Friday, March 10, 2023

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 10 tháng 03 năm 2023 

·       Tin Ngoài Nước-Tín Châu 

·       Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

·       Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

VOA

‘Đốt lò” khiến ngành đăng kiểm tê liệt một phần, các chủ xe vô cùng ngao ngán

Lãnh đo Triu Tiên kêu gi tăng cường tp trn cho chiến tranh thc th

Su riêng Vit Nam bùng n sau khi được Trung Quc cho vào

Kế hoch ngân sách M dành hàng t đô chng li Trung Quc

 Kiều dân lên kế hoạch biểu tình phản đối Đại sứ quán Việt Nam lạm thu ở Ba Lan

 ‘Đốt lò” khiến ngành đăng kiểm tê liệt một phần, các chủ xe vô cùng ngao ngán

Sầu riêng Việt Nam bùng nổ sau khi được Trung Quốc cho vào

Dân biểu Mỹ: Việt Nam phải chịu trách nhiệm về tình hình nhân quyền ‘tệ đi’

 Kế hoạch ngân sách Mỹ dành hàng tỷ đô chống lại Trung Quốc

Lãnh đạo Triều Tiên kêu gọi tăng cường tập trận cho ‘chiến tranh thực thụ’

 

RFA

Kontum: Xảy ra 10 trận động đất trong bốn ngày liên tiếp

Hàn Quốc tạm dừng tuyển lao động ở bốn tỉnh có số lao động cư trú bất hợp pháp cao

Chuyển Bộ Công an vụ Tổng công ty vận tải thuỷ sai phạm trong cổ phần hoá

Ca sĩ bất đồng chính kiến Mai Khôi được Mỹ trao giải thưởng Artivist Academy

Thà khóc trong Mercedes còn hơn cười trên xe đạp

Sách trắng tôn giáo: Việt Nam nói có tự do trong khi nhiều nhóm tôn giáo độc lập bị đàn áp

Hợp thức hóa dạy thêm do không thể tăng lương cho giáo viên?

Hà Nội có thực sự tôn trọng sự thật lịch sử?

Liên đoàn Luật sư Việt Nam đề nghị Long An thận trọng trong điều tra luật sư Tịnh thất Bồng lai

Trụ trì Chùa Ba Vàng làm Phó Ban Thông tin Truyền thông Phật Giáo Nhà nước

Hà Nội không đồng ý việc kháng cáo vụ bồi thường cho một nạn nhân vụ nổ súng ở Phong NhịViệt Nam hợp tác chặt chẽ với Trung Quốc để khôi phục du lịch theo đoàn

Việt Nam xem xét mua lại khí hoá lỏng sau khi giá vận chuyển giảm

Nghệ An: Toàn bộ các quán karaoke tạm dừng hoạt động để khắc phục phòng cháy chữa cháy

Quảng Ninh: Tạm dừng vận chuyển hàng từ bến Ka Long đi Đông Hưng (Trung Quốc)

Sáu người ở Trung tâm Đăng kiểm 29-07D bị khởi tố

RSF: Phạm Đoan Trang là một trong 73 nhà báo nữ phải đón 8/3 sau song sắt nhà tù

Trung tâm Đăng kiểm Xe cơ giới 29-03V ở Hà Nội bị điều tra

Phó Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ gặp Chủ tịch Hội đồng Nhân dân TP HCM

BBC

Ông Tập Cận Bình bắt đầu làm chủ tịch nước nhiệm kỳ thứ ba

Video,Cạm bẫy ở sòng bài Campuchia và trò lừa tình ‘mổ heo lấy thịt’, Thời lượng 16,15

Đức: Xả súng ở Hamburg khiến bảy người thiệt mạng

TP HCM: Người dân vẫn 'ăn hành' vì thủ tục giấy tờ rườm rà

'Lãnh sự lạm thu' ở Ba Lan, người Việt chọn đối thoại, biểu tình hay cả hai?

'Kiến nghị không cho' Chân Tử Đan dẫn chương trình lễ trao giải Oscar 2023

LHQ cảnh báo khẩn cấp khi nhà máy hạt nhân Ukraine mất điện

Gạc Ma 35 năm nhìn lại: Với tân chủ tịch nước, VN có thay đổi gì trong chính sách?

Việt Nam: Công nhân và sự ngộ nhận về quyền 'lập công đoàn độc lập'

 

RFI

Quốc Hội Trung Quốc nhất trí trao Tập Cận Bình nhiệm kỳ ba

Phải chăng Hungary đang huấn luyện binh sĩ Ukraina?

Anh – Pháp họp thượng đỉnh, hâm nóng quan hệ đồng minh sau 5 năm căng thẳng

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

TIN TỔNG HỢP

Xoay trục kinh tế bất đối xứng, Nga ngày càng lệ thuộc vào châu Á

Úc và Ấn Độ cam kết đẩy mạnh thêm hợp tác an ninh và quốc phòng

Chiến tranh Ukraina : Nguy cơ thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc bị đình chỉ

Gruzia : Đối lập duy trì áp lực chống dự luật « đăng ký tác nhân nước ngoài »

Nga oanh kích hàng loạt địa phương khắp Ukraina

Gruzia rút lại dự luật ‘‘tác nhân nước ngoài’’ bị lên án là luật ‘‘kiểu Nga’’

Washington sẵn sàng để tổng thống Đài Loan đến Mỹ gặp chủ tịch Hạ Viện

Liên Hiệp Châu Âu sẽ cấp 1 tỉ euro trang bị đạn dược cho Ukraina

Trung Quốc còn « đu dây » trong hồ sơ Ukraina đến bao giờ ?

Trận chiến Bakhmout : Thách thức biểu tượng hay chiến lược ?

Kế hoạch hòa bình cho Ukraina : Thực tế và những ý đồ của Trung Quốc

Đức khám soát tàu bị nghi tham gia phá hoại đường ống dẫn khí đốt Nord Stream

Cải cách hưu trí : Thượng Viện Pháp thông qua điều luật nâng tuổi về hưu lên 64

Liên Âu hướng sang kim loại hiếm châu Phi để tránh phụ thuộc Trung Quốc

Nhật - Hàn cải thiện quan hệ để đối phó với Trung Quốc, Bắc Triều Tiên

 

(AFP) - Chủ tịch Hạ Viện Mỹ từ chối lời mời thăm Kiev của tổng thống Ukraina. Trả lời  đài truyền hình CNN ngày 08/03/2023, tổng thống Volodymyr Zelensky đã mời chủ tịch Hạ Viện Mỹ Kevin McCarthy thuộc đảng Cộng Hòa đến thăm Kiev. Tuy nhiên, ông McCarthy, người phản đối Hoa Kỳ viện trợ ồ ạt cho Kiev, thẳng thừng từ chối lời mời. 

(AFP) - Tư pháp châu Âu hủy trừng phạt nhắm vào mẹ của Evguéni Prigojine, chủ công ty lính đánh thuê Wagner của Nga. Tòa án Châu Âu hôm 08/03/2023 khẳng định Evguéni Prigojine phải chịu trách nhiệm về những hành động gây hại đến toàn vẹn lĩnh thổ, chủ quyền và sự độc lập của Ukraina, nhưng mối quan hệ huyết thống giữa bà Violetta Prigojina với chủ công ty Wagner không thể là yếu tố để đưa tên bà vào danh sách những người bị Liên Âu trừng phạt. Bà Violetta Prigojina, 83 tuổi, bị cấm nhập cảnh vào Liên Âu và bị phong tỏa tài sản từ ngày 23/02/2022, sau khi Matxcơva thừa nhận nền độc lập của các vùng ly khai thân Nga ở miền đông Ukraina. 

(AFP) - Vacxava thông báo đã chuyển thêm 10 xe tăng Leopard cho Ukraina như đã hứa. Thông báo của bộ trưởng Quốc Phòng Ba Lan Kyriakos Mitsotakis được đưa ra hôm nay, 09/03/2023. Hồi tháng 01/2023, Vacxava đã hứa viện trợ cho Ukraina 14 xe tăng hạng nặng Leopard 2A4. Bốn chiếc đầu tiên đã được chuyển cho Kiev hôm 24/02Trong số 14 xe tăng Leopard mà Ba Lan cấp cho Ukraina, có 8 chiếc của Canada, 8 của Na Uy và 6 của Tây Ban Nha. Bộ trưởng Quốc Phòng Ba Lan cũng cho biết đã bắt đầu lập một trung tâm để bảo trì và sửa chữa những chiếc xe tăng mà Vacxava cấp cho Ukraina. 

(AFP) - Hà Lan sẽ hạn chế xuất khẩu công nghệ chíp điện tử vì lý do an ninh. Thông báo của chính phủ Hà Lan được đưa ra hôm 08/03/2023, sau các sức ép từ Hoa Kỳ. Trong thư trình lên Quốc Hội, ngoại trưởng Hà Lan khẳng định việc tăng cường các biện pháp giám sát, kiểm soát xuất khẩu thiết bị chế tạo bán dẫn đặc biệt là cần thiết để bảo đảm an ninh quốc tế và quốc gia. Hà Lan hiện đứng đầu châu Âu về máy móc chế tạo thiết bị bán dẫn, linh kiện điện tử cần thiết cho smartphone, xe hơi kết nối và thiết bị quân sự.

(Le Monde) - Tổng thống Pháp muốn ghi quyền nạo phá thai vào Hiến Pháp. Phát biểu tại Palais de Justice nhân Ngày Quốc tế Phụ nữ 08/03/2023 và tưởng niệm nữ luật sư đấu tranh cho nữ quyền Gisèle Halimi, ông Emmanuel Macron cho biết sẽ trình bày « một dự luật » về vấn đề này « trong những tháng tới ». Thông báo của tổng thống Pháp được giới bảo vệ nữ quyền hoanh nghênh. Bà Sylvie Pierre-Brossolette, chủ tịch Hội đồng Cấp cao về Bình đẳng, đánh giá đây là « một bước lớn hướng đến việc bảo đảm cho quyền được phá thai tại Pháp và là một bước tiến làm gương cho phần còn lại của thế giới ».

(AFP) - Thượng Viện Pháp chuẩn bị điều tra TikTok. Sau khi nhiều nước phương Tây hạn chế sử dụng mạng xã hội của Trung Quốc, ngày 08/03/2023, Ủy ban điều tra Thượng Viện thông báo sẽ bắt đầu cuộc điều tra từ thứ Hai 13/03 với buổi điều trần của nhà nghiên cứu về trí thông minh nhân tạo Marc Faddoul, chuyên gia về thuật toán. Cùng ngày, TikTok cũng thông báo dữ liệu của người sử dụng ở châu Âu sẽ được lưu trữ ngay năm 2023 ở ba trung tâm tại châu lục, hai ở Ireland và một ở Na Uy, thay vì lưu tại Singapore và Hoa Kỳ như hiện nay.

(AFP) - Thái Lan : Một tuần, hơn 200.000 người nhập viện vì ô nhiễm môi trường. Thông báo của Cơ quan Y tế Thái Lan được đưa ra hôm nay 09/03/2023,  vào lúc tình trạng ô nhiễm không khí tại Bangkok, đặc biệt là ô nhiễm khói và bụi mịn, vẫn tiếp tục vượt các ngưỡng báo động. Người dân khi ra đường phải đeo khẩu trang, thậm chí một bác sĩ còn khuyến cáo người dân đeo khẩu trang N95 (tương đương loại FFP2 tại châu Âu). Tối hôm qua, bộ Y Tế cho biết từ đầu năm đến nay, tại Thái Lan có hơn 1,3 triệu người bị ốm do không khí bị ô nhiễm.

(AFP) - Hồng Kông : Một lãnh đạo nghiệp đoàn hàng đầu bị bắt theo Luật An ninh Quốc gia. Bà Elizabeth Đặng Yến Nga (Elizabeth Tang Yin-ngor) bị cảnh sát Hồng Kông bắt hôm nay, 09/03/2023. Theo một giới chức cảnh sát Hồng Kông, nhà hoạt động bị bắt với tội danh « đồng lõa với thế lực nước ngoài gây tổn hại đến an ninh quốc gia »’. Theo Luật An ninh Quốc gia mà Trung Quốc áp đặt với Hồng Kông từ 2020, với tội danh này, bà lãnh án tù đến chung thân. Bà Elizabeth Đặng Yến Nga nổi tiếng về các nỗ lực bảo vệ người lao động và nền dân chủ Hồng Kông từ nhiều thập niên qua.

 

 

Đáp Lời Sông Núi 

TIN TỨC: Thứ Sáu, ngày 10 tháng 03 năm 2023

CƯỠNG CHIẾM ĐẤT ĐAI KHÔNG MINH BẠCH Ở TỈNH NINH THUẬN

Một số người dân Chăm ở tỉnh Ninh Thuận đã bày tỏ sự phẫn nộ về việc bạo quyền đã cưỡng chiếm đất đai của 18 gia đình, nhưng chỉ bồi thường với giá 18 ngàn đồng mỗi thước vuông.

Vụ cưỡng chiếm đất đai nói trên xuất phát từ thông báo của bạo quyền tỉnh Ninh Thuận để thực hiện dự án đường Vân Lâm – Sơn Hải, do ông Trương Xuân Vỹ, chủ tịch huyện Thuận Nam ký ban hành vào ngày 11 tháng Giêng vừa qua. Trong thông cáo, bạo quyền huyện Thuận Nam cho biết sẽ cưỡng chế hơn 13 ngàn thước đất để làm dự án đường Văn Lâm - Sơn Hải ở xã Phước Nam.

Một số người dân phẫn nộ cho biết thông báo này được đưa ra mà không hề tham khảo ý kiến của người dân, cũng như không cho biết dự án đó sẽ thực hiện ở nơi họ cư trú. Ngoài ra thông báo nêu rõ thời gian thực hiện cưỡng chiếm đất đai sẽ bắt đầu từ 7 giờ ngày 28/2, trong khi các gia đình nhận được là vào ngày 21/2. Có nghĩa là chỉ có 7 ngày để người dân chuẩn bị cho việc cưỡng chiếm đất đai.

Dự án đường Văn Lâm - Sơn Hải dài hơn 13 cây số và là đấu nối trực tiếp với quốc lộ 1. Nhiều gia đình tại xã Phước Nam bị cưỡng chiếm đất là thuộc đồng bào dân tộc Chăm theo tôn giáo Bà Ni. Bà Thập Thị Thu Thích, một trong 18 gia đình cho biết là giá bồi thường chỉ có 18 ngàn đồng mỗi thước vuông, với số tiền nhận được là 39 triệu đồng.

Trước tình hình đó, bà Thích đã làm đơn gởi đến nhà cầm quyền đến 5 lần nhưng vẫn chưa được phản hồi.

Ông Thành Thanh Dải, đại biểu của dân tộc Chăm trong hệ thống dân sự tại LHQ, cho rằng sau khi thực hiện cưỡng chiếm vào ngày 28/2, bạo quyền tỉnh Ninh Thuận cấm người dân chụp hình, quay phim và  trao đổi với cơ quan báo chí. Ông Dải cho biết đây là dự án nhà nước thì phải công khai, khách quan và dân chủ.

HOA KỲ CHẤP THUẬN TỔNG THỐNG ĐÀI LOAN VIẾNG THĂM HẠ VIỆN

Phát ngôn nhân bộ ngoại giao Mỹ, Ned Price, tuyên bố với báo chí vào ngày 8/3 vừa qua là việc các quan chức cấp cao của Đài Loan quá cảnh ở Mỹ là phù hợp với chính sách lâu nay của Mỹ.

Điều này cho thấy là Washington không phản đối việc Tổng thống Đài Loan Thái Anh Văn đến Hoa Kỳ để gặp chủ tịch hạ viện. Phát ngôn nhân Ned Price dùng từ “quá cảnh” chứ không phải chuyến viếng thăm”. Phát biểu nói trên được đưa ra sau khi chủ tịch hạ viện Kevin McCarthy khẳng định ông sẽ gặp bà Thái Anh Văn tại tiểu bang California.

Theo nhiều nguồn tin báo chí, bà Thái Anh Văn dường như là người đã đề nghị chủ tịch hạ viện Mỹ không nên đến Đài Bắc như ông từng có ý định, mà sẽ tiếp bà tại California.

Hai nguồn tin khác cho biết bà Thái Anh Văn được mời phát biểu tại thư viện Ronald Reagan khi dừng chân ở California, trong chuyến công du đến Trung Mỹ. Bà này đã từng 6 lần quá cảnh tại Mỹ trong vòng 6 năm lãnh đạo Đài Loan. Lần gần đây nhất là vào năm 2019 trong chuyến công du chính thức đến vùng Caribbean.

Trung Cộng luôn xem Đài Loan là một tỉnh của họ, và luôn phản đối mọi cuộc tiếp xúc chính thức giữa đại diện chính quyền Đài Loan với nước ngoài.

NGA LẠI OANH KÍCH HÀNG LOẠT ĐỊA PHƯƠNG Ở UKRAINE

Từ đêm 8/3 cho đến rạng sáng ngày 9/3, quân Nga đã đồng loạt pháo kích vào nhiều thành phố lớn nhỏ tại Ukraine với mức độ dữ dội nhất từ nhiều tuần qua.

Từ Kharkiv, ở miền đông bắc, Odessa miền tây nam, cho đến thủ đô Kiev và cả thành phố Lviv sát biên giới Ba Lan, tổng cộng 10 tỉnh thành trên cả nước đã bị tấn công. Nhiều cơ sở hạ tầng năng lượng bị bắn phá, với ít nhất 7 thường dân thiệt mạng.

Quân đội Ukraine thông báo bắn hạ được 36 phi đạn trong tổng số 81 phi đạn và 4 máy bay tự sát.

Phát biểu trên mạng, Tổng thống Ukraine Volodymir Zelensky lên án Nga một lần nữa xử dụng một “chiến thuật tấn công hèn hạ” để gieo rắc sợ hãi. Đây là đợt oanh kích dữ dội nhất từ gần một tháng nay, nhưng đông đảo dân chúng rút cục đã quen thuộc với mối hiểm nguy từ trên không, nhiều người khẳng định tin tưởng ở hệ thống phòng không Ukraine.

Thành phố Dnipro ở miền trung bị oanh kích vào lúc 6 giờ sáng, giờ địa phương, tại một khu vực phía nam có các cơ sở điện năng, nhưng thành phố này không bị mất điện như các nơi khác. Tại Kharkiv, thành phố lớn thứ nhì của Ukraine, hàng chục trái hỏa tiễn đã lọt lưới phòng không, rơi xuống thành phố khiến ít nhất hai người bị thương và mạng lưới điện bị mất hoàn toàn.

Các đội cứu cấp cũng bận rộn cứu chữa ở thành phố Nikolaiv, Odessa, Jytomir và thủ đô Kiev. Thành phố Lviv ở miền tây, sát biên giới Ba Lan, cũng bị tấn công với một hỏa tiễn bắn trúng một chung cư khiến 4 người thiệt mạng.

Theo cơ quan năng lượng Ukraine Energatom, sau cuộc oanh kích của Nga, nhà máy điện hạt nhân Zaporijjia đã bị cô lập hoàn toàn khỏi mạng lưới điện quốc gia. Nhà máy điện này ở miền nam và nằm trong sự kiểm soát của Nga.

Về tình hình tại Bakhmut ở vùng Donbass, nơi chiến sự diễn ra dữ dội, theo dự báo của tổng thư ký NATO vào hôm 8/3, thành phố này có thể thất thủ trong vài ngày tới. Tổng thống Ukraine cảnh báo là nếu Ukraine để mất Bakhmut, quân đội Nga sẽ rảnh tay để xâm chiếm nhiều thành phố miền đông Ukraine.

Nghiên Cứu Quốc Tế

 

Chuyển động Quốc Phòng (3/3 – 9/3/2023)

Thế giới hôm nay: 10/03/2023

Tại sao bếp ga trở thành một phần cuộc chiến văn hóa ở Mỹ?

09/03/1916: Đức tuyên chiến với Bồ Đào Nha

Thế giới hôm nay: 09/03/2023

Tại sao Hàn Quốc có thể chiếm lĩnh thị trường xe tăng châu Âu?

Thế giới hôm nay: 08/03/2023

Trung Quốc đang điều chỉnh chiến lược cho vay nước ngoài ra sao?

07/03/1965: Người biểu tình ủng hộ dân quyền bị đàn áp đẫm máu

Thế giới hôm nay: 07/03/2023

 


Báo Tiếng Dân

 

Tình hình Ukraine ngày thứ 37809/03/2023

 

 

Thuy My

Phúc Lai - Tội phạm chiến tranh của Nga và vi phạm nhân quyền trong chiến tranh chống Ukraina

Hoàng Nguyên Vũ - Đám tang Vũ Linh và sự vô văn hóa của người đời

Huỳnh Hòa Bình - Tác hại từ những clip triệu view

Phúc Lai - Tôi có một ước mơ

Y Nguyên - Nhân vật trong bức ảnh lịch sử 30 Tháng Tư qua đờ

Ngô Văn Giá - Hèn hạ cũng nên có mức độ

Phan Châu Thành - Tình hình chiến sự Ukraina ngày thứ 378, 08-03-2023

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Gạc Ma 35 năm nhìn lại: Với tân Chủ tịch nước, VN có thay đổi gì trong chính sách Biển Đông? 10/03/2023

Đất đai: Luật mới hay văn bản mới 10/03/2023

Dân biểu Mỹ: Việt Nam phải chịu trách nhiệm về tình hình nhân quyền ‘tệ đi’ 10/03/2023

RSF: Phạm Đoan Trang là một trong 73 nhà báo nữ phải đón 8/3 sau song sắt nhà tù 09/03/2023

Ukraine tuyên bố trận chiến Bakhmut là ‘cú đánh cuối cùng’ của Wagner 09/03/2023

Đối thoại với Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng 08/03/2023

Chú Dương Tường 08/03/2023

Cho vay nặng lãi… 08/03/2023

Ân xá Quốc tế: Sức khoẻ của TNLT Nguyễn Thị Tâm xấu đi vì chăm sóc y tế kém trong trại giam 08/03/2023

Xung đột Mỹ-Trung có dẫn đến chiến tranh? 08/03/2023

Tiến sĩ và ‘Nghệ sĩ nhân dân’ 07/03/2023

 

 

Thông tin mỗi ngày

 

·         Đoan Trang

·         Huỳnh Ngọc Chênh

·         Jonathan London

·         Nghiên cứu Quốc tế

·         Người Buôn Gió 

·         Nguyễn Xuân Diện

·         Nhát sỹ Tô Hải

·         R F I

·         Thuy My

·         Luat Khoa

·         VietNam Thời Báo

·         SaiGon Báo

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

Mập mờ quy hoạch làm lợi cho người đầu cơ đất đai'

https://vnexpress.net/map-mo-quy-hoach-lam-loi-cho-nguoi-dau-co-dat-dai-4579322.html

Sơn Hà

Thứ năm, 9/3/2023, 14:30 (GMT+7)                                                                                              Theo giáo sư Nguyễn Đăng Dung, thông tin về quy hoạch, giá đất đôi khi chỉ nằm trong tay một số người, giúp họ trục lợi thông qua việc đầu cơ, tích trữ đất đai.

Sáng 9/3, Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tổ chức tọa đàm về công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Giáo sư Nguyễn Đăng Dung, giảng viên khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho rằng một trong những trọng tâm của lần sửa Luật Đất đai này là cụ thể hóa quy định về công khai thông tin quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Ông nói đối với thị trường bất động sản, thông tin có giá trị rất lớn. Tuy nhiên, tính công khai hiện chưa cao, mức độ tiếp cận của người dân đối với quy hoạch hay giá đất vẫn rất mập mờ. Việc này dẫn đến tình trạng một số ít người nắm được thông tin sẽ làm giàu thông qua tích trữ, đầu cơ đất đai, gây khó khăn trong quản lý và thất thoát cho Nhà nước.

Theo GS Dung, người dân chưa nắm hết tầm quan trọng của giá đất hoặc thông tin quy hoạch. Luật Tiếp cận thông tin, Luật Đất đai chưa quy định rõ ràng và thiếu chế tài xử lý. Công chức có trách nhiệm cung cấp thông tin nhưng quá trình thực hiện còn vướng mắc. "Không cung cấp thông tin chưa chắc đã mắc lỗi, nhưng cung cấp thông tin không đúng có khi lại bị xử lý. Đây là vấn đề rất khó, nhất là trong nền văn hóa bí mật thông tin", ông Dung nói.

Vì vậy, ông đề nghị cung cấp thông tin về đất đai chính xác, kịp thời cho người dân. Ông đồng tình với ý tưởng xây dựng một trang thông tin thống nhất về giá đất để người dân truy cập, tìm hiểu. Quốc hội, HĐND các cấp, Mặt trận Tổ quốc cần giám sát việc thực hiện quy định này.

PGS Doãn Thị Hồng Nhung, Phó ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, dẫn khảo sát của Hiệp hội về giá đất trước và sau khi có dự án chênh từ 50 đến 700 lần. Con số này cho thấy địa tô chênh lệch thể hiện rất rõ lợi ích của người dân, chủ đầu tư và Nhà nước "dường như không công bằng, có thể dẫn đến nhiều hệ lụy như rửa tiền, tham nhũng".

Nữ chuyên gia kiến nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu chi tiết và quy định rõ việc công bố thông tin vì thời điểm công bố gắn liền với nghĩa vụ tài chính của doanh nghiệp khi thực hiện dự án phải thu hồi đất. Việc công khai thông tin cũng cần đặt dưới sự giám sát của người dân, báo chí và cơ quan thanh tra.

Bà Nhung đề nghị hoàn thiện Luật Tiếp cận thông tin, Luật Thanh tra; xem xét trong dự thảo Luật Đất đai theo hướng tăng mức độ tham gia, vai trò của hội đồng thẩm định giá khi phối hợp với chính quyền và HĐND tỉnh.

Ông Bế Trung Anh, Ủy viên Thường trực Hội đồng Dân tộc của Quốc hội, nói quy định thông tin về quy hoạch, giá đất nằm đan xen giữa Luật Đất đai và nhiều văn bản khác. Tuy nhiên, dự thảo Luật Đất đai sửa đổi và văn bản dưới luật chưa có nội dung, chế tài đối với vấn đề không công khai thông tin.

Ông kiến nghị dự thảo tính đến việc hỗ trợ việc thông tin cho người dân, đặc biệt là đối với giao dịch nhà, đất. Cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu văn bản dưới luật thật chi tiết để người dân tiếp cận thông tin đầy đủ, chính xác.

Ngày 15/3, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) sẽ hết hạn lấy ý kiến rộng rãi người dân. Dự luật sẽ được Chính phủ trình xin ý kiến Quốc hội lần 2 tại kỳ họp thứ 5 (khai mạc tháng 5) và xem xét thông qua tại kỳ họp cuối năm nay.

Thủ đoạn 7 công ty dùng 'tra tấn tinh thần' khiến con nợ khiếp sợ

https://vnexpress.net/thu-doan-tra-tan-tinh-than-khien-con-no-khiep-so-cua-7-cong-ty-4579464.html

Phạm Dự

HÀ NỘI Thứ năm, 9/3/2023, 19:07 (GMT+7)                                                                                                  Mỗi ngày, chị Thắm và người thân nhận hàng trăm cuộc gọi đe doạ "sẽ đến tận trường học giết các con mày nếu không trả nợ".

Các cuộc gọi bắt đầu xuất hiện từ khi chị Thắm, trú huyện Chương Mỹ, Hà Nội, mất khả năng thanh toán khoản vay 100 triệu đồng qua app của Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam.

Chị vay 100 triệu đồng nhưng chỉ nhận 93 triệu và sau khi trả 24 triệu thì cạn kiệt tiền. Suốt hơn một tháng sau đó, ngày nào Thắm và người thân, bạn bè, giáo viên của con... đều nhận hàng trăm cuộc gọi đe doạ. Việc này nhằm ép chị trả thêm 149 triệu đồng cả gốc lẫn lãi.

Mỗi ngày, nhóm đòi nợ lại "nâng cấp độ" đe doạ uy hiếp tinh thần. Để cuộc sống của gia đình và những người không liên quan được yên ổn, chị trả thêm 84 triệu đồng và xin trả góp nốt số tiền còn lại.

Nạn nhân của đòi nợ "xã hội đen" như trên không phải là ít. Giữa năm 2022, khi con của một nữ kiểm sát viên vay tiền qua app của Mirae Asset song chưa trả hết, chị cùng các đồng nghiệp tại Viện kiểm sát liên tục bị gọi điện thoại chửi bới. Thậm chí, nhóm đòi nợ còn cắt ghép ảnh sếp Viện kiểm sát vào hình ảnh đồi truỵ để gia tăng sức ép với gia đình chị.

"Chúng muốn những người không liên quan phải tác động đến con nợ buộc trả tiền, nếu muốn cuộc sống của tất cả mọi người được yên ổn", một điều tra viên cho hay.

Cũng là người vay tiền qua app của Mirae Asset vào tháng 7/2022, anh Hải được nhóm đòi nợ thông báo "đã mua lại khoản nợ" từ công ty này, yêu cầu anh trả nốt 175 triệu đồng. Khi không thể trả đúng hẹn, anh Hải cùng người thân liên tục bị các số máy lạ gọi đe doạ. Chúng cắt ghép hình ảnh đồi truỵ và các thông tin sai sự thật gán vào người nhà anh Hải rồi phát tán trên mạng xã hội qua các tài khoản ảo.

Đỉnh điểm vào cuối tháng 9/2022, nhiều giáo viên trường Tiểu học Phan Đình Giót, quận Thanh Xuân, bị nhóm đòi nợ gọi điện chửi bới, ép các cô giáo phải cho con anh Hải nghỉ học. Mọi việc chỉ yên ổn khi anh Hải vào TP HCM trả nốt 103 triệu đồng.

Vào cuộc điều tra, Phòng Cảnh sát hình sự Công an Hà Nội (PC02) xác định nhóm đòi nợ này xuất phát từ một công ty mua bán nợ ở TP HCM. Chúng thường mua lại các khoản nợ mà khách hàng đã vay nhưng chưa đòi được của Công ty Tài chính TNHH MTV Mirae Asset Việt Nam và một số tổ chức tín dụng. Giá mỗi khoản nợ bằng 12-15% tổng số tiền khách nợ.

Giám đốc điều hành và quyết định mọi vấn đề là Trần Hồng Tiến, 49 tuổi, ngụ TP HCM. Để tránh bị phát hiện, nhóm lập 7 công ty dưới dạng công ty luật, mua bán nợ, dịch vụ tài chính và đặt trụ sở tại tầng 4 chung cư Lữ Gia, số 70 Lữ Gia, quận 11. Sau khi có thông tin khách hàng và khoản nợ mua từ Mirae Asset, bộ phận vận hành sẽ cập nhật thông tin khoản vay vào hệ thống công ty. Sau đó, chúng chia các gói vào từng tài khoản của nhân viên thu hồi nợ.

120 người làm việc ở đây được chia thành các bộ phận nhân sự, kế toán, vận hành, kỹ thuật, thu hồi nợ. Trong đó, bộ phận thu hồi nợ có số nhân viên đông nhất với 103 người, chia thành 11 tổ, có nhiệm vụ gọi điện thoại đòi tiền.

Thủ đoạn chung là dùng nhiều sim rác để liên tục gọi điện, nhắn tin đe dọa người thân, đồng nghiệp của con nợ. Đặc biệt, chúng "khủng bố tinh thần" cả những người không liên quan người vay để gia tăng sức ép.

Khách nếu đồng ý trả tiền sẽ được hướng dẫn trả trực tiếp tại văn phòng hoặc chuyển vào 4 tài khoản của công ty. Hàng tháng công ty sẽ cấp cho mỗi nhân viên khoảng 500 thông tin khách hàng. Ngoài lương cứng, nhân viên được hưởng % trên tổng số tiền đòi được, mức thấp nhất là 0,3% nếu đòi được 35 triệu đồng.

Mỗi nhóm phải đòi được 300 triệu đồng/tháng. Nếu nhân viên nào hai tháng liên tiếp không đòi đủ tiền sẽ bị đuổi việc.

Thu mua hơn 3.500 tỷ đồng nợ khó đòi

Sau hơn 3 tháng trinh sát, ngày 20/2, hơn 100 chiến sĩ PC02, Cục Cảnh sát hình sự Bộ Công an và các đơn vị nghiệp vụ đã triệt phá băng nhóm Trần Hồng Tiến. Cảnh sát thu gần 600 triệu đồng, 215 điện thoại và các tài liệu liên quan, phong toả 4 tài khoản của công ty với trên 2 tỷ đồng.

Việc trích xuất dữ liệu cho thấy từ tháng 7/2018 đến đầu năm 2023, các công ty của Tiến đã thu mua hơn 330.000 hợp đồng vay tiền của khách với tổng dư nợ hơn 3.500 tỷ đồng. Trong số này, chúng đã đòi được gần 600 tỷ đồng.

Hiện, Công an Hà Nội đã khởi tố 31 người về tội Cưỡng đọat tài sản và đang mở rộng điều tra.

Ngoài ra, nhà chức trách cũng phát hiện thêm 15 công ty luật và công ty mua bán nợ có dấu hiệu đòi nợ thuê. Cơ quan điều tra đánh giá hoạt động đòi nợ thuê dưới vỏ bọc các công ty luật, công ty mua bán nợ ngày càng gây bức xúc với người dân. Từ khi ngành nghề kinh doanh dịch vụ đòi nợ bị "khai tử", họ hoạt động dưới các vỏ bọc có pháp nhân mới.

Vụ cán bộ ngân hàng nghi tông xe máy rồi bỏ trốn: Nạn nhân Canada cần hỗ trợ thủ tục

https://tuoitre.vn/vu-can-bo-ngan-hang-nghi-tong-xe-may-roi-bo-tron-nan-nhan-canada-can-ho-tro-thu-tuc-20230309224124717.htm

PHAN SÔNG NGÂN

9/3/2023, 19:07 (GMT+7)                                                                                                                     Trong ba nạn nhân vụ cán bộ Ngân hàng Vietcombank Khánh Hòa nghi lái xe Mercedes tông xe máy gây chết người rồi bỏ chạy, chồng và con gái nữ nạn nhân tử vong đều là người Canada, và họ đang cần hỗ trợ thủ tục.

Tối 9-3, lãnh đạo Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa cho biết: vào sáng cùng ngày sở đã có hướng dẫn để người nước ngoài là chồng của nữ nạn nhân tử vong làm đơn để được hỗ trợ, giải quyết thủ tục theo mong muốn.

Đó là vụ tai nạn giao thông trên đường Võ Nguyên Giáp, đoạn qua xã Diên An, huyện Diên Khánh (Khánh Hòa) vào chiều ngày 3-3-2023.

Trong ba nạn nhân đi cùng trên một xe tay ga hai bánh gặp nạn có hai người mang quốc tịch Canada. Đó là chồng và con gái nhỏ (7 tuổi) của nữ nạn nhân đã bị tử vong. Người lái xe hơi nghi gây tai nạn rồi bỏ chạy là ông Ngô Duy Bình, trưởng phòng giao dịch Diên Khánh của Ngân hàng Vietcombank - chi nhánh Khánh Hòa.

Theo thông tin từ Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa, nữ nạn nhân tử vong là bà Đoàn Thị V.A. đã được cấp thẻ thường trú, sinh sống tại Canada nhưng quốc tịch là người Việt Nam.

Cả ba nạn nhân trên cùng về Việt Nam thăm gia đình, ở tại xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm (Khánh Hòa). Vào khoảng 15h45 ngày 3-3-2023, ba người cùng đi trên xe tay ga hai bánh, từ Cam Hòa ra TP Nha Trang, khi đến đoạn đường Võ Nguyên Giáp thì bị xe hơi tông.

Theo nội dung xin hỗ trợ và bảo hộ công dân của nạn nhân người Canada - chồng nữ nạn nhân trên, hiện tại ông rất lo lắng mình sẽ bị phạt. Visa của con gái ông sẽ hết hạn vào ngày 11-3-2023. Chân ông đang bó bột, không đi lại được để làm các thủ tục xin gia hạn visa cho con.

Ông và con gái dự kiến phải ở lại Việt Nam khá lâu để chữa trị và giải quyết các vấn đề liên quan.

Ông mong muốn được hỗ trợ để Tổng lãnh sự Canada tại TP.HCM thực hiện chương trình bảo hộ công dân, giúp đỡ để ông làm việc với Sở Ngoại vụ tỉnh Khánh Hòa, Cục Quản lý xuất nhập cảnh Việt Nam và các cơ quan liên quan gia hạn visa cho con ông.

Vợ chồng cựu phó chánh văn phòng Sở TN-MT Hà Nội hầu tòa vụ lừa ba khu đất phố Bà Triệu

https://tuoitre.vn/vo-chong-cuu-pho-chanh-van-phong-so-tn-mt-ha-noi-hau-toa-vu-lua-ba-khu-dat-pho-ba-trieu-20230309113820903.htm

DANH TRỌNG

9/3/2023, 19:07 (GMT+7                                                                                                                 Ông Lương Thế Hiển - cựu phó chánh Văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội - cùng vợ hầu tòa với cáo buộc chiếm đoạt ba khu đất "vàng" trên phố Bà Triệu.

Sáng 9-3, TAND TP Hà Nội mở phiên tòa xét xử bị cáo Lương Thế Hiển (63 tuổi, cựu phó chánh văn phòng Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội) và Nguyễn Thị Liên (63 tuổi, vợ ông Hiển) về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản là ba khu đất "vàng" trên phố Bà Triệu.

Trong phần thủ tục, tòa cho biết người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan trong vụ án là ông Lê Hải An (người mua lại các mảnh đất từ ông Hiển) vắng mặt, luật sư của ông An cũng vắng mặt. Ngoài ra, luật sư của phía bị hại và ba người làm chứng cũng vắng mặt.

Viện kiểm sát nhận định những người này đều có vai trò quan trọng trong vụ án, đề nghị hoãn phiên tòa. Sau khi hội ý, hội đồng xét xử quyết định hoãn phiên tòa. Thời gian mở lại chưa được ấn định.

Đây là lần thứ hai phiên xét xử bị hoãn. Ngày 16-1, phiên xét xử hoãn lần đầu do không trích xuất được bị cáo Hiển.

"Hợp tác kinh doanh" mua gom đất "vàng" phố Bà Triệu

Theo cáo trạng, khu đất bị chiếm đoạt trong vụ án này được cơ quan tố tụng xác định nằm ở các vị trí liền nhau số 296, 298, 300 phố Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Đây là những khu đất "vàng" nằm ở vị trí trung tâm phố Bà Triệu với giá trị hàng trăm tỉ.

Ba khu đất liền nhau trên có tổng diện tích 676m2, có nguồn gốc là các khối nhà 2-3 tầng mặt phố thuộc sở hữu nhà nước do Công ty TNHH MTV Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội quản lý, cho 14 hộ dân thuê ở.

Giữa năm 2017, ông Nguyễn Thanh Thủy đã mua gom được 11 nhà đất, tổng diện tích hơn 300m2 tại địa chỉ trên.

Tiếp đó, ông Thủy muốn mua toàn bộ phần còn lại để chuyển đổi diện tích đất sử dụng chung và làm thủ tục gộp sổ đỏ của khu đất phố Bà Triệu.

Tuy nhiên theo quy định pháp luật, ông Thủy không thuộc đối tượng được mua nhà ở cũ thuộc sở hữu nhà nước.

Cáo trạng thể hiện, thời điểm đó ông Lương Thế Hiển vừa nghỉ hưu, giới thiệu với Thủy là mình có quan hệ "với các lãnh đạo của các sở, ban ngành TP Hà Nội" và có thể đứng tên giúp Thủy làm thủ tục mua diện tích đất trên phố Bà Triệu với giá thấp.

Nguyên phó chánh văn phòng sở cũng giới thiệu có thể lo được việc chuyển mục đích đất sử dụng chung và gộp các sổ đỏ nhà đất tại số 296, 298, 300 phố Bà Triệu. Tiền công dịch vụ ông Thủy phải trả cho ông Hiển là 7 tỉ đồng.

Để hợp thức việc nhờ Hiển đứng tên làm các thủ tục trên, hai bên đã thống nhất cách thức là ký hợp đồng hợp tác kinh doanh, các giấy nhận tiền, các hợp đồng công chứng chuyển nhượng tại ba khu đất phố Bà Triệu.

Cụ thể, ông Thủy và vợ chồng ông Hiển ký hợp đồng hợp tác đầu tư mua khu đất trên tổng giá trị 200 tỉ, mỗi bên góp một nửa.

Bảy tháng sau, hai bên tiếp tục ký biên bản thanh lý hợp đồng. Nội dung thể hiện ông Thủy đồng ý chuyển nhượng 50% cổ phần cho nhà ông Hiển, tương đương 100 tỉ đồng vốn đã góp để mua đất trên phố Bà Triệu.

Ông Hiển, bà Liên có nghĩa vụ thanh toán cho ông Thủy 50% giá trị hợp tác kinh doanh, tương đương 100 tỉ. Ông Thủy có trách nhiệm hoàn thiện toàn bộ thủ tục để khối tài sản đầu tư là nhà đất tại 296, 298, 300 phố Bà Triệu chuyển sang ông Hiển, bà Liên theo đúng quy định. Biên bản có luật sư Cao Văn Bình ký làm chứng.

Ông Thủy cũng viết giấy nhận tiền 100 tỉ đồng của vợ chồng bà Liên, ký tên và lăn tay vào biên nhận.

Chiếm đoạt khu đất "vàng" phố Bà Triệu

Viện kiểm sát cho rằng sau khi mua gom khu đất trên phố Bà Triệu và làm sổ đỏ đứng tên mình, ông Hiển nảy sinh ý định chiếm đoạt, không trả lại cho ông Thủy như thỏa thuận.

Ông Hiển đã bán toàn bộ khu đất cho người khác với giá gần 320 tỉ đồng.

Hơn một năm sau, khi vợ chồng ông Hiển đã bán xong nhà đất, ngày 26-9-2019, ông Thủy có đơn tố cáo cho rằng mình đã bị nguyên phó chánh văn phòng sở lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt nhà đất tại số 296, 298, 300 Bà Triệu và hai căn nhà khác.

Ông Thủy cho rằng mình chỉ nhờ vợ chồng ông Hiển đứng tên làm thủ tục mua nhà ở trên phố Bà Triệu nhưng đã bị chiếm đoạt, bán cho người khác.

Cơ quan tố tụng xác định các hợp đồng hợp tác kinh doanh giữa hai bên, biên bản thanh lý hợp đồng, giấy biên nhận số tiền 100 tỉ mà ông Hiển trả cho ông Thủy là giả cách.

Mặc dù chữ ký, dấu lăn tay của ông Thủy là thật nhưng theo cơ quan tố tụng, đây chỉ là hợp thức hóa để ông Hiển đứng tên mua khu đất giúp ông Thủy.

Tại cơ quan điều tra, ông Hiển không thừa nhận hành vi phạm tội. Ông Hiển khai rằng việc hợp tác đầu tư mua gom nhà đất với ông Thủy là có thật, cũng như có việc vợ chồng mình chuyển tiền 3 lần, tổng cộng 200 tỉ đồng như ba giấy nhận tiền ông Thủy đã ký.

Tuy nhiên, viện kiểm sát cho rằng đủ căn cứ kết luận vợ chồng ông Hiển đã lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt ba khu đất "vàng" trên phố Bà Triệu của ông Thủy. Ông Hiển bị cáo buộc chiếm đoạt hơn 127 tỉ.

 

Vụ Tịnh thất Bồng Lai: Một luật sư bị điều tra

https://tienphong.vn/vu-tinh-that-bong-lai-mot-luat-su-bi-dieu-tra-post1516177.tpo

Phạm Nguyễn

09/03/2023                                                                                                                                                TPO - Ngày 9/3, Cơ quan Cảnh sát điều tra (CSĐT) - Công an tỉnh Long An thông tin đã tiếp nhận tin báo tội phạm từ Cục an ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng Công nghệ cao - Bộ Công an liên quan đến luật sư Đào Kim Lân (Đoàn luật sư TPHCM), đây là một trong 5 luật sư bào chữa cho các bị cáo ở vụ án Tịnh thất Bồng Lai.

Theo Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Long An nội dung tiếp nhận đơn nêu, Luật sư Đào Kim Lân đã có hành vi phát tán lên không gian mạng các video, hình ảnh, lời nói, bài viết có dấu hiệu tội phạm về "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân", theo điều 331 Bộ luật Hình sự.

Nội dung tin báo tội phạm đã được cơ quan tố tụng tỉnh Long An tiếp nhận và thụ lý, nếu đủ dấu hiệu tội phạm sẽ tiến hành khởi tố vụ án.

Trước đó, ngày 28/2, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã nhận được đơn kêu cứu của luật sư Đào Kim Lân. Theo đơn cho thấy, ông Lân và một số luật sư trong quá trình bào chữa cho các bị cáo vụ Tịnh thất Bồng Lai (địa chỉ 191A ấp Lập Thành, xã Hòa Khánh Tây, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An) đã sử dụng kênh Youtube "Nhật ký luật sư" để ghi chép các hoạt động, hành trình liên quan vụ án.

Ngoài ra, ông Lân cũng xác nhận đã nhận được thông báo số 53/TB- VPCQCSĐT ngày 3/2 của Công an tỉnh Long An với nội dung: "Ông Đào Kim Lân đã có hành vi phát tán lên không gian mạng các video, hình ảnh, lời nói bài viết có dấu hiệu tội phạm về "Lợi dụng quyền tự do dân chủ, xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân", theo điều 331 BLHS.

Ngày 7/3, Liên đoàn Luật sư Việt Nam đã có văn bản gửi Công an tỉnh Long An về việc xem xét việc xử lý liên quan đến hoạt động hành nghề và ứng xử cho một số luật sư trong vụ án xảy ra tại Tịnh thất Bồng Lai. Liên đoàn Luật sư Việt Nam sẵn sàng phối hợp và cử đại diện làm việc với các cơ quan tố tụng tỉnh Long An trong trường hợp cần thiết nhằm xác minh làm rõ vụ việc.

Trong vụ án Tịnh thất Bồng Lai, luật sư Đào Kim Lân là một trong 5 luật sư - Đoàn luật sư TPHCM bào chữa cho các bị cáo, gồm: Luật sư Đào Kim Lân, Trịnh Vĩnh Phúc, Đặng Đình Mạnh, Nguyễn Văn Miếng, Ngô Thị Hoàng Anh.

Trước đó, ngày 2/11/2022, Hội đồng xét xử Tòa án Nhân dân tỉnh Long An tuyên phạt bị cáo Lê Tùng Vân 5 năm tù; Lê Thanh Nhất Nguyên, Lê Thanh Hoàn Nguyên, Lê Thanh Trùng Dương bị phạt cùng mức án 4 năm tù. Bị cáo Lê Thanh Nhị Nguyên nhận mức án 3 năm 6 tháng tù và bị cáo Cao Thị Cúc bị phạt 3 năm tù về cùng tội "Lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân" theo Điều 331BLHS.

Hà Nội thông tin về việc bầu phó chủ tịch UBND thành phố

https://thanhnien.vn/ha-noi-thong-tin-ve-viec-bau-pho-chu-tich-ubnd-thanh-pho-185230309165023964.htm

Nguyễn Trường

09/03/2023 18:58 GMT+                                                                                                                                                  Chánh văn phòng UBND TP.Hà Nội cho biết, theo quy định, thành phố có không quá 5 phó chủ tịch, chưa bao gồm cán bộ T.Ư luân chuyển về. Tại kỳ họp HĐND, Hà Nội sẽ xem xét về công tác nhân sự.

Chiều 9.3, tại buổi họp báo thông tin về tình hình kinh tế - xã hội tháng 2 của UBND TP.Hà Nội, báo chí đã đặt câu hỏi về việc kiện toàn bộ máy lãnh đạo, bầu nhân sự vào vị trí phó chủ tịch UBND thành phố.

Câu hỏi đặt ra là, sau khi ông Chử Xuân Dũng bị bắt, TP.Hà Nội có bầu thêm nhân sự phụ trách lĩnh vực ông Chử Xuân Dũng để lại hay không? Nếu có thì bao giờ sẽ bầu và việc bầu thêm có đúng quy định do Bộ Nội vụ ban hành?

Trả lời câu hỏi này, ông Trương Việt Dũng, Chánh văn phòng UBND TP.Hà Nội, cho biết theo quy định, số lượng phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội không quá 5 người, chưa bao gồm cán bộ điều động từ T.Ư về. Hiện, UBND TP.Hà Nội có 5 phó chủ tịch, trong đó một người do T.Ư luân chuyển về.

Do đó, tại kỳ họp diễn ra ngày mai 10.3, HĐND TP.Hà Nội sẽ xem xét về công tác nhân sự. "Nội dung này (bầu thêm phó chủ tịch UBND thành phố - PV) đang thực hiện theo đúng quy trình, đúng quy định", ông Dũng nói và cho biết, TP.Hà Nội đã xin ý kiến các cơ quan T.Ư. UBND TP.Hà Nội sẽ có không quá 6 phó chủ tịch.

Trước đó, lãnh đạo UBND TP.Hà Nội nhiệm kỳ 2021 - 2026 có 7 người, gồm Chủ tịch (đầu nhiệm kỳ là ông Chu Ngọc Anh) và 6 phó chủ tịch là Lê Hồng Sơn, Nguyễn Trọng Đông, Dương Đức Tuấn, Hà Minh Hải, Nguyễn Mạnh Quyền, Chử Xuân Dũng.

Đến tháng 6.2022, ông Chu Ngọc Anh bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến "đại án Việt Á". Sau đó, ông Trần Sỹ Thanh được bầu làm Chủ tịch UBND TP.Hà Nội.

Cuối năm 2022, ông Chử Xuân Dũng bị khởi tố, bắt tạm giam vì liên quan đến vụ án "chuyến bay giải cứu"; lĩnh vực ông Dũng phụ trách được phân công cho 2 phó chủ tịch khác.

Lãnh đạo UBND TP.Hà Nội hiện nay gồm Chủ tịch Trần Sỹ Thanh và 5 phó chủ tịch: Lê Hồng Sơn, Nguyễn Trọng Đông, Dương Đức Tuấn, Hà Minh Hải, Nguyễn Mạnh Quyền.

 

Quảng Bình: Phát hiện nhiều vi phạm tại dự án khu nhà ở thương mại của Tập đoàn Vĩnh Hưng

https://baoxaydung.com.vn/quang-binh-phat-hien-nhieu-vi-pham-tai-du-an-khu-nha-o-thuong-mai-cua-tap-doan-vinh-hung-350602.html

Nhất Linh

18:56 | 09/03/2023

(Xây dựng) - Qua thanh tra việc thực hiện pháp luật về đầu tư, xây dựng, đất đai ở 2 dự án Khu nhà ở thương mại tại xã Nhân Trạch và Lý Trạch (huyện Bố Trạch), Thanh tra tỉnh Quảng Bình đã phát hiện nhiều vi phạm.

Dự án Khu nhà ở thương mại tại xã Nhân Trạch có quy mô diện tích là 15ha, được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 18/11/2016, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 ngày 26/5/2017, phê duyệt quy định quản lý theo đồ án Quy hoạch chi tiết 1/500 ngày 20/4/2018 và chấp thuận đầu tư dự án tại Quyết định số 2654/QĐ-UBND ngày 10/08/2018. Dự án này có tổng mức đầu tư 638 tỷ đồng.

Dự án Khu nhà ở thương mại xã Lý Trạch có quy mô diện tích 9,7ha, được UBND tỉnh Quảng Bình chấp thuận chủ trương đầu tư ngày 8/5/2017, phê duyệt quy hoạch chi tiết 1/500 ngày 24/7/2017. Dự án này có tổng mức đầu tư 525 tỷ đồng.

Hai dự án này do Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Vĩnh Hưng (nay là Công ty TNHH Tập đoàn Vĩnh Hưng) làm nhà đầu tư, Công ty TNHH Đầu tư Nhân Trạch Land Vĩnh Hưng (doanh nghiệp dự án). Công ty TNHH Đất Xanh Quảng Bình (đơn vị tư vấn thiết kế, lập dự toán), Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Duy Thịnh (nhà thầu thi công xây lắp).

Cuối tháng 2/2023, Thanh tra tỉnh Quảng Bình đã ban hành Kết luận Thanh tra số 130/KLTTr-PCTN và đã chỉ rõ nhiều vi phạm ở 2 dự án trên. Cụ thể, toàn bộ kinh phí dự phòng của 2 dự án này không được UBND tỉnh Quảng Bình cho phép sử dụng, nhưng nhà đầu tư là Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Vĩnh Hưng đã không nộp lại cho Ngân sách Nhà nước theo quy định với tổng số tiền hơn 8,569 tỷ đồng (dự án Khu nhà ở thương mại xã Nhân Trạch hơn 5,073 tỷ đồng và dự án Khu nhà ở thương mại xã Lý Trạch 3,496 tỷ đồng) mặc dù 2 dự án này đã nghiệm thu thực hiện hoàn thành trong năm 2020 và 2021.

Nghiệm thu quá khối lượng xây lắp sau thuế tại 2 dự án với tổng số tiền 2,793 tỷ đồng (dự án Khu nhà ở thương mại xã Nhân Trạch hơn 1,672 tỷ đồng và dự án Khu nhà ở thương mại xã Lý Trạch hơn 1,120 tỷ đồng).

Tại dự án Khu nhà ở thương mại xã Lý Trạch, mặc dù trong thực tế không hề có việc vận chuyển cát ra ngoài công trình đến bãi thải với cự ly 4km (do nhà đầu tư đã bán cát cho đơn vị bên mua) nhưng các đơn vị chức năng liên quan đã không tham mưu, báo cáo UBND tỉnh Quảng Bình thực hiện việc cắt giảm chi phí hạng mục này đã dẫn đến việc làm tăng giá trị chi phí sơ bộ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật trước thuế giá trị gia tăng với số tiền hơn 4,7 tỷ đồng.

Trong việc thực hiện nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường tại 2 dự án, phát hiện nhà đầu tư chưa nộp với tổng số tiền hơn 365 triệu đồng; tiền chậm nộp các khoản khác điều tiết 100% ngân sách địa phương với số tiền 113 triệu đồng; tính thuế thu nhập doanh nghiệp chưa đúng, phải truy thu số tiền 435 triệu đồng.

Đặc biệt, qua thanh tra phát hiện nhà đầu tư là Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Vĩnh Hưng đã không sử dụng đối tác là Công ty TNHH Tập đoàn Sơn Hải trong thực hiện dự án Khu nhà ở thương mại xã Lý Trạch theo như cam kết tại hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ đề xuất và đã trúng thầu. Việc này đã vi phạm quy định tại Hợp đồng thực hiện dự án đầu tư số 02/2018/HĐ-DAĐT, ngày 22/01/2018 giữa Sở Xây dựng với nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án.

Về xử lý hành chính, Thanh tra tỉnh Quảng Bình đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của các tập thể và các cá nhân có liên quan đã để xảy ra những vi phạm, đồng thời có giải pháp khắc phục về những vi phạm đã xảy ra tại 2 dự án nói trên.

Từ việc kết luận về các sai phạm nói trên, về xử lý kinh tế, Thanh tra tỉnh đã đề nghị thu hồi tiền để nộp vào tài khoản tạm giữ chờ xử lý của Thanh tra tỉnh tại Công ty TNHH Tư vấn và Xây dựng Vĩnh Hưng số tiền hơn 9 tỷ đồng; thuế thu nhập doanh nghiệp 435 triệu đồng.

Đề nghị Sở Xây dựng điều chỉnh giảm giá trị đầu tư hạ tầng kỹ thuật khi thực hiện chuyển giao công trình hạ tầng kỹ thuật cho cơ quan quản lý Nhà nước do thiếu khối lượng so với hồ sơ nghiệm thu hoàn thành với tổng số tiền hơn 2,793 tỷ đồng (dự án Khu nhà ở thương mại xã Nhân Trạch hơn 1,672 tỷ đồng và dự án Khu nhà ở thương mại xã Lý Trạch hơn 1,120 tỷ đồng).

Thanh tra tỉnh cũng đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình chỉ đạo Sở Xây dựng tính lại chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật của dự án Lý Trạch, trong đó loại trừ hạng mục vận chuyển cát cự ly 4km (từ công trình ra bãi thải mà thực tế không có) với giá trị trước thuế hơn 4,7 tỷ đồng.

Yêu cầu Sở Xây dựng đôn đốc nhà đầu tư thực hiện việc chuyển giao công trình hạ tầng kỹ thuật cho cơ quan quản lý nhà nước và kịp thời thanh lý hợp đồng thực hiện dự án do công trình đã nghiệm thu hoàn thành.

"Giá đất trước và sau khi có dự án chênh tới 700 lần"

 https://baoxaydung.com.vn/gia-dat-truoc-va-sau-khi-co-du-an-chenh-toi-700-lan-350598.html

Theo Hoài Thu/Zingnews.vn

18:47 | 09/03/2023

Chênh lệch giá đất trước và sau khi có dự án cho thấy lợi ích của người dân, chủ đầu tư, Nhà nước không công bằng. Khảo sát của Hiệp hội BĐS Việt Nam cho thấy số chênh lệch này lên tới 700 lần.

Con số này được PGS Doãn Thị Hồng Nhung, Phó ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, nêu ra tại Tọa đàm chuyên đề "Đánh giá vòng 2 việc công khai thông tin kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và bảng giá đất cấp tỉnh trên môi trường điện tử năm 2022", diễn ra sáng 9/3.

Theo Luật Đất đai 2013 và Luật Tiếp cận thông tin 2016, việc công khai kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất là một trong những nhiệm vụ mà chính quyền địa phương phải thực hiện nhằm đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của người dân, hướng tới quản trị đất đai tốt hơn.

PGS Doãn Thị Hồng Nhung, Phó ban Pháp chế Hiệp hội Bất động sản Việt Nam, phản ánh thực tế những vụ án lớn về đất đai thời gian qua đều có vi phạm về quyền dân chủ, quyền tiếp cận thông tin của người dân. Theo bà, tình trạng trục lợi chính sách thể hiện rất rõ từ giá đất và bảng giá đất.

Nói rõ hơn cho quan điểm này, bà Nhung dẫn chứng khảo sát của Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho thấy giá đất trước và sau khi có dự án chênh từ 50 đến 700 lần. "Con số này phản ánh địa tô chênh lệch thể hiện rất rõ lợi ích của người dân, chủ đầu tư, Nhà nước dường như không công bằng và là hậu quả trong đầu tư kinh doanh", theo lời bà Nhung.

Nữ chuyên gia nhìn nhận việc không minh bạch giá đất, quy hoạch là nguy cơ dẫn đến hoạt động rửa tiền, tham nhũng.

Dù công khai kế hoạch sử dụng đất và bảng giá đất là một trong những nhiệm vụ mà chính quyền địa phương phải thực hiện theo luật, song theo bà Nhung, việc này còn rất nhiều vấn đề, có những nơi không công bố hoặc có công bố nhưng không đầy đủ.

Bên cạnh đó, việc công khai thông tin trên các website ở địa phương cũng chưa đồng bộ, mức độ không đồng đều.

Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc công bố nội dung này, bà Nhung kiến nghị sớm hoàn thiện Luật Đất đai sửa đổi và Luật Tiếp cận thông tin theo hướng công khai, minh bạch để tăng cường sự giám sát của người dân, giúp người dân tiếp cận được thông tin về đất đai.

Nhìn nhận khái quát hơn, GS Nguyễn Đăng Dung, Giảng viên khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, đánh giá tính công khai, mức độ tiếp cận của người dân đối với thông tin về quy hoạch, giá đất hiện vẫn rất mập mờ.

"Việc mập mờ thông tin dẫn đến tình trạng một số ít, hoặc nhóm người nắm được thông tin này sẽ làm giàu thông qua tích trữ, đầu cơ đất đai. Từ đó sẽ gây khó khăn cho công tác quản lý và thất thoát cho Nhà nước", ông Dung cảnh báo.

Theo ông, càng cung cấp cho người dân nhanh bao nhiêu càng tốt cho người dân bấy nhiêu, phần nào giải quyết tình trạng đầu cơ, tích trữ, đẩy giá đất lên cao trong khi người có nhu cầu thực sự không mua được.

GS Nguyễn Đăng Dung nhấn mạnh một trong những điểm mấu chốt của lần sửa đổi này là làm sao người dân chủ động nắm bắt được thông tin về giá đất, về quy hoạch, tránh bị người nắm bắt thông tin đầu cơ, tích trữ.

Ông ủng hộ ý tưởng cần có một trang thông tin thống nhất về giá đất, người dân qua đó có thể dễ dàng truy cập, thao tác để nắm bắt được giá đất, quy hoạch đất nơi mình đang ở. Bên cạnh đó, cơ quan dân cử từ Quốc hội, HĐND các cấp cho đến MTTQ các cấp cần giám sát việc công khai thông tin về đất đai cho người dân.

Nghiên cứu vòng 2 việc công khai thông tin kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và bảng giá đất cấp tỉnh trên môi trường điện tử năm 2022 được thực hiện từ tháng 10/2022 đến tháng 2/2023 thông qua việc rà soát cổng thông tin điện tử chính thức của 63 tỉnh, thành phố và 705 quận, huyện, thị xã trên toàn quốc.

Kết quả khảo sát thường niên qua Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI) từ năm 2011 đến 2021 cho thấy, dưới 20% số người được hỏi trên toàn quốc biết đến kế hoạch sử dụng đất ở địa phương, và dưới 40% biết đến bảng giá đất chính thức do chính quyền cấp tỉnh ban hành.

Về việc công khai bảng giá đất cấp tỉnh, tính đến ngày 6/10/2022, có 41/63 tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương (chiếm 65%) đã đăng tải công khai bảng giá đất trên cổng thông tin điện tử của địa phương, tăng 22,2% so với kết quả rà soát năm 2021. Tuy nhiên, tài liệu ở một số cổng thông tin điện tử này được lưu dưới dạng tài liệu nén và lưu trữ thiếu tính hệ thống, dẫn tới khó khăn cho người sử dụng muốn tìm kiếm bảng giá đất.

Về việc công khai kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, tính đến ngày 6/10/2022, trong số 705 UBND cấp huyện có 55,2% đã thực hiện công khai kế hoạch sử dụng đất trên cổng thông tin điện tử cấp huyện.

Theo Hoài Thu/Zingnews.vn

 

 

 

No comments:

Post a Comment