Monday, April 1, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 01 tháng 04 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

 

Ấn Độ giải cứu công dân bị buộc tham gia lừa đảo qua mạng ở Campuchia

Nga tiến hành 'chiến dịch chống khủng bố' ở Dagestan, bắt giữ ba người

Pháp sắp gửi xe bọc thép cũ, tên lửa mới tới Ukraine

Tổng thống Ukraine kỷ niệm hai năm ngày giành lại vùng Kyiv

Pháp hồi hương hài cốt lính thuộc địa thiệt mạng ở Điện Biên Phủ

Ngoại trưởng Bùi Thanh Sơn: Việt Nam ‘có thể giúp bình ổn’ quan hệ Mỹ-Trung

Kinh tế Việt Nam tăng trưởng gần 5,7% trong quý I do xuất khẩu tăng mạnh

TT Biden đe dọa Nga phải trả giá sau 1 năm giam giữ nhà báo Mỹ Evan Gershkovich

Nguồn tin Reuters: Mỹ đã đồng ý chuyển thêm bom, máy bay chiến đấu tới Israel

Philippines tăng cường an ninh hàng hải trong khi căng thẳng với Trung Quốc gia tăng

Bắt bao nhiêu, trong bao lâu thì hết cán bộ ‘thoái hóa, biến chất’?

 

RFA

Nếu Trương Mỹ Lan bị tử hình, còn những bị cáo nào nữa xứng đáng nhận hình phạt này?

Gia Lai: khởi tố nguyên Chủ tịch UB Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về tội “Tham ô tài sản”

Việt Nam - Trung Quốc tuần tra chung trên biên giới

Vì sao ASEAN im lặng trước căng thẳng ở Biển Đông

Công an Tuyên Quang bắt ông Lê Phú Tuân với cáo buộc đăng video chống Nhà nước

Các tổ chức quốc tế lên án vụ bắt giữ năm nhà sư và ba tín đồ của chùa Đại Thọ

Việt Nam có đang ỷ lại quá mức vào "ngoại giao cây tre"?

Yêu cầu “đột phá” của Thủ tướng vẫn giáo điều lỗi thời!

Pháp hồi hương hài cốt binh sĩ chết tại Điện Biên Phủ

Việt Nam chưa cấp phép cho lao động sang Hàn làm trong lĩnh vực dịch vụ

Tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đạt 5,6% trong quý một, thặng dư hơn tám tỷ đô la

Bộ Công thương cam kết đủ điện cho mùa hè năm nay

Bộ Công an và Bộ Nội vụ ba nước Việt Nam - Lào - Campuchia tăng cường hợp tác an ninh

Ngân hàng nước ngoài phản đối bà Trương Mỹ Lan bán toà nhà Capital Place ở Hà Nội để trả tiền đền bù

Việt Nam trúng thầu 108.000 tấn gạo xuất sang Indonesia

Bắc Kạn: bắt Giám đốc Điện lực huyện Na Ri do chiếm đoạt hơn 300 triệu đồng

Vì an ninh, tàu có thuyền viên Việt Nam tạm dừng khai thác tuyến hàng hải ở Trung Đông và Châu Phi

Vụ Trụ trì Thạch Chanh Đa Ra ở Vĩnh Long: thêm năm người bị bắt

Biển Đông: Philippines mạnh mẽ, Việt Nam cầm chừng

 

BBC

Kênh Phù Nam Techo: ông Hun Sen muốn Trung Quốc hậu thuẫn, Việt Nam chưa nêu tuyên bố chính thức

5 câu hỏi lớn về kinh tế Trung Quốc

Việt Nam tăng cường nhiệt điện than, xả thải cao kỷ lục

Ông Phạm Nhật Vượng và các tỷ phú Việt Nam giàu cỡ nào?

Phiên tòa Vạn Thịnh Phát: Bà Trương Mỹ Lan khai gì về tướng công an đã chết?

Việt Nam thu thập ADN cho thẻ căn cước, rủi ro tiềm ẩn là gì?

Ông Putin có thể thăm Việt Nam khi đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã?

Nơi hành quyết cũng là sân bóng đá

Muôn vị nhân gian: khi ẩm thực là niềm hoan lạc

Nạn nhân Việt Nam trong hoạt động buôn người ở Đông Nam Á

VnDirect bị tấn công: doanh nghiệp Việt Nam chưa sẵn sàng cho rủi ro an ninh mạng

Dinh Độc Lập tháng 3/1975: Lệnh rời bỏ Cố đô Huế

 

RFI

Biển Đông : Căng thẳng gia tăng với Trung Quốc, Philippines tăng cường an ninh hàng hải

Pháp sẽ gửi cho Ukraina hàng trăm xe bọc thép cũ và tên lửa phòng không Aster

Mỹ : Chuyển viện trợ quân sự mới cho Israel, chính quyền Biden bị chính đảng Dân Chủ chỉ trích

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Lăn bỏ tảng đá để mở ra con đường hòa giải, hòa bình và huynh đệ

Việt Nam : HLV Troussier phải bỏ cuộc chơi, áp lực lớn hay tham vọng quá cỡ từ người hâm mộ?

Nhật Bản và Mỹ thắt chặt hợp tác an ninh với Anh, Úc và Philippines

Thăm Lào, Bắc Triều Tiên khẳng định tính chính đáng tăng cường năng lực phòng thủ của Bình Nhưỡng

Bầu cử thị trưởng ở Thổ Nhĩ Kỳ : Mọi sự chú ý đổ dồn vào Istanbul

Hoa Kỳ siết chặt thêm xuất khẩu chip điện tử sang Trung Quốc

Nga : Quân đội thông báo bắt đầu đợt đăng ký nghĩa vụ quân sự mùa xuân

Gaza : Thủ tướng Israel Netanyahu ủng hộ đàm phán đình chiến, nhưng vẫn không ngừng oanh kích

The Economist : Đảng cộng sản Việt Nam thuộc loại « bí mật nhất quả đất »

Nga mượn cớ là nạn nhân ‘‘chiến tranh’’ để ‘‘quân sự hóa’’ toàn dân

Thủ tướng Ba Lan hối thúc Liên Âu đầu tư quốc phòng vì châu Âu bước vào "thời tiền chiến"

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ dọa bỏ rơi các thành phố lớn nếu bầu cho đối lập

Bulgarie và Rumani chính thức gia nhập khối Schengen sau 13 năm chờ đợi

Đài RFA của Mỹ đóng cửa văn phòng ở Hồng Kông vì luật an ninh mới

Giáo hoàng không tham gia chặng Đàng Thánh Giá, làm dấy lên lo ngại về tình trạng sức khoẻ

 (RFI) – Trước cuộc bầu cử lập pháp, Hàn Quốc phát hiện các camera giấu trong phòng bỏ phiếu. Chính quyền Hàn Quốc đã phát hiện 26 camera được lén đặt trong 18 phòng bỏ phiếu một cách bất hợp pháp. Nghi phạm là một người đàn ông chuyên làm nội dung trên Youtube, đã bị bắt giữ tối thứ Sáu, 29/03/2024. Trước cuộc bầu cử lập pháp diễn ra vào ngày 10/04, chính quyền sẽ phải kiểm tra cẩn thận 3.500 phòng bỏ phiếu trên toàn quốc. Người đàn ông nói trên, khoảng 40 tuổi, giải thích hành động này là để giám sát gian lận bầu cử. Trên kênh Youtube của mình, ông đã đăng nhiều video quay lén trong các buộc bầu cử trước đó, ngay cả cuộc bầu cử tổng thống năm 2022.

(AFP) – Lần đầu tiên các chuyên gia Nhật Bản và Trung Quốc thảo luận về việc xả nước thải từ nhà máy hạt nhân Fukushima. Theo thông cáo của bộ Ngoại Giao Nhật Bản, hôm qua, 30/03/2024, các chuyên gia của hai nước đã thảo luận về « các vấn đề kỹ thuật » khi xả nước đã qua xử lý từ nhà máy điện hạt nhân Fukushima ra đại dương. Cuộc thảo luận diễn ra tại Đại Liên, Trung Quốc, đánh dấu bước đầu tiên trong việc giảm căng thẳng giữa Tokyo và Bắc Kinh về chủ đề này. Trung Quốc đã lên án kế hoạch của Nhật Bản, xả 1,3 triệu mét khối nước thải đã qua xử lý ra Thái Bình Dương, cáo buộc Tokyo coi đại dương là cống nước thải, đồng thời tạm ngưng nhập khẩu hải sản của Nhật Bản từ mùa hè năm 2023.

(AFP) – Trang bán hàng trên mạng Temu dỡ bỏ chương trình quảng cáo tại Pháp và Anh gây tranh cãi. Đối với thị trường ở Anh và Pháp, từ hơn một tuần qua, Temu đã ra mắt chương trình tặng 100 euro cho khách hàng nếu tải ứng dụng khi được một khách hàng khác giới thiệu. Tuy nhiên, người được hưởng lợi sẽ phải chấp nhận « bán một phần dữ liệu cá nhân ». Hôm thứ Bảy, 30/03/2024, doanh nghiệp bán hàng online của Trung Quốc cho biết chương trình ưu đãi của Temu đã thành công nhưng tạm thời bị dỡ bỏ vì có những hiểu lầm liên quan đến việc sử dụng dữ liệu của khách hàng.

(AFP) – Indonesia : Hỏa hoạn tại một kho đạn dược của quân đội. Vụ cháy xảy ra tại khu phức hợp quân sự Bekasi, ngoại ô Jakarta vào chiều tối hôm qua 30/03/2024 sau một loạt vụ nổ. Đến gần 4h sáng nay, đội lính cứu hỏa với 27 xe chữa cháy đã dập tắt được ngọn lửa. Theo một quan chức quân sự, nguyên nhân không phải do chập điện, mà có thể do đạn dược quá hạn gây cháy nổ.

(Reuters) – TT. Nga ký sắc lệnh gọi 150 ngàn người đăng ký nghĩa vụ quân sự. Hãng tin Tass của Nhà nước Nga trích dẫn sắc lệnh mà Vladimir Putin ký hôm nay, 31/03/2024, nêu rõ : « Từ ngày 01/04 đến ngày 15/07/2024, tôi ra lệnh các công dân, khoảng 150.000 người trong độ tuổi 18-30, không thuộc diện lính dự bị và đủ điều kiện nhập ngũ, thực hiện nghĩa vụ quân sự ». Theo một văn bản được Hạ Viện Nga thông qua vào năm ngoái và có hiệu lực từ ngày 01/01/2024, tất cả những người đàn ông Nga từ 18-30 tuổi, thay vì trước đó là từ 18-27 tuổi, phải thực hiện nghĩa vụ quân sự trong vòng một năm, hoặc tham gia một khóa đào tạo tương tự trong khuôn khổ đào tạo đại học. Tại Nga, đi nghĩa vụ quân sự là một chủ đề nhạy cảm từ nhiều năm qua. Nhiều người tìm cách trốn tránh giai đoạn gửi giấy triệu tập, thông thường được gửi đi 2 năm một lần.

(AFP) – Nga : Chủ một quán bar dành cho cộng đồng LGBT+ bị bắt và bị cáo buộc « cực đoan ». Với tội danh này, chủ quán bar có thể lãnh đến án tù giam 10 năm. Tòa án thành phố Orenbourg hôm nay 31/03/2024 cho biết chủ quán bar Pose bị bắt hôm 28/03 tại sân bay quốc tế Chiremetevo và sẽ bị tạm giam ít nhất là đến ngày 18/05. Trước đó, một nhân viên và giám đốc nghệ thuật của quán bar này cũng đã bị bắt hồi tháng 03 và cũng đang bị tạm giam về tội « khủng bố và cực đoan ». Tại Nga, tuyên truyền trên mạng, sách báo, về đồng tính, song giới, chuyển giới … đều bị quy là khủng bố và bị cấm.

(AFP) – Nga bắt giữ 3 người tại Kavkaz trong chiến dịch chống khủng bố. Hôm Chủ Nhật, 31/03/2024, Ủy ban chống khủng bố Nga trong thông cáo cho biết đã bắt được 3 kẻ có ý định thực hiện vụ tấn công khủng bố tại Cộng Hòa Dagestan, vùng Kavkaz. Hai trong số đó đã bị bắt tại nhà. Trong quá trình khám xét, chính quyền Nga đã tìm thấy một vũ khí tự động và đạn dược cũng như một thiết bị nổ tự chế sẵn sàng sử dụng. Trước đó, hôm thứ Sáu, tổng cục an ninh liên bang Nga đã thông báo bắt giữ 3 người đến từ một nước Trung Á, có ý định dùng bom tấn công khủng bố ở miền tây nam nước Nga. Điện Kremlin đã tăng cường các chiến dịch chống khủng bố từ sau vụ thảm sát ở một nhà hát tại Matxcơva khiến gần 200 người thiệt mạng, hôm 22/03/2024.

(AFP) – Pháp huy động 13.000 nhân viên an ninh cho ngày Lễ Phục Sinh. Bộ trưởng Nội Vụ Pháp Gérald Darmanin hôm nay, 31/03/2024, cho biết hơn 13.500 nhân viên an ninh đã được điều động đến khoảng 4.530 địa điểm tôn giáo trên cả nước, để « bảo vệ các nghi lễ Công giáo và Tin Lành » nhân mùa lễ Phục Sinh. Chiến dịch kéo dài từ Thứ Sáu Tuần Thánh cho đến thứ Hai Phục Sinh trong bối cảnh những năm gần đây nhiều mối đe dọa khủng bố gia tăng. Bộ trưởng Nội Vụ Pháp đặc biệt nhắc lại vụ tấn công Nhà thờ Đức Bà ở Nice vào tháng 10/2022, làm 3 người thiệt mạng.

(AFP) – Hy Lạp siết chặt chương trình « visa vàng ». Theo giải thích của chính phủ Hy Lạp hôm nay, 31/03/2024, mục tiêu là nhằm chống lại cuộc khủng hoảng nhà ở. Chương trình « visa vàng », ban hành năm 2014, cho phép cấp giấy lưu trú cho những công dân các nước ngoài châu Âu để đổi lấy đầu tư bất động sản. Chính sách này đã khiến giá nhà ở tăng từ gấp ba đến bốn lần tại nhiều thành phố lớn, theo như một báo cáo của bộ Tài Chính trong tháng Ba này. Khủng hoảng nhà ở đang xảy ra tại nhiều nước Nam Âu khác như Cộng hòa Chypre, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha.

 

Đáp Lời Sông Núi 

Tin tức: Thứ Hai 01-04-2024.

1/CĂNG THẲNG Ở BIỂN ĐÔNG, PHILIPPINES TĂNG CƯỜNG AN NINH HÀNG HẢI.

Tổng thống Philippines Ferdinand Marcos Jr. đã ra lệnh cho chính phủ tăng cường phối hợp an ninh hàng hải để đương đầu với một loạt thách thức nghiêm trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ vào lúc các tranh chấp với Trung Cộng leo thang.

Tổng thống Marcos Jr. đã ký sắc lệnh vào hôm thứ Hai 25/3 và được công bố hôm qua 31/3, nội dung nhằm giải quyết toàn diện các vấn đề ảnh hưởng đến an ninh quốc gia, chủ quyền và quyền tài phán hàng hải đối với các vùng biển rộng lớn của Philippines.

Lệnh này của Tổng thống Marcos Jr. cho phép mở rộng và tổ chức lại hội đồng hàng hải của chính phủ khi cho đổi tên Hội đồng Giám sát Bờ biển Quốc gia thành Hội đồng Hàng hải Quốc gia, bổ sung cố vấn an ninh quốc gia và giám đốc cơ quan tình báo quốc gia và lực lượng đặc nhiệm Biển Đông.

Cơ quan hàng hải mới này chịu trách nhiệm xây dựng các chính sách và chiến lược nhằm bảo đảm sự thống nhất, phối hợp và hiệu quả cho an ninh hàng hải. Hội đồng Hàng hải Quốc gia sẽ được 13 cơ quan và bộ ngành trợ giúp, trong đó có bộ quốc phòng và cơ quan tình báo quốc gia. Ngoài ra, lực lượng đặc nhiệm quốc gia về biển tây Philippines cũng sẽ trực thuộc Hội đồng.

Văn thư này tuy không đề cập đến Trung Cộng nhưng diễn ra sau một loạt các cuộc đối đầu và cáo buộc lẫn nhau giữa hai nước ở Biển Đông. Ông Marcos Jr. cho rằng bất chấp các nỗ lực nhằm thúc đẩy sự ổn định và an ninh hàng hải, nhưng Philippines vẫn tiếp tục đối mặt với một loạt thách thức nghiêm trọng đe dọa sự toàn vẹn lãnh thổ cũng như nền hòa bình của người dân Philippines

Sắc lệnh này được ban hành vài ngày sau khi Tổng thống Marcos Jr. cho biết Philippines sẽ thực hiện các biện pháp đối phó chống lại các cuộc tấn công bất hợp pháp, cưỡng bức, hung hãn và nguy hiểm của hải cảnh và ngư dân võ trang của Trung Cộng.

Sự căng thẳng giữa Philippines và Trung Cộng ở Biển Đông sẽ là chương trình nghị sự cho cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên của bộ ba Hoa Kỳ, Nhật Bản và Philippines dự trù diễn ra tại Washington trong tháng 4 này. Nhân cuộc họp này, bộ ba này sẽ thông báo tổ chức các cuộc tuần tra chung ở Biển Đông.

RFI

2/ ẤN ĐỘ GIẢI CỨU CÁC CÔNG DÂN BỊ LỪA ĐẢO Ở CAMPUCHIA.

Chính phủ Ấn Độ cho biết đã giải cứu những công dân bị dụ dỗ sang làm việc ở Campuchia và bị buộc phải tham gia vào các âm mưu lừa đảo qua mạng.

Trong tuyên bố vào hôm 30/3, phát ngôn nhân bộ ngoại giao Ấn Độ Randhir Jaiswal cho biết là tòa đại sứ Ấn Độ tại Campuchia đang làm việc với nhà cầm quyền Campuchia và đã giải cứu  khoảng 250 người Ấn Độ, trong đó có 75 người trong ba tháng qua.

Ông Jaiswal cho biết như trên trong lúc các tin tức nói rằng hơn 5 ngàn người Ấn Độ bị mắc kẹt ở Campuchia và bị buộc phải thực hiện các vụ lừa đảo qua mạng nhắm vào người dân ở quê nhà.  Chính phủ và tòa đại sứ Ấn Độ tại Campuchia đã ban hành một số khuyến cáo về các vụ lừa đảo trên.

VOA

3/ PHÁP SẼ GỬI CHO UKRAINA HÀNG TRĂM XE BỌC THÉP VÀ PHI ĐẠN ASTER.

Vào hôm qua 31/3, Bộ trưởng quốc phòng Pháp Sébastien Lecornu cho biết sẽ chuyển giao cho Ukraina nhiều thiết bị quân sự, chính yếu là các mẫu mã cũ, để trợ giúp Ukraina chống lại quân Nga.

Trong viện trợ quân sự mới cho Ukraina, Bộ trưởng Lecornu giải thích là quân đội Ukraina cần các loại chiến cụ để chiến đấu trên những chiến tuyến rộng lớn, bao gồm các xe bọc thép để chở binh lính, hay các phi đạn Aster phòng không. Ông nhấn mạnh mặc dù là những thiết bị đời cũ nhưng vẫn hoạt động và có thể mang lại lợi ích cho Ukraina.

Bộ trưởng quốc phòng Pháp cho biết sẽ thúc đẩy sản xuất phi đạn Aster và có thể chuyển giao hàng trăm phi đạn này cho Kiev trong năm nay hoặc đầu năm 2025.

Về tình hình chiến sự ở Ukraina, vào sáng Chủ nhật 31/3, lực lượng không quân Ukraina cho biết Nga đã bắn 16 phi đạn và 11 drones vào lãnh thổ nước này trong đêm trước đó. Tại thành phố Lviv, ít nhất một người đã thiệt mạng trong vụ oanh kích của Nga.

Cần biết là từ hơn một tuần qua, quân Nga đã tăng cường các chiến dịch không quân tấn công vào các cơ sở năng lượng của Ukraina. Vào hôm thứ Bảy 30/3, công ty năng lượng lớn nhất của nước này là DTEK cho biết 5 trong số 6 nhà máy đã bị hư hại, ảnh hưởng đến 80 % công suất sản xuất điện, và việc sửa chữa thiệt hại có thể mất đến 18 tháng.

Vào hôm thứ Sáu 29/3, các cuộc tấn công của Nga đã làm hư hại nhiều nhà máy nhiệt điện, khiến ít nhất 4 vùng của Ukraina bị mất điện.

 

VNThoibao

 

VNTB – Tại sao Tô Lâm không xứng làm đầu đảng?

VNTB – Nguồn điện “xanh” có bảo đảm đủ đề… sạc cho xe điện?

VNTB – Chỉ cần… đổi tên thì tòa án sẽ “độc lập xét xử”?

VNTB – Tự thú trước khi bị phát hiện đưa hối lộ sẽ thoát tội

VNTB – Nghệ sĩ hài Việt Nam giễu cợt nghề nghiệp của người Việt hải ngoại

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Thế giới hôm nay: 01/04/2024

Người Trung Quốc bài Nhật vô tình nhắm vào ngôi chùa may mắn của Tập

Triển vọng phát triển của các tổ chức an ninh tư nhân Trung Quốc

 

Báo Tiếng Dân

Tình hình Ukraine ngày thứ 76530/03/2024

 

Thuy My

 

Trịnh Đình Sĩ - Viên Ngọc Giữa Thành Phố

Lê Xuân Nghĩa - Đó là sự thật!

Trần Thị Sánh - Tưng bừng Điện Biên

Tuấn Khanh - Sự trung thực đáng kính trọng của người Nhật

Cẩm Hồng - Sài Gòn trong ký ức trước 1975

Lê Xuân Nghĩa - Cũng là nhập ngũ mà nó khác lắm cơ

Trần Quốc Quân - Ăn hại !

Lê Nhàn - Giá như

Bùi Chí Vinh - Phép lạ từ Phục Sinh

Lưu Lan Lê - Phục Sinh

Cù Mai Công - Đám “quân rữ” trẻ con mùa Phục Sinh

Nguyễn Thông - Lễ Phục Sinh và nhà thờ

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Bất động sản 01/04/2024

Giải pháp cho khủng hoảng kinh tế và dân sinh 01/04/2024

Mãn tải cán bộ 01/04/2024

Các kho hàng Trung Quốc dồn dập thành lập để bán hàng sang Việt Nam 01/04/2024

Việt Nam có đang ỷ lại quá mức vào “ngoại giao cây tre”? 01/04/2024

Vụ án Hồ Duy Hải: Vì sao cơ quan điều tra không giám định thời gian chết của nạn nhân? 01/04/2024

Hồn của đất 31/03/2024

Nhà hoạt động Nguyễn Thúy Hạnh không được tại ngoại để chữa ung thư 31/03/2024

Việt Nam vận động ráo riết cho quy chế kinh tế thị trường 31/03/2024

Đổi tên các địa danh đã có hằng trăm năm* 30/03/2024

Thẩm phán không muốn quay phim trên tòa vì sợ … xấu 30/03/2024

 

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Truy tố cựu bí thư tỉnh Lào Cai

Nguyễn Hưởng 

https://soha.vn/truy-to-cuu-bi-thu-tinh-lao-cai-198240401085855594.htm

Cơ quan tố tụng cáo buộc ông Nguyễn Văn Vịnh ký các văn bản trái pháp luật, tạo điều kiện cho 2 công ty khai thác và tiêu thụ quặng trái phép.

Viện Kiểm sát Nhân dân (VKSND) tỉnh Lào Cai vừa ban hành cáo trạng bổ sung vụ án cựu bí thư Tỉnh ủy Lào Cai Nguyễn Văn Vịnh và cựu chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai Doãn Văn Hưởng liên quan đến việc khai thác "chui" hàng triệu tấn quặng trên địa bàn tỉnh này.

Trục lợi hơn 1,5 triệu tấn quặng

Theo đó, VKSND tiếp tục truy tố 2 bị can Nguyễn Văn Vịnh, Doãn Văn Hưởng về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ". Chung tội danh là các bị can Nguyễn Thanh Dương, Lê Ngọc Hưng (đều là cựu phó chủ tịch UBND tỉnh); Mai Đình Định, cựu giám đốc Sở Tài Nguyên và Môi trường (TN-MT); Phan Văn Cương, cựu phó giám đốc Sở Công Thương và 3 người khác.

7 người ở Công ty Apatit Việt Nam gồm Nguyễn Quang Huy, cựu tổng giám đốc; Phạm Cao Khiêm, cựu phó tổng giám đốc; Nguyễn Ngọc Bích, cựu chủ tịch hội đồng thành viên… bị truy tố tội "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên". Riêng Nguyễn Mạnh Thừa, giám đốc Công ty Lilama, bị truy tố 2 tội là "Rửa tiền" và "Vi phạm quy định về nghiên cứu, thăm dò, khai thác tài nguyên".

Hồ sơ thể hiện năm 2009, Công ty Lilama được UBND tỉnh Lào Cai cấp giấy chứng nhận để thực hiện dự án đầu tư xây dựng khách sạn, nhà hàng tại thôn 2, xã Đồng Tuyển, TP Lào Cai, tỉnh Lào Cai, trên phần diện tích đất 3,77 ha. Do có một phần diện tích trùng với dự án thuộc quy hoạch quặng apatit nên UBND tỉnh đã thu hồi giấy chứng nhận khu đất nêu trên giao cho Công ty Apatit Việt Nam quản lý, sử dụng.

Sau đó, Công ty Apatit Việt Nam thuê Công ty Lilama khai thác được hơn 167.000 tấn quặng. Đến tháng 5-2012, Công ty Lilama đã có văn bản gửi UBND tỉnh Lào Cai, đề nghị giao lại diện tích đất 3,77 ha và cấp lại giấy chứng nhận đầu tư dự án nhà hàng, khách sạn rồi được đồng ý.

Đến tháng 5-2013, UBND tỉnh Lào Cai tiếp tục có văn bản thể hiện "Nếu kết quả phân tích có phát hiện quặng (kể cả quặng nghèo), giao cho Công ty Lilama thu gom, thỏa thuận, thống nhất với Công ty Apatit Việt Nam để tập kết, quản lý, sử dụng theo quy định pháp luật". Tuy nhiên, sau đó giám đốc Công ty Lilama Nguyễn Mạnh Thừa chỉ đạo nhân viên thuê các đơn vị khác đưa máy móc vào khu đất để khai thác quặng trái phép. Quặng khai thác được, Công ty Lilama bán lại cho Công ty Apatit Việt Nam, Công ty Phốt pho Vàng Việt Nam và Công ty Cổ phần Hóa chất Đức Giang Lào Cai.

Cơ quan tố tụng cáo buộc, Công ty Lilama đã thực hiện khai thác trái phép và tiêu thụ hơn 1,5 triệu tấn, trị giá hơn 610 tỉ đồng. Từ những sai phạm nêu trên, Công ty Lilama thu về hơn 484 tỉ đồng, thu lời số tiền hơn 171 tỉ đồng; Công ty Apatit Việt Nam cũng hưởng lợi hơn 184 tỉ đồng.

Những bút phê liều lĩnh

Cáo trạng mới ban hành đánh giá 2 bị can Nguyễn Văn Vịnh, Doãn Văn Hưởng cùng các bị can nhóm thuộc cựu cán bộ lãnh đạo tỉnh Lào Cai từ năm 2011 đến năm 2015 biết rõ diện tích 3,77 ha tại thôn 2, xã Đồng Tuyển đã được Bộ Công Thương phê duyệt quy hoạch quặng Apatit tại Quyết định số 28 ngày 18-8-2008 và thẩm quyền cấp phép khai thác khoáng sản của Bộ TN-MT. Tuy nhiên, các bị can đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình làm trái công vụ, ký các văn bản, giấy chứng nhận đầu tư trái quy định của pháp luật để cấp 3,77 ha đất cho Công ty Lilama xây dựng dự án khách sạn, nhà hàng.

Bị can Nguyễn Văn Vịnh với cương vị là phó chủ tịch và chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai trong giai đoạn từ 2012 đến 2015 là người chịu trách nhiệm quản lý toàn diện các hoạt động của UBND tỉnh. Người này trực tiếp chỉ đạo, điều hành công tác quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương đầu tư, cấp giấy chứng nhận đầu tư các dự án.

Trong quá trình thực thi công vụ được giao, bị can đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật, ký các văn bản và có ý kiến bút phê, chỉ đạo vào các tài liệu khác có liên quan. Từ đó, để Công ty Lilama và Công ty Apatit Việt Nam lợi dụng khai thác và tiêu thụ trái phép khoáng sản.

Với bị can Doãn Văn Hưởng, trên cương vị là phó chủ tịch thường trực UBND tỉnh, chủ tịch UBND tỉnh, người này đã không thực hiện đúng các quy định của pháp luật trong công tác quản lý, bảo vệ tài nguyên, khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Bị can đã có những văn bản, bút phê tạo điều kiện cho Công ty Lilama và Công ty Apatit Việt Nam khai thác, tiêu thụ trái phép khoáng sản. 

"Quá trình điều tra, bị can Nguyễn Văn Vịnh khai nhận vào giáp Tết Nguyên đán năm 2015, khi làm bí thư Tỉnh ủy Lào Cai, Nguyễn Mạnh Thừa đã mang 5 tỉ đồng đến nhà tặng quà tết. Sau khi nhận, bị can Vịnh đã sử dụng chi tiêu cá nhân hết.

 

Chủ tịch Hãng Phim truyện Việt Nam nói gì về việc bị tạm hoãn xuất cảnh và nợ thuế

Mi Lan  

https://laodong.vn/van-hoa-giai-tri/chu-tich-hang-phim-truyen-viet-nam-noi-gi-ve-viec-bi-tam-hoan-xuat-canh-va-no-thue-1321790.ldo

Ông Nguyễn Danh Thắng - Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam (Hãng Phim truyện Việt Nam) thừa nhận, hãng phim đang nợ khoảng 5-6 tỉ đồng tiền thuế đất.

Trả lời phóng viên Lao Động về thông tin bị tạm hoãn xuất cảnh do Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam (Hãng phim truyện Việt Nam) đang nợ thuế, ông Nguyễn Danh Thắng cho biết: “Đây là cách để cơ quan thuế yêu cầu doanh nghiệp trả nợ thuế. Đúng là hãng phim đang nợ thuế đất khoảng 5-6 tỉ đồng, và việc này đang ảnh hưởng trực tiếp đến cá nhân tôi. Hiện, tôi đang có chuyến công tác tại Điện Biên, khi trở về tôi sẽ giải quyết vụ việc”.

Theo thông tin ông Nguyễn Danh Thắng cung cấp, nhà đầu tư chiến lược VIVASO sau khi mua lại Hãng Phim truyện Việt Nam đã tiến hành trả nợ thuế đất do hãng phim để lại khoảng hơn 20 tỉ đồng.

“Ngay sau khi chúng tôi trả xong nợ thuế đất do hãng phim để lại, thì đúng thời điểm đó, Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch tiến hành thanh tra lại quá trình cổ phần hóa và đưa ra quyết định nhà đầu tư chúng tôi phải thoái vốn.

Trong suốt quá trình đợi thoái vốn kéo dài, doanh nghiệp chúng tôi không thể tiến hành bất kỳ hoạt động nào cũng như không thể đầu tư vào hãng phim.

Do không có hoạt động kinh doanh, hãng phim không có tiền để nộp thuế đất. Đây là thuế đất phát sinh sau khi chúng tôi trả xong nợ cũ” - ông Thắng nói.

Hãng Phim truyện Việt Nam sau quá trình cổ phần hóa đã rơi vào hoang tàn, xuống cấp nghiêm trọng từ nhiều năm nay.

Năm 2023, nghệ sĩ hãng tiếp tục phản ứng, kêu khóc, tuy nhiên cho đến nay, vẫn chưa có bất kỳ động thái nào cho thấy bi kịch ở hãng phim được giải quyết.

“Phía Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch cho rằng, có khó khăn về cơ sở pháp lý khi chưa có quy định nào cho phép cơ quan nhà nước mua lại doanh nghiệp cổ phần, đồng thời, cũng chưa tìm được nhà đầu tư mới mua lại hãng phim để chúng tôi thoái vốn.

Trong suốt những năm qua, chúng tôi vẫn đợi thoái vốn, nên mọi hoạt động đều diễn ra cầm chừng. Không doanh nghiệp nào dám đầu tư vào cơ sở vật chất, thiết bị máy móc... khi đang đợi thoái vốn. Khi thời gian đợi thoái vốn càng kéo dài, doanh nghiệp càng thiệt hại.

Chúng tôi đã gửi đơn kiến nghị xin được tiếp tục đầu tư, nhưng cho đến nay vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào. Nếu trong trường hợp, nhà nước vẫn yêu cầu chúng tôi thoái vốn, cũng cần phải đưa nhà đầu tư mới đến để chúng tôi bàn giao” - ông Danh Thắng nói.

Về việc nợ thuế, ông Thắng cho biết, “Chúng tôi sẽ phải tính đến phương án vay tiền từ công ty mẹ để trả nợ thuế đất cho Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển phim truyện Việt Nam”.

“Chúng tôi vừa hoàn tất quá trình sản xuất một phim tài liệu kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Hiện, tôi có chuyến công tác lên Điện Biên để gửi tặng bộ phim tài liệu này cho tỉnh, khi trở về, tôi sẽ giải quyết những vấn đề liên quan đến nợ thuế” - ông Thắng nói thêm.

Hãng Phim truyện Việt Nam được thành lập từ năm 1953 có quá khứ huy hoàng với dòng phim cách mạng. Từ hãng, nhiều thước phim kinh điển của điện ảnh cách mạng đã ra đời, làm nên giai đoạn rực rỡ.

Bước sang thời kỳ kinh tế thị trường, đội ngũ các nhà làm phim bao cấp đã không thể bắt kịp với thời đại, hãng thua lỗ triền miên và phải tiến hành cổ phần hóa vào năm 2016. Đến nay, quá trình cổ phần hóa đang kéo theo những khúc mắc chưa thể tháo gỡ.

 

Vụ buôn lậu vàng: Bà chủ tiệm Phúc Hằng chuyển 294kg vàng lậu qua máy bay

Việt Dũng

https://laodong.vn/phap-luat/vu-buon-lau-vang-ba-chu-tiem-phuc-hang-chuyen-294kg-vang-lau-qua-may-bay-1321793.ldo

Đặng Thị Thanh Hằng yêu cầu bà trùm buôn lậu vàng xóa hết chữ nước ngoài, thông tin trên thỏi vàng rồi chỉ đạo người thân, nhân viên nhờ tiếp viên hàng không vận chuyển từ TPHCM ra Hà Nội.

Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao vừa hoàn tất cáo trạng truy tố 24 bị can trong đường dây buôn lậu 6.150kg vàng 9999 từ Campuchia về Việt Nam.

Hai đường dây buôn lậu vàng này do Nguyễn Thị Minh Phụng (43 tuổi, quê Bình Định) và Nguyễn Thị Kim Phượng (39 tuổi, ở Tây Ninh) cầm đầu.

Trong số 24 bị can, Đặng Thị Thanh Hằng - chủ tiệm vàng Phúc Hằng, có cơ sở ở Hà Nội và TPHCM - được xác định là một mắt xích của đường dây buôn lậu vàng khủng.

Mặc dù bị can Hằng đã xuất cảnh từ ngày 26.9.2022 và bị truy nã sau đó, cơ quan điều tra đã tách vụ án hình sự để tiếp tục xử lý khi bắt được, song hành vi của bà chủ tiệm vàng này vẫn được làm rõ.

Theo hồ sơ, tiệm vàng Phúc Hằng không được phép kinh doanh vàng miếng, vàng thỏi, vàng nguyên liệu. Song bị can Hằng đã giao dịch, đặt mua vàng thỏi nhập lậu của Phụng để bán lại kiếm lời.

Để che giấu vàng lậu, bị can Hằng yêu cầu Phụng phải xóa hết chữ nước ngoài, thông tin trên thỏi vàng trước khi giao hàng cho nhân viên của bà ta, đồng thời việc giao - nhận không có ký nhận gì.

Nguyễn Duy Đức - nhân viên tiệm vàng - được Hằng chỉ đạo chỉ nhận vàng đã xóa chữ. Sau khi thỏa thuận với Phụng, Hằng giao cho Đặng Nam Trung (em trai ruột) và Trịnh Việt Châu (con rể cũ) hoặc thông qua một số nhân viên hàng không để gửi tiền vào TPHCM cho Đức, rồi đưa cho Phụng để mua vàng lậu.

Nhận vàng lậu xong, Đức giao cho Đặng Nam Trung hoặc Trịnh Việt Châu hoặc gửi tiếp viên hàng không vận chuyển từ TPHCM ra Hà Nội.

Theo cơ quan công tố, từ ngày 3.8 - 28.9.2022, bị can Hằng đã mua của Phụng 294kg vàng lậu, tổng trị giá gần 400 tỉ đồng.

Đức thừa nhận hành vi bị cáo buộc và cho hay do bà chủ tiệm vàng Phúc Hằng chỉ đạo. Đức khai, hàng ngày bị can Hằng gọi điện hoặc nhắn tin riêng, tin trên nhóm Telegram "Quỹ Sài Gòn" về số tiền ngoại tệ được chuyển từ Hà Nội vào TPHCM để mua vàng lậu từ Phụng.

Tiền, ngoại tệ được đóng gói thành các bọc nilon đen kín, được Trung hoặc Châu đi máy bay từ Hà Nội vào TPHCM giao cho Đức. Trường hợp họ không vào được, ngoại tệ sẽ được gửi cho tiếp viên  mang hộ.

Buổi chiều tối hàng ngày, Đức nhận vàng lậu từ nhân viên của Phụng. Theo chỉ đạo trước của Hằng, Đức chỉ nhận vàng thỏi đã được xóa chữ. Việc giao nhận tiền, vàng hàng ngày, Đức ghi chép đầy đủ vào sổ tay theo dõi cuối ngày. Anh ta còn chụp lại ghi chép rồi gửi lên nhóm Telegram "Quỹ Sài Gòn", để báo cáo cho Hằng.

Cơ quan điều tra cũng làm rõ vai trò của bị can Trung trong vụ án. Theo đó, hồ sơ thể hiện Trung mang tiền, ngoại tệ hoặc gửi qua tiếp viên từ Hà Nội vào TPHCM giao cho Đức. Bị can cũng là người mang vàng lậu từ TPHCM ra Hà Nội.

Khi làm thủ tục lên máy bay, Trung đi qua cửa VIP kiểm soát an ninh sân bay Tân Sơn Nhất và có quen biết với nhiều nhân viên an ninh tại đây. Khi mang vàng ra Hà Nội, Trung đều nhờ làm thủ tục lên máy bay trước.

Trường hợp Trung không trực tiếp mang vàng ra mà giao cho Châu hoặc gửi tiếp viên, Trung cũng đều nhờ trước nhân viên an ninh trực để các cá nhân này mang vàng qua cửa an ninh.

Trung không thừa nhận việc có nhận vàng từ Đức để mang ra Hà Nội cho chị gái mình. Song cơ quan điều tra căn cứ vào lời khai của Đức, trích xuất camera an ninh sân bay Nội Bài và Tân Sơn Nhất..., xác định bị can Trung nhận 15kg vàng lậu từ Đức rồi mang từ TPHCM ra Hà Nội hôm 28.9.2022.

 

Hơn 100 công nhân bị nợ lương 1,3 tỉ đồng, giám đốc là người bán hàng ở căng tin

Nam Dương

https://laodong.vn/cong-doan/hon-100-cong-nhan-bi-no-luong-13-ti-dong-giam-doc-la-nguoi-ban-hang-o-cang-tin-1321599.ldo

Đến trưa 31.3, nhiều người lao động (NLĐ) của Công ty TNHH Sản xuất thương mại may Tuấn Vinh (Quận 12, TPHCM) vẫn chưa hết bàng hoàng vì bị nợ lương gần 2 tháng qua, trong khi người thường xuyên điều hành công ty thì không liên hệ được, người đại diện theo pháp luật của công ty là người bán hàng ở căng tin.

Chị Nguyễn Thị Hường - công nhân bộ phận may - cho biết, khoảng 15h thứ Tư (ngày 20.3), công nhân đang làm việc thì bị cúp điện, mọi người ra về. Đến sáng thứ Năm (21.3), mọi người đến công ty làm việc, bảo vệ thông báo mọi người ra về đến sáng thứ Hai (25.3) quay trở lại làm việc.

Ngày 25.3 (cũng là ngày lĩnh lương tháng 2.2024), khi các công nhân đến công ty mới tá hỏa vì Giám đốc công ty là ông Lê Văn Tuấn, công nhân chỉ biết đến là người bán hàng căng tin ở công ty, đã không có mặt, chỉ có người được ủy quyền là ông Trịnh Xuân Hùng đứng ra giải quyết.

Chị Hường cho biết, mặc dù ông Tuấn trên danh nghĩa là Giám đốc công ty, nhưng thực chất ông Q.V.P (anh rể ông Tuấn) mới là người điều hành công ty thực sự.

“Đến chiều 20.3, khi chúng tôi đang làm việc trong xưởng, ông P vẫn điều hành trên loa, yêu cầu công nhân phải tăng ca, thậm chí còn la mắng công nhân nữa. Hiện tôi bị nợ gần 15 triệu đồng tiền lương tháng 2 và 20 ngày của tháng 3. Thêm vào đó, hằng tháng tôi vẫn bị trừ hơn 500.000 đồng tiền đóng BHXH, nhưng thực tế công ty chỉ đóng BHXH cho tôi và nhiều NLĐ khác một thời gian ngắn”, chị Hường nói.

Trưa 31.3, phóng viên Báo Lao Động liên hệ với ông Trịnh Xuân Hùng, ông Hùng cho biết ông là người quản lý văn phòng của Công ty Tuấn Vinh, được ông Lê Văn Tuấn ủy quyền từ ngày 23.3 để giải quyết các vấn đề về tiền lương của NLĐ.

Nhưng sau đó vài ngày, Công ty Tuấn Vinh đã rút ủy quyền đối với ông Hùng; bản thân ông Hùng hiện bị nợ lương hơn 100 triệu đồng.

Theo lời một người lao động, ông và nhiều NLĐ vào làm việc cho Công ty Hà Nam An 3 do ông Q.V.P làm chủ. Trong quá trình làm ăn, do nợ nần nhiều, ông Q.V.P bị nhiều đối tác khởi kiện và bị tạm hoãn xuất cảnh.

Lúc này, Công ty Hà Nam An 3 được đổi tên thành Công ty TNHH Sản xuất thương mại may DV Fashion (có cùng địa chỉ, cùng mã số thuế với Công ty Hà Nam An 3) và do ông H.T.X, là bảo vệ đứng tên giám đốc, nhưng thực tế ông Q.V.P vẫn là người trực tiếp điều hành công ty.

Ngày 8.3.2024, ông Q.V.P được giải tỏa tạm hoãn xuất cảnh và ông H.T.X, Giám đốc Công ty DV Fashion bị tạm hoãn xuất cảnh với lý do “để bảo đảm thi hành án”.

Tháng 11.2023, Công ty TNHH Sản xuất thương mại may Tuấn Vinh được thành lập mới do ông Lê Văn Tuấn (là em vợ ông Q.V.P) đứng tên Giám đốc, toàn bộ NLĐ từ Công ty DV Fashion vẫn tiếp tục làm cho Công ty Tuấn Vinh và không được giao kết lại HĐLĐ, không được đóng BHXH.

Theo thông tin từ các cơ quan chức năng Quận 12, TPHCM, Công ty Tuấn Vinh hiện nợ lương của NLĐ hơn 1,3 tỉ đồng. Hiện công ty đang hẹn NLĐ đến ngày 10.4 sẽ trả lương cho NLĐ. Tuy nhiên, nhiều công nhân đang tỏ ra rất lo lắng vì công ty đã đóng cửa, tẩu tán tài sản, còn người trực tiếp điều hành công ty là ông Q.V.P thì không liên hệ được.

Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động ngày 31.3, ông Phạm Chí Tâm – Phó Chủ tịch LĐLĐ TPHCM – cho biết đã nắm được vụ việc xảy ra tại Công ty Tuấn Vinh.

"LĐLĐ TPHCM đã chỉ đạo LĐLĐ Quận 12 tiếp tục phối hợp các cơ quan chức năng nắm tình hình trả lương và các chế độ chính sách có liên quan cho NLĐ theo quy định pháp luật, kịp thời thông tin, báo cáo về LĐLĐ TPHCM khi có tình huống phát sinh, đồng thời xây dựng phương án hỗ trợ, chăm lo các trường hợp khó khăn, nhất là công nhân lao động bệnh hiểm nghèo, nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi… Trường hợp cần thiết, đề nghị LĐLĐ Quận 12 có văn bản đề xuất LĐLĐ TPHCM xem xét hỗ trợ", ông Tâm nói.

 

Hàng loạt công viên chậm tiến độ, bỏ hoang

Võ Hải

https://vnexpress.net/hang-loat-cong-vien-cham-tien-do-bo-hoang-4728748.html

Hà Nội đặt mục tiêu cải tạo 45 công viên, vườn hoa và xây mới 9 công viên đến năm 2025, nhưng đến nay mới có 14 công trình cải tạo xong, các công viên mới đều dang dở.

Sở Xây dựng vừa báo cáo việc thực hiện kế hoạch của UBND thành phố về cải tạo, nâng cấp công viên, vườn hoa giai đoạn 2021-2025. Dự kiến, cấp thành phố đầu tư cải tạo 4 công viên (Bách Thảo, Thủ Lệ, Thống Nhất, Hòa Bình); cấp quận cải tạo 41 công viên, vườn hoa bằng nguồn vốn ngân sách quận.

uy nhiên hết tháng 3, các quận mới hoàn thành, đưa vào sử dụng 14 vườn hoa: Lê Trực, Vạn Xuân, Hoàng Diệu, Phan Đình Phùng, Trúc Bạch, Bãi Nhãn (Ba Đình); Diên Hồng, Tao Đàn, Ngô Quyền (Hoàn Kiếm); Pasteur, Tăng Bạt Hổ, Yec-Xanh (Hai Bà Trưng); Hoàng Văn Thụ (Hoàng Mai); Ngọc Lâm (Long Biên).

Sở Xây dựng cho biết các công viên, vườn hoa đã được phê duyệt chủ trương đầu tư, không có vướng mắc lớn. Theo kế hoạch của các quận, năm nay thêm 16 công viên, vườn hoa hoàn thành và năm 2025 nâng cấp 11 công trình còn lại.

Bốn công viên lớn nằm trong kế hoạch cải tạo nâng cấp (Thủ Lệ, Thống Nhất, Bách Thảo, Hòa Bình) bị chậm tiến độ do thay đổi phân cấp quản lý, từ thành phố sang quận. Hiện công viên Thủ Lệ, Thống Nhất, Bách Thảo đã được HĐND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư giai đoạn 2023-2026 với 900 tỷ đồng.

Trong 9 dự án xây dựng mới, công viên Khu tưởng niệm danh nhân Chu Văn An diện tích 40 ha (UBND huyện Thanh Trì) hiện chưa triển khai do khó khăn trong giải phóng mặt bằng. Công viên hồ điều hòa khu đô thị Tây Nam Hà Nội (11 ha, Công ty TNHH VNT) đã hoàn thành 80%, đang gặp khó khăn trong giải phóng mặt bằng, điều chỉnh quy hoạch.

Công viên hồ điều hòa CV1, quận Cầu Giấy và Nam Từ Liêm (27 ha, Công ty cổ phần đầu tư và phát triển đô thị Sài Đồng) đã hoàn thành các hạng mục, dự kiến tháng 3 kiểm tra nghiệm thu, sau đó bàn giao cho UBND quận Nam Từ Liêm. Dự án đang vướng việc đấu nối giao thông, công viên có 4 lối vào nhưng mới hoàn thành một, 3 lối vào còn lại chưa thi công.

Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (101 ha, Công ty Cổ phần tập đoàn Mặt Trời) đã giải phóng mặt bằng được khoảng 99,6 ha, đang nạo vét và làm kè sông Thiếp. Chủ đầu tư đang làm thủ tục điều chỉnh tiến độ dự án.

Công viên hồ Phùng Khoang (46 ha, Liên danh Tổng công ty Đầu tư Phát triển nhà Hà Nội và Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Đô thị) đạt khoảng 80% hồ điều hòa và triển khai một số hạng mục đường dạo, rào chắn, cây xanh. Hiện còn hơn 2.000 m2 chưa giải phóng mặt bằng, việc đấu nối hệ thống thoát nước từ công viên sang mương Mễ Trì đang triển khai nhưng gặp vướng.

Công viên Văn hóa vui chơi giải trí, thể thao Hà Đông (95 ha, quận Hà Đông) đang tổ chức thi tuyển kiến trúc sau khi thành phố công bố quy hoạch chi tiết năm 2023. Công viên Hữu Nghị, Bắc Từ Liêm (gần 16 ha, chủ đầu tư trước đây là Bộ Xây dựng) vẫn chưa được triển khai, đất bỏ trống.

Công viên Thiên văn học - Khu đô thị Dương Nội (12 ha, Công ty cổ phần Tập Đoàn Nam Cường) đã được tạm bàn giao cho quận Hà Đông để mở cửa hồi trước Tết Nguyên đán 2024 phục vụ nhân dân. Công tác nghiệm thu và bàn giao chính thức chưa được thực hiện.

Công viên và hồ điều hòa khu phía Bắc và phần mở rộng phía Nam nghĩa trang Mai Dịch (Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển đô thị Sài Đồng) đã hoàn thành gần hết hạng mục, trừ hai hạng mục phát sinh ngoài hợp đồng BT (xây dựng - chuyển giao) ký kết ban đầu. Đó là bể lọc nước và hệ thống tuyến cống 2 khớp nối cống hộp đến dự án Hải Đăng City. Các đơn vị liên quan đang phối hợp giải quyết vướng mắc.

Theo Sở Xây dựng, 9 dự án xây mới công viên đều có quy mô trung bình, thuộc quy hoạch các khu đô thị. Tuy nhiên tiến độ thực hiện các dự án còn chậm, chỉ 3 công viên CV1, Bắc Nam Mai Dịch và Thiên văn học cơ bản hoàn thành, đang hoàn thiện để chuẩn bị bàn giao chính thức.

 

Bỏ độc quyền vàng miếng SJC, lập sàn mua bán tín chỉ vàng: Mũi tên trúng nhiều đích

Nguyễn Lê

https://vietnamnet.vn/bo-doc-quyen-vang-mieng-sjc-lap-san-mua-ban-tin-chi-vang-mui-ten-trung-nhieu-dich-2265536.html

Đồng tình với đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC, tuy nhiên chuyên gia cho rằng nên cho phép mua bán tín chỉ vàng do Nhà nước phát hành.


Độc quyền vàng miếng, tạo giá trị ảo cho SJC

Những ngày cuối tháng 3, giá vàng lại lập đỉnh mới. Theo tính toán của Tổng cục Thống kê, bình quân quý I, chỉ số giá vàng tăng 18,23%.

Lý giải cho đà tăng này, bà Nguyễn Thu Oanh, Vụ trưởng Vụ Thống kê giá - Tổng cục Thống kê - cho rằng, giá vàng trong nước biến động theo giá vàng thế giới.

Trong khi đó, lãi suất tiết kiệm ngân hàng thấp, thị trường bất động sản không ổn định, trái phiếu doanh nghiệp còn nhiều hoài nghi cũng khiến nhiều người lựa chọn kênh đầu tư vàng. Đây chính là nguyên nhân làm giá vàng trong nước tăng.

Bà Oanh cho rằng, giá vàng tăng liên tục sẽ gây hệ lụy đến nền kinh tế, nhà đầu tư chuyển vốn vào vàng, với mục tiêu đa dạng danh mục sinh lời, khiến nền kinh tế khan hiếm tiền vào đầu tư, sản xuất. 

Rất nhiều giải pháp nhằm bình ổn thị trường vàng trong nước, giảm chênh lệch với giá thế giới đã được các chuyên gia đưa ra.

Tại cuộc họp Hội đồng Tư vấn chính sách tài chính, tiền tệ mới đây, các chuyên gia đề xuất bỏ quy định nhà nước độc quyền vàng miếng SJC; thực hiện cấp phép sản xuất vàng miếng cho một số doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện.

Bày tỏ quan điểm, TS. Cấn Văn Lực, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV kiêm Giám đốc Viện Đào tạo và Nghiên cứu BIDV, đưa ra loạt giải pháp cho thị trường vàng.

Theo ông, cần cho phép tăng lượng cung của vàng, phù hợp với nhu cầu của người dân, bằng cách cho phép một số doanh nghiệp đủ tiêu chí đáp ứng điều kiện nhập khẩu vàng.

“Khi tăng cung sẽ cân bằng hơn quan hệ giữa cung - cầu; giúp giá vàng giảm xuống, giá sẽ được điều tiết, sát hơn so với giá thế giới. Từ đó, hiện tượng nhập lậu vàng giảm bớt, góp phần thu hút lượng ngoại tệ trong dân, doanh nghiệp. Thậm chí, có thể tăng dự trữ ngoại hối thông qua cách làm đó”, ông Lực nói.

Cùng với đó, vị chuyên gia nhấn mạnh, phải bỏ thương hiệu quốc gia độc quyền vàng SJC bởi thương hiệu này không khác nhiều các thương hiệu vàng khác nhưng lại có chênh lệch giá đến hơn chục triệu đồng trong thời gian qua; tạo ra giá trị ảo cho bản thân vàng SJC.

“Tăng cường phối, kết hợp giữa Ngân hàng Nhà nước với cơ quan, bộ, ngành khác nhau để kiểm tra, đánh giá, giám sát thị trường, đảm bảo công khai, minh bạch và hoạt động hiệu quả hơn nữa. Cũng như cần tăng cường hợp tác quốc tế, vừa chống câu chuyện buôn lậu cũng như đảm bảo cung - cầu để thị trường vàng liên thông, tốt hơn nữa trong thời gian tới.

Tháo gỡ được những vấn đề đó, cơ bản Nghị định 24 sẽ đáp ứng được yêu cầu vận hành, quản lý thị trường vàng tốt hơn. Từ đó, sẽ có hỗ trợ tốt cho ổn định kinh tế vĩ mô nói chung và kể cả lĩnh vực ngoại hối nói riêng”, chuyên gia kinh tế trưởng BIDV nói. 

Nên lập sàn giao dịch vàng  

Cũng bày tỏ sự đồng tình với đề xuất bỏ độc quyền vàng miếng SJC, chia sẻ với PV VietNamNet, TS. Đinh Tuấn Minh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu giải pháp thị trường cho các vấn đề kinh tế - xã hội, cho rằng, điều này sẽ tạo tính cạnh tranh, tốt cho thị trường vàng.

Tuy nhiên, ông Minh cho rằng, việc sửa đổi Nghị định 24 chỉ là giải pháp ngắn hạn cho thị trường vàng, cần có giải pháp dài hơi hơn. Theo đó, cần hướng đến việc tạo ra thị trường giao dịch vàng như một sàn giao dịch hàng hóa.

Vị chuyên gia cho rằng, cần xây dựng thị trường vàng hiện đại để phục vụ nhu cầu giao dịch, mua bán của người dân. 

“Cần có sàn giao dịch để mọi người có thể dễ dàng mua bán trao đổi. Ở đó, người dân sẽ tham gia giao dịch mua bán tín chỉ vàng do Nhà nước phát hành, việc này không ảnh hưởng đến số lượng vàng vật chất nên không tác động đến ngoại hối, tỷ giá. Thị trường giao dịch vàng bình thường như giao dịch mua bán xăng dầu…”, ông Minh cho hay.

Trao đổi với VietNamNet trước đó, ông Huỳnh Trung Khánh, Phó Chủ tịch Hiệp hội Kinh doanh vàng Việt Nam, cố vấn Hội đồng Vàng thế giới tại Việt Nam, cũng bày tỏ, khi có chứng chỉ chứng nhận vàng sẽ bớt lệ thuộc vào vàng vật chất, người dân hay nhà đầu tư có nơi để gửi vàng vào sử dụng mua bán, giao dịch. Trong khi đó, có thể đưa được số vàng tích trữ của người dân vào nền kinh tế, để lưu thông.

Vấn đề lập sàn giao dịch vàng nếu hình thành, Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính hay Ủy ban Chứng khoán Nhà nước sẽ kiểm soát được việc mua bán vàng; thậm chí còn cân đối được cung - cầu trong nước, khi cầu quá lớn, cung không đủ mới cần nhập khẩu về.

“Sàn giao dịch vàng, chứng chỉ chứng nhận vàng sẽ đưa vàng vào nền kinh tế. Còn hiện nay, vàng vẫn 'nằm chết' một chỗ với số lượng lên đến vài trăm tấn”, ông Khánh nhấn mạnh.

 

Vì sao nhiều dự án điện khí LNG vẫn ì ạch?

Thanh Thương

https://znews.vn/vi-sao-nhieu-du-an-dien-khi-lng-van-i-ach-post1467791.html

Theo lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, các dự án điện khí LNG đều gặp vướng mắc trong quá trình đàm phán và chưa ký được hợp đồng PPA để chủ đầu tư thu xếp vốn.

Tại cuộc họp tìm giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình đầu tư, thực hiện các dự án điện khí của Bộ Công Thương mới đây, ông Tô Xuân Bảo, Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho biết theo Quy hoạch điện VIII, sẽ có 23 dự án nhà máy điện khí được đầu tư xây dựng và đưa vào vận hành đến năm 2030.

Trong đó có 10 dự án sử dụng khí trong nước và 13 dự án điện sử dụng LNG (khí tự nhiên hóa lỏng).

Đến nay, 1 nhà máy đã đưa vào vận hành là Nhà máy Nhiệt điện Ô Môn I (660 MW); các dự án đang xây dựng là Nhà máy điện Nhơn Trạch 3, Nhơn Trạch 4 (tổng công suất 1.624 MW) và Nhà máy điện LNG Hiệp Phước giai đoạn 1 (công suất 1.200 MW).

Các dự án nhà máy điện sử dụng khí trong nước đều đã có chủ đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

3 dự án chưa tìm được chủ đầu tư

Theo lãnh đạo Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, dự án Ô Môn II công suất 1.050 MW đã phê duyệt quyết định đầu tư, còn dự án Ô Môn IV đang trình Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp phê duyệt quyết định đầu tư điều chỉnh.

Trong số các nhà máy điện sử dụng LNG, hiện còn 3 dự án chưa lựa chọn được chủ đầu tư là Nghi Sơn, Cà Ná, Quỳnh Lập (riêng dự án Nghi Sơn đã có quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư). Các nhà máy điện còn lại đã có chủ đầu tư và đang trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Một số dự án đã trình báo cáo nghiên cứu khả thi (FS) tới Bộ Công Thương để thẩm định, phê duyệt và Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo đã có văn bản gửi các chủ đầu tư yêu cầu hoàn thiện hồ sơ FS như Sơn Mỹ I, II, Quảng Ninh, Hải Lăng giai đoạn 1.

Dự án LNG Bạc Liêu và LNG Long An (I và II) đã được thẩm định và có văn bản thông báo kết quả thẩm định gửi chủ đầu tư. Các dự án đang đàm phán Hợp đồng PPA (hợp đồng mua bán điện giữa bên mua điện và bên bán điện) với EVN gồm Nhơn Trạch 3 và 4, Hiệp Phước giai đoạn 1, Ô Môn II, Bạc Liêu.

Các dự án điện khí có thể đưa vào vận hành thương mại trước năm 2030 gồm các dự án điện trong Trung tâm điện lực Ô Môn; Nhơn Trạch 3 và Nhơn Trạch 4; Hiệp Phước. Tổng công suất các dự án này là 6.634 MW.

Còn nhiều vướng mắc

Các dự án điện LNG từ lúc có quy hoạch đến khi vận hành thường mất 8-10 năm, thậm chí lâu hơn. Việc chậm tiến độ các nguồn điện, đặc biệt chậm phát triển nguồn điện nền như LNG có thể làm ảnh hưởng đến an ninh năng lượng.

Trên cơ sở báo cáo của các chủ đầu tư và địa phương có dự án, lãnh đạo Cục này nhìn nhận trong quá trình triển khai các dự án điện khí đang gặp một số khó khăn, vướng mắc liên quan đến hợp đồng PPA, bảo lãnh Chính phủ và cơ chế mua LNG.

Cụ thể, đa số chủ đầu tư trong nước yêu cầu trong hợp đồng PPA cam kết sản lượng hợp đồng dài hạn ổn định hoặc bao tiêu khí; chuyển ngang cam kết sản lượng mua khí từ hợp đồng mua khí sang hợp đồng mua điện; chuyển ngang giá khí sang giá điện, điều kiện bất khả kháng...

"Đặc biệt, một số quy định của Luật Đấu thầu chưa phù hợp với đặc thù và thông lệ kinh doanh LNG quốc tế. Do vậy, cần phải có quy định về việc mua LNG cho các dự án nhà máy điện LNG phù hợp với thông lệ quốc tế", ông Tô Xuân Bảo đánh giá.

Theo ông, nhiều dự án chỉ có thể đưa vào vận hành đến năm 2030 nếu hoàn thành đàm phán Hợp đồng PPA và thu xếp vốn vay trước năm 2027. Các dự án điện khí thuộc chuỗi khí điện (Lô B, Cá Voi Xanh) còn phụ thuộc vào tiến độ của dự án thượng nguồn để đảm bảo hiệu quả chung của cả chuỗi dự án.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa nhận từ nhiều năm nay, cơ chế đối với phát triển các dự án điện khí (bao gồm khí tự nhiên và khí hóa lỏng) vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc. Theo Quy hoạch điện VIII, đến năm 2030, Việt Nam phải phát triển 30.000 MW điện khí.

Trước đề xuất của các nhà đầu tư nước ngoài về việc cam kết sản lượng hợp đồng dài hạn, Bộ trưởng gợi ý EVN nghiên cứu và báo cáo cụ thể cho Chính phủ. Trong đó nêu rõ khó khăn, vướng mắc, đề xuất giải pháp và trình Chính phủ xem xét cơ chế, chủ trương để tháo gỡ vướng mắc thực hiện các dự án điện khí trong Quy hoạch điện VIII.

 

 

 

 

 

No comments:

Post a Comment