NÓI VỚI NGƯỜI CS: CỘNG SẢN VIỆT NAM TỰ HỦY DIỆT?
Tiến Văn
08/09/2024
Radio DLSN
Thưa quí vị đảng viên lão thành cùng các bạn công an, bộ đội thân mến,
Trong những cuộc trà
dư tửu hậu của người Việt hiện nay khi nói về chế độ cộng sản, chúng ta thường
hay nghe được những nhận định có cùng một kết luận: Chế độ này trước sau cũng
chết.
Đứng trước câu hỏi làm
thế nào để chế độ này sớm sụp đổ, nhiều người thường nói với vẻ rất căm hờn
rằng:
“Chúng nó sẽ tự giết
chúng nó, không cần phải ai giết chúng nó cả.”
Thậm chí có người còn
khẳng định một cách dễ dãi rằng:
“Không ai giật được
chế độ này, ngoài chúng nó. Chúng nó sẽ tự giật sập chế độ này.”
Thưa anh chị em và quí
vị, hai câu trả lời này đều không đúng đắn. Hai câu trả lời đều sai vì nó cùng
sai ở vấn đề cơ bản nhất là: người trả lời đã vô tình hoặc cố ý bỏ đi trách
nhiệm của bản thân trước một nhu cầu lớn, có tính chất sống còn của toàn dân
tộc, cũng là của chính bản thân và gia đình người trả lời.
Tuy nhiên, cả hai câu
trả lời trên không sai hoàn toàn. Cả hai câu trả lời, dù sai về cơ bản, nhưng
đều có một phần đúng, đó là: Chế độ cộng sản suy thoái, suy đồi, biến thái trở
thành một hệ thống tự công phá lẫn nhau; các thành phần chóp bu của chế độ trở
thành những đối thủ, kẻ thù không đội trời chung của nhau.
Chỉ cần xem lại các
diễn biến trong đảng Hồ-Tàu, trong chế độ Hà Nội từ vài tháng qua, chúng ta
cũng thấy rõ sự đấu đá, tranh cướp và thâm thù trong giới chóp bu ngày một gia
tăng, quyết liệt. Mặc dù đã cướp được ghế tổng bí thư và được ‘tôn sùng’, song,
Tô Lâm vẫn như đang ngồi trên đống lửa.
Điều gì đã khiến một
kẻ đế vương và lại được ‘tôn sùng’ phải rải người của mình vào những vị trí có
tính chất cảnh vệ trong hệ thống nếu không phải là mối lo nơm nớp sẽ bị ‘thịt’
như chính y đã ‘thịt’ người khác. Đây là một thực trạng đang hiển hiện trong hệ
thống chính trị độc đảng cộng sản tại Hà Nội.
Nhưng dù cho hệ thống
này đang tan rã; dù cho bọn chúng đang đánh giết lẫn nhau, chúng ta cũng không
thể chỉ ngồi không để trông chờ cho chế độ sụp đổ.
Sự thờ ơ, trông chờ,
phó mặc thế sự đều không chỉ là những thái độ tiêu cực, thiếu trách nhiệm xã
hội đáng bị phê phán mà còn là những thái độ không phù hợp để chúng ta có thể
có một chế độ chính trị tốt đẹp.
Một chế độ chỉ có thể
kì vọng là tốt đẹp nếu chế độ đó được sinh ra và dựng nên bởi những khát khao
và hành động tốt đẹp, tích cực của các thành viên trong xã hội.
Cũng như mọi thành quả
tốt đẹp khác, muốn có một chế độ chính trị tốt đẹp, chúng ta buộc lòng phải
tham gia, đóng góp, thậm chí hi sinh.
Nhìn ra những quốc
gia, những dân tộc văn minh, giàu mạnh, dân chủ nhất thế giới, chúng ta đều
thấy nhất mực tất thảy người dân ở các quốc gia, dân tộc đó đều đã phải khổ
công đấu tranh, khổ công tìm tòi, khổ công hi sinh qua nhiều thế hệ để tạo dựng
một chế độ chính trị tốt đẹp.
Thưa quí vị và anh chị
em, không nhìn đâu xa, chỉ cần nhìn sang Hàn Quốc, nơi có hàng trăm ngàn con em
Việt Nam sinh sống, làm thuê, chúng ta cũng thấy để có được chế độ chính trị
dân chủ, tự do, văn minh và giàu có như hôm nay, người dân Hàn Quốc đã phải
kinh qua nhiều năm tháng đấu tranh, hi sinh để thay đổi thậm chí lật đổ lãnh
đạo độc tài, lật đổ chế độ độc đoán nhằm mở đường cho các cải cách đích thực về
dân chủ trong hệ thống chính trị.
Như chúng ta còn nhớ,
vào những năm 1960, Hàn Quốc lúc đó luôn mơ ước có ngày bằng được Sài Gòn, bằng
được Việt Nam Cộng Hòa.
Đáng tiếc thay, sau
hơn nửa thế kỉ, Hàn Quốc không chỉ trở thành một trong những nền dân chủ vững
chắc, giàu mạnh nhất thế giới, mà còn vượt xa Việt Nam, vượt xa Sài Gòn ở mọi
phương diện. Nói một cách ngắn gọn, Hàn Quốc ngày nay là ông chủ, còn Việt Nam,
Sài Gòn chỉ là kẻ làm thuê, ở mướn.
Sao lại có sự thay đổi
lộn ngược như thế?
Thưa quí vị và anh chị
em, có vô số lí do khác nhau, tùy quan điểm, đã đưa đến sự đảo ngược vị thế
giữa Hàn Quốc – Việt Nam. Nhưng có một lí do không ai có thể phản bác. Đó là:
Việt Nam Cộng Hòa, Sài Gòn bị rơi vào tay cộng sản; rơi vào một chế độ chống Mĩ,
chống phương Tây-Dân Chủ.
Trong khi đó, Hàn Quốc
từ khi thành lập chế độ vào năm 1953 đến nay những người cầm quyền luôn thực
tâm học hỏi và gắn bó mật thiết với Mĩ và phương Tây-Dân Chủ cho dù người cầm
quyền, chính quyền có thể chưa dân chủ, chưa đạt được độ dân chủ cao.
Trong khi đó, bọn chóp
bu Hà Nội hoàn toàn không có cái thực tâm đó dù chúng đã bắt tay, đã thiết lập
quan hệ với Mỹ và phương Tây dân chủ.
Hoàng Ân cùng Tiến Văn
tạm biệt và xin hẹn quí vị, quí bạn trong chương trình tuần sau.
08/09/2024
No comments:
Post a Comment