Thursday, March 30, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 30 tháng 03 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Tổng thống Ukraine: Bất kỳ chiến thắng nào của Nga cũng sẽ là thảm họa

Mỹ nhắn Trung Quốc: Chớ kiếm chuyện từ chuyến đi của TT Đài Loan

Mỹ hỗ trợ thành lập tòa án quốc tế truy tố Nga xâm lược

WHO chỉnh sửa khuyến nghị vắc-xin COVID cho kỷ nguyên Omicron

Ca sỹ đình đám VN tạo sóng khi làm phim về bản thân, tự xưng ‘Vua’

 TT Biden và TBT Nguyễn Phú Trọng điện đàm, bàn việc 'củng cố và mở rộng quan hệ song phương'

Bộ trưởng Việt Nam khen hải quan, công an về vụ 4 tiếp viên hàng không xách tay ma túy

 Đài Loan vớt 16 thi thể, nghi toàn người Việt trong đường dây buôn người

Mỹ nhắn Trung Quốc: Chớ kiếm chuyện từ chuyến đi của TT Đài Loan

 TT Biden sắp công bố tài trợ mới thúc đẩy dân chủ; giới phê bình hoài nghi về hiệu quả

JPMorgan: Các ngân hàng có nguy cơ nhất ở Mỹ mất 1.000 tỷ USD tiền gửi trong một năm

Nhật, Australia lo ngại việc chính quyền Myanmar giải tán đảng của bà Suu Kyi

Mỹ hạn chế thương mại 5 công ty TQ bị cáo buộc dính líu vào đàn áp người Uyghur

 Chủ tịch quốc hội Séc đến Đài Loan, phát biểu: Chúng tôi sẽ luôn sát cánh cùng bạn

Anh: Nga đang nhận máy bay không người lái từ Iran

 

RFA

Tổng bí thư Việt Nam điện đàm với Tổng thống Hoa Kỳ

Đảng Cộng sản Việt Nam tăng cường kiểm soát tư tưởng với cổng thông tin điện tử

Mười sáu xác giạt vào Đài Loan nghi là người Việt

Bộ trưởng Tài Chính khen việc triệt phá vụ các tiếp viên mang hơn 11 kg ma túy về nước

Tòa án Đồng Nai tuyên giữ nguyên án sơ thẩm đối với vợ chồng YouTuber "Nói Bằng Thực TV"

Sách về sự hình thành nền Cộng hòa ở Việt Nam và cộng đồng người Mỹ gốc Việt

Miễn kỷ luật cán bộ 'dám nghĩ, dám làm' là vi phạm pháp luật?

Việt Nam cần tăng cường sức đề kháng để chống "cưỡng bách kinh tế" của Trung Quốc

Nguyên cục phó Cục Thuế TP HCM bị truy tố về vụ Thuduc House

Kinh tế Việt Nam chậm lại do chi phí gia tăng, xuất khẩu kém hơn

Tàu dầu mang cờ hiệu Việt Nam bị nghi nhận dầu thô của Iran

Phó Thủ tướng: Giải quyết vướng mắc cổ phần hóa Hãng phim truyện VN trước 25/4

Bộ TT-TT: Gần hai triệu thuê bao có nguy cơ bị khóa sau ngày 31/3

TPHCM: Xét xử sơ thẩm vụ cháy chung cư Carina vào ngày 5/4

Quảng Trị: Cựu giám đốc Công an thừa nhận xuất hiện trong clip “phản cảm”

Củ Chi mới trong thành phố

"Việt Nam luôn theo sát các diễn biến trên Biển Đông" - Phó Phát ngôn nhân Bộ Ngoại giao Việt Nam

Bộ Công an nói vụ bà Nguyễn Phương Hằng liên quan nhiều người tại nhiều địa bàn

Nguyên Giám đốc Công an Hải Phòng Đỗ Hữu Ca và ba quan chức khác bị khai trừ đảng

 

BBC

Đài Loan: Phát hiện hai người Việt Nam trong số 16 thi thể trôi dạt trên biển

Tổng thống Đài Loan quá cảnh ở Mỹ, Trung Quốc phản đối

Việt Nam: Người nghèo rút bảo hiểm xã hội một lần còn người giàu bỏ hoang biệt thự

Ông Ngô Đình Quỳnh: "Tôi luôn giữ hình ảnh rực rỡ về cha tôi, Ngô Đình Nhu"

7 lý do vì sao Mỹ thua trong Chiến tranh Việt Nam

Tình báo Nga ‘từng khuyên Putin trì hoãn xâm lược Ukraine’

Nhà hoạt động Trương Văn Dũng bị kết án 6 năm tù

Nghề bán hàng tạp hoá của người Việt tại CH Czech

Biển Đông: VN theo sát tàu TQ gần mỏ dầu do Nga khai thác trong EEZ

 

RFI

Chiến tranh Ukraina: Putin thừa nhận trừng phạt quốc tế tác hại đến kinh tế Nga

Trung Quốc lên án lãnh đạo Đài Loan "lén lút" đến Hoa Kỳ

Chiến tranh Ukraina: Kiểm soát toàn bộ Biển Đen, mục tiêu chính của TT. Putin

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Miến Điện : Tập đoàn quân sự giải thể đảng LND của Aung San Suu Kyi

WHO thay đổi khuyến nghị về tiêm ngừa Covid-19

Nga tố cáo Ukraina oanh kích Melitopol và triển khai tên lửa phóng bom nhỏ của Mỹ

Cần sa và ảo mộng làm giàu của người Việt nơi xa xứ

Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật : yếu tố Belarus và Trung Quốc

« Wagner không là một công ty lính đánh thuê » chiểu theo luật quốc tế

Tổng thống Zelensky mời chủ tịch Tập Cận Bình thăm Ukraina

Xe tăng phương Tây đã đến Ukraina, Putin lại dùng ngoáo ộp nguyên tử

Ủy Ban Olympic Quốc Tế khuyến cáo cho các vận động viên Nga và Belarus trở lại thi đấu

Sau ngày biểu tình thứ 10 chống cải cách hưu trí, thủ tướng Pháp mời các công đoàn đối thoại

Đức tăng cường an ninh đón quốc vương Anh Charles III

Mỹ, Nhật, Philippines chuẩn bị một cơ chế đối thoại ba bên về an ninh ở Biển Đông

Trung Quốc dọa trả đũa nếu tổng thống Đài Loan gặp chủ tịch Hạ Viện Mỹ

Pháp: Hàng trăm ngàn người lại biểu tình khắp nơi nhân ngày hành động thứ 10 chống cải tổ hưu trí

Ukraina đã nhận được những chiến xa hạng nặng đầu tiên của phương Tây

 

(AFP) - Một nhà ngoại giao cấp cao Mỹ đã đến Trung Quốc. Chuyến đi của ông Rich Water, người điều hành « Nhà Trung Quốc » giám sát chính sách của Mỹ về Trung Quốc ở bộ Ngoại Giao, diễn ra vào tuần trước nhưng chỉ được bộ Ngoại Giao Mỹ xác nhận hôm 28/03/2023. Theo người phát ngôn Vedant Patel, ông Rich Water đến Bắc Kinh, Hồng Kông và Thượng Hải, làm việc với « các đồng nhiệm » Trung Quốc và gặp nhân viên Mỹ. Đây là chuyến đi Trung Quốc đầu tiên của một quan chức cấp cao Mỹ kể từ khi ngoại trưởng Antony Blinken hủy chuyến công du vào phút chót vì khủng hoảng « khinh khí cầu do thám » hồi tháng 02.

(AFP) - Đại sứ Nga tại Stockholm đe dọa Thụy Điển và Phần Lan nếu gia nhập NATO. Ngày 28/03/2023, Viktor Tatarintsev cảnh báo trên trang web của phái bộ Nga tại Thụy Điển rằng « đường biên giới giữa Nga và NATO sẽ tăng gần gấp đôi sau khi Phần Lan và Thụy Điển gia nhập » Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương. Cho nên, « những thành viên mới của khối thù nghịch này sẽ trở thành mục tiêu chính đáng cho các biện pháp trả đũa của Nga, kể cả các biện pháp quân sự ». Lời cảnh báo được đưa ra sau nhiều tháng Matxcơva dường như tạm gác những lời đe dọa kể từ khi hai nước Bắc Âu yêu cầu được gia nhập NATO vào tháng 05/2022.

(AFP) - Ông chủ sàn giao dịch tiền ảo FTX bị cáo buộc hối lộ chính phủ Trung Quốc.  Trong một tài liệu công bố ngày 28/03/2023, chính quyền Mỹ khẳng định năm 2021, Sam Bankman-Fried đã hối lộ ít nhất 40 triệu đô la cho nhiều quan chức Trung Quốc để truy cập hơn 1 tỉ đô la tiền ảo lưu trong các tài khoản mang tên công ty đầu tư Alameda của người này và bị chính phủ Trung Quốc phong tỏa. Sàn giao dịch tiền ảo FTX bị phá sản vào tháng 11/2022. Đến tháng 12, Sam Bankman-Fried bị dẫn độ từ Bahamas về Mỹ và có nguy cơ bị kết án vài chục năm tù cùng với hai cựu lãnh đạo khác Gary Wang và Caroline Ellison của tâp đoàn FTX- Alameda. 

(AFP) - Lãnh đạo Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế đã đến nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia. Theo đài RIA của Nga, ngay khi tới nơi hôm 29/03/2023, ông Rafael Grossi cho biết « các chiến dịch quân sự quanh nhà máy điện hạt nhân đang gia tăng ». Đây là chuyến thị sát thứ hai của giám đốc AIEA đến nhà máy hạt nhân lớn nhất châu Âu hiện do quân Nga kiểm soát. Tuy nhiên, một cố vấn của ban giám đốc công ty Nga Rosenergoatom nhận định với hãng thông tấn Tass là sẽ không có bước đột phá trong các cuộc thảo luận song phương.  

(Reuters) - Nga tổ chức cuộc họp với Syria, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran trong tháng Tư. Giới chức Thổ Nhĩ Kỳ và Iran hôm 28/03/2023, thông báo cuộc họp bốn bên giữa các thứ trưởng Ngoại Giao Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Iran và Syria sẽ diễn ra trong tháng Tư này tại Matxcơva. Cuộc họp này sẽ tạo điều kiện cho cuộc tiếp xúc giữa Ankara và Damas sau nhiều năm đối đầu trong suốt cuộc chiến Syria. Dưới sự chủ trì của Nga, năm 2022, Thổ Nhĩ Kỳ và Syria đã có những cuộc họp đầu tiên. Tuy nhiên, trong tháng Ba này, tổng thống Syria đã loại trừ mọi cuộc gặp với đồng nhiệm Thổ Nhĩ Kỳ chừng nào nước này chưa rút quân khỏi miền bắc Syria.  

(AFP) - Việt Nam : Tăng trưởng trì trệ trong quý I/2023. Số liệu do Cơ quan Thống kê Việt Nam công bố hôm nay, 29/03/2023, cho thấy trong quý I, tổng sản phẩm nội địa GDP bị giảm mạnh, chỉ ở mức 3,32% so với 5,05% cùng thời kỳ năm 2022. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam trong ba tháng đầu năm đạt 79 tỷ đô la, giảm đến 11,9% so với năm 2022. Nguyên nhân là do « nền kinh tế thế giới hồi phục chậm và việc siết chặt các chính sách tiền tệ tại nhiều nước đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ tại các nước đối tác thương mại của Việt Nam. » Trong số này, đơn đặt hàng về điện thoại thông minh và các mặt hàng điện tử là giảm mạnh nhất, lần lượt ở mức 15% và 10,9%. Việt Nam, một trong những quốc gia xuất khẩu các sản phẩm gia công lớn trên thế giới. 

(AFP) - Pháp công nhận nạn đói Holodomor tại Ukraina là nạn diệt chủng. Sau Quốc Hội Đức và Nghị Viện Châu Âu hồi cuối năm 2022, và gần đây nhất là Nghị Viện Bỉ, Quốc Hội Pháp hôm qua, 28/03/2023, đã gần như nhất trí (168 thuận, 2 chống) công nhận nạn đói tại Ukraina giai đoạn 1932-1933 là nạn diệt chủng. Thảm kịch này xảy ra dưới thời cai trị của nhà lãnh đạo Xô Viết Stalin, làm từ 3,5-4 triệu người chết. Tuy nhiên, đối với Pháp, việc công nhận sự kiện như là nạn diệt chủng là một tranh luận dài vì khó chứng minh được tính chất « cố ý và cố tình gây tội ác ». 

(Reuters) - Nga tập trận bắn tên lửa đạn đạo liên lục địa. Bộ Quốc Phòng Nga hôm nay, 29/03/2023, cho biết Lực lượng tên lửa chiến lược của Liên Bang Nga bắt đầu cuộc tập trận, bao gồm các loại tên lửa đạn đạo liên lục địa như loại Iars chẳng hạn. Chiến dịch này quy tụ hơn 3.000 quân nhân và gần 300 trang thiết bị quân sự. 

(AFP) - Biến đổi khí hậu, Pháp và Thụy Sĩ bị ra trước tòa án nhân quyền. Ngày 29/03/2028 lần đầu tiên, Tòa án Nhân quyền Châu Âu (CEDH) xem xét các khiếu kiện liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu nhằm vào hai quốc gia Pháp và Thụy Sĩ với cáo buộc chính phủ hai nước này đã không hành động đủ để ứng phó với các hậu quả. Đơn kiện của những người về hưu Thụy Sĩ tố cáo những hậu quả của hiện tượng hâm nóng bầu khí hậu đối với sứ khỏe của họ. Trong khi đó một cựu thị trưởng thuộc đảng Xanh của thành phố Grande-Synthe, phía bắc Pháp, thì kiện vì tình trạng mực nước biển dâng cao. Phiên tòa bắt đầu từ sáng nay (29/03) với sự tham dự của 400 người, trong đó đa số những người cao tuổi thuộc một hiệp hội chống biến đổi khí hậu. Hồ sơ thứ 2 liên quan đến Pháp được xem xét vào buổi chiều cùng ngày.

(Reuters) - Nga khẳng định đã chuyển dầu bị cấm vận sang các nước khác. Bộ trưởng Năng Lượng Nga Nikolaï Choulginov, hôm 28/03/2023, tuyên bố, Nga đã chuyển thành công toàn bộ lượng dầu thô xuất khẩu bị phương Tây cấm vận vì cuộc chiến tranh tại Ukraina sang các nước « bè bạn ». Quan chức Nga thông  báo : « Hôm nay tôi có thể nói chúng tôi đã thành công chuyển  toàn bộ lượng dầu xuất khẩu bị cấm vận. Đã không hề có việc giảm lượng hàng bán ra. Tuy nhiên tổng giám đốc tập đoàn dầu khí nhà nước Gazprom Neft cho biết năm 2023 sẽ khó khăn hơn 2022, khi mà các áp lực trừng phạt gia tăng mạnh. Theo các số liệu của Nga, Ấn Độ là khách hàng mua dầu thô lớn nhất của Nga với 50% dầu xuất khẩu của Nga. Đứng sau Ấn Độ là Trung Quốc.

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: Thứ Năm, ngày 30 tháng 03 năm 2023

1/ 16 THI HÀI GIẠT VÀO BỜ BIỂN ĐÀI LOAN, TÌNH NGHI LÀ NGƯỜI VIỆT

Giới chức hải cảnh Đài Loan vào hôm 29/3 cho biết họ tìm thấy 16 thi hài trôi dạt ở ngoài khơi phía tây, tình nghi là người Việt nhưng lưu ý là chỉ có hai người trong số các thi thể này là nam giới và quốc tịch VN.

Trích dẫn thông tin từ cục hải cảnh Đài Loan, các công tố viên địa phương được mời đến khám nghiệm các thi thể, trong khi giới chức trách đang điều tra vụ việc có liên quan đến việc nhập cư bất hợp pháp.

Thông báo được đưa ra ngay sau khi một đài truyền hình loan tin là thi thể của một người đàn ông được tìm thấy tại một trại phong điện ngoài khơi cảng Đài Trung vào ngày 7/3. Bản tin  cho biết trong khi nguyên nhân cái chết vẫn chưa rõ ràng, giới chức tuần tra ven biển đã tìm thấy thêm 7 thi thể bán khỏa thân, cả nam và nữ, dọc theo bờ biển trải dài từ Đài Trung đến Cao Hùng hai tuần sau khi phát giác cái chết đầu tiên.

Báo cáo cũng cho biết các thi hài dường như là người Việt, đồng thời cho biết là các nạn nhân có thể bị một đường dây buôn người ném xuống biển. Giới chức hải cảnh cho biết không có hoạt động đáng nghi nào được xác định ở vùng biển này trong khoảng thời gian đó.

Công tố viên cấp cao Đài Loan, Chang Tou-hui, cho biết vào hôm qua là các văn phòng có liên quan đã được chỉ thị để rà soát vụ án này.

2/ VN GIỮ NGUYÊN ÁN SƠ THẨM ĐỐI VỚI CHỦ NHÂN TRANG MẠNG “NÓI BẰNG THỰC TV”

Bạo quyền tỉnh Đồng Nai trong phiên phúc thẩm vào hôm qua 29/3 đã giữ nguyên bản án sơ thẩm đối với ông Nguyễn Thái Hưng, chủ trang "Nói Bằng Thực TV" và vợ chưa cưới là bà Vũ Thị Kim Hoàng.

Cần biết là vào tháng 11 năm ngoái, ông Hưng bị tòa án huyện Tân Phú kết án 4 năm tù với cáo buộc “lợi dụng quyền tự do dân chủ để chống phá chế độ”. Bà Hoàng mặc dù không tham gia vào công việc của chồng nhưng cũng bị 2 năm rưởi tù với cáo buộc nói trên.

Khác với phiên sơ thẩm không có luật sư, trong phiên tòa nói trên, Luật sư Nguyễn Văn Miếng đã bào chữa cho ông Hưng, riêng Luật sư Ngô Thị Hoàng Anh trợ giúp pháp lý cho bà Hoàng. Nhiều nhà đấu tranh đã bị giới chức an ninh buộc phải rời khởi tòa án khi họ có ý định đến quan sát phiên tòa.

Bà Kim Hoàng nói về bản án dành cho chồng là quá bất công vì ông Hưng chỉ xử dụng quyền tự do ngôn luận để làm cho xã hội tốt hơn chứ không phải chống chế độ. Bà Vũ Giáng Tiên, chị ruột của bà Hoàng, cho biết là quá trình biện hộ của Luật sư Miếng là quá hay, với các bằng chứng đưa ra là không đủ buộc tội ông Nguyễn Thái Hưng theo quyền tự do ngôn luận của công ước quốc tế.

Tuy nhiên tòa án vẫn khăng khăng đọc bản án soạn sẵn, ông Hưng bị đưa trở lại trại tạm giam của công an Đồng Nai, riêng bà Hoàng được phép trở về nhà để chờ quyết định thi hành án.

Ông Nguyễn Thái Hưng 51 tuổi bị bắt giữ khi đang nói chuyện trực tuyến trên mạng "Nói Bằng Thực TV", với khoảng 40 ngàn người theo dõi. Bà Hoàng 45 tuổi cũng bị bắt trong ngày 5/12 năm ngoái. Ông Hưng bị cho là thu lợi bất chính hơn 384 triệu đồng tiền quảng cáo từ việc phát trực tiếp lên mạng.

Bà Hoàng cho biết trước và sau phiên xử sơ thẩm, công an Đồng Nai nhiều lần thuyết phục bà và chồng nhận tội để được giảm án.

3/ MỨC TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA VN CHẬM LẠI DO CHI PHÍ GIA TĂNG

Mức tăng trưởng kinh tế của VN trong qúy đầu năm này đã bị chậm lại với mức 3%, so với con số hơn 5% của cùng kỳ năm ngoái.

Số liệu thống kê Việt Nam vào ngày 29/3 công bố như trên và cho biết nguyên nhân tình trạng chậm lại là do các nhà xuất cảng phải gánh chi phí sản xuất gia tăng, cùng với nhu cầu ít hơn.

Thực trạng kinh tế quý một năm nay cũng tồi tệ như đầu đại dịch Vũ Hán và là mức thấp thứ hai trong quý đầu một năm suốt thời kỳ 12 năm qua.

Số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam còn cho thấy tổng lượng nhập cảng và xuất cảng trong quý một năm nay giảm 13%. Hai ngành chủ lực sản xuất và xây dựng chỉ tăng nhẹ so với cùng kỳ năm ngoái. Lượng điện thoại thông minh xuất đi giảm 15% và hàng điện tử giảm gần 11%.

Vào năm ngoái có hơn 630 ngàn công nhân nhà máy tại Việt Nam mất việc hoặc bị cắt giảm giờ làm.

Dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay của Việt Nam sẽ ở mức hơn 6% so với mức 8% của năm 2022.

4/ TỔNG THỐNG ĐÀI LOAN VẪN HIÊN NGANG TRƯỚC SỰ ĐE DỌA CỦA TRUNG CỘNG

Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn vào hôm 29/3 cho biết áp lực từ bên ngoài sẽ không ngăn được Đài Loan giao thiệp với thế giới. Bà tuyên bố như trên khi khởi hành đi Hoa Kỳ, đồng thời đưa ra một lời thách thức sau khi Trung Cộng đe dọa trả đũa nếu bà gặp gỡ chủ tịch hạ viện Hoa Kỳ Kevin McCarthy.

Bà Văn sẽ đến Guatemala và Belize, quá cảnh qua New York trong chặng đi và Los Angeles khi khứ hồi. Mặc dù chưa được xác nhận chính thức, nhưng bà được cho là sẽ gặp ông McCarthy khi đến tiểu bang California.

Bà phát biểu tại phi trường quốc tế Đào Viên là áp lực bên ngoài sẽ không ngăn chận được quyết tâm vươn ra thế giới của Đài Loan. Đài Loan sẽ vững bước trên con đường tự do, dân chủ và tiến ra thế giới, dù con đường này có gập ghềnh nhưng Đài Loan không đơn độc.

Phát biểu tại Bắc Kinh ngay trước khi bà Thái Anh Văn lên đường, bà Zhu Fenglian, phát ngôn nhân Văn phòng Đài Loan Sự vụ của Trung Cộng, cho biết việc quá cảnh Hoa Kỳ của bà Văn không chỉ là chờ đợi ở phi trường hoặc khách sạn, mà bà sẽ gặp các chính khách Hoa Kỳ. Bà Zhu cho biết là nếu điều này diễn ra sẽ là một hành động khiêu khích nghiêm trọng, gây tổn hại đến hòa bình và ổn định ở Đài Loan.

Cần biết chuyến quá cảnh của bà Văn diễn ra vào thời điểm mối quan hệ của Hoa Kỳ với Trung Cộng bị xem là đang ở mức tồi tệ nhất, kể từ khi Washington bình thường hóa quan hệ với Bắc Kinh vào năm 1979.

Hoa Kỳ nói rằng những chuyến quá cảnh như vậy của các tổng thống Đài Loan là thường lệ và Trung Cộng không nên lợi dụng chuyến đi của bà Thái Anh Văn để thực hiện bất kỳ hành động gây hấn nào đối với Đài Loan.

 

VNThoibao

VNTB – Cục Xuất nhập khẩu khuyến cáo về xuất khẩu gạo sang Indonesia

VNTB – Niềm tin cạn kiệt

VNTB – Việt Nam: Kinh tế quý 1 rất ảm đạm

VNTB – Bao giờ ‘hợp pháp hóa’ chuyện biểu tình?

VNTB – Các nước bị ảnh hưởng kinh tế ra sao khi Putin xâm lăng Ukraine?

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

Thế giới hôm nay: 30/03/2023

“Kế hoạch Hòa bình Ukraine” của Trung Quốc thực chất là về Đài Loan

Thế giới hôm nay: 29/03/2023

28/03/1814: Tang lễ người phát minh máy chém

Nguyễn Thế Anh: Sử gia đi trên lằn ranh

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P2)

Thế giới hôm nay: 27/03/2023

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P1)

26/03/1953: Tiến sĩ Jonas Salk công bố vaccine bại liệt

Đại Việt dưới thời Vua Lê Nhân Tông (P1)


Báo Tiếng Dân

Sau khi cho vay các khoản tiền khổng lồ, Trung Quốc hiện đang giải cứu các quốc gia28/03/2023

 

Thuy My

Nguyễn Xuân Diện - Vì sao vụ mất sách cổ bị bưng bít ?

Lê Thanh Phong - Dẹp chưa xong loạn cấp phó, Thanh Hóa còn xin tăng thêm

Hoàng Quốc Dũng - Đầu đất !

Trần Thanh Cảnh - Hủy diệt ký ức nước Việt !

Phúc Lai - Một số nhận xét ngắn về tình hình chiến sự đến 26/03

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Nhà hoạt động Trương Văn Dũng bị kết án sáu năm tù giam, tố cáo bị nhục hình 30/03/2023

Giáo dục bằng bắt nạt 30/03/2023

Phan Kim Khánh: ‘Tôi đã đọc 600 cuốn sách trong 6 năm tù’ 30/03/2023

Bạn không quan trọng lắm đâu! 30/03/2023

Binh sĩ gốc Việt Nguyễn Lâm Tùng: ‘Ngày chiến thắng đang đến gần cho Ukraine’ 30/03/2023

Việt Nam phải thi hành những cam kết về lao động trong các hiệp định EVFTA và CPTPP 29/03/2023

Tại sao thanh niên phai nhạt lý tưởng? 29/03/2023

Về cây gậy trong giáo dục 29/03/2023

Linh mục Đinh Hữu Thoại: “Mọi cuộc tấn công vào tôn giáo luôn được bao che” 29/03/2023

Chiến lược lâu dài của Nga ở châu Âu 29/03/2023

 

 

 

Thông tin mỗi ngày

 

·         Huỳnh Ngọc Chênh

·         Jonathan London

·         Nghiên cứu Quốc tế

·         R F I

·         Thuy My

·         Luat Khoa

·         SaiGon Báo

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Kế toán bị giết, cảnh sát truy tìm giám đốc

Yên Khánh

https://vnexpress.net/ke-toan-bi-giet-canh-sat-truy-tim-giam-doc-4587134.html

Thứ tư, 29/3/2023, 20:27 (GMT+7)

BÌNH DƯƠNG Công nhân phát hiện nữ kế toán 30 tuổi nằm chết trong phòng với nhiều vết thương, còn giám đốc Yang Zhong Wu, quốc tịch Trung Quốc, lên ôtô bỏ chạy.

Chiều 29/3, nhiều công nhân Công ty Vĩnh Tường ở phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, nghe tiếng thét lớn ở phòng kế toán, còn giám đốc Yang Zhong Wu, 47 tuổi, lên xe bán tải chạy đi với vẻ hốt hoảng. Vào trong, mọi người phát hiện chị Lý Thị Mai, 30 tuổi, kế toán công ty, nằm chết bên vũng máu.

Thu thập chứng cứ và khám nghiệm hiện trường, cảnh sát xác định nạn nhân bị nam giám đốc sát hại. "Hiện ai phát hiện nghi can Yang Zhong Wu thì báo tin về Phòng cảnh sát Hình sự Bình Dương hoặc cơ quan công an gần nhất", Công an Bình Dương ra thông báo.

Cảnh sát đang phối hợp các địa phương chốt chặn mọi ngả đường, truy bắt Yang Zhong Wu.

Cựu trung tá công an dùng sổ đỏ giả đi lừa

Phạm Dự

https://vnexpress.net/cuu-trung-ta-cong-an-dung-so-do-gia-di-lua-4587096.html

Thứ tư, 29/3/2023, 17:10 (GMT+7)

BẮC NINH Cựu trung tá Vũ Quang Dương, Phó Đồn Công an Khu công nghiệp Vsip, Công an thành phố Từ Sơn, bị bắt với cáo buộc dùng sổ đỏ giả đi lừa đảo.

Ngày 29/3, ông Dương bị Công an tỉnh Bắc Ninh tước quân tịch. Cùng ngày, Dương bị Công an thành phố Từ Sơn khởi tố, tạm giam để điều tra về tội Làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức.

Theo điều tra ban đầu, ông Dương đã sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả đi tín chấp ở nhiều nơi để chiếm đoạt tài sản của hàng chục người.

Số tiền cựu công an này chiếm đoạt chưa được công bố.

Xây dựng Hòa Bình lại bị HoSE nhắc nhở

Minh Khánh

 https://zingnews.vn/xay-dung-hoa-binh-lai-bi-hose-nhac-nho-post1416611.html

Thứ tư, 29/3/2023 16:52 (GMT+7)

Qua rà soát, HoSE phát hiện Xây dựng Hòa Bình không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin như quyết định về việc trở thành/không còn là công ty mẹ của một số công ty.

Ngày 28/3, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) gửi văn bản nhắc nhở nghĩa vụ công bố thông tin đối với Công ty CP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (HBC).

Qua quá trình rà soát hồ sơ báo cáo/công bố thông tin của tập đoàn, HoSE phát hiện Xây dựng Hòa Bình không thực hiện công bố thông tin quyết định về việc trở thành/không còn là công ty mẹ của một số công ty gồm Công ty CP Kỹ thuật Hòa Bình Oseven, Công ty CP Tiến Phát Tân Thuận, Công ty TNHH Tiến Phát Đông Bắc, Công ty TNHH Bất động sản Pax Land và Công ty TNHH MTV Pax Sky.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn thực hiện giao dịch với các bên liên quan chưa đảm bảo tuân thủ quy định tại Điều 167 Luật Doanh nghiệp 2020; Điều 292, 293 Nghị định 155/2020/NĐ-CP hướng dẫn một số điều của Luật Chứng khoán và Điều 11 Thông tư 96/2020/TT-BTC.

HoSE đề nghị Xây dựng Hòa Bình nghiêm túc tuân thủ các quy định về chứng khoán và thị trường chứng khoán để đảm bảo quyền lợi của cổ đông. Đồng thời báo cáo kết quả khắc phục các vi phạm về cơ quan quản lý trong thời gian sớm nhất.

Xây dựng Hòa Bình chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán năm 2022 đến nay. Sau hai lần bị HoSE nhắc nhở, doanh nghiệp mới tiến hành công bố báo cáo tự lập quý IV/2022.

Theo đó, doanh nghiệp ngành xây dựng thu về 3.218 tỷ đồng, giảm 16% so với cùng kỳ năm trước. Song, việc kinh doanh dưới giá vốn đã khiến ông lớn ngành xây dựng lỗ gộp 426 tỷ đồng.

Tình trạng các loại chi phí tài chính, quản lý doanh nghiệp tăng đột biến khiến Xây dựng Hòa Bình báo lỗ ròng 1.202 tỷ đồng. Quý cùng kỳ năm 2021, công ty vẫn lãi hơn 19 tỷ đồng.

Lũy kế cả năm 2022, doanh nghiệp này lỗ ròng hơn 1.140 tỷ, giảm sâu so với con số lợi nhuận gần 97 tỷ đồng của năm liền trước. Đây cũng là lần đầu tiên nhà thầu xây dựng này báo lỗ kể từ khi niêm yết.

Kể từ vụ lục đục nội bộ phát sinh cuối năm ngoái, cơ cấu ban lãnh đạo Xây dựng Hòa Bình liên tục biến động. Lần gần nhất, HĐQT công ty thông qua việc miễn nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc đối với ông Lê Quốc Duy và ông Dương Đình Thanh theo nguyện vọng cá nhân.

Với việc rời đi của hai nhân sự trên, ban điều hành của công ty này chỉ còn 5 người, gồm ông Lê Viết Hiếu là Phó tổng giám đốc thường trực, các Phó tổng giám đốc là ông Trường Quang Nhật, ông Nguyễn Tấn Thọ, ông Nguyễn Hùng Cường và ông Đinh Văn Thanh.

Vào tháng 2-3, ông Nguyễn Công Phú và ông Albert Antoine lần lượt nộp đơn xin rút khỏi HĐQT của HBC. Đơn xin từ nhiệm thành viên HĐQT sẽ được xem xét thông qua tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2023.

 

CEO Unicorp: 'Ngạc nhiên khi Thảo Nhi Lê mất quyền thi Miss Universe'

Tâm An

 https://zingnews.vn/ceo-unicorp-ngac-nhien-khi-thao-nhi-le-mat-quyen-thi-miss-universe-post1416710.html

Thứ tư, 29/3/2023 23:12 (GMT+7)

Ông Trần Việt Bảo Hoàng cho biết công ty chưa từng gặp gỡ, thương thảo với tổ chức Miss Universe Vietnam để thống nhất việc cử Thảo Nhi Lê dự thi Hoa hậu Hoàn vũ.

Trao đổi với Zing vào tối 29/3, ông Trần Việt Bảo Hoàng, CEO Unicorp, cho biết bất ngờ khi tiếp nhận thông tin tổ chức Miss Universe Vietnam thông báo Thảo Nhi Lê mất suất thi Miss Universe 2023.

Ông Bảo Hoàng nói gần một tháng qua, kể từ khi nhận được thư mời hợp tác từ Miss Universe Vietnam, hai bên chỉ làm việc qua lại thông qua email, chưa có cuộc gặp gỡ, thương thảo trực tiếp.

"Mọi việc khởi đầu bằng một thông báo của tổ chức Miss Universe Vietnam trên truyền thông, kết thúc cũng như thế. Chúng tôi có mong muốn gặp trực tiếp để thảo luận chốt lại về việc hợp tác, nhưng chưa nhận được phúc đáp về lịch gặp thì đã nhận được thông báo này. Từ góc độ cá nhân, tôi rất ngạc nhiên", CEO Bảo Hoàng chia sẻ.

Theo ông Bảo Hoàng, công ty Unicorp luôn giữ thái độ cầu thị, sẵn sàng thảo luận về việc hợp tác với Miss Universe Vietnam vì hiểu tiềm năng của Thảo Nhi cũng như mong mỏi từ fan. Ngoài ra, những chi tiết về các điều khoản hợp đồng cần được ngồi xuống trực tiếp để thảo luận. Tuy nhiên, đến nay đơn vị vẫn chưa nhận được một yêu cầu hay thông báo nào từ đối tác về sự việc.

"Công ty rất lấy làm tiếc, biết rằng Thảo Nhi cũng như fan cô ấy sẽ buồn vì giấc mơ đến với Miss Universe sẽ khép lại. Tuy nhiên, chúng tôi tin với bản lĩnh của Thảo Nhi, cô sẽ có định hướng phát triển, khẳng định dấu ấn rõ nét trong công việc theo đuổi. Chúng tôi cũng tôn trọng quyết định của tổ chức Miss Universe Vietnam", ông nhấn mạnh.

Tối 29/3, Thảo Nhi Lê cũng phản hồi thông qua trang cá nhân. Cô bày tỏ tâm trạng sốc: "Tôi cũng bất ngờ. Không nghĩ chuyện này lại xảy ra. Chúng tôi (tôi và công ty Miss Universe Vietnam mới) thậm chí chưa có bất kỳ cơ hội nào để đàm phán hay nói chuyện đúng nghĩa. Thực sự không nói nên lời".

Trước đó, chiều cùng ngày, tổ chức Miss Universe Vietnam thông báo Thảo Nhi Lê không tham gia mùa thi lần thứ 72 của đấu trường Hoa hậu Hoàn vũ, được tổ chức ở El Salvador vào cuối năm nay.

Điều lệ mới của MUO (tổ chức Miss Universe) quy định, để góp mặt ở sân chơi này, cuộc thi cấp quốc gia phải được tổ chức hàng năm và chỉ có người thắng cuộc mới giành quyền chinh chiến phiên bản quốc tế. Miss Universe Vietnam cho biết đã xin phép MUO đặc cách trường hợp Thảo Nhi Lê. Tuy nhiên, mọi chuyện diễn ra không suôn sẻ.

"Hai bên (Miss Universe Vietnam và Unicorp - đơn vị giữ quyền cử Thảo Nhi Lê đi thi) đã nỗ lực, nhưng không thể đạt thỏa thuận chuyển quyền quản lý Á hậu Thảo Nhi cho Miss Universe Vietnam - yêu cầu bắt buộc của ban tổ chức Miss Universe để cô tham gia cuộc thi. Chúng tôi hiểu và tôn trọng quan điểm của Unicorp", đơn vị này công bố.

 

Giáo dục bằng bắt nạt

Giáp Văn Dương ( Nhà giáo)

https://vnexpress.net/giao-duc-bang-bat-nat-4586160.html

Thứ năm, 30/3/2023, 00:00 (GMT+7)

Khoảng mười năm trước, khi chúng tôi mới về nước, trong một lần trò chuyện, nhà giáo Phạm Toàn nói đến “một nền giáo dục không bắt nạt trẻ con”.

Lúc đó, tôi chỉ cười vì nghĩ chuyện chưa đến mức nghiêm trọng thế. Thầy cô nhà mình được tiếng thương học trò, làm gì có chuyện bắt nạt trẻ con.

Nhưng rất nhanh sau đó, tôi thấm thía điều nhà giáo Phạm Toàn nói. Nhiều ngày đi học về, kể chuyện trường lớp, mà nước mắt con tôi rơi lã chã.

Bắt nạt trẻ con là một hiện tượng có thật trong giáo dục gia đình và nhà trường hiện nay. Có điều, người lớn không nhận ra hoặc không thừa nhận thực tế đó. Chỉ có con trẻ, với tư cách nạn nhân, là thấm thía và đau khổ, nhiều khi đến mức trầm cảm.

Tại sao người lớn, cha mẹ và thầy cô lại bỗng chốc trở thành người bắt nạt?

Lý do đầu tiên là người lớn, cả ở nhà và ở trường, đã không thực sự hiểu rằng, trẻ em không phải là một người lớn thu nhỏ. Vì thế, người lớn mang tất cả tiêu chuẩn và nhận thức của mình để áp đặt cho trẻ: yêu cầu trẻ nghĩ như mình, làm như mình, sống như mình. Trẻ phải hành xử như người lớn nghĩ mới xứng danh con ngoan trò giỏi. Và thế nào là ngoan và giỏi, cũng phải theo tiêu chuẩn người lớn áp cho, chứ không phải theo hình dung và hiểu biết của trẻ nhỏ.

Nhưng trẻ em là một thực thể đang phát triển, đang học hỏi, đang thử và sai, đang thay đổi từng ngày. Những điều người lớn cho là hiển nhiên, biết trước hậu quả, thì với con trẻ, đó còn là điều phải khám phá và xác nhận.

Lý do thứ hai là người lớn thiếu hiểu biết về chính công việc giáo dục mình đang thực hiện. Người lớn bắt trẻ tuân phục để tiện cho công việc và sự quản lý của mình, vì lợi ích của mình, chứ không thực sự vì lợi ích của trẻ.

Với con trẻ, lợi ích lớn nhất là được trao quyền, trao cơ hội để trải nghiệm và trưởng thành. Thay vì áp đặt, trẻ cần được tham gia vào quá trình giáo dục bản thân, vì chỉ có như thế, trẻ mới luôn được là chính mình, mới có được hạnh phúc trong quá trình học tập.

Nhưng người lớn không đủ kiên nhẫn để giải thích, thảo luận, chờ đợi hoặc đồng hành cùng con trẻ, vì sợ mất công và thời gian. Khi việc bắt trẻ tuân phục lại nhân danh giáo dục, nhân danh những mục đích tốt đẹp, thì không có lý do gì để do dự.

Lý do thứ ba là các khâu tranh tra, kiểm soát và các quy định hành chính giáo dục đã trở nên quá hình thức và nặng nề, gây ra nỗi sợ phải đối mặt với trách nhiệm. Trẻ muốn chạy nhảy ngoài sân ư? Không nên, chẳng may ngã thì sao. Vậy tốt nhất là ngồi chơi trong lớp cho yên. Muốn học khác, nghĩ khác đi ư? Không được, hãy làm theo mẫu và tập trung vào thi cử. Sáng tạo, thử nghiệm, khám phá, dự án cá nhân... tất cả chỉ là chuyện viển vông mơ hồ, vừa mất thời gian lại vừa nguy hiểm, tất nhiên là cho các thầy cô và nhà trường.

Với tác động của mạng xã hội, bất cứ sơ suất dù nhỏ nào của giáo viên và nhà trường đều có thể phải trả giá rất đắt, nên cẩn thận vẫn hơn, cứ phải áp cho thật sát, ràng cho thật chặt, nhiều khi đến ngộp thở.

Những điều này làm cho con trẻ, dù ở nhà hay ở trường, không có cách nào thoát ra khỏi đường ray đã định trước của người lớn, được gia cố bằng trải nghiệm quá khứ và lo lắng mơ hồ của tương lai, dù đường ray đó có thể được tạo ra từ hàng chục năm về trước.

Thứ tư là quán tính văn hóa và các thực hành giáo dục trong quá khứ đã ăn sâu vào tiềm thức của cả cha mẹ và thầy cô. Người lớn áp đặt trẻ nhỏ vì người lớn từng bị như thế, và coi đó là chuyện bình thường. Thương cho roi cho vọt, trừng phạt để nên người, từng là một thực tế mà phần lớn chúng ta đã đi qua. Kết quả là nhiều người thậm chí còn không biết cách nào khác để dạy con ngoài quát mắng và trừng phạt. Nên không có gì phải băn khoăn, không có gì phải tự vấn.

Những ẩn ức trong công việc, trong vị thế xã hội, trong quan hệ với các cơ quan công quyền cũng làm cho ta thấy sự bắt nạt, áp đặt hay đàn áp ngầm là một thực tế phổ biến. Ta đã mang thực tế đó về gia đình, vào trường học, và sử dụng nó cho những người yếu thế hơn mình.

Những điều này, và cộng hưởng với nhiều lý do khác nữa, bày ra một thực tế đau lòng rằng, người lớn, tức cha mẹ trong nhà và thầy cô ở trường, đã hình thành và duy trì một nền giáo dục bắt nạt trẻ con. Sự bắt nạt nhiều khi trầm trọng đến mức vi phạm pháp luật, vi phạm nhân quyền, vi phạm quyền trẻ em, mà chính những người làm giáo dục cũng không nhận ra, cho đến khi có hậu quả đau lòng, hoặc bị dư luận phản đối gay gắt.

Nhân danh những điều tốt đẹp, người lớn sẵn sàng sử dụng những phương tiện không tốt đẹp. Nhân danh giáo dục, ta trở thành người bắt nạt trẻ con mà không hề hay biết.

Vì thế, vì một nền giáo dục không bắt nạt trẻ con vẫn là lời nhắc thời sự với cha mẹ, thầy cô và cả ngành giáo dục.

 

18 cán bộ thuế TP HCM bị truy tố liên quan sai phạm của Thuduc House

Phạm Dự

https://vnexpress.net/18-can-bo-thue-bi-truy-to-lien-quan-sai-pham-cua-thuduc-house-4586920.html

Thứ tư, 29/3/2023 23:12 (GMT+7)

18 lãnh đạo, cán bộ Cục Thuế TP HCM bị cáo buộc có sai phạm khi để doanh nghiệp chiếm đoạt tiền hoàn thuế, gây thất thoát 331 tỷ đồng.

Ngày 29/3, VKSND Tối cao truy tố 18 lãnh đạo, cán bộ của Cục thuế TP HCM về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng  Vi phạm quy định về quản lý tài sản Nhà nước gây thất thoát lãng phí. Trong số này có bà Nguyễn Thị Bích Hạnh, cựu cục phó; Phạm Minh Tuấn, cựu trưởng Phòng Kê khai kế toán thuế; Cao Văn Tỵ, nguyên trưởng Phòng Thanh tra kiểm tra thuế số 5; Nguyễn Xuân Thắng, nguyên trưởng Phòng Kiểm tra nội bộ; Đào Thị Nga, cán bộ Chi cục Thuế quận 1; Nguyễn Phương Nam, cán bộ Chi cục Thuế quận 3; Ngô Huỳnh Luỹ, cán bộ Chi cục Thuế quận 5...

47 bị can còn lại bị truy tố về 9 tội: Buôn lậu; Vận chuyển trái phép hàng hóa tiền tệ qua biên giới; Lừa đảo chiếm đoạt tài sản; Nhận hối lộ; Sản xuất, buôn bán hàng giả; Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng; Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng...

Theo cáo trạng, chủ mưu vụ án là Trịnh Tiến Dũng, song đã bỏ trốn. Từ năm 2016 đến 2020, Dũng thành lập hàng trăm doanh nghiệp ở Việt Nam và nước ngoài với mục đích lợi dụng chính sách khuyến khích doanh nghiệp xuất khẩu linh kiện điện tử có thuế suất 0%.

Nhóm của Dũng sau đó thông qua Công ty CP phát triển Nhà Thủ Đức (Thuduc House) mua bán lòng vòng hàng hoá để xuất hoá đơn giá trị gia tăng. Hợp thức hoá hồ sơ đầu vào, Thuduc House đã lập, ký 334 hợp đồng mua bán linh kiện điện tử trong nước với nhiều công ty, tổng giá trị hơn 4.000 tỷ đồng, trong đó có 10% tiền thuế giá trị gia tăng (365 tỷ đồng).

Từ tháng 2/2018 đến 8/2019, Cục Thuế TP HCM tiếp nhận 19 bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế của Thuduc House với tổng số tiền hơn 430 tỷ đồng. Cục sau đó ban hành 17 quyết định hoàn thuế cho Thuduc House, hơn 365 tỷ đồng.

Bà Hạnh với cương vị là Phó Cục thuế TP HCM có trách nhiệm giải quyết hoàn thuế cho Thuduc House. Với 15 bộ hồ sơ đề nghị hoàn thuế của Thuduc House có dấu hiệu "hoàn thuế trước, kiểm tra sau", bà Hạnh đã được báo cáo về các dấu hiệu rủi ro.

Theo cáo buộc, bà Hạnh không chỉ đạo các bộ phận xác minh, bỏ qua dấu hiệu rủi ro. Bà ký duyệt 14 phiếu đề xuất hoàn thuế, 15 quyết định hoàn thuế giá trị gia tăng và 15 lệnh hoàn trả khoản thu ngân sách cho Thuduc House.

VKS cho rằng, ngoài bà Hạnh, các cán bộ của Cục Thuế TP HCM đã ký duyệt đề xuất hoàn thuế, thẩm định hồ sơ hoàn thuế, thanh tra sau hoàn thuế... nhưng không thực hiện đúng nhiệm vụ. Việc này gây thất thoát 331 tỷ đồng.

Ngoài sai phạm về hoàn thuế, 3 cán bộ Chi cục thuế quận 1, 3, 5 thuộc Cục thuế TP HCM còn nhận hối lộ của doanh nghiệp với số tiền 0,2-0,3% trên tổng doanh số xuất hoá đơn. Sau khi nhận tiền, nhóm này không đề xuất cấp trên kiểm tra hoạt động kinh doanh và thậm chí còn báo trước việc thanh tra, kiểm tra để doanh nghiệp chuyển trụ sở kinh doanh đi nơi khác.

Cùng vụ án, 7 cán bộ hải quan được giao nhiệm vụ kiểm tra thực tế hàng hóa tại hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I, song không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao. Từ đó, họ không phát hiện được 4 lô hàng trị giá hơn 8,2 tỷ đồng khai báo không trùng khớp với hàng hoá thực tế.

 

Bụi sân bay Long Thành bay xa 10 km

Phước Tuấn

https://vnexpress.net/bui-san-bay-long-thanh-bay-xa-10-km-4587113.html

Thứ tư, 29/3/2023, 19:15 (GMT+7)

Dự án sân bay Long Thành không chỉ gây bụi cho khu vực xung quanh mà còn bay tới địa bàn ở xa hơn 10 km, theo lãnh đạo UBND Đồng Nai.

Chiều 29/3, UBND tỉnh Đồng Nai làm việc với Tổng công ty cảng hàng không Việt Nam (ACV) liên quan bụi đỏ mù mịt ở dự án sân bay Long Thành, ảnh hưởng nhiều hộ dân xunh quanh.

Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Văn Đức cho biết bụi ở dự án không chỉ tác động người dân huyện Long Thành mà khi có gió bay mấy chục km, đến Nhơn Trạch, TP Biên Hòa. ACV cần chỉ đạo các đơn vị thi công cần có biện pháp khắc phục.

"Ngoài giải pháp thi công, ACV nhắc nhở các đơn vị tăng cường tưới nước mùa khô, nhà thầu phối hợp địa phương thăm hỏi người dân bị ảnh hưởng", ông Đức nói.

Chủ tịch UBND huyện Long Thành Lê Văn Tiếp cho rằng công trường sân bay Long Thành làm phát tán lượng bụi khổng lồ gây ảnh hưởng cuộc sống người dân xung quanh. Nhiều hôm, bụi khiến bầu trời chỉ một màu đỏ quạch.

Theo Phó giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai Nguyễn Ngọc Hưng, sân bay là đại công trường lớn nên để đảm bảo sạch môi trường 100% rất khó. Tuy nhiên chủ đầu tư phải cố gắng làm sao giảm tình trạng này vì thời gian thi công còn kéo dài.

Trả lời VnExpress, ông Đỗ Tất Bình, Trưởng ban quản lý Dự án sân bay Long Thành, cho biết những ngày gần đây do cao điểm mùa khô và gió lớn nên bụi phát tán nhiều hơn so với trước.

"Chúng tôi đã yêu cầu các đơn vị thi công tăng cường tưới nước, song không hiệu quả vì diện tích san lấp quá lớn", ông Bình nói và cho biết thêm sẽ chỉ đạo tạm dừng thi công vào ban đêm, giảm tần suất xe chạy ban ngày ở công trường.

Trước đó, thông qua việc thực hiện quan trắc môi trường không khí định kỳ (từ tháng 4 đến tháng 10/2022) tại dự án sân bay Long Thành, Sở Tài nguyên và Môi trường Đồng Nai phát hiện ô nhiễm bụi tại đây vượt quy chuẩn gần 20 lần. Sau đó, UBND tỉnh Đồng Nai đã kiến nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường vào cuộc kiểm tra việc chấp hành các quy định về bảo vệ môi trường tại dự án.

Hiện, đoàn thanh tra Bộ Tài nguyên và Môi trường chờ kết quả kiểm định mẫu để có báo cáo cuối cùng, sau đó mới có hướng xử lý.

Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành rộng 5.000 ha có tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 336.630 tỷ đồng. Giai đoạn 1, sân bay xây một đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các hạng mục phụ trợ với công suất 25 triệu khách mỗi năm, dự kiến hoàn thành năm 2026. Thời gian qua, dự án đang được đẩy nhanh tốc độ san lấp mặt bằng để kịp xây nhà ga hành khách.

 

Bị tỉnh Lâm Đồng đòi 13 biệt thự cổ, doanh nghiệp yêu cầu bồi thường 1.000 tỷ đồng

Hải Duyên

https://vnexpress.net/bi-tinh-lam-dong-doi-13-biet-thu-co-doanh-nghiep-yeu-cau-boi-thuong-1-000-ty-dong-4586892.html

Thứ tư, 29/3/2023, 11:48 (GMT+7)

Cho rằng tỉnh Lâm Đồng kiện đòi lại 13 căn biệt thự và hai lô đất cho thuê là vi phạm thoả thuận, Công ty Cadasa yêu cầu bồi thường 1.000 tỷ đồng.

Vụ án "tranh chấp hợp đồng thuê nhà, đòi lại tài sản, bồi thường thiệt hại về tài sản và tranh chấp về hợp đồng hợp tác" giữa UBND tỉnh Lâm Đồng và bị đơn là Công ty CP đào tạo - nghiên cứu và ứng dụng công nghệ thông tin Cadasa (Công ty Cadasa) được TAND Cấp cao tại TP HCM xử phúc thẩm, ngày 28/3.

Theo hồ sơ vụ án, năm 2005, Công ty Cadasa trúng thầu thuê 13 biệt thự và 2 lô đất (số 17, 19) thuộc sở hữu nhà nước, trên đường Trần Hưng Đạo, phường 10, TP Đà Lạt với thời hạn 50 năm. Sau đó, Cadasa và Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng ký hợp đồng giá thuê hơn 2,7 tỷ đồng/năm (không bao gồm tiền thuê đất 50 năm) cho chu kỳ 5 năm.

Tháng 11/2010, Cadasa và Sở Tài chính ký lại hợp đồng chu kỳ thuê 5 năm thứ hai, với giá hơn 2,8 tỷđồng/năm.

UBND tỉnh Lâm Đồng cho rằng, từ tháng 11/2015, Cadasa vi phạm nghĩa vụ khi chưa thanh toán tiền thuê chu kỳ hai của 13 biệt thự. Doanh nghiệp này còn cho một số cá nhân, tổ chức thuê lại để kinh doanh khi chưa được sự đồng ý của bên cho thuê.

Do đó, năm 2017, UBND tỉnh Lâm Đồng khởi kiện, yêu cầu tòa hủy hợp đồng thuê nhà thuộc sở hữu nhà nước; buộc Cadasa và những người liên quan trả lại toàn bộ các biệt thự đã thuê; thanh toán tiền thuê nhà và quyền sử dụng đất còn nợ để nộp ngân sách.

Đại diện Công ty Cadasa - ông Nguyễn Thế Hùng, không đồng ý với yêu cầu của nguyên đơn. Theo ông Hùng, sau khi tiếp nhận các biệt thự, công ty đã đầu tư hơn 200 tỷ vào việc trùng tu, thiết kế quy hoạch tổng thể và đến năm 2009 mới đưa vào hoạt động kinh doanh.

Ông Hùng thừa nhận có việc chậm nghĩa vụ nộp tiền theo hợp đồng, song đều được UBND tỉnh và Sở Tài chính đồng ý gia hạn. Đồng thời việc chậm thanh toán là do UBND tỉnh không bàn giao đúng hạn và giảm trừ tiền đối với biệt thự số 15; không giảm trừ tiền thuê lô đất 17, 19 đã được thu hồi từ năm 2012. Trong khi công ty đã trả đủ tiền thuê chu kỳ 5 năm đầu tiên đối với toàn bộ 13 biệt thự và 2 lô đất 17, 19. UBND tỉnh đã thu hồi hai lô đất nói trên để bán đấu giá cho cá nhân khác, làm cho dự án tổng thể liên quan đến 13 biệt thự và hai lô đất của công ty bị phá sản.

Phía bị đơn cũng cho rằng, năm 2016, Sở Tài chính Lâm Đồng đã đơn phương ra thông báo chấm dứt hợp đồng thuê biệt thự. UBND tỉnh sau đó ra quyết định thu hồi toàn bộ dự án trong khi thời hạn thuê là 50 năm. Quá trình thực hiện hợp đồng, phía Sở Tài chính cũng có lỗi, vì vậy, nếu hủy hợp đồng thuê thì UBND tỉnh phải bồi thường cho Cadasa 1.000 tỷ đồng.

Tại phiên sơ thẩm hồi tháng 2/2022 của TAND tỉnh Lâm Đồng, các bên giữ nguyên quan điểm. HĐXX đã chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, tuyên hủy hợp đồng thuê nhà giữa UBND và Cadasa; buộc Cadasa phải thanh toán cho Sở Tài chính Lâm Đồng gần 33 tỷ đồng tiền thuê nhà còn thiếu và tiền phạt vi phạm chậm thanh toán cho đến này xử sơ thẩm. Ngoài ra, phía bị đơn vẫn tiếp tục chịu tiền thuê nhà (13 biệt thự) cho đến khi UBND tỉnh Lâm Đồng nhận lại được 13 căn biệt thự.

Theo HĐXX, phía bị đơn đã vi phạm nghĩa vụ thanh toán tiền thuê nhà và nghĩa vụ quản lý tài sản thuê khi cho một số cá nhân, tổ chức thuê lại khi chưa có ý kiến của UBND tỉnh. Đối với yêu cầu phản tố của Công ty Cadasa yêu cầu UBND tỉnh bồi thường 1.000 tỷ đồng tòa không xem xét do phía bị đơn không đóng tạm ứng án phí theo yêu cầu.

Không đồng ý với phán quyết, ông Công ty Cadasa kháng cáo toàn bộ bản án.

Tại phiên phúc thẩm, ông Hùng và luật sư bảo vệ quyền lợi của Cadasa cho rằng, việc cấp sơ thẩm buộc doanh nghiệp phải trả tiền thuê biệt thự cho đến ngày xử sơ thẩm là vô lý. Bởi từ năm 2016, Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng đã đơn phương chấm dứt hợp đồng và đến năm 2017 UBND tỉnh đã thu hồi toàn bộ dự án.

Việc tòa sơ thẩm không thẩm định giá trị đầu tư của bị đơn vào 13 biệt thự (từ hoang phế đến khi vào khai thác) là không công bằng.

Do đó, phía bị đơn đề nghị HĐXX tuyên huỷ bản án sơ thẩm. Nếu HĐXX vẫn hủy hợp đồng thuê giữa các bên thì yêu cầu UBND tỉnh phải bồi thường thiệt hại vì đây là số tiền đầu tư của công ty vào dự án.

Sau khi nghị án, TAND Cấp cao tại TP HCM đã chấp nhận kháng cáo của Công ty Cadasa, tuyên huỷ bản án sơ thẩm của TAND tỉnh Lâm Đồng, giao hồ sơ cho cấp sơ thẩm xét xử lại. Theo HĐXX, hợp đồng thuê biệt thự và đất giữa các bên có thời hạn 50 năm. Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng cho rằng Cadasa vi phạm hợp đồng nên có thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng làm phát sinh tranh chấp. Do đó, khi giải quyết vụ án, tòa án cần phải căn cứ vào quy định Điều 427, 428 Bộ luật Dân sự 2015 để xem xét giải quyết hậu quả pháp lý của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng.

Trong vụ án này, tòa phải trưng cầu giám định chất lượng thực tế công trình xây dựng do Cadasa đầu tư, sửa chữa tại thời điểm xét xử làm cơ sở giải quyết vụ án.

Tòa phúc thẩm cũng cho rằng, hồ sơ thể hiện Cadasa có những vi phạm trong việc thực hiện hợp đồng như chậm nộp tiền thuê nhà. Tuy nhiên, công ty có văn bản xin gia hạn thì nguyên đơn đồng ý, nên được xem là thỏa thuận lại của hợp đồng.

Theo thoả thuận, hai lô đất 17, 19 là một phần không thể tách rời của hợp đồng thuê đất, nhưng UBND tỉnh Lâm Đồng lại thu hồi trong khi hợp đồng vẫn đang có hiệu lực. Do đó, cần đánh giá việc thu hồi có đúng quy định theo Điều 38 Luật Đất đai năm 2003...

"TAND tỉnh Lâm Đồng chưa thu thập chứng cứ đầy đủ khi giải quyết vụ án. Những thiếu sót này cấp phúc thẩm không khắc phục được, do đó chấp nhận yêu cầu kháng cáo của bị đơn", bản án nêu, đồng thời đánh giá cấp sơ thẩm còn có một số vi phạm tố tụng khác.

 

Nguyên phó giám đốc phòng giao dịch ngân hàng bị bắt vì lừa đảo chiếm đoạt tài sản

QUỐC NAM

https://tuoitre.vn/nguyen-pho-giam-doc-phong-giao-dich-ngan-hang-bi-bat-vi-lua-dao-chiem-doat-tai-san-20230329155558575.htm

29/03/2023 16:11 GMT+7

Bà Hồ Thị Hương Loan, nguyên phó giám đốc phòng giao dịch Agribank tại Quảng Trị, vừa bị khởi tố, bắt tạm giam để điều tra về hành vi “lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 29-3, Công an tỉnh Quảng Trị xác nhận vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam đối với bà Hồ Thị Hương Loan (34 tuổi, trú phường 2, thị xã Quảng Trị) để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản", dưới hình thức mượn tiền làm đáo hạn ngân hàng.

Bà Loan từng là phó giám đốc một phòng giao dịch thuộc chi nhánh Agribank huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.

Từ cuối năm 2022 đến đầu năm 2023, Công an tỉnh Quảng Trị tiếp nhận nhiều đơn tố giác của người dân tại thị xã Quảng Trị, huyện Triệu Phong và TP Đông Hà về việc bị bà Loan lừa đảo.

Trong đơn tố cáo, nhiều người cho biết bà Loan đã vay mượn tiền của những người này với lý do đáo hạn ngân hàng. Tuy nhiên, sau đó bà Loan chiếm đoạt luôn số tiền.

Cơ quan điều tra đã xác định bà Loan có nhiều khoản nợ từ trước năm 2022. Sau đó, bà đưa ra thông tin cần tiền làm đáo hạn ngân hàng cho các khách hàng của mình. Nhiều người cho bà Loan vay tiền, nhưng bà Loan dùng tiền này để trả nợ cũ. Cho đến khi hết khả năng trả nợ, bà Loan đến công an đầu thú.

 

Khởi tố cựu cán bộ Công an Bắc Ninh làm giả giấy tờ

HÀ QUÂN

https://tuoitre.vn/khoi-to-cuu-can-bo-cong-an-bac-ninh-lam-gia-giay-to-20230329185240106.htm

29/03/2023 19:26 GMT+7

Công an tỉnh Bắc Ninh cho biết cựu cán bộ cảnh sát vừa bị khởi tố do liên quan đến hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức.

Ngày 29-3, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an TP Từ Sơn (Công an tỉnh Bắc Ninh) có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Vũ Quang Dương (44 tuổi, trú Đông Anh, Hà Nội) về hành vi làm giả giấy tờ của cơ quan, tổ chức.

Công an TP Từ Sơn cũng có quyết định tước quân tịch, khởi tố bị can cựu cán bộ này.

Trước đó, từ tin báo tội phạm của người dân về việc cựu cán bộ mang hàm trung tá và giữ chức vụ phó đồn công an tại Khu công nghiệp VSIP Bắc Ninh có nhiều sai phạm, công an đã tiến hành điều tra.

Nguồn tin ban đầu cho biết ông Vũ Quang Dương bị tạm giam do liên quan đến việc sử dụng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất giả để đem đi tín chấp, hòng chiếm đoạt tài sản.

Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra.

 

 

'Điểm danh' 7 vụ tham nhũng mới phát hiện ở Quảng Nam

Hoài Văn

https://tienphong.vn/diem-danh-7-vu-tham-nhung-moi-phat-hien-o-quang-nam-post1521697.tpo                                                               29/03/2023 | 20:39                                                                                                                                                  TPO - Trong quý I, Công an tỉnh Quảng Nam đã khởi tố, thụ lý điều tra 14 vụ/28 bị can có hành vi tham nhũng. Trong đó khởi tố mới 7 vụ/21 bị can.

Ngày 29/3, UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, Chủ tịch tỉnh vừa có báo cáo về kết quả công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng, trong quý I năm 2023.

Theo báo cáo, trong quý I/2023, Công an tỉnh Quảng Nam đã khởi tố, thụ lý điều tra 14 vụ/28 bị can có hành vi tham nhũng. Trong đó, có 7 vụ/7 bị can kỳ trước chuyển sang; khởi tố mới 7 vụ/21 bị can. Cụ thể:

Vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại Ban QLDA xây dựng thị xã Điện Bàn:

Từ tháng 10/2019 đến khi bị phát hiện, Dương Tấn Bình – Giám đốc Ban Quản lý dự án này đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao đã tổ chức họp BQL thống nhất lựa chọn Công ty CP tư vấn và xây dựng T.D.T (do Dương Hiển Hội làm giám đốc) là công ty thực hiện tư vấn lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu đối với các gói thầu do BQL dự án làm chủ đầu tư.

Tuy nhiên, Công ty T.D.T chỉ ký hợp thức hồ sơ pháp nhân, tất cả các công việc liên quan đến hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu do BQL thực hiện, gồm 82 hợp đồng, với số tiền hơn 2,28 tỷ đồng.

Sau khi thanh lý hợp đồng, Công ty T.D.T hưởng lợi 30% (hơn 685 triệu đồng) và Ban QLDA Điện Bàn hưởng lợi 70% (hơn 1,59 tỷ đồng). Hiện cơ quan điều tra đã thu hồi hơn 1,38 tỷ. Bình và Hội hiện đã bị khởi tố bị can.

Vụ tham ô tài sản tại Công ty TNHH Thiên Trường:

Từ tháng 5/2021 đến tháng 8/2021, Nguyễn Thị Bích Trâm - nhân viên Công ty TNHH Thiên Trường dùng nhiều thủ đoạn gian dối chiếm đoạt 81,3 triệu đồng tiền bán hàng của công ty. Ngày 31/12/2021, Công an huyện Núi Thành ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.

Ngày 15/11/2022, Công an ra quyết định thay đổi quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can Nguyễn Thị Bích Trâm thành “Tham ô tài sản”. Hiện đã thu hồi toàn bộ số tiền 81,3 triệu đồng.

Vụ Phó Chủ tịch Hội nông dân phường Điện An tham ô tài sản:

Ngày 17/11/2021, Thái Văn Huy Hùng-Phó Chủ tịch Hội nông dân phường Điện An đến Công an phường báo cáo việc bản thân chiếm dụng các khoản tiền gồm: Hỗ trợ chính sách thoát nghèo năm 2020 số tiền 200 triệu đồng; phân bón trả chậm mùa hè thu năm 2021 số tiền 416 triệu đồng; hỗ trợ lãi suất vốn vay cho các hộ thoát nghèo năm 2020 số tiền hơn 163,8 triệu đồng. Ngày 14/4/2022, Công an TX Điện Bàn khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can về tội “Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản". Ngày 12/12/2022, cơ quan chức năng ra quyết định khởi tố bổ sung tội "Tham ô tài sản".

Vụ nhận hối lộ và đưa hối lộ xảy ra tại Phòng GDĐT huyện Tây Giang:

Năm 2020, Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang được giao làm chủ đầu tư thực 4 gói thầu mua sắm trang thiết bị dạy và học. Nguyễn Văn Quốc - Giám đốc Cty TNHH MTV Nông Trí Phát đã thỏa thuận chi cho Nguyễn Đức Thuận là kế toán Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang số tiền tương ứng 17% giá trị từng gói thầu để Thuận giúp Quốc trúng thầu.

Sau khi thỏa thuận, bàn bạc, Thuận và Quốc đã phối hợp thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật về đấu thầu nhằm tạo điều kiện cho Quốc trúng 4 gói thầu với tổng giá trị hơn 9,97 tỷ đồng. Quốc đã chi cho Thuận hơn 1,52 tỷ đồng. Trong quá trình thực hiện các gói thầu trên, Quốc phối hợp với Nguyễn Thị Thanh Thủy - Giám đốc Công ty TNHH tin học viễn thông Việt Com thực hiện 1 gói thầu, cả hai thống nhất chi tiền hối lộ cho Thuận để được trúng thầu.

Ngày 23/12/2022, Phòng Cảnh sát Kinh tế Công an Quảng Nam ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 3 bị can (Nguyễn Văn Quốc, Nguyễn Đức Thuận, Nguyễn Thị Thanh Thủy). Hiện Cơ quan CSĐT đã thu hồi số tiền sai phạm là 1,2 tỷ đồng.

Vụ đưa hối lộ, nhận hối lộ và môi giới hối lộ xảy ra tại Công ty CP đăng kiểm Quảng Nam

Từ năm 2019 đến khi bị phát hiện, các đăng kiểm viên và nhân viên tại Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 9201D thuộc Công ty CP đăng kiểm Quảng Nam (TT Hà Lam, huyện Thăng Bình) đã có hành vi nhận hối lộ và môi giới hối lộ để bỏ qua sai lỗi của các phương tiện, cấp Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với khoảng 800 lượt kiểm định, thu lợi số tiền 880 triệu đồng.

Ngày 6/2/2023, Phòng PC03 ra quyết định khởi tố vụ án và khởi tố 13 bị can, gồm 2 phó giám đốc, 9 đăng kiểm viên về tội nhận hối lộ và 2 nhân viên bảo vệ về tội môi giới hối lộ. Hiện Cơ quan CSĐT đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, đã thu hồi số tiền 140 triệu đồng.

Vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại UBND xã Điện Phương:

Từ năm 2016 đến 2020, 4 cán bộ UBND xã Điện Phương (TX Điện Bàn) lợi dụng chức vụ quyền hạn được giao để lập khống hồ sơ quyết toán 12 công trình đầu tư tuyến giao thông nội đồng với tổng số tiền hơn 907 triệu đồng (đến nay các công trình này vẫn chưa thi công).

Ngày 7/2/2023, Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố 4 bị can Lê Đức Thu - nguyên Chủ tịch UBND xã Điện Phương; Dương Văn Ca - nguyên Phó Chủ tịch UBND xã Điện Phương; Nguyễn Thanh Bình - công chức địa chính xã và Đinh Văn Thành - kế toán xã. Cơ quan chức năng đã thu hồi số tiền hơn 820 triệu đồng, hiện đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ án.

Vụ lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ tại Trường mẫu giáo Duy Nghĩa

Từ năm 2017 đến năm 2020, Chi bộ và đảng viên tại Trường mẫu giáo Duy Nghĩa (xã Duy Nghĩa, huyện Duy Xuyên) có vi phạm trong quản lý, sử dụng nguồn kinh phí bán trú tại Trường mẫu giáo Duy Nghĩa, số tiền hơn 177 triệu đồng. Ngày 28/1/2023, Công an huyện ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Cơ quan chức năng đã thu hồi số tiền 81,1 triệu đồng. Hiện vụ án đang được tiếp tục điều tra làm rõ.

 

Vụ 'thổi giá cây xanh' Hà Nội: Đường đi của cây trồng nhập lậu từ Trung Quốc

Hoàng An

https://tienphong.vn/vu-thoi-gia-cay-xanh-ha-noi-duong-di-cua-cay-trong-nhap-lau-tu-trung-quoc-post1521545.tpo

29/03/2023 | 14:35

TPO - Sau khi được bị can Nguyễn Tuấn Nghĩa đặt vấn đề mua cây xanh trồng trên các tuyến đường Hà Nội, bị can Hoàng Đình Văn đã liên hệ với người đàn ông Trung Quốc thu mua các loại cây trôi nổi như Chà là, Bàng Đài Loan, rồi nhập lậu thông qua đường thủy khu vực biên giới tỉnh Quảng Ninh.

Nhập lậu cây trôi nổi từ Trung Quốc

Liên quan đến vụ án “thổi giá cây xanh”, Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03) Bộ Công an, cáo buộc cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã "chỉ đạo mang tính áp đặt" để một số sở, ngành cho Ban Duy tu các công trình kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng làm đầu mối, còn Công ty Cây xanh và Công ty Sinh Thái Xanh là hai doanh nghiệp được lựa chọn để đặt hàng, trồng cây xanh.

Khi thực hiện, các bị can đã thông đồng với nhau, nâng khống giá cây, tạo điều kiện cho Công ty Cây xanh và Công ty Sinh Thái Xanh thu lời bất chính, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 34,7 tỷ đồng.

Cụ thể, tại Công ty Cây xanh, C03 kết luận, để thực hiện việc chiếm đoạt ngân sách Nhà nước, bị can Nguyễn Xuân Hanh (Tổng giám đốc Công ty) cấu kết với bị can Nguyễn Tuấn Nghĩa (nguyên Giám đốc Công ty Vì Nhân Dân và Công ty Cây xanh Hòa Lạc) để ký khống hợp đồng, nâng giá cây đầu vào cao hơn giá trị thực tế.

Về phía Nghĩa, sau khi được lựa chọn làm đầu mối cung cấp cây đã liên hệ với bị can Hoàng Đình Văn (Giám đốc Công ty Hoàng Anh Phát - doanh nghiệp chuyên mua bán cây bóng mát) mua các loại cây Chà là, Bàng Đài Loan.

Để có nguồn cây, Văn liên hệ với người đàn ông Trung Quốc tên Li Tài, mua với giá 2,5 – 3,5 triệu đồng/cây Chà là; 800.000 – 1,6 triệu đồng/cây Bàng Đài Loan.

Theo C03, do doanh nghiệp của Văn chưa được Bộ NN&PTNT cấp phép kinh doanh cây có bầu đất nên không thể tiến hành nhập khẩu hai loại cây nêu trên về bán cho Nguyễn Tuấn Nghĩa. Song, Văn đã yêu cầu Li Tài thuê phương tiện (tàu, đò) để vận chuyển cây trái phép từ thành phố Đông Hưng, Trung Quốc về địa điểm nhà Vàng, bến Than trên bờ sông Ka Long, phường Hải Hòa, TP. Móng Cái, Quảng Ninh.

Sau khi nhận cây nhập lậu, Hoàng Đình Văn trực tiếp thuê xe tải, công nhân bốc xếp cây về Hà Nội bán cho Nguyễn Tuấn Nghĩa kiếm lời.

Quá trình điều tra, bị can Văn thừa nhận toàn bộ cây xanh bán cho Nghĩa đều là cây nhập lậu từ Trung Quốc đưa vào Việt Nam tiêu thụ, không có cây mua trong nước.

“Theo số liệu đối chiếu giữa Văn và Nghĩa, số tiền Nghĩa chuyển thanh toán cho Văn vào tài khoản cá nhân thể hiện từ 3/2017 - 4/2018 là hơn 24,8 tỷ đồng”, C03 kết luận và cho hay, Văn phải chịu trách nhiệm về hành vi buôn lậu với số tiền trên.

Ngoài ra, Cơ quan điều tra cũng xác định, từ hành vi buôn lậu cây, Văn được hưởng lợi bất chính hơn 1,6 tỷ đồng. Đến thời điểm bị đề nghị truy tố, gia đình bị can đã nộp 1,2 tỷ đồng khắc phục hậu quả.

Mua bán hóa đơn nhằm hợp thức hóa mua cây

Do mua cây xanh trôi nổi, không có hóa đơn chứng từ nên bị can Nghĩa nhờ người thân đứng tên đăng ký hộ kinh doanh, liên hệ với các công ty, hộ kinh doanh khác xuất hóa đơn GTGT cho số cây đã mua.

Từ năm 2017 - 2019, Nghĩa chỉ đạo kế toán của Công ty Vì Nhân Dân là bị can Kiều Thị Thúy, soạn thảo các hợp đồng mua bán khống giữa Công ty Xanh Hòa Lạc và Vì Nhân Dân, đưa cho các hộ kinh doanh ký. Thông qua đó, các hộ kinh doanh đã xuất 326 hóa đơn bán cây khống với số tiền ghi trên hóa đơn hơn 202 tỷ đồng. Ngoài ra, Nghĩa còn lấy 15 hóa đơn vận chuyển khống của Công ty Anh Đức với tổng số tiền hơn 12,4 tỷ đồng.

Theo C03, việc ký khống hợp đồng, mua khống hóa đơn GTGT với các công ty, hộ kinh doanh cá thể của Nghĩa nhằm mục đích hợp thức hóa cây đầu vào, nâng khống giá cây cho Công ty Vì Nhân Dân, Công ty Xanh Hòa Lạc để kê khai thuế với Nhà nước. Do đó, hành vi của Nguyễn Tuấn Nghĩa phạm vào tội “In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước”.

Bên cạnh đó, Nghĩa còn hưởng lợi 10 tỷ đồng từ việc cấu kết với Nguyễn Xuân Hanh nâng khống giá cây nên bị truy tố thêm tội “Vị phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí”.

 

Hải Phòng: Gia đình Chủ tịch phường xây 9 căn nhà liền kề không phép

Nguyễn Hoàn

https://tienphong.vn/hai-phong-gia-dinh-chu-tich-phuong-xay-9-can-nha-lien-ke-khong-phep-post1521699.tpo

29/03/2023 | 20:54

TPO - UBND quận Kiến An (TP Hải Phòng) đang hoàn thiện hồ sơ xử lý vụ việc gia đình Chủ tịch UBND phường Lãm Hà xây dựng 9 căn nhà ở liền kề không có phép.

Trao đổi với Tiền Phong ngày 29/3, đại diện lãnh đạo UBND quận Kiến An (TP Hải Phòng) thông tin, địa phương vừa quyết định đình chỉ thi công xây dựng dãy nhà ở liền kề không có giấy phép tại 64 Trữ Khê, phường Quán Trữ của gia đình ông Vũ Khắc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Lãm Hà. Đồng thời, yêu cầu các phòng chức năng thuộc quận hoàn thiện hồ sơ xử lý vi phạm.

Trước đó, đầu năm 2023, UBND phường Quán Trữ (Kiến An, Hải Phòng) phát hiện bà Lê Thị Thảo (SN 1969, vợ ông Vũ Khắc Hiệp) và người thân tổ chức khởi công xây dựng 9 căn nhà liền kề trên thửa đất của gia đình ở mặt phố Trữ Khê nên kiểm tra.

Qua rà soát, lực lượng chức năng xác định, công trình xây dựng này chưa được tách thửa, chưa được cấp phép xây dựng và các căn nhà liền kề được xây dựng chung tường, chung móng.

Dãy nhà ở liền kề được xây dựng trên thửa đất rộng gần 1.000m2 mặt phố Trữ Khê, thuộc sở hữu của gia đình ông Vũ Khắc Hiệp và bà Lê Thị Thảo.

UBND phường Quán Trữ đã thông báo yêu cầu bà Thảo dừng thi công và hoàn thiện thủ tục cấp phép xây dựng. Tuy nhiên, bà Thảo không chấp hành, tiếp tục tổ chức thi công móng và xây dựng tầng 1 dãy nhà liền kề.

Đến giữa tháng 2, UBND phường Quán Trữ tiếp tục kiểm tra phát hiện dãy nhà liền kề này vẫn có công nhân thi công tầng 2, phía ngoài công trình có dựng rào chắn, có bảo vệ ngăn lực lượng chức năng kiểm tra. Ngay sau đó, UBND phường Trữ Khê đã thông báo lần 2, lập biên bản vi phạm.

Ngày 15/2, Thanh tra Sở Xây dựng TP Hải Phòng có công văn đề nghị UBND quận Kiến An chỉ đạo UBND phường Quán Trữ và các phòng ban chuyên môn thuộc quận kiểm tra, xác minh nguồn gốc đất, kiểm tra trật tự xây dựng, lập hồ sơ xử lý với 9 căn nhà liền kề nêu trên. Đồng thời, đề nghị quận Kiến An đình chỉ thi công xây dựng, yêu cầu chủ đầu tư hoàn thiện thủ tục cấp phép xây dựng.

 

Tập đoàn điện lực Việt Nam đối diện mức lỗ kỷ lục

Phạm Tuyên

https://tienphong.vn/tap-doan-dien-luc-viet-nam-doi-dien-muc-lo-ky-luc-post1521646.tpo

29/03/2023 | 19:23

TPO - Theo số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, do chi phí đầu vào liên tục tăng cao trong cả năm 2022, tỷ giá biến động mạnh và hơn 4 năm liên tiếp không được điều chỉnh giá bán lẻ điện, hiện mỗi kWh điện bán ra, tập đoàn bị lỗ 197 đồng, tương ứng mức lỗ 10,57%.

Dự kiến lỗ hơn 64.000 tỷ đồng

Về tình hình kinh doanh, trong báo cáo gửi Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp gần đây, Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, năm 2022, là một năm hết sức khó khăn đối với EVN và các đơn vị thành viên trong việc cân đối tài chính do giá nhiên liệu, tỷ giá ngoại tệ tăng cao. Tập đoàn đang đối diện tình trạng mất cân đối nghiêm trọng.

Theo lãnh đạo EVN, dù đã nỗ lực thực hiện các giải pháp như tiết kiệm chi phí thường xuyên, cắt giảm chi phí sửa chữa lớn; tối ưu hóa dòng tiền, vận hành tối ưu nguồn điện, huy động tối đa nguồn thủy điện, giảm huy động các nguồn nhiệt điện có giá thành cao nhưng do chi phí mua điện tăng quá cao, trong khi giá bán lẻ điện không được điều chỉnh kịp thời dẫn đến kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của EVN năm 2022 lỗ tổng cộng 27.685 tỷ đồng.

Với sản lượng điện thương phẩm năm 2023 dự kiến là 251,3 tỷ kWh, mỗi kWh điện bán ra đang bị lỗ 197 đồng/kWh, EVN sẽ bị lỗ tổng cộng ước tính hơn 64.000 tỷ đồng. Trong đó, lỗ dự kiến do tỷ giá lên tới hơn 3.800 tỷ đồng.

Các số liệu thực tế cũng cho thấy, do bán điện thấp hơn giá thành, chỉ trong 2 tháng đầu năm EVN bị lỗ thêm 11.200 tỷ đồng khiến áp lực tài chính của EVN ngày càng tăng. Lãnh đạo EVN cho biết, hiện giá than, giá khí cơ bản đã thực hiện theo cơ chế thị trường, tuy nhiên giá bán lẻ điện chưa được điều chỉnh kịp thời theo biến động của giá các loại nhiên liệu đầu vào gây áp lực lớn đến cân bằng tài chính của EVN.

Các số liệu cho thấy, năm 2022, giá than thế giới tăng phi mã, tăng gấp 6 lần so với đầu năm 2021 và gấp khoảng hơn 3 lần so với đầu năm 2022. Kéo theo đó, chi phí sản xuất điện từ than nhập khẩu, giá dầu, tỷ giá tăng cao cũng lên tới 3.500 - 4.000 đồng/kWh, trong khi giá bán điện bình quân là 1.864 đồng/kWh khiến EVN ghi nhận năm lỗ kỷ lục trong lịch sử tập đoàn.

Với khoản lỗ của năm 2022 và ước tính của năm 2023, EVN cho biết, nếu không được điều chỉnh giá điện, việc lỗ tới 90.000 tỷ đồng trong hai năm 2022-2023 sẽ khiến tập đoàn mất tới 44,8% vốn Nhà nước tại EVN.

Cùng với đó, tập đoàn sẽ không cân đối được dòng tiền để thanh toán chi phí mua điện cho các đơn vị phát điện, ảnh hưởng đến khả năng hoạt động liên tục của các nhà máy điện và do đó ảnh hưởng đến việc cung cấp đủ điện. Cụ thể theo tính toán của EVN trường hợp giá bán lẻ điện bình quân năm 2023 không được điều chỉnh thì dự kiến đến tháng 6/2023 Công ty mẹ - EVN sẽ thiếu hụt 4.416 tỷ đồng và đến 12/2023 thiếu hụt 27.779 tỷ đồng.

Việc điều chỉnh giá điện phải cân nhắc

Tại cuộc làm việc của Bộ Công Thương và Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chỉ đạo các Cục Vụ thuộc Bộ Công Thương phối hợp với EVN triển khai các giải pháp tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc về đầu tư xây dựng các dự án điện và thị trường điện, cơ chế bán điện.

Đối với việc xây dựng các phương án điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân năm 2023, Bộ trưởng đã chỉ đạo EVN cần bám sát, tuân thủ quy trình thực hiện theo quy định tại Quyết định số 24 của Thủ tướng Chính phủ quy định về cơ chế điều chỉnh giá bán lẻ điện bình quân. Việc điều chỉnh giá điện cần phải được tính toán, đánh giá, cân nhắc đầy đủ tác động đến lạm phát, đời sống người dân và điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ và đúng quy định.

Tại phiên họp của Ban chỉ đạo điều hành giá cuối tuần qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, trong thời gian tới, giá điện chắc chắn sẽ có sự điều chỉnh, do đó cần tính toán giá các mặt hàng khác để điều chỉnh với mức độ, thời điểm phù hợp.

Hiện Bộ Công Thương đã phối hợp với Bộ Tài chính, Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ người tiêu dùng, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Hội Điện lực Việt Nam thành lập đoàn kiểm tra chi phí, giá thành sản xuất kinh doanh điện năm 2022 của EVN.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, trong trường hợp giá điện sinh hoạt tăng 5% thì dự báo CPI bình quân năm 2023 tăng 3,9%; giá điện sinh hoạt tăng 7% thì CPI bình quân dự báo tăng 4,4% và nếu giá điện sinh hoạt tăng 8% thì CPI bình quân tăng khoảng 4,8%.

Lần tăng giá điện gần nhất là ngày 20/3/2019 khi giá bán lẻ điện được tăng thêm 144 đồng⁄kWh (tăng thêm 8,36%), từ 1.720 đồng lên khoảng 1.864,44 đồng một kWh (chưa bao gồm thuế VAT). Giá bán lẻ điện sinh hoạt vẫn chia theo 6 bậc thang, thấp nhất 1.678 đồng một kWh và cao nhất 2.927 đồng một kWh. Cùng với giá bán lẻ điện sinh hoạt, giá bán buôn với hộ tiêu dùng, thấp nhất 1.646 đồng một kWh cho số điện từ 0 đến 50 kWh và cao nhất 2.871 đồng cho hộ dùng trên 400 kWh.

 

Ông Nguyễn Đức Chung khai gì về số tiền ‘lại quả’ hàng tỉ đồng?

Tuyến Phan - Trần Cường

https://thanhnien.vn/ong-nguyen-duc-chung-khai-gi-ve-so-tien-lai-qua-hang-ti-dong-185230329201501361.htm

29/03/2023 20:34 GMT+7

Bị cho là nhận “lại quả” nhiều tỉ đồng thông qua việc trồng cây xanh, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung phủ nhận, nói không nhận bất kỳ khoản tiền nào.

Cơ quan CSĐT Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 15 bị can, trong đó có ông Nguyễn Đức Chung, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, trong vụ án sai phạm liên quan đến việc trồng, thay thế cây xanh trên địa bàn TP.Hà Nội.

Trong số này, ông Nguyễn Đức Chung là người duy nhất bị đề nghị truy tố tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Giám đốc 'trốn nợ' Bùi Văn Mận đã trả ơn ông Nguyễn Đức Chung thế nào?

3 bị can Vũ Kiên Trung, cựu Chủ tịch Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội (Công ty Cây xanh); Bùi Văn Mận, cựu Giám đốc Công ty TNHH Phát triển Sinh Thái Xanh (Công ty Sinh Thái Xanh) và Nguyễn Tuấn Nghĩa, cựu Giám đốc Công ty TNHH Vì Nhân Dân, cùng bị cáo buộc tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.

Riêng bị can Nghĩa còn bị đề nghị truy tố thêm tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước.

Người khai nhận, người chối bay

Theo kết luận điều tra, công tác trồng mới, thay thế cây xanh trên địa bàn TP.Hà Nội từ năm 2016 - 2019 là dịch vụ công ích; việc lựa chọn nhà thầu thực hiện phải áp dụng theo hình thức đấu thầu.

Tuy nhiên, sau khi được bổ nhiệm Chủ tịch UBND thành phố, ông Chung đã trực tiếp can thiệp, chỉ đạo toàn diện công tác trồng cây xanh, bao gồm việc đặt hàng thay vì đấu thầu. 2 đơn vị được đặt hàng là Công ty Cây xanh và Công ty Sinh Thái Xanh.

Quá trình thực hiện, với mục đích “rút ruột” ngân sách, các bị can tại Công ty Cây xanh câu kết với các bị can tại Công ty Sinh Thái Xanh và Công ty TNHH Vì Nhân Dân để nâng khống giá đầu vào các loại cây, từ đó gây thiệt hại hơn 34 tỉ đồng.

Để cảm ơn vì được tạo điều kiện, bị can Bùi Văn Mận khai đã chi hơn 1,5 tỉ đồng mua cây tặng ông Chung, trồng tại nhà thờ chú ruột, nhà ở và nhà thờ của cha mẹ, trường học cạnh nhà cha mẹ đẻ ông Chung ở Phú Thọ. Ngoài ra, bị can Vũ Kiên Trung cũng khai chi 2,6 tỉ đồng cho ông Chung vào các dịp lễ, tết từ năm 2016 - 2020.

Khai với cơ quan điều tra, ông Chung thừa nhận có quen và từng mua cây của bị can Mận, khi mua đều trả tiền đầy đủ. Ông và bị can Mận đơn thuần là quan hệ cá nhân, không có chuyện can thiệp, giới thiệu để ông Mận được đặt hàng trồng cây.

Cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội khẳng định không liên quan, không yêu cầu bị can Mận trồng cây ở đâu. Việc bị can Mận trồng cây tại trường học gần nhà cha mẹ ông ở Phú Thọ là do các cựu học sinh của trường này đứng ra tài trợ, ủng hộ.

Ông Chung khai, việc bị can Mận trồng cây tại nhà cha mẹ của ông là do quá trình trồng cây ở trường học gần nhà, bị can Mận thường qua nhà chơi và gạ gẫm cha mẹ ông trồng một số loại cây hoa, sau khi trồng gia đình đều trả tiền.

Tương tự, với cáo buộc nhận tiền tỉ từ bị can Vũ Kiên Trung, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cũng phủ nhận, nói “không nhận bất kỳ khoản tiền nào” từ cựu Chủ tịch Công ty Cây xanh.

Ông Chung còn khai việc chỉ đạo đặt hàng cây xanh chỉ là tạm thời chứ không phải cho cả giai đoạn 2016 - 2019, sau đó ông đã có chỉ đạo thay thế, yêu cầu phải thông qua đấu thầu. Tại UBND TP.Hà Nội, ông chỉ chịu trách nhiệm điều hành chung, các lĩnh vực cụ thể do các phó chủ tịch tương ứng phụ trách.

Cựu Chủ tịch Hà Nội bị cáo buộc dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt

Mặc dù ông Nguyễn Đức Chung phủ nhận hầu hết cáo buộc, nhưng cơ quan điều tra cho rằng do có mối quan hệ thân thiết và muốn tạo điều kiện cho bị can Bùi Văn Mận, khoảng tháng 3.2016, khi ông Mận đang trốn nợ tại Lâm Đồng, cựu Chủ tịch UBND TP.Hà Nội đã gọi điện cho người này ra Hà Nội để trồng cây.

Ông Chung đã chỉ đạo, áp đặt, buộc lãnh đạo các sở, ngành phải đặt hàng với Công ty Sinh Thái Xanh. Việc làm này nhằm thiên vị cho công ty của bị can Mận có điều kiện thu lợi bất chính số tiền lớn, gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho Nhà nước.

Hành vi của bị can Chung xâm phạm vào hoạt động đúng đắn của cơ quan Nhà nước, gây ảnh hưởng xấu đến dư luận trong các cơ quan ban ngành của TP.Hà Nội, của nhân dân.

Ông Chung khai việc bị can Mận trồng cây cho gia đình mình là có và đều trả tiền, nhưng kết quả xác minh và sổ sách nội bộ của Công ty Sinh Thái Xanh cũng như lời khai của bị can Mận cho thấy các khoản chi để trồng cây biếu ông Chung là có.

Cơ quan điều tra nhận định, ông Chung với tư cách là Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, là cán bộ lãnh đạo cao cấp, không đảm bảo tính công minh, liêm chính, vì động cơ cá nhân đã dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, lợi dụng chức vụ, quyền hạn áp đặt, chỉ đạo cấp dưới thực hiện sai trái các quy định của pháp luật.

Nhằm che giấu hành vi phạm tội, bị can đã “ra văn bản một đằng, chỉ đạo miệng một nẻo”. Quá trình điều tra, bị can khai báo quanh co, chối tội, đổ lỗi cho người khác.

Hành vi của ông Chung ngoài việc gây thiệt hại cho UBND TP.Hà Nội để làm lợi bất hợp pháp cho những người thân quen, còn ảnh hưởng đến hoạt động đúng đắn của tổ chức, cá nhân, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín, hình ảnh của UBND TP.Hà Nội, của người đứng đầu thành phố.

Vì vậy, cơ quan điều tra Bộ Công an đề nghị các cơ quan truy tố, xét xử xử lý nghiêm theo quy định pháp luật, đảm bảo tính răn đe và phòng ngừa chung.

 

 

 

No comments:

Post a Comment