐND-UBND và các
cơ quan trực thuộc huyện Đông Hải;
(v) Dự án đầu tư
xây dựng Trường tiểu học Tôn Đức Thắng; (vi) Dự án đầu tư Xây dựng
cầu Xẻo Vẹt và đường nối vào cầu Xẻo Vẹt và (vii) Dự án đầu tư Xây
dựng, nâng cấp tuyến đường Ninh Quới - Ngan Dừa, huyện Hồng Dân".
Đối với báo cáo Kiểm
toán hoạt động xây dựng và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư Dự
án mở rộng nâng cấp đô thị Việt Nam - Tiểu dự án thành phố Bạc
Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Kiểm toán Nhà nước đề nghị: "Ban QLDA đầu
tư xây dựng thành phố Bạc Liêu - Tổ chức kiểm điểm tập thể, cá
nhân có liên quan trong việc giải ngân vốn thấp, phải điều chỉnh
giảm, kéo dài hoặc hủy kế hoạch vốn.
Đề nghị UBND thành
phố Bạc Liêu - Tổ chức kiểm điểm tập thể, cá nhân có liên quan
trong việc giải ngân vốn thấp, phải điều chỉnh giảm, kéo dài hoặc
hủy kế hoạch vốn để xử lý theo quy định.
Đề nghị UBND tỉnh
Bạc Liêu - Xem xét, xác định trách nhiệm tập thể, cá nhân có liên
quan để xử lý theo quy định đối với tồn tại, hạn chế trong việc
giải ngân vốn thấp, phải điều chỉnh giảm, kéo dài hoặc hủy kế
hoạch vốn".
Pháp luật Plus sẽ tiếp
tục thông tin khi sự việc có diễn biến mới.
Cựu
đại sứ nói không lợi dụng các “Chuyến bay giải cứu” gần 1.900 người mãn hạn tù
để chia chác
Nguyễn Hưởng-Hữu Hương
(NLĐO)-
Tại phiên toà "Chuyến bay giải cứu", bị cáo Trần Việt Thái (cựu đại
sứ Việt Nam tại Malaysia) cho rằng thời điểm tổ chức các chuyến bay đưa công
dân Việt Nam từ Malaysia về nước là rất căng thẳng, bắt buộc phải có kinh phí
dự phòng cho tình huống bất ngờ
Sáng nay 19-7, phiên toà xét xử cựu thứ trưởng
Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng cùng 53 bị cáo trong vụ án "Chuyến bay giải cứu"
tiếp tục với phần tranh tụng.
Tự bào chữa cho bản thân, bị cáo Trần Việt
Thái, cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia, thừa nhận trách nhiệm vi phạm xảy ra
tại Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia. Tuy nhiên, ông cho rằng thời điểm tổ
chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ Malaysia về nước là rất căng
thẳng, bắt buộc phải có kinh phí dự phòng cho tình huống bất ngờ. "Chúng
tôi không muốn chia chác"- bị cáo Thái nói về số tiền thu dôi ra để làm
"kinh phí dự phòng".
Tại Malaysia có 4 trại chờ dành cho các tù
nhân, thời điểm dịch diễn biến phức tạp, bị cáo Trần Việt Thái đã cử nhân viên
đi khảo sát. Khi trở về, nhân viên báo cáo lại "tình hình môi giới trong
các trại vô cùng phức tạp".
Tại Malaysia có 4 trại chờ dành cho các tù
nhân, thời điểm dịch diễn biến phức tạp, bị cáo Trần Việt Thái đã cử nhân viên
đi khảo sát. Khi trở về, nhân viên báo cáo lại "tình hình môi giới trong
các trại vô cùng phức tạp".
Đối với việc đưa công dân và người mãn hạn tù
về nước, bị cáo Trần Việt Thái cho rằng sau khi bị gây sức ép phải đưa công dân
về nước, phía Đại sứ quán đã liên hệ về Cục Lãnh sự (Bộ Ngoại giao), song nhận
được câu trả lời "trong nước hiện chưa có phương án cách ly", buộc
phải đưa họ về theo các nhóm nhỏ. Đây là nguyên nhân khiến việc đưa người về
kéo dài nhiều tháng.
"Trong bối cảnh dịch bệnh căng thẳng,
chúng tôi gặp khó khăn khi phải thực thi công vụ theo quy định pháp luật Việt
Nam tại Malaysia. Khi vào các trại chờ, nếu chỉ thu tiền hộ chiếu và hướng dẫn
tù nhân liên hệ với các đại lý máy bay thì họ cũng không thể về được, bởi còn
tiền kinh phí cách ly, còn bồi dưỡng cán bộ các trại chờ của Malaysia"- bị
cáo Thái nói và khẳng định việc thu tiền của họ là bắt buộc vì Đại sứ quán
không còn cách nào khác. Do đó, cựu đại sứ mong Hội đồng xét xử xem xét lại
hoàn cảnh bị cáo cũng như các thuộc cấp để đưa ra phán quyết nhẹ nhàng hơn.
Trước đó, trong phần xét hỏi, bị cáo Thái khai
chỉ đạo Nguyễn Hoàng Linh và Lê Ngọc Anh (cựu cán bộ đại sứ quán) đi khảo sát
thực tế để lập kế hoạch dự trù kinh phí đưa những người Việt Nam mãn hạn tù về
nước. Các khoản khảo sát có tiền vé máy bay, tiền hộ chiếu, thủ tục về nước,
tiền xét nghiệm COVID-19.
Theo lời khai của cựu đại sứ, sau khi khảo
sát, đại sứ quán thống nhất 3 mức thu: 20,3 triệu đồng/người có hộ chiếu; 24,9
triệu đồng/người chưa có hộ chiếu; 30-34 triệu đồng/người ở đảo xa phải bay
thêm chuyến nội địa. Riêng chi phí cấp hộ chiếu, đại sứ quán thu hơn 4,6 triệu
đồng/cuốn nhưng thực tế chỉ 1,6 triệu đồng/cuốn.
Tổng số tiền mà đại sứ quán đã thu là 44,6 tỉ
đồng. Số tiền này, chỉ 34,2 tỉ đồng được chi cho việc đưa công dân về nước. Số
tiền dư còn lại, cựu đại sứ Việt Nam tại Malaysia cho biết trích một phần dùng
để "bồi dưỡng" cho cán bộ tại đại sứ quán, theo tỉ lệ: Đại sứ hệ số
1,5; 2 cán bộ trực tiếp hệ số 1,2; còn lại hệ số 1, căn cứ vào mức phụ cấp của
Nhà nước. Sau khi cân đối, bị cáo Thái hưởng 580 triệu đồng tiền "bồi
dưỡng", cấp dưới hưởng 220-480 triệu đồng.
Giả
danh giám đốc công ty lương thực, lừa đảo ở các tỉnh, thành miền Tây
Ca Linh
(NLĐO)
- Trần Văn Vụ giả danh giám đốc công ty lượng thực để lừa bán lúa, gạo giá rẻ.
Khi có người tin tưởng đặt cọc tiền, Vụ xoá các giao dịch trên mạng rồi chiếm
đoạt tài sản
Ngày 19-7, Phòng Cảnh sát hình sự Công an TP
Cần Thơ cho biết vừa bắt tạm giam Trần Văn Vụ (33 tuổi; ngụ huyện Vĩnh Thạnh)
để điều tra về hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Theo điều tra ban đầu, Vụ sử dụng sim khuyến
mãi tạo tài khoản trên Zalo, Facebook giả danh giám đốc các công ty lương thực tại nhiều
tỉnh, thành miền Tây để lừa bán lúa, gạo, củi, trấu với giá rẻ.
Khi khách hàng tin tưởng, đồng ý giao dịch mua
bán thì phải đặt cọc bằng hình thức chuyển tiền vào tài khoản ngân hàng cho Vụ.
Nhận được tiền, Vụ xoá các giao dịch trên mạng, chặn Zalo, Facebook để chiếm
đoạt tiền của các bị hại.
Làm việc với công an, Vụ khai nhận đã lừa đảo
4 vụ tại TP Cần Thơ và Tiền Giang, chiếm đoạt số tiền khoảng 1,2 tỉ đồng. Số
tiền này Vụ dùng đánh bạc trên mạng và tiêu xài cá nhân.
Ngoài ra, trong năm 2021, khi làm việc tại một
công ty lương thực ở Cần Thơ, Vụ đã có hành vi tham ô số tiền khoảng 3,5 tỉ
đồng, Công an Cần Thơ đã khởi tố vụ án này.
Công an còn phát hiện
Vụ gây ra nhiều vụ lừa đảo khác ở các địa phương và đang tiếp tục điều tra.
Công an TP Cần Thơ đề nghị ai là bị hại của Vụ thì đến Phòng Cảnh sát hình sự
để trình báo.
"Soi" khu
đất khiến nguyên Chủ tịch thị xã Phú Thọ cùng nhiều thuộc cấp "xộ
khám"
Trần Lâm
Phú Thọ - Việc hợp thức hồ sơ giao đất ở không
qua đấu giá đã khiến nguyên Chủ tịch
thị xã Phú Thọ và nhiều lãnh đạo khác bị bắt.
Như tin đã đưa, ngày 13.7, Công an tỉnh Phú Thọ đã tiến hành
bắt, khám xét đối với Nguyễn Tiến Lâm (sinh năm 1975) - nguyên Phó Giám đốc Sở
Kế hoạch và Đầu tư, nguyên Chủ tịch UBND TX Phú Thọ về hành vi “Lợi dụng chức
vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Vụ án xảy ra tại thị xã Phú Thọ trong
thời gian ông Lâm là Chủ tịch thị xã này.
Cùng với đó, công an cũng bắt, khám xét, khởi tố bị can với
nhiều lãnh đạo, cán bộ khác của thị xã Phú Thọ như: Đoàn Kim Nho - nguyên
Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường; Nguyễn Việt Dũng - Phó Trưởng phòng Tài
nguyên và Môi trường; Trần Xuân Trung - cán bộ địa chính xã Hà Lộc; Vi Khắc
Tuân - cán bộ địa chính xã Văn Lung; Nguyễn Công Hàm - Bí thư Đảng uỷ xã Văn
Lung; Hà Thị Hồng Dung - Chủ tịch UBND xã Hà Thạch và Phùng Hữu Sỹ - Chủ tịch
UBND xã Văn Lung.
Theo Công an tỉnh Phú Thọ, với cương vị là Chủ tịch UBND thị xã
Phú Thọ, bằng nhiều thủ đoạn khác nhau, Nguyễn Tiến Lâm và các đồng phạm đã “hô
biến” 13.000 m2 đất rừng sản xuất ở khu An Ninh Thượng (xã Văn Lung, thị xã Phú
Thọ) thành 7 ô đất ở không qua đấu giá cho Lê Ngọc Anh (là cháu họ của ông
Lâm).
Tiếp đó, Lê Ngọc Anh đã chuyển nhượng 7 ô đất nói trên cho người
nhà, người thân bán kiếm lời.
Với thủ đoạn tương tự, năm 2019, Nguyễn Tiến Lâm đã chỉ đạo lãnh
đạo Phòng Tài nguyên và Môi trường và lãnh đạo, cán bộ địa chính xã Hà Thạch
(thị xã Phú Thọ) hợp thức hồ sơ giao đất ở không qua đấu giá tại khu Lũng
Thượng của xã này cho 16 người quen biết, gây thiệt hại cho Nhà nước nhiều tỉ
đồng.
Ghi nhận của phóng viên Báo Lao Động ngày 19.7, khu đất khiến
nguyên Chủ tịch UBND thị xã Phú Thọ "xộ khám" tại khu An Ninh Thượng,
xã Văn Lung nằm giáp tuyến đường nối từ thị xã Phú Thọ đi xã Đông Thành (huyện
Thanh Ba) đang được xây dựng; cách trung tâm thị xã Phú Thọ khoảng 5km; cách
nút giao IC9 cao tốc Nội Bài - Lào Cai gần 6km; cách khu công nghiệp Phú Hà
khoảng 5,5km...
Tổng Giám đốc Công ty
Blue Sky: “Doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho”
Nguyễn
Hưng
Bào chữa cho bị cáo Lê Hồng Sơn (Tổng Giám đốc
Công ty Blue Sky) tại phiên tòa sơ thẩm vụ án “chuyến bay giải cứu” chiều 19/7,
luật sư nêu quan điểm, hành vi phạm tội của doanh nghiệp xuất phát từ những khó
khăn không phải do họ tự gây ra, mà họ cũng là nạn nhân của cơ chế “xin - cho”.
Theo cáo trạng của Viện KSND tối cao, quá trình xin cấp phép 109
chuyến bay đưa công dân về nước cách ly y tế, từ tháng 11/2020 đến tháng
12/2021, bị cáo Nguyễn Thị Thanh Hằng (Phó Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky) và
bị cáo Lê Hồng Sơn (Tổng Giám đốc Công ty Blue Sky) là đồng phạm trong việc đưa
hối lộ 63 lần với tổng số hơn 38 tỷ đồng.
Để trốn tránh trách nhiệm hình sự trong vụ án xảy ra tại Bộ
Ngoại giao, TP Hà Nội và một số địa phương khác, hai bị cáo Sơn và Hằng đã bàn
bạc, nhờ hai bị cáo trong vụ án này là người có chức vụ, quyền hạn giúp đỡ
không bị xử lý hình sự. Từ tháng 2 đến tháng 12/2022, hai bị cáo Hằng và Sơn đã
đưa hối lộ hơn 2,6 triệu USD (tương đương hơn 61 tỷ đồng).
Với hành vi đưa hối lộ, đại diện Viện kiểm sát đã đề nghị Hội
đồng xét xử tuyên phạt bị cáo Hằng từ 10 - 11 năm tù, bị cáo Sơn từ 11 - 12 năm
tù.
Bào chữa cho bị cáo Sơn, luật sư Giang Hồng Thanh (Đoàn luật sư
TP Hà Nội) trình bày, ở giai đoạn Tổ công tác 4 Bộ/5 Bộ được cấp phép, có nhiều
lời khai của nhiều cá nhân khác nhau tại nhiều doanh nghiệp khác nhau đưa ra
một bức tranh chung toàn cảnh.
Đó là một số cán bộ Nhà nước gây khó khăn, ép buộc doanh nghiệp
phải đưa tiền thì mới tạo điều kiện cấp phép, nếu doanh nghiệp không đưa tiền,
chắc chắn sẽ bị thiệt hại rất lớn.
Theo luật sư, đó là lý do doanh nghiệp không có sự lựa chọn nào
khác, hoặc là đưa tiền, hoặc dừng tổ chức chuyến bay.
Lý giải về việc hai bị cáo Hằng và Sơn có hành vi đưa hối lộ,
luật sư cho rằng, hành vi phạm tội của họ xuất phát từ những khó khăn không
phải do họ tự gây ra, mà ở một góc độ nào đó, họ cũng là nạn nhân của cơ chế
“xin - cho” trong vụ án này...
Tự bào chữa tại phiên tòa, bị cáo Sơn trình bày những khó khăn
của doanh nghiệp thời dịch bệnh COVID - 19, khi mà thời điểm đó, các công ty lữ
hành gần như phá sản.
Trình bày về các khó khăn của doanh nghiệp, bị cáo Sơn cho
rằng: “Doanh nghiệp là nạn nhân của cơ chế xin - cho và nạn nhân của văn
hóa phong bì”. Bị cáo Sơn khẳng định, mọi doanh nghiệp đều quan tâm đến
doanh thu, nhưng ở thời điểm cơ quan chức năng cấp phép các “chuyến bay giải
cứu” thì điều đó không hoàn toàn đúng.
Kết thúc phần bào chữa, bị cáo Sơn mong Hội đồng xét xử xem xét,
cho bị cáo và bị cáo Hằng cùng các bị cáo là doanh nghiệp phải đưa hối lộ
được hưởng mức án khoan hồng nhất.
No comments:
Post a Comment