VNTB – “Trại Súc Vật” – Ngày tàn của Chủ Nghĩa Súc VậtHoàng Lan Mộc Châu
10.03.2023 12:15
VNThoibao
Trại Súc Vật, truyện ngụ ngôn châm biếm chính trị, một trong những tác phẩm hay nhất của George Orwell, chống chủ nghĩa không tưởng Cộng Sản, dựa trhoaên các sự kiện của cuộc cách mạng Bolshevik ở Nga và sự phản bội. Cuốn tiểu thuyết này lạ thay nó như một cuốn sách tiên tri hình thái các chế độ công sản sanh ra sau khi nó được xuất bản năm 1945. Hơn thế nữa, nó nhìn thấy được cả sự thay đổi, biến tướng, trở thành gian xảo, bóc lột, bạo lực nguy hiểm của chế độ công sản ngày hôm nay, hơn thời ông chủ Jones.
Old Major, Bác Cả, một con lợn giống già, từng được giải Lợn Rừng Trắng, Middle White, đã có một giấc mơ kỳ lạ vào đêm hôm trước và muốn truyền đạt nó cho những con vật khác.
Trước các con vật trong trại Manor Farm của ông chủ Jones, Bác Cả hùng biện với giọng ấm áp và truyền cảm một bài diễn văn dài, trong đó chỉ ra giới súc vật bị bóc lột bởi chủ nhân là con người, vốn dĩ kém loài vật về nhiều mặt, chỉ hơn bởi sự thông minh và kêu gọi bọn súc vật lật đổ ông Jones, giải phóng trang trại (*)
Bọn súc vật được Bác dạy bài quốc tế ca giải phóng.
Quái vật của mọi vùng đất và khí hậu,
Hãy Đoàn kết lại.
Nghe và truyền bá tin tức của Bác
Của thời vàng son tương lai.
Bài hát kêu gọi động vật từ khắp nơi trên thế giới đoàn kết lật đổ loài người áp bức, chủ nô lệ. “Thời điểm tương lai vàng” đề cập đến một tương lai mà tất cả các loài động vật đều bình đẳng và tự do, không còn bị chủ bóc lột hay ngược đãi. Bài hát kêu gọi tập hợp các loài động vật chiến đấu tự giải phóng.
Ngay đêm nghe tuyên ngôn giải phóng, bọn súc vật về trại thấy phần sữa của chúng đã bị bọn lợn lãnh đạo ăn cắp.
Ba đêm sau, Bác Cả ra đi thanh thản trong giấc ngủ. Xác được chôn dưới gốc một cây ăn trái. Bọn súc vật trong trại nhớ, thuộc lòng lời Bác dạy.
Lũ lợn dòng dõi con cháu Bác thông minh hơn cả. Chúng tự nhận nhiệm vụ làm theo lời Bác. Nổi bật nhất trong đám là hai con lợn Snowball và Napoleon. Napoléon to lớn, hung dữ, nhưng có tiếng là độc đoán làm theo cách riêng của mình. Snowball là một con lợn hoạt bát hơn Napoléon, nhanh nhẹn và sáng tạo hơn, nhưng không được coi là có tư duy tốt. Nổi tiếng nhất trong đám lợn thịt là một con nhỏ mập mạp tên là Squealer, với đôi má rất tròn, đôi mắt lấp lánh, cử động nhanh nhẹn và giọng nói lanh lảnh. Y là kẻ nói chuyện xuất sắc. Khi tranh luận về một điểm khó khăn nào đó, y có cách nhảy từ bên này sang bên kia và vẫy đuôi. Những con vật trong trại nói Squealer là một nhà triết học, nhà tư tưởng, có lý luận, làm tuyên giáo giỏi, có thể biến đen thành trắng. Cả ba con lợn này tập hợp các bài nói chuyện, các bài viết có khi rất ngớ ngẩn của Bác thành tư tưởng của Bác, thành học thuyết Súc Vật, Animalism.
Sau khi giải phóng trại khỏi tay ông Jones, chúng nhận đã có độc lập, và đang kiến tạo tự do- hạnh phúc. Nhưng Snowball và Napoleon là hai con lợn chủ chốt của trại lại thường xuyên có những xung đột về chiến lược và triết lý lãnh đạo.
Một lần sau buổi họp bàn quan trọng, tranh luận khốc liệt đêm đó; Napoleon và lũ chó của nó tấn công Snowball. Con này bị đuổi ra khỏi trang trại. Napoleon trở thành lãnh đạo độc nhất và sử dụng quyền lực của mình để thực hiện các kế hoạch riêng. Snowball bị đày đi hay bị thủ tiêu không rõ.
Trong tiểu thuyết “Trại súc vật” của George Orwell, chó và lợn đều là những nhân vật quan trọng với những vai trò riêng biệt. Những con chó trong Trại Súc Vật ban đầu được nuôi dưỡng bởi Napoléon và được Squealer huấn luyện để phục vụ như lực lượng an ninh riêng. Chúng hung dữ, trung thành và nghe lời Napoléon, chúng được sử dụng để đe dọa và tấn công bất kỳ con vật nào chống lại thủ lãnh. Những con chó này giữ vai trò cảnh sát, công an hoặc lực lượng quân đội trong một chính phủ súc vật toàn trị. Lòng trung thành của lũ chó dành cho nhà lãnh đạo hơn là các nguyên tắc của cuộc cách mạng. Đảng và thủ lãnh cách mạng dùng chúng như công cụ duy trì quyền lực của giai cấp.
Lợn là loài động vật thông minh và có năng lực nhất, chúng viết bản tuyên ngôn Chủ Nghĩa Động Vật gồm bảy điều làm nền tảng. Tuy nhiên, thời gian trôi qua, những con lợn ngày càng trở nên hư hỏng và thèm khát quyền lực, chúng sử dụng trí thông minh và kỹ năng thuyết phục của mình để thao túng và lừa dối những con vật khác.
Vai trò của chó và lợn trong Trại súc vật khá khác nhau. Những con chó đóng vai trò là người thực thi sức mạnh, thanh gươm và lá chắn của giai cấp thống trị, trong khi những con lợn là những nhà lãnh đạo sử dụng trí thông minh để duy trì quyền lực. Cả lũ chó, lợn đều minh họa sự suy đồi đạo đức, tham quyền lực và sự nguy hiểm của việc đi theo một chủ thuyết, một nhà lãnh đạo một cách mù quáng.
Phải nói thêm về vai trò quan trọng của con lợn tuyên giáo kiêm công an Squealer.
Squealer là một con lợn và là một trong những cộng sự thân cận nhất của Napoléon. Squealer được miêu tả là một diễn giả điêu luyện, người sử dụng tài hùng biện và khả năng thuyết phục của mình để thao túng và điều khiển những con vật khác trong trang trại. Nó phục vụ với tư cách là kẻ sáng tạo, uốn cong, bẻ quẹo, nhồi nhét và truyền tải tư tưởng của chủ nghỉa súc vật đến đảng viên và quần chúng.
Squealer là bậc thầy về tuyên truyền và sử dụng trí thông minh của mình để bóp méo sự thật và thao túng ngôn ngữ cho phù hợp với mục đích của lãnh đạo. Squealer cũng được biết đến với khả năng hợp lý hóa hành động của những con lợn, bất kể chúng có thể bất công hay tham nhũng đến mức nào, rằng mọi việc bọn cầm quyền làm đều vì lợi ích của trang trại.
Về an ninh, Squealer đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì quyền lực của Napoléon và kiểm soát những con vật khác trong trang trại. Nó đại diện cho bộ máy an ninh của một chính phủ độc tài, nơi giai cấp thống trị sử dụng vũ lực, thông tin sai lệch và dối trá để duy trì sự kiểm soát và đàn áp những kẻ bất đồng chính kiến.
Bọn cảnh sát, công an, an ninh, dân phòng, quân đội là những con chó. Bọn chúng được hai con lợn Napoléon và Squealer huấn luyện để phục vụ như lực lượng an ninh. Chúng hung dữ, trung thành và nghe lời Napoléon, và chúng được sử dụng để đe dọa và tấn công bất kỳ con vật nào chống lại, trấn áp bất đồng chính kiến và duy trì trật tự trong trang trại, đe dọa, bịt miệng bất kỳ sự chống đối nào đối với chính quyền của chúng. Những con chó trong Trại Súc Vật làm nổi bật sự nguy hiểm của một chính phủ mạnh và độc tài dựa vào bạo lực để duy trì quyền kiểm soát.
Những ngày hạnh phúc đầu tiên của trang trại sau cách mạng.
Những ngày đầu tiên của Trại súc vật sau cuộc cách mạng được miêu tả là thời kỳ của hy vọng và phấn khích. Các loài động vật tràn đầy cảm giác tự hào vì thành tựu lật đổ những kẻ áp bức loài người và nắm quyền kiểm soát vận mệnh của chính chúng.
Trong tiểu thuyết “Trại súc vật”, các loài động vật cùng nhau xây dựng một xã hội mới dựa trên các nguyên tắc bình đẳng và hợp tác. Chúng thành lập chính phủ của riêng mình và bắt đầu tạo ra một hệ thống luật lệ và quy tắc mới. Trang trại được đổi tên thành Trại Súc Vật. Những con vật đưa ra tuyên ngôn Súc Vật hứa hẹn bảo vệ quyền tự do của chúng và đảm bảo rằng chúng sẽ không bao giờ khuất phục dưới sự bạo ngược của con người nữa.
Trong thời gian này, các loài động vật làm việc chăm chỉ để “cải thiện” trang trại và tăng năng suất. Chúng đảm nhận các nhiệm vụ trước đây do con người thực hiện, chẳng hạn như trồng trọt và thu hoạch mùa màng, và bắt đầu xây dựng các cấu trúc mới.
Nhìn chung, những ngày đầu tiên của Trại súc vật sau cuộc cách mạng được thể hiện như một thời điểm tràn đầy lạc quan và hy vọng về một tương lai tốt đẹp hơn. Tuy nhiên, khi câu chuyện tiếp diễn, các loài động vật bắt đầu đối mặt với những thử thách và khó khăn mới, và cái nhìn không tưởng về Trại Súc Vật với lũ lợn lãnh đạo và chó thừa hành bắt đầu sáng tỏ.
Sau ngày cách mạng thành công
Sau sự hào hứng và thành công ban đầu của cuộc cách mạng súc vật, mọi thứ bắt đầu trở nên tồi tệ ở Trại Súc Vật. Những con lợn, những con đã đảm nhận vai trò lãnh đạo cuộc cách mạng, tự khẳng định mình là một tầng lớp ưu tú nhất trong trại, thành phần không thể thiếu, có đặc quyền, giành lấy nhiều tài nguyên và quyền lợi trong khi những con vật khác làm việc chăm chỉ hơn và nhận được phúc lợi chẳng bao nhiêu.
Những con lợn cũng bắt đầu thao túng các loài động vật khác bằng cách sử dụng tuyên truyền, sự sợ hãi và đe dọa để duy trì quyền lực của chúng. Chúng viết lại lịch sử, thay đổi luật lệ và trấn áp mọi sự phản đối hoặc bất đồng quan điểm. Từ đó các cuộc xung đột trong xã hội nảy sinh, ngày càng trầm trọng hơn.
Đã có nhiều xung đột quan trọng, Snowball đấu với Napoléon, Trại Súc Vật đấu với những người hàng xóm. Tất cả đều là biểu hiện sự căng thẳng tiềm ẩn giữa kẻ bị bóc lột và kẻ bóc lột, giai cấp và giữa lý tưởng cao cả với thực tế bẽ bàng, thiển cận, khắc nghiệt của chủ nghĩa xã hội.
Xung đột giữa Snowball và Napoléon là biểu hiện của cuộc tranh giành quyền lực nội bộ. Snowball đại diện cho phe lý tưởng và có tầm nhìn xa trông rộng của cuộc cách mạng, bị gắn nhãn hiệu tự diễn biến, tự chuyển hóa, kẻ thù, phản động. Trong khi Napoléon đại diện cho phe thực dụng, độc tài và tàn nhẫn. Cuộc đấu tranh quyền lực giữa chúng cuối cùng dẫn đến việc Napoléon vươn lên nắm quyền tuyệt đối và trục xuất, hay thủ tiêu, Snowball khỏi trang trại.
Những con lợn, do Napoléon lãnh đạo, dần dần trở nên hư hỏng và độc đoán hơn, vận dụng các nguyên tắc của Chủ nghĩa Động Vật để phục vụ lợi ích của chúng và đàn áp mọi bất đồng quan điểm giữa các loài động vật khác. Các loài động vật quần chúng, những kẻ ban đầu đã lật đổ những sự áp bức của loài người với hy vọng tạo ra một xã hội bình đẳng hơn, ngày càng bị những con lợn gạt ra bên lề và bóc lột.
Cuộc xung đột chính trầm trọng và kéo dài trong “Trại súc vật” là cuộc tranh giành quyền lực và quyền kiểm soát trang trại giữa giai cấp thống trị (lợn) và giai cấp công nhân (các loài động vật khác), giữa những con lợn thống trị thông minh và xảo quyệt, thao túng và bóc lột những con vật khác để thu lợi cho mình và bọn súc vật hạ cấp u mê, ngu muội.
Những con vật đã lật đổ ông Jones và thành lập chính phủ của riêng chúng dựa trên các nguyên tắc của Chủ nghĩa Động Vật mà Bác đã đưa ra, trong đó nhấn mạnh sự bình đẳng và hỗ trợ lẫn nhau. Bọn lợn nhanh chóng tự khẳng định là giai cấp thống trị mới và bắt đầu lợi dụng vị thế quyền lực của chúng. Chúng tích trữ các nguồn tài nguyên như thức ăn và vật liệu xây dựng cho mình, trong khi các loài động vật khác trở về số phận nô lệ.
Những con lợn cũng thiết lập một hệ thống phân cấp trong trang trại, chúng tự nhận là tinh hoa, ở trên cùng và những con vật khác ở dưới. Chúng tạo ra một lực lượng cảnh sát chó hung ác, bí mật để đe dọa và đàn áp bất kỳ kẻ bất đồng. Chúng sử dụng tuyên truyền để kiểm soát, bịa đặt các câu chuyện về cuộc cách mạng và biện minh cho hành động của mình, thường bằng cách đổ lỗi cho các thế lực thù địch bên ngoài về bất kỳ vấn đề xấu nào xảy ra trong trang trại.
Càng trở nên hư hỏng và độc đoán, bọn lãnh đạo càng tang cường lưc lượng công an, cảnh sát, dân phòng, quân đội, trấn áp, bỏ tù, thủ tiêu bất kỳ kẻ chống đối nào.
Trong khi đó, các loài động vật quần chúng ngày càng trở nên vỡ mộng vì bị gạt ra ngoài lề xã hội. Chúng buộc phải làm việc như nô lệ, và bị từ chối các quyền tự do cơ bản như quyền chất vấn chính phủ, sở hữu đất đai. Những con lợn reo rắc nỗi sợ hãi, sử dụng tuyên truyền để thuyết phục bọn hạ cấp rằng sự đau khổ của họ là cần thiết cho sự thành công của cuộc cách mạng. Bọn lãnh đạo viết lại Tuyên Ngôn, làm luật và nguyên tắc để biện minh, bênh vực cho hành động của chúng và phá hoại sự bình đẳng của các loài động vật khác. Chúng thiết lập sự sùng bái cá nhân xung quanh nhà lãnh đạo, nâng lãnh đạo thành Phật, thành Thánh để các con vật khác thắp nhang thờ lạy.
Cuộc đấu tranh giành quyền lực và kiểm soát trang trại cuối cùng dẫn đến sự thống trị hoàn toàn của lợn. Cuộc cách mạng có vẻ vì quyền bình đẳng đã dẫn đến việc thiết lập một chế độ độc tài tàn bạo thay vì điều không-tưởng-cộng-sản đã hứa. Nó cho thấy sự nguy hiểm của chủ nghĩa độc tài, đảng trị và tầm quan trọng của sự cảnh giác và phản kháng khi đối mặt với bạo lực và áp bức.
Cuộc xung đột bất tận giữa Trại Súc vật và những người hàng xóm đại diện cho cuộc đấu tranh rộng lớn hơn giữa các lý tưởng xã hội chủ nghĩa và các thế lực của chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa đế quốc. Con người coi Trại Súc Vật là mối đe dọa đối với lợi ích kinh tế và chính trị của họ, và họ cố gắng tiêu diệt bằng vũ lực.
Trại Súc Vật không bao giờ có sự an bình, hạnh phúc sau cách mạng.
Tha hóa và chuyển hướng
Những con lợn, do Napoléon lãnh đạo, dần dần tha hóa và độc đoán hơn, vận dụng các nguyên tắc của Chủ nghĩa động vật để phục vụ lợi ích của chúng và đàn áp mọi bất đồng quan điểm giữa các loài động vật khác. Các loài động vật khác lợn, những kẻ ban đầu đã lật đổ những kẻ áp bức loài người với hy vọng tạo ra một xã hội bình đẳng hơn, ngày càng bị những con lợn lãnh đạo, dùng sức mạnh phe đảng gạt ra bên lề và bóc lột.
Đoạn cuối cuốn truyện viết, ban tối, những con vật trong chuồng nhìn qua cửa sổ của trang trại và thấy những con lợn và con người đang cùng nhau nhậu nhẹt, rượu chè bê tha. Lợn và người đang tranh cãi về một ván bài, nhưng chúng không thể phân biệt được sự khác biệt giữa hai nhóm lợn và người. Không thể phân biệt đâu là lợn và đâu không phải lợn.
George Orwell cho đọc giả chứng kiến những con lợn, kẻ đã trở thành nhóm thống trị trong cộng đồng động vật, bắt đầu đi bằng hai chân sau, mặc quần áo, ngũ giường nệm, uống rượu trở nên tham nhũng, tha hóa, đồi bại còn hơn những con người mà chúng đã lật đổ. Chúng hoàn toàn nắm lấy quyền lực và áp dụng các hành vi giống con người như một lời cảnh báo về sự nguy hiểm của chế độ toàn trị và sự băng hoại của quyền lực. Gợi ý rằng bất kỳ nhóm hoặc cá nhân nào giành được quá nhiều quyền lực đều dễ bị tham nhũng và đánh mất lý tưởng đã dẫn họ lên nắm quyền. Orwell tiên trị sự kết thúc của Trại Súc Vật, xã hội cộng sản hiện đại. “Bọn thú vật bên ngoài nhìn từ lợn sang người, từ người này sang lợn, rồi lại từ lợn sang người; nhưng không thể nói kẻ nào lợn, kẻ nào người”
Tha hóa quyền lực và thú tánh làm băng hoại bầy lợn. Chúng bắt tay với bọn hàng xóm chủ nô lệ, chúng trở nên bọn áp bức và bóc lột tàn bạo, nguy hiểm hơn cả những con người mà chúng đã nổi dậy chống lại.
So sánh Trại Súc Vật và xã hội Xã Hội Chủ Nghĩa VN
Cuốn Trại Súc Vật của George Orwell là lời tiên tri về xã hội Việt Nam từ thời đảng cộng sản nổi lên nắm chánh quyền năm 1945. Giống như những con lợn trong “Trại Súc Vật”, Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) đã trở thành lực lượng chính trị thống trị trong nước và nó kiểm soát đáng kể mọi mặt của xã hội. ĐCSVN kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính trị, đàn áp những người bất đồng chính kiến, kiểm duyệt phương tiện truyền thông và kiểm soát chặt chẽ các tổ chức xã hội dân sự. Đảng cũng bị cáo buộc vi phạm nhân quyền, bao gồm ngược đãi các nhóm thiểu số sắc tộc và tôn giáo cũng như sử dụng công đoàn nhà nước đàn áp người lao động.
Tuy nhiên, không giống như những con lợn trong truyện, những kẻ cố gắng hết sức để trở nên giống người; ĐCSVN đã không từ bỏ luận điệu xã hội chủ nghĩa hay cam kết của nó đối với hệ tư tưởng chủ nghĩa Mác. Mặc dù đảng đã chấp nhận một số yếu tố của chủ nghĩa tư bản, nhưng đảng vẫn cam kết tuân thủ các nguyên tắc kiểm soát của nhà nước đối với nền kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội chủ nghĩa què quặt, chắp nối.
Hơn nữa, không giống như những con vật trong “Trại Súc Vật”, phần lớn được miêu tả là nạn nhân vô tội của những âm mưu của lũ lợn, người dân Việt Nam đã đóng một vai trò tích cực hơn trong việc định hình hướng đi của đất nước họ. Trong khi ĐCSVN duy trì sự kiểm soát chặt chẽ quyền lực chính trị, xã hội VN rất đa dạng và năng động, với tầng lớp trung lưu ngày càng tăng và khu vực xã hội dân sự sôi động. Người dân VN đã thể hiện sự sẵn sàng đẩy lùi sự lạm quyền của chính phủ và yêu cầu sự minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn từ các nhà lãnh đạo của họ. Khuynh hướng một xã hội dân chủ, tôn trọng nhân quyền càng ngày càng lan tỏa trong dân chúng và ngay cả trong đảng viên.
Với sức ép của xã hội, quốc tế và của các nhà bất đồng chính kiến, cộng sản VN cũng đang cố gắng trở thành giống như một xã hội tư bản. Họ đang nói chuyện, bàn luận, làm theo cách tư bản. Người ngoài cuộc nhìn vào các trò chơi của bọn lợn lãnh đạo với khối tư bản, kẻ họ từng gọi là thù, không biết ai là cộng sản và ai là kẻ thù tư bản.
Việt Nam đã trải qua những cải cách kinh tế quan trọng trong vài thập kỷ qua, gồm cả việc chuyển hướng sang nền kinh tế định hướng thị trường hơn và gắn kết nhiều hơn với hệ thống tư bản chủ nghĩa toàn cầu. Nhưng điều quan trọng cần lưu ý là trong khi chính quyền VN chấp nhận một số yếu tố của chủ nghĩa tư bản, ĐCS độc tài, cận thị vẫn kiểm soát chặt chẽ hệ thống chính trị và ban lãnh đạo của đảng đã nói rõ rằng họ không có ý định từ bỏ quyền lực chính trị. Đảng thẳng tay đàn áp những người thách thức quyền lực của đảng, tiếp tục kiểm soát chặt chẽ xã hội dân sự, phương tiện truyền thông và những người bất đồng chính kiến. Sự độc tài, đảng trị và đàn áp nhân dân bằng cả vũ lực và tuyên giáo của ĐCSVN vẫn tăng theo thời gian.
____________________
Tham Khảo
(*) https://vietnamthoibao.org/vntb-trai-suc-vat-tham-nhung-gian-doi-doi-trang-thay-den/
Tin Bài Liên Quan:
No comments:
Post a Comment