Thursday, April 25, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 25 tháng 04 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Tòa Lâm Đồng tuyên phạt YouTuber Dương Tuấn Ngọc 7 năm tù

Arizona: 11 đảng viên Cộng hòa bị truy tố vì xác nhận sai trái là ông Trump thắng năm 2020

Ân xá Quốc tế: Pháp quyền toàn cầu trên bờ sụp đổ, tiếp tay bởi AI

Nga chống nghị quyết Liên hiệp Quốc do Mỹ soạn về vũ khí hạt nhân trong không gian

Ân xá Quốc tế công bố cáo nhân quyền Việt Nam 2023

Du học sinh Trung Quốc bị Mỹ phạt tù vì đe dọa nhà hoạt động dân chủ

Arizona: 11 đảng viên Cộng hòa bị truy tố vì xác nhận sai trái là ông Trump thắng năm 2020

Biểu tình ủng hộ Palestine ở Đại học Columbia: sinh viên đồng ý tháo dỡ lều trại

Mỹ âm thầm vận chuyển phi đạn ATACMS tầm xa tới Ukraine

Nga ‘phải đẩy lùi quân Ukraine xa hơn’ nếu Mỹ giao tên lửa tầm xa cho Kyiv

 

RFA

Phạm Nhật Vượng hứa thu xếp tài sản tài trợ VinFast thêm 1 tỷ USD

Nữ cán bộ hưu trí bị án hai năm tù với cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ”

UBKTTƯ Đảng CSVN kỷ luật hàng loạt cán bộ lãnh đạo ba tỉnh Vĩnh Phúc, An Giang, Sóc Trăng

Vietnam Airlines lỗ hơn 5.000 tỷ đồng trong năm 2023

Phó Thủ tướng miễn nhiệm chức Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam

Quy định chịu trách nhiệm về sai phạm của cấp dưới có áp dụng cho ông Vương Đình Huệ?

Quân cảng Ream và Kênh đào Funan của Campuchia: nỗi lo lớn đối với Việt Nam

Người dân: Trợ lý bị bắt thì Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ phải rời chức vụ!

Hơn bảy triệu mét khối nước từ Hồ Dầu Tiếng được xả về Sông Vàm Cỏ Đông để đẩy mặn

Việt Nam chi hơn hai tỷ đô la nhập khẩu xăng dầu trong ba tháng đầu năm 2024

Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu dăm gỗ lớn nhất của Việt Nam

Chính phủ Việt Nam muốn tăng sản lượng than để đối phó với tình trạng thiếu điện vào mùa hè

Hạn hán kéo dài khiến khoảng 77.000 trẻ ở Việt Nam không có nước sạch

Thầy giáo Dương Tuấn Ngọc bị tuyên bảy năm tù vì cáo buộc “bôi nhọ lãnh đạo cấp cao”

Từ vụ ông Vương Đình Huệ: còn gì để hy vọng từ một hệ thống hỏng?

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Phúc bị bắt giam do liên quan Tập đoàn Phúc Sơn

Việt Nam không có những thay đổi đáng kể về thực hành nhân quyền trong năm 2023

Gia Lai: 10 người bị bỏ tù vì theo tổ chức của ông Đào Minh Quân

Tướng Trung Quốc lại mạnh tiếng về vấn đề tranh chấp lãnh thổ

 

BBC

Ông Phạm Nhật Vượng tuyên bố không buông bỏ VinFast, dùng tiền túi bơm thêm một tỷ USD

Bầu cử Mỹ 2024: So sánh 10 chính sách lớn của Trump và Biden

Quy định 41 của Bộ Chính trị giúp cán bộ cấp cao 'hạ cánh an toàn'?

Cựu tổng thống Mỹ và diễn viên khiêu dâm: Stormy Daniels là ai và ông Trump đã làm gì?

VinFast bị tập đoàn thép kiện tại Mỹ, khẳng định 'luôn tuân thủ luật pháp'

Trợ lý Phạm Thái Hà bị bắt, ông Vương Đình Huệ có 'chịu trách nhiệm người đứng đầu'?

Nhập cư lậu vào Anh: 10 người Việt mông lung, 5 người khác mất mạng

Việt Nam đấu thầu vàng miếng: Xóa bỏ độc quyền mới giải quyết được vấn đề?

Bắt Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Thái Hà, trợ lý của ông Vương Đình Huệ

Tại sao quân đội Mỹ và VNCH suýt bắn nhau tan nát vào giờ chót?

Quốc hội Việt Nam họp vào ngày 20/5: Có bầu luôn chủ tịch nước?

Hàng chục VĐV Trung Quốc dương tính chất cấm giành huy chương vàng Olympic

Việt Nam

Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan bị tòa tuyên án tử hình

Vạn Thịnh Phát: tuyên án bà Trương Mỹ Lan và 85 bị cáo

Vạn Thịnh Phát: Luật sư phân tích tội danh bà Trương Mỹ Lan bị truy tố

Ông Hun Sen kịch liệt bác bỏ khả năng kênh đào Phù Nam Techo và Ream phục vụ hải quân Trung Quốc

Điện gió ngoài khơi Việt Nam: Nga muốn đầu tư nhưng còn nhiều vướng mắc

Miền Tây khát: 'Nước giờ còn quý hơn vàng'

Ông Tập Cận Bình khuyên ‘người anh em’ Việt Nam sử dụng ‘trí tuệ chính trị’

Ngoại trưởng Vatican thăm Việt Nam, dọn đường cho Giáo hoàng Francis

Vạn Thịnh Phát: Những lãnh đạo nào nên chịu trách nhiệm về vụ án?

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã nói gì với Bắc Kinh?

Miền Tây khát nước sạch giữa mùa hè khốc liệt, Chính phủ Việt Nam khẩn cấp ứng phó

Trung Quốc tuần tra Biển Đông, cảnh báo Việt Nam về việc tham gia 'bè phái'

 

RFI

Mỹ thông báo đã chuyển cho Ukraina tên lửa ATACMS tầm xa

Quân đội Israel và Hezbollah Liban gia tăng oanh kích đối phương

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Kênh Funan Techo : Cam Bốt vuột khỏi Việt Nam, rơi vào tay Trung Quốc

Điều tra Trung Quốc cản trở tiếp cận thị trường thiết bị y tế: Bruxelles bị tố "bảo hộ"

Khẳng định vai trò cột trụ ở châu Âu, Anh - Đức muốn tăng cường hợp tác quân sự

Nhà văn Kim Thúy và những khúc hát “ru” của người tị nạn

Quan hệ Trung Quốc – Châu Phi và nỗi lo sợ choáng váng của phương Tây

Ngoại trưởng Mỹ đến gây sức ép với Trung Quốc nhưng vẫn cố giữ ổn định song phương

Tổng thống Mỹ Biden tuyên bố gởi vũ khí cho Ukraina “ngay từ tuần này”

Ân Xá Quốc Tế : 2023 là năm thụt lùi về nhân quyền, trật tự quốc tế bên bờ sụp đổ

Ba Lan sẵn sàng tiếp nhận vũ khí hạt nhân : Nguy cơ leo thang với Nga

Ukraina dùng drone tấn công các cơ sở năng lượng và nhà máy luyện kim trên lãnh thổ Nga

Liên Âu cấm sản phẩm từ lao động cưỡng bức, Trung Quốc trong tầm ngắm

Chuyến thăm hiếm hoi của một phái đoàn Bắc Triều Tiên tại Iran

Anh ra luật trục xuất di dân sang Rwanda: Tiền lệ ‘‘đáng lo’’ và ‘‘nguy hiểm’’

LHQ muốn một cuộc điều tra quốc tế về các hố chôn tập thể tại một bệnh viện ở Gaza

Quốc tế chỉ trích Anh thông qua luật trục xuất di dân sang Rwanda

(VietnamPlus) - Phim Chuyện nhà Pao tham dự LHP ASEAN 2024 tại Luân Đôn, Anh. Sự kiện diễn ra từ ngày 22 đến 27/04/2024 do Ủy ban ASEAN Luân Đôn (ASEAN London Committee, ALC) tổ chức tại Trường Nghiên cứu Mỹ và phương Đông (SOAS), Đại học Luân Đôn. Phim Chuyện nhà Pao (Story of Pao) của đạo diễn Ngô Quang Hải, nói về cuộc sống của người dân miền tây bắc Việt Nam và vẻ đẹp của vùng cao, được chiếu ngày 26/04.

(Reuters) - Việt Nam : FPT đầu tư 200 triệu đô la xây nhà máy AI sử dụng chip của tập đoàn Mỹ Nvidia. Thông báo của FPT và Nvidia được đưa ra hôm 23/04/2024. FPT cho biết muốn tranh thủ sự hỗ trợ của Nvidia để thúc đẩy nghiên cứu AI tại Việt Nam, nhằm phát triển các ứng dụng và giải pháp AI tại nhà máy trung tâm dữ liệu, bao gồm cả AI tạo sinh và xe tự hành. Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nói với báo giới là theo kế hoạch, FPT sẽ thành lập nhà máy tại Việt Nam và các thị trường tiềm năng khác, trong đó có Nhật Bản và Hàn Quốc. FPT và Nvidia cũng đã ký thỏa thuận đối tác chiến lược toàn diện. FPT có tham vọng đưa Việt Nam thành trung tâm phát triển AI của thế giới.

(Save the Children) - Việt Nam : Khoảng 77.000 trẻ em ở đồng bằng sông Cửu Long bị thiếu nước ngọt vì hạn hán do El Nino. Theo thẩm định được tổ chức Save the Children công bố ngày 24/04/2024, khoảng 73.900 hộ gia đình bị tác động vì hiện tượng này. Ba tỉnh đã ban bố tình trạng khẩn cấp. Nhiều gia đình không có nước ngọt đã phải tranh nhau mua nước với giá cao hơn bình thường. Hạn hán do đợt nắng nóng kéo dài nhiều tuần đã khiến muối thấm vào nguồn nước ngọt ở vựa lúa của Việt Nam. Hiện tại, mức độ xâm nhập mặn chưa nghiêm trọng như năm 2016 khi Việt Nam trải qua đợt hạn hán tồi tệ nhất trong gần 100 năm.

(AFP) - Trung Quốc lại chuẩn bị hứng chịu những cơn mưa như trút nước. Theo dự báo thời tiết, mưa to kéo dài từ tối nay 24 đến thứ Sáu 26/04/2024. Tính từ thứ Năm tuần trước, tại tỉnh Quảng Đông đã có 4 người chết và hơn 100.000 người phải sơ tán vì mưa lũ bất thường tại thời điểm này trong năm. Đài truyền hình Nhà nước Trung Quốc CCTV hôm nay thông báo chính quyền trung ương đã chi 110 triệu quan (14,2 triệu euro) để cứu trợ khẩn cấp người dân các khu vực bị ảnh hưởng tại tỉnh Quảng Đông. 

(Reuters) - Liên Hiệp Châu Âu điều tra về thị trường thiết bị y tế của Trung Quốc. Trong Công Báo ngày 24/04/2024, Ủy Ban Châu Âu cho biết mục đích là nhằm xác định xem các doanh nghiệp châu Âu có được tiếp cận công bằng vào thị trường Trung Quốc không. Đây là cuộc điều tra đầu tiên dựa trên Quy định về Đấu thầu công quốc tế IMPI. Có hiệu lực từ tháng 06/2022, quy định này cho phép Ủy Ban Châu Âu điều tra về những nghi ngờ cản trở thâm nhập thị trường các nước thứ ba. Sau cuộc điều tra khoảng 9 tháng, Bruxelles có thể quyết định hạn chế các nhà chế tạo thiết bị y tế Trung Quốc đấu thầu tại Liên Hiệp Châu Âu.

(AFP) - Kiev chuẩn bị biện pháp buộc nam giới Ukraina trong độ tuổi làm nghĩa vụ quân sự hồi hương. Ngoại trưởng Ukraina Dmytro Kouliba hôm 23/04/2024 khẳng định các công dân Ukraina sinh sống ở nước ngoài cũng phải thực hiện nghĩa vụ với Tổ quốc và bộ Ngoại Giao Ukraina sắp sửa làm rõ những quy định mới về dịch vụ lãnh sự. Thông báo này bị chỉ trích là không hiệu quả và bất hợp pháp. Theo truyền thông Ukraina, hàng chục ngàn người đàn ông trong độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự đã chạy trốn ra nước ngoài để không phải ra mặt trận. Ngoài ra, còn có hàng trăm ngàn người đã ra nước ngoài từ trước khi nổ ra chiến tranh.

(AFP) - Nga bắt một thứ trưởng Quốc Phòng bị nghi ngờ tham nhũng. Tư Pháp Nga hôm nay 24/04/2024 thông báo Timour Ivanov, thứ trưởng Quốc Phòng Nga, bị tạm giam 2 tháng, cho đến ngày 23/06 trong khi chờ xét xử. Đây là vụ bắt giữ hiếm hoi quan chức quốc phòng Nga kể từ khi Putin điều quân xâm lược Nga. Timour Ivanov, thứ trưởng Quốc Phòng Nga, cũng là quan chức cấp cao nhất bị bắt tính từ tháng 02/2022. Timour Ivanov bị nghi nhận hối lộ quy mô lớn, một tội danh có thể bị kết án tới 15 năm.

(CNews) - Pháp : Nhân viên không lưu đình công, nhiều chuyến bay bị hủy. Ngày 24/04/2024, Tổng cục Hàng không Dân dụng Pháp (DGAC) cho biết hoạt động hàng không gần như tê liệt ngày 25/04, cụ thể tại Paris, 75% chuyến bay ở sân bay Orly, 65% ở sân bay Roissy-Charles de Gaulle bị hủy, tương tự 65% ở Marseille, 70% ở Nice, 60% ở Toulouse. Nghiệp đoàn Không lưu Quốc gia (SNCTA) và nhiều nghiệp đoàn khác kêu gọi đình công vì các cuộc đàm phán về tái tổ chức hoạt động kiểm soát không lưu đã bị thất bại. Hoạt động hàng không cũng có thể bị xáo trộn trong ba ngày 9, 10 và 11/05 tới.

(AFP) - Pháp : Những thực phẩm không sử dụng hết trong kỳ Thế Vận Hội và Thế Vận Hội cho người khuyết tật sẽ được chuyển cho các hiệp hội thiện nguyện. Kế hoạch chống lãng phí thực phẩm được ban tổ chức Olympic Paris 2024 thông báo hôm nay 24/04/2024. Ban tổ chức Thế Vận Hội Paris 2024 đã ký thỏa thuận với 3 hiệp hội cứu trợ thực phẩm lớn. Theo dự kiến, sẽ có gần 13 triệu bữa ăn và suất ăn nhẹ được phục vụ tại các địa điểm thi đấu và làng Olympic.

(AFP) - Môi trường : Các nhà đàm phán lại tập trung về Ottawa, Canada, để bàn thảo về hiệp ước chống ô nhiễm nhựa. Đây sẽ là hiệp ước thế giới đầu tiên về chống rác thải nhựa. Vòng đàm phán lần này mở ra hôm qua 23/04/2024. Mục tiêu được đề ra hồi năm 2022 là từ nay đến cuối năm 2024 sẽ đúc kết được văn bản hiệp ước với các biện pháp cụ thể. Chủ tịch Ủy ban đàm phán quốc tế của Cơ quan Môi trường LHQ, Luis Valdivieso, hôm 23/04 trong phát biểu khai mạc phiên thảo luận mở nhấn mạnh hiệp ước sẽ dẫn dắt các hành động và sự hợp tác quốc tế quan trọng vì một thế giới không bị ô nhiễm nhựa.

(AFP) - Mỹ : 133 sinh viên bị bắt ở New York sau các cuộc biểu tình phản chiến ở Gaza. Tuy nhiên, ngày 23/04/2024, cảnh sát New York cho biết số sinh viên bị bắt trước cửa Đại học New York nổi tiếng (NYU) trong đêm trước đó đã được trả tự do. Những ngày gần đây, phong trào biểu tình và tọa kháng để đòi chấm dứt của chiến của Israel ở Gaza đã bùng lên trở lại ở nhiều trường đại học Mỹ. Khoảng một trăm sinh viên ủng hộ Palestine đã bị bắt vào tuần trước tại Đại học Columbia, cũng ở New York và chính chủ tịch của trường đã yêu cầu cảnh sát can thiệp. 

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin tức: Thứ Năm 25-04-2024.

1/ ÂN XÁ QUỐC TẾ CHỈ TRÍCH TÌNH HÌNH NHÂN QUYỀN TẠI VN TRONG NĂM 2023.

Vào hôm 23/4, tổ chức Ân xá Quốc tế công bố báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam vào năm 2023, với nhận định là “giới bất đồng chính kiến tiếp tục bị đàn áp, các nhà báo và người bảo vệ nhân quyền bị bỏ tù, quyền tự do biểu đạt của họ bị xâm phạm”.

Tổ chức bảo vệ nhân quyền có trụ sở tại London cũng ghi nhận việc bạo quyền Việt Nam ngày càng mở rộng mạng lưới giám sát của mình, với việc xử dụng phần mềm gián điệp để nhắm mục tiêu vào những người chỉ trích chế độ.

Báo cáo cho biết là kể từ khi Việt Nam tuyên bố ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền Liên Hiệp Quốc vào tháng 2/2021 và sau đó đắc cử cho đến nay, hàng chục nhà báo độc lập và giới lãnh đạo các tổ chức phi chính phủ, người bảo vệ nhân quyền và nhiều người khác “đã bị bắt giam một cách tự tiện”.

Thậm chí việc ông Võ Văn Thưởng lên thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc trong chiếc ghế chủ tịch nước vào tháng 3/2023 cũng không khiến tình hình nhân quyền của Việt Nam được cải thiện, theo nhận định trong báo cáo.

Báo cáo điểm lại các vụ bắt giữ và truy tố trong thời gian qua gồm nhà báo Nguyễn Lân Thắng và các nhà đấu tranh Trương Văn Dũng, Bùi Tuấn Lâm, Đường Văn Thái.

Liên quan đến án tử hình tại Việt Nam, Ân xá Quốc tế nhận định là số liệu về các vụ tử hình và án tử hình vẫn được coi là bí mật quốc gia nhằm ngăn cản sự giám sát độc lập. Tuy nhiên có ít nhất hai trường hợp bị tử hình hoặc sắp bị tử hình như vụ ông Nguyễn Văn Chưởng và Lê Văn Mạnh.

Trước đây, báo chí lề đảng Việt Nam đã nhiều lần bác bỏ các báo cáo của Ân xá Quốc tế, cho rằng tổ chức này “xuyên tạc” về tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Trong một bài xã luận gần đây, tờ Công an vẫn tiếp tục nhấn mạnh là Việt Nam đã và đang thực hiện nghiêm túc các nghĩa vụ đối với các công ước quốc tế về quyền con người.

VOA

2/ HẠN HÁN KÉO DÀI KHIẾN HƠN 77 NGÀN TRẺ EM VN THIẾU NƯỚC SẠCH.

Gần 74 ngàn gia đình với khoảng 77 ngàn trẻ tại đồng bằng sông Cửu Long đã không có nước sạch sau nhiều tuần nắng nóng và hạn mặn kéo dài tại vựa lúa lớn nhất nước, theo thống kê của tổ chức Save The Children cho biết vào hôm qua 24/4.

Cho đến lúc này, có 3 tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long đã tuyên bố tình trạng khẩn cấp do hạn hán và nhiễm mặn cao hơn so với mức trung bình của các năm trước, mặc dù không đến mức như năm 2016 khi Việt Nam phải trải qua đợt hạn hán nặng nề nhất trong vòng gần 100 năm.

Nguyên nhân của đợt hạn hán lần này được xác định là do hiện tượng El Nino, gây ảnh hưởng đến các điều kiện khí hậu. Hạn hán nghiêm trọng đã khiến nhà nước Việt Nam phải thúc giục nông dân thu hoạch lúa sớm.

Đồng bằng sông Cửu Long là nơi có tỷ lệ nghèo đói ở giới trẻ cao nhất nước, và đây là khu vực phụ thuộc phần lớn vào nông nghiệp và nghề cá. Nhiều gia đình ở khu vực này hiện đang thiếu nước ngọt trầm trọng và phải mua nước với giá cao, trong khi nhà nước VN dự báo hạn hán sẽ còn tiếp tục đến tháng 5 tới đây.

Tổ chức Save The Children hiện đang trợ giúp cho khoảng 700 gia đình ở tỉnh Cà Mau bao gồm khoảng 1400 trẻ em.

RFA

3/ VN MUỐN NHẬP THÊM THAN ĐÁ ĐỂ ĐỐI PHÓ VỚI TÌNH TRẠNG THIẾU ĐIỆN.

Bạo quyền Việt Nam đang thúc giục gia tăng sản lượng than đá lên mức tối đa để cung cấp cho các nhà máy nhiệt điện nhằm đối phó với tình trạng thiếu điện có thể xảy ra vào mùa hè tới, đặc biệt là ở miền Bắc.

Các tỉnh miền Bắc đã phải hứng chịu tình trạng thiếu điện vào mùa hè năm ngoái khi các nhà máy thủy điện không đủ nước. Năm nay, Việt Nam đang phải đối phó với tình trạng nắng nóng và hạn hán kéo dài. Tại một số nơi nhiệt độ đã lên đến 40 độ C vào tháng 4, cao nhất trong tháng kể từ năm 2016, theo số liệu của cơ quan khí tượng quốc gia.

Trong khi đó, mực nước trong các hồ chứa nước đã giảm 25%, gây ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy thủy điện. Nắng nóng sẽ làm tăng nhu cầu xử dụng điện lên 13% trong tháng 5 và tháng 7 so với năm ngoái. Nhà cầm quyền cũng đã yêu cầu các nhà sản xuất và các gia đình áp dụng các biện pháp tiết kiệm điện vào giờ cao điểm.

Việt Nam hiện cũng phải nhập điện từ Trung Cộng để đáp ứng nhu cầu điện. Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ nâng mức nhập cảng điện từ Trung Cộng lên tới 60%, cao hơn mức kế hoạch.

RFA

4/ QUÂN NỔI DẬY MIẾN ĐIỆN PHẢI RÚT LUI KHỎI THỊ TRẤN VỪA CHIẾM ĐƯỢC.

Nhóm nổi dậy ở Miến Điện đã phải rút lui khỏi một thị trấn dọc biên giới với Thái Lan sau cuộc phản công dữ dội của tập đoàn quân phiệt vốn đã mất các địa điểm giao thương quan trọng vào tay quân kháng chiến, theo tiết lộ của một quan chức vào hôm qua 24/4.

Liên minh Quốc gia Karen (KNU) đã ‘rút lui tạm thời’ khỏi thị trấn Myawaddy, sau khi quân đội Miến Điện phản công tại vùng đất chiến lược quan trọng này. Đây là thị trấn có mối giao thương với Thái Lan, có trị giá hơn 1 tỷ Mỹ kim mỗi năm. Tuy nhiên một phát ngôn nhân của KNU cho biết là quân KNU sẽ tiêu diệt các binh sĩ của tập đoàn quân phiệt Miến Điện gửi đến Myawaddy.

Cuộc ciao tranh đã bùng phát mới đây vào ngày 20/4 ở Myawaddy, khiến 3 ngàn thường dân phải tháo chạy trong một ngày khi quân nổi dậy mở cuộc truy quét các binh sĩ Miến Điện bị mắc kẹt tại một cửa ải biên giới.

Vào hôm qua 24/4, Thái Lan cho biết giao tranh đã giảm bớt và họ hy vọng sẽ mở lại cửa ải này.  Họ cho biết hầu hết thường dân đã về nhà.

Các hình ảnh đăng trên một số mạng xã hội ủng hộ tập đoàn quân phiệt cho thấy một số binh lính giương cờ Miến Điện tại một căn cứ quân sự mà quân nổi dậy đã kiểm soát chỉ vài ngày trước đó. Tập đoàn quân phiệt Miến Điện đã phản công nhằm chiếm lại thị trấn Myawaddy nhờ sự tiếp tay của lực lượng dân quân trong khu vực này.

VOA

VNThoibao

 

VNTB – Ủy ban Kiểm tra Trung ương lại thông báo ‘trảm’ quan chức Vĩnh Phúc

VNTB – 49 năm rồi mắt vẫn cay

VNTB – Tổng giám đốc Tổng Công ty Khánh Việt tự tử vì sợ tù tội?

VNTB – Ai tiếp tay hải tặc thu tiền bảo kê ngư dân?

VNTB – Vàng đấu thầu ế khách

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Viện trợ Ukraine nhìn từ góc độ lịch sử

Cuộc đàm phán đáng lẽ đã kết thúc Chiến tranh Ukraine (P1) Không riêng gì Mỹ, Trung Quốc cũng lo lắng về mạng xã hội

 

Báo Tiếng Dân

Vụ trợ lý ông Vương Đình Huệ: Tin đồn đi trước, tin thật đi sau (Phần 2)24/04/2024

 

Thuy My

Dương Quốc Chính - Lá thư tuyệt mệnh của tù nhân dự khuyết

Lê Xuân Nghĩa - Ukraine cần giải quyết ba vấn đề nội tại cơ bản nếu muốn giành chiến thắng

Lê Nguyễn - Mấy kỷ niệm về một đoạn đời sau tháng Tư 1975 (10)

Võ Khánh Tuyên - Hạng ruồi

Nguyễn Hoài Bắc - Ngày lạ !

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 24.04.2024

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 791, 24-04-2024

Lê Học Lãnh Vân - Người đi, kẻ ở...

Nguyễn Đình Bổn - Góc tối việc cưỡng ép hoặc trao đổi tình dục!

Mai Quốc Ấn - Bức tử Cửu Long

Cù Mai Công - Chặt bỏ hơn 400 cây làm Metro 2 ở TPHCM

Mai Quốc Việt - Cớ gì rước tượng cũ Lê Nin về dựng ?

Hoàng Nguyên Vũ - Du lịch chảnh, hãng hàng không lạnh lùng, vé cao dân chịu?

Mai Bá Kiếm - Đã là kẻ chiến thắng thì không cần phải "nổ"

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

Chiến tranh Nga – Ukraina và chiến lược công nghiệp quân sự 25/04/2024

Đã là kẻ chiến thắng thì không cần phải “nổ” 25/04/2024

Bàn một chút về Dân chủ và Pháp quyền! 25/04/2024

Cử tri phản ảnh ‘hải tặc’ bao chiếm mặt biển, phải chia đôi mới cho đánh bắt 25/04/2024

Đi tu để làm gì? 24/04/2024

Kênh đào Phù Nam – Techo có thể ‘rút’ mất 30% lượng nước chảy về sông Hậu 24/04/2024

Cái chết dần dần của sông Mekong 24/04/2024

Ngoại giao Mỹ: Việt Nam đàn áp nhân quyền xuyên quốc gia 24/04/2024

Kỷ luật – Bắt nhốt… nhiều quá? 24/04/2024

Xem lại cho vui… 24/04/2024

Bà Trương Mỹ Lan nên phải chết hay nên được sống? 23/04/2024

Quốc hội Mỹ thông qua gói viện trợ gần 61 tỷ đô la cho Ukraine 23/04/2024

Xây dựng “nông thôn mới” 23/04/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Cựu giám đốc CDC Tiền Giang cùng thuộc cấp hầu tòa vì nhận hơn 2 tỷ

Nhật Huy/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/cuu-giam-doc-cdc-tien-giang-cung-thuoc-cap-hau-toa-vi-nhan-hon-2-ty-post1471884.html

Thứ năm, 25/4/2024 15:30 (GMT+7)

Cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tiền Giang cùng thuộc cấp bị cáo buộc nhận “lại quả” từ Công ty Việt Á trên 2 tỷ đồng.

Sáng 25/4, TAND tỉnh Tiền Giang mở phiên tòa xét xử cựu Giám đốc CDC tỉnh Tiền Giang - Nguyễn Ngọc Chơn - cùng 3 thuộc cấp, gồm: Võ Thanh Bình (cựu Trưởng khoa xét nghiệm CDC), Triệu Vương Tuyền (dược sĩ) và Đặng Minh Uy (nhân viên khoa xét nghiệm) cùng về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Theo cáo trạng, từ tháng 6-9/2021, dịch Covid-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bùng phát và diễn biến phức tạp. Với vai trò giám đốc CDC Tiền Giang, ông Chơn đã chỉ đạo cấp dưới lập thủ tục tạm ứng test xét nghiệm Covid-19, sau đó lập thủ tục hợp thức toàn bộ hồ sơ trúng thầu cho Công ty Việt Á, gây thiệt hại cho ngân sách Nhà nước hơn 7 tỷ đồng.

Sau khi CDC Tiền Giang thanh toán tiền gói thầu cho Công ty Việt Á hơn 11 tỷ đồng, bản thân ông Chơn, Bình, Tuyền và Uy không thỏa thuận trước, nhưng được Công ty Việt Á chi "tiền % hoa hồng" ngoài hợp đồng, với tổng số tiền trên 2 tỷ đồng.

Theo cáo trạng, Nguyễn Ngọc Chơn với vai trò đứng đầu, chỉ đạo việc ứng trước kit xét nghiệm Covid-19, hợp thức hóa hồ sơ thầu nhằm sai quy định, sau đó được Công ty Việt Á "lại quả" 450 triệu đồng.

Triệu Vương Tuyền với vai trò đồng phạm, trực tiếp làm thủ tục hợp thức hóa toàn bộ hồ sơ thầu, được Việt Á chi riêng 420 triệu đồng

Ông Võ Thanh Bình với vai trò giúp sức, không thực hiện đúng nhiệm vụ, ký tên trên các tài liệu (thực tế không họp) để hợp thức hóa hồ sơ thầu, và nhận của Việt Á số tiền 375 triệu đồng.

Còn Đặng Minh Uy với vai trò giúp sức, đã chủ động liên hệ xin bảng báo giá kit xét nghiệm, sau đó đề xuất mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á, chuyển báo giá cho Tuyền làm thủ tục mượn kit xét nghiệm, hồ sơ thầu và được nhận 782 triệu đồng từ Việt Á.

Tháng 5/2022, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Tiền Giang bắt tay điều tra "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng” xảy ra tại CDC Tiền Giang.

Tháng 6/2022, các bị cáo trên đến Cơ quan CSĐT nộp đơn trình báo và xin nộp lại toàn bộ số tiền hơn 2 tỷ đồng đã "nhận ngoài" từ Công ty Việt Á.

Dự kiến, phiên tòa diễn ra trong 2 ngày 25-26/4/2024.

 

Bắt giam thêm một phó chủ tịch TP Long Xuyên trong vụ giám đốc tự tử

Nhật Huy/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/bat-giam-them-mot-pho-chu-tich-tp-long-xuyen-trong-vu-giam-doc-tu-tu-post1471875.html

Thứ năm, 25/4/2024 13:20 (GMT+7)

Phó chủ tịch UBND TP Long Xuyên (An Giang) Đào Văn Ngọc bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Đây là phó chủ tịch UBND TP Long Xuyên thứ 2 bị khởi tố, tạm giam liên quan vụ án này.

Ngày 25/4, nguồn tin của Tiền Phong cho biết Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Đào Văn Ngọc - Phó chủ tịch UBND TP Long Xuyên, do liên quan vụ án "vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất", xảy ra trên địa bàn.

Cùng ngày, cơ quan điều tra cũng tiến hành khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Ngọc.

Liên quan vụ án trên, trước đó, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang tống đạt quyết định khởi tố bị can, tạm giam với ông Nguyễn Bảo Sinh (48 tuổi) - Phó chủ tịch UBND TP Long Xuyên.

Quá trình điều tra xác định ông Sinh đã ký 5 quyết định giao đất làm nhà ở cho những người không thuộc trường hợp tái định cư.

Ông Sinh cũng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 3 hộ không đúng đối tượng tái định cư. Ngoài ra, ông Sinh ký cấp đất không đúng đối tượng được tái định cư, ký sai quy định cho 13 hộ dân khác.

Ngoài ông Ngọc, ông Sinh, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang đã khởi tố, tạm giam ông Huỳnh Lê Phong (61 tuổi) - nguyên Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Long Xuyên với cùng tội danh.

Cùng bị khởi tố, bắt tạm giam có: Nguyễn Thanh Phong (36 tuổi) - cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Long Xuyên; Nguyễn Thiện Thanh (48 tuổi) - cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Long Xuyên.

Cơ quan điều tra xác định từ năm 2019, ông Võ Văn Trung lợi dụng chức vụ là phó giám đốc và Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Long Xuyên để làm hồ sơ khống, cấp sai quy định 5 thửa đất ở, do trung tâm này quản lý. Sau khi có 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân đã bán 2 thửa lần 1 với giá 7,2 tỷ đồng, bán lần 2 với giá 11,5 tỷ đồng.

Qua thanh tra phát hiện sai phạm, tháng 7/2022, Thanh tra TP Long Xuyên chuyển kiến nghị khởi tố đến công an cùng cấp thụ lý. Tháng 8/2022, người thân phát hiện ông Võ Văn Trung chết trong tư thế treo cổ tại vườn nhà.

 

Trẻ 2 tháng tuổi ở Bình Dương tím tái sau tiêm vaccine

Nguyễn Thuận

https://lifestyle.znews.vn/tre-2-thang-tuoi-o-binh-duong-tim-tai-sau-tiem-vaccine-post1472311.html

Thứ năm, 25/4/2024 15:20 (GMT+7)

Sau 15 phút tiêm và uống vaccine 6 trong 1, bé gái 2 tháng tuổi có dấu hiệu tím tái, được đặt nội khí quản để hỗ trợ thở.

Trao đổi với Tri Thức - Znews trưa 25/4, ông Huỳnh Minh Chín, Phó giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Dương, cho biết trên địa bàn thị xã Bến Cát vừa ghi nhận trường hợp bé gái L.A.N., 2 tháng tuổi, ngụ Bình Dương sốc phản vệ sau tiêm vaccine 6 trong 1.

Cụ thể, theo báo cáo nhanh của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Bình Dương (CDC Bình Dương), vào sáng cùng ngày, bé N. được gia đình đưa đến Trung tâm tiêm chủng TNT Bến Cát (phường Mỹ Phước, thị xã Bến Cát) để tiêm ngừa vaccine 6 trong 1. Qua sàng lọc, sức khoẻ của bé ổn định nên được tiêm.

Khoảng 15 phút sau, trẻ tím tái, được tiêm 1/4 ống Adrenalin và đặt nội khí quản truyền dịch tại một bệnh viện gần đó, nhưng trẻ ngày càng tím hơn, da niêm nhợt. Sau đó trẻ được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương để tiếp tục điều trị.

Sau khi nắm bắt tình hình, Sở Y tế tỉnh Bình Dương lập tức tiến hành các biện pháp cần thiết để xử lý. Đồng thời, Sở đã phát đi chỉ đạo khẩn cấp đến CDC Bình Dương và Trung tâm Y tế dự phòng thị xã Bến Cát để tiến hành giám sát, điều tra, phân tích và đánh giá nguyên nhân của sự cố này theo đúng quy định của Bộ Y tế.

Để đảm bảo sức khỏe và tính mạng của bé gái, Sở Y tế Bình Dương cũng đã chỉ đạo cho Bệnh viện Đa khoa Mỹ Phước và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Dương tổ chức cấp cứu và điều trị cho bé một cách tốt nhất có thể. Đảm bảo mọi biện pháp y tế cần thiết được thực hiện để ổn định tình trạng sức khỏe của bé.

Đến nay, sức khỏe của trẻ tiến triển hơn ngày hôm qua nhưng tiên lượng vẫn dè dặt. Hiện các bác sĩ tập dần cho bé làm quen với tự hô hấp, để cai máy thở và giảm liều vận mạch.

"Sự việc này đã khiến cho cộng đồng lo ngại, đặt ra nhiều câu hỏi về an toàn của vaccine và quy trình tiêm chủng", ông Chín nói.

Lãnh đạo ngành y tế tỉnh Bình Dương nhấn mạnh đã chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tiếp tục phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế có liên quan để điều tra và đưa ra các biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Đồng thời, các đơn vị triển khai nhiều phưng pháp nhằm nâng cao ý thức của cộng đồng về tầm quan trọng của việc tiêm chủng đối với sức khỏe.

Khởi tố người phụ nữ chửi bới thẩm phán, gây rối tại tòa

NGỌC TRINH - HOÀI THƯƠNG

https://tuoitre.vn/khoi-to-nguoi-phu-nu-chui-boi-tham-phan-gay-roi-tai-toa-20240425153728657.htm

25/04/2024 16:06 GMT+7

Người phụ nữ 45 tuổi ở Tiền Giang bị cơ quan công an khởi tố và bắt giam vì vào Tòa án nhân dân huyện Châu Thành gây rối trật tự công cộng.

Ngày 25-4, thông tin từ Công an huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cho biết đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và thi hành lệnh bắt tạm giam bà Nguyễn Thị Đầm (45 tuổi, ngụ xã Tam Hiệp, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) về tội "gây rối trật tự công cộng".

Theo điều tra ban đầu, khoảng 9h ngày 3-1, bà Đầm đi cùng mẹ nuôi là bà Nguyễn Thị Loan đến Tòa án nhân dân huyện Châu Thành để giải quyết vụ án tranh chấp yêu cầu bồi thường thiệt hại về tài sản, vụ án có bà Loan là bị đơn.

Tại đây, bà Đầm đến hỏi thẩm phán lý do mời bà Loan và lý do đo đất của bà Loan. Thời điểm này bà Đầm chưa được bà Loan ủy quyền trong vụ án dân sự này mà chỉ ủy quyền trong vụ án khác đã được giải quyết xong trước đó.

Bà Loan và bà Đầm nói chuyện với thẩm phán được vài câu thì bà Đầm có lời lẽ lớn tiếng nên thẩm phán mời họ ra về. 

Bà Đầm không ra về mà la lối, chửi lớn tiếng bằng nhiều lời lẽ thô tục, đồng thời dùng tay chỉ vào mặt thẩm phán, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của thẩm phán, gây mất an ninh trật tự tại tòa.

Dù được cán bộ bảo vệ đến nhắc nhở nhưng bà Đầm không chấp hành mà vẫn tiếp tục chửi, kéo dài khoảng 4 phút. Bà Đầm còn tự dùng điện thoại di động quay lại sự việc.

Tại thời điểm trên, trong phòng có nhiều cán bộ khác đang làm việc, đối diện là phòng xử án đang diễn ra phiên tòa xét xử vụ án hình sự. Khi rời khỏi phòng làm việc của thẩm phán, trên đường đi từ phòng đến cổng tòa án, bà Đầm tiếp tục chửi lớn tiếng.

Trước đó, ngày 23-12-2023, thư ký tòa thực hiện tống đạt các văn bản tố tụng và giấy mời cho bà Loan liên quan đến vụ án dân sự trên nhưng bà Loan không nhận (bà Loan trình bày lý do là không biết chữ). 

Khi thư ký đến UBND xã làm thủ tục niêm yết thì bà Loan kêu Đầm đến UBND xã xem giúp, sau khi được thư ký đưa xem thông báo thụ lý thì bà Đầm xé bỏ, ném vào người thư ký.

 

Nhận 'lại quả' của Việt Á nhưng 4 bị cáo ở CDC Tiền Giang được miễn hình phạt

HOÀI THƯƠNG

https://tuoitre.vn/nhan-lai-qua-cua-viet-a-nhung-4-bi-cao-o-cdc-tien-giang-duoc-mien-hinh-phat-20240425170340503.htm

25/04/2024 17:32 GMT+7

Ông Chơn là cựu giám đốc CDC Tiền Giang, cùng 3 thuộc cấp của mình đã được Công ty Việt Á chi "lại quả" ngoài hợp đồng với tổng số tiền trên 2 tỉ đồng.

Sau một ngày xét xử, chiều 25-4, Tòa án nhân dân tỉnh Tiền Giang đã tuyên miễn hình phạt cho bị cáo Nguyễn Ngọc Chơn - cựu giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Tiền Giang - cùng 3 đồng phạm là Võ Thanh Bình (nguyên trưởng khoa xét nghiệm CDC), Triệu Vương Tuyền (cán bộ dược sĩ) và Đặng Minh Uy (nhân viên khoa xét nghiệm) về tội "vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng".

Hội đồng xét xử nhận định quá trình điều tra và tại phiên tòa các bị cáo thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải, có thành tích xuất sắc trong công tác và trong phòng chống dịch COVID-19, tự nguyện nộp lại số tiền "lại quả", phạm tội lần đầu, gia đình có công với cách mạng.

Xét thấy bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, nên hội đồng xét xử đã tuyên miễn hình phạt cho cả 4 bị cáo.

Về phần trách nhiệm dân sự, số tiền thiệt hại ngân sách nhà nước hơn 7 tỉ đồng đã được giải quyết tại bản án hình sự sơ thẩm số 29 ngày 12-1-2024 của TAND TP Hà Nội, nên hội đồng xét xử không xem xét.

Đồng thời tuyên tịch thu sung công quỹ nhà nước số tiền hơn 2 tỉ đồng các bị cáo nhận của Công ty Việt Á.

Theo cáo trạng, từ tháng 6 đến tháng 9-2021, dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang bùng phát và diễn biến phức tạp. 

CDC Tiền Giang được giao bổ sung kinh phí số tiền hơn 31 tỉ đồng để thực hiện công tác phòng, chống dịch, mua sắm thiết bị, hóa chất để triển khai xét nghiệm.

Với vai trò giám đốc CDC Tiền Giang, ông Chơn đã chỉ đạo các cán bộ CDC Tiền Giang lập thủ tục xin tạm ứng trước kit xét nghiệm COVID-19, sau đó lập thủ tục hợp thức toàn bộ hồ sơ thầu nhằm mục đích cho Công ty cổ phần thương mại - sản xuất và dịch vụ Việt Á (gọi tắt Công ty Việt Á) trúng thầu, gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước số tiền hơn 7 tỉ đồng.

Theo đó, tổng số tiền CDC thanh toán mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á sản xuất là hơn 11 tỉ đồng. 

Sau khi CDC Tiền Giang thanh toán tiền gói thầu, bản thân ông Chơn, Bình, Tuyền và Uy không thỏa thuận trước, nhưng được Công ty Việt Á chi "hoa hồng" ngoài hợp đồng với tổng số tiền là trên 2 tỉ đồng.

Vụ Thuduc House: Cựu cục phó Cục Thuế TP.HCM nói đứng trước tòa là 'nỗi đau tột cùng'

KHẮC HIẾU

https://tuoitre.vn/vu-thuduc-house-cuu-cuc-pho-cuc-thue-tp-hcm-noi-dung-truoc-toa-la-noi-dau-tot-cung-20240425164625753.htm

25/04/2024 17:58 GMT+7

Cựu cục phó Cục Thuế TP.HCM nói đứng trước tòa với tư cách bị cáo là nỗi đau tột cùng của bản thân và gia đình.

Chiều 25-4, Tòa án nhân dân cấp cao tại TP.HCM tiếp tục phiên phúc thẩm đối với 43/67 bị cáo có kháng cáo trong vụ án xảy ra tại Công ty cổ phần Phát triển nhà Thủ Đức (Thuduc House), Cục Thuế TP.HCM và các đơn vị khác.

 

 

Hỗ trợ thu hồi thêm 20 tỉ đồng

Tại tòa, luật sư Lý Trung Dung (Đoàn luật sư TP.HCM) bào chữa cho bà Nguyễn Thị Bích Hạnh (cựu cục phó Cục Thuế TP.HCM) đã cung cấp một số tình tiết giảm nhẹ mới ở giai đoạn phúc thẩm.

Cụ thể, luật sư Dung cho rằng toàn bộ số tiền 365 tỉ hậu quả của vụ án đã được khắc phục. Ngoài việc phối hợp hỗ trợ thu hồi số tiền thiệt hại, bà Hạnh còn chỉ đạo các phòng ban nghiệp vụ rà soát, kiểm tra và xử lý số thuế của Công ty Thuduc House.

Theo đó, bà Hạnh hỗ trợ truy thu thuế, không gây thất thoát số tiền thuộc về ngân sách nhà nước. Bà Hạnh còn nỗ lực kiểm tra, rà soát thu hồi thêm 20 tỉ đồng từ Thuduc House.

Ngoài ra, bà đã vận động gia đình nộp khắc phục thêm 30 triệu đồng.

"Trong vụ án, bà Hạnh không vụ lợi và thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo quy định về việc hoàn thuế theo cách hiểu, hướng dẫn của Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế từng thời kỳ", luật sư Dung nói thêm.

Theo đó, luật sư Dung đề nghị hội đồng xét xử xem xét lượng hình khoan hồng cho thân chủ của mình.

Được nói lời sau cùng tại tòa, bà Hạnh nói bản thân vào ngành thuế sau tốt nghiệp đại học. Trong quá trình cống hiến đã đạt nhiều danh hiệu thi đua, luôn thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và cấp trên.

Bà Hạnh cho rằng trước thủ đoạn tinh vi của doanh nghiệp, mình và đồng nghiệp phải "lăn lộn", thực hiện nhiều biện pháp chưa có tiền lệ để tìm ra sai phạm.

"Đứng với tư cách bị cáo là nỗi đau tột cùng. Với truyền thống cách mạng gia đình, đứng đây và vướng vào vòng lao lý, bị cáo thật sự không chịu nổi", bà Hạnh nói.

Theo đó, bà Hạnh mong được hội đồng xét xử lượng hình khoan hồng.

 

 

Đề nghị hủy bỏ quyết định của án sơ thẩm

Tại phiên tòa, luật sư Phan Trung Hoài (Đoàn luật sư TP.HCM) đã bày tỏ quan điểm bảo vệ quyền lợi cho ông Lê Trọng Đại (42 tuổi, ngụ quận 3). Trước đó, ông Đại kháng cáo nội dung liên quan đến trách nhiệm số tiền 116,6 tỉ đồng bị cấp sơ thẩm buộc bản thân nộp lại.

Cụ thể, nhận định, quyết định bản án sơ thẩm của Tòa án nhân dân TP.HCM nêu: "Giao Cục Thi hành án dân sự TP.HCM thu hồi số tiền 116,6 tỉ đồng từ ông Lê Trọng Đại để chuyển về tài khoản của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an (Cục C03) để đảm bảo cho việc xử lý khi bắt được Trịnh Tiến Dũng".

Theo kháng cáo, ông Lê Trọng Đại cho rằng được Tòa án nhân dân TP.HCM triệu tập tham gia phiên tòa sơ thẩm với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Vì lý do khách quan phải giải quyết công việc đột xuất của gia đình tại huyện Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, vào ngày 26-5-2023, ông Lê Trọng Đại đã làm đơn xin vắng mặt gửi hội đồng xét xử sơ thẩm.

Trong quá trình xét xử sơ thẩm, hội đồng xét xử và đại diện viện kiểm sát không tiến hành xét hỏi và kết luận của đại diện viện kiểm sát không yêu cầu ông Lê Trọng Đại phải nộp số tiền 116,6 tỉ nhưng hội đồng xét xử lại nhận định và quyết định như trên.

Mặt khác, luật sư Hoài cho biết ông Đại và vợ là bà Nguyễn Thị Thơm đã được cơ quan điều tra mời, lập biên bản làm việc về mối quan hệ giao dịch vay mượn tiền với ông Trịnh Tiến Dũng (vai trò chủ mưu vụ án).

Qua đó xác định không đủ căn cứ xử lý đối với ông Đại về tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới. Cáo trạng đã nêu tách ra để tiếp tục điều tra với nội dung giao dịch của ông Đại.

Luật sư Hoài đề nghị hội đồng xét xử xem xét nội dung kháng cáo, hủy bỏ đối với nhận định, quyết định của án sơ thẩm xoay quanh số tiền nêu trên.

 

Một Việt kiều mất ở TP.HCM, hơn 3 tháng chưa xong thủ tục khai tử

ÁI NHÂN

https://tuoitre.vn/mot-viet-kieu-mat-o-tp-hcm-hon-3-thang-chua-xong-thu-tuc-khai-tu-20240425155517836.htm

25/04/2024 17:08 GMT+7

Đến nay hơn 3 tháng kể từ khi một Việt kiều mất, mà đại diện gia đình chưa được giải quyết thủ tục khai tử do các cơ quan chức năng ở TP.HCM chỉ qua chỉ lại.

Đó là hoàn cảnh bối rối của gia đình ông T.H.T. (74 tuổi), khi hơn 3 tháng qua vẫn chưa hoàn tất thủ tục đăng ký khai tử, trong khi cơ quan chức năng chỉ qua chỉ lại.

Rắc rối khai tử cho Việt kiều

Ông T. là Việt kiều và vẫn sinh sống, thường trú tại TP Thủ Đức. Ông có quốc tịch nước ngoài và quốc tịch Việt Nam, có đầy đủ giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam do cơ quan chức năng Việt Nam cấp.

Dịp Tết Nguyên đán 2024, ông T. đi thăm các bạn ở quận 3 (TP.HCM). Ông nghỉ lại một căn nhà ở quận 3 và được phát hiện mất tại đây vào ngày 21-1-2024.

Ngày 23-1-2024, Công an quận 3 cấp giấy xác nhận về việc ông T. tử vong với nguyên nhân ban đầu là do bệnh lý. Xác nhận của Công an quận 3 được gửi cho UBND phường thuộc TP Thủ Đức nơi ông T. thường trú để thực hiện việc khai tử. Công an quận cũng bàn giao thi thể ông T. để lo hậu sự.

Về việc thực hiện thủ tục khai tử cho ông, do vợ con ông T. đang ở Mỹ, chưa về Việt Nam được để làm thủ tục nên đã ủy quyền cho một người quen tại Việt Nam thực hiện.

Sau khi hoàn tất thủ tục ủy quyền hợp lệ, đầu tháng 4-2024 người đại diện cho gia đình ông T. đã đến Công an quận 3 nhận lại các giấy tờ tùy thân của ông T., kèm giấy xác nhận và được hướng dẫn về UBND phường nơi ông T. thường trú thực hiện khai tử.

Theo quy định, thủ tục khai tử phải thực hiện trong 15 ngày. Đến thời điểm người đại diện đi khai tử thì đã quá hạn, nên người này đã đến thẳng UBND TP Thủ Đức thực hiện thủ tục khai tử.

Tuy nhiên cán bộ phòng tư pháp UBND TP Thủ Đức lại hướng dẫn ngược lại. Cụ thể, cán bộ tư pháp đề nghị "Liên hệ Công an quận 3 để xem lại giấy xác nhận tử vong vì ông T. có 2 quốc tịch Mỹ và Việt Nam thì thẩm quyền đăng ký khai tử thuộc UBND cấp huyện, quận nơi ông T. tạm trú hoặc nơi chết. Đồng thời, liên hệ Lãnh sự quán Mỹ để báo về việc ông T. chết và lãnh sự quán sẽ thông báo đến Sở Ngoại vụ về việc chết đến cơ quan có thẩm quyền...".

Khai tử bình thường như với công dân Việt Nam khác

Cầm văn bản có hướng dẫn của cán bộ tư pháp UBND TP Thủ Đức tìm đến Công an quận 3, thì người đại diện cho gia đình ông T. lại được hướng dẫn thẩm quyền khai tử thuộc UBND phường nơi ông T. thường trú, chỉ cần đến UBND phường.

Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, ông Nguyễn Triều Lưu - trưởng phòng hộ tịch - quốc tịch Sở Tư pháp TP.HCM - cho rằng thẩm quyền khai tử cho trường hợp ông T. thuộc UBND phường xã nơi ông này thường trú.

"Ông T. là Việt kiều, có 2 quốc tịch gồm cả quốc tịch Việt Nam. Ông có đầy đủ quyền công dân Việt Nam cũng như các giấy tờ do cơ quan chức năng Việt Nam cấp. Vì vậy việc thực hiện khai tử cho ông T. vẫn áp dụng quy định pháp luật hộ tịch giống như các công dân Việt Nam khác. UBND cấp xã nơi ông T. thường trú căn cứ quy định liên quan để giải quyết thủ tục khai tử bình thường", ông Lưu khẳng định.

Hướng dẫn thêm, luật sư Bùi Quốc Tuấn, Đoàn luật sư TP.HCM, cho hay căn cứ Luật Hộ tịch và nghị định 123 (hướng dẫn thi hành Luật Hộ tịch), người đi khai tử (kể cả khai tử quá hạn) đến UBND cấp xã để thực hiện. Hồ sơ cần nộp gồm tờ khai theo mẫu, giấy chứng tử, các giấy tờ liên quan khác.

"Việc cán bộ tư pháp TP Thủ Đức hướng dẫn qua quận 3 là nơi ông T. chết để thực hiện thủ tục khai tử là chưa hợp lý. Ví dụ, công dân Việt Nam đi du lịch nước ngoài và chết ở nước ngoài thì sau đó vẫn về địa phương nơi thường trú ở Việt Nam để làm khai tử, chứ đâu nhờ chính quyền nơi chết thực hiện.

Ông T. là công dân Việt Nam thì căn cứ Luật Hộ tịch giải quyết. Theo quy định, UBND cấp xã nơi cư trú cuối cùng (thường trú, tạm trú) của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.

Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì mới đến UBND cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử", luật sư Tuấn nói.

 

Khởi tố hai cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai Long Xuyên

CHÍ HẠNH - TIẾN VĂN

https://tuoitre.vn/khoi-to-hai-can-bo-van-phong-dang-ky-dat-dai-long-xuyen-20240425143331347.htm

25/04/2024 14:57 GMT+7

Liên quan đến vụ sai phạm đất đai tại TP Long Xuyên, cơ quan điều tra khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú hai cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai.

Ngày 25-4, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang đã công bố quyết định khởi tố bị can, cấm đi khỏi nơi cư trú và lệnh khám xét nơi làm việc đối với ông Nguyễn Thanh Tùng (44 tuổi) và Nguyễn Quang Minh (47 tuổi, cùng ngụ huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang).

Cả 2 người cùng là cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh Long Xuyên, bị điều tra về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Các quyết định và lệnh nêu trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang phê chuẩn. 

quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cũng đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam và lệnh khám xét nơi ở, nơi làm việc đối với ông Đào Văn Ngọc - phó chủ tịch UBND TP Long Xuyên.

Ông Ngọc bị khởi tố về tội vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất, và quyết định bổ sung quyết định khởi tố vụ án hình sự tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Kết quả xác minh ban đầu, ông Đào Văn Ngọc đã ký duyệt hợp đồng chuyển nhượng để cấp đất sai quy định Luật Đất đai cho ông Nguyễn Văn Cương (ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), ông Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Núp (cùng ngụ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang); ông Nguyễn Tấn Tài (ngụ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) và bà Trần Thị Hồng Hoa (ngụ TP Long Xuyên, tỉnh An Giang).

Việc ký duyệt các hợp đồng này đã vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất cho những người không thuộc trường hợp tái định cư.

 

Cựu trưởng phòng thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu bị phạt tù

ĐÔNG HÀ

https://tuoitre.vn/cuu-truong-phong-thanh-tra-tinh-ba-ria-vung-tau-bi-phat-tu-20240425124123476.htm

25/04/2024 12:53 GMT+7

TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tuyên phạt Nguyễn Đức Hiệu mức án 1 năm 3 tháng tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Bị cáo này là cựu trưởng phòng thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Sáng 25-4, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đưa bị cáo Nguyễn Đức Hiệu (sinh năm 1967), cựu trưởng phòng nghiệp vụ 3 - Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - ra xét xử về tội "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Hội đồng xét xử tuyên phạt cựu trưởng phòng này mức án 1 năm 3 tháng tù kể từ ngày bắt thi hành án. 

Vụ án bị cáo Hiệu có liên quan xảy ra cách đây gần 15 năm và đã kéo qua nhiều phiên xét xử.

Cụ thể vào năm 2010, Nguyễn Văn Đông được UBND TP Vũng Tàu chi trả tiền bồi thường giá trị đất và cấp đất tái định cư với tổng giá trị gần 3,5 tỉ đồng. 

Đến năm 2012 cơ quan chức năng phát hiện những giấy tờ để được bồi thường tiền, đất đều không đúng và sửa chữa. Sự thật Nguyễn Văn Đông không đủ điều kiện để được bồi thường đất và đất tái định cư vì mảnh đất rộng gần 250mmà Đông được đền bù là do bao chiếm.

Việc Nguyễn Văn Đông chiếm đoạt được tiền đền bù, được bố trí đất tái định cư xuất phát từ việc làm thiếu trách nhiệm của cựu trưởng phòng thanh tra Nguyễn Đức Hiệu.

Cụ thể, ban đầu khi UBND TP Vũng Tàu phát hiện có sự bất thường trong hồ sơ đền bù của Nguyễn Văn Đông đã tạm ngưng chi trả tiền, cấp đất để xác minh lại. Lúc này Đông khiếu nại lên cấp tỉnh.

Thời điểm đó, Nguyễn Đức Hiệu là trưởng phòng nghiệp vụ 3 - Thanh tra tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu được giao nhiệm vụ xác minh, giải quyết khiếu nại của bị cáo Đông. Tuy nhiên, bị cáo Hiệu đã không làm hết trách nhiệm nên tham mưu cho cấp trên với nội dung Nguyễn Văn Đông đủ điều kiện được đền bù đất, cấp đất tái định cư.

Từ tham mưu của Hiệu, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có quyết định chấp nhận khiếu nại của Đông và UBND TP Vũng Tàu đã chi trả tiền đền bù, bố trí đất tái định cư như đã nói ở trên.

Trong vụ án này, tháng 10-2022, TAND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã tuyên phạt Nguyễn Văn Đông 12 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Thuộc cấp của cựu trưởng phòng thanh tra Nguyễn Đức Hiệu là Nguyễn Lê Khánh Duy (chuyên viên phòng nghiệp vụ 3) lãnh 1 năm tù. Nhưng tại phiên phúc thẩm, Duy được cho hưởng án treo, còn Đông y án sơ thẩm.

Cựu trưởng phòng thanh tra bị "hạn chế nhận thức" khi gây án?

Cựu trưởng phòng Nguyễn Đức Hiệu cũng bị khởi tố, điều tra. Nhưng Hiệu được Viện Pháp y tâm thần trung ương Biên Hòa kết luận "tại thời điểm gây án, đương sự hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi", còn sau này thì "mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi".

Do đó, Viện KSND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc đối với Nguyễn Đức Hiệu. Hành vi "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" của Hiệu được cơ quan điều tra tách thành một vụ án khác.

Đến tháng 10-2023, sau khi bị can Hiệu hết bệnh, cơ quan điều tra phục hồi điều tra đối với Nguyễn Đức Hiệu.

 

Đề nghị điều tra sai phạm dự án 3 trạm quan trắc nước liên quan AIC tại Bạc Liêu

Tân Lộc

https://tienphong.vn/de-nghi-dieu-tra-sai-pham-du-an-3-tram-quan-trac-nuoc-lien-quan-aic-tai-bac-lieu-post1632052.tpo

25/04/2024 | 18:22

TPO - Thanh tra tỉnh Bạc Liêu kiến nghị chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra các đơn vị liên quan thực hiện dự án 3 trạm quan trắc nước, có dấu hiệu gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước trên 43 tỷ đồng, trong đó có Công ty AIC làm nhà thầu.

Giá thiết bị Công ty AIC cao hơn 5,7 tỷ đồng

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu vừa có kết luận thanh tra đột xuất Dự án xây dựng 3 trạm quan trắc nước mặt tự động trên địa bàn tỉnh, do Sở Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) làm chủ đầu tư.

Theo đó, năm 2017, UBND tỉnh Bạc Liêu chấp thuận chủ trương đầu tư dự án 3 trạm quan trắc nước ở phường Nhà Mát (TP. Bạc Liêu); xã Long Điền Đông và thị trấn Gành Hào (huyện Đông Hải), với tổng mức đầu tư hơn 50,7 tỷ đồng (giá trị quyết toán trên 43 tỷ đồng); thực hiện năm 2017 - 2018.

Dự án hoàn thành tháng 5/2020, tới nay (sau hơn 4 năm), nhiều thiết bị hư hỏng không vận hành được, hết thời gian bảo hành, sửa chữa sẽ mất nhiều thời gian, chi phí lớn. UBND tỉnh Bạc Liêu cũng có quyết định hủy quyết toán dự án, nên không thể bố trí vốn để đầu tư, sửa chữa, do tính khả thi của dự án không đạt mục tiêu đề ra, không mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội…

Kết luận thanh tra nêu rõ, những sai phạm nêu trên có dấu hiệu làm trái các quy định nhà nước trong quản lý, thực hiện đầu tư. Trách nhiệm chính là giám đốc Sở TN&MT - chủ đầu tư, và các tổ chức, cá nhân liên quan trong: Chọn nhà thầu thi công không đủ năng lực; tổ chức giám sát và quản lý chất lượng; tổ chức nghiệm thu, thanh quyết toán công trình; chịu trách nhiệm về chất lượng, nguồn gốc của vật tư, nguyên vật liệu, thiết bị, sản phẩm xây dựng...

Công ty CP Tiến Bộ Quốc Tế (Công ty AIC) là nhà thầu cung cấp, lắp đặt một số thiết bị cho dự án, nhưng không đúng hồ sơ đề xuất tài chính, hợp đồng; không rõ nhãn mác, xuất xứ; khác số máy, cấu hình, hãng sản xuất, với tổng giá trị hơn 2,2 tỷ đồng.

Báo cáo của Sở TN&MT Bạc Liêu cũng cho thấy, có 3 thiết bị đã hư hỏng với số tiền hơn 2,9 tỷ đồng; 19 thiết bị chưa sử dụng với số tiền hơn 8,1 tỷ đồng, có dấu hiệu gây lãng phí.

Qua kiểm tra, đối chiếu tờ khai Hải quan với hàng hóa nhập khẩu so với giá trên hợp đồng giữa Sở TN&MT với Công ty AIC, có 25/70 thiết bị chênh lệch giá, với số tiền trên hợp đồng cao hơn giá khai hải quan trên 5,7 tỷ đồng.

Công ty Giải pháp sinh thái - nhà thầu tư vấn giám sát xác nhận nhật ký thi công trước khi thực hiện trên hiện trường, có dấu hiệu hợp thức hóa hồ sơ để Công ty AIC nghiệm thu, thanh toán khối lượng hoàn thành; thiếu trách nhiệm trong công tác giám sát, nghiệm thu dẫn đến Công ty AIC cung cấp, lắp đặt một số thiết bị không đúng với hồ sơ đề xuất tài chính, hợp đồng là sai quy định.

Kiểm điểm giám đốc Sở TN&MT

Từ kết quả thanh tra, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu kiến nghị chủ tịch UBND tỉnh kiểm điểm giám đốc Sở TN&MT, các cá nhân có liên quan tại thời điểm phụ trách để xảy ra thiếu sót, hạn chế, vi phạm; làm rõ trách nhiệm ban lãnh đạo Sở TN&MT tại thời điểm hiện nay (trọng tâm là giám đốc), trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo khi dự án hoàn thành đưa vào sử dụng, chưa có giải pháp xử lý kịp thời những vấn đề vướng mắc, phát sinh, thiết bị hư hỏng nên không đưa vào vận hành, đến nay hơn 3 năm.

Thanh tra cũng kiến nghị kiểm điểm giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, cá nhân liên quan tại thời điểm phụ trách, trong công tác thẩm định, trình phê duyệt báo cáo khả thi chưa phù hợp quy hoạch, không mang lại hiệu quả đầu tư.

Thanh tra tỉnh Bạc Liêu đã ban hành 7 quyết định tạm giữ tiền sai phạm hơn 870 triệu đồng. Các đơn vị đã thực hiện đăng nộp số tiền gần 400 triệu đồng, trong đó Công ty AIC đã nộp hơn 36 triệu đồng, Sở TN&MT nộp hơn 154 triệu đồng...

Ngoài ra, Thanh tra tỉnh Bạc Liêu còn kiến nghị chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm sang cơ quan điều tra làm rõ, xử lý theo quy định của pháp luật đối với Sở TN&MT; đơn vị tư vấn quản lý dự án, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thẩm định giá thiết bị, giám sát; Công ty AIC và các tổ chức liên quan để xảy ra những thiếu sót, hạn chế, vi phạm, có dấu hiệu gây thất thoát, lãng phí ngân sách nhà nước toàn bộ vốn cho dự án trên 43 tỷ đồng.

 

Ông Trần Quí Thanh bị tuyên phạt 8 năm tù

Tân Châu

https://tienphong.vn/ong-tran-qui-thanh-bi-tuyen-phat-8-nam-tu-post1631957.tpo

25/04/2024 | 12:19

TPO - Cho rằng đủ cơ sở khẳng định ông Trần Quí Thanh và 2 con gái ông Thanh phạm tội, Hội đồng xét xử (HĐXX) quyết định tuyên phạt ông Thanh mức án 8 năm tù. Trong đó bị cáo Trần Ngọc Bích được hưởng án treo.

10h sáng nay (25/4), sau hơn 2 ngày xét xử và nghị án, HĐXX phiên tòa sơ thẩm của TAND TPHCM đã tuyên ông Trần Quí Thanh (SN 1953, cư ngụ tỉnh Bình Dương) 8 năm tù; Trần Uyên Phương (SN 1981) 4 năm tù và Trần Ngọc Bích (SN 1984, cùng cư ngụ tại tỉnh Bình Dương và là con gái ông Thanh) 3 năm tù, cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 5 năm - cùng tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản".

Về dân sự, bản án tuyên buộc bị hại hoàn trả lại tiền đã nhận của ông Thanh; hủy các giao dịch; giấy tờ các bên đã ký kết; trả toàn bộ hồ sơ liên quan cho phía bị hại.

HĐXX nhận định, qua xét hỏi tại phiên tòa, cả 3 bị cáo thừa nhận hành vi phạm tội như cáo trạng truy tố. HĐXX xét thấy, lời khai nhận tội của các bị cáo là phù hợp với hồ sơ, chứng cứ và các tài liệu liên quan có trong vụ án.

Về tố tụng, HĐXX xác định, quá trình điều tra, truy tố và nay Tòa án xét xử vụ án là đúng trình tự, thủ tục, đúng theo quy định của pháp luật.

Về nội dung vụ án, HĐXX nhận định, trong khoảng thời gian năm 2019-2020, các bị cáo thông qua môi giới, thỏa thuận giao dịch vay tiền với 4 người. Thỏa thuận miệng lãi 3%/tháng, lãi chậm trả 4,5%/tháng. Người vay tiền ký tên chuyển nhượng đất, cổ phần.

Hai bên cho vay và vay thỏa thuận, bên cho vay tiền sẽ hoàn trả lại đất, cổ phần khi bên vay trả xong vốn, lãi. Tuy nhiên, khi bên vay trả tiền thì bên cho vay lấy nhiều lý do gây khó dễ, không trả lại đất, cổ phần cho bên vay. Kết quả định giá xác định, các bị cáo chiếm đoạt của bị hại Lâm Sơn Hoàng trên 80 tỷ đồng; chiếm đoạt của bị hại Nguyễn Huy Đông gần 39 tỷ đồng; chiếm đoạt của bị hại Nguyễn Văn Chung là 83 tỷ đồng và chiếm đoạt của bà Đặng Thị Kim Oanh (Chủ tịch HĐQT Công ty Kim Oanh) là 880 tỷ đồng. Tổng số tiền chiếm đoạt của 4 bị hại gần 1.084 tỷ đồng.

HĐXX khẳng định, cả 3 bị cáo phạm tội "Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản", hành vi phạm tội của 3 bị cáo gây nguy hiểm xã hội. Các bị cáo biết rõ hành vi của mình là bị pháp luật trừng trị nhưng vẫn cố ý phạm tội. Bị cáo Thanh và bị cáo Phương phạm tội 2 lần trở lên, bị cáo Bích không có tình tiết tăng nặng.

Về tình tiết giảm nhẹ, HĐXX xét thấy các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ là: Các bị cáo có nhân thân tốt; phạm tội lần đầu; ăn năn hối cãi; vận động người nhà khắc phục hậu quả.

Cũng theo HĐXX, các bị cáo chỉ chiếm đoạt tài sản trên giấy tờ, thực tế thì tài sản các bị hại vẫn đang giữ.

Ngoài ra, 3 bị cáo có nhiều huân chương, bằng khen các cấp… bị cáo Trần Quí Thanh ngoài 70 tuổi, bị cáo Phương và Bích phạm tội phụ thuộc vào cha là ông Thanh…

Do các bị cáo có nhiều tình tiết giảm nhẹ, HĐXX đã xem xét áp dụng cho từng bị cáo với mức án như nêu trên.

 

Vụ giám đốc trung tâm quỹ đất ở An Giang tự tử: Bắt thêm một Phó chủ tịch UBND TP Long Xuyên

Nhật Huy

https://tienphong.vn/vu-giam-doc-trung-tam-quy-dat-o-an-giang-tu-tu-bat-them-mot-pho-chu-tich-ubnd-tp-long-xuyen-post1631964.tpo

25/04/2024 | 12:15

TPO - Ông Đào Văn Ngọc – Phó Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang bị khởi tố, bắt tạm giam liên quan vụ án vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất. Đây là phó chủ tịch UBND TP. Long Xuyên thứ 2 bị khởi tố, tạm giam liên quan vụ án này.

Ngày 25/4, nguồn tin của Tiền Phong cho biết, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh An Giang vừa tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Đào Văn Ngọc - Phó Chủ tịch UBND TP. Long Xuyên, do liên quan vụ án "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất", xảy ra trên địa bàn. Cơ quan điều tra cũng tiến hành khám xét nơi ở, nơi làm việc của ông Ngọc.

Bên cạnh đó, cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang cũng đã tống đạt các quyết định khởi tố bị can, lệnh cấm đi khỏi nơi cư trú, khám xét nơi làm việc đối với ông Nguyễn Thanh Tùng (44 tuổi) - Cán bộ Tổ Đăng ký và Lưu trữ Văn phòng Đăng ký đất đai Chi nhánh Long Xuyên; và Nguyễn Quang Minh (47 tuổi) - Cán bộ Văn phòng đăng ký đất đai Chi nhánh Long Xuyên về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Các quyết định và lệnh trên đã được Viện kiểm sát nhân dân tỉnh An Giang phê chuẩn. Qua khám xét, lực lượng Công an đã thu giữ nhiều tài liệu liên quan để phục vụ công tác điều tra.

Kết quả điều tra ban đầu xác định, ông Ngọc đã ký duyệt hợp đồng chuyển nhượng để cấp đất sai quy định cho các ông Nguyễn Văn Cương (ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang), ông Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Núp (cùng ngụ huyện Phú Tân, tỉnh An Giang); ông Nguyễn Tấn Tài (ngụ huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang) và Trần Thị Hồng Hoa (ngụ TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang).

CQĐT xác định, ông Ngọc ký duyệt các hợp trên đã vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh An Giang đã khởi tố và bắt tạm giam Nguyễn Bảo Sinh, Phó Chủ tịch UBND TP Long Xuyên; Nguyễn Thanh Phong, cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất TP Long Xuyên; Nguyễn Thiện Thanh, cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường TP Long Xuyên; Huỳnh Lê Phong, nguyên Trưởng Phòng Tài nguyên và Môi trường TP. Long Xuyên.

Cơ quan điều tra xác định, từ năm 2019, ông Võ Văn Trung lợi dụng chức vụ là Phó Giám đốc và Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất TP. Long Xuyên để làm hồ sơ khống, cấp sai quy định 5 thửa đất ở, do trung tâm này quản lý. Sau khi có 3 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, người dân đã bán 2 thửa lần 1 với giá 7,2 tỷ đồng, bán lần 2 với giá 11,5 tỷ đồng.

Qua thanh tra phát hiện sai phạm, tháng 7/2022, Thanh tra TP. Long Xuyên chuyển kiến nghị khởi tố đến công an cùng cấp thụ lý. Tháng 8/2022, người thân phát hiện ông Võ Văn Trung chết trong tư thế treo cổ tại vườn nhà.

Quá trình điều tra xác định, ông Sinh đã ký nhiều quyết định giao đất làm nhà ở cho những người không thuộc trường hợp tái định cư.

 

Báo cáo nhân quyền của Mỹ chứa thông tin không chính xác về Việt Nam

Thu Loan

https://tienphong.vn/bao-cao-nhan-quyen-cua-my-chua-thong-tin-khong-chinh-xac-ve-viet-nam-post1632043.tpo

25/04/2024 | 16:19

TPO - Báo cáo nhân quyền thường niên của Bộ Ngoại giao Mỹ dù đã phản ánh những thành tựu và bước tiến của Việt Nam trong việc bảo vệ quyền con người, nhưng vẫn tiếp tục đưa ra một số nhận định không khách quan, dựa trên những thông tin không chính xác về tình hình thực tế ở Việt Nam.

Đó là phát biểu của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 25/4, để trả lời câu hỏi của phóng viên về Báo cáo nhân quyền năm 2023 mà Bộ Ngoại giao Mỹ công bố hôm 22/4, trong đó có một số nội dung về Việt Nam.

“Một lần nữa chúng tôi khẳng định chính sách nhất quán của Việt Nam là bảo vệ và thúc đẩy quyền con người, trong đó coi con người là trung tâm, là động lực của quá trình đổi mới và công cuộc phát triển đất nước”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, các quyền và tự do cơ bản của con người được ghi nhận trong Hiến pháp Việt Nam, được bảo vệ và thúc đẩy bằng các văn bản pháp luật cụ thể và được triển khai trên thực tiễn.

Đại diện Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam đã, đang và sẽ trao đổi thẳng thắn, cởi mở và trên tinh thần xây dựng với Mỹ về những vấn đề còn khác biệt để tăng cường sự hiểu biết, qua đó đóng góp tích cực hơn nữa cho quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – Mỹ.

 

 

No comments:

Post a Comment