Saturday, December 28, 2024

 Đối Thoại Điểm Tin ngày 28 tháng 12 năm 2024 

Tin Ngoài Nước-Tín Châu

Tin Trong Nước-Lê Hồng Lĩnh

Chuyện Việt Nam-Thanh Ly


Tin Ngoài Nước

Tín Châu tổng hợp

 

VOA

Nhà Trắng: Binh sĩ Triều Tiên chịu thương vong nặng nề trên tiền tuyến Ukraine

VinFast hồi đáp VOA: Hãng không can thiệp vào chuyện nhân sự của Tata, các đơn vị thành viên

Những điều cần biết về việc luận tội quyền Tổng thống Hàn Quốc Han Duck-soo

Nhà Trắng: Binh sĩ Triều Tiên chịu thương vong nặng nề trên tiền tuyến Ukraine

Nhìn lại 10 sự kiện tin tức nổi bật ở Việt Nam trong năm 2024

Việt Nam xử vụ mua bán 626 kg ma túy với 27 án tử hình

Tổ chức Ân xá Quốc tế: Việt Nam phải rút lại, sửa đổi Nghị định 147

Trung Quốc trừng phạt 7 công ty quân sự vì bán vũ khí cho Đài Loan

Nguồn tin Reuters: Lực lượng phòng không Nga bắn rơi máy bay của Azerbaijan Airlines

Putin đồng ý để Slovakia tổ chức hòa đàm cho Nga với Ukraine

RFA

Thêm quan chức Vĩnh Phúc và Phú Thọ bị truy tố trong vụ án liên quan tới ông Võ Văn Thưởng

Ông Y Quynh Bdap bị tòa Thái Lan kết án tội “nhập cảnh trái phép, lưu trú bất hợp pháp”

Gần 5000 xe Vinfast ở Mỹ bị triệu hồi vì vấn đề túi khí

Các tín đồ PGHH Thuần tuý bị ngăn cản tập trung kỷ niệm 105 năm Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo chủ

Nghị định 147 như thêm vòng kim cô lên đầu người sử dụng mạng xã hội

Xuôi dòng Mekong, ngư dân và nông dân đang chống chọi với thảm họa rác nhựa

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng đến Mỹ tị nạn chính trị

Xóa sổ vịnh Cát Bà: xu hướng phát triển bất chấp ở Việt Nam

Cáo trạng: Ông Lưu Bình Nhưỡng nhận 300 ngàn USD sau khi chuyển đơn của doanh nghiệp đến Thủ tướng

Không thể xiềng xích những cái đầu biết nghĩ Tự do!

Quân đội sắp đạt thỏa thuận mua các dàn tên lửa BrahMos từ liên doanh Ấn Độ - Nga

Bà Phạm Thanh Nghiên tố cáo công an Việt Nam đàn áp xuyên quốc gia

Công Du

Triển lãm Quốc phòng 2024: Giữa tự hào và hoài nghi

Đằng sau chuyện “hộ pháp” cho sư Minh Tuệ

16 hợp đồng trị giá hơn 286 triệu USD được ký tại Triển lãm Quốc phòng quốc tế Việt Nam

Sư Minh Tuệ và đoàn bộ hành có phải làm hình ảnh đại diện cho dân tộc Việt?

Bình Thuận khởi tố Facebooker Nguyễn Thanh Huy với cáo buộc "lợi dụng quyền tự do”

Mỹ hướng đến trang bị cho Việt Nam đủ khả năng bảo vệ toàn diện lợi ích quốc gia

 

BBC

Liệu Nga có trả tự do cho hàng nghìn người Ukraine vào dịp năm mới?

Các vụ tấn công hàng loạt hé lộ giận dữ và bất mãn ở Trung Quốc

Tòa Thái Lan tuyên 'trả tự do', Y Quynh Bđăp vẫn ngồi tù và đối mặt nguy cơ dẫn độ

Vì sao chính quyền Việt Nam bỏ tù chín nhà sư và phật tử Khmer?

Hương bay ngược gió: Vì sao sách về sư Minh Tuệ bị cấm phát hành?

Sóng thần châu Á 2004: 'Thuyền tôi chỉ cách bờ vài mét khi cột sóng ập vào'

Con đường phản bội Ukraine để làm gián điệp cho Nga

Ông Trump muốn mua Greenland, Đan Mạch đổ hàng tỷ đô la phòng thủ

Tấn công ngày Giáng sinh: Ukraine lên án, Nga tuyên bố thành công

Đăng bài mạng xã hội phải xác thực số điện thoại: không gian biểu đạt bị bóp nghẹt?

Nước Mỹ phân cực, Kinh thánh tìm đường trở lại trường học

Chuyên gia: Nhóm ông Trump muốn Mỹ rút khỏi WHO ngay lập tức

Việt Nam

Vụ nổ khiến 12 quân nhân Quân khu 7 thiệt mạng: do sét hay bất cẩn?

Việt Nam: ứng viên sáng giá tổ chức Thượng đỉnh Mỹ-Nga bàn về Ukraine?

Người tố giác lỗi trong xe điện VinFast bị trả đũa

Nghi phạm khai gì về vụ cháy quán cà phê ở Hà Nội khiến 11 người chết?

Nhà đầu tư nước ngoài nghĩ gì về 'tinh gọn bộ máy' của ông Tô Lâm?

Mỹ - Trung cạnh tranh Nga tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam?

Cách mạng tinh gọn ở TP HCM: cuộc đại phẫu 'không có gì phải trăn trở'?

Tranh cãi quanh vụ 'tác giả Việt Nam đầu tiên có sách do Routledge xuất bản'

Việt Nam - Singapore đàm phán xây hai tuyến cáp ngầm xuyên biển

Nạn nhân cáo buộc quan chức Việt Nam tấn công tình dục ở New Zealand lên tiếng

Có gì sau cơ chế đối thoại chiến lược '3+3' Trung Quốc và Việt Nam vừa thiết lập?

Vì sao Bộ Chính trị cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc?

 

RFI

Hoa Kỳ : Nga sử dụng lính Bắc Triều Tiên làm « bia đỡ đạn »

Slovakia sẵn sàng tổ chức đàm phán hòa bình cho Ukraina

Vụ phá hoại cáp ngầm : NATO tăng cường hiện diện quân sự ở biển Baltic

CHƯƠNG TRÌNH 60 PHÚT

 TIN TỔNG HỢP

Trung Quốc kêu gọi Philippines "phát triển hòa bình" sau khi Manila trang bị tên lửa tầm trung của Washington

Việt Nam : Nhiều quan chức lãnh án tù vì nhận hối lộ trong các chuyến bay hồi hương thời đại dịch Covid-19

Viện Công tố Hàn Quốc cáo buộc ông Yoon cho phép quân đội khai hỏa để áp đặt thiết quân luật

Liên minh của tổng thống Trump rạn nứt vì vấn đề visa nhập cư cho lao động trình độ cao

Xung đột giữa Israel và phiến quân Houthi ở Yemen tiếp tục leo thang

Luật Châu Âu về bộ sạc chung chính thức có hiệu lực

Endless Love : Ngàn sau vương vấn, tình yêu bất tận

 HànQuốc: Ukraina bắt được một tù binh Bắc Triều Tiên chiến đấu cho Nga ở vùng Kursk

Hàn Quốc: Quyền tổng thống Han Duck Soo bị Quốc Hội phế truất, bộ trưởng Tài Chính lên thay

Elon Musk kêu gọi tẩy chay bách khoa toàn thư Wikipedia vì quá cấp tiến

Tây Ban Nha : Danh họa Dalí và kinh nghiệm làm triển lãm ảo ở Figueres

 Chiến tranh Ukraina : Châu Âu không nên mất cảnh giác trước khả năng đàm phán giữa Putin và Trump

Truyền thông : Azerbaijan và Mỹ nghi ngờ Nga gây ra vụ tai nạn máy bay tại Kazakhstan

Vụ máy bay rơi tại Kazakhstan : Lý do rộ lên giả thuyết máy bay trúng tên lửa của Nga

Theo ngoại trưởng Nga, Pháp đã từng muốn ‘‘thảo luận bí mật’’ với Matxcơva về Ukraina

(AFP) – Trung Quốc và Iran : « Trung Đông không nên là nạn nhân cho sự tranh hùng » giữa các cường quốc. Ngoại trưởng Iran Abbas Araghchi và đồng nhiệm Trung Quốc Vương Nghị, trong cuộc gặp tại Bắc Kinh hôm nay, 28/12/2024, đã kêu gọi các cường quốc lớn không nên biến Trung Đông thành « một chiến trường cho các đại cường và nạn nhân cho sự tranh hùng địa chính trị cũng như của các cuộc xung đột giữa các nước bên ngoài khu vực. » Theo thông cáo của bộ Ngoại Giao Trung Quốc, hai lãnh đạo ngoại giao cùng đồng tình cho rằng, « cộng đồng quốc tế nên tôn trọng quyền chủ quyền, an ninh, ổn định, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của các nước tại vùng Trung Đông. »

(AFP) – Trung Quốc : Tài xế xe điên đâm chết 35 người bị kết án tử hình. Phán quyết được đưa ra hôm qua 27/12/2024. Ông Phàn Duy Thu, 62 tuổi, đã thực hiện tội ác nói trên ở thành phố Chu Hải hôm 11/11 để "bày tỏ sự tức giận sau cuộc hôn nhân tan vỡ, những thất vọng cá nhân và không hài lòng về việc phân chia tài sản sau khi ly hôn".

(AFP) – Hoa Kỳ khẳng định vụ rơi máy bay hãng hàng không Azerbaidjian là do tên lửa Nga. Hôm qua, 27/12/2024, Nhà Trắng cho biết nắm trong tay nhiều « các dấu hiệu sơ bộ cho thấy khả năng chiếc máy bay dân dụng của hãng Azerbaidjian đã bị hệ thống phòng không Nga bắn rơi ». Dù vậy, điện Kremlin hôm nay, vẫn tỏ ra kín tiếng trước những ngờ vực ngày càng lớn về tai nạn hàng không này. Nga đánh giá những bình luận về vụ việc này là « không thích hợp ».

(AFP) – Mỹ trừng phạt nhà tài phiệt Gruzia Bidzina Ivanichvili. Bộ Ngoại Giao Mỹ, hôm qua, 27/12/2024, giải thích về lệnh trừng phạt này rằng người quyền lực nhất của Gruzia « đang phá hoại tương lai dân chủ, sự ủng hộ dành cho châu Âu và NATO » của đất nước. Trong thông cáo, ngoại trưởng Mỹ còn « lên án mạnh mẽ » cuộc trấn áp bạo lực nhằm vào phong trào phản đối quy mô lớn của những người chủ trương theo châu Âu diễn ra từ một tháng nay.

(AFP) – Ukraina nhận đợt giao khí hóa lỏng đầu tiên từ Mỹ. Trong một thông cáo, hãng DTEK, tập đoàn năng lượng tư nhân lớn nhất của Ukraina, hôm qua, 27/12/2024, cho biết, đã nhận đường lô hàng 100m3 khí hóa lỏng GNL đầu tiên đến từ Mỹ. Chuyến hàng GNL đến Ukraina vào lúc mạng lưới năng lượng của đất nước đã bị các cuộc oanh tạc của Nga tàn phá nặng nề. Thông cáo của DTEK cho biết nguồn khí hóa lỏng được giao qua đường ống dẫn sau khi được trung chuyển qua Hy Lạp.

(AFP) – Nữ diễn viên Olivia Hussey qua đời ở tuổi 73. Bà nổi tiếng với vai Juliette trong bộ phim "Romeo và Juliette" năm 1968 của đạo diễn Franco Zeffirelli. Bà đã giành được giải Quả Cầu Vàng nhờ vai diễn này. Sinh ra tại Buenos Aires, Achentina, Olivia Hussey mới 15 tuổi khi tham gia bộ phim cùng nam diễn viên Leonard Whiting.

 

Đáp Lời Sông Núi 

 

TIN TỨC: THỨ BẢY 28.12.2024

 

1.ANH HÙNG KHÍ HẬU HOÀNG THỊ MINH HỒNG SANG MỸ TỊ NẠN

Nhà hoạt động môi trường Hoàng Thị Minh Hồng cùng chồng và con trai vừa tới Mỹ tị nạn chính trị hôm 24/12/2024.

Năm 2023, bà Hồng bị bắt và sau đó bị tòa án thành Hồ kết án 03 năm tù giam với tội danh cáo buộc “trốn thuế”. Bà được ra trả tự do trước thời hạn 20 tháng và ra tù cùng thời gian với ông Trần Huỳnh Duy Thức, ngay trước chuyến đi Mỹ của Tổng bí thư Tô Lâm.

Bà Hồng là sáng lập viên và giám đốc của Trung tâm Hành động và Liên kết vì Môi trường và Phát triển (CHANGE). Năm 2015, bà được tổ chức Climateheroes.org đưa vào danh sách “Các anh hùng Khí hậu” nhân Hội nghị Liên Hiệp quốc về Biến đổi Khí hậu COP21. Năm 2019, tạp chí Forbes đã bình chọn bà là một trong 50 phụ nữ có tầm ảnh hưởng nhất tại Việt Nam. Bà cũng là người Việt Nam đầu tiên đặt chân lên Nam Cực vào năm 1997[1], và đã trở thành Đặc phái viên trẻ của UNESCO và nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trong cùng năm đó. Bà cũng là người Việt đầu tiên giành được học bổng của Quỹ Obama tại Đại học Columbia năm 2018-2019. 

Bà Hồng nói với phóng viên RFA hôm 26/12 về lý do phải đi tị nạn:

"Tôi mong muốn tiếp tục các công việc môi trường, khí hậu của tôi, và ở Việt Nam tôi thấy rất khó để có thể thực hiện những dự định của mình. Tôi chọn đi Mỹ để vẫn có thể làm những việc mình yêu thích và có thể có những đóng góp tích cực cho xã hội, nhưng ở một nơi an toàn hơn, và có nhiều cơ hội và sự hỗ trợ hơn." 

 

2.THÀNH VIÊN VẬN ĐỘNG THÀNH LẬP VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP BỊ SÁCH NHIỄU

Ngày 18/12/2024, ông Đào Tiến Thi bị công an Hà Nội- Phòng An ninh Chính trị Nội bộ (PA03) gửi giấy mời đến trụ sở cơ quan này làm việc. Phòng PA03 yêu cầu ông Thi phải có mặt lúc 9 giờ sáng ngày 24/12/2024 để làm việc “liên quan đến việc tham gia Ban vận động Thành lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam”.

Ông Đào Tiến Thi là Thạc sĩ, nhà nghiên cứu ngôn ngữ, nguyên ủy viên ban chấp hành hội ngôn ngữ học VN, nguyên biên tập viên Nhà xuất bản Giáo dục.

Tháng 3/2014, một nhóm bao gồm nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu văn học đã ra Tuyên bố Vận động Thành lập Văn Đoàn Độc Lập Việt Nam (VĐĐL), một tổ chức xã hội dân sự, ái hữu nghề nghiệp, hoàn toàn độc lập với mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước.

Mục đích của Văn Đoàn Độc Lập là vận động các nhà văn tự do sáng tác, tự do công bố tác phẩm, không chịu sự kiểm duyệt của nhà nước.

Ban Vận Động gồm nhiều người có tên tuổi cả trong nước lẫn hải ngoại như Nguyên Ngọc, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hà Sĩ Phu, Hoàng Dũng, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Thuỵ Khuê, Võ Thị Hảo, Vũ Thư Hiên v.v… Nhà văn Nguyên Ngọc giữ vai trò Trưởng ban.

Vào năm 2018, Ban Tuyên Giáo đề nghị "rút toàn bộ tác phẩm của nhà văn có tên trong Văn Đoàn Độc Lập ra khỏi sách giáo khoa”. Mặc dù bị cấm đoán, Văn Việt vẫn tổ chức xét và trao giải hàng năm cho các tác phẩm có giá trị.

 

3. LUẬT SƯ NHÂN QUYỀN PHẠM CÔNG ÚT QUA ĐỜI

Ông Phạm Công Út, người được biết đến là một trong những luật sư đầu tiên nhận bào chữa cho dân oan và một số nhà hoạt động nhân quyền, vừa qua đời hôm 26/12/2024, sau một thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư phổi.

Ông cũng được biết tới là một trong những vị thẩm phán ít ỏi đáng tin cậy, trong hệ thống pháp đình thối nát của chế độ cộng sản.

Phạm Công Út từng tham gia đòi công lý cho ông Huỳnh Văn Nén, người được phóng thích sau 17 năm ngồi tù oan.

Tháng 1 năm 2016, luật sư Phạm Công Út đã trả lời báo chí quốc doanh về việc tham gia bào chữa cho ông Nén: “Có hàng trăm vụ kêu oan nhưng sở dĩ tôi nhận tham gia cả khi chưa nghiên cứu hồ sơ vụ này là vì hai người đàn ông là cụ Huỳnh Văn Truyện và ông Nguyễn Thận. Tôi nhìn thấy một cụ Truyện ở tuổi 90, 15 năm ròng rã đi kêu oan cho con với mái đầu bạc trắng là hình ảnh hết sức xúc động. Từ đó tôi có niềm tin, niềm tin vào sự tử tế của người cha đối với người con. Người thứ hai là ông Thận, người mà chúng tôi vẫn gọi ông là luật sư không thẻ, nhưng cách điều tra, thu thập chứng cứ, hùng biện… đều rất bài bản. Chính những việc anh Thận làm đã đánh gục sự nghi ngờ trong tôi”.

Ngày 12/3/2018, Đoàn Luật sư TP Hồ Chí Minh ra quyết định kỷ luật luật sư Phạm Công Út với hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư. Nhiều người tin rằng, ông Út bị gài bẫy trong một hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng, nhằm loại bỏ ông khỏi các hoạt động bảo vệ dân oan và những người yếu thế.

 

4.TRUNG CỘNG TRỪNG PHẠT 7 CÔNG TY QUÂN SỰ VÌ BÁN VŨ KHÍ CHO ĐÀI LOAN

Bộ ngoại giao Trung cộng hôm 27/12 cho hay, đã vừa trừng phạt bảy công ty công nghiệp quân sự và các giám đốc điều hành cấp cao của họ do Mỹ hỗ trợ vũ khí và bán vũ khí cho Đài Loan.

Trong số các công ty bị Bộ Quốc phòng Trung cộng đưa vào danh sách trừng phạt có Công ty con của Boeing là Raytheon Canada, Raytheon Australia và Hudson Technologies Co.

Dù không có quan hệ ngoại giao chính thức, nhưng Mỹ có nghĩa vụ phải cấp cho Đài Loan các phương tiện để tự vệ và điều này nằm trong luật. Washington gần đây đã phê duyệt khoản chi 571,3 triệu đô la để hỗ trợ quốc phòng cho Đài Loan, sau khi bật đèn xanh cho phép bán vũ khí trị giá khoảng 385 triệu đô la cho hòn đảo này.

Bắc Kinh kêu gọi Washington tuân thủ nguyên tắc “Một Trung Hoa” và ngừng vũ trang cho Đài Loan. Bắc Kinh sẽ “thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết” để bảo vệ an ninh và lợi ích của mình, theo tuyên bố của người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung cộng.

Các biện pháp trừng phạt sẽ đóng băng tài sản của các công ty và giám đốc nói trên, tại Hoa Lục, và cấm các tổ chức cũng như các cá nhân ở Trung Hoa giao dịch hoặc hợp tác với họ.

 

 VNThoibao

RFA – Các tín đồ PGHH Thuần tuý bị ngăn cản tập trung kỷ niệm 105 năm Đản sanh của Đức Huỳnh Giáo chủ

 

 Nghiên Cứu Quốc Tế

 

28/12/1973: Đạo luật về Các loài có Nguy cơ Tuyệt chủng được ký thành luật

Nhìn lại Trung Quốc năm 2024

 

Báo Tiếng Dân

Ngày giỗ cụ Liên Xô25/12/2024

 

Thuy My

 

Lưu Trọng Văn - Phẩm chất nghệ sĩ của Son

Văn Công Hùng - Ghi chép ngày 28.12.2024

Nguyễn Đình Bổn - Những bước chân cuối cùng của đoàn hành giả trên đất Lào!

 

 

Tin Trong Nước

 

Lê Hồng Lĩnh tổng hợp

 

Boxitvn

 

Nhân chuyện “Tinh gọn bộ máy”: Nhìn lại số phận công chức Việt Nam 28/12/2024

Thuế quan của Trump đã giúp miền bắc Việt Nam bùng nổ, nhưng tương lai thì sao? 28/12/2024

Xuôi dòng Mekong, ngư dân và nông dân đang chống chọi với thảm họa rác nhựa 28/12/2024

Y đức 27/12/2024

Nhìn lại một năm 2024 “ngập nước”, nhiệt độ vẫn tăng, đại dương “sôi sục” 27/12/2024

Khi Sa Hoàng sa lầy ở Trung Đông và Châu Phi 27/12/2024

Bao giờ có các sản phẩm đạt đẳng cấp quốc tế? 26/12/2024

 

Chuyện Việt Nam

 

           Thanh Ly tổng hợp

CỰU PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ NGOẠI VỤ TỈNH THÁI NGUYÊN NHẬN ÁN 12 NĂM TÙ

T.Nhung/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/cuu-pho-giam-doc-so-ngoai-vu-tinh-thai-nguyen-nhan-an-12-nam-tu-post1520447.html

Ông Trần Tùng (cựu Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên) nhận mức án 12 năm tù về 2 tội: "Nhận hối lộ" và "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Chiều 27/12, TAND TP Hà Nội tuyên án 17 bị cáo vụ "Chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2. HĐXX tuyên mức án đối với các bị cáo như sau:

1. Trần Tùng (SN 1978, cựu Phó Giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên): 12 năm tù.

2. Trần Thị Quyên (SN 1986, Giám đốc Công ty Sen Vàng Đất Việt): 2 năm tù.

3. Lê Thị Phượng (SN 1969, cựu nguyên Chuyên viên Phòng Khoa giáo Văn xã, Văn phòng UBND tỉnh Hải Dương): 2 năm tù.

4. Nguyễn Văn Văn (SN 1965, cựu Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam): 2 năm tù.

5. Lê Ngọc Tường (SN 1979, cựu Phó Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Nam): 2 năm tù.

6. Nguyễn Mạnh Trường (SN 1980, nguyên Chuyên viên Phòng Vận tải hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải): 18 tháng tù treo.

7. Vũ Hồng Quang (SN 1977, cựu Phó Trưởng phòng Vận tải Hàng không, Cục Hàng không Việt Nam, Bộ Giao thông Vận tải): 3 năm 6 tháng tù.

8. Trần Thanh Nhã (SN 1991, trú tại quận Bình Thạnh, TP HCM): 3 năm tù.

9. Vũ Hoàng Dũng (SN 1987, trú tại quận Tây Hồ, Hà Nội): 2 năm tù.

10. Nguyễn Mạnh Cương (SN 1977, cựu Trưởng phòng Thương mại Điện tử Công ty Cổ phần thương mại hàng không Vietjet): 2 năm tù.

11. Đặng Nhật Đức (SN 1975, Giám đốc Công ty TNHH Top Agent Japan): 3 năm tù.

12. Bùi Đăng Khoa (SN 1984, Giám đốc Công ty TNHH MTV Du ngoạn thế giới): 2 năm tù.

13. Trương Thị Mỹ Dung (SN 1972, Giám đốc Công ty TNHH MTV Thương mại Dịch vụ Du lịch Ánh Sao Thiên): 2 năm tù.

14. Phạm Quốc Thắng (SN 1977, Giám đốc Công ty TNHH PNR): 2 năm tù.

15. Trần Thị Ngân (SN 1984, Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Ana Travel): 18 tháng tù treo.

16. Trần Minh Phụng (SN 1970, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại dịch vụ du lịch và Xây dựng Gia Huy): 12 tháng tù treo.

17. Nguyễn Xuân Thông (SN 1975, cựu cán bộ Công an): 12 tháng tù treo.

Nhận định của HĐXX cho rằng, hành vi của các bị cáo rất nghiêm trọng, xâm phạm quy định quản lý Nhà nước, xâm phạm lợi ích của công dân. Các bị cáo đều phạm tội nhiều lần nên cần cách ly khỏi xã hội một thời gian dài mới đủ sức răn đe.

 

NHÓM CỰU CÁN BỘ LĨNH ÁN VÌ CHI TIỀN BỒI THƯỜNG SAI Ở DỰ ÁN VÀNH ĐAI 4

Hoàng An/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/nhom-cuu-can-bo-linh-an-vi-chi-tien-boi-thuong-sai-o-du-an-vanh-dai-4-post1520470.html

Quá trình giải phóng mặt bằng dự án đường Vành đai 4, Nguyễn Xuân Bình (cựu Phó phòng Tài nguyên Môi trường Thanh Oai, Hà Nội) cùng nhóm thuộc cấp để xảy ra sai phạm gây thiệt hại hơn 2,3 tỷ ngân sách Nhà nước.

Ngày 26/12, TAND TP Hà Nội tuyên phạt bị cáo Nguyễn Xuân Bình (cựu Phó phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thanh Oai) 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo về tội "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng".

Cùng vụ án, bị cáo Lê Quang Hiệp (cựu cán bộ Trung tâm Phát triển quỹ đất huyện Thanh Oai) bị tuyên phạt 3 năm 6 tháng tù; Lê Xuân Nghĩa (đồng nghiệp cùng cơ quan với Hiệp) bị tuyên phạt 3 năm tù nhưng cho hưởng án treo; Phạm Thái Sơn (cựu cán bộ Phòng Tài nguyên Môi trường huyện Thanh Oai) lĩnh 3 năm tù. Các bị cáo này cùng phạm tội "Vi phạm quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất".

Cáo buộc cho rằng, khi thực hiện đầu tư xây dựng tuyến đường vành đai 4 trên địa bàn, UBND TP Hà Nội và UBND huyện Thanh Oai đã phân công Bình là ủy viên Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ tái định cư; Nghĩa là tổ phó Tổ công tác giải phóng mặt bằng xã Mỹ Hưng; Hiệp là tổ viên và Sơn có nhiệm vụ thẩm định hồ sơ thu hồi đất, phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Năm 2023, quá trình giải phóng mặt bằng, các bị cáo để xảy ra sai phạm gây thiệt hại hơn 2,3 tỷ đồng cho Nhà nước.

Theo đó, cuối tháng 2/2023, tổ công tác giải phóng mặt bằng gồm: Nghĩa và Hiệp đã tiến hành kiểm đếm, đo đạc với phần diện tích nằm trong chỉ giới thu hồi đất của hộ ông Lê Văn C. tại thửa đất số 181, tờ bản đồ số 9, xã Mỹ Hưng.

Theo kết quả kiểm đếm, đo đạc, đất và tài sản của ông C. gồm 302,8 m2 đất nông nghiệp, trong đó có 105,5 m2 đất nông nghiệp bị thu hồi vĩnh viễn và 197,3 m2 đất nông nghiệp đang sử dụng với công trình nhà 2 tầng, nhà tạm và cây trồng trên đất.

Cơ quan tố tụng kết luận dù thửa đất hộ ông C. không đủ điều kiện cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở, Nghĩa vẫn hướng dẫn cho cán bộ địa chính chỉnh sửa nội dung, xác nhận nguồn gốc đất nhằm mục đích bồi thường, hỗ trợ cho gia đình ông C. theo diện tích đất ở.

Ngày 24/2/2024, Nghĩa lập tờ trình đề nghị thẩm tra dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ, rồi ký nháy, chuyển cho Giám đốc Trung tâm Phát triển quỹ đất ký và trình Hội đồng Bồi thường, Phòng Tài nguyên và môi trường huyện Thanh Oai. Trong đó, có phương án bồi thường về đất cho hộ ông C. hơn 2,6 tỷ đồng.

2 ngày sau, Hội đồng Bồi thường họp và ra biên bản thẩm tra, nhất trí với dự thảo phương án trên.

Ông Nguyễn Xuân Bình bị kết luận do tin tưởng cấp dưới chuyển hồ sơ lên, ông đã phê duyệt. Việc này khiến Nhà nước chi hơn 2,9 tỷ đồng cho hộ ông C. vào tháng 3/2024, cao hơn quy định 2,3 tỷ đồng và đây là tiền thiệt hại của vụ án.

Quá trình điều tra, cảnh sát phong tỏa hơn 1,8 tỷ đồng trong tài khoản của gia đình ông C. UBND huyện Thanh Oai cũng khắc phục hơn 588 triệu đồng vào ngân sách Nhà nước.

Đáng chú ý tại giai đoạn điều tra, Lê Quang Hiệp khai ngay sau khi ông C. nhận tiền đền bù sai, anh ta có yêu cầu ông C. phải chi 200 triệu đồng để "bồi dưỡng anh em trong tổ công tác" nhưng không được đồng ý. Sau này, bị cáo Hiệp thay đổi lời khai, không thừa nhận sự việc đến đòi tiền.

 

ÔNG LƯU BÌNH NHƯỠNG BỊ CÁO BUỘC GỢI Ý 300.000 USD ĐỂ CAN THIỆP DỰ ÁN

Minh Đức/Tiền Phong

https://lifestyle.znews.vn/ong-luu-binh-nhuong-bi-cao-buoc-goi-y-300000-usd-de-can-thiep-du-an-post1520450.html

VKSND Thái Bình ra cáo trạng truy tố ông Lưu Bình Nhưỡng, nguyên Phó trưởng Ban Dân nguyện thuộc Ủy ban Thường vụ Quốc hội, về tội "Cưỡng đoạt tài sản", "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

Cụ thể, theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Thái Bình, năm 2020, anh Nguyễn Thế Mạnh, Giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn Mạnh Đức, cùng một đối tác chung vốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng Khu công nghiệp Quế Võ 3 tại tỉnh Bắc Ninh.

"Xong việc đưa chú 300.000 USD"

Sau khi hồ sơ dự án được phê duyệt, một số công ty khác đã gửi kiến nghị, làm thời gian triển khai bị kéo dài. Anh Mạnh cùng đối tác tìm đến Nguyễn Văn Đức nhờ hỗ trợ. Anh Đức cho biết sẽ nhờ ông Lưu Bình Nhưỡng giúp đỡ.

Sáng 15/3/2021, Đức cùng Mạnh đến gặp ông Nhưỡng tại phòng làm việc ở tầng 4, trụ sở Ban Dân nguyện. Tại đây, họ đề nghị ông Nhưỡng can thiệp để dự án sớm được phê duyệt. Ông Nhưỡng đồng ý và hướng dẫn anh Mạnh làm đơn kêu cứu khẩn cấp, kèm theo hồ sơ dự án, gửi ngay trong buổi chiều cùng ngày.

Ngày 26/3/2021, anh Đức biết việc Công ty Mạnh Đức được phê duyệt thực hiện dự án Quế Võ 3 liền gọi điện, nhắn tin cảm ơn ông Nhưỡng.

Chiều cùng ngày, Mạnh nhận được thông tin rằng một bộ trưởng đang được tham mưu về việc trình cấp trên xem xét thu hồi dự án vừa được phê duyệt do có đơn thư khiếu nại. Lo lắng, Mạnh chia sẻ với Đức, nhờ ông gọi điện nhờ ông Nhưỡng tiếp tục can thiệp.

Tại phòng làm việc ở Ban Dân nguyện, ông Nhưỡng đồng ý giúp đỡ và yêu cầu ông Mạnh nộp đơn kêu cứu khẩn cấp kèm hồ sơ dự án. Sau khi nhận tài liệu, ông Nhưỡng đã ký phiếu chuyển đơn với tư cách đại biểu Quốc hội, gửi các lãnh đạo cơ quan có thẩm quyền kiến nghị xem xét.

Sau khi viết xong phiếu chuyển, ông Nhưỡng nói nhỏ: "Xong việc đưa chú 300.000 USD". Khi rời khỏi phòng, ông Mạnh đã bày tỏ sự bất ngờ và than phiền với Đức rằng “giá mặn quá” nhưng vẫn đồng ý cân nhắc.

Vẫn theo cáo trạng, nhóm Đức và Mạnh lo ngại nếu không đưa tiền, ông Nhưỡng có thể gây cản trở việc triển khai dự án. Vì vậy, họ đã thống nhất chuẩn bị tiền để đưa cho ông Nhưỡng. Tối 29/3/2021, Đức nhận 300.000 USD trong một túi vải màu đen từ nhóm Mạnh, sau đó mang đến nhà ông Nhưỡng. Tại đây, Đức trao túi tiền và nói, "quà anh Mạnh gửi". Ông Nhưỡng nhận túi tiền, cất vào tủ, rồi tiếp tục ngồi trò chuyện thêm một lúc.

 cho doanh nghiệp

Cũng theo cáo trạng, năm 2019, ông Nhưỡng cũng bị cáo buộc nhận lợi ích từ Công ty TNHH Dịch vụ vận tải Hạ Long trong một dự án tại Quảng Ninh. Doanh nghiệp này hứa tặng ông Nhưỡng một lô đất 491 m2 tại Đông Anh, Hà Nội, trị giá 1,8 tỷ đồng, cùng quyền lợi thêm 1.000 m2 đất tại dự án 36 ha nếu việc can thiệp thành công. Sau khi nhận đất, ông Nhưỡng đã ký nhiều văn bản gửi lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, sử dụng danh nghĩa đại biểu Quốc hội để gây áp lực. Tuy nhiên, dự án sau đó không được phê duyệt.

Ngoài các vụ việc trên, ông Nhưỡng còn bị cáo buộc can thiệp vào nhiều dự án khác, nhận hàng trăm triệu đồng tiền mặt và quà cáp giá trị. Trong quá trình điều tra, ông Nhưỡng thừa nhận hành vi ký văn bản, gọi điện can thiệp, nhưng phủ nhận các cáo buộc về việc cưỡng đoạt tài sản và cho rằng khoản tiền 300.000 USD là "do doanh nghiệp tự đưa”.

Với các cáo buộc trên, ông Nhưỡng bị truy tố về tội “Cưỡng đoạt tài sản và Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

"Can thiệp" tòa án bất thành

Vẫn theo cáo trạng của Viện KSND tỉnh Thái Bình, ông Nhưỡng còn can thiệp vào một vụ án tranh chấp đất đai tại Hải Phòng, đồng thời nhận lợi ích vật chất là một bộ cánh cổng gỗ trị giá 75 triệu đồng.

Vụ án liên quan đến tranh chấp khu đất tại thôn Đông Nhà Thờ (xã Dương Quan, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng) giữa ông Vũ Văn Khiến và anh Bùi Văn Thao. Sau khi TAND huyện Thủy Nguyên xét xử sơ thẩm, tuyên buộc vợ chồng anh Thao phải trả đất cho ông Khiến, anh Thao đã tìm cách nhờ cậy ông Nhưỡng can thiệp vào phiên tòa phúc thẩm với mong muốn giữ lại mảnh đất.

Do có mối quan hệ với ông Nhưỡng thông qua ông Phạm Minh Cường (bị can trong cùng vụ án, thường gọi là Cường "quắt", có 3 tiền án), anh Thao đã đề nghị ông Nhưỡng can thiệp, đồng thời hứa cảm ơn bằng việc cắt 100 m2 đất trị giá khoảng 160 triệu đồng từ mảnh đất tranh chấp.

Biết ông Nhưỡng đang xây dựng nhà thờ tại Thái Bình, Cường đã biếu ông một bộ cánh cổng gỗ lim trị giá 75 triệu đồng nhằm "thúc đẩy" ông Nhưỡng "nhiệt tình hơn". Bộ cánh cổng này được lắp đặt tại nhà thờ của ông Nhưỡng.

Ngày 14/12/2020, ông Nhưỡng ký văn bản với tư cách đại biểu Quốc hội gửi các cơ quan tư pháp Hải Phòng, đề nghị tạm đình chỉ giải quyết vụ án để xác minh các tố cáo liên quan. Tuy nhiên, các cơ quan chức năng Hải Phòng khẳng định không có căn cứ xử lý tố cáo của anh Thao.

Ngày 24/6/2021, TAND TP Hải Phòng xử phúc thẩm, giữ nguyên phán quyết sơ thẩm, buộc anh Thao trả lại đất cho ông Khiến. Sau nhiều lần tiếp tục gửi đơn tố cáo và kiến nghị nhưng không đạt kết quả, anh Thao quyết định không thực hiện theo hướng dẫn của ông Nhưỡng.

 

SAI PHẠM XẢY RA TẠI VIỆN PHÁP Y TÂM THẦN TRUNG ƯƠNG BIÊN HÒA

T.Nhung/Vietnamnet

https://lifestyle.znews.vn/sai-pham-xay-ra-tai-vien-phap-y-tam-than-trung-uong-bien-hoa-post1520471.html

Theo Phó cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, có một số lỗ hổng trong quá trình khám bệnh, giám định pháp y tâm thần, điều trị bệnh bắt buộc cho các đối tượng tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa.

Ngày 26/12, tại cuộc họp báo của Bộ Công an, Thiếu tướng Phan Mạnh Trường, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự (C02, Bộ Công an), thông tin về vụ án sai phạm xảy ra tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa.

Theo Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, lợi dụng chính sách nhân đạo của Đảng và Nhà nước trong việc miễn chịu trách nhiệm hình sự đối với những người bị bệnh tâm thần, thời gian qua, nhiều đối tượng phạm tội đã câu kết với một số nhân viên, lãnh đạo của Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa để làm sai lệch hồ sơ, kết luận pháp y. Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã khởi tố 16 bị can gồm: 12 bị can về tội Nhận hối lộ (trong đó có 10 giám định viên là Viện trưởng, nguyên Viện trưởng và lãnh đạo các khoa, 2 bác sĩ, 1 điều dưỡng trưởng thuộc Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa...). CQĐT đang củng cố tài liệu, đề xuất khởi tố và khởi tố bổ sung đối với 25 đối tượng có hành vi: Đưa hối lộ, môi giới hối lộ và nhận hối lộ và hành vi khác.

Theo Thiếu tướng Phan Mạnh Trường, ngoài hành vi nhận hối lộ để làm hồ sơ bệnh án, kết luận giám định pháp y tâm thần cho các đối tượng, lãnh đạo Viện, lãnh đạo các khoa, phòng và bác sĩ điều trị có hành vi nhận tiền để giải quyết cho 40 đối tượng thuộc diện điều trị bắt buộc tại đây được về thăm gia đình, đi khám bệnh bên ngoài... sai quy định hơn 60 lần.

CQĐT xác định các đối tượng đã lợi dụng chính sách miễn, giảm trách nhiệm hình sự đối với những người có bệnh tâm thần. Từ đó móc nối với một số lãnh đạo, bác sĩ, giám định viên Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa để làm hồ sơ, bệnh án, điều trị tâm thần và giám định pháp y tâm thần ở mức bị hạn chế hoặc mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi nhằm được miễn, giảm nhẹ hình phạt hoặc không phải đi chấp hành án phạt tù. Trong số những đối tượng này có cả đối tượng phạm tội về ma túy với khung hình phạt tử hình.

Vẫn theo Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát Hình sự, có một số lỗ hổng trong quá trình khám bệnh, giám định pháp y tâm thần và điều trị bệnh bắt buộc cho các đối tượng tại Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa như lỏng lẻo trong công tác quản lý, không kiểm tra, giám sát thường xuyên của lãnh đạo các cấp và các đơn vị thanh, kiểm tra có liên quan.

Các bác sĩ, giám định viên đã có hành vi nhận tiền để ghi các chẩn đoán tình trạng bệnh tâm thần cho các đối tượng theo ý thức chủ quan (không căn cứ vào tiêu chí mà Bộ Y tế đưa ra); đưa ra nhận xét, đánh giá không khách quan, theo hướng có lợi cho các đối tượng giám định pháp y tâm thần trong quá trình tham gia hội đồng giám định pháp y tâm thần.

Lãnh đạo các cấp của Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa không gương mẫu, không kiểm tra, giám sát chặt chẽ hoạt động khám bệnh, giám định pháp y tâm thần của bác sĩ, giám định viên mà còn có hành vi tham gia cùng thực hiện hành vi vi phạm.

Theo đại diện C02, các giám định viên của vụ án Viện Pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa, Đồng Nai trong thời gian dài đã phạm tội, gây hậu quả nặng nề cho xã hội, làm méo mó nghề nghiệp.

Bộ Công an cũng chỉ đạo các lực lượng phối hợp với những đơn vị chức năng có liên quan rà soát, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công tác giám định pháp y tâm thần để tránh bỏ lọt tội phạm cũng như chặn đứng hành vi của các y, bác sĩ trong việc lợi dụng vị trí công tác để làm sai lệch hồ sơ, kết quả giám định.

CQĐT đang khẩn trương điều tra mở rộng, làm rõ hành vi vi phạm để xử lý theo quy định của pháp luật.

 

PHẠT TÙ NGƯỜI PHỤ NỮ LỢI DỤNG CÁC QUYỀN TỰ DO DÂN CHỦ XÂM PHẠM LỢI ÍCH NHÀ NƯỚC...

Tiến Nguyễn

Khánh Linh

https://tuoitre.vn/phat-tu-nguoi-phu-nu-loi-dung-cac-quyen-tu-do-dan-chu-xam-pham-loi-ich-nha-nuoc-20241227175904482.htm

Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đã tuyên phạt Đinh Thị Ngọc Ánh 18 tháng tù giam về tội 'lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân'.

Ngày 27-12, hội đồng xét xử Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định tổ chức phiên xét xử sơ thẩm vụ án hình sự đối với bị cáo Đinh Thị Ngọc Ánh (49 tuổi, trú xóm 1, xã Nghĩa Phú, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định) bị truy tố về tội "lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích nhà nước; quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân" theo quy định tại khoản 2, điều 331, Bộ luật Hình sự.

Vụ việc xảy ra tại khu vực Cồn Xanh (huyện Nghĩa Hưng).

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Nam Định, Đinh Thị Ngọc Ánh là hộ làm đầm tại lô đầm số 241 khu vực Cồn Xanh, thuộc sự quản lý của UBND xã Nghĩa Lâm, huyện Nghĩa Hưng.

Ngày 2-5-2019, Ánh tạo lập và sử dụng tài khoản trên mạng xã hội Facebook tên "Ánh Đinh" vào mục đích cá nhân.

Trong 3 ngày 18-5-2023, 19-2 và 20-2-2024, Đinh Thị Ngọc Ánh đã quay, đăng tải, phát tán 6 video, phát trực tiếp trên Facebook của mình 4 lần hành trình người dân Cồn Xanh đi khiếu kiện đến Trụ sở tiếp công dân Trung ương, khi người dân tập trung trước Đồn biên phòng Ngọc Lâm (huyện Nghĩa Hưng) và khi người dân tập trung đến cây xăng xã Phúc Thắng (huyện Nghĩa Hưng) mua xăng và di chuyển đi khiếu kiện.

Kèm theo các buổi phát trực tiếp, Ánh đã có những lời nói, phát ngôn thông tin bịa đặt, sai sự thật, kêu gọi, lôi kéo tụ tập đông người, sau đó được một số đối tượng trên mạng bình luận, chia sẻ ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các dự án tại khu vực Cồn Xanh, ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh trật tự tại địa phương.

Kết quả trưng cầu giám định 6 video do Ánh đã quay, đăng tải, phát tán, Phòng kỹ thuật hình sự (Công an tỉnh Nam Định) kết luận không phát hiện dấu vết bị cắt ghép, chỉnh sửa nội dung trong toàn bộ mẫu gửi giám định.

Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Nam Định kết luận các video có nội dung kêu gọi, vận động, xúi giục, lôi kéo tụ tập đông người gây rối, cản trở hoạt động của cơ quan, tổ chức gây mất ổn định về an ninh, trật tự; thông tin bịa đặt, sai sự thật, xâm phạm danh dự, uy tín, nhân phẩm hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác; đưa thông tin xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của cá nhân.

Tại phiên tòa, hội đồng xét xử xác định Đinh Thị Ngọc Ánh nhiều lần đăng tải, phát tán các video trên không gian mạng có nội dung vi phạm pháp luật, cần xử lý nghiêm minh, bảo đảm tính răn đe, giáo dục, phòng ngừa tội phạm.

Tuy nhiên bị cáo chưa có tiền án, tiền sự. Trong quá trình điều tra, truy tố và tại phiên tòa bị cáo đã thành khẩn khai nhận, ăn năn hối cải về hành vi phạm tội của bản thân; chủ động tích cực vận động gia đình tự nguyện nhận tiền hỗ trợ vào ngày 29-11 vừa qua và bàn giao 1,7ha đất cho chính quyền để thực hiện các dự án của Tập đoàn Xuân Thiện.

Tòa án nhân dân tỉnh Nam Định đã tuyên phạt Đinh Thị Ngọc Ánh 18 tháng tù giam.

 

MỞ LẠI PHIÊN TÒA XÉT XỬ HAI CỰU HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI

A Lộc

https://tuoitre.vn/mo-lai-phien-toa-xet-xu-hai-cuu-hieu-truong-truong-dai-hoc-dong-nai-20241227174149155.htm

Sau hai lần hoãn, phiên tòa xét xử hai cựu hiệu trưởng Trường đại học Đồng Nai về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ được mở lại.

Ngày 27-12, TAND tỉnh Đồng Nai đã mở phiên tòa sơ thẩm xét xử hai cựu hiệu trưởng Trường đại học Đồng Nai và 6 thuộc cấp.

Cụ thể, hai cựu hiệu trưởng Trần Minh Hùng (59 tuổi, giữ chức hiệu trưởng từ tháng 11-2010 đến năm 2019) và Nguyễn Gia Bảo (72 tuổi, giữ chức hiệu trưởng từ trước đó đến tháng 10-2010) bị xét xử về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.

5 bị cáo khác cùng bị xét xử tội danh trên gồm Phan Văn Thanh (65 tuổi, cựu trưởng phòng kế hoạch tài chính), Đặng Minh Thư (64 tuổi, cựu phó trưởng phòng đào tạo),

Hoàng Thị Kiều Nguyệt Nga (43 tuổi, cựu kế toán trưởng), Dương Minh Hiếu (48 tuổi, cựu phó trưởng phòng khảo thí và đảm bảo chất lượng) và Lê Thị Hoài Lan (45 tuổi, cựu trưởng bộ môn quản lý giáo dục).

Riêng bị cáo Võ Thị Ngọc Dung (34 tuổi, cựu kế toán phòng kế hoạch tài chính) bị truy tố về tội tham ô tài sản.

Tại phiên tòa, các bị cáo thừa nhận có trách nhiệm với những sai phạm xảy ra tại Trường đại học Đồng Nai.

Tuy nhiên các bị cáo cho rằng việc để xảy ra sai phạm không phải cố ý hoặc trục lợi, mà do trước năm 2018 nhà trường chưa có quy chế chi tiêu nội bộ. Đồng thời cũng không có văn bản, quy định nào cụ thể cho các khoản chi tiêu, dẫn đến việc chi không đúng và để xảy ra sai phạm.

Trong khi đó, bị cáo Trần Minh Hùng trong giai đoạn 2010-2019, với vai trò hiệu trưởng đã ký các văn bản chi tiêu theo đề xuất của các phòng ban. Bản thân ông cũng không chỉ đạo cấp dưới làm sai.

Thế nhưng với vai trò người đứng đầu để xảy ra sai phạm, ông phải chịu trách nhiệm với những sai sót này.

Trước đó, Tòa án nhân dân tỉnh Đồng Nai đã hai lần mở phiên tòa xét xử vụ án trên, nhưng phải hoãn do luật sư bào chữa xin vắng mặt và xin hoãn phiên tòa, vắng mặt một số người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

Dự kiến phiên tòa sẽ kéo dài trong 3 ngày (ngày 27, 30 và 31-12).

Theo cáo trạng, Trường đại học Đồng Nai được thành lập năm 2010, tiền thân là Trường cao đẳng Sư phạm Đồng Nai thành lập năm 1997.

Từ năm 2009 - 2022, Trường đại học Đồng Nai có tổng kinh phí hoạt động hơn 1.700 tỉ đồng, trong đó ngân sách nhà nước cấp hơn 1.000 tỉ đồng.

Theo quy định, nguồn kinh phí trên phải được quyết toán, báo cáo tài chính hằng năm.

Tuy nhiên các bị cáo đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong quản lý, theo dõi thu chi đã để ngoài sổ kế toán, không báo cáo tài chính hằng năm một phần nguồn thu kinh phí tự chủ.

Cáo trạng xác định trong thời gian trên, các bị cáo đã báo cáo tài chính nhằm theo dõi, quản lý, thu chi sử dụng kinh phí trong các hoạt động của trường không đúng quy định với tổng số tiền hơn 106 tỉ đồng. Qua đó gây thiệt hại cho trường hơn 23,5 tỉ đồng và ngân sách nhà nước hơn 1,5 tỉ đồng.

Cũng theo cáo trạng, bị cáo Dung được trưởng phòng kế hoạch tài chính giao nhiệm vụ thu học phí, lệ phí hệ đại học liên thông, hệ vừa làm vừa học. Dung trực tiếp thu tiền mặt của từng lớp rồi nộp về trường.

 

BẮT TỔNG GIÁM ĐỐC VÀ VỢ HUY ĐỘNG VỐN HƠN 100 TỈ ĐỒNG ĐỂ LỪA ĐẢO

Lê Minh

https://tuoitre.vn/bat-tong-giam-doc-va-vo-huy-dong-von-hon-100-ti-dong-de-lua-dao-20241227080710442.htm

Vợ chồng Hạnh xây dựng hình ảnh công ty của mình chuyên kinh doanh bất động sản, sở hữu nhiều bất động sản, dự án trên cả nước nhằm tạo lòng tin cho khách hàng để huy động số tiền đầu tư hơn 100 tỉ đồng để lừa đảo.

Ngày 27-12, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an Hà Tĩnh cho biết vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam đối với Đỗ Hạnh (37 tuổi) - tổng giám đốc và vợ là Trần Thị Quỳnh Nhi (33 tuổi) - phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản DHGROUP (địa chỉ tại huyện Hóc Môn, TP.HCM) - để điều tra về hành vi "lừa đảo chiếm đoạt tài sản".

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Hà Tĩnh phát hiện thông tin về vụ việc có dấu hiệu lừa đảo chiếm đoạt tài sản thông qua hình thức đầu tư, ký kết hợp đồng góp vốn kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận vay vốn giữa khách hàng với Công ty DHGROUP tại tỉnh Hà Tĩnh và các tỉnh thành khác trên cả nước nên tổ chức điều tra, làm rõ vụ việc.

Sau một thời gian điều ra, cơ quan điều tra xác định từ tháng 10-2021, vợ chồng Đỗ Hạnh mua lại pháp nhân Công ty TNHH TV ĐT Law for life, sau đó đổi tên thành Công ty TNHH dịch vụ tư vấn đầu tư DHLAND. Đến ngày 16-3-2022, đổi tên thành Công ty cổ phần Đầu tư thương mại bất động sản DHGROUP.

Trong quá trình hoạt động, cặp vợ chồng này đã dựng lên mô hình công ty kinh doanh, đầu tư bất động sản, sử dụng pháp nhân Công ty DHGROUP/DHLAND để huy động tiền của các nhà đầu tư dưới dạng hợp đồng thỏa thuận vay vốn, hợp đồng góp vốn.

Để tạo lòng tin cho các nhà đầu tư, họ xây dựng hình ảnh Công ty DHGROUP thông qua mạng Internet là công ty chuyên kinh doanh bất động sản, sở hữu nhiều bất động sản, dự án trên cả nước, có quy mô, chi nhánh hoạt động trên nhiều tỉnh thành.

Sau đó Hạnh - Nhi tiếp tục thành lập thêm hai công ty gồm ở Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng và thành lập 12 chi nhánh, văn phòng đại diện tại các tỉnh thành: Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Trị, Huế, Đà Nẵng, Đắk Lắk, TP.HCM, Hà Nội để tổ chức các hội thảo, hội nghị, sự kiện để quảng bá hình ảnh DHGROUP, kêu gọi các nhà đầu tư góp vốn vào công ty.

Để thu hút các nhà đầu tư, họ liên tục tuyển chọn, đào tạo các cộng tác viên với chính sách trả tiền môi giới cao (từ 2 - 7%/giá trị hợp đồng góp vốn) để trả cho những người giới thiệu, đưa ra mức trả lãi suất cao (24 - 40%/năm) cam kết trả gốc, lãi theo tuần, tháng cho các nhà đầu tư khi góp vốn vào công ty.

Sau khi các cá nhân ký hợp đồng và nộp tiền vào công ty, Hạnh - Nhi không kinh doanh mà sử dụng vào mục đích cá nhân; trả gốc, lãi cho các cá nhân ký kết hợp đồng thỏa thuận vay vốn, đầu tư với công ty (lấy tiền của người sau trả cho người trước), trả tiền % hoa hồng cho đại diện văn phòng, cộng tác viên…

Với thủ đoạn trên, đôi vợ chồng này đã lừa đảo nhiều cá nhân trên các tỉnh, thành phố nộp tiền vào công ty để chiếm đoạt tài sản sử dụng vào mục đích cá nhân với số tiền lớn. Bước đầu xác định đã có hơn 600 hợp đồng được ký kết nộp tiền vào Công ty DHGROUP với số tiền hơn 100 tỉ đồng.

Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Hà Tĩnh đang tiếp tục điều tra mở rộng vụ án, thông báo ai là nạn nhân của đường dây lừa đảo trên nhanh chóng liên hệ, trình báo để được phối hợp giải quyết.

 

BẮT QUẢ TANG 2 PHÓNG VIÊN CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN DOANH NGHIỆP TẠI QUẢNG BÌNH

Hoàng Nam

https://tienphong.vn/bat-qua-tang-2-phong-vien-cuong-doat-tai-san-doanh-nghiep-tai-quang-binh-post1704497.tpo

TPO - Khi 2 phóng viên đang nhận tiền từ chủ một doanh nghiệp trên địa bàn huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình) thì lực lượng công an ập vào bắt quả tang.

Theo thông tin ban đầu, 2 đối tượng bị bắt nói nói trên tự giới thiệu là phóng viên của một tạp chí; trong đó, đối tượng tên T., trú ở quận Hoàng Mai (Hà Nội), đối tượng còn lại tên T., trú ở xã Quảng Lưu, huyện Quảng Trạch (Quảng Bình). Theo người chủ doanh nghiệp liên quan, 2 đối tượng này giới thiệu là phóng viên của một tạp chí và số tiền cưỡng đoạt bị bắt quả tang là 15 triệu đồng.

Hiện Công an huyện Tuyên Hoá đang xác minh thông tin nhân thân của 2 đối tượng và mở rộng điều tra vụ án. Theo thông tin ban đầu, một đối tượng là phóng viên của một tờ tạp chí, có thẻ nhà báo và có giới thiệu thường trú trên địa bàn Quảng Bình; còn đối tượng còn lại đang là PV thử việc.

 

VỤ 'CHUYẾN BAY GIẢI CỨU': 4 BỊ CÁO ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO

Tuyến Phan

https://thanhnien.vn/vu-chuyen-bay-giai-cuu-4-bi-cao-duoc-huong-an-treo-185241227155332028.htm

Trong số 17 bị cáo hầu tòa vụ 'chuyến bay giải cứu' giai đoạn 2, người bị tuyên án cao nhất 12 năm tù, có 4 bị cáo được tòa tuyên cho hưởng án treo.

Chiều 27.12, sau 4 ngày xét xử và nghị án kéo dài, TAND TP.Hà Nội tuyên án đối 17 bị cáo trong vụ "chuyến bay giải cứu" giai đoạn 2.

Án cao nhất 12 năm tù

Người bị tuyên mức án cao nhất là cựu Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên Trần Tùng, với 7 năm tù về tội nhận hối lộ và 5 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Tổng hợp hình phạt 12 năm tù.

2 cựu quan chức khác cùng bị tuyên phạm tội nhận hối lộ, gồm Nguyễn Văn Văn, cựu Phó giám đốc Sở Y tế và Lê Ngọc Tường, cựu Phó giám đốc Sở VH-TT-DL tỉnh Quảng Nam, với mức án đều là 2 năm tù.

Bị cáo duy nhất bị tuyên phạm tội che giấu tội phạm là Nguyễn Xuân Thông, cựu cán bộ công an, với mức án 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo.

13 bị cáo còn lại bị tuyên phạm tội nhận hối lộ hoặc đưa hối lộ, với mức án thấp nhất 12 tháng tù nhưng cho hưởng án treo, cao nhất 4 năm tù giam. Trong đó, có tổng cộng 4 người được hưởng án treo.

Trước đó, quá trình diễn ra phiên xử, các bị cáo cơ bản thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội. Nhiều người bật khóc tại tòa, cho biết rất hối hận, mong được hưởng mức án khoan hồng.

Đại diện viện kiểm sát nhận định trong bản luận tội rằng, việc tổ chức các chuyến bay đưa công dân về nước là chủ trương nhân đạo của Đảng và Nhà nước, nhằm bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người dân.

Tuy nhiên, lợi dụng chủ trương này, các bị cáo trong vụ án "chuyến bay giải cứu" đã nhũng nhiễu, tạo cơ chế xin - cho, buộc doanh nghiệp phải "bôi trơn" trong quá trình cấp phép chuyến bay. Điều này làm mất đi bản chất tốt đẹp của chính sách.

Hành vi của các bị cáo là đặc biệt nghiêm trọng, xâm phạm đến hoạt động đúng đắn của cơ quan nhà nước; gây mất lòng tin của nhân dân.

Trục lợi trên mỗi chuyến bay đưa công dân về nước

Hồ sơ vụ án cho thấy, khi dịch Covid-19 bùng phát và diễn biến phức tạp, Chính phủ chỉ đạo tổ chức các chuyến bay đưa công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước để phòng, chống dịch. Văn phòng Chính phủ cùng tổ công tác của một số bộ, ngành và địa phương được giao nhiệm vụ thực hiện quy trình cấp phép chuyến bay và cho chủ trương cách ly.

Lợi dụng chính sách của Đảng, Nhà nước và quyền hạn được giao, một số cá nhân tại UBND các tỉnh, thành phố đã thỏa thuận đưa, nhận hối lộ, làm trái công vụ để tham mưu, đề xuất chấp thuận chủ trương cho các doanh nghiệp đưa công dân về nước cách ly y tế tại các địa phương.

Các bị cáo còn trực tiếp hoặc qua trung gian móc nối, thỏa thuận với cán bộ thuộc Bộ Y tế đưa hối lộ, nhận hối lộ với số tiền lớn để có văn bản chấp thuận, xét duyệt cho công dân (khách lẻ) về trên các chuyến bay đơn lẻ.

Đáng chú ý, tại giai đoạn 2 vụ án "chuyến bay giải cứu" có bị cáo còn lợi dụng vị trí công tác hướng dẫn, xúi giục người liên quan khai báo gian dối, che giấu tội phạm, gây cản trở việc điều tra của cơ quan chức năng.

Trong số những người bị truy tố, bị cáo Trần Tùng bị cáo buộc nhận hối lộ 3 lần, tổng số hơn 4,4 tỉ đồng của doanh nghiệp.

Cựu Phó giám đốc Sở Ngoại vụ tỉnh Thái Nguyên còn lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham mưu, đề xuất UBND tỉnh trong việc thực hiện 7 chuyến bay, hưởng lợi số tiền hơn 3,2 tỉ đồng.

Một số bị cáo khác bị cáo buộc tội nhận hối lộ như: Nguyễn Văn Văn nhận 5 lần với tổng số 450 triệu đồng, Lê Ngọc Tường nhận 4 lần với tổng số 400 triệu đồng...

 

No comments:

Post a Comment