Nguyễn Xuân Nghĩa - Thử làm luật sư vụ án "chuyến bay giải cứu"vendredi 21 juillet 2023
Thuymy
Về trường hợp bị cáo Hoàng Văn Hưng, cựu trưởng phòng 5, cơ quan điều tra Bộ Công an, đã có dư luận trên mạng xã hội cho rằng Viện Kiểm sát, Tòa án không đủ chứng cứ, hay chứng cứ không thuyết phục để buộc tội bị cáo Hưng.
Tôi đồng ý với quan điểm này, mặc dù trong sâu thẳm tôi tin Hoàng Văn Hưng CÓ TỘI.
Về phía bị cáo Hưng khai có nhận chiếc cặp của bị cáo Tuấn đưa, nhưng trong cặp chỉ có 4 chai rượu.
Thêm nữa, bị cáo Hưng không nhận tội hối lộ, không nạp cho tòa tiền hối lộ. Nghĩa là Viện Kiểm sát, tòa án không có chứng cứ là lời nhận tội của Hưng, đồng thời không có vật chứng là Tiền nhận hối lộ (mà Hưng nhận).
Hôm nay tòa đưa ra một video có hình ảnh Hưng nhận chiếc cặp từ Tuấn. Chi tiết này trùng hợp với lời khai của cả Hưng và Tuấn, nhưng trong cặp có 4 chai rượu hay tiền hối lộ thì Hưng và Tuấn cãi nhau, không ai thắng cả.
Như vậy chứng cứ để buộc tội Hưng chỉ có 1, (lời khai của bị cáo Tuấn) còn chứng cứ để gỡ tội cho Hưng có những 2 (không có lời khai nhận tội của bị cáo và không có vật chứng).
Trong trường hợp này, tòa nên trả lại hồ sơ để bên công an điều tra bổ sung. Nếu bên điều tra không bổ túc gì thêm, tòa nên suy xét đến nguyên tắc " Suy đoán vô tội" để tuyên bị cáo Hưng VÔ TỘI.
Còn các phát ngôn: "Bị cáo Hưng là cán bộ công an điều tra, thừa kinh nghiệm chống đỡ, Bị cáo Hưng ngoan cố, không thành khẩn’’ ...phải coi là không giá trị về khía cạnh pháp luật.
Áp dụng "suy đoán vô tội" đối với bị cáo Hưng sẽ là tiền đề cho "suy đoán vô tội" đối với các vụ án chính trị. Hiện tại các vụ án chính trị đều bị áp dụng " suy đoán có tội". Nó chứng minh một nền tư pháp đầy cảm tính, khiến luật sư sau khi bào chữa tại tòa phải chạy ra nước ngoài lãnh nạn. Và có vụ đã đã tuyên án tử hình, nhưng hơn cả chục năm vẫn chưa thi hành được bản án.
NGUYỄN XUÂN NGHĨA 21.07.2023
No comments:
Post a Comment