Tuesday, March 28, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 28 tháng 03 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

Putin nói Nga-Trung không lập liên minh quân sự

Tennessee: Một phụ nữ bắn chết 3 trẻ em, 3 người lớn tại trường Cơ đốc giáo

Thỉnh nguyện thư phản đối chính quyền Việt Nam ‘can thiệp’ vào tự do tôn giáo

Giáo sư: Miễn kỷ luật cán bộ dám nghĩ, dám làm là ‘biện pháp đối phó, không có kết quả’

Nikkei: Vingroup tìm đối tác tài chính khác sau khi Credit Suisse bị mua lại

HRW kêu gọi Việt Nam thả nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng trước phiên tòa

Tennessee: Một phụ nữ bắn chết 3 trẻ em, 3 người lớn tại trường Cơ đốc giáo

Twitter: Một phần mã nguồn bị rò rỉ trên mạng

Triều Tiên bắn thêm hai tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra biển

Lại dựng ‘mái’ để... ‘che’?

 

RFA

Tòa Giám mục Kon Tum lên án hành vi phạm Thánh của cán bộ xã

Chuyên gia: Việt Nam vi phạm nhiều công ước quốc tế của ILO

HRW kêu gọi Việt Nam hủy cáo buộc đối với nhà hoạt động Trương Văn Dũng

Việt Nam điều tàu theo dõi hoạt động tuần tra của Trung Quốc tại Bãi Tư Chính

Vingroup đang chờ tin từ vụ mua ngân hàng Credit Suisse

Tàu hải cảnh của Trung Quốc bị đuổi khỏi vùng biển của Việt Nam

Xôn xao việc trả tự do cho bốn tiếp viên Vietnam Airlines mang ma túy vào Việt Nam

Hô hào "vô vọng" thu hút trí thức xây dựng đất nước của Tổng bí thư

Bình Dương: Hơn 36 ngàn lao động bị tạm chấm dứt hợp đồng hoặc nghỉ không lương

Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị Công an kết luận “thiên vị” cho công ty thân hữu

Tiếp viên thứ năm của Vietnam Airlines trong vụ xách hơn 11 kg ma túy về nước

Đắk Lắk: Khởi tố, cấm đi khỏi nơi cư trú ba đối tượng hủy hoại 19.000 m2 rừng

Hoãn phiên xử phúc thẩm Chủ tịch Alibaba Nguyễn Thái Luyện do vắng luật sư

Cựu chủ tịch Dược phẩm Cửu Long chết trước ngày xử phúc thẩm

Bắc Giang và Đà Nẵng xử lý cán bộ giao thông sai phạm

Vụ tiếp viên hàng không bị phát hiện mang ma túy: Suy đoán vô tội hay suy diễn vô tội?

Cựu Phó Bí thư Thường trực TP HCM- Tất Thành Cang ra tòa phúc thẩm vụ Khu dân cư Ven Sông và Phước Kiển

Mỹ gia hạn việc công bố điều tra lẩn tránh phòng vệ thương mại đối với gỗ dán Việt Nam

Bà Đặng Thị Hàn Ni bị tạm đình chỉ hành nghề luật sư

 

BBC

 

Biển Đông: VN theo sát tàu TQ gần mỏ dầu do Nga khai thác trong EEZ

Giới nghệ thuật Ý 'ngỡ ngàng' khi giáo viên phải từ chức vì tượng David

Xả súng ở Nashvile: 3 người lớn, 3 trẻ em thiệt mạng

'Siêu đình công' làm tê liệt giao thông ở Đức và ảnh hưởng các chuyến bay quốc tế

Phan Kim Khánh: 'Tôi đã đọc 600 cuốn sách trong 6 năm tù'

Tỷ phú Jack Ma 'tái xuất hiện' sau nhiều tháng vắng mặt ở Trung Quốc

Hoàng tử Harry 'bất ngờ' trở lại London dự phiên xử báo Anh

Vụ án bốn tiếp viên hàng không xách 11kg ma túy: Hai trường hợp khả dĩ

Israel: Biểu tình dữ dội khi Thủ tướng sa thải bộ trưởng quốc phòng

 

RFI

Ba Lan muốn trở thành một trong những nước sản xuất vũ khí hàng đầu trong Liên Âu

Lãnh đạo Bắc Triều Tiên kêu gọi tăng cường sản xuất « vật liệu hạt nhân quân sự »

Nhật – Mỹ ký thỏa thuận thương mại về các khoáng chất quan trọng sản xuất pin cho ô tô điện

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Phương Tây lên án Nga triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật ở Belarus

Pháp: Chính phủ muốn ‘‘hòa dịu’’ với các nghiệp đoàn, nhưng không từ bỏ luật cải cách hưu trí

Cuba: Tỷ lệ cử tri tham gia cuộc bầu cử Quốc Hội tăng nhẹ

Mỹ - Philippines thắt chặt hợp tác quân sự ở Biển Đông : Tín hiệu tốt hay xấu cho Việt Nam ?

Chủ tịch Hạ Viện CH Séc đi Đài Loan bất chấp Trung Quốc phản đối

Bắc Triều Tiên bắn tên lửa thị uy vào lúc tàu sân bay Mỹ đến Hàn Quốc tập trận

Vũ khí hạt nhân chiến thuật tại Belarus : Phương Tây khó lên án Nga tại Hội Đồng Bảo An

Chiến tranh Ukraina : Đạn pháo chứa uranium nghèo, thứ vũ khí gây tranh cãi

Ủy viên châu Âu đến Ba Lan thúc đẩy sản xuất đạn dược chi viện Ukraina

Anh Quốc: Binh sĩ Ukraina được huấn luyện dùng chiến xa Challenger 2 đã về nước sẵn sàng ra trận

Nga xâm lăng Ukraina, Ba Lan thành nước tiền tiêu của phương Tây

Cải cách hưu trí Pháp : Biểu tình tác động mạnh đến ngành khách sạn nhà hàng

Khủng hoảng cải cách tư pháp Israel: Liên minh cầm quyền chia rẽ, nghiệp đoàn kêu gọi ‘‘tổng đình công’’

Nga thông báo triển khai "vũ khí nguyên tử chiến thuật" ở Belarus

Trung Quốc - Honduras chính thức thiết lập bang giao

 

(Reuters) - Tàu Việt Nam theo dõi tàu cảnh sát biển Trung Quốc. Reuters hôm nay 27/03 dẫn thông tin của SCSCI, một tổ chức độc lập, cho hay tàu Kiểm Ngư của Việt Nam theo sát tàu Trung Quốc đôi khi chỉ với khoảng cách một vài trăm mét. Theo dữ liệu của SCSCI, tàu Trung Quốc hôm thứ Bảy 25/03 đã đi sát hai lô khai thác khí đốt của Việt Nam, do doanh nghiệp Nga phụ trách.

(HRW) - Việt Nam nên hủy bỏ các cáo buộc đối với nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng. Trong bản thông cáo công bố ngày 27/03/2023, tổ chức bảo vệ nhân quyền Human Rights Watch, trụ sở tại Hoa Kỳ đã kêu gọi chính quyền Việt Nam là “Hãy hủy mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động nhân quyền Trương Văn Dũng, bị truy tố vì phê phán chính quyền”. Theo HRW, ông Dũng là một nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai, bị bắt ở Hà Nội vào tháng Năm năm 2022 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước.” Một tòa án ở Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử ông vào ngày 28/03/2023. 

(AFP) – Tokyo kêu gọi trả tự do cho một người Nhật bị bắt tại Trung Quốc. Theo phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản hôm nay, 27/03/2023, Trung Quốc cần trả tự do “càng sớm càng tốt” cho một công dân Nhật Bản bị giam giữ vì bị nghi ngờ vi phạm luật pháp địa phương. Đại sứ quán Nhật Bản tại Trung Quốc đã được thông báo "trong tháng này rằng một người đàn ông Nhật Bản từ 50 đến 60 tuổi đang bị giam giữ tại Bắc Kinh”. Phát ngôn viên Nhật Bản tuy nhiên không cho biết danh tính của người bị bắt, cũng lý do ví sao bị bắt.

(AFP) – Trung Quốc : Giới chức Thượng Hải đón tỉ phú Jack Ma. Jack Ma, hôm nay 27/03, thăm một trường học của các đối tác của Alibaba (công ty do Jack Ma sáng lập), ở Thượng Hải. Tại sân bay Thượng Hải, tỉ phú này đã được giới chức chính quyền địa phương đón tiếp. Trong hơn hai năm vừa qua, Jack Ma nằm trong tầm ngắm của chính quyền Bắc Kinh và rất ít khi xuất hiện trước công chúng.

(APF) – Cựu tổng thống Đài Loan đến Trung Quốc. Lần đầu tiên kể từ 70 năm nay, một cựu tổng thống Đài Loan đến Hoa Lục. Ông Mã Anh Cửu đến Trung Quốc hôm nay trong chuyến đi 12 ngày. Trong lịch trình không có kế hoạch gặp giới chức Trung Quốc. Nhiều người biểu tình tại sân bay Đài Bắc phản đối. Bộ Ngoại Giao Đài Loan không bình luận. Nhưng trước đó, đảng cầm quyền Dân Tiến  khắng định chuyến đi là ‘‘đáng tiếc’’, tiếp tay cho lập trường của Trung Quốc.

(TASS) - Nga sắp hoàn thành một căn cứ cho tầu ngầm hạt nhân Poseidon ở Thái Bình Dương. TASS hôm nay trích dẫn một nguồn tin quốc phòng giấu tên cho biết : ‘‘Công việc xây dựng cơ sở hạ tầng ven biển để đặt căn cứ cho hai tàu ngầm đặc biệt ở Kamchatka dự kiến sẽ hoàn thành vào đầu năm tới’’. Căn cứ tàu ngầm hạt nhân của Hạm đội Thái Bình Dương Nga nằm ở bờ biển phía đông nam bán đảo Kamchatka, vùng Viễn Đông của Nga. Các tàu ngầm hạt nhân có khả năng phóng ngư lôi và drone.

(AFP) - Đức bị một cuộc “đại đình công” trong ngành giao thông vận tải. Một phong trào đình công ở quy mô cực kỳ hiếm thấy đối với nước Đức đã bắt đầu làm tê liệt toàn bộ ngành vận tải quốc gia vào hôm nay, 27/03/2023, trong bối cảnh các công đoàn yêu cầu tăng lương trước tình trạng lạm phát. Nhân viên các sân bay, ngành đường sắt, vận tải đường biển, các công ty đường cao tốc, và vận tải địa phương được kêu gọi đình công 24 tiếng đồng hồ kể 0 giờ sáng nay, giờ địa phương.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

Tin Tức: Thứ Ba, ngày 28/03/2023

 

1/ HẢI CẢNH VIỆT NAM ĐỤNG ĐỘ HẢI CẢNH TRUNG CỘNG Ở BIỂN ĐÔNG.

Hai chiếc tàu sắt VN và Trung Cộng đã áp sát nhau một cách nguy hiểm trong vùng đặc quyền kinh tế của VN, chỉ cách nhau khoảng 10 thước.

Theo dữ liệu của tổ chức Marine Traffic (Giao thông Hàng hải), một tàu hải cảnh của Trung Cộng và một tàu kiểm ngư của Việt Nam đã có một cuộc chạm trán căng thẳng vào cuối tuần qua ở Biển Đông. Hai tàu này đã áp sát nhau, tới mức chỉ cách nhau 10 thước.

Theo một chuyên gia nghiên cứu của Mỹ cho biết, biến cố nói trên diễn ra vào lúc 7 giờ sáng Chủ Nhật ngày 26/3 theo giờ địa phương. Theo dữ liệu theo dõi, đến khoảng chiều thứ Hai 27/3, tàu hải cảnh Trung Cộng đã đi vào vùng đặc quyền kinh tế của Mã Lai sau khi rời vùng biển của Việt Nam, nơi trước đó đã bị tàu kiểm ngư bám đuổi từ ngày 24/3 mặc dù tàu của Trung Cộng to lớn hơn tàu VN.

Mặc dù có sự khác biệt về kích cỡ nhưng tàu VN tỏ ra khá táo bạo, với chiếc hải cảnh Trung Cộng lớn gấp đôi tàu VN. Vụ việc xảy ra ở vùng biển cách Bãi Tư Chính 50 hải lý về phía nam, một nơi được biết đến như là điểm nóng giữa Việt Nam và Trung cộng ở Biển Đông.

Khoảng 90 phút sau, tàu Trung cộng rời vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam mà nó đã hoạt động từ tối thứ Sáu 24/3.

Dữ liệu theo dõi của Marine Traffic cho thấy trong cuộc chạm trán vào sáng Chủ nhật, tàu hải cảnh Trung cộng và tàu kiểm ngư 278 của Việt Nam đã gần đến mức có thể đã va chạm nhau. Một sĩ quan hải quân VN cho biết là hai tàu này chắc chắn đã thoát được một vụ va chạm trong gang tấc nhờ đi ngược chiều nhau và ở tốc độ rất chậm.

https://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/chinese-coast-guard-ship-chased-out-of-vietnam-waters-03272023145553.html

2/ TÒA GIÁM MỤC KON TUM CHỈ TRÍCH HÀNH VI CỦA QUAN CHỨC XÃ ĐẮC NÔNG.

Tòa giám mục Kon Tum vào hôm qua đưa ra thông báo lên án hành vi của một số quan chức xã Đắc Nông, huyện Ngọc Hồi, khi ngăn chận buổi thánh lễ tại nhà thờ.

Thông cáo đề ngày 27/3 do Linh mục Lê Văn Hùng, chánh văn phòng tòa giám mục Kon Tum, ký gửi đến nhà cầm quyền Kon Tum và huyện Ngọc Hồi. Thông báo nhắc lại vụ việc xảy ra vào lúc 18 giờ ngày 22/3 vừa qua tại nhà nguyện giáo họ Phao lô thuộc giáo xứ Đắc Giấc, xã Đắc Nông.

Theo thông báo nói trên, đến ngày 24/3, bạo quyền xã Đắc Nông tiếp tục ngăn cản linh mục và giáo dân thuộc giáo họ Phaolô thực hiện nghi lễ trong tuần thứ ba liên tiếp nhằm ngăn chặn việc sinh hoạt tôn giáo của 20 gia đình trong giáo họ này.

Theo một số video, khi thánh lễ do linh mục Lê Tiên đang tiến hành tại nhà nguyện của giáo họ, công an và quân dân tự vệ cùng một số người mặc thường phục đến vây quanh vị tu sĩ. Một người đàn ông mặc thường phục tự xưng tên là Thạch, phó chủ tịch xã Đắc Nông, chĩa ngón tay vào vị linh mục để chất vấn “ông này là ai” và yêu cầu dừng làm lễ để lên trụ sở xã làm việc. Tuy nhiên, vị linh mục tiếp tục thực hiện nghi lễ của mình.

Sau đó một phụ nữ, được giáo dân xác định là một phó chủ tịch xã, tiến đến bàn thờ tế lễ tự ý gấp cuốn kinh thánh mà linh mục đang đọc để ôm vào người và bỏ đi, nhưng bị giáo dân phản đối. Một người mặc thường phục khác tắt đèn của nhà nguyện trong tiếng đọc kinh của giáo dân. 

Thông báo của tòa giám mục Kon Tum nêu rõ các hành động nói trên đã gây căm phẫn và làm tổn thương anh chị em giáo họ Phao lô, cũng như đối với các linh mục, giáo dân trong và ngoài giáo phận Kon Tum. Tòa giám mục Kon Tum đề nghị nhà cầm quyền sớm công nhận nhà nguyện của giáo họ Phao lô và các nhà nguyện khác trong các buôn làng thuộc tỉnh Kon Tum.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/kon-tum-diocese-denounce-blaspheme-acts-village-officials-03272023120238.html

3/ KÊU GỌI BẠO QUYỀN VN HỦY BỎ CÁO BUỘC ĐỐI VỚI TNLT TRƯƠNG DŨNG.

Tổ chức Giám sát Nhân quyền (HRW) vào hôm qua đưa ra lời kêu gọi nhà cầm quyền VN hãy hủy bỏ mọi cáo buộc đối với nhà đấu tranh Trương Văn Dũng, chỉ vì ông này lên tiếng cho dân chủ và nhân quyền.

Thông cáo báo chí cho biết một tòa án tại Hà Nội, dự trù sẽ khai mạc vào hôm nay 28/3, sẽ đưa ra xét xử ông Trương Dũng với cáo buộc “tuyên truyền chống phá nhà nước cs VN”. Nếu bị kết tội, ông Dũng phải đối diện với bản án lên đến mức cao nhất là 20 năm tù.

Ông Phil Robertson, phó giám đốc Á châu của Giám sát Nhân quyền, tuyên bố ông Dũng là trường hợp mới nhất trong chuỗi danh sách những người bất đồng chính kiến bị bịt miệng vì họ phản đối các vụ vi phạm nhân quyền và vận động cho cải cách tại VN.

Cần biết là ông Trương Văn Dũng 65 tuổi trở thành một nhà hoạt động vì quyền lợi đất đai từ thập niên năm 2000. Ông Dũng cũng tham gia đấu tranh cho quyền căn bản như tự do ngôn luận và lập hội. Từ năm 2011 đến năm 2018, ông tham gia nhiều cuộc biểu tình phản đối Trung Cộng xâm chiếm biển đảo VN và công khai tẩy chay các kỳ bầu cử “đảng cử dân bầu” của nhà nước VN.

Ông luôn bị công an sách nhiễu, đe dọa, và cả đánh đập. Ông bị bắt vào giữa tháng 5 năm ngoái và bị cắt đứt mọi liên lạc với bên ngoài trong hơn 9 tháng. Đến tháng 3 năm nay, ông mới được phép gặp luật sư bào chữa, nhưng gia đình ông vẫn chưa được thăm gặp.

https://www.rfa.org/vietnamese/news/vietnamnews/vietnam-drop-charges-against-human-rights-activist-03272023100230.html

4/ CÁC PHI TRƯỜNG Ở ĐỨC BỊ TÊ LIỆT VÌ TỔNG ĐÌNH CÔNG.

Hàng ngàn chuyến bay tại Đức đã bị hủy từ đêm Chủ nhật 26/3 vừa qua sau khi các nghiệp đoàn giao thông tuyên bố tổng đình công 24 giờ.

Hai phi trường quốc tế lớn nhất nước Đức là Munich và Frankfurt đã hoàn toàn tê liệt, trong khi các phi trường nhỏ hơn cũng đóng cửa khiến gần 400 ngàn hành khách bị ảnh hưởng. Tập đoàn  hàng không Lufthansa đã ngưng mọi chuyến bay quốc tế và đề nghị hành khách đã mua vé phải tìm cách giải quyết.

Nghiệp đoàn Verdi, đại diện cho khoảng 2 triệu rưởi nhân viên trong khu vực công, bao gồm nhân viên phi trường yêu cầu tăng lương hơn 10%. Báo chí Âu châu gọi đây là "siêu đình công" (Mega strike) ở nền kinh tế lớn nhất khối này.

Riêng nghiệp đoàn EVG đại diện cho khoảng 230 ngàn nhân viên tại công ty hỏa xa Deutsche Bahn và các công ty xe bus muốn tăng lương 12%. Giới cầm đầu nghiệp đoàn nói rằng với lạm phát cao, các khoản tăng lương này chỉ đủ nhân viên "tồn tại".

Không chỉ tổng đình công, công nhân tại Đức còn xuống đường biểu tình. Trước đó ngành bưu điện đã thành công trong việc đòi tăng lương hơn 10% tại Đức.

Được biết các nghiệp đoàn và đại diện chính phủ liên bang và các tiểu bang đã có cuộc gặp mặt đầu tiên để đàm phán về lương trong ngày 27/3. Tuy thế, báo chí Đức nói rằng quan điểm của hai bên "còn rất xa nhau".Ông Klaus Wohlrabe, chuyên gia viện nghiên cứu kinh tế Ifo, đã nêu ra ước tính thiệt hại cho nền kinh tế Đức là 181 triệu Âu kim một ngày.

https://www.bbc.com/vietnamese/world-65091925

5/ TỶ PHÚ JACK MA TÁI XUẤT HIỆN Ở TRUNG CỘNG.

Nhà sáng lập Alibaba, tỷ phú Jack Ma (Mã Quân), vừa xuất hiện ở thành phố Hàng Châu sau khi đến thăm một trường học.

Năm nay 58 tuổi, ông có vẻ như đã chọn cách sinh hoạt ẩn dật sau khi phê phán hệ thống ngân hàng Trung Cộng vào năm 2020.  Một tháng sau phát biểu của ông, tập đoàn Alibaba định gọi vốn 26 tỷ Mỹ kim qua thị trường chứng khoán quốc tế nhưng bị nhà cầm quyền Trung Cộng chặn lại.

Việc không xuất hiện của tỷ phú Trung Cộng, thuộc nhóm lãnh đạo công nghệ cao nổi tiếng thế giới, khiến người ta cho rằng ông đã biệt tăm tích. Nhưng thực ra, ông Jack Ma đã xuất ngoại và gần đây trở về Trung Cộng sau khi tạt qua Hồng Kông, theo giới báo chí. Thời gian ông ở nước ngoài là khoảng hơn một năm.

Jack Ma vừa đến thăm một trường học ở Hàng Châu, nơi tập đoàn Alibaba có trụ sở. Ông thăm lớp học, nói chuyện với giáo viên và học sinh về công nghệ.

Bản thân từng là giáo viên dạy Anh văn, ông Jack Ma nói về thách thức của trí tuệ nhân tạo (AI). Theo ông, ChatGPT và các công nghệ tương tự báo hiệu sự bắt đầu của kỷ nguyên AI.

Tỷ phú giàu nhất Trung Cộng cũng đã thôi không kiểm soát tập đoàn Ant Group vào tháng Giêng năm nay. Một số nhà bình luận tin rằng đó là bằng chứng ông làm phật lòng đảng cộng sản Trung Hoa vì "phát biểu nhiều và trở nên quá mạnh".

https://www.bbc.com/vietnamese/business-65089754

 

 

VNThoibao

HRW – Việt Nam: Hãy hủy mọi cáo buộc đối với nhà hoạt động nhân quyền

VNTB – Tàu Kiểm Ngư Việt Nam theo dõi tàu Hải cảnh Trung Quốc ở Biển Đông

VNTB – Chung cư 137 tuổi ở phố tài chính Sài Gòn

VNTB – Vá víu chính sách

VNTB – Chính quyền ngưng thủ tục hành chính, dân lãnh đủ

 

 

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Nguyễn Thế Anh: Sử gia đi trên lằn ranh

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P2)

Thế giới hôm nay: 27/03/2023

Ukraine và tính bất định của trật tự toàn cầu (P1)

26/03/1953: Tiến sĩ Jonas Salk công bố vaccine bại liệt

Đại Việt dưới thời Vua Lê Nhân Tông (P1)

25/03/1975: Vua Faisal của Ả Rập Saudi bị ám sát

Hàn Quốc: Độc tài, hóa rồng và dân chủ

Chuyển động Quốc Phòng (17/3 – 23/3/2023)

Thế giới hôm nay: 24/03/2023

 


Báo Tiếng Dân

Minh Quốc Nguyễn đã rửa tiền trị giá 3 tỷ đôla như thế nào?27/03/2023

 

 

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Tàu cảnh sát biển Trung Quốc bị xua đuổi khỏi vùng biển Việt Nam 28/03/2023

Bình Định chấp thuận chủ trương đầu tư nhà máy thép ở làng biển đẹp nhất Việt Nam dựa trên cơ sở nào? 28/03/2023

Bàn về vụ bốn nữ tiếp viên hàng không 28/03/2023

Tòa Giám mục Kon Tum lên án hành vi phạm Thánh của cán bộ xã 28/03/2023

Mừng thọ Ông Bà Mai – Thanh ở Ô Đồng Lầm đến tuổi “siêu tòng tâm sở dục(*)” 27/03/2023

Câu hỏi khó của Trung Quốc và quy tắc Pottery Barn* 27/03/2023

Xin nói thẳng mấy điều 27/03/2023

Trường hợp tiếp viên hàng không Trang Đoan 27/03/2023

Khai thác cát ở ĐBSCL: thức tỉnh bây giờ hay là chết trong dài hạn? 27/03/2023

 

 

Thông tin mỗi ngày

 

·         Huỳnh Ngọc Chênh

·         Jonathan London

·         Nghiên cứu Quốc tế

·         R F I

·         Thuy My

·         Luat Khoa

·         SaiGon Báo

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Mánh ăn chia của nhóm nâng giá trồng cây xanh ở Hà Nội

Phạm Dự

https://vnexpress.net/manh-an-chia-cua-nhom-nang-gia-trong-cay-xanh-o-ha-noi-4586178.html

28/3/2023, 00:00 (GMT+7)

Từ chỉ đạo "miệng" của Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung, hai doanh nghiệp được nhận 16 hợp đồng trồng cây xanh, song nâng khống giá gây thiệt hại hơn 34 tỷ đồng, theo cáo buộc.

Trong vụ án này, ông Nguyễn Đức Chung bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, ngày 26/3.

14 người khác bị C03 đề nghị truy tố về các tội Buôn lậuVi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phíIn, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nướcThiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo kết luận, năm 2016 khi Sở Xây dựng Hà Nội đang thực hiện 8 gói thầu trồng cây xanh trên địa bàn, Hà Nội triển khai tiếp công tác trồng mới, thay thế, bổ sung cây xanh, thực hiện đến năm 2019.

Qua các chỉ đạo của ông Chung, từ 2016 đến 2019, dù việc trồng mới cây xanh ở Hà Nội đủ điều kiện đấu thầu, Ban Duy tu các công trình kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng không tổ chức mà ký hợp đồng đặt hàng trực tiếp với Công ty Cây xanh và Công ty Sinh Thái Xanh.

Ban Duy tu đã đặt hàng Công ty Cây xanh 10 hợp đồng trị giá hơn 241 tỷ đồng, Công ty Sinh Thái Xanh 6 hợp đồng trị giá hơn 43 tỷ đồng. Quá trình thực hiện hợp đồng, nhóm cán bộ Ban Duy tu và người đứng đầu hai doanh nghiệp này bị cáo buộc đã bắt tay nâng khống giá, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 34 tỷ đồng, theo cơ quan điều tra.

Công ty Cây xanh là đơn vị trực thuộc UBND Hà Nội, vốn điều lệ 310 tỷ đồng. Cơ quan điều tra cho rằng nhằm rút ruột ngân sách nhà nước, Tổng giám đốc Công ty Cây xanh Nguyễn Xuân Hanh đã "bắt tay" với Nguyễn Tuấn Nghĩa, chủ doanh nghiệp cung cấp cây.

Bị can Nghĩa được giao chuẩn bị một số loại cây như chà là, bàng lá nhỏ để cung ứng theo hợp đồng song nâng giá đầu vào cao gấp nhiều lần thực tế.

Theo cáo buộc, nhóm này thống nhất trước về số lượng, chủng loại, đơn giá và địa điểm trồng. Ông Hanh chỉ đạo cấp dưới tính toán, đối chiếu để số tiền nâng khống là 17 tỷ đồng. Nghĩa sau khi được thanh toán tiền đã chuyển lại 17 tỷ đồng cho Công ty Cây Xanh thông qua ông Hanh. Trong số tiền chiếm hưởng này, Vũ Kiên Trung, Chủ tịch Công ty Cây xanh, nhận 1,5 tỷ đồng; ông Hanh 600 triệu đồng, kế toán trưởng Bùi Phương Thảo nhận 380 triệu đồng và một số cán bộ chủ chốt của Công ty Cây xanh chia nhau 4,7 tỷ đồng.

Ông Trung khai đã trích từ 17 tỷ đồng này đưa cho ông Chung 2,6 tỷ đồng vào các dịp lễ tết năm 2016-2018 để cám ơn đã tạo điều kiện và chỉ đạo sở ngành Hà Nội đặt hàng công ty.

Ngoài 17 tỷ đồng tiền chênh lệch chuyển cho Công ty Cây Xanh, theo cơ quan điều tra bị can Nghĩa còn được hưởng lợi 10 tỷ đồng. Anh khai nhận mọi hành vi và gia đình đã nộp 10 tỷ đồng để khắc phục hậu quả.

Cùng với doanh nghiệp Công ty Cây xanh tham gia trồng cây trên địa bàn thủ đô, Công ty Sinh Thái Xanh ra đời từ năm 2016, khi Bùi Văn Mận đang trốn nợ ở Lâm Đồng thì được ông Chung gọi về làm dự án trồng cây. Mận không góp vốn nhưng đứng tên là giám đốc, việc do phó giám đốc Hoàng Thị Kim Loan đảm nhận.

Sau khi hỏi ý kiến và được Mận tư vấn làm vườn ươm để trồng cây keo tại nút giao Đại lộ Thăng Long, ông Chung chỉ đạo Giám đốc Sở Xây dựng: "Cho thằng Mận vào, chỉ hơn 3 tỷ thôi". Từ đó, dự án vườn ươm đầu tiên của Sinh Thái Xanh được thực hiện với Ban Duy tu.

Doanh nghiệp này sau đó được đặt hàng liên tiếp 6 hợp đồng trồng cây keo ven quốc lộ, trồng bổ sung cây bóng mát, đánh chuyển, bó vỉa gốc cây tạo cảnh quan không gian xanh trên một số tuyến đường. Tổng trị giá các hợp đồng hơn 43 tỷ đồng.

Khi hoàn thiện hồ sơ thanh quyết toán với Ban Duy tu, Mận và Loan đã thông đồng nâng giá cây chiêu liêu thêm 1.100 đồng/cây, cây keo 9.000 đồng/cây, cây Long Não 4,4 triệu/cây và cây Sộp 19 triệu/cây. Từ đó, Sinh Thái Xanh hưởng lợi, gây thiệt hại cho nhà nước hơn 17 tỷ đồng, theo cáo buộc.

Với tiền thu lời bất chính, Loan và Mận chia nhau mỗi người 6,5 tỷ đồng, còn lại sử dụng vào các công việc chung của công ty. Từ tiền hưởng lợi, Mận khai chi 1,2 tỷ đồng trồng cây tại Trường Mầm non Yển Khê (huyện Thanh Ba, Phú Thọ) để ông Chung dùng tư cách cá nhân tài trợ và trồng cây trị giá gần 140 triệu đồng cho nhà bố mẹ đẻ của ông Chung ở Phú Thọ.

Qua các sự việc việc, cơ quan điều tra đánh giá ông Chung với tư cách là chủ tịch thành phố đã không đảm bảo tính công minh, liêm chính, vì động cơ cá nhân đã chỉ đạo cấp dưới làm sai. Nhằm che giấu hành vi phạm tội của mình, ông Chung "ra văn bản một đằng, chỉ đạo miệng một nẻo".

Theo cơ quan điều tra, ông Chung không thừa nhận hành vi. Ông Chung khai, khi nhận chức Chủ tịch UBND Hà Nội thấy chi phí trồng mới vườn hoa, thảm cỏ, cắt tỉa cây xanh... tăng cao nên giao Văn phòng UBND thành phố mời các phó chủ tịch và đơn vị liên quan đến họp về công tác duy tuy, cắt tỉa cây xanh.

Về mối quan hệ với bị can Mận, ông Chung khai quen từ khi thuê anh ta trồng, chăm sóc cây xanh ở nhà. Thế nhưng đó là quan hệ cá nhân, ông không can thiệp hay giới thiệu Mận trồng cây xanh ở Hà Nội. Ông cũng không nhận bất kỳ khoản tiền nào từ Trung hay nhận "số cây trị giá hơn 1,2 tỷ đồng" từ Mận như lời khai của những người này.

Nhập lậu cây từ Trung Quốc về trồng ở Hà Nội

Kết luận xác định, năm 2016, Hoàng Đình Văn, Giám đốc Công ty XNK Hoàng Anh Phát, được Nghĩa hỏi mua cây chà là, bàng Đài Loan về trồng ở Hà Nội. Tuy nhiên, công ty của Văn chưa được cấp phép kinh doanh cây có bầu đất nên không thể nhập về bán cho Nghĩa.

Văn sau đó liên hệ với một người Trung Quốc để nhập lậu cây chà là và bàng Đài Loan theo đường sông Ka Long, thành phố Móng Cái. Hàng về, Văn thuê vận chuyển tới Hà Nội.

Theo cơ quan điều tra, Văn chỉ đạo kế toán xóa hết dữ liệu trong máy tính nên cảnh sát không thể trích xuất đầy đủ. Nhưng dựa vào tài liệu thu thập được, C03 kết luận, Văn bán đã bán cho Nghĩa hơn 24 tỷ đồng tiền cây và hưởng lợi bất chính hơn 1,6 tỷ đồng.

Danh sách 15 người bị đề nghị truy tố:

Ông Nguyễn Đức Chung về tội: Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

8 người bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí: Đỗ Khắc Tú Anh, cựu phó phòng Tài chính kế toán, Ban Duy tu; Vũ Kiên Trung, cựu Chủ tịch Công ty Cây xanh; Nguyễn Xuân Hanh, cựu Tổng giám đốc Công ty Cây xanh; Bùi Phương Thảo, cựu kế toán trưởng Công ty Công viên cây xanh; Đỗ Quang Tiến, cựu giám đốc xí nghiệp sản xuất cây canh thuộc Công ty Cây xanh; Nguyễn Thị Ngọc Lâm, cựu thẩm định viên Công ty Cổ phần định giá và dịch vụ tài chính Việt Nam; Bùi Văn Mận, cựu Giám đốc Công ty Sinh Thái Xanh; Hoàng Thị Kim Loan, cựu Phó giám đốc Công ty Sinh Thái Xanh.

Hai người bị đề nghị truy tố về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí  In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước: Nguyễn Tuấn Nghĩa, cựu Giám đốc Công ty Vì Nhân Dân và Công ty Xanh Hòa Lạc; Kiều Thị Thúy, cựu kế toán hai công ty này.

Hoàng Đình Văn, cựu giám đốc Công ty Hoàng Anh Phát, bị đề nghị truy tố tội Buôn lậu.

Đỗ Anh Tuấn, cựu giám đốc Ban Duy tu, bị đề nghị về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Hai người bị đề nghị truy tố về tội In, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách Nhà nước: Đỗ Thị Hạnh và Nguyễn Thị Ngữ, kinh doanh tự do.

 

Hai lãnh đạo Sunshine Homes từ nhiệm

Thanh Thương

https://zingnews.vn/hai-lanh-dao-sunshine-homes-tu-nhiem-post1415865.html

27/3/2023 19:00 (GMT+7)

Ông Nguyễn Hoàng Anh và ông Lương Thành Long lần lượt xin từ nhiệm vị trí thành viên Ban kiểm soát và HĐQT độc lập của Sunshine Homes.

Công ty CP Phát triển Sunshine Homes (SSH) vừa công bố thông tin về việc thay đổi nhân sự. Theo đó, ngày 25/3, ông Nguyễn Hoàng Anh đã có đơn từ nhiệm vị trí thành viên Ban kiểm soát và ông Lương Thành Long có đơn từ nhiệm vị trí thành viên HĐQT độc lập bởi lý do cá nhân.

Việc miễn nhiệm 2 thành viên này sẽ có hiệu lực kể từ ngày được đại hội đồng cổ đông thường niên thông qua, dự kiến được tổ chức trong tháng 4.

Ông Nguyễn Hoàng Anh sinh năm 1990, được bổ nhiệm vào vị trí thành viên Ban kiểm soát tại Sunshine Homes vào tháng 10/2020. Bên cạnh vị trí tại Sunshine Homes, ông còn làm việc tại các công ty như Tập đoàn Sunshine, Sunshine E&C, Xây dựng SCG.

Ngoài ông Hoàng Anh, hiện Ban kiểm soát của Sunshine Homes còn 2 thành viên khác là bà Nguyễn Thị Thu Thủy và ông Trần Đăng Khoa.

Ông Lương Thành Long sinh năm 1976, được bổ nhiệm vào vị trí thành viên HĐQT độc lập tại Sunshine Homes vào tháng 10/2020. Hiện, ông đang làm việc tại một số công ty khác như KSFinance, Viethome, Sunshine Tech.

Tính đến cuối năm 2022, ông Long nắm 1,5 triệu cổ phiếu SSH, tương đương sở hữu 0,4% vốn điều lệ doanh nghiệp.

Trước đó, ngày 24/3, Sunshine Homes nhận được Nghị quyết HĐQT của Công ty CP Sao Ánh Dương (công ty con) và Công ty CP Đầu tư xây dựng Xuân Đỉnh (công ty con gián tiếp) về việc bán/chuyển nhượng toàn bộ cổ phần/phần vốn góp thuộc sở hữu của các công ty này tại ba doanh nghiệp thành viên gồm Công ty CP Sunshine AM, Công ty CP Xây lắp Sunshine E&C, Công ty TNHH Bảo Tín Sơn Tùng.

Sau khi hoàn thành việc bán/chuyển nhượng nêu trên, các doanh nghiệp này sẽ không còn là công ty con gián tiếp, công ty liên kết gián tiếp của Sunshine Homes.

Về tình hình kinh doanh, kết thúc năm 2022, SSH thu về hơn 865 tỷ tổng doanh thu hợp nhất và 344 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Tính đến thời điểm 31/12/2022, quy mô tổng tài sản của công ty đạt 19.381 tỷ đồng.

 

Doanh nghiệp Việt chờ quá trình xử lý Credit Suisse

Diệu Thanh

https://zingnews.vn/doanh-nghiep-viet-cho-qua-trinh-xu-ly-credit-suisse-post1415919.html

Thứ hai, 27/3/2023 17:35 (GMT+7)

Credit Suisse là tổ chức tài chính tham gia thu xếp vốn và ghi nhận các khoản vay với nhiều doanh nghiệp Việt Nam như Vingroup, Novaland, Masan...

Credit Suisse là một trong những ngân hàng xử lý kế hoạch niêm yết cổ phiếu tại Mỹ của VinFast. Ảnh: Nikkei Asia.

Theo Nikkei AsiaVingroup đang phải tìm kiếm các đối tác tài chính khác trong khi chờ đợi thông tin cập nhật về việc UBS mua lại Credit Suisse. Phía doanh nghiệp Việt Nam cho biết ngân hàng Thụy Sĩ cũng đang là đối tác thu xếp vốn tài trợ cho việc xây dựng nhà máy VinFast ở Mỹ.

"Việc UBS mua lại Credit Suisse không tác động tiêu cực đến chúng tôi", đại diện Vingroup nói với Nikkei Asia.

Tuy nhiên, vị đại diện công ty không nói rõ liệu họ sẽ chuyển sang UBS - với tư cách là ngân hàng kế thừa Credit Suisse - để tiếp tục xử lý các vấn đề của VinFast hay chuyển sang một ngân hàng khác đã hợp tác trước đó, như Citibank hoặc Nomura.

Đây là một trong những vấn đề mà UBS sẽ phải giải quyết ở châu Á - nơi Credit Suisse có nhiều khách hàng, từ các trái chủ ở Singapore đến các doanh nghiệp vay vốn ở Việt Nam.

"Chúng tôi đang thực hiện các bước cần thiết trong khi chờ phản hồi chính thức từ UBS và Credit Suisse sau khi họ tái cơ cấu", đại diện của Vingroup nói thêm. Vị này đồng thời cho biết ngoài Credit Suisse, tập đoàn còn có mối quan hệ lâu dài với nhiều ngân hàng quốc tế và sẽ tiếp tục tìm cách thiết lập quan hệ đối tác với các tổ chức tài chính khác.

Trước đó, giới chức Thụy Sĩ đã khiến ngành tài chính chấn động khi yêu cầu USB mua lại Credit Suisse trong một thương vụ trị giá hơn 3,2 tỷ USD. Việc mua lại cùng quá trình chờ xử lý đã làm nảy sinh một số vấn đề như liệu các khoản vốn mà Credit Suisse thu xếp cho các công ty tại Việt Nam có được chuyển sang UBS.

Trong một báo cáo nghiên cứu của Maybank (Malaysia), các chuyên gia phân tích đã ước tính khoản nợ của Novaland với ngân hàng Thụy Sĩ vào khoảng 487 triệu USD. "Novaland là một trong số ít công ty tại Việt Nam có thể đảm bảo các khoản vay từ những chủ nợ nước ngoài như Credit Suisse", báo cáo của Maybank lưu ý.

Trong khi đó, Masan cũng đã công bố hoàn tất gói vay hợp vốn lên đến 650 triệu USD do Credit Suisse và bốn ngân hàng khác bảo lãnh.

Nói về các khoản vay này, đại diện Credit Suisee cho biết: "Vì các chi tiết đầy đủ của giao dịch vẫn đang được thực hiện nên chúng tôi không có thông tin về vấn đề này". Vị đại diện đồng thời đề nghị truyền thông gửi câu hỏi tới UBS nhưng ngân hàng này từ chối đưa ra phản hồi.

Tương tự, Novaland và Masan cũng không trả lời Nikkei Asia về vấn đề với Credit Suisse.

Hồi tháng 7 năm ngoái, VinFast đã chính thức ký kết thỏa thuận thu xếp vốn quốc tế với Credit Suisse và Citigroup trong việc tư vấn bảo lãnh cho các giao dịch huy động vốn toàn cầu. Mỗi hợp đồng ký kết có giá trị tối thiểu 2 tỷ USD, tập trung vào việc xây dựng nhà máy ở tiểu bang North Carolina (Mỹ) và các hoạt động đầu tư kinh doanh của VinFast tại thị trường Mỹ.

Như vậy, với hai thoả thuận cùng Credit Suisse và Citigroup, VinFast dự kiến huy động tối thiểu 4 tỷ USD cho việc xây dựng nhà máy tại Mỹ.

Độc giả có thể tìm thêm nhiều câu chuyện truyền cảm hứng về những gương doanh nhân thành công, kinh nghiệm điều hành doanh nghiệp và những kiến thức mới mẻ thời đại 4.0 ở tuyển tập sách của Zing tại Tủ sách kinh tế

 

Tỷ lệ văn phòng trống ở TP.HCM có thể tăng gấp 5 lần

Thanh Vũ

https://zingnews.vn/ty-le-van-phong-trong-o-tphcm-co-the-tang-gap-5-lan-post1415842.html

Thứ hai, 27/3/2023 18:00 (GMT+7)

Lượng văn phòng bị bỏ trống có thể tăng cao trong bối cảnh nguồn cung liên tục được bổ sung dù giới doanh nghiệp còn nhiều khó khăn.

“Việc thị trường văn phòng hạng A và hạng B tại TP.HCM sẽ bị bỏ trống đến 25% là điều chưa từng xảy ra trước đây. Các chủ toà nhà nên chuẩn bị tinh thần khi thị trường văn phòng chuyển mình”, ông Leo Nguyễn, Giám đốc Bộ phận Chiến lược và giải pháp cho khách thuê của Knight Frank Việt Nam, chia sẻ.

Nhận định trên xuất phát từ báo cáo gần đây của Knight Frank Việt Nam cho biết tỷ lệ trống văn phòng hạng A tại TP.HCM trong quý I/2024 sẽ cao gấp 5 lần so với thời điểm hiện tại. Không chỉ vậy, tỷ lệ trống đối với văn phòng hạng B vào năm 2025 cũng sẽ đạt mức cao nhất trên thị trường trong hơn một thập kỷ.

Cung vượt cầu đẩy tỷ lệ trống lên mức 25%

Chị Tạ Quỳnh Trang (26 tuổi, nhân viên thiết kế đồ họa tại TP.HCM) cho biết công ty thời trang nơi chị làm việc đang rục rịch lên kế hoạch chuyển văn phòng.

“Hiện công ty đang thuê văn phòng ở quận Tân Phú. Nhưng sau Tết Nguyên đán, hoạt động kinh doanh không đạt như kỳ vọng khiến lãnh đạo phải cắt giảm nhân sự. Không chỉ vậy, công ty sắp tới cũng sẽ thu nhỏ quy mô hoạt động nhằm tối ưu hóa chi phí vận hành”, chị Trang chia sẻ với Zing.

Trong tương lai, chị cho hay công ty sẽ gộp chung bộ phận văn phòng và kho hàng vào cùng một địa điểm. Bên cạnh đó, diện tích mặt bằng đi thuê dự kiến cũng thu nhỏ hơn trước.

Giá thuê văn phòng hạng A dự kiến còn khoảng 47,5 USD/m2/tháng vào năm 2025. Ảnh: Quỳnh Danh.

Theo chị Trang, một số công ty khác trong ngành thời trang cũng đã phải “cân đo” lại chi phí thuê văn phòng khi kết quả kinh doanh không thuận lợi trong các tháng đầu năm.

Nhận định về thị trường văn phòng TP.HCM, bà Thanh Phạm, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và tư vấn của CBRE Việt Nam cũng dự đoán nguồn cầu sẽ trầm lắng trong 6 tháng đầu năm do doanh thu của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế.

Đơn vị này cho rằng đa số khách thuê sẽ có xu hướng tạm hoãn lại các quyết định thuê mới hoặc mở rộng mặt bằng. Thay vào đó, họ sẽ tiến hành ký gia hạn hợp đồng thuê ngắn hạn.

Dù vậy, thị trường dự kiến vẫn bổ sung lượng lớn diện tích văn phòng cho thuê trong tương lai gần. Knight Frank thống kê có hơn 130.000 m2 diện tích văn phòng của các dự án sắp đi vào hoạt động trong vòng 12 tháng tới.

Tình trạng dư thừa nguồn cung này chưa từng diễn ra tại TP.HCM kể từ năm 2011.

Ông Leo Nguyễn, Giám đốc Bộ phận Chiến lược và giải pháp cho khách thuê của Knight Frank Việt Nam

Điều này sẽ góp phần khiến tỷ lệ trống đối với văn phòng hạng A lên đến 25% vào quý I/2024, tăng gần gấp 5 lần so với mức 4,9% của cùng kỳ năm 2023.

"Tình trạng dư thừa nguồn cung này chưa từng diễn ra tại TP.HCM kể từ năm 2011", ông Leo Nguyễn nhận xét và khuyên các chủ toà nhà nên chuẩn bị tinh thần khi thị trường văn phòng chuyển mình theo hướng ưu ái cho khách thuê.

Đối với thị trường văn phòng hạng B, hiện tỷ lệ trống khoảng 12,3%, tăng 4,4 điểm phần trăm kể từ quý IV/2022. Đây là hệ quả của việc khách thuê thu hẹp diện tích sàn kinh doanh, trả mặt bằng hoặc chuyển sang thuê các tòa nhà của riêng họ.

Phân khúc này sẽ đón nhận thêm 295.053 m2 diện tích sàn vào năm 2025. Do đó đó, tỷ lệ trống sẽ tăng gần gấp đôi, lên đến 23%. Các chuyên gia của Knight Frank dự báo tỷ lệ trống sẽ duy trì ở mức trên 10% trong vòng 12-24 tháng tới.

Tương lai của thị trường

“Nửa năm trước, chúng tôi đã dự báo cán cân thị trường văn phòng sẽ nghiêng sang hướng ưu ái khách thuê và giờ điều đó đang diễn ra. Đây là thời điểm lý tưởng để khách thuê thảo luận với đơn vị tư vấn về thời hạn cũng như giá thuê văn phòng trong tương lai”, ông Leo Nguyễn bình luận.

Theo ông, giá thuê văn phòng hạng A ở TP.HCM sẽ giảm 17,4% trong vòng 3 năm tới. Hiện giá thuê trung bình phân khúc này là 57,78 USD/m2/tháng. Vào cuối năm 2025, mức giá dự kiến còn khoảng 47,5 USD/m2/tháng.

Còn ở phân khúc hạng B, giá thuê sẽ giảm 24,3% trong vòng 27 tháng tới. Mức giá thuê trung bình 33,69 USD/m2/tháng của thời điểm hiện tại sẽ giảm còn 25,50 USD/m2/tháng vào năm 2025.

"Chúng ta sẽ chứng kiến sự chuyển biến lớn trong nguồn cung văn phòng hạng A ở khu vực trung tâm, TP Thủ Đức và khu Nam TP.HCM. Đáng chú ý là nguồn cung mới gần 100.000 m2 với giá chào thuê rất cạnh tranh tại khu vực trung tâm và TP Thủ Đức”, ông nhìn nhận.

Thực tế tại CBRE, gần 50% yêu cầu tìm thuê văn phòng trong năm 2022 hướng đến các khu vực vùng ven TP.HCM. Lợi điểm của những địa bàn này là cự ly gần trung tâm và giá thuê cạnh tranh.

Đồng thời, hãng đánh giá cao tiềm năng của khu Đông dù nơi này chỉ chiếm 6% tổng số yêu cầu thuê. Bởi nơi đây sở hữu nhiều nguồn cung sắp đi vào hoạt động, các chuyên gia cho rằng khách thuê sẽ ngày càng quan tâm nhiều hơn đến khu vực này trong tương lai gần.

Nhìn về xu hướng tìm thuê văn phòng trong năm nay, các chuyên gia nhấn mạnh những mặt bằng chất lượng cao sẽ chiếm ưu thế. CBRE cho biết thị trường sẽ có thêm hơn 200.000 m2 sàn với hai dự án hạng A duy nhất tại Thủ Thiêm (TP Thủ Đức) và một dự án có chứng chỉ WELL đầu tiên tại TP.HCM.

“Đối với chủ đầu tư, việc lên chiến lược phát triển bền vững và có một kế hoạch cụ thể để đạt được các chứng chỉ phù hợp gần như đóng vai trò tiên quyết trong việc thu hút các khách thuê lớn, có tên tuổi. Nhu cầu thuê mặt bằng xanh, tòa nhà xanh sẽ ngày càng tăng rõ rệt trong thời gian tới”, bà Thanh Phạm nhận định.

Đồng thời, trong điều kiện kinh tế còn nhiều biến động, bà cũng cho rằng văn phòng cho thuê linh hoạt sẽ là sự lựa chọn an toàn.

 

Hai người trong vụ biển thủ tiền sản xuất thuốc Tamiflu được giảm án

Thanh Lam

https://vnexpress.net/cuu-vu-pho-bo-y-te-duoc-giam-an-trong-vu-san-xuat-thuoc-cum-h5n1-4586110.html

Thứ hai, 27/3/2023, 17:25 (GMT+7)

HÀ NỘI Ông Nguyễn Nam Liên (cựu Vụ phó Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế) được giảm từ 2 năm còn 15 tháng tù do khắc phục thêm 200 triệu đồng và không có tình tiết tăng nặng.

Ngày 27/3, Tòa cấp cao tại Hà Nội mở phiên phúc thẩm xét kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt của ông Liên cùng Nguyễn Văn Thanh Hải (cựu Kế toán trưởng Công ty Dược Cửu Long) và ông Lương Văn Hoá, cựu Tổng giám đốc Công ty Dược Cửu Long.

Ông Hóa qua đời hôm 6/3 tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) do bệnh hiểm nghèo nên được đình chỉ xét xử.

Liên quan vụ án, cựu thứ trưởng Y tế Cao Minh Quang, án 30 tháng tù treo về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng (theo Điều 285 Bộ luật Hình sự 1999) cùng 4 người không kháng cáo.

Nêu lý do ông Liên, Hải được giảm án, Toà phúc thẩm nhận định, hai bị cáo thành khẩn thừa nhận sai phạm. Ông Hải được ghi nhận khắc phục xong hậu quả, hơn 168 triệu đồng. Ông Liên khắc phục thêm 200 triệu đồng, tổng 400 triệu đồng và không có tình tiết tăng nặng.

Cho rằng không có căn cứ, cấp phúc thẩm bác yêu cầu của Công ty Dược Cửu Long về việc buộc các bị cáo và người liên quan (gồm các thành viên HĐQT cùng những cổ đông đã hưởng thù lao, cổ tức từ nguồn tiền hạch toán giảm giá vốn giai đoạn 2006-2008) liên đới bồi thường, hoàn trả hơn 3,8 triệu USD cho Bộ Y tế.

Bản án sơ thẩm, tuyên tháng 11/2022 xác định năm 2006, Bộ Y tế và Bộ Tài chính nhận chỉ đạo của Thủ tướng, ký hợp đồng sản xuất thuốc Tamiflu phòng chống cúm A (H5N1) với các doanh nghiệp, trong đó có Dược Cửu Long.

Trong quá trình đàm phán, Dược Cửu Long được phía cung cấp nguyên liệu giảm giá 3,84 triệu USD nhưng không báo cáo lại Bộ Y tế mà tạo dựng các tài liệu giả, che giấu số tiền này dùng việc khác.

Tháng 10/2008, liên Bộ Y tế và Bộ Tài chính lập Đoàn kiểm tra các vấn đề liên quan mua, bảo quản, dự trữ thuốc Tamiflu, song không làm hết trách nhiệm, bỏ lọt sai phạm này.

Ông Quang khi đó là Thứ trưởng Y tế, bị cáo buộc biết rõ Dược Cửu Long chưa thanh toán 3,84 triệu USD nhưng không chỉ đạo kiểm tra. Khi Bộ Tài chính có văn bản đề nghị Bộ Y tế làm rõ bản chất số tiền trên, ông Quang không làm. Hành vi của cựu thứ trưởng bị đánh giá gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 3,84 triệu USD.

Cấp sơ thẩm nhận định ông Hóa là "chủ mưu, người chịu trách nhiệm cao nhất trong sai phạm". Ông biết rõ các quy định của Nhà nước và điều khoản của Hợp đồng sản xuất thuốc ký với Bộ Y tế song cố tình chỉ đạo cấp dưới, hạch toán gian dối, tạo tài liệu giả, báo cáo gián dối Bộ Y tế nhằm giữ lại 3,84 triệu USD tiền ngân sách Nhà nước để sử dụng tại công ty.

HĐXX đánh giá ba cựu lãnh đạo Dược Cửu Long "lợi dụng việc được nhà cung cấp giảm giá nguyên liệu thuốc, cố ý dùng các thủ đoạn che giấu về việc được giảm giá, không báo cáo Bộ Y tế, vụ lợi tập thể".

Về trách nhiệm dân sự, toà xác định số tiền hơn 3,8 triệu USD được hạch toán vào các hoạt động kinh doanh của Dược Cửu Long. Vì thế, HĐXX buộc công ty phải bồi thường số tiền này cho Bộ Y tế. Sau khi trừ đi gần 2 tỷ đồng do các bị cáo tự nguyện khắc phục, Dược Cửu Long còn phải bồi thường hơn 58 tỷ đồng.

5 cựu cán bộ Bộ Y tế, trong đó có cựu thứ trưởng Cao Minh Quang, được miễn trách nhiệm bồi thường dân sự, do "không trực tiếp" gây thiệt hại. Tuy không vụ lợi, không được hưởng lợi từ khoản 3,8 triệu USD song 8 bị cáo có trách nhiệm một phần trong việc chậm thu hồi, chậm ngăn chặn thiệt hại. Họ đã tự nguyện nộp khắc phục tổng 1,9 tỷ đồng.

 

Vụ án ông Tất Thành Cang 'duyệt bán rẻ đất công' gây thiệt hại bao nhiêu?

 Hải Duyên

ttps://vnexpress.net/vu-an-ong-tat-thanh-cang-duyet-ban-re-dat-cong-gay-thiet-hai-bao-nhieu-4586068.html

Thứ hai, 27/3/2023, 16:09 (GMT+7)

TP HCMTòa phúc thẩm xem xét kháng nghị của VKS - cho rằng thiệt hại trong vụ ông Tất Thành Cang duyệt bán đất công là 730 tỷ chứ không phải 283 tỷ đồng.

Ngày 27/3, TAND Cấp cao tại TP HCM xét xử phúc thẩm vụ án ông Tất Thành Cang (cựu phó bí thư Thành ủy); Trần Công Thiện (nguyên tổng giám đốc Công ty Tân Thuận) và 8 đồng phạm về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản gây thất thoát lãng phí.

Là người có chức vụ cao nhất trong vụ án, ông Cang không kháng cáo, chấp nhận mức án 6 năm tù. Trong khi đó, ông Thiện cùng những người khác xin giảm nhẹ hình phạt và trách nhiệm liên đới bồi thường thiệt hại.

Còn Công ty Quốc Cường Gia Lai kháng cáo xin nhận lại hơn 16,9 tỷ đồng đã nộp vào tài khoản của cơ quan điều tra mà cấp sơ thẩm đã tuyên thu hồi; đồng thời đề nghị được tiếp tục thực hiện dự án Khu dân cư Ven Sông.

Các bị cáo bị TAND TP HCM (sơ thẩm) xác định có sai phạm trong việc bán rẻ dự án Khu dân cư Phước Kiển (Nhà Bè) và Khu dân cư Ven Sông (quận 7), gây thiệt hại 207 tỷ đồng. Tuy nhiên VKS kháng nghị, cho rằng số tiền thiệt hại như vậy là không đúng, tòa tính thiệt hại vụ án "tại thời điểm ký hợp đồng chuyển nhượng, thực hiện hành vi phạm tội" là sai quy định.

Theo VKS, thiệt hại của vụ án phải được tính tại thời điểm khởi tố vụ án. Như vậy, Công ty Tân Thuận chuyển nhượng dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá thấp hơn thị trường, gây thiệt hại 202 tỷ đồng cho Nhà nước. Còn việc chuyển nhượng dự án Khu dân cư Ven Sông gây thiệt hại 532 tỷ đồng. Tổng thiệt hại tại thời điểm khởi tố vụ án là hơn 730 tỷ đồng.

Hồi tháng 10/2022, TAND TP HCM xử sơ thẩm xác định, Công ty TNHH Một thành viên Đầu tư và Xây dựng Tân Thuận có 100% vốn Nhà nước, thuộc Ban Tài chính quản trị Thành ủy TP HCM (nay là Văn phòng Thành ủy), được giao quản lý dự án Khu dân cư Phước Kiển (huyện Nhà Bè) và Khu dân cư Ven Sông (quận 7).

Việc chuyển nhượng dự án phải có thẩm định, đấu giá công khai theo Luật Quản lý tài sản Nhà nước. Tuy nhiên, trong vụ án này, bị cáo Tất Thành Cang, Trần Công Thiện và những người khác đã không thực hiện đúng các quy định, chuyển nhượng cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá thấp hơn thị trường.

Trong đó, ông Tất Thành Cang với vai trò là Phó bí thư Thường trực Thành ủy, là người đứng đầu, đã không báo cáo Ban thường vụ Thành ủy, tự ý bút phê vào tờ trình của Văn phòng Thành ủy, đồng ý cho Công ty Tân Thuận chuyển nhượng đất tại dự án Khu dân cư Phước Kiển cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 1,29 triệu đồng/m2.

Công ty Tân Thuận đã nhận của Quốc Cường Gia Lai 374 tỷ đồng cùng tiền thuế VAT là 23 tỷ đồng. Tuy nhiên, hợp đồng này sau đó bị hủy, Công ty Tân Thuận đã trả lại cho công ty Quốc Cường Gia Lai toàn bộ số tiền đã nhận cùng 21 tỷ đồng tiền lãi. Quá trình điều tra, Quốc Cường Gia Lai đã nộp số tiền 16,9/21 tỷ đồng vào tài khoản tạm giữ của cơ quan điều tra.

HĐXX sơ thẩm cho rằng, số tiền thất thoát từ việc chuyển nhượng dự án Khu dân cư Phước Kiển là 154 tỷ đồng. Tuy nhiên, hợp đồng chuyển nhượng đã bị hủy, tài sản thất thoát đã thu hồi nên không xảy ra thiệt hại.

Bị cáo Trần Công Thiện là người có vai trò chính, xuyên suốt toàn bộ sai phạm ở hai dự án. Tòa xác định bị cáo là Tổng giám đốc Công ty Tân Thuận và là thành viên Hội đồng thành viên - người được giao quản lý tài sản Nhà nước, thì phải biết việc chuyển nhượng phải được thực hiện theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, bị cáo chỉ đạo cấp dưới hoàn thiện hồ sơ, chuyển nhượng toàn bộ dự án Khu dân cư Phước Kiển và một phần dự án Khu dân cư Ven Sông, cho Công ty Quốc Cường Gia Lai với giá 20 triệu đồng/m2.

Hành vi sai phạm của các bị cáo tại thời điểm chuyển nhượng 2 dự án gây thất thoát cho Nhà nước tổng cộng 207 tỷ đồng. Đến thời điểm khởi tố vụ án, tiền lãi phát sinh khiến thiệt hại tăng lên 283 tỷ đồng.

Do một phần dự án Khu dân cư Ven Sông bán cho Quốc Cường Gia Lai đã được xây dựng bàn giao cho người dân không có khả năng thu hồi. Tòa giao dự án này cho UBND TP HCM xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật, nhưng đề nghị UBND đảm bảo quyền lợi của các cư dân, doanh nghiệp, tổ chức liên quan.

Các bị cáo Trần Công Thiện, Phạm Văn Thông và những người liên quan đến sai phạm tại dự án này phải liên đới bồi thường lại cho Công ty Tân Thuận 283 tỷ đồng. Tòa tuyên thu hồi số tiền 16,9 tỷ đồng Công ty Quốc Cường Gia Lai đã nộp.

Về trách nhiệm hình sự, tòa tuyên phạt ông Cang 6 năm tù. Tổng hợp với bản án trước đó, bị cáo phải chấp hành hình phạt là 14 năm 6 tháng tù.

Với vai trò cầm đầu, bị cáo Thiện lĩnh 13 năm tù. Các bị cáo khác nhận từ 3 đến 11 năm tù.

Tại tòa hôm nay, đại diện VKS, các bị cáo và người liên quan vẫn giữ nguyên yêu cầu kháng nghị và kháng cáo.

Phiên xử kéo dài đến 4/4.

 

Ông Nguyễn Đức Chung bị cáo buộc 'nhận 2,6 tỷ đồng' trong vụ trồng cây xanh

Phạm Dự

https://vnexpress.net/ong-nguyen-duc-chung-bi-cao-buoc-thien-vi-trong-vu-an-trong-cay-xanh-4586115.html

Thứ hai, 27/3/2023, 16:49 (GMT+7)

Cựu chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị cáo buộc thiên vị, giao việc trồng cây cho người quen. Đổi lại, ông "được chi 2,6 tỷ đồng" vào lễ, tết và 1,2 tỷ trồng cây dưới danh nghĩa tài trợ.

Ngày 26/3, ông Nguyễn Đức Chung bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đề nghị truy tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ, sau 5 ngày bị khởi tố.

Đây là vụ án thứ 4 ông Chung bị xử lý. Cựu chủ tịch Hà Nội đang thi hành tổng cộng 12 năm tù tại 3 vụ án: chiếm đoạt tài liệu mật liên quan vụ án Nhật Cường, mua sắm chế phẩm Redoxy-3Ccan thiệp đấu thầu tại Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.

Cùng vụ án, C03 đề nghị truy tố 14 người về các tội Buôn lậuVi phạm quy định về quản lý sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát lãng phíIn, phát hành, mua bán trái phép hoá đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nướcThiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng. Trong số này có ông Nguyễn Xuân Hanh, Tổng giám đốc Công ty Công viên cây xanh Hà Nội; Đỗ Quang Tiến, Giám đốc Xí nghiệp cây xanh cây hoa cây cảnh và nhiều cán bộ thuộc Ban Duy tu các công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị thuộc Sở Xây dựng Hà Nội, Công ty TNHH MTV Công viên cây xanh Hà Nội.

Theo kết luận, việc trồng mới, thay thế, bổ sung cây xanh ở Hà Nội được thực hiện từ năm 2016 đến 2019. Dù phân công một phó chủ tịch phụ trách lĩnh vực này, ông Chung vẫn trực tiếp can thiệp, chỉ đạo.

Tháng 2/2016, ông yêu cầu "tạm dừng việc đấu thầu tại các quận, huyện và thu gọn đầu mối về Sở Xây dựng thực hiện". Tại các cuộc họp sau đó, ông Chung chỉ đạo áp dụng hình thức đặt hàng, trong khi có thể đấu thầu. Ông cho phép vừa thực hiện vừa hoàn thiện thủ tục.

Cùng lúc, ông Chung gọi bị can Bùi Văn Mận đang trốn nợ ở Lâm Đồng để ra Hà Nội "làm cây". Mận sau đó làm giám đốc, người đại diện pháp luật của Công ty Sinh Thái Xanh nhưng không góp vốn. Ngoài Mận, ông Chung "quan hệ thân thiết" với bị can Vũ Kiên Trung, Chủ tịch Công ty Cây xanh, doanh nghiệp trực thuộc UBND Hà Nội. Từ đây, ông Chung chỉ đạo miệng, áp đặt cho Sở Xây dựng phải áp dụng hình thức đặt hàng với hai công ty này, cơ quan điều tra nêu.

Tháng 2/2018, Sở Kế hoạch và Đầu tư và Sở Tài chính đề nghị thành phố phê duyệt kế hoạch đấu thầu trồng cây ven các trục đường quốc lộ, tỉnh lộ. Cùng lúc với giao việc bằng văn bản, ông Chung lại chỉ đạo miệng, yêu cầu cấp phó làm tờ trình thay đổi phương thức lựa chọn nhà thầu từ "đấu thầu" sang "đặt hàng" với Công ty Cây xanh, Công ty Sinh Thái Xanh.

Khi trồng cây theo chỉ đạo của ông Chung, các bị can thuộc Công ty Cây xanh, Công ty Sinh Thái Xanh, Ban Duy tu, Công ty VVFC, VFS thông đồng nâng khống giá; ban hành chứng thư thẩm định với giá nâng khống. Việc này làm căn cứ để Ban Duy tu thanh quyết toán, giúp Công ty Cây xanh, Công ty Sinh Thái Xanh chiếm đoạt, thu lời bất chính, gây thiệt hại cho Nhà nước hơn 34 tỷ đồng, cơ quan điều tra cáo buộc.

C03 kết luận, ông Chung "thiên vị" cho các công ty, cá nhân có mối quan hệ thân thiết với mình để họ được hưởng lợi bất chính. Đổi lại, bị can Mận đã thiết kế, trồng một số loại cây tại Trường Mầm non Yển Khê (huyện Thanh Ba, Phú Thọ) để ông Chung dùng tư cách cá nhân tài trợ, trị giá hơn một tỷ đồng. Mận còn trồng cây trị giá gần 140 triệu đồng cho nhà bố mẹ đẻ của ông Chung ở Phú Thọ. Tiền chi vào các việc này, Mận có được từ việc nâng khống giá cây xanh.

Bị can Vũ Kiên Trung khai việc trồng cây xanh không thực hiện theo luật đấu thầu mà chỉ "làm theo chỉ đạo của ông Chung". Quá trình mua bán cây, các đơn vị đã thoả thuận nâng khống giá để có khoản chênh lệch chi quà cáp cho ông Chung và một số cá nhân.

Dịp lễ tết từ 2016 đến 2018, bị can Trung khai nhiều lần cho ông Chung, tổng cộng 2,6 tỷ đồng, để cảm ơn đã "tạo điều kiện, chỉ đạo sở ngành Hà Nội" đặt hàng của doanh nghiệp.

Theo kết luận điều tra, cựu chủ tịch Hà Nội phủ nhận các thông tin trên, khẳng định "không nhận 2,6 tỷ đồng" từ ông Trung, cũng không yêu cầu "trồng cây ở đâu" như lời khai của Mận. Ông khai đều đã trả tiền khi mua cây của ông Mận.

Ông Chung, 56 tuổi, là tiến sĩ luật, trưởng thành từ cảnh sát hình sự. Ông nguyên là thiếu tướng, Giám đốc Công an Hà Nội. Ông bị bắt ngày 28/8/2020 khi đương nhiệm Chủ tịch UBND Hà Nội.

 

 

Bộ Công Thương gặp khó khi chuyển đổi xăng dầu dự trữ quốc gia

Anh Minh

https://vnexpress.net/bo-cong-thuong-gap-kho-khi-chuyen-doi-xang-dau-du-tru-quoc-gia-4585974.html

Thứ hai, 27/3/2023, 16:53 (GMT+7)

Kho dự trữ hiện có 102 triệu lít RON 92 - loại không còn được dùng nhiều, khó bán nhưng Bộ Công Thương một năm qua chưa thể chuyển sang trữ RON 95 - loại thông dụng hơn.

Xăng RON 92 hiện chỉ còn được dùng như xăng nền để pha chế xăng sinh học E5 RON 92. Năm ngoái Bộ Công Thương dự kiến bán đấu giá 102 triệu lít xăng RON 92 từ kho dự trữ quốc gia, để chuyển sang xăng RON 95 - loại xăng sử dụng phổ biến trên thị trường hiện nay - qua hình thức đấu thầu. Nhưng việc này tới nay chưa xong do vướng mắc về phương án, xác định giá tối thiểu, tối đa khi đấu giá, đấu thầu.

Lấy ý kiến các bộ, ngành về dự thảo kiến nghị Thủ tướng gỡ khó khăn, Bộ Công Thương cho biết đã xây dựng phương án và được Bộ Tài chính thẩm định, đồng ý giá khởi điểm tạm tính là 14.058 đồng một lít. Tuy nhiên, sau đó Bộ Tài chính đề nghị làm lại phương án giá do một số căn cứ pháp lý trước đó đã hết hiệu lực một phần hoặc toàn bộ.

Bộ Công Thương phân tích, theo Thông tư 25/2014 của Bộ Tài chính, giá tối thiểu được xác lập dựa trên giá bán thực tế trên thị trường, nhưng xăng dầu là mặt hàng đặc thù, thay đổi giá theo chu kỳ tính 3 lần một tháng (theo Nghị định 95/2021). Hơn nữa, xăng RON 92 không còn là mặt hàng được Nhà nước điều chỉnh giá nên thiếu cơ sở so sánh, tham chiếu khi lập phương án.

RON 92 hiện chỉ một số doanh nghiệp đầu mối phối trộn cần mua loại này. Tức là, đối tượng có khả năng mua lô hàng dự trữ quốc gia này không nhiều.

Bộ này dẫn thực tế, việc đổi hàng dự trữ quốc gia theo hình thức bán ra, mua vào theo quy định không thực hiện được, không có nhà thầu nào tham dự, sau đó đều phải giao cho doanh nghiệp chuyển đổi tại đơn vị.

Xăng dầu là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, theo Bộ Công Thương, nếu xuất – nhập đổi hàng, mua, bán hàng theo quy định chung Luật Dự trữ quốc gia và các văn bản hướng dẫn luật hiện nay (đấu giá, đấu thầu) sẽ khó khăn, kéo dài và không thể thực hiện.

Không chỉ mắc kẹt khi chuyển đổi RON 92 sang RON 95, Bộ Công Thương cho hay còn gặp vướng quyết toán, cấp bù kinh phí từ năm 2015, để chuyển đổi lô dầu diesel 0,025S - loại đã ngừng bán từ năm 2016 - sang 0,05S.

Thủ tướng đã quyết định bổ sung 5,5 tỷ đồng kinh phí chuyển đổi chủng loại dầu diesel dự trữ quốc gia từ nguồn dự phòng ngân sách trung ương. Tuy nhiên, đến nay việc quyết toán kinh phí chuyển đổi vẫn chưa được thực hiện do vướng mắc trong thực hiện kết luận thanh tra.

5 năm qua, Việt Nam chưa phải xuất kho hàng dự trữ quốc gia cho tình huống đột xuất, khẩn cấp, song cơ quan quản lý cho rằng tới đây cần tăng lượng dự trữ để đáp ứng yêu cầu khi cần.

Theo Luật Dự trữ quốc gia, xăng dầu là mặt hàng dự trữ chiến lược, song mức bình quân 5 năm qua khoảng trên 370.000 m3 một năm, tương đương 6,5 ngày tiêu thụ và 9 ngày nhập khẩu ròng. Dự trữ xăng dầu quốc gia tương đối mỏng, chỉ bằng 1/3 - 1/8 các nước.

 

Khởi tố vụ án 2 phó chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam cùng nhiều doanh nhân đánh bạc

THÂN HOÀNG

https://tuoitre.vn/khoi-to-vu-an-2-pho-chu-tich-hiep-hoi-golf-viet-nam-cung-nhieu-doanh-nhan-danh-bac-20230327184458956.htm

27/03/2023 18:52 GMT+7

Cơ quan cảnh sát hình sự Bộ Công an khởi tố vụ án để điều tra vụ 22 tay golf, trong đó có hai phó chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam, bị bắt quả tang đánh bạc khi đang tham gia giải golf tại Đầm Vạc, Vĩnh Phúc.

Ngày 27-3, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố vụ án tổ chức đánh bạc, đánh bạc tại một khách sạn thuộc phường Khai Quang, TP Vĩnh Yên.

Nhóm người này gồm nhiều tay golf bị bắt quả tang đánh bạc dưới hình thức chơi poker trong khách sạn khi chuẩn bị tham gia giải golf tại sân golf Đầm Vạc (Vĩnh Phúc).

Cơ quan điều tra hiện vẫn đang tạm giữ nhóm golfer này để tiếp tục phân hóa hành vi, vai trò, củng cố chứng cứ, hồ sơ để tiến hành các bước tố tụng tiếp theo.

Đáng chú ý, trong nhóm golfer bị bắt quả tang đánh bạc có hai phó chủ tịch Hiệp hội Golf Việt Nam là ông Lê Hùng Nam và Trần Thanh Tú. 

Ông Nam là phó chủ tịch kiêm tổng thư ký hiệp hội, còn ông Tú kiêm chủ tịch Hội Golf TP.HCM.

Ông Tú tham gia giải golf tại Vĩnh Phúc với tư cách là đội trưởng đội miền Nam VGA Union Cup 2023.

Ban đầu công an xác định người cầm đầu tổ chức vụ đánh bạc là Trần Anh Linh, giám đốc Công ty Trần Lê Gia ở quận Tân Bình, TP.HCM.

Ông Linh là golfer có tên trong đội tuyển miền Nam VGA Union Cup 2023 tham dự Giải golf VGA Union Cup 2023, do Hiệp hội Golf Việt Nam tổ chức.

Ngày 20-3, ông Linh và nhiều golfer đến thuê khách sạn ngoài khu vực sân golf để chuẩn bị tham gia giải đấu trên. Tối cùng ngày, nhóm các golfer tổ chức đánh bạc, sát phạt dưới hình thức chơi poker thì bị công an bắt quả tang.

Cuộc "sát phạt" bắt đầu từ lúc hơn 20h cùng ngày và đến 23h45 thì công an ập vào bắt quả tang. Sòng bạc trong khách sạn được tổ chức như một casino thu nhỏ, ngoài những người chơi còn có nữ nhân viên chia bài.

Ngoài ông Linh, ông Nam, ông Tú, trong nhóm này còn có nhiều golfer là thành viên đội tuyển miền Nam VGA Union Cup 2023 và đội tuyển miền Bắc. Đáng chú ý, có một số doanh nhân khá tiếng tăm trong kinh doanh một số lĩnh vực.

"Đây là nhóm đối tượng hoạt động với quy mô lớn, nhiều đối tượng tham gia là chủ doanh nghiệp, người có điều kiện kinh tế đến từ nhiều địa phương để tụ tập tổ chức đánh bạc và đánh bạc", thông tin từ Cục Cảnh sát hình sự cho hay.

Cơ quan điều tra xác định trong 22 người này thì 5 người tham gia với vai trò tổ chức đánh bạc. Tại hiện trường, ban chuyên án thu giữ vật chứng tổng cộng 4.650.000 điểm phỉnh, tương đương hơn 4,6 tỉ đồng và nhiều đồ vật, tài liệu khác có liên quan.

Khởi tố cán bộ Sở Giao thông vận tải Bắc Giang về tội đưa hối lộ

HÀ QUÂN

https://tuoitre.vn/khoi-to-can-bo-so-giao-thong-van-tai-bac-giang-ve-toi-dua-hoi-lo-20230327194859527.htm

27/03/2023 20:10 GMT+7

Một cán bộ thuộc Sở Giao thông vận tải Bắc Giang bị khởi tố về tội đưa hối lộ, nhận tiền của các chủ xe để lập khống hồ sơ thiết kế, thi công cải tạo xe cơ giới.

Theo Cơ quan cảnh sát điều tra Công an tỉnh Bắc Giang, cơ quan này đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về đưa hối lộ, nhận hối lộ và khởi tố bị can, lệnh tạm giam đối với Hoàng Văn Quý về tội đưa hối lộ. Các lệnh, quyết định trên được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Bắc Giang phê chuẩn.

Trước đó, Phòng cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Bắc Giang phát hiện dấu hiệu sai phạm trong lập hồ sơ thiết kế, thi công cải tạo xe cơ giới để nghiệm thu đăng kiểm trên địa bàn.

Qua điều tra, cơ quan công an xác định giai đoạn 2019 - 2022, Hoàng Văn Quý (37 tuổi) - chuyên viên phòng quản lý vận tải, phương tiện và người lái, Sở Giao thông vận tải tỉnh Bắc Giang - đã nhận tiền của các chủ xe cải tạo. Sau khi nhận tiền, bị can Quý lập khống hồ sơ thiết kế, thi công cải tạo xe cơ giới.

Cụ thể, sau khi hồ sơ thiết kế được sở trên thẩm định và cấp giấy chứng nhận, Quý liên hệ và hối lộ với hình thức chuyển tiền cho đăng kiểm viên thuộc Trung tâm Kiểm định kỹ thuật phương tiện, thiết bị giao thông cơ giới Bắc Giang (Trung tâm đăng kiểm 98-01S). Từ đó, các xe cải tạo không đúng quy định vẫn được nghiệm thu.

Hiện vụ việc đang tiếp tục được điều tra làm rõ.

 

Cựu chủ tịch Dược phẩm Cửu Long chết trước ngày xử phúc thẩm do bị bệnh

DANH TRỌNG

https://tuoitre.vn/cuu-chu-tich-duoc-pham-cuu-long-chet-truoc-ngay-xu-phuc-tham-do-bi-benh-20230327164342031.htm

27/03/2023 17:42 GMT+7

Bị cáo Lương Văn Hóa, cựu chủ tịch HĐQT kiêm tổng giám đốc Công ty cổ phần Dược phẩm Cửu Long, dù có đơn xin giảm nhẹ hình phạt nhưng đã tử vong trước khi phiên tòa phúc thẩm diễn ra

Ngày 27-3, TAND cấp cao tại Hà Nội mở phiên tòa xét xử phúc thẩm, xét đơn kháng cáo của các bị cáo trong vụ án "thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại Bộ Y tế, Công ty dược phẩm Cửu Long và các đơn vị liên quan.

Sau một ngày làm việc, tòa phúc thẩm phán quyết bị cáo Nguyễn Văn Thanh Hải (cựu kế toán trưởng Công ty dược phẩm Cửu Long) được giảm từ sáu năm tù xuống còn năm năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Bị cáo Nguyễn Nam Liên (cựu vụ phó Vụ Kế hoạch tài chính, Bộ Y tế) được giảm từ 24 tháng tù xuống còn 15 tháng tù về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Hội đồng xét xử cho biết tại tòa hôm nay, hai bị cáo thành khẩn thừa nhận sai phạm. Trong đó, ông Hải được ghi nhận đã khắc phục xong hậu quả với số tiền hơn 168 triệu đồng. Còn ông Liên nộp thêm 200 triệu đồng (sơ thẩm đã nộp 200 triệu đồng) và không có tình tiết tăng nặng.

Ông Lương Văn Hóa cũng có đơn xin giảm án, nhưng ông Hóa đã chết tại bệnh viện do bị bệnh  nên tòa quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm đối với ông này.

TAND cấp cao cho biết trong quá trình chuẩn bị xét xử phúc thẩm, Trại tạm giam T16 Bộ Công an có thông báo về việc ông Lương Văn Hóa đã chết ngày 6-3 tại Bệnh viện Bạch Mai.

Nguyên nhân tử vong do viêm phổi sốc nhiễm khuẩn, suy đa tạng, ung thư biểu mô di căn hạch theo dõi nguồn gốc từ phổi.

Bản án xác định, ông Lương Văn Hóa với vai trò chủ tịch hội đồng quản trị kiêm tổng giám đốc Dược phẩm Cửu Long ở thời điểm xảy ra vụ án, phải chịu trách nhiệm chính về những sai phạm tại doanh nghiệp này.

Giúp sức cho ông Hóa là các thuộc cấp. Lợi dụng việc được giảm giá mua nguyên liệu thuốc, ông Hóa đã chỉ đạo đồng phạm hợp thức hồ sơ nhằm che giấu khoản tiền 3,8 triệu USD mà không báo cáo Bộ Y tế. Sau đó, nhóm này đã sử dụng trái mục đích số tiền được giảm giá, gây thiệt hại tài sản nhà nước.

Trước đó, sau bản án sơ thẩm, các bị cáo Lương Văn Hóa, Nguyễn Văn Thanh Hải và Nguyễn Nam Liên có đơn kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt..

Cuối tháng 11-2022, TAND TP Hà Nội xét xử sơ thẩm, tuyên phạt ông Lương Văn Hóa chín năm tù và Nguyễn Văn Thanh Hải sáu năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Riêng ông Nguyễn Nam Liên bị tuyên 24 tháng tù giam về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Trong năm người chấp nhận mức án sơ thẩm, có cựu thứ trưởng Bộ Y tế Cao Minh Quang. Ông Cao Minh Quang lãnh mức án 30 tháng tù nhưng được cho hưởng án treo về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.

Bản án xác định năm 2005, dịch cúm A/H5N1 diễn biến phức tạp, Bộ Y tế đã đặt hàng Công ty dược phẩm Cửu Long và các doanh nghiệp sản xuất thuốc Oseltamivir, giá mua được xác định trên cơ sở giá nguyên liệu đàm phán với nhà cung cấp nước ngoài. Trong trường hợp doanh nghiệp đàm phán được giảm giá nguyên liệu thì cơ quan chức năng sẽ xem xét điều chỉnh giá.

Năm 2006, Công ty dược phẩm Cửu Long nhập 520kg nguyên liệu Oseltamivir với giá 9,1 triệu USD của đối tác nước ngoài. Công ty đã thanh toán 5,25 triệu USD, còn lại 3,848 triệu USD được trả chậm sáu tháng kể từ ngày nhận hàng.

Sau đó nhà cung cấp nước ngoài giảm giá mua nguyên liệu hơn 3,8 triệu USD cho Dược phẩm Cửu Long. Tuy nhiên ông Hóa đã chỉ đạo cấp dưới hợp thức hóa các báo cáo, tài liệu kinh doanh để che giấu việc này và để ngoài sổ sách số tiền hơn 3,8 triệu USD.

Cựu thứ trưởng Cao Minh Quang được giao làm trưởng Ban chỉ đạo giải quyết những vấn đề liên quan thuốc Tamiflu, nguyên liệu và thuốc Oseltamivir.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, sau khi kiểm tra các vấn đề liên quan, ông Quang phát hiện Công ty dược phẩm Cửu Long còn nợ nhà cung cấp hơn 3,8 triệu USD nhưng không chỉ đạo tiếp tục làm rõ.

Bộ Tài chính tiếp tục có công văn đề nghị Bộ Y tế làm rõ, nhưng ông Quang vẫn không làm hết chức trách nhiệm vụ được giao, để cho công ty này "biển thủ" và sử dụng số tiền hơn 3,8 triệu USD.

 

Cảnh cáo giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy

HOÀI THƯƠNG

https://tuoitre.vn/canh-cao-giam-doc-co-so-cai-nghien-ma-tuy-2023032719183713.htm

27/03/2023 20:05 GMT+7

Do không tổ chức họp cơ quan theo quy chế làm việc, để cán bộ, nhân viên của đơn vị tạm ứng tiền trong thời gian dài nhưng không có giải pháp thu hồi, giám đốc cơ sở cai nghiện ma túy bị kỷ luật cảnh cáo.

Chiều 27-3, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tiền Giang cho biết đã có thông báo kết quả tại kỳ họp thứ 8 và quyết định kỷ luật cảnh cáo đối với ông Nguyễn Hoàng Thanh - giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Tiền Giang.

Đồng thời thi hành kỷ luật khiển trách đối với chi ủy chi bộ Cơ sở cai nghiện ma túy nhiệm kỳ 2020 - 2022, và đề nghị bác bỏ kết quả bầu cử của đại hội nhiệm kỳ 2022 - 2025, tiến hành bầu lại.

Theo Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Tiền Giang, ông Thanh đã vi phạm quy chế làm việc của Đảng ủy Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, chưa lãnh đạo chi bộ Cơ sở cai nghiện ma túy thực hiện tốt các nhiệm vụ chính trị theo chức năng, nhiệm vụ đã được phân công.

Với vai trò bí thư chi bộ nhiệm kỳ 2020 - 2022, ông Thanh không thực hiện đúng quy chế làm việc, không lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức họp chi bộ và chi ủy nhiều tháng và lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức họp chi bộ không đúng thành phần theo hướng dẫn; không xây dựng kế hoạch và tổ chức sinh hoạt chuyên đề hằng quý theo quy định; lãnh đạo, chỉ đạo về công tác chuẩn bị nhân sự và tổ chức bầu cử bí thư, phó bí thư chi bộ nhiệm kỳ 2022 - 2025 không đúng quy chế bầu cử.

Ngoài ra với vai trò giám đốc Cơ sở cai nghiện ma túy, ông Thanh không tổ chức họp cơ quan theo quy chế làm việc đã đề ra, để một số cán bộ, nhân viên của đơn vị tạm ứng tiền trong thời gian dài nhưng không có giải pháp cụ thể để thu hồi.

Đồng thời, ông Thanh buông lỏng lãnh đạo, thiếu kiểm tra việc thực hiện các cam kết hoàn ứng của các cá nhân đã tạm ứng, cố ý mạo danh nhà thầu chỉ đạo cấp dưới để ứng tiền tiêu xài cá nhân, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.

Khởi tố hai đăng kiểm viên ‘phù phép’ hồ sơ hoán cải tàu

Nguyễn Thành

https://tienphong.vn/khoi-to-hai-dang-kiem-vien-phu-phep-ho-so-hoan-cai-tau-post1521095.tpo

27/03/2023 | 20:43

TPO - Ngày 27/3, Phòng Cảnh sát kinh tế (Công an TP Đà Nẵng) cho biết, đã ra quyết định khởi tố bắt giam đối với Ngô Hai (1964) và Lê Văn Láng (1974), đều là đăng kiểm viên thuộc Chi cục Thủy sản Đà Nẵng về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

Liên quan vụ án, CQĐT cũng khởi tố, bắt giam Nguyễn Chín (1968) và Huỳnh Văn Liều (1968, cùng trú phường Thọ Quang, quận Sơn Trà) về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trước đó, Cơ quan CSĐT Công an TP Đà Nẵng đã tạm giữ hình sự và lệnh khám xét khẩn cấp nơi ở, nơi làm việc của 4 đối tượng này.

Theo điều tra, tháng 2/2022, Chín nhờ Liều làm hồ sơ, thủ tục nâng khống công suất máy, hoán cải tàu cá số hiệu ĐNa-90800TS có công suất từ 300CV lên 450CV để được nâng hỗ trợ từ 55 triệu đồng/chuyến biển lên 75 triệu đồng/chuyến biển (theo QĐ số 48/2010/QĐ-TTg ngày 13/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ).

Sau khi thống nhất chi phí là 25 triệu đồng, Liều liên hệ với 1 người khác để đặt mua khống 1 bộ hồ sơ, gồm: 1 hóa đơn, 1 tem máy, 1 bộ chứng thư giám định của công ty có trụ sở tại TP.HCM với giá 10 triệu đồng. Thực tế, công ty này không nằm trong danh sách các tổ chức giám định được Bộ KH&CN chỉ định thực hiện giám định máy móc.

Sau khi nhận tem máy từ Liều, ông Chín đục lại số máy trên máy cũ thành số máy mới, có công suất 450CV. Liều liên hệ với Chi cục Thủy sản (thuộc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng) để làm hồ sơ hoán cải, thay máy mới cho tàu cá của Chín.

Quá trình thực hiện kiểm định, Hai và Láng không phát hiện chứng thư giám định của tàu ĐNa-90800 TS là không đúng quy định, tự ý bỏ qua một số công đoạn kiểm tra, giám sát; lập khống các biên bản kiểm tra kỹ thuật, thử máy thực tế.

Đến ngày 31/5/2022 Hai và Láng ký đề xuất lãnh đạo Chi cục Thủy sản Đà Nẵng ký giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật đối với tàu cá ĐNa-09800 TS. Sau khi có được hồ sơ và nâng cấp khống máy tàu, tàu ĐNa-90800 TS có 4 chuyến biển, nhận hỗ trợ tổng cộng 300 triệu đồng.

 

Xăng dầu kém chất lượng xuất hiện, Tổng cục QLTT yêu cầu kiểm tra trên toàn quốc

Phạm Tuyên

https://tienphong.vn/xang-dau-kem-chat-luong-xuat-hien-tong-cuc-qltt-yeu-cau-kiem-tra-tren-toan-quoc-post1521084.tpo

27/03/2023 | 19:06

TPO - Trước việc xăng dầu không rõ nguồn gốc, xăng dầu kém chất lượng tái xuất hiện trở lại, Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh vừa ký Công văn số 548 về việc kiểm tra, xử lý vi phạm chất lượng trong kinh doanh xăng dầu trên toàn quốc.

Theo ông Linh, hiện nay, trước tình hình buôn lậu, gian lận thương mại mặt hàng xăng dầu còn diễn biến phức tạp, có hiện tượng nhiều đối tượng lợi dụng việc nguồn cung xăng dầu bị đứt gãy cục bộ tại một số thời điểm trên địa bàn các tỉnh, thành phố để kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng.

Để giữ ổn định thị trường, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, các doanh nghiệp kinh doanh chân chính, Tổng cục Quản lý thị trường yêu cầu Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia và nội dung trong Công điện số 383 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý vi phạm trong kinh doanh xăng dầu.

Lực lượng Quản lý thị trường sẽ tăng cường công tác quản lý địa bàn, chủ động kiểm tra đột xuất khi phát hiện dấu hiệu hoặc vi phạm hành chính trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, Cục QLTT các tỉnh, thành phố sẽ ban hành kế hoạch kiểm tra chuyên đề về chất lượng xăng dầu, theo đó phối hợp với các lực lượng chức năng trên địa bàn (Công an, Sở Khoa học công nghệ) thực hiện kiểm tra, lấy mẫu xăng dầu để thử nghiệm, giám định về chất lượng.

Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường cũng yêu cầu phải kiên quyết xử lý nghiêm, kịp thời ngăn chặn hành vi lợi dụng tình hình nguồn cung bị đứt gãy cục bộ để sản xuất, kinh doanh xăng dầu giả, kém chất lượng gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và quyền lợi của người tiêu dùng.

“Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các thương nhân kinh doanh xăng dầu thực hiện nghiêm túc cam kết trong kinh doanh xăng dầu. Cùng đó phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí trên địa bàn để tuyên truyền, cảnh báo người tiêu dùng về các nguy hiểm trong tiêu thụ, sử dụng xăng dầu giả, kém chất lượng”, Tổng cục trưởng Trần Hữu Linh yêu cầu.

Bán xăng không có giấy phép, cửa hàng xăng dầu bị phạt 25 triệu đồng

Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Cục Quản lý thị trường Bắc Kạn vừa có báo cáo về việc xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 25 triệu đồng đối với Cửa hàng bán lẻ xăng dầu Giang Tùng thuộc Doanh nghiệp tư nhân Giang Tùng (địa chỉ Khu Chợ, xã Thuần Mang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn), do bán hàng khi không có Giấy chứng nhận cửa hàng đủ điều kiện bán lẻ xăng dầu.

 

Dạy thêm, học thêm tràn lan càng gỡ càng rối

Tuệ Nguyễn

lamtue@gmail.com

https://thanhnien.vn/day-them-hoc-them-tran-lan-cang-go-cang-roi-185230327213022452.htm

28/03/2023 07:29 GMT+7

Những ngày gần đây, dư luận lại xôn xao bởi những chuyện tưởng như rất cũ về việc dạy thêm, học thêm như cấm ép học sinh học thêm, chuyện thu nhập "khủng" từ dạy thêm của giáo viên…

Từ thực tế này, đã đến lúc cần nhìn nhận lại gốc rễ của vấn đề dạy thêm, học thêm (DTHT).

Thu nhập ở trường là phụ, thu nhập dạy thêm là chính

Ngành GD-ĐT gây ồn ào khi nhắc lại một quy định vốn đã ban hành từ hơn chục năm trước, đó là: "Giáo viên (GV) đang hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập không được dạy thêm ngoài nhà trường đối với học sinh (HS) mình đang dạy chính khóa". Quy định cũ nhưng vẫn khiến người dân bàn tán như mới, bởi lẽ nó chưa đi vào cuộc sống từ lúc ban hành (năm 2012) cho đến nay.

Chưa hết, vài ngày gần đây dư luận lại xôn xao bởi thông tin một số báo đăng có GV ở Hà Nội mức lương sau 18 năm đi dạy ở trường công chỉ hơn 7,5 triệu đồng/tháng, nhưng thu nhập từ 4 lớp dạy thêm toán mỗi tháng lên tới 120 triệu đồng. Chưa rõ thực hư thông tin này ra sao, nhưng nhiều ý kiến cho rằng không thể phủ nhận thực tế thu nhập tại trường là phụ, thu nhập từ dạy thêm mới là chính của không ít GV ở Hà Nội, TP.HCM và các thành phố lớn khác.

Một phụ huynh có con học lớp 2 ở một trường tiểu học bình thường ở Q.Thanh Xuân (Hà Nội) cho hay, theo nhẩm tính của anh, thu nhập từ dạy thêm của GV con anh đang học chắc chắn lớn hơn nhiều so với lương dạy chính khóa. Từ lớp 1, cô giáo đã tổ chức dạy thêm cho hầu hết HS của lớp mình chủ nhiệm. Với lớp học hơn 50 HS, lớp dạy thêm của cô chia thành 2 ca vào sáng và chiều thứ bảy hằng tuần. Mỗi buổi học gần 30 HS, mỗi HS phải đóng 150.000 đồng/buổi và đóng theo tháng, không trừ tiền nếu HS nghỉ học vì lý do cá nhân.

WEBSITE TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGOẠI NGỮ

"Tính sơ sơ mỗi tháng, riêng dạy thêm HS của lớp mình, cô đã thu nhập hơn 20 triệu đồng; ngoài ra cô còn tổ chức các lớp dạy "tiền lớp 1" và HS các lớp khác... So với tiền lương thì ai cũng sẽ hiểu vì sao không bao giờ hết tình trạng học thêm và không thể chấm dứt được tình trạng GV dạy thêm chính HS của mình", vị phụ huynh này nói.

Có HS trả 1,5 triệu đồng/buổi học thêm

Càng lên cấp học cao, theo kỳ vọng của gia đình về việc con đỗ vào trường chuyên, trường ĐH top đầu thì nhiều gia đình không tiếc tiền đầu tư cho con học thêm. Trên thực tế, GV của các trường THPT chuyên trên địa bàn Hà Nội không cần "ép" HS của mình đến lớp dạy thêm, vì bản thân tên tuổi của các trường mà họ đang dạy đã làm nên "thương hiệu" của GV khi phụ huynh chọn lớp dạy thêm cho con.

Một GV dạy ngữ văn khối THCS ở Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam lâu nay có thu nhập "không biết bao nhiêu mà kể", vì có rất nhiều lớp dạy thêm ngoài nhà trường. Điều đáng nói là cô không vi phạm quy định dạy thêm với HS chính khóa. Với lợi thế dạy cấp THCS, cô được phụ huynh có con học lớp 4, lớp 5 gửi gắm để luyện thi vào lớp 6, không chỉ của Trường THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam mà còn các trường tư thục danh tiếng, các trường chất lượng cao…

Ngoài ra, cô còn luyện thi cho HS đang học THCS để chuẩn bị cho kỳ thi vào lớp 10. Do vậy, dù lớp học vài ba chục HS/lớp và mức học phí "nhẹ nhàng" cũng là 300.000 đồng/HS/buổi nhưng lớp lúc nào cũng đông HS.

Chị M., phụ huynh có con học lớp 12 tại Q.Nam Từ Liêm (Hà Nội), chia sẻ rằng để con chị thi vào ngành công nghệ thông tin của ĐH Bách khoa Hà Nội theo khối A1, với tình trạng "mất gốc" của con, gia đình đã tìm GV nổi tiếng luyện thi dạy 1 - 1 cho con với cam kết "đầu ra". Chi phí lên tới 1,5 triệu đồng/buổi trong khoảng 90 - 120 phút. Mỗi môn học 2 buổi/tuần, với 3 môn học, chi phí cho học thêm mỗi tháng của cậu con trai lên tới hơn 30 triệu đồng.

Không cần ép, GV vẫn có đủ cách để HS muốn học thêm

Với nhiều GV ở các trường THPT chuyên, việc có thu nhập "khủng" từ dạy thêm có thể vì họ là những GV giỏi, nhưng danh tiếng của các trường mà họ đang dạy chính khóa cũng khiến cho tên tuổi họ thu hút HS đến học thêm rất nhiều.

Trường THPT chuyên Ngoại ngữ (thuộc Trường ĐH Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội) cả chục năm nay công khai mở trung tâm dạy thêm của chính nhà trường với tên gọi "Trung tâm Bồi dưỡng kiến thức" với đủ loại hình luyện thi, cả lâu dài cũng như cấp tốc. Trước đây, trung tâm này thường chỉ dành cho đối tượng HS chuẩn bị thi vào lớp 10 và ĐH, nhưng vài năm nay đã mở ra cho tới đối tượng lớp 3 để ôn thi vào các trường THCS chất lượng cao trên địa bàn TP.Hà Nội. Ngoài các môn ngoại ngữ, trường còn ôn thi theo combo các môn phục vụ cho kỳ thi tuyển sinh của từng cấp, bậc học.

Vì trường THPT này không chỉ tuyển sinh HS ở Hà Nội mà còn tuyển sinh toàn bộ HS các tỉnh từ miền Trung trở ra, rất đông HS ở các tỉnh từ miền núi xa xôi như Sơn La, Điện Biên hay miền Trung như Nghệ An, Thanh Hóa… cứ cuối tuần lại khăn gói ra Hà Nội học liên tục vào 2 ngày nghỉ để luyện thi tại trung tâm của trường.

Điều đáng nói, các trường THPT chuyên trực thuộc Sở GD-ĐT Hà Nội quản lý thì sẽ thi theo đề thi của Sở GD-ĐT Hà Nội. Tuy nhiên, với các trường THPT chuyên trực thuộc trường ĐH thuộc ĐH Quốc gia Hà Nội như Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, THPT chuyên Khoa học tự nhiên, THPT chuyên Khoa học xã hội; hay Trường THPT chuyên Sư phạm (thuộc Trường ĐH Sư phạm Hà Nội) thì nhà trường chịu trách nhiệm ra đề. Việc một trường vừa ra đề, vừa tổ chức luyện thi mặc nhiên sẽ khiến phụ huynh nảy sinh tâm lý: nếu không luyện thi của chính thầy cô trường đó sẽ không "biết cách" làm bài để đạt điểm cao.

 

 

 

No comments:

Post a Comment